Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

BÀI TẬP ỨNG DỤNG PHÉP VỊ TỰ

Bài 1: (VMO 2000) Cho hai đường tròn (O, R) và (O’, R’) với R  R ' cắt nhau tại hai điểm phân
biệt A và B. Một đường thẳng d tiếp xúc với đường tròn (O) và (O’) lần lượt tại P và P’. Gọi Q và
Q’ lần lượt là chân đường vuông góc hạ từ P và P xuống OO’. Các đường thẳng AQ và AQ’ cắt
các đường tròn (O) và (O’) tại M và M’. Chứng minh rằng B, M, M’ thẳng hàng.
Bài 2: Cho tam giác ABC nhọn nội tiếp đường tròn (O) . Gọi AD , BE , CF là các đường cao (
D, E , F lần lượt thuộc các cạnh BC , CA, AB ); H là trực tâm của tam giác ABC ; M , N , P lần
lượt là trung điểm các cạnh BC , CA, AB . Gọi ( ) là đường tròn ngoại tiếp tam giác MNP và S
là tâm của đường tròn ( ) .
a) Chứng minh rằng các điểm D, E , F thuộc đường tròn ( ) .
HO
b) Chứng minh ba điểm H , O, S thẳng hàng và là một hằng số.
HS
Bài 3: (Russia MO 1998, grade 11) Cho tam giác ABC ngoại tiếp đường tròn (I) và nội tiếp
đường tròn (O). Đường tròn nội tiếp (I) tiếp xúc với các cạnh BC, CA, AB lần lượt tại D, E, F. Gọi
K, L, M lần lượt là điểm chính giữa của cung BC (không chứa điểm A), cung CA (không chứa điểm
B), cung AB (không chứa điểm C). Chứng minh rằng KD, LE, MF đồng quy tại một điểm.
Bài 4: (Romania TST 2011) Đường tròn nội tiếp tam giác ABC tiếp xúc với các cạnh
BC, CA, AB lần lượt tại các điểm D, E, F . Gọi X là hình chiếu vuông góc của D lên đường thẳng
EF , Y là hình chiếu vuông góc của E lên đường thẳng FD và Z là hình chiếu vuông góc của F
lên đường thẳng DE . Chứng minh rằng các đường thẳng AX , BY , CZ đồng quy tại một điểm nằm
trên đường thẳng Euler của tam giác DEF .

Bài 5: Đường tròn ( ) tiếp xúc với hai cạnh bằng nhau AB, AC của tam giác cân ABC và cắt
cạnh BC tại K, L ( K , L  B, C ). Đoạn AK cắt đường tròn ( ) lần thứ hai tại M. Điểm P, Q tương
ứng đối xứng với điểm K qua B, C. Chứng minh rằng đường tròn ngoại tiếp tam giác PMQ tiếp
xúc với đường tròn ( ).
Bài 6: Cho tam giác nhọn ABC nội tiếp đường tròn (O) và M là một điểm thay đổi trên cung nhỏ
BC. N là điểm đối xứng của M qua trung điểm I của AB. Gọi H và K lần lượt là trực tâm của tam
giác ABC và tam giác NAB.

a) Giả sử NK cắt AB tại D, hạ KE vuông góc với BC tại E. Chứng minh rằng DE đi qua trung điểm
của HK.

b) Tìm quỹ tích trọng tâm G của tam giác NAB khi M lưu động trên cung nhỏ BC.

Bài 7: (Gia Lai) Cho tam giác ABC nhọn ( AB  AC ) nội tiếp đường tròn (O ) có E , F lần
lượt là chân đường cao kẻ từ B, C lên các cạnh AC , AB. Đường tròn ( N ) ngoại tiếp tam giác
AEF với tâm N cắt (O ) tại điểm G khác A. Lấy điểm I bất kì thay đổi trên đường tròn (O ) và
gọi J là giao điểm khác A của đường thẳng AI với ( N ) .

  GON
a) Gọi D là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác GIJ . Chứng minh rằng GDN .

1
b) Giả sử đường tròn ngoại tiếp tam giác GON cắt đoạn thẳng BC tại một điểm duy nhất M và
MJ cắt ( N ) tại P (P khác J và A). Chứng minh rằng trực tâm K của tam giác PAJ luôn thuộc một
đường tròn cố định khi I thay đổi.
Bài 8: (Tuyên Quang) Cho hình thang ABCD có hai đáy là AB và CD ( AB  CD). Trên đoạn
CD lấy điểm L khác C và D. Gọi S là giao điểm của AD và BC ; đường thẳng SL cắt AB tại
K . Trên tia KS lấy điểm P sao cho   , trên tia LK lấy điểm Q sao cho CQD
APB  BCD  ABC.
Gọi Y là giao điểm thứ hai của KL với đường tròn ngoại tiếp các tam giác CDQ Y  Q  . Chứng
minh rằng:
a) Hai tam giác SCQ và SYC đồng dạng;
b) Bốn điểm P, Q, B, C cùng thuộc một đường tròn.
 chung (1).
a) Xét hai tam giác SCQ, SYC có góc CSY
Bài 9: (Huế) Cho tam giác nhọn ABC. Gọi D và E là các điểm thay đổi trên đường thẳng BC
DE
sao cho tỉ số  k ( k  0) không đổi. Đường thẳng qua D và vuông góc với BC cắt đường
BC
thẳng AB tại M; đường thẳng qua E và vuông góc với BC cắt đường thẳng AC tại N. Giả sử M và
N không trùng với bất kỳ đỉnh nào của tam giác ABC. Chứng minh rằng đường tròn ngoại tiếp
tam giác AMN luôn đi qua một điểm cố định khác A.
Bài 10: (Phú Thọ) Cho tứ giác ABCD (AB  CD ) nội tiếp đường tròn (O ). Dựng các hình bình
hành ACBX , ACDY , BCDZ .

a ) Chứng minh rằng đường tròn ngoại tiếp tam giác XYZ đi qua trực tâm H của tam giác ABD.

b) Gọi E là giao điểm của AD và BH , đường tròn đường kính HE cắt ZH tại điểm thứ hai là J .
Chứng minh rằng JE , AX , HY đồng quy.

Bài 11: Cho tam giác ABC nhọn. Gọi  Oa  là đường tròn khác đường tròn nội tiếp, tiếp xúc với các
cạnh AB, AC và tiếp xúc trong với đường tròn Euler tại điểm A’. Các đường tròn  Ob  ,  Oc  và các
điểm B’, C’ được xác định tương tự. Chứng minh rằng các đường thẳng AA’, BB’, CC’ đồng quy
tại một điểm nằm trên đường tròn nội tiếp tam giác ABC.
Bài 12: Cho tam giác ABC nhọn có AB  AC , các đường cao AD, BE , CF và trực tâm H .  I 

là đường tròn nội tiếp tam giác. Đường thẳng AI cắt EF , BC lần lượt tại U ,V ; đường thẳng EF
cắt BC tại T .

a) Chứng minh rằng đường tròn ngoại tiếp các tam giác TUV , BHC , AEF đồng quy tại một điểm,
gọi là P.

b) Gọi K là giao điểm thứ hai (khác điểm P ) của đường tròn ngoại tiếp tam giác AIP và đường
tròn ngoại tiếp tam giác BHC . Chứng minh rằng trung điểm của đoạn thẳng AK thuộc đường tròn
 I .

2
Bài 13: Cho tam giác ABC có đường tròn nội tiếp tâm I tiếp xúc với BC, CA, AB lần lượt tại
D, E, F . Giả sử G, L, K lần lượt là giao điểm của các đường thẳng EF, FD, DE với BC, CA, AB
tương ứng.
a) Chứng minh rằng G, L, K thẳng hàng.

b) Lấy các điểm P, Q lần lượt đối xứng với D qua B, C tương ứng. Đường tròn bàng tiếp tâm J
ứng với đỉnh A của tam giác ABC tiếp xúc với BC tại N ; gọi R là điểm đối xứng với N qua J .
Chứng minh  PQR  tiếp xúc với  I  .

Bài 14: (Quảng Bình) Cho tam giác ABC ngoại tiếp đường tròn ( I ) và có trực tâm H . Gọi
D, E , F lần lượt là các tiếp điểm của BC , CA, AB với đường tròn ( I ). Gọi S , T lần lượt là
trung điểm của AH , BH và gọi M là điểm đối xứng với S qua FE , gọi N là điểm đối xứng
với T qua FD. Chứng minh rằng đường thẳng MN đi qua trực tâm của tam giác DEF .
Bài 15: (Quãng Ngãi) Cho tam giác nhọn, không cân ABC nội tiếp đường tròn  O  và ngoại tiếp
đường tròn  I  . Đường tròn  I  lần lượt tiếp xúc với các cạnh BC , CA, AB tại D, E, F . Đường
tròn  A tiếp xúc với AB, AC sao cho dây cung chung của hai đường tròn  A và  I  là đường kính
của  A . Gọi OA là tâm của đường tròn  A . Các đường tròn B , C và các điểm OB , OC được xác
định một cách tương tự. Gọi  D ,  E ,  F là các đường thẳng lần lượt đi qua các điểm D, E, F và
tương ứng vuông góc với OB OC , OC OA , OAOB . Chứng minh rằng:

a) A, M , OA , I là hàng điểm điều hòa với M là trung điểm của EF .

b) Các đường thẳng  D ,  E ,  F đồng quy tại một điểm thuộc OI .

Bài 16: (Thái Bình) Cho tam giác ABC nhọn không cân, nội tiếp đường tròn (O) và ngoại tiếp
đường tròn ( I ) với các tiếp điểm trên BC , CA, AB là D, E , F . Gọi M , N , P lần lượt là trung điểm
BC , CA, AB.
 của (O) và A là đối xứng của A qua trung điểm NP.
a) Gọi A1 là điểm chính giữa cung lớn BC 2 1

Chứng minh rằng DA2 vuông góc IM .


, 
b) Gọi B1 , C1 là điểm chính giữa các cung lớn CA AB của (O). Các đường thẳng qua A1 , B1 , C1 và vuông
góc IM , IN , IP lần lượt cắt NP, PM , MN tại X , Y , Z . Chứng minh rằng X , Y , Z nằm trên một đường
thẳng vuông góc với OI .
Bài 17: (Sharygin 2013) Đường tròn nội tiếp tam giác ABC tiếp xúc với các cạnh AC và AB lần
lượt tại các điểm B0 và C0 . Phân giác trong của các góc B và C cắt trung trực của đoạn AL (AL là
phân giác trong góc A và L là chân đường phân giác trong đó) lần lượt tại Q và P.
a) Chứng minh rằng các đường thẳng PC0 , QB0 , BC đồng quy tại điểm X.
b) Giả sử O1, O2 lần lượt là tâm đường tròn ngoại tiếp các tam giác ABL và ACL. Các điểm B1, C1
lần lượt là hình chiếu vuông góc của C, B tương ứng lên các đường phân giác trong của góc B, C.
Chứng minh rằng các đường thẳng OC 1 1, O2 B1, BC đồng quy tại điểm Y.

c) Chứng minh rằng điểm X trùng với điểm Y.

You might also like