Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 10

Họ tên: .......................................................

Lớp 3
Tuần 23 – Đề 1
I. Đọc hiểu văn bản
CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA
1. Ngày xưa, ở một gia đình kia, có hai anh em. Lúc nhỏ, anh em rất hòa thuận. Khi lớn
lên, anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà nhưng vẫn hay va chạm.
2. Thấy các con không yêu thương nhau, người cha rất buồn phiền. Một hôm, ông đặt
một bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi gọi các con, cả trai, gái, dâu, rể lại và bảo:
- Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng túi tiền.
Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Ai cũng cố hết sức mà không sao bẻ gãy được. Người
cha bèn cởi bó đũa ra, rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.
3. Thấy vậy, bốn người con cùng nói:
- Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì!
Người cha liền bảo:
- Đúng. Như thế là các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con
phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh.
(Theo NGỤ NGÔN VIỆT NAM)
1. Ngày xưa, anh em trong gia đình đó đối xử với nhau như thế nào?
A. lạnh nhạt
B. tệ bạc, thờ ơ
C. ghen ghét nhau.
D. hòa thuận.
2. Khi lớn lên, anh em trong gia đình đó đối xử với nhau như thế nào?
A. Giúp đỡ, quan tâm nhau
B. Hòa thuận với nhau
C. Ghen ghét, đố kị lẫn nhau
D. Không yêu thương nhau
3. Thấy anh em không yêu thương nhau, người cha có thái độ ra sao?
A. khóc thương
B. tức giận
C. thờ ơ
D. buồn phiền
4. Người cha đã làm gì để răn dạy các con?
A. cho thừa hưởng cả gia tài
B. trách phạt
C. lấy ví dụ về bó đũa.
D. giảng giải đạo lí của cha ông
5. Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách nào?
A. Ông dùng dao để cưa.
B. Ông bẻ gãy từng chiếc một.
C. Ông cũng không bẻ gãy được bó đũa.
D. Ông thuê lực sĩ về bẻ
6. Câu chuyện khuyên em điều gì?
A. Anh em mạnh ai người nấy sống.
B. Anh em phải đoàn kết yêu thương nhau.
C. Anh em khi ăn cơm cần có đũa.
D. Anh em cần hợp lực để bẻ được bó đũa
III. Luyện tập
7. Trong từ gia đình, tiếng gia có nghĩa là nhà. Trong các từ dưới đây, từ nào trong đó
tiếng gia cũng có nghĩa là nhà? Hãy ghi những từ đó vào chỗ chấm.
gia cảnh, gia cầm, gia công, gia quyến, gia nhập, gia chủ
Các từ trong đó tiếng gia có nghĩa là nhà:…………………………........................................
8. Nối từ ngữ hàng trên có nghĩa giống với từ ngữ ở hàng dưới:
mắc cỡ cảm động tuyên dương

Ccccccc

khen ngợi xúc động xấu hổ


9. Đặt hai câu trong đó có sử dụng cặp từ có nghĩa giống nhau. Gạch chân cặp từ đó.
VD: Một đám mây to lớn xuất hiện trên đỉnh của ngọn núi hùng vĩ.
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Họ tên: .......................................................
Lớp 3
Tuần 23 – Đề 2
I. Luyện đọc diễn cảm
ĐÀN CHIM SẺ
Giữa đường phố vui Bao không buộc kỹ
Hoa đào báo Tết Nếp đổ trắng đường
Có bà cụ già Gọi nhau, đàn trẻ
Xách bao gạo nếp. Ùa ra nhặt giùm.
Những bàn tay nhỏ Nếp trở vào bao
Nhìn dễ thương sao Như chưa hề đổ
Tíu ta, tíu tít Bà cụ tươi cười
Nhặt vội, nhặt mau. Nhìn đàn cháu nhỏ
Nhìn đàn chim sẻ
Truyện “Tấm Cám” xưa
Nay thành đông đúc
Cháu ngoan Bác Hồ.
Phạm Hổ
II. Đọc hiểu văn bản
1. Bà cụ gặp chuyện gì khi xách bao gạo nếp của mình?
A. bao gạo bị mất
B. bao gạo bị đổ
C. bao gạo bị bỏ quên
2. Ai đã giúp đỡ bà cụ?
A. đàn chim sẻ
B. anh thanh niên
C. các bạn nhỏ
3. Theo em, bà cụ cảm thấy thế nào khi nhận được sự giúp đỡ?
A. hạnh phúc, xúc động
B. phiền lòng
C. lo lắng
4. Hình ảnh các cháu nhỏ khiến bà cụ liên tưởng đến nhân vật nào trong câu chuyện “Tấm
Cám”?
A. Tấm
B. đàn chim sẻ của ông bụt
C. Cám
5. Các bạn nhỏ trong bài thơ có những đức tính nào đáng khen?
III. Luyện tập
7. Gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Bằng gì? trong các câu sau:
a. Bằng nỗ lực phi thường, anh ấy đã vượt qua đối thủ trong những giây cuối cùng của cuộc đua.
b. Chú bé chọc cười mọi người trong nhà bằng cách bắt chước những điệu bộ của người lớn.
c. Bằng sự nhanh trí và dũng cảm, anh đã cứu chú bé thoát khỏi nguy hiểm trong gang tấc.
8. Nối ý ở cột A với ý ở cột B để tạo câu:
A B

Voi hút nước bằng tình yêu thương của cha mẹ.

Em lớn lên bằng vòi.

Chiếc chiếu được làm bằng sợi cói.

9. Điền từ thích hợp vào chỗ chấm để có câu hoàn chỉnh:


(đôi bàn tay, kiên nhẫn, pha lê)
a. Chiếc bình hoa được làm bằng ………………………………… trong suốt.
b. Những chú rối được điều khiển bằng …………………… khéo léo của các cô chú nghệ sĩ.
c. Bằng ……………………., Nen – li đã chinh phục được bài kiểm tra Thể dục.
10. Thêm dấu ngoặc kép vào những chỗ phù hợp ở mỗi câu sau:
a. Nàng tiên vung cây đũa thần lên và bảo: Em nào làm việc chăm chỉ sẽ được nhận quà.
b. Tôi vẫn nhớ như in lời kể của bà: Cây xoài này, ông mang từ Cao Lãnh về trồng. c. Hà
nắn nót viết vào trang giấy: Tết đã đến thật rồi!
c. Kiến ở đông quá. Thành ngữ đông như kiến thật đúng. Đường ngang lối dọc chỗ nào
cũng đầy kiến.
Họ tên: .......................................................
Lớp 3
Tuần 23 – Đề 3
Phần I. Đọc hiểu
Cô gái nhỏ hoá “kình ngư”
Tại kỳ Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 30 trên đất Phi-líp-pin, đoàn thể thao Việt
Nam đã xuất sắc giành vị trí thứ hai với 98 Huy chương Vàng, 85 Huy chương Bạc và
105 Huy chương Đồng.
Đóng góp lớn trong kì tích của đoàn thể thao Việt Nam chính là “siêu kình ngư" Nguyễn
Thị Ánh Viên. "Tiểu tiên cá" người Cần Thơ đã đoạt Sáu Huy chương Vàng và hai Huy
chương Bạc trên đường đua xanh. Ánh Viên trở thành vận động viên nữ giành nhiều Huy
chương Vàng nhất của kì Đại hội.
Trong lễ bế mạc, Nguyễn Thị Ánh Viên đã được vinh danh với giải thưởng dành cho vận
động viên nữ xuất sắc nhất kì Đại hội Thể thao lớn nhất Đông Nam Á.
Minh Hoàng tổng hợp
1. Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 30 được tổ chức ở đâu?
……………………………………………………………………………………………
2. Nguyễn Thị Ánh Viên đã đóng góp những gì cho bảng thành tích của Việt Nam?

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
3. Em suy nghĩ gì sau khi đọc bản tin?

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Phần II. Luyện tập
4. Điền chữ d hoặc gi vào chỗ trống:
a. Những cánh hoa ……….. ấy mỏng manh, dịu ………..àng rung rinh trong ………..ó.
b. Tiếng trống vang lên ……..òn giã như thúc ……..ục chúng em nhanh chân đứng thành
hang tập thể ……ục.
5. Các câu in nghiêng trong đoạn văn dưới đây dung để làm gì?
Trận bóng trôi dần về những phút cuối. Cầu thủ lớp 3A dồn hết lên phần sân đối phương.
Bất ngờ, cú sút xa từ một cầu thủ lớp 3B làm tất cả ngỡ ngàng.
- A, vào rồi!
- Tuyệt quá!
- Hoan hô 3B
- 3B vô địch!
Tiếng hò reo vỡ oà sân bóng.
<Trích>
Các câu in nghiêng trong đoạn văn dùng để: …………………...........................................
6. Chuyển mỗi câu kể sau thành câu cảm thán theo hai cách.
M: Sân bóng rộng.
=> Sân bóng rộng quá!
=> Chà, sân bóng rộng thật!
a. Trận đấu hay.

……………………………………………………………………………………………
b. Thủ môn bắt bóng giỏi.

……………………………………………………………………………………………
Phần III. Viết
Đã lâu, em chưa có dịp về quê thăm họ hàng, làng xóm. Em hãy viết thư cho một người
thân ở quê để hỏi thăm về quê hương.
Gợi ý:
- Em chọn viết thư cho ai?
- Đầu thư, em viết những gì?
- Trong thư, em hỏi thăm thế nào, em kể những chuyện gì?
- Cuối thư, em viết những gì?

.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Họ tên: .......................................................
Lớp 3
Tuần 23 – Đề 4
Phần I. Đọc hiểu
Gió chiều ru hiền hòa Và câu hò mênh mông
Rung bờ tre xào xạc Lắng tình quê thiết tha
Bầy sẻ vui nhả nhạc Thuyền nan nghèo dăm chiếc
Rộn rã khúc sông quê Lặng lờ trôi trong chiều…

Ngày hai buổi đi về Hỡi dòng sông thương yêu


Qua cầu tre lắt lẻo Trải mình theo năm tháng
Tiếng bạn cười trong trẻo Cho em cùng bè bạn
Vang vọng hai bờ sông Soi bóng mình tuổi hoa!
NGUYỄN LIÊN CHÂU
1. Những từ ngữ, hình ảnh nào cho biết bài thơ tả cảnh một vùng quê? Viết tiếp:
Bờ tre, .................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
2. Gạch dưới những từ ngữ cho thấy hình ảnh yên bình của dòng sông quê hương
Gió chiều ru hiền hòa Và câu hò mênh mông
Rung bờ tre xào xạc Lắng tình quê tha thiết
Bầy sẻ vui nhả nhạc Thuyền nan nghèo dăm chiếc
Rộn rã khúc sông quê. Lặng lờ trôi trong chiều...

Ngày hai buổi đi về Hỡi dòng sông thương yêu


Qua cầu tre lắt lẻo Trải mình theo năm tháng
Tiếng bạn cười trong trẻo Cho em cùng bè bạn
Vang vọng hai bờ sông. Soi bóng mình tuổi hoa!
3.
Những âm thanh nào đem lại không khí vui tươi, ấm áp cho dòng sông? Đánh dấu √ vào
ô thích hợp:
ĐÚNG SAI
a) Tiếng bờ tre rung xào xạc trong gió.
b) Tiếng bầy chim sẻ hót rộn rã một khúc sông.
c) Tiếng cười trong trẻo của các bạn nhỏ vang vọng hai bờ sông.
d) Tiếng hò tha thiết trên dòng sông mênh mông.
e) Tiếng thuyền nan trôi trên dòng sông.
4. Bài thơ thể hiện tình cảm của bạn nhỏ với dòng sông quê hương như thế nào? Khoanh
tròn chữ cái trước ý em thích:
a) Yêu mến dòng sông quê hương thơ mộng, yên bình.
b) Tự hào về dòng sông của quê hương.
c) Hạnh phúc vì được vui sống bên dòng sông quê hương.
d) Ý kiến khác của em (nếu có).

.............................................................................................................................................
Phần II: Luyện tập
5. Em hãy điền “s” hay “x” thích hợp vào chỗ trống:
Rừng Tây Nguyên đẹp vì cảnh □ắc thiên nhiên. Khi những cơn mưa đầu mùa đổ □uống,
bầu trời vẫn trong. Rừng mát mẻ, □anh tươi. Các đồi giang vươn lên và cỏ non bò lan ra
mặt □uối, như choàng cho sừng một chiếc khăn lấp lánh kim cương. Mặt trời □uyên qua
kẽ lá, □ưởi ấm những con □uối trong vắt.
6. Em hãy trả lời các câu hỏi sau:
a. Con voi uống nước bằng gì?

.............................................................................................................................................
b. Bàn học của em được làm bằng chất liệu gì?

.............................................................................................................................................
7. Em hãy xếp các từ sau vào nhóm phù hợp:
Cánh đồng, hiền hậu, con đê, cây đa, tốt bụng, thân thiện, hiếu khách, bờ sông, đình làng.
Từ chỉ đặc điểm của con người Từ chỉ sự vật ở nông thôn
nông thôn

.......................................................... ..........................................................

.......................................................... ..........................................................

.......................................................... ..........................................................

.......................................................... ..........................................................
Họ tên: .......................................................
Lớp 3
Tuần 23 – BTVN
Phần I: Đọc hiểu
Rủ nhau chơi khắp Long Thành,
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai:
Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai,
Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Hài, Hàng Khay,
Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giầy,
Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn,
Phố Mới, Phúc Kiến, Hàng Ngang,
Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Than, Hàng Đồng,
Hàng Muối, Hàng Nón, Cầu Đông,
Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè,
Hàng Thùng, Hàng Bát, Hàng Tre,
Hàng Vôi, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà.
Quanh đi đến phố Hàng Da,
Trải xem hàng phố thật là cũng xinh.
1. Tên bài ca dao cho em biết bài này nói về điều gì? Viết tiếp: Tên bài ca dao cho em
biết bài này nói về……………………................................................................................
.............................................................................................................................................
2. Theo bài ca dao, Hà Nội ngày xưa có bao nhiêu phố? Khoanh tròn chữ cái trước ý
đúng:
a. 16 phố b. 30 phố c. 36 phố
3. Đọc các tên phố sau đây, em hiểu ngày xưa phố đó chuyên làm hoặc bán mặt hàng gì?
Nối đúng:
A B
a. Phố Hàng Giày 1. chuyên làm và bán các loại nón
b. Phố Hàng Giấy 2. chuyên bán muối
c. Phố Hàng Gà 3. chuyên làm và sửa chữa đồ vàng bạc
hoặc bán vàng bạc.
d. Phố Hàng Bạc 4. chuyên bán gà, vịt, ngan ngỗng…
e. Phố Hàng Muối 5. chuyên làm và bán các loại giấy
g. Phố Hàng Nón 6. chuyên làm, sửa chữa và bán giày
dép
4. Bài ca dao ghép tên các phố ở Hà Nội thành thơ. Theo em, điều đó có ý nghĩa gì?
Khoanh tròn chữ cái trước ý em thích:
a. Phố phường Hà Nội là một bài thơ đẹp.
b. Hà Nội đẹp như một bài thơ.
c. Tác giả rất yêu mến Hà Nội.
d. Một ý kiến khác (nêu ý đó).
Phần II: Luyện tập
5. Em hãy gạch chân các từ chỉ địa điểm trong những câu thơ sau và cho biết các câu thơ
này nói về thành phố nào của nước ta?
“Ngọ Môn năm cửa chín lầu
Cột cờ ba bậc, Phú Văn Lâu hai tầng.
***
Đi mô cũng nhớ quê mình
Nhớ Hương Giang gió mát, nhớ Ngự Bình trăng thanh.”
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
6. Em hãy đặt câu cảm trong các trường hợp sau:
a. Em được bố mẹ đưa đi du lịch

.............................................................................................................................................
b. Em được chứng kiến một cảnh đẹp

.............................................................................................................................................
c. Cô giáo giao một bài tập khó, chỉ có mình bạn Lan giải được.

.............................................................................................................................................
7. Em hãy gạch chân dưới cụm từ trả lời cho câu hỏi “Bằng gì?”
a. Hằng ngày, em đi tới trường bằng xe đạp
b. Em vẽ tranh bằng bút màu sáp.
c. Ngôi nhà được xây bằng gạch rất chắc chắn.
d. Bằng sự cố gắng học tập, Lan đã đạt danh hiệu học sinh giỏi.

You might also like