BỆNH THẬN MẠN

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

BỆNH THẬN MẠN

I. Định nghĩa:
- Bệnh thận mạn (chronic kidney disease) là những bất thường về cấu trúc
hoặc chức năng thận, kéo dài trên 3 tháng và ảnh hưởng lên sức khỏe
người bệnh.
- Chẩn đoán theo CGA:
 C: Cause ( Nguyên nhân)
 G: GFR ( độ lọc cầu thận)
 A: Albumine nước tiểu
II. Chẩn đoán xác định: 1 trong 2 tiêu chuẩn sau:
1. Triệu chứng tổn thương trên 3 tháng:
- Có Albumine nước tiểu (tỷ lệ albumin/ creatinine nước tiểu> 30mg/g hoặc
albumine nước tiểu 24 giờ >30mg)
- Bất thường cặn lắng nước tiểu : tiểu máu , trụ niệu
- Bất thường điện giải hoặc các bất thường khác do rối lọan chức năng ống
thận
- Bất thường về mô bệnh học thận trên sinh thiết thận
- Xét nghiệm hình ảnh học phát hiện thận bất thường (Siêu âm)
- Ghép thận
2. Độ lọc cầu thận (GFR< 60ml/p)
GĐ GFR (ml/p/1,73m2 ¿ Thuật ngữ
1 ≥ 90 Bình thường
2 60-89 Giảm nhẹ
3A 45-59 Giảm nhẹ → TB
3B 30-44 Giảm TB → nặng
4 15-29 Giảm nặng
5 <15 Suy thận

 Theo Albumin nước tiểu hoặc protein nước tiểu có 3 mức độ


III. CHẨN ĐOÁN NGUYÊN NHÂN:
1. Bệnh thận đái tháo đường: Là nguyên nhân thường gặp nhất
2. Bệnh thận xơ hóa do tăng huyết áp
3. Các bệnh cầu thận nguyên phát và thứ phát
4. Các nguyên nhân khác : Viêm thận mô kẽ, bệnh thận đa nang, bệnh
thận tắc nghẽn,..
5. Bất kì nguyên nhân nào của viêm thận cấp có thể trở thận bệnh thận
mạn nếu kéo dài hoặc chậm trễ trong điều trị.

IV. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG:


 Tim mạch :
- THA : Giảm GFR → Aldoterone giữ muối và nước; Quá tải tuần hoàn
- Suy tim sung huyết: Quá tải thể tích; THA; Thiếu máu
- Phù phổi cấp
- Viêm màng ngoài tim : Tăng ure máu 0
 Triệu chứng tiêu hóa:
- Chán ăn
- Buồn nôn
- Đau bụng
 Da: màu xám nhợt do thiếu máu và ứ đọng các sản phẩm chuyển hóa
 Phù
 Triệu chứng thần kinh cơ:
- Hạ calci máu : do giảm chuyển hoá vtm D
- Co giật do tăng ure máu
- Tri giác : lơ mơ, ngủ gà , lú lẫn
- Khám : yếu cơ, thất điều , hc chân không yên
 Huyết học:
- Thiếu máu hồng cầu đẳng sắc đẳng bào: Do thiếu Erythropoietin
- Giảm sản xuất và giảm chức năng bạch cầu
- Rối loạn chức năng tiểu cầu: do tăng ure máu
V. BIẾN CHỨNG:
- Hội chứng Uremia :là một hội chứng lâm sàng và cận lâm sàng, phản ánh
tình trạng rối loạn chức năng của tất cả các cơ quan
- Tăng Kali máu
- Tim mạch : THA cấp cứu , viêm màng trong tim , viêm cơ tim , viêm
màng ngoài tim , rối loạn nhịp tim , suy tim
- Thiếu máu : Do thiếu Erythropoietin
- RL chuyển hóa Ca-P
VI. HỎI BỆNH SỬ
Suy thận mạn tính là tình trạng kéo dài, nên khi bác sĩ sẽ trao đổi với người
bệnh để tìm hiểu về tiền căn cá nhân diễn tiến trên 3 tháng như:

 Tình trạng sưng phù tái đi tái lại nhiều lần


 Tình trạng tiểu máu, tiểu đạm
 Tình trạng tăng huyết áp khó kiểm soát
 Thói quen dùng thuốc giảm đau không kê toa
 Các cơn đau quặn thận
 Tình trạng bị viêm nhiễm đường tiết niệu, sỏi thận.
 Tiền căn gia đình và bản thân có bệnh thận bẩm sinh (thận đa nang…),
bệnh tim mạch như tăng huyết áp,…bệnh đái tháo đường.

VII. ĐIỀU TRỊ:


1. Thay đổi lối sống:
- Tập thể dục, bỏ thuốc lá; ăn nhạt; giảm Protein trong khẩu phần ăn,…
2. Điểu trị bảo tồn:
 Kiểm soát huyết áp:
- Mục tiêu dựa vào albumin niệu:
< 30mg/24h ≤ 140/90mmHg
> 30mg/24h ≥ 130/80mmHg

 Kiểm soát đường huyết: HbA1C nên đưa về khoảng 7%


 Kiểm soát mỡ máu ( Lipid máu):
- LDL <100mg/dL
- HDL>40MG/Dl
- Triqlyceride < 200mg/dL
 Thiếu máu: Duy trì Hb 11-12g/dL
3. Điều trị thay thế
 Thận nhân tạo( Thẩm tách máu, lọc máu, hemodialysis – HD)

Lọc máu là phương pháp thay thế một số chức năng của thận khi
thận không còn hoạt động hiệu quả. Máu của người bệnh theo ống dẫn
qua một hệ thống máy được đặt bên ngoài cơ thể để loại bỏ độc tố, chất
thải. Sau đó, phần máu đã lọc sạch được trả về cơ thể người bệnh. Việc
chạy thận nhân tạo thường được thực hiện 3 lần/ tuần, mỗi lần mất
khoảng 4 giờ.

 Lọc màng bụng (thẩm phân phúc mạc, Peritoneal dialysis – PD)

Lớp màng bên trong bụng (phúc mạc) của người bệnh hoạt động như một bộ
lọc tự nhiên để đào thải chất thải và độc tố ra ngoài. Dịch lọc sẽ theo một ống
nhựa mềm (catheter) chảy vào bụng của người bệnh. Sau khi quá trình lọc kết
thúc, chất lỏng sẽ được xả ra khỏi cơ thể.
Hiện có các cách lọc màng bụng là Lọc màng liên tục ngoại trú (CAPD) và Lọc
màng bụng chu kỳ tự động (APD). Mục đích điều trị cơ bản là giống nhau,
nhưng số lần điều trị và cách thức thực hiện của hai phương pháp này khác
nhau. APD khác với CAPD ở chỗ có sự hỗ trợ của máy tuần hoàn và việc điều
trị thường được thực hiện vào ban đêm, khi người bệnh ngủ. Lọc màng bụng
bằng máy cũng mang lại hiệu quả chất lượng điều trị hơn cho người bệnh.

 Ghép thận
Cấy ghép thận là biện pháp phẫu thuật dùng để thay thế thận đã bị
mất chức năng bằng một quả thận khỏe mạnh để duy trì sự sống cho
người bệnh. Nguồn thận sẽ được lấy từ người hiến tặng còn sống hoặc
người đã chết não, chết tim (tim ngừng đập). Quá trình ghép thận cần có
thời gian, vì việc tìm người hiến tặng tương đối phức tạp.

You might also like