Đề Cương Bài Giảng Bài 2 Trực Tuyến

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG PHẦN TRỰC TUYẾN

2.1. Mục đích và điều kiện của phân tích môi trường kinh doanh
2.1.1. Mục đích của phân tích môi trường kinh doanh
Doanh nghiệp không tồn tại đơn độc. Sự tồn tại của doanh nghiệp phải tính đến những
mối liên hệ với các điều kiện môi trường. Môi trường luôn thay đổi. Mỗi sự thay đổi của các
điều kiện môi trường đều có tác động nhiều hoặc ít, trực tiếp hay gián tiếp tới hoạt động của
doanh nghiệp. Mục đích của việc phân tích môi trường kinh doanh là nhằm tận dụng những cơ
hội được tạo ra và có những sự chuẩn bị thích đáng đối với các thách thức mới từ những thay
đổi của môi trường kinh doanh. Vì thế, phân tích môi trường trở thành nhiệm vụ quan trọng,
một thước đo độ nhậy cảm của nhà kinh doanh, là yếu tố cốt lõi cho những thành công vững
chắc của doanh nghiệp.
Bản chất của môi trường kinh doanh thể hiện ở hai giác độ (1) sự biến động và (2) sự
phức tạp của môi trường. Sự biến động liên quan đến tốc độ và tần số của sự thay đổi. Sự phức
tạp bao gồm sự đa dạng của những yếu tố ảnh hưởng của môi trường đối với doanh nghiệp và
sự đòi hỏi về kiến thức để xử lý những biến đổi của môi trường. Tất cả hai giác độ này đều có
ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động và phương hướng phát triển của một doanh nghiệp.
Phân tích môi trường giúp các nhà quản lý:
- Hiểu bản chất và mức độ biến động của môi trường kinh doanh.
- Xác định các cơ hội có thể khai thác và các thách thức mà tổ chức cần thiết phải vượt
qua.
- Tạo ra mức độ nhạy bén cao của các nhà quản lý đối với những tín hiệu thay đổi của
môi trường.
- Cho phép doanh nghiệp cân đối năng lực hoạt động của nó với môi trường bên ngoài,
thông qua việc xây dựng và thực hiện một chiến lược kinh doanh phù hợp.
- Xác định mức độ mà nhà quản lý có thể tác động với môi trường bên ngoài.
2.1.2. Điều kiện của phân tích môi trường kinh doanh
Có bốn điều kiện để các nhà quản lý có thể phân tích môi trường một cách hiệu quả là
thông tin, phương pháp, công cụ phân tích và sự nhạy cảm.
Các thông tin là dữ liệu cần thiết để phân tích môi trường. Doanh nghiệp có thể thu thập
thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như các tổ chức thống kê (Tổng cục thống kê, Nielsel,
Euromonitor…), các tạp chí chuyên ngành về lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Về bản
chất, các công cụ phân tích giúp các nhà quản lý xử lý thông tin về môi trường một cách toàn
diện và logic.
Đối với ba yếu tố ban đầu, nhà quản lý hoàn toàn có thể học và áp dụng được. Còn đối
với yếu tố nhạy cảm, đây là kết tinh của cá tính, kinh nghiệm, kiến thức. Và, nhà quản lý cũng
khó có thể giải thích cụ thể và rõ ràng về sự nhạy cảm của họ trong hoạt động kinh doanh.
2.2. Các công cụ phân tích môi trường kinh doanh
2.2.1. Công cụ phân tích môi trường chung
Các điều kiện phân tích môi trường có liên hệ chặt chẽ với nhau và khó có thể phân chia
chúng thành các loại độc lập. Với mục đích nghiên cứu, chúng ta tạm thời xem xét môi trường
theo hai loại là môi trường chung và môi trường cạnh tranh.

Môi trường chung

Môi trường cạnh


tranh
Doanh
nghiệp

Hình 2.1. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp


Môi trường chung là môi trường vĩ mô liên quan đến doanh nghiệp. Những yếu tố kinh
tế, chính trị, xã hội có ảnh hưởng tới sự phát triển của doanh nghiệp. Cũng là môi trường bên
ngoài doanh nghiệp, môi trường ngành có phạm vi nhỏ hơn. Ngành có thể được định
nghĩa “một ngành là một nhóm các doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm thay thế gần gũi
cho nhau” (Porter, 1998, tr.37).
2.2.1.1. Phân tích PEST
Môi trường chung bao gồm các điều kiện bên ngoài chung về chính trị, kinh tế, xã hội,
văn hoá, nhân khẩu học, công nghệ. Những điều kiện này có ảnh hưởng tới mọi doanh nghiệp
với những mức độ khác nhau. Các yếu tố này có thể được xem xét thông qua công cụ phân tích
môi trường PEST1.
- P (Political) - Yếu tố chính trị: bao gồm những thay đổi trong chính phủ hay chính
sách của chính phủ.
- E (Economical) - Yếu tố kinh tế: là các chỉ tiêu kinh tế quốc gia như thu nhập quốc
dân/người, tỷ lệ tăng trưởng hàng năm, tỷ lệ lạm phát, tốc độ đầu tư.
- S (Social) - Yếu tố xã hội: là các yếu tố văn hoá, phong tục tập quán, thói quen hay
những giá trị xã hội. Mọi người sẽ thay đổi thói quen tiêu dùng như thế nào, một chủ doanh
nghiệp sẽ cần bao lâu để thay đổi thói quen kinh doanh từ ngắn hạn sang dài hạn. Thông
thường sẽ phải mất thời gian dài để thay đổi những thói quen này.
- T (Technological) - Yếu tố công nghệ: bao gồm trình độ công nghệ của nền kinh tế và
sự phát triển của cơ sở hạ tầng. Công nghệ luôn luôn là yếu tố thúc đẩy sự phát triển và đôi khi
thay đổi bản chất kinh doanh của một ngành.
Phân tích PEST có thể giúp doanh nghiệp có thể đánh giá những ảnh hưởng khác nhau
của môi trường đến tổ chức, bao gồm cả các tác động trong lịch sử cũng như các khả năng tác
1
Khái niệm tiếng anh tương ứng : PEST Analysis.
động trong tương lai. Một số yếu tố có thể đoán trước được với độ chính xác cao như dân số.
Tuy nhiên, nhiều yếu tố khác khó có thể dự đoán với độ chính xác cao như sự phát triển của
công nghệ, những biến động về. Chúng đòi hỏi mối quan hệ và năng khiếu kinh doanh của các
nhà chiến lược.
Mục tiêu của quá trình phân tích PEST cho một doanh nghiệp xác định những yếu tố cơ
bản của môi trường ảnh hưởng đến tổ chức và đánh giá những ảnh hưởng của các yếu tố môi
trường đó.

Chính trị

Kinh tế Môi trường Xã hội

Công nghệ

Hình 2.2. Phân tích PEST

2.3. Những chú ý khi phân tích môi trường kinh doanh
Doanh nghiệp không thể kiểm soát được môi trường mà chỉ có thể dự đoán được xu thế
của môi trường và hành động theo xu thế đó. Trong một số trường hợp, doanh nghiệp có thể
tác động tới xu hướng đó của môi trường (ví dụ hiện tượng lobby hoặc đi đầu trong một xu
hướng kinh doanh).
Cùng một xu hướng môi trường chung có thể ảnh hưởng khác nhau đến các doanh
nghiệp khác nhau. Một xu hướng môi trường có thể là một cơ hội cho một doanh nghiệp,
nhưng lại là thách thức của một doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp cần chủ động và có chương
trình nghiên cứu môi trường kinh doanh. Thông tin về môi trường cần được tập hợp từ nhiều
nguồn khác nhau để đảm bảo tính tin cậy của chúng.
Phân tích đối thủ cạnh tranh là một trong những phần việc quan trọng trong việc phân
tích môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, thông tin về các đối thủ cạnh tranh lại rất khan hiếm.
Doanh nghiệp cần tổ chức thu thập loại thông tin này một cách có hệ thống để có thể phát hiện
những xu hướng hoạt động của các đối thủ cạnh tranh.
Kết quả của việc phân tích môi trường cần làm rõ các điểm sau:
- Những kịch bản, những tình huống có thể có trong tương lai. Trong đó những xu
hướng cơ bản có thể ảnh hưởng tới hoạt động của toàn ngành cũng như của doanh nghiệp.
- Trong từng tình huống, kịch bản đó, xác định cơ hội và những mối đe dạo đối với
doanh nghiệp. Đây sẽ là cơ sở để doanh nghiệp xác định vị thế cạnh tranh và những cải cách
thích hợp của mình trong tương lai.

You might also like