Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 122

Đề cương ôn thuế

1) Khái niệm về thuế? Phân tích các đặc điểm cơ bản của thuế? Phân
biệt thuế với phí và lệ phí?
* Khái niệm: Thuế là một khoản thu bắt buộc mang tính cưỡng chế bằng sức mạnh
của nhà nước mà các tổ chức, cá nhân có nghĩa v ụ n ộp thuế vào ngân sách nhà nước khi
có đủ những điều kiện nhất định. Các khoản thu này không mang tính đối giá và hoàn
trả trực tiếp cho người nộp thuế.
* Đặc điểm:
A. Thu là mt phm tr lch s gn lin vi nhà nc
Bởi vì có sự xuất hiện, tồn tại, phát triển và mất đi của thuế; mỗi giai đoạn lịch sử
khác nhau thì có chính sách thuế khác nhau
Mọi sự thay đổi của lịch sử sẽ dẫn đến sự thay đổi của thuế.
Gn lin vi nhà nc
B. Thuế là một khoản thu mang tính bắt buộc được đảm bảo thực hiện và cưỡng
chế bởi nhà nước
Là một khoản thu bắt buộc: Vì không ai tự nguyện từ bỏ quyền lợi của mình để nộp
thuế của nhà nước. Hơn nữa, để nhà nước tồn tại, nguồn thu từ thuế phải thường
xuyên và ổn định. Nếu tự nguyện nộp thì không thể thường xuyên và ổn định được. Tính
bắt buộc được thể hiện dưới 2 khía cạnh sau:
- Đối với nhà nước: Thuế là nghĩa vụ bắt buộc đối với cán bộ, cơ quan thu
thuế. Cán bộ cơ quan thu thuế không được quyền lựa chọn đối tượng nộp
thuế, đối tượng chịu thuế… Khoản 1 Điều 8 Luật Quản lí thuế quy định:
Trách nhiệm của cơ quan quản lí thuế là: “Tổ chức thực hiện thu thuế theo quy
định của pháp luật” lấy pháp luật là căn cứ duy nhất để thực hiện”
- Đối với người dân: Đây là nghĩa vụ chuyển giao tài s ản c ủa h ọ cho nhà n ước khi
có đủ điều kiên do pháp luật quy định mà không phải quan hệ thanh toán trong
hợp đồng hay ngoài hợp đồng
- Tính bắt buộc của thuế là một trong những đặc trưng quan trọng để phân biệt
thuế với các khoản thu khác trên cơ sở tự nguyện hình nên ngân sách nhà nước.
- Đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế:
o Cng ch hành chính
o Cưỡng chế hình sự: Điều 161 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định về tội
trốn thuế với mức hình phạt tù lên đến 7 năm tù giam.
C. Thuế không mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp thuế
Trong quan hệ pháp luật thuế không có mối liên hệ trực tiếp giữa số tiền thuế mà
các đối tượng nộp thuế đã nộp cho nhà nước và các quyền, lợi ích hợp pháp mà đối
tượng nộp thuế nhận được từ nhà nước.
Không mang tính đối giá: Người nộp thuế nhiều và người nộp thuế ít đều được
hưởng lợi ích như nhau.
Không hoàn trả trực tiếp: Thuế không phải là khoản phải trả khi các đối tượng đã
nhận được một lợi ích hay quyền lợi cụ thể nào từ phía nhà nước.
D. Thuế có phạm vi tác động rộng
Hầu như mọi đối tượng hàng hóa dịch vụ (được phép lưu thông và hợp pháp), m ọi cá
nhân (có tư cách chủ thể), tổ chức đều chịu sự điều chỉnh của thuế.
Kết luận: Từ những đặc điểm trên, chúng ta có thể so sánh phân biệt thuế với các
khoản thu khác trong hệ thống các khoản thu của ngân sách nhà nước mà tiêu biểu
nhất phân biệt thuế với phí, lệ phí.
Thu Phí, l phí

Tiêu chí phân bit

Văn bản có hiệu lực pháp lý cao, do Được điều chỉnh bởi những văn bản
cơ quan quyền lực nhà nước cao dưới luật, do Ủy ban thường vụ Quốc
Cs nhất ban hành là Quốc hội hoặc hội, Chính phủ, Bộ trưởng Bộ tài
Ủy ban thường vụ Quốc hội (Luật, chính, Hội đồng nhân cấp tỉnh có
Pháp lệnh, Nghị quyết) thẩm quyền ban hành.
Là khoản thu phụ thuộc, không đáng
kể, chỉ đủ chi dùng cho các hoạt động
Là khon thu ch yu, quan trng, chim trên 90% các khon thu cho Ngân sách nhà nc
phát sinh từ phí

Vai trò trong h thng ngân sách nhà nc

Tính Không mang tính đối giá và hoàn Mang tính đối giá rõ ràng và hoàn
đối giá trả trực trả trực tiếp trả trực tiếp
- Không có giới hạn, không có sự - Mang tính địa phương, địa bàn rõ
Phm vi áp dng
khác biệt giữa các đối tượng, các ràng.
vùng lãnh thổ. - Chỉ những cá nhân, tổ chức có yêu
- Áp dụng hầu hết đối với các cá cầu “Nhà nước” thực hiện một dịch
nhân, tổ chức vụ nào đó.

2) Th nào là thu gián thu, thu trc thu?


Dựa và phương pháp đánh thuế có thể chia thuế thành 2 loại: thuế gián thu và thuế
trực thu.
Thu gián thu Thu trc thu
Là loại thuế Nhà nước động viên từ người Là loại thuế Nhà nước thu trực tiếp
chịu thuế nhưng tổ chức gián thu thông qua vào đối tượng nộp thuế , đối tượng
đối tượng nộp thuế, trong đó đối tượng nộp thuế đồng thời là người chịu
nộp thuế không đồng thời là người chịu thuế hay nói cách khác nhà nước
thuế tiến hành điều tiết một cách trực
tiếp một phần thu nhập của tổ chức,
cá nhân vào ngân sách nhà nước
Tiền thuế được cấu thành trong giá cả Tiền thuế không được cấu thành
hàng hoá, dịch vụ. trong giá cả hàng hoá, dịch vụ.
Nhà nước điều tiết thu nhập của người chịu Nhà nước điều tiết trực tiếp thu
thuế một cách gián tiếp thông qua giá cả nhập của người chịu thuế.
hàng hoá, dịch vụ.
Trong thuế gián thu, đối tượng nộp thuế Trong thuế trực thu, đối tượng nộp
và người chịu thuế là khác nhau, trong một thuế và người chịu thuế là một.
số trường hợp có thể là một.
Phạm vi tác động của thuế gián thu là rất Phạm vi tác động của thuế trực thu là
rộng rãi. tương đối hẹp.
Việc thu thuế là tương đối dễ dàng hơn vì ít Việc thu thuế là tương đối khó khăn
gặp sự phản ứng của người chịu thuế. vì tâm lý phản ứng với thuế của người
tiêu dùng.
Cách thức điều chỉnh:
- Nhà nước sẽ quy định mức thuế suất của thuế trực thu cao hơn thuế gián thu để
đảm bảo tính công bằng, cá thể hóa
- Nhà nước9ol, sẽ có nhiều quy định miễn, giảm dành cho thuế trực thu hơn thuế gián
thu
3) Phân biệt các khái niệm người chịu thuế, đối tượng nộp thuế, người
nộp thuế, đối tượng chịu thuế?
Ngi np thu Đối tượng nộp Ngi chu thu Đối tượng chịu
thuế thuế

Được qui định cụ thể Không được xác định


trong đạo luật. trong đạo luật.

Bao gồm đối Là những tổ chức, cá Là người thực sự Hàng hóa, DV, TS,
tượng nộp thuế nhân có hành vi tác phải trả tiền thuế TN hoặc những lợi
và tổ chức cá động lên đối tượng nhưng không phải ích vật chất khác
nhân khấu trừ chịu thuế và theo lúc nào cũng nộp mà sắc thuế tác
thuế; tổ chức, cá quy định của đạo thuế trực tiếp cho động đến để phát
nhân làm thủ tục luật thuế, các tổ cơ quan thuế. sinh nghĩa vụ nộp
về thuế thay chức cá nhân có thuế của đối
người nộp thuế nghĩa vụ phải nộp tượng nộp thuế
thuế cho NN

Trong một số trường hợp, đối tượng nộp thuế trùng với
người chịu thuế: khi đó là loại thuế trực thu hoặc thuế gián
thu nhưng đối tượng nộp thuế chính là người tiêu dùng sản
phẩm, sử dụng dịch vụ.

4) Phân biệt khái niệm đối tượng không chịu thuế, đối tượng không
phải nộp thuế, đối tượng miễn thuế, đối tượng hưởng thuế suất 0%?
Đối tượng không chịu Min thu Thu sut 0%
thuế

Là những trường hợp đạo Là những trường hợp đạo Là những trường hợp đạo
luật thuế dự liệu trước, khi luật dự liệu trước, các tổ luật qui định nhằm tạo sự
các tổ chức, cá nhân tác chức, cá nhân khi thoả mãn ưu đãi cho đối tượng nộp
động vào hàng hoá, dịch vụ các điều kiện đặt ra sẽ thuế khi họ có hành vi tác
trong trường hợp này sẽ được miễn thuế. Họ vẫn là động vào đối tượng chịu
không phải nộp thuế. Họ đối tượng nộp thuế theo thuế trong những trường
không được coi là đối quy định của pháp luật. hợp đặc biệt. Tổ chức, cá
tượng nộp thuế. nhân khi tác động vào đối
tượng chịu thuế này sẽ
được hưởng mức thuế
suất là 0% và họ vẫn là
đối tượng nộp thuế của
loại thuế đó.

Không thuộc phạm vi điều Thuộc phạm vi điều chỉnh Thuộc phạm vi điều chỉnh
chỉnh của một đạo luật của một đạo luật thuế. của một đạo luật thuế.
thuế.

Hệ quả của việc không phải Hệ quả được miễn thuế là Hệ quả số tiền thuế
nộp thuế là hệ quả đương hệ quả có điều kiện. Cần phải nộp là 0 đồng là hệ
nhiên. Trong trường hợp phải xin phép cơ quan quả đương nhiên. Các tổ
này, tổ chức, cá nhân thuế có thẩm quyền. chức, cá nhân không cần
không phải lập hồ sơ về phải làm đơn xin phép.
hành vi của mình.

Không phi tin hành kê khai, np thu.


Phi tin hành kê khai, np thu. Phi tin hành kê khai, np thu.

Về mặt số học (tiền thuế phải đóng) là giống nhau nhưng bản chất và hệ quả
pháp lý của nó là khác nhau. Việc phân bi ệt 3 khái ni ệm này là điều cần thiết để
phục vụ cho hoạt động áp dụng pháp luật thuế, tư vấn thuế..

5) Phân bit khái nim min thu và gim thu?


Min thu Gim thu Xét min thu
Là những trường hợp đạo
Là những trường hợp mà Là trường hợp đối tượng
luật dự liệu trước, các tổ
đạo luật đã dự liệu trước, nộp thuế được xét miễn
chức, cá nhân khi thoả mãn
khi đối tượng nộp thuế thế khi các đối tượng nộp
các điều kiện đặt ra sẽ
khi thỏa mãn các điều thuế thỏa mãn những
được miễn thuế. kiện luật định sẽ được giảm điều kiện luật định để làm
Phải làm đơn xin miễn thuế thủ tục yêu cầu được xét
thuế => nếu thỏa các Phải làm đơn xin giảm thuế với cơ quan thuế
điều kiện do luật định thuế => nếu thỏa các Phải làm đơn xin xét miễn
chắc chắn sẽ được miễn điều kiện do luật định => việc có được miễn hay
chắc chắn sẽ được giảm không phải phụ thuộc vào
cơ quan thuế
- Ý nghĩa của việc miễn, xét miễn và giảm thuế:
+ Hn ch tình trng trn thu
+ To công bng trong xã hi
+ Tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động kinh doanh
6) So sánh giảm thuế theo chế độ miễn giảm thuế và giảm thuế do
giảm thuế suất?
Giảm thuế theo chế độ miễn, giảm Gim thu do gim thu sut
thuế
ĐTNT là người được hưởng lợi trực tiếp Người chịu thuế là người được hưởng lợi
vì ĐTNT là người trực tiếp kê khai, còn trực tiếp vì khi thuế suất giảm=> giá
người chịu thuế vẫn không được giảm HH, DV giảm=> tác động đến người chịu
(thuế gián thu) thuế, còn ĐTNT nếu được giảm thuế
suất thì đồng thời cũng phải giảm giá
bán
Xảy ra khi chủ thể nộp thuế thỏa mãn NN giảm thuế suất tùy theo điều kiện
một số điều kiện được dự liệu trong luật kinh tế, xã hội…
Phải làm đơn xin miễn , giảm, có nghĩa vụ Không có nghĩa vụ chứng minh
chứng minh các điều kiện để được giảm
thuế
Chỉ có một số đối tượng nhất định Áp dụng cho cá nhân, tổ chức thuộc đối
được miễn, giảm tượng chịu thuế suất đó
Số thuế được giảm khác nhau, tùy đối Số thuế được giảm tương ứng sự giảm
tượng của thuế suất
Gim mt phn thu
Có 2 loi: min, gim 1 phn thu và gim np thu trong 1 thi gian

7) Truy thu thuế là gì? Có phải mọi trường hợp truy thu thuế đều xuất
phát từ hành vi vi phạm pháp luật thuế không? Tại sao?
Truy thu thuế: là một quyết định hành chính của cơ quan thuế, yêu cầu đối tượng
nộp thuế phải nộp phần thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước.
Truy thu thuế không phải lúc nào cũng xuất phát từ hành vi vi phạm pháp luật của
đối tượng nộp thuế mà có thể là do nhầm lẫn hoặc thay đổi trong việc thực hiện chế
độ miễn, giảm thuế.
8) Phân tích chế độ pháp lí về hoàn thuế?
- Hoàn thuế là việc cơ quan thuế hoàn trả lại một phần hoặc toàn bộ số tiền thuế
mà các tổ chức, cá nhân đã nộp trước đó do các tổ chức cá nhân đã th ực hi ện v ượt quá
nghĩa vụ nộp thuế của họ.
- Hoàn thu thng xy ra trong các trng hp sau:
+ Do những chính sách ưu đãi của nhà n ước đối với các đối tượng nộp thuế. Ví dụ
như: hoàn thuế đối với trường hợp xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ ra thị trường nước
ngoài…
+ Do đối tượng nộp thuế đã tiến hành nộp thừa cho cơ quan thuế so với nghĩa vụ của
họ.
+ Do sự nhầm lẫn của cơ quan thuế hay là đối tượng nộp thuế.
-Hoàn thuế không phải là trường hợp được miễn, giảm thuế vì:
Hoàn thu Min, gim thu
Là việc cơ quan thuế hoàn trả lại một Là sự ưu đãi hoặc chia sẻ của nhà nước
phần hoặc toàn bộ số tiền thuế mà dành cho đối tượng nộp thuế khi thỏa
các tổ chức, cá nhân đã nộp trước đó do mãn những điều kiện mà đạo luật thuế
các tổ chức cá nhân đã thực hiện vượt quá quy định. =>Không phải là nghĩa vụ của
nghĩa vụ nộp thuế của họ.=> Nếu chứng cơ quan thuế
minh được có tiền thuế thừa thì cơ quan
thuế có nghĩa vụ hoàn lại

Làm th tc hoàn thu sau khi np thu Làm th tc min, gim thu trc khi np thu

9) Ch th tham gia quan h pháp lut thu?


* Quan hệ pháp luật thuế là các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt đ ộng thu n ộp thuế
giữa các cá nhân, tổ chức (chủ thể nộp thuế) và nhà nước (chủ thể thu thuế) được điều
chỉnh bởi các quy phạm pháp luật thuế.

* Quan h pháp lut thu va là mt quan h tài chính va mang tính cht ca mt quan h pháp lut hành chính.

* Ch th tham gia quan h pháp lut thu bao gm: ngi np thu, c quan thu thu và các t chc khác.
Người nộp thuế: Quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật quản lý thuế gồm:
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp theo quy định c ủa pháp lu ật về thuế hoặc nộp
các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan qu ản lí thuế quản lý
theo quy định của pháp luật (đối tượng nộp thuế)
- Tổ chức, các nhân khấu trừ thuế hoặc làm thủ tục về thuế thay người nộp
thuế:Ví dụ: tổ chức các nhân là bên Việt Nam ký hợp đồng với tổ chức cá nhân
nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo quy đ ịnh c ủa pháp lu ật Vi ệt Nam,
tổ chức cá nhân khấu trừ thuế khi chi trả thu nhập cho người có thu nhập thuộc
diện nộp thuế thu nhập cá nhân; tổ chức kinh doanh dịch vụ là thủ t ục về thuế,
đại lý làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, tổ chức cá
nhân cung cấp dịch vụ bưu chính, tổ chức tín dụng.
- Người đại diện của người nộp thuế: là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo
ủy quyền thay mặt người nộp thuế thực hiện một số thủ tục về thuế
- Người có quan hệ liên hệ liên quan với người nộp thuế: cá nhân phụ thuộc về
mặt chức vụ, cá nhân thoe quan hệ hôn nhân gia đình…
- Cơ quan thu thuế gồm cơ quan thuế ở trung ương và địa phương và cơ quan hải
quan ở địa phương có biên giới với nước khác.
10) Xác định cơ quan có thẩm quyền thu thuế ở Việt Nam hiện nay?
Theo Khoản 2 Điều 2 Luật quản lý thuế 2006:
“2. C quan qun lý thu:
a) C quan thu gm Tng cc thu, Cc thu, Chi cc thu;
b) C quan hi quan gm Tng cc hi quan, Cc hi quan, Chi cc hi quan”
11) Nhận xét về trường hợp một các nhân hoặc tổ chức được đối tượng nộp
thuế ủy quyền (thông qua hợp đồng dịch vụ hoặc ủy quyền dân sự- sau
đậy gọi là ngừơi được ủy quyền) để thực hiện nghĩa vụ thuế của đối tượng
nộp thuế, nhưng người được ủy quyền không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng nghĩa vụ thuế của đối tượng nộp thuế?
Theo quy định tại Điều 2, Luật Quản lý thuế thì người nộp thuế bao gồm “tổ chức, cá
nhân làm thủ tục về thuế thay người nộp thuế”, do đó, trên cơ sở quy định này, các
đối tượng nộp thuế có thể ủy quyền thông qua hợp đồng dịch vụ hoặc ủy quyền dân
sự cho một cá nhân hoặc tổ chức - người được ủy quyền để thực hiện các nghĩa vụ thuế
của đối tượng nộp thuế.
Trong trường hợp các cá nhân, tổ chức được ủy quyền này không thực hiện hoặc thực
hiện không đúng nghĩa vụ thuế của đối tượng nộp thuế thì với tư cách là chủ thể có
nghĩa vụ thuế trước nhà nước, đối tượng nộp thuế vẫn phải “chịu trách nhiệm trước
pháp luật”, có nghĩa là nhà nước sẽ truy cứu trách nhi ệm đối với đối tượng nộp thuế
chứ không phải là các tổ chức cá nhân được ủy quyền. Tuy nhiên, quan hệ giữa đối
tượng nộp thuế và người được ủy quyền được thiết lập trên cơ sở hợp đồng dịch vụ
hay sự ủy quyền dân sự, cho nên cho dù không phải chịu trách nhiệm về việc không
thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ thuế trước cơ quan nhà nước, nhưng vẫn
phải chịu trách nhiệm trực tiếp trước đối tượng nộp thuế trong việc thực hiện các
quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng này theo quy định của pháp luật tương ứng
(Pháp luật về dân sự, thương mại,…).
Trường hợp tổ chức bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thuế cho đối tượng nộp thuế nhưng
đối tượng nộp thuế không thực hiện thì xử lý theo – khoản 5 Điều 42 Luật quản lý
thuế 2006: “ Trong trường hợp được tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo
quy định của Luật các tổ chức tín dụng bảo lãnh về số tiền thuế phải nộp thì thời hạn
nộp thuế được thực hiện theo thời hạn bảo lãnh nhưng không quá thời hạn nộp thuế
quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này. Hết thời hạn bảo lãnh hoặc thời hạn nộp
thuế mà người nộp thuế chưa nộp thuế thì tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm nộp số
tiền thuế và tiền phạt chậm nộp thay cho người nộp thuế”.
12) Có quan điểm cho rằng: “Quy định doanh nghiệp tự đăng kí, kê
khai ,nộp thuế, và tự chịu trách nhiệm về việc thực hiện nghĩa vụ thuế theo
quy định tại điều 6,7 Luật quản lí thuế 2006” là tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp trốn thuế. Quan điểm của anh chị về vấn đề này như thế
nào?
Theo quan điểm cá nhân, quy định tại Điều 6,7 Luật quản lý thuế 2006 không những
không tạo điều kiện cho doanh nghiêp trốn thuế mà còn khiến cho các doanh nghiệp
phải hoạch toán chính xác để tránh trường hợp bị truy thu thế và bị xử lí vi phạm pháp
luật về thuế như: khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền
thuế được hoàn; trốn thuế, gian lận thuế. Khi các doanh nghiệp tự đăng kí, kê khai,
nộp thuế thì cơ quan quản lí thuế có thể không kiểm tra ngay mà có thể là sau đó từ 1
đến 5 năm. Nếu doanh nghiệp cố ý hoặc do nhầm lẫn mà kê khai nộp thuế không
đúng thì sau vài năm khi cơ quan thuế thực hiện nghiệp vụ tính toán số tiền thuế mà
doanh nghiệp phải nộp, phát hiện doanh nghiệp kê khai không đúng thì doanh nghiệp
lúc này phải cùng một lúc có thể phải nộp tiền nợ thuế, nộp tiền chậm nộp thuế. Đặc
biệt khi bị xử phạt vi phạm về pháp luật với các hành vi đã nêu trên thì doanh nghiệp
phải nộp gấp 3 hoặc hơn số tiền thuế cố tình trốn hoặc gian lận… Dù đối với các
doanh nghiệp lớn hay nhỏ sẽ vô cùng khó khăn khi cùng một lúc có đủ tiền để nộp tất
cả, dễ dẫn đến kinh doanh đình trệ do không có vốn hoạt động, dẫn đến phá sản.
Từ những phân tích trên, có thể thấy quy định của pháp luật trên chỉ mang lại một lợi
nhỏ nhưng tìm ẩn nguy cơ cực kì cao. Vì vậy, hi ện nay các doanh nghi ệp hay có h ợp
đồng với các đại lý làm thủ tục hải quan để các t ổ ch ức này tính toán số tiền thuế
phải nộp một cách chính xác nhằm tránh những nguy cơ lớn sau này.
13) Phân tích Điều 47 Hiến pháp 2013: “Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế
theo luật định” và quy định tại điều 82 Hiến pháp 1992: “Mọi công dân có
nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước”
Hiến pháp 2013 đã mở rộng chủ thể phải có nghĩa vụ nộp thuế tại Việt Nam so với
Hiến pháp 1992 chỉ quy định là “công dân”. Quy đ ịnh này hoàn toàn h ợp lí b ởi các sắc
thuế đánh vào những hành vi tác động lên đối tượng chịu thuế do các sắc thuế
điều chỉnh, quy định đối tượng nộp thuế có nghĩa vụ nộp thuế, không phân biệt tư
cách pháp lý của cá nhân là công dân Vi ệt Nam hay công dân n ước ngoài, ch ỉ cần thỏa
mãn điều kiện luật định thì phải nộp thuế. Nếu chỉ quy định như Hiến pháp 2013 thì
sẽ không bỏ sót số lượng lớn các cá nhân nước ngoài đang làm ăn, sinh sống và phát
sinh nhập trên Việt Nam hoặc ngoài Việt Nam bằng những hành vi làm phát sinh nghĩa
vụ thuế theo pháp luật thuế Việt Nam.
Bên cạnh đó, việc quy định “nộp thuế theo quy định của pháp luật” không gây ra sự hiểu
nhầm cho người đọc như quy định “nộp thuế cho nhà nước”. Quy định tại Hiến pháp
1992 dễ gây nhầm lần nôp thuế là để phục vụ cho Nhà nước, phục vụ lợi ích cho giai
cấp thống trị, không phải để đảm bảo cho cuộc sống người dân cũng không nhằm tạo
ra sự công bằng xã hôi hay tạo điều kiện phát triển kinh tế. Hiến pháp năm 2013, với
cách quy định như trên tạo nên tư duy khách quan cho người đọc, không gây hiểu nhầm
thu thuế là chỉ phục vụ cho nhà nước mà chỉ tuân theo pháp lu ật, chu ẩn m ực chung cho
toàn xã hội, tạo ra công bằng, lẽ sống.
14) Trong trường hợp sau, trường hợp nào hàng hóa, d ịch v ụ không là đối
tượng chịu thuế của nhóm thuế hàng hóa, dịch vụ? Tại sao?
A. Hàng hóa, dch v b cm kinh doanh.
B. Hàng hóa, dch v là hàng gi, hàng nhái?
C. Hàng hóa, dịch vụ không bị cấm sản xuất, kinh doanh nhưng chủ thể
thực hiện hành vi sản xuất, kinh doanh không đăng kí kinh doanh
Hàng hóa, dịch vụ là đối tượng chịu thuế của một sắc thuế khi hàng hóa, dịch vụ này
là những hàng hóa, dịch vụ hợp pháp, được phép l ưu thông trên thị trường, là đối tượng
của những giao dịch hợp pháp bởi khi Nhà nước tiến hành thu thuế tức là nhà nước đã
thừa nhận tính hợp pháp của hành vi chịu thuế. Trường hợp A, B là không hợp pháp,
không được lưu thông trên thị trường; trường hợp C nó vẫn là đối tượng chịu thuế vì nó
thỏa các điều kiện trên nhưng có thể do nguyên nhân khách quan (các tố chức, cá nhân
buôn bán nhỏ lẻ, cơ quan thuế không thể kiểm soát hết) nên không tiến hành thu
thuế với các đối tượng này.
15) Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là thuế gián thu hay trực trực thu? Xác
định ngừơi chịu thuế trong thuế xuất khẩu, nhâp khẩu?
Thuế xuất khẩu – nhập khẩu là thuế gián thu. Trong đó, thuế xuất khẩu – nhập
khẩu là loại thuế do Nhà nước động viên từ người chịu thuế nhưng tổ chức thu gián
tiếp thông qua đối tượng nộp thuế, trong đó đối tượng nộp thuế không đồng thời
là người chịu thuế xuất khẩu – nhập khẩu.
Người chịu thuế xuất khẩu – nhập khẩu là cá nhân, tổ chức tiêu dùng, người sử dụng
các hàng hóa, dịch vụ, họ phải chia sẻ những lợi ích của mình cho Nhà n ước thông qua
nghĩa vụ nộp thuế xuất khẩu – nhập khẩu, lợi ích của họ bị ảnh hưởng khi bị sắc thuế
xuất khẩu – nhập khẩu điều tiết. (ví dụ giá của những hàng này sẽ cao hơn giá hàng
hóa cùng loại nhưng do cơ sở trong nước sản xuất do trong giá bán có thêm giá nhập
khẩu của hàng hóa).
16) Trình bày những đối tượng không thuộc diện chịu thuế xuất khẩu –
nhập khẩu? Theo anh chị tại sao những trường hợp này lại ch ịu thuế xuất
khẩu – nhập khẩu?
Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu nắm 2016 quy định tại khoản 4 Điều quy định
những đối tượng không thuộc chịu thuế xuất khẩu – nhập khẩu: “4. Đối tượng chịu
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không áp dụng đối với các trường hợp sau:
a)Hànghóaquá cnh, chuyn khu, trung chuyn;
b) Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;

c)Hàng hóa xut khu t khu phi thu quan ra nc ngoài;hàng hóa nhp khu t nc ngoài vào khu phi thu quan và ch s dng

d) Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu”.
Điều 2 NĐ 87/2010/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết:
“Hàng hóa trong các trường hợp sau đây là đối tượng không chịu thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu:
1. Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua c ửa kh ẩu Vi ệt Nam theo quy
định của pháp luật.
2. Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn l ại c ủa các Chính ph ủ, các
tổ chức thuộc Liên hợp quốc, các tổ chức liên Chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ
chức phi Chính phủ nước ngoài (NGO), các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân người nước
ngoài cho Việt Nam và ngược lại, nhằm phát triển kinh tế - xã hội, hoặc các mục đích
nhân đạo khác được thực hiện thông qua các văn kiện chính thức giữa hai Bên, được cấp
có thẩm quyền phê duyệt; các khoản trợ giúp nhân đạo, cứu trợ khẩn cấp nhằm khắc
phục hậu quả chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh.
3. Hàng hóa từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ
nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa
đưa từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác.

4. Hàng hóa là phn du khí thuc thu tài nguyên ca Nhà nc khi xut khu”.

- Với điểm a khoản 4, các hàng hóa này ch ỉ đi qua Vi ệt Nam, không có xuất xử từ Việt
Nam, cũng không tiêu thụ tại Việt Nam. Do đó, dù những hàng hóa này có s ự d ịch
chuyển qua của khẩu, biên giới Việt Nam nhưng không cấu thành hành vi xuất khẩu
hay nhập khẩu hàng hóa, nên không phải là đối tượng chịu thuế của thuế NK-NK.
- Với điểm b, Nhà nước không thu thuế những trường hợp này vì đối tượng tiêu dùng
những hàng hóa này là chủ thể cần được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước. Đồng
thời, chủ thể tiếp nhận hàng hóa viện trợ không hoàn lại là các cơ quan nhà n ước theo
cam kết viện trợ giữa các Chính phủ, nếu thu thuế thì đối tượng nộp thuế là Nhà
nước.
- Với điểm c, Khu phi thuế quan là những khu vực kinh tế đặc thù được Nhà nước dùng
nhiều ưu đãi để khuyến khích phát triển. Theo đó, nhà nước quy định nh ững hàng hóa
được giao dịch giữa khu phi thuế quan và nước ngoài, giữa các khu phi thuế quan với
nhau sẽ không chịu thuế XK-NK.
- Với điểm d, Dầu khi là một loại tài nguyên cần phải hạn chế xuất khẩu ra nước
ngoài. Các chủ thể khai thác dầu khí chịu sự điều chỉnh trực tiếp của thuế tài nguyên
và thuế thu nhập với mức thuế suất rất cao.Mục đích nhằm điều tiết một phần
thu nhập của cá tổ chúc khai thác dầu khi vừa kiểm soát, hạn chế hành vi khai thác tài
nguyên. Do đó, Luật thuế xuất khẩu quy định khi xuất khẩu dầu khi ra nước ngoài sẽ
không chịu thêm thuế suất khẩu nữa.
17) Tại sao thuế XK-NK không điều tiết vào hành vi XK-NK dịch vụ qua
biên giới Việt Nam?
Bởi vì các đặc tính của dịch vụ như: Tính đồng thời (sản xuất và tiêu dùng diễn ra
đồng thời); tính chất không đồng nhất về chất lượng (tức là cá nhân, tổ chức này
có thể cung ứng dịch vụ tốt hơn hoặc không tốt bằng so với các cá nhân tổ chức khác);
dịch vụ không thể lưu kho như hàng hóa, không thể ki ểm kê cho nên rất khó định lượng
để thực hiện hành vi kê khai thuế và tính thuế, đồng thời gây khó khăn nếu có
những sai sót về nghĩa vụ thuế xảy ra.
Vì vậy, thuế XK – NK không điều tiết vào hành vi XK – NK dịch vụ qua biên giới Việt
Nam.
18) Những trường hợp nào được miễn thuế XK-NK? Điều 16, Luật thuế XK
– NK quy định các hàng hóa được miễn thuế
19)
Phân tích h qu pháp lý ca trng hp không chu thu XK-NK và trng hp min thu XK-NK?

-H qu pháp lý ca trng hp không chu thu XK – NK : đối tượng


nộp thuế không có nghĩa vụ phải nộp thuế XK – NK cho nhà nước, tuy vậy những hàng
hóa trên khi xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam dù không thực hiện hành
vi kê khai thuế, nhưng vẫn phải làm thủ tục hải quan để cơ quan h ải quan có th ể ki ểm
soát lượng hàng hóa chuyển dịch qua cửa khẩu, biên giới nhằm phục vụ công tác quản lý
hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa nói riêng và hoạt động quản lý vĩ mô nền kinh tế
nói chung.
-H qu pháp lý ca trng hp min thu XK –NK : Trên thực tế, có
những trường hợp nhất định mà việc dịch chuyển hàng hóa qua biên giới chỉ mang tính
chất tạm thời như các trường hợp tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập; hàng hóa là
tài sản di chuyển;… Xét về bản chất, sự dịch chuyển của những hàng hóa này không có
sự tác động đến thị trường nội địa, không tiêu dùng trên thị trường nội địa hoặc có
nhưng chủ yếu chỉ đáp ứng tiêu dùng cá nhân. Theo đó, việc xuất, nhập khẩu hàng hóa
này được nhà nước miễn thuế Xuất, nhập khẩu. Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng trong
trường hợp này các đối tượng vẫn có nghĩa vụ phải nộp thuế cho nhà nước vì họ là đối
tượng nộp thuế được quy định trong pháp luật thuế Việt Nam tuy nhiên vì những lí do
nêu trên nên việc xuất, nhập khẩu các hàng hóa này của đối tượng nộp thuế được nhà
nước miễn, và theo đó, các đối tượng nộp thuế vẫn thực hiện hành vi kê khai thuế,
làm các thủ tục để cơ quan hải quan có thể kiểm soát hàng hóa chuy ển d ịch qua c ửa kh ẩu.
Đối với các trường hợp xét miễn thuế xuất khẩu, nhập khẩu thì các đối tượng nộp
thuế phải làm Công văn xin miễn thuế, và việc được miễn hay không phụ thuộc vào cơ
quan quản lý thuế.
20) Trình bày căn cứ xác định đối tượng nộp thuế XK-NK?
Một cá nhân, tổ chức trở thành đối tượng nộp thuế xuất khẩu – nhập khẩu khi thỏa
mãn đồng thời các điều kiện:
- Cá nhân, tổ chức đó phải trực tiếp thực hiện hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa
qua biên giới Việt Nam: các chủ thể (có thể là chủ hàng, hoặc bên cung cấp dịch vụ
xuất, nhập khẩu theo hợp đồng ủy thác xuất khẩu, hoặc hợp đồng ủy thác nhập khẩu)
trực tiếp điều hành, quản lý, điều phối quá trình đưa hàng hóa từ Việt Nam ra nước
ngoài và từ nước ngoài qua biên giới vào thị trường nội địa. (hàng hóa thuộc đối tượng
chịu thuế)
- Hành vi xuất khẩu, nhập khẩu của cá nhân, tổ chức phải là hành vi hoàn thành: điều
kiện này được hiểu là hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của các tổ chức, cá nhân
thực sự hoàn thành. Nếu cá nhân, tổ chức đã nộp thuế nhưng sau đó không xuất khẩu
hoặc nhập khẩu hoặc xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hóa ít hơn sơ với số thuế đã nộp,
họ sẽ được hoàn lại một phần hoặc toàn bộ số thuế đã nộp.
21) Sự khác nhau cơ bản trong việc xác định thuế suất thuế xuất khẩu
và thuế suất thuế nhập khẩu? Yếu tố nào đống vai trò quyết định
trong việc xác định thuế suất thuế xuất khẩu và thuế suất thuế nhập
khẩu trong từng trường hợp cụ thể?
Việc xác định thuế suất thuế nhập khẩu và thuế suất thuế xuất khẩu có sự khác
nhau, cụ thể, đối với thuế xuất khẩu, việc xác định thuế suất căn cứ vào chủng loại
hàng hóa trong khi đó, xác định thuế suất thuế nhập khẩu bên cạnh việc căn cứ vào
chủng loại thì còn phụ thuộc vào xuất xứ của hàng hóa đó.
- Thu sut thu xut kh u: tương ứng với mỗi loại hàng (mặt hàng) xuất khẩu là
mức thuế suất theo tỷ lệ phần trăm. Các mức thuế suất này được quy định trong
Biểu thuế xuất khẩu.
- Thu sut thu nhp khu : bên cạnh việc căn cứ vào chủng loại hàng hóa thì việc
xác định thuế suất thuế nhập khẩu còn căn cứ vào xuất xứ của hàng hóa. Điều này
có thể được hiểu như sau: vì quan hệ ngoại giao, th ương m ại gi ữa Vi ệt Nam v ới các quốc
gia khác là khác nhau, do vậy, tùy thuộc hàng hóa có xuất xứ từ quốc gia nào, thái độ
đối xử của quốc gia đó đối với hàng hóa Việt Nam ra sao mà chúng ta có thái đ ộ c ư x ử
phù hợp. Xuất phát từ lý do này, thuế suất thuế nhập khẩu chia làm 3 loại:
+Thuế suất ưu đãi: áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm
nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện tối huệ quốc trong quan hệ thương mại Việt Nam.
+ Thuế suất ưu đãi đặc biệt: được áp dụng cho hàng hóa nh ập kh ẩu có xuất xứ từ
nước hoặc khối nước mà Việt Nam và nước hoặc khối nước đó đã có thỏa thuận ưu đãi
đặc biệt về thuế nhập khẩu theo thể chế khu vực mậu dịch tự do, liên minh quan
thuế hoặc để tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại biên giới và các trường hợp ưu đãi
đặc biệt khác.
+ Thuế suất thông thường: áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu xuất xứ từ nước,
nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thực hiện đối xử tối huệ quốc và không thực
hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam.
* Yếu tố nào đóng vai trò quyết định trong việc việc xác định thuế suất thuế
xuất khẩu hoặc thuế suất thuế nhập khẩu trong từng trường hợp cụ thể?
So với những sắc thuế khác, việc xác định thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu khá phức tạp, cần phải căn cứ vào nhiều tiêu chí khác nhau như chủng loại hàng
hóa, nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa.
Đối với việc xác định thuế suất của thuế xuất khẩu, yếu tố đống vai trò quyết
định chính là chủng loại của hàng hoá. (nói như câu trên).
Đối với việc xác định thuế suất của thuế nhập khẩu, yếu tố đống vai trò quyết
định chính là xuất xứ của hàng hóa, Nhà nước ta dựa vào quan hệ ngoại giao, th ương
mại để đưa ra thuế suất áp dụng đối với hàng hóa được nhập khẩu từ các nước, nhóm
nước và vùng lãnh thổ. Cụ thể, đươc chia ra làm 3 loại thuế suất:
- Thuế suất ưu đãi
- Thuế suất ưu đãi đặc biệt
- Thu sut thông thng
22) Thuế chống phá giá, thuế tự về, thuế chống phân biệt đối xử,
thuế chống trợ cấp áp đụng trong những trường hợp nào? Phạm vi áp dụng
các quy định này?
- Thu chng phá giá được áp dụng trong trường hợp hàng hoá bị bán phá giá nhập
khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thi ệt h ại đáng k ể cho ngành s ản xuất trong
nước. (Khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh về chống bán phá giá HHNK vào VN 29/4/2004,
Điều 12 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2016 ). Chỉ được áp dụng khi thỏa mãn các
điều kiện:
+Hàng hóa nhập khẩu bị bán phá giá, tức là giá thông thường - giá nh ập kh ẩu l ớn h ơn 0
và biên độ giá phải được xác định cụ thuể. Lưu ý không phải m ọi tr ường h ợp giá xuất
khẩu của hàng hóa thấp hơn giá nội địa của hàng hóa (thấp hơn 2%) đều được coi là
bán phá giá mà bị coi là định giá không sát thị trường, cần điều chỉnh lại
+ Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu bị thiệt hại đáng kể.

+ Có mi liên h nhân qu gia hàng hóa nhp khu bán phá giá vi thit hi nói trên

- Thu t v được áp dụng trong trường hợp hàng hoá nhập khẩu quá m ức vào Vi ệt
Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước.
(Điều 1 Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam
25/5/2002, Điều 14 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2016)
- Thuế chống phân biệt đối xử được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được nhập
khẩu vào Việt Nam có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ mà ở đó có sự
phân biệt đối xử về thuế nhập khẩu hoặc có biện pháp phân biệt đối xử khác đối với
HH của VN.
Đây được xem là biện pháp trả đũa tương xứng đối với quốc gia có phân biệt hàng hóa
của Việt Nam. Luật thuế XK-NK 2016 không còn quy định về loại thuế bổ sung này.
- Thu chông tr câp được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được tr ợ cấp nhập
khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thi ệt h ại đáng k ể cho ngành s ản xuất trong
nước. (Khoản 3 Điều 2 Pháp lệnh về chống trợ cấp HHNK vào VN 20/8/2004,
Điều 13 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2016). Điều kiện áp dụng thuế này khi thỏa
mãn:
+ Hàng hóa nhập khẩu được xác định có trợ cấp (trợ cấp là sự hỗ trợ tài chính của
chính phủ và đem lại lợi ích cho cá nhân, tổ chức đó.
+ Hàng hóa nhập khẩu được xác định có trợ cấp là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gấy
ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước: làm tình trạng suy giảm đáng kể
hoặc kiềm hãm tang trưởng về sản lượng , mức giá, tiêu thụ hàng hóa, lợi nhuận.
23) Xác định giá tính thuế xuất khẩu và nhập khẩu?
Giá tính thuế là căn cứ quan trọng trong việc xác định số thuế xuất khẩu, nhập khẩu
phải nộp, còn được gọi là trị giá tính thuế, trị giá hải quan
”1. Đối với hàng hóa xuất khẩu: Trị giá hải quan hàng xuất khẩu là giá bán của hàng
hóa tính đến cửa khẩu xuất, không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế và phí vận tải
quốc tế. Giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất là giá ghi trên hợp đồng mua
bán hàng hóa hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương h ợp đồng, hóa đơn
thương mại và các chứng từ có liên quan của lô hàng phù hợp với hàng hóa thực xuất
khẩu.
2. Đối với hàng hóa nhập khẩu: Trị giá hải quan hàng nhập khẩu là giá th ực tế phải trả
tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên trên cơ sở áp dụng Hiệp định chung về thuế quan
và thương mại hoặc theo các cam kết quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
đã ký kết. Cửa khẩu nhập đầu tiên được xác định như sau:
a) Đối với phương thức vận tải đường biển, đường hàng không, cửa kh ẩu nh ập đầu tiên
là cảng dỡ hàng ghi trên vận đơn;
b) Đối với phương thức vận tải đường sắt, cửa khẩu nhập đầu tiên là ga đường sắt liên
vận quốc tế ở biên giới;
c) Đối với phương thức vận tải đường bộ, đường sông, cửa khẩu nhập đầu tiên là cửa
khẩu biên giới nơi hàng hóa nhập khẩu đi vào lãnh thổ Việt Nam”. Được xác đ ịnh theo 6
phương pháp sau:
- Tr giá tính thu ca hàng hoá nhp khu là tr giá giao dch

- Tr giá tính thu ca hàng hoá nhp khu là tr giá giao dch ca hàng hóa nhp khu ging ht

- Trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu được xác định theo giá trị giao dịch của hàng
hóa nhập khẩu tương tự
- Phương pháp xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu theo trị giá thuế khấu trừ.
- Phương pháp xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu theo trị giá tính toán
- Phương pháp suy luận xác định trị giá tính thuế.
- CSPL: Khoản 1, 2 Điều 20 NĐ 08/2015.
24) Việc áp dụng thuế suất thông thường đối với hàng hóa nhập khẩu có
phải là một biện pháp trừng phạt về thuế không?
- Hàng hóa nhp khu b áp dng thu sut thông thng không

- Vì thuế suất thông thường được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất
xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thực hiện đối xử tối huệ quốc và
không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam, chứ không phải là
một biện pháp trừng phạt về thuế.
CSPL: điểm c khoản 2 Điều 9 Luật Thuế XKNK 2016.
25) Trng hp nào b truy thu thu xut, nhp khu?
Các trng hp truy thu thu xut khu, nhp khu có th là:
- Đối tượng nộp thuế cố tình thực hiện hành vi trốn thuế XK-NK
- Do sự nhầm lẫn do quá trình tính toán thuế dẫn đến nộp thuế ít hơn so với nghĩa
vụ nộp thuế XK-NK
- Đối tượng nộp thuế được miễn thuế XK-NK nhưng sau đó sử dụng hàng hóa với mục
đích khác mục đích được miễn thuế XK-NK
26) Trình bày các trng hp hoàn thu XK-NK?
Quy định tại điều 19 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu và Điều 15 NĐ 87/2010
27) Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì? Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
theo quy dịnh hiện hành của pháp luật Việt Nam?
Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu, thu trực tiếp vào hành vi sản xuất, nhập
khẩu các loại hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và hành vi kinh doanh dịch
vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được quy định tại Điều 2 Luật thuế tiêu thụ đặc
biệt, Điều 2 NĐ 108/2015.
28) Trình bày các trường hợp không thuộc diện chịu thuế TTĐB? Trường
hợp không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định hiện hành có đồng thời
là trường hợp được miễn thuế tiêu thụ đặc biệt không?
Các trường hợp không thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được quy định tại Điều 3
Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Điều 3 NĐ 108/2015. Trường hợp không chịu thuế tiêu
thụ đặc biệt khác với trường hợp được miễn thuế tiêu thụ đặc biệt. Trường hợp không
chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là khi rơi vào các đối tượng không chịu thuế TTĐB, những
hàng hóa, dịch vụ không bị điều chỉnh bởi sắc thuế TTĐB. Còn trường hợp miễn
thuế TTĐB thì hàng hóa, dịch vụ vẫn là đối tượng chịu thuế bởi sắc thuế TTĐB
nhưng thỏa mãn điều kiện luật định nên được miễn thuế.
29) Tại sao hành vi sản xuất hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB để
xuất khẩu không chịu thuế TTĐB?
- Hàng hóa trong danh mục chịu thuế TTĐB được sản xuất để xuất khẩu không
phải chịu thuế TTĐB. Bởi lẽ bản chất của thuế TTĐB là một loại thuế nội địa, chỉ
đánh 1 lần vào hành vi sản xuất và nhập khẩu hàng hóa, kinh doanh dịch vụ xa xỉ,
không cần thiết cho cuộc sống (được quy định là đối tượng chịu thuế TTĐB trong
luật thuế TTĐB) trên lãnh thổ Việt Nam, qua sắc thuế này nhà nước định hướng tiêu
dùng cho người dân trong nước. Tuy nhiên, khi hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB
nhưng được xuất khẩu ra nước ngoài thì hàng hóa trên không còn được sử dụng, tiêu
dùng trên lãnh thổ Việt Nam, nhà nước không cần phải định hướng tiêu dùng những
hàng hóa này nữa, hành vi trên không còn thỏa mãn là đối tượng điều chỉnh của sắc
thuế nên quy định hành vi này không thuộc diện chịu thuế TTĐB là hợp lí
- Trong luật đã đưa ra đối tượng như vậy:
Bởi vì theo quy định tại khoản 1 Điều 3 LTTTĐB 2008 thì hàng hóa do các cơ sở sản
xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu hoặc bán, ủy thác cho cơ sở kinh doanh xuất khẩu
để xuất khẩu là những đối tượng không chịu thuế.
30) So sánh quy định của luật thuế XK-NK và quy định của luật thuế
TTĐB về hàng hóa không thuộc diện chịu thuế?
Ging: - Đều sử dụng phương pháp liệt kê để quy định những hàng hóa không thuộc
diện chịu thuế của từng sắc thuế.
- Đều có chung những hàng hóa không thuộc diện chịu thuế do không thỏa mãn bản
chất và mục tiêu điều chỉnh của sắc thuế: hàng hóa vân chuyển quá cảnh hoặc
chuyển khẩu qua cửa khẩu Việt Nam theo quy định của pháp luật; hòa hóa vi ện tr ợ nhân
đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại của các Chính ph ủ, c ả t ổ ch ức thu ộc Liên hợp
quốc…; hàng hóa từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi
thuế quan; hàng hóa được mua bán giữa các khu phi thuế quan với nhau.
Khác nhau: Những đối tượng không thuộc diện chịu thuế TTĐB đa dạng hơn những
đối tượng chịu thuế XK-NK
Những đối tượng không thuộc diện chịu Những đối tượng không thuộc diện chiu
thuế XK-NK thuế TTĐB
Ngoài những đối tượng không chịu thuế Ngoài những đối tượng không thuộc diện
nêu trên còn có: hàng hóa từ khi phi thuế chịu thuế nêu trên còn có:Hàng hóa do cơ
quan xuất ra nước ngoài; hàng hóa là sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu
phần dầu khí thuộc tài nguyên của Nhà hoặc bán hoặc ủy thác cho cơ sản kinh
nước khi xuất khẩu (Điều 2 NĐ 87/2010) doanh khác để xuất khẩu; hàng hóa nhập
khẩu mượn đường qua cửa khẩu, biên giới
Việt Nam; hàng hóa tạm nhập khẩu, tái
xuất khẩu và tạm xuất khẩu, tái nhập
khẩu không phải đối tượng nộp thuế
nhập khẩu, thuế xuất khẩu trong thời
hạn quy định pháp luật về thuế XK-
NK;đồ dùng cá nhân, tổ chức nước ngoài
theo tiêu chuẩn ngoại giao, hàng mang
theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn
thuế, hàng nhập khẩu để bán miễn thuế
theo quy định của pháp luật; các loại máy
bay, du thuyền sử dụng cho mục đích kinh
doanh vận chuyển hàng hóa hay mục đích
khác như an ninh, quốc phòng, xe ô tô, xe
tang lễ, xe vừa có chỗ ngồi, chỗ đứng từ 24
người trở lên, xe trong khu vui chơi giải trí,
thể thao không đăng kí lưu hành và không
tham gia giao thông; hàng hóa trao đổi
mua bán giữa các khu phi thuế quan, từ
nước ngoài vào khu phi thuế quan, từ nội
địa vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng
trong khi phi thuế quan trừ ô tô dưới 24
chỗ ngồi do tính chất lưu động của nó.
(Điều 3 Luật thuế TTĐB)

31) So sánh việc miễn, giảm thuế TTĐB với việc miễn giảm thuế GTGT và
thuế XK-NK?
Đối với sắc thuế GTGT, không có một điều khoản nào quy định về chế độ miễn,
giảm thuế. Điều này dễ hiểu vì đây là sắc thuế có phạm vi điều chỉnh rộng nhất,
hầu hết các hoạt động xã hội: nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;
đánh trên nhiều khâu nhất: từ sản suất đến tiêu dùng, trừ những trường hợp không
thuộc diện chịu thuế GTGT thì mọi hoặt động còn lại đều thoản mãn điều kiện áp
dụng và mục tiêu điều chỉnh của sắc thuế GTGT nên không quy định chế định miễn,
giảm thuế GTGT là hợp lý.
Đối với thuế XK-NK: Chế định miễn, giảm thuế XK-NK được quy định tại Điều 12,
14 Luật thuế XK-NK đối với những hành vi hoàn toàn thõa mãn điều kiện điều chỉnh
bởi sắc thuế XK-NK nhưng xét về mục đích, ảnh hưởng đến thị trường Việt Nam của
hành vi trên thì khác với mục tiêu điều chỉnh của sắc thuế. Nhà nước, bên cạnh đó,
vừa muốn thúc đẩy kinh tế phát triển vừa phải tuân thủ các nguyên tắc, điều ước
quốc tế mà mình là thành viên nên nhà làm luật đã quy định những hành vi được quy
định ở những điều trên được miễn thuế để tạo nên sự logic, hợp lý.
Đối với thuế TTĐB: Khác với 2 sắc thuế trên, tại Điều 9 Luật thuế TTĐB quy định
về chế định giảm thuế TTĐB, không quy định về chế định miễn thuế. Bởi khi đối
tượng nộp thuế có hành vi nhập khẩu, sản xuất hàng hóa, kinh doanh dịch vụ thuộc
đối tượng chịu thuế TTĐB hoàn thành thì có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của
pháp luật nhưng vì gặp sự kiện bất khả kháng, thiên tai không để lường trước và khắc
phục dù đã dùng mọi biện pháp khiến đối tượng nộp thuế không còn đủ khả năng
đóng mức thuế phải đó nên được giảm thuế như biểu hiện của việc nhà nước chia sẻ
một phần gánh nặng. So với 2 sắc thuế trên, thi nguyên nhân này là nguyên nhân bên
ngoài không từ trong bản chất của các sắc thuế như thuế GTGT và XK-NK
32) Trường hợp cơ sở sản xuất hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc
biệt sử dụng để biếu, tặng, tiêu dùng nội bộ có nghĩa vụ kê, khai nộp thuế
TTĐB không? Tại sao?
Trường hợp cơ sở kinh doanh sử dụng hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt do
cơ sở sản xuất để biếu, tặng cho, tiêu dùng nội bộ thì vẫn phải nộp thuế tiêu thụ đặc
biệt. Bởi lẽ bản chất của thuế TTĐB nhằm hướng dẫn tiêu dùng cho người dân trong
nước, hạn chế sử dụng các loại hàng hóa, dịch vụ xa xỉ, không tốt cho sức khỏe nên việc
cơ sở kinh doanh sử dụng hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB do cơ sở sản xuất để
biếu, tặng cho tiêu dùng nội bộ thì vẫn xuất hiện
33) Tại sao ô tô dưới 24 chỗ ngồi được nhập khẩu vào Việt Nam để sử dụng
trong khu phi thuế quan vẫn phải chịu thuế TTĐB?
- Riêng ôtô chở người dưới 24 chỗ ngồi được nhập khẩu vào các khu phi thuế
quan nhưng thực tế do chúng chủ yếu được sử dụng trong nội địa Việt Nam, không
mang tính cố định: có thể di chuyển trong và ngoài khu phi thuế quan, không chỉ đươc
sử dụng trong khu phi thuế quan nên vẫn thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB để tránh
gian lận thương mại và phù hợp với thực tiễn.
34) Thời điểm kê khai tính thuế TTĐB, GTGT?
* Khai thuế TTĐB là việc người nộp thuế kê khai các thông tin vào tờ khai thuế theo
mẫu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định nhằm xác định số thuế mà người
nộp thuế có nghĩa vụ phải nộp trong kì tính thuế (tháng) hoặc trong từng lần phát
sinh nghĩa vụ nộp thuế. Theo đó, các đối tượng có nghĩa vụ nộp thuế TTĐB phải tiến
hành kê khai thuế căn cứ vào hoạt động sản xuất, nhập khẩu hàng hóa, kinh doanh
dịch vụ thuộc diện chịu thuế TTĐB mà mình thực hiện trong tháng hoặc trong từng lần
nhập khẩu.
Điểm a khoản 4 Điều 32 LQLT 2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành, việc kê khai
thuế TTĐB thực hiện như sau:
- Khai thuế theo tháng áp dụng đới với hàng hóa sản xuất trong nước và dịch vụ thuộc
đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
- Khai theo từng lần phát sinh đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế
TTĐB
- Trong quá trình kê khai, cơ sở sản xuất, nhập khẩu hàng hóa, kinh doanh dịch vụ
thuộc diện chịu thuế TTĐB cần lưu ý:
+ Trong trường hợp cơ sở sản xuất nhiều loại hàng hóa và kinh doanh nhiều dịch vụ
chịu thuế TTĐB có các mức thuế suất khác nhau thì phải kê khai nộp thuế TTĐB
theo từng thuế suất quy định đối với từng loại hàng hóa dịch vụ. Nếu cơ sở hàng hóa,
kinh doanh dịch vụ không xác định được theo từng m ức thuế suất thì chịu theo mức
thuế suất cao nhất của hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở sản xuất kinh doanh.
+ Nêu cơ sở kinh doanh xuất khẩu mua hàng để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu
mà bán trong nước thì trong thời hạn 5 ngày kể từ khi bán hàng ph ải kê khai và nộp
thuế TTĐB.
* Cơ sở kinh doanh hàng hóa dịch vụ chiu thuế GTGT phải kê khai thuế GTGTtừng
tháng và nộp tờ kê khai thuế kèm theo bản kê khai dịch vụ, hàng hóa mua vào, bán ra.
Trong trường hợp không phát sinh doanh số bán hàng hóa, dịch vụ thuế đầu vào,
thuế đầu ra, cơ sở kinh doanh vẫn kê thai và nộp tờ khai.
- Cơ sở kinh doanh, người nhập khẩu hàng hóa chịu thuế GTGT vẫn kê khai và nộp
thuế GTGT theo từng lần nhập khẩu cùng với việc kê khai thuế nhâp khẩu với cơ quan
thu thuế NK.
- Cơ sở kinh doanh buôn chuyển phải kê khai nộp thuế theo từng chuyến hàng với Chi
cục thuế nơi mua hàng, trước khi vận chuyển hàng đi (trừ các tr ường h ợp mi ễn thuế
GTGT).
- Đối với hàng hóa, dịch vụ bán lẻ trực tiếp cho đối tượng tiêu dùng như điện nước
tiêu dùng, xăng dầu, dịch vụ bưu điện, dịch vụ khách sạn, kinh doanh vàng b ạc đá quý,
dịch vụ tiêu dùng khác được kê khai tổng hợp doanh số bán lẻ, không phải kê khai theo
từng hóa đơn.
35) Hàng hóa chịu thuế TTĐB được sản xuất từ nhiên liệu nhập khẩu
thuộc diện chịu thuế TTĐB có được khấu trừ phần thuế TTĐB đã nộp ở
khâu nhập khẩu không? Tại sao?
Có được khấu trừ. Vì thuế tiêu thụ đặc biệt là sắc thuế chỉ đánh một lần duy nhất
trên hàng hóa chịu thuế TTĐB. Do đó, khi các hàng hóa này bị thay đ ổi về bản chất,
hay là nhiên liệu thuộc diện chịu thuế TTĐB thì được khấu trừ phần thuế đã nộp ở
khâu nhập khẩu để đảm bảo nguyên tắc tránh đánh trùng thuế. Nếu không phần
thuế TTĐB đã bị đánh ở khâu nhập khẩu sẽ bị đánh tiếp lần hai bởi lúc này nó đã
cấu thành trong giá bán của hàng hóa.
36) Xác định người nộp thuế GTGT?
Quy định tại Điều 4 Luật thuế GTGT, Điều 2 NĐ 209/2013.
37) Hàng hóa nhập khẩu có chịu thuế GTGT không? Trong trường hợp
chịu thuế thì điều này có mâu thuẫn với Điều 2 Luật thuế quy định:
“Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch
vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dụng” không?
Dựa vào bản chất và điều kiện áp dụng của thuế GTGT, đối với hàng hóa nhập khẩu
thì được thu thuế GTGT vì ở đây có giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ trong quá
trình lưu thông (do lúc này có thêm phí vận chuyển, thuế nhập khẩu, TTĐB, BVMT
(nếu có)) làm giá trị hàng hóa tăng. Điều này không mâu thuẫn với quy định tại Điều
2 LTGTGT năm 2008 và nó phù hợp với tình hình Việt Nam. Đối tượng chịu thuế
GTGT là hàng hóa được tiêu dùng, dịch vụ được sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam khi
hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu vào Việt Nam để tiêu dùng, sử dụng thì thị trường Việt Nam
lại có thêm một lượng sản phẩm mới tăng lên, tăng lên sự cạnh trên của các sản phẩm nội
địa cùng loại, ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường nội địa nhưng Việt Nam không được
đánh thuế nhập khẩu cao bởi đã tham gia vào các điều ước quốc tế về thương mại
quốc tế nên lúc này đánh thuế một sắc thuế khác, hợp lý nhất là thuế GTGT đối
với hàng hóa nhập khẩu là cách tối ưu để nhà nước có thể thu thuế đối với hàng hóa
nhập khẩu. Mặc khác, thuế GTGT là loại thuế thu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ, về nguyên tắc, những hàng hóa, dịch vụ nào có được từ hoạt động
sản xuất kinh doanh đều là đối tượng chịu thuế GTGT. Hoạt động chịu thuế GTGT
bao gồm: sản xuất hàng hóa; kinh doanh hàng hóa, dịch v ụ; nh ập kh ẩu hàng hóa, d ịch
vụ. Có thể nói, nhà nước đặt ra quy định này nhằm đảm bảo nguồn thu cho ngân sách
nhưng cũng làm gía của các sản phẩm nhập khẩu tăng lên để hạ tính cạnh tranh của các
sản phẩm nhập khẩu.
38) Điều tiết thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu có ý nghĩa khác biệt
như thế nào so với việc dùng thuế nhập khẩu để điều tiết hàng nhập
khẩu?
- Nhà nước không xem xét đến yếu tố chủ thể cũng như mục đích nhập khẩu là gì mà
nhà nước chỉ quan tâm đến hành vi nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ vào lãnh th ổ Vi ệt Nam
làm gia tăng lượng hàng hóa, dịch vụ tương tự trong thị tr ường Vi ệt Nam, ảnh h ưởng tr ực
tiếp đến các tổ chức kinh tế trong nước. Bên cạnh đó, thuế suất thuế nhập khẩu
căn cứ vào chủng loại hàng hóa và xuất xứ hàng hóa, tùy thuộc vào quan hệ ngoại giao –
thương mại giữa Việt Nam với các quốc gia khác mà có thể áp dụng các mức thuế suất
khác nhau như thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt hoặc thuế suất thông
thường. Như vậy khi VN ký kết hoặc gia nhập các điều ước quốc tế về kinh tế và có
quy định mức thuế suất thấp thì VN buộc phải tuân thủ đúng như cam kết. Tuy
nhiên, để đảm bảo thu nguồn lợi cho ngân sách NN từ thuế thì phải áp dụng GTGT.
Như thế NN cùng một lúc vừa thu được thuế vừa tuân thủ các cam kết đối với hàng
hóa có xuất xứ từ nước ngoài. Do dó, thuế GTGT có ý nghĩa quan trọng khi áp dụng
đối với hàng hóa nhập khẩu.
- Thuế GTGT: đánh vào phần tăng thêm
- Thuế NK: ngoại giao, đánh toàn bộ
39) Trình bày đối tượng không thuộc diện chịu thuế GTGT?
Quy định tại Điều 5 Luật thuế GTTG và Điều 3 NĐ 209/2013
40) Nội dung quy định mức thuế suất thuế GTGT hiện hành? Ý nghĩa của
mức thuế suất 0% đối với hàng xuất khẩu?
- Theo quy định tại Điều 8 LTGTGT năm 2013 có 3 mức thuế suất gồm 0%, 5%
và 10%. Trong đó ý nghĩa của thuế suất 0% đối với hàng hóa xuất khẩu:
- Thứ nhất, là khuyến khích các hoạt động xuất khẩu. Các cơ sở kinh doanh khi
thực hiện hành vi xuất khẩu hàng hóa thì số thuế phải nộp là một số âm (theo
phương pháp khấu trừ số thuế GTGT phải nộp = VAT đầu ra – VAT đầu vào) nên sẽ
được hoàn thuế. Do đó các cơ sở có hành vi xuất khẩu không những không phải nộp
thuế GTGT đầu ra mà còn được hoàn thuế GTGT đầu vào – số tiền thuế được
hoàn bằng tổng tất cả tiền thuế GTGT mà các chủ thể đã nộp ở các khâu lưu thông
trước đó (thuế GTGT thu nhiều lần trên nhiều khâu khác nhau).
- Thứ hai, Nhà nước có thể quản lý được hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu do các cơ sở
xuất khẩu tích cực, chủ động kê khai hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu khi được hoàn thuế.
Từ đó giúp Nhà nước có thể nắm bắt tình hình kinh tế trong nước thông qua hoạt
động xuất khẩu.
- Thứ ba, hạ giá thành hàng hóa, dịch vụ, giúp hàng hóa Việt Nam có th ể c ạnh tranh
về giá cả trên thị trường nước ngoài, không ảnh hưởng đến việc cạnh tranh đối với
hàng hóa tiêu dùng trong nước.
- Thứ tư, nó còn khuyến khích để thu ngoại tệ cho quốc gia.
41) Đối tượng áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT và phương
pháp tính thuế trực tiếp trên thuế GTGT?
Đối tượng áp dụng phương pháp khẩu trừ thuế GTGT: khoản 2 Điều 10 Luật thuế
GTGT, khoản 4 Điều 7 NĐ 209/2013.
Đối tượng áp dụng phương pháp tính trực tiếp trên GTGT: khoản 2 Điều 11, điểm a
khoản 2 Điều 8 NĐ 209/2013
42) Trình bày các trường hợp hoàn thuế theo quy định của Luật thuế
GTGT? Ý nghĩa của các quy định này?
Quy định tại Điều 13 Luật thuế GTGT, Điều 10 NĐ 209/2013.
* Các trường hợp hoàn thuế GTGT theo qui định của Luật thuế GTGT:
- Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được
xét hoàn thuế sau thời gian 3 tháng liên tục trở lên có số thuế đầu vào chưa được
khấu trừ hết (áp dụng cho cả cơ sở kinh doanh có đầu tư mở rộng, đầu tư chiều
sâu).
- Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư đã đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hoặc dự án tìm kiếm thă m dò dầu khí đang
tỏn giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, nếu thời gian đầu tư từ 1 năm trở lên thì
được hoàn thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho đầu tư theo từng năm.
- Cơ sở kinh doanh đang hoạt động thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp
khấu trừ có dự án đầu tư mới.
- Cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng hóa, dịch v ụ xuất khẩu nếu thuế GTGT của
hàng hóa xuất khẩu phát sinh trong tháng chưa khấu trừ từ 200 triệu đồng trở lên thì
được xét hoàn thuế theo tháng.
- Cơ sở kinh doanh quyết toán thuế khi chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu;
giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp Nhà nước có số thuế GTGT đầu vào chưa
được khấu trừ hết hoặc có số thuế GTGT nộp thừa.
- Hoàn thuế GTGT đối với các dự án, chương trình sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát
triển chính thức (ODA) không hoàn lại hoặc viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo.
- Đối tượng được hưởng ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo quy định của Pháp l ệnh về ưu
đãi miễn trừ ngoại giao mua hang hóa, dịch vụ tại Việt Nam đ ể s ử d ụng đ ược hoàn thuế
GTGT đã trả ghi trên hóa đơn GTGT hoặc trên chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán đã
có thuế GTGT.
- Cơ sở kinh doanh có quyết định xử lý hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền theo
quy định của pháp luật.
* Ý nghĩa: Bảo đảm quyền lợi cho người nộp thuế, khi số thuế mà họ có nghĩa vụ nộp
vào ngân sách nhà nước nhỏ hơn số tiền mà họ đã nộp vào ngân sách nhà nước thì họ
được hoàn thuế, không tạo ra tâm lý trốn thuế đối với người nộp thuế. Nhà nước
cũng tiện quản lý được hàng hang hóa xuất khẩu ra thị trường Việt Nam đồng thời
khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài
43) Trong trường hợp tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh nh ưng
không phát sinh doanh thu kì tính thuế thì có phải thực hiện nghĩa vụ kê
khai thuế GTGT không? Tại sao?
Trong trường hợp tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh nhưng không phát sinh
doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ trong kỳ tính thuế thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ kê
khai thuế GTGT để cơ quan thuế thực hiện chức năng quản lý thuế và hoạt động kinh
doanh của tổ chức, cá nhân trong suốt quá sản xuất kinh doanh và phục vụ cho kỳ thu
thuế sau.
Cơ sở phải kê khai đầy đủ, đúng mẫu tờ khai thuế và phải chịu trách nhiệm pháp lý về
tính chính xác của việc kê khai
44) Sự “gẫy khúc” tron quá trình thu thuế GTGT xảy ra khi nào? Ýnghĩa
pháp lí của hiện tượng này?
Quá trình thuế điều tiết GTGT là 1 quá trình liên tục cho đến khi đến tay người tiêu
dùng cuối cùng, đầu ra của chủ thể này là đầu vào của chủ thể khác.
Hiện tượng “gãy khúc” trong quá trình thu thuế GTGT là: trong quá trình lưu thông, ở 1
giai đoạn nào đó HH, DV thuộc diện đối tượng không chịu thuế GTGT, khiến tại giai
đoạn này, không thể xác định được số thuế GTGT đầu ra hoặc số thuế GTGT đầu
vào của cơ sở sản xuất kinh doanh sau đó, toàn bộ tiền thuế tạm nộp ở các khâu trước
đó bị ngừng lại, làm đội giá cả của HH, DV (không đ ược khấu trừ, k có cơ hội lấy lại số
tiền thuế tạm nộp ở khâu trước đó) nên có tính tăng giá cả HH, DV
H qu ca hin tng “gãy khúc”:
Gây ra những ảnh hưởng bất lợi, khó khắn cho các chủ thể khi xác định phạm vi nghĩa
vụ thuế của các thủ thể tham gia vào quá trình lưu thông HH, DV
Tht thu thu cho NN
Để hạn chế hiện tượng này: thường các trường hợp không chịu thuế GTGT hoặc sẽ là
giai đoạn đầu tiên hoặc giai đoạn cuối cùng của quá trình lưu thông HH, DV. Đối
chiếu lại các trường hợp không chịu thuế: Người ND (đầu tiên), khám chữa bệnh
(cuối cùng),..K phải ngẫu nhiên mà NN quy định như vậy, nó phù hợp với bản chất của
quá trình điều tiết thuế GTGT.
45) Phân biệt đối tượng không chịu thuế và đối tượng chịu thuế GTGT
được hưởng thuế suất GTGT 0%?

Đối tượng không chịu thuế Thu sut 0%

- Là những trường hợp đạo luật thuế - Là những trường hợp đạo luật qui định
dự liệu trước, khi các tổ chức, cá nhân nhằm tạo sự ưu đãi cho đối tượng nộp
tác động vào hàng hoá, dịch vụ trong thuế khi họ có hành vi tác động vào đối
trường hợp này sẽ không phải nộp tượng chịu thuế trong những trường hợp
thuế. Họ không được coi là đối tượng đặc biệt. Tổ chức, cá nhân khi tác động vào
nộp thuế. đối tượng chịu thuế này sẽ được hưởng
mức thuế suất là 0% và họ vẫn là đối
tượng nộp thuế của loại thuế đó.

- Không thuộc phạm vi điều chỉnh của - Thuộc phạm vi điều chỉnh của một đạo
một đạo luật thuế. luật thuế.

- Hệ quả của việc không phải nộp thuế - Hệ quả số tiền thuế GTGT phát sinh
là hệ quả đương nhiên. Trong trường phải nộp là 0 đồng là hệ quả đương nhiên.
hợp này, tổ chức, cá nhân không phải Nhưng khi tính thuế GTGT phải nộp thì
lập đơn xin mà đương nhiên không nộp người nộp thuế được hoàn lại thuế vì
thuế GTGT VAT lúc này là số âm, nhà nước phải hoàn
thuế cho người nộp thuế, so với đối
tượng không chịu thuế thì đối tượng
được hưởng thuế suất 0% thuận lợi hơn
vì có thể được hoàn thuế, đặc biệt là
trường hợp gian lận để được hoàn thuế
nhiều hơn. Các tổ chức cá nhân không
cần phải làm đơn xin phép.

46) Phân tích sự khác biệt trong vai trò điều tiết của thuế TTĐB và thuế
BVMT?
Vai trò điều tiết của Thuế tiêu thụ đăc biệt là: Hạn chế sự tiêu dùng của người
dân dối với những hàng hóa, dịch vụ xa xỉ, có tác động nhất định lên thị trường Việt
Nam, không cần thiết cho đời sống, định hướng cho người tiêu dùng hợp lí, tiết
kiệm, hiệu quả. Bên cạnh đó, thông qua thuế TTĐB nhà nước điều tiết một phần thu
nhập của các chủ thể có thu nhập cao (chủ thể tiêu dùng những hàng hóa, dịch vụ là đối
tượng chịu thuế TTĐB) vào ngân sách nhằm phục vụ cho việc thực hiện chức năng và
nhiệm vụ của nhà nước. Tóm lại, mục tiêu cơ bản của thuế TTĐB là điều tiết thu nhập
và định hướng tiêu dùng.
Vai trò điều tiết của Thuế bảo vệ môi trường: Trước hết là tạo ngân sách cho
Nhà nước để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước về môi trường. Đồng thời
thông qua cách điều tiết của thuế bảo vệ môi trường hạn chế hành vi tiêu dùng và
sản xuất kinh doanh các hàng hóa có nguy cơ gây t ổn h ại môi tr ường b ởi vì nó là b ộ
phần cấu thành trong giá bán sản phẩm, hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường. Làm
cho giá bán các mặc hàng này tăng lên buộc người tiêu dùng phải hạn chế tiêu dùng và
sử dung các sản phẩm thay thế ít gây ô nhiếm môi trường. Dẫn tới hành vi tiêu dùng
của người tiêu dung thay đổi, cơ sở sản xuất, nhập khẩu hàng hóa chịu thuế BVMT phải
thay đổi chiến lược kinh doanh phù hợp với thị hiếu, khuyến khích hang vi tiêu dùng
sạch, thực hiện cá cuộc cách mạng thân thiện với môi trường trong ho ạt đ ộng s ản xuất,
kinh doanh, tiêu dùng. Nhưng mục tiêu quan trong nhất của thuế BVMT là tạo nguồn
thu cho ngân sách nhà nước đồng thời góp phần bảo vệ môi trường, phát triển bền
vững.
47) Theo quan điểm của anh chị đối tượng chịu thuế BVMT có thể trùng
với đối tượng chịu thuế TTĐB không? Tại sao?
Theo quan điểm các nhân, đối tượng chịu thuế TTĐB có thể trùng với đối tượng chịu
thuế BVMT bởi vì nếu các loại hàng hóa này thỏa mãn mục tiêu điều tiết của sắc
thuế thì loại hàng hóa đó vẫn là đối tượng chịu thuế của hai sắc thuế này. Điểm
giống nhau trong mục tiêu điều tiết của 2 thuế trên ngoài mục tiêu cơ bản là tạo
nguồn thu cho Nhà nước thì còn điểm chung quan tr ọng là h ạn chế tiêu dùng các hàng
hóa có tác động xấu trên lãnh thổ Việt Nam, định hướng tiêu dùng những hàng hóa
trên.
Ví dụ, điểm g khoản 1 Điều 2 Luật thuế TTĐB quy định về đối tượng chịu thuế của
sắc thuế này “Xăng các loại”. Xăng cũng là đối tượng chịu thuế của thuế BVMT.
Khoản 1 Điều 3 Luật BVMT quy định về đối tượng chịu thuế:
“a) Xăng, trừ etanol;
b) Nhiên liu bay;
c) Du diezel;
d) Du ha;
đ) Dầu mazut;
e) Du nhn;
g) M nhn.”
48) Hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế BVMT đồng thời là đối tượng
chịu thuế TTĐB thì có xảy ra hiện tượng trùng thuế không?
Hiên tượng trùng thuế là hiện tượng mà nhà nước đánh thuế nhiều lần một loại
thuế đối với một loại hàng hóa, dịch vụ.
Do đó trường hợp đối tượng chịu thuế BVMT đồng thời là đối tượng chịu thuế
TTĐB không được xem là hiện tượng trùng thuế vì khi có hành vi nhất định tác động
lên hàng hóa,dịch vụ nào nhưng thỏa mãn điều kiện điều tiết thuế của 2 sắc thuế
khác nhau thì phải có nghĩa vụ thuế với 2 sắc thuế.
49) Hàng hóa chu thu BVMT có chu thu GTGT không?
Hàng hóa chịu thuế BVMT vẫn chịu thuế GTGT bởi vì thuế GTGT không quan tâm
đến hành vi tác động vào đối tượng chịu thuế mà chỉ quan tâm đến giá trị tăng thêm
của đối tượng chịu thuế. Vì vậy bất cứ khi nào, ở đâu trên lãnh thổ Việt Nam, hàng
hóa dịch vụ có phát sinh giá trị tăng thêm do hành vi tác động của đối tượng nộp thuế
thì hàng hóa, dịch vụ đó là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng
50) Phân tích việc áp dụng thuế tuyệt đối trong điều tiết thuế BVMT?
Thuế bảo vệ môi trường là một sắc thuế rất mới lần đầu tiên xây dựng và thực
hiện tại Việt Nam.Việc quy định mức thuế BVMT phải phù hợp với chính sách phát triển
kinh tế, xã hội trong từng thời kì và theo mức độ tác đ ộng xấu đến môi trường. Vì vậy,
để đảm bảo tính khả thi của loại thuế này, yêu cầu đặt ra là cách thức điều tiết thuế
phải đơn giản, dễ tính, dễ thu và dễ quản lý. Thay vì áp dụng mức thuế tương đối theo tỉ
lệ phần trăm như các sắc thuế hàng hóa, dịch vụ khác, Luật thuế bảo vệ môi trường
quy định về mức thuế suất tuyệt đối khi điều tiết các sản phẩm hàng hóa chịu
thuế. Theo đó, việc áp dụng thuế BVMT còn góp phần đảm bảo số thu ổn định cho
ngân sách nhà nước do không phụ thuộc vào biến động giá cả hàng hóa chịu thuế. Tuy
nhiên, khi giá cả hàng hóa chịu thuế BVMT tăng cao thì nhà nước sẽ thất thu nên nhà
nước đã quy định tại Điều 8 Luật thuế BVMT một khung thuế tuyệt đối bao gồm
mức thuế cao nhất thấp nhất với từng đơn vị hàng hóa chịu thuế theo nguyên tắc
hàng hóa nào ở mức độ ô nhiễm môi trường cao hơn sẽ phải chịu thuế cao hơn.
51) Trình bày đối tượng nộp thuế TNDN?
Quy định tại Điều 2 Luật thu nhập doanh nghiệp, Điều 2 NĐ 218/2013/NĐ-CP
52) Tổ chức không phải là doanh nghiệp có thu nh ập t ừ ho ạt đ ộng kinh
doanh có thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật thuế TNDN không?
Tổ chức không phải là doanh nghiệp mà có thu nh ập t ư ho ạt đ ộng kinh doanh v ẫn là đối
tượng nộp thuế TNDN. Bởi vì Luật thuế TNDN không quan tâm đến việc tổ chức đó
có là doanh nghiệp hay không. Căn cứ theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 luật
thuế TNDN“Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập”. Theo đó,
chủ thể trở thành đối tượng nộp thuế thu nhấp doanh nghiệp khi có những điều kiện
sau:
+ Có hành vi kinh doanh phát sinh trên th ực tế không phân biệt tư cách chủ thể là
doanh nghiệp hay là các tổ chức khác, có đăng ký kinh doanh hay không có đăng ký
kinh doanh (đăng ký dưới các hình thức khác theo Lu ật các t ổ ch ứ tín d ụng, Lu ật Lu ật
sư, Luật Đầu tư…)
+Có thu nhập thực tế hợp pháp phát sinh trực tiếp từ hoạt động sản xuất kinh doanh
trên và các khoản thu nhập khác.
Nh vy, các t chc không phi là doanh nghip vn có th chu thu TNDN.
53)
Phân bit thu nhp chu thu TNDN và thu nhp chu thu thu nhp cá nhân?

Thu nhp chu thu TNDN Thu nhp chu thu TNCN?

Các khon thu nhp hp pháp ca doanh nghip, gm: 1. Thu nhp t kinh doanh ca cá nhân, bao gm:

- Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh a) Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh
doanh hàng hoá, dịch vụ hàng hoá, dịch vụ;
- Thu nhp khác b) Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá
Thu nhập khác bao gồm: thu nhập từ chuyển nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo
nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp quy định của pháp luật.
vốn; thu nhập từ chuyển nhượng bất động Thu nhập từ kinh doanh quy định tại khoản này
sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển không bao gồm thu nhập của cá nhân kinh doanh
nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống.
chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác,
2. Thu nhp t tin lng, tin công bao gm:
chế biến khoáng sản; thu nhập từ quyền sử
dụng tài sản, quyền sở hữu tài sản, kể cả thu
nhập từ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định a) Tin lng, tin công và các khon có tính cht tin lng, tin công;
của pháp luật; thu nhập từ chuyển nhượng, cho b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản: phụ
thuê, thanh lý tài sản, trong đó có các loại cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu
giấy tờ có giá; thu nhập từ lãi tiền gửi, cho đãi người có công; phụ cấp quốc phòng, an ninh;
vay vốn, bán ngoại tệ; khoản thu từ nợ khó phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành, nghề
đòi đã xoá nay đòi được; khoản thu từ nợ phải hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại,
trả không xác định được chủ; khoản thu nhập nguy hiểm; phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo
từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót quy định của pháp luật; trợ cấp khó khăn đột xuất,
và các khoản thu nhập khác. trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ
cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi,
trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp
hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng và các
khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật về
bảo hiểm xã hội; trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất
việc làm theo quy định của Bộ luật lao động; trợ cấp
mang tính chất bảo trợ xã hội và các khoản phụ
cấp, trợ cấp khác không mang tính chất tiền
lương, tiền công theo quy định của Chính phủ
3. Thu nhập từ đầu tư vốn, bao gồm:
a) Tin lãi cho vay;
b) Li tc c phn;
c) Thu nhập từ đầu tư vốn dưới các hình thức
khác, trừ thu nhập từ lãi trái phiếu Chính phủ.

4. Thu nhp t chuyn nhng vn, bao gm:

a) Thu nhp t chuyn nhng phn vn trong các t chc kinh t;

b) Thu nhp t chuyn nhng chng khoán;

c) Thu nhp t chuyn nhng vn di các hình thc khác.


“5. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, bao
gồm:
a) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất
và tài sản gắn liền với đất;

b) Thu nhp t chuyn nhng quyn s hu hoc s dng nhà ;

c) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền thuê đất,


quyền thuê mặt nước;
d) Các khoản thu nhập khác nhận được từ chuyển
nhượng bất động sản dưới mọi hình thức.”
6. Thu nhp t trúng thng, bao gm:
a) Trúng thng x s;
b) Trúng thng trong các hình thc khuyn mi;
Điểm c khoản 6 Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như
sau:
“c) Trúng thng trong các hình thc cá cc;”

d) Trúng thng trong các trò chi, cuc thi có thng và các hình thc trúng

7. Thu nhp t bn quyn, bao gm:


a) Thu nhập từ chuyển giao, chuyển quyền sử dụng
các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ;
b) Thu nhp t chuyn giao công ngh.

8. Thu nhp t nhng quyn thng mi.

9. Thu nhập từ nhận thừa kế là chứng khoán, phần


vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh,
bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu
hoặc đăng ký sử dụng.
10. Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán,
phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh
doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở
hữu hoặc đăng ký sử dụng.
Bổ sung khoản 15 và khoản 16 vào Điều 4 như sau:
“15. Thu nhp t tin lng, tin công ca thuyn viên là ngi Vit Nam làm vi

16. Thu nhập của cá nhân là chủ tàu, cá nhân có


quyền sử dụng tàu và cá nhân làm việc trên tàu từ
hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ trực tiếp
phục vụ hoạt động khai thác, đánh bắt thủy sản xa
bờ.”
Không có trường hợp nào được giảm trừ phần Có quy định về giảm trừ tại nguồn của thu nhập
chi phí ngay tại nguồn trong thu nhập chiu chịu thuế từ tiền lương, tiền công đối với đối
thuế của các doanh nghiệp mà chỉ được xem tượng nộp thuế là cá nhân cư trú (Điều 19 Luật
xét chi phí hợp lý được trừ trong thu nhập chịu thuế TNCN)
thuế
Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ở nước ngoài Cá nhân có phát sinh thu nhập chiu thuế tại Việt
chuyển phần thu nhập sau khi đã nộp thuế Nam và nước ngoài thì đối với các nước mà Việt
thu nhập doanh nghiệp ở nước ngoài của Nam đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần thì
doanh nghiệp về Việt Nam thì đối với các thực hiện theo quy định của Hiệp định; đối với các
nước mà Việt Nam đã ký Hiệp định tránh đánh nước mà Việt Nam chưa ký Hiệp định tránh đánh
thuế hai lần thì thực hiện theo quy định của thuế hai lần thì trường hợp thuế thu nhập cá
Hiệp định; đối với các nước mà Việt Nam nhân ở các nước mà cá nhân chuyển về có mức
chưa ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần thuế suất thuế thu nhập cá nhân thấp hơn thì
thì trường hợp thuế thu nhập doanh nghiệp ở thu phần chênh lệch so với số thuế thu nhập cá
các nước mà doanh nghiệp chuyển về có mức nhân tính theo Luật thuế thu nhập cá nhân của Việt
thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp Nam, ngược lại, trong trường hợp thuế thu nhập cá
thấp hơn thì thu phần chênh lệch so với số nhân ở nước ngoài cao hơn thì khi chuyển về Việt
thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo Luật Nam không được bù phần chênh lệch.
thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam

54) Chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam có ph ải là đối tượng nộp
thuế TNDN không? Tại sao?
Chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam không ph ải là đối tượng nộp thuế TNDN.
Theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 2 Luật thuế TNDN thì chi chánh là cơ sở
thường trú của doanh nghiệp nước ngoài, không được coi là m ột doanh nghi ệp mà ch ỉ là
cư sở sản xuất, kinh doanh, thông qua cơ sở này, doanh nghiệp tiến hành một hoặc
một phần hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam. Doanh nghiệp nước ngoài có
chi nhánh đặt tại Việt Nam mới là đối tượng nộp thuế theo quy định tại điểm b khoản 1
Điều 2, điểm b, c khoản 2 Điều 2 Luật thuế TNDN
55) So sánh quy định về thuế suất TNDN với thuế suất TNCA?
Giống nhau:
- Đều có nhiều mức thuế suất khác nhau áp dụng cho từng đối tượng nộp thuế
khác nhau để thể hiện sự ưu đãi của Nhà nước với t ừng nhóm đối tượng nộp thuế
- Thuế suất của thuế TNDN và TNCN đều thuộc loại thuế suất tương đối
Thu sut thu nhp doanh nghip Thu sut thu nhp cá nhân
Sự khác nhau của các mức thuế suất tùy Sự khác nhau của mức các thuế suất thu
thuộc vào đối tượng của hoạt động kinh nhập cá nhân phụ thuộc vào hoạt động mà
doanh của doanh nghiệp; doanh thu của cá nhân thu nhập được và cá nhân thuộc
doanh nghiệp và sự ưu đãi của nhà nước đối tượng cư trú hay không cư trú
dành cho doanh nghiệp
Doanh nghiệp chỉ được khấu trừ chi phí Cá nhân cư trú có thu nhập dưới 100
hợp lí liên quan đến hoạt động sản xuất triệu/năm trở lên đều được giảm trừ ngay
kinh doanh, các thu nhập được miễn thuế tại nguồn đối với tiền thu nhập từ tiền
và các khoản chuyển kết lỗ từ các năm lương, tiềm công một khản tiền là 9 triệu
trước, không được giảm trừ ngay tại nguồn để bản thân tái tạo năng suất lao động và
các khoản nào khác có thể được giảm trừ gia cảnh nếu có người
phụ thuộc cũng được giảm trừ ngay tại
nguồn
Tùy theo quy định của pháp luật thuế mà Cá nhân cư trú được tính mức thuế từ 5%
doanh nghiệp sẽ được áp dụng một mức đến 80% tùy theo thu nhập từ tiền lương,
thuế nhất định: doanh nghiệp hoạt động, tiền công theo cách túy thuế suất tương
thăm dò khai thác dầu khí, khí, tài nguyên đối lũy tiến từng phần. Còn đối với cá
quý hiếm tại Việt Nam bị áp dụng mức nhân không cư trú thì được tính theo thuế
thuế suất từ 32% đến 51%; doanh suất tương đối bình thường
nghiệp có tổng doanh thu không quá 20 tỷ
đồng trong năm áp dụng thuế suất
20%, nếu doanh nghiệp thõa mãn điều
kiện luật định thì được áp dụng mức thuế
suất ưu đãi trong thời gian nhất định là
10%, 15%, 20%.
56)
Phân bit khái nim thu nhp chu thu và thu nhp tính thu trong Lut TNDN?

thu nhp chu thu thu nhp tính thu


Điều 3, Điều 7 Điều 7
= doanh thu – các khoản chi được trừ của = thu nhập chịu thuế - thu nhập được
hoạt động sản xuất, kinh doanh + thu miễn thuế - các khoản lỗ được kết
nhập khác (kể cả thu nhập nhận được ở chuyển từ các năm trước.
ngoài VN)

Thu nhp chu thu luôn không nh hn thu nhp tính thu
57) Điều kiện để xác định chi phí được trừ khi tính thu nh ập ch ịu thuế thu
nhập doanh nghiệp? Ý nghĩa pháp lý của quy đ ịnh này?
Các khoản chi phí được trừ để tính thu nhập tính thuế doanh nghiệp phải thoản mãn 4
điều kiện sau:
- Khoản chi thưc tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của
doanh nghiệp
- Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật
- Có chứng từ thanh toán quan ngân hàng nếu giá trị thanh toán từ 20 triệu đồng trở
lên
- Chi phí đó phải hợp lí.
* Ý nghĩa:
- Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp luô có những khoản chi
bắt buộc nhằm vẫn hành bộ máy hoạt động cũng như những chi phí về nguyên liệu,
tiền công để có thể tạo ra sản phẩm, dịch vụ kinh doanh. Chi phí c ủa doanh nghi ệp đ ược
xem xét khấu trừ khi tính thu nhập chịu thuế vi những chi phí này không phải là thu
nhập mà là sự đầu tư để tạo ra thu nhập. Tuy nhiên, không phải toàn bộ chi phí trong
quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đều được khấu trừ mà chỉ có những
chi phí hợp lí, cần thiết trong quá trình sản xuất, kinh doanh và có căn cứ chứng
minh mới được khấu trừ. Do đó, viêc quy định điều kiện trên nhằm giúp cơ quan
thuế, doanh nghiệp xác định chính xác thu nhập doanh nghiệp có được từ kinh doanh từ
đó mà có căn cứ rõ ràng tính thuế chính xác, khách quan, hợp lí, đúng với bản chất của
thuế thu nhập doanh nghiệp là thu thuế trên hoạt động kinh doanh có lãi của các
doanh nghiệp, chứ không phải từ doanh thu, loại bỏ tình trạng doanh nghi ệp b ị thua l ỗ
nhưng vẫn phải nộp thuế thu nhập, dẫn đến tình trạng trốn thuế. Bản thân Nhà nước
đảm bảo được nguồn thu thuế, hạn chế tình trạng trốn thuế mà các doanh nghiệp
cũng trung thực phần nào thực hiện nghĩa vụ thuế của họ song cũng đảm bảo lợi ích
của mình
58) Phân tích quy định về các khoản chi phí không được trừ khi xác định
thu nhập tính thuế TNDN?
Từ các điều kiện đã phân tích ở câu trên, trong một số trường hợp cụ thể khoản chi sẽ
không được khấu trừ để xác định thu nhập chịu thuế được các quy định tại khoản 2
Điều 9 Luật thu nhập doanh nghiệp, khoản 2 Điều 9 NĐ 218/2013:
“2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
a) Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, trừ phần
giá trịtổn thất do thiên tai, dịch bệnh và trường hợp bất khả kháng khác không được b
ồi thường; => Những chi phí không thỏa mãn điều kiện quy định ở khoản 1 Điều 9
Luật thu nhập doanh nghiệp thì không được tính là chi phí h ợp lí đ ể đ ược tr ừ trong
doanh thu trừ các trượng hợp nêu trên vì về bản chất không phải chi phí thực hiện cho
sản xuất, kinh doanh nhưng nhà nước giảm bớt gánh n ặng cho doanh nghi ệp khi doanh
nghiệp gặp phải những sự kiện bất khả kháng, không thể lường trước được mà tránh né,
phòng ngừa. Nếu không xem đây là chi phí hợp lí thì doanh nghiệp phải chịu thuế thu
nhập doanh nghiệp trên khoản tiền để khắc phục thiệt hại do thiên tai, sự kiện bất khả
kháng, tạo nên áp lực kinh tế cho doang nghiệp, thậm chí có nguy cơ phá sản.
b) Khoản tiền phạt do vi phạm hành chính; => đây là khoản tiền phát sinh không liên
quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.
c) Khoản chi được bù đắp bằng nguồn kinh phí khác; => đây là khoản tiền phát sinh
không liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.
d) Phần chi phí quản lý kinh doanh do doanh nghiệp nước ngoài phân bổcho cơ sở thườ
ng trútại Việt Nam vượt mức tính theo phương pháp phân bổ do pháp luật Việt Nam quy
định; => Về nguyên tắc, đây là khoản chi phí phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh
doanh nhưng nhà nước chỉ giới hạn khoản chi nhất định vì nếu không giới hạn các
doanh nghiệp sẽ lợi dụng để khai tăng lên chi phí quản lí nhằm giảm thu nhập tính
thuế
đ) Phần chi vượt mức theo quy định của pháp luật về trích lập dự phòng;=> Nhà nước
chỉ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được trích một phần thu nhập phòng ngừa
những trường hợp bất ngờ cần huy động tài chính nhưng nhà nước cũng chỉ cho phép
trong giới hạn nhất định vì nếu không giới hạn các doanh nghiệp sẽ lợi dụng để lập quỹ
dự phòng quá nhiều nhằm giảm đi thu nhập tính thuế
e) Phần chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh của đối tượng không phải là tổ
chức tíndụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nh
à nước Việt Namcông bố tại thời điểm vay; => Nhà nước chỉ tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp (trừ 2 chủ thể đã nêu trên) trả lãi vay tiền được xem là chi phí hợp lí
trong giới hạn nhất định vì nếu không giới hạn các doanh nghiệp sẽ lợi dụng để khai
tăng lên số lãi trả, giảm đi được thu nhập tính thuế
g) Khoản trích khấu hao tài sản cố định không đúng quy định của pháp luật; => Khoản
trích khấu hao là khoản chi phí hợp lí liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh
của doanh nghiệp nhưng phải đáp ứng điều kiện luật định, nếu không thỏa mãn thì
doanh nghiệp đương nhiên không được trừ chi phí này khi tính thuế thu nhập
h) Khoản trích trước vào chi phí không đúng quy định của pháp luật; =>Khoảntrích trước
vào chi phí là khoản chi phí hợp lí liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của
doanh nghiệp nhưng phải đáp ứng điều kiện luật định, nếu không thỏa mãn thì doanh
nghiệp đương nhiên không được trừ chi phí này khi tính thuế thu nhập.
i) Tiền lương, tiền công củachủ doanh nghiệp tư nhân; thù lao trả cho sáng lập viên doa
nh
nghiệp không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh; tiền lương, tiền c
ông, cáckhoản hạch toán chi khác để chi trả cho người lao động nhưng thực tế không chi
trả hoặc không có hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật;=>
+ Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu h ạn 1
thành viên (do một cá nhân làm chủ) thì tiền lương của họ cũng chính là phần tiền
còn lại của doanh nghiệp sau khi đã trả lương cho người làm công, các chi phí ph ục v ụ
cho hoạt động sản xuất và vốn bỏ ra. Nếu khoản chi phí này được trừ thì doanh
nghiệp trên sẽ không còn thu nhập để tính thuế TNDN.
+ Những thành viên sáng lập không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh
doanh cho doanh nghiệp thì tiền lương chi cho họ không đáp ứng được điều kiện để
được coi là chi phí có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
nên không được trừ trong doanh thu của doanh nghi ệp
+ Việc chi trả tiền lương, tiền công cho người làm công nhưng không có hóa đ ớn ch ứng
từ hợp pháp cũng không đáp ứng được một trong các điều kiện luật định để trở thành
chi phí hợp lí được trừ trong doanh thu, tối thiểu việc các doanh nghiệp lợi dụng khai
khống để giảm thu nhập chịu thuế.
k) Phần chi trả lãi tiền vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ còn thiếu;=>
Vốn điều lệ là vốn mà trước khi đi vào hoạt động doanh nghiệp phải có đ ể bắt đầu
hoạt động kinh doanh, khi doanh nghiệp có doanh thu, thu nh ập doanh nghi ệp có đ ược
chính là doanh thu trừ đi phần vốn đã góp (không có phần lãi của vốn điều lệ còn
thiếu), việc đánh thuế trên khoản thu nhập này là đúng với bản chất của sắc thuế
này nên không được coi là chi phí được trừ.
l) Phần thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ, thuế giá trị gia tăng nộp theo
phương phápkhấu trừ, thuế thu nhập doanh nghiệp; => Đối với phần thuế GTGT
đã được khấu trừ, thuế GTGT mà doanh nghiệp nộp theo phương pháp khấu trừ thì
trong giá bán của hàng hóa, dịch vụ đã có thuế nên lúc này thực chất người tiêu dùng là
người chịu thuế, doanh nghiệp chỉ nộp thuế GTGT thay cho người tiêu dùng nên khoản
chi này không được tính trong chi phí hợp lí được trừ khi tính thuế thu nhập.
m)Bãi b
n) Khoản tài trợ, trừ khoản tài trợ cho giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học, khắc phục h
ậu quảthiên tai, làm nhà đại đoàn kết, nhà tình nghĩa, nhà cho các đối tượng chính sác
h theo quy định củapháp luật, khoản tài trợ theo chương trình của Nhà nước dành cho cá
c địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;=> Thể hiên
ý chí của nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động phúc l ợi cho
xã hội, nếu tính thuế thu nhập trên khoản tiền trên thì rất thiệt thòi cho doanh
nghiệp và cũng hầu như sẽ không có doanh nghiệp nào thực hiện phúc l ợi xã h ội vì h ọ
đã bỏ ra một phần thu nhập cho hoạt động công ích mà phải nộp thuế trên số tiền
trên,
o) Phần trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện hoặc quỹ có tính chất an sinh xã hội, mua bảo
hiểmhưu trí tự nguyện cho người lao động vượt mức quy định theo quy định của pháp luậ
t; => Nhà nước khuyến khích doanh các nghiệp thực hiện chính sách tạo phúc lợi cho
người làm công nên khi doanh nghiệp tạo các phúc lợi cho người làm công theo đúng quy
định thì cũng được khấu trừ trong thu nhập tính thuế. Nếu doanh nghiệp lợi dụng để
gian lận nhằm giảm thu nhập tính thuế hoặc không đúng theo quy định của pháp luật
thì không được trừ phần vượt mức và có thể bị xử lí vi phạm pháp luật thuế.
p) Các khoản chi của hoạt động kinh doanh: ngân hàng, bảo hiểm, xổ số, chứng khoán v
à mộtsố hoạt động kinh doanh đặc thù khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
=> Vì đây là những hoạt động kinh doanh đ ặc thù, ho ạt đ ộng chi tài chính c ủa doanh
nghiệp cũng chính là hoạt động kinh doanh. Nếu không quy định rõ những hoạt động
này không được tính là chi phí hợp lí để được tr ừ thu nh ập tính thuế thì hầu như các
doanh nghiệp này không phải nộp thuế TNDN vì các khoản chi trên thỏa mãn tất cả
điều kiện luật định và cũng không có mục đích tạo phúc lợi cho xã hội mà ch ỉ đem l ại
doanh thu cho doanh nghiệp.
59) Phân tích các quy định chuyển lỗ và ý nghĩa của quy đ ịnh này trong vi ệc
thực hiện nghĩa vụ thuế TNDN?
Điều 16. Chuyển lỗ
1. Doanh nghiệp có lỗ được chuyển lỗ sang năm sau; số lỗ này được trừ vào thu nhập
tính thuế. Thời gian được chuyển lỗ không quá năm năm, kể từ năm tiếp theo năm
phát sinh lỗ.
2. Doanh nghiệp có lỗ từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án
đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư sau khi đã thực hiện bù trừ theo
quy định tại khoản 3 Điều 7 của Luật này nếu còn lỗ và doanh nghiệp có lỗ từ hoạt động
chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác khoáng sản được chuyển lỗ sang năm sau vào
thu nhập tính thuế của hoạt động đó. Thời gian chuyển lỗ theo quy định tại khoản 1
Điều này.
Lu ý:
- DN khi phát sinh lỗ phải có kế hoạch chuyển lỗ và đăng ký kế hoạch chuyển lỗ
với cơ quan thuế. DN không được chuyển lỗ nếu không đăng ký với cơ quan thuế hoặc
chuyển lỗ ngoài kế hoạch đã đăng ký với cơ quan thuế.
- Lỗ từ hoạt động kinh doanh bất động sản được hạch toán riêng.
Ý nghĩa:
Hỗ trợ cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bị lỗ trong vi ệc khắc phục khó khăn,
giảm gánh nặng lỗ, tích lũy nguồn vốn để tái đầu tư cho hoạt động sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ. Nếu Nhà nước tận thu thuế trong trường hợp này, doanh nghiệp có thể
phải giải thể, phá sản, DN chắc chắn không thể thực hiện nghĩa vụ thuế TNDN.

60) Có ý kiến cho rằng: “Dù người chịu thuế TNCN là các cá nhân có thu
nhập, nhưng thông thường khoản thuế mà họ phải nộp được khấu trừ ngay
tại nguồn, tức là người trả thu nhập sẽ nộp thuế thay cho các cá nhân có thu
nhập trước khi chi trả thu nhập cho họ. Nói cách khác, ng ười ch ịu thuế và
người nộp thuế không đồng thời là một. Như vậy, thuế TNCN là thuế gián
thu”. Ý kiến của anh chị về quan điểm này?
Nhận định trên là sai. Thuế TNCN là thuế trực thu điều tiết vào thu nhập chịu thuế
của cá nhân trong thời kỳ tính thuế. Bất cứ cá nhân nào có các khoản thu nhập thuộc
sở hữu cá nhân, không phân biệt nguồn hình thành thu nhập, miễn là hợp pháp và đáp
ứng đủ điều kiện luật định điều sẽ có thể trở thành đối tượng nộp thuế của thuế
TNCN, không tùy thuộc vào họ có là người nộp thuế hay không. Thông thường, khi cá
nhân kí hợp đồng lao động, sẽ thỏa thuận rõ trong hợp đồng người trả lương (doanh
nghiệp) sẽ nộp thuế thay người lao động, khoản tiền này sẽ được lấy từ tiền lương,
tiền công và người trả lương có nghĩa vụ tính toán thuế TNCN cho người lao động và
nộp khoản tiền trên thay cho người lao động. Do đó, khi trả lương cho ng ười lao đ ộng,
trong tiền lương, tiền công họ nhận được là tiền đã có thuế TNCN, họ vẫn là đối
tượng nộp thuế TNCN còn tổ chức, doanh nghiệp theo điểm c khoản 1 Điều 2 Luật
quản lý thuế là “tổ chức khấu trừ thuế”
61) So sánh nghĩa vụ thuế thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản của
doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh?
Nghĩa vụ thuế thu nhập từ chuyển nhượng Nghĩa vụ thuế thu nhập từ chuyển
bất động sản của các doanh nghiệp nhượng bất động sản của các cá nhân
kinh doanh

Điều 13 NĐ 218 Khoản 4 Điều 3 NĐ 65


C s pháp lý

Thu nhập gm: - Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử


từ chuyển - thu nhập từ chuyển quyền sử dụng dụng đất và tài sản gắn liền với đất,
nhượng đất, chuyển nhượng quyền thuê đất; kể cả công trình xây dựng hình thành
bất động - thu nhập từ cho thuê lại đất của doanh trong tương lai;
sản nghiệp kinh doanh bất động sản theo quy
định của pháp luật về đất đai không phân
- Thu nhp t chuyn nhng quyn s hu hoc s dng nhà , k c n
biệt có hay không có kết cấu hạ tầng, công
trình kiến trúc gắn liền với đất;
- thu nhập từ chuyển nhượng nhà, công - Thu nhập từ chuyển nhượng quyền
trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả thuê đất, quyền thuê mặt nước;
các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây - Các khoản thu nhập khác nhận được từ
dựng đó không phân biệt có hay không có chuyển nhượng bất động sản dưới mọi
chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển hình thức
nhượng quyền thuê đất; Thu nhập chịu thuế bao gồm cả khoản
- thu nhập từ chuyển nhượng các tài sản thu nhập từ việc ủy quyền quản lý bất
khác gắn liền với đất đai động sản mà người được ủy quyền có
quyền chuyển nhượng bất động sản
hoặc có quyền như người sở hữu bất
động sản theo quy định của pháp luật.
Xác định = doanh thu từ hoạt động chuyển nhượng bất Giá chuyển nhượng bất động sản xác
động sản - giá vốn của bất động sản - các định là giá nhượng từng lần.
khoản chi phí được trừ liên quan đến hoạt Đối với cá nhân không cư trú được xác
động chuyển nhượng bất động sản định bằng giá chuyển nhượng bất
động sản nhân với thuế suất 2%.
Doanh thu: xác định theo giá thực tế chuyển Giá chuyển nhượng BĐS là giá ghi trên
nhượng bất động sản theo hợp đồng mua, hợp đồng chuyển nhượng tại thời điểm
bán bất động sản phù hợp với quy định của chuyển nhượng.
pháp luật.
Trường hợp giá chuyển quyền sử dụng đất Quy định tại khoản 2 Điều 18 NĐ
theo hợp đồng mua, bán bất động sản thấp 65/2013
hơn giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương quy định tại thời
điểm ký hợp đồng thì tính theo giá đất do
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương quy định.

Thời - Thời điểm bàn giao BĐS - Thời điểm hợp đồng chuyển
điểm xác - Thời điểm thu tiền nếu có thu tiền nhượng có hiệu lực theo quy định pháp
định trước theo tiến độ luật.
- Có thỏa thuận bên mua là người
nộp thuế thay cho bên bán: thời điểm
tính thuế là thời điểm làm thủ tục đăng
ký quyền sở hữu, quyền sử dụng bất
động sản
Được xác định theo năm dương lịch hoặc năm
K tính thu Theo tng ln phát sinh thu nhp
tài chính
Thu nhập Không được quy định được miễn thuế tại - giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ
được Điều 4 Luật TNDN với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con
miễn nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con
thuế dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà
nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với
cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau
- Thu nhập từ chuyển nhượng nhà
ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn
liền với đất ở của cá nhân trong trường
hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy
nhất
Không thc hin khu tr thu
Có thể được trừ nếu liên quan đến hoạt Không được giảm trừ gia cảnh
động kinh doanh.

62) Phân tích quy định xác định doanh thu tính thu nh ập ch ịu thuế
TNDN?
Theo quy định tại Điều 8 Luật thuế TNDN, Điều 8 NĐ 218/2013: “Doanh thu là toàn
bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ, trợ giá, phụ thu, phụ trội mà
doanh nghiệp được hưởng. Doanh thu được tính bằng đồng Việt Nam; trường hợp có
doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao
dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu bằng ngoại tệ. Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành điều này”. Có thể nói doanh thu là những gì mà doanh nghi ệp
thu vào từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thu nhập chịu thuế theo quy định tại khoản 2 Điều 7 là “doanh thu trừ các khoản chi
được trừ của hoạt động sản xuất, kinh doanh cộng thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận
được ở ngoài Việt Nam”.
Quy định như trên là hợp lí vì:
- Để biết doanh nghiệp kinh doanh lời hay lỗ thì cần thực hiện phép trừ doanh thu với
vốn đầu vào để phục vụ kinh doanh. Nếu phép tính trên là số dương, chứng tỏ doanh
nghiệp kinh doanh có lời, có thu nhập, việc tính thuế thu nhập lúc này là hợp lí. Tránh
trường hợp xác định thu nhập chịu thuế trên doanh thu bởi doanh nghiệp nào kinh
doanh cũng có doanh thu nhưng không phải lúc nào cũng l ời, nếu doanh nghiệp lỗ mà
vẫn phải nộp thuế TNDN thì sẽ tạo ra sự bất hợp lí chỉ đảm bảo cho ngân sách nhà
nước nhưng không khuyến khích được kinh tế trong nước phát triển.
- Việc quy định doanh thu của doanh nghiệp bao gồm các khoản thu khác, kể cả thu
nhập ở ngoài Việt Nam là hợp lí. Vì không ít các tr ường h ợp các doanh nghi ệp đầu tư
vào lĩnh vực khác không liên quan đến lĩnh vực kinh doanh trong nước và ngoài nước
hoặc mở rộng thị trường ra quốc tế và có thu nhập thì nên được đưa vào doanh thu vì
số tiền đầu tư cũng chính là vốn mà doanh nghiệp kinh doanh được, liên quan mật
thiết đến hoạt động của doanh nghiệp.
63) Ý nghĩa của mã số thuế cá nhân trong việc quản lí thuế thu nhập cá
nhân?
Điều 27 NĐ 65/ 2013:
1. Cá nhân có thu nhập chịu thuế thực hiện đăng ký thuế để được cơ quan thuế cấp
mã số thuế cho bản thân và cho mỗi người phụ thuộc được giảm trừ gia cảnh.
2. Tổ chức, cá nhân trả thu nhập chịu thuế thực hiện đăng ký thuế để được cơ quan
thuế cấp mã số thuế. Trường hợp tổ chức, cá nhân trả thu nhập đã được cấp mã số
thuế trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục sử dụng mã số
đó.
🡪 Để thực hiện việc quản lý thuế: xác định đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu
thuế , quản lý doanh thu, thu nhập chịu thuế, việc sử dụng hoá đơn chứng từ, hoàn
thuế... của đối tượng nộp thuế , cơ quan thuế đã tiến hành việc cấp mã số thuế.
Cơ quan Thuế có trách nhiệm sử dụng mã số thuế để quản lý người nộp thuế và ghi
mã số thuế trên mọi giấy tờ giao dịch với người nộp thuế như: thông báo nộp thuế,
thông báo phạt, lệnh thu, các quyết định phạt hành chính thuế, biên bản kiểm tra về
thuế
64) So sánh chế độ miễn giảm trong thuế TNDN với chế độ miễn giảm
thuế TNCN?

Min gim trong thu TNDN Min gim trong thu TNCN

Thu nhập được miễn Điều 4 Điều 4


thuế
Theo từng lĩnh vực mà
chế độ miễn giảm khác
nhau hay trong thời gian
Theo ngun gc tài sn t các mi quan h xã hi, s khuy
nhất định

Không xét thi gian


Thi gian min thu, gim thu

Nhóm ưu đãi về thơi gian


miễn giảm thuế vẫn phải
chịu mức thuế suất
thông thường là 25%. Việc
miễn, giảm thuế được
tính trên toàn bộ hoặc tỷ
lệ % số tiền thuế phải
nộp vào ngân sách nhà
nước.

Gim thu Điều 16, 17 Luật thuế Điều 5 Luật thuế TNCN
TNDN
Gim thu Nhằm thực hiện chính Đối tượng nộp thuế gặp
sách lao động và việc làm, khó khăn do thiên tai, hoả
khuyến khích các doanh hoạn, tai nạn, bệnh hiểm
nghiệp sử dụng lao động nghèo ảnh hưởng đến
nữ và lao động là người khả năng nộp thuế 🡪
dân tộc thiểu số, điều 15 được xét giảm thuế tương
Luật thuế thu nhập doan ứng với mức độ thiệt hại
nghiệp năm 2008 quy nhưng không vượt quá số
định: thuế phải nộp.
- Doanh nghiệp sản xuất,
xây dựng, vận tải sử dụng
nhiều lao động nữ được
giảm thuế thu nhập
doanh nghiệp bằng số
chi thêm cho lao động nữ.
- Doanh nghiệp sử dụng
nhiều lao động là người
dân tộc thiểu số được
giảm thuế thu nhập
doanh nghiệp bằng số
chi thêm cho lao động là
người dân tộc thiểu số

65) Xác định nghĩa vụ thuế TNDN trong trường hợp doanh nghiệp kinh
doanh thua lỗ? So sánh tính huống này với cá nhân không thu nhập?
Trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ thì các kho ản l ỗ đó s ẽ đ ược kết
chuyển để khấu trừ vào thu nhập tính thuế ở kỳ tính thuế tiếp theo theo quy định
của khoản 1 Điều 7 Luật Thuế TNDN và khoản 10 Điều 1 Luật Thuế TNDN sửa đổi bổ
sung.
“1. Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu
thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước.”
Mặc khác, theo Điều 6 Nghị định 218/2013 thì sau khi kho ản l ỗ đó đ ược kết chuyển để
tiến hành khấu trừ vào phần thu nhập chịu thuế của các hoạt động kinh doanh có
thu nhập mà DN lựa chọn. Sau đó sau khi xác đ ịnh đ ược phần thu nhập chịu thuế đã
được bù trừ thì nó được áp dụng mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp của hoạt động
kinh doanh còn thu nhập
Trường hợp chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng dự án đầu
tư (trừ dự án thăm dò, khai thác khoáng sản), chuyển nhượng bất động sản nếu bị lỗ thì
số lỗ này được bù trừ với lãi của hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ tính thuế.
So sánh với trường hợp cá nhân không có thu nh ập:
Cá nhân không có các loại thu nhập được liệt kê tại Điều 3 Luật Thuể thu nhập cá nhân
được pháp luật xem là người phụ thuộc và được nhận nuôi bởi một người nộp thuế khác
đủ điều kiện. Theo khoản 4 Điều 1 Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi bổ sung thì
mức giảm trừ được chuyển qua cho người nuôi dưỡng cá nhân không có thu nhập vì cá
nhân không có thu nhập không có thu nh ập đ ể khấu trừ và thu nhập này được chuyển
sang để giảm trừ cho người nuôi dưỡng dưới dạng giảm trừ gia cảnh trong một lần. Và
mức giảm trừ là cố định: 3,6 triệu/tháng cho mỗi người phụ thuộc, chứ không phụ thu ộc
vào thực tế như trường hợp doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ.

66) Phân tích nguyên tc khu tr ti ngun trong thu TNCN? Ti sao trong thu TNDN không áp dng nguyên tc

Bản chất của thuế TNCN là thuế trực thu. Do đó, nhằm tránh hiện tượng trốn
thuế, tránh thuế (vốn dễ phát sinh đối với người chịu thuế trực thu), hình thức thu
thuế tại nguồn (khấu trừ thuế tại nguồn) ra đời. Theo đó, các doanh nghiệp sẽ
không trả toàn bộ số lương ghi trong hợp đồng lao động đối với các lao động có mức
lương đủ điều kiện nộp thuế thu nhập cá nhân mà sẽ chỉ trả phần lương đã khấu trừ
thuế thu nhập tương ứng của từng lao động để nộp cho cơ quan thuế. Phần lương được
khấu trừ đó thực chất chính là phần tiền thuế TNCN các lao động của DN đó phải
nộp, nhưng nhờ vào nguyên tắc khấu trừ tại nguồn, người lao động không phải tự
mình đi nộp thuế thu nhập và Nhà nước còn hạn chế hiện tượng trốn thuế.
Mục đích khấu trừ tại nguồn trong thuế TNCN thể hiện nhà nước muốn chia sẻ một
phần gánh nặng cho cá nhân cư trú để họ tái lao động sản xuất, nuôi dưỡng, chăm sóc
những người phụ thuộc nhưng với doanh nghiệp không có gánh n ặng nh ư trên. Ngoài ra,
cá nhân khi đóng góp từ thiện nhân đạo cũng được giảm trừ tại nguồn còn doanh nghiệp
thì được khấu trừ trong chi phí hợp lý được trừ nên có thể nói thuế TNDN không cần
phải áp dụng nguyên tắc này vì không những vì lý do phân tích ở trên mà còn việc xác
định được phần thuế TNDN phức tạp hơn thuế TNCN
67) Phân tích nội dung quy định giảm trừ gia cảnh?
“1. Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế
đối với thu nhập tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú.
Giảm trừ gia cảnh gồm hai phần sau đây:
a) Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng (108 triệu
đồng/năm);
b) Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng.
Trường hợp chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động trên 20% so với thời điểm Luật có
hiệu lực thi hành hoặc thời điểm điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh gần nhất thì Chính
phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại
khoản này phù hợp với biến động của giá cả để áp cho kỳ tính thuế tiếp theo.”
2. Việc xác định mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc thực hiện theo nguyên
tắc mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một đối tượng nộp thuế.
3. Người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng, bao
gồm:
a) Con chưa thành niên; con bị tàn tật, không có khả năng lao động;
b) Các cá nhân không có thu nhập hoặc có thu nh ập không v ượt quá m ức quy đ ịnh, bao
gồm con thành niên đang học đại học, đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề;
vợ hoặc chồng không có khả năng lao động; bố, mẹ đã hết tuổi lao động hoặc không
có khả năng lao động; những người khác không nơi nương tựa mà ng ười n ộp thuế phải
trực tiếp nuôi dưỡng.
Chính phủ quy định mức thu nhập, kê khai để xác định người phụ thuộc được tính giảm
trừ gia cảnh.”
Nền kinh tế thị trường phát triển dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo và sự khác biệt về
nhu cầu tiêu dùng giữa các cá nhân có thu nhập. Đồng thời sự khác biệt giữa vùng
miền (thành thị và nông thôn) tác động đến mức sống khác nhau của những người có
thu nhập khác nhau. Do đó, quy định về giảm trừ gia cảnh phải phù hợp với thực tế,
đảm bảo công bằng và hợp lí trong việc chia sẻ gánh nặng về thuế đối với cá nhân có
thu nhập. Theo quy định của pháp luật, đối tượng nộp thuế được giảm trừ cho chính
mình và cho những người phụ thuộc mà đối tượng nộp thuế trực tiếp nuôi dưỡng hoặc
cấp dưỡng. Mức giảm trừ được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu tình hình kết quả tăng
trưởng kinh tế, chính sách tiền lương, tiền công của nhà nước, tài liệu thống kê của
Nhà nước và các kết qủa điều tra xã hội học về thu nhập, chi tiêu thường xuyên của
các tầng lớp dân cư đã được công bố.
Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình hình thành trên cơ sở đan xen giữa
quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng. Do đó, mỗi cá nhân có
thể được nuôi dưỡng bởi nhiều cá nhân khác hoặc ngược lại. Vì vậy, nhằm đảm bảo
nguyên tắc công bằng trong việc nghĩa vụ thế, pháp luật quy định việc xác định giảm
trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc thực hiện theo nguyên tắc mỗi người phụ thuộc chỉ
được tính gảm trừ gia cảnh một lần vào một đối tượng thuế.
Có rất nhiều căn cứ để xác định người phụ thuộc: độ tuổi, khả năng lao động và thu
nhập thực tế của cá nhân được giả định là người phụ thuộc..Tuy nhiên, điều kiện tiên
quyết để xác định người phụ thuộc là trách nhiệm nuôi dưỡng c ủa đối tượng nôp thuế.
Chính những điều kiện phức tạp này mà việc xác định người phụ thuộc trên thực tế rất
khó khăn và mang tính chủ quan của người áp dụng.

68) Quyt toán thu TNCN: phng thc quyt toán, ni dung và h qu pháp lí?

Công văn 801 ngày 02/03/2016: “ II. HÌNH THC QUYT TOÁN THU TNCN
1. Cá nhân y quyn quyt toán thu qua t chc tr thu nhp

- Cá nhân có thu nhp t tin lng, tin côngy quyn cho t chc tr thu nhp quyt toán thu trong các trng hp sau:

+ Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở
lên tại một tổ chức trả thu nhập và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm uỷ quyền
quyết toán thuế (bao gồm cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm) thì
được ủy quyền quyết toán thuế tại tổ chức trả thu nhập đó đối với phần thu nhập do
tổ chức đó chi trả, kể cả trường hợp cá nhân đồng thời có thu nhập từ bảo hiểm nhân thọ
(trừ bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo
hiểm mà đã khấu trừ thuế TNCN 10%.
+ Trường hợp tổ chức trả thu nhập thực hiện việc tổ chức lại doanh nghi ệp (chia, tách,
hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi) và người lao động được điều chuyển từ tổ chức cũ đến
tổ chức mới (tổ chức được hình thành sau khi tổ chức lại doanh nghiệp), nếu trong năm
người lao động không có thêm thu nhập từ tiền lương, tiền công tại một nơi nào khác
thì được uỷ quyền quyết toán cho tổ chức mới quyết toán thuế thay đối với cả phần
thu nhập tổ chức cũ chi trả. Trường hợp điều chuyển người lao động giữa các tổ chức
trong cùng một hệ thống như: Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty mẹ - con, Tr ụ s ở chính
và chi nhánh thì cũng được áp dụng nguyên tắc ủy quyền quyết toán thuế như đối
với trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp.
+ Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở
lên tại một tổ chức trả thu nhập, đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình
quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng đã được đơn vị trả thu nhập khấu trừ
thuế theo tỷ lệ 10% nếu cá nhân không có yêu cầu quyết toán thuế đối với thu
nhập vãng lai thì được ủy quyền quyết toán tại tổ chức trả thu nhập ký hợp đồng lao
động từ 03 tháng trở lên. Nếu cá nhân có yêu cầu quyết toán thuế đối với thu nhập
vãng lai thì cá nhân trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế.
Ví dụ 1: Năm 2015, Bà A có thu nhập từ tiền lương theo hợp đồng lao động dài hạn tại
Công ty X, đồng thời có thu nhập vãng lai tại các n ơi khác là 90 tri ệu đồng đã khấu
trừ thuế TNCN 10%. Như vậy, thu nhập vãng lai bình quân tháng trong năm 2015 của
Bà A nhỏ hơn 10 triệu đồng (90 triệu đồng : 12 tháng = 7,5 triệu đồng/tháng), nếu
Bà A thuộc diện phải quyết toán thuế và không có yêu cầu quyết toán thuế đối với
thu nhập vãng lai thì Bà A ủy quyền quyết toán thuế năm 2015 cho Công ty X. Công
ty X chỉ quyết toán thuế thay Bà A đối với phần thu nhập do Công ty X trả.

- Cá nhâny quyn cho t chc tr thu nhp quyt toán thay theo mu s
02/UQ-QTT-TNCN 92/2015/TT-BTC ngày
15/6/2015 của Bộ Tài chính, kèm theo bản chụp hóa đ ơn, ch ứng t ừ ch ứng minh đóng góp
từ thiện, nhân đạo, khuyến học (nếu có).
Trường hợp tổ chức trả thu nhập có số lượng lớn người lao động ủy quyền quyết toán
thuế thì tổ chức trả thu nhập có thể lập danh sách các cá nhân ủy quyền trong đó
phản ánh đầy đủ các nội dung tại mẫu số 02/UQ-QTT-TNCN
92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính, đồng thời cam kết tính chính
xác, trung thực và chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu, nội dung trong danh
sách.
2. Cá nhân quyt toán thu trc tip vi c quan thu
- Cá nhân đảm bảo điều kiện được ủy quyền cho tổ chức trả thu nhập quyết toán thuế
theo hướng dẫn tại Điểm 1 nêu trên nhưng đã được tổ chức trả thu nhập cấp chứng từ
khấu trừ thuế TNCN thì không ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức trả thu nhập
(trừ trường hợp tổ chức trả thu nhập đã thu hồi và hủy chứng từ khấu trừ thuế đã cấp
cho cá nhân).
- Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công không đảm bảo điều kiện được ủy
quyền cho tổ chức trả thu nhập quyết toán thuế theo hướng dẫn tại Điểm 1 nêu trên,
nhưng thuộc diện phải quyết toán thuế TNCN theo quy định thì trực tiếp quyết toán
thuế với cơ quan thuế trên toàn bộ thu nhập phát sinh trong năm, cụ thể một số
trường hợp không ủy quyền quyết toán thuế TNCN như sau:
+ Cá nhân chỉ có thu nhập vãng lai đã khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% (kể cả trường hợp
có thu nhập vãng lai duy nhất tại một nơi) thì cá nhân không uỷ quyền quyết toán.
+ Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở
lên tại một đơn vị, đồng thời có thu nhập vãng lai chưa khấu trừ thuế (bao gồm
trường hợp chưa đến mức khấu trừ và đã đến mức khấu trừ nhưng không khấu trừ)
thì cá nhân không ủy quyền quyết toán thuế.
Ví dụ 2: Năm 2015, Ông B có thu nhập từ tiền lương theo hợp đồng lao động trên 03
tháng tại Công ty M, tháng 3/2015 ông B có thu nh ập vãng lai t ại Công ty N là 20 tri ệu
đồng đã khấu trừ thuế 10%, tháng 10/2015 ông B có thu nhập vãng lai tại Công ty K là
1,5 triệu đồng chưa đến mức khấu trừ thuế. Như vậy, trong năm 2015 Ông B có
một khoản thu nhập chưa khấu trừ thuế, nếuÔng B thuộc diện quyết toán thuế thì
Ông B không ủy quyền quyết toán tại Công ty M, mà trực tiếp quyết toán thuế với
cơ quan thuế.
3. Trường hợp điều chỉnh sau khi đã ủy quyền quyết toán thuế
Cá nhân sau khi đã ủy quyền quyết toán thuế, tổ chức trả thu nhập đã thực hiện
quyết toán thuế thay cho cá nhân, nếu phát hiện cá nhân thuộc diện trực tiếp quyết
toán thuế với cơ quan thuế thì tổ chức trả thu nhập không điều chỉnh lại quyết toán
thuế TNCN của tổ chức trả thu nhập, chỉ cấp chứng từ khấu trừ thuế cho cá nhân
theo số quyết toán và ghi vào góc dưới bên trái của chứng từ khấu trừ thuế nội
dung: “Công ty … đã quyết toán thuế TNCN thay cho Ông/Bà …. (theo ủy quyền) tại
dòng (số thứ tự) … của Phụ lục Bảng kê 05-1/BK-TNCN” để cá nhân trực tiếp quyết
toán thuế với cơ quan thuế”.
Thông t 92/2015 : “a.3)Khai quyt toán thu
Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm khai quyết toán
thuếnếu có số thuế phải nộp thêm hoặc có số thuế nộp thừa đề nghị hoàn hoặc
bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo trừ các trường hợp sau:
- Cá nhân có số thuế phải nộp nhỏ hơn số thuế đã tạm nộp mà không có yêu cầu
hoàn thuế hoặc bù trừ thuế vào kỳ sau.
- Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 (ba) tháng
trở lên tại một đơn vị mà có thêm thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong
năm không quá 10 (mười) triệu đồng, đã được đơn vị trả thu nhập khấu trừ thuế tại
nguồn theo tỷ lệ 10% nếu không có yêu cầu thì không quyết toán thuế đối với
phần thu nhập này.
- Cá nhân được người sử dụng lao động mua bảo hi ểm nhân th ọ (tr ừ b ảo hi ểm h ưu trí t ự
nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm mà người sử dụng
lao động hoặc doanh nghiệp bảo hiểm đã khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ
10% trên khoản tiền phí bảo hiểm tương ứng với phần người sử dụng lao động mua
hoặc đóng góp cho người lao động theo hướng dẫn t ại kho ản 2 Điều 14 Thông tư số
92/2015/TT-BTC thì không phải quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.
a.4) y quyn quyt toán thu
a.4.1) Cá nhân có thu nhp t tin lng, tin công y quyn cho t chc, cá nhân tr thu nhp quyt toán thu thay trong các trng

- Cá nhân chỉ có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 (ba)
tháng trở lên tại một tổ chức, cá nhân trả thu nhập và thực tế đang làm việc tại đó vào
thời điểm ủy quyền quyết toán thuế, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 (mười hai)
tháng trong năm.
- Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 (ba) tháng
trở lên tại một tổ chức, cá nhân trả thu nhập và thực tế đang làm việc tại đó vào thời
điểm ủy quyền quyết toán thuế, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 (mười hai)
tháng trong năm, đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong
năm không quá 10 triệu đồng đã được đơn vị trả thu nhập khấu trừ thuế 10% mà
không có yêu cầu quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.
- Cá nhân là người lao động được điều chuyển từ tổ chức cũ đến tổ chức mới trong
trường hợp tổ chức cũ thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi doanh
nghiệp. Cuối năm người lao động có ủy quyền quyết toán thuế thì tổ chức mới phải
thu lại chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân do tổ chức cũ đã cấp cho người lao
động (nếu có) để làm căn cứ tổng hợp thu nhập, số thuế đã khấu trừ và quyết toán
thuế thay cho người lao động.
a.4.2) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập chỉ thực hiện quyết toán thuế thay cho cá nhân
đối với phần thu nhập từ tiền lương, tiền công mà cá nhân nhận được từ tổ chức, cá
nhân trả thu nhập. Trường hợp tổ chức chi trả sau khi thực hiện chia, tách, h ợp nhất,
sáp nhập, chuyển đổi doanh nghiệp và thực hiện quyết toán thuế theo ủy quyền của
người lao động được điều chuyển từ tổ chức cũ sang thì tổ chức mới có trách nhiệm
quyết toán thuế đối với cả phần thu nhập do tổ chức cũ chi trả.
a.5) Nguyên tắc khai quyết toán thuế đối với một số trường hợp như sau:
- Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công trong trường hợp số ngày có mặt
tại Việt Nam tính trong năm dương lịch đầu tiên dưới 183 ngày, nhưng tính trong 12
(mười hai) tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam là từ 183 ngày trở lên.
+ Năm tính thuế thứ nhất: khai và nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là ngày
thứ 90 (chín mươi) kể từ ngày tính đủ 12 (mười hai) tháng liên tục.
+ Từ năm tính thuế thứ hai: khai và nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là ngày
thứ 90 (chín mươi) kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.
- Trường hợp cá nhân cư trú là người nước ngoài kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt
Nam khai quyết toán thuế với cơ quan thuế trước khi xuất cảnh theo hướng dẫn về
hồ sơ khai quyết toán thuế tại điểm b.2 khoản này.
Trường hợp cá nhân cư trú là người nước ngoài kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt
Nam nhưng trước khi xuất cảnh chưa làm thủ tục quyết toán thuế với cơ quan thuế
thì có thể ủy quyền theo quy định của Bộ luật dân sự cho đơn vị trả thu nhập ho ặc t ổ
chức, cá nhân khác quyết toán thuế theo quy định nếu tổ chức, cá nhân đó cam kết
chịu trách nhiệm với cơ quan thuế về số thuế thu nhập cá nhân phải nộp của cá nhân
theo quy định. Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân trong trường
hợp này chậm nhất là ngày thứ 45 (bốn mươi lăm) kể từ ngày cá nhân xuất cảnh.
- Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công đồng thời thuộc diện xét giảm
thuế do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo thì không ủy quyền quyết toán
thuế mà cá nhân tự khai quyết toán thuế kèm theo hồ sơ xét giảm thuế theo hướng
dẫn tại khoản 1 Điều 46 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài
chính”.
69) Phân tích nghĩa vụ thuế trong trường hợp các nhân chuyển nhượng bất
động sản?
- Cá nhân có thể sẽ nộp thuế TNCN theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật thuế
TNCN: “Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bao gồm:
a) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
b) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở
c) Thu nhập chuyển nhượng quyền thuê đất, quyền thu mặc nước
d) Các khoản thu nhập khác nhận được từ chuyển nhượng bất động sản dưới mọi hình
thức ”.
- Nếu cá nhân này thỏa mãn các điều kiện luật định tại khoản 1, khoản 2 Điều 4 Luật
thuế TNCN thì việc chuyển nhượng bất động sản trên của các nhân được miễn thuế
TNCN:
”1. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con
đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ
với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngo ại; anh, ch ị, em
ruột với nhau.
2. Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với
đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất”.
70) So sánh nghĩa vụ thuế thu nhập của doanh nghiệp và cá nhân đối với
thu nhập chuyển nhượng vốn
Giống: - Đều là những khoản thu nhập không thường xuyên, và chủ yếu của cá nhân,
doanh nghiệp.
- Đối với cá nhân, doanh nghiệp, trừ chuyển nhượng chứng khoáng được xác đ ịnh bằng
tổng số tiền thu theo hợp đồng chuyển nhượng trừ giá mua phần vốn được chuyển
nhượng trừ chi phí liên quan trực tiếp đến việc chuyển nhượng.
Nghĩa vụ thuế thu nhập của doanh Nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân đối
nghiệp đối với thu nhập chuyển vốn với thu nhập chuyển vốn
Được xếp vào loại thu nhập khác, không Được xếp vào loại thu nhập không thường
phải thu từ hoạt động sản xuất, kinh xuyên của cá nhân, không phải thu nhập từ
doanh của doanh nghiệp và được dùng để tiền lương, tiền công của cá nhân và được
xác định thu nhập chịu thuế (khoản 2 tính vào thu nhập tính thuế (khoản 4
Điều 3 Luật thuế TNDN) Điều 3 Luật TNCN)
Thu nhập chuyển nhượng vốn của doanh Thu nhập chuyển nhượng vốn của cá nhân
nghiệp bao gồm thu nhập từ việc chuyển bao gồm: thu nhập chuyển nhượng phần
nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn vốn từ các tổ chức kinh tế, thu nhập
đã đầu tư vào doanh nghiệp, kể cả trương chuyển nhượng chứng khoán, thu nhập
hợp bán doanh nghiệp, chuyển nhượng chuyển nhượng vốn dưới các hình thức
chứng khoán, chuyển nhượng góp vốn và khác (khoản 4 Điều 3 Luật thuế TNCN)
hình thức chuyển nhượng vốn khác theo
quy định pháp luật (điểm a khoản 2 Điều
3 NĐ 218/2013)
Đối với hoạt động chuyển nhượng chứng
khoán, thu nhập chịu thuế được xác định
Trng hp doanh nghip thc hin phát hành c phiu thì phn chênh lch gia giá phát hành và mnh giá không tính thu th
là giá chuyển nhượng từng lần.
Đối với cá nhân không cư trú thu nhập
Trường hợp doanh nghiệp tiến hành chia thu nhập từ chuyển nhượng vốn đầu tư
tách, hợp nhất, sáp nhập mà thực hiện được xác định bằng tổng số tiền mà cá
hoán đổi cổ phiếu tại thời điểm chia tách, nhân không cư trú nhận được từ việc
hợp nhất, sáp nhập nếu phát sinh thu chuyển nhượng vốn tại tổ chức, cá nhân
nhập thì phần thu nhập này phải chịu Việt Nam nhân với thuế suất 0.1% không
thuế thu nhập doanh nghiệp. phân biệt nơi chuyển nhượng.
Trường hợp doanh nghiệp có chuyển Đối với cá nhân thường trú thu nhập từ
nhượng chứng khoán không nhận bằng chuyển nhượng vốn đầu tư được xác định
tiền mà nhận bằng tài sản, lợi ích vật bằng giá bán trừ giá mua và các khoản chi
chất khác (như: cổ phiếu, chứng chỉ quỹ) phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu
có phát sinh thu nhập thì phải chịu thuế nhập từ chuyển nhượng vốn (đối với
thu nhập doanh nghiệp (điểm b khoản 3 chuyển nhượng chứng khoán thu nhập chịu
NĐ 218/2013) thuế được xác định là giá chuyển nhượng
từng lần.

71) Phân tích quy định về thu nhập chịu thuế từ từ thừa kế, quà tặng?
Trong các trường hợp thông thường, không có mối quan hệ hệ nhân gia đình thì người
nhận thừa kế phải nộp thuế thu nhập cá nhân, theo quy định tại Điều 23,24,25:
”Điều 23: Thu nhập tính thuế từ nhận thừa kế, quà tặng
1. Thu nhập tính thuế từ nhận thừa kế, quà tặng là phần giá trị tài sản thừa kế, quà
tặng, bao gồm: Bất động sản, tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử
dụng, kể cả chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh vượt
trên 10 triệu đồng mà nộp thuế nhận theo từng lần phát sinh.
2. Việc xác định thu nhập tính thuế đối với các loại tài sản nhận thừa kế, quà tặng phải
bảo đảm phù hợp với giá thị trường tại thời điểm phát sinh thu nhập, trong đó:
a) Đối với chứng khoán là tài sản nhận thừa kế, nhận quà tặng:
- Thu nhập tính thuế được xác định căn cứ theo giá tham chiếu tại Sở Giao dịch chứng
khoán tại ngày nhận thừa kế, nhận quà tặng hoặc ngày gần nhất trước đó;
- Đối với chứng khoán chưa được giao dịch tại Sở Giao d ịch ch ứng khoán, thu nh ập tính
thuế được xác định căn cứ vào giá trị ghi trên sổ sách kế toán của công ty có chứng
khoán tại ngày nhận thừa kế, nhận quà tặng hoặc ngày gần nhất trước đó.
b) Đối với phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh: Căn cứ vào trị giá
phần vốn ghi trên sổ sách của tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh tại thời điểm nhận
thừa kế, nhận quà tặng hoặc ngày gần nhất trước đó;
c) Đối với bất động sản:
- Phần trị giá đất được xác định căn cứ theo Bảng giá đất do Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh quy định tại thời điểm nhận thừa kế, nhận quà tặng;
- Phần trị giá nhà, kết cấu hạ tầng và công trình kiến trúc gắn liền với đất được
xác định theo giá tính lệ phí trước bạ nhà do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không có quy định giá tính lệ phí trước bạ nhà thì
căn cứ vào quy định của Bộ Xây dựng về phân loại nhà, về tiêu chuẩn, về định mức
xây dựng cơ bản; giá trị còn lại thực tế của công trình trên đất.
d) Đối với tài sản khác: Căn cứ vào giá tính lệ phí trước bạ của tài sản đó hoặc tài sản
cùng loại (nếu có). Trường hợp cá nhân nhận thừa kế, quà tặng là tài snar nhập khẩu và
cá nhân phải nộp các loại thuế liên quan đến nhập khẩu tài sản thì giá trị tài sản làm
căn cứ tính thuế là giá trị lệ phí trước bạ tại thời điểm đăng kí quyền sở hữu từ các
khoản thuế đã nộp ở khâu nhập khẩu.
Điều 24. Thời điểm xác định thu nhập tính thuế
1. Thời điểm xác định thu nhập tính thuế từ thừa kế là thời điểm cá nhân làm thủ tục
đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản nhận thừa kế.
2. Thời điểm xác định thu nhập tính thuế từ quà tặng là thời điểm cá nhân làm thủ tục
đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản là quà tặng nhận được.
Điều 25. Thuế suất
Thuế suất đối với thu nhập từ thừa kế, quà tặng là 10% trên thu nhập tính thuế”.
Nếu bên nhận thừa kế và bên để lại di sản thừa kế, tặng cho có mối quan hệ huyết
thống, hôn nhân gia đình thì khi chuyển nhượng bất động sản được miễn thuế: “Thu
nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với
con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ
vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngo ại, bà ngo ại v ới cháu ngo ại; anh, ch ị,
em ruột với nhau”. Tuy nhiện, người nhận được di sản thừa kế, quà tặng phải có nghĩa vụ
đăng kí và kê khai thu nhập khi thực hiện hành vi làm phát sinh thu nhập. Vi ệc xác đ ịnh
khoản thu nhập được miễn thuế vừa thể hiện chính sách ưu đãi về thuế vừa đảm bảo
khả năng kiểm soát thu nhập thực tế, hạn chế thất thu.
72) Đối tượng nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp?
Được quy định tại Điều 4 Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
”1. Người nộp thuế là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất thuộc đối
tượng chịu thuế quy định tại Điều 2 của Luật này.
2. Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là
Giấy chứng nhận) thì người đang sử dụng đất là người nộp thuế.
3. Người nộp thuế trong một số trường hợp cụ thể được quy định như sau:
a) Trường hợp được Nhà nước cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư thì người thuê
đất là người nộp thuế;
b) Trường hợp người có quyền sử dụng đất cho thuê đất theo hợp đồng thì người nộp
thuế được xác định theo thỏa thuận trong hợp đồng. Trường hợp trong hợp đồng
không có thoả thuận về người nộp thuế thì người có quyền sử dụng đất là người nộp
thuế;
c) Trường hợp đất đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng đang có tranh chấp thì trước
khi tranh chấp được giải quyết, người đang sử dụng đất là người nộp thuế. Việc nộp
thuế không phải là căn cứ để giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất;
d) Trường hợp nhiều người cùng có quyền sử dụng một thửa đất thì người nộp thuế
là người đại diện hợp pháp của những người cùng có quyền sử dụng thửa đất đó;
đ) Trường hợp người có quyền sử dụng đất góp vốn kinh doanh bằng quyền sử dụng
đất mà hình thành pháp nhân mới có quyền sử dụng đất thuộc đối tượng chịu thuế
quy định tại Điều 2 của Luật này thì pháp nhân mới là người nộp thuế”
73)Xác định nghĩa vụ nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trong trường
hợp tổ chức, cá nhân được giao đất mà cho thuê đất?
Theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 4 Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp:
“ Trường hợp người có quyền sử dụng đất cho thuê đất theo hợp đồng thì người nộp
thuế được xác định theo thỏa thuận trong hợp đồng. Trường hợp trong hợp đồng
không có thoả thuận về người nộp thuế thì người có quyền sử dụng đất là người nộp
thuế”
74) Cơ sở xác định chủ thể sử dụng đất có nghĩa vụ nộp thuế sử dụng đất phi
nông nghiệp hay thuế sử dụng đất nông nghiệp?
- Quyền sở hữu đất (có thể có hay không có Giấy chứng nhận, nếu không phải
thỏa mãn điều kiện dưới đây).
- Có hành vi sử dụng đất trên thực tế. Riêng đối với đất nông nghiệp, Hộ được
giao quyền sử dụng đất nông mà không sử dụng vẫn phải nộp thuế sử
dụng đất nông nghiệp
- Một số trường hợp cụ thể khác: Có sự thỏa thuận giữa các bên thuê, pháp nhân
(góp vốn bằng quyền sử dụng đất…)
75) Phân tích ý nghĩa của quyền sử dụng đất hợp pháp được nhà nước công
nhận trong việc điều tiết thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và thuế sử
dụng đất nông nghiệp và thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất?
Quyền sử dụng đất hợp pháp được biết đến là quyền của cá nhân, hộ gia đình, tổ
chức được luật pháp công nhận. Theo đó, đây là mực thước cơ bản nhất, điều kiện tiên
quyết để xác định một công dân có thể phát huy quyền sử dụng của họ đối với mảnh
đất cụ thể hay không, đồng thời song song với quyền đó (đã được công nhận và bảo vệ
bởi pháp luật) là nghĩa vụ nộp thuế tương ứng cho hành vi sử dụng và khai thác mảnh
đất đó cho Nhà nước, bao gồm thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và thuế sử dụng
đất nông nghiệp và thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất. Nhờ vào những căn
cứ hành chính pháp lý như Giấy chứng nhận cho quyền sử dụng đất hợp pháp mà Nhà
nước có thể dễ dàng quản lý việc thu các thuế, từ đó đưa ra hướng điều tiết các sắc
thuế cho phù hợp với tình hình xã hội hơn.
Thuế sử dụng đất phi Thuế sử dụng đất Thuế thu nhập từ
nông nghiệp nông nghiệp chuyển quyền sử dụng
đất
Tổ chức, cá nhân, hộ gia Căn cứ để xác định đối Nhà nước công nhận
đình có quyền sử dụng tượng nộp thuế sử dụng quyền sử dụng đất của cá
đất khi cá chủ thể trên nông nghiệp là hành vi sử nhân, tổ chức để thu thuế
được cơ quan nhà nước có dụng đất nông nghiệp, thu nhập từ chuyển quyền
thẩm quyền cấp Giấy hoặc việc được nhà nước sử dụng đất có ý nghĩa rất
chứng nhận quyền sử dụng giao đất vào sản xuất quan trong đối với các chủ
đất hoặc chi thuê đất. nông nghiệp cho các tổ thể trên. Vì thuế thu nhập
Theo đó, nếu sau khi được chức, cá nhân, hộ gia đình. đánh trên thu nhập có được
cấp Giấy chứng nhận Trường hợp, cá nhân, tổ của cá nhân, tổ chức từ các
quyền sử dụng đất mà chủ chức được giao đất nông hoạt động kinh doanh, làm
thể này không sử dụng thì nghiệp mà không sử dụng thuê, làm công và các hoạt
vẫn phải nộp thuế. Quy đất vẫn là đối tượng nộp động khác làm phát sinh
định này nhằm bảo vệ quỹ thuế sử dụng đất nông thu nhập. Nhưng để các chủ
đất, đảm bảo việc sử dụng nghiệp. Nói cách khác, nếu thể trên có thể chuyển
đất phi nông nghiệp một đã được cơ quan nhà nước nhượng được quyền sử
cách hiệu quả, tránh lãng có thẩm quyền cấp giấy dụng đất, họ bắt buộc
phí tài sản thuộc sỏ hữu nhà chứng nhận sử dụng đất phải là chủ thể được nhà
nước. Trong trường hợp, tổ nông nghiệp thì nộp thuế nước công nhận quyền sử
chức, cá nhân, hộ gia đình theo much đích sử dụng dụng đất, từ đó họ mới
chưa có quyền sử dụng đất đã ghi nhận trong thực hiện được các thủ tục
đất thì người đang trực giấy chứng nhận; nếu tiếp theo. Nếu nhà nước
tiếp sử dụng là người nộp chưa có giấy chứng nhận thu thuế thu nhập từ việc
thuế. Trong trường hợp quyền sử dụng đất thì chuyển nhượng quyền sử
đang có tranh chấp thì nộp thuế theo hiện trạng dụng đất bất hợp pháp
trước khi tranh chấp được đất đang sử dụng; nếu của các chủ thể trên thi coi
giải quyết, người đang trực đất đang có tranh chấp như nhà nước thừa nhận
tiếp sử dụng đất là người thì người đang trực tiếp sử quyền sử dụng đất của họ
nộp thuế nhưng việc nộp dụng đất la người phải nộp là hợp pháp, dẫn tới gây
thuế này không là căn cứ thuế, nếu đất tranh thiệt hại cho người thực sự
để giải quyết tranh chấp chấp chưa có người sử có quyền sử dụng đất,
về quyền sử dụng đất. dụng thì người có quyền sử không giống với việc công
Quy định này thể hiện rõ dụng đất hợp pháp sau khi nhận quyền sử dụng đất
bản chất của thuế sử dụng giải quyết tranh chấp là để đánh thuế sử dụng đất
đất phi nong nghiệp là người có nghĩa vụ phải nộp (phi) nông nghiệp vì bản
đánh vào hành vi sử dụng thuế. chất của hai săc thuế này
đất. Theo đó, các tổ chức, khác với thuế thu nhập.
hộ gia đình, cá nhân đã có
hành vi sử dụng đất trên
thực tế, đã được hưởng hoa
lợi từ đất thì phải có nghĩa
vụ nộp thuế cho nhà nước
cho dù hành vi này không
hợp pháp hoặc chưa hợp
pháp và không đồng nghĩa
với nhà nước thừa nhận tính
hợp pháp của việc sử dụng
đất mà nhầm tránh thất
thu ngân sách nhà nước,
đảm bảo sự công bằng giữa
các chủ thể, đồng thời thực
hiện quản lí nhà nước đối
với sử dụng đất phi nông
nghiệp.

76) Xác định đối tượng nộp thuế sử dụng đất trong trường hợp đất đang
có tranh chấp?
- Đối với đất phi nông ngiệp thì giải quyết theo điểm c khoản 3 Điều 4 Luật thuế sử
dụng đất phi nông nghiệp: “Trường hợp đất đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng
đang có tranh chấp thì trước khi tranh chấp được giải quyết, người đang sử dụng đất
là người nộp thuế. Việc nộp thuế không phải là căn cứ để giải quyết tranh chấp về
quyền sử dụng đất”. Trong trường hợp, đất phi nông nghiệp chưa có Giấy chứng
nhận quyền sử dụng thì cũng giải quyết như trên bởi họ đã nhận được lợi ích từ việc sử
dụng đất của nhà nước.
- Đối với đất nông nghiệp thì nếu đất đang có tranh chấp thì người đang trực tiếp
sử dụng đất là người phải nộp thuế, nếu đất tranh chấp chưa có người sử dụng thì
người có quyền sử dụng đất hợp pháp sau khi giải quyết tranh chấp là người nộp
thuế
77) Người sử dụng tài nguyên có phải là đối tượng nộp thuế tài nguyên
không? Vì sao?
Không. Người sử dụng tài nguyên không là đối tượng nộp thuế tài nguyên vì hành vi
của họ là hành vi tiêu dùng tài nguyên, chỉ tổ chức, cá nhân có hành vi khai thác tài
nguyên thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên theo quy định tại Điều 3 Luật thuế tài
nguyên.
78) Phân tích ý nghĩa của việc quy định miễn giảm thuế tài nguyên/ thuế sử
dụng đất phi nông nghiệp/ thuế sử dụng đất nông nghiệp hiện nay theo
pháp luật Việt Nam hiện hành?

Thu tài nguyên Thuế sử dụng đất Thuế sử dụng đất phi
nông nghiệp nông nghiệp
Thông qua chế độ miễn Ngoài vai trò cơ bản của một Theo quy định của Luật
giảm thuế tài nguyên, Nhà sắc thuế là tạo nguồn thuế sử dụng đất phi
nước thể hiện quan điểm, thu cho Nhà nước, quản lí nông nghiệp, trong một
chính sách quản lí đối với hoạt động sử dụng đất số trường hợp nhất định,
một số trường hợp khai nông nghiệp, thuế sử dụng người nộp thuế sẽ được
thác tài nguyên thiên nhiên, đất nông nghiệp cong miễn hoặc giản một phần
cụ thể tạo điều kiện thuân hướng tới mục tiêu góp số thuế phải nộp. Mục
lợi cho các tổ chức, cá nhân phần xói đói, giảm nghèo, tiêu cơ bản của chính sách
khai thác tài nguyên gặp giúp nông dân phát triển miễn thuế, giảm thuế sử
khó khăn do thiên tại địch sản xuất và ổn định đời dụng đất phi nông nghiệp
họa; định hướng cho người sống, đồng thời khuyến là nhằ, thực hiện chính
dân trong việc khai thác tài khích các tổ chức, cá nhân sách xã hội (miễn, giảm
nguyên thiên nhiên, tránh sử dụng đất vào sản xuất thuế cho người nộp thuế
lãng phí, khai thác tràn lan nông nghiệp. Mặc khác, là các đối tượng chính
gây cạn kiệt nguồn tài hiện nay với sự phát triển sách như thương binh,
nguyên thiên nhiên quốc mạnh mẽ của nền kinh tế bệnh binh, anh hùng lực
gia; hoặc thực hiện miên thị trường, mở cửa hội nhập lượng vũ trang, thân nhân
thuế cho các trường hợp quốc tế làm cho quỹ đất liệt sĩ, các hộ gia đình…),
khai thác tài nguyên nhằm nông nghiệp càng ngày càng khuyến khích phát triển
phục vụ cho đời sống thu hẹp, thu nhập của nghề kinh tế, xã hội ở các vùng
hằng ngày cử người dân và nông so với các ngành khác kinh tế- xã hội khó khăn
được quy định cụ thể cá trong điều kiện nền kinh hay đặc biệt khó khăn và
trường hợp tại Điều 9 Luật tế rất thấp khiến người một số trường hợp khác
thuế tài nguyên dân không còn mặn mà với như miễn thuế cho việc sử
nghề nông, sãn sàng từ bỏ dụng đất trong lĩnh vực
đất để tìm việc khác. Vì vậy văn hóa, xã hội. Điều này
để khuyến khích người dân được quy định tại Điều 9,
trong sản xuất nông 10, 11 Luật thuế sử dụng
nghiệp, mặc khác hạn chế đất phi nông nghiệp.
tình trạng đầu cơ đất đai,
pháp luật thuế sử dụng
đất nông nghiệp quy định
nhiều chế đô miễn giảm
khác nhau từ Điều 19 đến
Điều 25 Luật thuế sử
dụng đất nông nghiệp

79) Phân tích s khác nhau v thm quyn x lý vi phm pháp lut thu cu c quan hành chính và c quan t pháp?

C quan hành chính C quan t pháp


Thm quyn x lý vi phm pháp lut thu
Các cơ quan hành chính Tòa án là cơ quan duy nhất
như cơ quan thuế các cấp, có thẩm quyền xứ lý hình
cơ quan hải quan, Ủy ban sự đối với những hành vi
nhân dân các cấp, cá nhân phạm pháp luật thuế có
có thẩm quyền được quy tính chất nguy hiểm cao và
định trong pháp luật hành bị truy cứu trách nhiệm
chính có thẩm quyền xử hình sự.
phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực thuế đối
với hành vi có mức độ nguy
hiểm chưa cao và chưa đến
mức truy cứu trách nhiệm
hành sự

80) Khái niệm vi phạm hành chính và x ử lý vi ph ạm hành chính trong lính
vực thuế? Hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế?
Khái niệm:
- Theo Khoản 1 Điều 2 Luật xử lývi phạm hành chính năm 2012 đã định nghĩa "vi phạm
hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định c ủa pháp
luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy đ ịnh c ủa pháp lu ật ph ải
bị xử phạt vi phạm hành chính.
- Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh v ực thuế là biện pháp cưỡng chế mang tính
chất quyền lực nhà nước áp dụng đối với những hành vi vi phạm trong lĩnh vực thuế
chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh thuế:
Quy định chị tiết tại Điều 3 NĐ129/2013: “
1. Phạt cảnh cáo
Phạt cảnh cáo áp dụng đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế không nghiêm trọng, có
tình tiết giảm nhẹ và theo quy định áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo.
2.Pht tin
a) Đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế:
Phạt tiền tối đa không quá 200 triệu đồng đối với người nộp thuế là tổ chức có
hành vi vi phạm thủ tục thuế. Mức phạt tiền tối đa đối với người nộp thuế là cá
nhân có hành vi vi phạm thủ tục thuế bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức theo
quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính.
Mức phạt tiền quy định tại các Điều 5, 6, 7, 8 và Điều 9 Nghị định này là mức phạt
tiền áp dụng đối với người nộp thuế là tổ chức, đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt
áp dụng đối với tổ chức. Đối với người nộp thuế là hộ gia đình áp dụng mức phạt tiền
như đối với cá nhân.
Khi phạt tiền, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm thủ tục thuế là mức
trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó; Đối với hành vi vi
phạm thủ tục thuế thì mỗi tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ được tính tăng hoặc giảm
20% mức phạt trung bình của khung phạt tiền.
Khi xác định mức phạt tiền đối với người nộp thuế vi phạm vừa có tình tiết tăng
nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ thì xem xét giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên
tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng. Sau khi giảm trừ
theo nguyên tắc trên, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm
xuống, nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung phạt tiền, nếu có tình
tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối
đa của khung phạt tiền.
b) Đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền
thuế được hoàn: Phạt 20% số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được hoàn đối với
hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được
hoàn, áp dụng đối với người nộp thuế là tổ chức và cá nhân.
c) Đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế: Phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế
trốn, gian lận. Mức phạt tiền quy định tại Điều 11 Nghị định này là mức phạt tiền áp
dụng đối với người nộp thuế là tổ chức, mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức
phạt áp dụng đối với tổ chức.
d) Phạt tiền tương ứng với số tiền không trích vào tài khoản của ngân sách nhà nước
đối với hành vi vi phạm theo quy định t ại Điều 12 Nghị định này”.
Kèm theo hai hình thức xử phạt chính, tùy theo tính chất, mức độ phạm vi, cá nhân tổ
chức vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như tịch thu tang v ật,
phương tiên được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
81)Dấu hiệu phân biệt hành vi trốn thuế với hành vi chậm nộp tiền thuế
và hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền phải nộp hoặc tăng số tiền
thuế được hoàn?

Hành vi khai sai dẫn


Hành vi trn thu Hành vi chm np tin thu
đến thiếu số tiền
phải nộp hoặc tăng số
tiền thuế được hoàn
Người nộp thuế không Theo quy định của pháp Là việc người nộp thuế đã
thực hiện nghĩa vụ thuế luật thuế thì chậm nộp phản ánh đầy đủ, trung
theo pháp luật quản lý tiền thuế là việc người thực các nghiệp vụ kinh tế
thuế qui định hoặc có thực nộp thuế có hành vi chậm làm phát sinh quyền,
hiện các nghĩa vụ thuế nộp tiền thuế so với thời nghĩa vụ trên sổ toán, hóa
nhưng bằng những nghiệp hạn quy định, thời hạn gia đơn, chứng từ nhưng khai
vụ kinh tế khác nhau để hạn nộp, thời hạn ghi trong sai dẫn đến thiếu số
làm tăng số tiền được thông báo của cơ quan quản tiền thuế phải nộp hoăc
hoàn, tăng số tiền được lý thuế thời hạn quyết tăng số tiền thuế được
miễn, giảm hoặc làm giảm định xử lí của cơ quan quản hoàn, nếu bị phát hiện thì
số tiền thuế phải nộp lí thuế hoặc người nộp phải nộp số tiền thuế
cho Ngân sách nhà nước. thuế khai sai dẫn đến làm khai thiếu, nộp lại số
Người nộp thuế cố tình, thiếu số tiền thuế phải tiền thuế được hoàn cao
cố ý thông qua các biện nộp hoặc không khai thuế hơn. Người nộp thuế
pháp, nghiệp vụ kinh tế nhưng đã tự giác khắc thường có thể thực hiện
nhằm làm sai lệch số phục hâu quả bằng cách hành vi xuất phát từ sự vô
tiền nộp thuế theo hướng nộp đủ số tiền thuế phải ý, nhầm lẫn hay sai sót
có lợi cho người nộp thuế nộp trước khi cơ quan có trong quá trình kê dẫn đến
thẩm quyền phát hiện làm sai lệch số tiền thuế
phải nộp

82) Xác định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh v ực thuế?
Quy định chi tiết tại Điều 2 NĐ129/2013: “
1. Đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế, thời hiệu xử phạt là 02 năm, kể từ ngày hành vi
vi phạm được thực hiện đến ngày ra quyết định xử phạt. Ngày thực hiện hành vi vi
phạm hành chính về thuế là ngày kế tiếp ngày kết thúc thời hạn phải thực hiện thủ
tục về thuế theo quy định của Luật quản lý thuế. Đối với trường hợp làm thủ tục về
thuế bằng điện tử thì ngày thực hiện hành vi vi phạm hành chính về thuế là ngày kế
tiếp ngày kết thúc thời hạn làm thủ tục theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
2. Đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình
sự, hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế
được hoàn thì thời hiệu xử phạt là 05 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm đến
ngày ra quyết định xử phạt.
Thời điểm xác định hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng
số tiền thuế được hoàn; hành vi trốn thuế, gian lận thuế là ngày tiếp theo ngày
cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế mà người nộp thuế thực
hiện khai thiếu thuế, hành vi trốn thuế, gian lận thuế hoặc ngày tiếp theo ngày cơ
quan có thẩm quyền ra quyết định hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế.
3. Đối với cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ
tục tố tụng hình sự, sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án nhưng
hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính về thuế thì trong thời hạn 03 ngày,
kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, cơ quan đã ra quyết định
đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án phải gửi quyết định và hồ sơ vụ việc cho cơ quan có
thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế. Trong trường hợp này, thời hiệu xử
phạt vi phạm áp dụng theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này. Thời gian cơ quan
tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính”.
83)Phân tích quy định thời hạn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực thuế? (không chắc chắn)
Thời hạn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế giống
như thời hạn thi hành quyết định xử phạt hành chính nói chung được quy định tại
Khoản 1 Điều 73 Luật xử lí vi phạm hành chính năm 2012: “Cá nhân, tổ chức bị xử phạt
vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ
ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường h ợp quyết định xử phạt vi
phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời
hạn đó”.

84) Hành vi vi phạm hành chính về thuế ở mức độ nguy hiểm hiểm có thể
chuyển hóa thành các tội hình sự nào?
Bên cạnh chế tài hành chính, khi các cá nhân có hành vi vi ph ạm có m ức đ ộ nguy hi ểm
trong lĩnh vực thuế thì họ còn có thể bị xử lí hình sự về Tội buôn lậu (Điều 153
BLHS1999); Tội trốn thuế (Điều 161 BLHS 1999); Tội tham ô tài sản (Điều 278
BLHS 1999); Tội nhận hối lộ (Điều 279 BLHS 1999); Tội lạm quyền khi thi hành công
vụ (Điều 282 BLHS 1999).
85)Phân tích quy định về thời hiệu xử phạt VPHC về thuế? Khi hết thời
hiệu xử phạt vi phạm hành chính thuế thì cơ quan có thẩm quyền có được
truy thu thuế không? Tại sao?
Thời hiệu xử phạt hành chính được quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 2 NĐ 129/2013:
“1. Đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế, thời hiệu xử phạt là 02 năm, kể từ ngày hành
vi vi phạm được thực hiện đến ngày ra quyết định xử phạt. Ngày thực hiện hành vi vi
phạm hành chính về thuế là ngày kế tiếp ngày kết thúc thời hạn phải thực hiện thủ
tục về thuế theo quy định của Luật quản lý thuế. Đối với trường hợp làm thủ tục về
thuế bằng điện tử thì ngày thực hiện hành vi vi phạm hành chính về thuế là ngày kế
tiếp ngày kết thúc thời hạn làm thủ tục theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
2. Đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình
sự, hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế
được hoàn thì thời hiệu xử phạt là 05 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm đến
ngày ra quyết định xử phạt.
Thời điểm xác định hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng
số tiền thuế được hoàn; hành vi trốn thuế, gian lận thuế là ngày tiếp theo ngày
cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế mà người nộp thuế thực
hiện khai thiếu thuế, hành vi trốn thuế, gian lận thuế hoặc ngày tiếp theo ngày cơ
quan có thẩm quyền ra quyết định hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế.
3. Đối với cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ
tục tố tụng hình sự, sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án nhưng
hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính về thuế thì trong thời hạn 03 ngày,
kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, cơ quan đã ra quyết định
đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án phải gửi quyết định và hồ sơ vụ việc cho cơ quan có
thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế. Trong trường hợp này, thời hiệu xử
phạt vi phạm áp dụng theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này. Thời gian cơ quan
tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính”
Khi hết thời hiệu xử phạt hành chính thì cơ quan có thẩm quyền vẫn truy thu thuế,
quy định chi tiết tại khoản 4 Điều 2 NĐ 129/2013: “Quá thời hiệu xử phạt vi phạm
hành chính về thuế thì người nộp thuế không bị xử phạt nhưng vẫn phải nộp đủ số
tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận, tiền chậm nộp tiền
thuế vào ngân sách nhà nước trong thời hạn mười năm trở về trước, kể từ ngày phát
hiện hành vi vi phạm. Trường hợp người nộp thuế không đăng ký thuế thì phải nộp đủ
số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận, tiền chậm nộp
tiền thuế cho toàn bộ thời gian trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm”.
86) Trong các cơ quan sau, cơ quan nào có th ẩm quyền xử phạt VPHC về
thuế: Kho bạc nhà nước, cơ quan thuế,Ủy ban nhân dân, quản lý thị trường,
cơ quan điều tra? Giải thích?
Trong các cơ quan trên, chỉ có cơ quan thuế, Ủy ban nhân dân là hai cơ quan có thẩm
quyền xử phạt vi phạm hành chính.
- Cơ quan thuế các cấp: cơ quan thuế là cơ quan chuyên ngành được nhà nước trao
cho thẩm quyền quản lý nhà nước đối với các khoản thu nội địa, trong đó có thuế. Do
đó, đây là cơ quan chuyên ngành quản lí nhà nước về thuế. Vì vậy, cơ quan thuế sẽ là
cơ quan trước nhất có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
- UBND các cấp: Ủy ban nhân dân là cơ quan quản lý nhà n ước về tất cả các vấn đề
trong đơn vị mà UBND được giao quản lý. Do vậy, hành vi vi ph ạm hành chính trong lĩnh
vưc thuế cũng là một hành vi vi phạm xảy ra trên địa bàn quản lý của UBND. Vì vậy,
UBND các cấp cũng có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực thuế.
87) Phân biệt hoạt động thanh tra và kiểm tra thuế?
Giống nhau:
- Mục đích chung: nhằm bảo đảm tính nghiêm minh của các quy định pháp luật về
thuế
- Nhanh chóng phát hiện hành vi vi phạm pháp luật thuế
- Đem lại hiệu quả cao trong hoạt động quản lý thuế
Hoạt động thanh tra Hoạt động kiểm tra
thuế thuế
Khái nim Là hoạt động của cơ quan Kiểm tra thuế là hoạt động
quản lý thuế nhằm đánh thường xuyên mang tính
giá việc chấp hành pháp nghiệp vụ của cơ quan quản
luật của người nộp thuế, lý thuế nhằm đánh giá
xác minh và thu thập chứng đầy đủ, chính xác các
cứ để xác định hành vi vi thông tin, chứng tử trong
phạm pháp luật về thuế hồ sơ thuế hoặc đánh giá
dựa trên cơ cở phân tích việc tuân thủ pháp luật về
thông tin, dữ liệu liên quan thuế của người nộp thuế
đến người nộp thuế
Cách thc tin hành Được tiến hành theo kế Công vic thng xuyên mang tính cht nghip v c
hoạch, đột xuất hoặc
thường xuyên nếu nếu là
thanh tra chuyên ngành
Đối tượng thanh tra Chủ yếu tiến hành đối Được tiến hành đối với
với doanh nghiệp có ngành bất kì đối tượng nộp
nghề kinh doanh đa dạng, thuế
phạm vi kinh doanh rộng;
khi có dấu hiệu vi phạm
pháp luật thuế; để giải
quyết khiếu nại, tố cáo
hoặc theo yêu cầu của thủ
trưởng có quan quản lý
thuế các cấp hoặc Bộ
trưởng Bộ Tài chính
Ni tin hành
Tin hành ti tru s ca ngi np thu

Có th tin hành da trên h s thu hoc ti tr s ngi n

Mục đích Ngoài đánh giá việc chấp Nhằm đánh giá tính chính
hành phápluật của người xác, đầu đủ của các thông
nộp thuế, thanh tra thuế tin, chứng từ trong hồ sơ
còn có thể xác minh và thu thuế hoặc đánh giá việc
thập chứng cứ để xác định tuân thủ pháp luật về
hành vi vi phạm pháp luật thuế của người nộp thuế
về thuế dựa trên cơ sở
phân tích thông tin, dữ liệu
liên quan đến người nộp
thuế

88) Phân tích quy định ấn định thuế?


Ấn định thuế là việc cơ quan thuế ấn định các chi tiêu làm cơ sở xác định số tiền
thuế hoặc ấn định số tiền thuế mà người nộp thuế có nghĩa vụ phải nộp vào ngân
sách nhà nước trong trường hợp không có cơ sở thực tế hoặc cơ sở tính thuế do người
nộp thuế đưa ra không phản ánh đúng nghĩa vụ của người nộp thuế nhằm đảm bảo
nguyên tắc bình đẳng trong hoạt động quản lý thuế. Bởi lẽ, các chủ thể có hành vi làm
phát sinh nghĩa vụ thuế với Nnhà nước nhưng vi nguyên nhân nhất định mà cơ quan
thuế đã không xác định được chính xác số tiền thuế mà các chủ thể này có nghĩa vụ
phải nộp. Do vậy, để đảm bảo công bằng, cơ quan thuế ần có những quyết định làm
cơ sở cho việc xác định nghĩa vụ thuế. Mặc dù có thể những quyết định thuế chưa
phản ánh hoàn toàn chính xác nghĩa vụ nộp thuế của người nộp thuế nhưng đó không
phải do lỗi của cơ quan quản lý thuế mà xuất phát từ lỗi của người nộp thuế nên người
nộp thuế phải tự gánh chịu.
Có hai loại thuế:
a) Ấn định số thuế phải nộp: Là viêc cơ quan quản lý thuế ấn định cụ thể số tiền
thuế mà người nôp thuế có nghĩa vụ phải nộp vào Ngân sách nhà n ước và đ ược coi la
hành vi đơn phương của cơ quan của cơ quan quản lý thuế nhằm xác định cụ thể số
tiền thuế cụ thể mà người nộp thuế có nghĩa vụ phải nộp, chỉ được áp dụng trong
trường hợp người nộp thuế không có những yếu tố cần thiết hoặc có những yếu tố
cần thiết nhưng những yếu tố này không phản ánh đầy đủ, chính xác nghĩa vụ
thuế mà người nộp thuế có nghĩa vụ phải nộp. Ví dụ như: không đăng kí thuế theo quy
định, không nộp hồ sơ thuế trong thời hạn luật định, không xuất trình tài liệu kế
toán, hóa đơn, chứng từ, hoạch toán thuế không đúng quy định.
b) Ấn định từng yếu tố liên quan đến việc xác định thuế phải nộp: Là việc cơ quan
thuế quản lý, ấn định những yếu tố còn thiếu trong các căn cứ tính thuế của người
nộp thuế nhằm tạo cơ sở cho việc xác định số thuế mà người nộp thuế có nghĩa vụ
phải nộp. Trong trương hợp này, người nọp thuế đã có một vài yếu tố cần thiết để
tính ra số thuế phải nộp nhưng những yếu tố cần thiết khác vẫn chưa chính xác,
đầy đủ, phản ánh khách quan hoạt động chịu thuế của người nộp thuế để làm cơ sở
tính thuế. Cụ thể, người nộp thuế theo phương pháp kê khai bị ấn định từng yếu tố
liên quan đến việc xác định thuế trong trương hợp sau: hoạch toán không đúng quy
định, số liệu trên sổ kế toán không đầy đủ, trung thực; hoạch toán giá trị mua vào bán
ra không theo giá giao dịch thong thường trên thị trường. Cơ quan nhà nước phải dựa vào
đồng thời cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế thu nhập, cá thông tin về người nộp thuế,
ngành nghề, tài liệu, kết quả kiểm tra.
Người nộp thuế phải nộp thuế ấn định theo thông báo của cơ quan quản lý thuế.
Nếu không đồng ý với số thuế do cơ quan quản lý thuế ấn định thì người nộp
thuế vẫn phải nộp thuế, yêu cầu cơ quan quản lý thuế giải thích hoặc khiếu nại, khởi
kiện về việc ấn định thuế. Tuy nhiên, cơ quan quản lý thuế cũng không được quyền
tùy tiện ấn định số thuế mà phải dựa trên những nguyên tắc nhất định.
89)Thẩm quyền cưỡng chế thi hành quyết định về thuế?
Cưỡng chế thi hành quyết định về thuế là việc áp dụng các biện pháp theo quy định
của pháp luật (pháp luật hành chính) nhằm buộc người nộp thuế phải nộp đầy đủ
tiền thuế, tiền phạt vào ngân sách nhà nước.
Các chủ thể có thẩm quyền cưỡng chế thi hành quyết định về thuế:
- Thủ trưởng cơ quan thuế các cấp
- Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp tỉnh đươc ra quyết cưỡng chế thi hành quyết định
xử phạt vi phạm pháp luật về thuế trong phạm vi mình phụ trách.
90) Phân biệt cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế với áp
dụng biện pháp xử phạt vi phạm HC về thuế?

Cưỡng chế thi hành quyết định


Áp dng bin pháp x pht vi phm hành chính v thu
hành chính vế thuế

✔ Trích tiền từ tài khoản của đối


Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính:
- Cảnh cáo
tượng bị cưỡng chế thi hành quyết
- Phạt tiền
định hành chính tại kho bạc nhà
- Các hình thức xử phạt bổ sung như tịch
nước, ngân hàng thương mại, tổ
thu tang vật, phương tiện được sử dụng để
chức tín dụng khác.
vi phạm hành chính.

Khu tr môt phn tin lng hoc thu nhp

✔ Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản


kê biên theo quy định của pháp luật
để thu tiền thuế nợ, tiền phạt vào
ngân sách hà nước.

✔ Thu tiền, tài sản khác của đối


tượng bị cưỡng chế thi hành quyết
định hành chính thuế do tổ chức,
cá nhân khác đang giữ

✔ Tịch thu tang vật, phương tiên được


sử dụng để thực hiện hành vi vi
phạm pháp luật về thuế

✔ Thu hồi mã số thuế, đình chỉ việc


sử dụng hóa đơn
✔ Thu hồi giấy chứng nhận kinh
doanh, giấy phép thành lập và hoạt
động, giấy phép hành nghề

Nhận đinh
Câu 1: Thuế ra đời cùng với sự ra đời của nhà nước tư sản
Nhận định này sai.
Giải thích: Thuế ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của nhà n ước và
pháp luật, thuế ra đời là để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Như vậy từ khi nhà
nước hình thành thì thuế cũng ra đời tức là nhà nước đầu tiên đó là nhà nước chiếm
hữu nô lệ, chứ không phải là ra đời cùng lúc với nhà nước tư sản.
Câu 2: Luật thuế là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam
Nhận định này sai.
Giải thích: Luật thuế không phải là một ngành luật độc lập, mà nó chỉ là một bộ phận
của pháp luật ngân sách nhà nước thuộc ngành luật tài chính.
Câu 3: Thuế mang tính đối giá và hòa trả trực tiếp
Nhận định này sai.
Giải thích: vì người nộp thuế nhiều và người nộp thuế ít nhưng họ đều được hưởng
các quyền và lợi ích như nhau => không mang tính đối giá, đồng thời thuế không
phải là khoản trả khi các đối tượng nộp thuế nhận được một lợi ích hay quyền lợi cụ
thể nào từ nhà nước mà là nghĩa vụ người nộp thuế phải thực hiện => không có tính
chất hoàn trả trực tiếp.
Câu 4: Một tổ chức, cá nhân chỉ có thể là đối tượng nộp thuế của một sắc
thuế
Nhận định này sai.
Giải thích: Một tổ chức, cá nhân có thể là đối tượng nộp thuế của nhiều đạo luật thuế.
Khi chủ thể thực hiện các hành vi tác động lên đối tượng chịu thuế của một sắc thuế
bất kì và thỏa mãn điều kiện luật định thì họ phải có nghĩa vụ nộp thuế tương ứng với
sắc thuế đó, không quan tâm đến họ là đối tượng nộp thuế của một sắc thuế nào
chưa
Câu 5: Đối tượng nộp thuế không có nghĩa vụ đăng kí thuế, kê khai thuế
và nộp thuế khi được hưởng thuế suất 0%
Nhận định này sai.
Giải thích: Đối tượng nộp thuế có nghĩa vụ đăng ký, kê khai và nộp thuế khi được
hưởng thuế xuất 0%. Bởi lẽ đối tượng này vẫn là đối tượng nộp thuế của loại thuế
đó nhưng với thuế suất là 0% nhằm tạo sự ưu đãi cho đối tượng nộp thuế khi họ có
hành vi tác động vào đối tượng chịu thuế trong những trường hợp thỏa mãn điều kiện
luật định.

Câu 6: Truy thu thu luôn là hu qu tt yu ca hành vi vi phm pháp lut thu

Nhận định này sai.


Giải thích: Truy thu thuế không phải lúc nào cũng xuất phát từ hành vi vi phạm pháp
luật của đối tượng nộp thuế mà có thể là do nhầm lẫn của người nộp thuế, cơ quan
quản lý thuế hoặc thay đổi trong việc thực hiện chế độ miễn, giảm thuế.
Câu 7: Cơ quan thuế các cấp là cơ quan duy nhất có thẩm quyền thu các
loại thuế theo quy định của pháp luật
Sai: vì không chỉ có cơ quan thuế các cấp là cơ quan duy nhất có thẩm quyền thu các
loại thuế theo quy định của pháp luật mà cơ quan hải quan cũng có quyền thu thuế,
cơ quan thuế thu thuế nội địa, cơ quan hải quan thu thuế XK,NK, Ủy ban nhân dân.

Câu 8: T chc, cá nhân có hành vi XK-NK hàng hóa qua biên gii Vit Nam phi np thu XN-NK

Sai: vì Tổ chức, cá nhân phải có hành vi xuất khẩu – nhập khẩu hàng hóa qua biên giới
Việt Nam một cách hợp pháp và hành vi XK-NK ph ải là hành vi hoàn tất và có nghĩa vụ
nôp thuế theo luật định mới là người nộp thuế XK-NK
9/ Doanh nghiệp khu chế xuất là đối tượng nộp thuế XK-NK
Sai: vì theo điểm c Khoản 4 Điều 2 Luật thuế Xuất khẩu, nhập khẩu: quy định đối
tượng không chịu thuế : hàng hóa từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài,
hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi
thuế quan, hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác”
mà doanh nghiệp khu chế xuất là một bộ phận của khu phi thuế quan theo khoản 2
Điều 1 NĐ 87/2010 nên doanh nghiệp khu chế xuất không là đối tượng nộp thuế
XK-NK.
10/ Doanh nghiệp trong khu chế xuất ở Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa
ra khỏi biên giới Việt Nam phải nộp thuế xuất khẩu theo quy định của Luật
thuế XK-NK
Sai: Như đã phân tích ở câu trên, doanh nghiệp trong khu chế xuất là doanh nghiệp
trong khu phi thuế quan (khoản 2 Điều 1 NĐ 87/2010) là đối tượng không chịu thuế
nên không nộp thuế XK-NK theo quy định của Luật.
11/.Thuế chống trợ cấp áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu tăng thêm
về số lượng với tờ hải quan
Sai : vì theo Khoản 6 Điều 4 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu thì thuế chống trợ
cấp được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam gây
ra hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự
hình thành của ngành sản xuất trong nước.
12/ Hàng hóa nhập khẩu bị điều tiết thuế tự vệ thì không bị điều tiết
thuế nhập khẩu
Sai: vì theo Khoản 7 Điều 4 Luật thuế Xuất khẩu, nhập khẩu thì thuế tự vệ là thuế
bổ sung áp dụng cùng với thuế XK-NK trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa quá mức
vào Việt Nam gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng cho
nghành sản xuất trong nước hoặc cản trở sự hình thành của nghành sản xuất trong
nước. Do đó hàng hóa bị điều tiết thuế tự vệ thì vẫn bị điều tiết thuế nhập khẩu.
13. Tổ chức, cá nhân có hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu thì
không phải nộp thuế giá trị gia tăng.
- Nhận định này Sai.
Tổ chức, cá nhân có hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu thì vẫn phải nộp thuế
giá trị gia tăng, bởi bản chất của 2 thuế này khác nhau. Tuy về mặt bản chất, thì
không nên thu thuế GTGT nhưng việc tiến hành thuế GTGT khi chủ thể có hành vi
nhập khẩu hàng hóa qua biên giới Việt Nam là phù hợp với thực tiễn Việt Nam và không
trái với pháp luật.
14. Việc xác định thuế nhập khẩu căn cứ vào giá nhập khẩu của hàng hóa
nhập khẩu
- Nhận định này Sai.
- Việc xác định thuế suất thuế nhập khẩu không phải chỉ căn cứ vào giá nhập khẩu của
hàng hóa nhập khẩu, mà hàng hóa nhập khẩu vào th ị tr ường Vi ệt Nam còn ph ụ thu ộc vào
nguồn gốc từ nhiều quốc gia, vùng, lãnh thổ khác nhau tùy thuộc vào mối quan hệ
song phương hay đa phương mà pháp luật Việt Nam áp d ụng các m ức thuế suất khác
nhau để xác định thuế suất thuế nhập khẩu.
- Cơ sở pháp lý: Khoản 3 Điều 5 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
15/ Thời điểm tính thuế nhập khẩu là thời điểm hàng hóa cập cảng nhập kh ẩu
đầu tiên
- Nhận định này Sai.
- Tại Khoản 2 Điều 8 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu quy định về thời điểm tính
thuế như sau: “Thời điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là thời điểm đăng ký
tờ khai hải quan”. Như vậy thì dù cho hàng hóa đã cập cảng nh ập kh ẩu đầu tiên mà chưa
đăng kí vào tờ khai hải quan thì cũng chưa phát sinh việc tính thuế nhập khẩu.
16/ Doanh nghiệp Việt Nam mua hàng hóa c ủa doanh nghi ệp khu chế xuất
không phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế nhập khẩu
- Nhận định này Sai. Doanh nghiệp khu chế xuất là một bộ phận nằm trong khu phi
thuế quan. Mà theo Khoản 2 Điều 1 của Nghị định 87/2010 có quy định hàng hóa đ ược
đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan vào thị
trường trong nước là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Do vậy doanh
nghiệp Việt Nam mua hàng của doanh nghiệp khu chế xuất tức là nhập khẩu hàng hóa
từ thị trường nước ngoài vào thị trường Việt Nam nên phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế
nhập khẩu.
17/ Cơ quan thuế là cơ quan duy nhất có thẩm quyền thu thuế TTĐB
- Nhận định này Sai.
- Tại Điểm b Khoản 2 Điều 2 Luật quản lý thuế thì ngoài cơ quan thuế (bao gồm
Tổng cục thuế, Cục thuế, Chi cục thuế) thì còn có cơ quan hải quan (bao gồm Tổng
cục hải quan, Cục hải quan, Chi cục hải quan) cũng có th ẩm quyền thu các loại thuế nói
chung và thuế tiêu thụ đặc biệt nói riêng.
18/ Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa thu ộc di ện ch ịu thuế TTĐB là
người nộp thuế TTĐB
- Nhận định này Sai.
- Trường hợp tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh mua hàng hóa thu ộc di ện ch ịu
thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà
tiêu thụ trong nước thì tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu là người nộp
thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Cơ sở pháp lý: Điều 4 Luât thuế tiêu thụ đặc biệt.
Câu 19: Hàng hóa thuộc diên chịu thuế TTĐB được sản xuất để bán cho tổ
chức khác xuất khẩu phải chịu thuế TTĐB.
SAI, vì thuế TTĐB là loại thuế thu vào hành vi sản xuất, nhập khẩu các mặt hàng
thuộc diện chịu thuế TTĐB và hành vi kinh doanh dịch v ụ thu ộc di ện ch ịu thuế TTĐB.
Hay nói cách khác thuế TTĐB là loại thuế nội địa, khi hàng hóa do cơ sở sản xuất, gia
công trực tiếp xuất khẩu hoặc bán, ủy thác cho cơ sở kinh doanh khác xuất khấu thì
không chịu thuế TTĐB.
CSPL: Khoản 1 Điều 3 Luật thuế TTĐB
Câu 20: Hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế TTĐB đã chịu thuế TTĐB
thì không chịu thuế GTGT
SAI. Thuế TTĐB và thuế GTGT LÀ sắc thuế đánh vào 2 hành vi khác nhau thuế,
nếu TTĐB là loại thuế thu vào hành vi sản xuất, nhập khẩu hàng hóa, kinh doanh
dịch vụ thuộc diện chịu thuế TTĐB, chỉ thu một lần còn thuế GTGT là loại thuế thu
vào phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình s ản xuất,
lưu thông đến tiêu dùng, thuế GTGT phát sinh nhiều lần xuất hiện ở mỗi khâu của
quá trình kinh doanh từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và đánh vào hầu như tất
cả hàng hóa dịch vụ trên thị trường. Như vậy, đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu
thuế TTĐB đã chịu thuế thì vẫn chịu thuế GTGT.
CSPL: Điều 2 Luật thuế GTGT
Câu 21: Hàng hoá thuộc diện chịu thuế TTĐB do doanh nghiệp khu chế
xuất sản xuất vào thị trường Việt Nam là đối tượng chịu thuế TTĐB
ĐÚNG, vì khi hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB từ khu chế xuất (khu phi thuế
quan) bán vào thị trường Việt Nam thì lúc này là trường hợp hàng hóa t ừ n ước ngoài
nhập khẩu vào thị trường Việt Nam và không thuộc tr ường h ợp t ại Điều 3 Luật thuế
TTĐB nên là đối tượng chịu thuế TTĐB.
Câu 22: Cơ sở sản xuất, nhập khẩu hàng hóa với số lượng lớn là đối tượng
nộp thuế TTĐB
SAI,vì chỉ cần các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa (hành vi hoàn thành)
thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB và không thuộc các trường hợp được quy định trong
Điều 3 Luật thuế TTĐB thì trở thành đối tượng nộp thuế TTĐB không phụ thuộc vào
số lượng hàng hóa lớn hay nhỏ. Ngoài ra nếu trường hợp tổ chức cá nhân có hoạt động
kinh doanh xuất khẩu mua hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB của cở sở sản xuât để
xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước thì tổ chức, cá nhân có hoạt
động kinh doanh xuất khẩu là người nộp thuế TTĐB. CSPL: Điều 4 Luật thuế TTĐB
Câu 23: Hành vi nhập khẩu máy jackpot, d ụng c ụ ch ơi gôn ph ải n ộp thuế
nhập khẩu và TTĐB
SAI, vì theo Điểm c Điểm đ Khoản 2 Điều 2 Luật thuế TTĐB thì hành vi kinh doanh
dịch vụ đối với máy jacpot và kinh doanh dụng cụ chơi golf thì m ới ch ịu thuê TTĐB còn
nếu như mua về mà không kinh doanh thì sẽ không chịu thuế TTĐB mà chỉ chịu
thuế nhập khẩu theo Điều 2 Luật thuế nhập khẩu.
Câu 24: Gía tính thuế TTĐB đối với hàng hóa sản xuất trong nước là giá
bán đã bao gồm tiền thuế GTGT
SAI, vì giá tính thuế TTĐB là giá chưa có thuế TTĐB, chưa có thuế bảo vệ môi trường
và chưa có thuế GTGT . Đối với hàng hóa sản xuất trong nước, hàng hóa nhập khẩu
giá tính thuế TTĐB là giá do cơ sở sản xuất, nhập khẩu bán ra.
CSPL Điều 6 Luật thuế TTĐB

Câu 25: Các doanh nghip có quy mô nh nhâu thì áp dng thu sut GTGT nh nhau

Nhận định sai: vì thuế suất thuế GTGT bao gồm ba mưc đó là mưcs: 0%, 5%,
10% các mức thuế suất này được áp dùng đối với từng mặt hàng, dịch vụ khác nhau
không phụ thuộc vào quy mô doanh nghiệp. Khi các doanh nghi ệp có quy mô nh ư nhau
nhưng có hành vi tác động tới đối tượng chịu mức thuế suất GTGT khác nhau và có
nghĩa vụ nộp thuế GTGT thì được áp dụng mức thuế suất GTGT khác
CSPL: Điều 8 thuế GTGT
Câu 26: Thu BVMT là loi thu trc thu
Nhận định sai: vì thuế bảo vệ môi trường là thuế gián thu, thu vào sản, phẩm
hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu tới môi trường.
CSPL: khoản 1 Điều 2 thuế bảo vệ môi trường
Câu 27: Cơ sở sản xuất hàng hóa thuộc diện chịu thuế BVMT từ nguyên liệu
nhập khẩu không phải nộp thuế GTGT đối với nguyên liệu nhập khẩu
Nhân định sai: vì đối tượng chịu thuế GTGT là những hàng hóa dịch vụ sử dụng
cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam. Nếu như cơ sở sản xuất hàng hóa
thuộc diện chịu thuế BVMT nhập nguyên liệu về nhưng chỉ để sản xuất hàng hóa và
đưa đi xuất khẩu không tiêu dùng ở VN thì sẽ không phải chịu thuế GTGT (khoản 20
Điều 5 LUẬT thuế GTGT), còn để nhập khẩu nguyên liệu về xong để sản xuất, kinh
doanh, lưu thông hàng hóa trên thị trường VN thì phải đóng thuế GTGT.
CSPL: Điều 3 thuế GTGT

Câu 28: ngi np thu BVMT ch có th là t chcs kinh doanh hangf hóa chu thu BVMT.

Nhận định sai: vì người nộp thuế BVMT không phải là tổ chức kinh doanh hàng
hóa mà là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng
chịu thuế quy định tại Điều 3 của luật này. Nếu như trong trường hợp ủy thác nhập
khẩu thì người nhận ủy thác sẽ nộp thuế hoặc những tổ chức cá nhân làm đầu mối thu
mua than khai thác nhỏ lẻ nêu như họ không xuất trình được chứng từ chứng minh
hàng hóa đã được nộp thuế BVMT thì họ phải nộp thuế BVMT.
CSPL: Điều 5 thuế BVMT
Câu 29: thuế suất thuế BVMT được xác định theo mức thuế suất thuế
TTĐB.
Nhận định sai: vì thuế suất thuế BVMT được quy dịnh theo mức thuế tuyệt
đối, mức thuế tuyệt đối được quy định theo biểu khung thuế
CSPL: Điều 8 thuế BVMT

Câu 30: hàng thuc din chiu thu BVMT khi nhp khu ch chu thu BVMT

Sai: vì hàng hóa thuộc diện chịu thuế BVMT khi nhập khẩu vào Việt Nam thì
ngoài việc chịu thuế BVMT ra thì nó còn có thể phải chịu thuế nhập khẩu, thuế tiêu
thụ đặc biệt, thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp.
CSPL: khoản 1 Điều 2 thuế XK,NK
Điểm g khoản 1 Điều 2 thuế tiêu thụ đặc biệt
Điều 3 thuế GTGT
Khoản 2 Điều 2 thuế thu nhập doanh nghiệp
Câu 31: Thuế TNDN chỉ điều tiết vào thu nhập từ hoạt động kinh doanh
chính của doanh nghiệp
Sai: thuế thu nhập doanh nghiệp ngoài điều tiết vào thu nhập từ hoạt động kinh
doanh còn điều tiết vào các khoản thu nhập khác quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật
thuế TNDN.
Câu 32: Chủ hộ kinh doanh cá thể lầ đối tượng nộp thuế thu nhập doanh
nghiệp
Sai: đối tượng nộp thuế của thu nhập doanh nghiệp phải là tổ chức không phải là cá thể
theo khoản 1 Điều 2 Luật thuế TNDN mà là đối tượng nộp thuế TNCN.
Câu 33: Các khoản chi cho hợp đồng tài trợ là chi phí được trừ khi xác định
thu nhập doanh nghiệp
Sai: Nếu các khoản chi cho hoạt động tài trợ đó thuộc điểm n khoản 2 Điều 9 Luật
thuế TNDN thì tùy theo mục đích mà được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Nếu
các khoản tài trợ đó có mục đích phục vụ cho y tế, giáo dục, nghiên cứu khoa học… thì
được trừ khi xác định thu nhập còn các khoản tài tr ợ còn l ại không có m ục đích nhân đ ạo
hay phục vụ cho công đồng, phúc lợi xã hội thì không được trừ khi xác định thu nhập
chịu thuế
Câu 34: Thu nhp chu thu TNDN là thu nhp tính thu TNDN
Sai: thu nhâp chiu thuê TNDN va thu nhâp tinh thuê thu nhâp doanh nghiêp la khac nhau.
Thu nhập chịu thuế TNDN bằng doanh thu trừ các khoản chi được trừ của hoạt động
sản xuất, kinh doanh cộng thu nhập khác, kể cả thu nhập nhập được ở ngoài Việt Nam
(K2 Đ 7)
Thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn
thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước.
Câu 35: Khoản chi có hóa đơn chứng từ theo quy định c ủa pháp lu ật là chi phí
được trừ khi tính thuế TNDN
SAI. Theo quy định tại điểm khoản 1 Điều 9 thì các khoản chi ngoài điều kiện nêu trên
còn phải là khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh
của doanh nghiệp(…) (Khoản 1 Điều 9 Luật thuế TNDN)
Câu 36: Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất,
kinh doanh của doanh nghiệp là chi phí được trừ khi tính thuế TNDN
Sai. Theo quy định tại điểm khoản 1 Điều 9 thì các khoản chi ngoài điều kiện nêu trên
còn phải là khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy đ ịnh c ủa pháp lu ật (…)(Kho ản 1
Điều 9 Luật thuế TNDN)
37. Toàn bộ tiền trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh
nghiệp là chi phí hợp lí được trừ khi tính thuế TNDN
Nhận định SAI. Không phải toàn bộ tiền trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ
của doanh nghiệp là chi phí hợp lý được trừ khi tính thuế TNDN mà chỉ giới hạn theo
quy định tại Điều 17 Luật thuế TNDN, Điều 18 NĐ 218/2013. Nếu doanh trích lập
quỹ vượt quá mức nhà nước cho phép thì không được tính là chi phí hợp lý nên không
được khấu trừ khi tính thu nhập chịu thuế đối với phần vượt quá.
38. Thời điểm xác lập thu nhập chịu thuế là thời điểm doanh nghiệp nhận
được tiền bán hàng hóa, dịch vụ (không chắc)
Nhận định Sai. Thời điểm xác lập doanh thu ch ịu thuế là thời điểm xác định doanh thu
để tính thu nhập chịu thuế đối với hàng hóa bán ra là thời điểm chuyển giao quyền sở
hữu, quyền sử dụng hàng hóa cho người mua. Thời điểm xác lập doanh thu ch ịu thuế là
thời điểm xác định doanh thu để tính thu nh ập ch ịu thuế đối với dịch vụ là thời điểm
hàng hoàn thành việc cung ứng dịch vụ cho người mua hoặc th ời đi ểm l ập hóa đ ơn cung
ứng dịch vụ. (khoản 3 Điều 8 NĐ 218/2013)

39. Thu nhp chu thu TNCN là tt c thu nhp hp pháp ca cá nhân phát sinh trong kì tính thu

Nhận định SAI.Vì các khoản thu nhập chịu thuế cá nhân phát sinh trong một số
trường hợp cũng có thể được miễn thuế TNCN như thu nhập từ chuyển nhượng bất
động sản giữa vợ và chồng; thu nhập chuyển nhượng nhà ở duy nhất, lương hưu, kiều
hối ( theo Điều 4 Luật TNCN 2007)… Các thu nhập trên đều là thu nhập hợp pháp
của cá nhân phát sinh trong kì tính thuế nhưng lại không thuộc thu nhập chiụ thuế.
(Điều 3 Luật thuế TNCN)
40. Đối tượng nộp thuế TNCN phải là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên
Nhận định SAI. Vì đối tượng nộp thuế TNCN là cá nhân có thu nhập chịu thuế không
phân biệt tư cách nhân đó có tư cách chủ thể, tức là đ ộ tu ổi hay xác đ ịnh năng lực trách
nhiệm pháp luật. Điều này được qui định tại Điều 2 Luật thuế TNCN 2007 theo đó
đối tượng nộp thuế TNCN là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và
ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không c ư trú có thu nh ập ch ịu thuế phát sinh trong
lãnh thổ Việt Nam.
41. Đơn vị chi trả thu nhập cho cá nhân là đối tượng nộp thuế TNCN
Nhận định SAI.Vì đối tượng nộp thuế TNCN là cá nhân cư trú tại Việt Nam có phát
sinh thun hập tại Việt Nam và hoặc nước ngoài hoặc là cá nhân không c ư trú có thu nh ập
phát dinh tại Việt Nam. Cá nhân nêu ở trên phải trích 1 phần thu nhập để nộp thuế còn
cơ quan chi trả thu nhập cho cá nhân khấu trừ 1 phần tiền trong lương của cá nhân
nói trên tương đương với số thuế mà họ phải nộp cho cơ quan quản lý thuế, họ không
phải là đối tượng nộp thuế mà chỉ là người nộp thuế thay cho các cá nhân trên.
42. Cá nhân c trú có thu nhp ging nhau s np thu thu nhp CN nh nhau
Nhận định SAI. Vì thuế TNCN cư trú được tính dựa trên thu nhập tính thuế và thuế
suất. Do đó để xác định được thu nhập tính thuế trước hết phải xác định thu nhập
chịu thuế TNCN và các khoản giảm trừ gia cảnh của cá nhân c ư trú ch ứ không ph ải ch ỉ
dựa trên thu nhập giống nhau mà nộp thuế TNCN như nhau. Cá nhân cư trú được giảm
trừ gia cảnh nhiều hơn thì sẽ nộp thuế ít hơn cá nhân cư trú có ít khoản giảm trừ gia
cảnh.
43/ Mọi thu nhập từ tiền công, tiền lương đều là thu nhập chịu thuế TNCN
Sai. Không phải mọi thu nhập từ tiền lương, tiền công đều chịu thuế TNCN có
những khoản trợ cấp, phụ cấp được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 3 Luật THUẾ
TNCN quy định không thuộc thu nhập chịu thuế TNCN
44/ Lợi tức cổ phần của cổ đông công ty Cổ phần không là thu nhập chịu
thuế TNCN
Sai. Lợi tức cổ phần của cổ đông công ty Cổ phần là Thu nhập từ đầu tư vốn mà mà
cổ đông có được nên thuộc đối tượng chịu thuế TNCN (khoản 3 Điều 3 Thuế TNCN)

45/ Thu nhp t tha k là thu nhp chu thu TNCN


Sai. Nếu thu nhập từ nhận thừa kế giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha
nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể;
ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại v ới cháu ngo ại; anh, ch ị, em ru ột v ới
nhau thì đây là khoản miễn thuế (ĐiỀU 4 Luật thuế TNCN)
46/ Tổ chức cá nhân sử dụng tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam phải nộp
thuế tài nguyên theo quy định của pháp luật
Sai. Chỉ khi cá nhân, tổ chức có hành vi khai thác tài nguyên thiên nhiên thuộc đối
tượng chịu thế tài nguyên, được quy định trong một số trường hợp cụ thể tại Điều 3
Luật thuế TN và không thuộc trường hợp miễn thuế tại Điều 9 Luật thuế TN thì mới
là người nộp thuế TN, cá nhân sử dụng không phải nộp thuế TN theo quy định của
pháp luật.
47/Tổ chức hộ gia đình, cá nhân được nhà nước giao đất nông nghiệp nếu sử
dụng vào mục đích phi nông nghiệp thì phải n ộp thuế sử dụng đất phi nông
nghiệp
Muốn sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích phi nông nghiệp thì phải chuy ển sang
đất phi nông nghiệp khi được phép của cơ quan có th ẩm quyền Điểm d Khoản 1 Điều
57 Luật Đất đai. Nếu không xin phép chuyển mà tự ý chuyển đối sẽ bị xử phạt vi phạm
hành chính.
48/ Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp chỉ điều tiết vào đất dùng xây nhà
để ở
Sai. Thuế SDĐPNN có thể điều tiết:
_ Đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị.
_ Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp bao gồm: đất xây dựng khu công
nghiệp; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở SX, kinh doanh; đất khai thác, chế biến
khoảng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.
_ Đất phi nông nghiệp quy định tại D3 Luật SDĐPNN sử dụng vapf mục đích
kinh doanh.
Cspl: D2 Luật Thuế SDĐPNN.
Câu 49: Hộ gia đình thu hoạch tôm trong đìa nuôi tôm có nghĩa v ụ n ộp thuế
tài nguyên
Nhận định sai vì:
Đối tượng chịu thuế tài nguyên là tài nguyên thiên nhiên của quốc gia trong phạm vi
đất liền, hải đảo, nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc
chủ quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tuy nhên tôm của hộ gia đình
là do gia đình nuôi, không phải tài nguyên thiên nhiên nên không thuộc đối tượng chịu
thuế theo Điều 2 luật thuế Tài nguyên. Từ đó ta kết luận rằng hộ gia đình sẽ không
có nghĩa vụ nộp thuế tài nguyên. Tôm thu hoạch trong đìa nuôi tôm là hải sản nuôi,
không phải là hải sản tự nhiên nên không phải là đối tượng chịu thuế đc quy định tại
D2 Luật Thuế Tài nguyên. Do đó, hộ gia đình không phải nộp thuế tài nguyên.
Câu 50: Diên tích mặt nước dùng để thả bè nuôi cá là đối tượng chịu thuế sử
dụng đất nông nghiệp
Nhận định sai vì:
Diện tích mặt nước dùng để thả bè nuôi cá không là đối tượng chịu thuế sử dụng đất
nông nghiệp. Theo Điều 2 Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp, đối tượng chịu thuế
gồm: đất trồng trọt, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản, đất rừng trồng
Câu 51: Cát được khai thác trái phép là đối tượng chịu thuế tài nguyên
Nhận định sai vì;
Cát thuộc vào nhóm khoáng sản không kim loại theo quy định t ại lu ật khoáng s ản. T ại
Điều 2 Luật Tài nguyên đối tượng chịu thuế có khoáng sản không kim loại, tuy nhiên
hành vi khai thác đối tượng chịu thuế ở đây phải là hành vi khai thác hợp pháp. Những
hành vi khai thác không hợp pháp không là đối tượng nộp thuế Tài nguyên, tùy theo
mức độ vi phạm sẽ bị áp dụng chế tài hành chính hoặc hình sự. Vì vậy cát được khai thác
trái phép không là đối tượng chịu thuế tài nguyên
Câu 52: Người nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp là người đang sử dụng đất
nông nghiệp
Nhận định sai vì:
Theo quy định tại Điều 1 Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp thì tổ chức, cá nhân sử
dụng đất vào sản xuất nông nghiệpđều phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp, hộ
gia đình được giao quyền sử dụng đất nông nghiệp mà không sử dụng vẫn phải nộp
thuế sử dụng đất nông nghiệp.Như vậy, với quy định này, người n ộp thuế không chỉ là
những người đang sử dụng đất nông nghiệp mà còn bao gồm cả những người được nhà
nước giao đất nông nghiệp nhưng không sử dụng

Câu 53Các hành vi vi phm pháp lut thu ch b x pht vi phm hành chính

Nhận định sai vì:


Các hành vi vi phạm pháp luật thuế không chỉ bị xử lí vi phạm hành chính mà còn b ị x ử
lí hình sự. Xử lí hành chính đối với những cá nhân vi phạm trong lĩnh vực thuế nhưng
chưa đến mức độ truy cứu trách nhiệm hình sự. Xử lí hình s ự áp d ụng dối với những cá
nhân vi phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực thuế gây hậu quả nghiêm trọng trong xã hội,
có tác động và ảnh hưởng rất nghiêm trọng cho các quan hệ xã hội được điều chỉnh
trong lĩnh vực thuế mà xét thấy rằng chỉ có biện pháp xử lí hình sự mới tương ứng v ới
hành vi hành vi va hậu quả do hành vi đó gây ra
Câu 54: Ủy ban nhân dân các cấp không có thẩm quyền xử phạt vi phạm
hành chinh trong lĩnh vực thuế
Nhận định sai vì:
Khoản 1 Điều 109 Luật quản lí thuế quy định đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế thì
thẩm quyền xử phạt được thực hiện theo quy định của luật này và pháp lu ật về xử lí vi
phạm hành chính. Và tại Điểm đ, khoản 1, Điều 24 pháp lệnh xử lí vi pháp hành chính ,
hành vi vi phạm thủ tục thuế phạt tiền tới 100 000 000. Mặt khác quy định tại Đi ểm b,
Khoản 3, Điều 38 phá lệnh xử lí vi phạm hành chính thì chủ tịch ủy ban nhân dân cấp
tỉnh có quyền xử phạt tiền đến mức tối đa đối với các lĩnh vực tương ứng quy định
tại điều 24. Như vậy chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực thuế
55.Truy thu thuế là một hình thức xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh v ực
thuế
Sai. Truy thu thuế là một quyết định hành chính của cơ quan thuế, yêu cầu đối
tượng nộp thuế phải nộp phần thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước, không phải là
một hình thức xử lý vi phạm hành chính về thuế. Hình thức xử lí vi phạm hành chính
về thuế là áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả, xử phạt vi phạm hành chính:
cảnh cáo, phạt tiền . Truy thu thuế hông phải lúc nào cũng xuất phát từ hành vi vi
phạm pháp luật của đối tượng nộp thuế mà có thể là do nhầm lẫn hoặc thay đổi trong
việc thực hiện chế độ miễn, giảm thuế.
56.Trn thu là hành vi np chm tin thu pht
Sai. Trốn thuế là việc thực hiện các phương thức mà pháp luật không cho phép để
giảm số thuế phải nộp. vd bán hàng nhưng không xuất hóa đơn để giảm doanh thu
hay tạo ra thông tin không có thật như mua hóa đ ơn đ ể tăng chi phí được khấu trừ
thuế, tạo hồ sơ giả để hoàn thuế GTGT,… Còn hành vi chậm nộp tiền thuế, tiền
phạt là đã đến hạn nộp tiền thuế do luật định nhưng lại chưa đi nộp, họ vẫn tiến
hành nghiệp vụ kinh tế kê khai thuế theo quy định pháp luật.
57. Ấn định thuế được áp dụng trong trường hợp người nộp thuế không
đăng kí thuế
Sai. Ấn định thuế ngoài được áp dụng trong trường hợp người nộp thuế không đăng
ký thuế mà còn được áp dụng trong các trường hợp nh ư không n ộp hồ sơ khai thuế,
nộp hồ sơ khai thuế sau mười ngày theo luật định và các trường hợp khác đ ược quy
định tại điểm b khoản 1 Điều 37 Luật quản lý thuế 2006 và chỉ ấn định thuế đối với
những người nộp thuế theo phương pháp kê khai.
58.Đăng kí thuế là việc cơ quan thuế ấn định số tiền thuế mà người nộp
thuế phải nộp
Sai. Đăng ký thuế là việc đối tượng nộp thuế thông báo với cơ quan thuế biết được
đối tượng nộp thuế đang tiến hành những hoạt động, thực hiện những hành vi chịu
thuế. Ấn định thuế mới là việc cơ quan ấn định số tiền thuế mà người nộp thuế
phải nộp.

59.Khai thu là vic ngi np thu thc hin tính toán s tin thu phi np

Sai. Kê khai thuế là việc đối tượng nộp thuế thông báo cho cơ quan thuế biết về
thực tế hoạt động của đối tượng nộp thuế và số tiền thuế phát sinh trong một
khoảng thời gian nhất định theo quy định của pháp luật
60. Cơ quan Hải quan có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi trốn thuế
TNDN?
Sai. Đối với hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp thì chỉ có thủ trưởng cơ quan
Hải quan là có thẩm quyền xử phạt mà thôi và các chủ thể khác theo luật định.
CSPL: khoản 9 Điều 109 Luật quản lý thuế

Bài tập tình huống trong đề cương

Câu 1 (Tình huống ): Ông Thanh Bình hiện là giám đốc công ty TNHH X với
mức lương mỗi tháng 30 triệu đồng. Bên cạnh đó, ông Bình còn góp vốn vào
Công ty CP thương mại dịch vụ Y. Năm 2012 ông được chia cổ tức là 20 triệu
đồng (thời điểm chia cổ tức vào tháng 3 năm 2013). Ông còn là thành viên
Ban Kiểm soát của Công ty Y và được trả thù lao 15 triệu đồng/tháng.
1. Các khoản thu nhập nói trên của ông Bình là đối tượng chịu thuế gì?
Tại sao?.
2. Nghĩa vụ thuế thu nhập của Ông Bình khác nhau như thế nào trong
trường hợp ông là người độc thân và không nuôi dưỡng người nào so với
trường hợp Ông Bình có 1 mẹ già (67 tu ổi) không có thu nh ập; 1 ng ười v ợ
(40 tuổi) là chủ doanh nghiệp tư nhân Hồng Loan; 1 người con (20 tuổi)
không có thu nhập, đang học tại trường Đại học X.
3. Anh (chị) hãy xác định loại thu nhập nào trong tình huống trên được áp
dụng để tính giảm trừ gia cảnh khi xác định thu nh ập ch ịu thuế thu nhập
cá nhân cho ông Bình? Giải thích tại sao?
4. Anh (chị) hãy xác định những người phụ thuộc để tính gi ảm tr ừ gia c ảnh
khi xác định thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân cho ông Bình và gi ải
thích tại sao?.
5. Ngoài ra ông Bình còn là nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Anh
chị hãy tư vấn cho ông bình về nghĩa vụ thuế đối với thu nhập từ giao
dịch chứng khoán của Ông.
6. Doanh nghiệp tư nhân Hồng Loan do vợ ông Bình làm chủ, kinh doanh
ngành hàng vải và phụ kiện may mặc, thu nhập hàng tháng của doanh
nghiệp chịu thuế gì? Nghĩa vụ thuế có gì khác so với việc bà Loan
thành lập hộ hinh doanh thay vì lập doanh nghiệp tư nhân?
7. Ông Bình và Bà Loan đồng sở hữu 2 căn nhà liền kề nhau. Do thiếu
vốn kinh doanh, ông bà nhất trí bán một căn nhà cho công ty 3M.
Nghĩa vụ thuế phát sinh trong giao dịch này như thế nào?
8. Căn nhà còn lại, Ông bà cho Công ty 3N thuê làm trụ sở. Xác định nghĩa
vụ thuế phát sinh từ hành vi này?
Các khoản tiền mà công ty 3M và 3N bỏ ra để mua/thuê căn nhà nói trên
theo tình huống (7) và (8) có được hạch toán là chi phí để tính thu nhập chịu
thuế của công ty 3N và 3M không?

1. Căn cứ Điểm a khoản 2, Điều 3, Luật thuế TNCN 2007 sửa đổi bổ sung 2012, thì
các khoản thu nhập sau phải chịu thuế TNCN
+30tr/ tháng: tin lng: chu thu TNCN
+15 tr/ tháng: có tính cht tin lng, tin công
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 3, điều 3, luật thuế TNCN thì khoản thu
nhập 20tr là lợi tức cổ phần nên chịu thuế TNCN.
2. 3. 4. Căn cứ Điều 19, luật thuế TNCN, trong trường hợp ông Bình là người độc
thân thì ông được giảm trừ gia cảnh với mức giảm trừ là 9tr/tháng. Còn nếu ông
Bình có người phụ thuộc thì mức giảm trừ gia cảnh của ông là 3,6tr/tháng v ới m ỗi
người phụ thuộc.
Ông Bình là người độc thân: theo quy định tại khoản 1, Điều 19, Luật thuế
TNCN sửa đổi bổ sung (khoản 4, Điều 1, luật số 26) thì ông Bình được giảm trừ
gia cảnh đối với hai khoản tiền là 30tr và 15tr, theo đó mức giảm trừ đối với
ông là 9tr/tháng.
Ông Bình có ngi ph thuc:
Mẹ già 67 tuổi: đã hết tuổi lao động.
Căn cứ khoản 3, Điều 19, Luật thuế TNCN sửa đổi bổ sung, người phụ thuộc vào
ông Bình bao gồm: mẹ (67 tuổi), con (20 tuổi) không có thu nhập, đang h ọc t ại
Đại học X. Bà Loan vẫn trong độ tuổi lao đ ộng và có thu nh ập nên không được
xem là người phụ thuộc.
Do đó, áp dụng khoản 1, điều 19, luật thuế TNCN sửa đổi bổ sung thì ông Bình
được giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 3.6 tr/tháng.
Căn cứ theo quy định tại Điều 19, Luật thuế TNCN thì giảm trừ gia cảnh là số
tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế đối với khoản thu nhập từ tiền lương,
tiền công của đối tượng nộp thuế.
Xét trong trường hợp của ông Bình, tiền lương, căn cứ theo quy định tại Điều 1
Luật số 26, sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế TNCN, tiền công là
các khoản thu nhập tiền lương ông làm Giám đốc (30tr/tháng), và khoản thù
lao 15tr/tháng 9 do ông là thành viên của Ban kiểm soát công ty Y (đây là khoản
thu nhập có tính chất tiền lương).
5. Thu nhập từ giao dịch chứng khoán là thu nhập từ đầu tư vốn, cho nên,ông Bình
phải nộp thuế TNCN đối với khoản thu nhập này theo điểm c khoản 3, điều 3,
luật số 26.
Cụ thể, nếu đó là thu nhập không thường xuyên thì ông Bình phải nộp thuế cho
từng lần phát sinh thu nhập. Còn trường hợp đó là kho ản thu nh ập th ường xuyên
thì ông Bình có thể nộp chung với các khoản thu nhập chịu thuế theo kỳ tính
thuế.
6. Doanh nghiệp tư nhân Hồng Loan do vợ ông Bình làm chủ, kinh doanh ngành
hàng vải và phụ kiện may mặc, thu nhập hàng tháng của doanh nghiệp chịu thuế
TNDN theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 2, Luật Thuế TNDN.
Nếu bà Loan thành lập hộ hinh doanh thay vì lập doanh nghiệp tư nhân thì bà
Loan phải chịu thuế TNCN theo quy định của Luật thuế TNCN. Hộ kinh doanh
là nhóm chủ thể mà có thể hiểu là các cá nhân tiến hành hoạt động mang tính
chất kinh doanh, phù hợp với sự điều tiết của Luật thuê TNCN.
Hộ kinh doanh có thể không đảm bảo yêu cầu của một tổ chức vì thường được
thành lập trên cơ sở gia đình 🡪 chịu thuế thu nhập cá nhân
Xem giáo trình trang 275.
7. Ông Bình và bà Loan phải chịu thuế TNCN theo quy định tại khoản 1, Điều 1,
Luật số 26. (điểm b, khoản 5, điều 3 luật thuế TNCN)
8. Nghĩa vụ thuế: TNCN, theo quy định tại Khoản 1, Điều 2, Luật sửa đổi bổ sung
một số điều các luật về thuế… (điểm a, khoản 1, Điều 3) + thuế GTGT (điểm
d khoản 1 Điều 7 – trang 273)
9. Các khon tin mà công ty 3N, 3M bỏ ra là những khoản chi phi hợp lệ,
có thực và liên quan trực tiếp đối với sản xuất và kinh doanh để làm phát sinh
lợi nhuận theo quy định tại điểm a khoản 1, Điều 9 Luật thuế TNDN, cho nên sẽ
được hạch toán để tính thu nhập chịu thuế của 2 công ty này.

Câu 2 (Tình huống ): Để tiến hành nhập khẩu 1000 chiếc máy lạnh (có
công suất 75.000 BTU) về tiêu thụ tại thị trường trong nước. Ngày
15/04/2013, Công ty cổ phần M ký hợp đồng với Đại lý hải quan N với nội
dung: N có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ nộp thế và tiến hành làm thủ tục
cần thiết để thông quan lô hàng nói trên; M có nghĩa vụ trả tiền thuế
theo biên lai nộp thuế do N cung cấp. Ngày 20/4/2013, lô hàng nói trên
cập cảng Sài Gòn. N tiến hành làm tờ khai hải quan 1000 chiếc máy lạnh
theo đúng số lượng mà M cung cấp và tiến hành các thủ tục để thông
quan hàng hóa. Khi thông quan, cán b ộ h ải quan ki ểm kê hàng hóa và phát
hiện số lượng thực tế là 1100 máy lạnh.
Hi:
1.
Hành vi nhp khu 1000 máy lnh phi chu nhng loi thu nào? Ti sao?

2. Hãy xác định đối tượng nộp thuế trong tình huống trên?
3. Hãy xác định loại hành vi vi phạm pháp lu ật thuế trong tình huống
trên.
4. Xác định chủ thể bị xử phạt vi phạm hành chính trong tình huống nói
trên? Giải thích tại sao?
M lập luận rằng, vì dòng máy lạnh này rất dễ hư hỏng, bình quân cứ 10 máy
thì có một máy phải thay máy mới trong thời gian b ảo hành. Vì v ậy, số lượng
máy dư ra là để thực hiện nghĩa vụ bảo hành nên không phải chịu thuế. Lập
luận này có cơ sở không?

1. Hành vi nhp khu 1000 máy lnh chu các loi thu sau:
+ Thuế Nhập khẩu ( Khoản 1, Điều 2, luật thuế XK, NK)
+ Thuế TTĐB (Điểm h, khoản 2, Luật thuế TTĐB)
+Thuế GTGT (Điều 3, Luật thuế TTĐB).
2. Đối tượng nộp thuế: Công ty cổ phần M, bởi vì công ty này có hành vi nhập
khẩu máy lạnh vào TT VN.
Cơ sở pháp lý: Điều 4, Luật thuế XK, NK.
3. Hành vi vi phạm PL thuế trong tình huống nói trên là hành vi kê khai không
đúng thông tin về số lượng hàng hóa nhập khẩu trên tờ khai hải quan. Thực tế,
lô hàng trên có 1100 máy lạnh, tuy nhiên chỉ kê khai 1000 máy lạnh sẽ đc nhập
khẩu vào VN.
Căn cứ pháp lý: khoản 2, Điều 7, luật quản lý thuế.
Khoản 3 Điều 103 – trang 63
4. Chủ thể bị xử phạt hành chính trong trường hợp trên đó là Công ty M.
3. Giám sát, khiếu nại việc thực hiện các nghĩa vụ của Đại lý làm th ủ t ục h ải quan
trong phạm vi được ủy quyền và chịu trách nhiệm thực hiện các quyết định xử lý
của cơ quan hải quan trong trường hợp đại lý làm thủ tục hải quan vi ph ạm các quy
định của pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế.
Khoản 3 Điều 14 TT 12/2015/TT-BTC
Bởi vì, thực chất công ty M là đối tượng phải nộp thuế, và công ty N chỉ có
nghĩa vụ thực hiện thay các nghĩa vụ thuế theo hợp đồng giữa 2 công ty. Với tư
cách là chủ thể có nghĩa vụ thuế trước nhà nước, Công ty M vẫn phải “chịu trách
nhiệm trước pháp luật”, có nghĩa là nhà nước sẽ truy cứu trách nhi ệm đối với M
chứ không phải là các tổ chức cá nhân được ủy quyền – N khi có những sự sai
phạm đến từ người nộp thuế thay.
5. Lp lun trên là không có c s.
. Đồng thời Thuế NK điều tiết đối với hành vi nhập khẩu hàng hóa vào thị
trường nội địa, và nó không căn cứ vào nguyên nhân xuất hiện thêm hàng hóa
để thực hiện mục đích điều tiết của mình. Do đó, những lập luận trên là không
có cơ sở để chấp nhận.
Căn cứ pháp lý: Điều 2 Luật thuế XK, NK.
Câu 3 (Tình huống ): Doanh nghiệp M có chức năng sản xuất rượu chai
tiêu thụ trong nước. Để mở rộng thi trường tiêu thụ ra nước ngoài, ngày
05/4/2013, M ký hợp đồng ủy thác xuất khẩu cho doanh nghiệp N xuất
khẩu 10.000 chai rượu sang thị trường EU theo tiêu chuẩn chất lượng do
hai bên thỏa thuận. Tuy nhiên, khi nhận hàng, N phát hiện hàng hóa không
đúng chất lượng như hợp đồng nên không thể xuất khẩu. Sau nhiều lần
đề nghị M nhận lại hàng không được, N ký h ợp đồng bán cho doanh
nghiệp Q để Q phân phối cho các đại lý của mình tiêu thụ trong nước. Tuy
nhiên, N đã không thực hiện nghĩa vụ thuế đối với lô hàng này với lập
luận: hàng hóa không xuất khẩu được là do M đã vi phạm hợp đồng nên M
phải có nghĩa vụ nộp thuế, hơn nữa, N chỉ là doanh nghiệp mua đi bán lại
chứ không phải là doanh nghiệp sản xuất rượu.
Hi:
1. M phải thực hiện nghĩa vụ thuế gì đối với hành vi sản xuất rượu tiêu
thụ trong nước? Tại sao?
2. Lập luận của N là đúng hay sai? Tại sao?
3. Theo anh (chị) M hay N có nghĩa vụ nộp thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế
GTGT khi bán rượu cho Q? Vì sao ?
4. Với hành vi mua rượu và phân phối cho các đại lý tiêu thụ, Q phải nộp
những loại thuế nào? Tại sao?
Giả sử lô hàng nói trên được N xuất khẩu sang thị trường châu Á thì có phải
nộp thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng không? Vì sao?

1. M phi chu thu:


+ TTĐB (điểm b, khoản 1, Điều 2, Luật thuế TTĐB)
+ GTGT (Điều 3, luật thuế GTGT)
+ TNDN (khoản 1, Điều 3, Luật thuế TNDN).
2. Lập luận của N là sai. Trên cơ sở quy định tại Điều 4 Luật thuế TTĐB, Công ty N
có trách nhiệm phải xuất khẩu lô rượu nói trên ra nước ngoài, tuy nhiên, công ty
N đã không thực hiện nghĩa vụ của mình mà đã bán lô r ượu đó cho Q cho nên N
phải chịu thuế TTĐB bởi hành vi này làm xuất hiện hàng hóa tren thị trường
Việt Nam, dồng thời, thuế TTĐB là thuế gián thu, người tiêu dùng là người
chịu thuế, cho nên, khi bán lô rượu trên ra thị trường thì thuế TTĐB phải cấu
thành trong giá bán, và việc N phải nộp thuế không ảnh hưởng tới lợi ích của N.
Nên với lập luận của N để tránh nghĩa vụ nộp thuế như trên là không đúng.
3. N có nghĩa vụ phải nộp thuế TTĐB và GTGT đối với hành vi bán lô rượu trên
cho Q. Bởi vì: bản chất của 2 loại thuế này là đánh thuế vào các hàng hóa được
tiêu thụ trên lãnh thổ Việt Nam, nhận thấy hành vi bán rượu của N đã làm cho
hàng hóa này xuất hiện và được tiêu thụ trên thị trường Việt Nam, cho nên N
phải thực hiện nghĩa vụ thuế trên với nhà nước.
4. Với hành vi mua và phân phối lại rượu trên thì DN Q chỉ phải chịu thuế GTGT.
Bởi vì: theo quy định tại Điều 3, Luật thuế GTGT thì hành vi của Q là hành vi
kinh doanh rượu trên thị trường VN, phù hợp với mục đích điều tiết của thuế
GTGT. Đối với thuế TTĐB, Q không chịu thuế này, bởi vì doanh nghiệp N đã
chịu thuế TTĐB đối với lô hàng trên, theo nguyên tắc không đánh trùng thuế
(cùng một đối tượng thì không bị đánh thuế 2 lần trên cùng 1 sắc thuế) thì
DN Q không có nghĩa vụ phải nộp thuế này.
Thu TNDN
5. Khi xuất khẩu lô rượu trên sang thị trường Châu Á thì không chịu thuế TTĐB
mà chỉ chịu thuế GTGT với thuế suất 0%.
Bởi vì, như đã nói, mụ đích điều tiết của thuế TTDDDB là đối với một số
hàng hóa tiêu thụ trên thị trường Việt Nam, ở đây khi xuất khẩu sang Châu Á thì
mặt hàng này được sử dụng ở lãnh thổ nước ngoài, không phù h ợp v ới m ục đích
điều tiết của thuế TTĐB
Đối với thuế GTGT, theo quy định tại khoản 3, Điều 1, Luật số 31 sửa đổi bổ
sung một số điều của luật thuế GTGT thì hành vi xuất khẩu rượu này vẫn chịu
thuế GTGT, tuy nhiên với thuế suất 0%.

Câu 4 (Tình hung) : Công ty TNHH Hoàn Thành có chức năng đăng ký
kinh doanh trong giấy CNĐKKD là xuất khẩu nông lâm sản. Mỗi năm,
Hoàn Thành xuất khẩu hàng nghìn tấn cà phê cho các thị trường EU, Mỹ,
Hàn Quốc. Tháng 5/2013, nhận thấy giá phân bón trong nước tăng cao và
để tăng cường số lượng xuất khẩu nông sản, Hoàn Thành đã ký hợp đồng
với đối tác nước ngoài đổi 100 tấn cà phê để nhập về 250 tấn phân bón
hóa học. Ngày 15/6/2013, toàn bộ lô hàng phân bón hóa h ọc đã c ập c ảng Sài
Gòn. Hải quan cảng Sài Gòn không đồng ý cho nhập hàng hóa vì Hoàn
Thành không có chức năng kinh doanh nhập khẩu phân bón. Vì vậy, ngày
16/6/2013, Hoàn Thành đã ký hợp đồng Ủy thác nhập khẩu lô hàng nói
trên cho công ty Cổ phần X. Khi tiến hành làm thủ tục thông quan, hải
quan phát hiện khối lượng lô hàng nói trên lên đến 300 tấn.
Hi:
1. Với hoạt động kinh doanh theo chức năng của mình, Hoàn Thành
phải nộp những loại thuế nào? Cơ sở pháp lý?
2. Có ý kiến cho rằng, vì Hoàn Thành xuất khẩu hàng hóa sang
nhiều thị trường khác nhau nên thuế suất thuế xuất khẩu qua
các thị trường này là khác nhau căn cứ vào quan hệ ngoại giao giữa
Việt Nam với các quốc gia này. Quan điểm của anh (chị) về vấn đề
này?
3. Với hành vi xuất 100 tấn cà phê đổi 250 tấn phân bón nhập về
Việt Nam, Hoàn Thành phải nộp những loại thuế gì? Giá tính thuế
trong trường hợp này được xác định như thế nào? Có quan điểm cho
rằng vì đây là trường hợp hàng đổi hàng ngang bằng về giá trị nên
không phát sinh nghĩa vụ thuế. Ý kiến của anh chị về vấn đề
này?
4. Công ty X có thể bị xử phạt đối với hành vi khai số lượng hàng hóa ít
hơn thực nhập không? Xác định nghĩa vụ thuế và trách nhiệm pháp
lý phát sinh (nếu có) từ việc nhập khẩu số lượng hàng hóa thực tế
nhiều hơn tờ khai hải quan?

1. Với hoạt động kinh doanh theo chức năng của mình, Hoàn Thành phải nộp những
loại thuế:
- Thuế TNDN: vì Cty HT phát sinh thu nhập nên là người nộp thuế TNDN. CSPL:
khoản 1 Điều 2 Luật Thuế TNDN 2008 (2013).
- Thuế XK: vì HT thực hiện hành vi xuất khẩu hàng nghìn tấn cà phê cho các thị
trường EU, Mỹ, Hàn Quốc. CSPL: Điều 2, 4 Luật Thuế XKNK 2005.
- Thuế GTGT: vì cà phê không thuộc ĐT không chịu thuế GTGT. CSPL: Điều 5
Luật Thuế GTGT 2008 (2013).
2. Thuế suất chỉ khác nhau nếu là thuế NK (vì căn cứ xác định TS thuế NK là
chủng loại HH và xuất xứ HH). Còn đối với thuế XK, thuế suất được áp dụng
thống nhất, không có sự khác biệt khi XK HH sang các th ị tr ường khác nhau (vì
căn cứ xác định TS thuế XK là chủng loại HH).
3. Với hành vi xuất 100 tấn cà phê đổi 250 tấn phân bón nhập về Việt Nam,
Hoàn Thành phải nộp những loại thuế:
- Thuế XK: vì có hành vi XK 100 tấn cà phê. CSPL: Điều 2, 4 Luật Thuế XKNK
2005. (cà phê là đối tượng chịu thuế)
- Hành vi nhập khẩu là hành vi bất hợp pháp (Vì không có chức năng nhập
khẩu) 🡪 không chịu thuế nhập khẩu. (do hành vi bất hợp pháp nên cũng không
chịu thuế GTGT).
- Hành vi xuất khẩu chịu thuế giá trị gia tăng với mức thuế 0 đồng.

❖ Giá tính thu trong trng hp này ( giá ca 100 tấn cà phê)
được xác định: Cty X XK sẽ kê khai giá.
Trong trường hợp CQ hải quan nhận thấy giá chênh lệch nhiều thì CQ hải
quan sẽ ấn định giá. (Điều 39 Luật quản lý thuế - trang 28)

❖ Có quan điểm cho rằng vì đây là trường hợp hàng đổi hàng ngang bằng về
giá trị nên không phát sinh nghĩa vụ thuế: Trong trường hợp này, vì cà phê,
phân bón là ĐT chịu thuế XKNK và hành vi XK, NK đã hoàn thành nên vẫn
phát sinh nghĩa vụ thuế XK, NK.
4. Công ty X có thể bị xử phạt đối với hành vi khai số lượng hàng hóa ít hơn thực
nhập.
- Cty X có NV nộp thuế NK (khoản 2 Điều 3 NĐ 87/2010) vì Cty X nhân danh
chính mình thực hiện hành vi NK (Hoàn Thành đã ký h ợp đồng Ủy thác cho Cty
X).
- Về việc xác định NV thuế là căn cứ vào tờ khai hải quan và ĐTNT phải tự ch ịu
trách nhiệm trước PL về số lượng thực tế nhập với số lượng khai trong tờ khai
hải quan (Điều 13 Luật Thuế XKNK 2005). Vì vậy, nếu Cty X khai thiếu số
lượng hàng hóa thực tế NK thì Cty X sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi VPPL
về thuế: khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp (khoản 3 Điều 103,
Điều 107 Luật Quản lý thuế 2006, sửa đổi bổ sung 2012).
Nghị định 129 Điều 10 – trang 148.
Câu5 (Tình hung 11) : Ông Hoàng Minh là giám đốc công ty TNHH
Thiên Ân được nhận các lương và các khoản thu nhập liên quan đến tiền
lương bình quân là 15 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, ông Minh có vay nợ của
công ty Thiên Ân một số tiền với tổng tiền lãi phải trả bình quân mỗi
tháng là 18 triệu đồng (lãi suất thấp hơn lãi suất bình quân liên ngân
hàng tại thời điểm ký kết hợp đồng). Vì vậy, hằng tháng ông Minh không
những không nhận lương mà còn phải trả thêm 3 triệu tiền lãi. Bên cạnh
đó, ông Minh còn là cổ đông của công cổ phần Đất Việt. Vì muốn tăng
vốn điều lệ, nên Đất Việt đã tiến hành trả tiền cổ tức bằng chính cổ
phần của công ty cho các cổ đông. Sau đó, ông Minh chuyển nhượng toàn b ộ
số cổ phần được trả bằng cổ tức cho người khác. Hỏi:
1. Anh (chị) hãy cho biết những tình huống nêu trên, trường hợp nào
được xem là có phát sinh thu nhập? Giá trị thu nh ập đ ược xác đ ịnh trong
mỗi trường hợp đó?
2. Trong các khoản thu nhập đó, khoản thu nhập nào ph ải n ộp thuế thu
nhập cá nhân? Thu nhập tính thuế và thuế suất áp dụng trong mỗi
trường hợp?
3. Đối với khoản tiền lương 15 triệu đồng/ tháng của ông Minh, Công ty
Thiên Ân có được hoạch toán vào chi phí được trừ không?
Anh (chị) có lưu ý gì đối với khoản chênh lệch 3 triệu tiền lãi mà mỗi tháng
ông Minh phải trả cho Thiên Ân? Khoản chi này có thể tính vào các kho ản chi
được trừ khi tính thu nhập chịu thuế của ông Minh không?
1. Nhng trng hp là có phát sinh thu nhp:
- Tiền lương, tiền công: 15 triệu đồng/tháng.
- Đầu tư vốn: trả tiền cổ tức bằng chính cổ phần của công ty cho các cổ đông.
- Chuyển nhượng vốn: ông Minh chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần được trả
bằng cổ tức cho người khác.
2. Trong các khoản thu nhập đó, khoản thu nhập phải nộp thuế thu nhập cá nhân:
- Tiền lương, tiến công: điểm a khoản 2 Điều 3 Luật Thuế TNCN 2007 (2012)
+ Thu nhập tính thuế: 15 – 9 = 6 triệu đồng. (khoản 1 Điều 21, điểm a khoản 1
Điều 19 Luật Thuế TNCN)
+ Thuế suất: 5 triệu đầu tiên – 5%; 1 triệu còn lại – 10%. (khoản 2 Điều 22)
- Đầu tư vốn: điểm b khoản 3 Điều 3 Luật Thuế TNCN 2007 (2012)
+ Thu nhập tính thuế: lợi tức cổ phần được tính từ giá trị cổ phần ông Minh
được trả (khoản 1 Điều 12, khoản 2 Điều 21)
+ Thuế suất: 5% (khoản 2 Điều 23 Luật Thuế TNCN, Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của các luật về thuế).
- Chuyển nhượng vốn: điểm b khoản 4 Điều 3 Luật Thuế TNCN 2007 (2012)
+ Thu nhập tính thuế: giá chuyển nhượng từng lần (khoản 1 Điều 13 Luật
Thuế TNCN, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế, khoản
2 Điều 21 Luật Thuế TNCN).
+ Thu sut: 0.1% (khoản 2 Điều 23 Luật Thuế TNCN, Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của các luật về thuế). Thu nhập từ chuyển nhượng chứng
khoán.
3. Đối với khoản tiền lương 15 triệu đồng/ tháng của ông Minh, Công ty Thiên Ân
được hoạch toán vào chi phí được trừ. Vì khoản tiền lương mà Cty trả cho ông
Minh được xem là chi phí hợp lý, liên quan trực tiếp hoạt động kinh doanh của
Cty và có đủ hóa đơn chứng từ theo quy định của pháp lu ật. CSPL: Khoản 1, điểm i
khoản 2 Điều 9 Luật Thuế TNDN 2008 (2013), Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của các luật về thuế.
4. Không có lưu ý gì đối với khoản chênh lệch 3 triệu tiền lãi mà mỗi tháng ông
Minh phải trả cho Thiên Ân.
Khoản chi này không thể tính vào các khoản chi được trừ khi tính thu nh ập ch ịu
thuế của ông Minh. Vì khoản chi này không liên quan đến các khoản chi được
trừ (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, giảm trừ gia cảnh, giảm trừ đối với các
khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo – trang 522).

Tình huống 1( đề cương): Công ty Nam Vân chuyên kinh doanh thiết bị
điện tử. 3/2011, công ty nhập lô hàng điện t ử ủy thác qua công ty Nam Vi ệt.
Khi hàng về đến cảng, được sự bảo lãnh của Ngân hàng, Nam Vân đ ược
nhận hàng để bán ra thị trường mà chưa phải đóng thuế. Tuy nhiên, qua kiển
tra hải quan đã phát hiện trong kiện hàng có m ột số máy điện thoại không
khai báo hải quan. Nam Vân tiếp tục thành lập thêm 4 công ty độc lập khác:
Nam Thành, Nam ThU, Nam Văn, Nam Thị với chức năng tương tự nhằm
tiêu thụ hàng hóa cho Nam Vân. Hỏi:
1. Xác định người nộp thuế và nghĩa vụ thuế phát sinh trong các giao dịch
trên.
Người nộp thuế là công ty Nam Vân, Nam Việt, Nam Thành, Nam Thu, Nam Văn, Nam
Thị
Nam Vân kinh doanh thiết bị điện tử và ủy thác lô hàng điện tử qua công ty Nam Vi ệt
nên Nam Vân có nghĩa vụ nộp thuế TNDN, GTGT
CSPL: Điều 4 Luật thuế GTGT, khoản Điều 2 Luật thuế TNDN.
Nan Việt là công ty nhận ủy thác nhập khẩu lô hàng thiết bị điện tử nên chịu thuế NK,
Thuế GTGT
CSPL: KHOẢN 2 Điều 3, Điều 4 luật thuế GTGT
4 CÔNG TY do Nam Vân thành lập là công ty con c ủa Nam Vân có nghĩa v ụ n ộp thuế:
THUẾ TNDN, thuế GTGT.
CSPL: khoản 1 Điều 2 Luật thuế TNDN, Điều 4 Luật thuế GTGT
2. Xác định thời hạn nộp thuế đối với lô hàng trên. CSPL: khoản 5 Điều 42
Luật quản lý thuế 2006
3. Số hàng nhập khẩu không khai báo có chịu thuế không? Tại sao? Cần
lưu ý những vấn đề pháp lý nào?
Hàng hóa nhập khẩu không khai báo không chịu thuế vì Nhà nước chỉ đánh thuế trên
những hành vi hợp pháp thỏa mãn điều kiện luật định. Nam Vân ủy thác nhập khẩu
thiết bị điện tử, không nhập khai báo nhập khẩu đi ện tho ại nên số điện thoại phát hiện
trên được nhập khẩu bất hợp pháp qua biên giới Việt Nam nên không chiụ thuế.
4. Trong trường hợp hết hạn nộp thuế, mà chủ thể nộp thuế chưa thực hiện
nghĩa vụ thuế thì sẽ bị xử lý như thế nào? Khi hết thời hạn nộp thuế mà Nam
Vân chưa thực hiện nghĩa vụ thì Nam Vân phải nộp tiền thuế và tiền chậm nộp theo
mức 0.05%/ngày tính trên số tiền nộp thuế chậm.
Trong trường hợp Nam Vân không nộp thuế vào ngân sách NHà nước thì Ngân hàng
bão lãnh cho Nam Vân phải nộp tiền thuế, tiền phạt thay cho Nam Vân (khoản 1
Điều 106, khoản 2 Điều 114 luật quản lý thuế 2006)
5. Trường hợp các công ty độc lập nói trên nhập khẩu hàng hóa thì Nam Vân
có nghĩa vụ nộp thuế cho các công ty này không? Theo Điều 190 Luật doanh
nghiệp 2014 quy định: “Hợp đồng, giao dịch và quan hệ khác giữa công ty mẹ và công ty
con đều phải được thiết lập và thực hiện độc lập, bình đẳng theo điều kiện áp dụng
đối với các chủ thể độc lập”. 4 công ty trên tuy là công ty con của Nam Vân nhưng nó
cũng là một doanh nghiệp độc lập được pháp luật Vi ệt Nam th ừa nh ận nên khi có hành vi
nhập khẩu hàng hóa vào thị trường Việt Nam và th ỏa mãn điều kiện luật định thì 4 công
ty trên phải nộp thuế NK, Nam Vân chỉ có trách nhiệm hữa hạn đối với 4 công ty trên
không có nghĩa vụ nộp thuế thay trong trường hợp này. (theo quy định của lu ật doanh
nghiệp)
6. Nam Vân bán hàng cho 4 công ty nói trên có làm phát sinh nghĩa vụ thuế
không? CÓ. Thức chất Nam Vân và 4 công ty trên là hai thực thể pháp lý độc lập cỉ có
mối quan hệ với nhau về vốn và hoạt động bổ nhiệm, bãi nhiệm HĐQT, ban lãnh đ ạo,
trách nhiệm hữu hạn đối với các công ty con, còn lại thì cả hai công ty này độc lập với
nhau. Mặc khác, khi Nam Vân bán hàng cho 4 công ty thì thõa mãn điều kiện đánh
thuế của sắc thuế TNDN VÀ GTGT nên lúc này Nam Vân có nghĩa vụ nộp thuế
TNDN, GTGT.
7. Giao dịch giữa các công ty nói trên có chịu sự điều chỉnh đặc biệt về thuế
không?
Giao dịch giữa công ty Nam Vân và công ty Nam Việt không có gì đ ặc bi ệt.
Giao dch gia công ty Nam Vân và 4 công ty con trên ?

Tình huống trên 2: Vũ trường M đi vào hoạt động từ ngày 1/2/2009. Đ ể ph ục


vụ hoạt động của mình, vũ trường kinh doanh bán lẻ bia, r ượu, thuốc là cho
khách. Ngoài ra, để mở rộng hoạt động, vũ trường đã xin mỏ thêm dịch vụ
kinh doanh trò chơi bằng máy jackpot và đã đươc cơ quan nhà nước có thẩm
quyền đồng ý. 10/4/2011, vũ trường M đã nhập khẩu 10 máy jackpot đ ể
phục vụ mục đích trên. Hỏi:
1. Xác định hành vi làm phát sinh nghĩa v ụ thuế của vũ trường M?
Vũ trường M có hoạt động kinh doanh vũ tr ường, trò ch ơi bằng máy jackpot đã được cơ
quan có thẩm quyền đồng ý nên có nghĩa vụ nộp thuế TNDN, TTĐB. M nhập khẩu 10
máy jackpot để phục vụ cho việc kinh doanh dịch v ụ trò ch ơi đi ện t ử bằng máy jackpot
nên có nghĩa vụ nộp thuế NK, GTGT
CSPL: điểm a khoản 1 Điều 2 Luật thuế TNDN; khoản 1 Điều 3 Luật thuế XK-NK;
điểm a khoản 2 Điều 2, ĐiỀU 4 Luật thuế TTĐB, khoản 1 Điều 2 NĐ 209/2013;
ĐiỀU 4 Luật thuế GTGT.
2. Tư vấn cho M có thể thực hiện những nghĩa vụ thuế nào cho hoạt dộng
của mình?
Khi M đi vào hoạt động đầy đủ các dịch vụ đã đăng ký kinh doanh thì ngoài nghĩa vụ
thuế đã được nêu ở câu 1 thì M có thêm nghĩa vụ nộp thuế TTĐB, GTGT khi có hành vi
kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử bằng máy jackpot (điểm c khoản 2 Điều 2, Điều 4
Luật thuế TTĐB; Điều 4 Luật thuế GTGT, khoản 1 Điều 2 NĐ 209/2013
3. Thủ tục thực hiện nghĩa vụ thuế của cũ trường M như thế nào? (đăng kí,
kê khai, nộp thuế, quyết toán)
Đăng ký thuế: là việc ĐTNT thông báo với CQ thuế biết được ĐTNT có thể tác động
lên ĐT chịu thuế.
- Kê khai thuế: là việc ĐTNT thông báo cho CQ thuế biết mức độ tác động lên
ĐT chịu thuế.
- Nộp thuế: là việc ĐTNT thực hiện NV tài chính của mình đối với NN.
- Quyết toán thuế: là việc ĐTNT xác định lại với CQ thuế số thuế mà ĐTNT có
NV phải nộp vào ngân sách nhà nước trong 1 khoảng thời gian nhất định.
Xem giáo trình trang 413
4. Xác định giá tính thuế đối với từng loại thuế phát sinh trong tình
huống trên.
Giá tính thuế đối với của 10 máy jacpot: được xác định theo ph ương pháp tr ị giá
hải quan khoản 2 Điều 20 NĐ 08/2015/NĐ-CP: “2. Đối với hàng hóa nhập
khẩu: Trị giá hải quan hàng nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa
khẩu nhập đầu tiên trên cơ sở áp dụng Hiệp định chung về thuế quan và
thương mại hoặc theo các cam kết quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam đã ký kết. Cửa khẩu nhập đầu tiên được xác định như sau:
a) Đối với phương thức vận tải đường biển, đường hàng không, c ửa kh ẩu nh ập
đầu tiên là cảng dỡ hàng ghi trên vận đơn;
b) Đối với phương thức vận tải đường sắt, cửa khẩu nhập đầu tiên là ga
đường sắt liên vận quốc tế ở biên giới;
c) Đối với phương thức vận tải đường bộ, đường sông, cửa kh ẩu nh ập đầu tiên
là cửa khẩu biên giới nơi hàng hóa nhập khẩu đi vào lãnh thổ Việt Nam”.
- giá tính thuế đối với dịch vụ kinh doanh vũ trường: điểm c khoản 5 Điều 6
luật thuế TTĐB
- giá tính thuế đối với kinh doanh dịch vụ trò chơi có thưởng bằng máy
jackpot: điểm b khoản 5 Điều 6 luật thuế TTĐB
- giá tính thuế GTGT đối với 10 máy jackpot: - điểm b khoản 2 Điều 7 luật
thuế GTGT.
- giá tính thuế GTGT đối với dịch vụ kinh doanh vũ trường, trì chơi có th ưởng:
là giá dịch vụ bán đã có thuế TTĐB nhưng có thuế GTGT – ĐIỂM A KHOẢN 2
Điều 7 luật thuế GTGT
- Thu nhập tính thuế thu nhập của doanh nghiệp M: Điều 7, 8, 9 luật thuế
TNDN => Doanh thu từ kinh doanh vũ trường, trò chơi đi ện t ử có th ưởng – các
khoản chi được trừ của hoạt động sản xuất kinh doanh
5. 30/4/2011, M tổ chức sinh nhật cho nhân viên của mình, tiêu thụ 100
kết bia. Hỏi việc tiêu thụ 100 kết bia có phát sinh nghĩa vụ thuế của
M?
Có. Hành vi tiêu thụ 100 kết bia trên là hành vi tiêu thụ nội bộ trên lãnh thổ Việt
Nam. Thay vì bán bia phục vụ cho kinh doanh vũ tr ường (đ ược tính trong vé vào)
thì M tiêu thụ trong nội bộ nên vẫn phải xuất hóa đơn và có nghĩa vụ nộp thuế.
Trong trường hợp này M nộp thuế GTGT. Thể hiện gián tiếp qua điểm c khoản 2
Điều 7 Luật thuế GTGT.
Tình huống 3 (đề cương): 4/2010 ÔNG A (là nhân viên lãnh sự quán Hàn
quốc tại tp hcm) thực hiện hành vi nhập khẩu 1 chiếc xe hơi (12 chỗ). Do
không có nhu cầu sử dụng tiếp, 12/6/2011, ông A bán cho Nguyễn Văn dung
làm phương tiện đi lại của cá nhân. 15/6/2011, ông Văn tiến hành làm thủ tục
sang tên trước bạ, cơ quan thuế yêu cầu ông phải nộp thuế nhập khẩu,
thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế GTGT chậm nhất vào ngày 30/6/2011. Ông
Văn phản đối vì những lý do sau
- Không nộp thuế nhập khẩu vì A là người nhập khẩu.
- Không nộp thuế TTĐB vì ông Văn mua lại ô tô trong nước chứ không có
hành vi sản xuất hoặc nhập khẩu ô tô.
- Không nộp thuế GTGT vì ông Văn không xuất hóa đơn cho ông A.
Với lập luận trên, ông Văn đã không nộp thuế đúng hạn mà cơ quan thuế
yêu cầu. Vì vậy, ngày 30/8/2011, cơ quan thuế ra quyết định xử phạt vi
phạm hành chính đối với ông Văn. Hỏi:
1. Ông A phải thực hiện nghĩa vụ thuế gì đối với hành vi nhập khẩu ô tô nói
trên?
Khi một cá nhân bình thường nhập khẩu ô tô dưới 24 chỗ ngồi vào thị trường Việt Nam
thì học có nghĩa vụ nộp thuế X-NK, TTĐB, GTGT. Tuy nhiên, ông A là đối tượng được
hưởng tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao nên đồ dùng của ông này mạng qua Việt Nam
được không là đối tượng chịu thuế của cả 3 thuế trên
CSPL: khoản 19 Điều 5 Luật GTGT, điểm d khoản 2 Điều 3 Luật thuế TTĐB, khoản 3
Điều 12 NĐ 87/2010.
2. Lập luận của Văn đúng or sai? Tại sao?
Lập luận của ông Văn là chưa đúng hoàn toàn .
- Lập luận 1 là đúng: Ông Văn không có nghĩa vụ nộp thuế nhập khẩu vì ông không có
hành vi nhập khẩu ô tô, không thỏa điều kiện chịu sự điều chỉnh của sắc thuế X-NK
nên không thuộc đối tượng nộp thuế X-NK (ĐiỀU 3 luật thuế X-NK). Văn chỉ mua từ
A, A mới chính là người nhập khẩu
- Lập luận thứ 2 của ông Văn là đúng.
- Lập luận 3: Không chính xác. Theo Điều 4 Luật thuế GTGT, cá nhân, tổ chức nộp
thuế GTGT chỉ khi có hành vi sản xuất hàng hóa; kinh doanh hàng hóa dịch vụ; nhập
khẩu hàng hóa dịch vụ những đối tượng chịu thuế GTGT (Trừ điều 5) thì mới là người
có nghĩa vụ nộp thuế GTGT, việc xuất hóa đơn hay không trong trường hợp này không
ảnh hưởng đến nghĩa vụ của ông Văn lúc này.
3. Giá tính thuế đối với từng loại thuế được xác dịnh như thế nào? Không
có nghĩa vụ thuế nào đối với A và Văn
4. Qđxpvphc của cơ quan thuế là đúng or sai? Sai vì ông Văn không có nghĩa vụ
thuế nào trong tình huống này

Tình huống 6 (đề cương): Công ty TNHH Thiên Thanh có chức năng kinh
doanh dịch vụ ăn uống, kara. Đáp ứng nhu cầu của khách hàng, TT bán
rượu bia và thuốc lá, mở 3 phòng kara. Bên cạnh đó, T còn cung ứng cơm
hộp vào buổi trưa cho công nhân khu chế xuất L. Do công nhân khu chế
xuât không cần lấy hóa đơn nên TT không xuất hóa đơn theo quy định của
pháp luật trong 3 năm qua, cũng như không kê khai doanh thu cho hoạt động
này. 3/5/2011, cơ quan thuế điều tra và phát hiện hành vi thuế nói trên,
lập biên bản, ra quyết định xử phạt và ra quyết định truy thu thuế GTGT
đối với hành vi nói trên. Nhận viên pháp lý của TT rằng đây là hành vi cung
ứng hàng hóa cho doanh nghiệp khu chế xuất nên được hưởng mức thuế
suất 0% điều đó đồng nghĩa với việc nhà nước phải hoàn thuế GTGT cho
TT. HỎI:
1. Với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống, công ty TT là đối tượng nộp
thuế của những sắc thuế nào? Tại sao? Là đối tượng nộp thuế của thuế
GTGT, TNDN. Vì TT có hành vi kinh doanh dịch v ụ ăn uống (không thuộc đối tượng
chịu thuế XN-K, TTĐB, đối tượng không chịu thuế GTGT), có nghĩa vụ nộp thuế
theo quy định của pháp luật và có doanh thu t ừ ho ạt đ ộng kinh doanh
CSPL: ĐiỀU 2 luật thuế TTĐB, ĐiỀU 5, 4 Luật thuế GTGT, khoản 1 điều 2 luật
thuế TNDN)
2. Trong các hành vi kinh doanh của TT, hành vi nào ph ải ch ịu thuế TTĐB?
Tại sao? Gía tính thuế đối với hành vi này được xác định như thế nào?
Trong các hành vi trên, hành vi kinh doanh dịch vụ karaoke ph ải ch ịu thuế TTĐB vì đây
là hành vi kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế của thuế TTĐB được quy
định tại điểm b khoản 2 điều 2 luật thuế TTĐB.
- GIÁ tính thuế: điểm c khoản 4 điều 6 luật thuế TTĐB
3. Hành vi không xuất hóa đơn của công ty TT là đúng or sai? Tại sao?
Tại Khoản b, Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC và Khoản 7, Điều 3 Thông tư
26/2015/TT-BTC sửa đổi bổ sung như sau:
“b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, d ịch v ụ, bao gồm cả các trường hợp
hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng
để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuy ển
nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).”
Như vậy: trường hợp không phải xuất hóa đơn khi bán hàng mà Thông tư 26/2015/TT-
BTC quy định là những trường hợp: Hàng hóa luân chuy ển n ội b ộ, tiêu dùng nội bộ để
tiếp tục quá trình sản xuất.
Do đó hành vi không xuất hóa đơn của công ty TT là sai
4. Lập luận của nhân viên pháp lý công ty là đúng or sai? Tại sao
? Lp lun ca nhân pháp lý công ty TT là sai.
Trường hợp hoàn thuế chỉ xảy ra khi
doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thỏa mãn điều kiện luật định để nộp thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ. TT không có hành vi kê khai thuế, không thực hiện đầy đủ
chế độ kế toán, hóa đơn đối với hành vi cung cấp dịch vụ ăn uống cho nhân viên
khu chế xuất ( Đây là hành vi trốn thuế) nên không thể thỏa mãn điều kiện để nộp
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Do đó khi xuất khẩu dịch vụ ăn uống lúc
này của TT không được hưởng thuế suất 0%, => không được hoàn thuế. (khoản 2
điều 10, điều 13 luật thuế GTGT)
5. Thẩm quyền xpvphc và ra quyết định truy thu thuế của cơ quan thuế
trong trường hợp này là đúng or sai? Tại sao? Đúng. Cơ quan thuế có thẩm
quyền xử phạt vi phạm pháp luật thuế theo thẩm quyền (khoản 6 Điều 9 Luật quản
lý thuế 2006).
Cơ quan thuế có thẩm quyền xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật và có
thẩm quyền ra quyết định hành chính truy thu thuế yêu cầu TT nộp phần thuế
còn thiếu vào ngân sách nhà nước.
Tình huống 7 (đề cương): Doanh nghiệp tư nhân Thanh Sơn chuyên sản
xuất rượu cung ứng cho thị trường trong nước. 5/2011, Thanh Sơn nh ập kh ẩu
200.000 chai rượu trắng thành phần. Tuy nhiên, do nhu cầu thị trường
thấp nên không tiêu thụ hết. Để giải phóng hàng tồn kho, TS đã sử dụng
100000 chai rượu trắng còn lại đem sản xuất thành 120000 chai rượu
thuốc. Để mở rộng thi trường, TS đã thành lập các địa lý phân phối rượu
thuốc theo giá do TS đưa ra có hưởng hoa hồng. 30/7/2011, cơ quan thuế
kiểm tra và phát hiện TS đã không kê khai nộp thuế TTDDB đối với 120000
chai rượu thuốc nên đã xử phạt và ra quyết định truy thu thuế TTĐB. TS
phẩn đối vì cho rằng mình đã nộp thuế đối với 100000 chai rượu trắng
nguyên liệu. Hỏi:
1. Với hành vi nhập khẩu 200000 chai rượu 20 độ, TS là đối tượng nộp thuế
của những sắc thuế nào? Nêu cspl và giải thích.
TT phải nộp thuế X-NK, TTĐB, GTGT đối với hành vi nhập khẩu rượu (hợp pháp) vào
thị trường Việt Nam, hành vi nhập khẩu đối tượng chịu thuế trên thỏa mãn điều kiện
điều chỉnh của 3 sắc thuế trên. Khoản 1 Điều 2, khoản 1 Điều 3 Luật thuế X-NK;
điểm b khoản 1 Điều 2, Điều 4 Luật thuế TTĐB; ĐiỀU 4 Luật thuế GTGT
2. Lập luận của TS là đúng hay không?
Lp lun ca TS là sai. Vì khi TS sản xuất 100000 chia rượu trắng thành
120000 chai rượu thuốc thì lúc này rượu đã bị thay đổi bản chất, trên thị trường xuất
hiện thêm loại rượu mới, lúc này TS có nghĩa vụ phải nộp thuế TTĐB đối với 120000
chai rượu thuốc mới sản xuất. ( Điều 4 Luật thuế TTĐB)
3. 120.000 chai rượu thuốc là đối tượng nộp thuế TTĐB thì ai là đối tượng
nộp thuế (TS hay đại lý)? Gía tính thuế TTĐB trong trường hợp trên?
TS là đối tượng nộp thuế TTĐB đối với 120000 chai rượu trên vì TS có hành vi sản
xuất đối tượng chịu thuế TTĐB VÀ luật quy định TS có nghĩa vụ n ộp thuế. (Điều 4)
- giá tính thuế TTĐB đối với 120000 chai rượu: khoản 2 Điều 6 Luật thuế TTĐB =
giá tính thuế nhập khẩu + thuế nhập khẩu + thuế TTĐB cho 100000 chai rượu
trắng làm nguyên liệu
4. Quan hệ kinh doanh giữa TS với các đại lý có phát sinh thuế GTGT không?
Tại sao? (không chc)
Có. Thể hiện gián tiếp qua điểm I khoản 2 điều 7 luật thuế GTGT
Tình huống 10 (đề cương): ÔNG An là chủ doanh nghiệp tư nhân Thành
Đạt, dồng thời là giám độc công ty Thiên Khánh. Vợ là giáo vien trung học,
thu nhập mỗi tháng bình quân 2 triệu, con học lớp 11 và 1 đang h ọc năm cuối
đại học. An có khoản thu nhập sau:
- Từ hoạt động kinh doanh ct TĐ là 50 triệu
- Được CT THHH TK trả lương 10 triệu.
3/2011, An chuyển nhượng 10000 cổ phiếu của ct cổ phần X cho cá nhân
khác với số tiền là 100 triệu. 5/2011, khi nhận lương, An b ị ct TK khấu trừ
750000 tiền thu nhế THCN. Ong An không đồng ý vì cho TK không xét
đến vấn đề giảm trừ gia cảnh cho ông. TK xét rằng mình chỉ là người thu
hộ và nộp thuế TNCN là nghĩa vụ cua An với NN nên sau đó TK đã không
tiến hành trích nộp thuế TNCN cho ông An theo quy định. HOỉ:
1. Xác định nghĩa vụ thuế của An đối với các khoản thu nhập nói trên?
Ông A có nghĩa vụ nộp thuế TNCN vì là cá nhân thường trú và có thu nh ập ch ịu thuế
được quy định tại điều 3 Luật thuế TNCN phát sinh tại Việt Nam (khoản 1 điều 2 luật
thuế TNCN)
Thu nhập của ông A gồm 3 loại: Loại 1: thu nhập từ kinh doanh: 50 triệu (điểm 1 kho ản
1 Điều 3 luật thuế TNCN; Loại 2: thu nhập từ tiền lương, tiền công: 10 triệu (điểm a
khoản 2 Điều 3 luật thuế TNCN; Loại 3: thu nhập từ chuyển nhượng vốn: 100 triệu
(điểm a khoản 4 điều 3 luật thuế TNCN). Tổng thu nhập của ông An là 160 triệu.
2. Lập luận của ông An trong tình huống trên là đ or sai? Những vấn đề
pháp lý cần quan tâm. Lập luận của ông An là đúng. Tiền lương ông có được từ
công ty TK chính là tiền lương, tiền công được quy định trong luật thu nhập cá nhân.
Ông An là cá nhân cư trú, có hai đối tượng phụ thuộc: con chưa thành niên và con thành
niên đang đi học đại học nên ông An thỏa mãn điều kiện được giảm trừ gia cảnh. Tuy
công ty TK chỉ là người nộp thuế thay nhưng cũng phải nộp chính xác tiền thuế thu
nhập cá nhân từ tiền lương của ông An
CSPL: Điều 19 Luật thuế TNCN
3. Lập luận của công ty TK là đúng or sai? Vấn đề pháp lý nào cần lưu ý?
Sai. Công ty TK đã là người nộp thuế thay cho ông An thì phải thực hiện theo đúng quy
định của pháp luật quy định về người nộp thuế thay là phải nộp đúng số thuế mà
những nhân viên chịu thuế TNCN phải nộp.
4. Tư vấn cho cơ quan quản lý thuế xử lý tình huống này theo đúng quy
định của pháp luật.
5. Hãy tính các khoản thuế thu nhập mà ông An phải nộp với các kho ản thu
nhập trên?
Vì có hai đôi tượng phụ thuộc nên ông An được giảm trừ từ tiền lương của mình là: 50-9-
(3.6*2) = 33 triệu 800 nghìn đồng. => thu nhập tính thuế của ông An: thuế thu nhập
đối với tiền lương là: (bài này đễ nên tự tính nha)

Tình huống 11(đề cương): Hộ gia đình ông Thanh sản xuất nông nghiệp, vụ
mùa 2010, mua cây giống hết 50 triệu, thu hoạch đợt 1- 30 tr, 2-40tr, 3-
90tr. Toàn bộ sảm phẩm mà ông Thanh thu ho ạch đều được công ty O thu
mua. Để chắm sóc cây trồng trong quá trình dầu tư hộ ông bỏ ra 25 triệu
tiền phân bón, thuốc trừ sâu., 15 triệu cho khoản thu khác. Công ty O thu
mua để sản xuất nước trái cây đóng hộp. Một phần sản phảm là ra công ty
tiến hành xuất khẩu ra nước ngoài, một phần giao cho đại lúy Cây câu bán
ra thị trường theo đúng giá quy định của công ty và h ưởng hoa hồng. Tiền
hoa hồng trả cho đại lý công ty tính vào chi phí bán.
1. Hộ gia đình ông thanh phải nộp thuế GTGT cho lô sản phẩm bán cho công
ty O không? Tại sao?
Hộ gia đình ông Thanh không phải nộp thuế GTGT vì hộ gia đình bán hàng hóa là sản
phẩm trồng trọt không chịu thuế GTGT nên không kê khai, nộp tính thuế GTGT
(khoản 1 điều 5 Luật GTGT, đ khoản 3 điều 2 NĐ 209/2013),
2. HỘ Ông Thanh có thu nhập đáng kể từ hoạt động nông nghi ệp c ủa mình,
vậy thu nhập này có là đối tượng chịu thuế TNCN không? Tại sao?
Không. Hộ gia đình ông Thanh có thu nhập từ việc trực tiếp sản xuất nông nghiệp nên
thu nhập trên được miễn thuế (khoản 5 Điều 4 luật thuế TNCN).
3. Hộ ông Thanh có phát hóa đơn GTGT khi bán hàng không?
Không. Vì hộ ông Thanh sản xuất sản phẩm nông nghiệp (trái cây) là đối tượng không
chịu thuế GTGT nên không chịu sự điều chỉnh của sác thuế GTGT, không kê khai,
tính nộp thuế GTGT vì vậy không phát hành hóa đơn GTGT khi bán hàng GTGT.
cspl: khoản 1 điều 5 luật thuế GTGT,
4. Ct O có được khấu trừ thUẾ GTGT đầu vào khi mua lô hàng trên không?
Có. Đoạn 3 điểm b khoản 1 điều 9
5. Số nguyên liệu trên được tính là chi phí đầu vào của công ty O không?
Trên thực tế, việc được và không được khấu trừ GTGT đầu vào có làm ảnh
hưởng đến nghĩa vụ thuế TNDN không?
Số nguyên liệu trên được tính là chi phi đầu vào vì nó là nguyên liệu mua vào phục vụ
cho sản xuất tạo thành sản phẩm đầu ra. Trên thực tế, việc được hay không được
khấu trừ thuế GTGT đầu vào không làm ảnh hưởng đến nghĩa vụ TNDN. Nếu
doanh nghiệp được khấu trừ thuế GTGT đầu vào thì phần thuế GTGT đầu vào sẽ
không được khấu trừ trong thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Nếu cơ sở kinh
doanh không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào thì cơ sở kinh doanh được hoạch toán
vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc tính vào nguyên giá của tài sản cố
định (...)
CSPL: điểm i khoản 1 điều 9 NĐ 209/2013, điểm l khoản 2 điều 9 Luật thuế TNDN.
6. Đại lý Cây câu là doanh nghiệp tư nhân do bà Thu làm ch ủ, hoa công ty O
trả trực tiếp vào tài khoản của bà thu tại ngân hàng. Thu nh ập t ừ hoa
hồngcủa doanh nghiệp cây câu có chịu thuế TNDN không? (biết là 15
triệu)
7. Tiền hoa hồng trả cho doanh nghiệp Cây cau có được tính vào chi phí bán
hàng không? Vì phần hoa hồng mà Đại lý Cây câu hưởng từ công ty O không đ ược
quy định trong chi phí hợp lý không được trừ tại khoản 2 điều 9 Luật thuế TNDN và
được tính vào trong giá bán của hàng hóa nên phần tiền hoa hồng này nó được coi là
chi phí bán hàng (tức là chi phí được trừ)
8. Khi xuất hàng bán ra nước ngoài công ty O được hoàn thuế GTGT không?
Có. Khi O xuất khẩu hàng hóa là nước trái cây ra nước ngoài (n ước trái cây thu ộc đối
tượng điều chỉnh của thuế GTGT) được áp dụng thuế suất thuế GTGT là 0%, VAT=
0 – VATvao = - VATvào. Do đó lúc này nhà nước phải hoàn thuế cho O
Tình huống 12( đề cương): Ông X (Thái Lan) là giám đốc Công ty kinh
doanh phụ trách khu vực Đông Nam Á của một Công ty n ước gi ải khát M v ới
thu nhập bình quân mỗi tháng là 2000 USD và nh ận l ương t ại Thái Lan. Do
đặc trưng công việc nên X không có mặt thường xuyên tại Việt Nam. Vì vậy,
tổng thời gian ông X ở Việt Nam dưới 183/năm. Ông X có 1 vợ (trong độ tuổi
lao động) và 2 con thường trú tại Việt Nam (đều không có thu nhập). Là luật
sư tư vấn cho ông X, anh chị:
1.Xác định tình tiết liên quan đến nghĩa vụ thuế thu nhập của ông X?
- Ông X (quốc tịch Thái Lan) ở Việt Nam dưới 183/năm => cá nhân không cư trú
(khoản 3, khoản 2 điều 2 Luật thuế TNCN
- giám đốc công ty M với tháng lương là 2000 USD nh ưng nh ận t ại Thái Lan => tiền
lương là thu nhập chịu thuế TNCN do phát sinh ở Việt Nam tuy nơi trả lương là Thái
Lan (điểm b khoản 1 điều NĐ 65/2013)
- Có hai con đều không có thu nhập=> người phụ thuộc ( điểm b khoản 3 điều 19 luật)
2. Xác định căn cứ pháp lý để để xác định nghĩa vụ thuế liên quan đến thu
nhập trên của ông X . nh trên
3. Xác định số tiền thuế TNCN mà ông X phải nộp? Việc chuyển đổi tiền
ngoại tệ ra đồng Việt Nam đồng do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tỷ giá bình
quân trên thị trường ngoại tệ tại thời điểm phát sinh thu nhập . (ĐIỀU 6 LUẬT
TNCN). Gỉa sử tỷ giá là 1USD = 20000, đổi ra Việt Nam đồng mỗi tháng ông X được là
40000000 VN đồng.
Thuế TNCN ông X nộp là: 40 triệu *20%= 8 triệu VNĐ (ĐiỀu 26 LUẬT TNCN)

Tình huống 13 (đề cương): Công ty Hồng quan là công ty kiểm định chất
lượng thành lập vào 9/2009. Cty có 5 chuyên gia Việt Nam, trả lương 10 triệu/
người. Các nhân viên khác trả mức lương cố định từ 2-3 đến 4-5 triệu đồng.
Để bổ sung năng lực cho công ty, công ty đã thuê thuế thêm chuyên gia nước
ngoài khi có nhiều khách hàng. Tiền thuế trả dứt điểm cho mỗi hợp đồng
thuê là 7 ngày. Gía trung bình là 20 tri ệu 20 đến 30tr/người/lần. Hồng
Quan không chỉ cung cấp dịch vụ kiểm định cho các doanh nghiệp mà còn
cho một số doanh nghiệp cho khu chế xuất và nước ngoài.
1. Người lao động trong cty Hồng Quang có phải thực hiện nghĩa vụ thuế
không? Nếu có nghĩa vụ thuế là gì? Họ sẽ phải làm thủ tục như thế nào để
thực hiện nghĩa vụ đó của mình?
5 chuyên gia Việt Nam có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp ( khoản 1, 2 điều
2; điểm a khoản 2 điều 3) còn những người lao động còn lại không phải là đối tượng
nộp thuế TNCN vì tiền lương, làm công của họ chưa được 108 triệu/năm. (điểm a
khoản 1 điều 19 luật thuế GTGT)
2. Đối với những chuyên gia nước ngoài mà Hồng Quang thuê, thu nhập mà
Hồng Quang trả cho họ có phải chịu thuế cho Nhà nước Việt Nam không?
H là những cá nhân không cư trú có thu nhập là tiền lương phát sinh trên Việt Nam
nên thu nhập trên là thu nhập chịu thuế TNCN (điều 2, điểm a khoản 2 điều 3 LUẬT
TNCN)
3. Gỉa sử rằng từ đầu năm từ năm 2011 trở về đây, Hồng Quang không tìm
được khách hàng để cung cấp dịch vụ thì có phải là đối tượng nộp thuế
GTGT VÀ TNDN nghiệp không?
a.Thu GTGT.
Căn cứ Thông tư 156/2013/TT-BTC tại Điều 10, Khoản 1, Điểm c quy định về nguyên
tắc tính thuế, khai thuế như sau:
“c) Đối với loại thuế khai theo tháng, quý, tạm tính theo quý hoặc năm, nếu trong kỳ
tính thuế không phát sinh nghĩa vụ thuế hoặc người nộp thuế đang thuộc diện được
hưởng ưu đãi, miễn giảm thuế thì người nộp thuế vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế cho
cơ quan thuế theo đúng thời hạn quy định, trừ trường hợp đã chấm dứt hoạt động
kinh doanh và trường hợp tạm ngừng kinh doanh theo h ướng d ẫn t ại đi ểm đ kho ản 1
Điều này và các trường hợp không phải nộp hồ sơ khai thuế theo hướng dẫn tại
Điều 16, Điều 17, Điều 18 Thông tư này.”
Nh vy:
+ Trong kỳ từ năm 2011 đến thời điểm này, nếu doanh nghiệp không phát sinh
doanh thu, chi phí tức là không có hóa đơn đầu vào, đầu ra thì doanh nghiệp
vẫn phải nộp tờ khai thuế GTGT => vẫn là đối tượng nộp thuế GTGT
B.Thu TNDN.
Thông tư 156/2013/TT-BTC tại Điều 10, Khoản 1, Điểm c quy định về nguyên tắc tính
thuế, khai thuế như sau:
“c) Đối với loại thuế khai theo tháng, quý, tạm tính theo quý hoặc năm, nếu trong kỳ
tính thuế không phát sinh nghĩa vụ thuế hoặc người nộp thuế đang thuộc diện được
hưởng ưu đãi, miễn giảm thuế thì người nộp thuế vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế cho
cơ quan thuế theo đúng thời hạn quy định, trừ trường hợp đã chấm dứt hoạt động
kinh doanh và trường hợp tạm ngừng kinh doanh theo h ướng d ẫn t ại đi ểm đ kho ản 1
Điều này và các trường hợp không phải nộp hồ sơ khai thuế theo hướng dẫn tại
Điều 16, Điều 17, Điều 18 Thông tư này.”
Nh vy: Doanh nghiệp vẫn phải nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
theo năm dù doanh nghiệp có phát sinh các khoản doanh thu hay không phát sinh
doanh thu.=> vẫn là đối tượng nộp thuế TNDN
4. Nghĩa vụ thuế của Hồng Quang có gì khác nhau trong tr ường h ợp cung
cấp dịch vụ cho 3 nhóm khách hàng trên?
Nghĩa vụ thuế của HQ không có sự khác nhau trong trường hợp cung cấp dịch vụ cho
nhóm công ty trong nước với nhóm công ty ở thị trường nước ngoài: khu phi thuế quan
và nước ngoài, chỉ khác nhau về số thuế phải nộp. Trong đó, khi HQ cung cấp dịch
vụ cho nhóm công ty trong nước thì phát sinh nghĩa v ụ n ộp thuế GTGT (với thuế suất
10% hoặc 2%) , TNDN. Còn khi HQ xuất khẩu dịch vụ trên vào khu phi thuế quan,
nước ngoài thì HQ vẫn phải nộp thuế GTGT (với thuế suất 0%) , TNDN (Thuế X-NK
ViỆT Nam vẫn chưa điều tiết với đối tượng là dịch vụ)
5. Vì mới thành lập được 2 năm, chi phí thành lập công ty lớn, mặc khác đang
ở giai đoạn được miễn thuế, nên thực tế Hồng Quang chỉ trả lương cho
chuyên gia với mức trên, nhưng khí kê khai trong sổ sách ghi ở mức thấp
hơn: với chuyên gia Việt 4 triệu, chuyên gia nước ngoài 8 triệu. Có suy nghĩ gì
về điều này?
6. Hành vi tại 5 có được xem là trốn thuế không?

Tình huống 15: Doanh nghiệp tư nhân Hương Vy do bà Vy H ương làm ch ủ


chuyên kinh kinh doanh chế tác gia công vàng, nữ trang, đá quý. Doanh
nghiệp này đã có thời gian kinh doanh 20 năm, nên kinh doanh có hệ thống
và ổn định, do đó sổ sách, chứng từ của DNTN Hương Vy được thực hiện 1 cách
đầy đủ và chặt chẽ. Để khai thác hiệu quả quản lý, bà Hương mặc dù là doanh
nghiệp nhưng thuê con trai là anh Nam làm giám đốc điều hành với lương
tháng là 10 triệu, trong sổ lương bà Hương cũng nhận lương ch ủ doanh nghi ệp
là 8 triệu. Quy mô và mối làm ăn càng ngày mở rộng nên Hương dự định sẽ
chuyển kinh doanh tư nhân của mình thành công ty TNHH nhằm có thêm
nguồn vốn góp từ các thành viên khác.
1. Doanh nghiệp TN Hương Vy có quyền phát hành hóa đơn GTGT?
Doanh nghiệp Hương Vy không có quyền phát hành hóa đơn GTGT vì doanh nghiệp HV
chuyên kinh doanh chế tác gia công vàng, nữ trang, đá quý được luật quy đ ịnh dùng
phương pháp tính trực tiếp trên GTGT (điều 11 luật thuế GTGT) không được quyền
phát hành hóa đơn GTGT, chỉ sử dụng hóa đơn bán hàng bình th ường (đi ểm b kho ản 1
điều 14 luật thuế GTGT).
2. Hoạt động kinh doanh chế tác vàng, nữ trang, đá quý của HV có chịu sự
điều chỉnh của thuế GTGT và thuế ttddb không?
- Hoạt động kinh doanh chế tác vàng, nữ trang, đá quý của HV không chịu sự điều
chỉnh của thuế TTĐB vì vàng không phải là hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB được
quy định tại điều 2 Luật thuế TTĐB
- Hoạt động kinh doanh của HV vẫn ch ịu s ự điều chỉnh của luật thuế GTGT vì HV có
hành vi kinh doanh, chế tác vàng là đối tượng chịu thuế GTGT (không phải là đối
tượng không chịu thuế). CSPL: điều 4, 5 luật thuế GTGT
3. Nếu chịu thuế GTGT, thì hoạt động trên của HV sẽ nộp thuế GTGT theo
phương pháp nào. Theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT (Điều 11 luật thuế
GTGT)
4. Tư vấn cho HV biết nghĩa vụ thuế thông thường DN sẽ thực hiện trong
hoạt động kinh doanh của mình.
Hoạt động kinh doanh của HV sẽ chịu thuế TNDN, GTGT.
Trong đó : S thu GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên gtgt bằng
gtgt nhân với thuế suất GTGT 10% áp dụng đối với hoạt động mua, bán, chế tác vàng
bạc đá quý. GTGT của vàng, bạc, đá quý được xác đ ịnh bằng giá thanh toán của vàng,
bạc, đá quý bán ra trừ giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào t ương ứng(…)
(khoản 1 điều 8 NĐ 209/2013).
S thu TNDN trong kỳ tính thuế bằng thu nhập tính thuế nhân với thuế suất
(khoản 1 điều 11 NĐ 218/2013).

5. Trường hợp HV chuyển thành công ty TNHH thì nghĩa v ụ c ủa h ọ có gì thay


đổi?
Nếu HV chuyển thành công ty TNHH thì nghĩa vụ thuế TNDN của HV có sự thay đổi.
Lúc này lương của bà Hương (chủ công ty TNHH), của các thành viên sáng lập khác góp
vốn vào nhưng không tham gia trực tiếp vào hoạt động điều hành sản xuất sẽ không
được trừ khi tính thu nhập chịu thuế TNDN (điểm I khoản 2 điều 9 Luật ThuẾ
TNDN)

6. Lng tháng mà DN tr cho anh Nam và bà Hng có chu thu tncn không?
Lng tháng mà doanh nghiệp HV trả cho Nam chịu thuế TNCN vì đây là tiền công,
tiền lương của Nam phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam (điểm a khoản 2 điều 3, khoản 1
điều 2 luật thuế TNCN)
7. Tiền lương trả như vậy có được xem là chi phí để xác đ ịnh thu nh ập ch ịu
thuế TNDN? Có. Vì đây là tiền lương, tiền công trả cho nhân viên là chi phí thực tế
phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và có hóa
đơn chứng từ rõ rang nên được tính là khoản chi phí được trừ để các định thu nhập chịu
thuế
8. Giả sử Nam có 2 căn hộ thuộc sở hữu riêng của mình, vì góp vốn với mẹ
thành lập công ty TNHH nên anh bán một trong hai căn nhà để lấy tiền góp
vốn. Việc bán nhà của anh Nam trong trường hợp này có làm phát sinh
nghĩa vụ thuế nào không? Trường hợp anh không bán nhà mà góp vốn
bằng căn nhà mình sở hữu thì phương thức này có làm phát sinh nghĩa v ụ
thuế đối với Nam?
- Làm phát sinh nghĩa vụ thuế TNCN của Nam vì Nam có thu nhập từ vi ệc chuy ển
nhượng nhà ở nhưng không phải là nhà ở duy nhất (khoản 2 điều 4; điều 14; khoản 1
điều 2; điểm b khoản 5 điều 3 luật thuế TNCN)
- Trường hợp Nam không bán nhà mà góp vốn bằng căn nhà mà mình sở hữu thì
không làm phát sinh nghĩa vụ. Chỉ khi Nam có thu nhập từ vi ệc góp vốn bằng căn nhà
trên thì lúc này phát sinh thu nhập thuế TNCN. (Điểm c khoane 3 điều 3 NĐ 65/2013)
9. Qua kiểm tra có quan thuế cũng phát hiện thấy HV còn tham gia mua
bán ngoại tệ mà không được cấp phép. Cơ quan thuế có quyền truy thu và
xử phạt vi phạm về thuế đối với hành vi này không?
Không. HV mua bán ngoại tệ mà không được cấp phép tức là kinh doanh trái pháp luật
nên nhà nước không thu thuế trên hành vi trái phép này nên cơ quan thuế không có
quyền truy thu thuế và xử phạt vi phạm về thuế đối với hành vi này. Nếu cơ quan
thế truy thu thuế trên hành vi này đồng nghĩa với việc cơ quan thuế công nhận hành
vi trên là hợp pháp.
10. Khi bán hàng, một số trường hợp Hương Vy không xuất hóa đơn, nên có
thể để ngoài sổ sách một số doanh thu. Nếu bị phát hiện trong trường hợp
này HV có bị xem là vi phạm về thuế và bị xử lý không, nếu có theo anh chị
về hành vi gì?
Có. Trốn thuế. Khoản 3 điều 108 Luật quản lý thuế 2006

ĐỀ THI SƯU TẦM ĐƯỢC


Phần nhận định và câu hỏi
Đề 1:
1. Mọi hành vi chuyển nhượng BĐS duy nhất đều được miễn thuế TNCN.
Sai. Không phải mọi hành vi chuyển nhượng BĐS đều được miễn thuế mà hành vi
chuyển này chỉ được miễn thuế TNCN trong trường hợp người chuyển nhượng chỉ có
duy nhất một nhà ở, quyền sử dụng đất tại Việt Nam và thỏa mãn các điều kiện luật
định quy định tại khoản 2 Điều 4 NĐ 65/2013.
2. Thuế SD đất phi NN chỉ điều tiết vào hành vi SD đất hợp pháp theo
quy định của PL.
SAI. Thuế SDĐPNN chỉ điều tiết vào hành vi sử dụng đất, không quan tâm hành vi
sử dụng đất đó có hợp pháp hay không vì khi cá nhân, t ổ ch ức có hành vi s ử d ụng đất
phi nông nghiệp thì đã nhận được lợi ích từ vi ệc s ử d ụng đó nên phải nộp thuế vào ngân
sách nhà nước.(Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là loại thuế thu vào hành vi sử
dụng đất phi nông nghiệp của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình)
3. Trường hợp ĐTNT thuê đại lý HQ làm thủ tục NK HH, nếu đại lý HQ VPPL
về thuế NK thì chủ thể nào bị xử lý về hành vi VPPL thuế?
Đối tượng nộp thuế là người bị xử lý về hành vi vi phạm pháp luật về thuế vì đối
tượng nộp thuế là người có hành vi tác động vào đối tượng chịu thuế và có nghĩa vụ
nộp thuế theo quy định của pháp luật nên chính đối tượng nộp thuế phải chịu trách
nhiệm trước nhà nước. Còn đại lý hải quan sẽ chịu trách nhi ệm theo h ợp đồng với đối
tượng nộp thuế mà không bị xử lý vi phạm pháp luật trừ trường hợp đại lý hải quan cố ý
thông đồng với đối tượng nộp thuế để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, được quy
định tại khoản 1 Điều 115 Luật quản lý thuế: “Tổ chức, cá nhân có liên quan có hành vi
thông đồng, bao che người nộp thuế trốn thuế, gian lận thuế, không thực hiện
quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế thì tuỳ theo tính chất,
mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc truy c ứu trách nhi ệm hình s ự theo quy đ ịnh
của pháp luật”

4. So sánh s khác nhau v h qu pháp lý gia trng hp không chu thu vi trng hp áp dng thu sut 0% trong PL th

5. Hệ quả pháp lý của việc áp dụng thuế suất thuế XK 0% và thuế suất
thuế GTGT 0% đối với HH XK có gì khác nhau không? Tại sao?
thuế suất thuế XK 0%: thuế xuất khẩu = 0, Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp
gia tăng hàng hóa xuất khẩu, phát triển kinh tế nhưng vẫn kiểm soát được hàng hóa
xuất khẩu không để xuất khẩu tràn lan, đảm bảo an ninh kinh tế trong nước.
thuế suất thuế GTGT 0%: nhằm tạo điều kiện hoàn thuế GTGT (đã phân tích ở các
bài trước)
🡪 đều nhằm thực hiện chính sách khuyến khích xuất khẩu, tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp, phát triển kinh tế

6. HH không thuc din chu thu GTGT khi XK c phi chu thu GTGT không? Vì sao?

Khoản 1 Điều 8: Hàng hóa không chịu thuế GTGT theo Điều 5 khi xuất khẩu chịu
thuế GTGT với mức thuế suất 0%

Đề 2:

Câu 3,4 đề 2:
Câu 6: Dch v nhp khu có phi chu thu GTGT không? Ti sao?
Dịch vụ nhập khẩu vẫn phải chịu thuế GTGT trừ trường hợp quy định tại Điều 5, Luật
thuế GTGT.
Thuế GTGT là loại thuế thu vào phần giá trị tăng thêm của hàng hóa và dịch vụ phát
sinh trong quá trình sản xuất và lưu thông đến tiêu dùng. Vì vậy, về nguyên tắc, dịch
vụ được sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam là đối tượng chịu thuế, dù được tạo ra bởi chủ
thể kinh doanh ở Việt Nam hay có được từ nước ngoài thông qua hành vi nhập khẩu.
Cơ sở pháp lý: Điều 3, Luật thuế GTGT. (lí thuyết câu 37)
Câu 7:Có phải mọi hàng hóa thuộc diện ch ịu thuế TTĐB từ thị trường Việt
Nam bán vào khu phi thuế quan đều không phải chịu thuế TTĐB không?
Tại sao?
Theo quy định tại khoản 5, Điều 3 Luật thuế TTĐB, các hàng hóa từ nội địa bán vào
khu phi thuế quan và chỉ được sử dụng trong khu phi thuế quan thì không phải là đối
tượng chịu thuế TTDDB.
Trừ trường hợp ô tô chở người dưới 24 chỗ. Theo đó, nh ưng ô tô ch ở ng ười d ưới 24 ch ỗ
này có thể được sử dụng cả trong và ngoài khu phi thế quan và khi được sử dụng cho
mục đích di chuyển ngoài khu phi thuế quan, có nghĩa là sử dụng trên lãnh thổ Việt
Nam. Bên cạnh đó, việc Nhà nước đánh thuế TTĐB vào loại ô tô này là nhằm hạn chế
tiêu dùng lạo ô tô này trên lãnh thổ Việt Nam (Điều 2, Luật thuế TTĐB).
Vì vậy, ngoại trừ xe ô tô dưới 24 chỗ ngồi, thì các hàng hóa khác từ thị trường Việt Nam
bán vào khu phi thuế quan đều không chịu thuế TTĐB.
Đề 3:
Câu 8: So sánh nghĩa vụ thuế TNDN của DN nước ngoài tại Việt Nam và DN
có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo PL VN?
Giống: cả hai loại DN này đều phải chịu thuế TNDN đối với những thu nhập chịu
thuế phát sinh tại Việt Nam, đó là những thu nh ập phát sinh t ừ ho ạt đ ộng s ản xuất
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của DN và các thu nhập khác phát sinh trong quá trình DN
tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam
Khác:
Đối với các DN có vốn đầu tư nước ngoài, bên cạnh việc chịu thuế đối với các thu
nhập phát sinh tại Việt Nam, thì các DN này còn ph ải ch ịu thuế đối với các thu nhập
phát sinh ngoài lãnh thổ Việt Nam. (Cơ sở pháp lý: Đi ểm a, Kho ản 2 Điều 2, Luật thuế
TNDN).
Đối với các doanh nghiệp nước ngoài, bên cạnh việc chịu thuế đối với các thu nhập
phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam, thì các DN này còn có thể ch ịu thuế đối với các thu
nhập liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú của DN NN tại Việt Nam. C ụ th ể,
theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật thuế TNDN thì DN NN có cơ sở thường trú tại
Việt Nam sẽ phát sinh nghĩa vụ thuế đối với khoản thu nhập phát sinh ngoài Việt Nam
liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú, ngược lại đối với DNNN không có cơ sở
thường trú tại VN thì sẽ không phát sinh nv thuế đối với khoản thu nhập nêu trên.
Khoản 3, Điều 2 Luật Thuế TNDN có quy định về cơ sở thường trú của DNNN tại Việt
Nam.
Câu 9: hãy chứng minh phương thức quản lý thuế hiện đại và hiệu quả là
phương thức tự khai, tự nộp thuế? (
thc cht là câu 12 lí thuyt: Hiu bn cht ri làm)

Câu 10: Nhà máy đường mua mía của bà con nông dân đ ể ph ục v ụ s ản xuất.
Tổng giá trị hàng hóa mua vào là 500 triệu, thuế suất thuế GTGT là 5%.
Hỏi nhà máy có được khấu trừ thuế GTGT đầu vào hay không? Tại sao?
Được. Không thuộc trường hợp khoản 1 Điều 5.
Điểm a khoản 1 Điều 12. Khấu trừ toàn bộ.
ĐỀ 5+6
12. Thuế GTGT đầu vào của HH, DV sử dụng đồng thời cho kinh doanh
HH chịu thuế và không chịu thuế thì được khấu trừ toàn bộ.
- Nhận định sai.
- Thuế GTGT đầu vào của HH, DV sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh
HH, DV chịu thuế và không chịu thuế thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào
của HH, DV sử dụng cho sản xuất, kinh doanh HH, DV chịu thuế GTGT.
- CSPL: điểm b khoản 1 Điều 12 Luật Thuế GTGT 2008, sửa đổi bổ sung 2013.
13. Thuế BVMT chỉ điều tiết vào hành vi sản xuất HH thuộc diện chịu
thuế BVMT.
- Nhận định sai.
- Thuế BVMT không chỉ điều tiết vào hành vi sản xuất HH thuộc diện chịu
thuế BVMT mà còn điều tiết vào hành vi nhập khẩu HH, kinh doanh dịch v ụ thu ộc
diện chịu thuế BVMT.
- CSPL: khoản 1 Điều 5 Luật Thuế BVMT 2012.
14. Khu phi thuế quan là gì? Doanh nghiệp thành lập và ho ạt đ ộng trong
khu phi thuế quan thì có thể là ĐTNT của những sắc thuế nào và không là
ĐTNT của những sắc thuế nào? Tại sao?
- Khu phi thuế quan là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam, có ranh
giới địa lý xác định, được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; quan hệ
mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập
khẩu. (Khoản 1 Điều 5 Luật Thuế XKNK 2005)
- Doanh nghiệp thành lập và hoạt động trong khu phi thuế quan có thể là ĐTNT
của những sắc thuế: Thuế TNDN, TTĐB, GTGT, BVMT.
+ Thuế TNDN: DNVN hay DNNN đều có thể chịu thuế TNDN theo quy định của
PL (khoản 2 Điều 2 Luật Thuế TNDN).
+ Thuế TTĐB: xe ô tô chở người dưới 24 chỗ (khoản 5 Điều 3 Luật Thuế TTĐB
2008, sửa đổi bổ sung 2014).
+ Thuế GTGT: DN trong khu PTQ chỉ không chịu thuế GTGT đối với hàng hóa,
dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan và giữa các khu phi
thuế quan với nhau (khoản 20 Điều 5 Luật Thuế GTGT). Còn các trường hợp còn lại
vẫn phải chịu thuế GTGT.
+ Thuế BVMT: Người nộp thuế bảo vệ môi trường là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường (Điều 5
Luật Thuế BVMT). Theo nội dung công văn số 9048/BTC-CST ngày 06/7/2012 của Bộ
Tài chính hướng dẫn Luật Thuế BVMT thì hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ
môi trường được sản xuất trong nước hoặc trong khu phi thuế quan và bán ra giữa
trong nước và khu phi thuế quan, giữa các khu phi thuế quan và xuất nhập khẩu tại
chỗ (trong lãnh thổ Việt Nam) thì doanh nghiệp s ản xuất hàng hóa phải khai, nộp thuế
bảo vệ môi trường.
- Doanh nghiệp thành lập và hoạt động trong khu phi thuế quan không là ĐTNT
của sắc thuế: Thuế XK, NK (khoản 3 Điều 3 Luật Thuế XKNK).
15. Khấu trừ tại nguồn là gì? Tại sao thuế TNCN là loại thuế trực thu
nhưng cá nhân có thu nhập không phải thực hiện th ủ t ục về thuế đối với cơ
quan thu thuế?
- Khấu trừ tại nguồn là một hình thức thu thuế mà cơ quan thuế sẽ thu bằng
cách khấu trừ ngay vào khoản tiền mà người trả thu nhập trả cho người nhận thu nhập.
Ví dụ: Trước khi trả thu nhập cho người chịu thuế (cá nhân), doanh nghiệp sẽ khấu trừ
phần thuế mà người chịu thuế phải nộp cho NN và doanh nghiệp đó là người nộp
thuế cho NN.
- Thuế TNCN là loại thuế trực thu nhưng cá nhân có thu nhập không phải thực
hiện thủ tục về thuế đối với cơ quan thu thuế vì bản chất của thuế TNCN là loại
thuế trực thu mà nhược điểm của loại thuế này là dễ làm nảy sinh hiện tượng trốn và
tránh thuế của người chịu thuế nên để dễ kiểm soát và thu thuế hiệu quả, cơ quan thu
thuế sẽ thu từ người trả thu nhập (thu tại nguồn), hay nói cách khác người trả thu nhập
sẽ thực hiện thủ tục về thuế đối với cơ quan thu thuế.
16. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ phải nộp thuế TNDN
đối với phần thu nhập phát sinh trên lãnh thổ VN.
- Nhận định sai.
- Theo khoản 6 Điều 3 của Luật Đầu tư, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại
Việt Nam hoặc là doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp
nhập, mua lại. Như vậy, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể được thành lập
theo quy định của PLVN, phải nộp thuế TNDN đối với phần thu nhập chịu thuế phát
sinh trên lãnh thổ VN và ngoài lãnh thổ VN.
- CSPL: điểm a khoản 1 Điều 2 Luật Thuế TNDN 2008, sửa đổi bổ sung 2013.
17. Mọi khoản thu nhập thường xuyên của cá nhân đều được giảm trừ gia
cảnh khi tính thuế TNCN.
- Nhận định sai.
- Thu nhập thường xuyên của cá nhân được xác định gồm: thu nhập từ kinh doanh
và thu nhập từ tiền lương, tiền công. Hiện nay, Luật Thuế TNCN quy định chỉ có thu
nhập từ tiền lương, tiền công mới được giảm trừ gia cảnh khi tính thuế TNCN.
- CSPL: khoản 1 Điều 19 Luật Thuế TNCN 2007, được sửa đổi bổ sung năm 2012
và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế 2014 (khoản 4 Điều 6).

Đề thi 6

1.c Đất lấn chiếm không là đối tượng chịu thuế sử dụng đất phi nông
nghiệp.
Sai. Đất lấn chiếm vẫn là đối tượng chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Bởi lẽ
căn cứ theo quy định tại Điều 3 LTSDĐPNN thì những trường hợp không chịu thuế sử
dụng đất phi nông nghiệp chủ yếu là trường hợp đất được sử dụng vì lợi ích công cộng,
phúc lợi xã hội và đất chuyên dùng vào việc thờ cúng của các tổ chức tôn giáo và các t ổ
chức khác không vì mục đích kinh doanh. Do đó đất lấn chiếm vẫn là đối tượng chịu
thuế của sắc thuế này dù nó không hợp pháp hoặc chưa hợp pháp. Đồng thời, theo
khoản 7 Điều 7 LTSDĐPNN có quy định đất lấn chiếm áp dụng mức thuế suất là
0.2% và không áp dụng hạn mức.
2.a Hàng hóa nhp khu có chu thu GTGT không? Vì sao?
Hàng hóa nhập khẩu phải chịu thuế GTGT trừ đối tượng không chịu thuế theo đ5
GTGT. Bởi lẽ bản chất của thuế GTGT là đánh vào giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch
vụ và những hàng hóa nhập khẩu dù được sản xuất ở nước ngoài nhưng thông qua hành
vi nhập khẩu để sử dụng, tiêu dùng tại Việt Nam thì vẫn chịu sự điều tiết của thuế
GTGT. Mặc khác, vai trò điều tiết của thuế XK-NK và thuế GTGT khác nhau nên
không xảy ra hiện tượng đánh trùng thuế. Do đó, khi áp dụng GTGT cho hàng hóa nhập
khẩu không vi phạm nguyên tắc tránh đánh trùng thuế, nguyên tắc cơ bản của pháp
luật thuế
2.b Có sự khác biệt trong việc quy định về thuế suất đối với hàng hóa XK
và hàng hóa NK không? Vì sao?
Thuế suất đối với hàng hóa XK và hàng hóa NK có sự khác bi ệt nhất định. Bởi lẽ,
thuế suất thuế XK căn cứ vào chủng loại hàng hóa XK. Theo đó, tương ứng v ới m ỗi
loại hàng XK là một mức thuế suất theo tỷ lệ phần trăm, được quy định trong biểu
thuế xuất khẩu.
Còn thuế suất thuế NK sẽ căn cứ vào chủng loại hàng hóa và xuất xứ hàng hóa, do
hàng hóa nhập khẩu vào VN có thể có xuất xứ từ các nước, các khu vực khác nhau (trong
khi đó, quan hệ ngoại giao, thương mại giữa VN với các quốc gia khác là khác nhau nên
tùy thuộc vào xuất xứ của quốc gia nào, với thái độ đối xử của quốc gia đó đối với
hàng hóa VN ra sao để có thuế suất tương ứng cho phù hợp). Trong đó, gồm 3 loại:
thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt và thuế suất thông thường.
Căn cứ pháp lý: đ10 XNK
Phn bài tp
Đề 1
Câu 16:
- Ông A là cổ đông đồng thời là GĐ CTCP M. Trong năm tài chính M,
ông A đã chỉ đạo nhân viên của mình thực hiện các hành vi sau đây:
- Chi trả lương cho chức danh GĐ CTCP M. là 30tr/tháng.
- Chia cổ tức cho các cổ đông, trong đó ông A được 30tr/tháng
- Chia cho tài trợ cho quỹ học sinh nghèo tiểu học tỉnh B là 100 tri ệu
đồng
a) Các khoản chi đó có được xác định là chi phí đ ược tr ừ khi tính thuế thu
nhập của cty M không? Tại sao?
- Chi trả lương cho chức danh GĐ CTCP M. là 30tr/tháng.
Nếu việc chi trả lương này là hợp lý – do công ty quy đ ịnh và không ph ải ông
A chỉ đạo nhân viên để chi trả lương cao hơn so với thực tế và có đủ chứng từ
xác nhận thì theo quy định đối với khoản 1 Điều 9 LTTNDN năm 2008 –
đây được xem là chi phí đực trừ khi tính thuế thu nhập của công ty M. Bởi lẽ
khoản tiền trả lương cho nhân viên là khoản tiền theo quy định của pháp
luật về LTTNDN là chi phí hợp lý được trừ khi tính thuế, chi phí này không
phải thu nhập mà là sự đầu tư để tạo lập thu nhập.
- Chia cổ tức cho các cổ đông, trong đó ông A được 30tr/tháng.
Đối với khoản chi chia cổ tức cho các cổ đông – ông A được 30tr/tháng thì
không được xem là chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập của cty M. Tiền
cho quỹ học sinh cũng không được trừ vì không liên quan đến hoạt động sản
xuất, kinh doanh.
b) Giả sử ông A có 1 người con dưới 18t, đang học trung học; 1 người con
trên 18t , đang luyện thi đại học tại trung tâm Anpha. Xác đ ịnh ng ười
phụ thuộc và loại thu nhập được tính giảm trừ gia cảnh nào c ủa ông A?
Tại sao?
A là cá nhân c trú:
1 người con dưới 18 tuổi là người phụ thuộc được giảm tr ừ gia c ảnh: kho ản 3 Điều
19
Đứa con đang đi luyện thi không được trừ
Loại thu nhập được giảm trừ: tiền lương 30 triệu
Pháp luật về LTTNCN đã quy định như vậy nhằm hỗ trợ, chia sẻ gánh nặng về
thuế đối với cá nhân có thu nhập mà có người phụ thuộc.
Câu 17: (đề 1) Công ty TNHH X thực hiện hành vi sản xuât r ượu đ ể tiêu thụ
trong nước. Ngày 12/3/2015, công ty X ký hợp đồng ủy thác xuất khẩu cho
công ty TNHH Y, theo đó, Y sẽ nhận ủy thác XK 1000 chai r ượu (lo ại
1.5lit/chai) sang thị trường Lào. Tuy nhiên, do hàng hóa không phù hợp với
quy chuẩn chất lượng, không thể xuất khẩu nên Y đã bán toàn bộ hàng hóa
trên vào thị trường trong nước
a) X phải nộp những loại thuế nào cho hành vi sản xuất rượu để tiêu thụ
trong nước?
b) Chủ thể nào phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế TTĐB cho hành vi tiêu thụ
1000 chai rượu vào thị trường trong nước do không xuất khẩu được? Tại
sao?
1. Công ty X phải nộp các loại thuế: Tiêu thụ đặc biệt, GTGT, thu nhập doanh
nghiệp.
2. Chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là công ty Y
- Công ty X đã ủy thác cho công ty Y xuất khẩu hàng hóa, như vậy công ty Y sẽ thực
hiện hành vi xuất khẩu rượu bằng tư cách của mình. Công ty Y là chủ thể dự
kiến có hành vi xuất khẩu nhưng không thực hiện được và đã bán hàng hóa vào
thị trường trong nước, làm xuất hiện hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc
biệt vào thị trường Việt Nam, nên công ty Y có nghĩa vụ nộp thuế TTĐB.
- Căn cứ pháp lý: Điều 4 Luật thuế TTĐB
Đề 2
Câu 18: Doanh nghiệp Thành Công thành lập và ho ạt đ ộng theo đúng quy
định của pháp luật từ tháng 7/2010 với hoạt động ghi trong giấy chứng nhận
doanh nghiệp là sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng nông sản.
a) Với hoạt động theo giấy chứng nhận doanh nghiệp, TC là đối tượng nộp
thuế của những loại thuế nào? Tại sao?
a. Doanh nghiệp Thành Công là đối tượng nộp thuế của các loại thuế:
- (1) Thuế thu nhập doanh nghiệp: do TC là DN được thành lập và ho ạt đ ộng theo
đúng quy định của PL nên là đối tượng nộp thuế theo quy định tại điểm a,
khoản 1 Điều 2 luật thuế TNDN.
- (2) Thuế GTGT: do TC là DN có hoạt động ghi trong giấy chứng nhận DN là
“sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng nông sản” nên là đối tượng nộp
thuế GTGT theo quy định tại Điều 4 Luật thuế GTGT 2008.
Nếu nông sản chưa qua chế biến hoặc chỉ sơ chế thông thường -- > không
chịu thuế GTGT theo khoản 1 Điều 5.
- (3) Thuế xuất khẩu, nhập khẩu: do TC là doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập
khẩu nên phải nộp thuế XK, NK theo quy định tại Điều 4 luật thuế XK, NK.
b. Ngày 25/7/2013, TC xk lô hàng nông sản 20 tấn sang Malaysia sau
khi đẫ hoàn thành các nghĩa vụ thuế đối với cơ quan hải quan. Tuy
nhiên, 25/8/2013 lô hàng trên đã bj trả về do không đạt chất lượng
như hợp đồng đã ký kết. Hỏi, khi tái nhập lô hàng trên, TC cần
những lưu ý nào để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp về thuế? Tại
sao?
Trong trường hợp này, DN TC sẽ được xét hoàn thuế xuất khẩu và
không phải nộp thuế nhập khẩu lô hàng nói trên.
Khoản 7 Điều 15 – trang 226
🡪 làm đơn xét hoàn thuế.
c. Ngày 15/9/2013, công ty TC mua 10 tấn xoài từ DNTN Mai Hoa tại
Tiền Giang. Tuy nhiên, khi ct yêu cầu Mai Hoa xuất hóa đơn thuế
GTGT cho mình thì Mai Hoa cho rằng đây là sản phẩm nông nghiệp
nên theo khoản 1 ĐiỀU 5 Luật thuế GTGT không chịu thuế GTGT. Vì
vậy, MH không có nghĩa vụ xuất hóa đơn cho lô hàng trên. Lập luận
của MH là đúng hay sai theo quy định c ủa pháp lu ật? T ại sao?
Lập luận của DNTN Ma i Hoa không đúng vì khoản 1 Điều 5 áp dụng
choSản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế
biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường
ca t chc, cá nhân
tự sản xuất, đánh bắt bán ra và khâu
nhp khu.
DNTN Mai Hoa chỉ là doanh nghiệp kinh doanh, không t ự s ản xuất nên
số xoài nói trên không chịu sự điều chỉnh của khoản 1 Điều 5 luật thuế GTGT,
tức nó vẫn là đối tượng chịu thuế theo quy định tại Điều 3. Như vậy, DNTN
Mai Hoa vẫn phải nộp khoản thuế GTGT đầu ra đối với 10 tấn xoài và chính
vì thế phải xuất hóa đơn GTGT cho DN TC.
- [Không có thông tin từ đề bài cho thấy xoài trong tình huống có qua chế
biến hay không, nhưng tui nghĩ là chưa qua chế biến]
d. DNTN MH là doanh nghiệp kinh doanh với doanh thu hàng tháng
trên 500 triệu. Vậy, MH có là đối tượng nộp thuế của những sắc
thuế nào không? Tại sao?
DNTN Mai Hoa phải nộp thuế thu nhập DN bởi DNTN Mai Hoa được
thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam (c ụ th ể là lu ật DN), theo quy đ ịnh
tại điểm a, khoản 1 Điều 2 luật thuế TNDN.
Thu GTGT
Đề 3
Câu 19: Ông Nguyễn Cường là phó GĐ ct TNHH Thăng Long với mức lương là
25 triệu đồng trên tháng. Tuy nhiên, ông Cường có vay công ty Thăng Long
với lãi phả trả hàng tháng là 28 tr. Vì thế, hàng tháng ông Cường không
những không nhận lương mà còn trả them choc t 3 tri ệu tiền lãi vay. Bên
cạnh đó, ông Cường còn là cổ đông ct Kinh Đô và đ ược công ty Kinh Đô tr ả c ổ
tức bằng chính cổ tức của công ty. Thàng 12/2013 , Công ty Thăng Long gặp
khó khăn về tài chính, đề nghị ông Cường trả hết số nợ đã vay. Để có tiền
trả nợ, ông Cường quyết định chuyển nhượng toàn bộ phần vốn và cổ tức ở
công ty Kinh Đô cho người người khác. Biết rằng toàn bộ số tiền vay của
ct Thăng Long là để mua côt phần của công ty Kinh Đô.
a) Xác định khoản thu nhập cá nhân chịu thuế của ông Cường? Trình bày
cách thức xác định thu nhập tính thuế và thuế suất thuế TNCN đối với
từng khoản thu nhập chịu thuế TNCN đó?
* Các khon thu nhp chu thu TNCN ca ông Cng là:
- Thu nhập từ tiền lương làm việc tại công ty Thăng Long;
- Thu nhập từ cổ tức có được từ công ty Kinh Đô; (thu nhập từ đầu tư vốn –
khoản 3 Điều 3)
- Thu nhập từ việc chuyển nhượng phần vốn và cổ phần tại công ty Kinh Đô
cho người khác. (thu nhập từ chuyển nhượng vốn – khoản 4 Điều 3)
- Căn cứ pháp lý: điểm a khoản 2, điểm a khoản 3,điểm b kho ản 4 Điều 3 luật
thuế TNCN.
Thông tư 111/2013/BTC – khoản 4 Điều 2
* Cách xác định thu nhập tính thuế và thuế suất:
- Thu nhập từ tiền lương làm việc tại công ty Thăng Long:
+ Theo dữ kiện đề bài, không có căn cứ xác định ông Cường không phải là cá
nhân cư trú, kỳ tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương của ông Cường là kỳ
tính thuế thuế năm. Mức lương của ông Cường là 25 triệu/tháng ⬄ 300
triệu/năm, thu nhập tính thuế của ông Cường là 300 triệu trừ đi các khoản đóng
góp bảo hiểm, tr gim tr gia cnh
+ Thuế suất: thuế suất lũy tiến từng phần, cụ thể: 5% đối với 5 triệu đầu
tiên, 10% đối với 5 triệu tiếp theo, 15% đối với 8 triệu tiếp theo, 20% đối với
7 triệu còn lại.
(CSPL: điểm a khoản 1 Điều 7, Điều 11, khoàn 1 Điều 21, Điều 22 (sửa đổi, bổ
sung) luật thuế TNCN).
- Thu nhập từ cổ tức có được từ công ty Kinh Đô:
+ Kỳ tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn này là kỳ tính thuế theo từng
lần phát sinh thu nhập – từng lần ông Cường nhận được cổ tức, thu nhập tính
thuế được xác định là giá trị cổ tức (cổ phần) theo giá thị trường tại thời điểm
công ty trả cho ông Cường.
+ Thu sut: 5%
(CSPL: điểm b khoản 1 Điều 7, khoản 2 Điều 6, Điều 12, khoản 2 Điều 21;
khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 23 (sửa đổi, bổ sung) luật thuế TNCN).
- Thu nhập từ việc chuyển nhượng phần vốn và cổ phần tại công ty Kinh Đô:
(thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán)
+ Giá chuyn nhng
+ Thu sut: 0,1%
(CSPL: Khoản 1 Điều 13 (sửa đổi), khoản 2 Điều 21; điểm đ khoản 2 Điều 23
(sửa đổi, bổ sung) luật thuế TNCN).
b) Công Ty Thăng Long là công ty đầu tư và kinh doanh bất động sản,
có thực hiện các dự án bán và cho thuê nhà ở xã hội. Xác định thuế
suất thu nhập doanh nghiệp đối với các khoản thu mà công ty có
trong năm 2013?
- Thuế suất áp dụng đối với thu nhập từ việc cho ông cường vay vốn: 22% - CS
PL: khoản 2 Điều 3 (sửa đổi, bổ sung), khoản 1 Điều 10 luật thuế TNDN nếu
doanh thu > 20 tỷ
Áp dng thu sut 20% nu doanh thu < 20 t
Điều 10 trang 332.
- Thuế suất áp dụng đối với thu nhập từ đầu tư và kinh doanh nhà ở xã hội,
có thực hiện các dự án bán và cho thuê nhà ở xã hội: 10% - CSPL: điểm b, khoản 2,
Điều 13 Luật thuế TNDN 2008, SĐBS 2013
c) Để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình, trong năm 2013, ct
Thăng Long có nhập khẩu một số loại máy móc xây dựng; vật tư xây
dựng loại trong nước chưa sản xuất được và thuế ct của Pháp tư vấn
thiết kế xây dựng. Xác định nghĩa vụ thuế của Thăng Long đối với
các hoạt động này
Công ty Thăng Long phải nộp thuế nhập khẩu, thuế GTGT đối với số máy
móc, vật tư xây dựng (Điều 2 luật thuế XK, NK; Điều 3 luật thuế GTGT)
thuế GTGT cho hoạt động tư vấn.

Câu 20: Đề 4
1. Cơ sở A có giấy phép kinh doanh vũ trường và kinh doanh gi ải trí có đ ặt
cược. Để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình, công ty có bán l ẻ r ượu
bia, hãy cho biết:

a) Vi các hành vi kinh doanh nói trên, c s A phi np loi thu gì? Ti sao?

- Thuế thu nhập doanh nghiệp: do cơ sở A kinh doanh có giấy phép, có thu nhập
nên là đối tượng nộp thuế theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 2 luật thuế
TNDN.
- Kinh doanh vũ trường: TTĐB, GTGT
- Kinh doanh đặt cược: TTĐB, GTGT
- Bán l ru bia: GTGT
Điểm a, d khoản 2 Điều 2 TTĐB, Điều 3 TTĐB.
b) Xác định giái trị tính thuế của mỗi loại thuế gián thu đã phát sinh?
Lý giải tại sao có sự khác biệt đó?
Thuế gián thu: TTĐB, GTGT
- Gía tính thuế TTĐB:
+ Kinh doanh vũ trường:doanh thu chưa có thuế GTGT của các dịch vụ trong vũ
trường, bao gồm cả doanh thu của dịch vụ ăn uống và dịch vụ khác đi kèm (điểm
c khoản 5 Điều 6)
+ Kinh doanh cá cược: giá tính thuế = doanh thu bán vé đặt cược – tiền trả
thưởng cho khách hàng (chưa có thuế GTGT), không bao gồm doanh số bán vé
vào cửa xem các hoạt động gắn với dịch vụ cá cược (điểm b khoản 5 Điều 6)
+ Bán lẻ rượu bia: giá bán chưa có thuế GTGT (khoản 1 Điều 6)
- Gía tính thuế GTGT: kinh doanh vũ trường, dịch vụ cá cược, rượu bia đều là
đối tượng chịu thuế TTĐB nên giá tính thuế GTGT của các hoạt động này là giá
bán đã có thuế TTĐB nhưng chưa có thuế GTGT (điểm a khoản 1 Điều 7 luật
thuế GTGT (sửa đổi, bổ sung)). – trang 273.
* Gii thích: Thuế TTĐB thu vào hành vi sản xuất, NK HH, KD DV 🡪 thu
thuế ngay tại khâu hình thành nên hàng hóa, dịch vụ
Thu GTGT thu vào hành vi SX, KD, tiêu dùng
Thuế GTGT có căn cứ tính thuế là phần giá trị tăng thêm trong các khâu của qt
lưu thông từ SX đến tiêu dung.
c) Gỉa sử, để tăng lợi nhuận, cơ sở A bán rượu có nồng độ trên 50 độ mà
không có giấy phép. Hỏi hành vi này có làm phát sinh nghĩa v ụ thuế
gì không? Vì sao?
Nếu A bán rượu với nồng độ cồn trên 50 độ mà không có giấy phép thì đây là
hành vi bất hợp pháp nên sẽ không phát sinh nghĩa vụ thuế với nhà nước bởi
nghĩa vụ thuế chỉ phát sinh khi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ hợp pháp. Đối với hành vi bất hợp pháp này, khi bị phát hiện, cơ sở có
thể bị xử phạt vi phạm hành chính về kinh doanh trái phép chứ không phải vi
phạm về thuế.
Câu 20*: bài tập 2 Đề 4: Vợ chồng ông A có một căn nhà và đất la tài sản
chung. Ngoài ra, ông A có một mảnh đất ở khác do ông A tạo lập trước hôn
nhân là tài sản riêng duy nhất của ông A. Nay vợ chồng ông A muốn
chuyển nhượng hà và đất ở là tài sản riêng có thực hiện nghĩa vụ thuế gì
không?Tại sao?

- Bán nhà: được miễn thuế TNCN vì là nhà ở duy nhất: trang 385: khoản 2 Điều
4
- Bán đất riêng: nộp thuế TNCN: chuyển nhượng BĐS: điểm a khoản 5 Điều 3
(Đã SĐ,BS): trang 398
- Chuyển quyền sử dụng đất: không chịu thuế GTGT: khoản 6 Điều 5 trang 261

Bài tập 1 đề 5:Công ty TNHH (có trụ sở tại tp. HCM) có ch ức năng nhập
khẩu rượu X để tiêu thụ trong nước. Nhằm gia tăng lợi nhuận, công ty
TNHH X sản xuất rượu giả nhãn hiệu X để trộn lần với rượu thật để bán
ra thị trường. Ngày 25/5/2015, đội quản lý thị trường số 1 đã kiểm tra và
phát hiện 1 lượng lớn rượu giả đang vận chuyển. Đ ội qu ản lý th ị tr ường
chứng minh công ty A đã sản xuất và bán 1000 chai rượu giả ra ngoài thị
trường với giá bằng rượu thật nhưng không xuất hóa đơn, không kê khai
và nộp thuế cho nhà nước. Đội quản lý thị trường số 1 kiến nghị cơ quan
thuế ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính VỀ THUẾ đồng thời
truy thu đồng bộ số thuế phát sinh liên quan đến số rượu giả nói
trên. Hỏi
a) Với hành vi nhập khẩu rượu X để bán trong nước, A phải thực hi ện
nghĩa vụ thuế gì đối với nhà nước? Tại sao?
GTGT, TTĐB, NK
b) Kiến nghị của đội quản lý thị trường nói trên là đúng hay sai? Tại sao?
Bán rượu giả 🡪 hành vi bất hợp pháp 🡪 không chịu thuế 🡪 không bị xử phạt
VPHC về thuế + không bị truy thu.

Câu 21 (Bài tập 2, đề số 5): X là công ty cổ phần có chức năng kinh doanh
bất động sản.Trong tháng 5/2015, công ty có các chi phí sau đây: (1) chi phí
mua bảo hiểm nhân thọ cho nhân sự cấp cao; (2) chi tài trợ cho giải bóng đá
u16 của mình; (3)chi mua quà tặng cho n ười lao đ ộng nhân ngày 1/5/2015 ;
(4) chi lương theo hợp đồng lao động

a. Trong các khoản chi trên, khoản chi nào được trừ khi tính thuế thu
nhập doanh nghiệp của công ty X? TẠI SAO?
Trong các chi phí kể trên, khoản chi không được trừ khi tính thuế bao gồm chi
phí
+ Chi phí tài trợ cho giải bóng đá U16 của tỉnh.
+ Chi phí mua quà tặng cho người Lao động nhân ngày 1/5/2015.
+ Chi phí mua bo him cho nhân s cp cao
-Cơ sở pháp lý: Khoản 1, điểm n, p khoản 2 Điều 9 Luật thuế thu nhập doanh
nghiệp sửa đổi bổ sung ngày 16/9/2013.
- Giải thích: Căn cứ theo Khoản 1 Điều 9, chi phí được trừ xác định thu nhập chịu
thuế phải thỏa mãn các điều kiện:
+ Khoản chi thực tế liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh
nghiệp, chi phí phục vụ an ninh quốc phòng.
+ Các chi phí có đủ hóa đơn chứng từ theo quy định của pháp luật.
+ Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng nếu giá trị thanh toán từ 20 triệu
đồng trở lên.
Xét thấy các chi phí trên không liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.
Hơn nữa, tại điểm n, p khoản 2 Điều 9 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa
đổi, bổ sung năm 2013 xác định các khoản tài trợ ngoài các kho ản tài tr ợ về y tế.
giáo dục… theo quy định của pháp luật và chi phí bảo hi ểm không đ ược xác đ ịnh là
chi phí được trừ.
b. Trường hợp khoản chi nói trên không được trừ thì công ty X có được chi
không?
Trường hợp các khoản thu trên không được trừ thì công ty X vẫn được chi bởi vì
công ty vẫn có quyền tự do kinh doanh, tự do tiến hành các hoạt động khác
(không trái với pháp luật) bằng lợi nhuận của công ty.

Câu 22 (Bài tập đề số 6): 25/7/2015, công ty Đại lực sỹ, là công ty sản xuất,
kinh doanh đông nam dược, mua rượu trắng từ công ty Thành công để sản
xuất rượu theo giấy phép cấp. 20/8/2015 ĐLX bán 1500 chai rượu thuốc
cho công ty Thắng Lợi. 1/11/2015, ĐLX bị kiểm tra thuế. Sau đó, cơ quan
thuế đã kết luận rằng việc công ty ĐLX chưa công khai và nộp thuế
TTDDB cho 1500 chai rượu thuốc bán cho Thắng Lợi là sai quy định của
pháp luật quản lý thuế. ĐLX cho rằng thuế TTĐB chỉ thu một lần và
Thành Công đã nộp thuế cho rượu trắng nên ĐLS không có nghĩa vụ nộp
thuế TTĐB nữa. Hỏi

a. Công ty ĐLS là đối tượng nộp thuế các loại thuế nào theo quy định
của pháp luật khi tiến hành hoạt động kinh doanh?
Công ty Đại lực sỹ khi tiến hành hoạt động kinh doanh phải chịu các loại thuế:
+ Thuế TTĐB: vì rượu thuốc mà công ty Đại lực sỹ đang kinh doanh là đối
tượng chịu thuế theo quy định của Luật thuế TTĐB. Do đó phát sinh nghĩa vụ
nộp thuế cho công ty Đại lực sỹ
Căn cứ pháp lý: điểm b Khoản 1 Điều 2, Điều 4 Luật thuế TTĐB
+ Thuế GTGT: Thuế giá trị gia tăng có đối tượng chịu thuế là phần giá trị
tăng thêm trong các khâu của quá trình từ sản xuất đến tiêu dùng.
Căn cứ pháp lý: Điều 2, 3 Luật Thuế GTGT 2008.
+ Thuế TNDN: Vì Thuế TNDN có đối tượng chịu thuế là phần thu nhập phát
sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh
nghiệp có hoạt động kinh doanh và phát sinh thu nh ập ph ải t ực hi ện nghĩa v ụ
thuế đối với nhà nước.
Căn cứ pháp luật: Điều 2, 3 Luật TNDN.
b. Ý kiến của cơ quan thuế hay ý kiến của ĐLS đúng? Tại sao?
Trong trường hợp trên, ý kiến của Cơ quan thu thuế là đúng. Tuy thuế TTĐB
chỉ thu một lần duy nhất khi và chỉ khi đối tượng chịu thuế khoonng bị thay
đổi về bản chất, tính năng. Rượu thuốc mà công ty Đại lực sỹ sản xuất để kinh
doanh đã bị thay đổi về bản chất, và tính năng, không còn “giống” với rươu mà
công ty Đại lực sỹ mua từ công ty Thành Công. Do đó, khi kinh doanh m ặt hàng
rượu thuốc, công ty ĐẠi lực sỹ phải có nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước.
c. Gỉa sử, công ty có thuê ông Hoàng Thành Mẫn, lương y người TQ làm
việc với mức lương là10000 USD/tháng. Hỏi ông Hoàng Minh M ẫn có
nghĩa vụ gì về thuế hay không?
Trong trường hợp, công ty có thuê ông Mẫn (người TRung Quốc) làm việc cho
công ty với mức lương 10.000USD/tháng, ông Mẫn phải nộp thuế thu nhập cá
nhân cho nhà nước Việt Nam. Bởi vì, thuế thu nhập cá nhân điều tiết vào
phần thu cư trú và thu nhập trong lãnh thổ VN đối với cá nhân không cư trú.
Trong trường hợp này, thu nhập của ông Mẫn phát sinh trong lãnh th ổ VN nên
phát sinh nghĩa vụ thuế.
Căn cứ pháp lý: Điều 2, khoản 2 Điều 3 Luật TNCN.
d. 1/10/2015, ông Mẫn xin phép về nước thăm gia đình và xin tậm ứng
2000USD là tháng 10/2015. Tuy nhiên, ông Mẫn đã không quay trở lại
làm việc tại Việt Nam. Hỏi hoản tiền công ty tạm ứng cho ông Mẫn được
xem là chi phí để khấu trừ khi tính thuế thu nhập TNDN của công ty
không? Tại sao?
Số lương mà ông Mẫn ứng trước không được trừ khi xác đ ịnh các chi phí vì không
liên quan đến hoạt động sản xuất, KD.
Câu 25-28 (Đề 7):
1. (Câu 1 Đề 7): Công Ty TNHH Xuân Thành nhập khẩu xe ô tô nguyên
chiếc nhằm tạo tài sản cho công ty. Xác định nghĩa vụ thuế củ công
ty Xuân Thành trong giao dịch này?

- Thu nhp khu:


+ Xe ô tô nguyên chiếc là hàng hóa được phép nhập khẩu qua đường biên giới
VN: là đối tượng chịu thuế (Điều 2 Luật xuất khẩu, nhập khẩu)
+ Xuân Thành có hành vi nhập khẩu hàng hóa (xe ô tô nguyên chiếc qua biên
giới): là đối tượng nộp thuế (Điều 4 Luật xuất khẩu, nhập khẩu)
- Thuế tiêu thụ đặc biệt:
+ Nếu xe ô tô dưới 24 chỗ: đối tượng chịu thuế (Điều 2 Luật thuế TTĐB)
thì Xuân Thành phải nộp thuế TTĐB vì có hành vi nhập khẩu hàng hóa thuộc
diện chịu thuế TTĐB (Điều 4 Luật thuế TTĐB).
+ Nếu xe ô tô từ 24 chỗ trở lên: không là đối tượng chịu thuế
- Thuế giá trị gia tăng:
+ Xe ô tô được nhập khẩu để sử dụng cho
sn xut, kinh doanh và tiêu dùng
ở VN: là đối tượng chịu thuế (Điều 2 Luật thuế GTGT).
+ Xuân Thành có hành vi nhập khẩu hàng hóa chịu thuế GTGT: đối tượng
nộp
thu.
2. (Câu 2 Đề 7): Bà An là bác sĩ bệnh viện An Bình, hàng tháng đ ược tr ả
lương 30 triệu cho công việc bác sĩ và có căn hộ cho thuế 20
triệu/tháng. Thuế thu nhập cá nhân của bà An được xác định trên thu
nhập tổng cộng của hai khoản trên và biểu thuế lũy tiến từng phần là
đúng hay sai?
Bà An là bác sĩ của bệnh viện – lương 30 triệu/ tháng và có căn hộ cho thuê 20
triệu/tháng 🡪 Tính thuế thu nhập cá nhân trên tổng 2 khoản trên và theo lũy
tiến từng phần?
- Tiền lương: thu nhập chịu thuế theo khoản 2 Điều 3 Luật thuế TNCN,
- Tiền cho thuê nhà là thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (chuyển
quyền sử dụng nhà ở) là thu nhập chịu thuế theo khoản 5 Điều 3 Luật thuế
TNCN.
- Bà An là đối tượng nộp thuế theo Điều 2 Luật thuế TNCN (cá nhân cư trú
ở VN có thu nhập chịu thuế).
- Bà An được giảm trừ gia cảnh đối với bà đối với khoản tiền lương là: 9 triệu
đồng/ tháng theo điểm a khoản 1 Điều 19.

� Thu nhập tính thuế đối với khoản tiền lương: 30 – 9 = 21 triệu/ tháng
(khoản 1 Điều 21) 🡪 Áp dụng biểu thuế lũy tiến từng phần (khoản 1 Điều
22)


Tin thu: 5 * 5% + 5 * 10% + 8 * 15% + 3 * 20% = 2.55 triu/ tháng

� Thu nhập tính thuế đối với khoản tiền cho thuê nhà: 20 triệu tháng (khoản
2 Điều 21) 🡪 Áp dụng biểu thuế toàn phần (khoản 1 Điều 23)

� Tin thu:

3. Ông Bình và ông Khuê đang tranh chấp 200m2 đất, ông Bình là
người sử dụng lô đất này 12 năm qua. Xác định nghĩa vụ thuế sử dụng
đất phi nông nghiệp.
Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là thuế thu vào hành vi sử dụng đất phi
nông nghiệp của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình. Theo đó, các t ổ ch ức, cá nhân,
hộ gia đình đã có hành vi sử dụng đất trên thực tế, đã được hưởng hoa lợi từ
đất thì phải có nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước dù hành vi sử dụng đất này là
hợp pháp hay không hợp pháp.
Do đó, trường hợp đất đang có tranh chấp thì trước khi tranh chấp được giải
quyết, người đang trực tiếp sử dụng đất là người nộp thuế, hay ông Bình là
người nộp thuế.
4. CTCP Bình Khánh có quyền được khấu trừ chi phí thưởng Tết cho
công nhân viên công ty bằng hiện vật là sản phẩm nước giải khát do
công ty sản xuất để tính thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp
và phải nộp thuế giá trị gia tăng cho số sản phẩm này không?
- Theo điểm m khoản 2 Điều 9 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế TNDN.
Khoản chi thưởng Tết cho người lao động không ghi cụ thể điều kiện được
hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động;
Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập
đoàn thì không đượic khẩu trừ.
- Phi np thu GTGT cho s sn phm này:
Sản phẩm nước giải khát trên được tiêu dùng ở VN nên thuộc đối tượng chịu
thuế GTGT theo Điều 3 Luật thuế GTGT.
Bình Khánh là tổ chức sản xuất hàng hóa chịu thuế GTGT nên là người nộp
thuế GTGT theo Điều 4 Luật thuế GTGT.

29. (đề 7, câu 5) Doanh nghiệp Phạm Quang nằm trong khu chế xuất
mua nguyên liệu của công ty CP bị Trọng Nguyên là doanh nghiệp ở thị trường
trong nước. Xác định nghiã thuế của 2 công ty trên trong giao dịch này?
Căn cứ theo:
- khoản 2 Điều 2 Luật Thuế XKNK.
“2. Hàng hóa được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi
thuế quan vào thị trường trong nước.”
- khoản 1 Điều 5 Luật Thuế XKNK
“1. Khu phi thuế quan là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam, có ranh giới
địa lý xác định, được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; quan hệ mua
bán, trao đổi hàng hóa giữa khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.”

DN Phạm QUang nằm trong khu chế xuất và thuộc khu phi thuế quan nằm trong
lãnh thổ VN. Việc mua bán nguyên liệu giữa DN Phạm Quang và CTCP thiết bị Trọng
Nguyên là giao dịch có bản chất XKNK, do đó nó chịu sự điều tiết của Thuế XKNK.
Cụ thể, CTCP Trọng Nguyên phải đóng thuế XK và thu GTGT , thu TNDN.

30. (đề 7, câu 6)Công ty TNHH Lương GIang ký kết hợp đồng mua 2500
chai rượu bầu đá thành phảm do công ty TNHH Tây Bình sản xuất để xuất
khẩu. Do hàng không đạt tiêu chuẩn nên bị khách hàng xuất trả toàn bộ cho
công ty Luong Giang tiêu thụ tại Việt Nam. Xác định nghĩa vụ thuế của giao
dịch này
CT Lgiang: nộp thuế TNDN, TTĐB (đoạn 2 Điều 4 trang 239), GTGT, không phải nộp
thuế NK và được xét hoàn thuế XK.
CT Tây Bình: TNDN, GTGT.

You might also like