Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh lao là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây nên,
lây truyền qua không khí khi người nhiễm bệnh ho, hắt hơi hoặc khạc nhổ. Theo Tổ
chức Y tế thế giới (WHO), bệnh lao là bệnh truyền nhiễm gây tử vong đứng thứ hai
sau COVID-19, vượt trên cả HIV và AIDS (năm 2022, có tổng cộng 1,3 triệu người
chết vì bệnh lao). Trên toàn thế giới vào năm 2022, ước tính có khoảng 10,6 triệu
người mắc bệnh lao và hiện diện ở hầu hết các quốc gia.

Việt nam hiện vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao, đứng thứ 11 trong 30 nước có
số người bệnh lao cao nhất trên toàn cầu, đồng thời đứng thứ 11 trong số 30 nước có
gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới (báo cáo WHO Global TB
Report 2023). Tổ chức WHO ước tính mỗi năm Việt Nam có thêm 172.000 người mới
mắc lao, khoảng 13.000 người tử vong do lao hàng năm, 70% người mắc lao ở trong
độ tuổi lao động. Năm 2023, Chương trình Chống lao đã phát hiện 106.086 trường
hợp mắc lao các thể, tăng 2.282 bệnh nhân; 3.775 ca mắc lao kháng đa thuốc. Tuy
nhiên, số liệu thống kê cho thấy số bệnh nhân lao được phát hiện và báo cáo hàng năm
tại Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng 60% số bệnh nhân lao ước tính.

Thành phố Hồ Chí Minh là nơi có gánh nặng bệnh lao cao nhất cả nước do mật độ dân
cư đông đúc, điều kiện sống nhiều vùng còn thiếu thốn, tỷ lệ người nhiễm HIV cao.
Các khu vực có tỉ lệ mắc lao cao Quận 4, Quận 8, Tân Bình, Gò Vấp, Bình Tân, Bình
Chánh, các phường xã ven sông, kênh rạch. Nhiều người mắc bệnh lao trong cộng
đồng chưa được phát hiện, trở thành nguồn lây bệnh và tỷ lệ bệnh lao kháng thuốc gia
tăng.
Theo thống kê cho thấy tình hình bệnh lao trên địa bàn quận 8 năm 2023 đã thu nhận
và điều trị 864/700 bệnh nhân lao các thể đạt 122.9% chỉ tiêu năm 2023, mặc dù trong
năm vừa qua quận ta có tỷ lệ điều trị khỏi và hoàn thành lao phổi có BCVKH mới và
tái phát trên 85%, tỷ lệ lành bệnh lao các thể cũng từ 85% trở lên, tỷ lệ bệnh nhân bỏ
trị chung giảm 1% so với năm 2022, tuy nhiên, tỷ lệ phần trăm hoạt động thử đàm và
Xpert phát hiện cả năm giảm 2.6% so với năm 2022. Việc giảm tỉ lệ phát hiện trong
cộng đồng dẫn đến hậu quả tăng nguy cơ lây lan, tăng tỷ lệ bệnh lao kháng thuốc về
sau, tăng chi phí điều trị và giảm, người bệnh không được phát hiện điều trị kịp thời
đưa đến các biến chứng nặng làm tăng nguy cơ tử vong. Ảnh hưởng đến sự phát triển
kinh tế - xã hội. Việc giảm số lượng bệnh nhân lao được phát hiện trong cộng đồng sẽ
dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng cho cá nhân, gia đình và xã hội. Từ tình hình
thực tế đó chúng tôi đặt ra câu hỏi nghiên cứu “Tỷ lệ người dân trong cộng đồng dân
cư phường 2, trên địa bàn quận 8 TP. Hồ Chí Minh năm 2024 có kiến thức, thái độ và
thực hành đúng về phòng, chống lao là bao nhiêu?” và “Các yếu tố nào liên quan đến
kiến thức, thái độ và thực hành đúng về dự phòng lao ở đối tượng này?”.

TLTK:

https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/tuberculosis

Từ viết tắt:

- BCVKH: bằng chứng vi khuẩn học


- WHO: World Health Organization
ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo Tổ chức Y tế thế giới, bệnh lao là bệnh truyền nhiễm gây tử vong đứng thứ hai
sau COVID-19. Vào năm 2022, ước tính có khoảng 10,6 triệu người mắc bệnh lao
(TB) trên toàn thế giới. Việt nam hiện vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao, đứng
thứ 11 trong 30 nước có số người bệnh lao cao nhất trên toàn cầu. Tổ chức WHO ước
tính mỗi năm Việt Nam có thêm 172.000 người mới mắc. Năm 2023, Chương trình
Chống lao Quốc gia đã phát hiện 106.086 trường hợp mắc lao các thể, tăng 2.282
bệnh nhân. Tuy nhiên, số liệu thống kê cho thấy số bệnh nhân lao được phát hiện và
báo cáo hàng năm tại Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng 60% số bệnh nhân lao ước tính.

Thành phố Hồ Chí Minh là nơi có gánh nặng bệnh lao cao nhất cả nước do mật độ dân
cư đông đúc, điều kiện sống nhiều vùng còn thiếu thốn, tỷ lệ người nhiễm HIV cao.
Trong đó quận 8 là một trong các quận có tỉ lệ mắc lao cao trên địa bàn thành phố.
Theo thống kê cho thấy tình hình bệnh lao trên địa bàn quận 8 năm 2023 đã thu nhận
và điều trị đạt 122.9% chỉ tiêu năm 2023, tỷ lệ điều trị khỏi và hoàn thành lao phổi có
BCVKH mới và tái phát trên 85%, tỷ lệ lành bệnh lao các thể cũng từ 85% trở lên, tỷ
lệ bệnh nhân bỏ trị chung giảm 1% so với năm 2022, tuy nhiên, tỷ lệ phần trăm hoạt
động thử đàm và Xpert phát hiện cả năm giảm 2.6%. Theo Kết quả nghiên cứu
“THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN VỀ PHÒNG CHỐNG BỆNH LAO CỦA NGƯỜI NHÀ BỆNH NHÂN
LAO TẠI BỆNH VIỆN PHỔI HÀ TĨNH, NĂM 2017” cho thấy tỷ lệ đối tượng người
nhà bệnh nhân lao tại bệnh viện Phổi Hà Tĩnh có kiến thức, thái độ, thực hành về PCL
là khá tốt (có kiến thức về PCL đạt 53,7%; thái độ về PCL đạt 50,3%; thực hành về
PCL đạt là 63,8%), tuy nhiên đối tượng của nghiên cứu là người nhà bệnh nhân, họ đã
có quá trình theo dõi phát hiện bệnh, chăm sóc bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị
nên không thể phản ánh đúng thực tế về kiến thức, thái độ, hành vi của đối tượng là
người dân trong cộng đồng.

Việc giảm tỉ lệ phát hiện trong cộng đồng dẫn đến hậu quả tăng nguy cơ lây lan, tăng
tỷ lệ bệnh lao kháng thuốc về sau, tăng chi phí điều trị và giảm người bệnh không
được phát hiện điều trị kịp thời đưa đến các biến chứng nặng làm tăng nguy cơ tử
vong. Ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Việc giảm số lượng bệnh nhân lao
được phát hiện trong cộng đồng sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng cho cá nhân,
gia đình và xã hội. Thống kê thì phường 2 đứng thứ 2 trong toàn quận 8 về sự giảm số
lượng người dân thử đàm + Xpert năm 2023 so với 2022 (giảm 27,2%). Từ kết quả
một nghiên cứu về KAP và tình hình thực tế đó chúng tôi đặt ra câu hỏi nghiên cứu
“Tỷ lệ người dân trong cộng đồng dân cư phường 2, trên địa bàn quận 8 TP. Hồ Chí
Minh năm 2024 có kiến thức, thái độ và thực hành đúng về phòng, chống lao là bao
nhiêu?” và “Các yếu tố nào liên quan đến kiến thức, thực hành đúng về dự phòng lao
ở đối tượng này?”.

Với mục đích tìm hiểu kiến thức và thực hành về phòng chống lao và các yếu tố liên
quan giúp xác định thực trạng và đưa ra các khuyến nghị phù hợp, khả thi để có biện
pháp can thiệp nhằm kiểm soát tốt hơn tình trạng bệnh lao. Ngoài ra kết quả nghiên
cứu có thể được phổ biến giúp mọi người dân nhìn rõ hơn vấn đề, hợp tác với các cơ
quan y tế trong việc phòng chống lao nhằm hướng tới một mục tiêu chung là chấm dứt
hoàn toàn bệnh lao vào năm 2030.

You might also like