Đề-cương-sử-10-cuối-kì-1-2023-có-ĐA-1

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

TRUNG TÂM GDTX PHÚ MỸ ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I (2023-2024)

Tổ Xã Hội Môn : Lịch Sử 10

I.PHẦN TRẮC NGHIỆM

Nội dung 1: Vai trò của sử học

Câu 1. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của Sử học đối với công tác bảo tồn và phát
huy giá trị di sản văn hóa?
A. Sử học tái hiện đầy đủ mọi giá trị của di sản văn hóa và di sản thiên nhiên.
B. Các phương pháp nghiên cứu Sử học luôn phục dựng lại nguyên vẹn di sản.
C. Sử học giúp giá trị của di sản văn hóa và di sản thiên nhiên luôn bền vững.
D. Kết quả nghiên cứu của Sử học khẳng định giá trị của các di sản văn hóa.
Câu 2. Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, di sản thiên nhiên là hoạt động
A. lưu giữ, bảo vệ và lan tỏa giá trị những di sản của thời trước để lại.
B. giao lưu, kết nối văn hóa dân tộc với các nền văn hóa trên thế giới.
C. tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để làm giàu nền văn hóa dân tộc.
D. kết nối giữa nền văn hóa truyền thống với nền văn hóa hiện đại.
Câu 3. Nội dung nào sau đây là một trong những vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di
sản văn hóa, di sản thiên nhiên?
A. Cung cấp mọi thông tin về các di sản văn hóa, thiên nhiên.
B. Thúc đẩy các ngành khoa học xã hội và nhân văn phát triển.
C. Đem lại hiệu quả thiết thực cho sự phát triển kinh tế, xã hội.
D. Phục dựng bức tranh lịch sử về di sản văn hóa, thiên nhiên.
Câu 4. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của Sử học với một số ngành, nghề trong lĩnh
vực công nghiệp văn hóa?
A. Cung cấp mọi kiến thức chuyên môn của ngành.
B. Cung cấp tri thức, ý tưởng và cảm hứng sáng tạo.
C. Bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hóa.
D. Lưu giữ và phát huy các giá trị văn hóa, thiên nhiên.
Câu 5. Nội dung nào sau đây là vai trò của các ngành, nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hóa
đối với Sử học?
A. Cung cấp tri thức, ý tưởng và cảm hứng cho sự phát triển của ngành Sử học.
B. Cung cấp tư liệu giúp Sử học khôi phục bức tranh quá khứ một cách đầy đủ, chính xác.
C. Là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất phục vụ công tác nghiên cứu và phục dựng lịch sử.
D. Cung cấp toàn bộ tri thức về quá trình hình thành và phát triển của ngành Sử học.
Câu 6. Di sản văn hóa là sản phẩm của
A. thiên nhiên. B. lịch sử. C. văn hóa. D. tự nhiên
Câu 7. Nội dung nào sau đây là một trong những vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát
triển du lịch?
A. Góp phần quảng bá văn hóa đất nước ra bên ngoài.
B. Đem lại nguồn lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
C. Thúc đẩy quá trình tiếp xúc và giao lưu văn hóa thế giới.
D. Là nguồn tài nguyên du lịch có sức hấp dẫn to lớn.
Câu 8. Một trong những vai trò của du lịch đối với việc bảo tồn di tích lịch sử và di sản văn hóa là
A. thúc đẩy quá trình giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, khu vực.
B. cung cấp đầy đủ tri thức về di tích lịch sử và di sản văn hóa.
C. tạo ra nguồn lực kinh tế để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản.
D. giúp con người hưởng thụ giá trị di sản thiên nhiên và văn hóa.
Câu 9.Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của du lịch đối với việc bảo tồn di tích
lịch sử và di sản văn hóa?
A. Là cơ sở hình thành các di tích, di sản văn hóa.
B. Tạo ra việc làm và thu nhập cho người lao động.
C. Thúc đẩy sự tăng cường bảo tồn các di tích, di sản.
D. Tạo nguồn lực kinh tế để bảo tồn giá trị di sản, di tích.
Câu 10.Nội dung nào sau đây phản ánh đúng mối quan hệ giữa Sử học với một số ngành, nghề
trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa?
A. Quan hệ gắn bó, tác động qua lại.
B. Tách rời, không liên quan đến nhau.
C. Chỉ Sử học tác động đến công nghiệp văn hóa.
D. Chỉ công nghiệp văn hóa tác động đến Sử học.

Nội dung 2: Văn Minh Ắn Độ

Câu 1. Loại văn tự nào sau đây là chữ viết của người Ấn Độ trong thời kì cổ – trung đại?
A. Chữ Hán. B. Chữ Nôm. C. Chữ La – tinh. D. Chữ Phạn.
Câu 2. Chữ viết chính thức hiện nay của Ấn Độ là:
A. chữ Hin – đi. B. chữ Nôm. C. chữ Bra – mi. D. chữ La – tinh.
Câu 3. Hai bộ sử thi nổi tiếng nhất của Ấn Độ thời kì cổ đại là:
A. Sa – ki – a Mu – ni và Vê – đa. B. Tai – giơ Ma – han và La Ki – la.
C. Ra – ma – ya – na và Kha – giu – ra – hô. D. Ma – ha – bha – ra – ta và Ra – ma – ya – na.
Câu 4. Những tôn giáo nào sau đây có nguồn gốc từ Ấn Độ?
A. Đạo giáo và Hồi giáo. B. Hồi giáo và Ki – tô giáo.
C. Phật giáo và Hin – đu giáo. D. Nho giáo và Phật giáo.
Câu 5. Tôn giáo cổ xưa nhất của người Ấn Độ là:
A. Bà La Môn giáo. B. Hin – đu giáo. C. Phật giáo. D. Hồi giáo.
Câu 6. Hin – đu giáo được hình thành trên cơ sở của tôn giáo nào?
A. Thiên chúa giáo. B. Hồi giáo. C. Phật giáo. D. Bà La Môn giáo.
Câu 7. Kiến trúc và điêu khắc của Ấn Độ thời cổ – trung đại chủ yếu chịu ảnh hưởng của yếu tố
nào?
A. Tôn giáo. B. Văn học. C. Khoa học. D. Triết học.
Câu 8. Đóng góp quan trọng nhất của người Ấn Độ cổ đại trong lĩnh vực Toán học là việc phát
minh ra:
A. số Pi. B. số không. C. phép cộng. D. diện tích các hình học.
Câu 9. Chữ viết chính thức của Ấn Độ được sử dụng vào khoảng thời gian nào?
A. Từ thế kỉ V – X. B. Từ thế kỉ I – VIII. C.Từ thế kỉ I – II. D. Từ thế kỉ VIII – XIII.
Câu 10. Tác phẩm nào văn học nào cổ xưa nhất của Ấn Độ?
A. Kinh Vê – đa. B. Kinh Tam Tạng.
C. Ma – ha – bha – ra – ta và Ra – ma – ya – na. D. Sơ – kun – tơ – la.
Câu 11. Kiến trúc và điêu khắc của Ấn Độ thời cổ - trung đại chủ yếu chịu ảnh hưởng của yếu tố
nào dưới đây?
A. Tôn giáo. B. Văn học. C. Khoa học. D. Triết học.
Câu 12. Văn hoá truyền thống Ấn Độ ảnh hưởng rõ nét nhất ở khu vực
A. Đông Bắc Á. B. Trung Đông. C. Đông Nam Á. D. Tây Á.
Câu 13. Đặc điểm nổi bật của văn hoá Ấn Độ cổ - trung đại là có tính
A. Trù tượng, uyển chuyển, sinh động. B. Hiện thực, mang đậm màu sắc tôn giáo.
C. Dân tộc, thể hiện rõ quan điểm sống. D. Quốc tế, phong cách nghệ thuật độc đáo.
Câu 14. Giá trị ưu việt và tính nhân văn của văn minh Ấn Độ thể hiện qua việc lan toả giá trị văn
minh bằng con đường
A. Chính trị. B. Quân sự. C. Chiến tranh. D. Hoà bình.
Câu 15. Không phân biệt đẳng cấp, tránh làm điều ác, chỉ làm điều thiện đây là chủ trương của tôn
giáo nào ở Ấn Độ thời cổ - trung đại?
A. Đạo Phật. B. Nho giáo. C. Bà La môn giáo. D. Đạo giáo.
Câu 16. Phát minh ra số 0, tính được chính xác pi=3,1416,.. là những thành tựu của cư dân văn
minh Ấn Độ cổ - trung đại thuộc lĩnh vực
A. Toán học. B. Sinh học. C. Y học. D. Thiên văn học.
Câu 17. Tháp San-chi, đền tháp Kha-giu-ra-hô, lăng Ta-giơ-ma-ha là những thành tựu của cư dân
văn minh Ấn Độ cổ - trung đại thuộc lĩnh vực
A. Kiến trúc. B. Toán học. C. Y học. D. Thiên văn học. D. Vật lí.
Câu 18. Chữ viết đầu tiên của Ấn Độ được tìm thấy ở đâu?
A. Sông Ấn. B. Sông Hằng. C. Sông Nin. D.Sông Hoàng Hà
Câu 19. Những thành tựu văn minh Ấn Độ cổ – trung đại có ý nghĩa như thế nào đối với văn minh
nhân loại?
A. Góp phần làm phong phú kho tàng văn minh nhân loại.
B. Khởi đầu thời kì văn minh nông nghiệp trên toàn thế giới.
C. Là cơ sở hình thành hai nền văn minh Ai Cập và Trung Hoa.
D. Thúc đẩy nhân loại tiến lên thời kì văn minh công nghiệp.
Câu 20. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về Hin – đu giáo?
A. Chỉ thờ thần Si – va và thần Vis – nu.
B. Chỉ thờ ba thần Bra – ma, Si – va và Vis – nu.
C. Chủ yếu thờ ba thần Bra – ma, Vis – nu và Si – va.
D. Chỉ thờ bốn thần Bra – ma, Si – va, Vis – nu và In – đra.
Câu 21. Ý kiến nào sau đây là đúng?
A. Hin – đu giáo được hình thành trên cơ sở của tôn giáo Cô Đốc giáo.
B. Hin – đu giáo được hình thành trên cơ sở của tôn giáo Hồi giáo.
C. Hin – đu giáo được hình thành trên cơ sở của tôn giáo Phật giáo.
D. Hin – đu giáo được hình thành trên cơ sở của tôn giáo Bà La Môn giáo.
Câu 22. Công trình nào dưới đây tiêu biểu cho kiến trúc Phật giáo của Ấn Độ?
A. Tháp Stu – pa San – chi. B. Đền Kha – giu – ra – hô.
C. Lăng Ta – giơ Ma – han. D. Tháp Cu – túp Mi – na.
Câu 23. Cái gì không có ở ..................................... thì không thể có ở Ấn Độ.
A. Ra – ma – y – a – na. B. Ma – ha – bha – ra – ta.
C. Rô – mê – ô và Giu – li – ét. D. Sơ – kun – ta – la.

Nội dung 3: VĂN MINH HI LẠP-LA MÃ CỔ ĐẠI

Câu 1: Công trình kiến trúc nào dưới đây là của Hi Lạp cổ đại ?
A. Đền Pác-tơ-nông. B. Vạn lí trường thành.
C. Kim tự tháp. D.Tháp San-chi.
Câu 2: Ai là tác giả của hai bộ sử thi nổi tiếng I-li-át và Ô-đi-xê?
A. Pi-ta-go. B. Ta-lét. C. Hô-me. D. Ác-si-mét.
Câu 3: Hệ thống chữ La-tinh là thành tựu sáng tạo của cư dân quốc gia cổ đại nào?
A. Cư dân La Mã cổ đại. B. Cư dân Ấn Độ cổ đại.
C. Cư dân Hy Lạp cổ đại. D. Cư dân A-rập cổ đại.
Câu 4: Hai bộ sử thi nổi tiếng của Hy Lạp cổ đại có tên là
A. I-li-át và Ô-đi-xê. B. Rô-mê-ô và Ju-li-ét.
C. Ka-li-đa-sa và Sơ-kun-tơ-la. D. Ma-ha-bra-ha-ta và Ra-ma-ya-na.
Câu 5: Pi-ta-go là nhà khoa học nổi tiểng của Hi Lạp thuộc lĩnh vực nào?
A. Toán học. B. Y học. C. Vật lí. D. Hóa học.
Câu 6: Đến thế kỉ IV, tôn giáo nào sau đây trở thành quốc giáo của đế quốc La Mã?
A. Hồi giáo. B. Phật giáo. C. Cơ Đốc giáo. D. Hin-đu giáo.
Câu 7: Người được mệnh danh là “cha đẻ của y học phương Tây” là
A. Pli-ni-út. B. Ptô-lê-mê. C. Tuy-xi đít. D. Hi-pô-crát.
Câu 8: Một trong những cống hiến lớn có giá trị đến ngày nay của cư dân La Mã là:
A. bảng chữ cái gồm 26 chữ. B. Đền Pác-tê-nông.
C. giấy, thuốc súng, la bàn. D. Đấu trường La Mã.
Câu 9: Hai tác phẩm văn học I-li-át và Ô-đi-xê thuộc thể loại:
A. Truyền thuyết. B. Sử thi. C. Văn xuôi. D. Truyện ngắn.
Câu 10: Ác-si-mét là nhà khoa học nổi tiếng trong lĩnh vực
A. Âm nhạc. B. Y học. C. Vật lí. D. Hội họa.
Câu 11: Hệ chữ cái A, B, C và hệ chữ số La Mã (I, II, III,…) là thành tựu của cư dân cổ
A. Ấn Độ B. Hi Lạp C. Ba Tư D. Hi Lạp – La Mã
Câu 12: Người Hi Lạp đã tổ chức các cuộc thi đấu thể thao 4 năm 1 lần tại Ô-lim-pi-a, gọi là thế
vận hội Ô-lim-píc vào thời gian nào?
A.Thế kỉ V TCN B.Thế kỉ VI TCN
C.Thế kỉ VII TCN D.Thế kỉ VIII TCN
Câu 13: Người chiến thắng trong thế vận hội Ô-lim-píc được nhận
A. vòng nguyệt quế B. vương miện C. huy chương D. cúp vô địch
Câu 14: Thể loại văn học nào là một kho tàng các câu chuyện về các vị thần, giải thích sự hình
thành của vũ trụ, cuộc đấu tranh trong thế giới muôn loài?
A. Thơ ca B. Văn xuôi C. Thần thoại D. Kịch
Câu 15: Đền Pác-tê-nông, đền thờ Thần Dớt, lăng mộ vua Mô-sô-lớt là những công trình kiến trúc
của
A.Hi Lạp B. Ấn Độ C. La Mã D. Trung Quốc
Câu 16: Đấu trường Cô-li-dê, đền Pan-tê-ông, Khải hoàn môn Công-xtan-ti-nút là những công trình
kiến trúc của
A.Hi Lạp B. Ấn Độ C. La Mã D. Trung Quốc
Câu 17: Vì sao nói chữ viết là cống hiến lớn lao của La Mã cổ đại?
A. Kí hiệu ít, đơn giản, dễ biểu đạt ý nghĩa sự vật, hiện tượng.
B. Được tất cả các nước trên thế giới sử dụng đến ngày nay.
C. Có hệ thống chữ cái hoàn chỉnh, cùng với hệ chữ số La Mã.
D. Đơn giản, khoa học, khả năng ghép chữ linh hoạt, dễ phổ biến.
Câu 18: Chữ Quốc Ngữ của Việt Nam hiện nay có nguồn gốc từ
A. chữ tượng hình Trung Hoa. B. chữ Phạn của Ấn Độ.
C. hệ chữ cái La Mã. D. hệ chữ cái Hy Lạp.
Câu 19: Vì sao hiện nay nhân loại tiếp tục duy trì Đại hội thể thao Ô-lim-píc (Olympic)?
A. Đề cao tinh thần hoà bình, đoàn kết các dân tộc.
B. Để phát triển các môn thể thao điền kinh cơ bản.
C. Đề cao giá trị văn hoá và tinh thần của Hy Lạp.
D. Phát huy nguyên tắc bình đẳng của các dân tộc.
Câu 20: Những công trình kiến trúc của quốc gia cổ đại nào dưới đây được cho là đạt đến đỉnh cao
của nghệ thuật nhưng vẫn rất gần gũi với cuộc sống?
A. Các đền thờ ở Hi lạp. B. Đền đài, đấu trường ở Rôma.
C. Các kim tự tháp ở Ai Cập. D. Các thành quách ở Trung Quốc.
Câu 21. Ai không phải là nhà khoa học nổi tiếng ở Hi Lạp thời cổ đại:
A. Ta-lét. B. Pi-ta-go. C. Ác-si-mét. D. Ô-gu-xtu-xơ.
Câu 22: Đâu không phải tác phẩm điêu khắc của Hy Lạp, La Mã cổ đại?
A. Thần Vệ nữ Mi-lô B. Lực sĩ ném đĩa
C. Tượng David D. Nữ thần A-tê-na
Câu 23: Người La Mã sớm có hiểu biết chính xác về Trái Đất và hệ Mặt Trời là nhờ
A. Vào việc canh tác nông nghiệp. B. Họ thường giao thương bằng đường biển.
C. Vào việc buôn bán giữa các thị quốc. D. Sự phát triển của khoa học - kĩ thuật.
Câu 24: Các công trình kiến trúc của người Rô - ma thời kì cổ đại có đặc điểm gì nổi bật?
A. oai nghiêm, đồ sộ, hoành tráng và thiết thực. B. tinh tế, tươi tắn, mềm mại và gần gũi.
C. oai nghiêm đồ số, mềm mại và gần gũi D. mềm mại, gần gũi, hoành tráng và thiết thực.
Câu 25: Nhận xét nào không đúng về giá trị các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Hi
Lạp, La Mã thời cổ đại?
A. Những hiểu biết đó là sự kế thừa và phát triển các thành tựu văn hóa phương Đông cổ đại
B. Đây là những công trình khoa học lớn, còn có giá trị tới ngày nay.
C. Các công trình được nâng lên tầm khái quát hóa, trừu tượng hóa cao
D. Tạo nền tảng cho các phát minh kinh tế thời cổ đại
Câu 26: Những thành tựu khoa học của người Hy Lạp - La Mã cổ đại có ý nghĩa như thế nào?
A. Là nguồn gốc của những thành tựu khoa học phương Đông cổ đại.
B. Đưa loài người bước vào kỉ nguyên công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
C. Đặt nền tảng cho sự phát triển của khoa học thế giới giai đoạn sau.
D. Là một trong những cơ sở dẫn tới sự ra đời của văn minh phương Tây cổ đại.
Câu 27: Những tiến bộ trong cách tính lịch của người phương Tây So với phương Đông xuất phát
từ
A. Cách tính lịch dựa theo sự chuyển động của Mặt Trăng
B. Việc đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn sản xuất
C. Sự hiểu biết chính xác về Trái Đất và hệ Mặt Trời
D. Việc tính lịch dựa theo sự chuyển động của Mặt Trời
Câu 28: Logo của tổ chức UNESCO được lấy cảm hứng từ công trình kiến trúc nổi tiếng nào?
A. Đền Pác-tê-nông. B. Kim tự tháp Ai Cập
C. Vườn treo Ba-bi-lon. D. Tượng nữ thần tự do.

Nội dung 4 : Văn Minh thời phục Hưng


Câu 1. Quê hương của phong trào Văn hóa Phục hưng là
A. I-ta-li-a. B. Hà Lan. C. Đức. D. Anh.
Câu 2. Phong trào Văn hóa Phục hưng ở Tây Âu thời trung đại ra đời trong bối cảnh nào sau đây?
A. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành ở các nước Tây Âu.
B. Hin-đu giáo lũng đoạn nền văn hóa, tư tưởng ở các nước Tây Âu.
C. Những thành tựu văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại được đề cao.
D. Giai cấp tư sản đã nắm chính quyền ở hầu hết các nước châu Âu.
Câu 3. Phong trào Văn hóa Phục hưng do giai cấp nào khởi xướng?
A. Tư sản. B. Vô sản. C. Quý tộc. D. Tăng lữ.
Câu 4. Một trong những nội dung tư tưởng của phong trào Văn hóa Phục hưng ở Tây Âu thời trung
đại là
A. đề cao Cơ Đốc giáo và Giáo hoàng. B. đề cao con người và quyền tự do cá nhân.
C. ủng hộ sự tồn tại của chế độ phong kiến. D. ủng hộ triết học kinh việc của Giáo hội.
Câu 5. Sự kiện nào được coi là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hoá, tư tưởng
của giai cấp tư sản chống chế độ phong kiến lỗi thời?
A. Phong trào cải cách tôn giáo. B. Phong trào văn hoá Phục hưng.
C. Các cuộc phát kiến địa lí. D. Các cuộc cách mạng công nghiệp.
Câu 6. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của M. Xéc-van-téc là
A. tiểu thuyết “Đôn Ki-hô-tê”. B. tiểu thuyết “Những người khốn khổ”.
C. tập thơ “Mùa hái quả”. D. sử thi “I-li-át”.
Câu 7. Tên một nhà viết kịch vĩ đại thời Phục hưng có nhiều vở kịch nổi tiếng như: Rô-mê-ô và
Giu-li-et, Hăm-let…
A. Ma-gien-lăng. B. Sếch-xpia. C. Lu-thơ. D. Mi-ken-lăng-giơ.
Câu 8. Sự kiện nào được đánh giá là cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên của nông dân dưới ngọn cờ
của tư sản chống phong kiến ở châu Âu?
A. Chiến tranh Pháp - Phổ. B. Chiến tranh nông dân Đức.
C. Chiến tranh nông dân Pháp. D. Chiến tranh nông dân Nga.
Câu 9. Cô-péc-ních là nhà Thiên văn học đầu tiên chứng minh rằng: Trái Đất
A. là trung tâm của vũ trụ. B. quay xung quanh Mặt Trăng.
C. đứng yên, không chuyển động. D. quay xung quanh Mặt Trời.
Câu 10. “Dù sao Trái Đất vẫn quay” là câu nói nổi tiếng của nhà khoa học nào dưới đây?
A. Cô-péc-ních. B. Bru-nô. C. Mi-ken-lăng-giơ. D. Ga-li-lê.
Câu 11. Giai cấp tư sản mới ra đời tuy có thế lực về kinh tế, song chưa có địa vị xã hội tương ứng;
họ không chấp nhận những giáo lí lỗi thời của Thiên Chúa giáo, muốn xây dựng một nền văn hóa
mới. Đó là
A. nguyên nhân của phong trào văn hoá Phục hưng
B. đặc điểm của phong trào văn hoá Phục hưng
C. hệ quả của phong trào văn hoá Phục hưng
D. mục đích của phong trào văn hoá Phục hưng
Câu 12. Bằng những tác phẩm của mình, các nhà Văn hóa Phục hưng đã
A. tuyên truyền giáo lí của Thiên Chúa giáo. B. ca ngợi công lao của các vị Hoàng đế.
C. củng cố sự tồn tại của chế độ phong kiến. D. lên án gay gắt Giáo hội Thiên Chúa giáo
Câu 13. Thời trung đại, tôn giáo nào là chỗ dựa vững chắc nhất của chế độ phong kiến, chi phối
toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội châu Âu?
A. Hồi giáo. B. Phật giáo. C. Nho giáo. D. Thiên Chúa giáo.
Câu 114. Do tác động của Cải cách tôn giáo, Thiên Chúa giáo phân hóa thành hai giáo phái mới là:
Cựu giáo ( Thiên Chúa giáo) và
A. đạo Cao Đài. B. đạo Hoà Hảo. C. Tân giáo (Anh giáo, Tin Lành…). D. Jai-na giáo.
Câu 15. Phong trào văn hoá Phục hưng được đánh giá là một “cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại” bởi
vì đã
A. mở ra những con đường mới, vùng đất mới và nhận thức mới.
B. mở rộng thị trường thế giới, thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển.
C. làm bùng nổ phong trào nông dân chống lại Giáo hội phong kiến.
D. mở đường cho sự phát triển cao hơn của văn hoá châu Âu và nhân loại.
Câu 16. Đỉnh cao của nghệ thuật Phục hưng, gắn với tên tuổi của hai danh họa nổi tiếng là
A. Lê-nô-na đơ Vanh-xi, Xéc-van-téc. B. Mi-ken-lăng-giơ, Đan-tê.
C. Lê-ô-na đơ Vanh-xi, Mi-ken-lăng-giơ. D. Đan-tê, Xéc-van-téc.
Câu 17. Những nhà khoa học nào đã góp phần thay đổi cách nhìn của con người về Trái Đất, vũ trụ
và chống lại những quan điểm bảo thủ của Giáo hội Thiên Chúa?
A. Sếch-xpia, Bru-nô, Cô-péc-ních. B. Cô-péc-ních, Bru-nô, Ga-li-lê.
C. Bru-nô, Ga-li-lê, Mi-ken-lăng-giơ. D. Đan-tê, Cô-péc-ních, Ga-li-lê.
Câu 18. Điều kiện nào giúp phong trào Văn hóa Phục hưng có thể lan rộng khắp châu Âu?
A. Chế độ phong kiến chuyên chế đã sụp đổ ở khắp châu Âu.
B. Những tinh hoa văn hóa Hi Lạp - Rôma đã được khôi phục.
C. Chủ nghĩa tư bản ra đời ở nhiều thành phố, quốc gia thống nhất.
D. Sự thống trị tinh thần của nhà thờ Thiên Chúa đã giáo bị phá vỡ.
Câu 19. Nội dung nào sau đây không thuộc phong trào Văn hóa Phục hưng?
A. Đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân.
B. Đề cao quyền độc lập của các dân tộc trên thế giới.
C. Lên án Giáo hội Cơ Đốc giáo và xã hội phong kiến.
D. Xây dựng thế giới quan tiến bộ của giai cấp tư sản.
Câu 20. Ai là người khởi xướng phong trào Cải cách tôn giáo ở châu Âu thời trung đại?
A. Ma-gien-lăng. B. Sếch-xpia. C. Mác-tin Lu-thơ. D. Mi-ken-lăng-giơ.
II.PHẦN TỰ LUẬN
1. Mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa
- Di sản văn hóa gồm : di sản văn hóa vật thể, phi vật thể… đều đóng vai trò là nguồn sử liệu quan
trọng đặc biệt đối với nghiên cứu lịch sử
- Sử học nghiên cứu về lịch sử hình thành, phát triển của di sản văn hóa, xác định vị trí, vai trò ý
nghĩa của di sản với cộng đồng
- Sử học cung cấp những thông tin có giá trị và tin cậy liên quan đến di sản văn hóa. Nhằm phục vụ
công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản
- Sử học xác định giá trị của các di sản văn hóa cần được bảo tồn, đề xuất những hình thức, phương
pháp bảo tồn bền vững, hiệu quả
- Công tác bảo tồn giúp giữ gìn được những giá trị lịch sử của di sản cho cộng đồng và nhân loại,
thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, đồng thời giáo dục thế hệ trẻ, bảo vệ di sản
2.Liệt kê các thành tựu của nền văn minh Ấn Độ cổ Đại ? Ý nghĩa của những thành tựu đó.
- Các thành tựu :Chữ viết, văn học, kiên trúc……………..
- Ý nghĩa các thành tựu của văn minh Ấn Độ thời kì cổ - trung đại:
+ Là sản phẩm của trí tuệ, sự lao động sáng tạo của cư dân Ấn Độ.
+ Đóng góp nhiều thành tựu quan trọng vào kho tàng văn minh nhân loại và đặt nền móng cho sự
phát triển nhiều lĩnh vực.
+ Nhiều thành tựu văn minh Ấn Độ cổ - trung đại vẫn có giá trị và được sử dụng cho đến ngày nay.
3.Trình bày thành tựu tiêu biểu về chữ viết, nghệ thuật của người Hy Lạp và La Mã cổ đại ?
ý nghĩa của chữ viết và nghệ thuật
*Chữ viết
+ Người Hy Lạp cổ đại dựa vào bảng chữ cái của người Phê-ni-xi để tạo nên hệ thống 24 chữ cái
+ Về sau người La Mã tiếp thu chữ cái Hi Lạp tạo thành chữ La tinh, họ cũng dùng chữ cái để tạo
ra chữ số La Mã
 Chữ viết Hy Lạp và La Mã đơn giản, ngắn gọn, linh hoạt,là nền tảng chữ viết theo hệ chữ La-tinh
hiện nay, chữ số La Mã mà ngày nay chúng ta vẫn đang sử dụng.Đây là một cống hiến lớn của
người La Mã cổ đại
* Nghệ thuật:
+ có nhiều công trình kiến trúc điêu khắc đồ sộ như Đền Pác-tê-nông, tượng thần vệ Nữ thành Mi
lô…Những thành tựu văn hóa, nghệ thuật của Hy Lạp và La Mã đạt tới trình độ cao, mang tính thực
tế, và tính dân tộc sâu sắc.
+ Những tác phẩm thời kì này là hình mẫu cho những tác phẩm văn hóa, nghệ thuật của châu Âu
trong giai đoạn sau như thời Phục hưng, cận đại, hiện đại,…
4. Ý nghĩa phong trào Văn hóa Phục hưng:
+ Lên án nghiêm khắc giáo hội, trật tự phong kiến, góp phần quan trọng giải phóng tư tưởng, tình
cảm của con người khỏi sự nô dịch của thần học.
+ Là bước tiến lớn trong lịch sử văn minh Tây Âu, tạo ra những tiền đề quan trọng nhằm giúp giai
cấp tư sản định hình nền văn hoá và tôn giáo mới của riêng mình.
+ Phát động quần chúng đấu tranh chống lại xã hội phong kiến
+ Là "cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại" mở đường cho sự phát triển cao hơn của văn hóa châu Âu

You might also like