Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

Tên Trả lời

Quốc - Đề: Hãy thể hiện bạn hiểu và có thể sử dụng lý thuyết về một mô hình tính cách để
câu 1 mô tả những quan sát tính cách của người khác trong đợt nghỉ covid_19
 Nêu được nội dung 01 mô hình tính cách
 Mô tả đúng với lý thuyết về tính cách của một người cụ thể
Làm:
**Nội dung của mô hình 5 đặc điểm chính: (Vào thi chỉ cần nêu 1 gạch đầu dòng ở
dưới thôi và cho ví dụ đúng với gạch đó)
 Tính hướng ngoại:
 Thể hiện mức độ thoải mái với các mối quan hệ
 Thích giao du, quyết đoán, tính xã hội
 Đối nghịch: Hay dè dặt, kín đáo, nhút nhát và trầm lặng
 Hòa đồng:
 Ám chỉ xu hướng chiều theo ý người khác
 Là những người hợp tác, nhiệt tình và đáng tin cậy
 Đối nghịch: Lạnh lùng, không hòa đồng và đối kháng
 Tận tâm:
 Thước đo về độ tin cậy
 Có trách nhiệm, có đầu óc tổ chức, khả năng tin cậy và kiên định
 Đối nghịch: Dễ bị phân tán tư tưởng, thiếu tổ chức và không đáng tin
cậy
 Ổn định cảm xúc:
 Khả năng chịu đựng áp lực của một người nào đó
 Là những người bình tĩnh, tự tin và kiên định
 Đối nghịch: Hay lo lắng, căng thẳng, trầm cảm và bất kiên định
 Sẵn lòng trải nghiệm:
 Thể hiện sự quan tâm và đam mê đối với những điều mới lạ
 Là những người cực kỳ cởi mở, sáng tạo, có tính tò mò và nhạy cảm
với nghệ thuật
 Đối nghịch: Bảo thủ, chỉ thấy thoải mái với những việc đã quen
** Mô tả lý thuyết về một người cụ thể: (ví dụ về tính hướng ngoại)
 Nam là một sinh viên khoa QTKD, trường ĐHKT-ĐHĐN. Ở trường Nam là
một người vui vẻ, nhiệt tình, có mối quan hệ với các bạn rất tốt, kết bạn rất
nhanh, lại là lớp trưởng và là cây hài của lớp. Sau kỳ nghỉ Tết thì với sự xuất
hiện của Covid_19 khiến cho Nam đã không thể quay trở lại trường và cách
ly xã hội nên trường Nam phải học từ xa. Nam cảm thấy khó chịu vì suốt
ngày phải ở trong nhà, không được gặp gỡ mọi người, Nam luôn mong
muốn nhanh hết dịch để được gặp mọi người.

Câu 2 Đề: Hãy thể hiện sự hiểu biết về việc ra quyết định cá nhân thông qua phân tích
quyết định của một người thân trong gia đình hoặc của bản thân trong thời gian nghỉ
dịch covid 19
 Nêu được các mô hình ra quyết định hoặc chi tiết 1 mô hình hoặc nêu các lỗi
thường mắc khi ra quyết định
 Sử dụng lý thuyết trình bày phân tích đúng về quyết định của 1 người
Làm:

Mô hình ra quyết định trực giác :

- Là một quy trình vô thức được hình thành từ những trải nghiệm

- Dựa vào cảm xúc, cảm nhận tổng quan, các kinh nghiệm đúc kết để ra quyết định
nhanh chóng .

- VD : Trong đợt nghỉ dịch Covid, việc học trực tuyến vào các tiết 123 hay 789 gây
nhiều khó khăn cho sinh viên . Vì vậy việc đưa ra quyết định “ học hay ngủ ” là một
quyết định khó khăn và cấp tốc . Nhưng đối với O.B, một môn học gây hứng thú,
nó cung cấp nhiều kiến thức bổ ích cho bản thân mình, nên em cảm thấy thoải mái
khi học nó, nên bản em sẽ quyết định học

Quang -
câu 3 Đề: Hãy phân tích động lực làm việc của bản thân nhằm thể hiện bạn hiểu và có thể
vận dụng lý thuyết động cơ thúc đẩy :

Nêu nội dung chính của một lý thuyết động lực làm việc

Vận dụng lý thuyết phân tích động lực làm việc, học tập của bản thân

Làm:

- Trong các lý thuyết hiện đại về động lực, thuyết xác định mục tiêu là đặt ra mục
tiêu khó khăn và cụ thể cùng với phản hồi sẽ tạo ra công việc hiệu quả bằng sự nỗ
lực của bản thân.

- VD : Để đạt được điểm A môn O.B em phải nỗ lực rất nhiều trong các bài kiểm
tra lấy điểm, xây dựng phát biểu bài lấy điểm cộng,nhận được phản hồi tích cực từ
cô An. Nhờ đó, làm cho em có động lực để hoàn thành mục tiêu của bản thân

Thúy- Đề: Hãy sử dụng lý thuyết làm việc nhóm để đánh giá hoạt động nhóm mà bạn đã
câu 4 tham gia
1. Chọn một nội dung bất kỳ của chương làm việc nhóm và trình bày tóm tắt
2. Sử dụng lý thuyết để trình bày hoạt động của nhóm ảo
Trả lời:
1. Hiệu qủa làm việc nhóm
1. Trình bày về phần tính cách
-Cá tính có ảnh hưởng rất lớn đến cách cư xử của cá nhân các nhân viên về
tận tâm, sẵn sàng trải nghiệm và hòa đồng
-đặc điểm:
+ các nhóm có điểm số cao: có mức độ tận tâm và sẵn sàng, có các trải
nghiệm tốt hơn.
+nhóm có mức độ hòa đồng thấp sẽ có các vấn đề: nhóm hoạt động tệ hơn
khi trong nhóm có một hoặc nhiều thành viên không hòa đồng.
-Các cá nhân tận tâm sẽ rất có giá trị với nhóm vì họ có thể hỗ trợ tốt cho các
thành viên khác trong nhóm. Các thành viên sẵn sàng trải nghiệm có thể giao
tiếp tốt hơn với nhau và đưa ra nhiều sáng kiến, từ đó giúp cho nhóm có
sáng tạo và đổi mới hơn.
-Hiệu quả hoạt động của các nhóm sẽ tốt hơn nếu lập ra 10 nhóm gồm các
thành viên tận tâm với công việc và 10 nhóm kém tận tâm hơn.
2. Nhóm ảo là nhóm sử dụng các công nghệ máy tính để tập hợp các thành viên
lại nhằm đạt được mục tiêu chung.
Trong mùa Covid 19 thì nhóm đã có thực hiện làm việc bằng nhóm ảo. Mỗi
thành viên mỗi cá tính, tính cách khác nhau, có những thành viên có độ tận
tâm và hòa đồng cao, có những thành viên có độ tận tâm và trải nghiệm còn
thấp. Các bạn tận tâm thường giúp đỡ, hỗ trợ tốt cho các thành viên khác
trong nhóm. Qúa trình làm việc nhóm được quản lý chặt chẽ và đảm bảo sự
tin cậy giữa các thành viên

Mẫn -
câu 5 Đề: Bình & luận về thái độ và sự hài lòng của sinh viên với việc học trong mùa
covid 19

· Nêu cấu trúc thái độ và biểu hiện của sự hài lòng

· Sử dụng lý thuyết trình bày để bình luận 1 cá nhân lớp trong việc học
mùa covid

Làm:

** Cấu trúc thái độ và sự hài lòng:

 Thái độ là sự bày tỏ mang tính đánh giá – cả tán thành lẫn không tán thành
về những sự vật, con người hay sự kiện.
 Cấu trúc:
 Nhận thức
 Cảm xúc
 Hành vi

** Biểu hiện của sự hài lòng: cảm giác tích cực về công việc của mình khi đánh giá
các đặc điểm của công việc.

·
Phượng Đề: Bình và luận về văn hóa & giao tiếp trong thời gian cách ly tại nhà
-câu 6  Chọn 1 nội dung của Chương VHGT hoặc giao tiếp để trình bày tóm tắt
 Sử dụng lý thuyết để bình luận theo yêu cầu

Làm
 Chọn giao tiếp giữa các cá nhân, gồm có :
 Giao tiếp bằng lời nói: lợi thế là tốc độ và phản hồi nhanh, bất
lợi là Thông điệp truyền từ người này qua người khác dễ bị
Sai
 Giao tiếp Văn Bản: lợi thế là rõ ràng và lưu trữ được, nếu
thắc mắc thì có thể tìm nguồn tham khảo; bất lợi là tốn thời
gian và không kèm phản hồi tức thì
 Giao tiếp bằng Phi ngôn ngữ: bổ sung và phức tạp hóa hình
thức giao tiếp bằng lời nói, bất lợi là có thể trong nhiều nền
văn hóa khác nhau thì có phi ngôn ngữ được hiểu khác nhau
 Chọn hình thức giao tiếp phù hợp cho từng hoàn cảnh và môi
trường
 Thời gian cách ly tại nhà, em và gia đình thường sử dụng hình thức giao tiếp
bằng lời nói để truyền đạt thông tin đến với nhau. Đây là loại hình thức giao
tiếp rất đơn giản, nhanh chóng và nhận được thông tin phản hồi lập tức, tuy
nhiên trong một số trường hợp người này truyền đạt thông tin lại với nhiều
người sau hơn nữa thì thông tin dễ bị bóp méo.

Vi - câu Đề: Dùng kiến thức đã học được, em hãy phân tích ảnh hưởng của tính ,cách, nhận
7 thức và động lực của bản thân tới việc tham gia học tập online trong mùa Covid_19
 Chọn 1 nội dung của tính cách /nhận thức /động lực để trình bày tóm tắt
 Sử dụng lý thuyết phân tích theo yêu cầu
Làm:
** Nội dung của thuyết Quy kết trong phần nhận thức:
 Nhận thức của ta dành cho người khác chịu ảnh hưởng bởi những giả định
của bản thân về trạng thái bên trong của người khác
 Thuyết quy kết được giải thích bởi 3 yếu tố:
 Sự khác biệt: Thể hiện những hành vi khác nhau trong những tình
huống khác nhau
 Sự thống nhất: Mọi người đều phản ứng như nhau trong cùng một
tình huống giống nhau
 Sự nhất quán: Tất cả những phản ứng đều như nhau theo thời gian
** Sử dụng lý thuyết để phân tích việc tham gia học tập online:
Trải qua đại dịch Covid_19 vừa rồi, việc tham gia học online các môn học của em
nhìn chung là tích cực. Với tính cách khá là hướng nội của mình, đại dịch xảy ra là
thời gian em cảm thấy thoải mái và lấy được năng lượng nhiều nhất. Cùng với đó
là việc tự nhận thức được vấn đề mà cả xã hội đang gặp phải, thể hiện sự thống
nhất của cả lớp khi được học theo một phương thức mới tạo ra sự hứng thú.

Câu 8 _ Đề: Các nghiên cứu về thái độ cho thấy mối quan hệ về nhân quả giữa thái độ và
Quốc hành vi, có nghĩa là thái độ của con người sẽ quyết định điều mà họ làm, tuy nhiên
Leon Festinger đã đưa ra lập luận rằng thái độ và yếu tố diễn ra sau hành vi, bằng
các ví dụ và thực tiễn, anh chị hãy phân tích và minh họa cho 2 lập luận trên
 Sinh viên nêu được sự thiếu tương đồng về nhận thức trong lập luận của
Leon Festinger
 Sinh viên đưa ra được những ví dụ thuyết phục
Làm:
** Lập luận 1: Mối quan hệ giữa nhân quả giữa thái độ và hành vi: Thái độ của một
người sẽ quyết định điều mà họ làm
ex: Minh làm việc trong công ty BĐS Anpha, Minh cho rằng mình làm việc rất tốt,
hoàn thành công việc xuất sắc và nghĩ mình xứng đáng được thăng chức, mặc dù thể
hiện như vậy nhưng cấp trên vẫn không đề bạt Minh. Vì vậy Minh tỏ ra rất không
thích sếp của mình và Minh đang có kế hoạch đi tìm việc khác. Từ thái độ với công
việc và với cấp trên của mình, kết quả là Minh đã dẫn đến hành vi đi tìm việc mới.

** Lập luận 2: Theo nhà nghiên cứu Leon Festinger cho rằng thái độ là yếu tố diễn
ra sau hành vi. Do sự thiếu tương đồng về nhận thức, tức là do có sự bất hòa về cách
nhìn nhận tạo ra cảm giác không thoải mái, do đó các cá nhân sẽ giảm thiểu nó để
tìm kiếm một tình trạng ổn định.
ex: Trong một cuộc tranh luận giữa Nhân và Bình. Nhân cho rằng những cuốn sách
lịch sử đều rất chán và mình sẽ chẳng bao giờ đọc một cuốn lịch sử nào (mặc dù anh
ta chỉ mới lật mấy trang chữ trong sách lịch sử ở trường). Nhân dịp sinh nhật của
Nhân, Bình tặng Nhân một cuốn sách lịch sử “12 khúc tráng ca” (kể về những mưu
đồ chính trị, sự chuyển ngôi giữa các triều đại Việt Nam,..) và anh ta nói rằng sách
lịch sử rất hay.

Đề: Anh/Chị hãy nêu và phân tích các định kiến và sai lầm phổ biến trong việc diễn
Thảo - ra quyết định. Tương ứng với mỗi định kiến/ sai lầm, anh/chị hãy đưa ra ví dụ và
câu 9 liên hệ thực tiễn để làm rõ các điều trên:
 Nêu và phân tích 2 định kiến và sai lầm bất kỳ
 Cho ví dụ đúng với loại định kiến và sai lầm đã nêu
Làm:
1. Sai sót ngẫu nhiên:
 Phân tích: Đó là khi chúng ta luôn tin rằng mình có thể dự đoán được kết
quả của những sự việc ngẫu nhiên. Hầu hết chúng ta tin rằng mình có thể
kiểm soát được thế giới và số phận của bản thân. Có thể nói, chúng ta đang
chuyển từ tưởng tượng sang mê tín và những mê tín này hoàn toàn giả tạo.
 Ví dụ: “Tôi luôn mang những trang phục màu trắng mỗi khi đi phỏng vấn
xin việc hoặc những cuộc thi vì nó thường hay giúp tôi chiến thắng hoặc đạt
được điều tôi mong muốn.”
2. Ác cảm rủi ro:
 Phân tích: Là xu hướng thích đạt được một cách chắc chắn khoản lợi nhuận
khiêm tốn so với một kết quả mạo hiểm hơn, ngay cả khi kết quả mạo hiểm
có thể cho ta khoản tiền kỳ vọng cao hơn. Những người này họ thường sẽ
chọn phương án cố định thay vì thử nghiệm những phương án mang tính rủi
ro không biết có thành công hay không.
 Ví dụ: Công ty đưa ra các đề xuất đổi mới và sáng tạo trong dịch vụ chăm
sóc khách hàng nhưng vô tình gây ra sự bất mãn cho một số ít khách hàng,
từ đó có thể gây khủng hoảng cho doanh nghiệp. Từ đó về sau… à k còn từ
đó nữa….

Hạnh- Đề: Văn hóa tổ chức được hình thành như thế nào? Nếu anh chị là người sáng lập
Câu 10 doanh nghiệp, với triết lý của mình, anh/chị mong muốn hình thành một văn hóa
như thế nào cho tổ chức của mình?
 Nêu được tóm tắt VHTC được hình thành như thế nào?
 Đưa ra một mong muốn tương ứng với các lý thuyết của chương.
Làm:
** VHTC được hình thành:
Văn hóa được bắt nguồn từ những hành động của người sáng lập (họ tuyển và giữ
những người có tư duy và khả năng cảm nhận giống họ, từ những hành vi của nhà
sáng lập nó dẫn đến làm cho nhân viên nhận ra, đồng cảm và biến nó thành niềm tin,
giá trị và nhận định của chính bản thân mình => Văn hóa tổ chức được hình thành)
** Triết lý doanh nghiệp mà em tạo ra nếu trở thành một nhà sáng lập doanh nghiệp
(một tổ chức hoạt động về quyền động vật): Em sẽ đề cao sự tận tâm, sự trung thực,
lòng bao dung và đồng cảm sẽ tạo nên một hệ sinh thái tuyệt vời.

Quốc - Đề: Hiểu lý thuyết Hướng giao tiếp đã giúp anh/chị giao tiếp hiệu quả như thế nào?
câu 11  So sánh 3 hướng giao tiếp cơ bản: Từ dưới lên, từ trên xuống, ngang
 Nêu ví dụ thể hiện anh/chị áp dụng lý thuyết vào thực tế cuộc sống đã đem
lại hiệu quả giao tiếp
Làm:
**So sánh 3 hướng giao tiếp cơ bản (Vào thi nên kẻ bảng)
 Từ dưới lên:
 Diễn ra theo chiều hướng từ cấp thấp đến cấp cao hơn trong nhóm
hay tổ chức
 Được sử dụng để phản hồi cho các thành viên trong ban quản lý cấp
cao, báo cáo và trình bày
 Giúp các nhà quản lý hiểu được cảm giác của nhân viên về công
việc, đồng nghiệp và tổ chức
 Từ trên xuống:
 Diễn ra theo chiều hướng từ cấp cao hơn đến cấp thấp hơn trong
nhóm hay tổ chức
 Nhằm để nhà lãnh đạo hay quản lý chỉ ra các mục tiêu, hướng dẫn,
giải thích các chính sách qui trình,...
 Ngang:
 Diễn ra giữa những người ngang hàng trong tổ chức
 Tiết kiệm thời gian và tạo điều kiện cho sự phối hợp
 Lưu ý:
 Giao tiếp từ dưới lên và từ trên xuống là giao tiếp 1 chiều
 Giao tiếp ngang hàng là giao tiếp 2 chiều
**Ví dụ:
Hùng là một sinh viên năm cuối trường ĐHKT-ĐHĐN.Vào kỳ thực tập, do chưa có
kinh nghiệm nên Hùng rất bối rối cho việc chuẩn bị các hồ sơ, giấy tờ mặc dù đã
được giáo viên hướng dẫn trong lần gặp mặt trực tiếp trước đó. Vì vậy, Hùng thực
hiện một cuộc gọi thoại đến cô Thu là giáo viên hướng dẫn của mình. Hùng định vị
mình ở cấp thấp nên chú trọng đến giọng điệu, âm điệu của mình cho phù hợp, tất
nhiên với lời chào và nêu danh tính của mình để tạo sự tin tưởng để nhận được sự
giúp đỡ từ cô Thu “ Dạ thưa cô Thu, em là Hùng lớp 44k17. Hôm bữa cô có hướng
dẫn cho em cái hồ sơ á cô, nhưng còn một vài thứ em chưa hiểu….”

Quốc - Đề: Trong quá trình hình thành và duy trì văn hóa tổ chức, cá nhân/nhóm gia đình
câu 12 của anh chị đang ở giai đoạn nào?
 Nêu được mô hình tóm tắt, cách thức hình thành và duy trì văn hóa tổ chức
 Liên hệ thực tế để phân tích cụ thể một giai đoạn trong quá trình hình thành
và duy trì văn hóa
Làm:
 Mô hình tóm tắt: Qui trình hòa nhập:
Chuẩn bị -> Đương đầu -> Biến đổi -> Năng suất, cam kết, thay đổi nhân
viên
 Chuẩn bị: giai đoạn học hỏi
 Đương đầu: Chấp nhận thực tế
 Biến đổi: Thay đổi cho phù hợp
 Cách thức hình thành

**Ví dụ: Về giai đoạn 2: (liên quan đến phần cá nhân) Tiêu chí tuyển chọn người
yêu
Bạn Huy là một người rõ ràng, sau khi đã hình thành triết lý về tình yêu của mình,
Huy dần hình thành nên tiêu chí tuyển chọn người yêu của mình. Tiêu chí thứ nhất
Huy đưa ra là một người có tư duy độc lập,tự chủ về suy nghĩ và hành động của
mình. Tiêu chí thứ 2, một người nhận thức tốt vấn đề, thích đọc sách. Và tiêu chí
cuối cùng là biết tôn trọng lẫn nhau..

You might also like