Báo Cáo Nhóm 1 PLDC Giữa Kì

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 9

Báo cáo

MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

LUẬT HÀNH CHÍNH

LHP: PLDC_22

Nhóm 1
1

A. Giới thiệu về luật hành chính

- Luật hành chính là lĩnh vực pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội hình thành trong quá trình
tổ chức, thực hiện các hoạt động chấp hành - điều hành của các cơ quan nhà nước trên mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội.

- Luật hành chính gồm các quy phạm pháp luật quy định về các nguyên tắc, hình thức, phương
pháp quản lý nhà nước; xác định quy chế pháp lý của các chủ thể quản lý nhà nước; điều chỉnh
hoạt động công vụ của cán bộ, công chức; quy định thủ tục hành chính và trách nhiệm hành
chính,...

- Các quan hệ xã hội do lĩnh vực pháp luật hành chính điều chỉnh có đặc điểm là luôn có bên
trong mối quan hệ được nhân danh quyền lực nhà nước để thực hiện sự quản lý nhà nước, còn
bên kia phải phục tùng quyền lực đó.

=> Do vậy, phương pháp mà Luật hành chính sử dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội là
phương pháp mệnh lệnh.

Trong phạm vi kiến thức của luật hành chính gồm có:

Cơ quan hành chính

Văn bản hành chính

Quy chế pháp lý đối với cán bộ, công chức, viên chức

Vi phạm hành chính và trách nhiệm hành chính

Giải quyết khiếu nại và khiếu kiện hành chính

B. Về vấn đề Vi phạm hành chính và trách nhiệm hành chính

I. Khái niệm vi phạm hành chính

Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp
luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử
phạt vi phạm hành chính
2

Vi phạm hành chính có mức độ nguy hiểm thấp hơn vi phạm pháp luật hình sự, là hành vi gây
thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích của nhà nước, của tập thể, lợi ích của cá nhân cũng như
của toàn xã hội, gây mất trật tự kỷ cương trong các lĩnh vực quản lý của nhà nước.

Vi phạm hành chính là căn cứ để chịu trách nhiệm hành chính.

Xử lý vi phạm hành chính phải dựa trên những nguyên tắc cụ thể, đối tượng bị xử lý vi phạm
hành chính được áp dụng các hình thức xử lý cụ thể như xử phạt, áp dụng các biện pháp khắc
phục hậu quả hay các biện pháp ngăn chặn...

II. Điểm khác biệt của vi phạm hành chính so với tội phạm hay các vi phạm pháp luật
khác

Vi phạm hành chính là loại vi phạm pháp luật thường xảy ra trong các lĩnh vực của quản lý nhà
nước, nhưng mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm hình sự.

Chủ thể vi phạm hành chính rất đa dạng, có thể là các cơ quan nhà nước, các tổ chức và cá nhân
(công dân Việt Nam, người nước ngoài, người không quốc tịch).

Vi phạm hành chính thường xâm hại các quy tắc quản lý nhà nước trong các lĩnh vực của đời
sống xã hội.

III. Ví dụ

Anh A là một người bán hoa tươi trên vỉa hè tại một khu vực mà quy định cấm bán hàng rong.
Việc anh A tiến hành bán hàng hoa tươi trái với quy định này được coi là một hành vi vi phạm
hành chính, chính xác là vi phạm kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Nếu bị phát hiện, anh A
sẽ bị xử lý bằng các biện pháp hành chính như cảnh cáo, phạt tiền, tước quyền, tịch thu tài sản
hoặc ngăn chặn hoạt động kinh doanh.

Ví dụ khác, chị M khi tham gia giao thông đường bộ không có hoặc không mang theo giấy phép
lái xe, đây cũng là một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Chị M
sẽ bị xử lý hành chính thông qua các biện pháp như cảnh cáo, phạt tiền, tước quyền hoặc thực
hiện bồi thường thiệt hại phát sinh từ việc vi phạm của mình.
3

C. Trách nhiệm hành chính

I. Khái niệm :

Trách nhiệm hành chính là trách nhiệm pháp lý áp dụng để xử lý các cá nhân hay tổ
chức có hành vi vi phạm hành chính xâm hại các quy tắc quản lý nhà nước trong các
lĩnh vực đời sống xã hội.

VD : Anh A là sinh viên của một trường Đại học X nằm trên đường Giải Phóng, như thường
ngày anh vẫn đến trường trên chiếc xe Air blade màu đen đỏ và gửi nó tại bãi để xe của trường .
Mọi chuyện sẽ chẳng có gì xảy ra cho đến khi kết thúc buổi học, anh sững sờ và ngơ ngác khi
chiếc mũ bảo hiểm của mình bỗng dưng” không cánh mà bay” . Vì vậy anh quyết định ra về mà
không cần đội mũ bảo hiểm nữa, nhưng vừa tới ngã tư phố Vọng anh bị Cảnh sát giao thông cho
dừng xe, lập biên bản vi phạm và yêu cầu nộp phạt 300 nghìn đồng.

Trường hợp này anh A đã phải chịu trách nhiệm xử phạt do vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thông đường bộ

II. Đặc điểm của trách nhiệm hành chính

– Đối tượng của trách nhiệm hành chính là cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của
pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị
xử phạt vi phạm hành chính

– Cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào hành vi vi phạm của cá nhân, tổ chức mà áp dụng hình
thức xử phạt hành chính

– Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm phải chịu trách nhiệm trước nhà nước về hành vi vi phạm
của mình

– Cơ sở để truy cứu trách nhiệm hành chính là các quy định của pháp luật hành chính

Độ tuổi chịu trách nhiệm hành chính

Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do
cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.
4

- Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của tội phạm rất nghiêm
trọng do cố ý, đặc biệt nghiêm trọng do cố ý hoặc thuộc trường hợp được quy định tại Điều 94,
96 Luật xử lý vi phạm hành chính

Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:

- Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh,
mọi hậu quả gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;

- Việc xử phạt phải được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo
đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;

- Xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi
phạm và tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng

- Chỉ xử phạt khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.

- Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ
chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình
không vi phạm hành chính

- Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần
mức phạt tiền đối với cá nhân.

Trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính

Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính:

– Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính :

+ Trong tình thế cấp thiết;

+ Do phòng vệ chính đáng

+ Do sự kiện bất ngờ;

+ Do sự kiện bất khả kháng;

+ Không có năng lực trách nhiệm hành chính;

Các hình thức xử lý vi phạm hành chính

● Xử phạt vi phạm hành chính


5

- Cảnh cáo (Điều 22):

- Phạt tiền (Điều 23, Điều 24)

VD điều 24 : Luật Xử lý vi phạm hành chính. Đối với khu vực nội thành của thành phố trực
thuộc Trung ương thì mức phạt tiền có thể cao hơn, nhưng tối đa không quá 02 lần mức phạt
chung đối với cùng hành vi vi phạm trong các lĩnh vực giao thông đường bộ, bảo vệ môi trường,
an ninh trật tự, an toàn xã hội.( Đưa cả điều luật vào slide để ví dụ về một điều luật )

- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có
thời hạn (Điều 25)

- Trục xuất (Điều 27)

- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (Điều 26)

● Các biện pháp khắc phục hậu quả

1) Buộc khôi phục lại định trọng ban đầu;

2) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc không đúng với
giấy phép;

3) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh

4) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa,
vật phẩm, phương tiện

……………vv

Các biện pháp khắc phục hậu quả còn có thể được áp dụng độc lập trong các trường hợp không
ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 2, Điều 65, Luật Xử lý vi
phạm hành chính

● Các biện pháp xử lý hành chính :

Chỉ áp dụng đối với các cá nhân là công dân Việt Nam vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an
toàn xã hội nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Các biện pháp xử lý hành chính bao gồm:

1) Giáo dục tại xã, phường, thị trấn;


6

2) Đưa vào trường giáo dưỡng;

3) Đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc

4) Đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

● Các biện pháp ngăn chặn và đảm bảo xử lý vi phạm hành chính

Trong trường hợp cần ngăn chặn kịp thời hoặc để đảm bảo việc xử lý vi phạm hành chính, người
có thẩm quyền còn có thể áp dụng các biện pháp sau đây theo thủ tục hành chính:

1) Tạm giữ người;

2) Áp giải người vi phạm;

3) Tạm giữ tang vật phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề;

4) Khám người;

………..vv

III. Thủ tục xử lý vi phạm hành chính :

a. Thủ tục xử phạt, thi hành quyết định xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt

- Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản

- Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính

b. Thủ tục xem xét quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính

Thủ tục áp dụng các hình thức xử lý vi phạm hành chính

- Thủ tục xử phạt ( Điều 55-68 Luật xử lý VPHC 2012)

- Thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn

hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn (Điều 80 Luật xử lý VPHC 2012)

- Thủ tục tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính ( Điều 81 Luật xử lý VPHC 2012)

- Thủ tục trục xuất : Điều 84 Luật xử lý VPHC 2012


7

- Thi hành biện pháp khắc phục hậu quả : Điều 85 Luật xử lý VPHC 2012

VD : Điều 84. Thủ tục trục xuất

1. Quyết định trục xuất phải được thông báo trước khi thi hành cho Bộ Ngoại giao, cơ quan đại
diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước mà người bị trục xuất là công dân hoặc nước mà
người đó cư trú trước khi đến Việt Nam.

2. Cơ quan Công an có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định trục xuất, áp
dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính quy định tại Chương I, Phần
thứ tư của Luật này.

D. Phân biệt Khiếu nại và tố cáo

VD:

A là 1 cậu học sinh lớp 10, thường đi xe cúp đi học vì nhà xa. Vì tự tin mình đẹp trai nên cậu hay
thử sức với những bộ quần áo thiết kế độc đáo như áo hình đại bàng và quần đùi rách túi. Một
lần khi đang đi chơi Hồ Gươm, vì đóng cốp xe ko cẩn thận mà cậu bị kẹt một phần quần trong
cốp, và bị rách một mảng quần đáng kể, làm nhiều người xung quanh chú ý. Thấy thế, 1 chú
công an bên đường chạy đến và phạt cậu 200k vì tội “gây mất trật tự, mĩ quan đô thị”. A thấy
điều này là vô lý và muốn đòi lại công bằng cho mình. A có thể làm gì? Khiếu nại hay tố cáo?

Phân tích

Trong tình huống trên,

Bạn A do vô tình mà bị rách quần => ko phải lỗi cố ý

Bạn là hs lớp 10=> dưới 18t

Hành vi chưa nghiêm trọng: chưa làm mất trật tự đô thị

=>> Hđ phạt tiền của chú công an là trái quy định pháp luật
8

Bảng phân biệt tố cáo vs khiếu nại

=>> A có quyền cùng đại diện hợp pháp của mình (cha mẹ hoặc người thân trên 18t) khiếu nại
về hành vi của chú công an.

You might also like