Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

CÂU HỎI KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN

1. Vì sao nói tích luỹ tư bản trong điều kiện tiến bộ kỹ thuật có thể làm gia tăng nạn
thất nghiệp?
Khi tiến bộ kỹ thuật ngày càng tăng lên, khoa học kỹ thuật càng phát triển thì cấu tạo
hữu cơ thay đổi theo chiều hướng tăng lên.
Khi cấu tạo hữu cơ tư bản tăng lên (c/v tăng) thì c tăng tương đối và tuyệt đối, nghĩa là
tăng máy móc nhà xưởng và nguyên nhiên vật liệu; v giảm tương đối dẫn đến nạn thất
nghiệp.
- Cấu tạo hữu cơ của tư bản là cấu tạo giá trị của tư bản do cấu tạo kỹ thuật quyết định
và phản ánh sự thay đổi trong cấu tạo kỹ thuật đó. Xét về hình thái giá trị, khi điều
kiện kỹ thuật không ngừng tăng lên làm cho cấu tạo kỹ thuật biến đổi thì cấu tạo hữu
cơ cũng tăng lên
- Cấu tạo hữu cơ tăng, làm tư bản bất biến tăng tuyệt đối và tương đối, và tư bản khả
biến giảm tương đối ảnh hưởng đến cấu tạo lao động trên thị trường với một lượng
tư bản nhất định tăng thêm thì quan hệ tư bản có xu hướng giảm → tăng nạn thất
nghiệp
2. Vì sao nói quyền sử dụng đất là hàng hoá đặc biệt?
Quyền sử dụng đất đai là quyền khai thác đất đai để phục vụ cho mục đích của con
người.
Đất đai là hàng hoá đặc biệt vì nó không có giá trị mà chỉ có giá cả và giá trị sử dụng.
Đất đai không có giá trị vì không phải do hao phí sức lao động tạo ra giống các hàng hoá
thông thường. Giả cả của quyền sử dụng đất chịu tác động của nhiều yếu tố: giá trị của
tiền, quan hệ cung cầu, đầu cơ, sự khan hiếm, tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hoá, gia
tăng dân số…
3. Vì sao nói hàng hoá sức lao động là hàng hoá đặc biệt?
Giá trị hàng hoá sức lao động do số lượng lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái
sản xuất ra sức lao động quyết định được thể hiện qua tư liệu sinh hoạt cần thiết để nuôi
sống người lao động và gia đình của họ. Giá trị hàng hoá sức lao động mang yếu tố tinh
thần (tồn tại trong cơ thể sống, có tuổi tác, giới tính) và lịch sử (tại mỗi thời điểm khác
nhau thì sức lao động cũng sẽ khác nhau).
Giá trị sử dụng hành hoá sức lao động là một giá trị sử dụng đặc biệt vì nó tạo ra giá trị
mới lớn hơn giá trị bản thân nó.
4. Giải thích vì sao chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn nhỏ hơn giá trị hàng
hoá?
Chi phí sản xuất của hàng hoá là phần giá trị của hàng hóa bù lại giá trị của tư liệu sản
xuất và giá cả của sức lao động đã sử dụng: K = c + v
Giá trị hàng hoá là chi phí thực tế để sản xuất ra hàng hoá hay còn gọi là chi phí về lao
động: G = c + v + m => G > K
5. Vì sao nói giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trị thặng
dư tương đối?
Giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư thu được do tăng năng suất lao động
cá biệt làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị xã hội của nó.
Giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức đặc biệt của giá trị thặng dư tương đối vì đều có
cơ sở chung là đều tăng năng suất lao động. Tuy nhiên giá trị thặng dư siêu ngạch là tăng
năng suất lao động cá biệt, là động lực thúc đẩy các nhà tư bản cải tiến kỹ thuật. Hoạt
động riêng lẻ của từng nhà tư bản dẫn đến kết quả làm tăng năng suất lao động xã hội,
hình thành giá trị thặng dư tương đối. Còn giá trị thặng dư tương đối là tăng năng suất
lao động xã hội.
6. Vì sao nói khi cường độ lao động thay đổi, các nhân tố khác không đổi sẽ không
có ảnh hưởng đến giá trị của một đơn vị hàng hoá?
Cường độ lao động là mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt động lao động trong sản
xuất được đo bằng mức độ hao phí lao động trong một đơn vị thời gian hay hao phí lao
động sống trong một đơn vị thời gian.
Khi cường độ lao động thay đổi làm tổng số sản phẩm sản xuất ra trong 1 đơn vị thời
gian thay đổi, song nếu các nhân tố khác không đổi thì hao phí lao động thay đổi tương
ứng, do đó giá trị của một đơn vị hàng hoá không đổi.
7. Vì sao nói giá trị của đơn vị hàng hoá có quan hệ tỷ lệ nghịch với năng suất lao
động?
Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động, được tính bằng số lượng
sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian, hay là số lượng thời gian hao phí để sản
xuất ra một sản phẩm.
Khi năng suất lao động tăng, số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời
gian nhiều hơn, hao phí lao động để sản xuất ra một sản phẩm ít hơn do đó giá trị của
một sản phẩm giảm nhưng tổng giá trị tạo ra không đổi. Nên giá trị của đơn vị hàng hoá
có quan hệ tỷ lệ nghịch với năng suất lao động.
8. Vì sao nói tư bản cho vay là hàng hoá đặc biệt?
Tư bản cho vay là tư bản mà người chủ của nó nhường cho người khác sử dụng trong
thời gian nhất định. Tư bản cho vay là hàng hoá đặc biệt vì người bán không mất đi
quyền sở hữu, người mua chỉ được quyền sử dụng trong 1 thời gian nhất định.
Tư bản cho vay là hàng hoá vì có cung về giá, cầu về giá và có giá cả chính là lãi suất.
Giá cả của tư bản cho vay được quyết định bởi giá trị sử dụng của nó. Đó là khả năng
thu được lợi nhuận bình quân do đó không những không được quyết định bởi giá trị mà
còn nhỏ hơn giá trị.
9. Giải thích luận điểm: độc quyền ra đời là do sự phát triển của cạnh tranh tự do.
Cạnh tranh tự do thúc đẩy tích tụ và tập trung sản xuất và dẫn đến sự ra đời của các công
ty lớn.
Cạnh tranh gay gắt làm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị phá sản hàng loạt, còn các
doanh nghiệp lớn cũng bị suy yếu, vì thế muốn tồn tại phải liên minh với nhau và hình
thành các tổ chức độc quyền, tiếp tục phát triển.
10. Kinh tế nhà nước có vai trò, vị trí như thế nào trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần
ở nước ta hiện nay?
Kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Với vai trò của mình, kinh tế nhà nước không đứng độc
lập, tách rời mà luôn có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với toàn bộ nền kinh tế và trong suốt cả
quá trình phát triển.
Kinh tế NN là đòn bẩy để thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững và giải quyết các vấn đề xã
hội; mở đường, hướng dẫn, hỗ trợ các thành phần kinh tế khác cùng phát triển; làm lực lượng
vật chất để NN thực hiện chức năng điều tiết, quản lý nền kinh tế.

You might also like