Tai Lieu Danh Cho Nguoi Dieu Hanh Final_ntt (3)

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 72

Tài liệu hướng dẫn Sinh hoạt nhóm

Dành cho Người điều hành

Dự án: Tăng cường Năng lực Hệ thống Y tế về Chăm sóc dựa vào Cộng đồng
để Quản lý Trầm cảm có Hiệu quả ở Việt Nam

Tháng 6/2022
Chỉ đạo biên soạn

BasicNeeds Việt Nam

Biên soạn

TS. Victoria K. Ngo

Bs. Lâm Tứ Trung

ThS. Nguyễn Thanh Tâm

ThS. Nguyễn Văn Mạnh

TS. Jeanne Miranda

2
LỜI TỰA

Cuốn “Tài liệu hướng dẫn Sinh hoạt nhóm - Dành cho Người điều hành” được sử
dung trong dự án: “Tăng cường Năng lực Hệ thống Y tế về Chăm sóc dựa vào Cộng
đồng để Quản lý Trầm cảm có Hiệu quả tại tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam” này được
phát triển từ kinh nghiệm nghiên cứu và triển khai trên diện rộng của các dự án: Các
đối tác trong Chăm sóc (Partners in Care) và Các đối tác cộng đồng trong Chăm sóc
(Community Partners in Care) triển khai tại Hoa Kỳ , MANAS triển khai tại Ấn độ và
Chăm sóc kết hợp theo bước cho quản lý trầm cảm tại Việt Nam (Viet Nam
Collaborative Care for Depression Program – CCDP), Quản lý Trầm cảm hiệu quả có
kết hợp sinh kế (Livelihood Integration for Effective Depression Management – LIFE
DM) và Chương trình Sức khỏe Tâm thần và Phát triển cộng đồng (Mental Health
and Community Development - MHD) của BasicNeeds.

Thông tin nền về trầm cảm và chăm sóc trầm cảm được tham khảo từ tài liệu
Hướng dẫn các nhà lâm sàng về chăm sóc trầm cảm, được phát triển bởi RAND hợp
tác với các nhà nghiên cứu, các bác sỹ từ nhiều viện khác nhau bao gồm Hệ thống
chăm sóc sức khỏe VA Greater Los Angeles, Los Angeles, California; Đại học
California, Los Angeles; Đại học Georgetown; và Đại học California, San Francisco.

Các hướng dẫn về Kích hoạt hành vi và Kỹ năng giải quyết vấn đề được sử dụng
trong tài liệu này được tham khảo từ tài liệu Liệu pháp Nhận thức Hành vi nhóm
cho điều trị trầm cảm, phát triển bởi UCSF, UCLA, và RAND. Việc điều chỉnh để thích
ứng với Việt Nam đã được chúng tôi thực hiện kỹ càng từ các kinh nghiệm rút ra
trong quá trình nhiều năm triển khai các dự án quản lý trầm cảm dựa vào cộng
đồng, sao cho phù hợp nhất với bối cảnh Việt Nam về văn hóa, về hệ thống y tế,
mạng lưới hỗ trợ xã hội tại cộng đồng của Việt Nam.

Xin trân trọng cảm ơn những nhà điều hành nhóm người bệnh tại cộng đồng,
những người bệnh thân yêu đã và đang vượt qua trầm cảm đã luôn truyền cảm
hứng cho chúng tôi để không ngừng hoàn thiện các can thiệp tại cộng đồng.

Xin trân trọng cảm ơn các đối tác, các chuyên gia và các nhà tài trợ đã luôn ủng hộ
và tin tưởng chúng tôi.

Nhóm tác giả.

3
MỤC LỤC

BUỔI 1: GIỚI THIỆU VÀ ĐỊNH HƯỚNG................................................................................................................6


BUỔI 2: THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG CÓ LỢI CHO SỨC KHỎE..............................................................................17
BUỔI 3: HOẠT ĐỘNG PHÙ HỢP VÀ CÁCH CÂN BẰNG CUỘC SỐNG................................................................27
BUỔI 4: XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU VÀ LẬP KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG.......................................................................35
BUỔI 5: KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.............................................................................................................42
BUỔI 6: TẦM QUAN TRỌNG CỦA KẾT NỐI XÃ HỘI...........................................................................................49
BUỔI 7: KỸ NĂNG GIAO TIẾP ĐƠN GIẢN VÀ HIỆU QUẢ..................................................................................56
BUỔI 8: PHÒNG CHỐNG TÁI PHÁT VÀ TỐT NGHIỆP.........................................................................................66

4
5
BUỔI 1: GIỚI THIỆU VÀ ĐỊNH HƯỚNG
Mục đích
 Làm quen và giới thiệu hoạt động nhóm
 Hiểu tác động của căng thẳng đối với cuộc sống
 Có kiến thức cơ bản về trầm cảm và biết được mối quan hệ hai chiều
giữa trầm cảm và hoạt động

Cấu trúc
I. Chào đón (25 phút)
II. Mục đích và các hoạt động của nhóm (15 phút)
III. Nội dung mới (40 phút)
1. Đánh giá tâm trạng
2. Ảnh hưởng của căng thẳng đối với cuộc sống
3. Giáo dục tâm lý về trầm cảm
4. Mối quan hệ giữa trầm cảm và hoạt động
IV. Tóm tắt và các thông điệp chính (5 phút)
V. Thực hành và hẹn gặp lại (5 phút)

6
I. CHÀO ĐÓN

 Để tạo không khí vui vẻ và thoải mái, người điều hành có thể tặng cho mỗi
thành viên 1 bông hoa giấy gắn áo để họ tự ghi tên.
 Các thành viên, bao gồm cả người điều hành, tự giới thiệu về bản thân,
bao gồm các thông tin: tên, địa chỉ, một sở thích.
 Người điều hành bắt nhịp để cả nhóm hát một bài hát ngắn, vui nhộn.
 Người điều hành yêu cầu các thành viên viết lên thẻ màu một mong đợi
của họ khi tham gia nhóm để dán lên bảng.
 Người điều hành tổng hợp mong đợi của các thành viên.
 Người điều hành hướng dẫn đánh giá tình trạng sức khỏe của từng thành
viên bằng bảng PHQ-9: Đây là bảng hỏi sức khỏe cá nhân (PHQ-9) dành
cho các anh/chị. Các anh/chị tự điền vào các thang điểm để chúng ta có
thể đánh giá tình hình sức khỏe của mình nhé, có phần nào chưa rõ các
anh/chị hãy hỏi chúng tôi.
 Dành thời gian để các thành viên làm và thu lại bảng hỏi đã hoàn thiện.

II. MỤC ĐÍCH VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM

 Người điều hành nhắc lại mong đợi của các thành viên khi tham gia nhóm
đã được trình bày ở phần chào đón.
 Người điều hành giới thiệu về mục đích của chương trình sinh hoạt:
Việc sinh hoạt nhóm giúp các anh/chị:
►Hiểu rõ về căng thẳng và trầm cảm.
►Biết cách tự đánh giá và quản lý tâm trạng của mình.
►Hiểu và thực hiện được liệu pháp tâm lý kích hoạt hành vi để vượt qua
trầm cảm.

1. Thảo luận và giới thiệu về hoạt động của nhóm


 Câu hỏi thảo luận: “Theo các anh/chị tại sao chúng ta làm theo nhóm mà
không làm riêng với từng người?”
 Người điều hành tóm tắt, phản hồi về những ý kiến của các thành viên và
nhấn mạnh về lợi ích của sinh hoạt nhóm:
Lợi ích của sinh hoạt nhóm là:
►Các thành viên nhóm có thể chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau để cùng đạt được
kết quả mong đợi.
►Giúp các anh/chị hiểu rằng mình không cô đơn trong cuộc chiến đấu với
bệnh trầm cảm.

7
►Giúp các anh/chị học các kỹ năng mới một cách dễ dàng hơn thông qua
việc tương tác cùng các thành viên trong nhóm.
►Học hỏi những cách mà người khác đã sử dụng để vượt qua trầm cảm
và các căng thẳng trong cuộc sống.
 Người điều hành giới thiệu và thảo luận về hoạt động nhóm:
Hoạt động nhóm của chúng ta sẽ bao gồm:
►8 buổi sinh hoạt nhóm, mỗi tuần1 buổi.
►Thời gian mỗi buổi khoảng 1 giờ 30 phút.
Chúng ta hãy thảo luận để:
►Đặt tên nhóm.
►Chọn thời gian sinh hoạt nhóm (ngày, giờ) và địa điểm… phù hợp nhất.
►Bầu nhóm trưởng và nhiệm vụ của nhóm trưởng: hỗ trợ người điều
hành và các thành viên trong những buổi sinh hoạt nhóm.
►Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên nhóm.
 Người điều hành lấy danh sách và thông tin của các thành viên, bao gồm:
số điện thoại, địa chỉ, ngày sinh, thông tin của người liên hệ trong trường
hợp cần thiết.

2. Thảo luận về nội quy của nhóm


 Để đáp ứng được mong đợi của các anh/chị và đạt được mục tiêu của
chương trình sinh hoạt nhóm, chúng ta nên có những nội quy như thế nào
để hoạt động nhóm được tốt hơn?
 Người điều hành tổng kết phần thảo luận.
 Nếu các thành viên gặp khó khăn khi đưa ra các quy định trong nhóm
hoặc các ý kiến đưa ra chưa đầy đủ, người điều hành có thể đưa ra gợi ý
bằng cách giới thiệu về nội quy của nhóm như sau:
► Tham gia đầy đủ và tích cực các buổi sinh hoạt nhóm. Nếu không
thể tham gia, hãy gọi điện thoại báo trước cho trưởng nhóm/người
điều hành/người tổ chức.
► Đến các buổi sinh hoạt đúng giờ, tránh để các thành viên khác phải
chờ.
► Duy trì tính bảo mật của nhóm: Không chia sẻ những thông tin
liên quan đến vấn đề cá nhân của các thành viên trong nhóm với người
ngoài. Trừ những trường hợp đặc biệt, ví dụ những thông tin có thể
ảnh hưởng đến sự an toàn của cá nhân.
► Tôn trọng và hỗ trợ các thành viên trong nhóm. Hoạt động nhóm
dựa trên sự tôn trọng đối với mọi thành viên. Nếu các anh/chị có vấn
đề với người nào đó trong nhóm và cảm thấy điều đó ảnh hưởng đến
hoạt động của nhóm, hãy thảo luận vấn đề này với trưởng
nhóm/người điều hành.

8
► Thực hành đầy đủ sẽ giúp các anh/chị tăng khả năng sử dụng
các kỹ năng mình đã học và các anh/chị sẽ cảm thấy tâm trạng tốt
hơn.
 Người điều hành tổng kết lại các nội quy nhóm đã được thống nhất.

III. NỘI DUNG MỚI

1. Thang đánh giá tâm trạng


 Vừa rồi, các anh/chị đã thực hiện bảng đánh giá “Bảng hỏi tình trạng sức
khỏe cá nhân (PHQ-9)”. Bảng này giúp chúng ta theo dõi các triệu chứng
trầm cảm của các anh/chị như vấn đề về giấc ngủ, sự mệt mỏi, buồn chán,
mất hứng thú, khó tập trung…. trong 2 tuần vừa qua.
 Bây giờ, chúng tôi giới thiệu với các anh/chị cách đánh giá tâm trạng.
Thang đánh giá tâm trạng gồm có các mức điểm từ 1 – 9. Với:
1 là tâm trạng tệ nhất
9 là tâm trạng tốt nhất
5 là mức tâm trạng trung bình
 Các anh/chị hãy tự đánh giá tâm trạng của mình hiện tại đang ở mức nào?
Bây giờ, tâm trạng của tôi đang ở mức
(khoanh tròn một số)
Tâm trạng tốt nhất 9
8
7
6
Tâm trạng trung bình 5
4
3
2
Tâm trạng tệ nhất 1
Bảng 1.1
 Theo các anh/chị tại sao chúng ta nên đánh giá tâm trạng của mình như
vậy?
 Người điều hành phản hồi ý kiến của các thành viên và tổng kết.
Thang đánh giá tâm trạng giúp cho chúng ta có thể:
► Xác định được tâm trạng của mình tại các thời điểm.
► Thấy được sự thay đổi tâm trạng trong quá trình sinh hoạt nhóm, cũng
như trong các hoạt động thường nhật, từ đó có thêm động cơ để thực
hiện những hoạt động phù hợp nhằm thay đổi tâm trạng theo hướng
tích cực.

9
2. Tác động của căng thẳng đối với cuộc sống
 Trò chơi: Nhận diện căng thẳng
Người điều hành chuẩn bị các thẻ màu, mỗi thẻ ghi một biểu hiện của
căng thẳng như: mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, chán ăn, buồn rầu, lo lắng,
dễ nổi cáu, khó tập trung, hay quên...
Người điều hành mời mỗi người bốc một thẻ. Người chơi diễn tả lại biểu
hiện được ghi trên thẻ bằng hành động mà không được nói ra miệng để
cho cả nhóm đoán biểu hiện được yêu cầu.
 Các anh/chị hãy cho biết khi bị căng thẳng thì mình có biểu hiện như thế
nào, có giống với các biểu hiện vừa được diễn tả không?
 Điều đó khiến sức khỏe của anh/chị bị ảnh hưởng như thế nào?
Căng thẳng ảnh hưởng đến tất cả khía cạnh của cuộc sống.
► Về thể chất: mệt mỏi, khó ngủ, đau nhức …
► Về cảm xúc: chúng ta có thể cảm thấy quá kiệt sức, khổ sở, đôi khi cảm
thấy lo âu, trầm cảm và vô vọng.
► Về các mối quan hệ xã hội: Chúng ta có thể thu mình hoặc có khó khăn
trong các mối quan hệ bạn bè, gia đình.
Dù các hậu quả về thể chất, tâm lý và xã hội của căng thẳng được tách ra
để phân tích cho dễ hiểu, nhưng chúng có liên quan đến nhau, hậu quả này
tác động đến hậu quả kia.
 Vì sao chúng ta bị căng thẳng?
Căng thẳng có thể là kết quả của các thay đổi liên quan tới chúng ta. Ví dụ:
► Các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng: tai nạn nghiêm trọng, bệnh tật nặng
nề kéo dài.
► Khó khăn trong các mối quan hệ: chia tay vợ/chồng/người yêu, con đi
học xa.
► Khó khăn tài chính: mất việc, nợ nần.
► Thiên tai như: bão, lũ lụt….
Căng thẳng có thể được chia thành căng thẳng đột ngột và căng thẳng kéo
dài.
► Căng thẳng đột ngột: người thân trong gia đình đột ngột qua đời, tai
nạn nghiêm trọng, gặp thảm họa do thiên nhiên hay do con người gây ra.
► Căng thẳng kéo dài: sự phân biệt đối xử, khó khăn trong hôn nhân và
các bệnh mãn tính nặng nề.
Căng thẳng có thể được chia theo mức độ nhẹ hay nặng dựa vào hậu quả.
Thường các vấn đề càng nghiêm trọng thì càng gây ra căng thẳng nặng nề.
 Hãy chia sẻ về điều gì đã gây căng thẳng cho anh/chị trong thời gian vừa
qua?
 Căng thẳng kéo dài không được giải quyết sẽ ảnh hưởng tiệu cực đến sức
khỏe, đến cuộc sống của chúng ta. Chúng có thể gây ra lo âu, trầm cảm.

10
3. Giáo dục tâm lý về trầm cảm
 Người điều hành hỏi quan điểm của các thành viên về trầm cảm và đưa ra
các phản hồi về nội dung và cảm xúc.
 Nếu có các suy nghĩ không phù hợp, người điều hành sẽ tìm cách điều
chỉnh suy nghĩ đó (chú ý không tranh cãi, không chỉ trích các suy nghĩ
không phù hợp của các thành viên và tôn trọng suy nghĩ của họ mặc dù có
thể các suy nghĩ đó là không thực tế…).Cung cấp thông tin bổ sung nếu
cần thiết (người điều hành chuẩn bị phần nội dung giáo dục tâm lý về
trầm cảm trước)
 Theo các anh/chị trầm cảm là gì? Trầm cảm khác với buồn như thế nào?
► Trầm cảm là tình trạng buồn nặng nề, kéo dài ít nhất là hai tuần, kèm
theo các triệu chứng khác như mệt mỏi, có vấn đề về ăn và ngủ, v.v.. và
nó ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Trầm cảm là một tình
trạng bệnh lý, thường kéo dài hàng tuần, hàng tháng, còn buồn đơn
giản là một cảm xúc và tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn hơn.
 Trầm cảm có biểu hiện như thế nào?
► Buồn, giảm thích thú với bất cứ điều gì trong cuộc sống. Ngoài ra, còn
có thêm các biểu hiện khác như: thay đổi cân nặng hay sự ngon miệng;
ngủ quá nhiều hay quá ít; quá hoạt động hay thiếu hoạt động; cảm
giác tội lỗi; mệt mỏi; khó tập trung hay đưa ra quyết định; có ý tưởng
về cái chết. Những triệu chứng này kéo dài tối thiểu hai tuần.
 Có khoảng bao nhiêu phần trăm người dân trong cộng đồng mắc bệnh
trầm cảm?
► Xấp xỉ từ 15% đến 20% dân số sẽ mắc trầm cảm vào một lúc nào đó
trong cuộc đời của họ có nghĩa là cứ 100 người thì có khoảng 15 - 20
người mắc trầm cảm
 Nguyên nhân của trầm cảm là gì?
► Các bệnh lý thường có nguyên nhân từ các yếu tố Sinh học, Tâm lý, Xã
hội. Ba yếu tố này tác động qua lại với nhau gây ra bệnh cụ thể. Đối với
trầm cảm thì...
+ Yếu tố sinh học, bao gồm:
- Di truyền
- Mất cân bằng các chất trong cơ thể: như các chất dẫn truyền
thần kinh trung gian, mất cân bằng hormone (VD Trầm cảm sau
sinh do mất cân bằng hormone).
- Các bệnh lý mãn tính như ung thư, tiểu đường, tim mạch… cũng
làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm
+ Yếu tố tâm lý, bao gồm:
- Trải qua các sự kiện sang chấn. VD người thân qua đời, tai nạn
nghiêm trọng

11
- Đặc điểm tính cách của con người VD hay bi quan, hay suy diễn,
ít giao tiếp, hoạt động xã hội
+ Yếu tố xã hội, bao gồm:
- Khó khăn về kinh tế, công việc
- Thiếu sự nâng đỡ xã hội
Đối với trầm cảm, chúng ta cần nhớ rằng 3 nhóm nguyên nhân này tác
động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau, và ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu
cực đến tình trạng trầm cảm của người bệnh.
 Để điều trị trầm cảm chúng ta sẽ dùng các phương pháp điều trị nào?
Thuốc, liệu pháp tâm lý, kết hợp cả hai phương pháp trên.
Thuốc có thuận lợi là tác dụng nhanh nhưng không bền vững. Vì vậy,
khi hết dùng thuốc thì khả năng tái phát cao. Hơn nữa, thuốc thường
có tác dụng phụ.
Liệu pháp tâm lý giúp cho người bệnh các kỹ năng giải quyết vấn đề
của họ và giúp họ dùng các kỹ năng này đối phó với các tình huống khó
khăn của họ ở hiện tại và trong tương lai. Vì vậy, tác dụng của liệu
pháp tâm lý bền vững hơn thuốc. Tuy nhiên, liệu pháp tâm lý có tác
dụng chậm hơn thuốc
 Tiến triển của bệnh trầm cảm ra sao?
Trầm cảm là một bệnh lý có tính chu kỳ. Tức là, nếu một người bị trầm
cảm, thì tình trạng này thường kéo dài vài tháng rồi thấy đỡ hơn.
Nhưng có khoảng 50% người bệnh sẽ bị tái phát trầm cảm. Nếu được
điều trị đúng hướng thì tình trạng trầm cảm sẽ thuyên giảm dần và
khỏi. Người bệnh sẽ hồi phục, giàu sinh lực, sinh hoạt và làm việc như
mọi người.
► Các anh/chị còn có thắc mắc gì thêm về bệnh trầm cảm không?
► Sau khi cùng thảo luận, các anh/chị có cảm nhận như thế nào?

4. Mối liên quan giữa trầm cảm và hoạt động


 Giới thiệu quan hệ hai chiều giữa trầm cảm và giảm hoạt động.

Ít hoạt động
Trầm hoặc hoạt động
cảm không có lợi cho
sức khỏe

Hình 1.2

12
 Giới thiệu vòng xoắn bệnh lý.

Sự kiện gây khó chịu

VD: Hai vợ chồng cãi nhau

Buồn

Thu mình

Trầm cảm

Không làm gì

Trầm cảm hơn

Hình 1.3

 Nhấn mạnh rằng để phá vỡ vòng luẩn quẩn thì người bệnh cần thay đổi
hoạt động theo hướng có lợi cho sức khỏe. Việc tham gia sinh hoạt nhóm
là một ví dụ về hoạt động có lợi cho sức khỏe.

IV. TÓM TẮT VÀ THÔNG ĐIỆP CHÍNH

 Hôm nay chúng ta đã cùng trao đổi về những vấn đề gì?


 Anh/chị có gợi ý gì để cải thiện hoạt động nhóm của mình?
 Các thông điệp chính
► Tham gia sinh hoạt nhóm giúp cho các thành viên có thêm các kiến
thức và kỹ năng để vượt qua trầm cảm.
► Việc tự đánh giá tâm trạng của bản thân là quan trọng.

13
► Căng thẳng trong cuộc sống là khó tránh khỏi, căng thẳng kéo dài tác
động lớn đến thể chất, tâm lý, xã hội của chúng ta.
► Trầm cảm và hoạt động có quan hệ qua lại với nhau, để thoát khỏi
trầm cảm thì cần thay đổi hoạt động theo hướng có lợi cho sức khỏe
 Đánh giá tâm trạng sau buổi sinh hoạt bằng thang đánh giá tâm trạng.

Bây giờ, tâm trạng của tôi đang ở mức


(khoanh tròn một số)
Tâm trạng tốt nhất 9
8
7
6
Tâm trạng trung bình 5
4
3
2
Tâm trạng tệ nhất 1
Bảng 1.5

V. THỰC HÀNH VÀ HẸN GẶP LẠI

 Hãy dành một thời gian cố định để hoàn thành thang đánh giá tâm trạng
mỗi ngày.
 Trong buổi tiếp theo, chúng ta sẽ nói về thực hiện hoạt động có lợi cho sức
khỏe. Các anh/chị nhớ mang theo tài liệu khi đến buổi sinh hoạt tiếp theo.

14
THANG ĐÁNH GIÁ TÂM TRẠNG

Ngày trong tuần


Tâm trạng tốt nhất 9 9 9 9 9 9 9
8 8 8 8 8 8 8

7 7 7 7 7 7 7

6 6 6 6 6 6 6

Tâm trạng trung bình 5 5 5 5 5 5 5

4 4 4 4 4 4 4
3 3 3 3 3 3 3

2 2 2 2 2 2 2

Tâm trạng tệ nhất 1 1 1 1 1 1 1

Vì sao?

15
16
BUỔI 2: THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG CÓ LỢI CHO SỨC KHỎE
Mục đích
 Biết được việc lựa chọn hoạt động có ảnh hưởng đến cảm xúc của mình
 Biết cách thực hiện các hoạt động ngay cả khi cảm thấy không thích
 Biết về các loại hoạt động khác nhau mà mình có thể thực hiện

Cấu trúc
I. Chào hỏi (20 phút)
II. Ôn tập (15 phút)
III. Nội dung mới (45 phút)
1. Liên hệ giữa các hoạt động và tâm trạng: Chuỗi hoạt động
2. Tạo động lực vượt qua trầm cảm
3. Phân loại các hoạt động
IV. Tóm tắt và các thông điệp chính (5 phút)
V. Thực hành và hẹn gặp lại (5 phút)

17
I. CHÀO HỎI

 Hôm nay các anh/chị cảm thấy như thế nào?


 Tình hình tuần vừa qua của các anh/chị ra sao?
 Có thay đổi nào trong cuộc sống mà anh/chị muốn chia sẻ với nhóm không?
 Đánh giá tâm trạng hiện tại của các thành viên

Bây giờ, tâm trạng của tôi đang ở mức


(khoanh tròn một số)
Tâm trạng tốt nhất 9
8
7
6
Tâm trạng trung bình 5
4
3
2
Tâm trạng tệ nhất 1
Bảng 2.1

 Thực hiện bảng đánh giá PHQ-9 (2 tuần làm 1 lần, nếu tuần trước làm rồi
thì tuần này bỏ qua).
 Trò chơi khởi động: Salat trái cây
Các thành viên ngồi thành vòng tròn, mỗi người một ghế. Người điều
hành đứng trong vòng tròn đó. Các thành viên (kể cả người điều hành)
đếm 1,2,3 1,2,3… cho đến hết. Người số 1 là trái Cam, số 2 là trái Táo, số 3
là trái Lê (tùy vào địa phương có trái cây nào là điển hình thì chọn trái cây
đó). Khi người điều hành hô “Cam”, thì những người là Cam phải đứng
dậy và đổi ghế cho nhau. Trong lúc này, người điều hành cũng sẽ chiếm 1
ghế của thành viên. Thành viên nào không có ghế thì sẽ thay người điều
hành điều khiển trò chơi. Tương tự như vậy với Táo và Lê. Khi người điều
hành hô “Sa lát trái cây” thì tất cả phải đứng dậy đổi ghế cho nhau. Những
người bị mất ghế sẽ được đánh dấu (dán băng dính vào trán hoặc cằm làm
râu) và phải hát hoặc múa một bài.
Kết luận: Mỗi người là một loại trái cây khác nhau, không kể trên thực tế
chúng ta khác nhau như thế nào nhưng trong các buổi sinh hoạt nhóm của
chúng ta thì tất cả mọi người đều được tham gia vui vẻ, bình đẳng và tôn
trọng.

18
II. ÔN TẬP

 Buổi trước, chúng ta đã học về điều gì?


 Các anh/chị hãy chia sẻ việc thực hành ở nhà như thế nào?
 Các anh/chị gặp những khó khăn gì khi thực hành ở nhà? Với những khó
khăn đó, anh/chị có hướng giải quyết như thế nào?
 Theo các anh/chị việc thực hành ở nhà có thể giúp chúng ta cải thiện tâm
trạng như thế nào?
 Lưu ý: Khen ngợi những người đã thực hành ở nhà.

III. NỘI DUNG MỚI

Hôm nay, chúng ta sẽ nói thêm về sự liên quan giữa các hoạt động và tâm trạng.
Các anh/chị sẽ có thêm ý tưởng về các hoạt động mới mà các anh/chị có thể thích.

1. Quan hệ giữa hoạt động và tâm trạng: Chuỗi hoạt động


 Hãy nhìn vào Bảng 2.1, dòng đầu tiên ghi một tình huống cụ thể tác động
đến tâm trạng của anh/chị. Cột đầu tiên nói lên mức độ tâm trạng của các
anh/chị, cột tiếp theo là hoạt động của chính các anh/chị khiến tâm trạng
ở mức độ đó. Chú ý là cột này chỉ đề cập đến hoạt động.
 Bây giờ, tôi đưa ra một VD về một tình huống cụ thể tác động đến tâm
trạng của tôi, đó là “Vợ (chồng) tôi bị tai nạn xe máy và bây giờ không làm
việc được”. Khi tình huống này xảy ra, tôi cảm thấy lo lắng và bất an, lúc
đó tôi tránh không gặp bạn bè, những người biết vợ (chồng) tôi. Việc phải
tránh không gặp bạn bè làm cho tâm trạng của tôi ở mức 3.
 Trong hoàn cảnh đó, theo các anh/chị, tôi có thể làm gì để tâm trạng của
tôi bị xuống một điểm. Viết hoạt động vào dòng bên cạnh số 2. Làm tương
tự với tâm trạng tiếp tục bị tụt xuống đến số 1.
 Nếu thành viên chỉ nói đến suy nghĩ, người điều hành sẽ hỏi: “Với suy nghĩ
như vậy, thì hoạt động có thể xảy ra là gì?”
 Các anh/chị đã đưa ra các hoạt động làm tâm trạng của tôi tệ hơn. Bây
giờ hãy làm theo chiều ngược lại. Theo các anh/chị, tôi có thể làm gì để
tâm trạng của mình lên cao hơn 1 điểm, nghĩa là, làm cho tâm trạng tôi ở
mức độ 4. Ghi hoạt động vào dòng bên cạnh số 4. Làm tương tự với tâm
trạng ở mức 5, 6, 7, 8 và 9.
 Khi nhìn vào bảng này, các anh/chị có nhận xét và cảm nghĩ như thế nào
về vai trò của hoạt động?

19
 Kết luận:
► Hoạt động do bản thân mình quyết định lựa chọn và thực hiện.
► Chính mình có thể thay đổi cảm xúc của mình thông qua việc chọn thực
hiện các hoạt động có lợi cho cảm xúc và tinh thần của mình.

Sự kiện thực tế:


........................................................................................................................

Tâm trạng Hoạt động


Tâm trạng
9
tốt nhất
8
7
6
Tâm trạng 5
trung bình
4
3
2
Tâm trạng
1
tệ nhất
Bảng 2.2

20
 Ví dụ:

Sự kiện thực tế: Vợ (chồng) tôi bị tai nạn xe máy và bây giờ không thể làm
việc được
Tâm trạng Hoạt động
Tâm trạng
9 Tôi bắt đầu đi làm
tốt nhất
8 Tôi nhờ bạn bè giúp đỡ để tìm việc làm
7 Tôi nói chuyện với bạn bè về những khó khăn
6 Tôi nói chuyện với BS ở TYT về sức khỏe của vợ (chồng)
Tâm trạng
5 Tôi nói chuyện với người thân trong gia đình
trung bình
4 Tôi trả lời điện thoại khi bạn bè hỏi thăm
3 Tôi không gặp bạn bè những người biết vợ (chồng) tôi
2 Tôi không thiết mặc đồ tươm tất vào cuối tuần
Tâm trạng
1 Tôi nằm trên giường cả ngày
tệ nhất
Bảng 2.3

2. Tạo động lực để vượt qua trầm cảm


2.1. Thực hiện hoạt động có lợi cho sức khỏe ngay cả khi không thích
 Trò chơi: Yoga cười.
Người điều hành mời các thành viên đứng thành hình vòng tròn, nắm tay
nhau. Khi người điều hành đếm 1,2,3 tất cả các thành viên ngửa mặt lên
trời và cười thật to HA... HA... HA... Làm động tác này 3 lần. Sau khi kết
thúc 3 lần cười, người điều hành hỏi cảm xúc của các thành viên. (lần đầu
tiên là cố tình cười, nhưng đến lần thứ 2, thứ 3 thì đó là cười thực sự, cảm
thấy vui vẻ)
 Kết luận: Các anh/chị có thể áp dụng cách tương tự cho việc thực hiện các
hoạt động có lợi cho sức khỏe. Cố gắng thực hiện một hoạt động đó ngay
cả khi anh/chị không cảm thấy thích. Anh/chị có thể sẽ ngạc nhiên khi thấy
tâm trạng của các anh/chị cải thiện đến mức nào.
2.2. Chia sẻ về ước mơ
 Từ trước đến nay, các anh/chị có ước mơ nào không?
 Những ước mơ nào đã thành hiện thực?

21
 Các anh/chị đã làm gì để thực hiện các ước mơ đó?
Nhấn mạnh cho thành viên hiểu để biến ước mơ thành hiện thực cần phải
hành động.
2.3. Thảo luận về các hoạt động có lợi cho sức khỏe
 Hiện tại, sức khỏe của anh/chị không được tốt, và khi các anh/chị thấy mọi
người thực hiện các hoạt động có lợi cho sức khỏe như tập thể dục, đi bộ,
câu cá, làm ruộng, chăm sóc gia đình, v.v … (Ví dụ phải phù hợp với thực
tế của thành viên), các anh/chị có muốn mình thực hiện hoạt động như họ
không? Nếu có, đó là các hoạt động nào?
 Các anh/chị hãy kể về các hoạt động mà trước khi bị trầm cảm các anh/chị
đã từng thích làm
 Các anh/chị có thể nói chi tiết hơn về hoạt động này như: đó là hoạt động
gì, khi thực hiện hoạt động đó anh/chị cảm thấy như thế nào?
 Tại sao các anh/chị thích hoạt động này?
 Vừa rồi, các anh/chị đưa ra một số các hoạt động mà các anh/chị đã từng
yêu thích. Trong điều kiện hiện tại, anh/chị có thể thực hiện hoạt động yêu
thích nào?
 Kết luận:
► Chúng ta có các ước mơ, để ước mơ trở thành hiện thực chúng ta phải
hành động.
► Cố gắng hoạt động ngay cả khi mình không thích sẽ giúp cải thiện tâm
trạng.
► Giai đoạn này các anh/chị có các ước mơ đơn giản đó là được khỏe
mạnh như trước đây, để ước mơ đơn giản đó thành hiện thực chúng ta
cần thực hiện các hoạt động các anh/chị yêu thích như:…(nhắc lại hoạt
động mà các thành viên đã chia sẻ).

3. Phân loại các hoạt động


 Chúng ta hãy liệt kê tất cả các hoạt động mà anh/chị thích làm đã được
đề cập ở phần trước.
 Để giúp các anh/chị có nhiều gợi ý về các hoạt động, chúng ta tìm hiểu
thêm về cách phân loại hoạt động. Hoạt động có thể được chia thành 3
nhóm:
► Làm một mình - Làm với người khác
► Ít tốn thời gian - Tốn thời gian
► Không/ít tốn tiền - Tốn tiền.
 Phân tích về mặt lợi và bất lợi của các loại hoạt động:
Theo các anh/chị, cái lợi và bất lợi của các loại hoạt động ở trên là gì?

22
Phân loại hoạt động Lợi Bất lợi

Làm một mình


Làm với người khác
Ít tốn thời gian
Tốn thời gian
Không/ít tốn tiền
Tốn tiền
Bảng 2.4
 Sắp xếp các hoạt động yêu thích vào bảng phân loại hoạt động: Các
anh/chị hãy sắp xếp các hoạt động yêu thích của mình vào bảng phân loại
hoạt động.
 Quyết định chọn hoạt động phù hợp để thực hiện trong các tuần tiếp
theo: Như vậy trong tuần tiếp theo, các anh/chị sẽ chọn hoạt động nào để
thực hiện? Các anh/chị hãy cân nhắc để chọn hoạt động phù hợp nhất với
mình.
 Để giúp các anh/chị có thêm nhiều gợi ý để lựa chọn hoạt động phù hợp
với bản thân, chúng ta còn có cách phân loại hoạt động khác, đó là phân
loại theo mục đích. Có 4 nhóm phổ biến sau đây
► Các hoạt động chăm sóc bản thân:
o Tắm gội
o Đi ngủ đúng giờ
o Tập thể dục
o Trang điểm
► Các hoạt động vui vẻ:
o Đi mua sắm
o Uống café
o Đi hát karaoke…
o Nghe nhạc
o Khiêu vũ
o Đi du lịch
► Các hoạt động học tập:
o Học nghề (may, làm móng tay, thủ công, làm tóc, nấu ăn…)
o Học kỹ năng kinh doanh
o Thực hành kỹ năng kích hoạt hành vi
► Các hoạt động làm tăng tự tin và mang lại ý nghĩa cho anh/chị:
o Tham gia tích cực các hoạt động của các tổ chức xã hội (Hội phụ nữ,
hội nông dân…) về các chủ đề mà anh/chị quan tâm, có ý nghĩa.
o Chuẩn bị một bữa tối ngon miệng cho gia đình và bạn bè.
o Đi đền, chùa, nhà thờ.
o Làm từ thiện…
23
24
IV. TÓM TẮT VÀ CÁC THÔNG ĐIỆP CHÍNH

 Hôm nay chúng ta đã cùng trao đổi về những vấn đề gì?


 Anh/chị có gợi ý gì để cải thiện hoạt động nhóm của mình?
 Đánh giá tâm trạng sau buổi sinh hoạt bằng thang đánh giá tâm trạng.

Bây giờ, tâm trạng của tôi đang ở mức


(khoanh tròn một số)
Tâm trạng tốt nhất 9
8
7
6
Tâm trạng trung bình 5
4
3
2
Tâm trạng tệ nhất 1
Bảng 2.5
 Các thông điệp chính
► Chúng ta có thể tự thay đổi cảm xúc của mình thông qua việc chọn và
thực hiện các hoạt động phù hợp.
► Hãy cố gắng thực hiện các hoạt động ngay cả khi không thích, cá
anh/chị sẽ cảm thấy tâm trạng tốt hơn.
► Hãy nhớ rằng anh/chị có thể làm các hoạt động một mình; hoặc làm
với người khác; hoạt động tốn thời gian hoặc ít tốn thời gian; hoạt
động tốn tiền hoặc ít tốn tiền.
► Hoạt động có thể được chia thành 4: tự chăm sóc, vui vẻ, học tập, và có
ý nghĩa

V. THỰC HÀNH VÀ HẸN GẶP LẠI

 Hãy dành một thời gian cố định trong từng ngày để hoàn thành thang
đánh giá tâm trạng.
 Đến buổi 3, chúng ta sẽ học về hoạt động phù hợp và cách cân bằng cuộc
sống của các anh/chị.

25
THANG ĐÁNH GIÁ TÂM TRẠNG

Ngày trong tuần


Tâm trạng tốt nhất 9 9 9 9 9 9 9
8 8 8 8 8 8 8

7 7 7 7 7 7 7

6 6 6 6 6 6 6

Tâm trạng trung bình 5 5 5 5 5 5 5

4 4 4 4 4 4 4
3 3 3 3 3 3 3

2 2 2 2 2 2 2

Tâm trạng tệ nhất 1 1 1 1 1 1 1

Vì sao?

26
27
BUỔI 3: HOẠT ĐỘNG PHÙ HỢP VÀ
CÁCH CÂN BẰNG CUỘC SỐNG
Mục đích
 Biết hoạt động ở mức độ phù hợp với tình trạng sức khỏe hiện tại
 Biết cân bằng các hoạt động trong cuộc sống

Cấu trúc
I. Chào hỏi (20 phút)
II. Ôn tập (15 phút)
III. Nội dung mới (45 phút)
1. Hoạt động ở mức độ phù hợp
2. Cân bằng cuộc sống giữa hoạt động trách nhiệm và hoạt động ưa thích
3. Dự đoán sự thích thú
IV. Tóm tắt và thông điệp chính (5 phút)
V. Thực hành và hẹn gặp lại (5 phút)

28
I. CHÀO HỎI

 Hôm nay các anh/chị cảm thấy như thế nào?


 Tình hình tuần vừa qua của các anh/chị ra sao?
 Có thay đổi nào trong cuộc sống mà anh/chị muốn chia sẻ với nhóm không?
 Đánh giá tâm trạng hiện tại của các thành viên

Bây giờ, tâm trạng của tôi đang ở mức


(khoanh tròn một số)
Tâm trạng tốt nhất 9
8
7
6
Tâm trạng trung bình 5
4
3
2
Tâm trạng tệ nhất 1
Bảng 3.1
 Thực hiện bảng đánh giá PHQ-9 (2 tuần làm 1 lần, nếu tuần trước làm rồi
thì tuần này bỏ qua).
 Trò chơi khởi động: Bắt cá
Người điều hành chọn 4 người để làm 2 lồng bắt cá. Hai người đứng đối
diện nhau, giơ tay cao, nắm chặt để tạo thành lồng bắt cá. Những người
còn lại sẽ đóng vai cá bằng cách nắm tay nhau đi chui qua hai cái lồng, tất
cả người chơi sẽ hát những bài vui nhộn (một con vịt, cả nhà thương
nhau…). Khi bài hát kết thúc thì hai cái lồng phải nhanh chóng chụp cá. Ai
mà bị bắt thì sẽ bị phạt, nếu lồng không bắt được cá thì lồng sẽ bị phạt.
Những người bị phạt có thể hát một bài hoặc làm một trò gây cười.

II. ÔN TẬP

 Buổi trước, chúng ta đã học về điều gì?


 Các anh/chị hãy chia sẻ việc thực hành ở nhà như thế nào?
 Các anh/chị gặp những khó khăn gì khi thực hành ở nhà? Với những khó
khăn đó, hướng giải quyết có thể là gì?
 Theo các anh/chị làm tốt việc thực hành ở nhà có thể giúp chúng ta cải
thiện tâm trạng như thế nào?
 Lưu ý: Khen ngợi những người đã thực hành ở nhà.

29
III. NỘI DUNG MỚI

Hôm nay, chúng ta sẽ nói về các hoạt động phù hợp với mình và cách để cân bằng
cuộc sống

1. Thực hiện hoạt động ở mức độ phù hợp


 Khi trầm cảm, ta thường có suy nghĩ “tất cả hoặc không”, tức là nếu ta
không làm được hoàn hảo một việc gì đó thì có nghĩa là ta thất bại. Các
anh/chị có suy nghĩ như vậy không?
 Hãy xem xét VD sau: Một người leo núi, để leo được lên đỉnh núi thì họ sẽ
leo như thế nào?
 Họ sẽ leo dần từng bậc, rất hiếm khi leo một hơi lên đến đỉnh núi mà phải
leo dần từng bậc và mệt thì nghỉ.

Mức độ hiện Kết quả mong


tại: đợi nhất:
Chân núi Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Đỉnh núi
Bảng 3.2

Để thực hiện các mục tiêu của mình, các anh/chị cũng cần chia thành
từng mục tiêu nhỏ phù hợp với tình trạng sức khỏe hiện tại của bản thân.
 Để thực hành bài tập này, trước hết các anh/chị ghi vào ô cuối cùng kết
quả mà anh/chị mong đợi khi thực hiện hoạt động. Các anh/chị ghi mức
độ hoạt động ở hiện tại vào ô đầu tiên.
 Sau đó chia kết quả mong đợt thành các mục tiêu nhỏ phù hợp và ghi vào
trong các ô ở giữa, trong ô đó ghi rõ mức độ hoạt động và thời gian để
thực hiện hoạt động đó.

Mức độ hiện Kết quả mong


tại: đợi nhất:

Bảng 3.3

 Theo các anh/chị tại sao phải chia nhỏ hoạt động để thực hiện?
► Để tăng khả năng thành công.
► Từ đó tạo hứng thú để thay đổi cảm xúc
► Tiếp tục hoạt động đến mục đích cuối cùng

2. Cân bằng cuộc sống giữa hoạt động trách nhiệm và hoạt động thư giãn
 Hôm nay chúng ta phân tích về hoạt động phải làm và thích làm.

21
0
 Bây giờ mỗi người hãy kể một hoạt động trong ngày tiêu biểu của mình,
người sau không trùng với người trước, bắt đầu từ buổi sáng khi anh/chị
thức dậy, các anh/chị làm những việc gì?
 Người điều hành viết các hoạt động vào Bảng 3.4 dưới đây, sau đó hỏi các
thành viên xem hoạt động đó là phải làm hay thích làm?

Các hoạt động Phải làm Thích làm

Bảng 3.4

 Khi nhìn vào bảng này, các anh/chị có nhận xét gì?
 Nếu hoạt động phải làm quá nhiều thì vấn đề gì sẽ xảy ra?
Khi hoạt động phải làm nhiều hơn hoạt động thích làm thì sẽ tạo ra sự
mất cân bằng hoạt động, dẫn đến căng thẳng tăng lên, giảm niềm vui
trong cuộc sống. Do đó, ta cần học cách cân bằng các hoạt động.
 Để cân bằng hoạt động phải làm và thích làm, các anh/chị sẽ làm gì?
 Khi có quá nhiều hoạt động phải làm, không có hoặc ít hoạt động thích
làm thì chúng ta cần tìm cách giảm bớt các hoạt động phải làm hoặc
chuyển một phần các hoạt động này thành các hoạt động thích làm, đồng
thời tìm cách để thực hiện được các hoạt động thích làm mà mình mong
muốn nhất.

30
 Hãy viết các hoạt động trong một ngày bình thường của anh/chị theo thứ
tự thời gian trong ngày:

Thời gian Hoạt động


6:00 Thức dậy
6:15 – 6:30 Đánh răng, rửa mặt

7:00 Ăn sáng

9:00 – 10:00 Đi chợ

Bảng 3.5

 Các anh/chị hãy kể tên các hoạt động mà các anh/chị thích làm và dự định
sẽ làm?
 Hãy chọn 3 hoạt động mà các anh/chị dự định sẽ làm.
1. ………………………………………………………………………
2. ………………………………………………………………………
3. ………………………………………………………………………
 Dựa vào những hoạt động mà anh/chị đã lựa chọn, các anh/chị hãy sắp
xếp hoạt động đó vào thời điểm thích hợp.

3. Dự đoán sự thích thú


 Một vấn đề thường gặp đối với những người bị trầm cảm là trước khi họ
làm điều gì đó, họ sẽ đánh giá thấp mức độ thích thú khi thực hiện hoạt
động đó. Chính vì vậy họ có rất ít động lực để thực hiện hoạt động. Để
tránh tình trạng đó chúng ta thực hiện các hoạt động sau.
 Chúng ta chọn các hoạt động mà các anh/chị đã thực hiện thành công ghi
vào bảng dưới đây, bảng 3.6
 Các anh/chị hãy nhớ lại trước khi thực hiện hoạt động này, các anh/chị dự
đoán hoạt động đó sẽ mang lại thích thú cho mình mức độ nào?
 Các anh/chị hãy nhớ lại sau khi thực hiện hoạt động này, các anh/chị cảm
thấy hoạt động đó đã mang lại thích thú cho các anh/chị mức độ nào?
 Khi nhìn vào bảng này các anh/chị có suy nghĩ gì?

31
Hoạt động Dự đoán mức độ thích Cảm nhận mức độ thích
thú trước khi thực hiện thú sau khi thực hiện
4 3 2 1 0 4 3 2 1 0

Bảng 3.6
Cách ghi điểm: 4: Rất thích thú; 3: Thích thú; 2: Hơi thích; 1: Không thích; 0:
Hoàn toàn không thích
 Nhận xét:
► Có sự khác biệt giữa dự đoán mức độ thích thú đối với hoạt động so
với mức độ thực sự cảm nhận khi thực hiện hoạt động.
► Vì vậy khi đứng trước một hoạt động với suy nghĩ không thích thú,
chúng ta cứ làm và sẽ nhận được sự thích thú.

IV. TÓM TẮT VÀ THÔNG ĐIỆP CHÍNH

 Hôm nay chúng ta đã cùng trao đổi về những vấn đề gì?


 Anh/chị có gợi ý gì để cải thiện hoạt động nhóm của mình?
 Đánh giá tâm trạng sau buổi sinh hoạt bằng thang đánh giá tâm trạng.

Bây giờ, tâm trạng của tôi đang ở mức


(khoanh tròn một số)
Tâm trạng tốt nhất 9
8
7
6
Tâm trạng trung bình 5
4
3
2
Tâm trạng tệ nhất 1

Bảng 3.7
 Các thông điệp chính
► Nên chia nhỏ hoạt động của anh/chị thành các bước thì việc thực hiện
sẽ dễ dàng hơn cho mình.

32
► Biết cách cân bằng cuộc sống của mình rất quan trọng để các anh/chị
có thể đạt đến các mục tiêu của mình.
► Chăm sóc tốt bản thân là việc quan trọng!
► Khi bị trầm cảm, hãy thực hiện hoạt động ngay cả khi anh/chị cảm thấy
không thích thú.

V. THỰC HÀNH VÀ HẸN GẶP LẠI

 Theo dõi tâm trạng bằng Thang đánh giá tâm trạng.
 Đến buổi 4, chúng ta sẽ thảo luận về cách đặt mục tiêu phù hợp và lập kế
hoạch hoạt động.

THANG ĐÁNH GIÁ TÂM TRẠNG

Ngày trong tuần


Tâm trạng tốt nhất 9 9 9 9 9 9 9
8 8 8 8 8 8 8

7 7 7 7 7 7 7
6 6 6 6 6 6 6

Tâm trạng trung bình 5 5 5 5 5 5 5

4 4 4 4 4 4 4
3 3 3 3 3 3 3

2 2 2 2 2 2 2

Tâm trạng tệ nhất 1 1 1 1 1 1 1

Vì sao?

33
34
BUỔI 4: XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU VÀ LẬP KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Mục đích
 Biết cách xây dựng mục tiêu ngắn hạn và dài hạn
 Biết lập kế hoạch hoạt động

Cấu trúc
I. Chào hỏi (20 phút)
II. Ôn tập (15 phút))
III. Nội dung mới (45 phút)
1. Xây dựng mục tiêu
2. Lập kế hoạch hoạt động
IV. Tóm tắt và thông điệp chính (5 phút)
V. Thực hành và hẹn gặp lại (5 phút)

35
I. CHÀO HỎI

 Hôm nay các anh/chị cảm thấy như thế nào?


 Tình hình tuần vừa qua của các anh/chị ra sao?
 Có thay đổi nào trong cuộc sống mà anh/chị muốn chia sẻ với nhóm không?
 Đánh giá tâm trạng hiện tại của các thành viên

Bây giờ, tâm trạng của tôi đang ở mức


(khoanh tròn một số)
Tâm trạng tốt nhất 9
8
7
6
Tâm trạng trung bình 5
4
3
2
Tâm trạng tệ nhất 1
Bảng 4.1
 Thực hiện bảng đánh giá PHQ-9 (2 tuần làm 1 lần, nếu tuần trước làm rồi
thì tuần này bỏ qua).
 Trò chơi khởi động: Kết chùm
Người điều hành mời các thành viên đứng dậy và đi lại tự do trong phòng.
Khi người điều hành hô: “kết chùm, kết chùm” thì các thành viên đồng
thanh hỏi: “kết mấy, kết mấy?”. Khi người điều hành nói “kết 3” thì 3
thành viên sẽ phải tập hợp lại với nhau, “kết 4” thì 4 thành viên sẽ tập hợp
lại với nhau. Ai bị lẻ ra (không vào được nhóm nào) thì sẽ bị phạt. Hình
thức phạt có thể là múa, hát, kể chuyện cười hoặc tùy theo các thành viên
nhóm quyết định.

II. ÔN TẬP

 Buổi trước, chúng ta đã học về điều gì?


 Các anh/chị hãy chia sẻ việc thực hành ở nhà như thế nào?
 Các anh/chị gặp những khó khăn gì khi thực hành ở nhà? Với những khó
khăn đó, anh/chị có hướng giải quyết như thế nào?
 Theo các anh/chị việc thực hành ở nhà có thể giúp chúng ta cải thiện tâm
trạng như thế nào?
 Lưu ý: Khen ngợi những người đã thực hành ở nhà.

36
II. NỘI DUNG MỚI

Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về cách đặt mục tiêu và lập kế hoạch hoạt động.

1. Xây dựng mục tiêu


 Trước khi bị trầm cảm, mục tiêu sống của các anh/chị là gì? Mục tiêu đó
giúp được gì cho các anh/chị?
 Có một mục tiêu sẽ giúp ta:
► Tạo động cơ và năng lượng cho các hoạt động.
► Có định hướng rõ ràng cho suy nghĩ và hành động.
► Thấy được điều gì là quan trọng trong cuộc đời.
 Khi bị trầm cảm, các anh/chị cảm thấy các mục tiêu sống của mình như
thế nào?
► Khi bị trầm cảm chúng ta sẽ có suy nghĩ tiêu cực, do đó mất mục tiêu
sống và thấy điều đó trở nên xa vời và khó thực hiện được.
 Hiện tại các anh/chị gặp khó khăn gì khi đưa ra các mục tiêu sống của bản
thân?
 Giới thiệu về cách để đặt ra được mục tiêu tốt: mục tiêu tốt cần các tiêu
chí sau:
► Cụ thể (làm cái gì?)
► Đo lường được (bao nhiêu?)
► Có thể đạt được (có khả thi không?)
► Phù hợp (có phù hợp với hoàn cảnh bản thân, gia đình và xã hội không?)
► Có thời gian xác định (khi nào hoàn thành?)
 Bây giờ, mỗi anh/chị hãy đưa ra mục tiêu trong cuộc sống của mình theo
như các tiêu chí chúng ta vừa học được.
VD về một mục tiêu chưa tốt:
Mục tiêu: Tăng cân
Chưa tốt vì:
- Không cụ thể
- Không đo lường được
- Không có thời gian xác định
VD về một mục tiêu tốt
Mục tiêu: Tôi sẽ tăng được 1kg trước ngày 30/7/2020.
Phù hợp vì:
- Cụ thể
- Đo lường được
- Có mốc thời gian
- Khả thi

37
- Phù hợp
 Người điều hành mời các thành viên chia sẻ và lấy một số mục tiêu để cả
nhóm cùng phân tích theo các tiêu chí trên.
 Giới thiệu về mục tiêu dài hạn và ngắn hạn
Phân loại mục tiêu theo thời gian có thể hoàn thành: mục tiêu dài hạn và
ngắn hạn.
► Mục tiêu dài hạn: thời hạn hoàn thành trên 3 tháng
► Mục tiêu ngắn hạn: thời gian có thể hoàn thành trong vòng 3 tháng.
Chia nhỏ các mục tiêu ra thành các bước sẽ giúp việc thực hiện dễ dàng
hơn và ít căng thẳng hơn.
Các mục tiêu nhỏ cũng cần tuân theo các tiêu chí về mục tiêu tốt.
Mục tiêu dài hạn của tôi (trong 6 tháng tới)

Mục tiêu ngắn hạn của tôi (trong 3 tháng tới)

2. Lập kế hoạch hoạt động


 Để có thể theo dõi và đánh giá việc đạt được mục tiêu, chúng ta cần viết
ra một kế hoạch hoạt động cụ thể.
 Người điều hành chia sẻ kế hoạch mẫu với các thành viên trong nhóm và
yêu cầu các thành viên viết ra một kế hoạch hoạt động cho riêng mình.

STT Hoạt động Thời gian Địa điểm Làm cùng ai?
1 Tham gia nhóm vượt Chiều thứ 5 TYT Các thành viên
qua trầm cảm hàng tuần, từ trong nhóm
14.00 – 15.30
2 Làm bài tập thư giãn 6.30 – 7.30 Sân nhà
(hít thở, giãn cơ) sáng hàng ngày
3 Nói chuyện với hàng 15 phút/ngày - Tại nhà Hàng xóm
xóm - Sang nhà
hàng xóm
4 Chơi với con và dạy 15 phút/ngày Tại nhà Con
con học bài vào buổi tối

Bảng 4.2

38
IV. TÓM TẮT VÀ THÔNG ĐIỆP CHÍNH

 Hôm nay chúng ta đã cùng trao đổi về những vấn đề gì?


 Anh/chị có gợi ý gì để cải thiện hoạt động nhóm của mình?
 Đánh giá tâm trạng sau buổi sinh hoạt bằng thang đánh giá tâm trạng.

Bây giờ, tâm trạng của tôi đang ở mức


(khoanh tròn một số)
Tâm trạng tốt nhất 9
8
7
6
Tâm trạng trung bình 5
4
3
2
Tâm trạng tệ nhất 1
Bảng 4.3
 Các thông điệp chính
► Việc xác định mục tiêu cần phù hợp với tình trạng sức khỏe để anh/chị có
thể thành công.
► Có thể chia mục tiêu thành dài hạn và ngắn hạn, các mục tiêu ngắn hạn sẽ
góp phần hướng đến mục tiêu dài hạn.
► Xây dựng kế hoạch hành động sẽ giúp các anh/chị theo dõi và đánh giá
kết quả thực hiện giải pháp, từ đó có định hướng cho các hoạt động tiếp
theo.

V. THỰC HÀNH VÀ HẸN GẶP LẠI

 Theo dõi tâm trạng bằng Thang đánh giá tâm trạng.
 Trong buổi 5, chúng ta sẽ tìm hiểu về kỹ năng giải quyết vấn đề.

39
THANG ĐÁNH GIÁ TÂM TRẠNG

Ngày trong tuần


Tâm trạng tốt nhất 9 9 9 9 9 9 9
8 8 8 8 8 8 8

7 7 7 7 7 7 7

6 6 6 6 6 6 6

Tâm trạng trung bình 5 5 5 5 5 5 5

4 4 4 4 4 4 4
3 3 3 3 3 3 3

2 2 2 2 2 2 2

Tâm trạng tệ nhất 1 1 1 1 1 1 1

Vì sao?

40
41
BUỔI 5: KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Mục đích
 Biết đặt câu hỏi phù hợp khi đứng trước khó khăn.
 Nắm được phương pháp giải quyết vấn đề.
 Biết cách giải quyết khó khăn khi thực hiện mục tiêu

Cấu trúc
I. Chào hỏi (20 phút)
II. Ôn tập (15 phút)
III. Chủ đề mới (45 phút)
1. Câu chuyện người mù qua đường
2. Các bước của giải quyết vấn đề
3. Giải quyết khó khăn khi thực hiện mục tiêu ngắn hạn

IV. Phản hồi và các thông điệp chính (5 phút)


V. Thực hành và hẹn gặp lại (5 phút)

42
I. CHÀO HỎI

 Hôm nay các anh/chị cảm thấy như thế nào?


 Tình hình tuần vừa qua của các anh/chị ra sao?
 Có thay đổi nào trong cuộc sống mà anh/chị muốn chia sẻ với nhóm không?
 Đánh giá tâm trạng hiện tại của các thành viên
Bây giờ, tâm trạng của tôi đang ở mức
(khoanh tròn một số)
Tâm trạng tốt nhất 9
8
7
6
Tâm trạng trung bình 5
4
3
2
Tâm trạng tệ nhất 1
Bảng 5.1
 Thực hiện bảng đánh giá PHQ-9 (2 tuần làm 1 lần, nếu tuần trước làm rồi thì
tuần này bỏ qua).
 Trò chơi khởi động: Con thỏ - Ăn cỏ - Uống nước – Chui vào hang
Người điều hành mời các thành viên đứng dậy, và hướng dẫn trò chơi như
sau: Các thành viên xòe bàn tay trái ra. Khi người điều hành hô “Con thỏ” thì
các thành viên chụm các ngón tay bên phải lại và dơ lên cao. Người điều hanh
hô “Ăn cỏ” các thành viên chấm tay phải vào bàn tay trái đang xòe. Người
điều hành hô “Uống nước” thì các thành viên đưa tay phải chạm vào miệng.
Người điều hành hô “Chui vào hang” thì các thành viên đưa tay phải chạm
vào tai. Người điều hành vừa hô, vừa làm các động tác và quan sát các thành
viên. Thành viên nào làm sai động tác thì sẽ bị phạt.

II. ÔN TẬP

 Buổi trước, chúng ta đã học về điều gì?


 Các anh/chị hãy chia sẻ việc thực hành ở nhà như thế nào?
 Các anh/chị gặp những khó khăn gì khi thực hành ở nhà? Với những khó
khăn đó, anh/chị có hướng giải quyết như thế nào?
 Theo các anh/chị việc thực hành ở nhà có thể giúp chúng ta cải thiện tâm
trạng như thế nào?
 Lưu ý: Khen ngợi những người đã thực hành ở nhà.

43
III. NỘI DUNG MỚI

Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về kỹ năng giải quyết vấn đề.

1. Câu chuyện người mù qua đường


 Tôi có một câu chuyện ngắn để kể với anh/chị: Một nhóm nghiên cứu đã
thực hiện một cuộc khảo sát với một số lớp học của trẻ em trong trường
học. Đầu tiên, họ vào một lớp và họ cho tất cả trẻ em xem hình ảnh của
một người đàn ông khiếm thị đang đứng trước ngã tư đường có đông xe
cộ qua lại. Sau đó họ hỏi các em: “Người đàn ông đó có thể qua đường
được không?” Theo các anh/chị đa số học sinh sẽ trả lời thế nào? Phần lớn
các trẻ nói “Không” và dừng lại ở đó. Trong lớp khác, họ đã hỏi các trẻ:
“Làm thế nào để người đàn ông đó có thể qua đường được?”. Lúc này
chuyện gì xảy ra? Các trẻ đưa ra rất nhiều ý tưởng để người đàn ông mù
có thể qua đường. Các anh/chị suy nghĩ gì về sự khác biệt này?
 Như vậy, chúng ta rút ra được bài học từ chuyện này, đó là chúng ta nên
hỏi bản thân của chúng ta làm thế nào để có thể thực hiện một số việc chứ
không nên chỉ hỏi liệu chúng ta có làm được không.

2. Kỹ năng giải quyết vấn đề


 Trong cuộc sống, chúng ta phải đối diện với nhiều vấn đề khó khăn khác
nhau. Việc nhận diện được các khó khăn và biết cách giải quyết lần lượt
từng vấn đề giúp cuộc sống của chúng ta cân bằng hơn. Sau đây là các
bước của kỹ năng giải quyết vấn đề.
► Bước 1: Xác định các khó khăn: Bước đầu tiên là tìm hiểu xem ta gặp
phải các khó khăn, cản trở gì? Hãy liệt kê và lựa chọn một vấn đề ưu
tiên để giải quyết. Sau đó tìm các nguyên nhân của vấn đề.
► Bước 2: Nghĩ về các giải pháp: Các anh/chị hãy đưa ra nhiều giải pháp
khác nhau mà chưa cần đánh giá giải pháp đó có thực hiện được
không. Sau đó hãy phân tích cái lợi và bất lợi của từng giải pháp vừa
nêu.
► Bước 3: Chọn giải pháp phù hợp nhất: Giải pháp phù hợp là giải pháp
mà trong hoàn cảnh hiện tại, bản thân anh/chị có thể thực hiện được.
► Bước 4: Thực hiện giải pháp đã chọn: Đây là bước tương đối quan
trọng vì nó thể hiện kết quả của quá trình trước đó.
► Bước 5: Đánh giá kết quả và hướng tiếp theo: Nếu giải pháp ban đầu
không đem lại kết quả tốt thì chúng ta xem xét và lựa chọn lại giải
pháp khác hoặc rút kinh nghiệm, điều chỉnh giải pháp cũ cho hợp lý
hơn và tiếp tục thử lại.

44
 Hãy xem xét ví dụ sau:

Bước 1: Xác định vấn đề Bước 2: Nghĩ về các giải pháp


Tự xác định điều gì đang cản trở Nghĩ về các giải pháp cho vấn đề mà
anh/chị thực hiện hoạt động ... chưa cần phán xét giải pháp đó là tốt
hay không, khả thi hay không.
1. Tôi cũng muốn tham gia CLB vượt 1.1. Nói chuyện với thành viên gia
qua trầm cảm nhưng tôi không có đình để giúp trông con trong lúc mình
thời gian để tham gia vì tôi phải bận tham gia CLB
trông con 1.2. Nói chuyện với người điều hành
để thu xếp thời gian sinh hoạt phù
hợp với bản thân
1.3. Nếu không có ai trông con ở nhà
thì bế con đến CLB
...
2.
3.
Bước 3: Chọn giải pháp phù hợp nhất
Bước 4: Thực hiện giải pháp đã chọn
Bước 5: Đánh giá kết quả và định
hướng tiếp theo
Bảng 5.2

3. Giải quyết các khó khăn khi thực hiện mục tiêu
 Các anh/chị hãy nhớ lại một mục tiêu ngắn hạn mà anh/chị đã đề ra trong
buổi trước. Khi thực hiện mục tiêu này, anh/chị có thể sẽ gặp khó khăn gì?
 Hãy áp dụng các bước giải quyết vấn đề để giải quyết các khó khăn khi
thực hiện mục tiêu của mình

45
Mục tiêu ngắn hạn là:................................................................................

Bước 1: Xác .....................................................................................


định khó khăn .....................................................................................
có thể gặp phải .....................................................................................
và nguyên nhân .....................................................................................
Bước 2: Nghĩ về Các giải pháp Ưu điểm Nhược điểm
các giải pháp
cho vấn đề khó
khăn

Bước 3: Chọn giải pháp phù hợp nhất


Bước 4: Thử giải pháp
Bước 5: Đánh giá kết quả và hướng tiếp theo
Bảng 5.3

 Các anh/chị rút ra được bài học gì cho bản thân mình khi làm bài tập này?

IV. TÓM TẮT VÀ THÔNG ĐIỆP CHÍNH

 Hôm nay chúng ta đã cùng trao đổi về những vấn đề gì?


 Anh/chị có gợi ý gì để cải thiện hoạt động nhóm của mình?
 Đánh giá tâm trạng sau buổi sinh hoạt bằng thang đánh giá tâm trạng.

Bây giờ, tâm trạng của tôi đang ở mức


(khoanh tròn một số)
Tâm trạng tốt nhất 9
8
7
6
Tâm trạng trung bình 5
4
3
2
Tâm trạng tệ nhất 1
Bảng 5.4

46
 Các thông điệp chính
► Đứng trước tình huống khó khăn, chúng ta biết đặt câu hỏi “làm thế nào”
thay vì hỏi “có làm được không”
► Các bước của giải quyết vấn đề giúp các anh/chị dần dần vượt qua các khó
khăn trong cuộc sống

V. THỰC HÀNH VÀ HẸN GẶP LẠI

 Theo dõi tâm trạng bằng Thang đánh giá tâm trạng.
 Đến buổi 6, chúng ta sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của kết nối xã hội.

THANG ĐÁNH GIÁ TÂM TRẠNG

Ngày trong tuần


Tâm trạng tốt nhất 9 9 9 9 9 9 9
8 8 8 8 8 8 8

7 7 7 7 7 7 7

6 6 6 6 6 6 6

Tâm trạng trung bình 5 5 5 5 5 5 5

4 4 4 4 4 4 4
3 3 3 3 3 3 3

2 2 2 2 2 2 2

Tâm trạng tệ nhất 1 1 1 1 1 1 1

Vì sao?

47
48
BUỔI 6: TẦM QUAN TRỌNG CỦA KẾT NỐI XÃ HỘI
Mục đích
 Hiểu rõ ý nghĩa của kết nối xã hội
 Xác định được những người có thể hỗ trợ mình trong cuộc sống
 Biết cách xây dựng và phát triển mạng lưới xã hội ngày càng tốt hơn

Cấu trúc
I. Chào hỏi (20 phút)
II. Ôn tập (15 phút)
III. Nội dung mới (45 phút)
1. Xác định mạng lưới xã hội của bản thân
2. Mối liên hệ giữa hỗ trợ xã hội và tâm trạng
IV. Tóm tắt và thông điệp chính (5 phút)
V. Thực hành và hẹn gặp lại (5 phút)

49
I. CHÀO HỎI

 Hôm nay các anh/chị cảm thấy như thế nào?


 Tình hình tuần vừa qua của các anh/chị ra sao?
 Có thay đổi nào trong cuộc sống mà anh/chị muốn chia sẻ với nhóm không?
 Đánh giá tâm trạng hiện tại của các thành viên.
Bây giờ, tâm trạng của tôi đang ở mức
(khoanh tròn một số)
Tâm trạng tốt nhất 9
8
7
6
Tâm trạng trung bình 5
4
3
2
Tâm trạng tệ nhất 1
Bảng 6.1
 Thực hiện bảng đánh giá PHQ-9 (2 tuần làm 1 lần, nếu tuần trước làm rồi
thì tuần này bỏ qua).
 Trò chơi khởi động: Thi hát
Người điều hành viết một đoạn bài hát như sau lên tờ giấy A0 rồi treo lên:
“Trăng sáng vườn hồng, vườn hồng trăng sáng, mà trăng sáng soi sáng cả
vườn hồng.” Người điều hành chia các thành viên thành 2 đội. Nhiệm vụ
của mỗi đội là hát 3 câu hát trên, nhưng phải thay chữ “hồng” bằng một
loại cây khác mà có dấu huyền, VD như chè, cà… Từng đội lần lượt hát,
người điều hành sẽ ghi các loại cây đã được hát. Đội sau không được lặp
lại loại cây của đội trước. Đội nào hát được nhiều loại cây hơn mà đúng
luật là đội thắng. Đội thắng được quyền phạt đội thua cuộc.

I. ÔN TẬP

 Buổi trước, chúng ta đã học về điều gì?


 Các anh/chị hãy chia sẻ việc thực hành ở nhà như thế nào?
 Các anh/chị gặp những khó khăn gì khi thực hành ở nhà? Với những khó
khăn đó, anh/chị có hướng giải quyết như thế nào?
 Theo các anh/chị việc thực hành ở nhà có thể giúp chúng ta cải thiện tâm
trạng như thế nào?
 Lưu ý: Khen ngợi những người đã thực hành ở nhà.

50
II. NỘI DUNG MỚI

Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của kết nối xã hội.

1. Xác định mạng lưới xã hội của bản thân


 Người điều hành vẽ hình 6.2 lên bảng/giấy A0 và đặt các câu hỏi sau:

► Mạng lưới xã hội của mỗi người thường gồm những ai?
► Trong mạng lưới xã hội của anh/chị có những ai sẽ giúp các anh/chị?
hãy viết tên những người đó vào vòng gia đình hoặc xã hội.

Gia đình

hội
Bản
thân

Hình 6.2

 Mỗi ô trong bảng 6.3 dưới đây, hãy ghi một hình thức hỗ trợ mà người
khác có thể giúp anh/chị, bao gồm:
► Hỗ trợ thực hiện: làm giúp, cho mượn
► Hỗ trợ bằng cách đưa ra lời khuyên hoặc thông tin
► Hỗ trợ bằng cách đồng hành, cùng thực hiện
► Hỗ trợ tâm lý, cảm xúc
 Những người mà anh/chị đã ghi ở trên sẽ hỗ trợ anh/chị bằng những hình
thức nào?

51
 Tên của một người có thể ghi được ở nhiều ô khác nhau.
 Nếu có ô vuông anh/chị không viết được tên ai vào cả, thì anh/chị hãy viết
một dấu hỏi vào ô vuông đó.

Hỗ trợ thực hiện Hỗ trợ lời khuyên hoặc thông tin


Ai có thể làm giúp hoặc cho mượn cái Ai có thể cho lời khuyên hoặc thông
gì đó? tin hữu ích?

Hỗ trợ bằng đồng hành thực hiện Hỗ trợ tâm lý cảm xúc
Ai sẽ cùng mình làm việc gì đó? Anh/chị chia sẻ cảm xúc của mình
với ai?

Bảng 6.3

 Hãy nhìn vào ô có dấu hỏi và suy nghĩ xem trong mạng lưới xã hội của
mình, ai sẽ có thể giúp mình trong lĩnh vực đó? Nếu không tìm ra được,
anh/chị hãy hỏi kinh nghiệm của người bên cạnh?
 Hỗ trợ xã hội luôn hai chiều (có qua có lại). Anh/chị đã làm gì để hỗ trợ cho
những người khác? Việc hỗ trợ người khác sẽ cải thiện tâm trạng của
anh/chị. Cho dù cuộc sống của chúng ta khó khăn đến mức độ nào, phần
lớn chúng ta đều cảm thấy tốt hơn khi giúp đỡ người khác. Vì vậy, các
anh/chị hãy cố gắng hỗ trợ người khác tối đa trong khả năng của mình.

2. Mối liên hệ giữa hỗ trợ xã hội và tâm trạng

 Khi các anh/chị có tâm trạng tốt, thì các mối quan hệ xã hội của anh/chị
như thế nào?
 Khi các mối quan hệ tốt, tâm trạng của các anh/chị như thế nào?
 Theo các anh/chị khi bị trầm cảm, các mối quan hệ xã hội của các anh/chị
sẽ như thế nào?
 Khi các mối quan hệ xã hội không tốt, tình trạng trầm cảm tiến triển ra sao?
 Anh/chị có nhận xét gì về mối quan hệ qua lại của trầm cảm và mối quan
hệ xã hội?
 Để giảm tình trạng trầm cảm ta nên làm gì?

52
IV. TÓM TẮT VÀ THÔNG ĐIỆP CHÍNH

 Hôm nay chúng ta đã cùng trao đổi về những vấn đề gì?


 Anh/chị có gợi ý gì để cải thiện hoạt động nhóm của mình?
 Đánh giá tâm trạng sau buổi sinh hoạt bằng thang đánh giá tâm trạng.

Bây giờ, tâm trạng của tôi đang ở mức


(khoanh tròn một số)
Tâm trạng tốt nhất 9
8
7
6
Tâm trạng trung bình 5
4
3
2
Tâm trạng tệ nhất 1
Bảng 6.4

 Các thông điệp chính


► Các tương tác lành mạnh với người khác có thể làm tâm trạng của
anh/chị tốt hơn.
► Anh/chị có thể lựa chọn để dành thời gian với người ảnh hưởng tích
cực đến tâm trạng của anh/chị.
► Cần nhớ việc giúp đỡ người khác cũng làm cho tâm trạng của mình tốt
hơn.

V. THỰC HÀNH VÀ HẸN GẶP LẠI

 Theo dõi tâm trạng bằng Thang đánh giá tâm trạng.
 Trong buổi 7, chúng ta sẽ tìm hiểu về các kỹ năng giao tiếp đơn giản và
hiệu quả.

53
THANG ĐÁNH GIÁ TÂM TRẠNG

Ngày trong tuần


Tâm trạng tốt nhất 9 9 9 9 9 9 9
8 8 8 8 8 8 8

7 7 7 7 7 7 7

6 6 6 6 6 6 6

Tâm trạng trung bình 5 5 5 5 5 5 5

4 4 4 4 4 4 4
3 3 3 3 3 3 3

2 2 2 2 2 2 2

Tâm trạng tệ nhất 1 1 1 1 1 1 1

Vì sao?

54
55
BUỔI 7: KỸ NĂNG GIAO TIẾP ĐƠN GIẢN VÀ HIỆU QUẢ
Mục đích
 Xác định kiểu giao tiếp của bản thân
 Biết cách lắng nghe tích cực và đưa ra yêu cầu giúp đỡ hợp lý
 Biết cách xử lý khi xảy ra bất đồng trong giao tiếp

Cấu trúc
I. Chào hỏi (20 phút)
II. Ôn bài (15 phút)
III. Nội dung mới (45 phút)
1. Giao tiếp tốt để cải thiện quan hệ xã hội
2. Xác định kiểu giao tiếp của bản thân và đưa ra yêu cầu một cách thẳng
thắn và tôn trọng
3. Học cách lắng nghe
4. Quản lý sự bất đồng trong giao tiếp
IV. Tóm tắt và thông điệp chính (5 phút)
V. Thực hành và hẹn gặp lại (5 phút)

56
I. CHÀO HỎI

 Hôm nay các anh/chị cảm thấy như thế nào?


 Tình hình tuần vừa qua của các anh/chị ra sao?
 Có thay đổi nào trong cuộc sống mà anh/chị muốn chia sẻ với nhóm không?
 Đánh giá tâm trạng hiện tại của các thành viên

Bây giờ, tâm trạng của tôi đang ở mức


(khoanh tròn một số)
Tâm trạng tốt nhất 9
8
7
6
Tâm trạng trung bình 5
4
3
2
Tâm trạng tệ nhất 1
Bảng 7.1

 Thực hiện bảng đánh giá PHQ-9 (2 tuần làm 1 lần, nếu tuần trước làm rồi
thì tuần này bỏ qua).
 Trò chơi khởi động: Truyền tin
Người điều hành chuẩn bị 2 thông điệp (câu nói vui nhộn) và đánh dấu số
1, 2. Các thành viên ngồi thành hình chữ U. Người điều hành đưa 2 thông
điệp cho 2 người ở 2 đầu của chữ U. Yêu cầu người đó đọc nhẩm thông
điệp sau đó nói thầm vào tai người bên cạnh. Người bên cạnh khi nhận
được thông điệp thì sẽ nói thầm vào tai người tiếp theo. Cứ thế 2 thông
điệp sẽ truyền từ đầu này sang đầu kia. 2 thông điệp sẽ giao nhau ở một
điểm nào đó của hình chữ U. Người điều hành quy định luật chơi: không
được đọc to, không cho người khác xem tờ thông điệp, thành viên nhận
được thông điệp như thế nào thì truyền đi như thế, không được hỏi lại.
Cuối cùng 2 người ở 2 đầu chữ U sẽ nhận được thông điệp sau khi đã
truyền qua rất nhiều người. Người điều hành yêu cầu 2 người ở 2 đầu chữ
U viết thông điệp mình nhận được lên bảng (không phải là thông điệp mà
người điều hành đưa lúc ban đầu), rồi so sánh với thông điệp gốc.
Kết luận: Truyền thông tin là một việc diễn ra phổ biến trong cuộc sống
hàng ngày. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thu nhận thông tin,
ví dụ như nguồn truyền, đường truyền, môi trường xung quanh, người

57
nhận. Vì trò chơi quy định người nghe không được hỏi lại thông điệp nên
nguy cơ truyền sai, không đủ thông tin là rất cao. Trong thực tế, chúng ta
cần phải hỏi lại nếu ta nghe chưa rõ, để đảm bảo thông tin nhận được là
đầy đủ và chính xác.

II. ÔN TẬP

 Buổi trước, chúng ta đã học về điều gì?


 Các anh/chị hãy chia sẻ việc thực hành ở nhà như thế nào?
 Các anh/chị gặp những khó khăn gì khi thực hành ở nhà? Với những khó
khăn đó, anh/chị có hướng giải quyết như thế nào?
 Theo các anh/chị việc thực hành ở nhà có thể giúp chúng ta cải thiện tâm
trạng như thế nào?
 Lưu ý: Khen ngợi những người đã thực hành ở nhà.

III. NỘI DUNG MỚI

Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về thế nào là giao tiếp đơn giản và hiệu quả.

1. Giao tiếp tốt để cải thiện quan hệ xã hội


 Theo các anh/chị giao tiếp quan trọng như thế nào trong các mối quan hệ
xã hội?
 Các anh/chị hãy nghĩ xem khi mình mệt mỏi, bực bội, chán nản thì giao
tiếp của mình sẽ thế nào?

Giao tiếp tốt rất quan trọng trong việc cải thiện các mối quan hệ xã hội, từ đó
cải thiện tâm trạng và các mối quan hệ của các anh/chị.

2. Xác định kiểu giao tiếp của bản thân và đưa ra yêu cầu một cách thẳng
thắn và tôn trọng
 Giới thiệu 3 kiểu giao tiếp cơ bản

58
Kiểu Mô tả Ví dụ Tính chất
Tình huống Tình huống Tình huống Tôn Tôn
đang chờ xung đột với điều hành trọng trọng
trong hàng người khác một nhóm mong mong
người dài, có muốn muốn
một người của của
xen ngang người mình
vào khác
1. Thụ Kìm nén Mặc dầu Mặc dầu biết Umm . . . Có Không
động trong mình không thích, mình có điểm Chờ người
hoặc giấu nhưng khi đúng nhưng lại khác phát
điều mình người đó hỏi nói: “Thôi biểu, để
cảm nhận có phiền được, cứ làm các thành
hoặc suy không lại trả theo ý anh”. viên phát
nghĩ lời là: biểu hỗn
“không”. loạn
2. Diễn đạt Tôi đứng Anh chỉ được Mọi người Không Có
Công suy nghĩ đây lâu rồi, cái làm cho có im đi
kích hoặc cảm anh mất lịch người khác rối không. Hỗn
xúc của sự quá. lên. loạn quá.
mình bằng
cách tranh
cãi, khiêu
khích.
3. Diễn tả Xin lỗi, tôi Tôi hiểu là anh Tôi biết tất Có Có
Thẳng cảm xúc và biết bạn muốn đóng cả các bạn
thắn, suy nghĩ đang vội, góp thêm ý có nhiều
tôn bình tĩnh, nhưng mọi kiến để công điều để
trọng trung thực người ở đây việc tốt hơn nói, nhưng
và tôn đều phải xếp nhưng chúng làm ơn hãy
trọng. hàng. ta đã bàn và nói lần
thống nhất kế lượt.
hoạch với các
bên rồi, vậy
nên chúng ta
sẽ làm theo
những gì đã
thống nhất
nhé.
Bảng 7.2

59
 Người điều hành chia 3 nhóm, mỗi nhóm đóng vai thể hiện một kiểu giao
tiếp và trả lời các câu sau:
► Khi nói theo các kiểu khác nhau như vậy anh/chị cảm thấy thế nào?
► Khi nghe các kiểu giao tiếp như vậy anh/chị cảm thấy thế nào?
► Theo các anh/chị chúng ta nên tập giao tiếp theo kiểu nào? Vì sao?
Kiểu giao tiếp nào cải thiện tâm trạng của các anh/chị?
o Kiểu giao tiếp thẳng thắn và tôn trọng: Giúp các anh/chị đưa ra
các yêu cầu một cách rõ ràng và tôn trọng, đồng thời giúp diễn
tả cảm xúc và suy nghĩ của mình, gia tăng cơ hội để các anh/chị
đạt được cái các anh/chị cần hoặc muốn. Nên nhớ, những người
khác có thể làm hoặc không làm điều mình muốn họ làm. Vì vậy
các anh/chị có thể cần thỏa hiệp.
o Để đưa ra được yêu cầu một cách thắng thắn và tôn trọng chúng
ta cần:
- Quyết định các anh/chị muốn hoặc cần cái gì?
- Xác định ai có thể giúp mình.
- Lựa chọn từ để yêu cầu cái mình cần một cách rõ ràng và
trực tiếp. Đồng thời lựa chọn âm sắc cho giọng nói của
mình.
- Nói với người khác về mình sẽ cảm thấy như thế nào nếu
họ làm những điều mình yêu cầu.
 Ví dụ: Bảng dưới đây cho ta ví dụ về 2 kiểu đưa ra yêu cầu hỗ trợ:
Yêu cầu thẳng thắn và tôn trọng Yêu cầu vòng vo
Em thực sự cảm ơn nếu anh có thể Tôi thực sự mệt mỏi với việc rửa bát
giúp em rửa bát đĩa. đĩa.
Chị có thể hướng dẫn tôi điền vào Tôi không thể tự điền vào biểu mẫu
các biểu mẫu này không? này nếu không có ai làm hộ tôi.
Nửa tiếng nữa con đi đổ rác nhé? Con ơi, thùng rác đầy phè rồi đấy
Bảng 7.3
 Sau khi xem xét ví dụ trên thì các anh/chị rút ra được sự khác biệt gì?

3. Học cách lắng nghe


 Giới thiệu về lắng nghe tích cực: Lắng nghe tích cực là
► Nghe - hiểu nội dung và cảm xúc - phản hồi nội dung và cảm xúc.
► Làm người nói cảm thấy được tôn trọng, thoải mái và muốn chia sẻ.
Lúc được chia sẻ tâm trạng sẽ tốt hơn.
► Người lắng nghe có được nhiều thông tin tốt hơn và tạo được mối
quan hệ tốt hơn.
 VD: Tình huống về nghe hiểu nội dung, cảm xúc và phản nồi cả nội dung và
cảm xúc:

60
 Người nói: Từ khi vợ chồng tôi có mâu thuẫn, mẹ chồng tôi bắt cháu về ở
bên nội và không cho tôi gặp gỡ, chăm sóc cháu. Tôi khổ tâm quá chị ạ,
mà cháu còn bé lắm, mới có 2 tuổi.
 Người nghe phản hồi: Chị cảm thấy khổ tâm và lo lắng khi không được
gần gũi để chăm sóc bé. Nhiều người rơi vào hoàn cảnh của chị, họ cũng
thấy khổ tâm và lo lắng như vậy.
 Thực hành lắng nghe tích cực:
Chia nhóm 3 người, người thứ nhất nói về vấn đề khiến mình khó chịu
trong khoảng 3-5 câu, người thứ 2 nghe và tóm tắt lại trong 1 câu. Người
thứ 3 nhận xét việc lắng nghe tích cực và phản hồi. Sau đó hoán đổi vai trò
cho nhau.

4. Quản lý sự bất đồng trong giao tiếp


 Hãy mô tả lại sự kiện bất đồng đã xảy ra với các anh/chị.
 Khi có sự bất đồng xảy ra, suy nghĩ và hành vi của các anh/chị như thế
nào? Suy nghĩ và hành vi đó ảnh hưởng đến anh/chị như thế nào?
Suy nghĩ và hành vi đó ảnh hưởng đến người khác và mối quan hệ xã hội
như thế nào?
 Người điều hành giải thích về các bước giải quyết sự bất đồng: Các bước
giải quyết sự bất đồng giống như các bước của giải quyết vấn đề, tuy
nhiên có một số điểm cần chú ý
► Bước 1. Xác định vấn đề. Hãy cố gắng suy nghĩ về vấn đề như là điều
bên ngoài của hai người thay vì ở bên trong hai người.

Hình 7.4
Vấn đề của anh/chị là ... Vấn đề là …
Anh/chị lười biếng. Bát đĩa cần được rửa sạch.
Anh/chị không muốn giúp tôi Vốn chưa được giải ngân.
để vay vốn ngân hàng chính
sách.
Mọi điều anh làm đều làm tôi Trầm cảm làm tôi dễ cáu hơn.
bực mình.

Bảng 7.5

61
► Bước 2. Hãy nghĩ đến tất cả các giải pháp có thể mà không đánh giá nó
tốt hay xấu với sự tham gia của hai bên.
o Chúng tôi có thể …
o Tôi có thể …
► Bước 3. Đánh giá các giải pháp. Nếu giải pháp đó tốt thì đánh dấu (+);
nếu giải pháp đó không tốt hãy đánh dấu (-) Người còn lại cũng là
tương tự.
► Bước 4. Chọn giải pháp mà cả hai bên đều đánh giá là tốt. Hoặc chọn
giải pháp tốt nhất hoặc kết hợp các giải pháp và thử chúng.
► Bước 5. Hãy thử các giải pháp anh/chị đã chọn và xem các giải pháp đó
tốt như thế nào. Sau đó hãy nghĩ về vấn đề một lần nữa và cân nhắc
các giải pháp mới nếu anh/chị cần.
 Ngay cả trong các mối quan hệ tốt cũng không thể tránh khỏi sự bất đồng.
Khi chúng ta buồn, bị trầm cảm hoặc bị căng thẳng, ta dễ bực tức hoặc
khó chịu với người khác, nhất là những người thân thiết với chúng ta.
Chúng ta cũng có thể ít kiên nhẫn hơn. Thỉnh thoảng, chúng ta có thể bất
đồng với người khác về điều gì đó. Khi điều này cứ xảy ra mãi nó có thể
làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên căng thẳng hơn và buồn hơn. Tất
cả chúng ta đều có những lúc bất đồng với người khác trong cuộc đời của
mình. Cách tốt nhất để quản lý sự bất đồng trước hết là nhận thức về nó.

IV. TÓM TẮT VÀ THÔNG ĐIỆP CHÍNH

 Hôm nay chúng ta đã cùng trao đổi về những vấn đề gì?


 Anh/chị có gợi ý gì để cải thiện hoạt động nhóm của mình?
 Đánh giá tâm trạng sau buổi sinh hoạt bằng thang đánh giá tâm trạng.
Bây giờ, tâm trạng của tôi đang ở mức
(khoanh tròn một số)
Tâm trạng tốt nhất 9
8
7
6
Tâm trạng trung bình 5
4
3
2
Tâm trạng tệ nhất 1
Bảng 7.6

62
 Các thông điệp chính
► Anh/chị có thể chọn để giao tiếp với người khác theo cách giúp cải
thiện mối quan hệ và tâm trạng của mình.
► Lắng nghe tích cực là một phần quan trọng trong giao tiếp.
► Bằng cách yêu cầu cái mình muốn và diễn tả cảm xúc của mình một
cách thẳng thắn và tôn trọng, anh/chị có thể cải thiện mối quan hệ của
mình với người khác cũng như tâm trạng của mình trong những lúc
căng thẳng.
► Một cách để tiếp cận sự bất đồng với người khác là hiểu rằng vấn đề là
bên ngoài cả hai người chứ không phải là bên trong của một trong hai
người, và cùng nhau tìm kiếm các giải pháp.

V. THỰC HÀNH VÀ HẸN GẶP LẠI


 Theo dõi tâm trạng bằng Thang tâm trạng.
 Trong buổi 8, chúng ta sẽ tìm hiểu và phòng chống tái phát thảo luận kế
hoạch sau khi kết thúc sinh hoạt nhóm.

63
THANG ĐÁNH GIÁ TÂM TRẠNG

Ngày trong tuần


Tâm trạng tốt nhất 9 9 9 9 9 9 9
8 8 8 8 8 8 8

7 7 7 7 7 7 7

6 6 6 6 6 6 6

Tâm trạng trung bình 5 5 5 5 5 5 5

4 4 4 4 4 4 4
3 3 3 3 3 3 3

2 2 2 2 2 2 2

Tâm trạng tệ nhất 1 1 1 1 1 1 1

Vì sao?

64
65
BUỔI 8: PHÒNG CHỐNG TÁI PHÁT VÀ TỐT NGHIỆP
Mục đích
 Biết được các biểu hiện cảnh báo sự tái phát và sử lý phù hợp khi tái
phát
 Tự tin hướng đến tương lai
 Có kế hoạch hoạt động nhóm sau khi kết thúc sinh hoạt

Cấu trúc
I. Chào hỏi (20 phút)
II. Ôn bài (15 phút)
III. Nội dung mới (45 phút)
1. Xác định nguy cơ tái phát
2. Tự tin vượt qua trầm cảm
3. Hoạt động nhóm sau khi kết thúc
IV. Tóm tắt và thông điệp chính (5 phút)
V. Chúc mừng (5 phút)

66
I. CHÀO HỎI

 Hôm nay các anh/chị cảm thấy như thế nào?


 Tình hình tuần vừa qua của các anh/chị ra sao?
 Có thay đổi nào trong cuộc sống mà anh/chị muốn chia sẻ với nhóm không?
 Đánh giá tâm trạng hiện tại của các thành viên

Bây giờ, tâm trạng của tôi đang ở mức


(khoanh tròn một số)
Tâm trạng tốt nhất 9
8
7
6
Tâm trạng trung bình 5
4
3
2
Tâm trạng tệ nhất 1
Bảng 8.1

 Thực hiện bảng đánh giá PHQ-9 (2 tuần làm 1 lần, nếu tuần trước làm rồi
thì tuần này bỏ qua).
 Trò chơi khởi động: Chiếc ghế âm nhạc
Người điều hành xếp ghế thành hình vòng tròn. Số ghế sẽ ít hơn số người
chơi là 1. Ví dụ có 10 người chơi thì xếp 9 chiếc ghế. Các thành viên đi
vòng quanh ghế, vừa đi vừa vỗ tay và hát. Khi nào bài hát kết thúc thì mỗi
thành viên nhanh chóng chiếm 1 ghế cho mình. Ai không có ghế thì sẽ bị
loại khỏi trò chơi. Trò chơi tiếp tục, đến khi có 5 người bị loại thì có thể
dừng lại. Những người bị loại sẽ chịu phạt theo yêu cầu của nhóm thắng
cuộc..

II. ÔN TẬP

 Buổi trước, chúng ta đã học về điều gì?


 Các anh/chị hãy chia sẻ việc thực hành ở nhà như thế nào?
 Các anh/chị gặp những khó khăn gì khi thực hành ở nhà? Với những khó
khăn đó, anh/chị có hướng giải quyết như thế nào?
 Theo các anh/chị việc thực hành ở nhà có thể giúp chúng ta cải thiện tâm
trạng như thế nào?
 Lưu ý: Khen ngợi những người đã thực hành ở nhà.
67
III. NỘI DUNG MỚI

Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về phòng chống tái phát và thảo luận kế hoạch sau
khi sinh hoạt nhóm kết thúc.

1. Xác định nguy cơ tái phát


 Người điều hành đưa ra các câu hỏi thảo luận:
► Bệnh mạn tính là gì?
► Các bệnh như cao huyết áp, đái đường có tái phát không?
► Bệnh trầm cảm thường tái phát khi nào?
► Khi tái phát sẽ có các biểu hiện gì?
► Lúc đó chúng ta nên làm gì?
 Hãy chú ý đến các dấu hiệu của trầm cảm. Các thay đổi nào trong suy
nghĩ, tâm trạng và hành vi của các anh/chị là thay đổi khơi mào cho vòng
xoắn ốc đi xuống? Khi các anh/chị phát hiện thấy mình có các hành vi trầm
cảm như thu mình lại hoặc không hoạt động, các anh/chị hãy sử dụng các
kỹ năng mình đã học được trong chương trình này để kiểm soát chúng.
 Căng thẳng trong cuộc sống là khó tránh khỏi. Để chuẩn bị cho thời gian
tới, các anh/chị hãy nghĩ đến các căng thẳng, khó khăn mà các anh/chị dự
đoán sẽ có thể xảy đến với mình. Hãy viết các điều đó ra và áp dụng kỹ
năng giải quyết vấn đề với từng khó khăn đó.

Các khó khăn trong 3 tháng tới

Các giải pháp (hãy nghĩ đến các mặt mạnh và các nguồn lực của mình)

 Hãy chăm sóc sức khỏe của mình. Hãy đảm bảo rằng mình ăn uống đầy
đủ, ngủ đầy đủ, tập thể dục đều đặn để có sức khỏe tốt.
 Hãy để quanh mình có được những người hỗ trợ, sẻ chia, những người có
thể giúp các anh/chị đạt đến các mục tiêu của mình. Có các mối quan hệ
tích cực với người khác là chìa khóa để quản lý căng thẳng và trầm cảm.
 Hãy tìm cách duy trì các mối quan hệ với mọi người ngay cả khi các
anh/chị không thích làm điều đó.

68
2. Tự tin vượt qua trầm cảm
 Hoàn thành chương trình sinh hoạt nhóm, các anh/chị đã có những thay
đổi gì? Hãy viết ra các thay đổi về bản thân mà anh/chị cảm nhận được.
 Hãy viết ra các kiến thức, kỹ năng mà các anh/chị thấy có hữu ích đối với
bản thân
 Hãy đi một vòng và chia sẻ với nhau về các thành quả và thay đổi của
anh/chị trong nhóm mà các anh/chị cảm nhận được.
 Trong các thay đổi trên, vai trò của bản thân các anh/chị như thế nào?
 Các anh/chị cảm thấy thế nào khi nhận thức được vai trò của bản thân
trong quá trình vượt qua trầm cảm thời gian vừa qua?
 Nếu có các biểu hiện tái phát các anh/chị sẽ tự tin vượt qua như thế nào?

3. Hoạt động nhóm sau khi kết thúc


 Sau khi không còn sinh hoạt nhóm trầm cảm, các anh/chị sẽ thấy có các
khó khăn nào?
 Để vượt qua các khó khăn đó chúng ta sẽ làm gì?
 Mạng lưới hỗ trợ xã hội sẽ ảnh hưởng như thế nào đến các anh/chị?

IV. TÓM TẮT VÀ THÔNG ĐIỆP CHÍNH

 Hôm nay chúng ta đã cùng trao đổi về những vấn đề gì?


 Đánh giá tâm trạng sau buổi sinh hoạt bằng thang đánh giá tâm trạng.

Bây giờ, tâm trạng của tôi đang ở mức


(khoanh tròn một số)
Tâm trạng tốt nhất 9
8
7
6
Tâm trạng trung bình 5
4
3
2
Tâm trạng tệ nhất 1
Bảng 8.2

 Các thông điệp chính


► Trầm cảm là mạn tính và thường tái phát.
► Hãy chăm sóc sức khỏe của mình và duy trì sự cân bằng trong cuộc sống.

69
► Dự đoán các căng thẳng sẽ đến và định hướng giải quyết chúng.
► Giữ liên lạc với nhau, duy trì sự nâng đỡ, hỗ trợ.

V. CHÚC MỪNG

 Các anh/chị đã hoàn thành chương trình sinh hoạt nhóm và bây giờ là lúc để
chúc mừng thành công của chúng ta
 Chúng tôi tự hào về các anh/chị
 Tạm biệt và hẹn gặp lại.

70
71

You might also like