Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 26

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SINH VIÊN

HỘI THẢO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

ĐỀ TÀI:

YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC BỎ BỮA SÁNG


CỦA SINH VIÊN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

GVHD: ThS. Tiêu Minh Sơn

Nhóm sinh viên thực hiện

Quảng Trình - 2173401011374


Bùi Quỳnh Diễm - 2173401011353
Phạm Văn Kiều My - 2173401011355
Trương Thị Thanh Ngân - 2173401011378
Trần Thị Ngọc Châu- 2173401011351

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 4 năm 2024


LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Trường Đại học Văn
Lang và Trung Tâm Phát Triển Năng Lực Sinh Viên đã tạo điều kiện cho nhóm thực
hiện công trình nghiên cứu khoa học này. Sự hỗ trợ và cơ sở vật chất mà chúng em
nhận được đã đóng góp vai trò quan trọng trong việc hoàn thành dự án này.

Ngoài ra, nhóm chúng em cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến
giảng viên hướng dẫn là Thạc sĩ Tiêu Minh Sơn đã dành thời gian và kiến thức để hỗ
trợ nhóm trong suốt quá trình nghiên cứu. Sự chỉ dẫn và sự động viên từ phía ThS.
Tiêu Minh Sơn đã giúp nhóm phát triển kỹ năng và hiểu biết sâu hơn về lĩnh vực này.

Và không thể không nhắc đến sự đóng góp của những người bạn đồng hành
trong nhóm, gia đình và những người thân yêu. Sự ủng hộ và khích lệ từ họ đã giúp
nhóm vượt qua những thách thức và duy trì động lực trong suốt quá trình nghiên cứu.

Cuối cùng, nhóm chúng em cảm ơn các bạn sinh viên năm 3 Trường Đại học
Văn Lang đã dành thời gian tham gia khảo sát, góp phần quan trọng vào việc hoàn
thành nghiên cứu này.
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.............................................................................................................................

1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................................
2. Mục đích nghiên cứu...........................................................................................................
3. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................................
4. Đóng góp mới của luận văn.................................................................................................
5. Cấu trúc đề tài......................................................................................................................

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC BỎ BỮA


SÁNG CỦA SINH VIÊN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH TẠI TRƯỜNG ĐẠI
HỌC VĂN LANG..............................................................................................................

1.1. Cơ sở lý luận........................................................................................................................
1.2. Các khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu.................................................................

CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ TẦM QUAN TRỌNG VỀ VIỆC BỎ


BỮA SÁNG CỦA SINH VIÊN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG.................................................................................

2.1. Tầm quan trong về việc bỏ bữa sáng của sinh viên khoa Quản trị Kinh doanh tại trường
Đại học Văn Lang được đưa ra..................................................................................................
2.2. Kết quả nghiên cứu về thực trạng bỏ bữa ăn sáng của sinh viên khoa Quản trị Kinh
doanh tại trường Đại học Văn Lang...........................................................................................
2.3. Đánh giá chung về tầm quan trọng bỏ bữa ăn sáng của sinh viên khoa Quản trị Kinh
doanh tại Trường Đại học Văn Lang.........................................................................................

CHƯƠNG 3: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC BỎ BỮA SÁNG CỦA
SINH VIÊN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN
LANG................................................................................................................................

3.1. Cơ sở đề xuất các yếu tố ảnh hưởng đến việc bỏ bữa ăn sáng của sinh viên khoa Quản
trị Kinh doanh tại trường Đại học Văn Lang.............................................................................
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc bỏ bữa ăn sáng của sinh viên khoa Quản trị Kinh
doanh tại trường Đại học Văn Lang..........................................................................................
3.3. Kết quả khảo nghiệm các yếu tố chủ quan và các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến
việc bỏ bữa ăn sáng của sinh viên khoa Quản trị Kinh doanh tại trường Đại học Văn Lang
14
3.3.1. Các yếu tố chủ quan:..................................................................................................
3.3.2. Các yếu tố khách quan:...............................................................................................

CHƯƠNG 4: : CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ CẢI THIỆN VIỆC BỎ BỮA SÁNG CỦA
SINH VIÊN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN
LANG................................................................................................................................

4.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp để cải thiện việc bỏ bữa sáng của sinh viên khoa Quản trị
Kinh doanh tại trường Đại học Văn Lang.................................................................................
4.2. Các biện pháp để cải thiện việc bỏ bữa sáng của sinh viên khoa Quản trị Kinh doanh tại
trường Đại học Văn Lang..........................................................................................................
4.3. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp cải thiện việc bỏ
bữa sáng của sinh viên khoa Quản trị Kinh doanh tại trường Đại học Văn Lang.....................

KẾT LUẬN VÀ KHYẾN NGHỊ.....................................................................................

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu.................................................................................6

Bảng 2: Tầm quan trọng về việc bỏ bữa sáng...............................................................11

Bảng 3: Yếu tố khách quan ảnh hưởng đến việc bỏ bữa sáng.......................................13

Bảng 4: Yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến việc bỏ bữa sáng..........................................14

Bảng 5: Biện pháp mang tính cấp thiết.........................................................................17

Bảng 6: Biện pháp mang tính khả thi............................................................................18


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, giúp nạp đủ năng lượng cho cơ
thể để bắt đầu một ngày mới. Bữa sáng cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng cho
cơ thể như canxi, chất xơ, protein,... đảm bảo sức khỏe và tinh thần học tập cũng như
làm việc được hiệu quả. Tuy nhiên, thực trạng chung ngày nay hầu hết mọi người
thường xem nhẹ tầm quan trọng của bữa ăn sáng so với các bữa ăn khác. Đặc biệt tình
trạng bỏ bữa sáng ngày càng phổ biến đối với các bạn sinh viên. Trước hiện trạng bỏ
bữa sáng của các bạn sinh viên đang diễn ra thường xuyên cần phải được quan tâm và
cảnh báo cũng như tìm ra biện pháp khắc phục triệt để vấn đề này. Và đó chính là lý do
mà chúng tôi chọn đề tài này để thực hiện nghiên cứu.

Một số bài nghiên cứu phạm vi trong nước cũng đã có báo cáo về chủ đề này.
Theo tập 525 của Tạp chí Y học Việt Nam báo cáo kết quả nghiên cứu về tình trạng bỏ
bữa ăn sáng của trẻ vị thành niên ở Thanh Hóa, bài nghiên cứu được thực hiện dựa
trên 1625 các học sinh từ độ tuổi 12 - 15 và đưa ra kết quả tỷ lệ bỏ bữa ăn sáng của
nhóm học sinh trên 26%. Từ đó đưa ra nhận định nguyên nhân chính dẫn đến việc bỏ
bữa ăn sáng là do không có thời gian ăn sáng, xem bữa sáng không quan trọng và còn
thiếu thốn nhiều về vật chất để chi cho bữa ăn sáng. Ở một bài nghiên cứu thuộc phạm
vi quốc tế đưa ra kết quả nghiên cứu như sau: có 75% trẻ em ăn sáng hằng ngày nhưng
chỉ có 1,6% bữa ăn sáng chất lượng, 50% trẻ em chỉ có một khẩu phần của các nhóm
thực phẩm được khuyến nghị vào sáng sớm và sau đó là một bữa ăn nhẹ không đủ
để bổ sung dinh dưỡng cho bữa sáng. Các yếu tố liên quan đến việc bỏ bữa sáng
thiếu thời gian (36%), không cảm thấy đói (21%), cảm thấy không khỏe vào lúc ăn
sáng (23%). Trong số học sinh lớp sáu, lớp bảy và các em học sinh cấp 1, tần suất ăn
sáng hằng tuần tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của gia đình. Số liệu trên được thu
thập từ một trường cấp 1 và cấp 2 ở thành phố Santa Fe thuộc Mexico.

2. Mục đích nghiên cứu

 Xác định lý do mà sinh viên bỏ bữa sáng thường xuyên liên quan đến những yếu
tố tác động mang tính khách quan hay chủ quan.

1
 Nghiên cứu những tác hại của việc bỏ bữa ăn sáng đến sức khỏe và hiệu suất học
tập, sinh hoạt hàng ngày của các bạn sinh viên.

 Đề xuất các biện pháp cụ thể và khả thi nhằm khắc phục tình trạng bỏ bữa ăn
sáng của các bạn sinh viên.

 Đưa ra các khuyến nghị cũng như cung cấp các kiến thức về tầm quan trọng bữa
ăn sáng.

3. Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: sinh viên độ tuổi 18 - 22 tuổi.


- Địa điểm và thời gian nghiên cứu: Khoa Quản trị Kinh doanh trường Đại học
Văn Lang.
- Cỡ mẫu và chọn mẫu: Toàn bộ các sinh viên đang học tại khoa Quản trị Kinh
doanh được lựa chọn ngẫu nhiên tại trường Đại học Văn Lang (nêu trên), đáp
ứng các tiêu chí lựa chọn: bao gồm học sinh trong độ tuổi từ 18 - 22 tuổi và đồng
ý tham gia nghiên cứu.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Khảo sát và thu thập dữ liệu từ sinh viên dựa vào đó phân tích và đưa ra các
nguyên nhân chính ảnh hưởng đến việc không ăn sáng của sinh viên Trường Đại học
Văn Lang. Từ đó đưa ra các biện pháp cụ thể, thiết thực đối với sinh viên giúp sinh
viên có thể cải thiện tình trạng thường xuyên bỏ bữa sáng cũng như góp phần nâng cao
sức khỏe của sinh viên.

3.3. Các phương pháp nghiên cứu:

Trong quá trình nghiên cứu, tôi sẽ sử dụng và phối hợp hệ thống các nhóm
phương pháp nghiên cứu sau:
a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:
 Mục đích: Xây dựng cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến việc không ăn
sáng.
 Nội dung: Tổng hợp, phân tích các tài liệu trong nước cũng như ngoài nước có
liên quan trực tiếp việc không ăn sáng của sinh viên hiện nay. Đặc biệt là tìm

2
kiếm, tổng hợp, phân tích kết quả của các sách chuyên khảo, bài tạp chí chuyên
ngành, bài báo khoa học đăng trong kỷ yếu các hội thảo khoa học chuyên ngành
có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
 Cách thức tiến hành:
 Tìm kiếm những tài liệu, văn bản về yếu tố của việc không ăn sáng của sinh viên
nói riêng và tất cả mọi người nói chung được công bố dưới dạng sách, luận án,
bài tạp chí khoa học chuyên ngành, báo cáo khoa học đăng trong các kỷ yếu hội
thảo khoa học chuyên ngành của các tác giả trong nước và ngoài nước.
 Phân loại, mã hóa, theo các chủ đề và tiến hành phân tích, ghi nhận những kết
quả của những nghiên cứu đã có, chỉ ra những hạn chế và khoảng trống trong
những nghiên cứu đó, qua đó khẳng định tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề
tài.
 Hệ thống hóa, phân tích những vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động trải
nghiệm cho học sinh nói chung và quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh
tiểu học nói riêng để xây dựng cơ sở lý luận và khung lý thuyết nghiên cứu cho
đề tài.
 Các trang mạng tìm kiếm tài liệu học thuật (sách, bài tạp chí, bài trong kỷ yếu hội
thảo khoa học) tiếng Việt, tiếng Anh. Các tạp chí khoa học có liên quan đến đề tài
nghiên cứu như: Tạp chí Quản lý giáo dục; Tạp chí Giáo dục; Tạp chí Khoa học
giáo dục;...
b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
 Mục đích: đây là phương pháp nghiên cứu chính của đề tài trong phần nghiên
cứu thực trạng. Sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi nhằm thu thập
những thông tin định lượng về yếu tố tác động nhiều nhất đến việc không ăn
sáng. Ngoài ra, phương pháp này còn sử dụng để hỏi ý kiến về tính cấp thiết và
tính khả thi của các biện pháp đề xuất.
 Nội dung: Bảng hỏi về các tầm quan trọng của bữa ăn sáng, yếu tố chủ quan
và khách quan, tính cấp thiết và khả thi của việc không ăn sáng:

Phần 1. Tìm hiểu về thông tin cá nhân;

3
Phần 2. Tìm hiểu về thực trạng bỏ bữa sáng của sinh viên khoa Quản Trị Kinh
Doanh tại Trường Đại học Văn Lang.

Phần 3. Tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng và biện pháp cải thiện việc bỏ bữa
sáng của sinh viên khoa Quản Trị Kinh Doanh tại Trường Đại học Văn Lang.

Bảng hỏi được xây dựng là phiếu trưng cầu ý kiến dùng cho các đối tượng
khảo sát như sau: Sinh viên đang theo học ngành Quản Trị Kinh Doanh tại trường Đại
học Văn Lang.

Để có thể sử dụng phương pháp nghiên cứu điều tra bằng bảng hỏi, chúng tôi
đã tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Xây dựng nội dung bảng hỏi (phiếu trưng cầu ý kiến)

Trên cơ sở khung lý thuyết đã được xác định ở giai đoạn nghiên cứu lý luận,
bảng hỏi được xây dựng với các nội dung.

Bước 2: Điều tra thử

Sau khi thiết kế phiếu trưng cầu ý kiến, chúng tôi đã tiến hành điều tra thử để
đảm bảo độ tin cậy và tính giá trị của bộ câu hỏi khảo sát, cũng như để có những phát
hiện, điều chỉnh cần thiết trước khi thực hiện khảo sát chính thức.

Bước 3: Điều tra chính thức

Mục đích của điều tra chính thức là nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ
đến việc không ăn sáng, từ đó, chúng tôi đề xuất những biện pháp để khắc phục hiện
trạng trên.

Mẫu khảo sát chính thức của đề tài là 227 phiếu (các loại), được chọn ngẫu
nhiên phân tầng.

- Phương pháp xử lý dữ liệu, thông tin


 Mục đích: xử lý dữ liệu, thông tin thu được từ các phương pháp nghiên cứu
cụ thể.
 Cách thức và công cụ tiến hành: Đề tài sử dụng phương pháp xử lý thông tin
định lượng và định tính như sau:
 Số liệu thu được sau khi khảo sát thực tiễn từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
nhằm đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến việc bỏ bữa sáng của sinh viên khoa

4
quản trị kinh doanh tại trường đại học văn lang; khảo sát tính cấp thiết, tính
khả thi và tiến hành thực nghiệm của các biện pháp khắc phục tình trạng bỏ
bữa ăn sáng của sinh viên của Khoa Quản Trị Kinh Doanh tại trường Đại học
Văn Lang, chúng tôi sử dụng chương trình SPSS dùng trong môi trường Window
để xử lý và phân tích thống kê nhằm đánh giá về mặt định lượng và định
tính, đảm bảo độ tin cậy của các kết quả thu được. Các thông số và phép toán
thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này là phân tích thống kê mô tả và phân
tích thống kê suy luận.
 Ngoài ra, chúng tôi sử dụng phương pháp xử lý thông tin định tính để phân
tích (giải thích, chứng minh,…) nội dung nghiên cứu (thông tin thu được từ
phương pháp phỏng vấn, phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động,…) để
khẳng định thông tin về thực trạng không ăn sáng của sinh viên; khảo sát tính
cấp thiết, tính khả thi và tiến hành thực nghiệm các biện pháp.
3.4. Đo lường và đánh giá

Để có những nhận định khoa học về vấn đề này, chúng tôi đã tiến hành khảo
sát 227 sinh viên khoa Quản trị Kinh doanh tại trường Đại học Văn Lang. Đồng thời,
chúng tôi đã tiến hành khảo sát để tìm hiểu tầm quan trọng và các yếu tố ảnh hưởng
đến việc bỏ bữa sáng của sinh viên khoa Quản trị Kinh doanh tại trường Đại học Văn
Lang qua thang đo Likert với 5 mức độ, cách tính điểm các mức như sau: (max -
min)/n; tức là (5 - 1)/5 = 0.8. Điểm trung bình của các mức như sau: Từ 1.0 - 1.8: Mức
hoàn toàn không ảnh hưởng/hoàn toàn không cần thiết; Từ 1.81 - 2.60: Mức không
ảnh hưởng/không cần thiết; Từ 2.61 - 3.40: Mức bình thường; Từ 3.41 - 4.20: Mức ảnh
hưởng/cần thiết; Từ 4.21 - 5.0: Mức rất ảnh hưởng/rất cần thiết. Cụ thể:

5
Bảng 1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu

Ngành học Số lượng Tỷ lệ %

Quản trị Kinh doanh 227 100%

Tổng 227 100%

Giới tính Số lượng Tỷ lệ %

Nam 87 38,3%

Nữ 140 61,7%

Tổng 227 100%

4. Đóng góp mới của luận văn

Luận án đã góp phần hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận về việc không
ăn sáng của sinh viên khoa Quản trị Kinh doanh đồng thời làm sáng tỏ mục đích
nghiên cứu, nội dung nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu để mọi người biết việc
không ăn sáng ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Đề tài đi từ thực tiễn (quan sát) để xây dựng bảng câu hỏi, vận dụng thống kê
để kiểm định độ tin cậy và giá trị của bảng hỏi. Dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng đây
là nghiên cứu khởi đầu để xây dựng bảng hỏi, làm tiền đề cho những nghiên cứu tiếp
theo của đề tài này.

Để xác định tỷ lệ và mô tả việc không ăn sáng của sinh viên khoa Quản trị
Kinh doanh, sử dụng phương pháp nghiên cứu kết hợp định lượng và định tính, trong
đó định tính đi trước để khám phá, sau đó định lượng để đo lường vấn đề, đồng thời bổ

6
sung thêm định tính để giải thích, bổ sung thêm cho kết quả định lượng, do đó kết quả
nghiên cứu khá phong phú. Kết quả từ đề tài luận văn đã cảnh báo cho sinh viên về
tình trạng không ăn sáng và những ảnh hưởng của tình trạng này đến sinh viên khoa
Quản trị Kinh doanh.

Kết quả của luận án đã tìm ra nhiều yếu tố liên quan đến việc không ăn sáng
và đưa ra những biện pháp mang tính cần thiết và khả thi để khắc phục.

5. Cấu trúc đề tài

Nội dung luận văn được cấu trúc thành các phần chính: tổng quan các vấn đề
nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, nội dung nghiên cứu, tổ chức nghiên cứu, kết
quả nghiên cứu, phần kết luận và kiến nghị.

7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC
BỎ BỮA SÁNG CỦA SINH VIÊN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

1.1. Cơ sở lý luận

Bữa sáng là yếu tố quan trọng giúp chúng ta có động lực tốt để bắt đầu một
ngày tươi đẹp đầy năng lượng. Không ăn sáng có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng
như tiểu đường loại 2, tăng cân, hay quên, vấn đề trao đổi chất, vấn đề tập trung, tâm
trạng tồi tệ, v.v. Theo Joy, M. K. (2018). A Survey on Breakfast Habit and Skipping
Breakfast among . Department of Pharmacy, East West University, người ta nhận thấy
rằng phần lớn sinh viên đại học ở East West, Đại học Dhaka có ý thức về sức khỏe của
mình và họ ăn sáng thường xuyên. Nhưng nhiều sinh viên nhận ra rằng họ không ăn
sáng thường xuyên và nhiều người trong số họ cũng không ăn sáng chút nào. Nhiều
người tin rằng bỏ bữa sáng sẽ giúp ích họ để giảm cân thay vì khiến họ cảm thấy đói
hơn và ăn nhiều hơn bất kỳ lúc nào khác bữa ăn. Bỏ bữa sáng phổ biến hơn ở những
sinh viên không sống cùng gia đình và cả những người dậy muộn. Theo Dr. Sidra
Afzal, hơn một nửa số phụ nữ được hỏi (56%) là sinh viên đại học trong khóa học Ăn
kiêng và Dinh dưỡng không ăn sáng hàng ngày. Điều này dẫn đến việc tiêu thụ đồ ăn
nhẹ hoặc đồ ăn vặt không lành mạnh giữa giờ ăn sáng và ăn trưa. Điều này ảnh hưởng
rất nghiêm trọng tới sức khỏe nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng. Nếu ta tiêu thụ quá
nhiều thức ăn nhanh sẽ dẫn tới các vấn đề không đáng có cho sức khỏe. Ngoài ra theo
Valeria Fugas, việc bỏ bữa sáng còn do các yếu tố như thiếu thời gian (36%), không
cảm thấy đói (21%), cảm thấy không khỏe vào lúc ăn sáng (23%). Để khắc phục
những yếu tố ảnh hưởng dẫn đến tình trạng bỏ bữa sáng thì bài nghiên cứu “Hoàng, B.
D. (2023). Tình trạng bỏ bữa sáng của trẻ vị thành niên 12-15 tuổi một số Trường
Trung Học Cơ Sở Tại Thanh Hóa. Tạp Chí Y học Việt Nam.” chỉ ra rằng nên nâng cao
nhận thức về kiến thức dinh dương, lợi ích của buổi ăn sáng là hết sức đặc biệt và quan
trọng đối với trẻ vị thành niên, các đơn vị bảo trợ như phụ huynh, nhà trường cũng cần
quan tâm và chú ý về các dịch vụ chăm sóc tạo điều kiện để trẻ có thể tiếp thu đầy đủ
bữa ăn, phát triển toàn diện. Qua các nghiên cứu chúng ta có thể thấy tầm quan trọng
và ảnh hưởng to lớn của việc bỏ bữa sáng, việc duy trì thói quen ăn sáng là một điều
hết sức quan trọng. Nhưng các yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan được đưa ra chưa

8
thật sự sát thực tế và các biện pháp có tính áp dụng vào thực tế thấp nên nhóm chúng
tôi sẽ tiến hành nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến việc bỏ bữa ăn sáng của sinh viên
khoa Quản Trị Kinh Doanh tại Trường Đại học Văn Lang để đưa ra những yếu tố
khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến việc bỏ bữa ăn sáng và từ đó đề xuất các biện
pháp mang tính cấp thiết và khả thi để cải thiện tình trạng này.

1.2. Các khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu

Bữa ăn sáng là bữa ăn quan trọng trong ngày, cung cấp năng lượng và dưỡng
chất cần thiết cho cơ thể sau một đêm dài không ăn uống. Bữa sáng giúp kích thích sự
hoạt động của não bộ, cải thiện tư duy và tăng cường sức khỏe nói chung. Một bữa
sáng cung cấp năng lượng cho cơ thể để bắt đầu ngày mới và giúp duy trì cân nặng lý
tưởng. Để có một bữa sáng cân đối, nên bao gồm các nhóm thực phẩm như
carbohydrate, protein, chất béo và rau cải.

Trong bối cảnh của xã hội hiện đại, khái niệm về bữa ăn sáng không chỉ là một
phần của lối sống dinh dưỡng mà còn phản ánh một phần của văn hóa ẩm thực và thói
quen hàng ngày của con người. Bữa ăn sáng không chỉ đơn thuần là việc cung cấp
năng lượng cho cơ thể sau giấc ngủ, mà còn là cơ hội để bắt đầu ngày mới với tư duy
tỉnh táo và năng lượng tích cực.

Tuy nhiên, thói quen bỏ bữa ăn sáng đang trở nên phổ biến, đặc biệt là trong
các khu đô thị có nhịp sống nhanh và áp lực công việc cao. Có nhiều nguyên nhân dẫn
đến việc này, từ việc dành quá ít thời gian cho bữa sáng đến việc coi thường tầm quan
trọng của nó trong dinh dưỡng hàng ngày. Điều này đặt ra câu hỏi về ảnh hưởng của
việc bỏ bữa ăn sáng đối với sức khỏe và cảm xúc của con người.

Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng việc bỏ bữa ăn sáng có thể gây ra
những hậu quả tiêu cực cho sức khỏe, bao gồm tăng cân, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý
liên quan đến lối sống như tiểu đường và bệnh tim mạch, và gây ra tình trạng tâm trí
không ổn định như căng thẳng và lo lắng. Ngoài ra, việc bỏ bữa ăn sáng cũng có thể
ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc và tinh thần của con người trong suốt cả ngày. Do
đó, hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của bữa ăn sáng và ảnh hưởng của việc bỏ qua nó là
cực kỳ quan trọng để tạo ra những chiến lược dinh dưỡng và lối sống hợp lý. Bằng

9
cách này, chúng ta có thể tối ưu hóa sức khỏe và cải thiện chất lượng cuộc sống của
bản thân và cộng đồng xung quanh.

10
CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ TẦM QUAN TRỌNG VỀ
VIỆC BỎ BỮA SÁNG CỦA SINH VIÊN KHOA QUẢN TRỊ KINH
DOANH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

2.1. Tầm quan trong về việc bỏ bữa sáng của sinh viên khoa Quản trị Kinh
doanh tại trường Đại học Văn Lang được đưa ra

Bữa sáng đóng một vai trò quan trọng trong các bữa ăn trong ngày và ảnh hưởng
trực tiếp đến năng lượng để bắt đầu một ngày mới, bên cạnh đó nếu không thường
xuyên ăn sáng đúng bữa sẽ gây ra nhiều bệnh lý khiến cho cơ thể suy nhược.

2.2. Kết quả nghiên cứu về thực trạng bỏ bữa ăn sáng của sinh viên khoa
Quản trị Kinh doanh tại trường Đại học Văn Lang

Chúng tôi đã tiến hành cuộc khảo sát để tìm hiểu tầm quan trọng về việc bỏ
bữa ăn sáng của sinh viên khoa Quản trị Kinh doanh tại trường Đại học Văn Lang qua
thang đo likert 5 mức độ: Từ 1.0-1.8: Rất không đồng ý; Từ 1.81-2.6: Không đồng ý;
Từ 2.61-3.40: Bình thường; Từ 3.41-4.20: Đồng ý; Từ 4.21-5.0: Hoàn toàn đồng ý.

Bảng 2: Tầm quan trọng về việc bỏ bữa sáng

STT Tầm quan trọng về việc bỏ bữa ăn sáng ĐTB ĐLC

1 Không đủ năng lượng để bắt đầu ngày mới 4.17 0.935

2 Làm chậm quá trình trao đổi chất của cơ thể 3.96 1.142

3 Gây mất ổn định đường huyết 4 1.139

4 Giảm hiệu suất làm việc của não 4.19 0.975

5 Tinh thần uể oải 4.13 1.079

ĐTB 4.09 1.054

11
2.3. Đánh giá chung về tầm quan trọng bỏ bữa ăn sáng của sinh viên khoa
Quản trị Kinh doanh tại Trường Đại học Văn Lang

Kết quả khảo sát tại bảng cho thấy, tầm quan trọng việc bỏ bữa ăn sáng mang
lại các ảnh hưởng đến sinh viên khoa Quản trị Kinh doanh tại trường Đại học Văn
Lang đều được đánh giá ở mức hoàn toàn quan trọng với ĐTB = 4.09, ĐLC = 1.045.
Trong đó, nhận thức về tầm quan trọng ở mức độ quan trọng cao nhất là “làm giảm
hiệu suất của não" có ĐTB = 4.19, ĐLC = 0.975. Điều này cho thấy sinh viên nhận
thức rất rõ việc bỏ bữa ăn sáng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình làm việc của não bộ.
Điều này sẽ làm giảm khả năng tư duy và sáng tạo của sinh viên trong suốt quá trình
học tập. Ngoài ra, còn tác động một cách rõ rệt đến kết quả học tập của sinh viên.

Yếu tố thứ 2 được sinh viên đánh giá ở mức độ hoàn toàn quan trọng với ĐTB
= 4.17, ĐLC = 0.935 là “không đủ năng lượng để bắt đầu ngày mới”. Thực tế bữa ăn
sáng đóng vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất năng lượng cho cơ thể phục vụ
cho quá trình hoạt động và học tập hiệu quả. Việc không ăn sáng sẽ khiến cho quá
trình sản xuất năng lượng bị gián đoạn. Và cơ thể sẽ không có đủ khả năng để làm việc
một cách hiệu quả nhất.

Bên cạnh đó các yếu tố còn lại như làm “gây mất ổn định đường huyết”, “ tinh
thần uể oải” được đánh giá ở mức độ quan trọng với ĐTB từ 4.0 đến 4.13. Trong quá
trình khảo sát, phân tích cho thấy sự khác nhau về nhận thức của sinh viên về các hậu
quả của việc không ăn sáng mang lại. Đa phần các bạn sinh viên cho rằng việc không
ăn sáng sẽ khiến cho tinh thần luôn trong trạng thái uể oải không có sức lực để học tập
thậm chí là gây ngất xỉu. Bên cạnh đó sinh viên cho rằng yếu tố “gây mất ổn định
đường huyết” cũng là hậu quả lớn khi không ăn sáng.

Và tác hại được đánh giá thấp nhất là tác hại “làm chậm quá trình trao đổi chất
trong cơ thể” với ĐTB = 3.96 và ĐLC = 1.142. Cho thấy hầu hết sinh viên đều cho
rằng bỏ bữa ăn sáng chỉ tác động một phần đến quá trình trao đổi chất. Có thể họ chưa
nhận thức rõ hết cơ chế hoạt động cũng như quá trình chuyển đổi năng lượng của cơ
thể.

12
Nhìn chung, hầu hết sinh viên đều nhận thức được tầm quan trọng của việc ăn
sáng. Nhưng đối với mỗi cá nhân đều có một nhận thức khác nhau về tầm quan trọng
của từng hậu quả.

CHƯƠNG 3: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC BỎ BỮA SÁNG


CỦA SINH VIÊN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH TẠI TRƯỜNG ĐẠI
HỌC VĂN LANG

3.1. Cơ sở đề xuất các yếu tố ảnh hưởng đến việc bỏ bữa ăn sáng của sinh
viên khoa Quản trị Kinh doanh tại trường Đại học Văn Lang

Các yếu tố ảnh hưởng được chúng tôi đề xuất dựa trên những tìm hiểu của
từng cá nhân trong nhóm thông qua các bài nghiên cứu của các tác giả trước và thống
kê của các trang báo uy tín.

3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc bỏ bữa ăn sáng của sinh viên khoa
Quản trị Kinh doanh tại trường Đại học Văn Lang

Chúng tôi đã tiến hành cuộc khảo sát để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng khách
quan và chủ quan đến việc bỏ bữa ăn sáng của sinh viên khoa Quản trị Kinh doanh tại
trường Đại học Văn Lang với thang đo likert 5 mức độ: Từ 1.0-1.8: Mức rất không ảnh
hưởng; Từ 1.81-2.6: Mức không ảnh hưởng; Từ 2.61-3.40: Mức độ bình thường; Từ
3.41-4.20: Mức ảnh hưởng; Từ 4.21-5.0: Mức rất ảnh hưởng.

Bảng 3: Yếu tố khách quan ảnh hưởng đến việc bỏ bữa sáng

ST
Yếu tố khách quan ảnh hưởng đến việc bỏ bữa sáng ĐTB ĐLC
T

1 Áp lực từ công việc và học tập 4.31 0.937

Sự không hợp lý trong kế hoạch sắp xếp lịch học cho


2 3.77 1.121
sinh viên của nhà trường

3 Thiếu sự quan tâm của gia đình 3.52 1.351

4 Không có đầy đủ dụng cụ để chế biến thức ăn 3.4 1.341

5 Chi phí cho bữa sáng quá cao 2.95 1.512

ĐTB 3.59 1.2524

13
Bảng 4: Yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến việc bỏ bữa sáng

STT Yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến việc bỏ bữa sáng ĐTB ĐLC

1 Không có thói quen ăn sáng 4.42 0.823

2 Thực hiện chế độ ăn kiêng 3.97 1.093

3 Tiết kiệm thời gian và tiền bạc 3.82 0.943

4 Ngủ nướng 4.06 0.985

5 Không có kỹ năng nấu ăn 3.3 1.372

ĐTB 3.914 1.0432

3.3. Kết quả khảo nghiệm các yếu tố chủ quan và các yếu tố khách quan
ảnh hưởng đến việc bỏ bữa ăn sáng của sinh viên khoa Quản trị Kinh
doanh tại trường Đại học Văn Lang

3.3.1. Các yếu tố chủ quan:

Từ kết quả khảo sát cho thấy, các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến việc không
ăn sáng của sinh viên khoa Quản trị Kinh doanh tại trường Đại học Văn Lang được
đánh giá ở mức ảnh hưởng ( ĐTB = 3.914, ĐLC = 1.0432). Trong đó yếu tố có mức độ
tác động nhiều nhất là yếu tố “không có thói quen ăn sáng” với ĐTB = 4.42, ĐLC =
0.823. Điều này cho thấy việc ăn sáng không phải là thói quen ăn uống cần thiết trong
nhận thức của sinh viên. Sinh viên đều cho qua bữa sáng và sinh viên xem việc ăn
sáng không quá cần thiết đối với họ.

“Ngủ nướng” là yếu tố chủ quan thứ 2 được sinh viên đánh giá cao với ĐTB =
4.06, ĐLC =1.372. Sinh viên đánh giá cao về tầm quan trọng của việc ngủ đủ giấc và

14
nhu cầu ngủ đủ ngày càng cao trong sinh viên. Việc ngủ đủ giấc sẽ khiến cho họ cảm
thấy tỉnh táo và tràn đầy năng lượng để làm việc.

Đồng thời, các yếu tố “tiết kiệm thời gian và tiền bạc”, “thực hiện chế độ ăn
kiêng” được sinh viên đánh giá ở mức bình thường với ĐTB từ 3.82 đến 3.97. Qua quá
trình khảo sát và phân tích chúng tôi nhận thấy rằng các yếu tố chủ quan ảnh hưởng
đến mỗi sinh viên đều ở mức khác nhau. Yếu tố “thực hiện chế độ ăn kiêng” ảnh
hưởng đến việc bỏ ăn sáng ở một nhóm sinh viên trong khi ở một nhóm sinh viên khác
họ cho rằng việc bỏ bữa ăn sáng là để giúp họ tiết kiệm thời gian và tiền bạc hơn.

Yếu tố được sinh viên đánh giá thấp nhất về mức độ ảnh hưởng đến việc
không ăn sáng của sinh viên là yếu tố “không có kĩ năng nấu ăn” với ĐTB = 3.3, ĐLC
= 1.372. Chúng ta có thể nhận thấy rằng việc không có kĩ năng nấu ăn không ảnh
hưởng quá lớn đến việc quyết định bỏ bữa ăn sáng của sinh viên. Sinh viên hoàn toàn
có khả năng để mua thức ăn bên ngoài thay vì tự nấu.

Nhìn chung, thực trạng bỏ bữa ăn sáng của sinh viên khoa Quản trị Kinh
doanh tại Trường Đại học Văn Lang ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố. Trong đó bao
gồm yếu tố chủ quan từ phía sinh viên và các yếu tố khách quan từ môi trường học tập,
gia đình và xã hội. Kết luận này là cơ sở khoa học và thực tiễn để tiến hành xây dựng
các biện pháp cải thiện tình trạng bỏ bữa sáng của sinh viên khoa Quản trị Kinh doanh
trường Đại học Văn Lang. Góp phần nâng cao sức khỏe và cải thiện hiệu suất học tập
của sinh viên.

3.3.2. Các yếu tố khách quan:

Từ kết quả khảo sát cho thấy, các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến việc
không ăn sáng của sinh viên khoa Quản trị Kinh doanh tại trường Đại học Văn Lang
được đánh giá ở mức ảnh hưởng ( ĐTB = 3.59, ĐLC = 1,2524) trong đó yếu tố khách
quan ảnh hưởng cao nhất là “áp lực từ công việc và học tập” với ĐTB = 4.31 và ĐCL
= 0.937. Điều này cho thấy rằng sinh viên đang phải chịu nhiều áp lực từ công việc và
học tập. Điều này đã khiến cho sinh viên vô tình quên hoặc không có nhiều thời gian
cho bữa ăn sáng.

Yếu tố thứ 2 được đánh giá ở mức ảnh hưởng là “sự không hợp lý trong kế
hoạch sắp xếp lịch học cho sinh viên của nhà trường” với ĐTB =3.77 và ĐLC = 1.121.

15
Sinh viên cho rằng việc sắp xếp lịch học của nhà trường chưa thực sự phù hợp với sinh
viên. Việc sắp xếp lịch học quá sớm sẽ khiến cho sinh viên không có nhiều thời gian
để ăn sáng.

Bên cạnh đó việc thiếu đi sự quan tâm của gia đình cũng là yếu tố khách quan
dẫn đến tình trạng không ăn sáng của sinh viên với ĐTB = 3.52 và ĐLC = 1.351. Điều
này cho thấy rằng gia đình đóng vai trò rất lớn trong cuộc sống của họ và sự tự lập
trong sinh viên vẫn còn hạn chế. Hơn thế nữa việc bỏ bữa ăn sáng cũng phụ thuộc vào
yếu tố “không có đủ dụng cụ để chế biến thức ăn" với ĐTB = 3.4 và ĐLC = 1.341.
Sinh viên không thể chuẩn bị bữa ăn sáng cho bản thân khi dụng cụ nấu ăn bị hạn chế.

Yếu tố khách quan được đánh giá thấp nhất là “chi phí cho bữa ăn quá cao”
với ĐTB = 2.95 và ĐLC = 1.512. Cho thấy sinh viên hoàn toàn có đủ khả năng để chi
trả cho một bữa ăn sáng. Chính vì thế đây được xem là yếu tố thấp nhất trong tất cả
các yếu tố còn lại.

16
CHƯƠNG 4: : CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ CẢI THIỆN VIỆC BỎ BỮA SÁNG
CỦA SINH VIÊN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH TẠI TRƯỜNG ĐẠI
HỌC VĂN LANG

4.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp để cải thiện việc bỏ bữa sáng của sinh viên
khoa Quản trị Kinh doanh tại trường Đại học Văn Lang

Các biện pháp được chúng tôi đề xuất dựa trên những tìm hiểu của từng cá
nhân trong nhóm thông qua các bài nghiên cứu của các tác giả trước và thống kê của
các trang báo uy tín.

4.2. Các biện pháp để cải thiện việc bỏ bữa sáng của sinh viên khoa Quản
trị Kinh doanh tại trường Đại học Văn Lang

Chúng tôi đã tiến hành cuộc khảo sát để đề xuất các biện pháp nhằm cải thiện
tình trạng bỏ bữa ăn sáng của sinh viên khoa Quản trị Kinh doanh tại trường Đại học
Văn Lang qua thang đo likert 5 mức độ: Từ 1.0-1.8: Rất không cấp thiết/khả thi; Từ
1.81-2.6: Không cấp thiết/khả thi; Từ 2.61-3.40: Bình thường; Từ 3.41-4.20: Cấp
thiết/khả thi; Từ 4.21-5.0: Hoàn toàn cấp thiết/khả thi.

STT Biện pháp mang tính cấp thiết ĐTB ĐLC

1 Lập thời gian biểu hợp lý cho bản thân 4.19 0.952

Sử dụng các món ăn tiện lợi như: mỳ gói, ngũ


2 4.16 0.89
cốc,....

3 Sử dụng các app nhắc nhở 3.87 0.998

4 Thiết kế thực đơn ăn sáng đa dạng và hấp dẫn 3.83 1.129

5 Chuẩn bị đồ ăn sáng từ đêm trước 3.98 1.188

ĐTB 4.006 1.0314


Bảng 5: Biện pháp mang tính cấp thiết

17
Bảng 6: Biện pháp mang tính khả thi

STT Biện pháp mang tính khả thi ĐTB ĐLC

1 Lập thời gian biểu hợp lý cho bản thân 4.29 0.98

Sử dụng các món ăn tiện lợi như: mỳ gói, ngũ


2 4.15 0.968
cốc,....

3 Sử dụng các app nhắc nhở 3.9 1.066

4 Thiết kế thực đơn ăn sáng đa dạng và hấp dẫn 4.06 1.061

5 Chuẩn bị đồ ăn sáng từ đêm trước 4.07 0.982

ĐTB 4.094 1.0114

4.3. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp
cải thiện việc bỏ bữa sáng của sinh viên khoa Quản trị Kinh doanh tại
trường Đại học Văn Lang

Việc xây dựng các biện pháp nhằm cải thiện tình trạng bỏ bữa sáng của sinh
viên khoa Quản trị Kinh doanh tại trường Đại học Văn Lang đã và đang được quan
tâm. Sau đây, chúng tôi đề xuất 5 biện pháp dựa trên các yếu tố về tính cần thiết và
tính cấp thiết thông qua quá trình khảo sát, quan sát. Cụ thể:

- Lập thời gian biểu hợp lý cho bản thân: việc lập thời gian biểu sẽ giúp sinh viên
lên kế hoạch rõ ràng cho các việc cần thực hiện trong ngắn hạn, trung hạn và cả
dài hạn. Ở vấn đề bỏ bữa sáng, việc lập thời gian biểu giúp sinh viên sắp xếp
được thời gian của bản thân từ đó có thể giải quyết nhanh gọn và duy trì được
thói quen ăn sáng hợp lý.

- Sử dụng các món ăn tiện lợi: các món ăn tiện lợi sẽ giúp sinh viên tiết kiệm thời
gian và có một bữa sáng nhanh chóng nhất đi cùng với đó là một chi phí rất rẻ.

- Sử dụng các app nhắc nhở: giới trẻ hiện nay thường bị thu hút bởi các yếu tố bên
ngoài: bạn bè, mạng xã hội,.... việc sử dụng các app sẽ giúp sinh viên quản lý tốt

18
thời gian biểu của bản thân và xác định được thời điểm nên cần giải quyết những
công việc quan trọng nhất.

- Thiết kế thực đơn ăn sáng đa dạng và hấp dẫn: thực đơn ăn sáng đa dạng và hấp
dẫn sẽ giúp tăng sự thèm ăn và thích thú của sinh viên với bữa sáng. Vì thế điều
này rất quan trọng cho việc sinh viên cần một thực đơn sáng tạo.

- Chuẩn bị đồ ăn sáng từ đêm trước: việc chuẩn bị đồ ăn sáng từ đêm trước sẽ giúp
sinh viên sử dụng bữa sáng nhanh chóng vào sáng hôm sau thay vì phải chuẩn bị
từ ban đầu. Điều này sẽ giúp sinh viên có thêm thời gian để ngủ và thưởng thức
bữa sáng một cách trọn vẹn.

Trong các biện pháp được đề xuất, biện pháp “lập thời gian biểu hợp lý cho
bản thân” được cho là cấp thiết và khả thi nhất, với ĐTB- cấp thiết = 4.19, ĐLC- cấp
thiết = 0.952 và ĐTB- khả thi = 4.29, ĐLC- khả thi = 0.98. Việc này được hiểu, trong
các biện pháp thì việc sinh viên tập trung vào biện pháp “lập thời gian biểu hợp lý cho
bản thân” nhất vì biện pháp mang tính ứng dụng cao và phù hợp với tình hình giới trẻ
hiện tại, họ dễ thu hút bởi các yếu tố bên ngoài mà điển hình là mạng xã hội vì thế việc
lập thời gian biểu hợp lý sẽ giúp họ quản lý được các việc cần làm trong ngày và hoàn
thành nó một cách tốt nhất. Biện pháp được cho là ít cấp thiết nhất, đó là “thiết kế thực
đơn ăn sáng đa dạng và hấp dẫn” với ĐTB = 3.83, ĐLC = 1.129, vì việc thiết kế thực
đơn ăn sáng đa dạng và hấp dẫn sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức để suy nghĩ thay
vào đó họ chỉ cần chọn nhanh chóng các món ăn tiện lợi hay các đồ ăn được bày bán
sẵn ở cửa hàng để có một bữa ăn sáng nhanh và hiệu suất. Thêm vào đó, biện pháp
được cho là ít khả thi nhất đó là “sử dụng các app nhắc nhở” với ĐTB = 3.9 và ĐLC =
1.066, vì việc sử dụng các app hiện nay còn nhiều hạn chế, đa số các app sẽ chứa
quảng cáo điều này sẽ gây phiền toái cho người dùng, bên cạnh đó nó còn chiếm dung
lượng bộ nhớ và gây tốn pin cho điện thoại. Nhìn chung, việc sử dụng app sẽ ít mang
lại hiệu quả thiết thực cho sinh viên trong việc cải thiện việc bỏ bữa sáng. Tóm lại,
việc đánh giá các biện pháp ở mức độ cần thiết và khả thi trong việc cải thiện tình
trạng bỏ bữa sáng của sinh viên khoa Quản trị Kinh doanh tại trường Đại học Văn
Lang được đánh giá ở mức độ cần thiết và khả thi, các biện pháp được đề xuất ở trên
đều dựa vào những cơ sở đánh giá khách quan thực trạng.

19
KẾT LUẬN VÀ KHYẾN NGHỊ

Bữa sáng là một trong những bữa ăn quan trọng trong ngày đối với một người
nhất là sinh viên. Cung cấp cho sinh viên nguồn năng lượng để bắt đầu ngày mới và
hạn chế các bệnh lý nguy hiểm mà việc bỏ bữa sáng gây ra. Tuy nhiên, để sinh viên có
thói quen dùng bữa sáng thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Nghiên cứu đã
xác định được tầm quan trọng của việc bỏ bữa sáng của sinh viên Khoa Quản trị Kinh
doanh tại trường Đại học Văn Lang như: không đủ năng lượng bắt đầu ngày mới, làm
chậm quá trình trao đổi chất của cơ thể, gây mất ổn định đường huyết, giảm hiệu suất
làm việc của não, tinh thần uể oải. Trong đó, các yếu tố khách quan ảnh hưởng nhiều
nhất đến việc bỏ bữa sáng của sinh viên là áp lực từ công việc và học tập, các yếu tố
chủ quan ảnh hưởng nhiều nhất đến việc bỏ bữa sáng của sinh viên là không có thói
quen ăn sáng. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện
tình trạng bỏ bữa sáng của sinh viên khoa Quản trị Kinh doanh tại trường Đại học Văn
Lang bao gồm: lập thời gian biểu hợp lý cho bản thân, sử dụng các món ăn tiện lợi, sử
dụng các app nhắc nhở, thiết kế thực đơn ăn sáng đa dạng và hấp dẫn, chuẩn bị đồ ăn
sáng từ đêm trước.

20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Dr. Sidra Afzal, D. M. (2021). Breakfast Eating Habits among Undergraduate


Students of Diet and Nutrition in Lahore. Annals of R.S.C.B.
2. Hoàng Bảo Duy, T. T. (2023). TÌNH TRẠNG BỎ BỮA SÁNG CỦA TRẺ VỊ
THÀNH NIÊN 12-15 TUỔI . TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM, 6.
3. Hoàng, B. D. (2023). TÌNH TRẠNG BỎ BỮA SÁNG CỦA TRẺ VỊ THÀNH
NIÊN 12-15 TUỔI MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI THANH
HÓA. Tạp Chí Y học Việt Nam.
4. Joy, M. K. (2018). A Survey on Breakfast Habit and Skipping Breakfast among .
Department of Pharmacy, East West University.
5. Mohiuddin, A. (2019). Skipping Breakfast Everyday Keeps Well-being Away.
Acta Medica.
6. Valeria Fugas, B. E. (2013). Breakfast habit and quality in students from two
public primary schools in the city of Santa Fe. Arch Argent Pediatr .

21

You might also like