Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 30

Jmu7mjjjjj

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP. HỒ CHÍ MINH

BÀI GIỮA KỲ

HỌC PHẦN: CHÍNH SÁCH VĂN HÓA THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

ĐỀ TÀI: CHÍNH SÁCH VỀ MỸ THUẬT, NHIẾP ẢNH VÀ TRIỂN LÃM

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : PGS. TS NGUYỄN THẾ DŨNG


TS. NGUYỄN HỒ PHONG
NHÓM THỰC HIỆN : NHÓM 4
LỚP : CH.QLVHK.13
NĂM HỌC : 2023 – 2025

TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 6 NĂM 2024

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP. HỒ CHÍ MINH

BÀI GIỮA KỲ

HỌC PHẦN: CHÍNH SÁCH VĂN HÓA THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

ĐỀ TÀI: CHÍNH SÁCH VỀ MỸ THUẬT, NHIẾP ẢNH VÀ TRIỂN LÃM

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : PGS. TS NGUYỄN THẾ DŨNG

TS. NGUYỄN HỒ PHONG

NHÓM THỰC HIỆN : NHÓM 4

LỚP : CH.QLVHK.13

NĂM HỌC : 2023 – 2025

TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 6 NĂM 2024


DANH SÁCH NHÓM

STT Họ và tên Lớp MSHV

1 Phạm Như Ngọc CH.QLVHK13 T23QL016

2 Vũ Thị Kim Ngọc CH.QLVHK13 T23QL017

3 Phạm Quỳnh Như CH.QLVHK13 T23QL018

4 Nguyễn Thị Hồng Nhung CH.QLVHK13 T23QL019

5 Nguyễn Ngọc Phát CH.QLVHK13 T23QL020


MỤC LỤC

A. MỞ ĐẦU.....................................................................................................1
B. NỘI DUNG.................................................................................................2
1. Nội dung cơ bản của chính sách.................................................................2
1.1. Hoạt động mỹ thuật..............................................................................2
1.2. Hoạt động nhiếp ảnh............................................................................2
1.3. Hoạt động triển lãm..............................................................................3
2. Nhận xét, đánh giá về những chính sách so với chủ trương, đường lối của
Đảng và yêu cầu thực tiễn..................................................................................4
2.1. Chính sách về hoạt động mỹ thuật.......................................................6
2.2. Chính sách về hoạt động nhiếp ảnh......................................................7
2.3. Chính sách về hoạt động triển lãm.......................................................8
3. Thực trạng thực hiện chính sách mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm ở Việt
Nam....................................................................................................................9
3.1. Mặt tích cực..........................................................................................9
3.2. Mặt hạn chế........................................................................................11
3.3. Liên hệ thực tế hoạt động mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm trên địa bàn
tỉnh Long An năm 2022................................................................................12
4. Mối liên hệ giữa chính sách về mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm của Việt
Nam với quốc tế...............................................................................................14
4.1. Mối liên hệ với Công ước Berne........................................................14
4.2. Mối liên hệ với Công ước về các biện pháp ngăn chặn xuất nhập khẩu
và chuyển giao trái phép quyền sở hữu tài sản văn hóa................................16
4.3. Mối liên hệ với Công ước bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu
đạt văn hóa....................................................................................................18
5. Đề xuất giải pháp......................................................................................19
5.1. Kiến nghị chung.................................................................................19
5.2. Kiến nghị về xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật......................20
5.3. Một vài kiến nghị về thể chế, chính sách...........................................20
C. KẾT LUẬN....................................................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................24
GVHD: PGS. TS NGUYỄN THẾ DŨNG HỌC PHẦN: CHÍNH SÁCH VH THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
TS. NGUYỄN HỖ PHONG

A. MỞ ĐẦU
Chính sách văn hóa của một quốc gia là nền tảng quan trọng giúp bảo tồn
và phát triển các giá trị văn hóa, nghệ thuật của dân tộc. Đối với Việt Nam, một
đất nước có bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa phong phú, các chính sách
văn hóa vừa là công cụ quản lý, vừa là phương tiện để khẳng định bản sắc dân
tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa. Trong lĩnh vực mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển
lãm, chính sách văn hóa Việt Nam xây dựng nhằm hướng đến mục tiêu bảo tồn
và phát huy các giá trị truyền thống, đồng thời khuyến khích sự sáng tạo, đổi
mới, và hội nhập quốc tế. Mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm không chỉ là những
hoạt động nghệ thuật đơn thuần, mà còn là những phương tiện quan trọng để ghi
lại, phản ánh và truyền tải các giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc. Trong bối
cảnh hiện nay, khi mà sự giao thoa văn hóa đang diễn ra mạnh mẽ, việc xây
dựng và thực thi các chính sách văn hóa phù hợp cho lĩnh vực mỹ thuật, nhiếp
ảnh và triển lãm càng trở nên cấp thiết. Trong những năm gần đây, các lĩnh vực
mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm ở Việt Nam đã có những bước phát triển đáng
kể, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân
dân, thúc đẩy giao lưu văn hóa quốc tế và quảng bá hình ảnh đất nước. Tuy
nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, vẫn còn tồn tại nhiều thách thức và
hạn chế cần được khắc phục. Để hiểu rõ hơn về vai trò của chính sách văn hóa
trong việc hỗ trợ và phát triển các lĩnh vực này, việc nghiên cứu và phân tích cụ
thể là vô cùng cần thiết. Chính vì vậy tiểu luận này của nhóm đi sâu vào phân
tích những chính sách văn hóa của Việt Nam trong lĩnh vực này, từ đó đề xuất
những giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của các chính sách này
trong thời gian tới. Qua đó, góp phần xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và phát triển bền vững trong thời kỳ hội nhập quốc
tế.

1
GVHD: PGS. TS NGUYỄN THẾ DŨNG HỌC PHẦN: CHÍNH SÁCH VH THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
TS. NGUYỄN HỖ PHONG

B. NỘI DUNG
1. Nội dung cơ bản của chính sách:
1.1. Hoạt động mỹ thuật
Nghị định 113/2013/NĐ-CP ngày 02/10/2013 về hoạt động mỹ thuật.
Trong nghị định đã nêu rõ những chính sách của Nhà nước trong công tác phát
triển mỹ thuật, những chính sách đó như sau:1

● Phát triển mỹ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng

nhu cầu đời sống tinh thần ngày càng cao của nhân dân, góp phần phát
triển kinh tế - xã hội, mở rộng giao lưu văn hóa với các nước.

● Bảo tồn và phát huy những giá trị của mỹ thuật truyền thống.

● Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động mỹ thuật theo quy

định của pháp luật.

● Hỗ trợ, đặt hàng, sáng tác các tác phẩm mỹ thuật có giá trị nghệ thuật

cao, tác động tốt đến đời sống xã hội.

● Tặng giải thưởng, phổ biến, giới thiệu và quảng bá các tác phẩm mỹ thuật

có giá trị nghệ thuật cao.

● Đào tạo tài năng mỹ thuật, nâng cao chất lượng giáo dục thẩm mỹ và mỹ

thuật trong hệ thống giáo dục quốc dân.

● Tài trợ cho hoạt động của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực mỹ thuật theo

định hướng của Nhà nước.

● Đầu tư, nâng cấp và xây dựng mới bảo tàng mỹ thuật, nhà triển lãm mỹ

thuật ở Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

1
Nghị định 113/2013/NĐ-CP ngày 02/10/2013 về hoạt động mỹ thuật

2
GVHD: PGS. TS NGUYỄN THẾ DŨNG HỌC PHẦN: CHÍNH SÁCH VH THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
TS. NGUYỄN HỖ PHONG

1.2. Hoạt động nhiếp ảnh


Nghị định 72/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 về hoạt động nhiếp ảnh. Trong
nghị định đã chỉ rõ những chính sách của Nhà nước như sau:2

● Nhà nước đầu tư hỗ trợ sáng tác, đặt hàng sáng tác, sưu tầm, lưu trữ tác

phẩm nhiếp ảnh có giá trị cao, phục vụ những nhiệm vụ xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc.

● Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham

gia hoạt động nhiếp ảnh và phát triển thị trường nhiếp ảnh theo quy định
của pháp luật; khuyến khích ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt
động nhiếp ảnh.

● Căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội của từng thời kỳ mà nhà nước có

chính sách hỗ trợ, đầu tư cho hoạt động nhiếp ảnh.

1.3. Hoạt động triển lãm


Những chính sách của Nhà nước về hoạt động triển lãm đã được quy định
trong Nghị định 23/2019/NĐ-CP ngày 26/02/20193:

 Nhà nước khuyến khích hoạt động triển lãm được phát triển. Phải đảm
bảo tuân thủ quy định về nội dung, không vi phạm các quy định về mặt
văn hóa, an ninh, trật tự, an toàn xã hôi, đảm bảo vệ sinh môi trường.
 Các doanh nghiệp tổ chức triển lãm phải có năng lực tài chính và kinh
nghiệm tổ chức.
 Để tổ chức triển lãm, các tổ chức, cá nhân cần phải xin giấy phép từ cơ
quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
 Các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền sẽ giám sát, kiểm tra và xử
lý các hành vi vi phạm trong quá trình tổ chức triển lãm.

2
Nghị định 72/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 về hoạt động nhiếp ảnh.
3
Nghị định 23/2019/NĐ-CP ngày 26/02/2019 về hoạt động triển lãm
3
GVHD: PGS. TS NGUYỄN THẾ DŨNG HỌC PHẦN: CHÍNH SÁCH VH THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
TS. NGUYỄN HỖ PHONG

 Chính phủ có các chính sách hỗ trợ về kinh phí, cơ sở hạ tầng, và các
chương trình hợp tác quốc tế để phát triển hoạt động triển lãm.

Ngoài 03 Nghị định chuyên ngành, năm 2022, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh
và Triển lãm còn tham mưu ban hành các Thông tư hướng dẫn liên quan như:
Thông tư số 01/2018/TT-BVHTTDL ngày 18/01/2018 Quy định chi tiết thi hành
một số điều tại Nghị định 113/2013/NĐ-CP ngày 02/10/2013 của Chính phủ về
hoạt động mỹ thuật; Thông tư số 06/2019/TT-BVHTTDL ngày 01/8/2019 về
Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định nội dung triển lãm;
Thông tư số 08/2020/TT-BVHTTDL ngày 10/11/2020 Ban hành định mức kinh
tế - kỹ thuật phần mỹ thuật trong xây dựng công trình tượng đài và phù điêu.
Việc ban hành Thông tư số 08/2020/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch là rất cần thiết, đã và đang góp phần quan trọng trong việc thực hiện
quản lý nhà nước xây dựng tượng đài tại các địa phương nói riêng và trên cả
nước nói chung, đảm bảo về mặt chuyên môn mỹ thuật, quy trình xây dựng, để
công trình tượng đài đạt chất lượng về nghệ thuật và kỹ thuật tượng đài trong
tình hình thực tế hiện nay. Ngoài ra, còn có các văn bản quản lý ngành khác
nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực mỹ thuật, nhiếp ảnh
và triển lãm.

Ngoài ra, các văn bản quản lý ngành khác nhằm tăng cường công tác quản
lý nhà nước như: Quyết định số 138/QĐ-MTNATL ngày 01/10/2018 về Quy
chế hoạt động giám định tác phẩm mỹ thuật- tác phẩm nhiếp ảnh; Quyết định số
4145/QĐ-BVHTTDL ngày 22/11/2019 ban hành Quy định tiêu chí, tiêu chuẩn,
nội dung, quy trình cung cấp dịch vụ, định mức kinh tế - kỹ thuật tổ chức thi,
liên hoan, triển lãm tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh phục vụ nhiệm vụ chính trị;
Công văn số 3671/BVHTTDL-MTNATL ngày 31/8/2017 về việc tăng cường
công tác quản lý nhà nước trong xây dựng tượng đài; Công văn số
1313/BVHTTDL-MTNATL NGÀY 03/4/2018 về việc tượng, biểu tượng đặt tại

4
GVHD: PGS. TS NGUYỄN THẾ DŨNG HỌC PHẦN: CHÍNH SÁCH VH THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
TS. NGUYỄN HỖ PHONG

cơ quan, đơn vị, khu du lịch, địa điểm công cộng có nội dung và hình thức
không phù hợp với văn hóa Việt Nam,…..

2. Nhận xét, đánh giá về những chính sách so với chủ trương, đường lối
của Đảng và yêu cầu thực tiễn
Mỹ thuật, Nhiếp ảnh, Triển lãm là các lĩnh vực nghệ thuật trong đó đề cao
tính sáng tạo của cá nhân cụ thể là các nghệ sĩ. Trong sự nghiệp công nghiệp hóa
hiện đại hóa đất nước, các ngành, lĩnh vực tham gia hoạt động kinh tế, xã hội có
xu hướng chuyển sang hoạt động với tư duy công nghiệp. Lĩnh vực Mỹ thuật,
Nhiếp ảnh, Triển lãm không nằm ngoài xu hướng đó. Trong Chiến lược phát
triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam, các lĩnh vực này được xem là
các “ngành kinh tế dịch vụ quan trọng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh
tế và giải quyết việc làm thông qua việc sản xuất ngày càng nhiều sản phẩm,
dịch vụ văn hóa đa dạng, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ,
tiêu dùng văn hóa của người dân trong nước và xuất khẩu; góp phần quảng bá
hình ảnh đất nước, con người Việt Nam; xác lập được các thương hiệu sản
phẩm, dịch vụ văn hóa”. Theo đó, mục tiêu phấn đấu của ngành Mỹ thuật, Nhiếp
ảnh, Triển lãm đến năm 2020 doanh thu đạt khoảng 80 triệu USD, đến năm
2030 doanh thu đạt khoảng 125 triệu USD. Triển khai Chiến lược, Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch ban hành Kế hoạch theo Quyết định số 5605/QĐ-
BVHTTDL ngày 29/7/2018. Trong đó có các nhiệm vụ đối với lĩnh vực Mỹ
thuật, Nhiếp ảnh, Triển lãm. Cụ thể, các nhiệm vụ chính đối với ngành công
nghiệp văn hóa này sẽ do Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm thực hiện bao
gồm:

● Xây dựng cơ sở dữ liệu ngành Mỹ thuật, Nhiếp ảnh, Triển lãm

● Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

● Quảng bá thương hiệu quốc gia cho ngành Mỹ thuật, Nhiếp ảnh, Triển

lãm
5
GVHD: PGS. TS NGUYỄN THẾ DŨNG HỌC PHẦN: CHÍNH SÁCH VH THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
TS. NGUYỄN HỖ PHONG

● Đề án xây dựng thương hiệu quốc gia cho ngành Mỹ thuật, Nhiếp ảnh,

Triển lãm.

Như vậy, về cơ bản chính sách để phát triển ngành Mỹ thuật, Nhiếp ảnh,
Triển lãm để trở thành một ngành công nghiệp văn hóa đã được sự quan tâm của
Đảng và Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Bản
quyền tác giả là cơ quan đầu mối, theo dõi, đôn đốc và từng bước triển khai
nhiệm vụ chung về công nghiệp văn hóa. Bộ VHTTDL đã phê duyệt 2 Đề án
Xây dựng, quảng bá thương hiệu quốc gia “Festival Nhiếp ảnh quốc tế Việt
Nam” và "Nghệ thuật sơn mài Việt Nam" giai đoạn 2020 - 2030.

Theo quyết định số 1253/QĐ-TTg, ngày 25-7-2014, của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển mỹ thuật đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030 chỉ rõ, phát triển mỹ thuật nhằm góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn
diện, hướng đến chân, thiện, mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân
chủ, khoa học; đóng góp cho phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế; bảo tồn và
phát huy các giá trị mỹ thuật truyền thống; đồng thời, xây dựng và phát triển các
giá trị mỹ thuật hiện đại; đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động mỹ thuật nhằm huy
động các nguồn lực đầu tư phát triển mỹ thuật.

2.1. Chính sách về hoạt động mỹ thuật

● Những ưu điểm:

- Chính sách đã khuyến khích sáng tạo và bảo tồn văn hóa truyền thống
bằng cách: Phát triển tài năng nghệ thuật và đào tạo nghệ sĩ trẻ thông qua
các trường đại học, học viện nghệ thuật và các cuộc thi mỹ thuật. Bên
cạnh đó đường lối của Đảng và nhà nước đã nhấn mạnh phải bảo tồn và
phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.
- Đầu tư cơ sở hạ tầng và nguồn lực: Chính sách cho thấy sự quan tâm của
Nhà nước trong cung cấp hỗ trợ tài chính cho các dự án nghệ thuật, xây
6
GVHD: PGS. TS NGUYỄN THẾ DŨNG HỌC PHẦN: CHÍNH SÁCH VH THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
TS. NGUYỄN HỖ PHONG

dựng bảo tàng, phòng triển lãm và các sự kiện nghệ thuật quan trọng.
Đồng thời chính sách còn đề cập đến vấn đề phát triển cơ sở hạ tầng đầu
tư, nâng cấp và xây dựng mới bảo tàng mỹ thuật, nhà triển lãm mỹ thuật ở
Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Chính sách tạo điều kiện cho mỹ thuật Việt Nam được mở rộng giao lưu
và hợp tác quốc tế bằng cách tạo điều kiện cho nghệ sĩ Việt Nam tham gia
các sự kiện nghệ thuật quốc tế, đồng thời đón nhận các tác phẩm và triển
lãm từ nước ngoài, giúp nghệ thuật Việt Nam tiếp cận và hòa nhập với các
xu hướng toàn cầu.

● Những điểm còn hạn chế:

- Thiếu nguồn lực và cơ sở vật chất ở các khu vực xa trung tâm: Nhiều khu
vực, đặc biệt là ở nông thôn và các tỉnh lẻ, chưa được đầu tư đúng mức về
cơ sở hạ tầng và các chương trình nghệ thuật, dẫn đến sự phát triển không
đồng đều.
- Hạn chế trong việc tiếp cận và phát triển tài năng trẻ: Thiếu chương trình
hỗ trợ cụ thể: Một số chính sách chưa đủ cụ thể và thiết thực để phát hiện
và phát triển tài năng trẻ trong lĩnh vực mỹ thuật, đặc biệt là ở những khu
vực ít điều kiện.
- Kiểm soát và giới hạn trong sáng tác nghệ thuật: Một số quy định và kiểm
duyệt đã hạn chế sự tự do sáng tác của nghệ sĩ, từ đó ảnh hưởng đến sự đa
dạng và sáng tạo trong nghệ thuật. Một số nghệ sĩ gặp phải áp lực từ các
quy chuẩn xã hội và văn hóa, dẫn đến việc tác phẩm nghệ thuật bị hạn chế
trong thể hiện các quan điểm, ý tưởng mới lạ hoặc tranh cãi.
- Chưa chú trọng đúng mức đến giáo dục mỹ thuật: Giáo dục mỹ thuật
trong trường học chưa được chú trọng và phát triển đầy đủ, gây ra sự
thiếu hiểu biết và quan tâm đến nghệ thuật từ nhỏ.

7
GVHD: PGS. TS NGUYỄN THẾ DŨNG HỌC PHẦN: CHÍNH SÁCH VH THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
TS. NGUYỄN HỖ PHONG

2.2. Chính sách về hoạt động nhiếp ảnh

● Những ưu điểm:

- Đồng bộ với mục tiêu chung của Đảng và Nhà nước: Chính sách phát
triển nhiếp ảnh Việt Nam nhất quán với đường lối chủ trương của Đảng
và Nhà nước trong việc xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc tiên
tiến, đậm đà bản sắc. Nhiếp ảnh được xác định là một công cụ quan trọng
để phản ánh hiện thực đời sống, tuyên truyền và giáo dục, góp phần nâng
cao đời sống tinh thần cho nhân dân.
- Chính sách đã đề ra nhiều định hướng cụ thể nhằm phát triển nhiếp ảnh
trên nhiều lĩnh vực, như:
+ Nâng cao chất lượng sáng tác: khuyến khích sáng tạo nghệ thuật, đổi
mới về nội dung và hình thức thể hiện, phát hiện và bồi dưỡng nhân tài.
+ Phát triển đa dạng các thể loại nhiếp ảnh: bao gồm nhiếp ảnh báo chí,
nhiếp ảnh nghệ thuật, nhiếp ảnh khoa học, v.v.
+ Mở rộng hoạt động giao lưu quốc tế: tham gia các liên hoan ảnh quốc
tế, tổ chức triển lãm ảnh trong và ngoài nước.
+ Ứng dụng công nghệ: đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào lĩnh
vực nhiếp ảnh, nâng cao chất lượng hình ảnh và hiệu quả công tác tuyên
truyền.
- Nhờ những định hướng đúng đắn, nhiếp ảnh Việt Nam đã đạt được nhiều
thành tựu đáng kể trong những năm qua. Nhiều tác phẩm nhiếp ảnh Việt
Nam đã đoạt giải cao tại các liên hoan ảnh quốc tế. Nhiếp ảnh đóng vai
trò quan trọng trong việc giới thiệu hình ảnh đất nước và con người Việt
Nam đến bạn bè quốc tế.

● Những điểm còn hạn chế:

- Thiếu nguồn lực và cơ sở hạ tầng: Ngân sách dành cho phát triển nhiếp
ảnh còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Thiếu các cơ sở đào

8
GVHD: PGS. TS NGUYỄN THẾ DŨNG HỌC PHẦN: CHÍNH SÁCH VH THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
TS. NGUYỄN HỖ PHONG

tạo nhiếp ảnh chuyên nghiệp, bài bản. Hệ thống trang thiết bị phục vụ cho
hoạt động nhiếp ảnh còn thiếu thốn.
- Cơ chế quản lý chưa đồng bộ: Việc quản lý hoạt động nhiếp ảnh chưa
thống nhất, dẫn đến tình trạng "nhiễu loạn thị trường". Việc kiểm duyệt,
cấp phép cho các hoạt động nhiếp ảnh còn nhiều thủ tục rườm rà, gây khó
khăn cho các nhiếp ảnh gia. Chưa có giải pháp hiệu quả để bảo vệ bản
quyền tác phẩm nhiếp ảnh.
- Hạn chế về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Đào tạo và phát triển
nhân lực trong lĩnh vực nhiếp ảnh còn chưa đáp ứng đủ nhu cầu, dẫn đến
thiếu hụt nhân lực có trình độ cao và chuyên nghiệp. Tiềm năng phát triển
của nhiếp ảnh Việt Nam còn rất lớn, nhưng chưa được khai thác hết.

2.3. Chính sách về hoạt động triển lãm

● Những điểm tích cực:

- Phù hợp với đường lối chủ trương của Đảng và nhà nước: Chính sách phát
triển triển lãm được xây dựng trên cơ sở đường lối chủ trương của Đảng
và nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế. Do đó, chính
sách này đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp, thu hút đầu tư nước ngoài, quảng bá thương hiệu
quốc gia và tạo việc làm cho người lao động.
- Nhờ có chính sách phát triển triển lãm hiệu quả, số lượng và quy mô các
hội chợ triển lãm được tổ chức trong nước và quốc tế ngày càng tăng. Các
hội chợ triển lãm đã thu hút được đông đảo khách tham quan và doanh
nghiệp tham dự, góp phần thúc đẩy giao thương, hợp tác kinh tế và quảng
bá hình ảnh đất nước. Gần đây nhất có thể kể đến triển lãm tranh
VanGogh được tổ chức tại TP.HCM
- Triển lãm nghệ thuật và văn hóa giúp thúc đẩy giao lưu và hợp tác quốc
tế, nâng cao vị thế và hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế. Thông

9
GVHD: PGS. TS NGUYỄN THẾ DŨNG HỌC PHẦN: CHÍNH SÁCH VH THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
TS. NGUYỄN HỖ PHONG

qua các triển lãm quốc tế, Việt Nam có cơ hội học hỏi từ các quốc gia
khác về tổ chức sự kiện và phát triển nghệ thuật.

● Những điểm hạn chế:

- Thiếu hụt nguồn kinh phí và cơ sở hạ tầng làm cho triển lãm chưa phát
huy hết tiềm năng: Do một số nguyên nhân như thiếu nguồn lực, hạ tầng
chưa đáp ứng, công tác xúc tiến thương mại còn hạn chế,... mà tiềm năng
của hoạt động triển lãm vẫn chưa được phát huy hết.
- Chưa có sự đồng bộ trong quy hoạch triển lãm: Một số chính sách quản lý
và phát triển triển lãm còn thiếu sự đồng bộ và chưa được triển khai hiệu
quả, dẫn đến tình trạng tổ chức triển lãm manh mún, thiếu tính liên. Chưa
có một quy hoạch dài hạn và chiến lược phát triển triển lãm cụ thể, dẫn
đến việc thiếu tầm nhìn và chiến lược rõ ràng.
- Nguồn nhân lực và chất lượng tại những hội chợ triển lãm còn hạn chế:
Ngành triển lãm còn thiếu hụt nhân lực chuyên môn có kỹ năng và kinh
nghiệm, ảnh hưởng đến chất lượng tổ chức và quản lý các sự kiện triển
lãm. Một số hội chợ triển lãm được tổ chức chưa chuyên nghiệp, thiếu
tính quốc tế, chưa thu hút được nhiều khách tham quan và doanh nghiệp
tham dự.

3. Thực trạng thực hiện chính sách mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm ở
Việt Nam
3.1. Mặt tích cực
Có nhiều chính sách được ban hành: Chính phủ đã ban hành nhiều chính
sách, chiến lược phát triển mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030, thể hiện sự quan tâm của nhà nước đối với lĩnh vực này.
Tiêu biểu như: Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 1755/QĐ-TTg năm
2016). Đề án phát triển mỹ thuật Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm

10
GVHD: PGS. TS NGUYỄN THẾ DŨNG HỌC PHẦN: CHÍNH SÁCH VH THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
TS. NGUYỄN HỖ PHONG

2030 (Quyết định số 890/QĐ-TTg năm 2020. Chương trình hỗ trợ phát triển thị
trường mỹ thuật Việt Nam (Quyết định số 1198/QĐ-BVHTTDL năm 2021)
- Các hoạt động sự nghiệp được Cục Mỹ Thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, tổ
chức, triển khai theo hướng đổi mới, chuyên nghiệp, hiệu quả, mới mẻ về
hình thức tổ chức và nghệ thuật với nhiều nội dung về các vấn đề của
cuộc sống đương đại, vẻ đẹp con người, văn hóa, phong cảnh đất nước,
thể hiện sự năng động, hội nhập, khát vọng và tiềm năng phát triển của
Việt Nam.
- Các hoạt động mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm diễn ra ngày càng sôi nổi,
thu hút đông đảo người tham gia. Các hội thi, liên hoan, festival mỹ thuật,
nhiếp ảnh được tổ chức thường xuyên ở các cấp địa phương và quốc gia.
Các hoạt động triển lãm nghệ thuật được tổ chức thường xuyên tại các
thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng... Tuy nhiên, quy
mô và chất lượng của các triển lãm còn chưa đồng đều.
- Xuất hiện nhiều tác phẩm nghệ thuật chất lượng cao, nhiều tác phẩm nghệ
thuật Việt Nam đã đạt giải thưởng cao trong các cuộc thi quốc tế, khẳng
định vị thế của mỹ thuật Việt Nam trên trường quốc tế. Việc giao lưu, hợp
tác quốc tế trong lĩnh vực này đạt được nhiều dấu ấn. Trong những năm
qua, nhiều triển lãm, chương trình giao lưu nghệ thuật đã được tổ chức tại
nước ngoài, như tại Anh, Pháp, Nga, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản…
- Thị trường mỹ thuật Việt Nam đang dần phát triển, thu hút sự tham gia
của nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp.
- Sự quan tâm của công chúng đối với mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm ngày
càng tăng, nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của người dân ngày càng cao,
đặc biệt là giới trẻ.
3.2. Mặt hạn chế
- Nguồn ngân sách dành cho hoạt động mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm còn
hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.

11
GVHD: PGS. TS NGUYỄN THẾ DŨNG HỌC PHẦN: CHÍNH SÁCH VH THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
TS. NGUYỄN HỖ PHONG

- Ở một số địa phương Ủy ban nhân dân chưa phân cấp phép lĩnh vực mỹ
thuật, nhiếp ảnh cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, một số Sở Văn hóa
và Thể thao chưa có đủ đội ngũ cán bộ chuyên môn dẫn đến tình trạng
một số trường hợp thẩm định, cấp phép triển lãm mỹ thuật, triển lãm
nhiếp ảnh cho các tổ chức, cá nhân còn gặp khó khăn, chậm trễ, chưa tốt.
- Cơ sở vật chất và trang thiết bị còn thiếu thốn thể hiện ở chỗ nhiều địa
phương còn thiếu các phòng tranh, bảo tàng, trung tâm nghệ thuật để tổ
chức các hoạt động mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm.
- Nhân lực hoạt động trong lĩnh vực mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm còn yếu
dẫn đến thiếu hụt các nhà quản lý, cán bộ chuyên môn, giảng viên, nghệ sĩ
có trình độ cao. Tình trạng vi phạm bản quyền trong nhiếp ảnh, nạn sao
chép tranh không đúng quy định vẫn đang là vấn đề nhức nhối hiện nay.
- Hiện nay, còn một số công trình tượng đài được xây dựng chưa xin cấp
phép, chất lượng nghệ thuật của một số tượng đài còn yếu, chưa phù hợp
với cảnh quan môi trường, chưa phát huy được hiệu quả thẩm mỹ, công
tác bảo dưỡng chưa được chú trọng. Nhiều địa phương hiện còn gặp nhiều
khó khăn trong công tác quản lý cấp phép các công trình tượng tôn giáo,
tượng ngoài trời xây dựng ở trong khuôn viên của gia đình, cá nhân.
- Công tác quảng bá mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm đến công chúng còn hạn
chế, chưa thu hút được sự chú ý của đông đảo người dân.
- Công tác xã hội hóa cho lĩnh vực này còn gặp nhiều khó khăn, chưa xây
dựng được thị trường trong nước. Công tác xã hội hóa mỹ thuật, nhiếp
ảnh, triển lãm cần được quan tâm bởi việc tiêu thụ tác phẩm chính là động
lực thúc đẩy sự sáng tạo của các nghệ sĩ, góp phần đưa mỹ thuật, nhiếp
ảnh, triển lãm phục vụ nhu cầu thưởng thức văn hóa của quần chúng nhân
dân.
3.3. Liên hệ thực tế hoạt động mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm trên địa
bàn tỉnh Long An năm 2022
● Những điểm tích cực:
12
GVHD: PGS. TS NGUYỄN THẾ DŨNG HỌC PHẦN: CHÍNH SÁCH VH THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
TS. NGUYỄN HỖ PHONG

- Trong năm 2022, hoạt động mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm của tỉnh đang
dần hồi phục và có nhiều khởi sắc sau 02 năm đại dịch Covid-19, góp
phần nâng cao thị hiếu thẩm mỹ, giới thiệu và tôn vinh các giá trị văn hóa
truyền thống, quảng bá hình ảnh, con người và tiềm năng của địa phương
nói chung và của đất nước nói riêng.
- Sở VHTTDL đã chủ động triển khai, thực hiện có hiệu quả các chỉ đạo
của UBND tỉnh và Bộ VHTTDL về hoạt động mỹ thuật, nhiếp ảnh triển
lãm trên địa bàn tỉnh.
- Tích cực triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến Nghị định
113/2013/NĐ-CP và các văn bản pháp luật có liên quan, trong đó chú
trọng vào các cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực mỹ thuật như hội
họa, đồ họa, điêu khắc, kiến trúc.
- Đăng tải nội dung Nghị định 113/2013/NĐ-CP trên Website của Sở VH,
TT và DL nhằm giúp cho cán bộ, công chức, viên chức và người dân tiếp
cận nội dung Nghị định một cách nhanh chóng, tiện lợi qua đó giúp mọi
người nâng cao trình độ hiểu biết về pháp luật trong lĩnh vực hoạt động
mỹ thuật.
- Năm 2022, Sở VHTTDL Tỉnh đã ban hành các văn bản thực hiện chức
năng quản lý nhà nước trên lĩnh vực mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm như:
+ Báo cáo số 1743/BC-SVHTTDL ngày 13/7/2022 đánh giá về tình hình
thi hành Nghị định 113/2013/NĐ-CP ngày 02/10/2013 của Chính phủ về
hoạt động mỹ thuật.
+ Quyết định số 2608/QĐ-SVHTTDL ngày 13/10/2022 phê duyệt nội
dung tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm nhiếp ảnh nhập khẩu.
+ Văn bản số 2673/SVHTTDL-QLVHGĐ ngày 20/10/2022 về việc thực
hiện Chỉ thị số 274/CT-BVHTTDL ngày 23/9/2022 của Bộ trưởng Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
+ Văn bản số 2745/SVHTTDL-QLVHGD ngày 27/10/2022 về việc góp ý
dự thảo Thông tư quy định tiêu chí, tiêu chuẩn, chất lượng, định mức kinh
13
GVHD: PGS. TS NGUYỄN THẾ DŨNG HỌC PHẦN: CHÍNH SÁCH VH THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
TS. NGUYỄN HỖ PHONG

tế - kỹ thuật tổ chức thi, liên quan, triển lãm tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh
phục vụ nhiệm vụ chính trị
- Để kịp phát huy những mặt tích cực, đồng thời chấn chỉnh các hiện tượng
tiêu cực trong hoạt động mỹ thuật, Sở VH, TT và DL đã chủ động phối
hợp với các Sở, ngành có liên quan tăng cường công tác quản lý nhà nước
đối với hoạt động mỹ thuật theo tinh thần Nghị định số 113/2013/NĐ-CP
và các văn bản pháp luật liên quan như Thông tư 01/2018/TT-BVHTTDL
ngày 18/01/2018 của Bộ VHTTDL quy định chi tiết thi hành một số điều
tại Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính
phủ về hoạt động mỹ thuật; Công văn số 3671/BVHTTDL-MTNATL
ngày 31/8/2017 của Bộ VHTTDL về việc tăng cường công tác quản lý nhà
nước trong xây dựng tượng đài; Nghị định số 23/2019/NĐ-CP 26/02/2019
của Chính phủ về hoạt động triển lãm; Luật Xây dựng số 50/2014/QH13.
- Những hoạt động tại trung tâm văn hóa nghệ thuật Tỉnh:

+ Triển lãm “Long An quê hương tôi” với 200 ảnh về thành tựu kinh tế -
văn hóa – xã hội của tỉnh; ảnh với chủ đề “Long An quê hương tôi”; ảnh
đẹp du lịch Long An; hình ảnh, sản phẩm, ấn phẩm du lịch của vùng.

+ Triển lãm không gian Thư pháp “Thăng hoa cùng Thư pháp Việt”: tổ
chức không gian trưng bày tranh chữ thư pháp, nghệ nhân thể hiện bút
pháp điêu luyện và cho chữ trong ngày hội của Tuần Văn hóa – Du lịch
tỉnh Long An.

- Những hoạt động của chi hội nhiếp ảnh:

+ Tham mưu tổ chức tốt Cuộc thi ảnh nghệ thuật “Long An quê hương
tôi” lần thứ 34 năm 2022 có 27 tác giả tham gia với 244 tác phẩm dự thi.

+ Tổ chức 05 chuyến sáng tác trong tỉnh và 02 chuyến sáng tác ngoài tỉnh
với trên 100 lượt hội viên tham dự.

+ Có 12 hội viên tham dự các cuộc thi trong tỉnh, khu vực ĐBSCL và
toàn quốc đạt 41 giải thưởng các loại. Ngoài ra còn có một số hội viên đạt
14
GVHD: PGS. TS NGUYỄN THẾ DŨNG HỌC PHẦN: CHÍNH SÁCH VH THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
TS. NGUYỄN HỖ PHONG

giải tại các cuộc thi do các ngành Trung ương và tỉnh tổ chức.

- Chi hội Mỹ thuật: hiện nay Chi hội có 27 hoạ sĩ (18 hoạ sĩ Hội mỹ thuật
địa phương, 9 họa sĩ Hội mỹ thuật Trung ương), 01 nhà điêu khắc Hội mỹ
thuật Trung ương.

● Những điểm còn khó khăn, hạn chế:


- Đời sống vật chất của các văn nghệ sĩ trong tỉnh còn gặp nhiều khó khăn
nên việc sáng tác mỹ thuật. nhiếp ảnh, điêu khắc còn hạn chế
- Công tác tuyên truyền về lĩnh vực mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm còn lồng
ghép, chưa thường xuyên và liên tục
- Cán bộ phụ trách công tác mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm còn kiêm nhiệm
nhiều nhiệm vụ thuộc lĩnh vực khác.

4. Mối liên hệ giữa chính sách về mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm của
Việt Nam với quốc tế
4.1. Mối liên hệ với Công ước Berne

Là thành viên của Công ước Berne về Bảo hộ các Tác phẩm Văn học
Nghệ thuật chính vì vậy những chính sách của Việt Nam trong lĩnh vực mỹ
thuật, nhiếp ảnh, triển lãm có nhiều nét tương đồng với công ước. Trong công
ước có quy định những tác phẩm được bảo hộ: 1. Tác phẩm văn học và nghệ
thuật; 2. Khả năng yêu cầu sự định hình; 3. Tác phẩm phái sinh; 4. Văn bản
chính thức; 5. Sưu tập; 6. Nghĩa vụ bảo hộ, chủ thể hưởng sự bảo hộ; 7. Tác
phẩm mĩ thuật ứng dụng và kiểu dáng công nghiệp; 8. Tin tức 4. Vậy sự tương
đồng của chính sách nước ta và công ước Berne được thể hiện như thế nào trong
chính sách về mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm:

● Bảo hộ quyền tác giả: Công ước Berne nhấn mạnh vào việc bảo hộ quyền

tác giả cho các tác phẩm văn học, nghệ thuật, bao gồm mỹ thuật, nhiếp
ảnh. Quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản, đảm bảo
tác giả có quyền kiểm soát việc sử dụng tác phẩm của mình. Với chính
4
Công ước Berne về Bảo hộ các Tác phẩm Văn học Nghệ thuật
15
GVHD: PGS. TS NGUYỄN THẾ DŨNG HỌC PHẦN: CHÍNH SÁCH VH THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
TS. NGUYỄN HỖ PHONG

sách Việt Nam đã có luật Sở hữu trí tuệ 2005 và các văn bản quy phạm
pháp luật liên quan cũng quy định về bảo hộ quyền tác giả cho các tác
phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh. Quyền tác giả được bảo hộ đầy đủ, bao gồm
quyền nhân thân và quyền tài sản, tương tự như Công ước Berne.

● Chống sao chép trái phép: Công ước Berne cấm sao chép trái phép tác

phẩm mà chưa được tác giả ủy quyền. Các hành vi sao chép, dịch thuật,
chuyển thể, biểu diễn, ghi âm, ghi hình,... tác phẩm mà không có sự đồng
ý của tác giả đều bị cấm. Vơi chính sách Việt Nam hiện nay cấm sao
chép, sử dụng tác phẩm mà chưa được tác giả ủy quyền. Các hành vi vi
phạm quyền tác giả sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật, bao gồm biện
pháp dân sự, hành chính và hình sự.

● Thúc đẩy sáng tạo nghệ thuật: Mục đích của Công ước Berne là tạo môi

trường thuận lợi cho việc sáng tạo nghệ thuật, khuyến khích các tác giả
sáng tác và công bố tác phẩm của mình. Các chính sách mỹ thuật, nhiếp
ảnh, triển lãm của Việt Nam cũng hướng đến mục tiêu thúc đẩy sáng tạo
nghệ thuật, khuyến khích các nghệ sĩ sáng tác và giới thiệu tác phẩm của
mình đến công chúng.

● Thời gian bảo hộ: Công ước Berne quy định thời hạn bảo hộ quyền tác giả

là suốt đời tác giả cộng thêm 50 năm sau khi tác giả qua đời. Luật Sở hữu
trí tuệ của Việt Nam quy định thời hạn bảo hộ là suốt đời tác giả và 50
năm sau khi tác giả qua đời đối với các tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh

● Quyền tự động bảo hộ: Theo Công ước Berne, bảo hộ quyền tác giả được

áp dụng tự động mà không cần phải đăng ký. Ở Việt Nam, quyền tác giả
cũng được bảo hộ tự động mà không cần thủ tục đăng ký, mặc dù việc
đăng ký vẫn được khuyến khích để làm bằng chứng cho các tranh chấp
pháp lý.

16
GVHD: PGS. TS NGUYỄN THẾ DŨNG HỌC PHẦN: CHÍNH SÁCH VH THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
TS. NGUYỄN HỖ PHONG

● Nguyên tắc đối xử giữa các quốc gia trong Liên hiệp: Công ước Berne áp

dụng nguyên tắc đối xử công bằng với các quốc gia trong Liên hiệp, theo
đó mỗi quốc gia trong Liên hiệp phải đảm bảo quyền bảo hộ các tác phẩm
của các tác giả nước ngoài sự bảo hộ không khác gì các tác phẩm của
chính quốc gia đó. Việt Nam hiện đang tuân thủ theo nguyên tắc này, bảo
hộ các tác phẩm mỹ thuật và nhiếp ảnh của các tác giả nước ngoài theo
các quy định của luật pháp Việt Nam

Tuy nhiên, cũng có một số điểm khác biệt giữa Công ước Berne và chính
sách Việt Nam, ví dụ như:

● Phạm vi bảo hộ tác phẩm: Công ước Berne chỉ bảo hộ cho các tác phẩm

văn học, nghệ thuật được thể hiện dưới dạng cụ thể, trong khi chính sách
Việt Nam có thể bảo hộ cho cả các tác phẩm được thể hiện dưới dạng trừu
tượng.

● Quy định về bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền tác giả: Công ước

Berne chỉ quy định về bồi thường thiệt hại thực tế, trong khi chính sách
Việt Nam quy định bồi thường thiệt hại bao gồm cả thiệt hại tinh thần.

4.2. Mối liên hệ với Công ước về các biện pháp ngăn chặn xuất nhập
khẩu và chuyển giao trái phép quyền sở hữu tài sản văn hóa

Cùng với công ước Berne Việt Nam còn là thành viên tham gia vào “
Công ước về các biện pháp ngăn chặn xuất nhập khẩu và chuyển giao trái phép
quyền sở hữu tài sản văn hóa” - Các Quốc gia thành viên của Công ước nhận
thấy việc xuất nhập khẩu và chuyển giao trái phép quyền sở hữu tài sản văn hoá
là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng cạn kiệt nguồn di sản
văn hoá ở các quốc gia sở hữu tài sản này và hợp tác quốc tế là một trong những
cách hiệu quả nhất nhằm bảo vệ tài sản văn hoá trước những nguy cơ đó. Vì

17
GVHD: PGS. TS NGUYỄN THẾ DŨNG HỌC PHẦN: CHÍNH SÁCH VH THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
TS. NGUYỄN HỖ PHONG

mục tiêu này, các Quốc gia thành viên đấu tranh chống lại các hoạt động xuất
nhập khẩu và chuyển giao trái phép quyền sở hữu tài sản văn hoá bằng mọi biện
pháp có thể, cụ thể là loại trừ tận gốc các nguyên nhân, chấm dứt các hành vi vi
phạm còn tồn tại và hỗ trợ các nỗ lực sửa chữa cần thiết. 5 Sau khi tham gia vào
công ước này Việt Nam đã có những chính sách nào để bảo vệ tài sản văn hóa,
mà ở đây là trong lĩnh vực mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm theo nghĩa vụ của các
Quốc gia thành viên:

● Bảo vệ tài sản văn hóa: Công ước đặt ra các biện pháp nhằm ngăn chặn

việc buôn bán bất hợp pháp và chuyển giao trái phép tài sản văn hóa giữa
các quốc gia, qua đó bảo vệ tài sản văn hóa khỏi sự mất mát và hủy hoại.
Tại Việt Nam có luật Di sản Văn hóa và các nghị định liên quan đề ra các
biện pháp bảo vệ di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, đồng thời ngăn
chặn việc buôn bán và xuất nhập khẩu trái phép các hiện vật văn hóa. Các
quy định và chính sách của Việt Nam trong lĩnh vực mỹ thuật, nhiếp ảnh
và triển lãm đều nhằm mục đích bảo vệ, quản lý và phát huy giá trị tài sản
văn hóa của quốc gia. Việt Nam có các quy định về việc đăng ký, kiểm kê
và quản lý các tác phẩm nghệ thuật, cũng như các biện pháp kiểm soát
chặt chẽ việc xuất nhập khẩu các tác phẩm này nhằm bảo vệ di sản văn
hóa quốc gia.

● Hợp tác Quốc tế: Công ước thúc đẩy sự hợp tác giữa các quốc gia để ngăn

chặn và xử lý các vụ vi phạm liên quan đến tài sản văn hóa, ngăn chặn
buôn bán trái phép tài sản văn hóa và trao trả tài sản bị mất cắp. Việt Nam
với tư cách là Quốc gia thành viên đã ban hành Nghị định số
88/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hoạt động xuất nhập khẩu tài sản văn
hóa. Tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế và các quốc gia khác
trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.

5
Điều 2. Công ước về các biện pháp ngăn chặn xuất nhập khẩu và chuyển giao trái phép quyền sở hữu văn hóa
18
GVHD: PGS. TS NGUYỄN THẾ DŨNG HỌC PHẦN: CHÍNH SÁCH VH THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
TS. NGUYỄN HỖ PHONG

● Nâng cao nhận thức của cộng đồng: Cả hai đều chú trọng vào việc tuyên

truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của
bảo vệ di sản văn hóa, đồng thời khuyến khích sự tham gia của cộng đồng
trong việc giám sát và báo cáo các hành vi vi phạm.

● Thiết lập cơ chế quản lý, giám sát: Công ước yêu cầu các quốc gia thành

viên thiết lập các cơ chế quản lý và giám sát việc xuất nhập khẩu và
chuyển giao tài sản văn hóa. Việt Nam đã thiết lập các quy định và quy
trình cấp phép cho các hoạt động mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm để đảm
bảo chúng tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định về bảo vệ văn hóa.

4.3. Mối liên hệ với Công ước bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các
biểu đạt văn hóa

“Công ước bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa” mà
Việt Nam là Quốc gia thành viên tham gia đã có những ảnh hưởng đến chính
sách về mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm tại nước ta - Công ước này nhằm mục
đích bảo vệ và khuyến khích sự đa dạng văn hóa trên toàn thế giới. Công ước
thúc đẩy quyền của các cá nhân và cộng đồng trong việc tạo ra, sản xuất, phân
phối và thụ hưởng các biểu đạt văn hóa, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng
của các chính sách và biện pháp quốc gia trong việc hỗ trợ nền văn hóa đa dạng.

● Bảo vệ sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa: Công ước nhấn mạnh tầm

quan trọng của việc bảo vệ sự đa dạng văn hóa, bao gồm cả sự đa dạng
trong các biểu đạt văn hóa như nghệ thuật, âm nhạc, văn học,... Khuyến
khích các quốc gia thành viên thực hiện các biện pháp để bảo vệ và phát
huy sự đa dạng này. Chính sách tại Việt Nam đề cao bảo vệ sự đa dạng
văn hóa, trong đó có sự đa dạng trong các hình thức nghệ thuật. Nhà nước
hỗ trợ các nghệ sĩ, nhiếp ảnh gia và các tổ chức văn hóa thông qua các
chương trình tài trợ, triển lãm và sự kiện nghệ thuật.
19
GVHD: PGS. TS NGUYỄN THẾ DŨNG HỌC PHẦN: CHÍNH SÁCH VH THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
TS. NGUYỄN HỖ PHONG

● Quyền tự do sáng tạo và biểu đạt: Công ước khẳng định quyền tự do sáng

tạo và biểu đạt của các nghệ sĩ và người tham gia vào các hoạt động văn
hóa. Chính sách văn hóa của Việt Nam công nhận quyền tự do sáng tạo
của nghệ sĩ, khuyến khích sự đổi mới và sáng tạo trong nghệ thuật. Các
triển lãm và sự kiện nghệ thuật thường xuyên được tổ chức để các nghệ sĩ
có cơ hội thể hiện tác phẩm của mình.

● Thúc đẩy sáng tạo nghệ thuật: Công ước tạo điều kiện cho các nghệ sĩ

sáng tạo và phát triển các tác phẩm nghệ thuật độc đáo, phản ánh bản sắc
văn hóa riêng của họ. Khuyến khích trao đổi văn hóa và hợp tác quốc tế
trong lĩnh vực nghệ thuật. Tại Việt Nam có những chính sách hỗ trợ các
nghệ sĩ sáng tạo thông qua các quỹ, học bổng, giải thưởng,... Tạo điều
kiện cho các nghệ sĩ tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa quốc tế.

● Tích cực phát triển ngành công nghiệp văn hóa: Công ước nhận thức vai

trò quan trọng của ngành công nghiệp văn hóa trong thúc đẩy sự đa dạng
văn hóa và phát triển kinh tế. Khuyến khích các quốc gia thành viên tạo
điều kiện cho sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Việt
Nam có chính sách phát triển ngành công nghiệp văn hóa, trong đó có lĩnh
vực mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm. Hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực văn hóa, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi.

● Hợp tác quốc tế: Công ước thúc đẩy hợp tác quốc tế trong việc bảo vệ và

phát huy sự đa dạng văn hóa.Việt Nam tích cực tham gia vào các hoạt
động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực văn hóa, mỹ thuật và nhiếp ảnh.
Nhiều triển lãm và sự kiện nghệ thuật quốc tế đã được tổ chức tại Việt
Nam, đồng thời các nghệ sĩ Việt Nam cũng tham gia vào các sự kiện nghệ
thuật quốc tế. Vào ngày 16/3/2024 tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám
đã diễn ra triển lãm Tranh màu nước Quốc tế “ Sắc màu văn hóa” với 465
bức tranh của họa sĩ từ 60 quốc gia và vùng lãnh thổ.
20
GVHD: PGS. TS NGUYỄN THẾ DŨNG HỌC PHẦN: CHÍNH SÁCH VH THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
TS. NGUYỄN HỖ PHONG

5. Đề xuất giải pháp


5.1. Kiến nghị chung

Tiếp tục rà soát, xây dựng và hoàn thiện các quy định về hoạt động mỹ
thuật, sửa đổi, bổ sung những nội dung còn bất cập so với quy định của các Luật
Sở hữu trí tuệ, Luật Tôn giáo, Luật Xây dựng…nhằm tạo cơ sở pháp lý thông
suốt, tránh chồng chéo, trái ngược nhau, từ đó giúp cho việc thực hiện quản lý
hoạt động mỹ thuật ở các cấp được thuận lợi, đồng bộ.

Tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc thực thi đối với việc bảo vệ
bản quyền tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh. Tăng cường các lớp tập huấn, đào tạo
nguồn nhân lực về chuyên môn mỹ thuật, nhiếp ảnh, lý luận phê bình; tạo điều
kiện cho cán bộ đi khảo sát học tập nghiên cứu công nghiệp văn hóa và công tác
giám định tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh ở nước ngoài.

5.2. Kiến nghị về xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật

Nhận diện đầy đủ và phân loại rõ ràng loại hình mỹ thuật hiện nay, đây là
cơ sở quan trọng để tiến hành xây dựng các quy định quản lý nhà nước trên lĩnh
vực mỹ thuật, giúp cho việc quản lý, kiểm tra, giám sát được diễn ra nghiêm túc,
sâu sát.

Đối với các quy định trong hoạt động trưng bày, mua bán, sao chép, đấu
giá, giám định tác phẩm mỹ thuật, Bộ VHTTDL xem xét nghiên cứu xây dựng
quy định chi tiết đầy đủ về vấn đề bản quyền, thành lập hội đồng thẩm định, cơ
quan thẩm định, cơ quan đấu giá, phiên đấu giá, cũng như chính sách đầu tư
phát triển mỹ thuật.

Nâng cao hơn nữa vai trò giám sát của tác giả và hội đồng nghệ thuật
trong các hoạt động mỹ thuật chuyên ngành, nhất là trong lĩnh vực xây dựng
tượng đài, tranh hoành tráng vì đây là lĩnh vực có tác động sâu rộng và lâu dài
trong đời sống tinh thần xã hội.

21
GVHD: PGS. TS NGUYỄN THẾ DŨNG HỌC PHẦN: CHÍNH SÁCH VH THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
TS. NGUYỄN HỖ PHONG

Xây dựng cơ chế chính sách phù hợp, khuyến khích phát triển công tác xã
hội hóa hoạt động mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm tại các tỉnh, thành phố tạo
điều kiện để người dân tham gia nhiều các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, nâng
cao đời sông tinh thần cho người dân.

5.3. Một vài kiến nghị về thể chế, chính sách

Xây dựng các nhiệm vụ cụ thể hóa Quyết định số 1755/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ và Quyết định số 3605/QD-BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch thành các nhiệm vụ theo từng lĩnh vực, mục tiêu theo
từng giai đoạn đến năm 2030, phục vụ tốt công tác thống kê để ngành mỹ thuật,
nhiếp ảnh, triển lãm sớm trở thành một ngành công nghiệp văn hóa, có doanh
thu đạt mục tiêu đã đề ra.

Xây dựng và hoàn thiện chính sách cụ thể phát triển song hành việc sáng
tạo bằng phương thức truyền thống (không sử dụng máy móc), khuyến khích
ứng dụng công nghệ để nâng cao chất lượng, giá trị tác phẩm mỹ thuật; phổ biến
tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh bằng công nghệ hiện đại gắn liền với việc bảo hộ
quyền tác giả và quyền liên quan;

Xây dựng và hoàn thiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng và
chuyển giao công nghệ là thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư phục
vụ phát triển thị trường mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm theo đúng quy định của
Pháp luật.

Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ, liên kết các cơ sở dữ liệu lớn về mỹ
thuật ở các bảo tàng, của cá nhân, tổ chức trong nước, có thể là các tác giả quốc
tế để hình thành hệ thống các tác phẩm nghệ thuật, có giá trị văn hóa cao nhằm
quảng bá, phổ biến tác phẩm chất lượng cao đến với công chúng ở trong và
ngoài nước.

Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý trung ương và địa
phương để thực hiện hiệu quả việc cấp phép, công tác quản lý nhà nước, công
22
GVHD: PGS. TS NGUYỄN THẾ DŨNG HỌC PHẦN: CHÍNH SÁCH VH THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
TS. NGUYỄN HỖ PHONG

tác phổ biến pháp luật lĩnh vực mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm được triển khai
hiệu quả.

Công tác thẩm định cấp phép các triển lãm mỹ thuật, nhiếp ảnh cần được
thực hiện nghiêm túc và đúng quy trình, quy định; tăng cường công tác hậu
kiểm; tổ chức các lớp tập huấn về quy trình, quy định về thủ tục thẩm định cấp
phép; tích cực tuyên truyền, phổ biến, áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật
vào đời sống xã hội; tăng cường kiểm tra hoạt động của các Gallery, các đơn vị
sao chép tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh, xử phạt nghiêm minh các trường hợp vi
phạm….

23
GVHD: PGS. TS NGUYỄN THẾ DŨNG HỌC PHẦN: CHÍNH SÁCH VH THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
TS. NGUYỄN HỖ PHONG

C. KẾT LUẬN

Xây dựng các chính sách về mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm là một lĩnh
vực quan trọng trong bối cảnh văn hóa hiện đại, không chỉ tại Việt Nam mà còn
trên toàn thế giới. Qua nghiên cứu, có thể thấy rằng chính sách về mỹ thuật,
nhiếp ảnh và triển lãm đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy sự phát triển
của các ngành này, đồng thời bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, nghệ thuật.

Tại Việt Nam, các chính sách này đã góp phần quan trọng vào việc xây
dựng và phát triển nền văn hóa nghệ thuật phong phú và đa dạng. Các chính
sách hỗ trợ nghệ sĩ, khuyến khích sáng tạo, và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ
chức triển lãm đã giúp nâng cao chất lượng và sức hấp dẫn của các sản phẩm
nghệ thuật. Đặc biệt, việc tổ chức các triển lãm nghệ thuật và nhiếp ảnh không
chỉ là cơ hội để giới thiệu các tác phẩm xuất sắc mà còn là dịp để giao lưu, học
hỏi và trao đổi kinh nghiệm giữa các nghệ sĩ trong nước và quốc tế.

Trên phạm vi toàn cầu, chính sách về mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm
cũng đã được chú trọng và phát triển mạnh mẽ. Các quốc gia đã áp dụng nhiều
chính sách hỗ trợ nghệ sĩ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức triển lãm quốc
tế, từ đó thúc đẩy giao lưu văn hóa và mở rộng tầm nhìn nghệ thuật của cộng
đồng. Những chính sách này không chỉ nhằm bảo vệ quyền lợi của nghệ sĩ mà
còn góp phần vào việc xây dựng một môi trường văn hóa nghệ thuật phong phú
và sáng tạo.

Tóm lại, chính sách về mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm có vai trò vô cùng
quan trọng trong việc phát triển và bảo tồn giá trị văn hóa, nghệ thuật của mỗi
24
GVHD: PGS. TS NGUYỄN THẾ DŨNG HỌC PHẦN: CHÍNH SÁCH VH THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
TS. NGUYỄN HỖ PHONG

quốc gia. Để đạt được những thành tựu bền vững, cần có sự hợp tác chặt chẽ
giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức văn hóa, và cộng đồng nghệ sĩ.
Qua đó, chúng ta có thể xây dựng một nền văn hóa nghệ thuật phát triển mạnh
mẽ, góp phần nâng cao đời sống tinh thần và văn hóa của toàn xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Công ước Berne về Bảo hộ các Tác phẩm Văn học Nghệ thuật.
2. Công ước về các biện pháp ngăn chặn xuất nhập khẩu và chuyển giao trái
phép quyền sở hữu văn hóa.
3. Báo cáo tổng kết lĩnh vực mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm năm 2022, triển
khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2023 của tỉnh Long An.
4. Ngô Tuấn Phong, Hồ Hoài Dung. Thể chế chính sách và nguồn lực phát
triển mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm – Thực trạng và giải pháp. Hội thảo
văn hóa 2022, quyển 2.
5. Nghị định 113/2013/NĐ-CP ngày 02/10/2013 về hoạt động mỹ thuật
6. Nghị định 72/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 về hoạt động nhiếp ảnh.
7. Nghị định 23/2019/NĐ-CP ngày 26/02/2019 về hoạt động triển lãm.

25

You might also like