GIỮA KỲ DLNNH

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

1.

Các đặc trưng của ký hiệu ngôn ngữ

Khái niệm “ký hiệu”

○ Là một sự liên tưởng giữa một ý niệm / khái niệm và một hình thức
○ Ký hiệu là một cái gì đó tượng trưng cho một cái khác

Các đặc trưng của ký hiệu ngôn ngữ

a. Tính võ đoán

Đây là đặc trưng cốt lõi của ký hiệu ngôn ngữ

Giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt của ký hiệu ngôn ngữ không có một mối quan hệ tự nhiên nào
mà do người bản ngữ quy ước (khá giống biểu tượng)

*Bản chất võ đoán của NN là dấu hiệu tinh vi, nó khiến cho NN có một nguồn vô tận

VD: cùng nói về một sự vật nhưng tiếng Việt diễn tả bằng từ “sách”, tiếng Anh “book”, tiếng Nhật “本”

Một số nhà NNH quan niệm: tính võ đoán mang tính tương đối.

TRONG TV:

1. Từ tượng thanh: mô tả âm thanh tự nhiên và nhóm từ mô phỏng âm thanh, tính chất, hình dáng,
kích thước: + lốp đốp, cach, leng keng, keng, đùng, đoàng, bép,… + chi chít, lênh khênh, lom khom, toe
toét, cồng kềnh,…

2. Những đơn vị từ vựng do các từ kết hợp với nhau mà không hoàn toàn võ đoán: xe đạp - là xe phải
dùng chân để đạp; chim bạc má - con chim có má màu bạc,…

Tuy nhiên: Cùng mô phỏng tiếng mèo kêu: tiếng Việt “meo”, tiếng Nhật “nyan”, tiếng Anh “meow”,
tiếng TQ “meow”

→ Dù cùng xuất phát từ một ý tưởng là ghi lại một loại âm thanh cụ thể trong đời sống, mỗi ngôn ngữ
lại chọn một ký hiệu ngôn ngữ khác nhau, tức là kể cả các từ tượng thanh cũng chỉ là những quy ước
của người bản ngữ. Những trường hợp này, theo Émile Benveniste, tính võ đoán nằm ở chỗ ký hiệu
ngôn ngữ này, chứ không phải ký hiệu ngôn ngữ khác biểu thị 1 đối tượng nào đó trong thực tại. (Bác
bỏ tính vỏ đoán mang tính tương đối)
b. Đặc trưng tuyến tính của cái biểu đạt (tính tuyến tính)

Cái biểu đạt hay hình ảnh âm thanh diễn ra trong thời gian. Vì vậy, các yếu tố của cái biểu đạt bắt
buộc phải thực hiện theo một trật tự tuyến tính, tạo ra một chuỗi âm thanh.

c. Tính quy ước


- Thành viên của một cộng đồng ngôn ngữ có cùng các quy ước để có thể hiểu nhau.
- Các ký hiệu ngôn ngữ cũng hình thành dựa trên quy ước của các thành viên trong một cộng đồng NN
Muốn giao tiếp bằng cùng một NN, phải có cùng 1 số quy ước.
d. Tính đa trị
- Một vỏ ngữ âm có thể biểu đạt nhiều ý nghĩa (từ đa nghĩa)
- Một ý nghĩa có thể được biểu đạt bằng nhiều vỏ ngữ âm khác nhau (từ đồng nghĩa)
e. Tính bất biến đồng đại

Vỏ âm thanh / từ liên tưởng đến một khái niệm hay một nghĩa cụ thể mang tính cộng đồng, một cá
nhân ko quyết định thay đổi mqh này.

f. Tính khả biến lịch đại (khả năng biến đổi lịch đại) (tính khả biến)

Các ký hiệu NN có thể biến đổi qua thời gian, qua sự phát triển của NNH thể hiện qua sự biến đổi vỏ
ngữ âm, biến đổi khái niệm hay biến đổi trong quan hệ giữa vỏ ngữ âm và khái niệm.

2. Phân biệt ngôn ngữ và lời nói

Ngôn ngữ Lời nói

Hệ thống trừu tượng Kết quả vận dụng hệ thống đó thể hiện
qua những câu, những văn bản cụ thể

Hiện tượng xã hội, mã chung cho toàn bộ Mang tính cá nhân, khả biến, khó dự báo
một cộng đồng ngôn ngữ

Cái chung Cái riêng

Ví dụ: nguyên âm [a] người Việt đọc /a/, VD: nguyên âm [a] mỗi người phát âm sẽ
người Anh đọc là /i/. ra một chữ /a/ khác nhau tùy vào âm sắc
của mỗi người.

3. Các quan hệ ngôn ngữ (vd)

Ba kiểu quan hệ cốt lõi có khả năng chi phối toàn bộ cơ chế hoạt động của ngôn ngữ

Quan hệ kết hợp (quan hệ ngang → tuyến tính)

○ Là quan hệ giữa các đơn vị cùng xuất hiện và tổ hợp với nhau để tạo ra một đơn vị lớn hơn

VD: con gà + con => con gà con


Em uống trà sữa -> “em” và “uống trà sữa”, “uống” và “trà sữa”, “trà” và “sữa” có quan
hệ kết hợp.

Un + forget + able = unforgetable (hình vị)

○ Quan hệ kết hợp bao giờ cũng là quan hệ giữa các đơn vị cùng loại (cùng chức năng). Vì thế
trong một kết hợp như XYZ, nếu X và Z âm vị thì Y cũng phải là âm vị, nếu X là Z là hình vị thì
Y cũng phải là hình vị,…

→ đây là qhe giữa các yếu tố, đơn vị NN nối tiếp nhau trên trục nằm ngang theo tuyết tính gọi là trục
ngữ đoạn. QU ngữ đoạn chỉ xảy ra giữa các đơn vị NN thuộc cùng cấp độ.

Quan hệ đối vị (quan hệ dọc → thay đổi vị trí)

○ Là quan hệ giữa các đơn vị có khả năng thay thế nhau ở một vị trí nhất định. Các đơn vị có quan
hệ đối vị với nhau lập thành 1 hệ đối vị. Chúng không bao giờ xuất hiện kế tiếp nhau trong lời
nói
○ Chẳng hạn trong tiếng Nhật:

私 (watashi - tôi)) / 彼 (kare - anh ấy) / あの人 (anohito - người đó) / あんさん (bạn An) /
ケーキ (keeki - bánh kem) / 天気 (tenki - thời tiết) は いいです。 (tốt, ngon, đẹp...)

Cùng một vị trí trước は ta có thể thay đổi nhiều từ có quan hệ đối vị nhau để làm
nhiệm vụ chủ ngữ. Các từ này không thể xuất hiện kế tiếp nhau vd: 私 天気 は いい
です (tôi thời tiết đẹp) -> sai ngữ pháp

Quan hệ tôn ti

○ Là quan hệ giữa 1 đơn vị (ở cấp độ thấp) với một đơn vị (ở cấp độ cao) mà nó là một yếu tố cấu
thành

vd: ”食べ” và “物” với ”食べ物”

“sing” và “er” với “singer”

4.. Phân biệt âm vô thanh và âm hữu thanh (vd)

Âm hữu thanh Âm vô thanh

là khi các dây thanh khép lại, không khí là khi các dây thanh mở ra, không khí
thoát lên từ phổi liên tục đẩy những dây thoát lên từ phổi đi qua những dây thanh
thanh này tách ra, tạo ra hiệu ứng rung này không bị cản trở. Ví dụ: /p/ /t/ /k/
động. Ví dụ: âm /m/ /n/ /ng/

Nguyên âm đều là âm hữu thanh /a/ /i/ /e/ Phụ âm là âm vô thanh /p/ /t/ /k/
/u/ /o/

You might also like