Báo Cáo Btl Vật Lý Dt07_n9

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 19

Chí

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH


TRƯỜNG ĐẠI
1 HỌC BÁCH KHOA

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN

ĐỀ TÀI 5:
Vẽ quỹ đạo của vật theo phương trình chuyển động

LỚP DT07_ NHÓM 9

GVHD: Lê Quốc Khải

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8, 2023

1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN

ĐỀ TÀI 5:
Vẽ quỹ đạo của vật theo phương trình chuyển động

Nhóm 7:
1. Hồ Trần Minh Ngọc_2212256
2. Chu Minh Nhân_2051159
3. Đặng Trọng Nhân_1911745
4. Trương Hữu Nhân_2212385
5. Bùi Thị Tuyết Nhi_2212417

2
ĐỀ TÀI CỦA BÁO CÁO

1. Yêu cầu

Sử dụng Matlab để giải bài toán sau:

Một khí cầu bay lên từ mặt đất với vận tốc không đổi 𝑣0 . Gió truyền cho khí cầu thành
phần vận tốc theo phương ngang 𝑣𝑥 =ay , y là độ cao. Cho trước các giá trị 𝑣0 , a.

a. Xác định phương trình chuyển động của vật


b. Xác định phương trình quỹ đạo của vật
c. Vẽ quỹ đạo của vật trong khoảng thời gian từ t=0 đến t=5s.

2. Điều kiện
- Sinh viên cần có kiến thức về lập trình cơ bản trong MATLAB.
- Tìm hiểu các lệnh Matlab liên quan symbolic và đồ họa.

3. Nhiệm vụ
Xây dựng chương trình Matlab:
1) Nhập các giá trị ban đầu (những đại lượng đề cho)
2) Thiết lập các phương trình tương ứng. Sử dụng các lệnh symbolic để giải hệ
phương trình
3) Vẽ hình

Chú ý: Sinh viên có thể dùng các cách tiếp cận khác.

3
MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH ẢNH .............................................................................................. 5

LỜI MỞ ĐẦU.. .............................................................................................................. 6

LỜI CẢM ƠN.. ............................................................................................................... 7

TÓM TẮT BÀI BÁO CÁO ............................................................................................ 8

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................ 9

1.1. Hệ quy chiếu ........................................................................................................ 9

1.2. Chuyển động cơ học ............................................................................................ 9

1.3. Vị trí của chất điểm ............................................................................................. 9

1.3.1. Vecto vị trí .................................................................................................... 9

1.3.2. Phương trình chuyển động ........................................................................... 9

1.3.3.Quỹ đạo và phương trình quỹ đạo ............... Error! Bookmark not defined.

1.4. Vecto vận tốc ..................................................... Error! Bookmark not defined.

1.4.1. Vecto vận tốc trung bình ............................................................................ 10

1.4.2. Vecto vận tốc tức thời................................. Error! Bookmark not defined.

1.5. Vecto gia tốc ...................................................... Error! Bookmark not defined.

1.5.1. Vecto gia tốc trung bình ............................................................................. 11

1.5.2. Vecto vận tốc tức thời................................. Error! Bookmark not defined.

1.6. Giải bài toán bằng tay ........................................ Error! Bookmark not defined.

CHƯƠNG 2. MATLAB ............................................................................................ 14

2.1. Sơ lược về Matlab.............................................................................................. 14

2.2. Giới thiệu các lệnh Matlab được sử dụng.......... Error! Bookmark not defined.

2.3. Trình bày code Matlab của bài toán .................. Error! Bookmark not defined.

2.4. Kết quả nhận được ............................................. Error! Bookmark not defined.

CHƯƠNG 3. KẾT LUẬN ......................................................................................... 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 19


4
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 2.4.1 .................................................................................................................... 16

5
LỜI MỞ ĐẦU

Vật lý đại cương 1 là một môn học đại cương có tầm quan trọng đối với sinh viên Đại
học Bách khoa nói riêng và sinh viên khối ngành kỹ thuật – công nghệ nói chung. Do
đó, việc dành cho bộ môn này một lượng thời gian thực hành là một điều tất yếu giúp
cho sinh viên có được cơ sở vững chắc về các môn Khoa học Tự nhiên và là tiền đề để
học tốt các môn khác trong chương trình đào tạo.

Ngày nay, áp dụng sự phát triển toán tin vào trong quá trình giải thích cơ sở dữ liệu của
vật lý, giải các bài toán vật lý trở nên quá quen thuộc. Việc này không những giúp tiết
kiệm thời gian mà còn mang lại hiệu quả cao hơn. Phần mềm ứng dụng Matlab đều giải
quyết được những yêu cầu đó. Vì thế việc tìm hiểu Matlab trong việc thực hành môn
vật lý đại cương 1 đóng vai trò quan trọng và có tính cấp thiết cao.

Việc vẽ quỹ đạo được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như: công nghệ vệ tinh,
vẽ đường cho tên lửa đạn đạo tầm xa,…Nên việc xác định chính xác quỹ đạo của một
vật đóng vai trò rất lớn. Và dạng bài này là một dạng toán khá quan trọng của phần Cơ
học nói riêng và Vật lý nói chung. Bài báo của chúng em xin được trình bày phương
pháp giải bài toán vẽ quỹ đạo của một vật có phương trình chuyển động bằng phương
pháp tính toán và cả bằng phần mềm Matlab.

6
LỜI CẢM ƠN

Chúng em xin trân trọng cảm ơn trường Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia
TP.HCM vì đã đưa bộ môn Vật lý đại cương 1 vào chương trình giảng dạy.

Ngoài ra, nhóm chúng em cũng xin gửi lời tri ân đến thầy Lê Quốc Khải, là giảng viên
hướng dẫn cho đề tài này. Nhờ thầy hết lòng hướng dẫn mà nhóm đã hoàn thành bài tập
lớn đúng tiến độ và đã giải quyết tốt những vấn đề mà nhóm gặp phải.

Chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn đến cô Nguyễn Thị Thúy Hằng đã tận tình giảng
dạy lý thuyết hết sức kĩ càng để bọn em có một nền tảng vững chắc nhằm giải quyết bài
toán này.

Lời cuối, nhóm em xin một lần nữa gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô và mọi người
đã dành thời gian chỉ dẫn nhóm em. Đó là niềm tin, nguồn động lực để nhóm em có thể
đạt được kết quả này.

7
TÓM TẮT BÀI BÁO CÁO

Bài báo cáo của nhóm em bao gồm cơ sở lý thuyết đã được học, tiến trình giải tay bài
toán và sơ đồ, hướng tư duy cũng như hình ảnh minh họa khi thực hiện đoạn code
matlab. Đối với phần cơ sở lý thuyết, chúng em trình bày một số khái niệm cơ bản về
chuyển động của chất điểm, các vấn đề liên quan đến vận tốc, gia tốc và bán kính cong
của quỹ đạo. Đối với phần matlab, nhóm chúng em sẽ thiết lập các phương trình, sử
dụng các lệnh symbolic để giải hệ phương trình, cũng như liệt kê lại các lệnh, cú pháp
được sử dụng trong tiến trình giải quyết vấn đề và trình bày hướng tiếp cận của chúng
em.

Sau thời gian phối hợp và phân chia công việc cụ thể giữa các thành viên, nhóm chúng
em đã hoàn thiện được những đoạn code để giải quyết yêu cầu bài toán. Tiếp theo đó,
chúng em xem xét lại quá trình làm việc, tổng hợp lại kiến thức và làm nên bản báo cáo
này.

8
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1. Hệ quy chiếu

- Vật hay hệ vật mà ta quy ước là đứng yên khi nghiên cứu chuyển động của một vật
khác được gọi là hệ quy chiếu. Với cùng một chuyển động nhưng trong các hệ quy chiếu
khác nhau sẽ xảy ra khác nhau.

- Ví dụ: xét chuyển động của một điểm M nằm trên vành xe đang chạy, nếu chọn hệ
quy chiếu là xe đạp thì ta thấy chuyển động của điểm đó là chuyển động tròn đều, còn
nếu hệ quy chiếu là mặt đường thì điểm M sẽ tham gia một chuyển động phức tạp là
tổng hợp của hai chuyển động: chuyển động tròn đối với xe và chuyển động thẳng của
xe đối với mặt đường.

1.2. Chuyển động cơ học

- Chuyển động cơ học là sự chuyển dời vị trí trong không gian của các vật hay là sự
chuyển động của một bộ phận này so với bộ phận khác của một vật.

- Ví dụ: chuyển động của các thiên thể bầu trời, chuyển động của xe ô tô trên đường,
chuyển động của con thoi trong một máy dệt,…

1.3. Vị trí của chất điểm

1.3.1. Vecto vị trí:

- Để xác định vị trí của một chất điểm M trong không gian, người ta thường gắn vào hệ
quy chiếu một hệ trục tọa độ, hệ tọa độ thường dùng là hệ tọa độ Descartes với ba trục
Ox, Oy và Oz vuông góc với nhau từng đôi một, hợp thành tam diện thuận. Vị trí của
điểm M sẽ hoàn toàn được xác định nếu ta xác định được các thành phần x, y, z của
vecto vị trí ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑂𝑀 = 𝑟 (𝑥, 𝑦, 𝑧) được gọi là bán kính vecto được vẽ từ gốc của hệ tọa độ
đến chất điểm M.

1.3.2. Phương trình chuyển động

- Để xác định chuyển động của một chất điểm ta cần biết vị trí của chất điểm tại những
thời điểm khác nhau. Nói cách khác, ta cần biết sự phụ thuộc theo thời gian của bán
kính vecto 𝑟 của chất điểm.
- Phương trình này biểu diễn vị trí của chất điểm theo thời gian gọi là phương trình
chuyển động của chất điểm. Trong hệ tọa độ Descartes, phương trình chuyển động của
chất điểm là một hệ gồm 3 phương trình:
𝑥 = 𝑥 (𝑡 )
{ 𝑦 = 𝑦 (𝑡 )
𝑧 = 𝑧 (𝑡 )

9
1.3.3. Quỹ đạo và phương trình quỹ đạo:

- Quỹ đạo là đường mà chất điểm M vạch nên trong không gian suốt quá trình chuyển
động.

- Phương trình quỹ đạo là phương trình biểu diễn mối liên hệ giữa các tọa độ không
gian của chất điểm.

- Khi chuyển động, các vị trí của chất điểm ở các thời điểm khác nhau, vạch ra
trong không gian một đường cong liên tục nào đó gọi là quỹ đạo của chuyển động. Vậy
quỹ đạo của chất điểm trong chuyển động là đường tạo bởi tập hợp tất cả các vị trí của
nó trong không gian, trong suốt quá trình chuyển động. Phương trình mô tả đường cong
quỹ đạo gọi là phương trình quỹ đạo. Trong hệ tọa độ Descartes, phương trình quỹ đạo
có dạng:

𝑓 (𝑥, 𝑦, 𝑧) = 𝐶

Trong đó f là một hàm nào đó của các tọa độ x, y, z và C là một hằng số.

- Về nguyên tắc, nếu ta biết phương trình chuyển động thì bằng cách khử tham số
t ta có thể tìm được mối liên hệ giữa các tọa độ x, y, z tức là tìm được phương trình quỹ
đạo. Vì vậy, đôi khi người ta còn gọi phương trình chuyển động là phương trình quỹ
đạo cho ở dạng tham số.

1.4. Vecto vận tốc:

1.4.1. Vecto vận tốc trung bình:

- Vận tốc trung bình được hiểu đơn giản là vận tốc của vật thay đổi theo thời gian. Vận
tốc trung bình trong một khoảng thời gian nhất định là tỉ số giữa thay đổi vị trí trong
thời gian đang xét và khoảng thời gian đó. Giả sử tại thời điểm 𝑡1 chất điểm ở tại vị trí
A có vecto vị trí ⃗⃗⃗
𝑟1 . Tại thời điểm 𝑡2 chất điểm ở vị trí B có vecto vị trí ⃗⃗⃗
𝑟2 . Vậy trong
khoảng thời gian ∆𝑡 = 𝑡2 − 𝑡1 , vecto vị trí đã thay đổi một lượng ⃗⃗⃗⃗ 𝑟2 − 𝑟⃗⃗⃗1 . Vận tốc
∆𝑟 = ⃗⃗⃗
trung bình là:
∆𝑟
𝑣̅ =
∆t

10
1.4.2. Vecto vận tốc tức thời:

- Để đặc trưng đầy đủ về phương, chiều và vận tốc chuyển động của chất điểm, người
ta đưa ra đại lượng vật lí vecto vận tốc tức thời (hay vecto vận tốc) định nghĩa như
sau:
- Vecto vận tốc tức thời là giới hạn của vecto vận tốc trung bình khi ∆𝑡 → 0:
∆𝑟 𝑑𝑟
𝑣 = 𝑙𝑖𝑚 =
∆𝑡 → 0 ∆t dt
- Trong hệ tọa độ Descartes

𝑑𝑟 𝑑𝑥 𝑑𝑦 𝑑𝑧
= 𝑖+ 𝑗 + 𝑘⃗
{ 𝑑𝑡 𝑑𝑡 𝑑𝑡 𝑑𝑡
𝑣 = 𝑣𝑥 𝑖 + 𝑣𝑦 𝑗 + 𝑣𝑧 𝑘⃗

𝑑𝑥 2 𝑑𝑦 2 𝑑𝑧 2
2
→ |𝑣 | = √𝑣𝑥 + 𝑣𝑦 + 𝑣𝑧 2 2 √
= ( ) +( ) +( )
𝑑𝑡 𝑑𝑡 𝑑𝑡

Vecto vận tốc 𝑣 là đạo hàm của vecto vị trí theo thời gian có gốc đặt tại điểm chuyển
động, phương tiếp tuyến với quỹ đạo tại điểm đó, chiều là chiều chuyển động và có độ
lớn là 𝑣.
1.5. Vecto gia tốc:

1.5.1. Vecto gia tốc trung bình:

- Giả sử ở thời điểm 𝑡1 , chất điểm vecto vận tốc 𝑣


⃗⃗⃗1 . Giả sử tại thời điểm 𝑡2 , chất điểm
vecto vận tốc ⃗⃗⃗⃗
𝑣2 . Vậy trong khoảng thời gian ∆𝑡 = 𝑡2 − 𝑡1 , vecto vận tốc đã thay đổi
một lượng ∆𝑣 = ⃗⃗⃗⃗ ⃗⃗⃗1 . Do đó độ biến thiên trung bình của vecto vận tốc trong một
𝑣2 − 𝑣
⃗ ∆𝑣
∆𝑣 ⃗
đơn vị thời gian là ; được gọi là vecto gia tốc trung bình của chất điểm và được
∆𝑡 ∆𝑡

kí hiệu:
∆𝑣
𝑎̅ =
∆𝑡

11
1.5.2. Vecto gia tốc tức thời:

∆𝑣
- Để đặc trưng cho sự biến đổi của vecto vận tốc ở mỗi thời điểm, ta phải xét tỉ số
∆𝑡

∆𝑣
khi ∆𝑡 → 0, và giới hạn của khi ∆𝑡 → 0 được gọi là vecto gia tốc tức thời (hay vecto
∆𝑡

gia tốc) của chất điểm tại thời điểm 𝑡, ta vẫn có :


∆𝑣 𝑑𝑣
𝑎 = 𝑙𝑖𝑚 =
∆𝑡→0 ∆𝑡 𝑑𝑡

- Vecto gia tốc của chất điểm là đạo hàm của vecto vận tốc theo thời gian. Trong hệ tọa
độ Descartes ta có :


ⅆ𝑣 ⅆ2 𝑟 ⅆ2 𝑥 ⅆ2 𝑦 ⅆ2 𝑧 ⅆ𝑣 ⅆ𝑣𝑦 ⅆ𝑣
= = 2𝑖+ 2 𝑗+ 𝑘⃗ = 𝑥 𝑖 + 𝑗 + 𝑧 𝑘⃗ = 𝑎𝑥 𝑖 + 𝑎𝑦 𝑗 + 𝑎𝑧 𝑘

ⅆ𝑡 ⅆ𝑡 ⅆ𝑡 ⅆ𝑡 ⅆ𝑡 2 ⅆ𝑡 ⅆ𝑡 ⅆ𝑡

Và |𝑎| = √𝑎𝑥 2 + 𝑎𝑦 2 + 𝑎𝑧 2

1.6. Giải bài toán bằng tay

Ta có:
vx = a.y (1) (a, v0 là hằng số)
vy = v0
Đạo hàm 2 vế (1) ta được:
ⅆ𝑣𝑥 ⅆ𝑦
=a = a v y = a v0
ⅆ𝑡 ⅆ𝑡

=> dvx = a v0 dt (2)


Tích phân 2 vế (2) ta được:
𝑉𝑥 𝑡
∫0 𝑑𝑣𝑥 = a v0∫0 𝑑𝑡
=> vx = a v0 t
=> Phương trình vận tốc: vx = a v0 t
vy = v0
a. Giả sử thời điểm ban đầu vật ở vị trí O (0;0)
Phương trình chuyển động của khí cầu là:
𝑎𝑣0
x= t2 (3)
2
y = v0 t
12
𝑦
b. y = v0t => t =
𝑣0

Thế t vào (3) ta được phương trình quỹ đạo của vật:
a
x= y2
2𝑣0

13
CHƯƠNG 2. MATLAB

2.1. Sơ lược về Matlab:

Matlab (Matrix Laboratory) là một bộ phần mềm toán học của hãng Mathworks được
thiết kế để lập trình, tính toán số và có tính trực quan rất cao, hiển thị đồ họa bằng ngôn
ngữ lập trình cấp cao.

Matlab cung cấp các tính năng tương tác tuyệt vời cho phép người sử dụng thao tác dữ
liệu linh hoạt dưới dạng mảng ma trận để tính tón và quan sát. Matlab làm việc chủ yếu
với ma trận. Ma trận cỡ m x n là bảng chữ nhật gồm m x n số được sắp xếp thành m
hàng và n cột. Matlab có thể làm việc với nhiều kiểu dữ liệu khác nhau. Với chuỗi kí tự
Matlab cũng xem là một dãy các kí tự hay là dãy mã số của các ký tự. Các dữ liệu vào
của Matlab có thể được nhập từ ‘’Command line’’ hoặc từ ‘’mfiles’’, trong đó tập lệnh
được cho trước bởi Matlab.

Matlab cung cấp cho người dùng các toolbox tiêu chuẩn tùy chọn. Người dùng cũng
có thể tạo ra các hộp công cụ riêng của mình gồm các ‘’mfiles’’ được viết cho các ứng
dụng cụ thể.

14
2.2. Giới thiệu các lệnh Matlab được sử dụng:

Lệnh Công dụng Cú pháp

Clear Xóa đề mục trong bộ nhớ Clear

close Đóng hình ảnh (đồ thị) hiện tại Close

clc Xóa cửa sổ lệnh Clc

disp Trình bày nội dung của biến (x) ra màn disp(x)
hình

input Yêu cầu người dùng nhập giá trị từ bàn Tên biến = input (‘promt’)
phím trên command window khi
chương trình khởi chạy

syms Khai báo biến syms

figure Tạo khung đồ thị Figure(‘name’,’text1’,’color’,’text2’)

plot Vẽ đồ thị tuyến tính trong không gian Plot(x,y,’linetype’)


2 chiều

axix Xác định tỉ lệ, độ dài trục đồ thị Axix equal

Axis[xmin xmax ymin ymax]

set Thiết lập các đặc tính chất cho đối Set(h,’propertyname’,propertyvalue,
tượng nào đó …)

title Đặt tiêu đề cho đồ thị Title(‘text’)

15
2.3. Trình bày code matlab của bài toán:

function BTL_Chuyen_dong_trong_he_toa_do
clc
close all
clear all
%% INPUT Data Nhập dữ liệu đầu vào
disp('Mời bạn nhập dữ liệu đầu vào');
t1 = input('t1= ');
t2 = input('t2= ');
x_0 = input('x0=' );
y_0 = input('y0=' );
v_0 = input('v0=' );
x = 0;
y = 0;
a = input('a=' );
syms t;
t = 0;
dt = 0.005;
%% FIGURE Thiết lập trục tọa độ khảo sát
figure('name','Chuyen_dong_trong_he_toa_do','color','white','numbert
itle','off');
hold on
fig_khinhkhicau =
plot(x,y,'ro','MarkerSize',10,'markerfacecolor','r');
ht = title(sprintf('t=%0.2fs',t));
axis equal
axis ([0 300 0 100]);
%% CALCULATION Phương trình chuyển động của vật
while t<=t2
t = t+dt;
x = x_0 + ((v_0*a)/2)*t^2;
y = y_0 + v_0*t;
plot(x,y,'o','markersize',2,'color','k');
set(fig_khinhkhicau,'xdata',x,'ydata',y);
set(ht,'string',sprintf('t =%0.2fs',t));
pause(0.002);
end

16
2.4. Kết quả nhận được:
Khi cho v0 =10 m/s, a = 2 m/s2 ta được đồ thị quỹ đạo của vật trong khoảng
thời gian từ t=0 đến t=5s.

Hình 2.4.1. Quỹ đạo chuyển động của vật trong khoảng thời gian t=0 đến t=5s

17
CHƯƠNG 3. KẾT LUẬN

Thông qua bài tập này, chúng em có được cái nhìn cụ thể và toàn diện hơn về phương
trình chuyển động cũng như phương trình quỹ đạo của vật. Đồng thời vẽ nên được quỹ
đạo của chúng trong những khoảng thời gian nhất định. Từ đó biết và thông hiểu hơn
cách sử dụng matlab để vẽ những hình ảnh minh họa.

Có thể thấy, vật lý là một môn học thiết yếu khi mọi vấn đề chúng ta gặp trong cuộc
sống đều tồn tại cơ sở vật lý bên trong nó. Chúng ta có thể giải quyết những vấn đề nhỏ
liên quan đến chất điểm rồi từ đó xây dựng nên cách để giải quyết những bài toán vĩ mô
hơn.

18
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Thị Bé Bảy – Huỳnh Quang Linh – Trần Thị Ngọc Dung (2011). Vật lý đại
cương A1 (Giáo trình nội bộ)

[2] Phạm Thị Ngọc Yến – Lê Hữu Tình, “Cơ sở matlab và ứng dụng”, NXB Khoa học
& Kỹ thuật

[3] Trần Văn Lượng (chủ biên), et al (2018). Bài tập Vật lý đại cương A1. NXB Đại
học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.

[4] A. L. Garcia and C. Penland, MATLAB Projects for Scientists and Engineers,
Prentice Hall, Upper Saddle River, NJ, 1996.

19

You might also like