Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 13

TRẮC NGHIỆM LÝ 7 – HIỂU BIẾT

I-BIẾT

 1. Khi nào ta nhận biết được ánh sáng?


A. Ta nhận biết ánh sáng khi không có ánh sáng truyền đến mắt ta.
B.. Ta nhận biết ánh sáng khi có ánh sáng truyền đến tay ta.
C. Ta nhận biết ánh sáng khi có ánh sáng truyền đến mắt ta.
D. Ta nhận biết ánh sáng khi có ánh sáng truyền đến tai ta.

 2. Khi nào ta nhìn thấy một vật?


A. Ta nhìn thấy một vật khi không có ánh sáng truyền từ vật đó đến mắt ta.
B. Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó.
C. Ta nhìn thấy một vật khi không có ánh sáng truyền từ vật đó.
D. Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó đến mắt ta.

 3. Nguồn sáng là gì?


A. Nguồn sáng là vật tự cháy, tự sáng.
B. Nguồn sáng là vật không tự phát ra ánh sáng.
C. Nguồn sáng là vật tự cháy.
D. Nguồn sáng là vật tự phát ra ánh sáng.

 4.Vật sáng là gì?


A. Vật sáng gồm những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.
B. Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.
C. Vật sáng gồm nguồn sáng.
D. Vật sáng gồm những vật hắt lại ánh sáng.

 5. Phát biểu Định luật truyền thẳng của ánh sáng.


A. Trong môi trường trong suốt ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
B. Trong môi trường đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
C. Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường cong.
D. Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
 6. Tia sáng là gì?
A. Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường cong.
B. Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng.
C. Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có hướng

D. Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường có hướng.

 7. Chùm sáng song song là gì?


A. Gồm các tia sáng tiến lại gần nhau khi truyền đi.
B. Gồm các tia sáng mà khoảng cách giữa chúng không đổi khi truyền đi.
C. Gồm các tia sáng ra xa nhau khi truyền đi
D. Gồm các tia sáng giống nhau.

 8. Chùm sáng hội tụ là gì?


A. Gồm các tia sáng tiến lại gần nhau khi truyền đi.
B. Gồm các tia sáng mà khoảng cách giữa chúng không đổi khi truyền đi.
C. Gồm các tia sáng ra xa nhau khi truyền đi
D. Gồm các tia sáng giống nhau.

 9. Chùm sáng phân kỳ là gì?


A. Gồm các tia sáng tiến lại gần nhau khi truyền đi.
B. Gồm các tia sáng mà khoảng cách giữa chúng không đổi khi truyền đi.
C. Gồm các tia sáng ra xa nhau khi truyền đi.
D. Gồm các tia sáng giống nhau.

 10. Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng?


A. - Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của
gương ở điểm tới.
- Góc phản xạ bằng góc tới.
B. - Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của
gương ở điểm tới.
- Góc phản xạ không bằng góc tới.
C. - Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của
gương ở điểm tới.
- Góc tới bằng góc phản xạ.
D. -Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng chứa đường pháp tuyến của gương.
- Góc phản xạ bằng góc tới.

 11. Đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng?
A. Ảnh ảo, sau gương, không hứng được trên màn chắn. Ảnh nhỏ hơn vật. Khoảng
cách từ một điểm của vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến
gương.
B. Ảnh ảo, sau gương, không hứng được trên màn chắn. Ảnh lớn hơn vật. Khoảng
cách từ một điểm của vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến
gương.
C. Ảnh thật, sau gương, không hứng được trên màn chắn. Ảnh lớn bằng vật.
Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó
đến gương.
D. Ảnh ảo, sau gương, không hứng được trên màn chắn. Ảnh lớn bằng vật. Khoảng
cách từ một điểm của vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến
gương.

 12. Ảnh của một vật sáng được tạo bởi gương cầu lồi là ảnh......ở sau gương
và........hơn vật.
A. Ảo/lớn
B. Ảo/nhỏ
C. Ảo/bằng
D. Thật/nhỏ

 13. So sánh vùng nhìn thấy của gương cầu lồi với vùng nhìn thấy của gương
phẳng có cùng kích thước và cùng vị trí đặt mắt trước gương.
A. vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có
cùng kích thước và cùng vị trí đặt mắt trước gương.
B. vùng nhìn thấy của gương cầu lồi bằng vùng nhìn thấy của gương phẳng có
cùng kích thước và cùng vị trí đặt mắt trước gương.
C. vùng nhìn thấy của gương cầu lồi bé hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có
cùng kích thước và cùng vị trí đặt mắt trước gương.
D. vùng nhìn thấy của gương cầu lồi cao hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có
cùng kích thước và cùng vị trí đặt mắt trước gương.
 14.Ảnh của một vật sáng được tạo bởi gương cầu lõm là ảnh........ở sau gương
và..........hơn vật.
A. Ảo/lớn
B. Ảo/nhỏ
C. Ảo/bằng
D. Thật/nhỏ

 15. Đối với gương cầu lõm, chùm tia sáng song song sẽ có chùm tia phản xạ
A. hội tụ vào 1 điểm ở sát gương
B. hội tụ vào 1 điểm cách xa gương
C. hội tụ vào 1 điểm ở trước gương
D. hội tụ vào 1 điểm ở sau gương

 16. Em hãy chỉ ra chùm hội tụ trong các chùm sáng phát ra từ đèn pin trên hình 1.2

A. Chùm (1) B. Chùm (2) C. Chùm (3) D. Cả A, B, C đều sai


 17. Em hãy điền từ thích hợp vào các chỗ trống trong câu sau:

Trong môi trường…………và…………………..ánh sáng truyền đi theo…………

A. Nước, không khí, đường cong


B. Trong suốt, không khí, không đồng tính
C. Trong suốt, đồng tính, đường thẳng
D. Lỏng, khí, đường thẳng.

 18. Là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn, có độ lớn bằng vật, ảnh và vật đối
xứng với nhau qua gương là đặc điểm ảnh của vật qua:
A. gương cầu
B. gương cầu lồi
C. gương cầu lõm
D. gương phẳng

 19. Ở các đoạn đường quanh co, gấp khúc, bị che khuất tầm nhìn như đèo dốc, các góc
phố, lối ra vào công ty, xí nghiệp...người ta đặt các gương loại gì để dễ quan sát?
A. gương cầu
B. gương thẳng
C. gương cầu lõm
D. gương cầu lồi

 20. Một vật sáng đặt trước một gương cầu lồi. Đặc điểm nào sau đây của ảnh tạo bởi
gương cầu lồi là sai?
A. Ảnh là ảnh ảo
B. Ảnh không hứng được trên màn chắn
C. độ lớn của ảnh nhỏ hơn độ lớn của vật
D. khoảng cách từ vật và từ ảnh đến gương là bằng nhau

II-HIỂU
Gương phẳng
<NB> Nói về tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, tính chất nào dưới đây là
ĐÚNG?
A. Hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật.
B. Không hứng được trên màn và bé hơn vật.
C. Không hứng được trên màn và lớn bằng vật.
D. Hứng được trên màn chắn và lớn hơn vật.

<TH> Khi cho mắt và gương phẳng tiến lại gần nhau thì vùng quan sát:
A. Mở rộng ra
B. Thu hẹp lại
C. Không đổi
D. Mở rộng hay thu hẹp lại phụ thuộc vào số lượng vật trước gương nhiều hay ít

<NB> Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không có tính chất nào dưới đây?
A. Hứng được trên màn và lớn bằng vật
B. Không hứng được trên màn
C. Không hứng được trên màn và lớn bằng vật
D. Cách gương một khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương.

<NB> Một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng một khoảng d cho một ảnh S’ cách
gương một khoảng d’. So sánh d và d’
A. d = d’
B. d > d’
C. d < d’
D. Không so sánh được vì ảnh là ảo, vật là thật.

<TH> Hai vật A, B có chiều cao như nhau, A đặt trước gương phẳng, B đặt trước tấm
kính. So sánh độ cao của hai ảnh A’ và B’?
A. ảnh A’ cao hơn ảnh B’
B. ảnh B’ cao hơn ảnh A’
C. hai ảnh cao bằng nhau
D. không xác định được vì độ cao của ảnh còn phụ thuộc vào vị trí đặt vật

<TH> Nếu điểm S cách gương phẳng 70 cm thì ảnh S’ của điểm S qua gương cách điểm S
một khoảng:
A. 140 cm
B. 150 cm
C. 160 cm
D. 70 cm

<TH> Một người cao 1,6 m đứng trước gương phẳng, cho ảnh cách gương 1,5m. Hỏi
người đó cách gương bao nhiêu?
A. 3 m
B. 3,2 m
C. 1,5 m
D. 1,6 m

<TH> Một người cao 1,6 m đứng trước gương phẳng. Người đó đi ra xa dần gương. Chiều
cao ảnh của người này
A. tăng dần.
B. giảm dần.
C. tăng sau đó giảm dần.
D. vẫn giữ nguyên.

<NB> Chọn phát biểu KHÔNG ĐÚNG khi nói về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng?
A. Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật.
B. Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và nhỏ hơn vật.
C. Các tia sáng từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi
qua ảnh ảo S’.
D. Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó
tới gương.

<NB> Nói về tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, câu phát biểu nào dưới đây
là ĐÚNG?
A. Hứng được trên màn và lớn bằng vật.
B. Không hứng được trên màn và bé hơn vật.
C. Không hứng được trên màn và lớn bằng vật.
D. Hứng được trên màn và lớn hơn vật.

<NB> Chọn câu trả lời ĐÚNG: Khi soi gương phẳng, ta thấy
A. Ảnh thật ở sau gương.
B. Ảnh ảo ở sau gương.
C. Ảnh thật ở trước gương.
D. Ảnh ảo ở trước gương.

<NB> Chọn câu SAI: Ảnh của một vật qua một gương phẳng có tính chất:
A. Khoảng cách từ vật đến gương bằng khoảng cách từ vật đến ảnh.
B. Độ cao của vật bằng độ cao của ảnh.
C. Kích thước của vật bằng kích thước của ảnh.
D. Ảnh và vật luôn luôn cùng chiều với nhau.

<TH> Chọn câu SAI:


A. Chỉ những vật nằm trong vùng nhìn thấy của gương mới có thể cho ảnh trong gương
B. Gương càng lớn vùng bề rộng vùng nhìn thấy càng lớn
C. Càng đẩy gương ra xa bề rộng vùng nhìn thấy của gương càng nhỏ
D. Một số vật nằm ngoài vùng nhìn thấy của gương cũng cho ảnh trong gương. Nếu
người quan sát đứng ở một vị trí thích hợp thì có thể nhìn thấy được ảnh đó

<TH> Phát biểu nào sau đây SAI: Cho một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng, cách
gương phẳng 5 cm thì ảnh S’ của S sẽ:
A. Nằm đối xứng với S qua gương.
B. Nằm trên mặt phẳng gương.
C. Là ảnh của điểm sáng nằm bên kia gương, cách mặt gương 5 cm.
D. Không hứng được trên màn chắn.
<VDT> Trong các hình vẽ dưới đây, AB là vật sáng; A'B' là ảnh của nó do gương phẳng
tạo ra. Hỏi hình nào sai?

A. Hình a.
B. Hình b.
C. Hình c.
D. Hình d.

<VDT> Trong các hình vẽ dưới đây: AB là một mũi tên, A'B' là ảnh của AB do gương
phẳng tạo ra. Hỏi hình nào vẽ ĐÚNG?

A. Hình a.
B. Hình b.
C. Hình c.
D. Hình d.

Gương cầu lồi


<VDT> Trên hình vẽ, mắt đặt tại M trước gương cầu lồi: Vẽ M' là ảnh do hai tia phản xạ
IR và KJ gặp nhau tại đó. Hỏi mắt có thể quan sát được những vật nằm trong vùng nào
bằng cách nhìn ảnh của vật trong gương?

A. Vùng ngoài hai tia MI và MK.


B. Vùng trong hai tia MI và MK.
C. Mọi vật ở trước gương.
D. Trước gương giới hạn bởi góc RM'J.

<NB> Ảnh tạo bởi gương cầu lồi là:


A. ảnh ảo, lớn hơn vật.
B. ảnh thật, nhỏ hơn vật.
C. có thể là ảnh ảo hoặc ảnh thật tùy vào vị trí đặt vật.
D. ảnh ảo, nhỏ hơn vật.

<NB> Câu phát biểu nào dưới đây là ĐÚNG khi nói về tính chất ảnh của một vật tạo bởi
gương cầu lồi?
A. Không hứng được trên màn chắn, nhỏ hơn vật.
B. Hứng được trên màn chắn, nhỏ hơn vật.
C. Hứng được trên màn chắn, bằng vật.
D. Không hứng được trên màn chắn, bằng vật.

<NB> Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi như thế nào so với gương phẳng có cùng kích
thước?
A. Hẹp hơn
B. Rộng hơn
C. Bằng nhau
D. Tùy theo gương cầu lồi ít hay nhiều

<TH> Trường hợp nào sau đây nên dùng gương cầu lồi
A. Dùng gương làm kính chiếu hậu trên các phương tiện giao thông.
B. Dùng làm gương soi trong gia đình vì vùng nhìn hấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng
nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.
C. Đặt gương cầu lồi ở những đường cong có khúc cua hẹp.
D. Dùng gương cầu lồi để sử dụng cho bác sỉ nha khoa.

<TH> Tại sao ở các góc đường có khúc cua hẹp người ta lại lắp các loại gương cầu lồi mà
không dùng các gương phẳng?
A. Vì các gương cầu lồi cho ảnh rõ nét hơn.
B. Vì các gương cầu lồi cho ảnh lớn hơn vật.
C. Vì các gương cầu lồi cho ảnh thật nhỏ hơn vật.
D. Vì các gương cầu lồi có vùng nhìn thấy lớn hơn gương phẳng giúp những xe chạy
ngược chiều nhau có thể nhìn thấy nhau giảm tốc độ tránh gây tai nạn.

<TH> Đặt hai cây bút chì giống nhau trước một cái gương phẳng và một cái gương cầu
lồi sao cho khoảng cách từ vật đến gương bằng nhau. Em hãy chọn phát biểu đúng khi
nhận xét về ảnh tạo bởi hai gương:
A. ảnh của gương phẳng nhỏ hơn ảnh của gương cầu lồi
B. ảnh của gương phẳng lớn hơn ảnh của gương cầu lồi
C. ảnh của gương phẳng bằng ảnh của gương cầu lồi
D. trong hai gương đều tạo ra ảnh ảo nên không thể biết được ảnh của gương nào lớn hơn

<NB> Ảnh của một vật qua gương cầu lồi và gương phẳng có cùng điểm chung là:
A. đều là ảnh thật
B. đều không hứng được trên màn
C. đều nhỏ hơn vật
D. đều lớn hơn vật

<TH> Đối với gương cầu lồi:


A. Vật sáng AB luôn luôn có ảnh nhỏ hơn vật
B. Vật sáng AB tới gần gương thì ảnh ra xa gương
C. Vật sáng AB có thể có ảnh thật hay ảo tùy theo vị trí của AB đối với gương
D. Chùm tia sáng tới hội tụ thì chùm tia phản xạ luôn luôn phân kì

<TH> Trên xe tải, người ta gắn gương cầu lồi để cho người lái xe quan sát các vật ở phía
sau xe có lợi gì hơn là gắn gương phẳng?
A. Ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi rõ hơn trong gương phẳng.
B. Ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi to hơn trong gương phẳng.
C. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng
kích thước.
D. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi sáng rõ hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng.

<TH> Vì sao trên ô tô, xe máy, người ta không gắn gương cầu lồi để cho người lái xe
quan sát ảnh ảo của các vật ở phía sau xe?
A. Vì ảnh không rõ nét.
B. Vì vật phải để rất gần gương mới cho ảnh ảo.
C. Vì khi nhìn vào gương không xác định chính xác khoảng cách của các xe hay vật
phía sau nên có thể gây tai nạn.
D. Vì ảnh ảo nằm xa gương ở phía sau mắt.

Gương cầu lõm


<NB> Một bạn học sinh đã đặt một viên bi trước một gương cầu lõm rất gần mặt gương
và rút ra được một số kết luận. Theo em kết luận nào sau đây KHÔNG ĐÚNG?
A. ảnh của viên bi là ảnh ảo
B. ảnh của viên bi không hứng được trên màn chắn
C. ảnh của viên bi lớn hơn viên bi
D. ảnh của viên bi có thể hứng được ở sau gương

<NB> Loại gương nào sau đây có hiện tượng phản xạ ánh sáng khi có ánh sáng truyền
đến nó?
A. Gương phẳng
B. Gương cầu lồi
C. Gương cầu lõm
D. Cả ba loại gương trên
<NB> Bạn Nga làm thí nghiệm với gương lõm bằng một cái đèn pin. Nga chiếu một
chùm tia sáng song song tới một gương cầu lõm và nhận được một chùm sáng phản xạ,
theo em đó là chùm nào trong những chùm sau?
A. Chùm sáng phân kì
B. Chùm sáng hội tụ tại một điểm trước gương
C. Chùm sáng song song
D. Chùm sáng hội tụ tại một điểm sau gương

<NB> Đặt một nguồn sáng ở vị trí thích hợp trước gương cầu lõm ta có thể thu được
những chùm sáng phản xạ nào sau đây
A. Chùm sáng phân kì
B. Chùm sáng hội tụ
C. Chùm sáng song song
D. Cả ba câu trên đều đúng

<NB> Để quan sát ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm thì mắt người quan sát phải đặt
ở đâu?
A. Đặt sau gương
B. Đặt trước gương
C. Đặt mắt trước gương sao cho chùm tia phản xạ lọt vào mắt
D. Đặt sát gương

<NB> Một vật đặt trước gương cầu lõm và cho ảnh ảo qua gương. Hỏi chùm tia phản xạ
trên mặt gương là chùm nào trong các chùm sau?
A. Chùm sáng phân kì
B. Chùm sáng hội tụ
C. Chùm sáng song song
D. Không xác định được

<TH> Một chùm tia sáng song được chiếu đến ba gương: gương phẳng, gương cầu lồi và
gương cầu lõm. Chùm tia phản xạ sẽ là chùm tia song song nếu đó là :
A. Gương phẳng
B. Gương cầu lồi
C. Gương cầu lõm
D. Cả ba gương

<TH> Chọn câu trả lời ĐÚNG: Ba gương phẳng, gương cầu lồi và gương cầu lõm đều có
rìa gương là đường tròn có bán kính bằng nhau
A. Thị trường của gương cầu lõm là lớn nhất
B. Thị trường của gương cầu lồi là lớn nhất
C. Thị trường của gương phẳng là lớn nhất
D. Thị trường của ba gương đều bằng nhau
<TH> Gương cầu lõm và gương cầu lồi giống nhau ở chỗ:
A. Có thể tạo ảnh ảo lớn hơn vật
B. Có thể tạo ảnh thật nhỏ hơn vật
C. Có thể là ảnh ảo hoặc ảnh thật tùy vào vị trí đặt vật
D. Có thể tạo ảnh ảo

<TH> Người ta dùng gương cầu lõm hứng ánh sáng Mặt Trời để nung nóng vật là dựa
trên tính chất nào của gương cầu lõm?
A. Tạo ra ảnh ảo lớn hơn vật
B. Biến chùm tia tới phân kì thành chùm tia phản xạ hội tụ
C. Biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ
D. Biến đổi một chùm tia tới phân kì thành một chùm ia phản xạ song song

<TH> Trong phần đầu của đèn pin có một bộ phận dùng để biến đổi chùm tia phân kì
thành chùm tia song song. Theo em đó là loại gương gì?
A. Gương phẳng
B. Gương cầu lồi
C. Gương cầu lõm
D. Cả ba loại trên đều phù hợp

<NB> Chọn câu trả lời ĐÚNG: Vật sáng AB đặt gần trước gương cầu lõm. Ảnh của AB
là:
A. ảnh ảo lớn hơn AB
B. ảnh ảo nhỏ hơn AB
C. ảnh thật lớn hơn AB
D. ảnh thật nhỏ hơn AB

<TH> Vật sáng AB đặt trước gương nào để có thể cho ảnh A’B’ cùng chiều, cao bằng ba
lần AB? Đó là:
A. Gương phẳng
B. Gương cầu lồi
C. Gương cầu lõm
D. Cả ba loại gương trên đều đúng

<TH> Vật sáng AB đặt trước gương nào để cho ảnh A’B’ cùng chiều AB? Đó là:
A. Gương phẳng
B. Gương cầu lồi
C. Gương cầu lõm
D. Cả ba loại gương đều đúng.
<NB> Một bạn học sinh đã đặt một viên bi trước một gương cầu lõm rất gần mặt gương và
rút ra được một số kết luận. Theo em kết luận nào sau đây không đúng?
A. Ảnh của viên bi là ảnh ảo
B. Ảnh của viên bi không hứng được trên màn chắn
C. Ảnh của viên bi lớn hơn viên bi
D. Ảnh của viên bi có thể hứng được ở sau gương

<NB> Ảnh ảo của vật tạo bởi gương cầu lõm có tính chất nào dưới đây ?
A. Lớn bằng vật.
B. Lớn hơn vật.
C. Nhỏ hơn vật.
D. Nhỏ hơn ảnh tạo bởi gương cầu lồi.

You might also like