Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 10

Bài 1: (3 điểm)

a. Nêu mô hình và các tham số của mạch khuếch đại?(1đ)

Op – Amp ký hiệu như hình a. Sơ đồ tương đương hình b:


Điện áp ra: U0 = K d . U d . Trong đó: U d : là điện áp trên 2 lối vào: U d = U P - U N .
K d : là hệ số khuếch đại vi sai.
Các thông số lý tưởng của OP – AMP :
1, Tổng trở vào vô cùng lớn: R d = ∞ .
2, Tổng trở ra vô cùng nhỏ: R 0 = 0.
3, Hệ số khuếch đại vi sai K d vô vùn lớn: K d = ∞.
4, R d = ∞ nên dòng trên 2 lối vào bằng không, I P = I N = 0 => U P = U N .
Các thông số không lý tưởng:
- Hệ số khuếch đại điện áp vòng hở K0 : mạch khuếch đại không có đường hồi tiếp gọi là mạch
𝑈𝑟
khuếch đại điện áp vòng hở K 0 = .
𝑈𝑁 − 𝑈𝑝
- Tổng trở ngõ vào Zi: Là số đo trở kháng khi nhìn trực tiếp từ ngõ vào của OP – AMP thường Zi =
2 ÷ 100000 M ôm. Đối với các tín hiệu tần số cao, Zi bị giảm trị số.
- Tổng trở ngõ ra Zr: Là số đo trở kháng khi nhìn trực tiếp từ ngõ ra của OP – AMP thường Zr =
10 ÷ 100 ôm. Đối với các tín hiệu tần số cao Zr bị tăng trị số.
- Dòng điện phân cực ngõ vào Ib: Dòng điện phân cực cho ngõ vòa Ib có trị số rất nhỏ khoảng 1𝜇𝐴.
- Nguồn điện cung cấp ± Ucc: Nguồn điện cấp cho OP – AMP phải ổn định và thông thường là
nguồn đối xứng ± Ucc. Giá trị giới hạn của nguồn thông thường ± Ucc = ± 3 V ÷ ± 5V.
- Mức điện áp tín hiệu vào Uimax: Điện áp vào không bao giờ được phép vượt quá nguồn cung
cấp, trị số của Uimax thường nhỏ hơn nguồn 1 V đến 2V.
- Mức điện áp tín hiệu ra Urmax: Điện áp tín hiệu ra lớn nhất phụ thuộc vào điện áp nguồn cung
cấp và thường nhỏ hơn nguồn từ 1V đến 2V.
- Điện áp lệch ngõ vào vi sai Ud: Điện áp vào vi sai: Ud = Up – Un. Trong trường hợp lý tưởng, nếu
Up – Un thì Ur = 0.
- Tốc độ quét S: Do ảnh hưởng của điện dung ký sinh giữa các lớp bán dẫn mà tốc độ thay đổi điện
áp ngõ ra sẽ không theo kịp tốc độ thay đổi điện áp ngõ vào. Tốc độ quét tối đa ở ngõ vào được tính
theo đơn vị 𝜇s, thông thường S = 1 – 10 𝜇s.

b. Nêu chức năng của mạch hình 3. Mô tả quan hệ giữa điện áp cửa vào và điện áp cửa ra của
mạch hình 3(1đ)
1. Chức năng:
- Để trừ 2 tín hiệu tương tự với nhau.
- Tín hiệu tương tự bị trừ đưa đến cửa vào không đảo, còn tín hiệu trừ đưa đến cửa vào đảo.
2. Mô tả quan hệ: (chú ý điền thêm iF
và chỉnh sửa sơ đồ giống vs đề bài).

Nhận xét:
- Vậy mạch vừa xét đã được thực hiện phép trừ giữa 2 tín hiệu tương tự là U1 và U2.
- Trở kháng vào đối với U1 là vô cùng lớn, trở kháng vào đối với cửa U2 là nhỏ.

c. Cho RF=20KΩ. Tính chọn R1, R2, R3 sao cho U0=UI2-UI1 (1đ)

Hình 3

Bài 2: (3 điểm)
a. Nêu khái niệm về phản hồi trong mạch khuếch đại? phân biệt hai loại phản hồi âm và phản
hồi dương? (1đ).
KHÁI NIỆM:

PHÂN BIỆT:
- Thoạt nhìn có vẻ phản hồi dương là tốt (làm tăng độ lợi), nhưng thật ra phản hồi âm mới thật
sự làm hệ thống ổn định.
- Trường hợp đầu ra làm gia tăng đầu vào gọi là phản hồi dương, ngược lại trường hợp đầu ra
gây trở hại cho đầu vào gọi là phản hồi âm. Độ lợi của phản hồi dương là giá trị dương,
của phản hồi âm là giá trị âm.
- Phản hồi âm ta có thể lựa chọn được hệ số khuếch đại của mạch thông qua việc hiệu chỉnh các
giá trị điện trở xung quanh Op-Amps.
b. Nêu chức năng của mạch hình 3. Mô tả quan hệ giữa điện áp cửa vào và điện áp cửa ra của
mạch hình 3(1đ).
3. Chức năng:
- Để trừ 2 tín hiệu tương tự với nhau.
- Tín hiệu tương tự bị trừ đưa đến cửa vào không đảo, còn tín hiệu trừ đưa đến cửa vào đảo.
2. Mô tả quan hệ: (chú ý điền thêm iF
và chỉnh sửa sơ đồ giống vs đề bài).

Nhận xét:
- Vậy mạch vừa xét đã được thực hiện phép trừ giữa 2 tín hiệu tương tự là U1 và U2.
- Trở kháng vào đối với U1 là vô cùng lớn, trở kháng vào đối với cửa U2 là nhỏ.

c. Cho RF=20KΩ. Tính chọn R1, R2, R3 sao cho U0=2*UI2-UI1 (1đ)
Hình 3

Bài 3: (3 điểm)
a- Hãy kể tên và vẽ kí hiệu của một số loại diode bán dẫn và cho biết vài ứng dụng của diode
đó? (1đ).
Điôt Zener, Điôt quang:

P N
- Điôt Zener: làm mạch ổn áp, Ddiot Zener được dùng làm linh kiện ổn định điện áp trong các mạch
có nguồn thay đổi.
- Điôt quang (photo điôt): ứng dụng rộng rãi trong hệ thống điều khiển tự động, chống trộm, báo
cháy, …
b. Nêu chức năng của mạch hình 3. Mô tả quan hệ giữa điện áp cửa vào và điện áp cửa ra của
mạch hình 3(1đ).
Chức năng: các tín hiệu được cộng đưa đến cửa vào đảo của KĐTT.
Mô tả:
- Vì tổng trở vào của KĐTT vô cùng lớn,
vậy dòng điện cửa vào của nó coi như
bằng 0, nên tại các ngõ vào đều có điện
thế bằng 0.

c. Cho R4= R5=60KΩ. Tính chọn R1, R2, R3 sao cho U0=-UI1-2UI2-3UI3 (1đ)

Hình 3

Bài 4: (3 điểm)
a. Nêu khái niệm về khuếch đại thuật toán. Chức năng của mạch khuếch đại trong mạch điện
tử.(1đ).
Câu 4: Trình bày cấu tạo và nguyên lý làm việc của động cơ điện 1 chiều ?.
Cấu tạo của động cơ điện 1 chiều:
Gồm: stator, roto, chổi than và cổ góp.
- Stator: là phần đứng yên, được chế tạo sử dụng từ 1 hay nhiều cặp nam châm vĩnh cửu hoặc
nam châm điện.
- Rotor: là phần quay được, nó chính là lõi được quấn các dây nhằm mục đích làm thành nam
châm điện
- Chổi than (brushes): làm nhiệm vụ tiếp xúc và tiếp điện cho bộ phận cổ góp.
- Cổ góp (commutator): làm nhiệm vụ tiếp xúc và chia điện đều cho các cuộn dây ở trên phần
rotor (phần quay).
Ứng dụng: dùng trong ổ đĩa CD, đài FM, Tivi, máy công nghiệp, máy in, máy photo.
Khái niệm: Khuếch đại thuật toán (Operational Amplifier – OA) là thiết bị có hai đầu vào được ký
hiệu bằng các cực (+) và cực (–) hoặc tương ứng là cực không đảo và cực đảo. Thiết bị được cấp
nguồn một chiều dương và âm (+Vcc và – Vcc). Cổng chung tham chiếu cực vào, cực ra, và cực cấp
nguồn cho OA được gọi là đất.

Chức năng: Mạch khuếch đại là mạch điện mắc phối hợp với các linh kiện điện tử để khuyếch đại
tín hiệu điện về mặt điện áp, dòng điện, công suất.
b. Nêu chức năng của mạch hình 3. Mô tả quan hệ giữa điện áp cửa vào và điện áp cửa ra của
mạch hình 3(1đ).
1. Chức năng:
- Để trừ 2 tín hiệu tương tự với nhau.
- Tín hiệu tương tự bị trừ đưa đến cửa vào không đảo, còn tín hiệu trừ đưa đến cửa vào đảo.
2. Mô tả quan hệ: (chú ý điền thêm iF
và chỉnh sửa sơ đồ giống vs đề bài).

Nhận xét:
- Vậy mạch vừa xét đã được thực hiện phép trừ giữa 2 tín hiệu tương tự là U1 và U2.
- Trở kháng vào đối với U1 là vô cùng lớn, trở kháng vào đối với cửa U2 là nhỏ.
c. Cho RF=20KΩ. Tính chọn R1, R2, R3 sao cho U0=3*UI2-2UI1 (1đ)
Hình 3
Câu 1: Trình bày cấu tạo động cơ không đồng bộ 1 pha? Hãy liệt kê 1 số ứng dụng thực tế của
loại động cơ này ?.
Cấu tạo động cơ điện không đồng bộ 1 pha:
- Động cơ 1 pha được cấu tạo gồm phần quay và phần tĩnh.
+, Phần tĩnh (stator):
 Phần tĩnh của động cơ 1 pha gồm lõi thép, dây quấn và bỏ máy tương tự như động cơ 3 pha.
Điều khác biệt ở chỗ dây quấn của động cơ không đồng bộ 1 pha gồm hai cuộn dây, một
cuộn chính và một cuộn phụ đặt lệch nhau trong không gian 1 góc 90 độ điện.
+, Phần quay (Roto):
 Rotor được sử dụng là rotor lồng sóc có cấu tạo tương tự như động cơ không đồng bộ 3 pha.
 Các bộ phận khởi động như tụ điện, ngắt điện li tâm hay rơ le dòng điện.
Ứng dụng thực tế loại động cơ 1 pha:
- Động cơ bơm nước 1 pha.
- Quạt bàn 3 số.
- Quạt trần.
- Quạt thông gió.
Câu 2: Trình bày các thông số kỹ thuật của một loại động cơ không đồng bộ xoay chiều 3
pha; cho ví dụ ứng dụng cụ thể của động cơ trên thực tế.
Máy: 3PN160S4
3PN: Động cơ không đồng bộ 3 pha lồng sóc phòng nổ.
Số 160: chỉ chiều cao từ chân động cơ đến tâm trục quay (mm).
Ký hiệu bằng chữ S là kích thước lắp đặt ngắn.
Số cuối ghi trên động cơ: số 4: động cơ có số đôi cực 2p = 4 tương ứng với vận tốc 1500 vg/ph.
Ứng dụng: Thực tế của động cơ điện ở trên trong thực tế là : Sử dụng là nguồn tạo chuyển động
quay cho một số máy yêu cầu suất và tốc độ quay phù hợp như máy xay, máy nghiền, …
Cấu tạo , hình , khái niệm, các chế độ làm việc của Transitor
1. Chế độ cắt:
Ở chế độ cắt, cả hai lớp tiếp giáp của transistor
BJT (cực phát với cực gốc và cực góp với cực
gốc) đều được phân cực nghịch. Nói cách khác,
nếu chúng ta giả sử hai lớp tiếp giáp p-n là hai
diode tiếp giáp p-n, thì cả hai diode đều được
phân cực nghịch ở chế độ cắt. Chúng ta biết rằng
trong điều kiện phân cực nghịch, không có dòng
điện nào chạy qua thiết bị. Do đó, không có dòng
điện nào chạy qua transistor. Do đó, transistor
lưỡng cực ở trạng thái tắt và làm việc giống như
một công tắc mở. Chế độ cắt của transistor được
sử dụng trong hoạt động chuyển mạch cho ứng
dụng tắt công tắc.
2. Chế độ bão hòa:
Ở chế độ bão hòa, cả hai lớp tiếp giáp của
transistor BJT (cực phát với cực gốc và cực góp
với cực gốc) đều được phân cực thuận. Nói cách
khác, nếu chúng ta giả sử hai lớp tiếp giáp p-n là
hai diode tiếp giáp p-n, thì cả hai diode đều được
phân cực thuận ở chế độ bão hòa. Chúng ta biết
rằng trong điều kiện phân cực thuận, dòng điện
chạy qua thiết bị. Do đó, dòng điện chạy qua
transistor lưỡng cực.Trong chế độ bão hòa, các
điện tử tự do (hạt mang điện) đi từ cực phát đến
cực gốc cũng như từ cực góp đến cực gốc. Kết
quả là, một dòng điện cực lớn sẽ chạy đến cực
gốc của transistor BJT. Do đó, transistor ở chế độ
bão hòa sẽ ở trạng thái bật và làm việc giống như
một công tắc đóng. Chế độ bão hòa của transistor
lưỡng cực được sử dụng trong hoạt động chuyển
mạch cho ứng dụng bật công tắc.
3. Chế độ kích hoạt:
Trong chế độ kích hoạt, một lớp tiếp giáp (cực phát
đến cực gốc) được phân cực thuận và một lớp tiếp
giáp khác (cực góp với cực gốc) được phân cực
nghịch. Nói cách khác, nếu chúng ta giả sử hai lớp
tiếp giáp p-n là hai diode tiếp giáp p-n, thì một diode
sẽ được phân cực thuận và diode kia sẽ bị phân cực
nghịch. Chế độ kích hoạt được sử dụng để khuếch
đại dòng điện. Từ những chia sẻ ở trên, chúng ta có
thể nói rằng transistor lưỡng cực làm việc như một
công tắc bật hoặc tắt ở chế độ bão hòa hoặc cắt và
hoạt động như một bộ khuếch đại dòng điện ở chế
độ kích hoạt. Chúng ta có thể kết luận rằng bằng
cách vận hành transistor BJT trong chế độ bão hòa
và chế độ cắt, chúng ta có thể sử dụng nó như một
công tắc bật hoặc tắt.

You might also like