Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

CÁC VẤN ĐỀ CỐT LÕI CỦA LỊCH SỬ VIỆT NAM 1858 - 1945

I/. Giai đoạn 1858-1896


1. Trình bày được bối cảnh quốc tế (bành trướng của chủ nghĩa thực dân
phương Tây ở các khu vực trên thế giới), quá trình nhòm ngó và âm mưu
xâm lược của thực dân Pháp đối với Việt Nam trước và trong năm 1858.
Giải thích được được nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, lý
giải được đó là một xu hướng tất yếu.
2. Nguyên nhân (hoàn cảnh), nội dung, hệ quả của các hiệp ước 1862, 1883,
1884.
3. Nguyên nhân thất bại của xu hướng canh tân đất nước ở Việt Nam trong
những năm cuối thế kỉ XIX.
4. Nguyên nhân (bối cảnh), các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu, đặc điểm, tính
chất của phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỷ XIX.
5. Bối cảnh, diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913).
II/. Giai đoạn 1897-1918
1. Nguyên nhân, nội dung, tác động (tới kinh tế, xã hội, phong trào dân tộc
dân chủ đầu thế kỷ XX) của chương trình khai thác thuộc địa đại quy mô
lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam (1897 – 1914). Giải thích
được các lý do khiến thực dân Pháp chú trọng đầu tư nhiều nhất vào lĩnh
vực khai mỏ và xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải trong cuộc
khai thác thuộc địa đại quy mô lần thứ nhất ở Việt Nam (1897 – 1914).
2. Phân tích bối cảnh ra đời, mục đích, tổ chức và những hoạt động tiêu biểu
của Đông Kinh Nghĩa Thục; Nguyên nhân, diễn biến chính của phong
trào chống thuế ở Trung Kỳ năm 1908; Quá trình hoạt động, tư tưởng cứu
nước của Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh; Nhận xét được điểm tích
cực, hạn chế trong tư tưởng cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Chu
Trinh.
3. Hoàn cảnh ra đời, nguồn gốc, địa vị kinh tế, thái độ chính trị của giai cấp
công nhân Việt Nam.
4. So sánh điểm giống và khác nhau giữa tư tưởng cứu nước của Phan Bội
Châu và Phan Chu Trinh; Những điểm khác nhau giữa phong trào yêu
nước chống Pháp cuối thế kỷ XIX (1885-1896) với phong trào yêu nước
20 năm đầu thế kỷ XX.
III/. Giai đoạn 1919-1930
1. Bối cảnh, nội dung, tác động (tới kinh tế, xã hội, phong trào yêu nước)
của cuộc khai thác thuộc địa đại quy mô lần thứ hai của thực dân Pháp ở
Việt Nam trong giai đoạn 1919 - 1929. Giải thích được nguyên nhân thực
dân Pháp chú trọng đầu tư khai thác nhiều nhất vào lĩnh vực nông nghiệp,
đặc biệt là đồn điền cao su.
2. Phân tích bối cảnh ra đời, thành phần, địa vị kinh tế và thái độ chính trị
của giai cấp tư sản Việt Nam trong giai đoạn 1919 – 1930; Diễn biến
chính của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản và
phong trào công nhân giai đoạn 1919 – 1930.
3. Bối cảnh ra đời, tổ chức và các hoạt động tiêu biểu của Hội Việt Nam
Cách mạng Thanh niên, Việt Nam Quốc Dân Đảng; Quá trình hoạt động
và vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam giai đoạn
1919 – 1930.
4. Quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; hoàn cảnh, nội dung của
Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930. Lý giải được sự
ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là bước ngoặt của cách mạng Việt
Nam. Làm rõ được điểm giống và khác nhau giữa bản Chính cương, Sách
lược vắn tắt với bản Luận cương tháng 10/1930 của Đảng Cộng sản Đông
Dương.
IV/. Giai đoạn 1930-1945
1. Hoàn cảnh, diễn biến chính, kết quả, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của
phong trào cách mạng 1930 – 1931, phong trào dân chủ 1936-1939.
2. Nguyên nhân, nội dung chuyển hướng chiến lược cách mạng của Đảng
Cộng sản Đông Dương tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương tháng
11/1939, Hội nghị Trung ương tháng 5/1941.
3. Hoàn cảnh ra đời, tổ chức, hoạt động tiêu biểu và vai trò của của Mặt trận
Việt Minh từ năm 1941 đến năm 1945.
4. Hoàn cảnh, diễn biến, tác động của sự kiện Nhật đảo chính Pháp ngày
9/3/1945 tới đường lối chỉ đạo của Đảng và phong trào cách mạng Việt
Nam.
5. Chính sách cai trị của Pháp – Nhật ở Việt Nam từ năm 1940 đến năm
1945.
6. Sự chuẩn bị mọi mặt của nhân dân Việt Nam tiến tới tổng khởi nghĩa
giành chính quyền vào tháng 8 năm 1945; Vấn đề thời cơ trong Cách
mạng tháng Tám năm 1945; Diễn biến chính của cuộc Tổng khởi nghĩa
giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945; Nguyên nhân
thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945.
7. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, vai trò của Mặt trận Việt
Minh đối với cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1941 – 1945.
8. Các sự kiện quốc tế tiêu biểu có tác động tới phong trào cách mạng Việt
Nam trong giai đoạn 1930 – 1945.

You might also like