Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 16

BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC

CẬP NHẬT KQKD QUÝ I/2024 – TÍCH CỰC


ĐÁNH GIÁ CHUNG: Sự hồi phục lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết tiếp diễn trong quý I, thậm chí
là nổi bật hơn so với bức tranh hồi phục trong các quý của 2023.

Kính gửi Quý Khách hàng!


Ngay sau BCCL nửa đầu năm 2024, KQKD các doanh nghiệp đã công bố (chưa soát xét) BCTC quý
I, cùng những thông tin liên tiếp trong mùa ĐHĐCĐ. StockLine nhận thấy nền tảng lợi nhuận và
KQKD của thị trường đi ngang trong các quý của 2023, thị trường vận động lên xuống đến nhiều từ
câu chuyện của những biến cố vĩ mô. Tuy nhiên báo cáo KQKD quý I/2024 lại đang cho thấy những
tín hiệu sáng sủa hơn, mang nhiều gam màu tích cực hơn trước, StockLine cho rằng đây là xu
hướng đáng chờ đợi cho góc nhìn trung và dài hạn.

❑ Khuyến nghị Các biến số vĩ mô có tác động lớn đến thị trường trong 2 năm qua, có thể dần
nhường chỗ cho những câu chuyện của các doanh nghiệp. Cơ hội đầu tư sẽ đến từ nhóm các
doanh nghiệp: (1) sớm hồi phục trong 2023, chuyển sang chu kỳ tăng trưởng mới; (2) tạo đáy
và bắt đầu hồi phục, chậm hơn các ngành nghề khác.

TỔNG QUAN
Tính chung toàn bộ thị trường, Lợi nhuận Sau thuế ghi nhận tăng trưởng 26.7% so với cùng kỳ
quý I/2023 (trên cơ sở 97% vốn hóa thị trường đã công bố BCTC tại thời điểm StockLine thống kê),
đi ngang so với quý IV/2023 trước đó. Trong các báo cáo cập nhật KQKD trước đây của StockLine,
chúng tôi cho rằng so sánh với Quý trước là phù hợp để nhìn sự phục hồi từ đáy, và tránh vùng
nhiễu cuối năm 2022. Tại thời điểm này, khi đã qua khá lâu giai đoạn điểm uốn chu kỳ, nhằm loại
bỏ tính mùa vụ, phép so sánh với cùng kỳ lại dần trở nên hợp lý hơn trong đánh giá, dù Quý I năm
2023 vẫn còn nhiều khó khăn chưa qua đi của các Doanh nghiệp niêm yết. Vì vậy, con số 26.7% có
thể không phản ánh chính xác mức tăng trưởng đột biến, nhưng cũng nói lên trạng thái kinh doanh
tích cực trong đầu năm 2024. StockLine cũng tách biệt xu hướng LNST của các doanh nghiệp theo
các nhóm riêng biệt, loại bỏ Ngân hàng và BĐS, trạng thái kinh doanh trong quý I vừa qua của các
doanh nghiệp bứt phá khá rõ nét, vượt qua trung bình 2023.
Để làm kỹ về từng ngành nghề và nhìn thấy xu hướng kinh doanh, StockLine đào sâu thêm các
nhóm chỉ số khác như thường lệ là ROE, Biên lợi nhuận.

Tổng LNST các Doanh nghiệp niêm yết theo quý


Xu hướng hồi phục rõ nét của các doanh nghiệp phi tài chính trong quý I/2024

60.000

50.000

40.000
Tỷ đồng

30.000

20.000

10.000

Ngân hàng Bất động sản DN Còn lại


BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC

CẬP NHẬT KQKD QUÝ I/2024 – TÍCH CỰC

ROE, BIÊN GỘP, ĐỊNH GIÁ ĐANG ỦNG HỘ CHO THỊ TRƯỜNG

Điểm sáng KQKD kỳ này là trạng thái đi lên của khối doanh nghiệp Phi tài chính. Trong năm 2023,
nhóm Ngân hàng giữ mặt bằng KQKD không nhiều biến động (vấn đề của nhóm này không nằm ở
LNST), nhóm Chứng khoán trở lại vùng đỉnh của Biên lợi nhuận nhờ thay đổi trạng thái Lỗ sang Lãi
của các khoản đầu tư, khối sản xuất vẫn chậm chạp trong tiến trình hồi phục chậm và đi ngang các
chỉ số mà StockLine theo dõi. Tuy nhiên trong quý I/2024, các chỉ số này lần lượt cho tín hiệu khả
quan, nhìn chung là cùng trạng thái với xu hướng của số tuyệt đối vừa đề cập trong phần đầu.

ROE khối phi tài chính hồi phục tốt

ROE theo quý toàn thị trường có sự hồi phục rõ ràng trong quý I/2024. Tính chung toàn thị
trường, ROE đang đạt mức 3.03% trong quý I, cải thiện so với mốc 2.75% của quý trước, thoát ra khỏi
mốc thấp nhất ở quý IV năm 2022 quanh 2.3%. Loại bỏ ảnh hưởng của nhóm Tài chính, ROE của các
Doanh nghiệp còn lại cũng đã bắt kịp đà hồi phục, thậm chí thể hiện tốc độ hồi phục tốt trong hai quý
liên tiếp vừa qua. Mức hồi phục này vẫn còn ở dưới vùng trung vị, tuy nhiên cũng sớm hướng tới mức
tương đương trong các năm kinh doanh thuận lợi trước đây.
Riêng nhóm Chứng khoán, dù hồi phục liên tiếp về lợi nhuận trong các quý gần đây, tuy nhiên đi cùng
với đó là giai đoạn tăng mạnh VCSH trong 2020-2021. Điều này khiến cho mức độ hồi phục ROE kém,
tuy nhiên lại tăng nhanh về định giá khiến mức độ hấp dẫn kém dần cho 2024.

ROE quý (annualized) của các nhóm doanh nghiệp


Chứng khoán hồi phục giá đi trước trạng thái kinh doanh, Ngân hàng phù hợp với bức tranh hiện tại.
30% Các doanh nghiệp Phi tài chính có xu hướng hồi phục tốt và phân hóa trên các nhóm ngành

25%
DN thường Chứng khoán Ngân hàng
20%

15%

10%

5%

0%
Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1
2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024
-5%

Biên gộp toàn thị trường về lại vùng Biên lợi nhuận nhóm Phi tài chính
trung vị
18% tiến gần về vùng trung vị

17%
Một yếu tố khác để theo dõi trạng
thái chu kỳ của lợi nhuận là Biên gộp. 16%

Quý IV trước đó là quý suy giảm trở lại


của Biên gộp, đến từ sự hồi phục chậm 15%

của nhiều ngành cùng với sự suy giảm


14%
của nhóm Điện nước. Các điểm đảo
chiều của biên lợi nhuận cũng trùng 13%
khớp với xu hướng các chỉ số hiệu quả
sinh lời, đi cùng với các điểm đảo chiều 12%
quan trọng của thị trường.
BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC

CẬP NHẬT KQKD QUÝ I/2024 – TÍCH CỰC

ROE, BIÊN GỘP, ĐỊNH GIÁ ĐANG ỦNG HỘ CHO THỊ TRƯỜNG

Hồi phục phân hóa, lệch pha của các nhóm ngành

Sự hồi phục biên lợi nhuận là khác nhau đối với các nhóm ngành. Trong đó có nhiều ngành hồi
phục khá sớm từ đầu 2023, có thể kể tới Chứng khoán, Công nghệ thông tin, Tài nguyên cơ bản. Tuy
nhiên lại có nhiều ngành bắt đầu có hồi phục sau và Quý I vừa qua là một sự cải thiện rõ nét, tới từ
Thực phẩm đồ Uống, Công nghiệp, Xây dựng Vật liệu. Đặc biệt nếu xét trên các chỉ tiêu tăng trưởng
so với cùng kỳ để thấy sự đột biến, Bán lẻ và Du lịch, Hàng Không là các nhóm nổi bật nhất.
70%
Biến động Biên lợi nhuận các nhóm ngành các từ Quý I/2023 tới nay
60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%
Dịch vụ Viễn Công Y tế Truyền Thực Hàng & Bán lẻ Xây Bất động Hàng cá Hóa chất Du lịch Điện, Ô tô và Tài Dầu khí Bảo
tài chính thông nghệ thông phẩm và Dịch vụ dựng và sản nhân & và Giải nước & phụ tùng nguyên hiểm
Thông đồ uống Công Vật liệu Gia dụng trí xăng dầu Cơ bản
tin nghiệp khí đốt

Q1 2023 Q2 2023 Q3 2023 Q4 2023 Q1 2024

Nhìn tổng quan, trạng thái P/b, P/e thị trường vẫn chưa đến vùng trung bình. Một phần đến từ vùng
thấp của nhóm Ngân hàng vốn chiếm trọng số cao trong cơ cấu vốn hóa thị trường, một phần đến từ
trạng thái hồi phục chưa đến ngưỡng trung bình của nhiều ngành nghề quan trọng.
Một điểm đáng chú ý nữa vùng định giá hiện tại vẫn ở vùng dưới trung bình, trong khi mặt bằng lãi
suất huy động thì vẫn là vùng thấp nhất lịch sử, dù bắt đầu có hồi phục trên một vài kỳ hạn tại các
NHTM trung bình. Sự lệch pha này có thể đến từ nền tảng cơ bản của thị trường, chính là lợi nhuận
của các nhóm doanh nghiệp, chưa thực sự trở lại với guồng quay tăng trưởng như những năm thuận
lợi trước đây. StockLine vẫn cho rằng đây là điểm tựa cho xu hướng trung và dài hạn tích cực hơn
của toàn thị trường, nhất là khi KQKD các nhóm ngành vừa cập nhật bắt đầu tươi sáng hơn.

Định giá vẫn ở vùng thấp so với lịch sử thị trường Trong bối cảnh mặt bằng lãi suất huy động duy trì
21 4 vùng đáy
19 8,0

17
7,0
3
15
6,0
13

11
2 5,0
9
4,0
7 PE PB 4 NHTMCP NN Nhóm NHTMCP lớn
Nhóm NHTMCP khác
5 1 3,0
30/1/2015
29/5/2015
30/9/2015
29/1/2016
31/5/2016
30/9/2016
31/1/2017
31/5/2017
29/9/2017
31/1/2018
31/5/2018
28/9/2018
31/1/2019
31/5/2019
30/9/2019
31/1/2020
29/5/2020
30/9/2020
29/1/2021
31/5/2021
30/9/2021
31/1/2022
31/5/2022
30/9/2022
31/1/2023
31/5/2023
29/9/2023
31/1/2024

May-20

May-21
Mar-20

Mar-21

Mar-22

Mar-24
Sep-20

May-22

Mar-23
May-23

May-24
Sep-21

Sep-22

Sep-23
Jul-20

Nov-20

Jul-21

Nov-21

Jul-22

Nov-22

Jul-23

Nov-23
Jan-20

Jan-21

Jan-22

Jan-23

Jan-24
BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC

CẬP NHẬT NGÀNH NGHỀ


Ngành NGÂN HÀNG – Quý 1/24 chưa có nhiều điểm nhấn
KQKD Q1 của nhóm ngân hàng nhìn chung khá ảm đạm, trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng Q1 toàn ngành yếu, ở
mức 1.34% tính đến 29/3/2024. Nợ xấu đã tăng trở lại ở hầu hết các Ngân hàng, sau khi giảm tạm thời tại một số
Ngân hàng lớn trong Q4 2023. Mặc dù vậy, vẫn có một số Ngân hàng lớn công bố lợi nhuận Q1 tăng trưởng cao
yoy như TCB, VPB trong bối cảnh con số tăng trưởng toàn ngành khá khiêm tốn. Tuy nhiên, StockLine cho rằng
vẫn cần theo dõi chặt chẽ diễn biến chất lượng tài sản của toàn ngành trong các Quý tới do đệm dự phòng đang
có xu hướng mỏng hơn ở nhiều Ngân hàng, trong khi nợ xấu tăng.
STB: Thu nhập lãi thuần đạt 5,950.8 tỷ (+1.96% yoy) và NPATMI đạt 2,111.4 tỷ (+11.13% yoy). Tăng trưởng của Q1
chủ yếu đến từ giảm chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (-32.3% yoy). Tỷ lệ nợ xấu hợp nhất đi ngang ở 2.28%, trong
khi dự phòng rủi ro tín dụng cải thiện nhẹ lên 72.5% (so với con số 68.9% đầu năm). Trong kỳ, STB tiếp tục trích lập
& xử lý được 429 tỷ trái phiếu VAMC & mệnh giá VAMC hiện chỉ còn 1,401 tỷ. StockLine cho rằng STB có thể hoàn
thành trích lập & xử lý VAMC trong 2024. STB đã bán đấu giá thành công KCN Phong Phú với giá 7,900 tỷ - hiện
đã nhận đuợc 20% thanh toán. Đối với 32.5% cổ phần liên quan đến ông Trầm Bê, hiện vẫn chờ hướng dẫn từ SBV.
Với diễn biến KQKD chưa có nhiều điểm nhấn trong Q1, tiến độ xử lý 32.5% cổ phần sẽ là điểm nhấn đối với giá cổ
phiếu STB. Mặc dù vậy, triển vọng dài hạn tiếp tục hấp dẫn sau khi hoàn thành đề án tái cơ cấu, StockLine khuyến
nghị Mua Dần với STB khi P/B trailing đã giảm về 1.08, tăng tỷ trọng khi P/B trailing về 1.
MBB: KQKD Q1 kém khả quan, với NPATMI đạt 4,532.7 tỷ đồng, giảm 9.8% yoy do NIM giảm và tỷ lệ nợ xấu tăng.
Tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh lên 2.49% từ mức 1.6% vào cuối năm 2023, có thể do các khoản nợ quá hạn liên quan đến
CIC. Tỷ lệ LLR vẫn giảm xuống còn 80.3% (so với 117.6%) mặc dù chi phí dự phòng tăng mạnh lên 2,707 tỷ đồng
(tăng 46% so với cùng kỳ). Tăng trưởng tín dụng không thay đổi so với đầu năm, trong khi NIM tiếp tục giảm xuống
còn 4% (giảm 30 điểm cơ bản so với quý trước, 170 điểm cơ bản so với năm trước). Cần theo dõi chặt chẽ diễn
biến chất lượng tài sản của MBB trong các quý tới, đặc biệt khoản vay liên quan đến NVL khi xuất hiện nhiều
thông tin bất lợi gần đây.
TCB: KQKD Q1 khả quan với thu nhập lãi thuần đạt 8,499.5 tỷ (+30.2% yoy) nhờ tăng trưởng tín dụng tăng cao 7%
Ytd và NPATMI đạt 6,221 tỷ (+38.34% yoy). Đây là quý tiếp theo chứng kiến sự cải thiện về lợi nhuận và chất lượng
tài sản của TCB. Tỷ lệ nợ xấu cuối Q1 1.17% so với con số 1.16% cuối 2023, trong khi bao nợ xấu tăng nhẹ lên
106%. Dù vậy, cũng cần chú ý nợ nhóm 2 tăng nhanh 36.3% yoy. Các chỉ tiêu khác như CASA cũng cải thiện so với
cuối 2023. QI của TCB cũng có đóng góp lớn từ TCBS với lợi nhuận tăng trưởng tốt so với nền 2023. Diễn biến hồi
phục của TCB đang khá tích cực, dù vẫn cần theo dõi thêm về chất lượng tài sản. TCB đang giao dịch quanh P/B
trailing 1.2 lần, thấp hơn ACB & MBB. StockLine khuyến nghị CANH MUA TCB trong các nhịp giảm của thị trường.
VPB: Thu nhập lãi thuần đạt 11,323.4 tỷ (+18.8% yoy) và NPATMI đạt 3,566.7 tỷ (+40.65% yoy). Tăng trưởng cao
nhờ nền so sánh thấp trong Q1 2023, trong đấy lỗ ròng Fe Credit giảm 52% yoy đã giảm áp lực lên lợi nhuận hợp
nhất. Tỷ lệ nợ xấu giảm xuống 4.85% từ con số 5% nhưng vẫn ở mức rất cao, trong khi LLR dù có cải thiện vẫn ở
mức thấp 55.44%. StockLine kỳ vọng rằng tệp khách hàng của Vpbank - với cơ cấu tín dụng tiêu dùng cao sẽ hồi
phục sau so với các Ngân hàng khác. VPB cũng đang giao dịch ở mức P/B trailing 1.06 lần, là mức thấp so với
ngân hàng trong quá khứ và với ngành. StockLine khuyến nghị THEO DÕI chặt chẽ VPB cho phần còn lại của 2024.
ACB: Thu nhập lãi thuần đạt 6,721.5 tỷ (+8.15% yoy) và NPATMI đạt 3,905.4 tỷ (-5.55% yoy). Lợi nhuận gần như đi
ngang trong vài quý trở lại đây. Tỷ lệ nợ xấu tiếp tục tăng lên 1.45% từ con số 1.21% đầu năm, trong khi LLR tiếp
tục giảm về 78.6%, là quý thứ 3 liên tiếp ACB có LLR dưới 100%. Đây là điểm trừ lớn khi ACB có 6 năm liên tiếp duy
trì LLR trên 120% kể từ 2016. P/B trailing 1.4x lần trong khi thiếu vắng catalyst hỗ trợ. Chất lượng tài sản của ACB
cũng là yếu tố cần theo dõi thêm, chúng tôi kỳ vọng ACB sẽ đẩy mạnh bộ đệm dự phòng như đã duy trì trong quá
khứ.

BID: Thu nhập lãi thuần đạt 13,541.4 tỷ (-2.8% yoy) và NPATMI đạt 5,812.7 tỷ (+6.3% yoy). NIM giảm xuống thấp
nhất nhiều năm khả năng cao là do các gói giải ngân mới với lãi suất ưu đãi. Tỷ lệ nợ xấu tăng lên 1.51% từ con số
1.25% đầu năm và LLR giảm xuống 152.8%. Nhìn chung, báo cáo kỳ này của BID không có quá nhiều điểm nhấn.
BID tiếp tục chưa có thông tin mới về việc tăng vốn chủ sở hữu. StockLine sẽ cập nhật thêm trong thời gian tới.

ĐÁNH GIÁ: Vẫn có cơ hội phân hoá. Diễn biến toàn Ngành tập trung theo dõi chất lượng tài sản trong các Quý tới
BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC

CẬP NHẬT NGÀNH NGHỀ

Ngành CHỨNG KHOÁN – Câu chuyện hấp dẫn, Định giá thì không!

Ngành Chứng khoán thường xuyên là tâm điểm của thị trường, cũng là ngành có độ nhạy cao nhất trong KQKD.
Trong bối cảnh thị trường đã có một năm hồi phục, Chứng khoán cũng đã đi được quãng đường dài trong nhịp
tăng giá tốt của 2023. Tuy vậy, sau hai năm tăng vốn mạnh, khiến cho mặt bẳng ROE chưa trở lại.

Trong Quý I, Ngành Chứng khoán tiếp tục tăng trưởng mạnh +103%yoy, là điều dễ hiểu nếu chúng ta so sánh
điểm số và quy mô thanh khoản thị trường của quý I/2024 so với cùng kỳ 2023. Ở đồ thị phía dưới, StockLine
nhận ra một điểm thú vị trong sự hồi phục và tăng trưởng lợi nhuận của ngành ở thời điểm này. Đều là các chỉ
số có thể nêu ra tính chu kỳ của ngành, nhưng ROE và Biên lợi nhuận của Ngành chứng khoán thời điểm này lại
có trạng thái khác nhau. Biên lợi nhuận ròng của toàn ngành về gần vùng đỉnh ở mức 33.7% trong quý I vừa
qua, tuy nhiên khả năng sinh lời trên vốn chủ ROE thì vẫn ở vùng trung bình thấp.

StockLine cho rằng có 2 nguyên nhân chính cho trạng thái này: (1) Biên lợi nhuận hồi phục mạnh đến từ tự
doanh và cắt giảm chi phí nhân sự. Liên quan đến các khoản mục tự doanh, tăng trưởng cao của ngành đến từ
các khoản đầu tư từ cuối 2022 cả về cổ phiếu, trái phiếu, hoặc đơn giản là hoàn nhập trở lại các khoản trích lập
trước. Cả hai động lực này đều không bền vững. (2) Theo công thức Dupont, ROE đang chậm hơn do một thừa
số khác là khả năng tạo ra doanh thu kém từ một quy mô tài sản mới.

Chính vì việc dù biến động cao về tăng trưởng lẫn biên lợi nhuận nhưng chưa phải là những động lực hồi phục
vững vàng, KQKD của Ngành Chứng khoán chưa thể coi là thuyết phục và chưa trở lại trạng thái rực rỡ của
2021. StockLine nhận thấy chưa có cơ sở cho các vị thế mua từ triển vọng KQKD – định giá đối với nhóm này.

ROE hồi phục chậm, trong khi Biên lợi nhuận P/b ở vùng trung vị, tuy nhiên P/b nhiều cổ
tiến gần về vùng cao nhất lịch sử phiếu trong ngành sớm vượt đỉnh
4
45% 8%
40%
3,21
35% 6% 3

30%
25% 4% 1,85
2
20%
15% 2%
10% 1 1,03
5% 0%
0%
Q1 Q3 Q1 Q3 Q1 Q3 Q1 Q3 Q1 Q3 Q1 Q3 Q1 Q3 Q1 0
-5% -2% Q1 Q3 Q1 Q3 Q1 Q3 Q1 Q3 Q1 Q3 Q1 Q3 Q1 Q3 Q1
2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024
2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024
Biên ròng ROE

Trong bối cảnh không hấp dẫn về trạng thái kinh doanh và định giá, StockLine cho rằng đây vẫn là nhóm phù
hợp với các ý tưởng lướt sóng cùng biến động của thị trường, cùng với các câu chuyện đáng chờ đợi cho 2024:
(1) Các cột mốc đạt được trước khi chính thức được nâng hạng thị trường, chúng tôi đã đề cập trong nhiều báo
cáo trước; (2) Tăng vốn là yêu cầu cấp thiết cho các CTCK hàng đầu có thể đáp ứng được nguồn vốn ngoại gia
nhập vào thị trường, cũng như đủ nguồn lực cho các sản phẩm mới như hỗ trợ thanh toán Prefunding.

ĐÁNH GIÁ – Phù hợp TRADING theo thị trường, chú ý cổ phiếu SSI, VND, HCM.
BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC

CẬP NHẬT NGÀNH NGHỀ

Ngành THÉP – Đi lên sớm, nhiều chờ đợi

Hồi phục sản lượng trong nước chưa thể hiện nhiều trong số liệu quý I, một phần do tính mùa vụ. Xu
hướng giá của các mặt hàng thép quan trọng đang có sự cải thiện nhỏ, HRC nội địa Việt Nam và
Trung Quốc đang đi ngang và chưa thoát ra được vùng đáy. Tuy nhiên HRC Bắc Mỹ ( vốn thường là
thị trường có biến động giá nhanh và sớm nhất) có những phản ứng tích cực đầu tiên sau giai đoạn
giảm mạnh. Biên lợi nhuận các doanh nghiệp trong ngành hầu như đều tạo đáy và hồi phục sớm hơn
so với giá hàng hóa, một phần lý do đến từ giai đoạn tích cực giải quyết hàng tồn kho giá cao trước
đó, tạo ra nền thấp trong cuối 2022, điển hình là HPG. Xu hướng biên lợi nhuận cải thiện là nền tảng
cho sự tích cực về cổ phiếu trong 2023. Tuy vậy, vùng định giá của hầu hết các cổ phiếu đang phản
ánh sớm cho tiến trình hồi phục trong tương lai, nói cách khác là không quá hấp dẫn về định giá.

Biên gộp nhóm DN thép qua các quý 1400 Giá HRC (USD/tấn) một số thị trường
35% 1300
1200
30% 1100
1000
25%
900
20% 800
700
15%
600
10% 500
400
5%

8/6/2023

2/6/2024

4/6/2024
10/6/2023
11/6/2023
12/6/2023
1/6/2023
2/6/2023
3/6/2023
4/6/2023
5/6/2023
6/6/2023
7/6/2023

9/6/2023

1/6/2024

3/6/2024
0%
Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1
-5% 2019 2020 2021 2022 2023 2024

-10% North Europe North America Vietnam China


HPG HSG NKG

Dù vậy, ngành thép trên con đường hồi phục cũng đang có nhiều kỳ vọng mới. (1) Là ngành hồi phục
sớm so với mặt bằng chung, năm 2024 là bản lề cho bước chuyển sang pha tăng trưởng trở lại. HPG
và NKG có các kế hoạch mới về mở rộng quy mô (Hòa Phát Dung Quất, Nam Kim Phú Mỹ) và cả kế
hoạch vốn (NKG), đón đầu cho chu kỳ thuận lợi mới của ngành. (2) Những thông tin chống bán phá
giá cũng là “Upside Risk” cho ngành. Từ cuối 2023, các doanh nghiệp tôn mạ đã đề xuất gia hạn thuế
chống bán phá giá đối với sản phẩm thép mạ của Trung Quốc và Hàn Quốc (đã có hiệu lực 5 năm từ
2019 và hết hạn vào tháng 9/2024). Đầu năm 2024, đến lượt HPG và Formosa đề xuất phòng vệ
thương mại đối với thép cuộn cán nóng HRC từ Ấn Độ và Trung Quốc.

Về tính thời điểm: Đề xuất về Thép mạ đã đạt được cột mốc đầu tiên là hồ sơ hợp lệ ngày 19/04, mất
02 tháng để đến thời điểm công bố Điều tra, là cột mốc quan trọng thường có phản ứng cổ phiếu.
Do vừa mới khởi xướng, đề xuất với thép cuộn cán nóng sẽ chậm hơn khi chưa chính thức hợp lệ, tuy
nhiên tính khả thi cao, đồng thời tác động lên ngành là lớn hơn (Vụ kiện ở trên là gia hạn).

ĐÁNH GIÁ: Ngành tiếp diễn TÍCH CỰC, MUA và NẮM GIỮ, cổ phiếu tiêu biểu HPG.
BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC

CẬP NHẬT NGÀNH NGHỀ

Ngành THỰC PHẨM, ĐỒ UỐNG – Hồi phục sau, phân hóa

Ghi nhận cải thiện kết quả kinh doanh ở nhóm cổ phiếu dẫn dắt. Tuy nhiên biến động giá nguyên vật liệu đầu
vào thế giới chưa có xu hướng đồng thuận rõ ràng nên lợi nhuận có sự đan xen trái chiều. VNM, SAB, MCH
tăng trưởng doanh thu lần lượt 1%, 16%, và 9% nhờ nhu cầu tiêu dùng phục hồi trên nền thấp. Xét trên mặt bằng
chung, các doanh nghiệp tích cực giải phóng hàng tồn kho ở mức giá cao trong nhịp 2022 tạo nền thấp trong
2023 khiến biên lợi nhuận cải thiện. VNM cải thiện biên lợi nhuận 3% nhờ chốt giá nguyên vật liệu thấp hơn so
với cùng kỳ, MCH cũng ghi nhận mức cải thiện biên lợi nhuận gộp 18% yoy nhờ giá nông sản chung tiếp tục xu
hướng giảm từ cuối năm 2022. Ở chiều ngược lại, giá lúa mạch và hoa bia vẫn neo cao khiến lợi nhuận gộp SAB
chỉ tăng 9%. Tuy nhiên SAB đã chốt giá đầu vào cho hết năm 2024, do vậy kỳ vọng mức biên gộp sẽ duy trì ở
mức tốt bất chấp những tác động tiêu cực từ tỷ giá.

Giá bột sữa nguyên liệu USD/tấn Tăng trưởng tổng mức hàng hóa bán lẻ và
dịch vụ tiêu dùng
5.000
60
4.500
50

4.000 40

30
3.500
20

3.000 10

0
2.500

-10
2.000
-20

1.500 -30
31/1/2015
31/5/2015
30/9/2015
31/1/2016
31/5/2016
30/9/2016
31/1/2017
31/5/2017
30/9/2017
31/1/2018
31/5/2018
30/9/2018
31/1/2019
31/5/2019
30/9/2019
31/1/2020
31/5/2020
30/9/2020
31/1/2021
31/5/2021
30/9/2021
31/1/2022
31/5/2022
30/9/2022
31/1/2023
31/5/2023
30/9/2023
31/1/2024

01-2018
05-2018
09-2018
01-2019
05-2019
09-2019
01-2020
05-2020
09-2020
01-2021
05-2021
09-2021
01-2022
05-2022
09-2022
01-2023
05-2023
09-2023
01-2024
Hầu hết các ngành như Bán lẻ, Thực phẩm Đồ uống, Hàng tiêu dùng đều đang chờ đợi sự hồi phục chung của
nhu cầu tiêu dùng toàn xã hội. Do vậy biến số chung ảnh hưởng tới kỳ vọng của ngành này có thể đến từ yếu tố
kể trên. Tuy nhiên, mỗi phân ngành và mỗi doanh nghiệp với các ngành hàng khác nhau sẽ có những con
đường riêng trong tiến trình hồi phục.

SAB đang ở vùng định giá thấp nhất nhiều năm, đi cùng lo ngại về tiêu thụ toàn ngành suy giảm, siết chặt các
quy định về nồng độ cồn khi tham gia giao thông. Tiêu thụ chung toàn ngành giảm 8.3% trong 2023. Điểm tích
cực là SAB có gia tăng thị phần trong giai đoạn khó khăn này. Tuy đây là điều kiện tốt để tạo ra sức bật trong
sự hồi phục, nhưng triển vọng toàn ngành vẫn còn nhiều dấu hỏi.

VNM cũng có một vài dấu hiệu tích cực trong bối cảnh suy giảm tiêu thụ toàn ngành. Doanh thu 4T2024 nội
địa tăng 4%. Riêng tháng 4 tăng hơn 10%. Q2 và Q3 là thời điểm thuận lợi trong năm, kỳ vọng tốt hơn và nổi bật
so với mặt bằng chung.

MSN với cấu trúc đa ngành là cổ phiếu khó cho đánh giá cặn kẽ tất cả các ngành hàng. Tuy nhiên với nền lợi
nhuận thấp trong 2023, MSN cũng được kỳ vọng tăng trưởng trở lại ở mức 2 chữ số cho 2024. Bên cạnh đó,
MSN cũng chờ đợi nhiều kế hoạch tài chính với các công ty thành viên, thoái vốn MSR hay chuyển sàn MCH
cùng chi trả cổ tức cao có thể là những thông tin tốt hỗ trợ giá cổ phiếu.

ĐÁNH GIÁ: Ngành HỒI PHỤC từ đáy, cổ phiếu đáng chú ý VNM, MSN, MCH
BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC

CẬP NHẬT NGÀNH NGHỀ

Ngành BÁN LẺ – Ngắn hạn hồi phục, Dài hạn tiềm năng.

Cũng là ngành có hồi phục khá chậm pha so với nền kinh tế, KQKD quý I mới là sự cải thiện rõ rệt đầu tiên của
các doanh nghiệp trong ngành sau năm 2023 chưa thoát ra khỏi vùng đáy kinh doanh. Cụ thể, LNST toàn
ngành tăng mạnh so với cùng kỳ (+367%) nhờ hiệu ứng nền so sánh thấp của hai doanh nghiệp đầu ngành:
MWG tăng 41x lần so với cùng kỳ và đạt mốc lợi nhuận cao nhất trong 6 quý, FRT có lãi trở lại sau 3 quý lỗ liên
tiếp. Biên lợi nhuận gộp của ngành cải thiện đáng kể từ 15,4% lên 17,5%.

3 nền tảng chính cho sự hồi phục chung của các doanh nghiệp niêm yết trong ngành đến từ: (1) Sự hồi phục
của các Ngành hàng nhạy cảm với tính chu kỳ của thu nhập toàn xã hội, như điện máy, điện thoại; (2) Sự cải
thiện, tăng trưởng tốt của các ngành hàng “tương lai” như Dược phẩm (Long Châu – FRT), Bách hóa (BHX –
MWG); (3) Các chiến lược ngắn hạn qua cắt giảm chi phí các cửa hàng thiếu hiệu quả, hoặc thay đổi chiến lược
bán hàng, marketing phù hợp điều kiện khó khăn chung của thị trường (MWG, PNJ).

Số lượng cửa hàng một số chuỗi Bán lẻ đáng chú ý


Chặng đường khác nhau của hai chuỗi bán lẻ tâm điểm. FRT đẩy mạnh mở cửa hàng khi hoạt động hiệu
quả, MWG đang cải thiện KQKD đến nhiều từ cải thiện, giảm bớt các cửa hàng chưa hiệu quả.
1.600 1477 4000
3586
1.400 3398
3500
3022
1.200 3000 2741

1.000 937 901 2354


936 2500
800 2106
800 2000 1806 1728
1719 1706

600 511 500 527 1500


400 1008
400 1000
252
200 178
150 405
200 500
70
22 68
7 17
- 0
2018 2019 2020 2021 2022 2023 2018 2019 2020 2021 2022 9M23

Pharmacity Long Chau An Khang BHX Winmart

Doanh thu của chuỗi Long Châu đã chiếm 61% tổng doanh thu trong quý I của FRT, tiếp tục tăng trưởng ấn
tượng 68% yoy. So với đầu năm, Long Châu tiếp tục mở mới 90 nhà thuốc trong quý. Việc mở mới liên tiếp cùng
các cửa hàng trẻ, nhưng Doanh thu mỗi cửa hàng của Long Châu vẫn đều đặn đi lên, đạt mức 122 tỷ
đồng/tháng trong quý I và cải thiện so với 1.1 tỷ đồng cùng kỳ, khi số lượng cửa hàng gần gấp rưỡi. Cùng với
chiến lược “tấn công” rất sớm ngay trong bối cảnh khó khăn của toàn thị trường, khiến cho thị trường cũng kỳ
vọng sớm vào sự thành công nối dài và chặng đường mở rộng không ngừng nghỉ của FRT, do vậy khiến điểm
mua với giá phải chăng chưa có ở thời điểm này.

Với MWG, sự hồi phục tốt trong quý vừa qua đến từ những phòng thủ sớm trong năm 2023, thu hẹp quy mô tồn
kho, cửa hàng, cắt giảm nhân sự, tích cực hơn nhờ kinh doanh nguồn (doanh nghiệp đang mở mạnh như FRT
lại không dư dả về nguồn lực). Sự co mình này đi cùng với sự hồi phục muộn hơn của cổ phiếu, và đồng thời để
bứt phá trở lại sẽ còn nhiều thời gian và cột mốc khác. StockLine cho rằng do là cổ phiếu hồi phục và tăng
trưởng trở lại chậm hơn FRT, MWG là cổ phiếu phù hợp, chờ đợi điểm mua cho trung và dài hạn trong thời gian
tới, có thể là từ thời điểm giảm lại của cổ phiếu, hoặc từ động thái bắt đầu gia tăng cửa hàng trở lại.

Với PNJ, cổ phiếu này suy giảm nhẹ trong KQKD quý I nhưng StockLine đánh giá là ngắn hạn, duy trì triển vọng
ổn định, phù hợp cho MUA và Nắm giữ nhưng với kỳ vọng/sức bật thấp hơn hai cổ phiếu ở trên.

ĐÁNH GIÁ – TÍCH CỰC, cổ phiếu đáng chú ý MWG, PNJ.


BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC

CẬP NHẬT NGÀNH NGHỀ

Ngành PHÂN ĐẠM – Đầu ra chưa hồi phục đáng kể

Giá urea tiếp tục xu hướng suy giảm từ tháng 2/2024 và giá dầu Brent neo cao – chưa hỗ trợ cho giá khí đầu
vào là những điểm nhấn chính của nhóm Phân đạm trong Q1/2024. Cần theo dõi thêm diễn biến giá Urea trong
các Quý tới.

DCM: Doanh thu Q1 đạt 2,885.1 tỷ (+2% yoy, -18.7% qoq). NPATMI Q1 đạt 346 tỷ (+51.27% yoy, -29.8% qoq).
Sản lượng ure trong Q1 tăng 2.6% yoy nhờ xuất khẩu trong khi thị trường nội địa sụt giảm. Giá bán ure trung
bình Q1 2024 ước tính tăng 6.7% yoy trên nền giá thấp của Q1 2023 và tăng 7% so với giá bán bình quân Q4
2023. Trong khi giá khí đầu vào chỉ tăng 3.3% yoy. Nhìn chung, mức tăng trưởng cao yoy của DCM trong Q1
chủ yếu đến từ nhà máy Urea hết khấu hao, giúp chi phí khấu hao giảm mạnh 84.5% yoy – phù hợp với kỳ vọng
trước đấy của StockLine trong báo cáo chiến lược đầu năm. Việc không còn ghi nhận chi phí khấu hao nhà máy
Urea trong 2024 sẽ giúp DCM có mức tăng trưởng lợi nhuận cao trong năm nay. Mặc dù vậy, giá urea chưa có
chuyển động hồi phục rõ rệt từ tháng 4 do nhu cầu yếu là điểm trừ nếu xét riêng hoạt động kinh doanh cốt lõi.
Một kỳ vọng lớn khác là Quốc hội sẽ xem xét đề xuất áp thuế 5% VAT đầu vào với mặt hàng phân bón vào 20/5
tới, dù có thể thời điểm thực hiện vẫn phải chờ thêm.

DPM: Doanh thu Q1 đạt 3,365.8 tỷ (+2.32% yoy, -1.3% qoq). NPATMI đạt 264.2 tỷ (+1.57% yoy, +145% qoq).
Biên LN gộp Q1 tăng 2.18 % yoy lên 18.2% nhờ (1) tỷ trọng nguồn khí đầu vào giá rẻ từ bể Cửu Long trong quý 1
cao hơn, (2) sản lượng bán hàng mảng urê cao hơn dự kiến, (3) giá bán trung bình tốt hơn kỳ vọng mặc dù giá
urê Trung Đông thấp hơn so với cùng kỳ, (4) không còn lỗ gộp từ hoạt động kinh doanh hàng nhập khẩu. Khác
với DCM, triển vọng của DPM sẽ phụ thuộc chủ yếu vào sự hồi phục của giá urea & giá khí đầu vào do vẫn đang
chịu khấu hao nhà máy Urea & NPK. Cùng với ngành, DPM cũng sẽ hưởng lợi nếu Quốc hội đồng ý áp dụng thuế
VAT 5% đối với mặt hàng phân bón.

ĐÁNH GIÁ – NẮM GIỮ DCM, THEO DÕI DPM


BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC

CẬP NHẬT NGÀNH NGHỀ

Ngành DẦU KHÍ – Thượng nguồn tích cực

Quý I/2024 đã diễn ra một loạt chuyển động tích cực đối với Đại dự án Lô B ô Môn, bao gồm (1) ký
hợp đồng khung cấp tín dụng cho chuỗi dự án Lô B – Ô Môn giữa PVN và VCB, (2) PVN cùng các nhà
đầu tư, đối tác liên quan đến chuỗi dự án đã ký một loạt hợp đồng quan trọng nhằm đi đến FID cho
dự án. Đối tác Nhật Bản Moeco cũng đã công bố FID cho khoản đầu tư thượng nguồn và trung
nguồn, thể hiện một bước tiến lớn đối với chuỗi dự án Lô B Ô Môn. StockLine kỳ vọng sẽ nhận được
tin vui từ Đại dự án này trong năm 2024.

PVD: Doanh thu đạt 1,755.5 tỷ đồng (+43.1% yoy) và NPATMI đạt 157.9 tỷ đồng (+139.9% yoy).
KQKD tăng mạnh nhờ (1) hiệu suất giàn khoan duy trì ở mức cao (đi ngang yoy), (2) giá cho thuê giàn
trung bình cao hơn 34% yoy trong bối cảnh thị trường giàn khoan khan hiếm ở Đông Nam Á. Biên gộp
tiếp tục đạt mức cao mới nhờ giá cho thuê cao & khấu hao giảm 15% yoy. Mặc dù vậy, lợi nhuận thấp
hơn so với kỳ vọng do trong Q1, PVD ghi nhận khoản lỗ tỷ giá 52.8 tỷ (+80% yoy). Triển vọng trung
hạn duy trì nhờ hiệu suất sử dụng giàn khoan cao & giá cho thuê tiếp tục tăng. Lô B – Ô Môn tiếp tục
là một động lực mới quan trọng cho PVD khi đại dự án chính thức đạt được FID.

PVS: Doanh thu đạt 3,710.2 tỷ đồng (tương đương yoy) và NPATMI đạt 300.7 tỷ đồng (+40% yoy). Lợi
nhuận tăng tốt trong khi doanh thu không tăng là nhờ (1) lợi nhuận gộp +26.8% yoy, (2) đóng góp
nhiều hơn từ công ty liên doanh liên kết. Lợi nhuận gộp tăng nhờ (1) biên lợi nhuận gộp của các mảng
cung ứng/Vận hành & Bảo dưỡng cải thiện lần lượt 5.5 & 5.6 % yoy; (2) thu nhập từ FSO/FPSO tăng
25% yoy do gia hạn hợp đồng cho một FSO/FPSO với giá cho thuê/ngày cao hơn.

ĐÁNH GIÁ: Mua và Nắm giữ đối với PVD và PVS trước những cải thiện trong lợi nhuận cốt lõi &
thông tin tích cực từ chuỗi dự án Lô B – Ô Môn
BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC

CẬP NHẬT NGÀNH NGHỀ

Ngành HÀNG KHÔNG – Bắt đầu phục hồi

Nhóm ngành bao gồm ACV, HVN, VJC và AST ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng mạnh mẽ, một phần đóng góp
từ khoản thu nhập one-off từ HVN (do phát sinh thu nhập từ việc xóa nợ theo thỏa thuận trả tàu bay của công
ty con Pacific Airlines), và lượng khách quốc tế tăng mạnh mẽ từ ACV. Nhìn chung nhóm ngành có sự cải thiện
rõ rệt ở hoạt động kinh doanh cốt lõi với mức tăng trưởng 25% yoy doanh thu thuần và 78% yoy lợi nhuận gộp.
Sự phục hồi kinh tế chung sau đại dịch, thúc đẩy nhu cầu đi lại tăng cao là động lực tăng trưởng bền vững cho
các doanh nghiệp hàng không trong nửa cuối năm 2024.

Số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trở lại mốc tương đương 2019. Tính chung 4 tháng đầu 2024,
Việt Nam đón 5,2 triệu khách quốc tế qua đường hàng không cao hơn nhiều so với nền so sánh thấp các năm
đại dịch và vượt mốc 4,8 triệu lượt khách trong cùng giai đoạn năm 2019 Trong đó cuối năm 2023, sự phục hồi
từ nhóm khách Châu Âu thể hiện tốt nhờ chính sách gia hạn VISA điện tử 45 ngày có hiệu lực từ tháng 8. Đầu
năm 2024, sự phục hồi mạnh mẽ của nhóm khách Hàn Quốc đã đưa lượng khách của quốc gia này sớm vượt
2019 10%. Dư địa phục hồi trong thời gian tới sẽ đến từ khách Trung Quốc khi đang có tốc độ tốt, đồng thời
vẫn đang ở mức giảm 15% so với cùng thời điểm năm 2019 trước đây. Đáng chú ý, nhóm khách Trung Quốc
thường có chi tiêu trên mỗi lượt khách tốt hơn so với các quốc gia khác.

Lượng khách quốc tế vào Việt Nam tăng mạnh


900 sau Covid Biên EBITDA nhóm DN hàng không
Nghìn lượt

800 150%
700 100%
600 50%
500 0%
400 -50%
300 -100%
200 -150%
100 -200%
- -250%
Tháng 1

Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12

Tháng 8

Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9

Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 7

Tháng 9

Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4

Q1Q2Q3Q4Q1Q2Q3Q4Q1Q2Q3Q4Q1Q2Q3Q4Q1Q2Q3Q4Q1
2019 2020 2021 2022 2023 2024
2022 2023 2024
Trung Quốc Hàn Quốc Mỹ Khác ACV HVN AST VJC

ACV thể hiện sự phục hồi mạnh mẽ với doanh thu tăng 19%yoy và lợi nhuận gộp tăng 23% nhờ lượng khách
quốc tế tăng 47% yoy, mức tăng này đã vượt mức trước khi xảy ra Covid. Ngoài kỳ vọng hồi phục chung nói
trên, câu chuyện tăng trưởng trong dài hạn của ACV được hỗ trợ nhờ mở rộng công suất khi nhà ga T2 mở rộng
sân bay Nội bài, nhà ga Tân Sơn Nhất T3 đưa vào khai thác cuối năm 2025 hay sân bay Long Thành dự kiến đi
vào hoạt động từ 2027, dự kiến công suất sẽ tăng thêm 40tr/hành khách/năm.

AST hưởng lợi từ đà tăng trưởng chung toàn ngành, nhưng biên lợi nhuận chịu ảnh hưởng nhẹ. Doanh nghiệp
ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan trong quý 1/2024 với doanh thu và lợi nhuận gộp tăng trưởng lần lượt
29% và 39% yoy. Số lượng cửa hàng cũng tăng nhẹ 1% so với cuối năm 2023. Tuy nhiên, biên lợi nhuận của AST
dự kiến sẽ chưa thể về bằng mức trước dịch Covid do một phần ảnh hưởng từ cơ chế chia sẻ doanh thu mới
với ACV. Cụ thể, doanh thu từ các cửa hàng của AST sẽ được chia sẻ với ACV, thay vì chỉ chi trả chi phí thuê cố
định như trước đây. Tuy nhiên ngược lại điều này sẽ có lợi cho quy mô hoạt động, giúp AST cạnh tranh hiệu quả
hơn trong các cuộc đấu thầu, giành thêm thị phần từ các nhà bán lẻ quy mô nhỏ.

HVN và VJC đang gặt hái thành công từ sự phục hồi của ngành sau đại dịch với doanh thu tăng lần lượt
19%yoy, 38%yoy và lợi nhuận gộp tăng trưởng 109% và 64% yoy trong quý 1. Cải thiện hiệu quả hoạt động và
giá vé máy bay tăng cao là những động lực chính thúc đẩy lợi nhuận các doanh nghiệp vận tải hàng không
trong quý 1. Duy trì tín hiệu tích cực trong các quý tới nhờ kinh tế thế giới chung cải thiện và tâm lý tiêu dùng
tích cực trở lại.

ĐÁNH GIÁ: Ngành bắt đầu hồi phục, cơ hội có thể đến từ ACV, AST, HVN
BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC

CẬP NHẬT NGÀNH NGHỀ

Ngành DỆT MAY – Nhen nhóm tín hiệu

KQKD nhóm ngành dệt may trái chiều ở các phân ngành trong chuỗi giá trị. Tại đó phân khúc trung nguồn bao
gồm MSH, TNG, TCM, ghi nhận tăng trưởng tích cực trên nền thấp cùng kỳ với doanh thu tăng trưởng lần lượt
21%, 1.4% và 7% yoy, lợi nhuận gộp tăng lần lượt 27%, 6%, và 16% yoy. Ngược lại, doanh nghiệp thượng nguồn
như STK ghi nhận KQKD đi lùi với doanh thu giảm 8%yoy nhưng lợi nhuận gộp cải thiện tới tăng trưởng 81%yoy
nhờ hạt nhựa POY và PET giảm đáng kể và doanh nghiệp duy trì chiến lược tập trung tối đa hóa lợi nhuận thay
vì giảm giá thành để lấy đơn hàng. Tính chung toàn ngành, doanh thu thuần ghi nhận tăng trưởng 14%yoy và
8%yoy biên lợi nhuận gộp.

Tồn kho bán lẻ sản phẩm may mặc Mỹ vẫn ở Giá nguyên liệu có xu hướng giảm và duy trì
mức trung bình mức nền thấp
70000

60000

50000

40000

30000

20000

10000

Cotton Sợi polyeste FDY


0
2008-02-01

2013-02-01

2018-02-01
2005-02-01
2006-02-01
2007-02-01

2009-02-01
2010-02-01
2011-02-01
2012-02-01

2014-02-01
2015-02-01
2016-02-01
2017-02-01

2019-02-01
2020-02-01
2021-02-01
2022-02-01
2023-02-01
2024-02-01

30/1/2015
29/5/2015
30/9/2015
29/1/2016
31/5/2016
30/9/2016
31/1/2017
31/5/2017
29/9/2017
31/1/2018
31/5/2018
28/9/2018
31/1/2019
31/5/2019
30/9/2019
31/1/2020
29/5/2020
30/9/2020
29/1/2021
31/5/2021
30/9/2021
31/1/2022
31/5/2022
30/9/2022
31/1/2023
31/5/2023
29/9/2023
31/1/2024
Tồn kho tại Mỹ vẫn neo cao nhưng có xu hướng giảm dần và cần ít nhất 3-6 tháng để giảm lượng tồn kho,
StockLine kỳ vọng nhóm ngành đã tạo đáy và sẽ hồi phục rõ ràng hơn trong nửa cuối năm khi tâm lý người tiêu
dùng tích cực trở lại. Trong bối các doanh nghiệp hạn chế tiếp xúc với Trung Quốc do căng thẳng chiến tranh
thương mại Mỹ Trung và lo ngại về lao động cưỡng bức tại khu vực Tân Cương, Việt Nam và các nhà cung cấp
Châu Á khác kỳ vong sẽ là lựa chọn thay thế lý tưởng. Tuy nhiên, việc canh tranh về chi phí lao động so với các
nước có lực lượng lao động giá rẻ như Bangladesh, biến động giá nguyên vật liệu đầu vào và căng thẳng khu
vực trung đông là rủi ro hiện hữu ảnh hưởng lên HĐKD các doanh nghiệp dệt may. (Lưu ý rằng căng thẳng
Trung Đông leo thang làm chi phí logistic tăng cao không ảnh hưởng trực tiếp tới các DN dệt may do phần lớn
đều là hợp đồng FOB, tuy nhiên chi phí tăng cao sẽ khiến người mua yêu cầu chia sẻ gánh nặng, từ đó tạo áp
lực giảm giá bán đơn hàng trong các quý tiếp theo).

Điểm trừ trong diễn biến vừa qua là thông tin thoái vốn của VGT, khiến các cổ phiếu tăng mạnh trong ngắn hạn
và có thể chưa tới từ thay đổi trạng thái cơ bản. Có nghĩa là định giá trong thời gian này kém hấp dẫn đi. Tuy
nhiên đây vẫn là ngành chờ đợi điểm hồi phục từ vùng kinh doanh ảm đạm, có kỳ vọng cho 2024

ĐÁNH GIÁ: Ngành diễn biến PHỤC HỒI, chờ MUA cổ phiếu MSH, TNG, STK.
BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC

CẬP NHẬT NGÀNH NGHỀ

Ngành THỦY SẢN – Giá đi trước so với trạng thái kinh doanh

Nhóm ngành bao gồm VHC, FMC, ANV ghi nhận kết quả kinh doanh trái chiều. Q12024, FMC tăng trưởng 20%
doanh thu thuần và 17% lợi nhuận gộp, nhờ sản lượng tăng 27% yoy nhưng giá bán trung bình giảm nhẹ 6% yoy
ở mảng chế biến tôm thành phẩm. Chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng cao khiến biên lợi nhuận gộp giảm nhẹ.
Kỳ vọng nhu cầu tiêu dùng tại Nhật Bản, Mỹ hồi phục, và biên gộp cải thiện từ vùng nuôi tôm tự chủ giúp giảm
chi phí nguyên vật liệu sẽ là catalyst cho FMC. Tuy nhiên cần lưu ý FMC và các doanh nghiệp tôm đang đối mặt
với rủi ro khả năng bị Mỹ áp thuế chống lẩn tránh CVD vào kỳ tháng 9 năm nay

ANV ghi nhận kết quả trái ngược với doanh thu giảm 12% yoy và lợi nhuận gộp giảm 50.2%. Thị trường Trung
Quốc giảm mạnh tác động tiêu cực lên hoạt động kinh doanh của công ty mặc dù ANV trong kỳ đã đẩy mạnh
bán hàng nội địa để bù đắp lượng đơn hàng thiếu hụt. Tuy nhiên giá bán trong nước thấp hơn trong khi chi phí
đầu vào không đổi khiến biên gộp ANV bị tác động đáng kể.

Hiện tại VHC chưa công bố BCTC quý nên chúng tôi chưa thể đánh giá toàn diện bức tranh KQKD toàn ngành
do doanh nghiệp này chiếm trọng số lớn. Tuy nhiên dựa theo diễn biến giá bán bình quân và lượng xuất khẩu
VHC (được sử dụng là indicator đại diện cho xu hướng giá chung cho DN xuất khẩu cá tra) cho thấy giá bán
đang có xu hướng tạo đáy đi lên đi kèm sản lượng cải thiện, kỳ vọng trạng thái kinh doanh ngành sẽ tích trở lại
trong nửa cuối năm dựa trên (1) xu hướng tiêu dùng tại các thị trường lớn tích cực trở lại, (2) giá bán đầu ra hồi
phục từ nền thấp. Điểm trừ quan trọng là trong khi KQKD quý IV vừa qua VHC ghi nhận lợi nhuận, biên lợi nhuận
thấp nhất trong nhiều năm, nhưng cổ phiếu vẫn đang vận động ở vùng đỉnh lịch sử. StockLine cho rằng với các
trường hợp cổ phiếu không vận động cùng pha với biến số cơ bản như VHC, sẽ trở thành cổ phiếu khó tham gia
ngay cả khi ngành thuận lợi hơn trong tương lai.

ĐÁNH GIÁ – TÍCH CỰC khi là ngành chờ điểm tạo đáy, Cổ phiếu đáng chú ý ANV
BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC

CẬP NHẬT NGÀNH NGHỀ

Ngành XÂY LẮP – Hồi phục tốt trên nền thấp cùng kỳ

Nhóm ngành bao gồm HHV, HUT, PC1 ghi nhận KQKD tích cực trên nền thấp cùng kỳ. PC1 ghi nhận doanh
thu và lợi nhuận tăng trưởng lần lượt 44% và 42% yoy trong quý 1, trong đó đóng góp đáng kể đến từ
mảng Niken mới. Triển vọng 2024 hứa hẹn tích cực dựa trên đóng góp từ mảng khoáng sản và sự hồi
phục mảng xây lắp nhờ EVN tiếp tục đẩy mạnh triển khai đầu tư hạ tầng điện.

HUT ghi nhận doanh thu tăng 16 lần và LNG tăng 4 lần yoy nhờ hợp nhất Tasco Auto từ tháng 9/2023,
HHV tăng trưởng 2 chữ số với doanh thu thuần và LN gộp lần lượt tăng 28% và 29%, đóng góp từ hai mảng
kinh doanh chính của HHV là thu phí BOT và xây lắp, với mức tăng trưởng doanh thu lần lượt là 23% và
43%.

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công vẫn là động lực chính hỗ trợ tăng trưởng HĐKD của doanh
nghiệp xây dựng hạ tầng như HUT và HHV. Dự án đầu tư công trọng điểm như Cao tốc Bắc Nam GD2 đã
hoàn thành giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ thi công, từ đó đem về nhiều dự án, đảm bảo khối
lượng công việc và hoạt động kinh doanh trong tương lai.

Mặc dù đầu tư công vẫn là động lực tăng trưởng kinh tế chính trong năm 2024, tuy nhiên việc biến động
nhân sự cấp cao của Bộ Chính trị trong thời gian ngắn gần đây sẽ tác động không nhỏ tới quy trình cấp
phép dự án mới hay tiến độ giải ngân đầu tư công trong tương lai.

Đầu tư công đóp góp ~10% vào GDP qua các năm
ĐÁNH GIÁ – TRUNG LẬP
500
450
400
350
300
250
200
150
100
50
0
2020 2021 2022 2023 Q12024

GDP Đầu tư công


BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC

CẬP NHẬT NGÀNH NGHỀ

Ngành CHĂN NUÔI– Hồi phục trở lại

Nhóm chăn nuôi (DBC, BAF) chứng kiến sự hồi


phục tốt về Lợi nhuận trong Q1 2024 nhờ giá lợn
hơi tạo đáy trong Q4 2023 và tiếp tục đi lên
trong Q1 2024. Dự báo xu hướng tích cực sẽ
duy trì ít nhất trong Q2 do nguồn cung bị hạn
chế bởi người dân e ngại tái đàn sau một thời
gian dài giá lợn liên tục duy trì ở mức thấp.

DBC ghi nhận doanh thu Q1 đạt 3,343.3 tỷ


(+39.2% yoy, +21.2% qoq), NPATMI đạt 72.6 tỷ
(+122.6% yoy, gấp 11.2 lần qoq). Lợi nhuận gộp
tăng mạnh nhờ mảng chăn nuôi hồi phục, trong
khi cùng kỳ lỗ là nguyên nhân giúp cho lợi
nhuận của DBC tích cực trở lại trong Q1. Trong
kỳ, DBC tiếp tục đẩy mạnh xây dựng Nhà máy
vacxin và Nhà máy ép dầu giai đoạn 2. Dự báo
KQKD Q2 tiếp tục tích cực nhờ giá heo hơi duy
trì đà tăng ngắn hạn & giá đầu vào giảm 10-20%
yoy. DBC cũng đang có kế hoạch tăng vốn rất
tham vọng (ESOP 4.96% với giá 10,000; chào
bán cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 3:1 với giá
15,000). Sau khi thực hiện xong 2 phương án
trên, dự kiến tiếp tục chào bán 48.4 triệu cổ
phiếu cho cổ đông chiến lược với giá không
thấp hơn 28,000. Tăng vốn thành công sẽ giúp
ích cho diễn biến giá cổ phiếu trong ngắn hạn.
StockLine cho rằng DBC phù hợp với TRADING
theo sự hồi phục của mảng kinh doanh cốt lõi.

BAF doanh thu Q1 đạt 1,298 tỷ (+58.1% yoy, -20% qoq), NPATMI đạt 119.5 tỷ (+3697.9% yoy, trong khi quý
trước lỗ 30.8 tỷ). Tương tự DBC, lợi nhuận BAF hồi phục mạnh cũng nhờ mảng chăn nuôi tiếp tục khởi sắc. Nếu
loại bỏ 53.9 tỷ thu nhập khác từ bán đất, lợi nhuận cốt lõi trong Q1 của BAF vẫn cao nhất kể từ Q4 2022. Dự báo
KQKD Q2 của BAF tiếp tục tích cực. Tuy nhiên, chi phí lãi vay của BAF khá cao (Q1 46.4 tỷ, gấp 2.1 lần yoy) sẽ là
áp lực với BAF nếu diễn biến ngành không như kỳ vọng. BAF cũng sắp chốt GDKHQ cổ tức bằng cổ phiếu (tỷ lệ
100:17), bán ưu đãi (tỷ lệ 1:0,476767) với giá 10,000 vào 17.5 tới. Chúng tôi cho rằng BAF phù hợp quyết định
Đầu Cơ tỷ trọng thấp.

ĐÁNH GIÁ – TÍCH CỰC


BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC

PHỤ LỤC – BIÊN LNG CÁC NHÓM NGÀNH

28%
26%
24%
22%
20%
18%
16%
14%
12%
10%
Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1
2019 2020 2021 2022 2023 2024

Bán lẻ Thực phẩm và đồ uống Hàng & Dịch vụ Công nghiệp Hàng cá nhân & Gia dụng

30%

25%

20%

15%

10%

5%

0%
Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1
2019 2020 2021 2022 2023 2024

Xây dựng và Vật liệu Hóa chất Tài nguyên Cơ bản Ô tô và phụ tùng

70%

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%
Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1
-10%
2019 2020 2021 2022 2023 2024

Dầu khí Y tế Điện, nước & xăng dầu khí đốt Dịch vụ tài chính

55%

50%

45%

40%

35%

30%

25%

20%

15%
Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1
2019 2020 2021 2022 2023 2024

Công nghệ Thông tin Truyền thông Viễn thông

You might also like