Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 23

CHƯƠNG 1.

CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ VẬT LIỆU

Phần 2. Tinh thể

1.4. Trạng thái tinh thể

1.4.1. Các loại tinh thể

Tinh thể rắn (crystalline solid) là chất rắn, trong đó các nguyên tử liên kết với
nhau theo một trật tự nhất định để tạo thành chuỗi các nguyên tử tuần hoàn (Hình
1.14). Tính chất quan trọng nhất của tinh thể là tính tuần hoàn (periodicity). Trong
các tinh thể, cấu trúc hình học của liên kết được lặp lại để tạo nên các chuỗi
nguyên tử tuần hoàn, hình thành nên cấu trúc tinh thể. Vị trí của mỗi nguyên tử
được xác định bởi tính tuần hoàn. Ta có thể dự đoán được cách sắp xếp của các
nguyên tử ở vị trí bất kỳ trong tinh thể. Gần như tất cả kim loại, nhiều loại ceramic
và bán dẫn, và polyme là chất rắn tinh thể theo nghĩa các nguyên tử và phân tử
nằm tại các vị trí tuần hoàn trong không gian.

Hình 1.14. Cấu trúc tinh thể của đồng


Tất cả tinh thể có thể được biểu diễn theo hệ tinh thể (lattice) và cơ sở (basis)
(Hình 1.15). Hệ tinh thể là chuỗi các điểm hình học tuần hoàn trong không gian,
không bao gồm nguyên tử. Hệ tinh thể đóng vai trò là biểu diễn hình học của cấu
trúc tinh thể (crustal structure). Các điểm của hệ tinh thể còn được gọi là các nút.
Khi ta đặt một nhóm các nguyên tử (hay phân tử) như nhau, được gọi là cơ sở, vào
mỗi nút của hệ tinh thể, ta có được cấu trúc mạng tinh thể. Như vậy, tinh thể gồm
hệ tinh thể cộng với cơ sở tại mỗi nút của hệ. Trong tinh thể đồng (Hình 1.14a),
mỗi nút của hệ tinh thể có một nguyên tử Cu và cơ sở là một nguyên tử Cu. Có thể
thấy rằng, hệ tinh thể của tinh thể đồng đối xứng lập phương (cubic symmetry).

Hình 1.15. (a) Hệ tinh thể; (b) Cơ sở; (c) Cấu trúc tinh thể; (d) Vị trí của cơ
sở trong ô đơn vị

Do tinh thể là sự lặp lại của một nhóm các nguyên tử trong không gian 3
chiều nên ta cần xác định nhóm này để biểu diễn các tính chất của tinh thể thông
qua nhóm các nguyên tử này. Ô đơn vị (unit cell) là một ô nhỏ nhất trong cấu trúc
tinh thể mà có thể đặc trưng cho tính chất của tinh thể. Sự lặp lại của ô đơn vị trong
không gian 3 chiều tạp nên cấu trúc mạng tinh thể (Hình 1.14a và 1.15d).

Ô đơn vị của tinh thể đồng có dạng lập phương với các nguyên tử Cu nằm tại
các góc và một nguyên tử Cu nằm tại tâm của mỗi mặt (Hình 1.14b). Ô đơn vị của
tinh thể đồng được gọi là cấu trúc lập phương tâm diện (face-centered cubic), ký
hiệu là FCC. Các nguyên tử Cu được chia sẻ với các ô đơn vị lân cận. Như vậy, chỉ
có 1⁄8 của các nguyên tử ở các góc và 1/2 của các nguyên tử nằm ở tâm của các
mặt là nằm trong ô đơn vị (Hình 1.14b). Điều này có nghĩa là chỉ 4 nguyên tử trong
một ô đơn vị. Chiều dài của ô đơn vị được gọi là chiều dài hệ tinh thể a (lattice
length) của cấu trúc tinh thể. Đối với Cu, 𝑎 = 0.362 nm, trong khi bán kính của
nguyên tử Cu là 𝑅 = 0.128 nm.

Nếu giả sử rằng các nguyên tử Cu có dạng hình cầu và tiếp xúc với nhau, ta
có thể thiết lập được mối quan hệ giữa 𝑎 và 𝑅. Để biểu diễn trực quan, ta thường
vẽ các ô đơn vị với các khối cầu đơn giản (Hình 1.14c).

Cấu trúc tinh thể FCC của đồng được gọi là cấu trúc tinh thể đặc khít bởi vì
các nguyên tử Cu được sắp xếp gần nhau nhất có thể (Hình 1.14a và b). Các
nguyên tử chiếm 74% thể tích của ô đơn vị của FCC, và đây cũng là tỉ lệ lớn nhất
có thể đạt được với các khối cầu giống nhau. Để so sánh, ta xem cấu trúc tinh thể
của sắt. Sắt có cấu trúc tinh thể dạng lập phương tâm khối (body-centered cubic),
ký hiệu là BCC (Hình 1.16). Ô đơn vị của cấu trúc BCC có các nguyên tử nằm ở
các góc và một nguyên tử nằm ở tâm của ô. Các nguyên tử chiếm 68% thể tích của
ô đơn vị của cấu trúc BCC.

Hình 1.16. Cấu trúc tinh thể lập phương tâm khối

Cấu trúc tinh thể FCC là cách duy nhất để sắp xếp các nguyên tử gần nhất có
thể. Ví dụ, đối với kẽm (zinc), các nguyên tử được sắp xếp gần nhất có thể theo
dạng đối xứng lục phương (hexagonal symmetry) để tạo thành cấu trúc lục phương
đặc khít (hexagonal close-packed structure), ký hiệu là HCP (Hình 1.17a). Cấu
trúc này tương với việc sắp xếp các khối cầu gần nhất có thể trước tiên ở một lớp A
(Hình 1.17b). Phía trên lớp A, ta đặt một lớp B với các khối cầu chiếm các hốc
(void) của lớp A (Hình 1.17b). Lớp thứ 3 tương tự như lớp A được đặt lên trên lớp
B. Như vậy chuỗi sắp xếp là ABAB… Ô đơn vị của cấu trúc HCP được mô tả ở
Hình cho thấy đây không phải cấu trúc lập phương. Tuy ô đơn vị ở Hình thuận tiện
cho quan sát nhưng nó không phải là ô đơn vị nhỏ nhất. Ô đơn vị nhỏ nhất được
mô tả ở Hình 1.17d và được gọi là ô đơn vị lục phương (hexagonal unit cell). Sự
lặp lại của ô đơn vị này sẽ tạo nên cấu trúc HCP. Các nguyên tử chiếm 74% của
cấu trúc HCP, bằng với cấu trúc FCC.

Hình 1.17. Cấu trúc tinh thể lục phương

Các chất rắn có liên kết cộng hóa trị như Silicon và Germanium có cấu trúc
tinh thể kim cương (Hình 1.18a). Cấu trúc hình học dạng tự diện của 4 liên kết Si-
Si hình thành nên cấu trúc tinh thể lập phương kim cương (diamond cubic crystal
structure). Ô đơn vị được xác định bởi cấu trúc lập phương. Ngoài các nguyên tử
tại các góc và tâm của mỗi mặt như cấu trúc FCC, cấu trúc này còn có 4 nguyên tử
nằm trong ô đơn vị. Do đó, cấu trúc này có tổng cộng 8 nguyên tử trong ô đơn vị.
Ô đơn vị của cấu trúc kim cương có thể biểu diễn theo hệ của FCC với mỗi nút
chứa cơ sở gồm 2 nguyên tử Si. Trong đó, một nguyên tử Si được đặt đúng tại nút
của hệ tinh thể, còn nguyên tử còn lại được đặt cách 1/4 chiều dài của hệ tinh thể
theo các cạnh của lập phương, tức 𝑎/4. Đối với tinh thể đồng, mỗi nút của hệ tinh
thể FCC chứa 1 nguyên tử Cu, trong khi đó mỗi nút trong hệ tinh thể của tinh thể
Si chứa 2 nguyên tử Si, dẫn đến có tổng cộng 4 × 2 = 8 nguyên tử trong ô đơn vị
kim cương.

Cũng giống như tinh thể Silicon, trong tinh thể GaAs, mỗi nguyên tử tạo
thành 4 liên kết với các nguyên tử lân cận. Ô đơn vị có dạng lập phương kim
cương như ở Hình 1.18a nhưng với các nguyên tử Ga và As đan xen nhau. Ô đơn
vị của cấu trúc này được gọi là cấu trúc sphalerit (Zinc blende hay ZnS) (Hình
1.18b). Nhiều hợp chất bán dẫn quan trọng có cấu trúc như tương tự như vậy, trong
đó GaAs là hợp chất phổ biến nhất.

(a) (b)
Hình 1.18. (a) Cấu trúc tinh thể lập phương kim cương; và (b) cấu trúc tinh
thể sphalerit

Đối với các chất rắn có liên kết ion (như NaCl), ion dương (như 𝑁𝑎+ ) và ion
âm (như 𝐶𝑙 − ) hút vô hướng lẫn nhau. Cấu trúc tinh thể phụ thuộc vào điện tích
tương đối và kích thước tương đối của các ion.
Để minh họa cho tầm quan trọng của kích thước trong không gian 2 chiều, ta
xét các đồng xu 1 cent. Ta có thể xếp tối đa 6 đồng 1 cent tiếp xúc với 1 đồng 1
cent (Hình 1.19). Nếu ta dùng các đồng 25 cent để xếp quanh đồng 1 cent thì tối đa
được 5 đồng xu. Tuy nhiên, cách sắp xếp này không thể mở rộng để tạo thành cấu
trúc tinh thể có tính tuần hoàn. Thay vào đó, ta chỉ dùng 4 đồng 25 cent để xếp
quanh đồng 1 cent. Như vậy, một đồng 1 cent sẽ tiếp xúc với 4 đồng 25 cent; và
tương tự như vậy, mỗi đồng 25 cent tiếp túc với 4 đồng 1 cent (Hình 1.19). Ô đơn
vị sẽ là hình vuông với 1/4 đồng 1 cent ở mỗi góc và 1 đồng 1 cent ở tâm (Hình
1.19).

Hình 1.19. Sắp xếp các đồng xu để mô phỏng tinh thể trên mặt phẳng 2D

Cấu trúc tinh thể của NaCl trong không gian 3 chiều được biểu diễn ở Hình
1.20a. Các ion 𝑁𝑎+ có kích thước gần một nửa kích thước của ion 𝐶𝑙 − nên có thể
sắp xếp được 6 nguyên tử lân cận mà vẫn đảm bảo được tính tuần hoàn (Hình
1.20a).
(a) (b)
Hình 1.20. (a) Ô đơn vị của tinh thể: (a) NaCl và (b) CsCl

Nếu các ion dương và âm có điện tích bằng nhau và kích thước bằng nhau
(như đối với tinh thể CsCl), ô đơn vị sẽ có cấu trúc CsCl như được biểu diễn ở
Hình 1.20b. Mỗi ion âm được bao quanh bởi 8 ion dương (và ngược lại) nằm ở các
góc của lập phương. Cấu trúc này không hoàn toàn là cấu trúc BCC vì các nguyên
tử tại các nút khác nhau không giống nhau.

Bảng 1.3. Các tính chất của một vài cấu trúc tinh thể quan trọng

Bảng 1.3 tổng hợp các tính chất quan trọng của các cấu trúc tinh thể phổ biến.
Trong đó, độ đặc khít (atomic packing factor), ký hiệu là APF, xác định tỉ lệ thể
tích của ô đơn vị bị chiếm bởi các nguyên tử và được tính theo biểu thức sau:
thể tích của các nguyên tử trong ô đơn vị
𝐴𝑃𝐹 = .
thể tích của ô đơn vị

Bài tập ví dụ:


1.4.2. Hướng tinh thể và mặt phẳng tinh thể

Đối với một cấu trúc tinh thể, có thể có nhiều lựa chọn ô đơn vị (Hình 1.17).
Theo quy ước, ô đơn vị được biểu diễn hình học dưới dạng khối lục diện
(parallelepiped) với các cạnh 𝑎, 𝑏 và 𝑐 và các góc 𝛼, 𝛽 và 𝛾 (Hình 1.21). Các cạnh
và các góc này được gọi là tham số hệ tinh thể (lattice parameters). Để thiết lập hệ
tham chiếu và áp dụng hình học 3 chiều, ta đưa vào hệ trục tọa độ 𝑥𝑦𝑧. Các trục
𝑥, 𝑦 và 𝑧 theo các cạnh của khối lục diện và gốc của hệ trục tọa độ nằm ở góc ngoài
cùng phía dưới bên trái của ô đơn vị. Ô đơn vị trải dài theo trục 𝑥 từ 0 đến 𝑎, theo
trục 𝑦 từ 0 đến 𝑏, theo trục 𝑧 từ 0 đến 𝑐.
Hình 1.21. Quy ước hệ trục tọa độ của ô đơn vị

Đối với Cu và Fe, ô đơn vị có 𝑎 = 𝑏 = 𝑐, 𝛼 = 𝛽 = 𝛾 = 90𝑜 , và có dạng đối


xứng lập phương. Đối với Zn, ô đơn vị có biểu diễn hình học lục phương với 𝑎 =
𝑏 ≠ 𝑐, 𝛼 = 𝛽 = 90𝑜 và 𝛾 = 120𝑜 (Hình 1.21d).

Để giải thích các tính chất của tinh thể, ta phải xác định các hướng tinh thể
hoặc mặt phẳng tinh thể của các nguyên tử. Nhiều tính chất như suất đàn hồi
(elastic modulus), độ dẫn điện (electrical resistivity), độ nhạy từ (magnetic
susceptibility), v.v… có tính hướng trong tinh thể. Chúng ta sẽ sử dụng các chỉ số
để biểu diễn các hướng tính thể dựa trên hình học 3 chiều.
Tất cả các vector song song đều có cùng chỉ số. Do đó, một hướng được gán
chỉ số có thể được dịch chuyển song song để đi qua gốc của ô đơn vị. Hình 1.21b
mô tả một hướng được ký hiệu. Một điểm 𝑃 trên vector có thể được biểu diễn với
các tọa độ 𝑥𝑜 , 𝑦𝑜 , 𝑧𝑜 với 𝑥𝑜 , 𝑦𝑜 , 𝑧𝑜 là hình chiếu từ 𝑃 lên các trục 𝑥, 𝑦, 𝑧 (Hình
1.21b). Ta có thể biểu diễn các tọa độ này theo các thông số của hệ tinh thể 𝑎, 𝑏 và
𝑐. Khi đó, ta có 3 tọa độ 𝑥1 , 𝑦1 và 𝑧1 của điểm 𝑃 theo 𝑎, 𝑏 và 𝑐. Ví dụ, nếu
1 1
𝑥𝑜 , 𝑦𝑜 , 𝑧𝑜 lần lượt bằng 𝑎, 𝑏, 𝑐 thì điểm 𝑃 được biểu diễn bởi 𝑥1 , 𝑦1 , 𝑧1 lần lượt
2 2
1 1
bằng , 1, . Sau đó, ta nhân hoặc chia các tọa độ này sao cho chúng trở thành các
2 2
số nguyên nhỏ nhất. Nếu ta gọi các số nguyên này lần lượt là 𝑢, 𝑣, và 𝑤 thì hướng
tinh thể được viết trong ngoặc vuông như sau [𝑢𝑣𝑤]. Nếu số nguyên nào là âm, thì
ta dùng dấu gạch ngang trên đầu của số đó để thay cho dấu âm. Đối với hướng cho
trong Hình 1.21b, ta có chỉ số của hướng là [121].

Một số hướng tinh thể quan trọng của cấu trúc lập phương được mô tả ở Hình
1.21c. Ví dụ, các hướng theo các trục 𝑥, 𝑦 và 𝑧 có chỉ số lần lượt như sau
[100], [010], và [001]. Việc đảo chiều của hướng sẽ thay đổi dấu của các chỉ số.
Hướng âm theo các trục 𝑥, 𝑦 và 𝑧 có chỉ số lần lượt như sau [1̅00], [01̅0], và
[001̅].

Một số hướng trong tinh thể tương đương nhau vì sự khác biệt giữa chúng chỉ
do việc lựa chọn hệ trục tọa độ. Ví dụ, [100] và [010] chỉ khác nhau là do sự khác
nhau trong lựa chọn các trục 𝑥 và 𝑦. Thật vậy, các tính chất của vật liệu (ví dụ như
suất đàn hồi) theo cạnh của lập phương [100] vẫn giữ nguyên đối với các cạnh còn
lại [010] và [001]. Tất cả các hướng theo các cạnh được gộp lại thành họ các
hướng (family of directions) gồm các hướng tương đương nhau. Chúng ta ký hiệu
một họ các hướng bằng dấu ngoặc tam giác. Ví dụ, 〈100〉 biểu diễn họ của 6
hướng [100], [010], [001], [1̅00], [01̅0], [001̅] trong tinh thể lập phương. Tương
tự, họ các hướng đường chéo trong cấu trúc lập phương được biểu diễn ở Hình
1.21c được ký hiệu 〈111〉.

Chúng ta cũng cần mô tả một mặt phẳng trong tinh thể. Hình 1.22 biểu diễn
một ô đơn vị với một mặt phẳng được ký hiệu. Chúng ta sử dụng các chỉ số Miller
để thực hiện ký hiệu cho một mặt phẳng.
Hình 1.22. Quy ước mặt phẳng tinh thể

Ta xác định giao điểm 𝑥𝑜 , 𝑦𝑜 , 𝑧𝑜 của mặt phẳng lần lượt với các trục 𝑥, 𝑦, 𝑧.
Nếu mặt phẳng đi qua gốc tọa độ, ta cần sử dụng một mặt phẳng khác song song
với mặt phẳng gốc hoặc dịch gốc tọa độ đến một điểm khác. Tất cả các mặt phẳng
được dịch đi bởi một thông số hệ tinh thể đều có các chỉ số Miller như nhau.

Ta biểu diễn các giao điểm 𝑥𝑜 , 𝑦𝑜 , 𝑧𝑜 theo các thông số hệ tinh thể 𝑎, 𝑏, 𝑐 để có
được các giá trị 𝑥1 , 𝑦1 , 𝑧1 . Sau đó, ta nghịch đảo các giá trị này và thu được
1 1 1
, , . Cuối cùng, ta chuyển bộ 3 chỉ số thành bộ số nguyên nhỏ nhất ℎ, 𝑘, 𝑙. Và
𝑥1 𝑦1 𝑧1
chỉ số Miller của mặt phẳng được ký hiệu bởi (ℎ𝑘𝑙). Ví dụ, theo Hình 1.22a, ta có:
1
- Giao điểm 𝑥𝑜 , 𝑦𝑜 , 𝑧𝑜 : 𝑎, 1𝑏, ∞𝑐 ;
2
1
- Giao điểm 𝑥1 , 𝑦1 , 𝑧1 theo 𝑎, 𝑏, 𝑐: , 1, ∞ ;
2
- Nghịch đảo: 2, 1, 0 ;
- Chuyển thành bộ số nguyên nhỏ nhất: 2, 1, 0 (đã là bộ số nguyên nhỏ
nhất).
Như vậy, chỉ số Miller của mặt phẳng là (210).

Nếu có số âm thì ta dùng dấu gạch ngang trên đầu để thay cho dấu âm. Nếu
như các mặt phẳng song song chỉ khác nhau bởi phép tịnh tiến thì các mặt phẳng
này có cùng chỉ số Miller. Ví dụ, mặt phẳng (01̅0) là mặt phẳng 𝑥𝑧, cắt trục 𝑦 tại
−𝑏. Nếu ta dịch mặt phẳng này theo trục 𝑦 bởi (2𝑏) thì nó sẽ cắt trục 𝑦 tại 𝑏 và chỉ
số Miller sẽ là (010. Theo xét tương đối với ô đơn vị thì mặt phẳng (01̅0) và mặt
phẳng (010) như nhau (Hình 1.22b). Lưu ý rằng, không phải tất cả mặt phẳng
song song đều như nhau. Các mặt phẳng có cùng chỉ số Miller khi chúng cách
nhau các khoảng là bội số của thông số hệ tinh thể. Ví dụ, mặt phẳng (010) không
tương đương với mặt phẳng (020) dù rằng chúng song song với nhau. Nếu ta xét
tương đối với ô đơn vị thì mặt phẳng (010) là một mặt của ô đơn vị, cắt trục 𝑦 tại
1
𝑏, trong khi mặt phẳng (020) là mặt phẳng nằm ở giữa ô đơn vị, cắt trục 𝑦 tại 𝑏.
2
Các mặt phẳng này chứa số lượng nguyên tử khác nhau. Mặt phẳng (020) không
thể tịnh tiến một khoảng bằng thông số hệ tinh thể 𝑏 để trùng với mặt phẳng (010).

Có thể thấy từ Hình 1.22b rằng, trong trường hợp của tinh thể lập phương,
hướng [ℎ𝑘𝑙] luôn vuông góc với mặt phẳng (ℎ𝑘𝑙).

Một số mặt phẳng nằm trong họ các mặt phẳng do chỉ số của chúng chỉ khác
nhau do việc lựa chọn hệ trục tọa độ. Ví dụ, chỉ số của mặt phẳng (100) sẽ trở
thành (010) nếu ta thay đổi vai trò của trục 𝑥 và 𝑦. Các mặt phẳng (100), (010)
và (001), và (1̅00), (01̅0) và (001̅) tạo thành một họ các mặt phẳng và được biểu
diễn bởi {100}.

Thông thường, chúng ta cần biết số nguyên tử trên một đơn vị diện tích của
một mặt phẳng (ℎ𝑘𝑙). Ví dụ, nếu mật độ bề mặt của các nguyên tử (surface
concentration of atoms) cao đối với một mặt phẳng thì mặt phẳng này có xu hướng
tăng trưởng ô-xít (oxide growth) nhanh hơn các mặt phẳng khác với mật độ nguyên
tử ít hơn. Mật độ phẳng của nguyên tử (planar concentration of atoms) là số
nguyên tử trên một đơn vị diện tích và chính là mặt độ mặt của nguyên tử đối với
một mặt phẳng trong tinh thể. Trong số các mặt phẳng {100}, {110}, và {111}, các
trong tinh thể FCC thì các mặt phẳng {111} có mặt độ dày nhất, còn các mặt phẳng
{110} có mặt độ thưa nhất.

Bài tập ví dụ:


1.5. Thù hình

Một số chất có nhiều hơn một cấu trúc tinh thể. Ví dụ như sắt. Tính chất này
được gọi là tính thù hình (allotropy hay polymorphism). Dưới 912𝑜 𝐶, sắt có cấu
trúc BCC và được gọi là 𝛼-Fe. Giữa 912𝑜 𝐶 và 1400𝑜 𝐶, sắt có cấu trúc FCC và
được gọi là 𝛾-Fe. Trên 1400𝑜 𝐶, sắt lại có cấu trúc BCC và được gọi là 𝛿-Fe. Do
sắt có nhiều hơn một cấu trúc tinh thể nên được gọi là thù hình. Mỗi cấu trúc tinh
thể của sắt được gọi là một dạng thù hình.

Các dạng thù hình của sắt đều là kim loại. Ngoài ra, một dạng thù thình có thể
thay đổi sang dạng khác tại một nhiệt độ xác định được gọi là nhiệt độ chuyển tiếp
(transition temperature). Ví dụ, đối với sắt là 912𝑜 𝐶.

Nhiều chất có các dạng thù hình có các tính chất khác nhau. Thêm vào đó, đối
với một số chất thù hình, sự biến đổi từ dạng thù hình này sang dạng thù hình khác
không thể xảy ra bằng cách thay đổi nhiệt độ mà cần có áp suất. Ví dụ như đối với
trường hợp biến đổi từ than chì (graphite) thành kim cương.

Carbon có 3 dạng thù hình quan trọng: kim cương, than chì, và
buckminsterfullerence. Các cấu trúc tinh thể được thể hiện ở Hình 1.23 và tính chất
của chúng được mô tả ở Bảng 1.4. Than chì là dạng Carbon bền vững ở nhiệt độ
phòng. Kim cương là dạng bền vững ở áp suất cao. Một khi được hình thành, kim
cương tiếp tục tồn tại dưới áp suất khí quyển và nhiệt độ dưới 900𝑜 𝐶 bởi vì tốc độ
biến đổi của kim cương sang than chì gần như bằng 0 dưới điều kiện này. Than chì
và kim cương có các tính chất rất khác nhau. Ví dụ, than chì là chất dẫn điện, trong
khi kim cương là chất cách điện. Kim cương là chất cứng nhất được biết đến.
Trong khi đó, các lớp Carbon trong than chì dễ dàng trượt lên nhau bởi vì chúng
chỉ liên kết yếu với nhau bởi lực liên kết thứ cấp.

Buckminsterfullerence là một dạng thù hình của Carbon. Trong phân tử của
buckminsterfullerence, 60 nguyên tử Carbon liên kết với nhau để tạo thành phân tử
có dạng quả bóng. Dạng tinh thể của buckminsterfullerence có cấu trúc FCC với
mỗi phân tử 𝐶60 chiếm một nút của hệ tinh thể và liên kết với nhau bằng lực liên
kết van der Waals (Hình 1.22c). Tinh thể buckminsterfullerence là chất bán dẫn và
hợp chất của nó với các kim loại kiềm như 𝐾3 𝐶60 có tính siêu dẫn ở nhiệt độ thấp
(𝑑ướ𝑖 18 𝐾).

Hình 1.23. Các dạng thù hình của Carbon


Bảng 1.4. Các dạng thù hình của Carbon
BÀI TẬP
Protect pdf from copying with Online-PDF-No-Copy.com

You might also like