TUẦN 1

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 19

TIẾNG VIỆT

Aa
A. Mục tiêu:
1. Năng lực:
- Năng lực chung: Giao tiếp và hợp tác
+ Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm.
- Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ
+ Biết trao đổi với bạn bè về sự vật, hoạt động được đặt tên chủ đề gợi ra, sử dụng được
một số từ khóa sẽ xuất hiện trong các bài học thuộc chủ đề: Những bài học đầu tiên.
+ Biết trao đổi với bạn về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh.
+ Đọc được, viết được chữ a và số 1.
+ Nhận biết được tiếng có âm chữ a, nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có âm chữ a.
2. Phẩm chất:
+ Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết.
B. Chuẩn bị:
1. GV:
- SGV, Thẻ chữ a (in thường, in hoa, viết thường).
- Một số tranh ảnh minh họa kèm thẻ từ (gà, bà, lá, số 1, 2, 3...)
- Tranh chủ đề (nếu có)
2. HS: - SHS, VTV
C. Các hoạt động dạy học:
TIẾT 1
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ:
* Mục tiêu: Gây hứng thú học tập cho HS.
* Cách tiến hành:
- Tổ chức cho HS hát vui (chọn bài liên quan đến chủ đề). - HS ổn định và hát đúng bài hát.
2. Khởi động:
* Mục tiêu:
- Biết trao đổi với các bạn về các sự vật, hoạt động, trạng thái
có tên gọi chứa chữ a.
* Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS mở sách, tìm đúng trang của bài học cùng - HS mở sách trang 10.
bạn thảo luận về tên chủ đề của bài học. - HS quan sát tranh chủ đề (nếu có).
+ Quan sát tranh và cho biết tranh vẽ gì? + Tranh vẽ: ba, bà, má, lá, hoa…
+ Trong các tiếng vừa tìm được có gì giống nhau? + Các tiếng có chứa chữ a.
- GV liên hệ giới thiệu bài và viết lên bảng: - HS lắng nghe.
"A a". - HS đọc tựa bài "A a".
3. Nhận diện âm chữ mới:
* Mục tiêu:
- Nhận diện được chữ a (chữ in hoa, chữ in thường)
* Cách tiến hành:
- Cho HS quan sát chữ a in thường, in hoa. - HS quan sát.
4. Đọc âm chữ mới:
* Mục tiêu:
- Đọc được chữ a.
* Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn đọc chữ a. - HS nghe.
- HS đọc cá nhân, đọc nhóm đôi chữ a.
5. Tập viết:
* Mục tiêu:
- Viết được chữ a và số 1.
* Cách tiến hành:
 Viết vào bảng con:
● Viết chữ a:
- GV viết mẫu và phân tích cấu tạo nét chữ của chữ a. - HS quan sát.
- HS viết chữ a vào bảng con.
- HS nhận xét bài viết của mình, của bạn,
sửa lỗi nếu có.
● Viết số 1:
- GV đọc số 1. - HS đọc số 1.
- GV viết mẫu và phân tích hình thức và chữ viết của số 1. - HS quan sát.
- HS viết số 1 vào bảng con.
- HS nhận xét bài viết của mình, của bạn,
sửa lỗi nếu có.
 Viết vào vở tập viết:
- Cho HS viết chữ a và số 1 vào VTV. - HS viết bài vào vở.
- GV nhận xét sửa sai cho học sinh. - HS nhận xét bài viết của mình, của bạn,
sửa lỗi nếu có.

TIẾT 2
6. Mở rộng từ ngữ chứa tiếng có âm chữ mới:
* Mục tiêu:
- Nhận biết được tiếng có âm chữ a, nói được câu có từ ngữ
chứa tiếng vừa học.
* Cách tiến hành:
+ Yêu cầu HS quan sát tranh, tìm từ có tiếng âm chữ a. + HS tìm: Lá, bà, gà trống, ba mang ba lô.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm. - HS thảo luận dùng ngón trỏ nối a và hình
lá, bà, gà trống, ba mang ba lô.
- Nói câu có chứa từ ngữ: lá, bà, gà trống, ba - HS nói.
mang ba lô.
+ Yêu cầu HS tìm thêm chữ a bằng việc quan sát môi trường + HS tìm: má, trán, cá, cà,…
chữ viết xung quanh.
 VD: Ở bảng tên của em, của bạn, ở bảng chữ cái, Năm điều
Bác Hồ dạy,...
7. Hoạt động mở rộng:
* Mục tiêu:
- Củng cố, khắc sâu bài học.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS quan sát tranh trả lời câu hỏi. - HS quan sát tranh trả lời câu hỏi.
+ Tranh vẽ những ai? + Bé và mẹ
+ Bạn nhỏ đang làm gì? + Bạn nhỏ đang đi
+ Chữ gì trong bóng nói gắn với bạn nhỏ? + Chữ A
+ Đọc câu bóng nói gắn với bạn nhỏ "A" - Vài HS nói trước lớp câu có từ a, biểu thị
sự ngạc nhiện.
+ A, ba về.
+ A, mẹ ơi gà kìa.
+ A, sách đẹp quá.
- GV tổ chức trò chơi vận động kết hợp nói / hát phỏng theo vè - HS chơi trò chơi.
như: Hôm nay em học chữ a, có ba, có má, lại có cả bà. La, là,
lá, la.
8. Củng cố, dặn dò:
+ Hôm nay các em học bài gì? + Chữ A a.
- GV gọi vài HS đọc bài - Vài học sinh đọc bài.
- Dặn về xem trước bài tiết sau (Bài b) - HS lắng nghe.
NHẬN XÉT – BỔ SUNG

TIẾNG VIỆT
Bb
A. Mục tiêu:
1. Năng lực:
- Năng lực chung: Giao tiếp và hợp tác
+ Hình thành năng lực hợp tác qua việc hoạt động nhóm.
- Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ
+ Quan sát tranh khởi động, biết trao đổi với bạn về các sự vật, hoạt động được vẽ trong
tranh có tên gọi có tiếng chứa âm chữ b (bé, ba, bà, bế, bé,...)
+ Nhận diện được sự tương hợp giữa âm và chữ b.
+ Đọc được chữ b, ba.
+ Viết được chữ b, ba, số 2.
+ Nhận biết được tiếng có âm chữ b, nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có âm b.
2. Phẩm chất:
+ Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết.
B. Chuẩn bị:
1. GV:
- SGV, Thẻ chữ b (in thường, in hoa, viết thường).
- Một số tranh ảnh minh họa kèm thẻ từ con ba ba, con rùa.
- Bài hát Cháu yêu bà, Búp bê bằng bông.
2. HS: - SGK, VTV
C. Các hoạt động dạy học:
TIẾT 1
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ:
* Mục tiêu: Gây hứng thú học tập cho HS.
* Cách tiến hành:
- Tổ chức cho HS hát. - HS ổn định và hát đúng bài hát.
- Gọi vài HS lên nói, viết, đọc chữ a, nói câu có từ a; Hoặc câu - HS lên nói, đọc, viết theo yêu cầu.
có tiếng chứa âm a.
- Nhận xét, tuyên dương.
2. Khởi động:
* Mục tiêu:
- Biết trao đổi với các bạn về các sự vật, hoạt động, trạng thái
có tên gọi chứa chữ b (bé, ba, bà, bế, bé,...)
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS mở sách, tìm đúng trang 12. - HS mở sách trang 12.
+ Quan sát tranh và cho biết tranh vẽ gì? - HS quan sát tranh và trả lời: bé, bà, ba,
bế bé.
+ Trong các tiếng vừa tìm được có gì giống nhau? + Các tiếng có chứa chữ b.
- GV liên hệ giới thiệu bài và viết lên bảng: "B b". - HS lắng nghe.
- HS đọc tựa bài "B b".
3. Nhận diện âm chữ mới, tiếng có âm chữ mới:
* Mục tiêu:
- Nhận diện được chữ b (chữ in hoa, chữ in thường).
* Cách tiến hành:
 Nhận diện âm chữ mới:
- Cho HS quan sát chữ b in thường, in hoa. - HS quan sát.
- GV đọc chữ b - HS đọc chữ b.
 Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng:
+ Có chữ b rồi, để được tiếng ba thì làm như thế nào? + Thêm chữ a.
- Yêu cầu HS phân tích tiếng ba.
- GV đánh vần tiếng ba (bờ - a - ba). - HS phân tích (gồm âm b, âm a).
- HS đánh vần bờ - a - ba.
4. Đánh vần tiếng khóa, đọc trơn từ khóa:
* Mục tiêu:
- Đọc được chữ b, ba.
* Cách tiến hành:
+ Các em quan sát từ ba và cho biết trong từ ba có âm nào hôm + Âm b trong tiếng ba.
nay mình học?
- GV hướng dẫn đánh vần tiếng ba: (bờ - a - ba). - HS đánh vần tiếng ba: (bờ - a - ba).
- GV đọc trơn ba.
- HS đọc trơn ba.
5. Tập viết:
* Mục tiêu:
- Viết được chữ b, ba và số 2.
* Cách tiến hành:
 Viết vào bảng con:
● Viết chữ b, ba:
- GV viết mẫu và phân tích cấu tạo nét chữ của con chữ b. - HS quan sát.
- HS viết con chữ b vào bảng con.
- HS nhận xét bài viết của mình, của bạn,
sửa lỗi nếu có.
- GV viết mẫu và phân tích cấu tạo của chữ ba (chữ b đứng - HS quan sát
trước chữ a đứng sau) - HS viết chữ ba vào bảng con
- HS nhận xét bài viết của mình, của bạn,
sửa lỗi nếu có
● Viết số 2:
- GV đọc số 2. - HS đọc số 2.
- GV viết mẫu và phân tích hình thức và chữ viết của số 2. - HS quan sát.
- HS viết số 2 vào bảng con.
- HS nhận xét bài viết của mình, của bạn,
sửa lỗi nếu có.
 Viết vào vở tập viết:
- Cho HS viết chữ b, ba và số 2 vào VTV. - HS viết bài vào vở.
- GV nhận xét sửa sai cho học sinh. - HS nhận xét bài viết của mình, của bạn,
sửa lỗi nếu có.

TIẾT 2
6. Mở rộng từ ngữ chứa tiếng có âm chữ mới và luyện tập
đánh vần, đọc trơn:
* Mục tiêu:
- Nhận biết được tiếng có âm chữ b, nói được câu có từ ngữ
chứa tiếng có âm b
* Cách tiến hành:
 Mở rộng từ ngữ chứa tiếng có âm chữ mới:
+ Yêu cầu HS quan sát tranh, tìm từ có tiếng âm chữ b. + HS tìm: bàn, bẻ, bóng, ba ba.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm.
- HS thảo luận dùng ngón trỏ nối chữ b và
- Nói câu có chứa từ ngữ: bàn hoặc bẻ, bóng, ba ba. hình bàn, bẻ, bóng, bưởi, ba ba.
+ Yêu cầu HS tìm thêm chữ b bằng việc quan sát môi trường - HS nói.
chữ viết xung quanh.
+ HS tìm: bún bò, bánh bò, bánh bao,
bánh canh.
 Luyện tập đánh vần, đọc trơn:
- GV đọc mẫu từ ba ba: bờ - a - ba/ bờ - a - ba. - HS đánh vần từ ba ba: bờ - a - ba/ bờ - a
- ba
- GV đọc trơn ba ba. - HS đọc trơn ba ba
- GV giải nghĩa từ ba ba bằng cách cho HS xem tranh con ba
ba.
7. Hoạt động mở rộng:
* Mục tiêu:
- Củng cố, khắc sâu bài học.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS quan sát tranh trả lời câu hỏi. - HS quan sát tranh trả lời câu hỏi.
+ Tranh vẽ những gì? + Tranh vẽ bé.
+ Tranh gợi bài hát nào? + Bài hát cháu yêu bà, búp bê bằng bông.
- GV tổ chức trò chơi vận động bằng cách hát một câu hoặc - HS hát.
hỏi ở mẫu giáo em đã hát bài nào, có những từ như búp bê,
bươm bướm.
8. Củng cố, dặn dò:
+ Hôm nay các em học bài gì? + Chữ B b.
- GV gọi vài HS đọc bài - Vài học sinh đọc bài.
- Dặn về xem trước bài tiết sau (Bài C, dấu huyền, dấu sắc) - HS lắng nghe.
NHẬN XÉT – BỔ SUNG
TIẾNG VIỆT
C c – DẤU HUYỀN, DẤU SẮC
A. Mục tiêu:
1. Năng lực:
- Năng lực chung: Giao tiếp và hợp tác
+ Hình thành năng lực hợp tác qua việc hoạt động nhóm.
- Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ
+ Quan sát tranh khởi động, biết trao đổi với bạn về các sự vật, hoạt động được vẽ trong
tranh có tên gọi có tiếng chứa âm chữ c, dấu huyền, dấu sắc (công, cò, cá, cào cào)
+ Nhận diện được sự tương hợp giữa âm và chữ c, dấu huyền, dấu sắc
+ Đọc được chữ c, ca, cà, cá
+ Viết được chữ c, ca, cà, cá, số 3
+ Nhận biết được, nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có âm c, dấu huyền, dấu sắc
2. Phẩm chất chăm chỉ:
+ Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết.
B. Chuẩn bị:
1. GV:
- SGK, SGV Thẻ chữ c (in thường, in hoa, viết thường)
- Một số tranh ảnh minh họa kèm thẻ từ
- Bài hát Con cào cào / Con cua đá
2. HS: VTV, SGK
C. Hoạt động lên lớp:
TIẾT 1
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ:
* Mục tiêu: Gây hứng thú học tập cho HS.
* Cách tiến hành:
- Tổ chức cho HS hát. - HS ổn định và hát đúng bài hát.
- Gọi vài HS lên nói, viết, đọc chữ b, nói câu có từ b; Hoặc câu - HS lên nói, đọc, viết theo yêu cầu.
có tiếng chứa âm b.
- Nhận xét, tuyên dương.
2. Khởi động:
* Mục tiêu:
- Biết trao đổi với các bạn về các sự vật, hoạt động, trạng thái
có tên gọi chứa chữ c, dấu huyền, dấu sắc (công, cò, cá, cào
cào).
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS mở sách, tìm đúng trang 14. - HS mở sách trang 14.
+ Quan sát tranh và cho biết tranh vẽ gì? - HS quan sát tranh và trả lời: cây cỏ, con
công, cò, cá, cào cào.
+ Trong các tiếng vừa tìm được có gì giống nhau? + Các tiếng có chứa chữ c, dấu huyền, dấu
sắc.
- GV liên hệ giới thiệu bài và viết lên bảng: "C c, dấu huyền, - HS lắng nghe.
dấu sắc". - HS đọc tựa bài "C c, dấu huyền, dấu
sắc".
3. Nhận diện âm chữ mới, tiếng có âm chữ mới:
* Mục tiêu:
- Nhận diện được chữ b (chữ in hoa, chữ in thường), dấu
huyền, dấu sắc.
* Cách tiến hành:
 Nhận diện âm chữ mới:
● Nhận diện âm c:
- Cho HS quan sát chữ c in thường, in hoa. - HS quan sát.
- GV đọc chữ c - HS đọc chữ c.
● Nhận diện thanh huyền (dấu huyền):
- GV đọc: a – à, ba – bà, ca – cà. - HS nghe.
+ Vậy em nào tìm ra được điểm khác nhau giữa 3 cặp từ thầy + Tiếng có thanh huyền và tiếng không có.
vừa đọc?
- GV đọc các từ: cò, bò, đò, hò. - HS nghe.
 Các từ này có điểm giống nhau là có dấu huyền. - HS nghe.
- GV ghi bảng “dấu huyền”. - HS quan sát.
- GV đọc dấu huyền. - HS đọc cá nhân, đọc nhóm 2.
● Nhận diện thanh sắc (dấu sắc):
- GV đọc: ca - cá; mi - mí; đa - đá. - HS nghe.
+ Vậy em nào tìm ra được điểm khác nhau giữa 3 cặp từ thầy + Tiếng có thanh sắc và tiếng không có.
vừa đọc?
- GV đọc từ má, mắt, tóc. - HS nghe.
 Các từ này có điểm giống nhau là có dấu sắc. - HS nghe.
- GV ghi bảng “dấu sắc”. - HS quan sát.
- GV đọc dấu sắc. - HS đọc cá nhân, đọc nhóm 2.
 Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng:
● Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng có âm c:
- Yêu cầu HS quan sát mô hình đánh vần tiếng ca. - HS quan sát mô hình đánh vần tiếng ca.
- Yêu cầu HS phân tích tiếng ca. - HS phân tích (gồm âm c, âm a).
+ Em nào đánh vần tiếng ca? + Cờ - a – ca.
- GV nhận xét, đánh vần tiếng ca (cờ - a - ca). - HS nghe và đánh vần cá nhân, nhóm 2.
● Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng có thanh huyền:
- Yêu cầu HS quan sát mô hình đánh vần tiếng cà. - HS quan sát mô hình đánh vần tiếng cà.
- Yêu cầu HS phân tích tiếng cà. - HS phân tích (gồm âm c, âm a, thanh
huyền trên đầu âm a).
+ Em nào đánh vần tiếng cà? + Cờ - a - ca - huyền - cà.
- GV nhận xét, đánh vần tiếng cà (cờ - a - ca - huyền - cà). - HS nghe và đánh vần cá nhân, nhóm 2.
● Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng có thanh sắc:
- Yêu cầu HS quan sát mô hình đánh vần tiếng cá. - HS quan sát mô hình đánh vần tiếng cá.
- Yêu cầu HS phân tích tiếng cá. - HS phân tích (gồm âm c, âm a, thanh sắc
trên đầu âm a).
+ Em nào đánh vần tiếng cá? + Cờ - a - ca - sắc - cá.
- GV nhận xét, đánh vần tiếng cá (cờ - a - ca - sắc - cá). - HS nghe và đánh vần cá nhân, nhóm 2.
4. Đánh vần tiếng khóa, đọc trơn từ khóa:
* Mục tiêu:
- Đọc được chữ c, ca, cà, cá.
* Cách tiến hành:
 Đánh vần và đọc trơn từ khóa ca:
+ Các em quan sát từ ca và cho biết trong từ ca có âm nào hôm + Âm c trong tiếng ca.
nay mình học?
- GV hướng dẫn đánh vần tiếng ca: (cờ - a - ca). - HS đánh vần tiếng ca: (cờ - a - ca).
- GV đọc trơn ca. - HS đọc trơn ca.
 Đánh vần và đọc trơn từ khóa cà:
- Yêu cầu HS quan sát từ cà, phát hiện âm c trong tiếng cà và - HS quan sát từ cà, phát hiện âm c trong
thanh huyền. tiếng cà và thanh huyền.
- GV hướng dẫn đánh vần tiếng cà: (cờ - a - huyền - cà). - HS đánh vần tiếng cà: (cờ - a - huyền -
- GV đọc trơn cà. cà).
- HS đọc trơn cà.
 Đánh vần và đọc trơn từ khóa cá:
- Yêu cầu HS quan sát từ cá, phát hiện âm c trong tiếng cá và - HS quan sát từ cá, phát hiện âm c trong
thanh sắc. tiếng cá và thanh sắc.
- GV hướng dẫn đánh vần tiếng cá: (cờ - a - sắc - cá). - HS đánh vần tiếng cá: (cờ - a - sắc - cá).
- GV đọc trơn cá.
- HS đọc trơn cá.
5. Tập viết:
* Mục tiêu:
- Viết được chữ c, ca, cà, cá và số 3.
* Cách tiến hành:
 Viết vào bảng con:
● Viết chữ c, ca, cà, cá:
- GV viết mẫu và phân tích cấu tạo nét chữ của con chữ c. - HS quan sát.
- HS viết con chữ c vào bảng con.
- HS nhận xét bài viết của mình, của bạn,
sửa lỗi nếu có.
- GV viết mẫu và phân tích cấu tạo của chữ ca (chữ c đứng - HS quan sát.
trước chữ a đứng sau) - HS viết chữ ca vào bảng con.
- HS nhận xét bài viết của mình, của bạn,
sửa lỗi nếu có.
- GV viết mẫu và phân tích cấu tạo của chữ cà - HS quan sát.
(chữ c đứng trước chữ a đứng sau, dấu huyền đặt trên chữ a)- HS viết chữ cà vào bảng con.
- HS nhận xét bài viết của mình, của bạn,
sửa lỗi nếu có.
- GV viết mẫu và phân tích cấu tạo của chữ cá (chữ c đứng - HS quan sát.
trước chữ a đứng sau, dấu sắc đặt trên chữ a) - HS viết chữ cá vào bảng con.
- HS nhận xét bài viết của mình, của bạn,
sửa lỗi nếu có.
● Viết số 3:
- GV đọc số 3. - HS đọc số 3.
- GV viết mẫu và phân tích hình thức và chữ viết của số 3. - HS quan sát.
- HS viết số 3 vào bảng con.
- HS nhận xét bài viết của mình, của bạn,
sửa lỗi nếu có.
 Viết vào vở tập viết:
- Cho HS viết chữ c, ca, cà, cá và số 3 vào VTV. - HS viết bài vào vở.
- GV nhận xét sửa sai cho học sinh. - HS nhận xét bài viết của mình, của bạn,
sửa lỗi nếu có.

TIẾT 2
6. Mở rộng từ ngữ chứa tiếng có âm chữ mới và luyện tập
đánh vần, đọc trơn:
* Mục tiêu:
- Nhận biết được tiếng có âm chữ c, nói được câu có từ ngữ
chứa tiếng có âm c, dấu huyền, dấu sắc.
* Cách tiến hành:
 Mở rộng từ ngữ chứa tiếng có âm chữ mới:
+ Yêu cầu HS quan sát tranh, tìm từ có tiếng âm chữ c. + HS tìm: Cò, cáo, cam, cua.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm.
- HS thảo luận dùng ngón trỏ nối chữ c và
- Nói câu có chứa từ ngữ: Cò, cáo, cam, cua. Cò, cáo, cam, cua.
+ Yêu cầu HS tìm thêm chữ c, dấu huyền, dấu sắc bằng việc - HS nói.
quan sát môi trường chữ viết xung quanh. + HS tìm: Cái cổ, cô giáo, cửa sổ,...
 Luyện tập đánh vần, đọc trơn:
- GV đọc mẫu từ ca, cà, cá: - HS đánh vần từ ca, cà, cá.
+ cờ - a - ca - (ca). + cờ - a - ca - (ca).
+ cờ - a - ca - huyền - cà - (cà). + cờ - a - ca - huyền - cà - (cà).
+ cờ - a - ca - sắc - cá - (cá). + cờ - a - ca - sắc - cá - (cá).
- GV đọc trơn ca, cà, cá. - HS đọc trơn ca, cà, cá.
- GV giải nghĩa từ ca, cà, cá bằng cách cho HS xem tranh. - HS quan sát.
7. Hoạt động mở rộng:
* Mục tiêu:
- Củng cố, khắc sâu bài học.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS quan sát tranh trả lời câu hỏi. - HS quan sát tranh trả lời câu hỏi.
+ Tranh vẽ những gì? + Tranh vẽ con cào cào, nốt nhạc.
+ Tranh gợi bài hát nào? + Bài hát Con cào cào.
- GV tổ chức trò chơi vận động bằng cách hát một câu hoặc hỏi - HS hát.
ở mẫu giáo em đã hát bài nào, có những từ như cào cào.
8. Củng cố, dặn dò:
+ Hôm nay các em học bài gì? + Chữ C c, dấu huyền, dấu sắc.
- GV gọi vài HS đọc bài - Vài học sinh đọc bài.
- Dặn về xem trước bài tiết sau (Bài O) - HS lắng nghe.
NHẬN XÉT – BỔ SUNG

TIẾNG VIỆT
O o – DẤU HỎI
A. Mục tiêu:
1. Năng lực:
- Năng lực chung: Giao tiếp và hợp tác
+ Hình thành năng lực hợp tác qua việc hoạt động nhóm.
- Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ
+ Quan sát tranh khởi động, biết trao đổi với bạn về các sự vật, hoạt động được vẽ trong
tranh có tên gọi có tiếng chứa âm o, dấu hỏi (bò, cỏ, thỏ, đỏ, mỏ chim, bỏ rác).
+ Nhận diện được sự tương hợp giữa âm và chữ o, dấu hỏi.
+ Đọc được chữ o, cỏ.
+ Viết được chữ c, cỏ, số 4
+ Nhận biết được, nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có âm o, dấu hỏi.
2. Phẩm chất chăm chỉ:
+ Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết.
B. Chuẩn bị:
1. GV:
- SGK, SGV Thẻ chữ o (in thường, in hoa, viết thường)
- Một số tranh vẽ gà, bò, bê, nghé, trâu.
2. HS: VTV, SGK
C. Hoạt động lên lớp:
TIẾT 1
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ:
* Mục tiêu: Gây hứng thú học tập cho HS.
* Cách tiến hành:
- Tổ chức cho HS hát. - HS ổn định và hát đúng bài hát.
- Gọi vài HS lên nói, viết, đọc chữ c, nói câu có từ c; Hoặc - HS lên nói, đọc, viết theo yêu cầu.
câu có tiếng chứa âm c.
- Nhận xét, tuyên dương.
2. Khởi động:
* Mục tiêu:
- Biết trao đổi với các bạn về các sự vật, hoạt động, trạng
thái có tên gọi chứa chữ o, dấu hỏi (bò, cỏ, thỏ, đỏ, mỏ chim,
bỏ rác).
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS mở sách, tìm đúng trang 16. - HS mở sách trang 16.
+ Quan sát tranh và cho biết tranh vẽ gì? - HS quan sát tranh và trả lời: bò, cỏ, thỏ,
đỏ, mỏ chim, bỏ rác.
+ Trong các tiếng vừa tìm được có gì giống nhau? + Các tiếng có chứa chữ o, dấu hỏi.
- GV liên hệ giới thiệu bài và viết lên bảng: "O o, dấu hỏi". - HS lắng nghe.
- HS đọc tựa bài "O o, dấu hỏi".
3. Nhận diện âm chữ mới, tiếng có âm chữ mới:
* Mục tiêu:
- Nhận diện được chữ o (chữ in hoa, chữ in thường), dấu hỏi.
* Cách tiến hành:
 Nhận diện âm chữ mới:
● Nhận diện âm o:
- Cho HS quan sát chữ o in thường, in hoa. - HS quan sát.
- GV đọc chữ o - HS đọc chữ o.
● Nhận diện thanh hỏi (dấu hỏi):
- GV đọc: bo – bỏ, co – cỏ, đo – đỏ. - HS nghe.
+ Vậy em nào tìm ra được điểm khác nhau giữa 3 cặp từ thầy + Tiếng có thanh hỏi và tiếng không có.
vừa đọc?
- GV đọc các từ: bỏ, cỏ, đỏ. - HS nghe.
 Các từ này có điểm giống nhau là có dấu hỏi. - HS nghe.
- GV ghi bảng “dấu hỏi”. - HS quan sát.
- GV đọc dấu hỏi. - HS đọc cá nhân, đọc nhóm 2.
 Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng:
● Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng có âm o:
- Yêu cầu HS quan sát mô hình đánh vần tiếng bò. - HS quan sát mô hình đánh vần tiếng bò.
- Yêu cầu HS phân tích tiếng bò. - HS phân tích (gồm âm b, âm o, dấu
huyền).
+ Em nào đánh vần tiếng bò? + bờ - o - bo - huyền - bò.
- GV nhận xét, đánh vần tiếng bò (bờ - o - bo - huyền - bò). - HS nghe và đánh vần cá nhân, nhóm 2.
● Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng có thanh hỏi:
- Yêu cầu HS quan sát mô hình đánh vần tiếng cỏ. - HS quan sát mô hình đánh vần tiếng cỏ.
- Yêu cầu HS phân tích tiếng cỏ. - HS phân tích (gồm âm c, âm o, thanh hỏi
trên đầu âm o).
+ Em nào đánh vần tiếng cỏ? + Cờ - o - co - hỏi - cỏ.
- GV nhận xét, đánh vần tiếng cà (Cờ - o - co - hỏi - cỏ). - HS nghe và đánh vần cá nhân, nhóm 2.
4. Đánh vần tiếng khóa, đọc trơn từ khóa:
* Mục tiêu:
- Đọc được chữ o, bò, cỏ.
* Cách tiến hành:
 Đánh vần và đọc trơn từ khóa bò:
+ Các em quan sát từ bò và cho biết trong từ bò có âm nào hôm + Âm o trong tiếng bò.
nay mình học?
- GV hướng dẫn đánh vần tiếng bò: (bờ - o - bo - huyền - bò). - HS đánh vần tiếng bò: (bờ - o - bo -
- GV đọc trơn bò. huyền - bò).
- HS đọc trơn bò.
 Đánh vần và đọc trơn từ khóa cỏ:
- Yêu cầu HS quan sát từ cỏ, phát hiện âm o trong tiếng cỏ và - HS quan sát từ cỏ, phát hiện âm o trong
thanh hỏi. tiếng cỏ và thanh hỏi.
- GV hướng dẫn đánh vần tiếng cỏ: (Cờ - o - co - hỏi - cỏ). - HS đánh vần tiếng cỏ: (Cờ - o - co - hỏi -
- GV đọc trơn cỏ. cỏ).
- HS đọc trơn cỏ.
5. Tập viết:
* Mục tiêu:
- Viết được chữ o, cỏ và số 4.
* Cách tiến hành:
 Viết vào bảng con:
● Viết chữ o, cỏ:
- GV viết mẫu và phân tích cấu tạo nét chữ của con chữ o. - HS quan sát.
- HS viết con chữ o vào bảng con.
- HS nhận xét bài viết của mình, của bạn,
sửa lỗi nếu có.
- GV viết mẫu và phân tích cấu tạo của chữ cỏ (chữ c đứng - HS quan sát.
trước chữ o đứng sau, dấu hỏi đặt trên chữ o) - HS viết chữ cỏ vào bảng con.
- HS nhận xét bài viết của mình, của bạn,
sửa lỗi nếu có.
● Viết số 4:
- GV đọc số 4. - HS đọc số 4.
- GV viết mẫu và phân tích hình thức và chữ viết của số 4. - HS quan sát.
- HS viết số 4 vào bảng con.
- HS nhận xét bài viết của mình, của bạn,
sửa lỗi nếu có.
 Viết vào vở tập viết:
- Cho HS viết chữ o, cỏ và số 4 vào VTV. - HS viết bài vào vở.
- HS nhận xét bài viết của mình, của bạn,
- GV nhận xét sửa sai cho học sinh. sửa lỗi nếu có.

TIẾT 2
6. Mở rộng từ ngữ chứa tiếng có âm chữ mới và luyện tập
đánh vần, đọc trơn:
* Mục tiêu:
- Nhận biết được tiếng có âm chữ o, nói được câu có từ ngữ
chứa tiếng có âm o, dấu hỏi.
* Cách tiến hành:
 Mở rộng từ ngữ chứa tiếng có âm chữ mới:
+ Yêu cầu HS quan sát tranh, tìm từ có tiếng âm chữ o. + HS tìm: thỏ, cọ, chó, bọ.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm.
- HS thảo luận dùng ngón trỏ nối chữ o và
thỏ, cọ, chó, bọ.
- Nói câu có chứa từ ngữ: thỏ, cọ, chó, bọ. - HS nói.
+ Yêu cầu HS tìm thêm chữ c, dấu hỏi bằng việc quan sát môi + HS tìm: ngón trỏ, cùi chõ, gõ, ho,...
trường chữ viết xung quanh.
 Luyện tập đánh vần, đọc trơn:
- GV đọc mẫu từ bò, cỏ: - HS đánh vần từ bò, cỏ.
+ bờ - o - bo - huyền - bò- (bò). + bờ - o - bo - huyền - bò- (bò).
+ cờ - o - co - hỏi - cỏ - (cỏ). + cờ - o - co - hỏi - cỏ - (cỏ).
- GV đọc trơn bò, cỏ. - HS đọc trơn bò, cỏ.
- GV giải nghĩa từ bò, cỏ bằng cách cho HS xem tranh. - HS quan sát.
7. Hoạt động mở rộng:
* Mục tiêu:
- Củng cố, khắc sâu bài học.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS quan sát tranh trả lời câu hỏi. - HS quan sát tranh trả lời câu hỏi.
+ Tranh vẽ những gì? + Tranh vẽ con gà trống và con bò.
+ Con gà trống gáy như thế nào? + Ò ò o.
+ Con bò kêu như thế nào? + Ụm bò.
- GV tổ chức trò chơi vận động bằng cách hát một câu hoặc hỏi - HS hát.
ở mẫu giáo em đã hát bài nào, có những từ như ò ó o.
8. Củng cố, dặn dò:
+ Hôm nay các em học bài gì? + Chữ O o, dấu hỏi.
- GV gọi vài HS đọc bài - Vài học sinh đọc bài.
- Dặn về xem trước bài tiết sau (Bài thực hành) - HS lắng nghe.
NHẬN XÉT – BỔ SUNG
TIẾNG VIỆT
THỰC HÀNH
A. Mục tiêu:
1. Năng lực:
- Năng lực chung: Giao tiếp và hợp tác
+ Hình thành năng lực hợp tác qua việc hoạt động nhóm; phát triển năng lực giải
quyết vấn đề và sáng tạo qua việc thực hiện các bài tập.
- Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ
+ Kể đúng, đọc đúng các âm chữ, dấu ghi thanh: a, b, c, huyền, sắc, o, hỏi.
+ Nhận diện được âm chữ và dấu ghi thanh được học trong tiếng, từ.
+ Đánh vần tiếng có âm chữ được học và đọc câu ứng dụng.
+ Hiểu được nghĩa của câu đã đọc ở mức độ đơn giản.
2. Phẩm chất chăm chỉ:
+ Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết; rèn luyện phẩm chất trung thực
qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra đánh giá.
B. Chuẩn bị:
1. GV:
- SGK, SGV Một số thẻ từ, câu.
- Bảng phụ ghi các từ ngữ, câu cần thực hành (nếu có).
2. HS: VTV, SGK, VBT.
C. Hoạt động lên lớp:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ:
* Mục tiêu: Gây hứng thú học tập cho HS.
* Cách tiến hành:
- Tổ chức cho HS hát. - HS ổn định và hát đúng bài hát.
- Gọi vài HS lên nói, viết, đọc câu có từ ngữ chứa tiếng có âm - HS lên nói, đọc, viết theo yêu cầu.
chữ, dấu thanh đã học trong tuần.
- Nhận xét, tuyên dương.
2. Luyện tập đánh vần, đọc trơn, tìm hiểu nội dung bài
đọc:
* Mục tiêu:
- Đánh vần tiếng có âm chữ được học và đọc câu ứng dụng.
Hiểu được nghĩa câu đơn giản.
* Cách tiến hành:
 Luyện tập đánh vần, đọc trơn từ ngữ:
- GV đọc câu Bò có cỏ/ Cò có cá. - HS lắng nghe.
+ Tìm các tiếng có âm chữ mới học có trong câu: Bò có cỏ. Cò - HS trả lời: B, o, c, a.
có cá.
- Yêu cầu HS đọc trơn/ đánh vần từ chứa âm - HS đọc.
chữ mới học.
 Luyện tập đọc trơn và tìm hiểu nội dung bài đọc:
- GV đọc mẫu. - HS lắng nghe, quan sát.
- HS đọc thành tiếng câu/ đoạn:
Bò có cỏ/ Cò có cá.
- Yêu cầu HS tìm hiểu nghĩa của câu/ đoạn ("con gì có cỏ?", - HS tìm hiểu nghĩa của câu/ đoạn ("con gì
"cá của con gì?") có cỏ?", "cá của con gì?")
- Yêu cầu HS thực hiện bài tập nối vế câu. - HS làm bài.
- Nhận xét, tuyên dương. - HS nhận xét, đánh giá bài làm của mình
và của bạn.
3. Luyện tập thực hành các âm chữ mới:
* Mục tiêu:
- Thực hành các âm chữ mới.
* Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS quan sát các kí hiệu dùng trong vở bài tập - HS nghe.
để các em thực hiện các bài tập: nối sơ đồ, nối chữ, chọn từ
đúng, điền phụ âm đầu…
- Yêu cầu HS làm bài tập. - HS làm bài.
- Nhận xét, tuyên dương. - HS nhận xét, đánh giá bài làm của mình,
của bạn.
4. Củng cố, dặn dò:
+ Hôm nay các em học bài gì? + Học bài thực hành.
- Hôm nay các em đã thực hành các bài tập ôn lại chủ đề đầu - Vài học sinh đọc bài.
tiên: Những bài học đầu tiên. Bây giờ các em hãy nhớ và đọc
lại các âm chữ, dấu thanh mình đã học cho Thầy và các bạn
cùng nghe.
- Dặn về xem trước bài tiết sau (Bài ôn tập và kể chuyện)
- HS lắng nghe.
NHẬN XÉT – BỔ SUNG
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP (tiết 1)
A. Mục tiêu:
1. Năng lực:
- Năng lực chung: Giao tiếp và hợp tác
+ Hình thành năng lực hợp tác qua việc hoạt động nhóm, phát triển năng lực giải quyết
vấn đề và sáng tạo qua việc thực hiện các bài tập.
- Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ
+ Cũng cố được các âm chữ, dấu ghi thanh a, b, c, huyền, sắc, o, hỏi.
+ Sử dụng được các âm chữ và dấu ghi thanh được học trong tuần để tạo tiếng mới.
+ Đánh vần và đọc đúng câu ứng dụng.
+ Viết được cụm từ ứng dụng.
2. Phẩm chất chăm chỉ:
+ Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết, rèn luyện phẩm chất trung
thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra đánh giá.
B. Chuẩn bị:
1. GV:
- SGK, SGV, thẻ các âm chữ: a, b, c, huyền, sắc, o, hỏi.
- Một số tranh ảnh, mô hình hoặc vật dùng minh họa kèm theo thẻ từ (nếu có).
- Bảng phụ dùng ghi các nội dung cần rèn đọc
2. HS: VTV, SGK
C. Hoạt động lên lớp:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ:
* Mục tiêu: Gây hứng thú học tập cho HS.
* Cách tiến hành:
- Tổ chức cho HS hát. - HS ổn định và hát đúng bài hát.
- Gọi vài HS lên nói, viết, đọc câu có từ ngữ chứa tiếng có âm - HS lên nói, đọc, viết theo yêu cầu.
chữ, dấu thanh đã học.
- Nhận xét, tuyên dương.
2. Ôn tập các âm chữ được học trong tuần:
* Mục tiêu:
- Ôn tập lại âm chữ đã học.
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS mở SGK. - HS mở sách trang 18.
- GV giới thiệu bài học hôm nay: Ôn tập. - HS nghe và đọc lại tựa bài.
- Nhìn vào tranh, GV mời HS đọc các âm chữ, dấu thanh được - HS quan sát và đọc: a, b, c, dấu huyền,
trình bày trong sách. dấu sắc, o, dấu hỏi.
- Yêu cầu HS tìm một số từ ngữ có tiếng chứa âm chữ, dấu - HS tìm một số từ ngữ có tiếng chứa" a,
thanh vừa học và đặt câu với những tiếng đó. b, c, huyền, sắc, o, hỏi" vừa học trong tuần
và đặt câu với những từ đó.
- Yêu cầu HS nói câu có từ ngữ có tiếng có âm, chữ vừa học Ba ba, con bò, cái ca, cà, cá, cò, cỏ.
trong tuần.
- Yêu cầu HS quan sát bảng ghép các âm b - ba; c - a - ca; c - o - HS quan sát bảng ghép các âm b - ba; c -
- co và đánh vần các chữ được ghép a - ca; c - o - co và đánh vần các chữ được
- Yêu cầu HS quan sát bảng ghép chữ và thanh, đánh vần các ghép
chữ được ghép: ba - huyền - bà; ba - sắc - bá; ba - hỏi - bả; co - - HS quan sát bảng ghép chữ và thanh,
huyền - cò; co - sắc - có; co - hỏi - cỏ. đánh vần các chữ được ghép: ba - huyền -
bà; ba - sắc - bá; ba - hỏi - bả; co - huyền -
cò; co - sắc - có; co - hỏi - cỏ.
- Yêu cầu các em đọc cho bạn kế bên nghe. - HS đọc cho bạn kế bên nghe.
3. Luyện tập đánh vần, đọc trơn, tìm hiểu nội dung câu ứng
dụng:
* Mục tiêu:
- Đánh vần và đọc đúng câu ứng dụng.
* Cách tiến hành:
- GV đọc mẫu: Bà bó cỏ. (Nhắc HS chữ B được in hoa). - HS chú ý lắng nghe.
- GV cho HS đọc trơn. - Một số HS đọc.
- HS đọc cho bạn kế bên nghe.
+ Bà làm gì? + Bà bó cỏ.
+ Ai bó cỏ? + Bà bó cỏ.
- Nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố, dặn dò:
+ Hôm nay các em học bài gì? + Ôn tập.
- GV gọi vài HS đọc bài - Vài học sinh đọc bài.
- Dặn về xem trước bài tiết sau (Bài ôn tập tiết 2). - HS lắng nghe.
NHẬN XÉT – BỔ SUNG

TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP (Tiết 2)
A. Mục tiêu:
1. Năng lực:
- Năng lực chung: Giao tiếp và hợp tác
+ Hình thành năng lực hợp tác qua việc hoạt động nhóm, phát triển năng lực giải quyết
vấn đề và sáng tạo qua việc thực hiện các bài tập.
- Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ
+ Cũng cố được các âm chữ, dấu ghi thanh a, b, c, huyền, sắc, o, hỏi.
+ Sử dụng được các âm chữ và dấu ghi thanh được học trong tuần để tạo tiếng mới.
+ Đánh vần và đọc đúng câu ứng dụng.
+ Viết được cụm từ ứng dụng.
2. Phẩm chất chăm chỉ:
+ Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết, rèn luyện phẩm chất trung
thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra đánh giá.
B. Chuẩn bị:
1. GV:
- SGK, SGV, thẻ các âm chữ: a, b, c, huyền, sắc, o, hỏi.
- Một số tranh ảnh, mô hình hoặc vật dùng minh họa kèm theo thẻ từ (nếu có).
- Bảng phụ dùng ghi các nội dung cần rèn đọc
2. HS: VTV, SGK
C. Hoạt động lên lớp:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ:
* Mục tiêu: Gây hứng thú học tập cho HS.
* Cách tiến hành:
- Tổ chức cho HS hát. - HS ổn định và hát đúng bài hát.
- Gọi vài HS lên nói, viết, đọc câu có từ ngữ chứa tiếng có âm - HS lên nói, đọc, viết theo yêu cầu.
chữ, dấu thanh đã học.
- Nhận xét, tuyên dương.
2. Tập viết và chính tả:
* Mục tiêu:
- HS viết được cụm từ ứng dụng.
* Cách tiến hành:
 Viết cụm từ ứng dụng:
- GV đưa bảng phụ viết sẵn từ: bó cỏ. - HS quan sát.
- Yêu cầu HS nhận diện từ có chứa âm và chữ được học trong - HS nhận diện từ có chứa âm và chữ được
tuần. học trong tuần.
+ Những con chữ nào cao 2 ô li và con chữ b cao mấy ô li. + Con chữ o, c cao 2 ô li, con chữ b cao 5
ô li.
- GV viết trên bảng. - HS quan sát.
- Yêu cầu HS viết vở tập viết. - HS viết vào vở.
- Nhận xét, tuyên dương. - HS nhận xét bài viết của mình và của
bạn.
 Viết số 5:
- GV cho HS quan sát số 5 trên bảng phụ. - HS quan sát.
+ Số 5 cao mấy ô li? + Số 5 cao 2 ô li.
- GV hướng dẫn cách viết: Số 5 gồm 3 nét, nét ngang, nét sổ và - HS quan sát.
nét cong phải.
- Cho HS viết số 5 vào VTV. - HS viết số 5 vào VTV.
- Nhận xét, tuyên dương. - HS nhận xét bài viết của mình và của
bạn.
3. Hoạt động mở rộng:
* Mục tiêu:
- Giúp HS mở rộng vốn từ và phát triển lời nói chủ đề Những
bài học đầu tiên.
* Cách tiến hành:
+ Em hãy đọc bài thơ hoặc hát bài hát nói về chủ đề: Những bài - HS nêu.
học đầu tiên.
- Nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố, dặn dò:
+ Hôm nay các em học bài gì? + Ôn tập.
- GV gọi vài HS đọc lại các từ chứa âm chữ và dấu thanh đã - Vài học sinh đọc.
học.
- Dặn về xem trước bài tiết sau (Bài kể chuyện: Cá bò). - HS lắng nghe.
NHẬN XÉT – BỔ SUNG
TIẾNG VIỆT
KỂ CHUYỆN: CÁ BÒ
A. Mục tiêu:
1. Năng lực:
- Năng lực chung: Giao tiếp và hợp tác
+ Bày tỏ cảm xúc của bản thân với các nhân vật trong câu chuyện.
- Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ
+ Tập phán đoán nội dung câu chuyện dựa vào tên truyện và tranh minh họa.
+ Kể từng đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh họa và câu gợi ý dưới tranh.
+ Trả lời câu hỏi về nội dung bài học liên hệ bài học trong câu chuyện với bản thân.
+ Sử dụng âm lượng phù hợp khi kể.
2. Phẩm chất chăm chỉ:
+ Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, chăm chỉ.
B. Chuẩn bị:
1. GV:
- SGK, SGV.
- Tranh minh họa truyện phóng to.
2. HS: SGK
C. Hoạt động lên lớp:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ:
* Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái.
* Cách tiến hành:
- Tổ chức cho HS hát “Hai vây xinh xinh”. - Học sinh hát và lắc lư theo nhạc.
- Nhận xét, tuyên dương.
2. Luyện tập nghe và nói:
* Mục tiêu:
- Phán đoán nội dung câu chuyện dựa vào tên truyện, tên chủ đề và
tranh minh họa.
* Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi nhỏ: Ai nhanh, ai đúng. Xem tranh - HS chơi trò chơi nêu tên từng loại
1số loại cá. HS nêu tên từng loại cá đó. cá đó. Ai nhanh, ai đúng.
- Tuyên dương ai nhanh, ai đúng.
- GV dẫn dắt vào câu chuyện và ghi bảng tựa bài "kể chuyện cá bò" - HS nghe.
- GV ghi tựa bài, gọi HS nhắc lại.
- HS đọc tên truyện “Cá bò”
- Yêu cầu HS mở SGK. - HS mở sách trang 18.
- Yêu cầu HS phán đoán nội dung câu chuyện qua tranh minh họa. - HS phán đoán nội dung câu chuyện
HS thảo luận theo nhóm đôi quan sát tranh và dựa vào câu gợi ý của qua tranh minh họa.
GV để phán đoán nội dung câu chuyện. - HS thảo luận theo nhóm đôi quan
sát tranh và dựa vào câu gợi ý của
GV để
* Do đây là bài kể chuyện đầu tiên nên GV cần hướng dẫn kỹ hơn. phán đoán nội dung câu chuyện.
VD: Nên quan sát theo thứ tự các tranh từ 1 đến 4, chú ý đến các
nhân vật trong từng tranh, tranh vẽ những con vật gì? Con cá nào
xuất hiện trong cả 4 bức tranh? Có những chuyện gì xảy ra với cá bò
con?....)
3. Luyện tập nghe kể chuyện và kể chuyện:
* Mục tiêu:
- Học sinh nghe và biết kể lại từng đoạn của câu chuyện dựa vào
tranh và gợi ý.
* Cách tiến hành:
- GV kể 2 lần.
● Lần 1: Kể toàn bộ nội dung câu chuyện, GV sử dụng các câu hỏi - Học sinh lắng nghe GV kể lần 1.
kích thích sự chú ý, tạo hứng thú, tò mò muốn nghe câu chuyện ở
HS. VD: Liệu cá bò có học bài như lời mẹ dặn không? Cá bò và cá
cờ sẽ gặp những gì trên đường đi?...
+ GV lưu ý HS lắng nghe để liên hệ nội dung câu chuyện với những
phỏng đoán lúc đầu của mình.
● Lần 2: GV kể kết hợp tranh. - HS lắng nghe GV kể lần 2.
+ GV lưu ý HS lắng nghe để nhớ nội dung từng đoạn.
- HS kể: Thảo luận nhóm 4. - HS tập kể theo nhóm.
+ Mỗi tổ thảo luận 1 tranh, thay phiên nhau kể với âm lượng vừa đủ
nghe, chú ý lắng nghe bạn kể.
- Kể trước lớp: Trong từng tổ, mỗi nhóm cử 1 bạn lên kể. GV lưu ý - HS kể trước lớp.
HS kể với âm lượng to hơn để cả lớp cùng nghe.
- Nhận xét, tuyên dương. - HS nhận xét bạn kể: giọng kể, cử
chỉ…
- GV nêu 1 số câu hỏi để giúp HS nhớ nội dung câu chuyện.
+ Em thích nhân vật nào nhất? Vì sao?
+ Em thích chi tiết nào nhất? Vì sao? + HS trả lời.
+ Em thích tình tiết nào nhất? Vì sao?
+ Khi đi chơi xa em phải làm những gì?
4. Củng cố, dặn dò:
+ Hôm nay các em học bài gì? + Câu chuyện Cá bò.
+Truyện gồm mấy nhân vật? + HS trả lời
+ Em thích nhất nhân vật nào? + HS trả lời
- Dặn: Xem trước bài tiết sau chủ đề bé và bà. - HS lắng nghe.

You might also like