Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 38

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


KHOA CƠ KHÍ GIAO THÔNG

TIỂU LUẬN KỸ THUẬT XE VÀ MÁY


CHUYÊN DÙNG
TIỂU LUẬN 1: CÁC LOẠI CƠ CẤU CÔNG TÁC ĐIỂN
HÌNH CỦA XE CHUYÊN DÙNG

GVHH : T.S Lê Minh Đức


SVTH : 1. Giang Võ Ngọc Xanh (NT) 103200072
2. Nguyễn Duy Phúc 103200059
3. Hồ Văn Quốc 103200061
4. Nguyễn Thái Sơn 103200062
5. Nguyễn Thanh Tài 103200063
6. Nguyễn Công Tạo 103200064
7. Nguyễn Viết Thông 103200067
8. Đoàn Minh Tông 103200068
9. Hoàng Anh Tuấn 103200069
10. Nguyễn Trường Vũ 103200070
11. Võ Đại Vũ 103200071
12. Võ Như Ý 103200073
Lớp : 20C4B
Nhóm :5

Đà Nẵng, ngày 25 tháng 6 năm 2024


Xe và máy chuyên dùng

Lời mở đầu

Trong suốt quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại, xe và máy
chuyên dùng đã và đang đóng một vai trò trung tâm trong các ngành xây dựng,
nông nghiệp, khai thác mỏ và nhiều lĩnh vực khác. Sự hiểu biết sâu sắc về cấu
tạo, nguyên lý hoạt động, và ứng dụng thực tiễn của các loại xe và máy chuyên
dùng sẽ trang bị cho các bạn những kiến thức và kỹ năng cần thiết để phát triển
sự nghiệp trong tương lai.

Môn học này sẽ cung cấp cho các bạn cái nhìn toàn diện về các loại xe
chuyên dùng như xe tải, xe bánh xích, máy xúc, máy ủi, và các loại máy móc
phục vụ cho mục đích công nghiệp khác. Chúng ta sẽ đi sâu vào từng bộ phận
cấu thành của xe và máy, phân tích kỹ lưỡng cấu tạo và nguyên lý hoạt động,
đồng thời hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất và độ bền của chúng.

Trong quá trình làm báo cáo, chúng em đã tham khảo nhiều tài liệu liên
quan đến môn học. Tuy nhiên, chắc vẫn khó tránh khỏi nhiều thiếu sót. Chúng
em xin chân thành cảm ơn sự góp ý của thầy TS Lê Minh Đức để ngày một
hoàn thiện hơn.

Nhóm thực hiện

SVTH: Nhóm 5 2
GVHD: TS. Lê Minh Đức
Xe và máy chuyên dùng

Giang Võ Ngọc Xanh Giới thiệu sơ lược, kết luận, tài liệu tham khảo

Nguyễn Duy Phúc Nhiệm vụ, yêu cầu, đặc điểm chung

Hồ Văn Quốc Cơ cấu nâng trên Xe tự đổ

Nguyễn Thái Sơn Cơ cấu nâng trên Xe cần trục

Nguyễn Thanh Tài Cơ cấu nâng trên Xe tải cẩu

Nguyễn Công Tạo Nhiệm vụ, yêu cầu, đặc điểm chung

Nguyễn Viết Thông Cơ cấu xoay trong các ca bin xe cẩu, cần trục

Đoàn Minh Tông Cơ cấu xoay trong xe trộn bê tông

Hoàng Anh Tuấn Nhiệm vụ, yêu cầu, đặc điểm chung

Võ Đại Vũ Cơ cấu di chuyển sử dụng bánh xe

Võ Như Ý Cơ cấu di chuyển dùng bánh xích

Nguyễn Trường Vũ Thiết kế slide

Nguyễn Trường Vũ Thuyết trình slide

Nguyễn Duy Phúc

Hoàng Anh Tuấn

Nguyễn Công Tạo

Bảng phân công nhiệm vụ:

SVTH: Nhóm 5 3
GVHD: TS. Lê Minh Đức
Xe và máy chuyên dùng

Contents
2. Các loại cơ cấu công tác điển hình của xe chuyên dụng:.................................................6
2.1. Cơ cấu nâng:..................................................................................................................6
2.1.1 Nhiệm vụ, phân loại:.......................................................................................6

SVTH: Nhóm 5 4
GVHD: TS. Lê Minh Đức
Xe và máy chuyên dùng

2. Các loại cơ cấu công tác điển hình của xe chuyên dụng:

2.1. Cơ cấu nâng:

2.1.1 Nhiệm vụ, phân loại:


a. Nhiệm vụ:
Cơ cấu nâng là một trong các cơ cấu quan trọng và không thể thiếu được
dùng để nâng hạ vật (hàng hóa) theo phương thẳng đứng (trong một số trường
hợp dùng để kéo vật theo phương ngang hoặc nghiêng)
b. Phân loại:
 Theo cách trường lực lên phần chuyển động cơ cấu nâng được phân ra:
+ Cơ cấu nâng với truyền động là cáp thông thường được cấu tạo bởi các
bộ phận chính như: động cơ dẫn động (có thể là động cơ điện, mô tơ thủy lực
hoặc động cơ đốt trong), hộp giảm tốc (hộp giảm tốc có thể dạng bánh răng trụ,
dạng trục vít bánh vít, dạng hộp giảm tốc hành tinh,…), tang quấn cáp ( tang
quấn có thể là tang đơn, tang kép, tang hình trụ, tang hình côn,…) puli, cụm
móc treo để liên kết vật nâng với cơ cấu nâng và phanh để đảm bảo an toàn
trong quá trình làm việc

Hình 2.1: Cơ cấu nâng truyền động cáp

SVTH: Nhóm 5 5
GVHD: TS. Lê Minh Đức
Xe và máy chuyên dùng

+ Cơ cấu nâng với truyền động thanh răng, truyền động vít.

Hình 2.2: Cơ cấu nâng truyền động vít

Hình 2.3: Cơ cấu nâng hạ xi lanh thủy lực


+ Cơ cấu
nâng hạ nhờ xi lanh thủy lực.

SVTH: Nhóm 5 6
GVHD: TS. Lê Minh Đức
Xe và máy chuyên dùng

 Phân loại theo cơ cấu dẫn động:


o Cơ cấu nâng dẫn động cơ khí:
o Cơ cấu dẫn động bằng động cơ điện:

Cơ cấu nâng dẫn động cơ khí:

Sơ đồ nguyên lí:

Hình 2.4: Cơ cấu dẫn động bằng cơ khí


Nguyên lí làm việc:
+ Khi muốn nâng hàng, động cơ 1 hoạt động, phanh 3 được mở, qua
khớp nối 2 truyền mômen tới hộp giảm tốc 4. Sau đó truyền động cho tang 5
quay cuốn cáp thực hiện nâng hàng.
+ Khi muốn hạ hàng, nhờ trọng lượng của hàng, tang 5 quay theo chiều
ngược lại hàng được hạ xuống
Cơ cấu dẫn động bằng động cơ điện:
Sơ đồ nguyên lí:

SVTH: Nhóm 5 7
GVHD: TS. Lê Minh Đức
Xe và máy chuyên dùng

Hình 2.5: Sơ đồ cấu tạo tời cáp dẫn động bằng động cơ điện
Nguyên lý làm việc:
Động cơ điện 3 chạy, thông qua khớp nối trục 4 công suất được truyền
qua hộp giảm tốc 2, qua khớp nối (2-1) làm quay tang số 1, quán cáp thông qua
hệ palăng làm dịch chuyển móc câu 6. Muốn đảo chiều chuyển động của móc
câu 6, người ta chỉ cần đảo chiều quay của động cơ điện 3 (thông qua việc đảo
2 pha của động cơ điện 3 pha thông qua hệ điều khiển).

2.1.2. Kết cấu, nguyên lý hoạt động, ứng dụng của cơ cấu trên các loại xe
thông dụng:
a. Cơ cấu nâng trên xe tự đổ:
 Kết cấu:

Cấu tạo:

SVTH: Nhóm 5 8
GVHD: TS. Lê Minh Đức
Xe và máy chuyên dùng

Cơ cấu nâng
hạ thùng
Thùng
hàng tự
đổ

Xe cơ sở
Hình 2.6: Xe tự đổ Huyndai

Cơ cấu nâng hạ: Có thể sử dụng hệ thống cơ khí, khí nén hay thủy lực.

Phương án 1: Dùng hệ thống truyền động bằng cơ khí

Ưu điểm:
 Giá thành thấp,
 Dễ chế tạo, đơn giãn,
 Dễ bảo trì, bảo dưỡng, thay thế
Khuyết điểm:
 Kết cấu cồng kềnh, phức tạp,
 Lực nâng thùng nhỏ, làm việc nguy hiểm không an toàn.

SVTH: Nhóm 5 9
GVHD: TS. Lê Minh Đức
Xe và máy chuyên dùng

Hình 2.7: Sơ đồ nâng hạ thùng truyền động cơ khí.

1. Thùng xe; 2. Trục vít; 3. Bánh vít; 4. Tời; 5. Ròng rọc; 6. Cơ cấu kẹp chặt đầu
cáp.
Phương án 2: Dùng hệ thống truyền động bằng thủy lực
Ưu điểm:
 Lực nâng lớn
 Kết cấu nhỏ gọn
 Làm việc ổn đỉnh
Khuyết điểm:
 Giá thành cao,
 Bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên,…

Phương án 3: Dùng hệ thống truyền động bằng khí nén

Ưu điểm:

 Nguồn không khí là vô hạn nên chi phí vận hành rẻ


 Kết cấu nhỏ gọn
Nhược điểm:
 Lực nâng thùng nhỏ.
 Kết cấu cồng kềnh.
 Không ổn định vì không khí có thể nén được

SVTH: Nhóm 5 10
GVHD: TS. Lê Minh Đức
Xe và máy chuyên dùng

Hình 2.8: Chu trình mở hệ thống thủy lực.

1. Xy lanh thủy lực; 2. Piston thủy lực; 3. Van tiết lưu; 4. Van một chiều; 5. Van
phân phối 5/3; 6. Van điện tử; 7. Bơm dầu; 8. đường dầu; 9. Vam an toàn; 10.
Đường dầu về; 11. Thùng dầu
Phương án nâng hạ: Trên cơ sở phân tích ở trên, ta chỉ đi sâu vào phương án
nâng hạ sử dụng hệ thống thủy lực.

 Nâng hạ trực tiếp:


- Dùng xy lanh một tầng:
- Dùng xy lanh nhiều tầng
 Nâng hạ gián tiếp:
- Dùng xy lanh một tầng:

Hình 2.9: Xi lanh nâng hạ 1 tầng


Ưu điểm:
 Kết cấu đơn giãn, giá thành thấp.
Khuyết điểm:
 Áp suất làm việc nhỏ.
 Chiếm khoảng không gian lớn.
 Góc nâng nhỏ vì chịu ảnh hưởng chiều dài xy lanh thủy lực.

SVTH: Nhóm 5 11
GVHD: TS. Lê Minh Đức
Xe và máy chuyên dùng

- Dùng xy lanh nhiều tầng:

Hình 2.10: Xi lanh nâng hạ nhiều tầng

Khi nâng thùng, dầu từ bơm qua cơ cấu điều khiển vào buồng A đẩy piston
2 lên, đồng thời dầu từ buồng B chảy về thùng. Khi piston 2 đi hết hành trình,
dầu tiếp tục vào cửa A nâng piston 1 đi lên, còn dầu từ cửa C về buồng chứa.

Ưu điểm:

 Có thể nâng thùng cao, đảm bảo đổ hết hàng.


 Không gian bố trí nhỏ.
 Áp suất làm việc phù hợp với sự giảm dần tải trọng khi tăng góc
nghiêng thùng.

Khuyết điểm:

 Kết cầu xi lanh phức tạp.


 Hệ thống điều khiển phức tạp, giá thành cao.
 Nâng hạ gián tiếp:
 Đòn bẩy di động:

SVTH: Nhóm 5 12
GVHD: TS. Lê Minh Đức
Xe và máy chuyên dùng

Hình 2.11: Cơ cấu nâng hạ dung đòn bẩy di động

Khi nâng hay hạ thùng, piston 3 đẩy ra hay đi vào, khi đó điểm C quay quanh
O1 còn A quay quanh O2

- Hành trình xy lanh nhỏ vẫn bảo đảm nâng thùng lên góc lớn.

- Cơ cấu gọn nhẹ, đơn giản, không gian bố trí nhỏ.

- Phải chế tạo thêm cơ cấu đòn bẩy làm tăng giá thành.

 Đòn bẩy cố định:

Hình 2.12: Cơ cấu nâng hạ dung đòn bẩy cố định

Cũng sử dụng xylanh một tầng kết hợp với đòn bẩy tương tự như trên, nhưng
đầu C bắt cố định vào khung xe.

- Cơ cấu có độ cứng vững cao.

- Cơ cấu phức tạp vì phải bắt điểm C vào khùng xe.

- Hành trình nhỏ vẫn đảm bảo nâng thùng hàng góc lớn, tuy nhiên phải sử dụng
lực lớn.

SVTH: Nhóm 5 13
GVHD: TS. Lê Minh Đức
Xe và máy chuyên dùng

Sơ đồ khối nguyên lý nâng thùng:

Hình 2.13: Sơ đồ khối nguyên lý nâng thùng

 Nguyên lý hoạt động:

- Khi xe di chuyển trên đường, truyền động từ hộp số qua hộp trích công suất
được ngắt. Moment xoắn truyền qua hộp số đến cầu sau.

- Khi xe đổ vật liệu, truyền động từ hộp số đến cầu sau có thể ngắt hoặc không
tùy thời điểm, còn truyền động từ hộp số đến hộp trích công suất được kết nối
(nhờ cần điều khiển trong cabin) điều kiển bơm hoạt động. Bơm hút dầu từ
thùng chứa, nén đến hệ thống van điều khiển rồi đến xy lanh thủy lực. Áp suất
dầu trong xy lanh tạo áp lực bằng giá trị lực cản P đẩy piston di chuyển. Thùng
hàng liên kết với cơ cấu nâng hạ sẽ được nâng lên tự đổ vật liệu.

 Phương án lật thùng:


Bố trí đổ ngang:

SVTH: Nhóm 5 14
GVHD: TS. Lê Minh Đức
Xe và máy chuyên dùng

Hình 2.13: Xe tự đổ sử dụng cơ cấu ngang

Ưu điểm:

 Đổ vật liệu nhanh chóng do tiết diện đổ lớn

Nhược điểm:

 Khó tăng góc nghiêng thùng nên khó đổ hết vật liệu
 Không thích hợp ở những nơi chật hẹp
 Khó tăng góc nghiêng thùng nên khó đổ hết vật liệu
 Bố trí đổ dọc:

Hình 2.14: Xe tự đổ sử dụng cơ cấu dọc

SVTH: Nhóm 5 15
GVHD: TS. Lê Minh Đức
Xe và máy chuyên dùng

Ưu điểm:

 Thích hợp cho việc đổ hàng ở những nơi chật hẹp


 Có thể lùi vào đổ hàng, sau đó tiến ra hoặc vừa đổ vừa di chuyển

Nhược điểm:

 Tốn nhiều thời gian đổ vì tiết diện bé

b. Cơ cấu nâng trong xe cần trục:


 Kết cấu và nguyên lí hoạt động xe cần trục dẫn động thủy lực:
Xe cần trục = Xe nền + Thiết bị chuyên dụng (cần trục)

Hình 2.15: Cấu trục dẫn động thủy lực

1. Cần; 2. Xi lanh thủy lực để tăng giảm chiều dài cần; 3.Xi lanh nâng hạ cần; 4.
Hộp giảm tốc cơ cấu quay; 5. Phanh; 6. Động cơ thủy lực; 7. Cơ cấu quay; 8. Hộp
giảm tốc cơ cấu nâng hạ; 9. Tời nâng hàng; 10. Động cơ thủy lực; 11. Bơm thủy
lực; 12. Hộp chia công suất; 13. Hộp số; 14. Cabin
Có thể xem xe cần trục gồm 2 phần: Phần quay và phần không quay.

SVTH: Nhóm 5 16
GVHD: TS. Lê Minh Đức
Xe và máy chuyên dùng

Phần không quay: khung xe tải hoặc chassis chuyên dụng, được chế tạo đảm
bảo theo các yêu cầu ngành giao thông quy định.

 Phần quay: Bố trí các tay cần, các cơ cấu công tác như cơ cấu nâng vật,
nâng cần, quay cần, đối trọng và các thiết bị điều khiển.
 Nguyên lý hoạt động:

Để tăng khoảng không phục vụ cần trục, trên đầu của đoạn cần di động
có cần mỏ vịt với các chiều dài khác nhau và góc nghiêng khác nhau. Thay đổi
tầm với của cần trục bằng nâng hạ cần nhờ 2 xi lanh lắp song song 3 có khóa
thủy lực để định vị trí của cần có tầm với cho trước. Động cơ của máy cơ sở 14
truyền mô men xoắn để quay bơm 11 qua hộp số 13 và hộp chia công suất 12.
Chất lỏng có áp suất qua hệ thống đường ống và các van điều khiển được đưa
đến các cơ cấu (động cơ hoặc xi lanh thủy lực). Hệ thống điều khiển và điều
khiển cho phép đồng thời các chuyển động nâng hạ vật và nâng hạ cần, nâng hạ
vật

Xe cần trục truyền động bằng cơ học:

Hình 2.16. Ô tô cần trục LAZ 690 (Liên Xô)

Ưu điểm:

SVTH: Nhóm 5 17
GVHD: TS. Lê Minh Đức
Xe và máy chuyên dùng

 Cơ cấu đơn giản, độ tin cậy cao


 Chi phí thấp, dễ dàng bảo dưỡng sửa chữa

Nhược điểm:

 Khả năng điều khiển hạn chế


 Cơ cấu nâng cơ khí có tốc độ châm hơn so với hệ thống thuỷ lực, khí
nén

Xe cần trục truyền động bằng thuỷ lực:

Hình 2.17: Sơ đồ cấu tạo ô tô cần trục thuỷ lực

Ưu điểm:

 Độ chính xác cao


 Khả năng chịu tải lớn phù hợp trong công nghiệp nặng
 Dễ dàng điều khiển, tích hợp với hệ thống điều khiển bằng thuỷ lực và
điện

Khuyết điểm:

 Kết cấu phức tạp, chi phí bảo trì cao


 Bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên

SVTH: Nhóm 5 18
GVHD: TS. Lê Minh Đức
Xe và máy chuyên dùng

c. Cơ cấu nâng trên xe tải cẩu:


Các phương án nâng hạ:
 Dùng càng dọc:

Hình 2.18: Phương án bốc đỡ dùng càng dọc

1. Xe cơ sở 2. Thùng xe 3. Càng nâng hàng 4. Cơ cấu nâng 5.Hàng

Ưu điểm:

 Có kết cấu đơn giản về kỹ thuật và vận hành


 Quá trình bốc đỡ nhanh, thích hợp cho những vị trí bốc hàng gần.

Khuyết điểm:

 Quá trình chất đỡ tải rất hạn chế, vị trí chất đỡ theo quỹ đạo quay của
càng.
 Dùng cần trượt:

Hình 2.19: Phương án bốc đỡ dùng cần trượt

SVTH: Nhóm 5 19
GVHD: TS. Lê Minh Đức
Xe và máy chuyên dùng

1. Xe cơ sở 2. Thùng xe 3. Cần trượt 4. Cáp trượt 5. Hàng 6. Cáp kéo hàng

Ưu điểm:

 Kết cấu đơn giản, bảo dưỡng dễ dàng.


 Khu vực bốc đỡ hàng rộng hơn bốc đỡ dùng càng dọc.

Khuyết điểm:

 Cần làm cố định nên quá trình bốc hàng không linh động, chỉ bốc được
ở phía sau xe.
 Vận chuyển kém ổn định do chiều dài cần không thu lại được với cần
hạn hẹp.
 Dùng cần cẩu:

Hình 2.20: Phương án bốc đỡ dùng cần cẩu

1. Xe cơ sở; 2. Thùng tải; 3. Thân cẩu; 4. Cần cẩu; 5. Cơ cấu nâng; 6. Cáp nâng 7.
Hệ thống điều khiển ; 8. Hàng

Ưu điểm:

 Cơ cấu linh động, có thể bốc đỡ hàng ở nhiều vị trí khác nhau.
 Khi di chuyển cẩu được xếp lại nên nâng cao tính ổn định xe.

SVTH: Nhóm 5 20
GVHD: TS. Lê Minh Đức
Xe và máy chuyên dùng

Khuyết điểm:

 Kết cấu phức tạp, khó bảo trì.


 Khi cẩu vận hành, tính ổn định thấp.

 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của xe tải cẩu:

Cấu tạo chung:

Hình 2.19: Các chi tiết làm việc của cơ cấu nâng hạ

− Cẩu và cơ cấu làm việc của cẩu: Dàn cẩu có thể thay đổi tầm phóng nhờ có các
đoạn lồng vào nhau. Số đoạn thường từ 2-5. Đoạn ngoài cố định, đoạn trong có
thể chuyển động tương đối với đoạn ngoài nhờ hệ thống xy lanh thuỷ lực. Trên
đầu đoạn cần trong có gắn hệ thống tời - móc để nâng hạ hàng.

− Cơ cấu nâng hạ: Đoạn cần ngoài được nối với cột đứng của cẩu qua khớp bản
lề và được nâng lên hạ xuống nhờ một xi lanh thuỷ lực.

 Nguyên lý làm việc:

Tất cả các nguồn động lực của cơ cấu đều do hệ thống thuỷ lực cung
cấp. Bơm dầu được dẫn động từ hộp thu công suất của xe. Thông qua hệ thống
van điều khiển, hệ thống được làm việc như sau:

SVTH: Nhóm 5 21
GVHD: TS. Lê Minh Đức
Xe và máy chuyên dùng

− Nâng hạ tải: Móc tải được nâng - hạ nhờ tời. Tời được dẫn động bằng 1 động
cơ thuỷ lực.

− Nâng hạ cần: Thông qua xy lanh thuỷ lực. Xy lanh này có thể bố trí bên dưới
cần (kiểu đẩy) hoặc bên trên cần (kiểu kéo).

SVTH: Nhóm 5 22
GVHD: TS. Lê Minh Đức
Xe và máy chuyên dùng

2.2. Cơ cấu xoay:

2.2.1. Nhiệm vụ, yêu cầu, đặc điểm chung:


a. Nhiệm vụ:
 Cơ cấu xoay trên xe ô tô chuyên dụng có nhiệm vụ chính là thay đổi hướng di
chuyển của xe.
 Cơ cấu xoay giúp biến chuyển động quay của các động cơ thuỷ lực thành
chuyển động tịnh tiến của để di giúp xe di chuyển.
 Cơ cấu xoay cho phép các bộ phận như cần trục, xe trộn bê tông có thể xoay
quanh trục của chúng.
b. Yêu cầu:
- Để đáp ứng tốt nhiệm vụ, cơ cấu xoay trên xe ô tô chuyên dung cần đảm bảo
các yêu cầu sau:
 Độ bền bỉ: Chịu được tải trọng cao, hoạt động liên tục trong thời gian dài và
trong đều kiện môi trường khắc nghiệt.
 Độ an toàn: hoạt động ổn định, đáng tin cậy, đảm bảo an toàn cho người lái và
hàng hoá.
 Độ chính xác: Phản hồi nhanh nhạy, chính xác với thao tác của người lái.
 Khả năng chịu tải: Chịu được tải trọng lớn từ xe và từ các thiết bị chuyên dụng.
 Bảo dưỡng dễ dàng: Dễ dàng bảo dưỡng và sửa chữa khi cần thiết.
 Cơ cấu cần được tích hợp các biện pháp an toàn để đảm bảo an toàn cho người
vận hành và thiết bị, ngăn chặn các sự cố và tai nạn có thể xảy ra.
c. Đặc điểm chung:
 Cơ cấu xoay trên ô tô chuyên dụng thường sử dụng hệ thống thủy lực hoặc điện
tử để điều khiển chuyển động xoay, cung cấp sức mạnh và độ chính xác cần
thiết cho hoạt động
 Được thiết kế bền bỉ đề chịu được tải trọng nặng

SVTH: Nhóm 5 23
GVHD: TS. Lê Minh Đức
Xe và máy chuyên dùng

2.1.2. Kết cấu, nguyên lý hoạt động, ứng dụng của cơ cấu xoay một số loại
xe thông dụng:
a. Cơ cấu xoay trong các ca bin xe cẩu, cần trục:
Kết cấu xe cần cẩu:

Xe cần cẩu = Xe nền + Thiết bị chuyên dùng (cần cẩu)

Hình 2.20: Các chi tiết xe cẩu

Kết cấu xe cần trục:

Xe cần trục = Xe nền + Thiết bị chuyên dùng (cần trục)

Hình 2.21: Các cụm chính ô tô cần trục K-51 (Liên Xô)

SVTH: Nhóm 5 24
GVHD: TS. Lê Minh Đức
Xe và máy chuyên dùng

1- Khung ô tô; 2- Hộp thu công suất; 3- Khung không quay; 4- Chân chống; 5-
Hộp giảm tốc trung gian; 6- Bộ làm ổn định; 7- Đế quay; 8- Bàn quay; 9- Buồng
lái cần trục; 10- Giá chữ II; 11- Cáp nâng cần; 12- Cần; 13- Ổ và móc tải

Hình 2.22: Sơ đồ dẫn động các cụm cẩu UNIC 2,9 tấn

Việc quay cần được dẫn động bởi cơ cấu trục vít bánh vít. Toàn bộ cụm
cẩu được quay xung quanh trụ đứng cố định nhờ cặp bánh răng ăn khớp kép.

Nguyên lý hoạt động của xe cần trục

Người vận hành sử dụng các thiết bị điều khiển như tay cầm, bàn đạp để
truyền tín hiệu đến hệ thống điều khiển, hệ thống nhận tín hiệu từ người vận
hành và truyền đến động cơ quay. Động cơ quay được kích hoạt, tạo ra mômen
xoắn để quay trục truyền động. Hộp số dung để thay đổi tốc độ quay của trục
truyền động theo yêu cầu của người vận hành. Vòng bi quay truyền lực từ trục
truyền động đến bệ quay, giúp cabin và cần cẩu, cần trục xoay 360 độ. Phanh
quay được sử dụng để hãm và dừng chuyển động quay của cabin và cần cẩu,
cần trục khi cần thiết.

SVTH: Nhóm 5 25
GVHD: TS. Lê Minh Đức
Xe và máy chuyên dùng

Ứng dụng:

 Chúng là thiết bị không thể thiếu trong các công trình xây dựng, từ nhà ở cho
đến các tòa nhà chọc trời. Cần cẩu giúp nâng, hạ và di chuyển vật liệu nặng
như thép, bê tông, các thiết bị khác.
 Tại các cảng biển và cảng sông, xe cần trục đóng vai trò quan trọng trong việc
xếp dỡ container và hàng hóa từ tàu lên bờ và ngược lại.
 Trong các nhà máy sản xuất, khu công nghiệp, cần cẩu được dùng để di chuyển
các bộ phận máy móc lớn.

b. Cơ cấu xoay trong xe trộn bê tông:


Kết cấu xe trộn bê tông:

Xe trộn bê tông = Xe nền + Thùng trộn bê tông + Truyền động quay thùng

Hình 2.23: Kết cấu xe trộn bê tông

SVTH: Nhóm 5 26
GVHD: TS. Lê Minh Đức
Xe và máy chuyên dùng

Cơ cấu quay trong xe trộn bê tông phải được quay liên tục để đảm bảo
chất lượng bê tông. Số vòng quay thùng phải được thay đổi tuỳ theo điều kiện
làm việc:

- Khi nạp nhiên liệu: 1 – 10 vg/ph


- Khi khuấy trộn: 2 – 4 vg/ph
- Khi trộn: 8- 12 vg/ph
- Xả: 1 – 10 vg/ph, quay ngược chiều

Đa số các xe trộn bê tông hiện đại đều sử dụng truyền động thuỷ lực do
các ưu điểm như kết cấu gọn nhẹ, tính thẫm mỹ cao, làm việc êm dịu, độ tin
cậy cao, khả năng vượt tải lớn.

Nguyên lý hoạt động:

Bơm (6) được dẫn động từ trục các đăng, bơm hút dầu từ thùng dầu tạo
ra dầu áp suất cần thiết để cung cấp cho động cơ thuỷ lực (9). Động cơ thuỷ lực
nhận dầu áp suất cao từ bơm chuyển đổi năng lượng thuỷ lực thành năng lượng
cơ học thông quay cơ cấu truyền động xích (11) để quay trộn bê tông. Hộp
giảm tốc (10) được đặt trước thùng trộn để đảm bảo mô men xoắn đầu ra, đảm
bảo rang thùng trộn có đủ lực để quay ngay cả tải trọng nặng

SVTH: Nhóm 5 27
GVHD: TS. Lê Minh Đức
Xe và máy chuyên dùng

Hình 2.24: Sơ đồ truyền động thuỷ cơ

1. 1. Động cơ 7. Van tiết lưu 13. Van một chiều


2. 2. Ly hợp 8. Van phân phối 14. Van an toàn
3. 3. Hộp số 9. Động cơ thuỷ lực 15. Đồng hồ áp suất
4. 4. Hộp trích công suất 10. Hộp giảm tốc 16. Lọc dầu
5. 5. Truyền động các đăng 11. Truyền động xích 17. Thùng dầu
6. 6. Bơm thuỷ lực 12. Thùng trộn
Ở nước ta vẫn dùng xe bồn với truyền động quay thùng cơ khí. Có thể sử
dụng truyền động trực tiếp qua hộp giảm tốc, hoặc dùng truyền động xích.
Nguồn động lực được trích từ động cơ xe nên hoặc có thể sử dụng động cơ
riêng

SVTH: Nhóm 5 28
GVHD: TS. Lê Minh Đức
Xe và máy chuyên dùng

Hình 2.25: Sơ đồ truyền động cơ khí

1. 1.Động cơ điện 6. 6.Thùng trộn 11. Bơm nước


2. 2.Cơ cấu đảo chiều 7. 7.Phễu nạp nhiên liệu 12. Ống nước vào
3. 3.Hộp giảm tốc 8. 8.Phễu xã 13. Ống nước ra
4,5 Cặp bánh răng quay thùng9. 9.Bánh đai 14. Thùng nước
10. 10.Bộ truyền đai 15. Thùng nước rửa
Trong trường hơp động cơ xe nền quay với tốc độ cao, trục trích công
suất cũng tăng tốc. Để đảm bảo số vòng quay của bồn trộn được ổn định, ta có
thể điều chỉnh vẫn tốc quay bồn bằng cách:

- Sử dụng bộ giảm tốc


- Thay đổi sức cản trên đường ống dẫn dầu bằng các van tiết lưu
- Đặt van an toàn cho dầu trả về thùng chứa, giới hạn áp suất cung cấp cho động
cơ thuỷ lực

Ứng dụng: Xe trộn bê tông được thiết kế để chuyên chở và trộn bê tông trên
công trình xây dựng. Khả năng vận hành của xe bồn trộn bê tông là yếu tố quan
trọng cần được đảm bảo để đảm bảo hiệu quả và tiết kiệm chi phí trong quá
trình xây dựng

2.3 Cơ cấu di chuyển:

SVTH: Nhóm 5 29
GVHD: TS. Lê Minh Đức
Xe và máy chuyên dùng

2.3.1. Nhiệm vụ ,yêu cầu ,đặc điểm chung:

a. Nhiệm vụ:

Xe chuyên dùng cần có khả năng di chuyển từ điểm này đến điểm khác
trên khu vực làm việc bao gồm việc di chuyển qua các địa hình khó khăn như
đường mòn, đường gồ ghề,…

b. Yêu cầu:

 Phải đảm bảo được khả năng di chuyển trong mọi địa hình
 Cần có khả năng chống mài mòn tốt để đảm bảo tuổi thọ lâu dài, ngay cả khi
làm việc trên các bề mặt khắc nghiệt như đường đá, đường đất hoặc đường có
nhiều dị vật.
 Dễ bảo dưỡng, phải có cấu tạo đơn giản, dễ dàng bảo dưỡng và sửa chữa.
 Phải có độ bền cao, chịu được tải trọng lớn và hoạt động trong môi trường khắc
nghiệt.

c.Đặc điểm chung:

 Xe chuyên dùng được thiết kế để hoạt động trong các điều kiện khắc nghiệt,
bao gồm cả môi trường công trường xây dựng, chiến trường hoặc các khu vực
có địa hình phức tạp.
 Tuỳ vào loai địa hình khác nhau mà chọn bánh xích hoặc bánh xốp để phù hợp
với điều kiện sử dụng

d. Phân loại:

Cơ cấu di chuyển được chia thành 2 loại:

 Cơ cấu di chuyển bánh lốp


 Cơ cấu di chuyển bánh xích

SVTH: Nhóm 5 30
GVHD: TS. Lê Minh Đức
Xe và máy chuyên dùng

Hình 2.26: Cơ cấu di chuyển bánh lốp

Hình 2.27 : Cơ cấu di chuyển bánh xích

2.3.2. Kết cấu, nguyên lý hoạt động, ứng dụng của một số loại xe chuyên
dụng:

a. Cơ cấu di chuyển sử dụng bánh lốp:

 Kết cấu:

Cơ cấu di chuyển của xe chuyên dụng sử dụng bánh lốp giống với hệ thống
truyền lực của ô tô thông thường, bao gồm các bộ phận chính như động cơ, ly
hợp, hộp số, các đăng, truyền lực chính, vi sai, bán trục.

SVTH: Nhóm 5 31
GVHD: TS. Lê Minh Đức
Xe và máy chuyên dùng

Hình 2.28: Kết cấu hệ thống truyền lực trên xe chuyên dụng ( máy xúc lật)
1- Hộp số; 2- Ly hợp; 3 - Động cơ; 4 - Cầu sau; 5 -Trục các đăng cầu sau;
6 - Trục các đăng trung gian; 7- Trục các đăng cầu trước; 8- Cầu trước
 Ly hợp: Truyền mômen quay từ trục khuỷu động cơ đến trục sơ cấp hộp số,
cho phép cắt nhanh động cơ ra khỏi hệ thống truyền lực và nối động cơ vào hệ
thống truyền lực một cách êm dịu. Nó còn có tác dụng như một bộ phận an
toàn ngăn ngừa cho động cơ không bị quá tải.
 Hộp số: Dùng để thay đổi mômen, số vòng quay của động cơ cũng như chiều
quay từ động cơ đến bánh chủ động của ôtô máy kéo. Trên một số xe chuyên
dụng, hộp số còn cho phép trích một phần công suất của động cơ để dẫn động
các bộ phận làm việc của máy công tác và tách động cơ ra khỏi hệ thống truyền
lực trong một thời gian dài.
 Các đăng: Dùng để truyền mômen xoắn giữa các cụm truyền lực không cố
định, trục của các bộ phận này không nằm trên cùng một đường thẳng mà
thường cắt nhau dưới một góc α thay đổi và luôn bị chuyển dịch vị trí tương
đối với nhau.
 Truyền lực chính: Cơ cấu biến đổi mômen trong hệ thống truyền lực nằm giữa
các bánh xe chủ động của nó. Tăng mômen xoắn và truyền momen xoắn qua bộ

SVTH: Nhóm 5 32
GVHD: TS. Lê Minh Đức
Xe và máy chuyên dùng

vi sai đến các bán trục đặt dưới một góc nào đó (thường là 90 độ) đối với trục
dọc của xe.
 Vi sai: Bảo đảm cho các bánh xe đó quay với vận tốc khác nhau khi xe vòng,
hoặc chuyển động trên đường không bằng phẳng, hoặc có sự khác nhau giữa
bán kính lăn của hai bánh xe, đồng thời phân phối lại momen xoắn cho hai nửa
trục trong các trường hợp nêu trên
 Bán trục: Dùng để truyền mômen quay từ truyền lực chính tập trung đến bánh
xe chủ động
 Nguyên lý hoạt động:

Động cơ tạo ra công suất và momen xoắn. Khi đóng ly hợp, momen xoắn
được truyền từ động cơ qua ly hợp đến hộp số, truyền qua các đăng đến truyền
lực chính và bộ vi sai tới bánh xe chủ động. Bánh xe quay, đẩy bánh xe di
chuyển về phía trước hoặc lùi lại tùy thuộc vào tỉ số truyền của hộp số.

 Ứng dụng:

Cơ cấu di chuyên bánh lốp được ứng dụng rộng rãi, phổ biến bởi tính cơ
động và khả năng di chuyển êm dịu trên ô tô thường và xe chuyên dùng như xe
cứu hỏa, xe chở bê tông, xe cần trục…

Hình 2.29: Xe chuyên dụng dùng để vận chuyển sử dụng bánh lốp

SVTH: Nhóm 5 33
GVHD: TS. Lê Minh Đức
Xe và máy chuyên dùng

 Ưu- Nhược điểm của cơ cấu di chuyển sử dụng bánh lốp:


 Ưu điểm
 Di chuyển một quãng đường dài dễ dàng, nhanh chóng
 Tính cơ động cao, làm việc êm dịu
 Khả năng di chuyển tốt nên quá trình vận chuyển cũng như chi phí dành cho
việc này được tiết kiệm đáng kể.
 Nhược điểm
 Khó di chuyển, làm việc trong môi trường có quá nhiều bùn, đất
 Giá thuê, mua thường khá cao
 Chi phí cho sửa chữa, bảo dưỡng tốn kém

b. Cơ cấu di chuyển dùng bánh xích:

 Ứng dụng một số loại xe chuyên dụng di chuyển bằng bánh xích:

- Lĩnh vực quân sự: Xe tăng và các phương tiện bọc thép sử dụng bánh xích để
có thể di chuyển trên địa hình phức tạp như cát, bùn, tuyết và đồi núi. Bánh
xích cung cấp lực kéo tốt hơn so với bánh lốp, giúp xe quân sự duy trì sự ổn
định và di chuyển hiệu quả trong các điều kiện khắc nghiệt.

- Lĩnh vực xây dựng: Loại máy móc xây dựng như máy xúc, máy ủi, và cần cẩu
bánh xích sử dụng bánh xích để có thể di chuyển trên các công trường xây
dựng, đặc biệt là những nơi có địa hình gồ ghề, không bằng phẳng.

- Lĩnh vực nông nghiệp: Một số máy móc nông nghiệp, chẳng hạn như máy cày
và máy gặt đập liên hợp, được trang bị bánh xích để có thể làm việc trên các
cánh đồng mềm, bùn lầy mà không bị mắc kẹt.

- Lĩnh dầu mỏ và địa chất: Các phương tiện khảo sát địa chất và thăm dò dầu khí
sử dụng bánh xích để có thể di chuyển qua các địa hình khó khăn, như sa mạc
hoặc rừng rậm, để đến được các vị trí khảo sát.

 Kết cấu của cơ cấu di chuyển bằng bánh xích

SVTH: Nhóm 5 34
GVHD: TS. Lê Minh Đức
Xe và máy chuyên dùng

Tìm hiểu, phân tích kết cấu cơ cấu di chuyển của máy cẩu trục bánh xích
HITACHI KH180-3

Hình 2.32: kết cấu cơ cấu di chuyển của máy cẩu trục bánh xích HITACHI KH180-3

- Sơ đồ mạch thuỷ lực

Hình 2.33: Sơ đồ mạch thủy lực hệ thống di chuyển

 Động cơ dẫn động bơm (1): Đây là nguồn năng lượng chính để dẫn động bơm
thuỷ lực, nó cung cấp động năng cần thiết để bơm làm việc

SVTH: Nhóm 5 35
GVHD: TS. Lê Minh Đức
Xe và máy chuyên dùng

 Bơm thuỷ lực (2): Biến đổi động năng của động cơ dẫn động thành năng lượng
thuỷ lực để cung cấp cho các cơ cấu chấp hành làm việc
 Van tiết lưu (3): Van tiết lưu còn được gọi là van kiểm soát dòng chảy, là một
loại van được thiết kế để kiểm soát lưu lượng dòng chảy của chất lỏng. Các van
này cho phép người điều khiển điều chỉnh hoặc ngắt dòng chảy theo nhu cầu,
đảm bảo hiệu suất hoạt động và an toàn của hệ thống
 Van phân phối (4): Van này điều khiển hướng dầu áp suất cao đến các thiết bị
khác nhau trong hệ thống. Nó quyết định hướng dẫn dầu để thiết bị di chuyển
theo hướng mong muốn.
 Động cơ thủy lực di chuyển trái – phải (5),(7): Đây là các động cơ thủy lực
được kích hoạt bởi dầu áp suất cao từ van phân phối để tạo ra chuyển động theo
hướng trái hoặc phải theo yêu cầu.
 Van an toàn (6): Van này giữ áp suất trong hệ thống dưới giới hạn an toàn để
ngăn chặn các thiết bị khỏi tình trạng quá tải và đảm bảo an toàn cho hệ thống.

 Nguyên lý hoạt động

Motor (1) khi hoạt động, thúc đẩy bơm piston (2) tạo ra áp suất cao trong
dầu và đẩy nó lên đường ống dẫn. Dầu áp suất cao chia thành hai nhánh: một
nhánh dẫn đến các van an toàn (6) để bảo vệ hệ thống khi áp suất vượt quá giới
hạn an toàn; nhánh còn lại đi qua van tiết lưu (3) để kiểm soát lưu lượng dầu
trong đường ống.

Dầu tiếp tục chảy vào van phân phối (4), nơi áp suất cao được chia tới các
nhánh đường ống khác nhau theo yêu cầu của người điều khiển. Các động cơ di
chuyển trái và phải (5, 7) được kích hoạt thông qua van phân phối để chọn
đường dầu áp suất cao, điều khiển chuyển động của chúng theo hướng mong
muốn.

 Cơ cấu di chuyển

SVTH: Nhóm 5 36
GVHD: TS. Lê Minh Đức
Xe và máy chuyên dùng

Hình 2.34: Kết cấu bộ phận di chuyển bằng xích


1.Bánh chủ động hình sao 6. Giá tựa bộ phận căng xích
2.Dải xích 7. Lò xo
3.Bánh đè xích 8. Lò xo dảm chấn của cụm bánh đè xích
4.Cụm bánh đè xích 9. Khung máy kéo
5.Bánh dẫn hướng 10. Bánh đỡ xích

Bánh sao chủ động 1 nhận mô men quay từ truyền lực cuối cùng, kéo dải
xích chuyển động và làm cho máy ủi di chuyển.

Dải xích 2 gồm có nhiều mắt xích riêng biệt nối với nhau bằng khớp bản lề
thành dải kín. Nó bao quanh bánh chủ động, bánh dẫn hướng, các bánh đè xích
và các bánh đỡ xích, tạo diện tích tiếp xúc giữa hai dải xích khá lớn, do đó
trọng lượng của máy ủi qua các bánh đè xích được phân bố trên mặt tựa rộng,
áp suất riêng trên mặt đất nhỏ, nhờ đó bám đất tốt, độ bám và độ trượt nhỏ.
Ngoài ra các mắt xích còn có các mấu bám đất (ở phía ngoài) và gờ tạo rãnh
lăn cho các bánh đè xích ở phía trong.

Các bánh đè xích có tác dụng nâng đỡ bánh bị động trên của dải xích và dữ
cho nó khỏi lắc ngang trong khi chuyển động. Bánh dẫn hướng 5 và cơ cấu
căng xích dùng để định hướng chuyển động đúng của dải xích, để căng xích và
giảm chấn cho bộ phận di động xích.

Bộ phận di chuyển làm việc như sau:

Mô men chủ động truyền đến bánh sao chủ động 1 lắp trên trục bị động của
truyền lực cuối cùng, làm cho nó quay kéo theo dải xích lăn dưới các bánh đè

SVTH: Nhóm 5 37
GVHD: TS. Lê Minh Đức
Xe và máy chuyên dùng

xích. Khi đó xuất hiện phản lực tiếp tuyến của đất tại vùng tiếp xúc, lực này
truyền lên khung và đẩy máy kéo chuyển động khi mà các bánh đè lăn theo các
đường gờ bên trong dải xích như lăn trên một đường ray vô hạn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Catalogue máy cần trục bánh xích Hatachi KH 180-3

http://www.hsccranes.com/e/_common/pdf/kh180-3_sp.pdf

[2] Giáo trình ô tô máy kéo và máy chuyên dụng, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quế

[3] Shop Manual Komatsu WA480-6

[4] Bài giảng Kỹ thuật Ô tô chuyên dùng – Đại học Bách khoa TPHCM

[5] Bài giảng xe chuyên dùng – Khoa cơ khí giao thông trường đại học sư
phạm kĩ thuật hưng yên

SVTH: Nhóm 5 38
GVHD: TS. Lê Minh Đức

You might also like