Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 30

Phòng GD – ĐT TP Cao Lãnh Trường TH Võ

Thị Sáu

TIẾNG VIỆT
AM – ĂM – ÂM
A. Mục tiêu:
1. Năng lực:
- Năng lực chung: Giao tiếp và hợp tác
+ Hình thành năng lực hợp tác qua việc hoạt động nhóm.
- Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ.
+ Biết trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được tên chủ đề gợi ra, sử dụng được một
số từ khóa sẽ xuất hiện trong các bài học thuộc chủ đề "Thăm quê" (quả cam, cá trắm, que
kem, tấm nệm, con tôm, cây rơm,...).
+ Quan sát tranh khởi động, biết trao đổi với bạn về các sự vật, hoạt động, trạng thái
được vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần am, ăm, âm (quả cam, cảm ơn, cầm,…).
+ Nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của vần am, ăm, âm. Đánh vần và ghép tiếng
chứa vần có âm cuối “m”; hiểu nghĩa của các từ đó.
+ Viết được các vần am, ăm, âm và các tiếng, từ ngữ có các vần am, ăm, âm.
+ Đánh vần, đọc trơn, hiểu nghĩa của các từ mở rộng; đọc được đoạn ứng dụng và hiểu
nghĩa của đoạn ứng dụng ở mức độ đơn giản.
+ Nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có vần được học có nội dung liên quan với nội
dung bài học.
2. Phẩm chất:
+ Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết.
B. Chuẩn bị:
1. GV:
- SGV, thẻ từ các vần am, ăm, âm.
- Một số tranh ảnh minh họa kèm theo thẻ từ.
- Tranh chủ đề (nếu có)
2. HS: - SHS, VTV
C. Các hoạt động dạy học:
TIẾT 1
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ:
* Mục tiêu: Giúp HS ôn lại và khắc sâu kiến
thức.
* Cách tiến hành:
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi có liên quan với - HS tham gia trò chơi.
chủ đề.
- GV cho HS đọc câu, đoạn, viết từ ngữ, nói - HS viết vào bảng con.
Phòng GD – ĐT TP Cao Lãnh Trường TH Võ
Thị Sáu
câu có tiếng chứa ang, ăng, âng, ong, ông, ung,
ưng, ach, êch, ich; trả lời một vài câu hỏi về
nội dung của các bài đọc thuộc chủ đề Trung
thu.
- Nhận xét, tuyên dương.
2. Khởi động:
* Mục tiêu: Biết trao đổi với các bạn về các
sự vật, hoạt động, trạng thái có tên gọi chứa
vần am, ăm, âm.
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS mở sách. - HS mở sách trang 130.
- GV giới thiệu tên chủ đề và cho HS quan sát - HS lắng nghe.
chữ ghi tên chủ đề.
- Yêu cầu HS trao đổi với bạn về sự vật, hoạt + vườn cam, cây tràm, trâm bầu, đầm sen,
động được tên chủ đề gợi ra, nêu được một số đầm ấm, rơm rạ,...
từ khoá sẽ xuất hiện trong các bài học thuộc
chủ đề Thăm quê.
+ Tranh vẽ những ai? + Ông bà và một bạn nhỏ.
+ Họ đang làm gì? Ở đâu? + Mọi người đang ở ngoài đồng. Bà cho bạn
nhỏ quả cam, bạn nhỏ cảm ơn đưa 2 tay
nhận. Ông thì đang chăm sóc vườn cây.
+ Các em nêu các tiếng có am, ăm, âm vừa + cam, cảm, tràm, chăm, nấm.
tìm được?
+ Trong các tiếng vừa tìm được có gì giống + Các tiếng có chứa vần am, ăm, âm.
nhau?
- GV liên hệ giới thiệu bài và viết lên bảng - HS lắng nghe.
"am – ăm – âm". - HS đọc tựa bài "am – ăm – âm".
3. Nhận diện vần, tiếng có vần mới:
* Mục tiêu: HS nhận diện, đánh vần được
tiếng chứa vần am, ăm, âm.
* Cách tiến hành:
 Nhận diện vần mới:
● Nhận diện vần am:
- Cho HS quan sát, phân tích vần am. - HS quan sát.
- HS phân tích vần am (âm a đứng trước, âm
m đứng sau).
- GV gọi HS đánh vần am: a-mờ-am. - HS đọc đánh vần am.
● Nhận diện vần ăm:
- Cho HS quan sát, phân tích vần ăm. - HS quan sát.
- HS phân tích vần ăm (âm ă đứng trước, âm
m đứng sau).
- GV gọi HS đánh vần ăm: ă-mờ-ăm. - HS đọc đánh vần ăm.
● Nhận diện vần âm:
- Cho HS quan sát, phân tích vần âm. - HS quan sát.
- HS phân tích vần âm (âm â đứng trước, âm
m đứng sau).
- GV gọi HS đánh vần âm: â-mờ-âm. - HS đọc đánh vần âm.
Phòng GD – ĐT TP Cao Lãnh Trường TH Võ
Thị Sáu
● Tìm điểm giống nhau giữa các vần am, ăm,
âm:
+ Các em tìm điểm giống nhau giữa vần am, + Đều có âm m đứng cuối vần.
ăm và âm?
- Nhận xét, tuyên dương.
 Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng:
- Cho HS quan sát mô hình đánh vần tiếng có - HS quan sát.
vần kết thúc bằng “m”.
- Gọi HS phân tích tiếng đại diện cam. - HS phân tích tiếng cam (gồm âm c, vần am).
+ Em nào đánh vần được tiếng cam? + cờ-am-cam.
- Nhận xét, tuyên dương.
- GV đánh vần tiếng cam (cờ-am-cam). - Vài HS đánh vần tiếng cam (cờ-am-cam).
- Cho HS đánh vần thêm tiếng khác, VD: chăm - HS đánh vần.
(chờ-ăm-chăm), nấm (nờ-âm-nâm-sắc-nấm).
- Nhận xét, tuyên dương.
4. Đánh vần tiếng khóa, đọc trơn từ khóa:
* Mục tiêu: HS đánh vần tiếng khoá, đọc trơn
từ khóa, hiểu nghĩa từ khóa.
* Cách tiến hành:
 Đánh vần và đọc trơn từ khóa quả cam:
+ Các em quan sát mô hình từ khóa cam và + Trong tiếng cam có vần am mình vừa học.
xem có vần gì mình vừa học?
+ Em nào đánh vần được tiếng cam? + cờ-am-cam.
- Nhận xét, tuyên dương.
- GV đánh vần tiếng cam (cờ-am-cam). - Vài HS đánh vần tiếng cam (cờ-am-cam).
- Yêu cầu HS đọc trơn từ khoá quả cam. - Vài HS đọc, cả lớp đọc đồng thanh.
 Đánh vần và đọc trơn từ khóa cá trắm:
+ Các em quan sát mô hình từ khóa trắm và + Trong tiếng trắm có vần ăm mình vừa học.
xem có vần gì mình vừa học?
+ Em nào đánh vần được tiếng trắm? + trờ-ăm-trăm-sắc-trắm.
- Nhận xét, tuyên dương.
- GV đánh vần tiếng trắm (trờ-ăm-trăm-sắc- - Vài HS đánh vần tiếng trắm (trờ-ăm-trăm-sắc-trắm).
trắm).
- Yêu cầu HS đọc trơn từ khoá cá trắm. - Vài HS đọc, cả lớp đọc đồng thanh.
 Đánh vần và đọc trơn từ khóa nấm mối:
+ Các em quan sát mô hình từ khóa nấm và + Trong tiếng nấm có vần âm mình vừa học.
xem có vần gì mình vừa học?
+ Em nào đánh vần được tiếng nấm? + nờ-âm-nâm-sắc-nấm.
- Nhận xét, tuyên dương.
- GV đánh vần tiếng nấm (nờ-âm-nâm-sắc- - Vài HS đánh vần tiếng nấm (nờ-âm-nâm-sắc-nấm).
nấm).
- Yêu cầu HS đọc trơn từ khoá nấm mối. - Vài HS đọc, cả lớp đọc đồng thanh.
5. Tập viết:
* Mục tiêu: Viết được các vần am, cam; ăm, cá
trắm; âm và nấm.
* Cách tiến hành:
 Viết vào bảng con:
Phòng GD – ĐT TP Cao Lãnh Trường TH Võ
Thị Sáu
● Viết vần am:
- GV viết mẫu và phân tích cấu tạo nét chữ - HS quan sát.
của vần am (chữ a đứng trước, chữ m đứng - HS viết vần am vào bảng con.
sau). - HS nhận xét bài viết của mình, của bạn,
- GV đi quan sát và giúp đỡ HS. sửa lỗi nếu có.
● Viết từ cam:
- GV viết mẫu và phân tích cấu tạo nét chữ - HS quan sát.
của từ cam (chữ c đứng trước, vần am đứng - HS viết từ cam vào bảng con.
sau). - HS nhận xét bài viết của mình, của bạn,
- GV đi quan sát và giúp đỡ HS. sửa lỗi nếu có.
● Viết vần ăm:
- GV viết mẫu và phân tích cấu tạo nét chữ - HS quan sát.
của vần ăm (chữ ă đứng trước, chữ m đứng - HS viết vần ăm vào bảng con.
sau). - HS nhận xét bài viết của mình, của bạn,
- GV đi quan sát và giúp đỡ HS.
● Viết từ cá trắm:
- GV viết mẫu và phân tích cấu tạo nét chữ - HS quan sát.
của từ trắm (chữ tr đứng trước, vần ăm đứng - HS viết từ cá trắm vào bảng con.
sau, thanh sắc đặt trên chữ ă). - HS nhận xét bài viết của mình, của bạn,
- GV đi quan sát và giúp đỡ HS. sửa lỗi nếu có.
● Viết vần âm:
- GV viết mẫu và phân tích cấu tạo nét chữ - HS quan sát.
của vần âm (chữ â đứng trước, chữ m đứng - HS viết vần âm vào bảng con.
sau). - HS nhận xét bài viết của mình, của bạn,
- GV đi quan sát và giúp đỡ HS. sửa lỗi nếu có.
● Viết từ nấm:
- GV viết mẫu và phân tích cấu tạo nét chữ - HS quan sát.
của từ nấm (chữ n đứng trước, vần âm đứng - HS viết từ nấm vào bảng con.
sau, thanh sắc đặt trên chữ â). - HS nhận xét bài viết của mình, của bạn,
- GV đi quan sát và giúp đỡ HS. sửa lỗi nếu có.
 Viết vào vở tập viết:
- Cho HS viết vần am, cam; ăm, cá trắm; âm - HS viết bài vào vở.
và nấm vào VTV. - HS nhận xét bài viết của mình, của bạn,
- GV nhận xét sửa sai cho học sinh. sửa lỗi nếu có.

TIẾT 2
6. Luyện tập đánh vần, đọc trơn:
* Mục tiêu:
- Đọc và hiểu nghĩa các từ có chứa vần am,
ăm, âm. Đọc đúng bài ứng dụng.
* Cách tiến hành:
 Đánh vần, đọc trơn các từ mở rộng, hiểu
nghĩa các từ mở rộng:
+ Quan sát tranh và cho biết tranh vẽ gì? + HS nêu: rau sam, tăm tre, con tằm, thổ
cẩm.
- Yêu cầu HS đánh vần và đọc trơn các từ mở - HS đánh vần và đọc trơn các từ mở rộng có tiếng chứa
Phòng GD – ĐT TP Cao Lãnh Trường TH Võ
Thị Sáu
rộng có tiếng chứa vần am, ăm, âm (rau sam, vần am, ăm, âm (rau sam, tăm tre, con tằm, thổ cẩm).
tăm tre, con tằm, thổ cẩm).
- Yêu cầu HS tìm hiểu nghĩa của các từ mở - HS tìm hiểu nghĩa của các từ mở rộng.
rộng.
- Yêu cầu HS nói câu có từ ngữ mở rộng. - HS nói câu có từ ngữ mở rộng.
- Yêu cầu HS tìm thêm các từ có chứa am, ăm, - HS tìm thêm và nêu: âm nhạc, bút chì bấm, chấm, hộp
âm và đặt câu với các từ tìm được. cắm bút, số tám,...
- HS đặt câu với các từ tìm được.
 Đọc và tìm hiểu nội dung bài đọc ứng dụng:
- GV đọc mẫu bài ứng dụng. - HS quan sát và lắng nghe.
+ Em nào tìm được tiếng chứa vần mới học có + HS tìm và nêu: Nam, thăm, cẩm, nấm, cảm.
trong bài đọc?
- Yêu cầu HS đánh vần một số từ khó và đọc - Một vài HS, cả lớp đồng thanh đánh vần từ khó và đọc
thành tiếng bài ứng dụng. thành tiếng bài ứng dụng.
- GV cho HS tìm hiểu nghĩa của bài đọc. - HS tìm hiểu nghĩa của bài đọc.
+ Nghỉ hè, Nam đi đâu? + Nghỉ hè, Nam về quê.
+ Ông bà dẫn Nam đi đâu? + Ông bà dẫn Nam đi thăm làng dệt thổ cẩm.
+ Nam cảm thấy mọi thứ ở quê vừa quen lại vừa lạ.
+ Nam cảm thấy như thế nào?
7. Hoạt động mở rộng:
* Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu bài học.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS đọc câu lệnh. - HS đọc: Nói lời cảm ơn?
- Yêu cầu HS quan sát tranh. - HS quan sát tranh.
+ Tranh vẽ những ai? + Tranh vẽ: bé và bà.
+ Họ đang làm gì? + Bà cho bé một hộp quà, bé nhận bằng 2 tay và cười nói
cảm ơn bà.
- Yêu cầu HS cùng bạn nói lời cảm ơn. - HS thực hành nói lời cảm ơn (nhóm, trước lớp).
- HS trình bày.
- Yêu cầu HS trình bày.
- Nhận xét, tuyên dương.
 Lời cảm ơn là bày tỏ tình cảm, sự trân trọng - HS nghe.
khi nhận được từ ai đó một món quà hoặc một
sự giúp đỡ. Cho nên các em đừng ngần ngại khi
nói lời cảm ơn nhé.
8. Củng cố, dặn dò:
+ Hôm nay các em học bài gì? + Vần am, ăm, âm.
- GV cho HS chơi trò chơi: “Ai nhanh nhất”. - Thi đua viết.
- Luật chơi: Trong thời gian 2 phút bạn nào viết
nhanh ra bảng con được nhiều tiếng có vần am,
ăm, âm.
- Nhận xét – khen ngợi HS viết được nhiều.
- GV gọi vài HS đọc bài - Vài học sinh đọc bài.
- Dặn về xem trước bài tiết sau (Bài em, êm) - HS lắng nghe.
TIẾNG VIỆT
EM – ÊM
A. Mục tiêu:
Phòng GD – ĐT TP Cao Lãnh Trường TH Võ
Thị Sáu
1. Năng lực:
- Năng lực chung: Giao tiếp và hợp tác
+ Hình thành năng lực hợp tác qua việc hoạt động nhóm.
- Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ.
+ Quan sát tranh khởi động, biết trao đổi với bạn về các sự vật, hoạt động, trạng thái
được vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần em, êm ( nem chua, tấm nệm, que kem, têm trầu,
…).
+ Nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của vần em, êm. Đánh vần và ghép tiếng
chứa vần có âm cuối “m”.
+ Viết được vần em, êm và các tiếng, từ ngữ có các vần em, êm.
+ Đánh vần, đọc trơn, hiểu nghĩa các từ mở rộng; đọc được bài ứng dụng và hiểu nghĩa
của bài ứng dụng mức độ đơn giản.
+ Nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có vần được học có nội dung liên quan với nội
dung bài học.
2. Phẩm chất:
+ Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết.
B. Chuẩn bị:
1. GV:
- SGV, thẻ từ vần em, êm.
- Một số tranh ảnh minh họa kèm theo thẻ từ.
- Tranh chủ đề (nếu có)
2. HS: - SHS, VTV
C. Các hoạt động dạy học:
TIẾT 1
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ:
* Mục tiêu: Giúp HS ôn lại và khắc sâu kiến
thức.
* Cách tiến hành:
- Tổ chức cho HS hát vui (chọn bài liên quan - HS ổn định và hát đúng bài hát.
đến chủ đề).
- Gọi vài HS lên đọc câu, đoạn, viết từ ngữ, nói - HS nói, đọc, viết đúng theo yêu cầu.
câu có tiếng chứa vần đã học: am, ăm, âm.
- Nhận xét, tuyên dương.
2. Khởi động:
* Mục tiêu: Biết trao đổi với các bạn về các sự
vật, hoạt động, trạng thái có tên gọi chứa vần
em, êm.
* Cách tiến hành:
Phòng GD – ĐT TP Cao Lãnh Trường TH Võ
Thị Sáu
- GV yêu cầu HS mở sách. - HS mở sách trang 132.
+ Các bạn nhỏ đang chơi trò chơi gì? + Ghép hình.
+ Các bạn nhỏ đang chơi ở đâu? + Trong nhà, trên tấm nệm.
+ Bà đang làm gì? + Têm trầu.
+ Mẹ đang bước lên đâu? + Thềm nhà.
+ Cái giỏ trong tay mẹ là giỏ gì? + Giỏ đệm.
+ Mẹ cầm cái gì? + Xâu nem.
+ Các em nêu các tiếng có em, êm vừa tìm + nem, đệm, nệm, têm, thềm.
được?
+ Trong các tiếng vừa tìm được có gì giống + Các tiếng có chứa vần em, êm.
nhau?
- GV liên hệ giới thiệu bài và viết lên bảng - HS lắng nghe.
"em – êm". - HS đọc tựa bài "em – êm".
3. Nhận diện vần, tiếng có vần mới:
* Mục tiêu: HS nhận diện, đánh vần được
tiếng chứa vần em, êm.
* Cách tiến hành:
 Nhận diện vần mới:
● Nhận diện vần em:
- Cho HS quan sát, phân tích vần em. - HS quan sát.
- HS phân tích vần em (âm e đứng trước, âm
m đứng sau).
- GV gọi HS đánh vần em: e-mờ-em. - HS đọc đánh vần em.
● Nhận diện vần êm:
- Cho HS quan sát, phân tích vần êm. - HS quan sát.
- HS phân tích vần êm (âm ê đứng trước, âm
m đứng sau).
- GV gọi HS đánh vần êm: ê-mờ-êm. - HS đọc đánh vần êm.
● Tìm điểm giống nhau giữa các vần em, êm:
+ Các em tìm điểm giống nhau giữa vần em, + Đều có âm m đứng cuối vần.
êm?
- Nhận xét, tuyên dương.
 Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng:
- Cho HS quan sát mô hình đánh vần tiếng có - HS quan sát.
vần kết thúc bằng “m”.
- Gọi HS phân tích tiếng đại diện nem. - HS phân tích tiếng nem (gồm âm n, vần
em).
+ Em nào đánh vần được tiếng nem? + nờ-em-nem.
- Nhận xét, tuyên dương.
- GV đánh vần tiếng nem (nờ-em-nem). - Vài HS đánh vần tiếng nem (nờ-em-nem).
- Cho HS đánh vần thêm tiếng khác, VD: têm - HS đánh vần.
(tờ-êm-têm).
- Nhận xét, tuyên dương.
4. Đánh vần tiếng khóa, đọc trơn từ khóa:
* Mục tiêu: HS đánh vần tiếng khoá, đọc trơn
từ khóa, hiểu nghĩa từ khóa.
* Cách tiến hành:
Phòng GD – ĐT TP Cao Lãnh Trường TH Võ
Thị Sáu
 Đánh vần và đọc trơn từ khóa nem chua:
+ Các em quan sát mô hình từ khóa nem và + Trong tiếng nem có vần em mình vừa học.
xem có vần gì mình vừa học?
+ Em nào đánh vần được tiếng nem? + nờ-em-nem.
- Nhận xét, tuyên dương.
- GV đánh vần tiếng nem (nờ-em-nem). - Vài HS đánh vần tiếng nem (nờ-em-nem).
- Yêu cầu HS đọc trơn từ khoá nem chua. - Vài HS đọc, cả lớp đọc đồng thanh.
 Đánh vần và đọc trơn từ khóa tấm nệm:
+ Các em quan sát mô hình từ khóa nệm và + Trong tiếng nệm có vần êm mình vừa học.
xem có vần gì mình vừa học?
+ Em nào đánh vần được tiếng nệm? + nờ-em-nêm-nặng-nệm.
- Nhận xét, tuyên dương.
- GV đánh vần tiếng nệm (nờ-em-nêm-nặng- - Vài HS đánh vần tiếng nệm (nờ-em-nêm-nặng-nệm).
nệm).
- Yêu cầu HS đọc trơn từ khoá tấm nệm. - Vài HS đọc, cả lớp đọc đồng thanh.
5. Tập viết:
* Mục tiêu: Viết được vần em, nem chua; êm,
tấm nệm.
* Cách tiến hành:
 Viết vào bảng con:
● Viết vần em:
- GV viết mẫu và phân tích cấu tạo nét chữ của - HS quan sát.
vần em (chữ e đứng trước, chữ m đứng sau). - HS viết vần em vào bảng con.
- GV đi quan sát và giúp đỡ HS. - HS nhận xét bài viết của mình, của bạn, sửa lỗi nếu có.
● Viết từ nem chua:
- GV viết mẫu và phân tích cấu tạo nét chữ của - HS quan sát.
từ nem (chữ n đứng trước, vần em đứng sau). - HS viết từ nem chua vào bảng con.
- GV đi quan sát và giúp đỡ HS. - HS nhận xét bài viết của mình, của bạn, sửa lỗi nếu có.
● Viết vần êm:
- GV viết mẫu và phân tích cấu tạo nét chữ của - HS quan sát.
vần êm (chữ ê đứng trước, chữ m đứng sau). - HS viết vần êm vào bảng con.
- GV đi quan sát và giúp đỡ HS. - HS nhận xét bài viết của mình, của bạn, sửa lỗi nếu có.
● Viết từ tấm nệm:
- GV viết mẫu và phân tích cấu tạo nét chữ của - HS quan sát.
từ nệm (chữ n đứng trước, vần êm đứng sau, - HS viết từ tấm nệm vào bảng con.
thanh nặng đặt dưới chữ ê). - HS nhận xét bài viết của mình, của bạn, sửa lỗi nếu có.
- GV đi quan sát và giúp đỡ HS.
 Viết vào vở tập viết:
- Cho HS viết chữ em, nem chua; êm, tấm nệm - HS viết bài vào vở.
vào VTV. - HS nhận xét bài viết của mình, của bạn,
- GV nhận xét sửa sai cho học sinh. sửa lỗi nếu có.

TIẾT 2
6. Luyện tập đánh vần, đọc trơn:
* Mục tiêu: Đọc và hiểu nghĩa các từ có chứa
vần em, êm. Đọc đúng bài ứng dụng.
Phòng GD – ĐT TP Cao Lãnh Trường TH Võ
Thị Sáu
* Cách tiến hành:
 Đánh vần, đọc trơn các từ mở rộng, hiểu
nghĩa các từ mở rộng:
+ Quan sát tranh và cho biết tranh vẽ gì? + HS nêu: que kem, têm trầu, con tem, mắm
nêm.
- Yêu cầu HS đánh vần và đọc trơn các từ mở - HS đánh vần và đọc trơn các từ mở rộng
rộng có tiếng chứa vần em, êm (que kem, têm có tiếng chứa vần em, êm (que kem, têm
trầu, con tem, mắm nêm). trầu, con tem, mắm nêm).
- Yêu cầu HS tìm hiểu nghĩa của các từ mở - HS tìm hiểu nghĩa của các từ mở rộng.
rộng.
- Yêu cầu HS nói câu có từ ngữ mở rộng. - HS nói câu có từ ngữ mở rộng.
- Yêu cầu HS tìm thêm các từ có chứa em, êm - HS tìm thêm và nêu: rèm cửa, ném, thềm
và đặt câu với các từ tìm được. cửa,...
- HS đặt câu với các từ tìm được.
 Đọc và tìm hiểu nội dung bài đọc ứng
dụng:
- GV đọc mẫu bài ứng dụng. - HS quan sát và lắng nghe.
+ Em nào tìm được tiếng chứa vần mới học + HS tìm và nêu: em, nem, nêm.
có trong bài đọc?
- Yêu cầu HS đánh vần một số từ khó và đọc - Một vài HS, cả lớp đồng thanh đánh vần
thành tiếng bài đọc. từ khó và đọc thành tiếng bài đọc.
- GV cho HS tìm hiểu nghĩa của bài đọc. - HS tìm hiểu nghĩa của bài đọc.
+ Em theo bà đi đâu? + Em theo bà đi chợ.
+ Bà mua gì? + Bà mua nem chua, mắm nêm.
+ Mọi người gặp nhau như thế nào? + Ai cũng vui vẻ chào hỏi và gửi lời thăm
ba mẹ em.
7. Hoạt động mở rộng:
* Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu bài học.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS đọc câu lệnh. - HS đọc: Từ gì?
- Yêu cầu HS quan sát tranh trả lời câu hỏi. - HS quan sát tranh trả lời câu hỏi.
+ Tranh vẽ những ai? + Tranh vẽ ba bạn nhỏ.
+ Họ đang làm gì? + Chơi trò nói nối đuôi từ ngữ.
+ Đọc các chữ trong bóng nói? + Rèm cửa, cửa gỗ.
- GV tổ chức trò chơi “Nói nối đuôi”. - HS chơi trò chơi nói nối đuôi (nhóm, trước
- GV hướng dẫn chơi: HS 1 nói từ hoặc cụm lớp).
từ có hai tiếng trở lên, HS 2 nói nối đuôi có
từ, cụm từ bắt đầu bằng tiếng cuối của cụm từ
mà HS 1 đã nói, cứ như thế cho đến hết.
- Nhận xét, tuyên dương.
8. Củng cố, dặn dò:
+ Hôm nay các em học bài gì? + Vần em, êm.
- GV gọi vài HS đọc bài - Vài học sinh đọc bài.
- Dặn về xem trước bài tiết sau (Bài om, ôm, - HS lắng nghe.
ơm)

NHẬN XÉT – BỔ SUNG


Phòng GD – ĐT TP Cao Lãnh Trường TH Võ
Thị Sáu

TIẾNG VIỆT
OM – ÔM – ƠM
A. Mục tiêu:
1. Năng lực:
- Năng lực chung: Giao tiếp và hợp tác
+ Hình thành năng lực hợp tác qua việc hoạt động nhóm.
- Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ.
+ Quan sát tranh khởi động, biết trao đổi về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ
trong tranh có tên gọi chứa vần om, ôm, ơm (thôn xóm, lom khom, đống rơm,…).
+ Nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của vần om, ôm, ơm. Đánh vần và ghép
tiếng chứa vần có âm cuối “m”.
+ Viết được các vần om, ôm, ơm và các tiếng, từ ngữ có các vần om, ôm, ơm.
+ Đánh vần, đọc trơn, hiểu nghĩa các từ mở rộng; đọc được bài ứng dụng và hiểu nội
dung của bài ứng dụng mức độ đơn giản.
+ Nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có vần được học có nội dung liên quan với nội
dung bài học.
2. Phẩm chất:
+ Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết.
B. Chuẩn bị:
1. GV:
- SGV, thẻ các vần om, ôm, ơm.
- Một số tranh ảnh minh họa kèm thẻ từ.
2. HS: - SHS, VTV
C. Các hoạt động dạy học:
TIẾT 1
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ:
* Mục tiêu: Gây hứng thú học tập cho HS.
* Cách tiến hành:
Phòng GD – ĐT TP Cao Lãnh Trường TH Võ
Thị Sáu
- Tổ chức cho HS hát vui (chọn bài liên quan - HS ổn định và hát đúng bài hát.
đến chủ đề).
- Gọi vài HS đọc câu, đoạn; viết từ ngữ; nói câu - HS nói, đọc, viết đúng theo yêu cầu.
có tiếng chứa vần: em, êm.
2. Khởi động:
* Mục tiêu: Biết trao đổi với các bạn về các sự
vật, hoạt động, trạng thái có tên gọi chứa chữ
vần om, ôm, ơm.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS mở sách. - HS mở sách trang 134.
+ Quan sát tranh và cho biết tranh vẽ gì? + Tranh vẽ: thôn xóm, lom khom, khóm,
ôm, cây rơm.
+ Các em nêu các tiếng có vần om, ôm, ơm + xóm, lom, khom, khóm, ôm, rơm.
vừa tìm được?
+ Trong các tiếng vừa tìm được có gì giống + Các tiếng có chứa vần om, ôm, ơm.
nhau?
- GV liên hệ giới thiệu bài và viết lên bảng: - HS lắng nghe.
"OM – ÔM – ƠM". - HS đọc tựa bài "OM – ÔM – ƠM".
3. Nhận diện vần mới, tiếng có vần mới:
* Mục tiêu: HS nhận diện, đánh vần được
tiếng chứa vần om, ôm, ơm.
* Cách tiến hành:
 Nhận diện âm chữ mới:
● Nhận diện vần om:
- Cho HS quan sát, phân tích vần om. - HS quan sát.
- HS phân tích vần om (âm o đứng trước,
âm m đứng sau).
- GV gọi HS đánh vần om: o-mờ-om. - HS đọc đánh vần om.
● Nhận diện vần ôm:
- Cho HS quan sát, phân tích vần ôm. - HS quan sát.
- HS phân tích vần ôm (âm ô đứng trước,
âm m đứng sau).
- GV gọi HS đánh vần ôm: ô-mờ-ôm. - HS đọc đánh vần ôm.
● Nhận diện vần ơm:
- Cho HS quan sát, phân tích vần ơm. - HS quan sát.
- HS phân tích vần ơm (âm ơ đứng trước,
âm m đứng sau).
- GV gọi HS đánh vần ơm: ơ-mờ-ơm. - HS đọc đánh vần ơm.
● Tìm điểm giống nhau giữa các vần om, ôm,
ơm:
+ Các em tìm điểm giống nhau giữa vần om, + Đều có âm m đứng cuối vần.
ôm và ơm?
- Nhận xét, tuyên dương.
 Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng:
- Cho HS quan sát mô hình đánh vần tiếng có - HS quan sát.
vần kết thúc bằng “m”.
- Gọi HS phân tích tiếng đại diện đóm. - HS phân tích tiếng đóm (gồm âm đ, vần
Phòng GD – ĐT TP Cao Lãnh Trường TH Võ
Thị Sáu
om, thanh sắc).
+ Em nào đánh vần được tiếng đóm? + đờ-om-đom-sắc-đóm.
- Nhận xét, tuyên dương.
- GV đánh vần tiếng đóm (đờ-om-đom-sắc- - Vài HS đánh vần tiếng đóm (đờ-om-đom-
đóm). sắc-đóm).
- Cho HS đánh vần thêm tiếng khác, VD: ôm - HS đánh vần.
(ôm), thơm (thờ-ơm-thơm).
- Nhận xét, tuyên dương.
4. Đánh vần tiếng khóa, đọc trơn từ khóa:
* Mục tiêu: HS đánh vần tiếng khoá, đọc trơn
từ khóa, hiểu nghĩa từ khóa.
* Cách tiến hành:
 Đánh vần và đọc trơn từ khóa đom đóm:
+ Các em quan sát mô hình từ đóm khủng và + Trong tiếng đóm có vần om mình vừa học.
xem có vần gì mình vừa học?
+ Em nào đánh vần được tiếng đóm? + đờ-om-đom-sắc-đóm.
- Nhận xét, tuyên dương.
- GV đánh vần tiếng đóm (đờ-om-đom-sắc- - Vài HS đánh vần tiếng đóm (đờ-om-đom-sắc-đóm).
đóm).
- Yêu cầu HS đọc trơn từ khoá đom đóm. - Vài HS đọc, cả lớp đọc đồng thanh.
 Đánh vần và đọc trơn từ khóa con tôm:
+ Các em quan sát mô hình từ khóa tôm và xem + Trong tiếng tôm có vần ôm mình vừa học.
có vần gì mình vừa học?
+ Em nào đánh vần được tiếng tôm? + tờ-ôm-tôm.
- Nhận xét, tuyên dương.
- GV đánh vần tiếng tôm (tờ-ôm-tôm). - Vài HS đánh vần tiếng tôm (tờ-ôm-tôm).
- Yêu cầu HS đọc trơn từ khoá con tôm. - Vài HS đọc, cả lớp đọc đồng thanh.
 Đánh vần và đọc trơn từ khóa cây rơm:
+ Các em quan sát mô hình từ khóa rơm và + Trong tiếng rơm có vần ơm mình vừa học.
xem có vần gì mình vừa học?
+ Em nào đánh vần được tiếng rơm? + rờ-ơm-rơm.
- Nhận xét, tuyên dương.
- GV đánh vần tiếng rơm (rờ-ơm-rôm). - Vài HS đánh vần tiếng rơm (rờ-ơm-rôm).
- Yêu cầu HS đọc trơn từ khoá cây rơm. - Vài HS đọc, cả lớp đọc đồng thanh.
5. Tập viết:
* Mục tiêu: Viết được các vần om, đom đóm;
ôm, tôm; ơm, rơm.
* Cách tiến hành:
 Viết vào bảng con:
● Viết vần om:
- GV viết mẫu và phân tích cấu tạo nét chữ của - HS quan sát.
vần om (chữ o đứng trước, chữ m đứng sau). - HS viết vần om vào bảng con.
- GV đi quan sát và giúp đỡ HS. - HS nhận xét bài viết của mình, của bạn, sửa lỗi nếu có.
● Viết từ đom đóm:
- GV viết mẫu và phân tích cấu tạo nét chữ của - HS quan sát.
từ đóm (chữ đ đứng trước, vần om đứng sau, - HS viết từ đom đóm vào bảng con.
thanh sắc đặt trên chữ o). - HS nhận xét bài viết của mình, của bạn, sửa lỗi nếu có.
Phòng GD – ĐT TP Cao Lãnh Trường TH Võ
Thị Sáu
- GV đi quan sát và giúp đỡ HS.
● Viết vần ôm:
- GV viết mẫu và phân tích cấu tạo nét chữ của - HS quan sát.
vần ôm (chữ ô đứng trước, chữ m đứng sau). - HS viết vần ôm vào bảng con.
- GV đi quan sát và giúp đỡ HS. - HS nhận xét bài viết của mình, của bạn, sửa lỗi nếu có.
● Viết từ tôm:
- GV viết mẫu và phân tích cấu tạo nét chữ của - HS quan sát.
từ tôm (chữ t đứng trước, vần ôm đứng sau). - HS viết từ tôm vào bảng con.
- GV đi quan sát và giúp đỡ HS. - HS nhận xét bài viết của mình, của bạn,
sửa lỗi nếu có.
● Viết vần ơm:
- GV viết mẫu và phân tích cấu tạo nét chữ - HS quan sát.
của vần ơm (chữ ơ đứng trước, chữ m đứng - HS viết vần ơm vào bảng con.
sau). - HS nhận xét bài viết của mình, của bạn,
- GV đi quan sát và giúp đỡ HS. sửa lỗi nếu có.
● Viết từ rơm:
- GV viết mẫu và phân tích cấu tạo nét chữ - HS quan sát.
của từ rơm (chữ r đứng trước, vần ơm đứng - HS viết từ rơm vào bảng con.
sau). - HS nhận xét bài viết của mình, của bạn,
- GV đi quan sát và giúp đỡ HS. sửa lỗi nếu có.
 Viết vào vở tập viết:
- Cho HS viết vần om, đom đóm; ôm, tôm; - HS viết bài vào vở.
ơm, rơm vào VTV. - HS nhận xét bài viết của mình, của bạn,
- GV nhận xét sửa sai cho học sinh. sửa lỗi nếu có.

TIẾT 2
6. Luyện tập đánh vần, đọc trơn:
* Mục tiêu: Đọc và hiểu nghĩa các từ có chứa
vần om, ôm, ơm. Đọc đúng bài ứng dụng.
* Cách tiến hành:
 Đánh vần, đọc trơn các từ mở rộng hiểu
nghĩa các từ mở rộng:
+ Quan sát tranh và cho biết tranh vẽ gì? + HS nêu: lom khom, nấu cơm, vàng rộm.
- Yêu cầu HS đánh vần và đọc trơn các từ mở - HS đánh vần và đọc trơn các từ mở rộng
rộng có tiếng chứa vần om, ôm, ơm (lom có tiếng chứa vần om, ôm, ơm (lom khom,
khom, nấu cơm, vàng rộm). nấu cơm, vàng rộm).
- Yêu cầu HS tìm hiểu nghĩa của các từ mở - HS tìm hiểu nghĩa của các từ mở rộng.
rộng.
- Yêu cầu HS nói câu có từ ngữ mở rộng. - HS nói câu có từ ngữ mở rộng.
- Yêu cầu HS tìm thêm các từ có chứa om, - HS tìm thêm và nêu: bảng nhóm, khóm
ôm, ơm và đặt câu với các từ tìm được. hoa, bánh cốm, sáng sớm,...
- HS đặt câu với các từ tìm được.
 Đọc và tìm hiểu nội dung bài ứng dụng:
- GV đọc mẫu bài ứng dụng. - HS quan sát và lắng nghe.
+ Em nào tìm được tiếng chứa vần mới học + HS tìm và nêu: xóm, thơm, cốm.
có trong bài đọc?
Phòng GD – ĐT TP Cao Lãnh Trường TH Võ
Thị Sáu
- Yêu cầu HS đánh vần một số từ khó và đọc - Một vài HS, cả lớp đồng thanh đánh vần
thành tiếng bài đọc. từ khó và đọc thành tiếng bài đọc.
- GV cho HS tìm hiểu nghĩa của bài đọc. - HS tìm hiểu nghĩa của bài đọc.
+ Hãy cho biết tên của bài đọc trên? + Mùi vị của quê nhà.
+ Bạn nhỏ ngửi thấy những mùi thơm gì? + Mùi thơm của cốm và trái cây chín.
+ Những mùi vị đó được ví như những mùi vị + Mùi vị quê nhà.
gì?
7. Hoạt động mở rộng:
* Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu bài học.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS quan sát tranh trả lời câu hỏi. - HS quan sát tranh trả lời câu hỏi.
+ Tranh vẽ những ai? + Tranh vẽ bốn bạn nhỏ.
+ Họ đang làm gì? + Đang hát.
+ Đọc các chữ trong bong nói? + Quê em có dòng sông.
- Yêu cầu HS cùng bạn hát, múa, đọc thơ có nội - HS cùng bạn hát, múa, đọc thơ có nội dung về người,
dung về người, vật, việc thường thấy ở làng vật, việc thường thấy ở làng quê.
quê.
- Nhận xét, tuyên dương.
8. Củng cố, dặn dò:
+ Hôm nay các em học bài gì? + Vần om, ôm, ơm.
- Tổ chức cho HS chơi: “Ai nhanh nhất”. - HS tham gia chơi trò chơi.
- Luật chơi: trong thời gian 2 phút bạn nào viết
nhanh ra bảng con được nhiều tiếng có vần om,
ôm, ơm là thắng.
- Nhận xét – khen ngợi HS viết được nhiều.
- GV gọi vài HS đọc bài - Vài học sinh đọc bài.
- Dặn về xem trước bài tiết sau (Bài im, um). - HS lắng nghe.
NHẬN XÉT – BỔ SUNG
Phòng GD – ĐT TP Cao Lãnh Trường TH Võ
Thị Sáu

Thứ tư ngày …… tháng …… năm ………


TIẾNG VIỆT
IM – UM
A. Mục tiêu:
1. Năng lực:
- Năng lực chung: Giao tiếp và hợp tác
+ Hình thành năng lực hợp tác qua việc hoạt động nhóm.
- Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ.
+ Quan sát tranh khởi động, biết trao đổi về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ
trong tranh có tên gọi có tiếng chứa vần im, um (chim bồ câu, chùm khế, lim dim ngủ,…).
+ Nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của vần im, um. Đánh vần và ghép tiếng
chứa vần có âm cuối “m”.
+ Viết được vần im, um và các tiếng, từ ngữ có các vần im, um.
+ Đánh vần, đọc trơn, hiểu nghĩa các từ mở rộng; đọc được bài ứng dụng và hiểu nghĩa
của bài ứng dụng mức độ đơn giản.
+ Nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có vần được học có nội dung liên quan với nội
dung bài học.
2. Phẩm chất:
+ Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết.
B. Chuẩn bị:
1. GV:
- SGV, thẻ từ các vần im, um.
- Một số tranh ảnh minh họa kèm theo thẻ từ.
- Tranh chủ đề (nếu có)
2. HS: - SHS, VTV
C. Các hoạt động dạy học:
TIẾT 1
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ:
* Mục tiêu: Giúp HS ôn lại kiến thức.
Phòng GD – ĐT TP Cao Lãnh Trường TH Võ
Thị Sáu
* Cách tiến hành:
- Tổ chức cho HS hát vui (chọn bài liên quan
đến chủ đề). - HS ổn định và hát đúng bài hát.
- Gọi vài HS đọc, viết từ ngữ; nói câu có tiếng - HS nói, đọc, viết đúng theo yêu cầu.
chứa vần: om, ôm, ơm.
2. Khởi động:
* Mục tiêu: Biết trao đổi với các bạn về các sự
vật, hoạt động, trạng thái có tên gọi chứa vần
im, um.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS mở sách. - HS mở sách trang 136.
+ Các bạn nhỏ đang làm gì? + Chơi trốn tìm.
+ Con mèo đang làm gì? + Lim dim ngủ.
+ Trong lồng có con gì? + Chim bồ câu.
+ Trên cây có gì? + Chùm khế.
+ Các em nêu các tiếng có im, um vừa tìm + tìm, lim, dim, chim, chùm.
được?
+ Trong các tiếng vừa tìm được có gì giống + Các tiếng có chứa vần im, um.
nhau?
- GV liên hệ giới thiệu bài và viết lên bảng: - HS lắng nghe.
"IM – UM". - HS đọc tựa bài "IM – UM".
3. Nhận diện vần mới, tiếng có vần mới:
* Mục tiêu: HS nhận diện, đánh vần được
tiếng chứa vần im, um.
* Cách tiến hành:
● Nhận diện vần im:
- Cho HS quan sát, phân tích vần im. - HS quan sát.
- HS phân tích vần im (âm i đứng trước, âm
m đứng sau).
- GV gọi HS đánh vần im: i-mờ-im. - HS đọc đánh vần im.
● Nhận diện vần um:
- Cho HS quan sát, phân tích vần um. - HS quan sát.
- HS phân tích vần um (âm u đứng trước,
âm m đứng sau).
- GV gọi HS đánh vần um: u-mờ-um. - HS đọc đánh vần um.
● Tìm điểm giống nhau giữa các vần im, um:
+ Các em tìm điểm giống nhau giữa vần im, + Đều có âm m đứng cuối vần.
um?
- Nhận xét, tuyên dương.
 Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng:
- Cho HS quan sát mô hình đánh vần tiếng có - HS quan sát.
vần kết thúc bằng “m”.
- Gọi HS phân tích tiếng đại diện chim. - HS phân tích tiếng chim (gồm âm ch, vần
im).
+ Em nào đánh vần được tiếng chim? + chờ-im-chim.
- Nhận xét, tuyên dương.
- GV đánh vần tiếng chim (chờ-im-chim). - Vài HS đánh vần tiếng chim (chờ-im-
Phòng GD – ĐT TP Cao Lãnh Trường TH Võ
Thị Sáu
chim).
- Cho HS đánh vần thêm tiếng khác, VD: - HS đánh vần.
chùm (chờ-um-chum-huyền-chùm).
- Nhận xét, tuyên dương.
4. Đánh vần tiếng khóa, đọc trơn từ khóa:
* Mục tiêu: HS đánh vần tiếng khoá, đọc trơn
từ khóa, hiểu nghĩa từ khóa.
* Cách tiến hành:
 Đánh vần và đọc trơn từ khóa chim sáo:
+ Các em quan sát mô hình từ khóa chim và + Trong tiếng chim có vần im mình vừa học.
xem có vần gì mình vừa học?
+ Em nào đánh vần được tiếng chim? + chờ-im-chim.
- Nhận xét, tuyên dương.
- GV đánh vần tiếng chim (chờ-im-chim). - Vài HS đánh vần tiếng chim (chờ-im-chim).
- Yêu cầu HS đọc trơn từ khoá chim sáo. - Vài HS đọc, cả lớp đọc đồng thanh.
 Đánh vần và đọc trơn từ khóa chùm khế:
+ Các em quan sát mô hình từ khóa chùm và + Trong tiếng chùm có vần um mình vừa học.
xem có vần gì mình vừa học?
+ Em nào đánh vần được tiếng chùm? + chờ-um-chum-huyền-chùm.
- Nhận xét, tuyên dương.
- GV đánh vần tiếng chùm (chờ-um-chum- - Vài HS đánh vần tiếng chùm (chờ-um-chum-huyền-
huyền-chùm). chùm).
- Yêu cầu HS đọc trơn từ khoá chùm khế. - Vài HS đọc, cả lớp đọc đồng thanh.
5. Tập viết:
* Mục tiêu: Viết được các vần im, chim sáo;
um, chùm khế.
* Cách tiến hành:
 Viết vào bảng con:
● Viết vần im:
- GV viết mẫu và phân tích cấu tạo nét chữ của - HS quan sát.
vần im (chữ i đứng trước, chữ m đứng sau). - HS viết vần im vào bảng con.
- GV đi quan sát và giúp đỡ HS. - HS nhận xét bài viết của mình, của bạn, sửa lỗi nếu có.
● Viết từ chim sáo:
- GV viết mẫu và phân tích cấu tạo nét chữ của - HS quan sát.
từ chim (chữ ch đứng trước, vần im đứng sau). - HS viết từ chim sáo vào bảng con.
- GV đi quan sát và giúp đỡ HS. - HS nhận xét bài viết của mình, của bạn, sửa lỗi nếu có.
● Viết vần um:
- GV viết mẫu và phân tích cấu tạo nét chữ của - HS quan sát.
vần um (chữ u đứng trước, chữ m đứng sau). - HS viết vần um vào bảng con.
- GV đi quan sát và giúp đỡ HS. - HS nhận xét bài viết của mình, của bạn, sửa lỗi nếu có.
● Viết từ chùm khế:
- GV viết mẫu và phân tích cấu tạo nét chữ của - HS quan sát.
từ chùm (chữ ch đứng trước, vần um đứng sau, - HS viết từ chùm khế vào bảng con.
thanh huyền đặt trên chữ u). - HS nhận xét bài viết của mình, của bạn, sửa lỗi nếu có.
- GV đi quan sát và giúp đỡ HS.
 Viết vào vở tập viết:
- Cho HS viết vần im, chim sáo; um, chùm khế - HS viết bài vào vở.
Phòng GD – ĐT TP Cao Lãnh Trường TH Võ
Thị Sáu
vào VTV. - HS nhận xét bài viết của mình, của bạn, sửa lỗi nếu có.
- GV nhận xét sửa sai cho học sinh.

TIẾT 2
6. Luyện tập đánh vần, đọc trơn:
* Mục tiêu: Đọc và hiểu nghĩa các từ có chứa
vần im, um. Đọc đúng bài ứng dụng.
* Cách tiến hành:
 Đánh vần, đọc trơn các từ mở rộng hiểu
nghĩa các từ mở rộng:
+ Quan sát tranh và cho biết tranh vẽ gì? + HS nêu: quả sim, tôm hùm, bìm bìm, cái
chum.
- Yêu cầu HS đánh vần và đọc trơn các từ mở - HS đánh vần và đọc trơn các từ mở rộng
rộng có tiếng chứa vần im, um (quả sim, tôm có tiếng chứa vần im, um (quả sim, tôm
hùm, bìm bìm, cái chum). hùm, bìm bìm, cái chum).
- Yêu cầu HS tìm hiểu nghĩa của các từ mở - HS tìm hiểu nghĩa của các từ mở rộng.
rộng.
- Yêu cầu HS nói câu có từ ngữ mở rộng. - HS nói câu có từ ngữ mở rộng.
- Yêu cầu HS tìm thêm các từ có chứa im, um - HS tìm thêm và nêu: im lặng, con tim,
và đặt câu với các từ tìm được. chim sâu, chùm nho,...
- HS đặt câu với các từ tìm được.
 Đọc và tìm hiểu nội dung bài ứng dụng:
- GV đọc mẫu bài ứng dụng. - HS quan sát và lắng nghe.
+ Em nào tìm được tiếng chứa vần mới học + HS tìm và nêu: tìm, sim, um, tùm.
có trong bài đọc?
- Yêu cầu HS đánh vần một số từ khó và đọc - Một vài HS, cả lớp đồng thanh đánh vần
thành tiếng bài đọc. từ khó và đọc thành tiếng bài đọc.
- GV cho HS tìm hiểu nghĩa của bài đọc. - HS tìm hiểu nghĩa của bài đọc.
+ Không gian ở quê như thế nào? + Rộng rãi.
+ Khi chơi trốn tìm, các bạn nhỏ có thể trốn ở + Trốn sau cây rơm, trong những bụi sim.
những chỗ nào?
7. Hoạt động mở rộng:
* Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu bài học.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS đọc câu lệnh. - HS đọc: Kể gì.
- Yêu cầu HS quan sát tranh trả lời câu hỏi. - HS quan sát tranh trả lời câu hỏi.
+ Tranh vẽ những ai? + Tranh vẽ hai bạn nhỏ.
+ Họ đang làm gì? + đang kể nhau nghe về vật, việc ở quê của
mình.
+ Đọc các chữ trong bóng nói? + Quê tớ có.
- Yêu cầu HS giới thiệu về vật, việc ở quê - HS giới thiệu về vật, việc ở quê hoặc nơi
hoặc nơi em sống với bạn. em sống với bạn (nhóm, trước lớp).
- Nhận xét, tuyên dương.
8. Củng cố, dặn dò:
+ Hôm nay các em học bài gì? + Chữ im, um.
Phòng GD – ĐT TP Cao Lãnh Trường TH Võ
Thị Sáu
- GV gọi vài HS đọc bài - Vài học sinh đọc bài.
- Dặn: về xem trước bài sau (Bài thực hành). - HS lắng nghe.
NHẬN XÉT – BỔ SUNG

TIẾNG VIỆT
THỰC HÀNH
A. Mục tiêu:
1. Năng lực:
- Năng lực chung: Giao tiếp và hợp tác
+ Hình thành năng lực hợp tác qua việc hoạt động nhóm; phát triển năng lực giải quyết
vấn đề và sáng tạo qua việc thực hiện các bài tập.
- Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ
+ Kể đúng, đọc đúng các vần: am, ăm, âm, om, ôm, ơm, em, êm, im, um.
+ Nhận điện đúng các vần được học trong tiếng, từ.
+ Đánh vần tiếng có vần mới; tập đọc nhanh tiếng có vần đã học, gia tăng tốc độ đọc
trơn câu, đoạn, bài đọc ứng dụng.
+ Nhận diện được quy tắc chính tả, chính tả phương ngữ.
+ Hoàn thành được câu theo từ ngữ/ tranh minh hoạ đã cho.
2. Phẩm chất chăm chỉ:
+ Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết; rèn luyện phẩm chất trung
thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra đánh giá.
B. Chuẩn bị:
1. GV:
- SGK, SGV Một số thẻ từ, câu.
- Bảng phụ ghi các từ ngữ, câu cần thực hành.
2. HS: VTV, SGK, VBT.
C. Hoạt động lên lớp:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ:
* Mục tiêu: Học sinh nhớ lại chủ đề của bài học
“Thăm quê”, củng cố các vần đã học.
* Cách tiến hành:
- Tổ chức cho HS trò chơi liên quan đến chủ đề. - HS ổn định và chơi trò chơi.
- Gọi vài HS lên đọc, viết, nói câu có từ ngữ - HS lên nói, đọc, viết theo yêu cầu.
chứa tiếng có vần đã học trong tuần.
- Nhận xét, tuyên dương.
2. Luyện tập đánh vần, đọc trơn, tìm hiểu
nội dung bài đọc:
* Mục tiêu: HS đọc đúng các tiếng, câu, hiểu
Phòng GD – ĐT TP Cao Lãnh Trường TH Võ
Thị Sáu
nội dung câu.
* Cách tiến hành:
 Luyện tập đánh vần, đọc trơn từ ngữ:
- GV đọc bài Câu cá (VBT, tập 1, trang 44). - HS nghe và tìm.
+ Yêu cầu HS tìm các tiếng có âm chữ mới học + đám, xóm, Nam, cảm, ôm.
trong bài Câu cá.
- Yêu cầu HS đọc trơn/ đánh vần từ chứa âm - HS đọc.
chữ mới học.
 Luyện tập đọc trơn và tìm hiểu nội dung
bài đọc:
- GV đọc mẫu bài: Câu cá (VBT, tập 1, trang - HS lắng nghe, quan sát.
44).
- HS đọc thành tiếng bài: Câu cá (VBT, tập
1, trang 44).
- Yêu cầu HS tìm hiểu nội dung bài đọc. - HS tìm hiểu nội dung bài đọc.
+ Tên bài đọc là gì? + Tên bài đọc là: Câu cá.
+ Đám trẻ dẫn bạn Nam đi đâu? + Đám trẻ dẫn bạn Nam đi câu cá.
+ Cả nhóm đã câu được gì? + Cả nhóm đã câu được giày.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Luyện tập thực hành các âm vần mới:
* Mục tiêu: Thực hành các âm vần mới.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS quan sát các kí hiệu dùng trong - HS quan sát và đọc.
VBT.
 Bài 1: (trang 45 VBT).
- Hướng dẫn HS nói theo mẫu bài tập 1/45 - HS nghe và làm bài.
Nam ………………………………………. - HS trình bày.
- Nhận xét, tuyên dương. - HS nhận xét, đánh giá bài làm của mình và
của bạn.
 Bài 2: (trang 45 VBT).
- GV gọi HS đọc các từ trong khung. - HS đọc.
- GV hướng dẫn mẫu. - HS nghe và quan sát.
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm đôi. - HS làm bài theo nhóm đôi.
- Gọi HS trình bày. - HS trình bày.
- Nhận xét, tuyên dương. - HS nhận xét, bổ sung.
4. Củng cố, dặn dò:
+ Hôm nay các em học bài gì? + Học bài thực hành.
- Yêu cầu HS nhận diện các tiếng, từ có âm - HS nhận diện các tiếng, từ có âm chữ mà
chữ mà HS thường mắc lỗi khi viết. HS thường mắc lỗi khi viết.
- Dặn về xem trước bài tiết sau (Bài ôn tập và - HS lắng nghe.
kể chuyện).
NHẬN XÉT – BỔ SUNG
Phòng GD – ĐT TP Cao Lãnh Trường TH Võ
Thị Sáu

TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP (tiết 1)
A. Mục tiêu:
1. Năng lực:
- Năng lực chung: Giao tiếp và hợp tác
+ Hình thành năng lực hợp tác qua việc hoạt động nhóm, phát triển năng lực giải quyết
vấn đề và sáng tạo qua việc thực hiện các bài tập.
- Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ
+ Nhận diện được các vần am, ăm, âm, om, ôm, ơm, em, êm, im, um.
+ Sử dụng được các vần đã học trong tuần để ghép tiếng mới.
+ Đánh vần tiếng có vần được học trong tuần, đọc trơn bài đọc.
+ Thực hiện đúng các bài tập chính tả.
+ Viết đúng cụm từ ứng dụng.
+ Luyện nói và mở rộng vốn từ về chủ đề của tuần học.
2. Phẩm chất chăm chỉ:
+ Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết, rèn luyện phẩm chất trung
thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra đánh giá.
B. Chuẩn bị:
1. GV:
- SGK, SGV, thẻ các vần: am, ăm, âm, om, ôm, ơm, em, êm, im, um.
- Một số tranh ảnh, mô hình hoặc vật dùng minh họa kèm theo thẻ từ (nếu có).
- Bảng phụ dùng ghi các nội dung cần rèn đọc.
2. HS: VTV, SGK.
C. Hoạt động lên lớp:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ:
* Mục tiêu: Gây hứng thú học tập cho HS.
* Cách tiến hành:
- Cho HS tham gia trò chơi hoặc hát có liên - HS tham gia trò chơi hoặc hát.
quan với chủ đề.
+ Trong tuần chúng ta đã học chủ đề gì? + Trong tuần chúng ta đã học chủ đề Thăm quê.
- HS đọc câu, viết từ ngữ; nói câu có từ ngữ chứa tiếng có
- Yêu cầu HS đọc câu, viết từ ngữ; nói câu có vần mới được học ở bài 4.
từ ngữ chứa tiếng có vần mới được học ở bài 4.
Phòng GD – ĐT TP Cao Lãnh Trường TH Võ
Thị Sáu
- Nhận xét, tuyên dương.
2. Ôn tập các vần được học trong tuần:
* Mục tiêu: Ôn tập lại các vần đã học.
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS mở SGK. - HS mở sách trang 138.
- GV giới thiệu bài học hôm nay: Ôn tập. - HS nghe và đọc lại tựa bài.
- Yêu cầu HS đọc các vần vừa học trong tuần. - HS đọc: am, ăm, âm, om, ôm, ơm, em, êm,
im, um.
+ Các em tìm điểm giống nhau giữa các vần + Vần am, ăm, âm, om, ôm, ơm, em, êm,
am, ăm, âm, om, ôm, ơm, em, êm, im, um? im, um có âm m đứng cuối vần.
- GV cho HS thảo luận nhóm 6: “Tìm tiếng có - HS thảo luận và viết các tiếng có chứa vần
chứa vần đang ôn” đang ôn.
- GV cho HS nói tiếng có chứa vần mà mình - Các thành viên trong nhóm được chọn sẽ
vừa tìm được trong nhóm 6. trình bày, các nhóm khác nhận xét.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Yêu cầu HS nói câu có từ ngữ có tiếng chứa - HS nói với nhau trong nhóm đôi.
vần đang ôn.
3. Luyện tập đánh vần, đọc trơn, tìm hiểu
nội dung bài đọc:
* Mục tiêu: Đánh vần và đọc đúng bài đọc.
* Cách tiến hành:
 Luyện tập đánh vần, đọc trơn từ ngữ:
- GV đọc mẫu. - HS chú ý lắng nghe.
+ Em nào tìm được tiếng chứa vần mới học + HS tìm và nêu: thăm, em, sum, sim, đầm,
có trong bài đọc? vòm, thơm, cốm, lam, êm, đềm, xóm.
- GV cho HS đánh vần, đọc trơn. - Một số HS đọc.
- HS đọc cho bạn kế bên nghe.
 Luyện tập đọc trơn và tìm hiểu nội dung
bài đọc:
- GV đọc mẫu. - HS chú ý lắng nghe.
- GV cho HS đọc trơn. - Một số HS đọc.
- HS đọc cho bạn kế bên nghe.
- GV cho HS tìm hiểu nghĩa của bài đọc. - HS tìm hiểu nghĩa của bài đọc.
+ Bạn nhỏ về quê thăm ai? + Bạn nhỏ về quê thăm ông bà, cô bác.
+ Ở quê, bạn nhỏ làm gì? + Ở quê, bạn nhỏ đi hái sim, câu cá.
+ Bạn nhỏ ngửi thấy mùi thơm gì? + Bạn nhỏ ngửi thấy mùi cốm.
+ Em có thích về quê không? Vì sao? + HS trả lời.
+ Kể với bạn một vài điều em biết về quê em. + HS kể.
- Nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố, dặn dò:
+ Hôm nay các em học bài gì? + Ôn tập.
- GV gọi vài HS đọc bài - Vài học sinh đọc bài.
- Dặn về xem trước bài tiết sau (Bài ôn tập - HS lắng nghe.
tiết 2).
NHẬN XÉT – BỔ SUNG
Phòng GD – ĐT TP Cao Lãnh Trường TH Võ
Thị Sáu

Thứ năm ngày …… tháng …… năm …….


TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP (Tiết 2)
A. Mục tiêu:
1. Năng lực:
- Năng lực chung: Giao tiếp và hợp tác
+ Hình thành năng lực hợp tác qua việc hoạt động nhóm, phát triển năng lực giải quyết
vấn đề và sáng tạo qua việc thực hiện các bài tập.
- Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ
+ Nhận diện được các vần am, ăm, âm, om, ôm, ơm, em, êm, im, um.
+ Sử dụng được các vần đã học trong tuần để ghép tiếng mới.
+ Đánh vần tiếng có vần được học trong tuần, đọc trơn bài đọc.
+ Thực hiện đúng các bài tập chính tả.
+ Viết đúng cụm từ ứng dụng.
+ Luyện nói và mở rộng vốn từ về chủ đề của tuần học.
2. Phẩm chất chăm chỉ:
+ Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết, rèn luyện phẩm chất trung
thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra đánh giá.
B. Chuẩn bị:
1. GV:
- SGK, SGV, thẻ các vần: am, ăm, âm, om, ôm, ơm, em, êm, im, um.
- Một số tranh ảnh, mô hình hoặc vật dùng minh họa kèm theo thẻ từ (nếu có).
- Bảng phụ dùng ghi các nội dung cần rèn đọc.
2. HS: VTV, SGK.
C. Hoạt động lên lớp:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ:
* Mục tiêu: Gây hứng thú học tập cho HS.
* Cách tiến hành:
- Tổ chức cho HS hát. - HS ổn định và hát đúng bài hát.
- Gọi vài HS lên nói, viết, đọc câu có từ ngữ - HS lên nói, đọc, viết theo yêu cầu.
chứa tiếng có vần đã học.
- Nhận xét, tuyên dương.
2. Tập viết và chính tả:
Phòng GD – ĐT TP Cao Lãnh Trường TH Võ
Thị Sáu
* Mục tiêu: HS viết được cụm từ ứng dụng.
* Cách tiến hành:
 Tập viết cụm từ ứng dụng:
- GV đưa bảng phụ viết sẵn từ: Về thăm quê. - HS quan sát.
- Yêu cầu HS nhận diện từ có chứa vần đã học - HS nhận diện từ có chứa vần đã học trong tuần.
trong tuần.
+ Những con chữ nào cao 2 ô li và con chữ t, + Con chữ v, ê, ă, m, u cao 2 ô li, con chữ t
h, q cao mấy ô li. cao 3 ô li, con chữ q cao 4 ô li, con chữ h
cao 5 ô li.
- GV viết trên bảng. - HS quan sát.
- Yêu cầu HS đọc trơn cụm từ ứng dụng. - HS đọc.
- Yêu cầu HS viết vở tập viết. - HS viết vào vở.
- Nhận xét, tuyên dương. - HS nhận xét bài viết của mình và của bạn.
 Bài tập chính tả:
● Bài 1: (Trang 43 VBT)
- Yêu cầu HS điền vào chỗ trống ở Vở bài tập - HS quan sát.
Tiếng việt trang 43. - HS điền.
- Nhận xét, tuyên dương. - HS nhận xét bài viết của mình và của bạn.
● Bài 2: (Trang 43 VBT)
- Yêu cầu HS điền vào chỗ trống ở Vở bài tập - HS quan sát.
Tiếng việt trang 43. - HS điền.
- Nhận xét, tuyên dương. - HS nhận xét bài viết của mình và của bạn.
3. Hoạt động mở rộng:
* Mục tiêu: Giúp HS mở rộng vốn từ và phát
triển lời nói chủ đề “Thăm quê”.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu luyện nói về chủ đề Thăm quê. - HS thực hiện.
- Yêu cầu HS hát, đọc thơ những câu có liên - HS hát, đọc thơ, đồng dao có liên đến các
quan đến các vần đã ôn. vần đã ôn.
- Nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố, dặn dò:
+ Hôm nay các em học bài gì? + Ôn tập.
- GV gọi vài HS nói những câu có tiếng chứa - Vài học sinh nói.
vần mà mình ôn trong tuần.
- Dặn về xem trước bài tiết sau (Bài kể - HS lắng nghe.
chuyện: Lần đầu đi qua cầu khỉ).
NHẬN XÉT – BỔ SUNG

Thứ sáu ngày …… tháng …… năm …….


TIẾNG VIỆT
KỂ CHUYỆN: LẦN ĐẦU ĐI QUA CẦU KHỈ
A. Mục tiêu:
1. Năng lực:
- Năng lực chung: Giao tiếp và hợp tác
Phòng GD – ĐT TP Cao Lãnh Trường TH Võ
Thị Sáu
+ Bày tỏ cảm xúc của bản thân với các nhân vật trong câu chuyện.
- Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ
+ Phán đoán nội dung câu chuyện dựa vào tên truyện Lần đầu đi qua cầu khỉ, tên chủ đề
Thăm quê và tranh minh hoạ.
+ Kể từng đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ và câu gợi ý dưới tranh.
+ Trả lời câu hỏi về nội dung bài học và liên hệ bài học trong câu chuyện với bản thân.
+ Sử dụng âm lượng, ánh mắt, giọng nói phù hợp với từng đoạn của câu chuyện khi kể.
+ Bày tỏ cảm xúc của bản thân với từng nhân vật trong câu chuyện.
+ Bồi dưỡng tình yêu quê hương.
2. Phẩm chất chăm chỉ:
+ Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, chăm chỉ.
B. Chuẩn bị:
1. GV:
- SGK, SGV. Tranh minh họa truyện phóng to (nếu có).
2. HS: SGK
C. Hoạt động lên lớp:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ:
* Mục tiêu: HS nhớ lại nội dung câu chuyện đã
được nghe.
* Cách tiến hành:
- Tổ chức cho HS hát. - HS hát.
+ Tuần trước các em đã học câu chuyện có tên + Sự tích đèn Trung thu.
là gì?
+ Câu chuyện kể về những nhân vật nào? + Cuội, các bạn của Cuội.
+ Em thích nhân vật/ chi tiết nào nhất? Vì sao? + HS trả lời.
- Nhận xét, tuyên dương.
2. Luyện tập nghe và nói:
* Mục tiêu: Phán đoán nội dung câu chuyện
dựa vào tên truyện, tên chủ đề và tranh.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS mở SGK. - HS mở sách trang 139.
- Yêu cầu HS đánh vần và đọc trơn tên truyện - HS đánh vần và đọc trơn tên truyện Lần đầu đi qua cầu
Lần đầu đi qua cầu khỉ. khỉ.
- Yêu cầu HS phán đoán nội dung câu chuyện - HS phán đoán và trao đổi với bạn về nội
qua các câu gợi ý: dung câu chuyện qua tranh minh họa.
+ Bạn trai trong câu chuyện tên gì? + Nam.
+ Bạn Nam đang ở đâu? + Ở quê.
+ Bạn Nam đi đâu, bạn phải làm gì? + Câu cua, qua cầu khỉ.
+ Chuyện gì xảy ra với bạn? + Bị té.
 Để tìm hiểu rõ hơn các nhân vật trong câu - HS nghe.
chuyện. Hôm nay, thầy cùng các em cùng
Phòng GD – ĐT TP Cao Lãnh Trường TH Võ
Thị Sáu
bước vào câu chuyện “Lần đầu đi qua cầu
khỉ”.
- GV ghi tựa. - HS nhắc lại.
3. Luyện tập nghe kể chuyện và kể chuyện:
* Mục tiêu: Dựa vào tranh kể từng đoạn
chuyện.
* Cách tiến hành:
- GV kể 2 lần.
● Lần 1: Kể toàn bộ nội dung câu chuyện, - HS lắng nghe GV kể lần 1.
GV sử dụng các câu hỏi kích thích sự chú ý,
tạo hứng thú, tò mò muốn nghe câu chuyện ở
HS.
- GV lưu ý HS lắng nghe để liên hệ nội dung
câu chuyện với những phỏng đoán lúc đầu
của mình.
● Lần 2: GV kể từng đoạn theo tranh. - HS lắng nghe GV kể lần 2.
- GV đưa ra câu hỏi gợi. + HS trả lời.
 Sau khi nghe và ghi nhớ nội dung từng đoạn - HS nghe.
của câu chuyện. Để nắm được toàn bộ nội
dung câu chuyện, các con hãy kể lại cho các
bạn trong nhóm cùng nghe.
- HS kể: Thảo luận nhóm 4. - HS tập kể theo nhóm.
+ Mỗi tổ thảo luận 1 tranh, thay phiên nhau
kể với âm lượng vừa đủ nghe, chú ý lắng
nghe bạn kể.
- Kể trước lớp: Trong từng tổ, mỗi nhóm cử 1 - HS kể trước lớp.
bạn lên kể. GV lưu ý HS kể với âm lượng to
hơn để cả lớp cùng nghe.
- Nhận xét, tuyên dương. - HS nhận xét bạn kể: giọng kể, cử chỉ…
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi tìm hiểu ý - Trao đổi với các bạn theo các gợi ý.
nghĩa câu chuyện theo các gợi ý sau:
+ Em có thích nhân vật Nam không? Vì sao?
+ Em thích đoạn/ chi tiết nào trong câu
chuyện trên?
+ Nói với bạn một hoạt động dã ngoại mà em
đã tham gia?
- Mời đại diện trình bày ý kiến thảo luận. - Trình bày ý kiến trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương. - HS nhận xét bạn.
4. Củng cố, dặn dò:
+ Hôm nay các em học bài gì? + Câu chuyện Lần đầu đi qua cầu khỉ.
- Dặn: Về các em kể lại cho bố mẹ nghe. Xem - HS lắng nghe.
trước bài tiết sau chủ đề “Lớp em”.
NHẬN XÉT – BỔ SUNG

CHỦ ĐỀ 25: MẸ VÀ CÔ
Phòng GD – ĐT TP Cao Lãnh Trường TH Võ
Thị Sáu
BÀI 1: MẸ CỦA THỎ BÔNG (tiết 1)
(Lớp 1 – tập 2 – Chân trời sáng tạo – trang 62,63)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:


1. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Biết quan tâm chăm sóc người thân, yêu quý kính trọng mẹ.
Hiểu được tình yêu thương của mẹ dành cho con, thể hiện qua các hành động như: mẹ
lấy mũ che nắng, lấy ô che mưa, lấy khăn mát chườm cho con khi bị sốt,…
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và chuẩn bị bài trước ở nhà, trả lời các
câu hỏi.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm và trả lời các câu hỏi.
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng
3. Năng lực đặc thù
- Kỹ thuật đọc:
+ Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS dễ viết sai
( ướt, trán, khăn mát, sờ….)
+ Đọc đúng câu dài: Mẹ thỏ vội vàng lấy khăn mát chườm cho con, lấy quạt quạt nhẹ
cho con.
+ Biết ngắt nghỉ đúng chỗ có dấu câu và câu dài: Mẹ thỏ vội vàng/ lấy khăn mát/
chườm cho con, lấy quạt/ quạt nhẹ cho con.//
+ Giọng đọc toàn bài: trầm ấm, tình cảm
+ Biết đọc diễn cảm, giọng điệu khác nhau giữa các lời thoại nhân vật
- Đọc hiểu:
+ Hiểu được các từ ngữ khó trong bài ( bận, khỏi ướt, sờ, chườm, chốc chốc…)
+ Hiểu được nội dung và ý nghĩa cảu cả bài văn (tôn trọng, yêu thương người thân
của mình)
+ Trả lời được những câu hỏi

4. Năng lực chuyên môn:

- Hình thành năng lực ngôn ngữ và thẩm mỹ (Cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn
từ trong văn bản)

- Nói và nghe: Hỏi và trả lời được các câu hỏi về nội dung và tranh của bài,
luyện nói đúng theo chủ đề.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC


- Kế hoạch bài dạy, bài giảng powerpoint
- SGK, SGV
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của Phương Sản phẩm,
học sinh pháp, hình đánh giá, kết
thức tổ chức quả
7p 1. Khởi động
Phòng GD – ĐT TP Cao Lãnh Trường TH Võ
Thị Sáu
- Mục tiêu: tạo hứng thú cho HS vào bài mới và kết nối bài
- Cách tiến hành:
- Giới thiệu chủ đề mới: Mẹ và -Đọc tên chủ đề - PP: sắm -
Cô -Thảo luận và vai
- Cho HS thảo luận nhóm đôi, chia sẻ - Hình thức:
quan sát tranh minh họa và trả nhóm đôi
lời các câu hỏi trong SHS
- Nhận xét và nêu nội dung bức -Lắng nghe
tranh: Tranh vẽ bạn gái đóng
vai chơi trò chơi bác sĩ để
khám bệnh và bạn gái đóng
vai mẹ để chăm sóc cho búp
bê. -Tham gia trò
- Cho HS chơi trò chơi: “Tôi là chơi
ai?” (Chia lớp thành nhóm
đôi,với sự hướng dẫn của GV
cho các bạn chọn trò chơi để
đóng vai và chơi chung với
bạn của mình thông qua các
động tác, sau 2 phút mời HS
lên trình bày trước lớp, các
bạn khác sẽ đoán xem bạn
mình đang đóng vai gì?) -Lắng nghe
- Giới thiệu bài đọc Mẹ của Thỏ
bông ( Gợi ý: Hôm nay các em
sẽ đọc một bài đọc liên quan
đến trò chơi đóng vai, chúng
ta hãy cùng đọc để tìm hiểu
xem trong bài đọc của chúng
ta, nhân vật chính đóng vai gì
nhé!)
- Giới thiệu bài mới: Hôm nay
các em sẽ luyện đọc bài đọc
“Mẹ của thỏ bông”. Các em
sẽ đọc kĩ để hiểu được mẹ của
Thỏ bông đã yêu thương và
chăm sóc thỏ bông như thế
nào nhé !
25p 2. Hình thành kiến thức:
a. Hoạt động 1: Luyện đọc từ khó và giải thích từ mới (5p)
- Mục tiêu: Đọc đúng và rõ ràng các từ khó đọc có trong văn bản, hiểu các từ ngữ chưa
hiểu.
- Cách tiến hành:
- Luyện đọc từ khó: sờ, - Lắng nghe, - Pp: đàm - HS có thể
trán, ướt, quạt, sốt đọc theo thoại đọc đúng từ
- Giải thích nghĩa từ khó: - Hình thức: khó: sờ, quạt,
Phòng GD – ĐT TP Cao Lãnh Trường TH Võ
Thị Sáu
sờ, bận, khỏi ướt, chườm, chốc - Lắng cá nhân trán, ướt, sốt
chốc nghe và quan - Hiểu được
+ sờ: đặt và di động nhẹ sát nghĩa của từ:
bàn tay sờ, khỏi,
chườm, chốc
+ khỏi: không chôc
+ chườm: áp vật nóng
hoặc lạnh vào da để làm
giảm đau hoặc giảm sốt
+ chốc chốc: từng lúc -
một

b. Hoạt động 2: Luyện đọc văn bản (15p)


- Mục tiêu: Đọc đúng và rõ ràng các từ, các câu trong bài văn; biết ngắt hơi từng cụm
từ và nghỉ hơi theo dấu câu.
- Cách tiến hành:
-Đọc mẫu 1 lần, yêu cầu HS lắng - Lắng nghe - PP: - HS có thể ngắt
nghe và nhìn theo sách - Hình thức: nghỉ đúng
-Đọc từng câu, HS lặp lại theo - Đọc cá nhân, - Đọc trơn cả
-Hướng dẫn HS tìm câu dài và nhóm bài
chỉ cách ngắt nhịp: Mẹ thỏ vội
vàng/ lấy khăn mát/ chườm
cho con, lấy quạt/ quạt nhẹ
cho con.// - Đọc văn bản
-Gọi HS lần lượt đọc văn bản,
từng câu nối tiếp nhau.
- Đọc văn bản
-Chia lớp thành nhóm đôi, hướng
dẫn HS làm việc theo nhóm:
HS đọc bài theo nhóm đôi
-Mời 2,3 hs đọc trước lớp - Lắng nghe
-Nhận xét

c. Hoạt động 3: Ứng dụng (5p)


- Mục tiêu: Thông qua hoạt động hiểu được nội dung, chủ đề của bài đọc “Mẹ của thỏ
bông”
- Cách tiến hành:
-Chia học sinh thành nhóm 3, -Tham gia hoạt - PP - Diễn được các
chơi lại trò chơi đóng vai bài động - Hình thức: nhân vật trong
đọc “Mẹ của thỏ bông” nhóm bài đọc
-Gọi 2-3 nhóm trình bày trước
lớp
3p 3. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò:
- Mục tiêu: Gợi nhớ kiến thức mới vừa hình thành cho hs và chuẩn bị bài cho tiết
Phòng GD – ĐT TP Cao Lãnh Trường TH Võ
Thị Sáu
học sau.
- Cách tiến hành:
a. a. Củng cố:
- Nhận xét, tóm tắt lại những nội - Lắng nghe
dung chính của bài học.
- Nhận xét, đánh giá sự tham gia
của HS trong giờ học, khen
ngợi những HS tích cực; nhắc
nhở, động viên những HS còn
chưa tích cực, nhút nhát.
b. Dặn dò: - Lắng nghe
- GV nhắc nhở HS:
+Tập luyện đọc lại bài Mẹ
của thỏ bông, tập trả lời các câu
hỏi trong sách, hiểu ý nghĩa bài
đọc.
+ Chia sẻ với người thân về
bài đọc.
+ Mang vở tập viết cho tiết
học tập viết sau.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

You might also like