Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 47

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SINH VIÊN

(Hội nghị nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của sinh viên Trường Đại
học Văn Lang năm học 2023 - 2024)

ĐỀ TÀI
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
Ý ĐỊNH SỬ DỤNG CHAT GPT CỦA SINH VIÊN NĂM 2
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

GVHD: ThS. Tiêu Minh Sơn


Nhóm SVTH:
Nguyễn Văn Cường - 2173401010714
Trần Huỳnh Mỹ Huyền - 2173401010831
Trần Thị Ngọc Hiền - 2173401011088

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4, năm 2024


LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Trường Đại học Văn
Lang và Khoa Quản trị kinh doanh đã tạo điều kiện cho nhóm thực hiện nghiên cứu này.
Sự hỗ trợ và cơ sở vật chất mà chúng em nhận được đã đóng góp vai trò quan trọng
trong việc hoàn thành dự án này.

Ngoài ra, nhóm chúng em cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến giảng
viên hướng dẫn là Th.S Tiêu Minh Sơn đã dành thời gian và kiến thức để hỗ trợ nhóm
trong suốt quá trình nghiên cứu. Sự chỉ dẫn và sự động viên từ phía Th.S Tiêu Minh Sơn
đã giúp nhóm phát triển kỹ năng và hiểu biết sâu hơn về lĩnh vực này.

Không thể không nhắc đến đóng góp của những người bạn đồng hành trong
nhóm, gia đình và những người thân yêu. Sự ủng hộ và khích lệ từ họ đã giúp nhóm
vượt qua những thách thức và duy trì động lực trong suốt quá trình nghiên cứu.

Cuối cùng, nhóm chúng em cảm ơn các bạn sinh viên năm 2 Trường Đại học
Văn Lang đã dành thời gian tham gia khảo sát, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành
nghiên cứu này.

1
DANH SÁCH THÀNH VIÊN
STT Họ và tên MSSV

1 Nguyễn Văn Cường* 2173401010714

2 Trần Huỳnh Mỹ Huyền 2173401010831

3 Trần Thị Ngọc Hiền 2173401011088

2
Mục lục
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU........................................................................6
1.1 Tính cấp thiết của đề tài..........................................................................................6
1.2 Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................6
1.3 Đối tượng nghiên cứu..............................................................................................7
1.4 Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................7
1.5 Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................................7
1.6 Cấu trúc đề tài..........................................................................................................8
1.7 Ý nghĩa/ đóng góp của nghiên cứu (Tính mới).......................................................9
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN................................................................................................10
2.1 Giới thiệu khái niệm..............................................................................................10
2.1.1 Artificial Intelligence - AI...............................................................................10
2.1.2 Chat GPT.........................................................................................................10
2.1.3 Ý định sử dụng................................................................................................10
2.1.4 Khái niệm Sinh viên........................................................................................10
2.1.5 Khái niệm khách quan....................................................................................10
2.1.6 Khái niệm chủ quan........................................................................................11
2.2 Tổng quan tình hình các nghiên cứu trước...........................................................11
2.3 Lý thuyết nền tảng.................................................................................................12
2.3.1 Thuyết chấp nhận công nghệ (TAM)..............................................................12
2.3.2 Mô hình Chấp nhận và sử dụng công nghệ hợp nhất (UTAUT)....................12
2.4 Mô hình nghiên cứu (đối với nghiên cứu định lượng)..........................................13
2.4.1 Xây dựng giả thiết nghiên cứu........................................................................13
2.4.2 Mô hình nghiên cứu đề nghị...........................................................................15
Hình 1: Mô hình nghiên cứu....................................................................................16
2.5 Tiểu kết chương 2..................................................................................................16
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................18
3.1 Phương pháp chọn mẫu.........................................................................................18
3.2 Phương pháp thu thập dữ liệu...............................................................................18
3.3 Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................18
3.3.1 Phương pháp nghiên cứu định tính.................................................................18
3.3.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng..............................................................19
3.3.3 Quy trình thực hiện bảng câu hỏi...................................................................19
3
3.3.4. Các biến và thang đo.......................................................................................20
3.4 Tiểu kết chương 3..................................................................................................21
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................................................22
4.1 Giới thiệu bối cảnh nghiên cứu............................................................................22
4.2 SPSS thống kê mô tả.............................................................................................22
4.3 Ưu điểm và nhược điểm của kết quả.....................................................................32
4.4 So sánh kết quả với các nghiên cứu trước đó.......................................................33
4.5 Tiểu kết chương 4..................................................................................................33
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN...........................................................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................................36
PHỤ LỤC....................................................................................................................................38

4
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Mô hình nghiên cứu...........................................................................................16

DANH MỤC BẢNG


Bảng 1: Các biến và thang đo........................................................................................21
Bảng 2: Bảng thống kê...................................................................................................23
Bảng 3: Bảng thống kê giới tính.....................................................................................23
Bảng 4: Bảng thống kê sinh viên khoa...........................................................................24
Bảng 5: Bảng giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của thang đo Tầm quan trọng........25
Bảng 6: Bảng giá trung bình và độ lệch chuẩn của thang đo ảnh hưởng.....................27
Bảng 7: Bảng giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của thang đo tính khả thi...............29
Bảng 8: Bảng giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của thang đo tính cấp thiết............31

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ Dịch nghĩa
1 AI Artificial Intelligence Trí tuệ nhân tạo
2 Chat GPT Chat Generative Pre-training
Transformer
3 TAM Technology Acceptance Model Thuyết mô hình chấp nhận
công nghệ
4 UTAUT Unified Theory of Acceptance Mô hình Chấp nhận và sử
and Use of Technology dụng công nghệ hợp nhất

5 STT Số thứ tự
6 ĐTB Điểm trung bình
7 ĐLC Độ lệch chuẩn

5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài


Trong bối cảnh hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ AI, ứng
dụng Chat GPT không chỉ mở ra nhiều cơ hội mới trong nhiều lĩnh vực, mà còn tạo ra
những thách thức và tranh cãi. Lĩnh vực giáo dục cũng không nằm ngoài xu hướng này.
Lợi ích từ những công nghệ này mang lại cho con người cũng không thể nào chối bỏ.

Tuy vậy, vẫn tồn tại những ý kiến trái chiều quanh vấn đề này. Liệu Chat GPT
có thật sự mang lại lợi ích cho con người khi vẫn tồn tại nhiều nhận định sai về cách sử
dụng Chat GPT bằng cách họ hoàn toàn tin tưởng vào những kết quả mà Chat GPT cung
cấp?

Vậy câu hỏi đặt ra là ý định của sử dụng Chat GPT hỗ trợ việc học của sinh viên
là từ đâu, có bị trùng lặp với mặt tiêu cực của các thông tin trái chiều về Chat GPT hay
không? Song với đó, một bộ phận không nhỏ các sinh viên có góc nhìn khắc khe hơn
với Chat GPT và chưa có ý định sử dụng ứng dụng

Để hiểu được các yếu tố tác động đến ý định của sinh viên năm 2 trường Đại học
Văn Lang trong việc sử dụng Chat GPT chúng ta cần phải xác định được các yếu tố ảnh
hưởng tới ý định sử dụng Chat GPT. Hiểu rõ hơn về ý định sử dụng hoặc không có ý
định sử dụng của người tiêu dùng về chat GPT trong thời đại kỹ thuật số. Nâng cao khả
năng giao tiếp và trao đổi thông tin của sinh viên đối với ứng dụng hoặc nó có thể hỗ
trợ cho sinh viên trong quá trình học tập giúp cho sinh viên mở rộng kiến thức và tìm
kiếm thông tin nhanh hơn. Vì những lý do trên, nhóm chúng em quyết định chọn đề tài
“Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng Chat GPT của sinh viên năm 2 tại Trường
Đại học Văn Lang” .

Lý do chọn đề tài này xuất phát từ nhu cầu hiểu rõ hơn về những yếu tố khác
nhau có thể ảnh hưởng đến ý định của người sử dụng khi lựa chọn và sử dụng các hệ
thống trò chuyện thông minh.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu này có mục tiêu chung là nghiên cứu và hiểu rõ những yếu tố
ảnh hưởng đến ý định sử dụng Chat GPT của sinh viên năm 2 tại Trường Đại học Văn

6
Lang, đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng Chat GPT. Nhờ đó đề xuất
giúp cho sinh viên sử dụng Chat GPT một cách hợp lý.

Để đạt được mục tiêu chung đã nêu cần có các mục tiêu cụ thể:

Nhận định được các biến tác động đến ý định sử dụng Chat GPT của sinh viên
năm 2 tại Trường Đại học Văn Lang.

Đánh giá tác động của các biến đến ý định sử dụng Chat GPT của sinh viên năm
2 tại Trường Đại học Văn Lang.

Đề xuất những biện pháp để sinh viên năm 2 tại Trường Đại học Văn Lang sử
dụng Chat GPT một cách hợp lý và hiệu quả.

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng Chat GPT của
sinh viên năm 2 tại Trường Đại học Văn Lang.

Đối tượng khảo sát là sinh viên đang học tại Trường Đại học Văn Lang, có trải
nghiệm sử dụng hoặc ý định sử dụng Chat GPT để phục vụ cho quá trình học tập và
giao tiếp. Nhóm mẫu bao gồm các sinh viên thuộc các khoa và ngành học khác nhau, có
kinh nghiệm sử dụng Chat GPT hoặc có ý định sử dụng trong tương lai.

1.4 Phạm vi nghiên cứu

Đối với không gian nghiên cứu: nghiên cứu sẽ tập trung và xoay quanh vào sinh
viên năm 2 tại trường Đại học Văn Lang, nằm trong phạm vi về không gian của trường
Đại học Văn Lang.

Đối với thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trong thời gian 1 tháng.
Chúng tôi tiến hành thu thập dữ liệu từ các mẫu ngẫu nhiên n=217 người tham gia
nghiên cứu này. Quá trình thu thập dữ liệu kéo dài trong khoảng 1 tháng, bao gồm việc
tiến hành cuộc khảo sát trực tuyến qua google form và phỏng vấn cá nhân.

1.5 Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu của đề tài có thể bao gồm:

– Chat GPT là gì?

7
– Có những tác động chủ quan và khách quan nào đến ý định sử chat GPT
của sinh viên năm 2 tại Trường ĐH Văn Lang
– Các biến nào tác động đến ý định sử dụng Chat GPT của sinh viên năm 2
tại Trường Đại học Văn Lang ?
– Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định sử dụng Chat GPT như thế
nào?

– Cần đề xuất biện pháp như thế nào để sinh viên hiểu rõ về Chat GPT và
áp dụng hiệu quả?
– Chat GPT có tính cấp thiết và tính khả thi như thế nào đối với sinh viên
năm 2 tại Trường ĐH Văn Lang?

1.6 Cấu trúc đề tài

Đề tài nghiên cứu gồm có 5 chương, cụ thể như sau:

Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu về ý định sử dụng Chat GPT

Nêu ra được lý do chọn đề tài cũng như xác định được đối tượng nghiên cứu và
phạm vi nghiên cứu của đề tài. Đồng thời, nhận định được mục tiêu và câu hỏi nghiên
cứu. Đưa ra được tính cấp thiết, tính mới của đề tài nhằm cho thấy tầm quan trọng và
yếu tố để nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài này.

Chương 2: Cơ sở khoa học

Nêu ra các lý thuyết nền liên quan đến đề tài đang nghiên cứu và cung cấp một
cái nhìn tổng quan về tình hình nghiên cứu của các nghiên cứu liên quan trước đây.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.

Chương này sẽ đi lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp để đưa ra kết quả
của phương pháp nghiên cứu sơ bộ, tiếp theo hình thành được phương pháp nghiên cứu
định lượng và định tính.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu.

Bối cảnh, thực trạng và biện pháp của nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý
định sử dụng Chat GPT của sinh viên năm 2 tại trường đại học Văn Lang.

Chạy SPSS và thực hiện đánh giá để đưa ra được ĐTB và ĐLC của từng biến.
8
Nêu ra ưu điểm và nhược điểm của kết quả khảo sát và kết quả đánh giá SPSS.

So sánh kết quả của nghiên cứu: “ Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng
Chat GPT ở sinh viên năm 2 tại Trường ĐH Văn Lang”. Với những bài nghiên cứu về
AI, Chat GPT đã có hiện nay.

Chương 5: Kết luận

1.7 Ý nghĩa/ đóng góp của nghiên cứu (Tính mới)

Đề tài nghiên cứu giúp hiểu rõ về các yếu tố tác động đến việc sử dụng Chat GPT
của sinh viên năm 2 tại Trường Đại học Văn Lang. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đóng góp
vào việc mở rộng kiến thức về ứng dụng của trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực giáo dục.
Kết quả nghiên cứu có thể cung cấp thông tin quan trọng cho giảng viên trong việc đánh
giá và ứng dụng Chat GPT nhằm tăng cường trải nghiệm và nâng cao hiệu suất của sinh
viên trong học tập.

Về mặt khoa học, đề tài này đề xuất một nghiên cứu về sự ảnh hưởng của các yếu
tố có gây tác động tới ý định sử dụng Chat GPT của sinh viên năm 2 đang theo học tại
Trường Đại học Văn Lang. Hiện nay vẫn chưa tồn tại nghiên cứu cụ thể nào liên quan
đến vấn đề trên tại Trường Đại học Văn Lang.

Về thực tiễn, cung cấp những thông tin cần thiết cho sinh viên năm 2 trong việc
ra ý định sử dụng Chat GPT trong học tập:

Xác định được sự cần thiết của Chat GPT.

Đưa ra các giả thuyết nhằm giúp con người ngày càng biết đến và vận dụng tốt
trí tuệ nhân tạo trong công việc và học tập.

Làm tài liệu tham khảo cho các bài nghiên cứu có tính chất tương tự.

Giúp cho sinh viên Trường Đại học Văn Lang nói riêng và các Trường Đại học
khác nói riêng có cái nhìn đúng đắn về Chat GPT cả về chủ quan và khách quan.

9
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1 Giới thiệu khái niệm

2.1.1 Artificial Intelligence - AI


AI: Trí Tuệ Nhân Tạo - AI (Artificial Intelligence) hoặc trí thông minh nhân tạo
là công nghệ mô phòng các quá trình suy nghĩ và học tập của con người cho máy móc,
đặc biệt là hệ thống máy tính. Trí tuệ nhân tạo này do con người lập trình ra với mục
đích tự động hóa các hành vi thông minh như con người, từ đó cắt giảm bớt nhân công
là con người và có tính chuẩn xác cao hơn [1].

2.1.2 Chat GPT


Chat GPT (tên gọi đầy đủ là Chat Generative Pre-training Transformer) - một
Chatbot do Công ty khởi nghiệp OpenAI phát triển và được mệnh danh là trí tuệ nhân
tạo (AI) thông minh nhất thế giới. Công cụ này có thể trò chuyện, trả lời lưu loát đầy đủ
các câu hỏi mà bạn đưa ra, bất kể là thắc mắc về lĩnh vực gì và có khả năng sẽ soán ngôi
Google trong tương lai. Sau 2 tháng ra mắt, số người dùng Chat GPT được cho là đã cán
mốc 100 triệu người/tháng [2].

2.1.3 Ý định sử dụng


Ý định là dự định hay kế hoạch mà một người sẽ làm việc gì đó. Theo Ajzen
(2002), ý định là trung gian dẫn đến hành vi. Ý định hành vi sử dụng trong nghiên cứu
này là động lực tích cực khiến người dùng đưa ra quyết định sử dụng (Viswanath
Venkatesh & Fred D. Davis, 2003) [3],[4].

2.1.4 Khái niệm Sinh viên


“Theo Từ điển Giáo dục học: “Sinh viên là người học của cơ sở giáo dục cao
đẳng, đại học”[5]. Theo Từ điển Tiếng Việt: Khái niệm “sinh viên” được dùng để chỉ
người học ở bậc đại học [6]. Theo Từ điển Hán - Việt: “Sinh viên là người học ở bậc đại
học, bao gồm hệ cao đẳng và hệ đại học” [7]. Theo Luật Giáo dục Đại học: Sinh viên là
người đang học tập và nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục đại học, theo học chương
trình đào tạo cao đẳng, chương trình đào tạo đại học [8]”[9].

2.1.5 Khái niệm khách quan


Khách quan là những sự vật, sự việc mà chúng diễn ra ngoài ý muốn của con
người, không bị ảnh hưởng bởi cảm xúc, quan điểm hay lợi ích cá nhân và tất nhiên nó

10
không thể thay đổi được. Vì thế, khách quan thường là những đánh giá dựa trên những
sự kiện có thật, mang tính độc lập mà chúng đã được chứng minh trước đó [10].

2.1.6 Khái niệm chủ quan


Chủ quan là sự thay đổi của sự vật, sự việc mà những điều đó con người có thể
kiểm soát được. Chủ quan là các nhìn nhận vấn đề của mỗi người, thể hiện bằng trình
độ mang ý chí, quan điểm mang tính cá nhân riêng và theo hướng một chiều [10].

2.2 Tổng quan tình hình các nghiên cứu trước

Nghiên cứu 1: Nghiên cứu của Tiến sĩ Greeni Maheshwari (2023). “Các yếu tố
ảnh hưởng đến ý định chấp nhận và sử dụng ChatGPT của sinh viên trong giáo dục đại
học: Nghiên cứu trong bối cảnh Việt Nam" [11].

Nghiên cứu của Tiến sĩ Greeni Maheshwari từ Trường Đại học RMIT về việc sử
dụng Chat GPT của sinh viên tại Đại học Việt Nam đã phản ánh sự ảnh hưởng của các
yếu tố đến hành vi và thái độ của sinh viên đối với công cụ này. Điều này làm nổi bật
các yếu tố quan trọng như tính dễ sử dụng, tính hữu ích, tính cá nhân hóa và tương tác.
Những thông tin này có thể hỗ trợ các tổ chức giáo dục ở Việt Nam trong việc đưa ra
quyết định và triển khai các chiến lược nhằm tối ưu hóa việc sử dụng công cụ AI như
Chat GPT. Việc tăng cường tính dễ sử dụng, tính hữu ích, tính cá nhân hóa và tương tác
có thể giúp nâng cao hiệu quả trong việc áp dụng công nghệ vào giáo dục và hỗ trợ sinh
viên trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Nghiên cứu hai: Nghiên cứu của Dương Thanh Linh (2023) “Ứng dụng Chat
GPT thúc đẩy dạy và học bậc đại học trong kỉ nguyên trí tuệ nhân tạo”. Tạp chí Khoa
học và Công nghệ [12].

Nghiên cứu này làm rõ những lợi ích tiềm năng của việc sử dụng Chat GPT trong
quá trình giảng dạy và học tại các trường đại học, đặc biệt là trong việc tạo ra môi
trường tương tác và cá nhân hóa cho sinh viên. Tuy nhiên, cũng nhấn mạnh đến những
hạn chế của công nghệ này như khả năng cung cấp thông tin không chính xác và tiềm ẩn
nguy cơ ảnh hưởng đến quyền riêng tư của người dùng. Điều này đặt ra một yêu cầu
cần thiết về sự giám sát và điều chỉnh từ các nhà nghiên cứu, nhà phát triển công nghệ
và các tổ chức giáo dục. Sự hỗ trợ này cần tập trung vào việc phát triển các phương
án sử dụng

11
Chat GPT một cách an toàn và hiệu quả, bảo đảm rằng nó không chỉ mang lại lợi ích mà
còn giữ vững sự đảm bảo về tính chính xác và quyền riêng tư cho mỗi người sử dụng.

2.3 Lý thuyết nền tảng

2.3.1 Thuyết chấp nhận công nghệ (TAM)


Nhóm nghiên cứu nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng Chat
GPT ở sinh viên năm 2 Trường Đại Học Văn Lang. Nên nhóm tìm kiếm và sử dụng
những thông tin, bài nghiên cứu về “ công nghệ, AI, hành vi sử dụng, ý định sử dụng,
…). Nhóm nghiên cứu sử dụng một số lý thuyết liên quan đến “ Mô Hình Chấp Nhận
Công Nghệ”.

Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model - TAM) là một
mô hình lý thuyết quan trọng về hành vi sử dụng công nghệ, được đề xuất bởi “ Fred
Davis vào năm 1986 ”. Mô hình này giải thích cách mà người dùng đánh giá và sử dụng
công nghệ mới. Theo TAM, hành vi sử dụng và chấp nhận công nghệ của người dùng
phụ thuộc vào hai yếu tố chính: Giá trị dự kiến (Perceived usefulness) và Độ dễ dàng sử
dụng dự kiến (Perceived ease of use). TAM được thử nghiệm và chấp nhận rộng rãi
trong các nghiên cứu về công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo và nhiều lĩnh vực khác.
TAM cho rằng ý định bị ảnh hưởng trực tiếp bởi “cảm nhận về tính hữu ích” và “cảm
nhận về việc dễ sử dụng” (Davis & cộng sự, 1989). Cảm nhận về tính hữu ích là “mức
độ mà một người tin rằng việc sử dụng một hệ thống cụ thể sẽ nâng cao hiệu suất công
việc của họ” và cảm nhận về việc dễ sử dụng là “mức độ một người tin rằng việc sử
dụng một hệ thống cụ thể sẽ không cần nỗ lực” (Davis, 1989,320). TAM cung cấp cái
nhìn về cách người dùng đánh giá và chấp nhận công nghệ mới, điều này có thể áp dụng
cho việc đánh giá và chấp nhận Chat GPT. TAM cũng cho thấy rằng người dùng chấp
nhận công nghệ dựa trên nhận thức về tiện ích và độ dễ dàng sử dụng. Nếu Chat GPT
được xem là tiện ích và dễ dàng sử dụng thì nó sẽ được sử dụng phổ biến.[13]

2.3.2 Mô hình Chấp nhận và sử dụng công nghệ hợp nhất (UTAUT)
Mô hình Chấp nhận và sử dụng công nghệ hợp nhất (UTAUT) đã được phát triển
bởi Venkatesh và cộng sự (2003). Qua mô hình cho thấy được có 3 yếu tố tác động trực
tiếp lên ý định hành vi (hiệu quả mong đợi, nỗ lực mong đợi và ảnh hưởng của xã hội),
2 yếu tố tác động trực tiếp lên hành vi sử dụng thực tế ( các điều kiện thuận tiện và ý
định hành vi). Bên cạnh đó, các yếu tố trung gian: giới tính, độ tuổi, kinh nghiệm và tự

12
nguyện sử dụng cũng có tác động gián tiếp đến hành vi sử dụng và ý định hành vi thông
qua các nhân tố chính. Trong đó, các nhân tố đã được định nghĩa như hiệu quả mong đợi
là mức độ mà một cá nhân tin rằng bằng cách sử dụng hệ thống sẽ giúp người dùng đạt
được hiệu quả công việc cao hơn, nỗ lực mong đợi là mức độ dễ dàng kết hợp với việc
sử dụng hệ thống. Ảnh hưởng xã hội là cá nhân nhận thấy rằng những người quan trọng
khác tin rằng họ nên sử dụng hệ thống mới và Các điều kiện thuận tiện là mức độ mà
một cá nhân tin rằng một cơ sở hạ tầng kỹ thuật và tổ chức tồn tại để hỗ trợ sử dụng của
hệ thống. UTAUT là một mô hình kết hợp bởi 8 mô hình trước đó về sự chấp nhận của
người dùng đối với các hệ thống mới, bao gồm mô hình TAM. UTAUT đã cung cấp
một cái nhìn về cách các yếu tố ảnh hưởng đến Ý định và Hành vi phát triển theo thời
gian. Mô hình này đã được thử nghiệm và cho thấy hiệu quả tốt hơn so với các mô hình
cạnh tranh khác (Venkatesh & ctg., 2003; Venkatesh & Zhang, 2010) [14].

Từ mô hình UTAUT có thể cho thấy được nếu Chat GPT có hiệu quả, nỗ lực
mong đợi bằng việc cung cấp câu trả lời chính xác, hiệu quả cho câu hỏi cho các vấn đề
mà họ gặp phải và việc nó dễ dàng thao tác trên ứng dụng thì sinh viên sẽ có xu hướng
sử dụng Chat GPT để giải quyết các vấn đề trong học tập. Bên cạnh đó, các yếu tố từ
bạn bè hay các người xung quanh cũng có thể tạo ra tác động tích cực đến với việc sử
dụng công nghệ.

2.4 Mô hình nghiên cứu (đối với nghiên cứu định lượng)

2.4.1 Xây dựng giả thiết nghiên cứu


Nghiên cứu này dựa trên kết quả của các nghiên cứu trước đó về ý định hành vi
của khách hàng và tình hình thực tế trong lĩnh vực nghiên cứu. Nghiên cứu này đề xuất
sáu yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng GPT Chat, bao gồm khả năng phân tích và đánh
giá thông tin của sinh viên; khả năng xử lí vấn đề và tư duy logic của sinh viên; khả
năng sinh viên xây dựng và lập luận vấn đề; độc lập trong việc đặt câu hỏi; phụ thuộc
của sinh viên vào công nghệ; tra cứu thông tin, tài liệu về các chủ đề học tập và nghiên
cứu. Mục tiêu của nghiên cứu là xem xét tác động của các biến này đến biến phụ thuộc,
nghĩa là ý định sử dụng GPT Chat.

H1: Khả năng phân tích và đánh giá thông tin của sinh viên.

13
Cần phải hiểu cách hoạt động và giới hạn của nó, Chat GPT không thể hiểu được
các ngữ nghĩa sâu xa của tiếng việt và có thể đưa ra câu trả lời không chính xác, thiếu
logic.

Tính tin cậy được đề cập đến khả năng đánh giá thông tin mà Chat GPT cung
cấp. Bao gồm việc xem xét nguồn gốc thông tin và kiểm tra tính đúng đắn từ các nguồn
thông tin khác.

H2: Khả năng xử lí vấn đề và tư duy logic của sinh viên khi sử dụng Chat GPT.

Cần có khả năng phân tích vấn đề một cách cụ thể và chi tiết trong đó bao gồm
việc đưa ra được những yếu tố quan trọng, xác định được mục tiêu rõ ràng và đặt câu
hỏi để hiểu rõ hơn vấn đề cần biết. Để làm được điều này, sinh viên có kiến thức để áp
dụng vào việc giải quyết vấn đề như lý thuyết, cách thực hiện một môn học cụ thể.

Khả năng suy luận logic - khả năng này giúp tìm ra các mối quan hệ, gợi ý và kết
luận dựa trên các thông tin đã có sẵn. Do đó, nên có quy trình tư duy cụ thể tiếp cận và
giải quyết vấn đề. Được thực hiện qua các bước như thu thập thông tin, giải quyết phân
tích vấn đề, thực hiện và đánh giá kết quả.

H3: Khả năng sinh viên xây dựng và lập luận vấn đề

Để thực hiện khả năng này, cần có khả năng hiểu rõ vấn đề mà mình đang xem
xét, có kiến thức cần thiết và sự nhạy bén để phân tích vấn đề. Phân luồng được các loại
thông tin để tách biệt thông tin quan trọng với thông tin không quan trọng.

Xác định rõ được quan điểm của mình trong việc xây dựng vấn đề đưa ra các lập
luận logic để phục vụ quan điểm đó bằng cách đưa ra những dẫn chứng hợp lý. Đồng
thời, đưa ra đánh giá và so sánh các quan điểm để nhìn nhận các khía cạnh khác nhau,
tính logic của vấn đề, nắm rõ được ưu điểm và hạn chế của mỗi quan điểm.

H4: Độc lập trong việc đặt câu hỏi

Điều này đòi hỏi khả năng sáng tạo và suy nghĩ phản chiếu. Thay vì chỉ tiếp nhận
thông tin một cách mù quáng thì nên đặt câu hỏi về nguồn gốc, tính chính xác như:
Thông tin này được chứng minh bằng cách nào ? Nguồn tài liệu ở đâu ? Ai là người
cung cấp ?.

14
Việc đặt câu hỏi độc lập giúp mở rộng thêm quan điểm, tăng khả năng nhìn nhận
vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau. Đưa ra được nhiều dẫn chứng, các quan điểm đa
dạng để đem ra so sánh và đưa ra những kết quả hợp lý.

H5: Phụ thuộc của sinh viên vào công nghệ.

Chat GPT chỉ là một công cụ hỗ trợ và không thể thay thế khả năng tư duy và nỗ
lực học tập của bản thân mỗi sinh viên.Mặc dù công nghệ đã mang lại nhiều lợi ích cho
sinh viên, sự phụ thuộc quá mức vào công nghệ cũng có thể gây ra những thách thức.
Sinh viên có thể dễ dàng sa vào việc lạm dụng công nghệ, lãng phí thời gian và mất tập
trung vào việc học. Hơn nữa, sự phụ thuộc vào công nghệ cũng có thể tạo ra khoảng
cách giữa sinh viên và kỹ năng giao tiếp trực tiếp, gây ảnh hưởng đến khả năng xây
dựng tư duy và khả năng phản biện. Giả thuyết được đặt ra là:

H6: Tra cứu thông tin, tài liệu về các chủ đề học tập và nghiên cứu

Mặc dù công nghệ đã mang lại nhiều lợi ích cho sinh viên, sự phụ thuộc quá mức
vào công nghệ cũng có thể gây ra những thách thức. Sinh viên có thể dễ dàng sa vào
việc lạm dụng công nghệ, lãng phí thời gian và mất tập trung vào việc học. Hơn nữa, sự
phụ thuộc vào công nghệ cũng có thể tạo ra khoảng cách giữa sinh viên và kỹ năng giao
tiếp trực tiếp, gây ảnh hưởng đến khả năng xây dựng tư duy và khả năng phản biện. Ví
dụ, Google Scholar: Google Scholar là một công cụ tìm kiếm tài liệu học thuật và
nghiên cứu. Cung cấp truy cập đến các bài báo được xuất bản trong các tạp chí học
thuật, luận án, sách và bài viết hội nghị.

Khi các cá nhân được tiếp cận với những điều kiện thuận lợi hơn, chẳng hạn như
nguồn tài nguyên và kiến thức dồi dào, họ có nhiều khả năng sử dụng ChatGPT một
cách rộng rãi hơn. Cuối cùng, ý định sử dụng ChatGPT biểu thị động lực của sinh viên
và bày tỏ sự sẵn sàng kết hợp nó vào các hoạt động học tập của họ. Ý định này nhấn
mạnh sự sẵn sàng của họ trong việc coi ChatGPT như một nguồn tài nguyên quý giá
trong nghiên cứu của họ.

2.4.2 Mô hình nghiên cứu đề nghị


Dựa trên phần 2.4.1, 06 giả thuyết của mô hình bao gồm: H1: Khả năng phân tích
và đánh giá thông tin của sinh viên, H2: Khả năng xử lí vấn đề và tư duy logic của sinh
viên khi sử dụng Chat GPT, H3: Khả năng sinh viên xây dựng và lập luận, H4: Độc lập

15
trong việc đặt câu hỏi, H5: Phụ thuộc của sinh viên vào công nghệ, và H6: Tra cứu
thông tin, tài liệu về các chủ đề học tập và nghiên cứu.

Với kết quả này, nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành khảo sát thu thập dữ liệu và xử lý
dữ liệu trên phầm mềm phân tích, thống kê SPSS 20 để tìm ra được các yếu tố, phân
tích các yếu tố và mức độ tác động của từng yếu tố đến ý định sử dụng Chat GPT của
sinh viên năm 2 tại Trường Đại Học Văn Lang.

2.4 1 Mô hình nghiên cứu

Hình 1: Mô hình nghiên cứu

2.5 Tiểu kết chương 2

Nhóm nghiên cứu đã đưa ra được các khái niệm để giải thích cho từng yếu tố để
tạo nên chủ đề nghiên cứu để làm rõ hơn cho mọi người hiểu được Chat GPT là gì?, AI
là gì? Và chủ quan, khách quan là gì?

Đưa ra những bài nghiên cứu liên quan để cho mọi người có cái nhìn tổng quan
hơn và hiểu rõ hơn về chủ đề mà nhóm đã nghiên cứu. Bên cạnh đó nhóm còn đưa ra
các biến để dẫn đến ý định sử dụng Chat GPT của sinh viên năm 2 Trường ĐH Văn
Lang và giải thích cho từng biến.

Ý định sử dụng Chat GPT của sinh viên chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố và yếu
tố quan trọng nhất là hiệu quả của hệ thống, sinh viên sẽ có xu hướng sử dụng Chat GPT
nếu nó đáp ứng được nhu cầu của thông tin và mang lại những câu trả lời cho họ. Chat

16
GPT là hệ thống sẽ cải thiện khả năng hỗ trợ đa ngôn ngữ, nghe phản hồi từ người dùng
và tích hợp với hệ thống hiện có có thể làm tăng ý định sử dụng Chat GPT của sinh
viên.

17
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Phương pháp chọn mẫu

Tổng thể mẫu nghiên cứu ở đây sẽ là: Các bạn sinh viên năm 2 tại Trường Đại
học Văn Lang. Vì có đối tượng nghiên cứu cụ thể tại địa điểm cụ thể nên nhóm sử dụng
phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Nhóm muốn thu lại 217 bảng khảo sát nên sẽ đưa
ra 250 bảng khảo sát để thu thập và chọn lọc dữ liệu.

3.2 Phương pháp thu thập dữ liệu

Sau khi đã xác định phương pháp lấy mẫu và cỡ mẫu, nhóm nghiên cứu sẽ tiến
hành thực hiện chọn mẫu. Mẫu nghiên cứu có thể được chọn từ những khu vực tập trung
sinh viên tại Trường Đại học Văn Lang như căn tin, bãi đỗ xe, sân trường, và nhờ giảng
viên chiếu form khảo sát lên cho sinh viên năm 2 . Đối với phương pháp lấy mẫu thuận
tiện, nhóm tác giả sẽ sử dụng công cụ ngẫu nhiên, như Google Form, để tạo một bảng
khảo sát và tiếp cận các sinh viên năm 2 hiện đang học tại Trường Đại học Văn Lang.
Bảng khảo sát này sẽ được gửi trực tiếp và gián tiếp đến các sinh viên năm 2 để thu thập
thông tin.

3.3 Phương pháp nghiên cứu

Quá trình nghiên cứu này được thực hiện dựa trên phương pháp định tính và
phương pháp định lượng để khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng Chat
GPT của sinh viên năm 2 tại trường Đại học Văn Lang. Mục đích của việc này là để
hiểu sâu hơn về nhu cầu và mong đợi của sinh viên đối với công nghệ trí tuệ nhân tạo,
từ đó tối ưu hóa sản phẩm và dịch vụ, phát triển chiến lược tiếp thị, cung cấp dữ liệu hỗ
trợ cho nghiên cứu và phát triển, xây dựng mối quan hệ tốt hơn với người dùng, và tạo
ra dữ liệu định hướng cho quyết định.

3.3.1 Phương pháp nghiên cứu định tính


Nhóm tác giả đã tiến hành một nghiên cứu định tính với sinh viên trong khu vực
trường học bằng cách phỏng vấn. Thông qua việc này,th u thập được những ý kiến, nhận
xét từ sinh viên để hoàn thiện và làm giàu thêm các cấu trúc, hình thức và từ ngữ được
sử dụng trong bảng câu hỏi một cách chính xác và phù hợp. Qua việc tương tác trực tiếp
với sinh viên, nhóm tác giả đã có cơ hội cải thiện và điều chỉnh các phần của bảng câu
hỏi, đảm bảo rằng nó phản ánh đầy đủ những yếu tố cần thiết và dễ hiểu đối với những

18
người tham gia nghiên cứu. Điều này giúp nâng cao chất lượng và tính chính xác của dữ
liệu thu thập được từ nghiên cứu.

3.3.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng


Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để thu thập dữ liệu thống kê
nhằm kiểm định các mô hình và giả thuyết khoa học đã được đề xuất từ nghiên cứu định
tính, dựa trên cơ sở lý thuyết. Ngoài ra, phương pháp này cũng giúp xác định mối quan
hệ giữa các biến tác động đến ý định sử dụng Chat GPT của sinh viên Trường Đại học
Văn Lang thông qua việc đo lường, phân tích và giải thích số liệu. Điều này giúp tạo ra
cái nhìn sâu hơn về tương tác giữa các yếu tố và hiểu rõ hơn về cách mà các biến ảnh
hưởng đến ý định sử dụng Chat GPT của sinh viên.

3.3.3 Quy trình thực hiện bảng câu hỏi


Để thực hiện nghiên cứu định lượng, nhóm chúng em đã xây dựng và triển khai
phiếu khảo sát đánh giá nhằm thu thập ý kiến của sinh viên Trường Đại học Văn Lang
về ý định sử dụng Chat GPT. Quy trình xây dựng phiếu khảo sát theo các bước như sau:

Bước 1: Dựa trên các giả thuyết, thiết lập các câu hỏi được một cách rõ ràng xây
dựng bảng khảo sát với 4 phần: phần mở đầu, phần thông tin cá nhân, phần câu hỏi
chính, phần kết thúc: các câu hỏi phụ và biện pháp. Dựa trên thang đo Likert với 5 mức
độ từ 1 -5 tăng dần hoàn toàn không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý.

Bước 2: Đi khảo sát và phỏng tham khảo ý kiến về bảng hỏi đang được thiết lập
ở bước 1.

Bước 3: Điều chỉnh bảng hỏi. Nếu bảng hỏi lỗi thì quay về bước 1. Nếu bảng hỏi
đảm bảo yêu cầu thì thực hiện bước tiếp theo.

Bước 4: Thực hiện điều tra, xuất bảng ra ngoài bắt đầu khảo sát.

Bước 5: Thu lại những câu trả lời và xử lí dữ liệu.

Bước 6: Xử lí dữ liệu và chọn lọc thông tin

Nội dung phiếu khảo sát:

Phần mở đầu: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu, mục đích và ý nghĩa của việc triển
khai khảo sát.

19
Phần 1: Các câu hỏi đề cập về thông tin cá nhân của người trả lời
( Khoa, Giới tính ).

Phần 2: Đưa ra nội dung chính về tầm quan trọng và mức độ ảnh hưởng của đến
ý định sử dụng Chat GPT của sinh viên

Phần 3: Đưa ra câu hỏi phụ, tính khả thi và tính cấp thiết của các biện pháp

3.3.4. Các biến và thang đo


Nhân tố Mã hóa Biến quan sát
Tầm quan trọng QT1 Tôi thấy từ khi sử dụng Chat GPT hiệu suất học tập
của tôi được nâng cao.
QT2 Tôi cảm thấy Chat GPT hiện tại như một trang web
không thể thiếu mỗi khi học tập.
QT3 Tôi rất thích Chat GPT vì giúp tôi tiết kiệm được chi
phí cho việc đầu tư tài liệu học tập.
QT4 Chat GPT đã đưa ra cho tôi nhiều sự lựa chọn về
thông tin và tài liệu tham khảo.
QT5 Chat GPT giúp tôi tiết kiệm thời gian trong tìm kiếm
thông tin và tư liệu học tập.
Mức độ ảnh hưởng AH1 Tôi cảm thấy Chat GPT giúp nâng cao khả năng
phân tích và đánh giá thông tin.
AH2 Chat GPT giúp tôi có khả năng xử lý vấn đề và tư
duy logic.
AH3 Tôi có thể độc lập trong việc đặt câu hỏi.
AH4 Tôi đã cải thiện khả năng nghiên cứu khi sử dụng
chat GPT.
AH5 Chat GPT giúp tôi phát triển tư duy phản biện.
Tính khả thi KT1 Từ khi sử dụng Chat GPT tôi đã biết chọn lọc thông
tin hơn.
KH2 Nhờ Chat GPT tôi đã giải quyết được những khó
khăn.

20
KH3 Tôi đã hiểu được vai trò của việc tìm kiếm thông tin
từ sự trợ giúp của Chat GPT.
KH4 Tôi được độc lập, chủ động đặt ra các câu hỏi cho
Chat GPT.
KH5 Tôi thể hiện được hết tư duy sáng tạo của mình khi
sử dụng tài liệu cung cấp từ Chat GPT.
Tính cấp thiết CT1 Tôi đã tiết kiệm được khá nhiều chi phí từ khi sử
dụng Chat GPT.
CT2 Chat GPT giúp tôi giải quyết được những khó khăn.
CT3 Tôi có thể tự tư duy để đặt câu hỏi theo đúng với ý
mình.
CT4 Chat GPT đã đem lại những nguồn thông tin rất khó
để có thể tìm kiếm và Chat GPT đã giúp tôi tiết kiệm
được thời gian nhưng vẫn hiệu quả.
Bảng 1: Các biến và thang đo
3.4 Tiểu kết chương 3

Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên: Nhóm đưa ra 250
bảng khảo sát. Sau khi đã xác định phương pháp lấy mẫu và cỡ mẫu nhóm tiến hành
thực hiện chọn mẫu bằng cách sử dụng công cụ ngẫu nhiên như: Google Form để tạo
bảng khảo sát theo 2 phương pháp: phương pháp định tính và phương pháp định lượng
để khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng Chat GPT của sinh viên năm 2 tại
trường Đại học Văn Lang thì nhóm đã thu lại và lọc được 217 phiếu khảo sát. Sau khi
đánh giá cả hai phương pháp đưa ra được bảng câu hỏi khảo sát thì nhóm nghiên cứu
tiếp tục lập bảng các biến và thang đo nhằm xác định tầm quan trọng, mức độ ảnh
hưởng, tính khả thi và tính cấp thiết ảnh hưởng đến ý định sử dụng Chat GPT ở sinh
viên năm 2 trường Đại Học Văn Lang.

21
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Giới thiệu bối cảnh nghiên cứu

Chat GPT là một công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) mới nổi và có sự cải tiến hơn do
sự chuyển giao công nghệ mới hiện nay nên Chat GPT đang thu hút sự chú ý của nhiều
người trong lĩnh vực giáo dục. Công cụ này có khả năng hỗ trợ sinh viên trong nhiều
khía cạnh học tập, từ việc tìm kiếm thông tin, giải quyết bài tập đến rèn luyện kỹ năng
nghiên cứu và tư duy phản biện.

Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá mức độ ảnh hưởng của chat GPT đến ý
định sử dụng của sinh viên năm 2 tại trường Đại học Văn Lang. Kết quả khảo sát cho
thấy:

- Tầm quan trọng: Sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của chat GPT trong
việc hỗ trợ học tập và nghiên cứu.

- Ảnh hưởng: Chat GPT có ảnh hưởng tích cực đến việc cải thiện kỹ năng nghiên
cứu, học tập và phát triển kỹ năng mềm của sinh viên.

- Tính mới: Chat GPT đã được cải tiến từ AI với các chức năng tìm kiếm thông
tin và giải đáp những câu hỏi. Chưa nghiên cứu nào nói về ý định sử dụng Chat GPT ở
các trường ĐH và đặc biệt là Trường ĐH Văn Lang.

- Khả thi: Sinh viên đánh giá cao tính khả thi của chat GPT trong việc ứng
dụng vào thực tế.

- Cấp thiết: Sinh viên cho rằng việc sử dụng chat GPT là cần thiết để nâng cao
chất lượng học tập và nghiên cứu.

- Bối cảnh nghiên cứu này cho thấy tiềm năng to lớn của chat GPT trong việc hỗ
trợ sinh viên học tập và nghiên cứu mang lại giá trị hiệu quả cho sinh viên cũng như cho
các nhà nghiên cứu tham khảo.

4.2 SPSS thống kê mô tả

Bảng thống kê tổng

Giới tính Sinh viên khoa

22
Valid 217 217
N
Missing 0 0

Mean 1,47 1,85

Variance 0,251 1,173

Minimum 1 1

Maximum 2 4

Bảng 2: Bảng thống kê


Theo bảng 2 ta có thể thấy tổng số khảo sát hợp lệ là 217 khảo sát và không có trường
hợp nào là không hợp lệ. Trung bình của biến giới tính là 1,47 và Sinh viên khoa là
1,85. Phương sai của Giới tính và Sinh viên khoa lần lượt là 0,251 và 1,173.

Giới tính

Tần suất Tỷ lệ % Tỷ lệ % hợp % giá trị hợp lệ


lệ

Nam 114 52,5 52,5 52,5


Số quan
Nữ 103 47,5 47,5 100,0
sát
Tổng 217 100,0 100,0

Bảng 3: Bảng thống kê giới tính


Để có những nhận định khoa học về vấn đề này, chúng tôi đã tiến hành khảo sát
thực tế 217 sinh viên các khoa: Quản trị kinh doanh, Quan hệ công chúng, Thương mại,
Tài chính ngân hàng và các khoa khác tại Trường Đại học Văn Lang. Đồng thời, chúng
tôi đã tiến hành khảo sát để tìm hiểu đến các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng Chat
GPT của sinh viên năm 2 tại trường Đại học Văn Lang qua thang đo Likert với 5 mức
độ. Điểm trung bình của các mức như sau: Từ 1.0 - 1.8: Hoàn toàn không quan trọng/
Hoàn toàn không ảnh hưởng/ Hoàn toàn không khả thi/ Hoàn toàn không cấp thiết; Từ
1.81 - 2.60: Không quan trọng/ Không ảnh hưởng/ Không khả thi/ Không cấp thiết; Từ
2.61 - 3.40: Phân vân/ Phân vân/ Bình thường/ Bình thường; Từ 3.41 - 4.20: Quan trọng/

23
Ảnh hưởng/ Khả thi/ Cấp thiết; Từ 4.21 - 5.0: Hoàn toàn quan trọng/ Hoàn toàn ảnh
hưởng/ Rất khả thi/ Rất Cấp thiết. Cụ thể:

Sinh viên khoa

Tần suất Tỷ lệ % Tỷ lệ % % giá trị hợp lệ


hợp lệ

Quản trị kinh doanh 121 55,8 55,8 55,8

Quan hệ công chúng 31 14,3 14,3 70,0

Khoa thương mại 41 18,9 18,9 88,9


Giá trị hợp lệ
Khoa tài chính ngân
24 11,1 11,1 100,0
hàng

Total 217 100,0 100,0

Bảng 4: Bảng thống kê sinh viên khoa


Dựa vào bảng 4: Nhìn chung bảng thống kê sinh viên khoa ta thấy: Trong 217
người được khảo sát thì khoa Quản trị kinh doanh có 121 người chiếm 55,8%, khoa
Quan hệ công chúng có 31 người chiếm 14,3%, khoa thương mại có 41 người chiếm
18,9%, khoa tài chính ngân hàng có 24 người chiếm 11,1%.

Điểm trung bình, độ lệch chuẩn của giá trị cao nhất, thấp nhất? Lý giải? và Phỏng
vấn:

Tầm quan trọng của ý định sử dụng chat GPT của sinh viên

STT Nội dung Cỡ Trung Độ lệch Tiêu chuẩn


mẫu bình chuẩn lỗi trung
bình

1 Giúp sinh viên giải quyết những


vấn đề khó khăn trong việc nghiên 217 4,18 0,977 0,066
cứu và học tập

24
2 Giúp sinh viên thay đổi cách tiếp
217 4,05 0,978 0,066
cận kiến thức và thông tin.

3 Giúp sinh viên tiết kiệm thời gian


trong tìm kiếm thông tin và tư liệu 217 4,13 0,949 0,064
học tập

4 Có khả năng cung cấp kiến thức


mới và các thông tin hữu ích mà 217 4,08 0,912 0,062
các sinh viên chưa biết.

5 Giúp sinh viên trở nên tự tin trong


việc đặt câu hỏi và thảo luận với 217 3,96 1,045 0,071
người khác

6 Thay đổi trong cách sinh viên học


217 4,02 1,032 0,070
tập và nghiên cứu trong tương lai

7 Giúp tạo ra môi trường học tập cá


217 3,99 1,007 0,068
nhân hoá cho sinh viên

8 Góp phần thúc đẩy những hành vi


mang tính tích cực, giúp nâng cao
217 4,03 0,988 0,067
chất lượng cuộc sống và làm giảm
các vấn đề tiêu cực của xã hội.

ĐTB 4,055 0,833

Bảng 5: Bảng giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của thang đo Tầm quan trọng

Dựa vào bảng 5: Bảng giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của thang đo Tầm quan
trọng cho ta thấy: Thang đo tầm quan trọng là thang đo được đánh giá cao nhất với giá
trị trung bình của các biến quan sát giao động từ 3,96 đến 4,18 điều này đồng nghĩa rằng
phần lớn người tham gia khảo sát đều đồng ý với các phát biểu từ A1 đến A8 ảnh hưởng
đến ý định sử dụng Chat GPT của sinh viên năm 2 tại Trường Đại học Văn Lang.

Trong đó, A1 tức là “giúp sinh viên giải quyết những vấn đề khó khăn trong học
tập và nghiên cứu” đạt giá trị trung bình cao nhất với ĐTB = 4,18 và ĐLC = 0,977. Điều

25
này chứng tỏ rằng người tham gia đều đồng ý rằng sử dụng sự trợ giúp của chat GPT
trong học tập và nghiên cứu là một tầm quan trọng. Đồng ý với ý kiến này, có bạn sinh
viên được phỏng vấn trả lời “ Như chúng ta đã biết, Google là một trang web tìm kiếm
thông tin rất phổ biến và được nhiều người tin dùng và sử dụng. Chat GPT xuất hiện, thì
tầm quan trọng của việc sử dụng Google và chat GPT có mức độ quan trọng đối với
người tìm kiếm thông tin một cách hiệu quả, em cũng là một trong số những người tìm
kiếm thông tin trên chat GPT, nhờ có chat GPT mà việc học tập được hiệu quả hơn”
(PV01). Trong đó, A7 tức là “Giúp sinh viên trở nên tự tin trong việc đặt câu hỏi và
thảo luận với người khác” đạt giá trị trung bình thấp nhất với ĐTB = 3,99 và ĐLC =
1,007. Điều này chứng tỏ rằng người tham gia vẫn còn chưa tin dùng vào sự trợ giúp
của chat GPT trong việc đưa các câu hỏi để thảo luận với người khác và các từ ngữ của
chat GPT chưa phù hợp. Đồng ý với ý kiến này, có bạn sinh viên được phỏng vấn trả lời
“Chat GPT thường dùng từ ngữ, thuật toán còn trừu tượng về mặt khách quan của vấn
đề muốn tìm hiểu về thông tin và câu hỏi” (PV02).

Nhìn chung, Tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng Chat
GPT của sinh viên năm 2 tại Trường Đại học Văn Lang đều được xây dựng theo nhiều
tiêu chí khác nhau nhưng chung quy vẫn mong muốn cho sinh viên có trải nghiệm, học
tập, tìm kiếm thông tin và nghiên cứu trên chat GPT đưa vào trong học tập để nâng cao
chất lượng học tập của sinh viên.

Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng chat GPT của sinh viên

STT Nội dung Cỡ Trung Độ lệch Tiêu chuẩn


mẫu bình chuẩn lỗi trung
bình

1 Khả năng phân tích và đánh giá


217 3,74 1,228 0,083
thông tin của sinh viên.

2 Khả năng xử lí vấn đề và tư duy


217 3,88 1,148 0,078
logic của sinh viên.

3 Khả năng sinh viên xây dựng và lập


217 3,76 1,171 0,079
luận vấn đề.

26
4 Độc lập trong việc đặt câu hỏi 217 3,68 1,215 0,083

5 Phụ thuộc của sinh viên vào công


217 3,86 1,187 0,081
nghệ

6 Tra cứu thông tin, tài liệu về các chủ


217 3,79 1,142 0,078
đề học tập và nghiên cứu

7 Phát triển tư duy phản biện 217 3,76 1,194 0,081

8 Cải thiện kỹ năng nghiên cứu 217 3,88 1,172 0,080

ĐTB 3,793 1,036

Bảng 6: Bảng giá trung bình và độ lệch chuẩn của thang đo ảnh hưởng
Dựa vào bảng 6: Bảng giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của thang đo Ảnh
hưởng cho ta thấy: Thang đo Ảnh hưởng được đánh giá với giá trị trung bình của các
biến quan sát giao động từ 3,68 đến 3,88 điều này đồng nghĩa rằng phần lớn người tham
gia khảo sát đều đồng ý với các phát biểu từ B1 đến B8 ảnh hưởng đến ý định sử dụng
chat GPT của sinh viên năm 2 tại Trường Đại học Văn Lang.

Trong đó, mức độ ảnh hưởng cao nhất là B8 tức “Cải thiện kỹ năng nghiên cứu”
có ĐTB = 3,88 và ĐLC = 1,172. Điều này cho thấy việc sinh viên quan tâm nhiều nhất
đến cải thiện kỹ năng nghiên cứu và học tập, phát triển các kỹ năng mềm. Các yếu tố
còn lại đều được đánh giá ở mức độ ảnh hưởng. Trong quá trình khảo sát để làm rõ vấn
đề chúng tôi thu về kết quả của thang đo ảnh hưởng đến với sinh viên là hiểu được tầm
ảnh hưởng của chat GPT mang lại cho sinh viên trong quá trình học tập và nghiên cứu,
cải thiện các kỹ năng mềm và đồng thời cũng giúp sinh viên nhận thức, tư duy được
trong lối sống cá nhân và cộng đồng. Đồng ý với ý kiến này, có bạn sinh viên được
phỏng vấn trả lời “Trong thời đại 4.0 ngày càng phát triển và tăng cao thì chat GPT xuất
hiện và làm thay đổi, ảnh hưởng lớn đến với người Việt Nam nói chung và thế giới nói
riêng. Với tình hình hiện nay thì đại đa số các sinh viên và những người cần tìm kiếm
thông tin đều bị ảnh hưởng bởi chat GPT” (PV03). Mức độ ảnh hưởng thấp nhất là B4,
tức là “Độc lập trong việc đặt câu hỏi” có ĐTB = 3,68 và ĐLC = 1,215. Điều này cho
thấy việc độc lập đặt câu hỏi không ảnh hưởng cao đến ý định sử dụng Chat GPT ở sinh

27
viên năm 2 tại Trường Đại học Văn Lang “Em thấy chat GPT rất hữu ích về mặt tìm
kiếm thông tin, nhưng việc các bạn cần đưa ra những thông tin cần đặt câu hỏi cho chat
GPT còn nhiều vấn đề chưa khách quan về mặt tư duy sáng tạo và linh hoạt” (PV04).

Nhìn chung, các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng Chat GPT của sinh viên
năm 2 tại Trường Đại học Văn Lang. Chúng tôi nhận thấy rằng yếu tố ảnh hưởng của
Chat GPT đến với sinh viên là các yếu tố về các thông tin hữu ích giúp sinh viên có thể
cải thiện, phát triển các kỹ năng mềm trong quá trình học tập, nghiên cứu của sinh viên.

Tính khả thi của các biện pháp sử dụng Chat GPT của sinh viên

Cỡ Trung Độ lệch Tiêu chuẩn


STT Nội dung
mẫu bình chuẩn lỗi trung bình

1 Sinh viên hiểu được tầm quan


217 4,10 0,999 0,068
trọng của chat GPT

2 Sinh viên hiểu được các yếu tố


ảnh hưởng đến ý định sử dụng 217 4,00 0,918 0,062
chat GPT của sinh viên

3 Sinh viên biết chọn lọc thông tin 217 4,01 1,023 0,069

4 Sinh viên giải quyết được những


217 4,04 0,976 0,066
khó khăn

5 Sinh viên hiểu được vai trò từ


việc tìm kiếm thông tin từ sự trợ 217 4,00 1,007 0,068
giúp của chat GPT

6 Sinh viên được độc lập, chủ động


217 3,99 0,993 0,067
đặt ra các câu hỏi cho chat GPT

7 Đặt câu hỏi một cách rõ ràng và


sử dụng đầu ra một cách chính 217 4,00 0,948 0,064
xác

28
8 Tư duy sáng tạo để khám phá
câu hỏi về vấn đề đang được 217 3,99 0,960 0,065
nghiên cứu

9 Hướng dẫn sinh viên phân tích và


217 4,00 0,972 0,066
đánh giá kết qủa

10 Khuyến khích sinh viên chia sẻ


kinh nghiệm và hỏi đáp với nhau 217 4,07 0,943 0,064
về cách sử dụng chat GPT

ĐTB 4,018 0,811

Bảng 7: Bảng giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của thang đo tính khả thi
Dựa vào bảng 7: Bảng giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của thang đo tính Khả
thi cho ta thấy: Thang đo tính Khả thi là thang đo được đánh giá cao thứ hai với giá trị
trung bình của các biến quan sát dao động từ 3,99 đến 4,10 điều này đồng nghĩa rằng
phần lớn người tham gia khảo sát đều đồng ý với các phát biểu từ C1 đến C10 ảnh
hưởng đến ý định sử dụng chat GPT của sinh viên năm 2 tại Trường Đại học Văn Lang.

Trong đó, C1 tức là “Sinh viên hiểu được tầm quan trọng của Chat GPT (trong
phần nâng cao nhận thức của sinh viên)” đạt giá trị trung bình cao nhất với ĐTB = 4,10
và ĐLC = 0,999 điều này chứng tỏ rằng phần lớn sinh viên thấy rằng chat GPT có tầm
ảnh hưởng và quan trọng trong quá trình học tập và nghiên cứu của sinh viên. Đồng ý
với ý kiến này, có bạn sinh viên được phỏng vấn trả lời “Em thấy việc thực hiện Chat
GPT rất có lợi cho học tập, nó giúp em tìm hiểu được nhiều kiến thức mới, mở ra được
nhiều vấn đề hay” (PV05). Mức độ ảnh hưởng thấp nhất là C8 tức “Tư duy sáng tạo để
khám phá câu hỏi về vấn đề đang được nghiên cứu” với ĐTB = 3,96 và ĐLC = 0,960.
Điều này cho thấy “việc tìm kiếm thông tin và khám phá câu hỏi”, tư duy về các vấn đề
đang được nghiên cứu không nằm trong tính khả thi ảnh hưởng đến ý định sử dụng Chat
GPT của sinh viên năm 2 tại Trường Đại học Văn Lang. “Trong quá trình học tập, mình
thấy việc tư duy sáng tạo để khám phá về câu hỏi khá quan trọng, Chat GPT có thể hỗ
trợ mình tìm thêm thông tin về mặt câu hỏi nhưng đồng thời mình cũng phải chọn lọc
và sửa đổi để cho câu hỏi và câu trả lời phù hợp hơn nhất với vấn đề” (PV06).

29
Nhìn chung, trong quá trình tìm hiểu tính khả thi về các yếu tố ảnh hưởng đến ý
định sử dụng Chat GPT của sinh viên năm 2 tại Trường Đại học Văn Lang, chúng tôi
thấy rằng các bạn sinh viên hiểu rõ về động cơ cũng như là động lực khi sử dụng Chat
GPT tìm kiếm thông tin và nghiên cứu về các vấn đề một cách nhanh chóng. Điều này
giúp sinh viên cảm thấy hứng thú và hữu ích mỗi khi sử dụng để học tập và phát triển
bản thân.

Tính cấp thiết của các biện pháp sử dụng Chat GPT của sinh viên

STT Nội dung Cỡ mẫu Trung bình Độ lệch Tiêu chuẩn


chuẩn lỗi trung
bình

1 Sinh viên hiểu được


tầm quan trọng của 217 4,00 0,977 0,066
chat GPT

2 Sinh viên hiểu được


các yếu tố ảnh hưởng
217 3,97 0,915 0,062
đến ý định sử dụng
chat GPT của sinh viên

3 Sinh viên biết chọn lọc


217 4,01 1,014 0,069
thông tin

4 Sinh viên giải quyết


217 4,05 0,886 0,060
được những khó khăn

5 Sinh viên hiểu được vai


trò từ việc tìm kiếm
217 3,96 1,009 0,068
thông tin từ sự trợ giúp
của chat GPT

6 Sinh viên được độc lập,


chủ động đặt ra các câu 217 4,00 0,969 0,066
hỏi cho chat GPT

30
7 Đặt câu hỏi một cách
rõ ràng và sử dụng đầu 217 4,00 0,991 0,067
ra một cách chính xác

8 Tư duy sáng tạo để


khám phá câu hỏi về
217 4,01 0,877 0,060
vấn đề đang được
nghiên cứu

9 Hướng dẫn sinh viên


phân tích và đánh giá 217 4,06 0,987 0,067
kết quả

10 Khuyến khích sinh


viên chia sẻ kinh
nghiệm và hỏi đáp với 217 4,05 0,954 0,065
nhau về cách sử dụng
chat GPT

ĐTB 4,010 0,813

Bảng 8: Bảng giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của thang đo tính cấp thiết
Dựa vào bảng 8: Bảng giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của thang đo tính Cấp
thiết cho ta thấy: Thang đo tính Cấp thiết là thang đo được đánh giá cao thứ ba với giá
trị trung bình của các biến quan sát dao động từ 3,96 đến 4,06 điều này đồng nghĩa rằng
phần lớn người tham gia khảo sát đều đồng ý với các phát biểu từ D1 đến D10 ảnh
hưởng đến ý định sử dụng Chat GPT của sinh viên năm 2 tại trường Đại học Văn Lang.

Trong đó, mức độ ảnh hưởng cao nhất là D9 tức “Hướng dẫn sinh viên phân tích
và đánh giá kết quả (trong phần nâng cao chất lượng học tập của sinh viên)” có ĐTB =
4,06 và ĐLC = 0,987. Điều này cho thấy việc sinh viên quan tâm nhiều nhất đến cách
thức mà Chat GPT phân tích và đánh giá kết quả trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Các yếu tố còn lại đều được đánh giá ở mức độ ảnh hưởng. Trong quá trình khảo sát để
làm rõ vấn đề chúng tôi thu về kết quả của thang đo tính Cấp thiết đến với sinh viên,
giúp sinh viên có thể nhanh chóng tìm kiếm được những thông tin cần thiết một cách
tiện lợi và nâng cao các kỹ năng về nghiên cứu và tư duy phản biện. Đồng ý với ý kiến
31
này, có bạn sinh viên được phỏng vấn trả lời: “Em thấy rằng việc sử dụng Chat GPT rất
tiện lợi, nhiều khi chúng em cần phải tìm thông tin trong thời gian ngắn thì Chat GPT là
một công cụ đáng để sử dụng và tham khảo” (PV07). Mức độ ảnh hưởng thấp nhất là
D5 tức “Sinh viên hiểu được vai trò từ việc tìm kiếm thông tin từ sự trợ giúp của Chat
GPT” với ĐTB = 3,96 và ĐLC = 1,009. Điều này cho thấy việc không hiểu được vai trò
về tìm kiếm thông tin từ sự trợ giúp của Chat GPT không nằm trong tính cấp thiết ảnh
hưởng ý định sử dụng Chat GPT của sinh viên năm 2 tại Trường Đại học Văn Lang.
“Các bạn sinh viên cần hiểu rõ về chức năng và khả năng của Chat GPT để sử dụng nó
một cách hiệu quả, các bạn cần có thái độ cởi mở và sẵn sàng học hỏi để sử dụng Chat
GPT một cách hiệu quả”. “PV08”.

Nhìn chung, trong quá trình đánh giá và tìm hiểu tính cấp thiết về các yếu tố ảnh
hưởng đến ý định sử dụng Chat GPT của sinh viên năm 2 tại Trường Đại học Văn Lang,
chúng tôi nhận thấy sinh viên đánh giá cao tiềm năng của Chat GPT trong việc hỗ trợ
học tập, sinh viên quan tâm đến khả năng phân tích và đánh giá kết quả của Chat GPT
rất cao và Chat GPT giúp sinh viên có thể phân tích và đánh giá một cách nhanh chóng
làm cải thiện thời gian trong quá trình thảo luận, làm việc nhóm và trả lời câu hỏi một
cách nhanh chóng.

4.3 Ưu điểm và nhược điểm của kết quả

Qua khảo sát, chạy phần mềm phân tích, thống kê SPSS thì nhóm nghiên cứu rút
ra được những ưu điểm và nhược điểm khi thực hiện nghiên cứu:

Ưu điểm

- Giúp cho sinh viên nói chung và mọi người nói riêng hiểu hơn về Chat GPT.
- Tìm hiểu được thực trạng sử dụng Chat GPT hiện nay ở sinh viên năm 2 tại
Trường Đại học Văn Lang.
- Đưa ra được những cái giá trị, tầm quan trọng của Chat GPT đối với sinh viên.
- Hiểu rõ hơn về những mặt hạn chế của sinh viên khi quá phụ thuộc vào Chat
GPT.
- Đưa ra được những giải pháp giúp sinh viên sử dụng chat GPT một cách hiệu
quả hơn.
- Giúp cho các nhà nghiên cứu khoa học về chủ đề này có thể tham khảo.

32
Nhược điểm

- Sinh viên có thể quá bị phụ thuộc vào Chat GPT.


- Có thể sinh viên vẫn không hiểu được và không có ý định sử dụng Chat GPT.
- Sinh viên có nhận định sai lệch về tầm quan trọng của Chat GPT.

4.4 So sánh kết quả với các nghiên cứu trước đó

Thông qua kết quả của bài nghiên cứu về “Ý định sử dụng của Chat GPT của
sinh viên năm 2 tại Trường Đại học Văn Lang” đã đưa ra được những nội dung tương
tự và từ đó phát triển thêm những yếu tố mới so với các bài nghiên cứu trước đây đã có
trên thị trường. Bài nghiên cứu này thể hiện những điểm tương tự các bài nghiên cứu
trước vì nó cho thấy được những mặt hạn chế và lợi ích cũng như đưa ra được những ưu
điểm và nhược điểm của của Chat GPT mà có ảnh hưởng đến ý định sử dụng vào việc
học tập và giáo dục đào tạo cho sinh viên tại các trường Đại học học nói chung và tại
Trường Đại học Văn Lang nói riêng. Bên cạnh đó, qua đề tài nghiên cứu trên của nhóm
nghiên cứ đưa ra thêm được các biện pháp mang tính khả thi và tính cấp thiết của đề tài
này và chỉ ra được biện pháp nào khả thi nhất và cấp thiết nhất. Từ đó, bài nghiên cứu
này sẽ hỗ trợ mang lại những đóng góp cho các bài nghiên cứu sau cũng như đưa ra
được các vấn đề nào cần được quan tâm nhất để có thể tạo ra cơ hội cho việc sử dụng
và cải thiện Chat GPT trong việc học tập của sinh viên và trong ngành giáo dục.

4.5 Tiểu kết chương 4

Nhóm nghiên cứu giới thiệu về bối cảnh nghiên cứu để đưa ra tính cấp thiết, tính
mới và nói về sự chuyển giao công nghệ hiện nay để thể hiện đề đài nghiên cứu là sự
thay đổi, mới lạ và có giá trị cao đối với sinh viên và các nhà nghiên cứu theo chủ đề về
Chat GPT cũng như là AI.

Sau khi xác định được giá trị, bối cảnh nghiên cứu thì nhóm chạy SPSS nhằm
mục đích làm rõ hơn về form khảo sát tính cấp thiết, tính khả thi, tầm quan trọng, tầm
ảnh hưởng của Chat GPT đối với sinh viên năm 2 Trường ĐH Văn Lang giúp cho sinh
viên có cái nhìn cả về khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến ý định sử dụng Chat GPT.

Nhóm nghiên cứu còn muốn đưa ra cho mọi người thấy về hai mặt của kết quả
nghiên cứu Chat GPT đó là ưu và nhược điểm của kết quả đã cho thấy. Ưu điểm thì bài
nghiên cứu đã đưa lại được các giá trị cho sinh viên, mọi người và các nhà nghiên cứu

33
khoa học,… nhược điểm thì bài nghiên cứu có thể làm cho sinh viên có suy nghĩ hơi
không đúng đắn về biện pháp sử dụng Chat GPT và sẽ có sự phụ thuộc quá nhiều vào
Chat GPT.

Cuối cùng nhóm sẽ đi so sánh bài nghiên cứu cùng với các bài nghiên cứu khác
liên quan để người đọc có thể nhìn rõ hơn về sự mới mẻ và các biến khác ảnh hưởng
đến ý định sử dụng Chat GPT ở sinh viên năm 2 Trường ĐH Văn Lang.

34
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN

Chat GPT là sự đổi mới của công nghệ về trí tuệ nhân tạo và theo khảo sát đối
với các bạn sinh viên năm 2 tại Trường Đại Học Văn Lang có thể thấy Chat GPT mang
lại rất nhiều lợi ích cho sinh viên năm 2 và Chat GPT có mức độ ảnh hưởng khá lớn đối
với sinh viên trong sự phát triển công nghệ hiện đại ngày nay. Sự đổi mới, sáng tạo và
linh hoạt giúp các bạn sinh viên dễ dàng tìm kiếm thông tin hơn nhưng bên cạnh đó
Chat GPT cũng còn nhiều mặt hạn chế và hai chiều. Nếu sinh viên sử dụng không đúng
cách cũng sẽ mang lại nhiều bất lợi cho bản thân, trở nên phụ thuộc và thiếu sự nhạy
bén trong suy nghĩ. Vì vậy nhóm đã nghiên cứu chủ đề “Các yếu tố ảnh hưởng đế ý định
sử dụng Chat GPT của sinh viên năm 2 tại Trường Đại học Văn Lang” và thấy được yếu
tố quan trọng nhất chính là Giúp sinh viên giải quyết những vấn đề khó khăn trong việc
nghiên cứu và học tập. Vì vậy Chat GPT nên ngày càng cải tiến hơn cập nhật nhiều
thông tin và những vấn đề thời gian gần nhất. Bên cạnh đó, sinh viên cũng nên biết cách
chọn lọc, đánh giá thông tin để có thể mang lại cho mình câu trả lời thích hợp nhất.

35
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Hoàng Hà PC, Trí tuệ nhân tạo – AI là gì?, Hoàng Hà Pc, năm 2022

[2] L.Chinh, “Chat GPT thách thức và cơ hội”, Báo an ninh Hải Phòng, 2023

[3] Ajzen, I. (2002). Perceived behavioral control, self‐efficacy, locus of control, and the
theory of planned behavior 1. Journal of applied social psychology, 32(4), 665-683.

[4] Venkatesh, V., Morris, M. G., Davis, G. B., & Davis, F. D. (2003). User acceptance
of information technology: Toward a unified view. MIS quarterly, 425-478.

[5] Hiền Bùi, 2001. Từ điển Giáo dục học. Nxb Từ điển Bách khoa, tr.71.

[6] Hoàng Phê (chủ biên), 2003. Từ điển Tiếng Việt. Nxb Đà Nẵng -Trung tâm từ điển
học.

[7] Lê Hữu Thảo, Trần Văn Nam, 2007. Từ điển Hán - Việt. Nxb Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh, tr.268.

[8] Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2012. Luật Giáo dục Đại học.
Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật.

[9] Vũ Thị Mai Hương1* và Vũ Thị Hiên2 1Khoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Hà
Nội, 2Trường Hòa Bình - La Trobe. VẤN ĐỀ VIỆC LÀM SAU TỐT NGHIỆP CỦA
SINH VIÊN KHOA ĐỊA LÍ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI, tr.88.

[10] Trang Đoàn, 14/3/2023, Khách quan là gì? Phân biệt khách quan và chủ quan,
Career.

[11] Greeni Maheshwari (2023). Factors influencing students’ intention to adopt and use
ChatGPT in higher education: A study in the Vietnamese context.
(https://link.springer.com/article/10.1007/s10639-023-12333-z)

[12] Dương Thanh Linh ( 2023). Ứng dụng ChatGPT thúc đẩy dạy và học bậc đại học
trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo. Khoa học và Công nghệ (Đại học Bình Dương), tr153-
160.

[13] Trịnh Thị Hợp (2019). Tìm hiểu một số lý thuyết liên quan đến mô hình chấp nhận
công nghệ. Tạp chí khoa học số 36.

36
https://websrv2.dthu.edu.vn/tckh/images/2019/so36/114-120.pdf

[14] V. Venkatesh, M.G Morris, F.D Davis & G.B Davis (2003). “User Acceptance of
Information Technology: Toward a Unifi ed View”, MIS Quarterly, (27), 425-478 ]
(https://www.jstor.org/stable/30036540)

37
PHỤ LỤC

Tìm hiểu về thông tin cá nhân

Anh/Chị hãy cho biết thông tin cá nhân? (hãy đánh dấu “✔” vào ô tương ứng)

Giới tính: ⧠ Nam ⧠ Nữ

Sinh viên khoa:

⧠ Quản trị kinh doanh

⧠ Quan hệ công chúng

⧠ Khoa thương mại

⧠ Khoa tài chính ngân hàng

⧠ khác …

Phần 1. Thực trạng tìm hiểu về ý định sử dụng chat GPT của sinh viên năm 2
trường Đại học Văn Lang

Câu 1. Suy nghĩ của quý anh/chị về “Tầm quan trọng” của ý định sử dụng chat GPT
của sinh viên năm 2 trường Đại học Văn Lang?

(Mức độ đồng ý: (1) Hoàn toàn không quan trọng; (2) Không quan trọng; (3) Phân vân;
(4) Quan trọng; (5) Hoàn toàn quan trọng

TT Nội dung ý kiến Mức độ đồng ý

II Tầm quan trọng của ý định sử dụng chat GPT của sinh viên

Giúp sinh viên giải quyết những vấn đề khó khăn trong việc
1 ① ② ③ ④⑤
nghiên cứu và học tập

2 Giúp sinh viên thay đổi cách tiếp cận kiến thức và thông tin. ① ② ③ ④⑤

Giúp sinh viên tiết kiệm thời gian trong tìm kiếm thông tin
3 ① ② ③ ④⑤
và tư liệu học tập

Có khả năng cung cấp kiến thức mới và các thông tin hữu
4 ① ② ③ ④⑤
ích mà các sinh viên chưa biết.

38
TT Nội dung ý kiến Mức độ đồng ý

Giúp sinh viên trở nên tự tin trong việc đặt câu hỏi và thảo
5 ① ② ③ ④⑤
luận với người khác

Thay đổi trong cách sinh viên học tập và nghiên cứu trong
6 ① ② ③ ④⑤
tương lai

7 Giúp tạo ra môi trường học tập cá nhân hoá cho sinh viên ① ② ③ ④⑤

Góp phần thúc đẩy những hành vi mang tính tích cực, giúp
8 nâng cao chất lượng cuộc sống và làm giảm các vấn đề tiêu ① ② ③ ④⑤
cực của xã hội

Câu 2. Suy nghĩ của quý anh/chị về “Mức độ ảnh hưởng” của ý định sử dụng chat GPT
của sinh viên năm 2 trường Đại học Văn Lang?

(Mức độ đồng ý: (1) Hoàn toàn không ảnh hưởng; (2) Không ảnh hưởng; (3) Phân vân;
(4) Ảnh hưởng; (5) Hoàn toàn ảnh hưởng

Mức độ ảnh
TT Nội dung ý kiến
hưởng

I Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng chat GPT của sinh viên

1 Các yếu tố Chủ quan

1.1 Khả năng phân tích và đánh giá thông tin của sinh viên ① ② ③ ④⑤

1.2 Khả năng xử lí vấn đề và tư duy logic của sinh viên ① ② ③ ④⑤

1.3 Khả năng sinh viên xây dựng và lập luận vấn đề ① ② ③ ④⑤

1.4 Độc lập trong việc đặt câu hỏi ① ② ③ ④⑤

2 Các yếu tố khách quan

2.1 Phụ thuộc của sinh viên vào công nghệ ① ② ③ ④⑤

39
Mức độ ảnh
TT Nội dung ý kiến
hưởng

Tra cứu thông tin, tài liệu về các chủ đề học tập và nghiên
2.2 ① ② ③ ④⑤
cứu

2.3 Phát triển tư duy phản biện ① ② ③ ④⑤

2.4 Cải thiện kỹ năng nghiên cứu

Phần 2. Biện pháp về ý định sử dụng chat GPT của sinh viên năm 2 trường Đại học
Văn Lang

Câu 1. Quý anh/chị vui lòng đánh giá “Tính khả thi” của các biện pháp sử dụng chat
GPT của sinh viên năm 2 trường Đại học Văn Lang hiện nay? (hãy đánh dấu “x” vào
cột thể hiện mức độ đánh giá tương ứng).

(Tính khả thi: (1) Hoàn toàn không khả thi; (2) Không khả thi; (3) Bình thường; (4) Khả
thi; (5) Rất khả thi

TT CÁC MỆNH ĐỀ Mức độ khả thi

Nâng cao nhận thức của sinh viên

1 Sinh viên hiểu được tầm quan trọng của chat GPT ① ② ③ ④⑤

Sinh viên hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng
2 ① ② ③ ④⑤
chat GPT của sinh viên

3 Sinh viên biết chọn lọc thông tin ① ② ③ ④⑤

Nhu cầu học tập của sinh viên

1 Sinh viên giải quyết được những khó khăn ① ② ③ ④⑤

Sinh viên hiểu được vai trò từ việc tìm kiếm thông tin từ sự
2 ① ② ③ ④⑤
trợ giúp của chat GPT

40
TT CÁC MỆNH ĐỀ Mức độ khả thi

Sinh viên được độc lập, chủ động đặt ra các câu hỏi cho chat
3 ① ② ③ ④⑤
GPT

Nâng cao chất lượng học tập của sinh viên

Đặt câu hỏi một cách rõ ràng và sử dụng đầu ra một cách
1 ① ② ③ ④⑤
chính xác

Tư duy sáng tạo để khám phá câu hỏi về vấn đề đang được
2 ① ② ③ ④⑤
nghiên cứu

3 Hướng dẫn sinh viên phân tích và đánh giá kết qủa ① ② ③ ④⑤

Khuyến khích sinh viên chia sẻ kinh nghiệm và hỏi đáp với
4 ① ② ③ ④⑤
nhau về cách sử dụng chat GPT

Câu 2. Quý anh/chị vui lòng đánh giá “Tính cấp thiết” của các biện pháp sử dụng chat
GPT của sinh viên năm 2 trường Đại học Văn Lang hiện nay? (hãy đánh dấu “x” vào
cột thể hiện mức độ đánh giá tương ứng).

(Tính cấp thiết: (1) Hoàn toàn không cấp thiết; (2) Không cấp thiết; (3) Bình thường;
(4) Cấp thiết; (5) Rất cấp thiết

Mức độ cấp
TT CÁC MỆNH ĐỀ
thiết
Nâng cao nhận thức của sinh viên
1 Sinh viên hiểu được tầm quan trọng của chat GPT ① ② ③ ④⑤
Sinh viên hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử
2 ① ② ③ ④⑤
dụng chat GPT của sinh viên
3 Sinh viên biết chọn lọc thông tin ① ② ③ ④⑤
Nhu cầu học tập của sinh viên
1 Sinh viên giải quyết được những khó khăn ① ② ③ ④⑤
Sinh viên hiểu được vai trò từ việc tìm kiếm thông tin từ sự
2 ① ② ③ ④⑤
trợ giúp của chat GPT

41
Mức độ cấp
TT CÁC MỆNH ĐỀ
thiết
Sinh viên được độc lập, chủ động đặt ra các câu hỏi cho
3 ① ② ③ ④⑤
chat GPT
Nâng cao chất lượng học tập của sinh viên
Đặt câu hỏi một cách rõ ràng và sử dụng đầu ra một cách
1 ① ② ③ ④⑤
chính xác
Tư duy sáng tạo để khám phá câu hỏi về vấn đề đang được
2 ① ② ③ ④⑤
nghiên cứu
3 Hướng dẫn sinh viên phân tích và đánh giá kết qủa ① ② ③ ④⑤
Khuyến khích sinh viên chia sẻ kinh nghiệm và hỏi đáp với
4 ① ② ③ ④⑤
nhau về cách sử dụng chat GPT
Bảng chạy SPSS
Thống kê mô tả
Statistics
Giới tính Sinh viên khoa

Valid 217 217


N
Missing 0 0
Mean 1,47 1,85
Variance ,251 1,173
Minimum 1 1
Maximum 2 4

Giới tính

Frequency Percent Valid Percent Cumulative


Percent

Nam 114 52,5 52,5 52,5


Valid
Nữ 103 47,5 47,5 100,0

42
Total 217 100,0 100,0

Sinh viên khoa


Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Percent

Quản trị kinh doanh 121 55,8 55,8 55,8

Quan hệ công chúng 31 14,3 14,3 70,0

Khoa thương mại 41 18,9 18,9 88,9


Valid
Khoa tài chính ngân
24 11,1 11,1 100,0
hàng

Total 217 100,0 100,0

One-Sample Statistics
Cỡ mẫu Trung bình Độ lệch chuẩn Tiêu chuẩn lỗi trung bình

A1 217 4,18 ,977 ,066


A2 217 4,05 ,978 ,066
A3 217 4,13 ,949 ,064
A4 217 4,08 ,912 ,062
A5 217 3,96 1,045 ,071
A6 217 4,02 1,032 ,070
A7 217 3,99 1,007 ,068
A8 217 4,03 ,988 ,067
ĐTB 4,055 0,833

One-Sample Statistics
Cỡ mẫu Trung bình Độ lệch chuẩn Tiêu chuẩn lỗi trung bình

43
B1 217 3,74 1,228 ,083
B2 217 3,88 1,148 ,078
B3 217 3,76 1,171 ,079
B4 217 3,68 1,215 ,083
B5 217 3,86 1,187 ,081
B6 217 3,79 1,142 ,078
B7 217 3,76 1,194 ,081
B8 217 3,88 1,172 ,080
ĐTB 3,793 1,036

One-Sample Statistics

Cỡ mẫu Trung bình Độ lệch chuẩn Tiêu chuẩn lỗi trung bình

C1 217 4,10 ,999 ,068

C2 217 4,00 ,918 ,062

C3 217 4,01 1,023 ,069

C4 217 4,04 ,976 ,066

C5 217 4,00 1,007 ,068

C6 217 3,99 ,993 ,067

C7 217 4,00 ,948 ,064

C8 217 3,99 ,960 ,065

44
C9 217 4,00 ,972 ,066

C10 217 4,07 ,943 ,064

ĐTB 4,018 0,811

One-Sample Statistics

Cỡ mẫu Trung bình Độ lệch chuẩn Tiêu chuẩn lỗi trung bình

D1 217 4,00 ,977 ,066

D2 217 3,97 ,915 ,062

D3 217 4,01 1,014 ,069

D4 217 4,05 ,886 ,060

D5 217 3,96 1,009 ,068

D6 217 4,00 ,969 ,066

D7 217 4,00 ,991 ,067

D8 217 4,01 ,877 ,060

D9 217 4,06 ,987 ,067

D10 217 4,05 ,954 ,065

45
ĐTB 4,010 0,813

46

You might also like