LUẬT DÂN SỰ 1

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 5

LUẬT DÂN SỰ 1

Khái niệm pháp luật dân sự


- Là một ngành luật trong hệ thống pháp luật VN, bao gồm những quy định về lĩnh vực
dân sự
- Điều chỉnh những ứng xử của các chủ thể, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong
các quan hệ xã hội dân sự.
- Luật dân sự có phạm vi ngày càng mở rộng: Pháp lệnh hợp đồng dân sự (Tiêu dùng),
BLDS 1995 (quan hệ dân sự), BLDS 2005 (lao động, hôn nhân và gia đình, kinh
doanh thương mại), BLDS 2015 (quan hệ tư trên cơ sở bình đẳng)
Đối tượng điều chỉnh
Khái niệm: Những vấn đề trong xã hội có thể và cần phải được điều chỉnh bởi pháp luật dân
sự
Các đối tượng:
- Ứng xử của cá nhân, pháp nhân
- Quyền, nghĩa vụ về thân nhân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ
dân sự ( quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân)
+ Quan hệ tài sản: quan hệ về “vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản” trên cơ sở
bình đẳng (có thể chuyển giao)
+ Quan hệ nhân thân: quan hệ gắn liền với yếu tố nhân thân của chủ thể, không thể
tách rời. (không thể chuyển giao)
Phương pháp điều chỉnh
Khái niệm: cách thức mà pháp luật dân sự tác động tới đối tượng điều chỉnh của mình để
hướng chúng tới một trật tự nhất định.
Phương pháp đặc trưng:
- Để các chủ thể tự định đoạt, tự quyết định, tự do cam kết và thỏa thuận (nội dung và
hình thức như mong muốn)
- Giới hạn của tự định đoạt: Cần thiết để đảm bảo lợi ích tối thiểu cho các chủ thể (ví
dụ: thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc) và cho xã hội (lãi không được
quá 20%/năm)
Nguyên tắc cơ bản của PL dân sự VN
Khái niệm: Là tư tưởng xuyên suốt trong quá trình xây dựng, áp dụng pháp luật dân sự Việt
Nam.
Ví dụ:
- Nguyên tắc bình đẳng trong lĩnh vực hợp đồng (không de đọa trong xác lập giao
dịch)
- Nguyên tắc bồi thường thiệt hại (nhà nước hay cá nhân gây thiệt hại đều phải bồi
thường ) => Bình đẳng của các chủ thể trong xây dựng và vận dụng pháp luật
- Thừa kế (con trai con gái như nhau)
Số lượng nguyên tắc cơ bản: Giảm giữa hai BLDS (trước có 10 điều luật về các nguyên tắc
còn bây giờ có 1 điều luật với 5 nguyên tắc) – Điều 3
Vị thế của các nguyên tắc cơ bản:
- Nếu không có quy định cụ thể thì quay sang áp dụng nguyên tắc cơ bản
- Nếu có luật chuyên ngành quy định trái với nguyên tắc LDS thì phải tuân theo
nguyên tắc của LDS
***Nguyên tắc bình đẳng: Nguyên tắc cơ bản xuất phát từ Hiến pháp
***Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận:
- Giới hạn: (1) điều cấm; (2) đạo đức xã hội
***Nguyên tắc thiện chí (không chỉ quan tâm đến quyền lợi của mình mà còn phải quan
tâm đến quyền lợi của đối tác của mình), trung thực (ngay thẳng, thật thà, đúng sự thật,
không làm cho sự việc sai lạc đi):
- Áp dụng trong giai đoạn xác lập, thực hiện quyền dân sự (trước đây)
- BLDS 2015: được áp dụng cả trong giai đoạn chấm dứt quyền dân sự
 Củng cố nguyên tắc thiện chí trung thực trong quan hệ xã hội dân sự.
***Nguyên tắc không xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác: Cần thiết để
bảo vệ các chủ thể
Ví dụ: - Xác lập giao dịch đối với tài sản mà người khác đã có quyền (bán tài sản của người
khác hay bán tài sản đã thế chấp)
- Tẩu tán tài sản trốn tránh nghĩa vụ (A phải trả nợ nhưng cho con hết tài sản)
***Nguyên tắc tự chịu trách nhiệm khi có vi phạm: Đủ 18 tuổi thì tự chịu trách nhiệm bằng
tiền của mình.
Nguồn điều chỉnh của PL dân sự VN
Khái niệm: Những hình thức thể hiện, chứa đựng quy phạm pháp luật dân sự
Nguồn của PL dân sự rất đa dạng
Phân loại:
- Nguồn văn bản (nguồn chủ đạo):
+ Hiến pháp, BLDS, Luật (Thương mại, Hôn nhân gia đình,…) và các văn bản dưới
luật (Nghị định, thông tư,…)
+ Điều ước quốc tế (Công ước Viên 1980)
+ Áp dụng quy định tương tự pháp luật khi không có quy định cụ thể, thỏa thuận hay
tập quán: văn bản dù có cố gắng thế nào đi chăng nữa cũng không thể giải quyết hết
được các vấn đề dân sự => trong trường hợp mà chưa có quy định trong văn bản thì
BLDS cho phép quy định tương tự pháp luật (dựa vào tình huống tương tự/quy định
tương tự)
Ví dụ: áp dụng các quy định cho nhà ở với nhà xưởng (hợp đồng thuê nhà xưởng,…)
- Nguồn thực tiễn (nguồn bổ sung)
+ Tập quán: ứng xử chung cho một cộng đồng (rộng)
+ Thói quen: ứng xử giữa các bên trong quan hệ với nhau (hẹp)
+ Đạo đức xã hội
+ Án lệ: rất phổ biến trong dân sự (2016 Tòa án tối cao ban hành 10 án lệ, phần lớn
là án lệ dân sự), được ghi nhận trong nhiều văn bản (luật tổ chức tòa án, luật DS2015
ghi nhận vai trò của án lệ,…)
- Nguồn khác
+ Lẽ công bằng (khi không quy định, không tập quán, không tương tự pháp luật….
=> nguyên tắc cơ bản, án lệ, lẽ công bằng)
Quan hệ pháp luật dân sự
- Quan hệ xã hội được quy phạm pháp luật dân sự điều chỉnh
Khái niệm:
- Là quan hệ xã hội
- Phát sinh từ những lợi ích vật chất, lợi ích nhân thân được quy phạm pháp luật dân sự
điều chỉnh
- Mà trong đó các bên tham gia bình đẳng về mặt pháp lý, quyền và nghĩa vụ dân sự và
được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng những biện pháp mang tính cưỡng chế.
Tính chất:
- QHPLDS chủ yếu là những QHXH được quy phạm pháp luật dân sự điều chỉnh.
Chủ yếu? Với những qhxh phát sinh từ lợi ích vật chất và nhân thân nhưng không
được quy định trong luật thì lấy tập quán, tương tự pháp luật, án lệ ra mà giải quyết
- QHPLDS là những quan hệ xã hội mang tính ý chí (đặc trưng):
+ Các chủ thể tham gia được thể hiện ý chí của mình (thỏa thuận, hợp đồng)
- Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong QHPLDS được bảo đảm thực hiện bằng các
biện pháp cưỡng chế của nhà nước.
Đặc điểm của QHPLDS
- Tồn tại ngay khi không có quy phạm pháp luật nào trực tiếp điều chỉnh
- Địa vị pháp lý của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự đều bình đẳng
- Quan hệ pháp luật dân sự đa dạng về chủ thể, khách thể và phương pháp bảo vệ.
+ Sự phát triển của đời sống => đa dạng về quan hệ pháp luật
+ Bảo vệ bằng nhiều cách: tự mình bảo vệ tài sản của mình hoặc yêu cầu cơ quan có
thẩm quyền bảo vệ cho mình
Thành phần của QHPLDS
- Chủ thể:
+ Khái niệm: Cá nhân, pháp nhân tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự, có quyền
và nghĩa vụ trong quan hệ pháp luật dân sự đó.
+ Năng lực chủ thể:
 Năng lực pháp luật dân sự: là khả năng cá nhân có các quyền và nghĩa vụ dân sự
do pháp luật quy định. năng lực pháp luật dân sự của các cá nhân là như nhau;
nlpl dân sự bắt đầu khi cá nhân được sinh ra và chấm dứt khi cá nhân đó chết đi
 Năng lực hành vi dân sự: là khả năng cá nhân bằng hành vi của mình xác lập
quyền và nghĩa vụ đó.
+ Đặc điểm:
 Chủ thể của QHPL dân sự luôn có ít nhất một bên có quyền và một bên có nghĩa
vụ: quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể có tính chất đối xứng nhau.
Ví dụ: A đưa tiền cho B thì B có nghĩa vụ giao nhà cho A.
 Trong phần lớn quan hệ pháp luật dân sự, mỗi bên vừa có quyền vừa có nghĩa vụ
tương ứng. Nhưng cũng có một số QHPLDS mà một bên chỉ có quyền và một bên
chỉ có nghĩa vụ
Ví dụ: Quan hệ bồi thường thiệt hại
 Có những QHPLDS chỉ xác định được chủ thể quyền, còn chủ thể nghĩa vụ là tất
cả những người còn lại trừ chủ thể quyền.
- Khách thể
+ Khái niệm: là cái mà các chủ thể hướng tới, tác động vào, mong muốn đạt được khi
tham gia quan hệ pháp luật dân sự.
Chủ thể tham gia vào từng loại QHPLDS khác nhau thì có mục đích khác nhau.
+ Các loại khách thể:
 Tài sản (khách thể trong quan hệ quyền sở hữu)
 Hành vi (khách thể trong quan hệ nghĩa vụ và hợp đồng)
 Giá trị nhân thân (khách thể trong quan hệ nhân thân)
 Kết quả của quá trình hoạt động tinh thần sáng tạo (Khách thể của các squan hệ
quyền tác giả, quyền sở hữu)
- Nội dung
+ Là tổng hợp các quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự của các chủ thể trong một quan
hệ pháp luật dân sự cụ thể
+ Căn cứ xác lập quyền dân sự: (Điều 8 BLDS)
 Hợp đồng dân sự, hành vi pháp lý đơn phương
 Quyết định của tòa án
 Chiếm hữu tài sản
 Yêu cầu bồi thường do bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật
 Thực hiện công việc không có ủy quyền…
+ Căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự (điều 275 BLDS)
Quyền dân sự
- Khái niệm: Khả năng của các chủ thể được phép xử sự theo một cách thức nhất định
hoặc được yêu cầu người khác thực hiện một hành vi theo khuôn khổ quy định của
pháp luật để thỏa mãn lợi ích của mình và khả năng đó được bảo đảm thực hiện bởi
nhà nước.

You might also like