Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

Dashboard / Courses / Video / Khoa Kỹ thuật Hóa học (Faculty of Chemical Engineering) / Kỹ Thuật Hóa Lý / Hóa lý 1 (CH2003)_Video

/ General / Bài kiểm tra giữa kỳ

Started on Friday, 15 October 2021, 6:00 AM


State Finished
Completed on Friday, 15 October 2021, 6:49 AM
Time taken 49 mins 25 secs

Question 1

Incorrect

Marked out of 1.0

Xét các nhận định sau:

1. Theo nhiệt động học, các hóa chất tinh khiết đều được coi là chất thuần khiết.

2. Theo nhiệt động học, các hóa chất tinh khiết và cả dung dịch các hóa chất tinh khiết đều được coi là chất thuần khiết.

3. Theo nhiệt động học, mỗi hệ dị thể – ví dụ lỏng và rắn, lỏng và hơi, rắn và hơi – chỉ chứa 1 hóa chất tinh khiết đều được coi là chất thuần
khiết.

4. Theo nhiệt động học, hầu hết các hệ dị thể bao gồm từ 2 hóa chất tinh khiết đều không thể coi là chất thuần khiết.

Hãy chọn phát biểu đúng:

a. Hai nhận định đầu (1 và 2) đúng, còn lại (3 và 4) sai

b. Các nhận định trên (từ 1 đến 4) đều đúng

c. Ba nhận định đầu (từ 1 đến 3) đúng, nhận định cuối (4) sai

d. Nhận định đầu tiên (1) đúng, còn lại (từ 2 đến 4) sai
Question 2

Correct

Marked out of 1.0

Cho biết nhiệt hóa hơi (thuận nghịch) của nước ở 100 oC là 2256 kJ/kg, thể tích riêng của nước lỏng bão hòa và hơi nước bão hò lần lượt là
0.001043 m3/kg và 1.6720 m3/kg. Nếu thêm 5000 kJ vào 5 kg nước lỏng bão hòa ở 100 oC thì nhận được hỗn hợp nước lỏng bão hòa – hơi
nước bão hòa với độ khô x là

a. 1

b. 0.4433

c. Đáp án khác

d. 0.5567

Question 3

Incorrect

Marked out of 1.0

Xét các nhận định sau:

1. Trạng thái tập hợp – rắn, lỏng, khí – có thể coi là hệ quả của khoảng cách và cường độ tương tác giữa các phần tử vật chất: Khoảng
cách xa và tương tác yếu đặc trưng trạng thái khí, khoảng cách gần và tương tác mạnh đặc trưng trạng thái rắn, khoảng cách và tương tác
trung bình đặc trưng trạng thái lỏng.

2. Khả năng biến đổi hình dạng và thể tích cũng có thể coi là hệ quả của khoảng cách và cường độ tương tác giữa các phần tử vật chất:
Khoảng cách gần và tương tác mạnh làm hình dạng và thể tích chất rắn khó thay đổi, ngược lại hình dạng và thể tích chất khí đều dễ thay
đổi. chất lỏng với khoảng cách và cường độ tương tác trung bình làm hình dạng dễ thay đổi nhưng thể tích khó thay đổi.

3. Mặc dù khí lý tưởng là một khái niệm để đơn giản hóa lý thuyết, phương trình trạng thái khí lý tưởng áp dụng phù hợp cho khí thực với
áp suất đủ nhỏ.

4. Phương trình trạng thái khí lý tưởng cũng áp dụng cho khí thực khi sử dụng hoạt áp (fugat) thay cho áp suất.

Hãy chọn phát biểu đúng

a. Các nhận định trên (từ 1 đến 4) đều đúng

b. Hai nhận định đầu (1 và 2) đúng, còn lại (3 và 4) sai

c. Ba nhận định đầu (từ 1 đến 3) đúng, nhận định cuối (4) sai

d. Nhận định đầu tiên (1) đúng, còn lại (từ 2 đến 4) sai
Question 4

Correct

Marked out of 1.0

Xét quá trình giãn nở thuận nghịch đẳng nhiệt của một hệ kín chứa 20 mol khí lý tưởng từ thể tích 5 lít sang 50 lít ở 300 K. Hãy xác định
biến thiên nội năng (kJ) của khối khí lý tưởng đó.

a. 214,86

b. Đáp án khác

c. 114,86

d. 0

Question 5

Correct

Marked out of 1.0

Xét quá trình giãn nở thuận nghịch đẳng nhiệt của một hệ kín chứa 20 mol khí lý tưởng từ thể tích 5 lít sang 50 lít ở 300 K. Hãy xác định
công (kJ) của hệ.

a. Đáp án khác

b. -114,86

c. 214,86

d. 0

Question 6

Correct

Marked out of 1.0

Nhận định nào sau đây là ĐÚNG về đại lượng entropy (S):

a. S không có tính bảo toàn như năng lượng, giá trị S của hệ bất kỳ luôn tăng khi có quá trình bất kỳ xảy ra trong hệ.

b. S không có đơn vị như nhiệt năng (heat) nhưng có liên quan đến nhiệt.

c. Biến thiên của S phụ thuộc vào trạng thái đầu, trạng thái cuối và nhiệt trong quá trình thay đổi đó.

d. S không có tính bảo toàn như năng lượng, giá trị S của hệ đoạn nhiệt luôn giảm khi quá trình bất kỳ xảy ra trong hệ.
Question 7

Correct

Marked out of 1.0

Nhận định nào sau đây là ĐÚNG về đại lượng Sgen (entropy generation):

a. Sgen có cùng đơn vị với entropy (S) và có giá trị là một số dương cho mọi quá trình đẳng áp.

b. Sgen có cùng đơn vị với entropy (S) và có giá trị là một số dương cho mọi quá trình thuận nghịch.

c. Sgen có giá trị là một số không âm có cùng đơn vị với nhiệt năng (heat).

d. Sgen có cùng đơn vị với entropy (S) và có giá trị là một số không âm.

e. Sgen có giá trị là một số dương cho mọi quá trình đẳng nhiệt.

Question 8

Correct

Marked out of 1.0

Quá trình tiết lưu (throttling process) được xem như một quá trình đẳng enthalpy (h= const) và được đặc trưng bởi hệ số Joule-Thompson:

Giả sử tại điều kiện (25 oC) hệ số Joule-Thompson của chất khí (A) là 0,5 atm/K. Chọn phát biểu ĐÚNG:

a. Quá trình tiết lưu không thể ứng dụng để làm lạnh chất lỏng trong thực tiễn.

b. Quá trình tiết lưu được ứng dụng trong thực tiễn để làm lạnh chất khí, thậm chí hóa lỏng chúng.

c. Nhiệt độ của dòng khí (A) sẽ không đổi khi thực hiện quá trình tiết lưu dòng khí (A) từ áp suất cao với nhiệt độ đầu là 25 oC.

d. Nhiệt độ của dòng khí (A) sẽ tăng khi thực hiện quá trình tiết lưu dòng khí (A) từ áp suất cao với nhiệt độ đầu là 25 oC.

Question 9

Incorrect

Marked out of 1.0

Chọn phát biểu sai:

a. Công của quá trình thăng hoa ờ nhiệt độ T, áp suất P của n mol một chất nguyên chất được tính theo công thức W ≈ -nRT.

b. Nhiệt và công là đại lượng quá trình.

c. Phần nhiệt năng được thêm vào hoặc lấy đi để làm thay đổi 1 oC của 1kg vật chất được gọi là nhiệt dung riêng của khối vật chất đó.

d. Công của quá trình nén đẳng nhiệt một khí lý tưởng từ thể tích V1 (L) đến thể tích V2 (L); với V2 < V1 được tính toán theo công thức là:
W = -nRT ln(V2/V1)
Question 10

Incorrect

Marked out of 1.0

Với các hệ chuyển hóa nhiệt thành công (máy nhiệt) thì nhận định nào sau đây SAI:

a. Mục tiêu của các kỹ sư là tăng hiệu suất nhiệt của máy nhiệt bằng cách giảm các yếu tố bất thuận nghịch trong hệ.

b. Theo nguyên lý 2 nhiệt động lực học thì các máy nhiệt không thể đạt hiệu suất nhiệt 100%. Hiệu suất nhiệt tối đa có thể đạt được khi
máy nhiệt hoạt động theo chu trình Carnot.

c. Hiệu suất nhiệt tối thiểu có thể đạt được khi máy nhiệt hoạt động theo chu trình thuận nghịch.

d. Theo nguyên lý 2 nhiệt động lực học thì các máy nhiệt không thể đạt hiệu suất nhiệt 100%. Hiệu suất nhiệt tối thiểu có thể đạt được khi
máy nhiệt hoạt động theo chu trình Carnot.

e. Hiệu suất nhiệt tối đa có thể đạt được khi máy nhiệt hoạt động theo chu trình thuận nghịch.

f. Mục tiêu của các kỹ sư là tăng hiệu suất nhiệt của máy nhiệt bằng cách tăng các yếu tố bất thuận nghịch trong hệ.

a. f,c,d

b. e,f

c. d,a

d. c,a,b

e. c,e,d

Question 11

Correct

Marked out of 1.0

Chọn phát biểu đúng: Đối vói khí lý tưởng và khí thực có áp suất đủ nhỏ,

a. độ nén đẳng nhiệt là , hệ số giãn nở nhiệt là

b. Các phát biểu còn lại đều sai

c. độ nén đẳng nhiệt là , hệ số giãn nở nhiệt là

d. độ nén đẳng nhiệt là , hệ số giãn nở nhiệt là

◄ Thông báo về việc thi cuối kỳ Hóa lý 1 - Học kỳ 211

Jump to...

Diễn đàn môn học Hoá lý 1 - Học kỳ 1 - 2021-2022 ►


Copyright 2007-2021 Ho Chi Minh City University of Technology. All Rights Reserved.
Address: Hochiminh City University Of Technology - 268 Ly Thuong Kiet Street, District 10, Ho Chi Minh City.
Email: elearning@hcmut.edu.vn
Powered by Moodle

You might also like