Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

A.

Xe bốc xếp:

2. Cấu tạo chung xe nâng hạ hàng:

Hình :Xe nâng hàng tự hành

Hình : Xe nâng container

1. Cầu lái; 2. Cabin điều khiển; 3. Động cơ; 4. Hộp số truyền động; 5. Cầu chủ
động; 6. Cần ống đồng; 7. Khung nâng hàng
2.1 Bộ phận nâng hạ xe nâng:

2.1.1. Khung nâng xe nâng hạ hàng tự hành:

2.1.1.1 Khung nâng:

Khung nâng bao gồm 2 hoặc 3 khung thép thẳng đứng. Chúng được thiết kế
là bộ phần kết nối giữa thân xe và giá nâng. Cùng với hệ thống piston ròng rọc
giúp đưa càng nâng từ mặt đất lên cao và ngược lại. Khung nâng được chia làm 2
loại chính: khung nâng 2 khung và khung nâng 3 khung, được lắp lồng với nhau
thông qua hệ thống con lăn và đường ray khung, giúp tăng khả năng chịu lực và va
đập mạnh.

Hình 2.1: Khung xe nâng

2.1.1.2. Giá nâng:

Giá nâng có thiết kế hình chữ nhật. Giá nâng được gắn với càng nâng và di
chuyển lên xuống theo khung nâng nhờ hệ thống xích và xi lanh. Trên giá nâng có
lắp đặt con lăn dẫn hướng giúp giá nâng hoạt động ổn động và không bị rung lắc.
Hình 2.2: Giá nâng xe nâng hàng tự hành

2.1.1.3. Càng nâng:

Càng nâng xe nâng hạ hàng:

Càng nâng là trang bị tiêu chuyển của xe nâng. Chúng có thiết kế là 2 thanh
thép hình chữ L, với chiều dài từ 1 mét đến 2 mét tùy loại. Càng nâng dùng để
luồng dưới vật nặng được dùng để để bốc xếp, vận chuyển hàng hoá, khay gạch
ngói, thiết bị máy móc,... Càng nâng gồm 2 nhánh: nhánh chính nhô ra tiếp xúc
trực tiếp với hàng hóa, nhánh phụ liên kết với giá nâng.

Hình 2.3: Càng nâng


2.1.1.4. Cơ cấu chấp hành:

Xi lanh dùng cho bộ phận nâng hạ gồm 2 loại xi lanh chính: xi lanh nâng và
xi lanh nghiêng. Chúng được thiết kế là các ống rỗng chứa dầu thủy lực bên trong,
1 đầu với piston, 1 đầu nối với thân xe, làm nhiệm vụ di chuyển tịnh tiến.

+ Xi lanh nâng: là thiết bị lắp thẳng đứng theo chiều dọc của khung nâng,
chúng kết hợp với hệ thống dây xích để kéo hàng hóa lên trên

+ Xi lanh nghiêng: là bộ phận xi lanh được lắp nghiêng một góc so với trục
thẳng đứng, 1 đầu gắn với khung nâng, 1 đầu gắn vào thân xe. Khi xi lanh này làm
việc chúng sẽ đẩy khung nâng nghiêng 1 góc 6 độ về phía sau và 12 độ về phía
trước. Khi xi lanh nghiêng hoạt động chúng sẽ giúp càng nâng dễ dàng luồn vào
hàng hóa, đồng thời giữ cho hàng hóa thăng bằng trong quá trình vận hành.

Hình 2.4. Xi lanh nâng


Hình 2.5: Xi lanh nghiêng

2.1.2. Khung nâng xe nâng container:

2.1.1.1 Khung nâng:

Khung nâng được thiết kế là bộ phần kết nối cần ống đồng xe và giá nâng.
Cùng với xi lanh thuỷ lực giúp đưa càng nâng từ mặt đất lên cao và ngược lại

Hình : Khung nâng xe nâng container

2.1.1.2. Giá nâng:


Giá nâng có thiết kế hình chữ nhật. Giá nâng được gắn với càng nâng để
giữ độ cững vững và di chuyển lên xuống theo khung nâng nhờ hệ thống xi lanh.
Trên giá nâng có lắp đặt con lăn dẫn hướng giúp giá nâng hoạt động ổn động và
không bị rung lắc.

Hình : Giá nâng xe nâng container

2.1.1.3. Càng nâng:

Bộ phận xilanh thuỷ lực của xe nâng container sẽ cung cấp tầm với theo
chiều ngang có thể mở rộng giúp việc nâng hạ container được dễ dàng.

Hình : Càng nâng

2.1.1.4. Cơ cấu chấp hành:


Xi lanh dùng cho xe nâng container gồm 3 loại xi lanh chính: xi lanh nâng,
xi lanh nghiêng và xi lanh mở càng nâng. Chúng được thiết kế là các ống rỗng
chứa dầu thủy lực bên trong, 1 đầu với piston, 1 đầu nối với thân xe, làm nhiệm vụ
di chuyển tịnh tiến.

+ Xi lanh nâng: Là thiết bị lắp thẳng đứng theo hướng nghiêng của khung
nâng dùng để kéo hàng hóa lên trên và ngược lại

+ Xi lanh nâng càng: Là thiết bị được lắp thẳng đứng dùng để nâng hạ càng
nâng để đưa càng xuống vị trí hợp lý để gắp hàng

+ Xi lanh mở càng nâng: Là bộ phận xilanh lắp nằm ngang so với mặt đất
được dung để mở rộng càng nâng để phù hợp với độ rộng của container giúp gắp,
thả hàng 1 cách dễ dàng.

+ Động cơ thuỷ lực: Để cung cấp chuyển động quay cho các thùng chứa
cũng được vận hành bằng thủy lực có một chạc trên và một chạc dưới được kết nối
với nhau bằng một ổ trục mạnh mẽ và bộ phận này được gắn vào cần bên trong.
Hai động cơ thủy lực sẽ truyền động bánh răng và điều này sẽ tạo ra chuyển động
quay cần thiết của container

Hình : Xilanh nâng hạ


Hình: Xi lanh nâng hạ càng nâng

Hình : Xi lanh mở càng nâng

Hình : Động cơ thuỷ lực

2.2 Bộ phận di chuyển:

Hệ thống di chuyển bao gồm hệ thống bánh lái và hệ thống bánh chịu tải.
Thông thường bánh sau là bánh lái, bánh phía trước là bánh chịu tải.

+ Hệ thống di chuyển phía sau: Đóng vai trò là bánh lái, chúng bao gồm hệ
thống lốp, cầu, xi lanh lái. Mọi hoạt động của bánh được điều khiển trực tiếp qua
vô lăng xe. Bánh phía sau có kích thước nhỏ hơn bánh xe phía trước. Chúng được
trang bị lốp hơi hay lốp đặc tùy theo mục đích.

+ Hệ thống di chuyển phía trước: Bao gồm các bánh chịu tải, chúng có kích
thước lớn. Bánh chịu tải đóng vai trò là đòn bẩy giữa đối trọng và hàng hóa, vừa
đóng vai trò chịu toàn bộ tải trọng của hàng hóa đặt lên xe.

Hình 2.: Hệ thống di chuyển

Hình 2.: Hệ thống di chuyển phía sau

2.3. Bộ phận điều khiển:

- Bộ phận điều khiển được chia làm 2 loại: Bộ phận điều khiển chuyển
động, bộ phận điều khiển nâng hạ.

+ Bộ phận điều khiển di chuyển: Bao gồm vô lăng, phanh, hộp số ga.
Chúng điều khiển các hoạt động di chuyển của xe nâng từ nơi này đến nơi khác.
+ Bộ phận điều khiển nâng hạ: Bao gồm các cần điều khiển lên, xuống,
nghiêng ngả. Ngoài ra còn có các bộ điều khiển phanh khẩn cấp, …

Hình 2.: Bộ phận điều khiển

2.4 Bộ phận đối trọng:

Đối trọng xe được đặt ở phía sau xe, có trọng lượng tương đương với trọng
lượng hàng hóa mà xe có thể nâng. Đối trọng xe giúp xe cân bằng trọng lượng xe,
giúp xe nâng giữ được thăng bằng khi nâng hạ hàng hóa. Nếu không có đối trọng,
xe nâng sẽ dễ bị lật khi nâng hạ hàng hóa có trọng lượng lớn

Hình 2.: Đối trọng xe nâng


Tài liệu tham khảo

[1] Giáo trình ô tô máy kéo và máy chuyên dụng, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quế

[2] https://xenangthienson.com/cau-tao-xe-nang-hang/

[3] https://hangchavina.com/cau-tao-cua-dong-xe-nang-gap-container-
reachstacker/

You might also like