Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Câu 1:

- Giống nhau:
+ Đều là quá trình tế bào tiếp nhận, xử lí và trả lời các tín hiệu được tạo ra từ các tế bào.
+ Đều có sự truyền tin của các phân tử tín hiệu từ tế bào tiết đến tế bào đích.
+ Tế bào đích đều thu nhận tín hiệu từ các phân tử tín hiệu thông qua các thụ thể tiếp nhận.
- Khác nhau:

Truyền tin cận tiết Truyền tin nội tiết

Diễn ra trong phạm vi gần (truyền tin cho các Diễn ra trong phạm vi xa (truyền tin cho các
tế bào liền kề). tế bào ở xa).

Các phân tử tín hiệu được tiết vào khoang Các phân tử tín hiệu được tiết vào máu truyền
gian bào và truyền đến các tế bào xung quanh. đến tế bào đích ở xa.

Câu 2:
+ Tế bào tiết: Tế bào tuyến giáp.
+ Tế bào đích: Tế bào cơ.
+ Phân tử tín hiệu: Hormone tuyến giáp.
- Quá trình truyền thông tin trên thuộc kiểu truyền tin nội tiết vì các phân tử tín hiệu được tiết
vào máu truyền đến tế bào đích ở xa (từ tế bào tuyến giáp đến các tế bào cơ).
Câu 3:
- Tế bào (A) xuất hiện glycogen còn tế bào (B) không xuất hiện glycogen.
- Giải thích:
+ Hormone insulin có bản chất là protein nên không đi qua màng sinh chất mà liên kết với thụ
thể trên màng. Bởi vậy, trong thí nghiệm 1, insulin liên kết với thụ thể màng và kích hoạt con
đường truyền tín hiệu vào bên trong tế bào gây đáp ứng tế bào chuyển hóa glucose thành
glycogen.
+ Tế bào (B) không xuất hiện glycogen vì trong tế bào không có thụ thể tiếp nhận insulin nên khi
tiêm insulin vào trong tế bào sẽ không xảy ra đáp ứng tế bào.
Câu 4:
Quá trình truyền thông tin giữa các tế bào cần có sự tham gia của những yếu tố là:
- Tế bào tiết: Có chức năng tiết ra các phân tử tín hiệu.
- Tế bào đích: Tiếp nhận các phân tử tín hiệu thông qua thụ thể gắn trên màng tế bào.
- Các phân tử tín hiệu: Các tế bào thông tin với nhau chủ yếu bằng các tín hiệu hóa học.
Câu 1:

TB Ung thư TB bình thường

- Tế bào bình thường có sự phát triển tuân - Sự phân chia của các tế bào ung thư diễn ra
theo chỉ dẫn, nó chỉ phân chia khi có những tế với tốc độ nhanh và mất kiểm soát, có khả
bào bị tổn thương hoặc bị lão hóa cần thay năng xâm lấn xung quanh.
thế.
Câu 2: Cơ chế kiểm soát chu kì tế bào là các điểm kiểm soát chu kì tế bào:
- Điểm kiểm soát G1 (điểm khởi đầu hoặc điểm kiểm soát giới hạn): kiểm soát giới hạn tốc độ
trong chu kì tế bào, nhận diện các tổn thương DNA nhằm đảm bảo DNA bị tổn thương hoặc
không hoàn chỉnh không được phân vào các tế bào con.

- Điểm kiểm soát G2/M: kiểm soát sự nhân đôi của NST, điều chỉnh các sai hỏng trước khi tế
bào bước vào giai đoạn phân chia nhân.

- Điểm kiểm soát chuyển tiếp kì giữa – kì sau (điểm kiểm soát thoi phân bào): kiểm soát sự
sắp xếp của các NST trên thoi phân bào, kiểm soát việc đính tơ phân bào lên tâm động NST,
kích hoạt sự phân chia các nhiễm sắc tử chị em trong các NST kép.

G1 vừa là pha sinh trưởng vừa là pha kiểm soát của chu kì tế bào vì:
- Ở pha G1, tế bào tổng hợp các chất cần thiết cho sự sinh trưởng và phân chia của tế bào dẫn
đến tăng trưởng về kích thước.
-Pha G1 có điểm kiểm soát G1, nếu pha này không diễn ra thì tế bào không thể đi vào các pha
tiếp theo.
Câu 3: - Các yếu tố có nguy cơ gây ung thư cao: ăn uống không lành mạnh (30 %), hút thuốc lá
(30 %) và di truyền (15 %).

- Các biện pháp phòng tránh bệnh ung thư:

+ Tránh xa thuốc lá. + Có chế độ ăn uống hợp lí, lành mạnh; không ăn các loại thức ăn không rõ
nguồn gốc, chưa qua kiểm định hoặc bị tiêm, tẩm hóa chất; hạn chế các thức uống có cồn.

+ Xây dựng môi trường sống trong lành, tránh tiếp xúc với ánh nắng gắt của mặt trời và các hóa
chất gây ung thư. + Luyện tập thể dục, thể thao để tăng cường sức khỏe cho hệ miễn dịch.

+Kiểm tra sức khỏe định kì.

Câu 4:

Kiểm soát tế bào đảm bảo các pha trong chu kì tế bào được hoàn tất chính xác trước khi bước
sang pha tiếp theo. Nếu phát hiện ra các sai sót, chu kì tế bào được chặn tại điểm kiểm soát đến
khi các sai sót được sửa chữa xong.
Câu 1:

Nhờ sự kết hợp của 3 cơ chế nguyên phân, giảm phân và thụ tinh mà bộ NST lưỡng bội 2n của
loài sinh sản hữu tính được duy trì nguyên vẹn từ thế hệ này sang thế hệ khác:
- Giảm phân tạo ra các giao tử có bộ NST giảm đi một nửa (n). Sau đó, sự kết hợp của 2 giao tử
(n) trong thụ tinh tạo thành hợp tử (2n), khôi phục lại bộ NST 2n đặc trưng của loài.
- Tế bào hợp tử 2n trải qua nhiều lần nguyên phân và biệt hóa tế bào phát triển thành cơ thể đa
bào trưởng thành.
Câu 2: - Giao tử tham gia vào quá trình tạo ra cơ thể mới có bộ NST (n đơn) giảm đi một nửa
so với số lượng NST (2n đơn) trong tế bào sinh dưỡng.

- Sự hình thành giao tử: (sơ đồ trong vở có )

Câu 4:
- Con la phát triển từ hợp tử được hình thành do sự kết hợp giao tử của ngựa (mang n = 64 : 2 =
32 nhiễm sắc thể) và giao tử của lừa (mang n = 62 : 2 = 31 NST) → Con la sẽ có 32 + 31 = 63
nhiễm sắc thể.

- Con la không có khả năng sinh sản vì bộ NST trong tế bào của con la không gồm các cặp
nhiễm sắc thể tương đồng nên không thể tiến hành tiếp hợp trong kì đầu I của giảm phân dẫn
đến quá trình giảm phân bị rối loạn và không thể tạo ra được giao tử
Nguyên phân Giảm phân

Loại tế bào Xảy ra ở tất cả các dạng tế Chỉ xảy ra ở tế bào sinh dục giai
bào. đoạn chín.

Kết quả (từ 1 tế bào mẹ 2n) Tạo ra 2 tế bào có số lượng Tạo ra 4 tế bào con có số lượng
NST giống tế bào mẹ (2n). NST giảm đi một nửa (n).

Số lần phân bào 1 2


Khá
c
nhau Số lần nhân đôi DNA, NST 1 1

Sự trao đổi chéo (có/không) Không Có

Sự sắp xếp NST trên thoi 1 hàng 2 hàng


phân bào (bao nhiêu hàng?)

You might also like