Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 17

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐHQGHN

KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ


--------------

TIỂU LUẬN KINH TẾ VĨ MÔ

Đề tài: Tỷ lệ thất nghiệp do ảnh hưởng của COVID – 19 giai


đoạn 2020 - 2021

Sinh viên : Ngô Ngọc Anh


Mã sinh viên : 23050050
Lớp : Kinh tế 2 – QH2023E
LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan bài tiểu luận là kết quả nghiên cứu của nhóm tôi. Những số liệu
trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được nhóm thu thập từ
các nguồn khác nhau có ghi rõ nguồn gốc. Tôi xin cam đoan rằng bài tiểu luận này không
phải là bản sao chép của bất kì tiểu luận nào trước đó. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm
về lời cam đoan của mình.

Hà Nội, ngày 13 tháng 7 năm 2024


Sinh viên

Ngô Ngọc Anh


LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
NỘI DUNG .......................................................................................................................... 2
1. Cơ sở lý thuyết ......................................................................................................... 2
1.1 Khái niệm thất nghiệp và tỉ lệ thất nghiệp .................................................... 2
1.2 Các khái niệm liên quan khác ......................................................................... 2
1.3 Phân loại thất nghiệp ....................................................................................... 2
2. Toàn cảnh về thất nghiệp trên thế giới do ảnh hưởng của Covid-19 giai đoạn
2020-2021. ........................................................................................................................ 3
3. Tỷ lệ thất nghiệp tại Việt Nam giai đoạn 2020-2021 ............................................ 4
3.1 Năm 2020 .......................................................................................................... 5
3.2 Năm 2021 .......................................................................................................... 7
4. Một số giải pháp ...................................................................................................... 9
4.1 Gói hỗ trợ tài chính ........................................................................................ 10
4.2 Chính sách bảo hiểm thất nghiệp ................................................................. 10
4.3 Hỗ trợ doanh nghiệp duy trì hoạt động ....................................................... 10
4.4 Chương trình đào tạo lại và nâng cao kỹ năng ........................................... 10
4.5 Thúc đẩy việc làm trong các ngành mới ...................................................... 11
4.6 Tăng cường hệ thống an sinh xã hội .................................................................. 11
Kết luận ............................................................................................................................. 12
Danh mục tài liệu tham khảo .......................................................................................... 13
LỜI MỞ ĐẦU
Đại dịch COVID-19 đã gây ra một cuộc khủng hoảng toàn cầu chưa từng có, ảnh hưởng
mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội trên toàn thế giới. Một trong những
hậu quả nghiêm trọng nhất của đại dịch này là sự gia tăng trong tỷ lệ thất nghiệp, đặc biệt
trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2021. Việc áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội,
phong tỏa và hạn chế đi lại nhằm kiểm soát sự lây lan của virus đã khiến nhiều doanh
nghiệp phải đóng cửa, sản xuất đình trệ, và hàng triệu lao động mất việc làm. Tỷ lệ thất
nghiệp tăng cao không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới người lao động mà còn ảnh hưởng lớn
tới kinh tế, chính trị, xã hội của một quốc gia.

Qua bài tiểu luận này ta sẽ đi tìm hiểu, phân tích về tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam trong
bối cảnh đại dịch Covid- 19 giai đoạn 2020-2021, từ đó tìm hiểu các yếu tố góp phần vào
tình trạng thất nghiệp tăng cao cũng như những hệ lụy mà nó mang lại cho nền kinh tế và
xã hội. Đồng thời, chúng ta cũng sẽ tìm hiểu các chính sách mà các quốc gia đã và đang
áp dụng để giảm thiểu tình trạng thất nghiệp và hỗ trợ người lao động vượt qua giai đoạn
khó khăn này.

Việc nghiên cứu tỷ lệ thất nghiệp do ảnh hưởng của đại dịch không chỉ giúp chúng ta hiểu
rõ hơn về tác động của COVID-19 đối với thị trường lao động mà còn cung cấp cơ sở để
xây dựng các chính sách ứng phó hiệu quả trong tương lai, nhằm bảo vệ người lao động
và thúc đẩy sự phục hồi kinh tế bền vững.

1
NỘI DUNG

1. Cơ sở lý thuyết
1.1 Khái niệm thất nghiệp và tỉ lệ thất nghiệp

- Thất nghiệp (Unemployment): Thất nghiệp là tình trạng khi người lao động có khả
năng làm việc nhưng lại không có việc, đang đi tìm việc làm.
- Tỷ lệ thất nghiệp: là tỉ lệ % số người thất nghiệp so với tổng số người trong lực
lượng lao động.
𝑆ố 𝑛𝑔ườ𝑖 𝑡ℎấ𝑡 𝑛𝑔ℎ𝑖ệ𝑝
Tỷ lệ thất nghiệp = × 100%
𝐿ự𝑐 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑙𝑎𝑜 độ𝑛𝑔

1.2 Các khái niệm liên quan khác

- Người trong độ tuổi lao động là những người ở độ tuổi được Hiến pháp quy định có
nghĩa vụ và quyền lợi lao động

- Người có việc làm (Employment): là những người làm một việc gì đó có được trả tiền
công, lợi nhuận hoặc được thanh toán bằng hiện vật, hoặc những người tham gia vào các
hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập gia đình không được
nhận tiền công hoặc hiện vật.

- Lực lượng lao động ( Labor force): là một bộ phận dân số trong độ tuổi lao động, có
khả năng lao động, bao gồm cả những người có việc làm và những người chưa có việc
làm.

1.3 Phân loại thất nghiệp


1.3.1 Phân loại theo lý do

- Mất việc: Người lao động không có việc làm do các cơ doanh nghiệp cho thôi việc
vì một lý do nào đó
- Bỏ việc: Tự xin thôi việc vì những lý do khác nhau như cho rằng lương không
thỏa đáng, môi trường làm việc không phù hợp,…
- Nhập mới: Là những người mới tham gia vào lực lượng lao động của thị trường
nhưng chưa tìm được việc làm (VD: Sinh viên mới ra trường tìm việc làm, những
người vừa hoàn thành học nghề đang tìm việc,…)
- Tái nhập: Là những người đã rời khỏi lực lượng lao động và giờ muốn đi làm trở
lại nhưng chưa tìm được việc làm thích hợp

1.3.2 Phân loại theo tính chất

- Thất nghiệp tự nguyện (voluntary unemployment): là tình trạng thất nghiệp phát
sinh do người lao động không chấp nhận những công việc hiện thời với mức lương
2
tương ứng (VD: Sinh viên không đi làm thêm, tập trung vào việc học để có bằng
cấp sau đó mới tìm kiếm những công việc có mức lương cao hơn)
- Thất nghiệp không tự nguyện (involuntary unemployment): là tình trạng thất
nghiệp mà ở đó người lao động sẵn sàng đi làm với mức lương hiện hành nhưng
không tìm được việc

1.3.3 Phân loại theo nguyên nhân

- Phân loại theo nguyên nhân thì thất nghiệp được chia thành 3 loại lớn, đó là thất
nghiệp tự nhiên, thất nghiệp chu kỳ và thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển.

• Thất nghiệp tự nhiên (natural unemployment): là mức thất nghiệp bình thường
mà nền kinh trải qua, là dạng thất nghiệp không mất đi trong dài hạn, tồn tại
ngay cả khi thị trường lao động cân bằng.

➢ Thất nghiệp cơ cấu (structural unemployment):xảy ra khi có sự mất cân


đối về mặt cơ cấu giữa cung và cầu lao động. Nguyên nhân có thể là do
người lao động thiếu kỹ năng, hoặc sự khác biệt về địa điểm cư trú.
➢ Thất nghiệp tạm thời (frictional unemployment)là thất nghiệp do người
lao động bỏ việc cũ tìm việc mới, có sự thay đổi về địa lý hoặc những
người lao động mới gia nhập hay tái gia nhập lực lượng lao động cần có
thời gian để tìm việc làm.
➢ Thất nghiệp thời vụ (seasonal unemployment) là tình trạng người lao
động không có việc làm trong một khoảng thời gian nhất định trong
năm (VD: Nhân viên resort, công viên nước, trượt băng, trượt tuyết
thường sẽ thất nghiệp vào mùa đông vì ít ai có nhu cầu đi)

• Thất nghiệp chu kỳ (cyclical unemployment):thất nghiệp do tình trạng suy


thoái kinh tế, sản lượng xuống thấp hơn mức sản lượng tiềm năng (theo lý
thuyết Keynes).
• Thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển (Classical Unemployment): Theo lý thuyết
cổ điển, thất nghiệp xảy ra là do mức lương tối thiểu được quy định cao hơn
mức lương do quy luật cung-cầu trên thị trường quy định.

1.3.4 Thất nghiệp theo hình thức

- Thất nghiệp theo giới tính (nam, nữ).


- Thất nghiệp theo lứa tuổi.
- Thất nghiệp theo vùng, lãnh thổ (thành thị, nông thôn).
- Thất nghiệp theo ngành nghề (ngành kinh tế, ngành nông nghiệp).
- Thất nghiệp theo dân tộc, chủng tộc.

2. Toàn cảnh về thất nghiệp trên thế giới do ảnh hưởng của Covid-19 giai đoạn
2020-2021.

3
Theo báo cáo của Tổ chức Lao động thế giới (ILO) về tình hình thất nghiệp trên thế
giới và tình hình xã hội nói chung năm 2021 ( World Employment and Social
Outlook: Trends 2021), Covid-19 đã mang lại ảnh hưởng tiêu cực chưa từng có đối
với nền y tế, kinh tế và xã hội toàn cầu. Mất việc làm là một trong những ảnh hưởng
vô cùng lớn tới người lao động.

Năm 2020 tỷ lệ thất nghiệp trên thế giới tăng 6,5% tương ứng với 33 triệu lao động
và đạt mức 220 triệu người năm 2020. Theo ước tính năm 2020 khoảng 8,8% số giờ
làm việc trong một năm bị giảm đi đối với 225 triệu lao động toàn thời gian. Với một
nửa số lao động còn việc làm thì số giờ làm của họ bị giảm đi một nửa, một nửa còn
lại thì kém may mắn hơn thì bị mất việc. So với năm 2019 thì số việc làm đã giảm đi
114 triệu việc làm mà trước khi đại dịch bùng phát thì ước tính chỉ có 30 triệu việc
làm mới vào năm 2020. Đại dịch Covid-19 đã làm tình trạng thiếu việc làm vốn đã là
một vấn đề tồn tại trước đại dịch nay lại càng phát triển theo chiều hướng tiêu cực.

Do có sự nỗ lực của các chính phủ nên tỷ lệ thất nghiệp năm 2021 có giảm nhưng vẫn
còn ở mức cao so với trước Covid, đạt 5,4%. Làn sóng của dịch bệnh bùng phát trở
lại phát khiến cho số giờ bị giảm vẫn còn cao khi quý I năm 2021 tổng số giờ làm việc
là 4,8% và giảm xuống 4,4% trong quý II. Khu vực Mỹ Latinh và Caribe, Châu Âu và
Trung Á là 2 khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất với tổn thất về số giờ làm việc lần
lượt vượt quá 8% trong quý đầu tiên và 6% trong quý thứ hai.

Tổng số giờ làm việc giảm mạnh cũng là nguyên nhân khiến thu nhập giảm dẫn tới
tình trạng đói nghèo trên thế giới tăng. Thu nhập của lao động toàn cầu, không bao
gồm các khoản chuyển nhượng và phúc lợi của chính phủ, đã thấp hơn 3,7 nghìn tỷ
USD (tức là 8,3%) vào năm 2020 so với trước đại dịch. Trong hai quý đầu tiên của
năm 2021, sự sụt giảm này lên tới mức 5,3% thu nhập lao động toàn cầu, tức là 1,3
nghìn tỷ USD. So với năm 2019, ước tính khoảng 108 triệu công nhân hiện đang cực
kỳ khó khăn và đói nghèo khi là họ và gia đình phải sống dưới mức 3,20 USD/ngày
theo sức mua tương đương. Năm năm cố gắng trong việc xóa đói giảm nghèo giờ đây
trở nên vô nghĩa, khi tỷ lệ nghèo lao động đã quay trở lại mức của năm 2015. Tổng số
việc làm thiếu hụt do khủng hoảng lên tới 75 triệu vào năm 2021.

3. Tỷ lệ thất nghiệp tại Việt Nam giai đoạn 2020-2021

- Trước khi Covid 19 bùng nổ: Thất nghiệp vẫn luôn là vấn đề nan giải kéo dài của
Việt Nam và các quốc gia trên thế giới.

• Năm 2018, tỷ lệ thất nghiệp chung cả nước là 2,0%, trong đó tỷ lệ thất nghiệp
khu vực thành thị là 2,95%; khu vực nông thôn là 1,55%.
• Năm 2019, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 2,17%, trong đó ở khu
vực thành thị là 3,11%, khu vực nông thôn là 1,69%.

- Khi đại dịch Covid 19 bùng nổ: Đại dịch Covit-19 xuất hiện tại Việt Nam đã ảnh
hưởng trực tiếp đến tình hình lao động và việc làm trong tất cả các ngành và tại
4
mọi miền trong nước từ nông thôn đến thành thị. Trong đó ảnh hưởng rõ rệt nhất là
vào quý II năm 2020 khi tình hình diễn biến phức tạp, nhiều ca lây nhiễm nguy
hiểm trong cộng đồng và đặc biệt là việc áp dụng quy định giãn cách toàn xã hội
càng làm cho tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Nền kinh tế bị ngưng trệ, nhiều doanh
nghiệp phải cho lao động ngừng, giãn hoặc nghỉ việc .Điều này làm cho tỷ lệ thất
nghiệp trong độ tuổi lao động tăng kỷ lục trong vòng 5 năm gần đây cùng với đó là
việc nhiều lao động rời bỏ thị trường lao động.

3.1 Năm 2020


3.1.1 Quý I năm 2020

Dịch Covid-19 xuất hiện tại Việt Nam từ cuối tháng 1 năm 2020 đến nay đã ảnh hưởng
trực tiếp đến việc tham gia thị trường lao động của người lao động . Thất nghiệp tăng lên,
tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ở mức cao nhất trong vòng 5 năm gần đây

Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động trong quý I năm 2020 ước gần 1,1 triệu
người, tăng 26 nghìn người so với quý trước và tăng 26,7 nghìn người so với cùng kỳ năm
trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý I năm 2020 là 2,22%, tăng 0,07 điểm
phần trăm so với quý trước và tăng 0,05 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi của khu vực thành thị là 3,18%, tăng 0,08 điểm phần trăm
so với quý trước và cùng kỳ năm trước; tỷ lệ này của khu vực nông thôn là 1,73%, tăng
0,06 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,03 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm
trước.

Số thanh niên (từ 15 đến 24 tuổi) thất nghiệp ước khoảng 492,9 nghìn người, chiếm
44,1% tổng số người thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên trong quý I năm 2020
ước là 7,0%, tăng 0,5 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,56 điểm phần trăm so
với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên cao gấp 5,4 lần so với tỷ lệ thất
nghiệp của dân số trưởng thành (những người từ 25 tuổi trở lên)

3.1.2 Quý II năm 2020

Tình trạng việc làm của người lao động trong quý II năm 2020 bị ảnh hưởng rõ rệt hơn
khi chính phủ thực hiện giãn cách xã hội trong tháng 4 năm 2020 để ngăn chặn các ca lây
nhiễm trong cộng đồng. Điều này khiến tỷ lệ thất nghiệp tại Việt Nam tăng cao chưa từng
có.

Theo Tổng cục Thống kê, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý II năm 2020 là
gần 1,3 triệu người, tăng 192,8 nghìn người so với quý trước và tăng 221 nghìn người so
với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý II năm 2020 là
2,73%, tăng 0,51 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,57 điểm phần trăm so với
cùng kỳ năm trước.

5
Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi của khu vực thành thị là 4,46%, tăng 1,28 điểm phần trăm
so với quý trước và tăng 1,36 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước; đây là quý có tỷ
lệ thất nghiệp trong độ tuổi của khu vực thành thị cao nhất trong vòng 10 năm qua.

Số thanh niên (người từ 15 đến 24 tuổi) thất nghiệp trong quý II năm 2020 khoảng 410,3
nghìn người, chiếm 30,7% tổng số người thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên
trong quý II năm 2020 là 6,98%, tương đương so với quý trước và tăng 0,3 điểm phần
trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên khu vực thành thị là
11,1%, tăng 0,46 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

3.1.3 Quý III năm 2020

Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý III năm 2020 là hơn 1,2 triệu người,
giảm 63,0 nghìn người so với quý trước và tăng 148,2 nghìn người so với cùng kỳ năm
trước.

Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý III năm 2020 là 2,50%, giảm 0,23 điểm phần
trăm so với quý trước và tăng 0,33 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Thành phố
Hồ Chí Minh có tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý III năm 2020 là 4,3%, cao
hơn 1,94 điểm phần trăm so với Hà Nội (2,36%). Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi của khu
vực thành thị là 4,0%, giảm 0,46 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,89 điểm phần
trăm so với cùng kỳ năm trước; đây là quý có tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi của khu vực
thành thị cao nhất trong vòng 10 năm qua.

Số thanh niên (người từ 15 đến 24 tuổi) thất nghiệp trong Quý III năm 2020 khoảng
408,8 nghìn người, chiếm 32,6% tổng số người thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh
niên quý III năm 2020 là 7,24%, tăng 0,26 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,51
điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước; cao gấp 4,2 lần so với tỷ lệ thất nghiệp của dân
số trưởng thành (những người từ 25 tuổi trở lên). Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên khu
vực thành thị là 11,29%, tăng 0,2 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,65 điểm
phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

3.1.4 Quý IV

Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý IV năm 2020 là gần 1,2 triệu người,
giảm 60,1 nghìn người so với quý trước và tăng 136,8 nghìn người so với cùng kỳ năm
trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý IV năm 2020 là 2,37%, giảm 0,13
điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,33 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.
Tỷ lệ này ở khu vực thành thị là 3,68%, giảm 0,32 điểm phần trăm so với quý trước và
tăng 0,78 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Đại dịch Covid-19 đã làm tỷ lệ thất
nghiệp của lao động trong độ tuổi khu vực thành thị quý IV năm 2020 cao nhất so với
cùng kỳ trong vòng 10 năm qua.

Số thanh niên (người từ 15 đến 24 tuổi) thất nghiệp trong Quý IV năm 2020 khoảng
410,9 nghìn người, chiếm 34,4% tổng số người thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh
6
niên trong Quý IV năm 2020 là 7,05%, tương đương so với quý trước. Tỷ lệ thất nghiệp
của thanh niên khu vực thành thị là 10,83%, khu vực nông thôn là 5,54%.

( Điều tra lao động việc làm quý IV 2020-Tổng cục Thống kê)

3.2 Năm 2021


3.2.1 Quý I

Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý I năm 2021 là gần 1,1 triệu người, giảm
137,0 nghìn người so với quý trước và tăng 12,1 nghìn người so với cùng kỳ năm trước.
Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý I năm 2021 là 2,42%, giảm 0,21 điểm phần
trăm so với quý trước và tăng 0,08 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ này ở
khu vực thành thị là 3,19%, giảm 0,51 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,1 điểm
phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

7
( Báo cáo lao động việc làm Quý I năm 2021-Tổng cục Thống kê)

3.2.2 Quý II

Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý II năm 2021 là gần 1,2 triệu người, tăng
87,1 nghìn người so với quý trước và giảm 82,1 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ
lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý II năm 2021 là 2,62%, tăng 0,2 điểm phần trăm
so với quý trước và giảm 0,23 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp
trong độ tuổi của khu vực thành thị là 3,36%, tăng 0,17 điểm phần trăm so với quý trước
và giảm 0,95 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

Số thanh niên từ 15-24 tuổi thất nghiệp trong quý II năm 2021 là 389,8 nghìn người, chiếm
31,8% tổng số người thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên quý II năm 2021 là
7,47%, tăng 0,03 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 0,13 điểm phần trăm so với
cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên khu vực thành thị là 9,57%, cao hơn
3,11 điểm phần trăm so với khu vực nông thôn.

3.2.3 Quý III

Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý III năm 2021 là hơn 1,7 triệu người, tăng
532,2 nghìn người so với quý trước và tăng 449,6 nghìn người so với cùng kỳ năm trước.
Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý III năm 2021 là 3,98%, tăng 1,36 điểm phần
trăm so với quý trước và tăng 1,25 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Diễn biến
phức tạp của dịch Covid-19 lần thứ tư và thời gian giãn cách xã hội kéo dài ở nhiều địa
phương đã đẩy tỷ lệ thất nghiệp quý III năm 2021 vượt xa con số 2% như thường thấy. Tỷ

8
lệ thất nghiệp trong độ tuổi của khu vực thành thị là 5,54%, tăng 2,18 điểm phần trăm so
với quý trước và tăng 1,60 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên 15-24 tuổi quý III năm 2021 là 8,89%, tăng 1,42 điểm
phần trăm so với quý trước và tăng 0,75 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ
thất nghiệp của thanh niên khu vực thành thị là 12,71%, cao hơn 5,56 điểm phần trăm so
với khu vực nông thôn.

3.2.4 Quý IV

Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý IV năm 2021 là hơn 1,6 triệu người, giảm
113,1 nghìn người so với quý trước và tăng 369,2 nghìn người so với cùng kỳ năm trước.
Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý IV năm 2021 là 3,56%, giảm 0,42 điểm phần
trăm so với quý trước và tăng 0,93 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất
nghiệp trong độ tuổi của khu vực thành thị là 5,09%, giảm 0,45 điểm phần trăm so với quý
trước và tăng 1,39 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên 15-24 tuổi quý IV năm 2021 là 8,78%, giảm 0,11 điểm
phần trăm so với quý trước và tăng 0,84 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ
thất nghiệp của thanh niên khu vực thành thị là 13,23%, cao hơn 6,52 điểm phần trăm so
với khu vực nông thôn.

4. Một số giải pháp

Tác động của đại dịch Covid -19 đã làm cho lao động gặp nhiều khó khăn hơn trong việc
tham gia thị trường lao động và đóng góp trong chuỗi sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Đến
nay, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong thực hiện mục tiêu kép
vừa chống dịch vừa khôi phục, phát triển kinh tế. Mặc dù tốc độ tăng GDP trong quý II
năm 2020 thấp kỷ lục trong nhiều năm qua, nhưng là mức tăng trưởng dương mà nhiều
nước trên thế giới không đạt được. Đại dịch Covid -19 trên thế giới đang diễn biến phức
9
tạp, với nhiều nguy cơ bùng nổ làn sóng dịch tại nhiều nước trên thế giới, ảnh hưởng tiêu
cực đến tình hình lao động, việc làm và thu nhập của người lao động. Biện pháp giãn cách
xã hội áp dụng trong tháng 3 và cách ly xã hội áp dụng trong tháng 3 và tháng 4 đang gây
nên sự sụt giảm nghiêm trọng trong doanh thu. Các nhà máy phục vụ thị trường nội địa
đang phải cắt giảm thời giờ làm việc của người lao động, đề nghị giảm mức lương hay tạm
dừng mọi hoạt động sản xuất và cho người lao động nghỉ việc. Lao động và làm việc trong
các doanh nghiệp xuất khẩu cũng đối mặt với sự sụt giảm nghiêm trọng về số giờ làm việc,
tạm dừng hợp đồng, cắt giảm lương và sa thải. Để hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động
phục hồi sản xuất góp phần cải thiện tình hình lao động việc làm, thực hiện một số giải
pháp đã được thực hiện:

4.1 Gói hỗ trợ tài chính

- Gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng: Chính phủ đã triển khai gói hỗ trợ tài chính trị giá 62.000 tỷ
đồng để hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Gói hỗ trợ này
bao gồm trợ cấp tiền mặt cho người lao động bị mất việc, hỗ trợ lãi suất vay cho doanh
nghiệp nhỏ và vừa, và các khoản hỗ trợ khác nhằm duy trì hoạt động kinh doanh và bảo
vệ việc làm.

- Miễn, giảm thuế: Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 về một số
giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch COVID-19.

4.2 Chính sách bảo hiểm thất nghiệp

- Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 116/NQ-CP ngày 24/9/2021 về chính sách hỗ trợ
người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ
bảo hiểm thất nghiệp và nguồn kinh phí lên tới 30.000 tỷ đồng từ kết dư Quỹ bảo hiểm thất
nghiệp đến hết năm 2020. Đồng thời mức phí đóng bảo hiểm thất nghiệ cũng được giảm
trong giai đoạn này.

4.3 Hỗ trợ doanh nghiệp duy trì hoạt động

- Hỗ trợ lãi suất vay: Chính phủ đã triển khai các chương trình hỗ trợ lãi suất vay cho doanh
nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, để giúp họ duy trì hoạt động sản xuất kinh
doanh và tránh tình trạng sa thải nhân viên.

- Giảm tiền thuê đất và chi phí sản xuất: Các biện pháp giảm tiền thuê đất, giảm giá điện,
nước và các chi phí sản xuất khác đã được áp dụng để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó
khăn tài chính trong giai đoạn đại dịch.

4.4 Chương trình đào tạo lại và nâng cao kỹ năng

- Đào tạo lại kỹ năng cho người lao động: Chính phủ và các tổ chức xã hội đã triển khai
nhiều chương trình đào tạo lại kỹ năng và nâng cao kỹ năng cho người lao động. Điều này

10
giúp họ có thể thích ứng với nhu cầu mới của thị trường lao động và tìm kiếm cơ hội việc
làm mới.
- Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đào tạo nhân viên: Các doanh nghiệp được khuyến khích
và hỗ trợ tài chính để đào tạo lại nhân viên, giúp họ có thể làm việc trong các ngành công
nghiệp và dịch vụ mới.

4.5 Thúc đẩy việc làm trong các ngành mới

- Khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp mới: Chính phủ đã đưa ra các chính sách
khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp mới, như công nghệ thông tin, năng lượng
tái tạo, và dịch vụ kỹ thuật số, nhằm tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới.

- Hỗ trợ khởi nghiệp và doanh nghiệp sáng tạo: Các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp và
doanh nghiệp sáng tạo đã được triển khai để thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp
mới, tạo thêm việc làm cho người lao động.

4.6 Tăng cường hệ thống an sinh xã hội

- Mở rộng hệ thống an sinh xã hội: bao gồm các chương trình trợ cấp xã hội, hỗ trợ y tế và
miễn giảm học phí trong giáo dục, để đảm bảo an sinh cho người dân, đặc biệt là những
người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch.

11
Kết luận
Thất nghiệp luôn tồn tại trong tất cả các nền kinh tế cho dù nên kinh tế ấy đang đạt hiệu
quả tối đa nhưng đại dịch Covid-19 đã gây ra nhiều xáo trộn trên thị trường lao động Việt
Nam giai đoạn 2020-2021, với hàng triệu người lao động bị ảnh hưởng tiêu cực bởi thất
nghiệp, phải nghỉ phép/ luân chuyển, giảm giờ làm, giảm thu nhập,... Đây là lần đầu tiên
trong 10 năm qua, nền kinh tế Việt Nam bị sụt giảm nghiêm trọng về số lượng người tham
gia thị trường lao động và việc làm. Thu nhập bình quân của người lao động cũng bị thâm
hụt. Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm và tỷ lệ lao động làm việc phi chính thức đều tăng
mạnh

Trước tình hình đó, Chính phủ Việt Nam đã triển khai nhiều biện pháp quyết liệt và hiệu
quả nhằm giảm thiểu tác động của đại dịch lên thị trường lao động. Các gói hỗ trợ tài
chính, chính sách trợ cấp thất nghiệp, chương trình đào tạo lại kỹ năng và các biện pháp
hỗ trợ doanh nghiệp đã giúp duy trì việc làm và hỗ trợ người lao động vượt qua khó khăn.
Sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội đã
góp phần tạo ra kết quả tích cực trong việc giảm tỷ lệ thất nghiệp và ổn định thị trường
lao động ở thời điểm hiện tại

Qua đại dịch Covid ta thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng lực lượng lao động
bền vững. Để giảm tỷ lệ thất nghiệp thì những biện pháp cần được du trì và phát triển
theme giúp nền kinh tế của nước ta sớm phục hồi và phát triển bền vững. Hy vọng rằng
với những nỗ lực không ngừng của chính phủ, doanh nghiệp và nhân dân, Việt Nam sẽ
sớm khôi phục kinh tế và ổn định xã hội để hướng tới một tương lai “sánh vai với cường
quốc năm châu”.

12
Danh mục tài liệu tham khảo
https://www.ilo.org/sites/default/files/wcmsp5/groups/public/@dgreports/@dcomm/@pu
bl/documents/publication/wcms_795453.pdf

https://truyenhinhthanhhoa.vn/nam-2020-ty-le-that-nghiep-thieu-viec-lam-tang-cao-do-
anh-huong-cua-dich-covid-19-1808322533.htm

https://www.gso.gov.vn/wp-content/uploads/2020/08/BC-LDVL-Quy-1.2020_finalf.pdf

https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2020/07/thong-cao-bao-chi-tinh-
hinh-lao-dong-viec-lam-quy-ii-va-6-thang-dau-nam-
2020/#:~:text=T%E1%BB%B7%20l%E1%BB%87%20th%E1%BA%A5t%20nghi%E1
%BB%87p%20trong,v%E1%BB%9Bi%20c%C3%B9ng%20k%E1%BB%B3%20n%C4
%83m%20tr%C6%B0%E1%BB%9Bc.

https://www.gso.gov.vn/wp-content/uploads/2020/08/BCLDVL_Q2.2020_finalf.pdf

https://www.gso.gov.vn/wp-content/uploads/2021/05/BCLDVL_Q3.2020.pdf

https://www.gso.gov.vn/wp-content/uploads/2021/05/BCLDVL_Q4.2020-merge.pdf

https://www.gso.gov.vn/wp-content/uploads/2021/09/BCLDVL_Q1.2021-final.pdf

https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/07/thong-cao-bao-chi-tinh-
hinh-lao-dong-viec-lam-quy-ii-va-6-thang-dau-nam-
2021/#:~:text=T%E1%BB%B7%20l%E1%BB%87%20th%E1%BA%A5t%20nghi%E1
%BB%87p%20trong,v%E1%BB%9Bi%20c%C3%B9ng%20k%E1%BB%B3%20n%C4
%83m%20tr%C6%B0%E1%BB%9Bc.

https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/10/thong-cao-bao-chi-tinh-
hinh-lao-dong-viec-lam-quy-iii-va-9-thang-nam-
2021/#:~:text=T%E1%BB%B7%20l%E1%BB%87%20th%E1%BA%A5t%20nghi%E1
%BB%87p%20trong,v%E1%BB%9Bi%20c%C3%B9ng%20k%E1%BB%B3%20n%C4
%83m%20tr%C6%B0%E1%BB%9Bc.

https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2022/01/thong-cao-bao-chi-tinh-
hinh-lao-dong-viec-lam-quy-iv-nam-2021-va-chi-so-phat-trien-con-nguoi-viet-nam-2016-
2020/#:~:text=T%E1%BB%B7%20l%E1%BB%87%20th%E1%BA%A5t%20nghi%E1
%BB%87p%20trong,v%E1%BB%9Bi%20c%C3%B9ng%20k%E1%BB%B3%20n%C4
%83m%20tr%C6%B0%E1%BB%9Bc.

https://www.gso.gov.vn/wp-content/uploads/2021/08/sach_laodong_2020.pdf

13
https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2022/10/bao-cao-su-phuc-hoi-cua-
thi-truong-lao-dong-viec-lam-sau-dai-dich-covid-19-quy-iii-2022/

https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-moi/vn/go-roi-phap-ly-phat-sinh-do-
covid-19/28156/chinh-sach-ho-tro-doi-voi-doanh-nghiep-bi-anh-huong-covid-19

https://www.gso.gov.vn/tin-tuc-khac/2021/12/mien-giam-thue-ho-tro-doanh-nghiep-
nguoi-dan-chiu-tac-dong-cua-dich-covid-19/

https://vncdc.gov.vn/giai-phap-ho-tro-nguoi-lao-dong-bi-mat-viec-do-covid-19-
nd15853.html

https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2022/07/tong-cuc-thong-ke-hop-bao-
cong-bo-tinh-hinh-lao-dong-viec-lam-quy-ii-va-6-thang-dau-nam-2022/

14

You might also like