Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Tiết 15.

ÔN TẬP HỌC KÌ

CHỮA ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I- HỆ CAMBRIDGE

VẬT LÍ 8

I. Lí thuyết:
Phần 1. Các công thức cần nhớ
STT CÔNG THỨC GIẢI THÍCH RÕ TÊN, ĐƠN VỊ

1 P = 10.m P: trọng lượng ( N)


m: khối lượng ( kg).
2 P d: trọng lượng riêng ( N/m3)
d=
V P: trọng lượng ( N)
→ P = d. V ; V = P / d V: thể tích ( m3).
3 F p: áp suất ( Pa); F: áp lực ( N)
p=
S S: diện tích bị ép ( m2).
4 p = d.h p: áp suất tại một điểm trong chất lỏng ( Pa)
d: trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)
h: độ sâu tính từ mặt thoáng chất lỏng đến điểm đang xét áp suất (m).
5 FA = dlỏng. V vật chìm FA: lực đẩy Ác si mét (N)
dlỏng: trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)
V vật chìm: thể tích phần vật chìm trong chất lỏng (m3)
Khi thả chìm vật vào chất lỏng thì Vvật chìm = V vật .
6 d = 10.D d: trọng lượng riêng (N/m3)
D: khối lượng riêng (kg/m3).

Phần 2. Trả lời các câu hỏi sau:

1. Hãy nêu đặc điểm của áp suất chất lỏng.


- Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương ( khác chất rắn).
- Chất lỏng gây ra áp suất lên đáy bình, thành bình và các vật nằm trong lòng chất lỏng.
- Trong cùng 1 chất lỏng đứng yên thì áp suất tại những điểm ở cùng một độ sâu so với mặt thoáng chất lỏng là bằng nhau.
2. Bình thông nhau là gì ? Nêu đặc điểm của mặt thoáng chất lỏng trong bình thông nhau. Nêu một vài ứng dụng của bình thông nhau.
Viết công thức của máy thủy lực, có giải thích và đơn vị của các đại lượng trong công thức.
- Bình thông nhau là bình có hai hoặc nhiều nhánh nối thông với nhau.
- Đặc điểm :
+ Khi chất lỏng đứng yên, áp suất của chất lỏng ở các nhánh lên đáy là bằng nhau.
+ Trong bình thông nhau chứa 1 loại chất lỏng đứng yên thì độ cao cột chất lỏng ở các nhánh là bằng nhau.
- Ví dụ ứng dụng của bình thông nhau : ấm nước, hệ thống ống nước, bình xịt nước, lọ dầu gội đầu …
- Công thức của máy thủy lực : F/ f = S / s
Trong đó: F là lực tác dụng lên nhánh có tiết diện S; f là lực tác dụng lên nhánh có tiết diện s
Lưu ý: đơn vị của S và s phải giống nhau.
3. Nêu ví dụ chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển. Nêu đặc điểm của áp suất khí quyển.
- Áp suất khí quyển là áp suất gây ra bởi lớp không khí bao quanh Trái Đất, tác dụng lên Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất.
- Áp suất khí quyển tác dụng theo mọi phương. ( giống chất lỏng).
- Ví dụ : Khi hút nước bằng ống hút : ta hút bớt một phần không khí ra khỏi ống hút, khi này, áp suất khí quyển bên ngoài sẽ tác dụng lên
nước và đẩy nước chuyển động lên trên, trong ống hút, vào miệng ; vd2 : Ở trên nắp bình nước, bình trà luôn có một lỗ hở nhỏ để không khí
chui vào, khi mở vòi, trong bình có áp suất của khí quyển và của cột nước ép nước chuyển động ra ; bên ngoài, dưới vòi, có áp suất của khí
quyển ép nước chuyển động vào, vì áp suất ép ra lớn hơn áp suất ép vào nên nước chuyển động ra ngoài qua vòi.
4. Đại lượng vật lý nào đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực ? Nêu kí hiệu, công thức tính và đơn vị của đại lượng đó.
- Đại lượng vật lý đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực là moment lực.
- Kí hiệu: M
- Công thức tính:
M = F.d
Trong đó: F là lực tác dụng (N); d là khoảng cách từ lực đến trục quay ( còn gọi là cánh tay đòn của lực) (m); M là moment của lực ( N.m).
5. Nêu quy tắc moment lực.
Để một lực có trục quay cố định nằm cân bằng thì tổng moment lực làm vật quay theo chiều kim đồng hồ phải bằng tổng moment lực là vật
quay ngược chiều kim đồng hồ.
6. Lực đẩy Ác – si – mét là gì ? Lực này có phương, chiều, độ lớn như thế nào ? Viết công thức tính lực đẩy Ác – si – mét, giải thích và
nêu đơn vị của các đại lượng trong công thức.
- Lực đẩy Archimede là lực mà chất lỏng, chất khí tác dụng lên vật nằm trong nó.
- Lực đẩy này có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên.
- Độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
Công thức tính : FA = dl . V
Trong đó dl là trọng lượng riêng của chất lỏng( N/m 3); V là thể tích phần vật chìm trong chất lỏng (m 3); FA là lực đẩy Archimede tác dụng
lên vật ( N).

Bổ sung: Điều kiện để vật nổi, vật chìm, vật nằm lơ lửng trong chất lỏng.

Khi thả chìm một vật vào trong chất lỏng thì:
- vật sẽ nổi lên nếu: FA > P.
- vật sẽ chìm xuống nếu: FA < P.
- vật sẽ lơ lửng nếu: FA = P.
Note: khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì nghĩa là vật đang đứng yên  FA = P.

You might also like