https:repository.vnu.edu.vn:bitstream:VNU_123:142699:1:00050012344

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 101

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NHẬT

NGUYỄN THỊ THẢO

NGHI LỄ PHẬT GIÁO GẮN VỚI ĐỜI SỐNG


DÂN GIAN THƢỜNG NHẬT Ở VÙNG NÔNG
THÔN ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HIỆN NAY –
TRƢỜNG HỢP LÀNG KEO Ở THÁI BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NHẬT

NGUYỄN THỊ THẢO

NGHI LỄ PHẬT GIÁO GẮN VỚI ĐỜI SỐNG


DÂN GIAN THƢỜNG NHẬT Ở VÙNG NÔNG
THÔN ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HIỆN NAY –
TRƢỜNG HỢP LÀNG KEO Ở THÁI BÌNH

CHUYÊN NGÀNH: KHU VỰC HỌC


MÃ NGÀNH: 8310604.01QTD

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC


TS. CHU XUÂN GIAO

Hà Nội, 2022
LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian tiến hành triển khai nghiên cứu, em cũng đã hoàn thành nội
dung luận văn Nghi lễ Phật giáo gắn với đời sống dân gian thƣờng nhật ở vùng nông
thôn đồng bằng Bắc Bộ hiện nay – trƣờng hợp làng Keo ở Thái Bình. Luận văn đƣợc
hoàn thành không chỉ là công sức của bản thân tác giả mà còn có sự giúp đỡ, hỗ trợ
tích cực của nhiều cá nhân và tập thể.

Trƣớc hết, em xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến TS. Chu Xuân Giao, ngƣời trực
tiếp hƣớng dẫn cho luận văn cho em. Thầy đã dành cho em nhiều thời gian, tâm sức,
cho em nhiều ý kiến, nhận xét quý báu, chỉnh sửa cho em những chi tiết nhỏ trong luận
văn, giúp luận văn của em đƣợc hoàn thiện hơn về mặt nội dung và hình thức. Thầy
cũng đã luôn quan tâm, động viên, vừa tạo động lực nhắc nhở em có trách nhiệm với
đề tài của mình, vừa nhắc nhở kịp thời để em có thể hoàn thành luận văn đúng tiến độ.

Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, tập thể giáo viên và anh chị trợ
lý khoa Khu vực học, trƣờng Đại học Việt Nhật – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo
điều kiện thuận lợi, tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực hiện luận văn.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Đại đức Thích Thanh Quang – trụ trì chùa Keo
Thái Bình, các Quý Thầy, Hội Tập Phúc Tổ đình chùa Keo, CLB Thanh thiếu niên
Phật tử Tổ đình chùa Keo đã tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình thực
hiện luận văn.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè vì đã luôn hỗ trợ tôi và
khuyến khích liên tục trong suốt những năm học tập và qua quá trình nghiên cứu và
viết luận văn này. Thành tựu này sẽ không thể có đƣợc nếu không có họ.

Với thời gian nghiên cứu còn hạn chế và sự khó khăn của đại dịch Covid-19
trong suốt quá trình thực hiện luận văn, luận văn không tránh khỏi những thiết sót. Tác
giả rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp chân thành từ các thầy giáo, cô giáo,...

Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................1


CHƢƠNG 1: CHÙA KEO VÀ LÀNG KEO Ở THÁI BÌNH .......................................17
1.1 Tổng quan về chùa Keo và làng Keo hiện nay ................................................17
1.2 Lịch sử hình thành làng Keo, chùa Keo ...........................................................23
1.3 Tổng quan về hệ thống nghi lễ Phật giáo của chùa Keo ..................................25
1.4 Chùa Keo và làng Keo trong bức tranh chung là đồng bằng Bắc Bộ ..............33
Tiểu kết ......................................................................................................................38
CHƢƠNG 2: HỆ THỐNG NGHI LỄ PHẬT GIÁO CỦA CHÙA KEO GẮN VỚI ĐỜI
SỐNG DÂN GIAN THƢỜNG NHẬT CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƢƠNG ............39
2.1 Nghi lễ theo vòng xoay thời gian .....................................................................39
2.2 Nghi lễ vòng đời ngƣời ....................................................................................54
2.3 Nghi lễ độc đáo của chùa Keo, làng Keo .........................................................67
Tiểu kết ......................................................................................................................80
CHƢƠNG 3: GIÁ TRỊ CỦA HỆ THỐNG NGHI LỄ PHẬT GIÁO TRONG LÀNG
XÃ VIỆT HIỆN NAY QUA TRƢỜNG HỢP CHÙA KEO .........................................81
3.1 Phƣơng tiện nhập thế của tăng ni .....................................................................81
3.2 Giá trị an ninh tinh thần ...................................................................................83
3.3 Giá trị đạo đức..................................................................................................84
3.4 Giá trị xã hội ....................................................................................................85
Tiểu kết ......................................................................................................................87
KẾT LUẬN ...................................................................................................................88
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................91
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Sơ đồ 1. Sơ đồ khuôn viên chùa Keo hiện nay…………………………………… 19


Bảng 1.1: Lịch tổ chức các đại lễ tại chùa Keo năm Canh Tý (2020)……………..27
Bảng 1.2: Hệ thống nghi lễ Phật giáo tại chùa Keo, làng Keo……………………..32
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Ảnh 1.1 Bản đồ xã Duy Nhất, huyện Vũ Thƣ, tỉnh Thái Bình……………………36
Ảnh 1.2 Chùa Keo nhìn từ trên cao……………………………………………….36
Ảnh 1.3 Toàn cảnh chùa Keo nhìn từ trên cao……………………………………37
Ảnh 2.1 Phủ Mẫu tại đình làng Keo………………………………………………41
Ảnh 2.2 Một buổi trong pháp hội Dƣợc Sƣ và nghi thức cắt sao tại chùa Keo……43
Ảnh 2.3 Nghi thức tắm Phật trong Lễ Phật Đản tại chùa Keo…………………….46
Ảnh 2.4 Đàn tràng lễ cầu siêu tại chùa Keo……………………………………….49
Ảnh 2.5 Đại lễ Vu Lan tại chùa Keo năm 2018……………………………………50
Ảnh 2.6 Lễ tạ pháp an cƣ tại trƣờng hạ cơ sở số 1 tỉnh Thái Bình………………...51
Ảnh 2.7 Các bạn trẻ phát nguyện quy y Tam Bảo tại chùa Keo…………………..56
Ảnh 2.8 Tân lang, tân nƣơng tác bạch phát nguyện trong lễ hằng thuận…………59
Ảnh 2.9 Hình ảnh ban thờ đƣợc lập ngoài sân trong đám tang tại làng Keo………62
Ảnh 2.10 Dâng hƣơng, dâng hoa trong lễ khai chỉ mở cửa đền Thánh……………67
Ảnh 2.11 Các đội thi chuẩn bị công tác kéo lửa trong Hội thi thổi cơm…………..69
Ảnh 2.12 Đánh bắt cá tại để lễ Thành hoàng làng tại hồ chùa Keo……………..…71
Ảnh 2.13 Đoàn nghi lễ dâng bánh lễ Phật, Thánh…………………………..……..73
Ảnh 2.14 Kiệu chính trong đoàn rƣớc kiệu tại lễ hội chùa Keo…………………...77
LỜI CAM ĐOAN

Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm đạo văn. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân
rằng kết quả nghiên cứu này do tôi thực hiện và không vi phạm Quy định về phòng
chống đạo văn trong đào tạo và nghiên cứu khoa học tại trƣờng Đại học Việt Nhật, Đại
học Quốc gia Hà Nội (Ban hành kèm theo Quyết định số 700/ QĐ-ĐHVN ký ngày 30
tháng 9 năm 2021 của Hiệu trƣởng trƣờng Đại học Việt Nhật).

Hà Nội, ngày....... tháng ...... năm


2022

Tác giả đề tài

Nguyễn Thị Thảo


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Phật giáo là một tôn giáo lớn tại Việt Nam. Trải qua quá trình du nhập và phát
triển lâu dài, Phật giáo có ảnh hƣởng to lớn trong văn hóa cộng đồng, nhiều giá trị Phật
giáo đã trở thành giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Vì vậy, nghiên cứu về Phật
giáo, đặc biệt nghiên cứu phƣơng diện thực hành tôn giáo này trong mối quan hệ với
cộng đồng địa phƣơng (làng xã, xóm ấp) là một đề tài trọng yếu.

Từ sau Đổi Mới, các tôn giáo nói chung và Phật giáo tại Việt Nam nói riêng đã
có thay đổi đáng kể về quy mô, cơ cấu, phƣơng thức hoạt động. Hệ thống cơ sở vật
chất của Phật giáo nhƣ chùa, am, niệm phật đƣờng, đạo tràng,... đƣợc tu bổ hay xây
dựng mới rất nhiều, các hoạt động thực hành trở nên đa dạng. Hệ thống nghi lễ là một
trong những nhân tố tạo thành tính đặc trƣng của văn hóa Phật giáo Việt Nam. Thông
qua nội dung và hình thức, nghi lễ Phật giáo có chức năng hoằng pháp, phổ cập giáo lý
nhà Phật trong cộng đồng. Trong bối cảnh văn hóa Việt Nam hội nhập quốc tế, nghi lễ
Phật giáo có sự thay đổi nhƣ thế nào và có mối quan hệ ra sao với đời sống của nhân
dân? Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi lựa chọn chùa Keo và làng Keo ở Thái Bình làm
địa bàn nghiên cứu. Đây là ngôi chùa nổi tiếng từ lâu. Năm 1962, chùa đƣợc xếp hạng
Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia1. Năm 2012 chùa đƣợc công nhận là di tích quốc gia
đặc biệt2.

Với sự nhận thức vấn đề nhƣ trên, chúng tôi lựa chọn chủ đề “Nghi lễ Phật giáo
gắn với đời sống dân gian thƣờng nhật ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ hiện nay -
trƣờng hợp làng Keo ở Thái Bình” làm đề tài luận văn thạc sỹ. Chúng tôi sẽ tiến hành
hệ thống và phân loại nghi lễ Phật giáo ở chùa Keo, rồi chọn ra những nghi lễ có mối
quan hệ khăng khít với đời sống dân gian thƣờng nhật của cộng đồng làng xã để khảo
sát. Qua trƣờng hợp cụ thể này, chúng tôi muốn đi đến nhận thức về vị trí của ngôi
chùa Phật giáo trong văn hóa địa phƣơng hiện nay.

1
Theo quyết định số 313/VHQĐ ngày 28/4/1962 của Bộ Văn hóa.
2
Theo quyết định số 1419/QĐ-TTg ngày 27/09/2012 của Thủ tƣởng Chính phủ.

1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi chỉ tập trung vào một số nhóm nghiên
cứu chính yếu liên quan trực tiếp tới chủ đề nghiên cứu, cụ thể nhƣ dƣới đây.

Nhóm các nghiên cứu về nghi lễ Phật giáo nói chung

Các tác giả Pháp - Vƣơng - Tử [23, tr.10-12] có bài viết “Nghi lễ Phật giáo một
di sản văn hóa cần đƣợc bảo trọng và tinh tấn” đã khẳng định tầm quan trọng của nghi
lễ Phật giáo đối với tăng ni và Phật tử. Hệ thống nghi lễ Phật giáo có thể đƣợc xem là
một điểm tựa cứu rỗi về mặt tinh thần cho Phật tử khi họ gặp khủng hoảng về đời tƣ,
công việc.

Trần Hồng Liên trong cuốn sách 100 câu hỏi về Phật giáo ở thành phố Hồ Chí
Minh [19, tr.19-21] đã bàn về những điều cốt tử nhất về Phật giáo nói chung và các
câu hỏi về Phật giáo tại Hồ Chí Minh nói riêng, dƣới hình thức vấn đáp. Trong đó, với
câu hỏi: “Xin cho biết các ngày lễ và nghi lễ chính của Phật giáo”, tác giả đã giới thiệu
về các ngày lễ, các lễ nghi chính của Phật giáo. Tác giả có đƣa ra các điểm chung và
điểm khác nhau giữa Phật giáo Nam Tông và Phật giáo Bắc Tông thông qua một số lễ
nghi điển hình. Ví dụ, Phật giáo Bắc Tông tổ chức lễ Phật Đản kéo dài từ ngày mùng 8
đến ngày 15 tháng 4 âm lịch hằng năm. Nhƣng Phật giáo Nam Tông lại tổ chức ngày
Phật Đản vào ngày trăng tròn (tức ngày 15 tháng 4 âm lịch).

Thích Hạnh Tuệ có bài viết “Mấy suy nghĩ về vấn đề nghi lễ Phật giáo trong
thời đại ngày nay” đã khẳng định “Nghi lễ là một bộ phận vô cùng quan trọng, góp
phần quyết định một phần lớn sự hƣng suy của Phật giáo” [33, tr.26]. Bài viết có chỉ ra
một số vấn đề đƣợc coi là bức thiết và khả thi đối với nghi lễ Phật giáo. Thứ nhất, cần
nhìn nhận nghiêm túc nghi lễ nhƣ một phƣơng pháp tu hành, đồng thời là phƣơng pháp
hoằng dƣơng chính pháp hữu hiệu. Thứ hai, cần nhấn mạnh tông chỉ giải thoát của
nghi lễ Phật giáo, tránh bệnh hình thức và mục tiêu cá nhân. Thứ ba, kế thừa có chọn
lọc tinh hoa của những sách về nghi lễ truyền thống. Ban nghi lễ của các tỉnh nên soạn
một cuốn nghi lễ thông dụng, phù hợp với thực tế địa phƣơng tỉnh mình, gửi về Ban
nghi lễ trung ƣơng. Trên cơ sở đó, ban nghi lễ trung ƣơng soạn cuốn nghi lễ thông
dụng các miền và cuốn nghi lễ thông dụng toàn quốc. Làm nhƣ vậy, không chỉ bảo lƣu
đƣợc cái riêng của từng tỉnh mà còn hƣớng đến cái chung thống nhất. Điều đó có

2
nghĩa là sẽ hƣớng tới việc thống nhất nghi lễ trên nguyên tắc lƣu giữ đƣợc đặc trƣng
từng vùng.

Nguyễn Tất Đạt [7, tr.20-26] có bài viết “Công tác nghi lễ của Giáo hội Phật
giáo Việt Nam” đã đề cập đến vai trò của nghi lễ và thành tựu của Giáo hội Phật giáo
Việt Nam qua các kỳ đại hội. Bên cạnh những thành tựu tác giả cũng đã nêu ra một số
hạn chế và giải pháp trong công tác nghi lễ Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Giáo hội
đƣợc thành lập sau Hội nghị thống nhất Phật giáo Việt Nam tổ chức tại chùa Quán Sứ
(Hà Nội) vào ngày 7 tháng 11 năm 1981, đƣợc triệu tập bởi Ban Vận động Thống nhất
Phật giáo Việt Nam. Đây là tổ chức duy nhất đại diện cho tăng ni cả nƣớc thực hiện
theo phƣơng châm Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội. Mục đích hoạt động đƣợc
đề cập rõ trong hiến chƣơng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, là điều hoà, hợp nhất
các tổ chức, hệ phái Phật giáo Việt Nam cả nƣớc, để hộ trì hoằng dƣơng Phật pháp và
tham gia xây dựng bảo vệ tổ quốc, phục vụ dân tộc, góp phần xây dựng hoà bình, an
lạc cho thế giới. Tính đến năm 2013, Giáo hội đã tổ chức thành công 6 kì đại hội đại
biểu toàn quốc, lần lƣợt vào các năm 1981, 1987, 1992, 1997, 2007, 2012. Chùa Keo ở
Thái Bình thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam và hoạt động trong khuôn khổ của hiến
chƣơng của giáo hội.

Bảo Long [20, tr.28-34] có bài viết “Mấy đặc điểm nghi lễ phật giáo vùng Châu
thổ Bắc Bộ (trƣờng hợp lễ thƣờng nhật và trai đàn chẩn tế ở Hà Nội).” Qua nghiên cứu
các nghi lễ cụ thể gắn với các địa phƣơng cụ thể, tác giả bài viết đã khái quát một số
đặc điểm cơ bản của hai nghi lễ Phật giáo là lễ thƣờng nhật và trai đàn chẩn tế tại Hà
Nội, cho thấy một sự hòa quyện nhuần nhuyễn của Thiền - Tịnh - Mật trong Phật giáo
Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại. Chúng ta biết rằng, sự thẩm thấu vào nhau
giữa ba tông phái, là Thiền tông - Tịnh Độ tông - Mật tông, trong Phật giáo Việt Nam
nói chung và Phật giáo miền Bắc Việt Nam nói riêng, đã đƣợc học giả Hà Văn Tấn
chú ý đến từ rất sớm.

Nguyễn Hải Hoành [16, tr.44-49] trong bài viết “Ảnh hƣởng của lề lối lễ nghi
Phật giáo mới do Hòa thƣợng Trí Hải đề xuất” đã khẳng định tầm quan trọng của nghi
lễ đối với việc chấn hƣng Phật giáo, nhắc lại một số hủ tục trong nghi lễ nên đƣợc xóa

3
bỏ theo quan điểm của Hòa thƣợng Trí Hải3 nhƣ tục đốt vàng mã, tệ sát sinh khi cũng
lễ. Tác giả cũng đề cập đến những tác dụng tích cực của nghi lễ Phật giáo mới do Hòa
thƣợng Trí Hải đề xuất đối với Phật tử miền Bắc. Ví dụ, lễ Phật Đản đƣợc cử hành
long trọng, quy mô lớn; ngoài phần nghi thức cúng lễ, nên thêm phần diễn giải giảng
giáo lý của đạo Phật.

Nhìn chung, các nghiên cứu nêu trên giúp chúng ta một cái nhìn khái quát về
hệ thống các nghi lễ Phật giáo. Nghi lễ Phật giáo rất phong phú mà giữa ba miền Nam
- Trung - Bắc hiện có nhiều điểm khác biệt thậm chí có nhiều nghi lễ đặc biệt gắn với
những địa phƣơng cấp làng xã. Hệ thống nghi lễ Phật giáo tại chùa Keo ở làng Keo là
các nghi lễ Phật giáo thuộc hệ phái Phật giáo Bắc tông.

3
Hòa thƣợng Trí Hải (1906 - 1979): thế danh Ðoàn Thanh Tảo, quê làng Quần Phƣơng Trung, huyện
Hải Hậu, tỉnh Nam Ðịnh. Ngài là một vị danh Tăng của Phật giáo Việt Nam thời cận đại. Năm 19 tuổi,
do yêu thích tinh thần tập thể và các mối quan hệ trong nếp sống tu học, Ngài cùng một số tu sĩ trẻ,
thành lập Ðoàn Thanh Niên Tăng, lấy tên là Lục Hòa Tịnh Lữ.

Năm 29 tuổi (1934), tự nhận thấy có trách nhiệm với Phật pháp đƣơng thời, cần phải chấn hƣng và
phát triển sâu rộng Phật giáo ở miền Bắc, Ngài cùng một số Tăng Ni Phật tử có uy tín, đạo tâm đƣợc
toàn thể Phật tử mời đứng ra tiếp nhận và tổ chức chùa Quán Sứ - Hà Nội làm Trụ sở Trung ƣơng, và
chính thức thành lập Hội Bắc Kỳ Phật Giáo làm cơ sở pháp lý cho việc phục vụ chính pháp.

Năm 1935, để truyền bá giáo lý và tạo nhận thức đúng về chủ trƣơng của hội trong việc tƣơng trợ và
hệ thống hóa các đoàn thể Tăng Ni Phật tƣû, Ngài cùng Hội xuất bản tờ tuần báo “Ðuốc Tuệ” và lập
nhà in. Tờ Ðuốc Tuệ là tiền thân của “Diệu Âm” và “Phƣơng Tiện” sau này. Ngoài ra, Ngài còn chủ
trƣơng một tờ nhật báo “Tân Tiến”.

Năm 1936, Ngài đứng ra tái thiết lại toàn bộ ngôi chùa Quán Sứ với qui mô và kiến trúc mới. Ðồng
thời, tổ chức đại lễ suy tôn Ðại lão Hòa thƣợng Vĩnh Nghiêm lên ngôi Thiền gia Pháp chủ, và lập
trƣờng Tăng học đặt tại chùa Bồ Ðề, Gia Lâm, Hà Noäi bên bờ sông Hồng. Ngoài ra, Ngài còn tích
cực vận động có đƣợc 50 mẫu ruộng tại tỉnh Thái Bình để giải quyết vấn đề kinh tế căn bản cho các
Tăng sinh yên tâm tu học.

Năm 1951, Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam đƣợc thành lập. Sáu tập đoàn Phật giáo suy tôn Hòa thƣợng
Thích Tịnh Khiết làm Hội chủ và Ngài làm đệ nhất Phó Hội chủ. Ðến năm 1952, Giáo Hội Tăng Già
Toàn Quốc đƣợc thành lập tại chùa Quán Sứ Hà Nội nhằm thống nhất Phật giáo toàn quốc. Ðại hội đã
suy cử Tổ Tuệ Tạng lên ngoâi Thƣợng Thủ và bầu Ngài làm Trị Sự Trƣởng.

Năm 1953, với mục đích tiếp tục đào tạo Tăng tài và trao đổi văn hóa với các nƣớc trong tổ chức Phật
giáo thế giới. Ngài cùng quí Hòa thƣợng khác, dƣới danh nghĩa Tổng hội và Giáo hội đề cử một số
chƣ Tăng sang du học ở Nhật Bản, Tích Lan và Ấn Ðộ. Và cũng trong năm này, Ngài đứng ra xây
trƣờng Trung Tiểu học Vạn Hạnh trong khuôn viên chùa Hàm Long - Hà Nội, cùng với trƣờng Tiểu
học Khuoâng Việt tại chùa Quán Sứ, cả hai đều giảng dạy theo chƣơng trình giáo dục phổ thông.

Hòa thƣợng còn là vị trú trì Tổ đình Bồ Ðề trên 30 năm. Tại đây sau nạn thiên tai lụt lội năm 1971,
Ngài đã xây dựng lại tất cả và duy trì qua hai cuộc kháng chiến. [Tổ đình Vĩnh Nghiêm 2014 - Tài liệu
mạng]

4
Nhóm các nghiên cứu về nghi lễ Phật giáo gắn với cuộc sống dân gian thường nhật

Trong quá trình tìm đọc tài liệu tham khảo cho luận văn này, chúng tôi thấy có
rất ít nghiên cứu cụ thể về vấn đề nghi lễ Phật giáo gắn với cuộc sống dân gian thƣờng
nhật, mà chủ yếu là những bàn luận ở tầm khái quát nhƣ dƣới đây.

Phan Thị Yến Tuyết [35, tr.17-28] có bài viết “Nghi lễ cầu siêu cầu an trong
cộng đồng các dân tộc tại Nam Bộ” đã giới thiệu về nghi lễ Trai đàn cầu siêu cầu an,
tiếp đó đi sâu vào phân tích cách thức tổ chức và ý nghĩa của nghi lễ này trong cộng
đồng các dân tộc tại Nam Bộ. Các cộng đồng đƣợc đề cập đến là: ngƣời Việt, ngƣời
Khmer, ngƣời Hoa và ngƣời Nùng.

Vũ Quang Liễn - Vũ Quang Dũng [18] có công trình Nghi lễ Phật giáo liên
quan đến vòng đời người (Qua khảo sát tại chùa Tri Chỉ, xã Tri Trung, Phú Xuyên, Hà
Nội) đã hệ thống toàn bộ và đi sâu phân tích các nghi lễ Phật giáo liên quan đến vòng
đời ngƣời tại khu vực này. Vòng đời ngƣời ở Tri Chỉ trải qua các nghi lễ: lễ cầu an
(cúng sao), tôn nhang, bán khoán, vu lan báo hiếu, quy y Phật, trả nợ tào quan, lễ tứ
cửu (lễ tang, lễ tam nhật, lễ đƣa vong lên chùa). Các nghi lễ nói trên gắn với đời sống
con ngƣời tại Tri Chỉ từ lúc sinh ra đến lúc mất đi. Các nghi lễ này đƣợc thực hiện tại
gia hay tại chùa, đều dƣới sự hƣớng dẫn của các tăng ni, nên đậm màu sắc Phật giáo.

Có thể thấy rằng, các công trình nêu trên mới nêu ra những cái nhìn khái quát
về nghi lễ Phật giáo với đời sống văn hóa tâm linh hoặc sự ảnh hƣởng của chúng trong
đời sống văn hóa sinh hoạt cộng đồng. Các công trình này chƣa chỉ ra đƣợc sự ảnh
hƣởng tác động hai chiều giữa nghi lễ Phật giáo và đời sống dân gian thƣờng nhật, đặc
biệt là vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Nhóm các nghiên cứu về chùa Keo và làng Keo nói chung

Hai tác giả Phạm Đức Duật - Bùi Duy Lan [6] có cuốn sách Lịch sử chùa Keo
giới thiệu chi tiết về xuất xứ, quá trình xây dựng chùa và có những nghiên cứu về
Thiền sƣ Không Lộ - Đức Thánh đang đƣợc thờ phụng tại chùa.

Nhóm Hà Văn Tấn cũng dành riêng một phần trong cuốn Chùa Việt Nam để
giới thiệu về chùa Keo Thái Bình [25, tr.175-277]. Đặc biệt, những bài viết về Phật

5
giáo và nghi lễ Phật giáo của Hà Văn Tấn còn đƣợc tập hợp vào sách Đến với lịch sử -
văn hóa Việt Nam [24, 25, 26, 27].

Đặng Hữu Tuyền [34] có luận án Phó Tiến sĩ Chùa Keo lịch sử và nghệ thuật
kiến trúc đã đi sâu nghiên cứu về kiến trúc chùa Keo: xác định mặt bằng kiến trúc tại
chùa Keo và so sánh với một số ngôi chùa đồng đại để tìm ra kiến trúc đặc biệt của
chùa Phật Việt Nam. Bên cạnh đó, luận án cũng đƣa ra đánh giá vai trò của chùa Keo
trong không gian văn hóa Việt.

Phạm Thị Chuyền [5, tr.64-73] có bài viết “Lễ hội chùa Keo (Thái Bình)” giới
thiệu về sự độc đáo của lễ hội chùa Keo.

Nguyễn Văn Nhuận4 [22] có luận văn Thạc sỹ Nghiên cứu Di văn Hán Nôm
chùa Keo - Thái Bình là công trình đi sâu tìm hiểu về hệ thống di văn Hán Nôm còn
đƣợc lƣu giữ tại chùa Keo. Luận văn có dành một chƣơng để giới thiệu về di tích lịch
sử văn hóa chùa Keo.

Có thể thấy các học giả trƣớc nay mới chỉ chủ yếu tập trung vào giá trị kiến
trúc, sự độc đáo của lễ hội chùa Keo, giá trị của tƣ liệu Hán Nôm tại chùa. Chƣa có
công trình nghiên cứu sâu về hệ thống nghi lễ Phật giáo tại đây.

Hiện nay, qua khảo cứu, chúng tôi chƣa thấy có nghiên cứu nào đề cập đến nghi
lễ Phật giáo của chùa Keo gắn với cuộc sống dân gian thƣờng nhật. Vì vậy đề tài này
chính là một cách nhìn mới và hiện đại về nghi lễ Phật giáo của chùa Keo.

3. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

Với ý nghĩa là một nghiên cứu trực tiếp đầu tiên về nghi lễ Phật giáo gắn với
đời sống dân gian thƣờng nhật vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ - trƣờng hợp chùa
Keo với làng Keo ở Thái Bình, luận văn có ba mục tiêu sau đây.

1. Qua điều tra điền dã dân tộc học, kết hợp với phân tích tƣ liệu văn bản, luận
văn sẽ tổng hợp lại các nghi lễ Phật giáo tại chùa Keo gắn chặt với đời sống dân gian
của động đồng cƣ dân làng Keo và khu vực xung quanh. Có nghĩa là không phải toàn

5
Nguyễn Văn Nhuận (sinh năm 1982) pháp danh Thích Thanh Quang - trụ trì chùa Keo Thái Bình từ
năm 2007.

6
bộ hệ thống nghi lễ Phật giáo đã và đang đƣợc tổ chức tại chùa Keo, mà một phần đã
đƣợc thống kê và miêu tả trong các công trình khoa học đi trƣớc, mà chỉ đặt trọng tâm
vào mảng “nghi lễ Phật giáo gắn với đời sống dân gian thƣờng nhật”, tức là mảng nghi
lễ gắn bó chặt chẽ với đời sống dân gian của cộng đồng làng xã và khu vực mà chùa
Keo tọa lạc. Nội dung này sẽ trả lời cho câu hỏi: Những nghi lễ Phật giáo gắn với đời
sống dân gian thường nhật trường hợp chùa Keo với làng Keo ở Thái Bình bao gồm
những nghi lễ nào?

2. Chỉ ra giá trị và vai trò của nghi lễ Phật giáo trong đời sống thƣờng nhật của
cộng đồng và cá nhân qua trƣờng hợp chùa Keo với làng Keo ở Thái Bình. Nội dung
phần này sẽ trả lời cho câu hỏi: Giá trị của nghi lễ Phật giáo gắn với đời sống dân
gian thường nhật vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ - trường hợp chùa Keo với làng
Keo ở Thái Bình là gì?

3. Cuối cùng chúng tôi sẽ nhận thức lại vị trí của ngôi chùa Việt trong văn hóa
làng Việt ngày nay thông qua trƣờng hợp chùa Keo với làng Keo ở Thái Bình trong
bức tranh tổng thể là vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ. Nội dung của phần này trả lời
cho câu hỏi: Trong bối cảnh xã hội ngày nay, giá trị của chùa Việt trong văn hóa xã
hội làng Việt là như thế nào?

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tƣợng

Nghi lễ Phật giáo gắn với đời sống dân gian thƣờng nhật vùng nông thôn đồng
bằng Bắc Bộ. Tức là, không phải toàn bộ hệ thống nghi lễ Phật giáo đã và đang đƣợc
tổ chức tại chùa Keo, mà là mảng nghi lễ gắn bó chặt chẽ với đời sống dân gian của
cộng đồng làng xã và khu vực mà chùa Keo tọa lạc. Trọng tâm của điểm nhìn ở luận
văn này là mối quan hệ hai chiều giữa nghi lễ Phật giáo với đời sống thƣờng nhật (của
cộng đồng và cá nhân) vùng nông thôn Bắc Bộ, qua trƣờng hợp chùa Keo và làng Keo
ở Thái Bình.

7
4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi vấn đề nghiên cứu: đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu nghi lễ Phật giáo gắn
với đời sống dân gian thƣờng nhật qua trƣờng hợp chùa Keo và làng Keo, mà không
phải nghiên cứu toàn bộ nghi lễ Phật giáo.

- Phạm vi về không gian địa bàn nghiên cứu:

Hiện nay, có hai ngôi chùa Keo nổi tiếng ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, đó là: chùa
Keo Thái Bình (ở làng Keo, xã Duy Nhất, huyện Vũ Thƣ, tỉnh Thái Bình) và chùa Keo
Nam Định (ở làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trƣờng, tỉnh Nam Định).
Do lịch sử hình thành (sẽ trình bày cụ thể tại chƣơng 1 của luận văn) nên hai ngôi chùa
có nhiều nét tƣơng đồng, có một hình ảnh để ví von cho sự tƣơng đồng của hai ngôi
chùa là “cặp cổ tự song sinh”. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi lựa chọn chùa Keo
và làng Keo Thái Bình là địa bàn nghiên cứu. Tuy nhiên, trong trƣờng hợp cần thiết
chúng tôi sẽ có so sánh với chùa Keo Nam Định.

5. Các thuật ngữ sử dụng

Trong phạm vi luận văn, để làm rõ vấn đề nghiên cứu chúng tôi sẽ sử dụng các
thuật ngữ sau.

- Nghi lễ

Từ điển Tiếng Việt xem “nghi lễ” với “lễ nghi” là tƣơng đồng, và định nghĩa là:
“Các nghi thức của một cuộc lễ (nói tổng quát) và trật tự tiến hành.” [37, tr.561].

Theo Viên Hải [45], “Nghi” đƣợc hiểu là: dáng, mẫu bên ngoài, nghi thức, nghi
lễ, khuôn mẫu để ngƣời noi theo. “Lễ” có thể đƣợc hiểu là lễ giáo, lễ nhạc, lễ bái, cúng
tế, tôn thờ, cung kính,…

Theo Thích Pháp Nhƣ [51]: “Nghi lễ thƣờng đƣợc thể hiện sự tƣơng tác trong
xã hội, trong tín ngƣỡng, trong sinh hoạt tôn giáo thông qua đời sống tâm linh, mang
đậm sắc thái văn hóa dân tộc. Nghi lễ là một từ chung, mang ý nghĩa qua sự tổ chức,
thể hiện các khuôn mẫu đƣợc đặt ra của một hay nhiều ngƣời đối với một hay nhiều
ngƣời khác. Nghi lễ gồm nhiều nghi thức hành lễ hợp lại”.

8
Tham khảo những trích dẫn trên, trong phạm vi luận văn này, “nghi lễ” đƣợc
dùng với ý là thuộc phƣơng diện thực hành tôn giáo, là hệ thống các nghi thức duy trì
và phát triển một tôn giáo.

- Nghi lễ Phật giáo

Các học giả đã chỉ ra rằng, bất kỳ một tôn giáo nào cũng đều có hệ thống các
nghi lễ để duy trì và phát triển giáo lí. Đồng thời một tôn giáo cũng cần phải có những
hình thức nghi lễ riêng để biểu thị sự đặc sắc của chính mình.

Tác giả Hoằng Quảng [56] trong bài viết “Nghi lễ đời ngƣời theo quan điểm
Phật giáo”, có bàn đến nghi lễ Phật giáo: “Lễ nghi đƣợc hiểu ở đây là những quy định,
những thiết chế mang tính khuôn mẫu, từ thƣờng đƣợc dùng trong kinh điển là các học
pháp mà ngƣời đệ tử Phật cần phải tuân giữ, vâng làm. Và nhƣ vậy, lễ nghi tƣơng
đồng với giới luật.” Chẳng hạn, trong Phật giáo đối với ngƣời mới trở thành Phật tử thì
cần phải đƣợc hƣớng dẫn lễ nghi, đi đứng, chào hỏi, lễ bái,... để có đƣợc đời sống
chuẩn mực của ngƣời Phật tử theo giới luật. Hay các lễ mang đặc trƣng Phật giáo nhƣ
Phật Đản, Vu lan, nghi thức tƣởng niệm các bậc tiền bối hữu công, nghi thức tang lễ
của tăng ni, nghi thức tang lễ dành cho các Phật tử,... đều phải đƣợc chỉ dẫn và rèn
luyện.

Theo Thích Pháp Nhƣ [51]: “Nghi lễ Phật giáo là những hình thức và nội dung
đƣợc thể hiện trong toàn bộ hoạt động của Phật giáo từ nếp sống sinh hoạt của tăng
già, sự bố trí của tổ chức giáo hội, sự sắp xếp của một ngôi chùa, cách giao tiếp ứng xử
giữa những ngƣời tƣơng quan với nhau trong Phật giáo”.

Từ việc học hỏi, tiếp thu kết quả từ nhiều nghiên cứu khác nhau, trong phạm vi
luận văn này chúng tôi sử dụng khái niệm “nghi lễ Phật giáo” với nghĩa là sự thực
hành nghi thức tôn giáo mang đặc trƣng của Phật giáo, mang tính khuôn mẫu theo quy
định của pháp tu hoặc mỗi ngôi chùa.

- Nghi lễ Phật giáo gắn với cuộc sống dân gian thường nhật

Nghi lễ Phật giáo gắn với cuộc sống dân gian thường nhật sẽ bao gồm các nghi
lễ Phật giáo có gắn bó sâu sắc với cuộc sống dân gian thƣờng nhật, đồng thời lại chịu
sự tác động hay phải đáp ứng đƣợc đòi hỏi của chính cuộc sống dân gian thƣờng nhật.

9
Trong trƣờng hợp luận văn này chính là cuộc sống thƣờng nhật của nhân dân làng Keo
và các làng xã xung quanh.

- Đồng bằng Bắc Bộ

Khu vực đồng bằng Bắc Bộ là một khu vực gồm các tỉnh: Hà Nội, Thái Bình,
Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hải Dƣơng, Hƣng Yên. Theo nhóm tác giả Vũ Tự
Lập: “Nơi đây là vùng đất nằm giữa lƣu vực sông Hồng, sông Thái Bình và sông Mã,
nơi tụ cƣ lâu đời nhất của ngƣời Việt (Kinh)” [17, tr.108].

Khái niệm “Đồng bằng Bắc Bộ” không chỉ đƣợc tìm hiểu nhƣ một khu vực địa
lý tự nhiên mà còn đƣợc nghiên cứu với tƣ cách là một không gian văn hóa hay vùng
văn hóa. Không gian văn hóa hay vùng văn hóa là những từ khóa quan trọng trong
nghiên cứu văn hóa nói chung, nghiên cứu văn hóa Việt Nam nói riêng. Có thể tạm
hiểu rằng, nếu coi văn hóa Việt Nam là một không gian rộng lớn, thì trong không gian
đó sẽ đƣợc chia thành những vùng nhỏ hơn. Về vấn đề này, Ngô Đức Thịnh trong sách
Văn hóa và phân vùng văn hóa tại Việt Nam có viết: “Là một vùng lãnh thổ có những
tƣơng đồng về hoàn cảnh tự nhiên, dân cƣ sinh sống ở đó từ lâu đã có những mối quan
hệ nguồn gốc và lịch sử, có những tƣơng đồng về trình độ phát triển kinh tế - xã hội,
giữa họ đã diễn ra những giao lƣu, ảnh hƣởng văn hóa qua lại, nên trong vùng đã hình
thành những đặc trƣng chung, thể hiện trong sinh hoạt văn hóa vật chất và văn hóa tinh
thần của cƣ dân, có thể phân biệt với vùng văn hóa khác.” [29, tr.83].

Hiện nay, có hai cách phân vùng văn hóa Việt Nam đƣợc nhiều học giả biết
đến, một là của nhóm tác giả Đinh Gia Khánh và một của nhóm tác giả Ngô Đức
Thịnh. Nhóm tác giả Đinh Gia Khánh đề xuất việc phân Việt Nam thành chín vùng
văn hóa lớn. Dƣới mỗi vùng văn hóa lớn là vùng văn hóa nhỏ hơn. [8] Nhóm tác giả
Ngô Đức Thịnh phân chia văn hóa Việt Nam thành bảy vùng văn hóa, dƣới mỗi vùng
là những tiểu vùng. [29, tr.96]. Tuy nhiên, cả hai cách phân loại trên đều xem Vùng
văn hóa đồng bằng Bắc Bộ (hay Vùng văn hóa đồng bằng miền Bắc Việt Nam) là
“vùng văn hóa quan trọng bậc nhất [29, tr.141], là “cái nôi hình thành dân tộc Việt, là
quê hƣơng của nền văn hóa nổi tiếng” [Đinh Gia Khánh - Cù Huy Cận 1995: 56].

Theo cách phân loại của nhóm Ngô Đức Thịnh, khu vực làng Keo Thái Bình
hiện nay thuộc tiểu vùng duyên hải thuộc vùng văn hóa đồng bằng Bắc Bộ. Chi tiết

10
hơn nữa, là thuộc dạng thức văn hóa ở rẻo cao các cồn cát trong tiểu vùng văn hóa
duyên hải (tiểu vùng văn hóa duyên hải gồm hai dạng thức văn hóa nhỏ hơn, là: 1).
Dạng thức văn hóa ở rẻo cao các cồn cát; 2). Dạng thức văn hóa vùng sa bồi5) [Ngô
Đức Thịnh chủ biên 1993: 213-219]. Bởi vậy, khu vực làng Keo Thái Bình cũng sở
hữu nhiều đặc trƣng chung cho toàn vùng văn hóa đồng bằng Bắc Bộ, thêm nữa, sẽ có
những đặc điểm của tiểu vùng văn hóa duyên hải, và hẹp hơn nữa là dạng thức văn
hóa ở rẻo cao các cồn cát.

Tổng thuật quan điểm của nhóm Ngô Đức Thịnh và nhóm Đinh Gia Khánh, gần
đây Chu Xuân Giao [10; 11] đã viết gọn lại những đặc trƣng của Vùng văn hóa đồng
bằng Bắc Bộ, nhƣ sau:

(1) Là cái nôi hình thành dân tộc và quốc gia, là trung tâm của nền văn minh
lớn (văn minh Đông Sơn, văn minh Đại Việt).

(2) Về mặt địa lý tự nhiên, khu vực này bao gồm lƣu vực sông Hồng, sông Thái
Bình và sông Mã, là đồng bằng châu thổ thuộc loại lớn nhất nƣớc ta.

(3) Về mặt kinh tế xã hội, đây là vùng có nhiều điều kiện thuận lợi về đất đai và
khí hậu để canh tác nông nghiệp lúa nƣớc, có truyền thống thâm canh, có kỹ thuật đào
đắp đê điều và làm thủy lợi để canh tác lúa nƣớc cùng hoa màu. Có thể khái quát
chung là nền kinh tế trọng nông, có tính “xa rừng” và “nhạt biển”.

(4) Về cƣ dân, chủ yếu là ngƣời Việt (Kinh), từ lâu đời giao lƣu với các tộc
ngƣời miền núi nhƣ Mƣờng, Thái, Tày, Hán,... Đây là vùng cƣ dân cổ nhƣng dịch
chuyển luôn luôn, là vùng văn hóa lâu đời nhƣng luôn biến động.

(5) Về văn hóa, đây là vùng văn hóa đạt trình độ khá cao để có đƣợc nền văn
hóa bác học, luôn luôn tiếp thu những ảnh hƣởng từ bên ngoài để tạo dựng các bản sắc
riêng (thể hiện qua sinh hoạt văn hóa cộng đồng, đời sống văn hóa nghệ thuật, đời
sống tâm linh tín ngƣỡng,...).

5
Trong bản in lần đầu tiên vào năm 1993 của sách Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam,
nhóm tác giả sử dụng chữ “dạng”, nhƣng trong văn nói hay các bài viết khác của chủ biên Ngô Đức
Thịnh thì có khi là “dạng thức”. Ở đây, chúng tôi tạm sử dụng chữ “dạng thức” thay cho cho chữ
“dạng” trong bản in năm 1993.

11
- Làng

Từ điển Tiếng Việt hiểu làng gồm hai nghĩa: “1. Khối cƣ dân nông thôn làm
thành một đơn vị có đời sống riêng về nhiều mặt, và là một đơn vị cấp thấp nhất thời
phong kiến. 2. Những ngƣời cùng một nghề, một việc nào đó (làng báo, làng thơ)” [37,
tr.542].

Ngô Đức Thịnh đƣa ra một định nghĩa về làng nhƣ sau: “Xét về nguồn cội, làng
thời phong kiến tồn tại cho tới hiện tại là sự phát triển mở rộng của một gia đình, gia
tộc từ thuở khởi đầu, mà gần đây trên cơ sở những cứ liệu điều tra quan hệ thân tộc
giữa các gia đình trong một làng cho thấy, hầu nhƣ mỗi làng đều từ một họ gốc, một
họ lớn nhất,... Dần dần cùng với quá trình tăng trƣởng dân số, xáo trộn dân cƣ, quan hệ
hôn nhân, các làng từ quan hệ thân tộc là chính trở thành quan hệ láng giềng.” [31,
tr.315].

Từ việc học hỏi, tiếp thu kết quả từ nhiều nghiên cứu đi trƣớc, trong luận văn
này, khái niệm “Làng” sẽ đƣợc hiểu là cộng đồng cƣ trú của ngƣời Việt, có nguồn gốc
từ sớm và có vị trí quan trọng trong quá trình dựng nƣớc, giữ nƣớc của dân tộc.
“Làng” là một đơn vị hành chính đồng thời là một cộng đồng kinh tế và một cộng
đồng văn hóa, lƣu giữ những giá trị văn hóa truyền thống từ lâu đời và phản ánh quá
trình phát triển của chính cộng đồng đó.

- Liên làng và siêu làng

Bàn về tính trọng yếu của nghiên cứu làng xã, Hà Văn Tấn viết: “Có nghiên
cứu làng xã, chúng ta mới nhận thức đầy đủ xã hội và văn hoá Việt Nam trong lịch sử
cũng nhƣ tìm đƣợc những biện pháp đúng đắn để xây dựng nông thôn mới hiện tại. Ý
nghĩa lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu làng xã thật rõ ràng.” [24, tr.31].

Theo Hà Văn Tấn, các đề tài nghiên cứu làng xã cơ bản là một đề tài xã hội học
- dân tộc học. Khi nghiên cứu nó nhƣ một đề tài sử học nghĩa là biến nó thành một đề
tài xã hội học - lịch sử, ngoài những tài liệu quan sát trực tiếp, chúng ta cần có những
tài liệu lịch đại. Phƣơng pháp hệ thống - cấu trúc phát huy đƣợc hiệu quả trong việc
nghiên cứu làng xã. Làng đƣợc coi nhƣ một hệ thống riêng gồm những yếu tố hợp
thành. Tuỳ theo đối tƣợng nghiên cứu của mình mà ngƣời nghiên cứu chọn lựa yếu tố

12
hợp thành khác nhau của hệ thống. Chẳng hạn, có thể nghiên cứu làng nhƣ một hệ
thống xã hội gồm các nhóm xã hội, các đẳng cấp, các nhóm tuổi... hay nghiên cứu làng
nhƣ một hệ thống kinh tế gồm các nhóm, các ngành hoạt động sản xuất nghề nghiệp...
Bản thân các yếu tố của hệ thống làng lại cũng có thể coi là những hệ thống con để
nghiên cứu riêng biệt nhƣ gia đình, dòng họ,... Điểm chủ yếu mà ngƣời nghiên cứu
hƣớng tới là vạch ra mối liên hệ tƣơng tác giữa các yếu tố bên trong của hệ thống, nêu
lên cơ chế vận hành của hệ thống. Tuy nhiên với phƣơng pháp này cũng nhƣ do tính
độc lập tƣơng đối của làng, ngƣời nghiên cứu thƣờng chỉ chú ý đến những liên hệ
trong hệ thống mà ít chú ý hơn đến những liên hệ ngoài hệ thống. Rồi dƣờng nhƣ dần
dần ngƣời ta quên đi những mối liên hệ đó hoặc là tƣởng rằng những mối liên hệ ngoài
hệ thống cũng là do sự phát triển mở rộng các mối liên hệ trong hệ thống mà hình
thành. Vì vậy, để tránh sự phiến diện, Hà Văn Tấn đã đƣa ra các định nghĩa về liên
làng, siêu làng. Cụ thể, ông viết nhƣ sau: “Đã đến lúc chúng ta phải chú ý đầy đủ đến
các mối liên hệ giữa làng với bên ngoài, tức là những mối liên hệ ngoài cấu trúc. Có
thể chia những liên hệ đó ra làm hai loại: Một loại gồm những liên hệ giữa làng này
với làng khác, tức mối liên hệ giữa các hệ thống tƣơng đƣơng, mà ở đây chúng tôi gọi
là liên hệ liên làng. Loại thứ hai gồm những liên hệ giữa làng với cộng đồng hay khu
vực rộng lớn hơn, tức mối liên hệ giữa hệ thống coi làng với các hệ thống lớn chứa
đựng nó, mà ở đây chúng tôi gọi là liên hệ siêu làng. Cộng đồng siêu làng rộng hẹp
với các thứ bậc khác nhau. Khi cộng đồng tộc ngƣời đã tiến tới trình độ dân tộc thì
cộng đồng siêu làng lớn nhất là nƣớc, là dân tộc. Luôn luôn phải nhớ rằng trong lịch sử
Việt Nam, từ rất lâu, các cộng đồng siêu làng đã tồn tại song song với cộng đồng làng,
chứ không phải cộng đồng làng đã mở rộng thành cộng đồng siêu làng, không phải
làng mở rộng thành nƣớc. Cần đặc biệt chú ý điểm này vì nếu không thấy đƣợc nhƣ
vậy, dễ nảy sinh các nhận định không đúng về mối quan hệ giữa làng với nƣớc.” [24,
tr.33-34].

Trong luận văn này, bên cạnh việc nghiên cứu làng Keo với tƣ cách là một hệ
thống tự trị độc lập, làng Keo còn đƣợc đặt trong mối liên hệ giữa các cộng đồng và
khu vực rộng lớn hơn, đó là khu vực xung quanh làng Keo và đồng bằng Bắc Bộ. Hay
nói cách khác, làng Keo sẽ đƣợc đặt trong liên hệ liên làng và siêu làng, chùa Keo sẽ
là chùa của làng Keo nhƣng cũng sẽ là chùa của liên làng và siêu làng.

13
6. Phƣơng pháp nghiên cứu

Phương pháp điều tra văn bản

Mảng tài liệu văn bản đƣợc sử dụng trong đề tài đƣợc chia thành hai dạng: tài
liệu in ấn và tài liệu mạng (xem Tài liệu tham khảo). Chúng tôi sẽ sử dụng các thao tác
phân tích, đối chiếu và tổng hợp đối với các dữ liệu thu thập đƣợc nhằm mục đích:

(1) Giới thiệu Chùa Keo và làng Keo ở Thái Bình (một phần nội dung của chƣơng 1).

(2) Phác họa bức tranh tổng thể về nghi lễ Phật giáo gắn với đời sống văn hóa dân gian
thƣờng nhật. Qua đó, nhận thức đƣợc đặc trƣng trong mối quan hệ của nghi lễ Phật
giáo với đời sống văn hóa dân gian thƣờng nhật vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ -
trƣờng hợp chùa Keo với làng Keo ở Thái Bình.

Phương pháp điều tra dân tộc học (một phƣơng pháp của ngành khu vực học, trọng
tâm là quan sát tham dự và phỏng vấn)

Với lợi thế là ngƣời sinh ra và lớn lên tại làng Keo, là một Phật tử sinh hoạt tại
chùa Keo, tôi sẽ vận dụng những kinh nghiệm, kiến thức và thông tin đã tiếp nhận trực
tiếp khi tham dự một số nghi lễ Phật giáo tại làng Keo, chùa Keo tử khi còn nhỏ. Đồng
thời, trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ, tôi cũng thực hiện điều tra dân tộc học tại
làng Keo, chùa Keo trong khoảng thời gian từ tháng 12 năm 2019 tới tháng 5 năm
2020, mở rộng sang các tháng đầu năm 2021. Tôi cố gắng ghi chép một cách khách
quan và chân thực các nghi lễ Phật giáo của cộng đồng, của các cá nhân diễn ra vào
thời điểm điều tra. Tƣ liệu thực tế có đƣợc từ tham dự quan sát sẽ đƣợc bổ trợ bằng các
phỏng vấn sâu.

Trƣớc khi điều tra thực địa, học viên chuẩn bị một bộ bảng hỏi về các vấn đề
nghiên cứu, hệ thống kiến thức cơ bản cần thiết khi tham gia nghi lễ. Các tài liệu
chuẩn bị này đều nhận đƣợc sự góp ý, điều chỉnh của giáo viên hƣớng dẫn. Các cá
nhân và tổ chức đƣợc chú ý trong quá trình điều tra gồm:

- Nhà sƣ trụ trì chùa Keo hiện nay,

- Các tổ chức và cá nhân hỗ trợ tổ chức, thực hiện nghi lễ,

- Các tổ chức và cá nhân là chủ của nghi lễ,

14
- Các tổ chức và cá nhân tham gia nghi lễ với vai trò khách mời, tới dự,...

Việc phỏng vấn có thể thực hiện trực tiếp hoặc thông qua internet nhƣ: qua e-mail, qua
zalo, hoặc các ứng dụng khác.

Thông tin về bảng hỏi, đối tƣợng phỏng vấn,... các thông tin liên quan sẽ đƣợc trình
bày tại phần phụ lục của luận văn.

7. Bố cục luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận
văn gồm 3 chƣơng nhƣ dƣới đây.

Chƣơng 1: Chùa Keo và làng Keo ở Thái Bình

1.1. Tổng quan về chùa Keo và làng Keo hiện nay

1.2. Lịch sử hình thành làng Keo, chùa Keo

1.3. Tổng quan về hệ thống nghi lễ Phật giáo của chùa Keo

1.4. Chùa Keo và làng Keo trong bức tranh chung là đồng bằng Bắc Bộ

Tiểu kết

Chƣơng 2: Hệ thống nghi lễ Phật giáo của chùa Keo gắn với đời sống dân gian thƣờng
nhật của cộng đồng địa phƣơng

2.1. Nghi lễ theo vòng xoay thời gian

2.2. Nghi lễ vòng đời ngƣời

2.3. Nghi lễ độc đáo của chùa Keo, làng Keo

Tiểu kết

Chƣơng 3: Giá trị của hệ thống nghi lễ phật giáo trong làng xã Việt hiện nay qua
trƣờng hợp chùa Keo

3.1. Phƣơng tiện nhập thế của tăng ni

3.2. Giá trị an ninh tinh thần

15
3.3. Giá trị đạo đức

3.4. Giá trị xã hội

16
CHƢƠNG 1: CHÙA KEO VÀ LÀNG KEO Ở THÁI BÌNH

Ở chƣơng này, chúng tôi thực hiện ba phần việc chính sau đây. Trƣớc hết, sẽ
giới thiệu tổng quan về chùa Keo và làng Keo, có đi sâu vào lịch sử hình thành của
làng và chùa làng. Tiếp theo, trình bày tổng quan về hệ thống nghi lễ Phật giáo của
chùa Keo. Sau đó, sẽ chỉ ra các nghi lễ Phật giáo gắn với đời sống dân gian thƣờng
nhật - là đối tƣợng nghiên cứu của luận văn. Cuối cùng, chúng tôi sẽ đƣa ra một
mƣờng tƣợng về vị trí của chùa Keo và làng Keo trong bức tranh chung là đồng bằng
Bắc Bộ.

1.1 Tổng quan về chùa Keo và làng Keo hiện nay

Chùa Keo tên chữ là Thần Quang tự, hiện tọa lạc tại thôn Hành Dũng Nghĩa
(thuộc địa bàn “làng Keo” theo cách gọi dân gian trƣớc nay), xã Duy Nhất, huyện Vũ
Thƣ, tỉnh Thái Bình. Chùa là di tích lịch sử văn hóa, công trình điêu khắc bằng gỗ nổi
tiếng thế kỷ XVII [2]. Năm 1962, chùa đƣợc nhà nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
công nhận là di tích quốc gia. Năm 2012, chùa đƣợc công nhận là Di tích quốc gia đặc
biệt. Từ đầu năm 2017, lễ hội chùa Keo đƣợc đƣa vào Danh mục văn hóa phi vật thể
quốc gia6. Ngoài thờ Phật, chùa Keo còn đƣợc biết đến là một nơi thờ thiền sƣ Dƣơng
Không Lộ và những ngƣời có công trong việc xây dựng chùa.

Xã Duy Nhất có chiều dài 9 km, tổng diện tích đất tự nhiên 963,48 ha. Địa phận
xã Duy Nhất nhƣ ngày nay đƣợc hình thành qua quá trình phân chia, hợp nhất của
nhiều làng xã và diễn ra trong một thời gian dài. Trƣớc cách mạng tháng 8 năm 1945
làng Hành Nghĩa, Dũng Nghĩa, Đức Long, Tả Hành thuộc tổng Hành Nghĩa huyện Vũ
Tiên; làng Văn Lâm, Văn Lang thuộc tổng Khê Kiều huyện Thƣ Trì tỉnh Thái Bình.
Sau tháng 8 năm 1945 mỗi làng là một xã nhỏ có Ủy ban cách mạng lâm thời thuộc 2
huyện Vũ Tiên và Thƣ Trì. Tháng 4 năm 1946, xã Duy Nhất chính thức đƣợc thành
lập gồm các thôn: Hành - Dũng - Nghĩa (do Hành Nghĩa và Dũng Nghĩa sáp nhập lại).
Tháng 6 năm 1949 Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định điều chỉnh địa giới một số
huyện, xã; xã Duy Nhất còn ba thôn: Hành Dũng Nghĩa, Bồng Tiên, Thái La Trạng;
thôn Đức Long tách khỏi xã Duy Nhất. Tháng 10 năm 1955 xã Duy Nhất đƣợc chia

6
Quyết định số 217/QĐ-BVHTTDL ngày 23/01/2017 của Bộ trƣởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

17
làm 3 xã: Thôn Hành Dũng Nghĩa, thôn Đức Long, thôn Tả Hành sáp nhập thành xã
Vũ Nghĩa, thôn Thái Lai Trạng lập xã Vũ Long, thôn Bồng Tiên lập xã Vũ Tiến. Các
thôn Văn Lâm, Văn Lang sáp nhập thành xã Vũ Hợp. Năm 1969, tỉnh Thái Bình từ 13
huyện, thị rút gọn còn 8 huyện, thị. Xã Vũ Nghĩa, xã Vũ Hợp và một số xã khác của
huyện Vũ Tiên sáp nhập với huyện Thƣ Trì lập huyện mới - huyện Vũ Thƣ. Một số xã
thuộc phía Nam huyện chuyển về huyện Kiến Xƣơng. Huyện Vũ Tiên giải thể. Tháng
12 năm 1976, thực hiện Quyết định số 1507/TTCP của Thủ tƣớng Chính phủ, xã Vũ
Hợp và xã Vũ Nghĩa đƣợc sáp nhập với tên gọi là Duy Nhất [Ban chấp hành Đảng bộ
xã Duy Nhất 1996 - 20]. Xã Duy Nhất lúc này gồm: Hành Dũng Nghĩa, Đức Long,
Văn Lâm, Văn Lang, Tả Hành. Địa bàn làng Hành Dũng Nghĩa (làng Keo) trƣớc đây
hiện nay gồm 3 thôn của xã Duy Nhất, là: Hành Dũng Nghĩa, Dũng Nghĩa, Dũng
Nhuệ. Chùa Keo tọa lạc tại thôn Hành Nghĩa Dũng hiện nay. Năm 2018, xã Duy Nhất
đạt chuẩn nông thôn mới.

Theo Lý lịch di tích chùa Keo (Thần Quang tự) của Sở Văn hóa Thể thao và Du
lịch Thái Bình năm 2012 hiện chùa Keo còn bảo lƣu đƣợc hàng trăm tƣợng pháp và đồ
tế thời Hậu Lê. Hay theo tờ rơi giới thiệu về chùa Keo hiện vẫn đang lƣu hành có giới
thiệu “Khu chùa Phật là nơi tập trung nhiều nhất các pho tƣợng Phật có giá trị nghệ
thuật cao vào thế kỷ 17, 18. Đó là tƣợng Tuyết Sơn, La Hán, quan thế âm Bồ Tát,...”
[2, tr.1] Hiện nay, toàn bộ kiến trúc chùa còn 17 công trình với 128 gian.

Nhìn tổng thể ngôi chùa đƣợc thiết kế theo kiểu nội công ngoại quốc và tiền
Phật hậu Thánh. Lối kiến trúc này có thể bắt gặp tại nhiều chùa trong khu vực Đồng
bằng Bắc Bộ nhƣ chùa Láng, chùa Thầy, chùa Bối Khê tại Hà Nội. Tuy nhiên điểm
độc đáo tại chùa Keo là có thể bắt gặp hai chữ công bên trong một chữ quốc (Theo chữ
Hán). Đồng thời, nếu chúng ta tính Tam Quan ngoại là kiến trúc điểm đầu và Gác
chuông phía sau chùa là điểm cuối thì hai điểm này nằm trên một đƣờng thẳng theo
hƣớng Bắc - Nam. Đƣờng thẳng đó đƣợc gọi là đƣờng: “Thần đạo” của chùa, đây cũng
là trung điểm tạo nên sự đối xứng trong toàn bộ hệ thống kiến trúc. Nguyên tắc kiến
trúc này tạo cho chùa Keo sự đăng đối, bề thế và trang nghiêm nhƣng không khô cứng.

Chùa nhìn về hƣớng Nam, trƣớc cửa chùa là một con đê. Theo sơ đồ khuôn
viên chùa keo hiện nay, sát chân đê sông Hồng phía trƣớc khu di tích là một sân cỏ
rộng, qua sân cỏ đến một sân lát đá, rồi đến tam quan ngoại (số 1 trong sơ đồ 1), hồ

18
nƣớc mang tính phong thủy, rồi tam quan nội (số 2). Từ đây, khách qua một sân cỏ thứ
hai sẽ tới tòa Ông Hộ (số 3), tòa Ống Muống (số 4), điện thờ Phật (số 5); ba công trình
này kết thành hình chữ công thứ nhất. Đi theo cổng gỗ đông (số 16) cổng gỗ tây (số
17) theo đƣờng hành lang (số 11, số 12) sẽ đến một sân gạch chạy ngang. Vƣợt qua
sân gạch này, khách sẽ tới 4 tòa thuộc khu đền Thánh, là: tòa Giá Roi (số 6), tòa Thiêu
Hƣơng (số 7), tòa Phục Quốc (số 8), hậu cung (số 9). Các tòa Thiêu Hƣơng, tòa Phục
Quốc và hậu cung kết thành hình chữ công thứ hai. Tiếp tục đi xuyên hai bên hành
lang sẽ đến hai tòa tả vu, hữu vu sẽ gặp tòa gác chuông ba tầng (số 10). Sau gác
chuông là nhà thờ Tổ (số 13), nhà Tứ Ân (số 14), nhà Mẫu (số 15) và khu tăng xá.

Sơ đồ 1: Sơ đồ khuôn viên chùa Keo hiện nay

(Mô phỏng theo sơ đồ khuôn viên chùa Keo đƣợc Ban quản lý di tích chùa Keo niêm
yết tại khuôn viên chùa hiện nay)

19
Ghi chú:

1.Tam quan ngoại 6. Tòa Giá Roi 11. Hành lang 16. Cổng gỗ đông
đông

2. Tam quan nội 7. Tòa Thiêu Hƣơng 12. Hành lang tây 17. Cổng gỗ tây

3. Tòa ông Hộ 8. Tòa Phục Quốc 13. Nhà thờ Tổ 18. Cổng tò vò đông

4. Tòa ống muống 9. Hậu Cung 14. Nhà Tứ Ân 19. Cổng tò vò tây

5. Điện thờ Phật 10. Gác chuông 15. Nhà thờ Mẫu

Trong quần thể kiến trúc chùa Keo, công trình kiến trúc có giá trị văn hóa, nghệ
thuật bậc nhất là gác chuông bằng gỗ (số 10 trong sơ đồ 1) tiêu biểu cho kiến trúc cổ
Việt Nam thời Hậu Lê. Đƣợc dựng trên một nền gạch xây vuông vắn, gác chuông cao
11,04m gồm 3 tầng mái, kết cấu bằng những con sơn chồng lên nhau. Bộ khung gác
chuông làm bằng gỗ liên kết với nhau bằng mộng ngậm, nâng bổng 12 mái ngói với 12
đao loan uốn cong, dáng vẻ thanh thoát, nhẹ nhàng. Ở tầng một có treo một khánh đá
cao 1,2m. Tầng hai có quả chuông đồng lớn đúc năm 1698 (năm Mậu Dần, niên hiệu
Chính Hòa 19) cao 1,3m đƣờng kính 1m. Trên tầng ba và tầng thƣợng có 2 quả chuông
cao 0,62m, đƣờng kính 0,69m, đều đƣợc đúc năm 1796. Với lối kiến trúc “chồng diêm
cổ các”, gác chuông đã tạo nên sự nổi bật của toàn bộ công trình. Gác chuông của chùa
Keo còn đặc biệt ở bộ mái kết cấu gần 100 đàn đầu voi và bộ cánh cửa đƣợc chạm
rồng vô cùng tinh xảo, tạo nên vẻ trầm mặc, thâm nghiêm.

Chiếc giếng xếp bằng 33 chiếc cối đá thủng đƣợc đặt ở gần chân gác chuông.
Đó là 33 chiếc cối giã gạo nuôi thợ xây dựng chùa Keo. Theo lời truyền miệng của
nhân dân làng Keo, chiếc giếng với cấu tạo đặc biệt này chính là thông điệp mà những
ngƣời thợ muốn gửi tới thế hệ mai sau: Có công mài sắt, có ngày nên kim và cũng nhờ
sự kiên trì đó, chùa Keo đã đƣợc hoàn thành.

Hai bể non bộ sát hiên tòa Phục quốc (số 8 trong sơ đồ 1) ngày nay, khi xƣa là
hai bể quanh năm đầy nƣớc mƣa. Ngoài tác dụng là nơi chứa nƣớc đề phòng hỏa hoạn,
nó còn có giá trị nhƣ hai chiếc gƣơng trời hắt lên mái hiên, lùa qua ô cửa hai bên tòa
Phục quốc, bổ sung ánh sáng trong khu đền Thánh.
20
Làng Keo và các làng xã xung quanh là địa phƣơng giàu truyền thống lịch sử
văn hóa. Đến nay, huyện Vũ Thƣ có 71 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 1 di tích
quốc gia đặc biệt, 14 di tích quốc gia, 56 di tích cấp tỉnh. Riêng làng Keo, có chùa Keo
là di tích quốc gia đặc biệt và từ đƣờng Nguyễn Doãn Cử đƣợc xếp hạng di tích cấp
tỉnh.

Hiện làng Keo có một đình làng phụng thờ quận công Hoàng Nhân Dũng -
ngƣời đƣợc suy tôn làm thành hoàng làng bởi có công lớn trong quá trình xây dựng
làng và chùa Keo. Ngôi đình còn đƣợc gọi với tên khác là đền Hồng Giao. Đặc biệt, tại
đình làng Keo cũng có một gác chuông bằng gỗ mô phỏng theo gác chuông của chùa
Keo.

Về truyền thống khoa bảng, làng Keo có hai vị tiến sĩ đƣợc ghi danh trên bia
tiến sỹ tại Văn Miếu Quốc Tử Giám. Đó là tiến sỹ Phạm Viện đỗ khoa thi Đinh Mùi,
niên hiệu Hồng Đức thứ 18 (1487), cụ làm quan Tham chính (hay còn gọi là Tham tri
chính sự) dƣới triều vua Lê Thánh Tông và vua Lê Hiến Tông. Tiến sỹ Phạm Tráng đỗ
khoa thi năm Nhâm Tuất (1502) đời Lê Hiến Tông, cụ làm quan giữ chức Lại Bộ Hữu
Thị Lang.

Theo quyết định vào năm 2013 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Bình, thôn
Hành Dũng Nghĩa (thuộc xã Duy Nhất) đƣợc tách làm 3 thôn gồm: Hành Dũng Nghĩa,
Dũng Nghĩa, Dũng Nhuệ; chùa Keo thuộc thôn Hành Dũng Nghĩa. Hiện nay, theo số
liệu của Ban dân số kế hoạch hóa gia đình xã Duy Nhất, tổng dân số xã ở thời điểm
tháng 12 năm 2020 là 10.355 ngƣời, số ngƣời trong độ tuổi lao động chiếm gần 70%
dân số. Toàn xã chia làm 10 thôn, dân cƣ sống tƣơng đối tập trung. Tại địa bàn làng
Keo cũ, thôn Dũng Nhuệ có 973 ngƣời, thôn Dũng Nghĩa có 972 ngƣời, thôn Hành
Dũng Nghĩa có 995 ngƣời. Nhƣ vậy, tổng ba thôn thuộc địa bàn làng Keo cũ có 2940
ngƣời.

Về cơ cấu lao động theo ngành hiện nay tại xã Duy Nhất, ngƣời dân trong xã
sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thƣơng mại dịch
vụ... cơ cấu ngành nghề phân chia theo tỉ lệ: Nông nghiệp 63%, công nghiệp 25%, dịch
vụ 10%. Nghành nghề chính của các hộ dân chủ yếu vẫn là nông nghiệp (gồm canh tác
lúa cùng hoa màu và chăn nuôi gia đình). Riêng tại làng Keo, tổng diện tích đất nông

21
nghiệp là 173,7 ha; số hộ trực tiếp sản xuất nông nghiệp đến thời điểm 31/12/2020 là
770 hộ (tính theo hộ thanh toán phƣơng án). Đến thời điểm đầu năm 2021, tại làng
Keo có 5 trang trại và 84 gia trại đang tổ chức chăn nuôi. Đặc biệt làng Keo nổi tiếng
về lúa nếp hoa vàng và rƣợu nấu theo phƣơng thức truyền thống (trong vùng gọi là
“rƣợu làng Keo”).

Cơ sở hạ tầng của xã đã tƣơng đối hoàn thiện với hệ thống các trƣờng học (1
trƣờng mầm non, 1 trƣờng tiểu học, 1 trƣờng trung học cơ sở) đƣợc xây kiên cố, phục
vụ tốt cho hoạt động dạy và học của thầy cô và học sinh trong toàn xã. Xã có một trạm
y tế đƣợc xây dựng khang trang. Bên cạnh đó, là các công trình trụ sở Đảng ủy, Hội
đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bƣu điện,... đã đƣợc hoàn thiện và đi vào hoạt động,
phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Trên địa bàn làng Keo hiện không có
công trình thuộc hệ thống cơ sở hạ tầng trọng điểm của xã Duy Nhất.

Về hệ thống đƣờng giao thông của xã tính đến năm 2020 gồm: đƣờng liên
huyện (đƣờng 463) đi từ thị trấn Vũ Thƣ xuống phía Nam đến chùa Keo, qua Ủy ban
nhân dân xã và sang xã Hồng Phong dài khoảng 4,1km, đƣợc rải nhựa kiên cố; đƣờng
liên thôn và đƣờng trục thôn tƣơng đối đầy đủ, đảm bảo sự liên thông trong các thôn;
đƣờng nội đồng với chiều dài 10km.

Về tôn giáo, theo sách Lịch sử Đảng bộ và nhân dân xã Duy Nhất có ghi: “Đa
số cƣ dân theo đạo Phật, làng nào cũng xây đình, xây chùa; toàn xã có 3 nhà thờ họ lẻ
của đồng bào theo đạo thiên chúa (92 hộ) thuộc xứ đạo Bồng Tiên. Nhà thờ họ giáo
Văn Lâm xây năm 1926, nhà thờ họ Mỹ Đức (Đức Long) xây năm 1918, nhà thờ họ
Hồng Đức (Đức Long) xây năm 1911.” [1, tr.16-17] Trên địa phận làng Keo, không có
nhà thờ công giáo. Tuy vậy, ngƣời dân làng Keo vẫn có giao hôn với các thôn có nhà
thờ.

Theo thầy trụ trì chùa Keo: “Trƣớc năm 2007, chùa Keo có Ban Quản lý di tích
trực thuộc Sở Văn hóa -Thông tin tỉnh Thái Bình, sau đó trực thuộc Bảo tàng Thái
Bình. Năm 2007, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình đã bàn giao chùa Keo về Ủy ban
nhân dân huyện Vũ Thƣ. Huyện đã thành lập Ban Quản lý di tích chùa Keo trực thuộc
Ủy ban nhân dân huyện. Ban quản lý di tích chùa Keo đƣợc thành lập và nhận nhiệm
vụ quản lý, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy tác dụng của di tích.” Cũng từ năm 2007

22
trụ trì chùa Keo là Đại đức Thích Thanh Quang. Từ năm 2017, thầy đồng thời là Phó
ban Quản lý di tích chùa Keo. Hiện nay tại chùa có Hội Tập Phúc bao gồm những tín
đồ đã phát nguyện quy y Tam Bảo, là hội nhóm sinh hoạt dành cho những ngƣời lớn
tuổi. Đến đầu năm 2021, toàn Hội Tập Phúc có 1734 ngƣời. Số ngƣời làng Keo đã quy
y và tham gia hội Tập Phúc là 944 ngƣời, trẻ nhất là 29 tuổi (sinh năm 1992). Bên
cạnh đó, còn có những hội nhóm dành cho thanh thiếu niên có tên “Câu lạc bộ Thanh
thiếu niên Phật tử Tổ đình chùa Keo”. Tuy nhiên, cũng có nhiều ngƣời làng Keo hiện
đã quy y Tam Bảo nhƣng chƣa tham gia sinh hoạt thƣờng kỳ trong với các hội nhóm
kể trên.

1.2 Lịch sử hình thành làng Keo, chùa Keo

Vào thời Lý - Trần, đạo Phật phát triển cực thịnh, một số nhà sƣ đã cùng nhân
dân lập nên những ngôi chùa ở vùng đất mới, trong đó có chùa Nghiêm Quang tại ấp
Giao Thủy (thuộc Nam Định ngày nay). Tên làng Keo là tên nôm có nguồn gốc từ chữ
Giao 膠; chùa Nghiêm Quang tại làng khi ấy cũng đƣợc gọi theo tên nôm là chùa Keo.
Chùa đƣợc xây dựng năm 1061 (tức năm Tân Sửu niên hiệu Chƣơng Thánh Gia
Khánh thứ 3, đời vua Lý Thánh Tông). Năm 1167 (năm Đinh Hợi niên hiệu Chính
Long Bảo Ứng thứ 5), vua Lý Anh Tông ban chiếu đổi tên chùa thành Thần Quang.
Đến năm 1611 (Tân Hợi), gặp trận đại hồng thủy, nƣớc dâng cao, chùa bị trôi
dạt. Dân trong ấp Keo phải di dời tới hai nơi, một chuyển về hữu ngạn sông Hồng
thuộc thôn Hành Cung (nay là Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trƣờng, tỉnh
Nam Định); một chuyển sang tả ngạn sông Hồng, lập nên làng Dũng Nhuệ, sau đổi
thành Hành Dũng Nghĩa.

Sau đó, dân Dũng Nhuệ bên tả ngạn tiến hành một cuộc vận động xây dựng lại
chùa Keo. Dân Hành Cung cũng xây dựng lại chùa Keo trên đất mới của mình bên hữu
ngạn. Cả hai làng đều đặt tên chùa là Keo. Vì vậy, hiện nay có chùa Keo Hành Thiện
(hoặc chùa Keo Nam Định) và chùa Keo Thái Bình. Theo tên Nôm xƣa, Keo chính là
chỉ vùng đất sông nƣớc mênh mông, không gian khoáng đạt, vừa là nơi để cƣ dân giao
thƣơng buôn bán vừa là nơi giao lƣu văn hóa, do đó cƣ dân có thể ở nhiều nơi tụ tập
về. Cũng nhờ đó mà cuộc sống cƣ dân tƣơng đối ổn định khá giả, phát triển năng động.

Sau 19 năm vận động và xây dựng, chùa Keo Thái Bình đã hoàn công năm
1632. Quá trình vận động và xây dựng lại ngôi chùa có vai trò to lớn của Tuấn Thọ

23
hầu Hoàng Nhân Dũng cùng phu nhân Lại Thị Ngọc Lễ. Hoàng Nhân Dũng ở làng Từ
Quán (Nam Định), là quan lớn thời Lê Trịnh. Theo cứ liệu lịch sử trong bia đá ghi lại,
lúc đó đang có cuộc nội chiến Đàng Ngoài với Đàng Trong, nên chúa Trịnh chỉ cấp
cho nhà chùa 100 cây gỗ lim, còn tất cả các vật liệu khác đều do nhân dân trong vùng
đóng góp. Vì vậy, Hoàng Nhân Dũng phải mất 19 năm đi vận động quyên góp. Đến
tháng 7 năm 1630, ông đã mời đƣợc 42 hiệp thợ và khởi công xây dựng chùa trong 18
tháng, đến năm 1632 thì hoàn công. Cũng có tƣ liệu ghi rằng chùa đƣợc xây dựng nhờ
sự vận động của bà Lại Thị Ngọc Lễ (vợ Hoàng Nhân Dũng) và bà Trịnh Thị Ngọc
Trân (là vƣơng phi Đông Cung) làm hội chủ danh dự.

Hiện trên bia đá mang niên đại 1632 (niên hiệu Đức Long) đƣợc đặt trƣớc tòa
Ông Hộ có một phần nội dung ghi lại quá trình xây dựng chùa. Phần cuối bia còn khắc
đủ họ tên, chức vụ của ngƣời vẽ kiểu là ông Nguyễn Văn Trụ (tƣớc Cƣờng Dũng hầu,
chức Kim Ngô Nha Đô Chỉ Huy sứ). Văn bia ghi tên và quê quán của 171 ngƣời công
đức xây chùa. Tổng số của cải cúng vào việc làm chùa đợt này là 122 mẫu ruộng đất, 1
hốt vàng mƣời, 61 lạng bạc, 442 quan tiền. Hàng trăm cây gỗ lim đƣợc chở từ núi rừng
miền Bắc, miền Trung về tận bến sông làng Dũng Nhuệ để tiến cúng [6, tr.39].

Đến nay, chùa Keo đã trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo. Các đợt tu sửa từ năm
1992 đến nay đƣợc thực hiện bằng nguồn vốn của nhà nƣớc (ngân sách của chính phủ
và chính quyền địa phƣơng các cấp), và sự đóng góp của nhân dân. Cụ thể nhƣ sau:
- Năm 1992: tu sửa chùa phật, tòa giá roi, kè hồ mặt trƣớc chùa (hồ Nam).
- Năm 1999 tu sửa tam quan nội.
- Năm 2000 tu sửa khu thờ thánh.
- Năm 2001 tu sửa tam quan ngoại.
- Năm 2003-2004 tu sửa hai dãy hành lang đông tây.
- Năm 2004-2005 tu sửa gác chuông.
- Năm 2005-2006 làm mới nhà tăng, nhà khách (nằm ngoài khu vực nội tự,
khu đất phía sau gác chuông).
- Năm 2006-2007 kè đá bờ hồ và nạo vét hai hồ phía Đông và phía Tây, xây
nhà ban quản lý di tích và sửa chữa vƣờn dậu.

Nhìn chung, công việc trùng tu tôn tạo chùa Keo đƣợc thực hiện thƣờng xuyên
từ sau Đổi Mới đến nay. Chùa Keo vẫn lƣu giữ đƣợc những nét kiến trúc và phong

24
cách nghệ thuật thời Hậu Lê trong bối cảnh trùng tu tôn tạo thƣờng xuyên và có trách
nhiệm đó.

1.3 Tổng quan về hệ thống nghi lễ Phật giáo của chùa Keo

Các nghi lễ Phật giáo đƣợc phân loại thành ba mảng: nghi lễ theo vòng xoay
thời gian, nghi lễ theo vòng đời ngƣời, Nghi lễ độc đáo của chùa Keo, làng Keo.

Nghi lễ Phật giáo theo vòng xoay thời gian đƣợc liệt kê dƣới đây bao gồm các
nghi lễ trong vòng một năm và đƣợc lặp lại trong các năm. Các vùng làm nông nghiệp,
thời gian tổ chức các nghi lễ theo vòng xoay thời gian sẽ có sự phối hợp với nông lịch
và nhịp sinh hoạt cộng đồng địa phƣơng. Tại làng Keo cũng vậy. Ví dụ, tại làng Keo
không có lễ cơm mới. Còn trong lễ hội Xuân chùa Keo có trò chơi truyền thống thổi
cơm thi. Đội đạt giải nhất của trò chơi này sẽ đƣợc thực hiện nghi lễ dâng Phật, dâng
Thánh. Có thể, đây chính là một hình thức khác của lễ cơm mới tại làng Keo.

Trong các xã hội xƣa, quá trình mang thai, sinh nở là điều thiêng liêng và khó
khăn. Cùng với nó là quá trình trƣởng thành, về già, chết đi gắn với bao biến động đời
sống cũng trở thành nỗi lo âu và sợ hãi khó có thể lý giải. Vì vậy, nhu cầu thực hành
nghi lễ trở thành một phƣơng pháp vừa giúp con ngƣời giải tỏa những vấn đề khó khăn
vừa tạo sự cân bằng trong mỗi giai đoạn gắn liền với vòng đời con ngƣời. Từ đó nghi
lễ vòng đời ngƣời xuất hiện. Cùng với thời gian, những nghi lễ ấy đƣợc duy trì, phát
triển và hoàn thiện. Có khi, chúng lại đƣợc bổ sung những nghi lễ mới cho phù hợp
với hiện tƣợng của xã hội mà con ngƣời sinh sống. Định nghĩa nghi lễ vòng đời ngƣời,
Ngô Đức Thịnh viết: “Là những nghi lễ liên quan đến cá nhân từ khi sinh ra đến khi
chết.”
[30, tr. 23]. Theo cuốn sách Nghi lễ vòng đời người của nhóm Lê Trung Vũ, nghi lễ
vòng đời sẽ bao gồm: nghi lễ với cuộc sống phôi thai, từ hài nhi đến tuổi đi học, hôn
lễ, lên lão, tiễn đƣa - tang lễ [39]. Hiểu chi tiết hơn, nghi lễ vòng đời là những nghi lễ
liên quan đến vòng đời ngƣời bao gồm từ khi sinh ra, trƣởng thành, lên lão và chết đi.

Các Nghi lễ độc đáo của chùa Keo, làng Keo đƣợc đề cập đến bao gồm lễ hội
Xuân, lễ giỗ Đức Ông Hoàng Nhân Dũng (hội đền Hồng Giao - hội làng Keo), lễ giỗ
đức thánh Dƣơng Không Lộ, lễ hội Thu. Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi chỉ
tập trung vào các nghi thức trọng tâm làm nên sự độc đáo, riêng có của nghi lễ tại làng

25
Keo, cụ thể nhƣ sau. Lễ hội Xuân trọng tâm là nghi thức mở cửa đền Thánh và hội thi
thổi cơm. Đây vừa là lễ hội nông nghiệp vừa có tính chất là hội thi tài. Lễ giỗ Đức Ông
Hoàng Nhân Dũng độc đáo bởi có nghi thức đánh cá, rƣớc cá dâng Đức Ông. Nghi
thức làm bánh bìa, bánh dày dâng Thánh Tổ là nghi thức đặc biệt trong ngày giỗ
Thánh tại chùa Keo, làng Keo. Lễ hội Thu chùa Keo có nghi thức rƣớc kiệu Thánh rất
độc đáo. Nghi thức này đƣợc ví nhƣ một cuộc diễn xƣớng lịch sử về cuộc đời Dƣơng
Không Lộ thiền sƣ.

Hiện nay, trên website chuakeo.com.vn, cổng thông tin điện tử chính thức của
chùa Keo có thông báo về lịch tổ chức các đại lễ trong năm7. Trong quá trình điền dã
tại địa phƣơng, chúng tôi có sƣu tầm đƣợc lịch tổ chức đại lễ tại chùa Keo năm 2020
đƣợc lên kế hoạch, thông báo và in trên lịch treo tƣờng Xuân Canh Tý năm 2020 nhƣ
dƣới đây.

STT Thời gian Tên đại lễ

1. Ngày 30 tháng Chạp Lễ giao thừa

2. Ngày 1 tháng Giêng Tết nguyên đán - mừng xuân Di Lặc

3. Ngày 4 tháng Giêng Khai hội mùa Xuân

4. Ngày 10 tháng Giêng Lễ chúc thọ Phật tử

5. Ngày 14 tháng Giêng Lễ thƣợng nguyên

6. Ngày 18 - 24 tháng Giêng Pháp hội Dƣợc Sƣ cầu an đầu năm

7. Ngày 19/2 âm lịch Khánh đản Quán Thế Âm Bồ Tát

8. Ngày 20/3 âm lịch Lễ húy nhật giác linh tiền tổ

9. Ngày 01/4 âm lịch Giỗ Đức Ông - thành hoàng làng

7
Theo “Thông bạch chương trình tổ chức hoạt động Phật sự tại chùa Keo”. (Theo
https://chuakeo.com.vn/cac-dai-le-chinh-trong-nam/)

26
10. Ngày 12/4 âm lịch Đại lễ Phật Đản

11. Ngày 30/4 - 1/5/2021 Khóa tu “Gieo hạt thiện tâm” lần thứ VII

12. Ngày 03/6 âm lịch Lễ húy nhật đức Thánh tổ

13. Ngày 27/6 - 03/7/2021 Khóa tu “Sen thanh mùa hạ” lần thứ VI

14. Ngày 10/7 - 11/7/2021 Khóa tu “Búp sen Thần Quang” lần thứ IV

15. Ngày 26/7/2021 Lễ cầu siêu anh hùng liệt sỹ

16. Ngày 14/7 âm lịch Lễ vu lan báo hiếu

17. Ngày 02/9 âm lịch Tuần lâm tiểu tƣởng cố ni sƣ trụ trì chùa Keo

18. Ngày 10 - 20/9 âm lịch Lễ hội mùa Thu chùa Keo

19. Ngày 28/10 âm lịch Lễ húy nhật giác linh tiền tổ

20. Ngày 17/11 âm lịch Khánh đản Đức Phật A Di Đà

21. Ngày 8/12 âm lịch Lễ vía Đức Phật Thích Ca thành đạo

22. Ngày 14/12 âm lịch Lễ tất niên

Bảng 1.1: Lịch tổ chức các đại lễ tại chùa Keo năm Canh Tý (2020)

27
Sau khi tham khảo thông tin của nhà chùa nhƣ trên, kết hợp với kết quả làm nghiên cứu điền dã tại làng Keo, tôi phân loại hệ thống nghi lễ
Phật giáo tại chùa Keo, làng Keo nhƣ sau:

STT Tên nghi lễ Thời gian Địa điểm Ngƣời tham gia Nội dung cơ bản

Nghi lễ theo vòng xoay thời gian

1. Lễ trừ tịch - Ngày 30 tháng Tại chùa và gia - Tăng ni - Lễ cúng


Giao thừa Chạp đình - Nhân dân, Phật tử - Xin lộc đầu năm (tại chùa).

2. Lễ chùa, lễ đình đầu Ngày 2 tháng Tại chùa - Nhân dân, Phật tử - Xin lộc đầu năm, cầu may mắn
năm Giêng bình an cho bản thân và gia đình
3. Hóa vàng gia tiên Khoảng từ mùng Tổ chức tại gia Gia đình có xin sớ và văn - Lễ cúng
3 đến mùng 7 đình khấn tại chùa sau đó tự
tháng Giêng làm
4. Khánh đản Ngọc Ngày 9 tháng Tại phủ Mẫu - Tăng ni - Lễ cúng
Hoàng Giêng trong đình làng - Con nhang
5. Thƣợng Nguyên Ngày 14 tháng Tổ chức tại chùa - Tăng ni - Lễ cúng, cắt sao giải hạn
trai đàn thất châu Giêng - Nhân dân, Phật tử
(đàn cúng Phật dƣợc
sƣ)
6. Tiết thanh minh Khoảng cuối Phần mộ của tổ Các gia đình trong làng - Nghi thức tảo mộ
tháng 2, đầu tiên, dòng họ

28
STT Tên nghi lễ Thời gian Địa điểm Ngƣời tham gia Nội dung cơ bản

tháng 3 âm lịch

7. Lập hạ (Vào hè) Khoảng ngày 5 -6 - Tăng ni - Lễ cúng


tháng 5 dƣơng Lễ tại chùa, đền, - Nhân dân, Phật tử
lịch miếu
8. Lễ Phật Đản Ngày 8-15 tháng Tổ chức tại chùa - Tăng ni - Lễ cúng, nghi thức tắm Phật
4 âm lịch - Nhân dân, Phật tử đản sinh.

9. Tết Đoan ngọ Mùng 5 tháng 5 Tổ chức tại chùa Tăng ni Cúng Phật, thỉnh thánh tổ, tuyên
âm lịch - Nhân dân, Phật tử. sớ cầu an.

10. Nhập hạ, an cƣ kiết Vào ngày 15 Tổ chức tại chùa Tăng ni - Lễ cúng
hạ tháng 5 âm lịch - Phật tử cùng dƣờng trƣờng hạ
hàng năm (Gắn với ý thức ngƣời dân, tôn
trọng đạo Phật, tôn sƣ trọng đạo)
11. Tiết Vu lan Từ ngày 1-15 Tổ chức tại chùa - Tăng ni - Lễ cúng
tháng 7 âm lịch hoặc tại gia đình - Nhân dân, Phật tử - Nghi thức bông hồng cài áo
12. Kết thúc an cƣ Khoảng cuối Tổ chức tại chùa - Tăng ni - Lễ cúng
(mãn hạ - tán hạ - hậu tháng 6 đầu tháng - Nhân dân, Phật tử.
an cƣ) 7 âm lịch

13. Tất niên Ngày 14 tháng Tổ chức tại chùa. - Tăng ni - Lễ cúng

29
STT Tên nghi lễ Thời gian Địa điểm Ngƣời tham gia Nội dung cơ bản

Chạp - Nhân dân, Phật tử

14. Tiễn táo quân Ngày 23 tháng Tổ chức tại gia Gia đình có xin sớ và văn - Lễ cúng
chạp đình khấn tại chùa sau đó tự - Nghi thức thả cá chép
làm

15. Lễ giao thừa – lễ trừ Ngày 30 tháng Tổ chức tại gia Gia đình có xin sớ và văn - Lễ cúng
tịch chạp đình khấn tại chùa sau đó tự
làm
Nghi lễ vòng đời ngƣời
1. Cầu tự Tổ chức tại chùa. - Tăng ni - Lễ cúng
- Gia đình tín chủ
2. Lễ hộ thai Tổ chức tại chùa. - Tăng ni - Lễ cúng
- Gia đình tín chủ
3. Tôn nhang Ngày 3 tháng 3 Tại phủ Mẫu Tăng ni, thủ đền, thanh - Lễ cúng
âm lịch hoặc trong đình làng đồng, con hƣơng
trong tiết tháng 8
âm lịch
4. Bán khoán Tại cửa đền Tăng ni cùng gia đình tín - Lễ cúng

30
STT Tên nghi lễ Thời gian Địa điểm Ngƣời tham gia Nội dung cơ bản

Thánh, chùa Keo chủ, con bán

5. Quy y Tam Bảo Tổ chức tại chùa. Nhà sƣ cùng Phật tử và - Nghi thức quy y Phật, Pháp,
thiện nam tín nữ Phát tâm Tăng và nhận 5 giới cấm của
quy y Phật Tử
6. Hằng thuận Tổ chức tại chùa. Tăng ni, Phật tử (tân lang, . - Thực hiện nghi thức lễ hằng
tân nƣơng, gia đình hai thuận
bên, quan khách,...)
7. Các nghi lễ tang ma Tổ chức tại chùa Tăng ni, Phật tử, gia đình - Lễ tang, cúng thất tuần, cúng
hoặc gia đình tang chủ,... 100 ngày, cúng đoạn tang
Nghi lễ độc đáo riêng có tại chùa Keo, làng Keo

1. Lễ hội Xuân Mùng 4 tháng Tổ chức tại chùa Tăng ni, nhân dân trong Lễ khai chỉ mở cửa đền Thánh;
Giêng làng, Phật tử, du khách nghi thức kéo, lễ Thánh lửa thổi
thập phƣơng cơm dâng lễ Phật
2. Giỗ Đức Ông Hoàng Ngày 1 tháng 4 Tổ chức tại chùa, Tăng ni, nhân dân trong Lễ bắt cá tại hồ chùa Keo và
Nhân Dũng - Hội âm lịch tại đình làng làng, Phật tử, du khách rƣớc cá về đình làng
Đền Hồng Giao thập phƣơng
3. Lễ giỗ đức thánh tổ Ngày 3 tháng 6 Tại chùa Tăng ni, nhân dân trong Nghi thức làm bánh bìa, bánh
âm lịch làng, Phật tử, du khách dày dâng Thánh
thập phƣơng

31
STT Tên nghi lễ Thời gian Địa điểm Ngƣời tham gia Nội dung cơ bản

4. Lễ Vua cha Bát Hải Ngày 20 tháng 8 Phủ Mẫu trong Tăng ni, con nhang Lễ cúng
âm lịch đình làng
5. Lễ hội mùa Thu Ngày 10 - 20 Tại chùa Tăng ni, nhân dân trong Lễ rƣớc kiệu
tháng 9 âm lịch làng, Phật tử, du khách
thập phƣơng

Bảng 1.2: Hệ thống nghi lễ Phật giáo tại chùa Keo, làng Keo

32
Các hoạt động nghi lễ theo bảng liệt kê trên bao gồm các nghi lễ diễn ra tại
chùa Keo, làng Keo. Hiện nay, trên địa bàn làng Keo không có sự hiện diện của nhà
thờ Thiên Chúa giáo, vì vậy các hoạt động tín ngƣỡng tâm linh tại các gia đình trong
làng đều có liên quan đến các nghi lễ của đạo Phật và nhận đƣợc sự trợ duyên của chƣ
tăng chùa Keo. Đồng thời, các hoạt động nghi lễ tại chùa Keo đều có sự tham gia của
nhân dân, Phật tử trong làng. Tuy nhiên, luận văn này sẽ chỉ tập trung tìm hiểu về các
nghi lễ Phật giáo gắn với đời sống dân gian thƣờng nhật của ngƣời làng Keo và các
làng xã xung quanh. Tức là các nghi lễ này phải có sự gắn bó, quan hệ hai chiều với
đời sống của nhân dân địa phƣơng. Trong quá trình điền dã, chúng tôi nhận thấy không
phải nghi lễ Phật giáo nào cũng gắn với đời sống dân gian thƣờng nhật của ngƣời dân
làng Keo. Cụ thể, theo bảng 2 các nghi lễ không gắn với đời sống nhân dân làng Keo
là nghi lễ nhập hạ và kết thúc an cƣ.

1.4 Chùa Keo và làng Keo trong bức tranh chung là đồng bằng Bắc Bộ

Theo nhƣ phân tích tại phần mở đầu, làng Keo hiện nay thuộc tiểu vùng duyên
hải thuộc vùng văn hóa đồng bằng Bắc Bộ. Chi tiết hơn nữa, là thuộc dạng thức văn
hóa ở rẻo cao các cồn cát trong tiểu vùng văn hóa duyên hải. Vì vậy, khu vực làng
Keo Thái Bình cũng sở hữu nhiều đặc trƣng chung cho toàn vùng văn hóa đồng bằng
Bắc Bộ, đồng thời sẽ có những đặc điểm của tiểu vùng văn hóa duyên hải, và hẹp hơn
nữa là dạng thức văn hóa ở rẻo cao các cồn cát. Bàn về đặc trƣng của vùng văn hóa
này, Ngô Đức Thịnh viết: “Tiểu vùng văn hóa duyên hải là phần châu thổ hiện đại, nơi
đang diễn ra quá trình bồi phủ phù sa của các con sông Hồng, sông Thái Bình...” [29,
tr.67] “Dạng văn hóa ở rẻo cồn cát nằm sâu trong nội địa, đất cao ráo, bằng phẳng,
làng mạc phân bố tƣơng đối xít nhau, quần cƣ bám lấy các dải cồn... Nhờ quá trình
thuần hóa từ lâu, nên đất đai phì nhiêu tƣơi tốt rất thích hợp với việc làm nông nghiệp,
trình độ thâm canh cũng khá cao, nhiều cánh đồng đã trở thành cánh đồng lúa cao
sản.” [Sđd :168] Về sinh hoạt tín ngƣỡng tôn giáo: “Trong vùng, Phật giáo và Thiên
chúa giáo là những tôn giáo chính. Hầu nhƣ làng nào cũng có chùa, trong đó có những
ngôi chùa nổi tiếng, nhƣ chùa Cổ Lễ (Nam Ninh) và chùa Keo (Thái Bình và Nam
Định).” [Sđd : 168] Chùa Keo Thái Bình đƣợc Ngô Đức Thịnh giới thiệu là một ngôi
chùa nổi tiếng trong vùng: “Chùa Keo có kiến trúc độc đáo với gác chuông ba tầng,
kiến trúc đồ sộ, nhiều trạm khắc công phu, sinh động; có những bức tƣợng đẹp nhƣ

33
tƣợng Quan Âm, Tuyết Sơn, sƣ Không Lộ. Hội chùa Keo một năm hai lần, có bơi chải
và múa rối nƣớc.” [Sđd :168]

Làng Keo Thái Bình sau cuộc di dân lịch sử, hiện nay vẫn còn lƣu dấu và duy
trì những đặc trƣng văn hóa của vùng duyên hải của tiểu vùng văn hóa Sơn Nam.
Những đặc điểm phân tích dƣới đây sẽ là minh chứng giúp làm rõ làng Keo vừa là
làng có những nét văn hóa đặc sắc riêng song chúng cũng nằm trong hệ thống làng của
toàn thể khu vực Đồng bằng Bắc Bộ.

Làng Keo, chùa Keo tọa lạc tại vị trí rất đặc biệt. Chùa Keo nằm hƣớng Nam -
hƣớng trí tuệ của đạo Phật. Phía trƣớc là ngã ba sông Ninh Cơ và sông Hồng. Toàn bộ
công trình chùa Keo có trục thần đạo nối thẳng với ngã ba sông, đây cũng chính là trục
đối xứng của công trình chùa Keo. Sông Hồng uốn lƣợn, bao quanh ba phía Đông,
Nam và Tây tạo thế Thanh Long, Bạch Hổ. Trục thần đạo này cũng chạy dọc phƣơng
Tý - Ngọ (hƣớng Nam Bắc) chia làng Keo thành hai phía Đông và Tây. Trên trục này
không có bất cứ một công trình nhà cửa nào án ngữ, chỉ là khoảng không bao la với ao
hồ, cánh đồng lúa.

Hiện nay tại làng Keo, cơ cấu tổ chức xã hội nông thôn theo cơ sở huyết thống
(gia đình, dòng họ) vẫn đƣợc duy trì và phát triển rất tốt. Hầu hết các họ trong làng đều
có nhà thờ riêng nhƣ họ Nguyễn Văn (xóm Trần Hƣng Đạo, thôn Hành Dũng Nghĩa),
họ Nguyễn (xóm Lê Lợi, thôn Hành Dũng Nghĩa), họ Trần, họ Vũ,... Các dòng họ quy
định ngày góp giỗ ăn chạp hàng năm để duy trì truyền thống dòng họ. Một số dòng họ
trong làng cũng tổ chức hội khuyến học, vừa là hình thức để động viên tinh thần hiếu
học của dòng họ vừa là cách để giáo dục, kết nối các thế hệ.

Tính cộng đồng của văn hóa làng vùng đồng bằng Bắc Bộ thể hiện trong quan
hệ theo địa bàn cƣ trú (xóm, làng). Những ngƣời sống gần nhau có xu hƣớng liên kết
chặt chẽ với nhau. Cộng đồng xóm, làng bổ sung hữu hiệu và kịp thời cho ngƣời nông
dân trong việc đồng áng, trong đời sống vật chất và tinh thần.

Làng Keo ngày nay vẫn mang nét đặc trƣng trong văn hóa làng của vùng đồng
bằng Bắc Bộ thể hiện qua việc thờ Thành hoàng làng. Đây cũng là một tín ngƣỡng phổ
biến ở làng xã của ngƣời Việt. Bàn về điều này, trong Đại Việt sử ký toàn thƣ có ghi:
“Ngƣời Việt phổ biến nhất, nổi bật nhất là thờ thần ở làng, không làng nào là không có

34
đình, đền, miếu thờ thần”. Bởi thế, “thần Thành Hoàng là biểu tƣợng thiêng liêng nhất
của cả làng, ở mỗi làng, khắp các làng xƣa kia”[38, tr.86,97]. Đối với dân làng,
“Thành hoàng là biểu hiện của lịch sử, phong tục, đạo đức, pháp lệ cùng hi vọng
chung của cả làng, lại cũng là một thứ quyền uy siêu việt, một mối liên lạc vô hình,
khiến cho làng thành một đoàn thể có tổ chức và hệ thống chặt chẽ” [3, tr.248]. Tại
đình làng Keo (đền Hồng Giao) hiện nay vị thành hoàng đƣợc phụng thờ chính là
Quận công Hoàng Nhân Dũng. Hoàng Nhân Dũng (?- 1652) quê Từ Quán (nay là xã
Tân Thịnh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) làm quan triều Lê, phu nhân là Lại Thị
Ngọc Lễ (quê Hà Trung, Thành Hoá). Ông bà có công lao xây dựng chùa Keo. Quyên
góp tiền tài, mua gỗ, lại lo ruộng để trồng lúa làm xôi oản cúng Phật. Hoàng Nhân
Dũng đƣợc nhân dân làng Keo tôn làm thành hoàng làng, phụng thờ tại đình làng.
Theo lời kể của các cụ làng Keo, trƣớc đây làng Keo cũng có một ngôi đình cổ, tuy
nhiên đã bị phá hủy. Sau đó, trên đất đình cũ, một thời gian dài đƣợc sử dụng để làm
trƣờng học. Đến năm 2010 đƣợc sự đồng ý của cơ quan các cấp, trƣờng học đƣợc di
chuyển và xây dựng khang trang hơn tại vùng đất khác, đất đình làng cũ đƣợc trả lại
cho dân làng để khởi công, tái xây dựng đình làng. Nhờ vào nguồn vốn xã hội hóa, sự
góp công, góp sức của nhân dân làng Keo, đến nay cụm công trình đình làng Keo bao
gồm 7 gian tiền đình; đền thờ chính thờ Thành hoàng làng - Quận công Hoàng Nhân
Dũng; cung văn; cung võ; nhà Mẫu; gác chuông; đền thờ Bác Hồ, đại tƣớng Võ
Nguyên Giáp, bà mẹ Việt Nam anh hùng và các anh hùng liệt sỹ. Đặc biệt, gác chuông
tại đình làng Keo đƣợc mô phỏng theo gác chuông chùa Keo, là hai tầng và hoàn toàn
bằng chất liệu gỗ tự nhiên. Làng Keo tổ chức hội làng vào ngày giỗ Thành hoàng
(ngày 1 tháng 4 âm lịch hàng năm), ngƣời làng ở khắp nơi trên mọi miền đất nƣớc đều
bố trí thời gian về tham dự lễ.

35
Ảnh 1.1: Bản đồ xã Duy Nhất, huyện Vũ Thƣ, tỉnh Thái Bình
(Ảnh chụp từ google maps, chụp ngày 17/03/2021)

Ảnh 1.2: Chùa Keo nhìn từ trên cao, ảnh chụp năm 2020
(Nguồn ảnh: Ninh Thanh8)

8
Theo: Ninh Thanh, 2020, Độc đáo kiến trúc chùa Keo Thái Bình
(http://thaibinhtv.vn/news/20/52047/doc-dao-kien-truc-chua-keo-thai-binh)

36
Ảnh 1.3: Toàn cảnh chùa Keo nhìn từ trên cao, ảnh chụp năm 2020

(Nguồn ảnh: Ninh Thanh9)

9
Theo: Ninh Thanh, 2020, Độc đáo kiến trúc chùa Keo Thái Bình
(http://thaibinhtv.vn/news/20/52047/doc-dao-kien-truc-chua-keo-thai-binh)

37
Tiểu kết

Nhƣ vậy, qua phần trình bày ở trên, nội dung chƣơng 1 đƣợc tổng kết với các
nội dung nhƣ sau. Thứ nhất, chùa Keo ở Thái Bình trải qua lịch sử gần 400 năm, sau
nhiều lần trùng tu, tôn tạo vẫn giữ đƣợc giá trị kiến trúc độc đáo. Cùng với đình làng
Keo (đền Hồng Giao), chùa Keo là cơ sở tôn giáo tín ngƣỡng mang tính trung tâm của
ngƣời dân làng Keo và các làng xã ở xung quanh. Thứ hai, hệ thống nghi lễ Phật giáo
tại làng Keo đa dạng, gồm ba mảng lớn sau: nghi lễ theo vòng xoay thời gian, nghi lễ
theo vòng đời ngƣời, nghi lễ độc đáo riêng có tại làng Keo - chùa Keo. Tuy nhiên,
không phải tất cả các nghi lễ này đều có ảnh hƣởng đến đời sống thƣờng nhật của nhân
dân địa phƣơng (nghi lễ nhập hạ, tán hạ,...). Thứ ba, làng Keo thuộc tiểu vùng duyên
hải thuộc vùng văn hóa đồng bằng Bắc Bộ. Chùa Keo với kiến trúc đặc sắc, hệ thống
nghi lễ Phật giáo và các đặc trƣng trong văn hóa làng (tính cộng động và tính dung
hợp) đã cho thấy vị trí độc đáo của chùa Keo và làng Keo trong bức tranh chung là
đồng bằng Bắc Bộ.

38
CHƢƠNG 2: HỆ THỐNG NGHI LỄ PHẬT GIÁO CỦA CHÙA KEO
GẮN VỚI ĐỜI SỐNG DÂN GIAN THƢỜNG NHẬT
CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƢƠNG

Hệ thống các nghi lễ Phật giáo của chùa Keo gắn với đời sống dân gian thƣờng
nhật của cộng đồng địa phƣơng, nhƣ đã tóm tắt giới thiệu trong Bảng 2 ở Chƣơng 1,
gồm ba mảng lớn: nghi lễ theo vòng xoay thời gian; nghi lễ vòng đời ngƣời; nghi lễ
độc đáo của chùa Keo, làng Keo.

Các hoạt động tín ngƣỡng tại các gia đình ở làng đều có liên quan đến nghi lễ Phật
giáo và nhận đƣợc sự trợ duyên10 của chƣ tăng chùa Keo. Các nghi lễ Phật giáo diễn
ra tại chùa Keo đều đƣợc thực hiện theo hƣớng dẫn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam
đặc biệt là hệ thống các nghi lễ mang tính lặp lại (nghi lễ theo vòng xoay thời gian).
Bởi vậy, hệ thống nghi lễ theo vòng xoay thời gian tại làng Keo, chùa Keo cơ bản
tƣơng đồng về thời gian, cách thức tổ chức và ý nghĩa với các chùa khác trong Giáo
hội. Riêng nghi lễ theo vòng đời ngƣời, có nhiều nghi lễ đƣợc tổ chức theo nhu cầu,
nguyện vọng của Phật tử và nhân dân sở tại. Các nghi lễ độc đáo của chùa Keo, làng
Keo là những nghi lễ phản ánh rõ nét nhất văn hóa riêng của khu vực.

2.1 Nghi lễ theo vòng xoay thời gian

2.1.1 Lễ chùa, lễ đình đầu năm

Thông thƣờng, ngày mùng 2 tháng Giêng là ngày đặc biệt để nhân dân làng Keo
dành thời gian tới đình và chùa. Mỗi ngƣời đi lễ với những mục đích khác nhau, nhƣng
đều có mong muốn nƣơng nhờ vào Đức Phật, Thánh thần, Thành Hoàng làng để cầu
tài, cầu lộc, cầu duyên, cầu bình an, sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Đại đức Thích Thanh Quang - trụ trì chùa Keo - cho biết: “Lễ chùa đầu năm là
một nét văn hóa đẹp của ngƣời Việt Nam. Riêng với nhân dân làng Keo, không rõ từ
khi nào nhƣng ngày mùng 2 tháng Giêng là ngày ngƣời dân trong làng dành để đi lễ
chùa, lễ đình đầu năm để cầu an” (ghi chép của tác giả luận văn trong dịp lễ chùa đầu
năm 2021).

10
Trợ duyên: cách nói khác của từ hỗ trợ, giúp đỡ trong đạo Phật.

39
2.1.2 Hóa vàng gia tiên

Theo truyền thống, khi tiệc xuân đã mãn, con cháu lại soạn lễ để cúng tiễn đƣa
tổ tiên trở về âm cảnh. Đây còn gọi là “lễ hóa vàng”. Thông thƣờng nghi lễ này thƣờng
đƣợc tổ chức vào khoảng mùng 3 đến mùng 7 tháng Giêng.

Theo nhóm tác giả Lê Trung Vũ, “Lễ Hóa vàng là lễ cúng đƣa ông bà, còn gọi
là cúng tiễn ông vãi. Có gia đình cúng ngày mồng 3, có khi mồng 4. Họ làm mâm cơm
cúng gia tiên, rồi đem bao nhiêu vàng mã đã cúng trong 3 ngày tết ra hóa. Những vàng
mã dành cho ngƣời mới mất trong năm qua thì đƣợc hóa riêng. Khi hóa vàng xong thì
ngƣời ta vẩy vào mấy giọt rƣợu cúng trên bàn vì tục cho rằng có làm nhƣ thế mới
thiêng, ở cõi âm các cụ mới nhận đƣợc và vàng mã đó mới tiêu đƣợc ở âm phủ. Hai
cây mía cũng đƣợc đem hơ trên đống tàn vàng. Hai cây gậy các cụ theo tín ngƣỡng
đƣợc coi là đòn gánh gánh vàng về cõi âm và là vũ khí chống lại bọn quỷ sứ muốn
cƣớp vàng đi. Trong bữa cơm hóa vàng, con cháu tề tựu đày đủ, thân mật và sau đó
chia tay, chấm dứt mấy ngày Tết.” [39, tr.175,176].

Các gia đình tại làng Keo, tùy vào điều kiện hoàn cảnh mà tổ chức nghi thức
hóa vàng gia tiên. Có gia đình lựa chọn hình thức cỗ mặn, mời anh em trong gia đình
đến cùng làm lễ và thụ lộc. Có những gia đình chỉ làm lễ nghi đơn giản. Khi thực hiện
lễ hóa vàng, các gia đình sử dụng sớ và văn khấn xin tại chùa.

2.1.3 Khánh đản Ngọc Hoàng

Theo Nguyễn Đức Quỳnh, trong truyền thuyết, Hoàng hậu nƣớc Quang Đại
Nghiêm Diệu Lạc nằm mộng thấy Thái Thƣợng Lão Quân đến trao cho một đứa trẻ.
Sau đó, bà mang thai và sinh ra một vƣơng tử - đó chính là Ngọc Hoàng Thƣợng Đế.
Sau khi chứng kiến nhiều nỗi khổ của dân gian, vƣơng tử quyết tâm bỏ lại ngôi vua lên
núi học đạo. Trải qua 3200 kiếp tu hành, Ngài đạt đƣợc kim thân gọi là Thanh Tịnh
Giác Vƣơng Nhƣ Lai. Theo quan niệm của tín ngƣỡng dân gian thì Ngọc Hoàng
Thƣợng Đế là hiện thân nam và Phật Mẫu Hoàng Thiên là hiện thân nữ của đấng tối
cao, đƣợc nhân dân khắp nơi tôn kính. Để vũ trụ, vạn vật sinh sôi phát triển thì phải có
sự hiện thân, kết hợp của cả hai Ngài. Vì vậy, với mỗi ngƣời Việt Nam, Ngọc Hoàng
Thƣợng Đế luôn đƣợc thờ phụng, cúng tế hết sức chu đáo và trọng thể. Cha ông ta đã

40
lấy ngày 9 tháng Giêng hàng năm là ngày khánh đản của Ngọc Hoàng Thƣợng Đế
[57].

Tại phủ Mẫu trong đình làng Keo, không có tƣợng thờ Ngọc Hoàng, Nam Tào
và Bắc Đẩu (xem ảnh 2.1). Tuy nhiên, ngày 9 tháng Giêng, nơi đây vẫn tổ chức lễ
Khánh đản Ngọc Hoàng. Lễ cúng đƣợc tổ chức vào giờ Tý (23 giờ đêm đến 1 giờ sáng
ngày hôm sau). Nghi lễ đƣợc tổ chức trang nghiêm, có sự tham gia của chƣ tăng, nhân
dân trong làng. Phẩm vật dâng cúng trong ngày lễ này bao gồm: hƣơng, đăng, hoa, trà,
quả và thực. Ngƣời chủ trì lễ cúng là chƣ tăng chùa Keo. Mọi ngƣời tham gia nghi lễ
với mong muốn cầu xin Ngọc Hoàng ban phúc vào năm mới.

Ảnh 2.1. Phủ Mẫu tại đình làng Keo, năm 2021
(Nguồn ảnh: Tác giả luận văn)

2.1.4 Thượng Nguyên trai đàn thất châu (đàn cúng Phật Dược Sư)

Lễ Thƣợng Nguyên là Tết Nguyên Tiêu vào rằm tháng Giêng. Dân gian có câu
“Lễ Phật quanh năm không bằng rằm tháng Giêng” hay “Giỗ tết cả năm không bằng
rằm tháng giêng”. Dù trong kinh điển Phật giáo không nhắc riêng về ngày này, nhƣng
với đại đa số nhân dân làng Keo, đây là dịp để lên chùa lễ Phật, ƣớc nguyện điều lành.

41
Đây cũng là khoảng thời gian chùa Keo khai đàn pháp hội Dƣợc Sƣ (thời gian
tổ chức khoảng 1 tuần, bắt đầu từ mùng 7 tháng Giêng) để dân làng về chùa tụng kinh
và dâng sớ cầu an. Đặc biệt, nhà chùa còn làm sớ dâng sao giải hạn.

Theo Thích Lệ Trang11, Dƣợc Sƣ Phật tên đầy đủ là Dƣợc Sƣ Lƣu Ly Quang
Vƣơng Nhƣ Lai. Lƣu Ly chính là một loại ngọc quý giá có màu xanh vô cùng trong
suốt, còn Quang nghĩa là ánh sáng. Vậy danh hiệu Dƣợc Sƣ Lƣu Ly Quang có nghĩa là
thầy thuốc chữa bệnh, ánh sáng nhƣ ngọc lƣu ly. Ngài là giáo chủ thế giới Tịnh lƣu ly
ở phƣơng Đông. Theo kinh Dược Sư Như Lai Bản Nguyện Công Đức, nhờ trong khi tu
hành Bồ tát đạo phát mƣời hai đại nguyện giải trừ hết các bệnh khổ cho chúng sinh,
khiến họ đầy đủ căn lành và hƣớng về giải thoát nên khi thành Phật, Ngài trụ ở thế giới
Tịnh lƣu ly, trang nghiêm nhƣ thế giới cực lạc. Vì vậy, nhiều ngƣời cho rằng Ngài phù
hộ thân thể khỏe mạnh, bảo vệ bình an và diệt trừ bệnh ách. Đức Phật Dƣợc Sƣ dùng
trí tuệ và đức hạnh của mình để cứu độ chúng sinh thoát khỏi tham, sân, si. Trừ đƣợc
ba nghiệp đó thì con ngƣời sẽ tiêu tan tâm bệnh, kéo dài tuổi thọ, đạt đƣợc trí tuệ và
đến gần hơn con đƣờng giác ngộ giải thoát [55]. Vì thế, dịp đầu năm nhiều chùa Việt
Nam trong đó có chùa Keo sẽ lập đàn tụng kinh Dƣợc Sƣ để cầu quốc thái dân an,
chúng sinh an lạc. Vào dịp này, nhân dân làng Keo tới chùa rất đông. Ngày ngày họ
lên chùa tụng kinh Dược Sư cầu an cho đến khi kết thúc trai đàn.

Trong thời gian này, những gia đình muốn dâng sao giải hạn sẽ đăng ký để thực
hiện nghi lễ. Theo quan niệm của một bộ phận ngƣời phƣơng Đông, mỗi ngƣời sinh ra
đều có một ngôi sao chiếu mệnh. Có tất cả 24 ngôi sao quy tụ thành 9 chòm: La Hầu,
Thổ Tú, Thủy Diệu, Thái Bạch, Thái Dƣơng, Vân Hớn, Kế Đô, Thái Âm, Mộc Đức.
Trong 9 ngôi sao này, có sao tốt đem lại tài lộc, may mắn, nhƣng cũng có sao xấu đem
lại những điều không may, ốm đau, bệnh tật, nặng nhất là “Nam La hầu, nữ Kế đô”.

11
Thƣợng tọa Thích Lệ Trang: Thế danh Lê Văn Giỏi - Sinh năm 1958 - Hạ lạp 43 tuổi (1977). Trú trì
chùa Huê Nghiêm, chùa Bình Khánh, quận 2, thành phố Hồ Chí Minh. Hiện là Phó ban Nghi lễ Trung
ƣơng - Phó Ban trị sự kiêm Trƣởng ban Nghi lễ Thành phố Hồ Chí Minh.

42
Tại chùa Keo, với những gia đình có thành viên năm đó mang sao chiếu mệnh xấu có
thể thực hiện nghi thức cắt sao với mong muốn giảm nhẹ vận hạn. Hình thức cắt sao
đƣợc thực hiện tƣợng trƣng bằng 36 đồng xu, mỗi đồng có 2 mặt âm, dƣơng. Ngƣời
thực hiện nghi lễ cắt sao sẽ để 36 đồng xu trên chiếc mẹt, theo hƣớng dẫn của thầy chủ
lễ và theo bài cúng nhƣơng tinh, ngƣời cắt sao sẽ tung 36 đồng xu lần lƣợt, mỗi lần
tung xu sẽ dùng dao để cắt (xem ảnh 2.2). Sau khi cắt hết 36 đồng xu, ngƣời cắt sao sẽ
sảy 36 đồng xu sao cho chúng không rơi ra ngoài. Điều này tƣợng trƣng cho sự xua
đuổi vận hạn của chòm sao đó. Nghi thức này tại chùa Keo đƣợc tổ chức hàng năm.
Nghi thức cúng sao giải hạn trong Lễ Thƣợng Nguyên đƣợc thực hiện tại chùa đƣợc
các thầy chùa lo liệu từ lễ vật, viết sớ đến hành lễ... Các gia đình chỉ viết tên tuổi từng
thành viên trong gia đình rồi nộp một khoản tiền nhất định để nhà chùa sắm lễ và tiến
hành các nghi lễ.

Ảnh 2.2. Một buổi trong pháp hội Dƣợc Sƣ và nghi thức cắt sao tại chùa Keo,
năm 2020.

(Nguồn ảnh: Tác giả luận văn)

43
2.1.5 Tiết thanh minh

Theo Cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh, một năm có 24 tiết khí. Tiết khí là
24 điểm đặc biệt trên quỹ đạo Trái Đất xung quanh mặt trời, mỗi điểm cách nhau 150.
Tiết Thanh Minh là tiết thứ 5 [43]. Tiết Thanh Minh không có ngày cố định mà diễn ra
vào khoảng cuối tháng 2 và đầu tháng 3 âm lịch.

Theo nghĩa Hán Việt, “thanh minh” nghĩa là trong sáng. Nhìn chung, khi bắt
đầu tiết Thanh Minh bầu trời sẽ trở nên quang đãng.

Trong ngày này, ngƣời Việt Nam có nhiều phong tục nhƣ: tảo mộ; ăn đồ nguội
hay tiết kiệm thức ăn (làm bánh trôi, bánh chay); đạp thanh (du xuân); trồng cây.

Theo quan niệm dân gian địa phƣơng, tục tảo mộ trong tiết Thanh Minh là dịp
để con cháu hƣớng về ông bà, tổ tiên. Trong ngày này, khu nghĩa trang làng Keo luôn
đông đúc và nhộn nhịp. Các gia đình trong làng với nhiều thế hệ sẽ trở về mộ phần của
gia đình, dòng họ để chỉnh sửa, dọn dẹp các ngôi mộ của tổ tiên cho sạch sẽ, nghiêm
trang. Ngƣời ta mang theo xẻng, cuốc để đắp lại nấm mồ cho đầy đặn, loại bỏ cỏ dại
và những cây hoang mọc trùm lên mộ, tránh để các loài động vật hoang dã nhƣ rắn,
chuột, mối đào hang tại mộ. Sau đó, ngƣời tảo mộ sẽ dâng hoa, thắp hƣơng, đốt vàng
mã ngay tại phần mộ cho những ngƣời đã khuất. Đối với những gia đình Phật tử họ sẽ
tới chùa để nhờ làm sớ dùng cho việc lễ ngoài mộ. Đặc biệt, họ không chỉ thắp hƣơng
cho những phần mộ của gia đình mà còn thắp hƣơng cho những ngôi mộ lân cận và cả
những ngôi mộ vô chủ.

2.1.6 Lập hạ (Vào hè)

Lập hạ là 1 trong 24 tiết khí trong năm. Thông thƣờng, bắt đầu vào khoảng
ngày 5 hoặc ngày 6 tháng 5 dƣơng lịch.

Khi bƣớc sang tiết Lập hạ thời tiết bắt đầu oi bức, và có hiện tƣợng ngày dài
hơn đêm. Cùng với sự thay đổi của nhiệt độ, ánh sáng thì những cơn mƣa với lƣu
lƣợng lớn sẽ thƣờng xuất hiện.

Tại làng Keo, lễ lập hạ đƣợc tổ chức tại chùa Keo, tại đình Keo và tại các miếu
trong các xóm. Ngƣời dân sẽ lập danh sách gồm tên, tuổi, địa chỉ để làm sớ lập hạ. Nội
dung của sớ lập hạ bao gồm ba phần chính: phần 1, ca ngợi Phật; phần 2, lời phát

44
nguyện, hồi hƣớng cho quốc gia đất nƣớc con ngƣời muôn nơi; phần 3, lời cầu nguyện
cho chủ sớ. Đồng thời, phẩm vật trong khóa cúng này sẽ là xôi chè và cơm đƣợc nấu
từ gạo mới trong vụ đông xuân. Ngƣời dân sắm sửa phẩm vật và theo lễ với niềm tin
có thể nƣơng nhờ vào Phật, Thánh và các quan thần linh bản xứ để có thể đón một
mùa hạ may mắn.

2.1.7 Lễ Phật Đản

Theo Thanh Tâm, Lễ Phật Đản là ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chào đời tại
khu vƣờn Lâm Tỳ Ni, ở xứ Ca Tỳ La Vệ thuộc miền bắc Ấn Độ ngày nay. Lễ Phật
Đản tiếng Pali gọi là Vesak, tiếng Phạn là Vaisakha. Theo truyền thống Phật giáo Bắc
tông, ngày này chỉ là ngày kỷ niệm ngày sinh của đức Phật Thích Ca. Tuy nhiên, theo
Phật giáo Nam truyền và Phật giáo Tây Tạng thì ngày này là ngày Tam hiệp (Phật
Đản, Phật thành đạo và Phật nhập Niết bàn). Ngày Tam hiệp đƣợc kỷ niệm vào các
ngày khác nhau, tùy theo quốc gia. Tại các nƣớc Đông Á, lễ thƣờng đƣợc tổ chức vào
ngày 8 tháng 4 âm lịch. Tại Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiênđƣợc tổ chức năm
1950, 26 nƣớc thành viên thống nhất lấy ngày Phật Đản quốc tế là ngày rằm tháng tƣ
âm lịch hàng năm. Từ năm 1999, ngày lễ Phật Đản 15/4 (âm lịch) đã đƣợc Liên Hiệp
Quốc công nhận là ngày lễ hội văn hóa tâm linh thế giới [53].

Nhƣ vậy, ngày nay, lễ Phật Đản chính đƣợc tổ chức vào ngày 15/4 (âm lịch),
tuy nhiên Giáo hội các tỉnh thành, các chùa, các tịnh xá,... tùy điều kiện hoàn cảnh mà
bắt đầu tổ chức các hoạt động mừng lễ Phật Đản hay tổ chức lễ Phật Đản bắt đầu từ
1/4 (âm lịch). Hàng năm, chùa Keo Thái Bình thƣờng tổ chức các hoạt động mừng lễ
Phật Đản và chƣơng trình Phật Đản bắt đầu từ 1/4 (âm lịch).

Có nhiều cách thức tổ chức để kỷ niệm ngày Phật Đản. Vào dịp này Phật tử
thƣờng vinh danh Tam Bảo thông qua các hình thức nhƣ dâng cúng, tặng hoa, đến
nghe thuyết giảng, ăn chay, làm việc từ thiện,... Nhiều chùa còn dựng lễ đài để tổ chức
chƣơng trình văn nghệ, diễu hành xe hoa, thả đèn hoa đăng, thuyết giảng về Phật pháp,
nghi thức tắm Phật...

Hàng năm, chùa Keo tổ chức lễ Phật Đản với các hoạt động nhƣ: Câu lạc bộ
Thanh thiếu niên Phật tử đạp xe diễu hành, chƣơng trình văn nghệ chào mừng, cuộc thi
ảnh, nghi thức dâng hƣơng, tụng Kinh, thắp đèn hoa đăng... Nhà chùa tổ chức lễ Phật

45
Đản với các nghi thức trọng tâm: Tuyên đọc thông điệp Phật Đản của Đức Pháp chủ
Giáo hội Phật giáo Việt Nam; tuyên đọc diễn văn kính mừng Phật Đản của Hòa
thƣợng chủ tịch Hội đồng trị sự trung ƣơng Giáo hội Phật giáo Việt Nam và nghi thức
tắm Phật.

Lễ tắm Phật bắt nguồn từ sự tích khi Phật Đản sinh, trên trời có chín vị rồng tới
phun hai dòng nƣớc nóng và lạnh tắm rửa cho Ngài. Cùng lúc ấy, chƣ thiên tung hoa
trời, nổi nhạc trời chúc mừng Thái tử.

Vào dịp này, tại chùa Keo sẽ tôn trí một tƣợng Phật Đản sinh, sau các nghi thức
khác trong lễ Phật Đản, mỗi ngƣời sẽ lấy nƣớc (thƣờng là nƣớc thơm) rƣới lên tƣợng
Phật nhƣ là một hành động biểu trƣng cho sự tẩy trừ sự ô nhiễm nơi thân mình (xem
ảnh 2.3). Theo quan niệm của nhân dân địa phƣơng, nƣớc thơm sau khi tắm Phật là
nƣớc thiêng, vì vậy sau khi nghi lễ tắm Phật kết thúc mọi ngƣời thƣờng dùng nƣớc này
để rửa mặt hoặc uống nhằm cầu may mắn hoặc giải trừ bệnh tật.

Trong năm 2020, trƣớc diễn biến của đại dịch Covid-19, lễ Phật Đản đƣợc tổ
chức vào ngày 15/4 (âm lịch nhuận) với quy mô nhỏ hơn mọi năm. Năm 2021, chùa
Keo đóng cửa trong mùa Phật Đản để thực hiện công tác phòng chống dịch. Thay vào
đó, chùa tổ chức cuộc thi ảnh online “Con mãi bên Phật” trên fanpage chính thức của
chùa.

46
Ảnh 2.3: Nghi thức tắm Phật trong Lễ Phật Đản tại chùa Keo
(Ảnh chụp ngày 06/04/2020. Nguồn ảnh: Ban Thông tin Truyền thông chùa Keo)12

2.1.8 Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ đƣợc tổ chức vào mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm, còn đƣợc
gọi là Tết giết sâu bọ.

Tác giả Lê Trung Vũ trong cuốn Nghi lễ vòng đời người từng dẫn lời Toan
Ánh: “Theo quan niệm của ta xƣa, trong ngƣời, nhất là trong bộ phận tiêu hóa, thƣờng
có sâu bọ. Sâu bọ này trong ngƣời nếu không trừ đi sẽ sinh sản ngày một nhiều và gây
tai hại cho ngƣời, nhƣng giết sâu bọ không phải là chuyện dễ dàng và không phải bất
cứ lúc nào giết chúng cũng đƣợc. Quanh năm chúng ăn sâu trong bụng, duy chỉ có
ngày 5 tháng năm là chúng ngoi lên. Nhân dịp chúng ngoi lên ngƣời ta cần giết
chúng.” [39, tr.185].

Trong cuốn sách này, các tác giả cũng viết: “Ngƣời Việt Nam ngày nay tuy
không làm lễ linh đình trong dịp Tết Đoan Ngọ, hầu nhƣ quên đi nhiều tập tục nhân tết
này nhƣ nhuộm móng chân, móng tay, đeo bùa tai, bùa túi, tắm nƣớc lá mùi, khảo cây
lấy thuốc, hái thuốc,... Song vào ngày này sáng ra ngƣời ta ai cũng ăn một bát rƣợu

12
Ảnh lấy từ facebook Tổ đình chùa Keo ở địa chỉ sau:
https://www.facebook.com/photo/?fbid=978535029230329&set=a.978530689230763

47
nếp, sau đó có thể thêm bát thạch, rồi sau đó suốt ngày ăn các loại trái cây lai rai. Ở
một số nơi còn tổ chức cúng bái nhƣ các ngày Tết khác nhƣng hiếm hơn.” [Sđd : 186]

Tại làng Keo, các phong tục truyền thống trong ngày lễ này không đƣợc chú
trọng. Tại chùa Keo, dịp này có tổ chức lễ nghi lễ cúng cầu an. Các gia đình trong làng
nếu có nhu cầu sẽ đăng ký làm sớ, dâng để cầu nguyện bình an.

2.1.9 Nhập hạ, an cư kiết hạ

Mùa an cƣ kiết hạ bắt đầu từ ngày sinh của Phật Thích Ca (15 tháng 4 âm lịch)
cho đến ngày lễ Vu Lan (15 tháng 7 âm lịch)

Theo tác giả Vũ Lành, an cư là gọi tắt của vũ an cư (雨安居, an cƣ trong mùa
mƣa). Khi mùa mƣa tới, các loài côn trùng thƣờng ra khỏi tổ để đi kiếm ăn. Xuất phát
từ lòng từ bi, để tránh giẫm đạp, giết hại các loại côn trùng, Đức Phật đặt ra ba tháng
an cƣ để tránh sát hại chúng. Đồng thời, đây cũng là thời gian tăng ni tập trung thỉnh
những vị đạo cao đức trọng dạy bảo tu hành. [50]

Ngày nay, để phù hợp với tình hình chung, lịch an cƣ kiết hạ sẽ đƣợc Giáo hội
của từng tỉnh quyết định. Tại Thái Bình, thƣờng sẽ bắt đầu từ ngày 15 tháng 5 âm lịch
và kết thúc vào 15 tháng 8 âm lịch.

Hoạt động an cƣ kiết hạ là dành riêng cho các nhà sƣ. Tuy nhiên, xuất phát từ
tấm lòng mến mộ đạo Phật, truyền thống tôn sƣ trọng đạo, nhân dânlàng Keo sẽ tổ
chức hoạt động cúng dƣờng trƣờng hạ trong mùa an cƣ. Trong ngày cúng dƣờng, nhân
dân và Phật tử cũng sẽ nhận đƣợc sự giáo huấn của chƣ tôn đức tăng ni. Đó là kim chỉ
nam, là hành trang trên bƣớc đƣờng tu học của ngƣời Phật tử tại gia. Khi chƣ tăng
chùa Keo nhập hạ, các công việc trong chùa đƣợc giao lại cho Hội Tập Phúc quán
xuyến.

2.1.10 Tiết Vu lan

Theo Thích Thiện Hạnh, lễ Vu Lan xuất phát từ sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên
cứu mẹ. Mục Kiền Liên là đồ đệ của Phật, muốn cứu mẹ khỏi ngạ quỷ vì ác nghiệp của
những kiếp trƣớc nhƣng không thể dùng pháp lực để hoá giải, chỉ còn cách nhờ sự hợp
lực của chƣ tăng khắp mƣời phƣơng mới thành công. Vào ngày rằm tháng 7, nhân lúc
chƣ tăng mãn hạ (sau 3 tháng an cƣ kiết hạ) thì sửa lễ đặt vào trong chiếc chậu để dâng

48
cúng và thành khẩn cầu nguyện mới có thể cứu rỗi vong nhân khỏi địa ngục tăm tối.
Mục Kiền Liên thành tâm làm theo lời Phật dạy nên đã cứu đƣợc mẹ và đã giải thoát
đƣợc các vong hồn bị giam cầm. Từ đó, lễ Vu Lan ra đời có ý nghĩa tƣởng nhớ, báo
đáp công ơn sinh thành, giáo dƣỡng của cha mẹ, tổ tiên. [46].

Theo Nguyễn Thu Hoài, ngày xá tội vong nhân theo phong tục của một số nƣớc
Á Đông là ngày mở cửa địa ngục ân xá cho các vong linh không nơi nƣơng tựa. Vì để
các linh hồn lang bạt không quấy nhiễu cuộc sống dƣơng gian, ngƣời ta thƣờng dâng
cúng lễ vật vào ngày rằm tháng 7 cầu mong sự bình yên [49]. Nhƣ vậy, bên cạnh ý
nghĩa "mùa hiếu hạnh", tháng bảy âm lịch còn gọi là tháng "xá tội vong nhân", tức là
thời gian các vong hồn đƣợc tự do.

Ảnh 2.4. Đàn tràng lễ cầu siêu tại chùa Keo, năm 202

(Nguồn ảnh: Ban thông tin truyền thông chùa Keo13)

Tại chùa Keo, mỗi dịp tháng 7 âm lịch, nhà chùa sẽ tổ chức đại lễ cầu siêu. Dân
làng dâng sớ lễ, cùng nhà chùa thiết lập đàn tràng để cúng Phật, thỉnh thánh tổ, tuyên

13
Ảnh lấy từ facebook Tổ đình chùa Keo ở địa chỉ sau:
https://www.facebook.com/photo/?fbid=1309652019451960&set=pcb.1309665372783958

49
sớ cầu siêu cửu huyền thất tổ (xem ảnh 2.4). Khoá lễ cầu siêu có ý nghĩa về mặt tâm
lý, nhân lên tình yêu thƣơng của con cái đối với cha mẹ, lòng biết ơn đối với ông bà tổ
tiên.

Chùa cũng tổ chức lễ hội hoa đăng, nghi thức cài hoa hồng,... vào dịp này.
Nghi thức bông hồng cài áo trong ngày lễ Vu Lan do thiền sƣ Thích Nhất Hạnh
đƣa vào sau này. Năm 1962, thiền sƣ xuất bản tùy bút "Bông hồng cài áo", nói về việc
ngài đƣợc một sinh viên Nhật cài bông hoa cẩm chƣớng màu trắng vào khuy áo tràng
trong ngày mẹ của phƣơng Tây. Thiền sƣ mất mẹ nên đƣợc cài hoa cẩm chƣớng màu
trắng. Thiền sƣ Thích Nhất Hạnh thấy việc cài hoa trên ngực áo để tƣởng nhớ mẹ
mang ý nghĩa rất hay nên đã áp dụng nghi thức bông hồng cài áo vào lễ Vu Lan. Sau
đó, nhiều chùa ở Việt Nam tổ chức nghi thức này cho Phật tử [12].

Đến nay, nghi thức bông hồng cài áo đã trở thành truyền thống tốt đẹp của Phật
tử Việt Nam nói chung và nhân dân tại làng Keo nói riêng. Đặc biệt, có những năm để
lan tỏa ý nghĩa của nghi thức này đến nhiều ngƣời hơn nữa, câu lạc bộ Thanh thiếu
niên Phật tử tại chùa còn tổ chức chƣơng trình “Hoa hồng xuống phố”.

50
Ảnh 2.5. Đại lễ Vu Lan tại chùa Keo năm 2018(Ảnh chụp: Ngày 19/8/2018 - Nguồn
ảnh: Ban Thông tin Truyền thông chùa Keo)14

2.1.11 Kết thúc an cư (mãn hạ - tán hạ - hậu an cư)

Để kết thúc mùa an cƣ, các sƣ sẽ làm lễ tự tứ. Tự tứ là việc chỉ lỗi giùm, thức
tỉnh cho nhau bằng 3 cách: thấy, nghe và nghi. Đây là một việc tự phê bình một cách
hài hòa trong nội bộ tăng đoàn. Sau khi mãn hạ, chƣ tăng ni đƣợc xem là thêm một
tuổi Đạo, chƣ tăng ni trở về trụ xứ hoặc đi hoằng pháp. Nghi lễ này là nghi lễ thuần túy
nội bộ, cần sự thanh tịnh và dƣới sự chứng minh của cao tăng thạc đức. Nhân dân và
chính quyền làng Keo không tham dự trong nghi lễ này (xem ảnh 2.6).

14
Ảnh lấy từ facebook Tổ đình chùa Keo ở địa chỉ sau:
https://www.facebook.com/photo/?fbid=567522003664969&set=a.567519213665248

51
Ảnh 2.6: Lễ tạ pháp an cƣ tại trƣờng hạ cơ sở số 1 tỉnh Thái Bình

(Tác giả: Nhuận Nguyễn15)

2.1.12 Tất niên

Theo quan niệm của ngƣời Việt, đầu năm tới chùa xin lộc thì cuối năm phải đi
trả lễ, tạ ơn thần linh trong suốt một năm.

Tại làng Keo, nghi lễ này thƣờng đƣợc tổ chức tập trung tại chùa vào ngày 14
tháng Chạp. Nhân dân sẽ đăng ký, gửi danh sách về chùa để làm sớ lễ.

2.1.13 Tiễn táo quân

Lễ tiễn Táo Quân hay còn gọi là cúng ông Công, ông Táo.

Theo Lƣơng Đức Hiển, Ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà, còn ông
Táo trông coi việc bếp núc. Đây là những vị thần đƣợc Ngọc Hoàng phái xuống trần
gian theo dõi, ghi chép những việc trong năm, để đến ngày 23 tháng Chạp, các thần sẽ
cƣỡi cá chép lên thiên đình báo cáo những việc tốt, xấu của gia đình. Do đó, ông Công,

15
Ảnh đƣợc lấy từ đƣờng link sau: https://www.phattuvietnam.net/thai-binh-truong-ha-chua-thanh-
long-tu-tu-ket-thuc-khoa-an-cu/

52
ông Táo là những vị thần định đoạt cát hung, phƣớc đức cho gia đình. Với mong muốn
để gia đình mình đƣợc nhiều may mắn, nên hằng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp,
ngƣời ta lại làm lễ tiễn đƣa ông Công, ông Táo lên chầu trời một cách thành kính,
trang nghiêm. [48].

Tại làng Keo, nhân dân thƣờng thiết lễ cúng tiễn Táo Quân tại gia đình bao
gồm: Mũ Táo quân gồm có 2 mũ ông và 1 mũ bà. Mũ dành cho ông cần 2 cánh chuồn
(mũ bà thì không có cánh chuồn). Đặc biệt, trong mâm lễ cúng ông Công, ông Táo
không thể thiếu cá chép vàng. Bởi theo truyền thuyết, vào ngày 23 tháng Chạp, ông
Công, ông Táo sẽ cƣỡi cá chép hóa rồng lên thiên đình. Dân làng thƣờng chuẩn bị một
đôi hoặc 3 con cá chép sống, thả trong chậu nƣớc, cúng cùng các đồ lễ khác. Sau khi
cúng xong sẽ đem thả ở sông, ao, hồ, với ý nghĩa phóng sinh để đƣa ông Táo về trời.
Văn khấn và sớ đƣợc dân làng xin từ chùa Keo để dùng làm lễ tại nhà.

2.1.14 Lễ giao thừa - lễ trừ tịch

Vào ngày cuối cùng của năm các gia đình thƣờng dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thu
dọn mọi thứ gọn gàng. Ý nghĩa của lễ trừ tịch là đem bỏ đi hết những điều xấu dở của
năm cũ để đón những điều mới mẻ, an lành của năm mới.

Tại làng Keo, các gia đình có thể thiết lễ cúng ngoài trời hoặc trong nhà. Vào
dịp này, nhân dân địa phƣơng trở về chùa Keo để thỉnh bộ sớ Tết và văn khấn bao
gồm: sớ tiễn Táo Quân, sớ giao thừa, sớ mùng 1, sớ hóa vàng

Bên cạnh việc cúng tại tƣ gia, dân làng gửi danh sách tên tuổi các thành viên trong gia
đình về chùa để đăng ký tham dự lễ cúng trừ tịch.

Lễ trừ tịch tại chùa thƣờng diễn ra vào khoảng 11 giờ đêm 30. Lúc sang canh,
cả khánh đá và chuông đồng tại gác chuông đƣợc gióng lên cùng lúc, đánh dấu thời
khắc chuyển giao thiêng liêng của đất trời. Đến nay, tại làng Keo, đón giao thừa tại
chùa vẫn là một nét đẹp đƣợc duy trì cùng với các phong tục nhƣ hái lộc (xin lộc),
hƣơng lộc, xông nhà.

53
Hái lộc (Xin lộc)

Theo quan niệm dân gian, trong đêm giao thừa đi lễ đình, chùa, miếu, điện lúc
trở về ngƣời ta có tục hái một cành cây mang về ngụ ý là lấy lộc của trời, đất, thần,
Phật. Cành lộc này mang về ngƣời ta cắm trƣớc bàn thờ cho đến khi tàn khô. Tuy
nhiên, ngày nay để bảo vệ cảnh quan và môi trƣờng chùa Keo chuẩn bị sẵn những
cành lộc để nhân dân có thể tới “xin” mà không bẻ cây trong chùa.

Hƣơng lộc

Tại chùa Keo, sau khi sang canh, nhiều ngƣời xin hƣơng lộc thay cho xin lộc
cành cây. Ngƣời ta đốt những cây hƣơng lớn, đứng khấn vái trƣớc bàn thờ, rồi mang
hƣơng đó về nhà cắm tại bát hƣơng bàn thờ tổ tiên hoặc bàn thờ Thổ Công. Ngoài việc
xin hƣơng tại ban thờ Phật nhƣ các chùa khác, nhân dân trong làng còn xin hƣơng tại
đền Thánh tại chùa keo (thờ thiền sƣ Dƣơng Không Lộ).

2.2 Nghi lễ vòng đời ngƣời

2.2.1 Cầu tự

Cầu tự là tục lệ có từ lâu đời. Phan Kế Bính trong sách Việt Nam phong tục viết: “Tục
này từ thƣợng cổ đã có, nhƣ vua Đế Thích cầu tự tại ở đền Cao Môi mà sinh ra ông
Hậu Tắc” [4, tr.31].

Để cầu tự, ngƣời xƣa có thể dùng nhiều cách thức khác nhau: ngƣời thì uống
thuốc bổ khí huyết; ngƣời thì nghĩ mảnh đất đang sinh sống là đất tuyệt đinh nên nhờ
thầy địa lý; ngƣời thì đến lễ bái đình chùa để cầu Phật, Thánh độ cho có con.

Tại Việt Nam, một địa điểm cầu tự nổi tiếng là động Hƣơng Tích tại chùa
Hƣơng. Phan Kế Bính có viết nhƣ sau vào đầu thế kỉ XX: “Thời xƣa, vào tháng Giêng,
tháng Hai, các vợ chồng hiếm muộn thƣờng dắt nhau vào lễ chùa Hƣơng Tích tự.
Trong chùa có một hang đá, thạch nhũ mọc lổn chổn hai bên, tục gọi là núi Cô, núi
Cậu. Những ngƣời muốn cầu tự đem hƣơng oản, quả lễ vào chùa, đem quà bánh đến
chỗ hang thạch nhũ đó, coi hòn nào thích mắt thì xoa tay vào đầu mà khấn: "Cậu về ở
với vợ chồng nhà tôi nhá.” Ai nhiều con trai rồi mà muốn cầu con gái thì sang dãy núi
Cô, cũng nói y nhƣ vậy” [Sđd : 31].

54
Nghi lễ cầu tự ở làng Keo đƣợc tổ chức khi gia đình trong làng có nguyện vọng.
Khi tổ chức lễ cầu tự tại chùa, gia đình tín chủ phải sắm đầy đủ lễ nghi dâng lên các
ban thờ tại chùa: Đức Ông, Tam Bảo, cửa Thánh, nhà Tổ, nhà Tứ Ân, nhà Mẫu. Gia
chủ phải giữ cho mình thanh tịnh. Theo quan niệm cách tốt nhất là phải tắm nƣớc ngũ
vị, hay nƣớc mùi thơm để tẩy mùi xú uế trần tục. Đồng thời cần kiêng ăn hành tỏi, ăn
chay niệm Phật để tâm thành động tới quỷ thần. Khóa lễ cầu tự bao gồm thỉnh Phật,
thỉnh Thánh, tuyên sớ, tụng Kinh.

2.2.2 Lễ hộ thai

Tại làng Keo, lễ hộ thai là nghi lễ cúng cầu cho thai phụ và thai nhi đƣợc khỏe
mạnh, bình an. Nghi lễ này cũng tƣơng tự nhƣ lễ cầu an tại các chùa với sự tham gia
của quý thầy tại chùa, gia đình tín chủ và một số Phật tử tới trợ duyên.

2.2.3 Tôn nhang

Còn gọi là đội bát nhang. Đây là nghi lễ để phụng sự chƣ vị cai quản bản mệnh
lục thập hoa giáp (60 năm theo can chi) tại các đền, phủ, điện, đài phụng thờ Tứ phủ.
Lễ này đƣợc tổ chức tại phủ Mẫu trong đình làng vào ngày 3 tháng 3 âm lịch hàng
năm.

Bát nhang đƣợc tôn chính là bát nhang thờ thần bản mệnh của ngƣời tôn nhang. Mỗi
một tuổi thì có một số vị thần bảo hộ khác nhau và ngày cúng, đồ cúng cũng khác
nhau. Những ngƣời đã tôn nhang tại đây, hàng năm sẽ trở về tham gia các nghi lễ tại
phủ Mẫu trong đình làng, đặc biệt là dịp lễ Mẫu vào tháng ba và lễ Thánh Trần vào
tháng tám.

Sƣ chùa Keo là ngƣời chủ trì nghi lễ này. Những ngƣời tham gia chỉ nộp một
khoản tiền để nhà chùa sắm sửa lễ vật, tới ngày lễ tới tham gia. Phẩm vật dâng cúng
bao gồm: Lục cúng (hƣơng-đăng-hoa-trà-quả-thực) tùy tâm theo điều kiện và lễ mặn
(gà hoặc miếng thịt lợn luộc, đĩa xôi, rƣợu). Lễ cúng hạ ban là 7 quả trứng gà sống,
gạo, muối, rƣợu và có thể thêm miếng thịt lợn sống cắtra 5 miếng nhỏ. Khóa cúng của
nghi lễ này gồm: cúng phật, cúng mẫu, cúng sơn trang.

2.2.4 Bán khoán

Bán khoán con lên chùa là một hình thức gửi gắm về mặt tâm linh. Theo quan
niệm dân gian, khi đứa trẻ sinh ra hay đau yếu, khóc lóc hoặc những đứa trẻ sinh vào

55
giờ kỵ, ngày phạm (tức ngày mùng 1, 5, 8, 15, 23, 24, 28 và ngày 30 âm lịch) thì nên
bán lên chùa. Nhiều gia đình tin rằng những đứa trẻ đƣợc bán lên chùa có thể nƣơng
nhờ vào Phật Thánh, vào sức mạnh của một đấng tối cao. Theo nhóm tác giả Lê Trung
Vũ: “Tục bán khoán là một phƣơng thức rất đƣợc chú ý. Bán khoán là bán (Sinh
mệnh) con cho cửa Phật.” [39, tr.28]. Bán khoán con vào chùa là gửi con cho Đức
Phật, cho Đức Ông, cho Thánh Trần hoặc Tam Tòa Thánh Mẫu để đƣợc che chở mà
không phải là cho sƣ thầy trụ trì.

Tại làng Keo, bán khoán con lên chùa là một hình thức phổ biến. Thông
thƣờng, nếu gia đình có ông hoặc bà hay bố mẹ là Phật tử thì sẽ thƣờng đem con bán
khoán. Nghi lễ bán khoán sẽ đƣợc thực hiện tại đền Thánh trong chùa. Có nghĩa là trẻ
con sẽ đƣợc giao cho Thánh, tức thiền sƣ Dƣơng Không Lộ. Bán khoán đƣợc thực hiện
khi đứa trẻ còn trong tuổi sơ sinh. Bên cạnh việc tổ chức nghi lễ bán khoán khi có nhu
cầu của các gia đình thì nhà chùa cũng thƣờng tổ chức nghi lễ này vào lễ húy nhật của
thiền sƣ Dƣơng Không Lộ (ngày 3 tháng 6 âm lịch). Sau khi bán khoán, tên của đứa
trẻ trên các loại văn sớ sẽ đƣợc thêm chữ “Dƣơng” trƣớc tên họ gốc. Ví dụ, đứa trẻ có
tên Nguyễn Văn Nam, sau khi bán khoán sẽ là Dƣơng Nguyễn Văn Nam. Hiện nay, tại
làng Keo số lƣợng con bán là 519 ngƣời. Khi trẻ đƣợc 13 tuổi, gia đình sẽ làm lễ
chuộc lại con. Nếu vẫn có ý định bán khoán tiếp sẽ đăng ký thực hiện lại nghi lễ này.

Nghi lễ bán khoán tại chùa Keo đƣợc thực hiện trực tiếp bởi sƣ trụ trì. Các gia
đình sẽ tùy tâm nộp một khoản tiền cho các vị tổ trƣởng của khu vực có trong hội Tập
Phúc, khi có lịch thực hiện nghi lễ sẽ tới chùa để tham dự.

2.2.5 Quy y Tam Bảo

Hòa thƣợng Thích Thiện Hoa giải thích cụ thể về Quy y Tam Bảo trong cuốn
Phật học Phổ thông quyển I nhƣ sau. Quy là trở về, Y là nƣơng tựa. Chữ Quy y
nguyên nghĩa là kính vâng hay phục tùng. Quy y Tam Bảo là trở về nƣơng tựa ba ngôi
báu Phật, Pháp, Tăng [15, tr.59].

Lợi ích của việc Quy y Tam Bảo là khỏi đi lạc đƣờng vào nơi tăm tối, ngƣời
phát nguyện sẽ dễ giữ đúng lời đã hứa vì có sự chứng minh của chƣ Phật và chúng
Tăng [Sđd:66].

56
Tại chùa Keo, lễ Quy y Tam Bảo đƣợc tổ chức hàng năm. Độ tuổi, số lƣợng
ngƣời đăng ký Quy y tại chùa là không hạn chế. Trƣớc khi quy y, ngƣời phát nguyện
phải gội rửa thân tâm cho trong sạch. Lễ quy y tại chùa Keo gồm các nghi thức: tụng
kinh; sám hối; giảng nghĩa quy y Tam Bảo; truyền thọ tam quy, tam kết; chƣ tăng
khuyên dạy; nhận chứng điệp quy y; hồi hƣớng. Ngƣời làng Keo thƣờng hiểu nôm na
ý nghĩa của việc quy y Tam Bảo là sau khi quy y sẽ chính thức trở thành ngƣời con
Phật, trở thành Phật tử (xem ảnh 2.7)

Ảnh 2.7. Các bạn trẻ phát nguyện quy y Tam Bảo tại chùa Keo, năm 2018

(Nguồn ảnh: Ban thông tin truyền thông16)

Lễ quy y Tam Bảo tại chùa Keo thƣờng đƣợc tổ chức trong các khóa tu mùa hè
và dịp giỗ thiền sƣ Dƣơng Không Lộ (ngày 3 tháng 6 âm lịch).

16
Ảnh lấy từ Facebook Tổ đình chùa Keo ở địa chỉ sau:
https://www.facebook.com/photo/?fbid=524624561288047&set=a.524616437955526

57
2.2.6 Lễ Hằng thuận

Đây là nghi thức tổ chức lễ cƣới trên chùa hoặc thiền viện. “Hằng” là thƣờng
xuyên còn “thuận” là hòa thuận. Vì vậy, mục đích chính của lễ hằng thuận là để vợ
chồng ý thức đƣợc tầm quan trọng của hôn nhân, hƣớng đến cuộc sống gia đình hạnh
phúc.

Về nguồn gốc của Lễ Hằng thuận, hòa thƣợng Thích Chơn Không cho rằng:
ngƣời đầu tiên nghĩ việc tổ chức lễ “hằng thuận” tại chùa là cụ đồ Nguyễn Trọng
Thuật bút hiệu là Đồ Nam Tử (1883 - 1940), quê ở Hải Dƣơng. Ông vốn là một nhà
Nho, sau khi quy y theo Phật, với lòng nhiệt thành phụng sự Phật pháp, ông nghĩ việc
tổ chức lễ “hằng thuận” tại chùa sẽ mang lại lợi ích lớn lao cho đời sống gia đình của
ngƣời Phật tử. Năm 1930, Phật tử Tâm Minh, tức bác sĩ Lê Đình Thám, đã tổ chức lễ
“hằng thuận” cho con gái đầu lòng (cô dâu Lê Thị Hoành, chú rể Hoàng Văn Tâm) tại
chùa Từ Đàm ở Huế. Đây là lễ “hằng thuận” điển hình đƣợc tổ chức tại chùa. Đến năm
1971, Hòa thƣợng Thích Thiện Hòa - Phó Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam
thống nhất, Trụ trì tổ đình Ấn Quang - đã chính thức đặt tên là lễ Hằng Thuận [36,
tr.12].

Nhƣ vậy, lễ Hằng thuận đã có từ đầu thế kỉ XX. Chƣ tăng ni cũng thƣờng
khuyến khích các bậc phụ huynh hƣớng dẫn con cháu về chùa đăng ký tổ chức Lễ
Hằng thuận.

Theo Đại Đức Thích Thanh Quang: “Lễ Hằng Thuận là lễ cƣới đƣợc thực hiện
tại chùa theo nghi thức của Phật giáo. Khi còn tại thế, Đức Phật đã dạy trong về trách
nhiệm bổn phận của ngƣời vợ và ngƣời chồng đối với nhau trong cuộc sống. Đồng
thời cũng có nhắc đến bổn phận trách nhiệm của ngƣời con đối với cha mẹ khi lấy
chồng hay lấy vợ. Hiểu rộng ra, đó chính là sự bắt đầu của Lễ Hằng thuận. Theo
truyền thống, lễ này đã có từ xƣa chứ không phải đến bây giờ mới có. Nhƣng tùy theo
phong tục tập quán, tùy theo điều kiện, cũng nhƣ sự nhận biết của từng địa phƣơng,
nên có nơi tổ chức sớm có nơi tổ chức muộn”. (theo ghi chép từ trao đổi của nhà sƣ
với tác giả luận văn, sau lễ Hằng Thuận đƣợc tổ chức tại chùa Keo vào ngày 15 tháng
11 năm 2020).

58
Về Lễ Hằng thuận tại chùa Keo, Đại Đức cho biết: “Riêng với chùa Keo thì
mấy năm gần đây, từ ngày thành lập Câu lạc bộ Thanh thiếu niên Phật tử, thì Lễ Hằng
Thuận mới đƣợc diễn ra. Và gần đây có những Phật tử của địa phƣơng, hay các bạn
thanh thiếu niên Phật tử tham gia câu lạc bộ nhƣng là ngƣời địa phƣơng khác, khi nhận
đƣợc sự đồng thuận của cha mẹ hai bên, thì cũng có thể tổ chức lễ tại chùa.”

Trƣớc đây từng có Lễ Hằng thuận của ngƣời làng Keo đƣợc tổ chức tại chùa
thuộc địa phƣơng khác. Song chùa đó cũng do Đại Đức Thích Thanh Quang kiêm
nhiệm trụ trì. Ngày 15 tháng 11 năm 2020, tại chùa Keo diễn ra Lễ Hằng thuận đầu
tiên của ngƣời làng Keo. Đó là Lễ Hằng thuận của tân lang Minh Phƣơng (pháp danh
Tâm Tƣờng) và tân nƣơng Mỹ Duyên (pháp danh Bản Giáo). Tân nƣơng là ngƣời làng
Keo.

Lễ Hằng thuận tại chùa Keo có hai nội dung chính, là phần nghi thức tâm linh
và phần nghi thức hành chính. Phần nghi thức tâm linh đƣợc diễn ra tại Tam Bảo của
chùa với sự tham gia của chƣ tăng, tân lang, tân nƣơng, gia đình hai bên. Tại đây, tân
lang, tân nƣơng cùng chƣ tăng sẽ tụng kinh Thiện Sinh. Tân lang, tân nƣơng sẽ phát
nguyện trƣớc Tam Bảo sống theo tinh thần lục hòa của Đức Phật. Họ sẽ noi theo trách
nhiệm của ngƣời Phật tử hƣớng đến một cuộc sống hòa hợp, hạnh phúc. Về phần lễ
hành chính, bên cạnh sự tham gia của chƣ tăng ni, tân lang, tân nƣơng, gia đình hai
bên, còn có sự hiện diện của đông đảo nhân dân, Phật tử trong làng. Phần hành chính
của Lễ Hằng thuận bao gồm các phần: niêm hƣơng17 bạch Phật; phát biểu của đại diện
gia đình; tân lang tân nƣơng đỉnh lễ niệm ân và phát nguyện tôn trọng sự bình đẳng;
chƣ tôn đức nói về ý nghĩa đôi nhẫn cƣới và nghi thức trao nhẫn; lời chỉ dạy của chƣ

17
Niêm hương bạch Phật, theo giải thích của Hòa thƣợng Thích Đức Chơn, là tay cầm cây hƣơng
dâng lên cúng dƣờng và trình bạch lên đức Phật hôm nay mình làm việc gì đó, cầu xin Tam bảo chứng
minh gia hộ cho buổi lễ đƣợc thành tựu viên mãn (theo giải thích của Hòa thƣợng đăng trên website
Phật giáo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, ở địa chỉ sau: https://phatgiao.org.vn/niem-huong-hay-
niem-huong-d42147.html).

59
tăng ni; tân lang tân nƣơng ký bằng chứng nhận và tác bạch phát nguyện18 (xem ảnh
2.8); tặng hoa và tặng quà chúc phúc; lời cảm tạ của gia đình trong lễ hằng thuận; hồi
hƣớng.

Ảnh 2.8. Tân lang, tân nƣơng tác bạch phát nguyện trong lễ hằng thuận, năm 2020

(Nguồn ảnh: tác giả luận văn)

Sau hai phần nghi lễ, tùy theo hoàn cảnh gia đình sẽ có tiệc chay hoặc không.
Đến nay, Lễ Hằng thuận không còn xa lạ với ngƣời dân tại làng Keo nữa. Ví dụ, sau
nhiều lần tham dự Lễ Hằng thuận, Phật tử Nguyễn Hữu Lăng (pháp danh Phúc Minh)
chia sẻ: “Nếu đủ duyên tổ chức thì rất vinh dự, đƣợc nhà chùa tổ chức thì không gì
bằng.” (theo ghi chép từ trao đổi với tác giả luận văn, sau lễ Hằng Thuận đƣợc tổ chức
tại chùa Keo vào ngày 15 tháng 11 năm 2020).

18
Tác bạch phát nguyện: ngƣời thực hiện nghi lễ chắp tay trang nghiêm trƣớc ban thờ Phật, chƣ tăng
ni để đọc bài phát nguyện (lời hứa) về việc trở thành vợ chồng.

60
2.2.7 Các nghi lễ tang ma (lễ tang, cúng thất tuần, cúng trăm ngày)

2.2.7.1. Lễ tang

Ngƣời làng Keo quan niệm, mỗi con ngƣời đều có hai phần: phần thể xác và
phần hồn. Sau khi mất, nghi thức tổ chức trong tang lễ nhằm mục đích cầu cho ngƣời
đã khuất (phần hồn) sớm đƣợc siêu thoát. Đám tang của ngƣời dân trong làng đƣợc tổ
chức theo nghi lễ Phật giáo và nhận đƣợc sự trợ duyên của thầy chùa và hội Tập Phúc.
Những nghi lễ chính trong đám tang gồm: báo tang, lập ban thờ, vệ sinh thay đồ cho
ngƣời mất, khâm liệm, lễ phát tang, phúng điếu, di quan, an táng, an vị hƣơng linh.

Ngày nay, tại làng Keo, hình thức địa táng vẫn phổ biến hơn hỏa táng. Tính
riêng từ đầu năm 2021 đến nay, không có gia đình nào làm hỏa táng. Dù là địa táng
hay hỏa táng, nghi lễ đám tang cũng không có nhiều sự khác biệt. Cụ thể nhƣ dƣới
đây.

Báo tang: Tại làng Keo, việc báo tang không chỉ là báo cho họ hàng, làng xóm
gần xa mà còn báo cho chùa Keo để nhờ thầy sắp xếp giờ thực hiện các nghi lễ. Gia
đình tang chủ thực hiện việc báo tin bằng cách: sắm một lễ nhỏ (có thể gồm hoa, quả,
hƣơng, nến) dâng lên nhà Tổ tại chùa, mang theo điệp quy (đối với những ngƣời đã là
Phật tử), thông tin của ngƣời mất (họ tên, năm sinh, giờ mất, ngày mất), danh sách con
cháu trong gia đình đến trình bày về việc trong gia đình mới có ngƣời qua đời để nhờ
thầy xem giờ (giờ khâm liệm - nhập quan và giờ di quan). Đồng thời, nhờ thầy sắp
xếp, thực hiện các nghi lễ trong đám tang và thông báo đến Phật tử trong chùa đến hỗ
trợ tang chủ.

Trƣớc đây, việc báo tang sẽ đƣợc viết tay và cho ngƣời mang đến các nhà thân
thích, họ hàng, bạn bè. Ngày nay, cáo phó đƣợc ban tổ chức tang lễ in sẵn, gia đình
tang chủ chỉ cần điền thông tin. Đồng thời cáo phó sẽ đƣợc phát trên hệ thống loa
truyền thanh của xã. Nội dung cáo phó bao gồm: thông tin ngƣời mất, chƣơng trình
tang lễ với thời gian cụ thể và lời mời hội Tập Phúc và thầy chùa Keo đến trợ liệm.

Đối với những gia đình có ý định thực hiện việc hỏa táng, gia đình sẽ xin giờ
đẹp để di quan tới nơi hỏa táng. Hiện nay, tại làng Keo việc hỏa táng thƣờng đƣợc
thực hiện tại đài hỏa táng Công viên nghĩa trang Thanh Bình huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam
Định. Đoàn xe đi hỏa táng bao gồm: xe Phật, xe chở linh cữu, xe ngƣời thân. Trong

61
suốt quá trình di chuyển, con cháu trong gia đình sẽ trực bên linh cữu để niệm Phật và
trông nom đèn, hƣơng. Thông thƣờng, để thuận tiện cho việc tổ chức tang lễ theo
truyền thống địa phƣơng, việc thực hiện hỏa táng đƣợc tổ chức vào buổi tối của ngày
thực hiện nghi thức nhập quan… Sau khi thực hiện xong nghi thức hỏa táng trong
đêm, tro cốt của ngƣời mất đƣợc đƣa trở lại gia đình để tiếp tục thực hiện các nghi lễ
tang ma theo truyền thống địa phƣơng.

Lập ban thờ: gồm lập ban thờ cho ngƣời mất và lập ban thờ tam cấp để chuẩn
bị cho các nghi thức khác trong tang lễ.

Ban thờ của ngƣời mất bao gồm: ảnh chân dung, bát hƣơng, nến, hoa, quả, có
gia đình còn kèm theo đài niệm Phật. Đặc biệt, trong đó không thể thiếu bát cơm trắng
có quả trứng gà luộc và đôi đũa bông, gọi tắt là bát cơm quả trứng. Cơm trắng đƣợc
đơm đầy vào hai bát, sau đó úp hai bát cơm vào với nhau, ấn mạnh tay, và xoay bát vài
vòng, bát cơm sẽ chặt và chắc lại. Làm thế, nhìn bát cơm sẽ đầy đặn, tròn đều và đẹp.
Đôi đũa bông là đôi đũa đƣợc vót ngƣợc lên phía tay cầm cho tua ra. Đũa cắm giữ hai
bên quả trứng, để giữ cho quả trứng không rơi trên bát cơm. Ban thờ này thƣờng đƣợc
đặt ngay đầu giƣờng của ngƣời vừa mất.

Một ban thờ khác thƣờng đƣợc lập ngoài hiên nhà hoặc ngoài sân để tổ chức
các nghi lễ khác trong đám tang (xem ảnh 2.9). Ban thờ này gồm ba cấp, thƣờng sẽ
đƣợc ban tổ chức đám tang hoặc hội Tập Phúc tại chùa dựng giúp. Ban trên cùng là
nơi đặt tƣợng Tam Thánh Tây Phƣơng (A Di Đà, Quan Âm, Thế Chí). Ban thứ hai
không có tƣợng, song sẽ dùng tranh, ảnh hoặc bài vị thờ Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc
Đẩu - đại diện cho tầng trời. Bởi theo quan niệm dân gian, ba vị này đại diện cho sự
sinh tử. Ban thứ ba là nơi đặt bát hƣơng và ảnh của ngƣời quá cố. Mỗi ban đều có
phẩm vật nhƣ quả hoa, nến.

62
Ảnh 2.9. Hình ảnh ban thờ đƣợc lập ngoài sân trong đám tang tại làng Keo,
năm 2021

(Nguồn ảnh: Tác giả luận văn)

Vệ sinh, thay đồ cho ngƣời mất: Khi thấy ngƣời trong gia đình sắp ra đi ngƣời
trong gia đình sẽ chuẩn bị nấu nƣớc sôi, thêm rƣợu hoặc các loại lá thơm (lá sả, lá
bƣởi, cây mùi già...). Ngƣời thân dùng nƣớc thơm đã chuẩn bị đó để lau ngƣời hoặc
tắm rửa cho ngƣời vừa khuất. Sau đó lau lại bằng rƣợu, thay quần áo cho ngƣời mất.
Ngƣời ta còn buộc hai ngón chân cái và bó vai của ngƣời mất để tiện cho nghi thức
tẩm liệm, nhập quan. Hai tay của ngƣời mất đƣợc xếp đặt ngay ngắn trên bụng. Đồng
thời, ngƣời trong gia đình lấy giấy trắng để che mặt cho ngƣời đã mất.

Nghi thức khâm liệm - nhập quan: Nghi thức này do nhà sƣ thực hiện và có
sự tham gia của ban tang lễ, gia đình và Phật tử chùa Keo. Bắt đầu là khóa lễ tụng kinh
Di Đà nhằm mong muốn cho ngƣời quá vãng đƣợc Đức Phật Di Đà tiếp dẫn linh hồn
về cảnh giới tây phƣơng cực lạc.

63
Sau đó, nhà sƣ sẽ thực hiện các nghi thức nhƣ sái tịnh (tẩy uế đàn tràng và áo
quan). Đồng thời, trong phòng tang, ban tang lễ sẽ mặc áo lục thù hải hội19 cho ngƣời
quá cố. Sau đó, các thành viên trong gia đình có mặt đứng theo thứ tự quanh quan tài
để thực hiện lễ nhập quan.

Trong khi đó, nhà sƣ cùng các Phật tử ngoài đàn tràng sẽ trì chú Đại Bi và Thập
Chú, niệm Phật. Nhập quan xong, quan tài sẽ đƣợc đặt ở giữa nhà. Bát cơm quả trứng
sẽ đƣợc di chuyển lên nắp quan.

Lễ phát tang: Khi ngƣời bệnh có dấu hiệu sắp ra đi thì những ngƣời lớn trong
gia đình đã kiểm điểm số ngƣời phải mặc tang, lo may đồ tang trƣớc cho từng ngƣời,
theo thứ tự thân sơ. Sau khi lễ nhập quan kết thúc, ngƣời nhà sẽ tập trung xung quanh
quan tài. Ngƣời đại diện gia đình làm lễ phát tang, tức là phân phát khăn áo cho con
cháu chịu tang. Lúc này con cháu mới đƣợc mặc tang phục và chít khăn theo thứ bậc.

Phúng điếu: Nghi thức phúng điếu chính thức đƣợc cử hành sau khi có hiệu
lệnh từ ban tang lễ. Tại làng Keo, sau khi có ngƣời từ trần, gia đình tang chủ cùng
chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, hội ngƣời cao tuổi… theo đơn vị thôn phối hợp lập
ban tang lễ. Lúc này mới có tiếng kèn trống để mọi ngƣời đến thực hiện phúng viếng.

Đƣa đám: Sau nghi thức truy điệu do ban tang lễ cử hành là tới lễ di quan và
tiễn đƣa ngƣời quá cố tới nơi an nghỉ cuối cùng. Dẫn đầu đoàn đƣa tang là một bức
trƣớng có in hình Phật A Di Đà, ngay sau đó là dải cầu kiều. Đây là một tấm vải dài
48m, đại diện cho 48 đại nguyện của Phật A Di Đà, đƣợc các cụ trong hội Tập Phúc
giữ, căng trong suốt quá trình đƣa tang. Vừa giữ dải cầu kiều các cụ Phật tử vừa tụng
kinh trong suốt hành trình.

Tiếp sau là hƣơng án bày di ảnh của ngƣời quá cố, bát hƣơng, mâm ngũ quả và
hoa. Tiếp đến là trƣớng đối của con cháu thân thuộc và bạn hữu phúng điếu, ban kèn

19
Đây là áo dành cho ngƣời đã mất, trên áo có in chân ngôn thần chú tì lô. Có quan niệm rằng, khi
ngƣời đã lâm chung đƣợc mặc áo này, nhờ vào thần lực của câu thần chú trên áo và ánh hào quang của
chƣ Phật, vong linh ngƣời chết sẽ sinh về tây phƣơng, tịnh độ hóa sinh trong hoa sen, quyết không còn
sự khổ.

64
trống. Tiếp theo là xe linh cữu. Nếu đó là đƣa đám mẹ thì ngƣời con trai đi trƣớc linh
cữu, chống gậy, bƣng miệng đi giật lùi. Sau xe linh cữu là con cháu trong gia đình,
hàng xóm đƣa tiễn ngƣời quá cố. Trong suốt quá trình đƣa tiễn thƣờng nhà đám sẽ đốt
giấy tiền, vàng mã để khỏi bị ma quỷ quấy nhiễu trở ngại bƣớc đi của ngƣời chết.

Đặc biệt tại làng Keo, ngày 3 tháng 6 và các ngày 13, 14, 15 tháng 9 (đều âm
lịch) sẽ không đƣợc đƣa đám tang. Vì đó là những ngày húy kỵ của thiền sƣ Dƣơng
Không Lộ.

Sau khi đã hạ huyệt vào đắp mộ xong, Phật tử trong hội Tập Phúc cùng với đại
diện gia đình sẽ đứng xung quanh mộ phần để trì tụng chú An Thổ Địa Chân Ngôn và
Đại Bi Thập Chú để cầu nguyện cho ngƣời đã khuất.

Lễ an sàng phục hồn:

Sau khi án táng tại nghĩa trang làng Keo, đoàn đƣa tang sẽ rƣớc hƣơng án của
ngƣời quá cố về lại gia đình theo đúng con đƣờng vừa đƣa tang. Sau đó nhà sƣ chùa
Keo sẽ thực hiện nghi lễ an sàng phục hồn bao gồm các nghi thức: triệu vong, cúng
cơm, an vị bát hƣơng.

2.2.7.2. Cúng thất tuần (tứ cửu)

Theo kinh Địa Tạng Bổn Nguyện, tại phẩm thứ 8 “Chúa Tôi Xiêm La Xƣng
Tụng” trình bày sự kiện trong vòng 49 ngày, ngƣời chết nhƣ ngây nhƣ điếc, tâm thức
không biết đƣờng đi lối về, nên thân nhân cầu thỉnh chƣ tăng, ni vì lòng từ bi trì tụng
kinh để nhắc nhở thần thức của ngƣời mới mất [32, tr.28, 29] tái sanh về cảnh giới tốt
đẹp hơn.

Cách tính tuần tại làng Keo nhƣ sau: ngƣời từ trần bất cứ giờ nào trong ngày
đều tính ngày ấy là ngày thứ nhất và đếm cho đến ngày thứ 49 là ngày chung thất, mỗi
tuần là 7 ngày. Ngày chung thất còn đƣợc gọi là tuần Tứ Cửu, Thất Thất Lai Tuần, hay
Tuần Ðịnh Nghiệp.

Các nghi lễ cúng thất và cúng 49 đều đƣợc chƣ tăng cử hành tại gia hoặc tại
chùa, tùy theo ý nguyện của mỗi gia đình.

65
Trong 6 tuần đầu tiên, nghi lễ cúng khá đơn giản với sự tham gia của thầy chùa
Keo, ngƣời thân trong gia đình ngƣời quá cố, và một số ít họ hàng thân thuộc. Nghi lễ
bao gồm tụng kinh, tuyên sớ.

Đến tuần thứ 7, nghi lễ sẽ phức tạp hơn. Khóa lễ này sẽ bao gồm: tuần cúng tổ;
tuần cúng tiếp linh; cúng Phật, tuần cúng triệu linh (trong tuần cúng này có thực hiện
nghi thức phá ngục, tắm vong, biếu tiền vàng giấy mã, khai quang); quy y Tam Bảo
(quy âm), tụng kinh cầu siêu (kinh Di Đà, kinh Địa Tạng, kinh Dƣợc Sƣ,...); cúng
cơm; an vị bàn thờ.

2.2.7.3. Cúng 100 ngày (Bách nhật, Lễ tốt khốc)

Tại làng Keo, trong khoảng 100 ngày, đến bữa ăn hàng ngày, gia chủ vẫn dâng
lên bàn thờ cơm trắng, thức ăn, một đĩa nhỏ muối và gừng để cúng cơm ngƣời đã
khuất.

Kết thúc 100 ngày, gia chủ có thể làm một bữa cỗ mời ngƣời thân đến dự. Bữa
cỗ này nhằm để đƣa tiễn vong hồn ngƣời đã mất có thể về nơi an nghỉ. Giúp linh hồn
ngƣời mất có thể thoải mái ra đi, không còn vƣơng vấn trần tục. Từ tuần này trở đi,
con cháu ngƣời mất sẽ thôi không khóc nữa.

Lễ cúng 100 ngày đƣợc tổ chức tại tƣ gia. Ngƣời dân chỉ đến thỉnh chƣ tăng
chùa Keo và nhờ các cụ trong hội Tập Phúc đến tụng kinh và thực hiện nghi lễ cúng
cơm.

2.2.7.4. Cúng đoạn tang, xả tang

Xả tang là hoàn tất thời gian để tang. Buổi lễ đƣợc tiến hành với mục đích
thông báo cho mọi ngƣời về việc hết thời gian để tang của gia đình đối với ngƣời đã
mất. Đồng thời, nó còn là một hình thức tƣởng niệm ngƣời đã khuất, cầu xin phù hộ độ
trì cho con cháu.

Thông thƣờng, cúng xả tang đƣợc thực hiện sau khi ngƣời mất đƣợc 27 tháng.
Nghi thức này đƣợc thực hiện tại tƣ gia dƣới sự chủ trì của chƣ tăng chùa Keo. Khóa
cúng bao gồm các nghi lễ: sám tổ tiên, sám thổ công, cúng tiếp linh.

66
2.3 Nghi lễ độc đáo của chùa Keo, làng Keo

2.3.1 Lễ hội Xuân (tên quen gọi là Hội Xuân)

Hàng năm, chùa Keo phối hợp với làng Keo mở hai lần hội: hội Xuân (chính
hội vào mùng 4 tháng Giêng) và hội Thu (từ ngày 13 đến 15 tháng Chín âm lịch).
Trong lễ hội, phần lễ và phần hội là một thể thống nhất. Lễ là phần tín ngƣỡng, tôn
giáo của ngƣời dân địa phƣơng. Hội là phần vui chơi, giải trí đời sống văn hóa cộng
đồng của ngƣời dân bản địa. Sự tách biệt của hai phần này mang tính tƣơng đối.

Lễ hội Xuân có qui mô lớn, luận văn này chỉ tập trung vào miêu thuật nghi thức
mở cửa đền Thánh (còn gọi là “khai chỉ”) và nghi thức kéo lửa thổi cơm dâng lễ Phật,
lễ Thánh. Nghi thức kéo lửa thổi cơm nghiêng về hội, nhƣng là để hƣớng đến lễ.

Theo Phạm Thị Chuyền: “Lễ hội chùa Keo Thái Bình, một sự kiện văn hóa
mang tính cộng đồng, đƣợc tổ chức vào hai dịp xuân thu nhị kì… Từ năm 1632 đến
nay, lễ hội chùa Keo Thái Bình đã hình thành và phát triển với bề dày khoảng 400
năm” [5, tr. 66].

Trƣớc đây, chùa Keo có Ban Quản lý di tích trực thuộc Sở Văn hóa -Thông tin
tỉnh Thái Bình, sau đó trực thuộc Bảo tàng Thái Bình. Hàng năm, Ban Quản lý di tích
phối hợp với UBND huyện Vũ Thƣ và UBND xã Duy Nhất để tổ chức lễ hội. Năm
2007, UBND tỉnh Thái Bình đã bàn giao chùa Keo về cho huyện, UBND huyện Vũ
Thƣ thành lập Ban Quản lý di tích chùa Keo trực thuộc UBND huyện.

Lễ hội mùa Xuân mùng 4 tháng Giêng đƣợc tổ chức trong khuôn viên chùa Keo
vừa mang tính chất của lễ hội nông nghiệp, vừa mang tính chất của hội thi tài, mọi
hoạt động đƣợc tâm niệm là có sự chứng kiến của Phật và Thánh. Vì thế, nghi thức mở
cửa đền Thánh và trò kéo lửa thổi cơm thi biểu hiện của sự gắn kết của lễ hội với đời
sống sinh hoạt của cƣ dân nông nghiệp.

Lễ hội đƣợc bắt đầu bằng lễ khai mạc đƣợc tổ chức tại tòa Giá Roi (trƣớc cửa
đền Thánh). Sau lễ khai mạc, nghi lễ mở cửa đền Thánh đƣợc thực hiện. Nghi lễ này
đƣợc thực hiện bởi các Phật tử ngƣời làng Keo trong Hội Tập Phúc của chùa. Nghi lễ
bao gồm các nội dung: lục cúng (dâng hƣơng, dâng hoa, dâng đăng, dâng trà, dâng
quả, dâng thực) (Xem ảnh 2.10) và phần đọc chúc văn khai chỉ. Riêng đối với 14 Phật

67
tử nam thực hiện nghi thức dâng lục cúng và đọc chúc văn (1 ngƣời điều hành và 13
ngƣời thực hiện) trƣớc khi tham gia nghi lễ phải thực hiện chay tịnh trƣớc nhiều ngày.

Khi thực hiện nghi lễ, ngƣời đọc chúc văn (đội trƣởng) sẽ mặc áo dài màu đỏ và
đội mũ cánh chuồn, những ngƣời còn lại sẽ mặc áo dài màu xanh.

Nội dung bài chúc văn khai chỉ mở cửa đền Thánh có nội dung tái hiện cuộc đời
của đức Thánh Dƣơng Không Lộ, bày tỏ lòng biết ơn đối với Ngài và lời xin phép
đƣợc mở cửa đền Thánh. Sau khi ngƣời chủ lễ đọc chúc văn, chúc văn sẽ đƣợc hóa
ngay trong nghi lễ này. Sau đó đại diện ban tổ chức lễ hội bao gồm: trụ trì chùa Keo,
đại diện UBND huyện Vũ Thƣ, đại diện chính quyền xã Duy Nhất và ngƣời chủ lễ đọc
chúc văn sẽ mở cửa đền Thánh. Ngƣời dân làng Keo quan niệm rằng, sau khi đền
Thánh đƣợc mở, lễ hội chùa Keo mới chính thức bắt đầu.

Ảnh 2.10. Dâng hƣơng, dâng hoa trong lễ khai chỉ mở cửa đền Thánh, năm 2020

(Nguồn ảnh: Tác giả luận văn20)

Nghi thức kéo lửa thổi cơm thi đƣợc coi là trò chơi trọng tâm của phần hội để
lựa chọn ra những phẩm vật tốt nhất dâng Phật, Thánh. Trò chơi này đƣợc tổ chức tại
bãi cỏ lớn trƣớc tòa ông Hộ.

20
Ảnh chụp nghi thức dâng lục cúng trong Lễ hội Xuân tại chùa Keo, ngày 28 tháng 1 năm 2020.
Ngƣời mặc áo dài đỏ, đội mũ cánh chuồn, đứng giữa là ngƣời chủ lễ thực hiện việc đọc chúc văn.

68
Làng Keo xƣa kia đƣợc tổ chức thành tám giáp. Bốn giáp Đông (Đông Nhất,
Đông Nhị, Đại Hữu, Vọng Đông) và bốn giáp Đoài (Đoài Nhất, Vọng Đoài, Hoàng
Quý, Đƣờng Thịnh). Để chuẩn bị cho các cuộc thi nấu cơm, các giáp cử ngƣời và có
phƣơng án từ trong năm. Ngày nay, khi đơn vị hành chính đã thay đổi, không còn các
giáp tham dự cuộc thi nữa mà các xóm trong làng sẽ cử ngƣời tham dự. Thông thƣờng,
sẽ có bốn đội tham gia cuộc thi, song tên của các đội vẫn đƣợc đặt bằng cách ghép tên
của một giáp Đông và một giáp Đoài, ví dụ: Vọng Đông - Vọng Đoài.

Những ngƣời đƣợc lựa chọn tham gia cuộc thi đều là nam giới. Họ là những
ngƣời tốt tính, nhanh nhẹn, khéo léo. Đặc biệt, những ngƣời tham gia cuộc thi, trong
năm trƣớc đó không chịu tang cha hoặc tang mẹ. Bởi ngƣời trong làng quan niệm,
trƣớc hết là những ngƣời đang chịu tang đó không nên tham gia phần hội để giữ đúng
bổn phận chữ hiếu. Đồng thời, cuộc thi này là trò chơi nhƣng cũng là nghi thức quan
trọng trong năm của làng để chọn ra phẩm vật dâng đức Thánh nên không muốn
những điều không may mắn của những gia đình có tang ảnh hƣởng đến dân làng.

Những nông phẩm đƣợc lựa chọn để sử dụng trong cuộc thi là đậu xanh, gạo
nếp đƣợc lựa chọn kỹ. Đặc biệt, ngƣời ta còn công phu chọn những thanh nứa thật già
phơi hong thật khô để lên gác bếp hàng năm thật cẩn thận. Các thanh nứa này dùng
vào việc kéo lửa để từ đó lấy nguồn lửa thi nấu cơm, nấu chè. Đặc biệt, các đội thi
không sử dụng bếp hay kiềng sắt để dự thi. Từ trƣớc khi tham gia cuộc thi, các đội đã
phải cử ngƣời chuẩn bị các ông đầu rau (đất, bùn đƣợc tạo hình tựa nhƣ những viên
gạch) để làm thành bếp (mỗi đội 2 bếp bao gồm 6 ông đầu rau).

Bắt đầu cuộc thi, các đội cử các chàng trai khỏe mạnh, nhanh nhẹn tham gia
cuộc thi chạy bốn vòng quanh hồ. Mỗi chàng trai xách một cái lọ, họ đều cố gắng chạy
thật nhanh để mang nƣớc về cho đội của mình, cùng lúc đó các đội bƣớc vào công việc
vo gạo, đãi đỗ.

Khi các trai làng mang đƣợc nƣớc về trong tiếng hò reo cổ vũ của mọi ngƣời thì
việc kéo lửa đƣợc bắt đầu. Các đội sẽ khéo léo lấy hai thanh nứa già kéo mạnh vào
nhau, bên dƣới đặt bùi nhùi đƣợc đặt từ thân cây xoan ngâm (xem ảnh 2.11). Nhờ ma
sát mạnh sinh ra nhiệt và bén vào bùi nhùi. Khi mồi lửa bốc cháy lên thì tiếng hò reo
vỗ tay vang dậy. Đội nào kéo đƣợc lửa cháy trƣớc thì đội đó đƣợc cộng thêm điểm. Có

69
quan niệm cho rằng tiết mục này tái hiện lại một hành tích của Thiền sƣ Dƣơng Không
Lộ khi ông đến đất làng Keo lần đầu tiên. Xung quanh là đồng không, mông quạnh,
không kiếm ra lửa để đun nấu, vì vậy ông và ngƣời bạn đồng hành nghĩ ra cách kéo
lửa này. Cũng có tích khác cho rằng ý nghĩa của trò chơi xuất phát sau khi Đức Thánh
đi Tây trúc thỉnh kinh, đi giữa quãng đƣờng lửa hết không có lửa thổi cơm, Đức Thánh
mới nghĩ ra việc bổ đôi cây nứa lấy cỏ gianh để mồi lửa.

Khi các bếp có lửa, ngƣời tham gia bắt tay vào nấu xôi, thổi cơm và nấu chè.
Mọi công việc đều phải nhanh chóng nhƣng cần gọn gàng, tránh đổ vỡ. Không khí hết
sức khẩn trƣơng, tiếng trống giục giã, tiếng reo hò tán thƣởng không ngớt.

Đến thời điểm quy định về thời gian đã hết, các đội tham dự phải có đủ xôi rền,
cơm dẻo không sống không khê, chè có độ ngọt đậm. Tất cả đều phải đạt yêu cầu về
thời gian, chất lƣợng và cảm quan đẹp. Sản phẩm của đội nào đạt chất lƣợng tốt nhất
sẽ đƣợc lựa chọn để dâng lên Phật, Thánh.

Ngƣời dân làng Keo tin rằng, những sản phẩm này sau khi lễ Phật, lễ Thánh là
rất quý, nên ai ai cũng muốn xin một ít cho con cháu. Đặc biệt, những ông đầu rau
đƣợc sử dụng trong cuộc thi, nhất là của đội thắng cuộc còn đƣợc ngƣời dân trong làng
xin về để trên ban thờ. Họ tin rằng, ông đầu rau đó sẽ đem lại may mắn cho gia đình.

Ảnh 2.11. Các đội thi chuẩn bị công tác kéo lửa trong Hội thi thổi cơm, năm 2018
Nguồn ảnh: Ban Thông tin Truyền thông chùa Keo21

21
Ảnh lấy từ facebook Tổ đình chùa Keo ở địa chỉ sau:
://www.facebook.com/photo/?fbid=450889085328262&set=a.450885465328624

70
2.3.2 Giỗ Đức Ông Hoàng Nhân Dũng - Hội Đền Hồng Giao

Quận công Hoàng Nhân Dũng và vợ là bà Lại Thị Ngọc Lễ là những ngƣời
đƣợc đánh giá có nhiều công trạng trong việc hƣng công và trực tiếp trông coi chỉ đạo
xây dựng chùa Keo. Nhân dân làng Keo luôn biết ơn Quận công Hoàng Nhân Dũng
trong việc giúp đỡ, xây dựng chùa nên tôn thờ ông làm Thành Hoàng Làng và phụng
thờ tại đình làng.

Ngày mùng 1 tháng 4 hàng năm, làng Keo cho ngƣời xuống ao chùa đánh bắt
một con cá trắm to để làm lễ tế cáo. Ngày hôm sau, mồng 2 tháng 4 mới cúng giỗ
chính thức.

Trƣớc đây, do chiến tranh, đình làng bị hƣ hại. Bài vị của Hoàng Nhân Dũng
đƣợc đƣa về chùa Keo để phụng thờ. Đến năm 2010, sau khi đình làng Keo đƣợc tái
xây dựng, nhân dân làm lễ rƣớc bài vị từ chùa về đình làng. Từ đó, hàng năm đến ngày
1 tháng 4 âm lịch hàng năm, nhân dân làng Keo khôi phục lại nghi thức đánh cá và
rƣớc cá dâng Đức Ông Hoàng Nhân Dũng.

Nghi thức đánh cá để dâng Đức Ông đƣợc nhân dân làng Keo tổ chức nhƣ một
cuộc thi tài dành cho nam giới. Cuộc thi không giới hạn số lƣợng ngƣời tham dự. Trai
làng khi đã đăng ký tham dự cuộc thi, sáng ngày mùng 1 tháng 4 sẽ tập trung tại đình
làng, thực hiện việc lễ Đức Ông một cách nghiêm trang, sau đó, di chuyển vào chùa đễ
lễ Phật, lễ Thánh.

Sau tất cả các nghi thức đó, những ngƣời thi tài sẽ tập trung tại hồ trƣớc cửa
Tam Quan Nội của chùa Keo để tham gia thi bắt cá dâng lễ Đức Ông. Ngƣời tham dự
bắt cá sẽ sử dụng các dụng cụ đƣợc ban tổ chức chuẩn bị để bắt cá (Xem ảnh 2.12)
Con cá nào to nhất, khỏe mạnh nhất sẽ đƣợc dùng làm phẩm vật để lễ Thành hoàng
làng. Mỗi dịp tổ chức lễ hội, nhân dân làng Keo đều tập trung rất đông xung quanh bờ
hồ, háo hức cổ vũ để tìm ra ngƣời chiến thắng. Ngƣời chiến thắng sẽ nhận đƣợc phần
thƣởng lớn từ ban tổ chức.

Con cá lớn nhất, khỏe nhất, sẽ đƣợc rƣớc về đình làng để thực hiện tế lễ Thành
hoàng. Đoàn rƣớc gồm ban tổ chức lễ hội, kèn trống, cá mới đánh bắt, đoàn tùy giá,
đoàn trai làng vừa thi tài và nhân dân làng Keo. Trong suốt quá trình diễn ra lễ hội tức
mùng 1, mùng 2 tháng 4, nhân dân làng Keo phải cử ngƣời chăm sóc để cá không bị

71
chết. Nhân dân làng Keo quan niệm rằng nếu cá để dâng lễ Thành hoàng không may bị
chết là sự thiếu may mắn. Sau hai ngày hội, cá sau khi tế lễ sẽ đƣợc đem phóng sinh.

Ảnh 2.12. Đánh bắt cá tại để lễ Thành hoàng làng tại hồ chùa Keo, năm 2017

(Nguồn ảnh: Ban thông tin truyền thông chùa Keo22)

2.3.3 Lễ giỗ đức thánh tổ

Lịch sử chùa Keo đƣợc gắn liền với sự tích của Thiền sƣ Không Lộ. Thiền sƣ
Không Lộ đƣợc dân gian suy tôn là Thánh tổ và đƣợc thờ phụng ở rất nhiều nơi trong
cả nƣớc. Tƣơng truyền Không Lộ là ngƣời dị thƣờng, có nhiều tài năng xuất chúng, là
một danh sƣ uyên thâm, một lƣơng y nổi tiếng lại biết làm thơ, ngâm vịnh, hiểu biết
nhiều và thƣờng đi du ngoạn ở khắp mọi nơi. Ngày 3 tháng 6 năm Giáp Tuất, niên
hiệu Hội Phong thứ ba (1094), đời Lý Nhân Tông, Thiền sƣ thâu thần thị tịch, thọ 79

22
Ảnh đƣợc lấy từ đƣờng link sau:
https://chuakeo.com.vn/lang-keo-khai-mac-le-hoi-truyen-thong-nam-2017/

72
tuổi. Ngay đêm đó Thiền sƣ Giác Hải cùng dân làng Keo đã thuê thợ giỏi dùng cây gỗ
trầm hƣơng đã đƣợc mua từ trƣớc tạc tƣợng Thiền Sƣ Không Lộ và đặt thờ tại chùa
Nghiêm Quang. Sau này Vua Lý Anh Tông ban chiếu sửa Chùa đã đổi tên Chùa là
Thần Quang. Đến nay pho tƣợng ấy vẫn đang đƣợc thờ tại Tòa Cung cấm Chùa Keo.

Hàng năm, trong ngày hóa thân của Đức Thánh Tổ, nhân dân làng Keo đều
dành công sức để làm ra ba loại bánh bánh bìa, bánh dày, và bánh phong để dâng lên
nhằm tƣởng nhớ công ơn của Ngài. Phong tục này đã tồn tại trên 400 năm. Do điều
kiện lịch sử, có thời gian tục này bị gián đoạn, đến năm 2014 đƣợc sự thống nhất của
dân làng, sự hỗ trợ của thầy trụ trì chùa Keo, làng mới khôi phục lại. Các đội làm bánh
gồm các đội đến từ làng Keo và làng Bồng Tiên (xã Vũ Tiến). Song, riêng việc làm
bánh bìa chỉ có trai làng Keo đƣợc tham dự, và đƣợc thực hiện từ trƣớc ngày mùng 3
tháng 6 âm lịch.

Để làm đƣợc bánh bìa, nhân dân làng Keo phải lựa chọn đƣợc loại gạo nếp chất
lƣợng tốt nhất, sau đó xay nhuyễn thành bột, nhào cùng với đƣờng và đem hấp cách
thủy trong 48 giờ. Sản phẩm bánh làm ra có màu nâu nhạt (sự hòa quyện của đƣờng và
bột gạo nếp), và có độ mềm dẻo vừa phải. Ngƣời tham dự quá trình làm bánh phải giữ
chay tịnh. Tƣơng truyền, loại bánh này chính là loại bánh Dƣơng Không Lộ thiền sƣ
sử dụng làm lƣơng thực trong suốt chặng đƣờng lên kinh đô chữa bệnh cho nhà vua.

Các loại bánh bìa, bánh phong đƣợc làm dƣới hình thức một cuộc thi tài. Số
lƣợng đội thi hàng năm tùy thuộc vào số lƣợng đăng ký. Cuộc thi làm bánh gồm đầy
đủ các giai đoạn: đồ xôi, giã bánh, bắt bánh. Sản phẩm của các đội đƣợc lựa chọn để
dâng lên lễ Phật, Thánh và làm phần quả nhỏ cho tất cả mọi ngƣời đến tham dự lễ giỗ.
(xem ảnh 2.13)

73
Ảnh 2.13. Đoàn nghi lễ dâng bánh lễ Phật, Thánh, năm 2018

(Nguồn ảnh: Ban Thông tin Truyền thông chùa Keo23)

2.3.4 Lễ Vua cha Bát Hải

Theo Bùi Hải Yến: “Đền Đồng Bằng có tên chữ là Bát Hải động đình - ngôi đền
chung của 8 động (trang) vùng cửa biển. Nhƣng dân gian vẫn quen gọi là đền Đồng
Bằng (theo địa danh) hoặc đền Đức Vua. Vị thần đƣợc thờ ở đền có tên là “Vĩnh Công
Đại Vƣơng”.” [40, tr.126] Hàng năm, hội chính tại đền Đồng Bằng diễn ra vào tháng 8
âm lịch hàng năm, cùng với thời điểm nhiều đền thờ Vua Cha khác trong cả nƣớc.

Vào dịp này, ngày 22 tháng 8 âm lịch hàng năm, ngày khánh đản của Vua Cha
Bát Hải, tại phủ Mẫu thuộc đình làng Keo cũng tổ chức lễ cúng để ghi nhớ công đức
của Ngài. Tuy nhiên, đây không phải là ngày lễ của toàn dân trong làng, nên không
phải ngƣời dân nào trong làng cũng tham gia. Quy mô lớn, nhỏ của nghi lễ phục thuộc
vào số lƣợng con hƣơng, con nhang đăng ký tham dự mỗi năm. Các nghi thức tâm linh

23
Ảnh lấy từ facebook Tổ đình chùa Keo ở địa chỉ sau:

https://www.facebook.com/photo/?fbid=529321097485060&set=a.529247647492405

74
trong nghi lễ này đƣợc thực hiện trực tiếp bởi nhà sƣ chùa Keo. Phẩm vật dâng cúng
cũng giống nhƣ nhiều lễ cúng khác, gồm: hƣơng, hoa, đăng, trà, quả thực. Sớ đƣợc sử
dụng trong nghi lễ này là sớ cầu an.

2.3.5 Lễ hội mùa Thu

Lễ hội mùa Thu chùa Keo đƣợc tổ chức từ ngày 10 đến 20 tháng 9 âm lịch hàng
năm, trong đó có ba ngày hội chính là 13,14,15.

Thông thƣờng, một vị thần vị thánh viên tịch thì nhân dân sẽ lấy ngày hóa để tế
lễ hoặc tổ chức lễ hội nhằm tƣởng nhớ công ơn. Tuy nhiên, lễ hội chùa Keo không
đƣợc tổ chức theo thông lệ đó. Đức Thánh Dƣơng Không Lộ thiền sƣ sinh ngày
14/9/1016, hóa sáng ngày 03/6/1094, nhƣng lễ hội chùa Keo lại đƣợc tổ chức vào 3
ngày, từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 9. Đây là sự lựa chọn kết hợp hài hòa hai đại lễ và
1 tiết (tháng) thành một hội rƣớc lớn. Ngày 13 tháng 9 kỉ niệm tuần bách nhật của
Thiền sƣ Dƣơng Không Lộ; ngày 14 tháng 9 kỷ niệm ngày sinh của Thiền sƣ; ngày 15
tháng 9 là ngày vọng của nhà Phật.

Cũng giống nhƣ lễ hội mùa Xuân, sự tách biệt của phần hội và phần lễ trong lễ
hội mùa Thu chỉ mang tính tƣơng đối. Trong lễ hội này nghi thức rƣớc kiệu Thánh
đƣợc ví nhƣ một cuộc diễn xƣớng về cuộc đời của Thiền sƣ Dƣơng Không Lộ.

Nghi thức rƣớc kiệu đƣợc thực hiện vào các ngày hội chính, ba năm mới tổ
chức rƣớc kiệu một lần. Trƣớc đây, tất cả mọi ngƣời tham gia trong đám rƣớc kiệu đều
là ngƣời làng Keo. Để tuyển chọn đƣợc ngƣời khiêng kiệu, ngày 11 tháng 9 những trai
tân khỏe mạnh làng Keo sẽ tập trung tại khoảng sân lát đá trƣớc Tam Quan Ngoại để
dự cuộc chọn trai vào Kiệu. Trai làng xếp hàng một xung quanh một sân hình vuông
lát đá, mỗi chiều khoảng 6 mét. Mọi động tác đi đứng, chuyển dịch phải theo lệnh của
ngƣời chấp hiệu. Kết thúc cuộc tuyển trai này, ông chủ hội chọn lấy 42 trai làng khỏe
mạnh, thuần thục động tác để rƣớc kiệu, rƣớc nhang án, long đinh, thuyền rồng và tiểu
đĩnh (Thuyền cỏ).

Ngƣời làng Keo gọi việc chọn trai này là “Kéo kén” (Nghĩa là kéo quân để kén
ngƣời). Ngày 12, trai làng đã đƣợc tuyển chọn hôm trƣớc (gồm 42 ngƣời) dự cuộc kéo
lần nữa để chọn ra 4 ngƣời vào đòn chính, 8 ngƣời vào đòn gồng, 2 ngƣời cầm quạt vả

75
che hai bên kiệu chính, tám ngƣời rƣớc nhang án. Còn 10 ngƣời nữa rƣớc Long đình,
thuyền Rồng và tiểu đĩnh.

Ngày nay, ngƣời dân tại làng Đức Long (xã Duy Nhất), làng Bồng Tiên (xã Vũ
Tiến), xã Vũ Đoài cũng đã tham gia nghi thức này. Tuy nhiên, riêng cỗ kiệu chính chỉ
nam giới làng Keo mới đƣợc khiêng. Việc tuyển chọn ngƣời trong đoàn rƣớc cũng
không còn quá khắt khe, song những gia đình đang chịu tang trong năm vẫn không
đƣợc tham gia đoàn rƣớc. Tất cả những ngƣời tham gia đoàn rƣớc, sau khi hoàn tất lễ
hội sẽ đƣợc ban tổ chức lễ hội trả một khoản thù lao.

Nghi thức “Kéo kén” vốn để chọn ngƣời khiêng kiệu sẽ đƣợc các trai kiệu thực
hiện tại sân Tam Quan Ngoại và sáng ngày 13, trƣớc khi vào rƣớc kiệu. Tất cả mọi
ngƣời trong đám rƣớc xếp thành hai hàng. Riêng mỗi cỗ kiệu giá sẽ có các chấp hiệu
chỉ đạo đi đứng, xoay trở, nâng, hạ kiệu giá theo hiệu trống.

Lễ rƣớc kiệu đƣợc tổ chức theo lối “tiền hô hậu ủng” với sự tham gia của hàng
trăm ngƣời. Trong đó, “tiền hô” gồm đội kị mã và binh lính đi dẹp đƣờng; “hậu ủng”
gồm những ngƣời tùy giá, thƣờng là những quan theo hầu và các quân vũ trang đi hộ
vệ. Trƣớc kiệu sẽ có cờ, quạt, lọng vàng, dàn nhạc,... Đƣờng đi của đoàn rƣớc theo
hình chữ “Á” (chữ Hán). Buổi sáng, bắt đầu xuất phát từ tòa Thiêu Hƣơng, đi theo
phía đông của hồ trƣớc chùa; buổi chiều, nhập cung từ Tam Quan Ngoại theo bờ phía
tây của hồ trƣớc chùa về tòa Thiêu Hƣơng.

Trong ngày hội chính thứ nhất (ngày 13 tháng 9), đoàn rƣớc gồm nhang án,
long đình, thuyền rồng, thuyền cò. Ngày hội chính thứ hai, kỉ niệm ngày sinh của
Thiền sƣ Dƣơng Không Lộ (ngày 14 tháng 9), đám rƣớc sẽ lớn hơn. Đám rƣớc này là
sự diễn tả lại cuộc đời của thiền sƣ, đặc biệt là sự kiện Ngài lên kinh đô chữa bệnh cho
nhà vua.

Dẫn đầu đoàn rƣớc là hai cỗ ngựa (1 đỏ, 1 trắng), chân ngựa lắp bánh xe, mỗi
cỗ có 4 ngƣời phụ trách, tiếp theo là 8 ngƣời mang cờ thần, 42 ngƣời mang đồ tế khí
và bát bảo. Bộ bát bảo này thƣờng ngày vẫn để thờ ở tòa giá roi và tòa thƣợng điện.

Tiếp theo là 4 ngƣời khiêng thuyền rồng, tƣợng trƣng cho thuyền của Dƣơng
Không Lộ khi lên kinh đô chữa bệnh cho vua. Sau đó, tới 4 ngƣời khiêng giá tiểu

76
đĩnh. Trên giá, có đặt một chiếc thuyền nhỏ sơn son, tƣợng trƣng cho khoảng thời
gian Dƣơng Không Lộ vẫn còn làm nghề chài lƣới. Rồi đến phƣờng bát âm.

Nối tiếp là 4 ngƣời khiêng long đình, sau long đình là nhang án. Sau nhang án
là 4 hoặc 8 em bé tƣợng trƣng cho lũ trẻ mục đồng làm bạn với Dƣơng Không Lộ thuở
còn hành nghề đánh cá.

Sau mục đồng là kiệu Thánh (kiệu chính, chỉ rƣớc ngày 14 và ngày 15 của lễ
hội). Đây là cỗ kiệu đƣợc chế tác từ thế kỷ XVII với nghệ thuật điêu khắc rất độc đáo.
Kiệu chính có kết cấu vững chắc, trong kiệu có bài vị tôn thờ Thiền sƣ Không Lộ phủ
vải đỏ, phần mái uốn cong mềm mại, phần khung chạm gỗ rất tinh xảo với nhiều hoa
văn tứ linh cách điệu. Hệ thống đòn kiệu rất đặc biệt. Hai thanh đòn cái chịu lực chính
đƣợc bốn trai kiệu đảm nhiệm (gồm tả tiền, hữu tiền, tả hậu và hữu hậu), tám trai kiệu
còn lại gánh 4 đòn con. Hai đòn cái đƣợc treo trên đòn con qua các giá đỡ. Mỗi đòn
con này đƣợc 2 trai kiệu gánh đỡ. Nhƣ vậy tổng cộng có 12 trai kiệu trực tiếp gánh
kiệu và 2 trai giữ lọng để che hai bên kiệu (xem ảnh 2.14). Nhờ ứng dụng nguyên tắc
vật lý tay đòn nên kiệu Thánh chùa Keo rất vững chắc, sức nặng của kiệu đƣợc giàn
đều giúp trai kiệu thuận lợi di chuyển.

Sau kiệu Thánh là đoàn tùy giá, họ mặc áo lam thụng. Đoàn tùy giá bao gồm trụ
trì chùa Keo, đội nghi lễ thực hiện lễ khai chỉ mở cửa đền Thánh, đoàn Phật tử vừa đi
vừa kể sự tích Thiền sƣ Dƣơng Không Lộ.

Điều hành toàn bộ đoàn rƣớc là hai ông tổng cờ. Đoàn rƣớc đi đƣợc nửa phía
đông của bờ hồ, ra tới Tam Quan Ngoại thì tới giờ trƣa. An vị các giá, kiệu tại đây,
đoàn rƣớc phải cử ngƣời trông nom các giá, kiệu. Ngƣời trong làng quan niệm rằng,
nếu để các giá, đặc biệt là kiệu Thánh bị bỏ trống, sẽ bị trách phạt, cả làng phải mang
vạ.

77
Ảnh 2.14. Kiệu chính trong đoàn rƣớc kiệu tại lễ hội chùa Keo, năm 2019

(Nguồn ảnh: Ban Thông tin Truyền thông chùa Keo 24)

Đến đầu giờ chiều, đoàn rƣớc cũng đúng theo thứ tự đó, đƣa các giá, kiệu trở về
vị trí cũ. Trƣớc đây, khi kiệu Thánh rƣớc đến chỗ góc bờ ao ở phía trong bên trái
ngƣời ta thấy xuất hiện bốn ngƣời điều khiển 7 hình ngƣời tƣợng trƣng, làm bằng gỗ.
Ngƣời thứ nhất điều khiển một tƣợng gỗ hình phụ nữ, nét mặt vui tƣơi hớn hở. Tay
tƣợng đƣợc điều khiển bằng dây, dễ dàng giơ lên, hạ xuống. Tƣợng gỗ này tƣợng
trƣng cho nhân vật bà Chàng, hay còn gọi là bà Cá Rồi. Ngày nay, nghi thức này
không còn đƣợc thực hiện.

Trong khi tiến hành cuộc rƣớc ở trên bờ thì ở dƣới ao trƣớc Chùa, cũng diễn ra
cuộc bơi thuyền. Có 8 em nhỏ, độ tuổi 13- 14, mặc áo vàng, đầu khăn đỏ tết hình trái
đào, ngồi thành bốn đôi cân đối, bơi bằng dầm gỗ trên một chiếc thuyền nhỏ, gọi là
thuyền cò cốc. Chiếc thuyền này, hình dáng nhƣ một chiếc trải (ngôn ngữ địa phƣơng,
ngôn ngữ chung thƣờng gọi là thuyền) thu nhỏ, dài tám mét, chỗ rộng nhất 0,8 mét,

24
Ảnh đƣợc lấy từ fanpage Tổ đình chùa Keo Thái Bình ở địa chỉ sau:
https://www.facebook.com/chuakeothaibinh/photos/a.779949452425811/779950842425672

78
đuôi thuyền cắm một cờ đuôi nheo. Ngoài ra còn hai ngƣời lớn đánh mõ và lái.
Thuyền bơi có tính chất biểu diễn, trông rất đẹp mắt.

Sau khi đƣa các giá, kiệu trở về an vị tại vị trí ban đầu, lần lƣợt tiểu đồng, tùy
giá, tổng cờ, chấp hiệu, trai kiệu vào lễ tạ trƣớc bàn thờ thiền sƣ một cách trang
nghiêm. Riêng 12 chân kiệu chính, khi kiệu Thánh hoàn cung, những ngƣời này phải
thực hiện nghi thức múa ếch vồ vào chiều ngày 14 và múa chèo trải cạn vào chiều
ngày 15.

Đối với nghi lễ múa ếch vồ, 12 ngƣời trong đội kiệu chính y phục nhƣ khi rƣớc
kiệu, xếp thành hai hàng dọc ở gian giữa, quay mặt vào phái thƣợng điện. Ông chấp
hiệu gõ chiếc trống con trên tay làm hiệu lệnh chỉ huy. Sau hồi trống dạo đầu, hai hàng
đội đứng chỉnh tề. Ông chấp hiệu gõ một tiếng trống, 12 chân kiệu để hai tay trƣớc
ngực, rồi quỳ xuống, hai bàn tay chống xuống đất trƣớc mặt, hai đầu bàn chân xoay
chếch về hai phía, hai gót chân chụm lại đội lấy mông. Ông chấp hiệu nội gõ tiếng
trống tiếp theo, hai hàng đội vung mạnh hai tay về phía trái, cho toàn thân bật dậy trở
về tƣ thế ban đầu. Cứ nhƣ thế đƣợc lặp đi, lặp lại 5 lần. Những động tác này trông rất
khỏe mạnh, dứt khoát. Đây là hình thức lễ Thánh của 12 trai chân kiệu đã đƣợc cách
điệu nhƣ một điệu múa.

Với nghi lễ múa chèo trải25 (từ địa phƣơng) cạn, nghi lễ này có tính chất tƣợng
trƣng bằng những động tác chèo trải đƣợc vũ đạo hóa. 12 ngƣời hàng đội, y phục nhƣ
khi rƣớc kiệu Thánh, xếp hàng đôi quay mặt vào phía trong thƣợng điện, nhƣ đội hình
trên một chiếc trải tƣợng trƣng. Ngoài ra còn có 2 ông chấp hiệu, một ngƣời cầm trống
con, một ngƣời cầm mõ. Hai ngƣời này tƣợng trƣng cho ông lái và ông chấp hiệu trên
trải. 12 ngƣời chèo, tay trái ngửa, tay phải úp giống nhƣ đang nắm mái chèo. Theo
tiếng mõ của ông chấp hiệu, 12 ngƣời tay chèo: Dƣớn chân, đƣa toàn thân hơi lao về
phía trƣớc, tay chèo, chân dậm, miệng “Hò dô” rất nhịp nhàng, tạo thành những động
tác múa khỏe đẹp. Sau những động tác đứng, lại đến những động tác quỳ. Cả 14 ngƣời

25
Theo tiếng địa phƣơng, từ trải đƣợc dùng đa dạng. Trong phạm vi luận văn, từ trải đƣợc sử dụng
nhiều lần nhằm miêu tả các hoạt động trong nghi lễ. Ví dụ: chiếc trải nghĩa là chiếc thuyền; trải cạn là
chèo thuyền trên cạn; một trải là chỉ một lƣợt bơi thuyền.

79
quỳ chân trái, chân phải co đứng gối, mông đặt trên gót trái, tay chèo, miệng hò theo
nhịp mõ. Múa chèo trải cạn có vũ đạo và tiết tấu mang tính dân gian rõ rệt.

Mỗi năm có lễ rƣớc, ngƣời dân làng Keo rất háo hức đón chờ. Đặc biệt, còn có
phong tục chui qua gầm kiệu Thánh trong đoàn rƣớc. Ngƣời làng quan niệm rằng, ai
chui kiệu sẽ đƣợc khỏe mạnh, công việc thuận lợi.

Tiểu kết

Có thể thấy rằng, hệ thống nghi lễ Phật giáo tại làng Keo rất đa dạng. Mỗi nghi
lễ có hình thức, quy mô tổ chức riêng. Song, những nghi lễ này đều có sự tham gia của
nhà sƣ chùa Keo. Qua đây, có thể thấy đƣợc sự gắn kết chặt chẽ của hệ thống nghi lễ
Phật giáo với đời sống của nhân dân làng Keo. Các nghi lễ đó dù đƣợc tổ chức tại các
địa điểm khác nhau (chùa, đình, gia đình) thì cũng đều đáp ứng, giải quyết các vấn đề
liên quan đến đời sống thƣờng nhật của chính nhân dân địa phƣơng.

80
CHƢƠNG 3: GIÁ TRỊ CỦA HỆ THỐNG NGHI LỄ PHẬT GIÁO
TRONG LÀNG XÃ VIỆT HIỆN NAY QUA TRƢỜNG HỢP CHÙA
KEO

Ở chƣơng này, chúng tôi sẽ đƣa ra nhận thức về giá trị của hệ thống nghi lễ
Phật giáo trong làng xã Việt hiện nay qua trƣờng hợp chùa Keo từ kết quả nghiên cứu
của hai chƣơng trƣớc. Nội dung chƣơng nhằm trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ hai
và thứ ba đã nêu ở phần mở đầu của luận văn. Giá trị của ngôi chùa ở đây đƣợc nhận
thức qua tiêu điểm là hệ thống nghi lễ Phật giáo, thể hiện qua bốn nội dung sẽ đƣợc lần
lƣợt trình bày ở dƣới đây, gồm: 1). Phƣơng tiện nhập thế của tăng ni; 2). Giá trị an
ninh tinh thần; 3. Giá trị đạo đức; 4). Giá trị xã hội.

3.1 Phƣơng tiện nhập thế của tăng ni

Nhƣ đã biết rộng rãi, khái niệm Phật giáo nhập thế (Engaged Buddhism) đƣợc
khởi xƣớng bởi thiền sƣ Thích Nhất Hạnh (Nguyễn Lang) vào giữa thập niên 1960,
gắn với những tác phẩm danh tiếng của ông nhƣ Đạo Phật đi vào cuộc đời (xuất bản
lần đầu năm 1964 tại Sài Gòn), đặc biệt là Hoa sen trong biển lửa (xuất bản lần đầu tại
Pháp năm 1966, đƣợc dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới).

Định nghĩa về khái niệm này bằng tiếng Việt, trong cuốn Đạo Phật đi vào cuộc
đời, Thích Nhất Hạnh có viết: “đem đạo Phật đi vào cuộc đời có nghĩa là thể hiện
những nguyên lý đạo Phật trong sự sống, thể hiện bằng những phƣơng thức phù hợp
với thực trạng của cuộc đời để biến cải cuộc đời theo chiều hƣớng thiện, mỹ. Chừng
nào sinh lực của đạo Phật đƣợc trông thấy dào dạt trong mọi hình thức của sự sống
chừng đó ta mới có thể nói đƣợc rằng đạo Phật đang thật sự hiện hữu trong cuộc đời.”
[13, tr.5].

Có thể hiểu Phật giáo nhập thế là Phật giáo đi vào cuộc đời, Phật giáo hiện hữu
trong cuộc sống thƣờng nhật của con ngƣời hỗ trợ giải quyết những vấn đề khó khăn
mà con ngƣời gặp phải trong thực tế cuộc sống. Ngày nay, khuynh hƣớng nhập thế của
Phật giáo ngày càng mang tính phổ quát. Phật giáo góp phần giải quyết nhiều vấn đề
cấp bách trong xã hội nhƣ giáo dục đạo đức và lối sống, hỗ trợ y tế, bảo vệ môi
trƣờng…

81
Từ ngàn xƣa, đối với ngƣời Việt Nam, nghi lễ đã là nhu cầu không thể thiếu.
Khi đến với đạo Phật, nhu cầu nghi lễ của quần chúng cao hơn, mạnh hơn. Chính vì
vậy, nghi lễ Phật giáo đã trở thành phƣơng tiện tiếp độ chúng sinh của tăng ni tại các
chùa. Cần nhấn mạnh rằng, trong các phƣơng tiện dẫn dắt ngƣời vào đạo, nghi lễ là
một phƣơng tiện phổ biến, hiệu quả cao. Có nhiều ngƣời không bao giờ đi chùa, tới
khi ngƣời thân qua đời mới lên chùa nhờ nhà sƣ chủ trì tang lễ, từ đó mà biết đến Phật
pháp. Sự truyền cảm của nghi lễ có khả năng đáp ứng nhu cầu tâm linh cũng nhƣ tâm
tƣ tình cảm của đại đa số quần chúng. Tăng ni đƣợc giáo dục là: khi thực hiện nghi lễ
cần ứng dụng khéo léo, tránh để hiểu lầm nghi lễ Phật giáo là mê tín dị đoan.

Tại chùa Keo, nghi lễ Phật giáo đã trở thành một phƣơng tiện thiết yếu để hỗ
trợ Phật giáo đi vào đời sống của cộng đồng làng xã và khu vực. Với sự đa dạng về nội
dung và hình thức, hệ thống nghi lễ tại làng Keo và chùa Keo (nhƣ trình bày trong
chƣơng 2) đã đáp ứng đƣợc các nhu cầu tâm linh của ngƣời dân địa phƣơng. Từ lúc
sinh ra đến lúc mất đi, cuộc sống của mỗi ngƣời làng Keo đều đƣợc hỗ trợ bởi các nghi
lễ Phật giáo. Hệ thống nghi lễ Phật giáo gắn bó sâu sắc và hòa quyện vào cuộc sống
thƣờng nhật của cộng đồng làng xóm bằng hệ thống nghi lễ theo vòng xoay thời gian.

Ở chiều ngƣợc lại, nghi lễ Phật giáo có vai trò trọng yếu đối với sự tu hành của
tăng ni tại chùa Keo. Có thể nói, phần lớn sinh hoạt Phật sự đều gắn liền với nghi lễ;
nghi lễ là thời khóa công phu chính của tăng ni tại chùa. Bởi vậy, rõ ràng, nghi lễ vừa
đáp ứng nhu cầu tín ngƣỡng của Phật tử vừa hỗ trợ nhà sƣ trong quá trình nhập thế.

Trong mấy trăm năm lịch sử đã qua, các thế hệ tăng ni chùa Keo nối đời thực
hiện tinh thần Phật giáo nhập thế. Ngày nay, nhà sƣ trụ trì chùa cũng đang tiếp nối
truyền thống đó. Bên cạnh việc duy trì Phật sự, đại đức Thích Thanh Quang (thế danh
Nguyễn Văn Nhuận, sinh năm 1982) còn giữ chức Phó Trƣởng ban Ban Quản lý Di
tích Đặc biệt chùa Keo; tham gia Ban khánh tiết đền Hồng Giao. Năm 2015, nhà sƣ
chính thức đƣợc kết nạp Đảng tại chi bộ thôn Hành Dũng Nghĩa. Ông đồng thời tham
gia Hội đồng nhân dân xã Duy Nhất, Hội đồng nhân dân huyện Vũ Thƣ (đều cùng
nhiệm kì 2016 - 2021).

Có thể khẳng định rằng, nghi lễ Phật giáo do nhân lực của ngôi chùa (trụ trì, các
nhà sƣ khác) thực hành trong và ngoài không gian chùa là nhịp cầu thiêng liêng đƣa

82
quần chúng đến với đạo Phật. Quần chúng đến với đạo Phật bắt đầu từ chính nhu cầu
cá nhân, từ đó thiện cảm tinh thần từ bi hỷ xả của đạo Phật, qua nhịp cầu nghi lễ mà
tiếp nhận Phật pháp. Do vậy, nếu nghi lễ đƣợc thể hiện đúng nghĩa trên tinh thần giác
ngộ giải thoát và không lạm dụng vào mục đích khác thì sẽ có tác dụng rất lớn.

3.2 Giá trị an ninh tinh thần

Trên thực tế, nhiều ngƣời bƣớc đầu đến với đạo Phật để tìm kiếm sự trợ giúp
khi họ gặp phải những khó khăn nhƣ: ốm đau, hiếm muộn đƣờng con cái, gia đình bất
hòa, làm ăn thất bát,… Họ mong muốn tìm kiểm một sự bảo hiểm cho chính cuộc sống
hiện tại và tƣơng lai gần, thậm chí cả khi đã qua đời. Họ tin rằng, Phật Thánh và các vị
thần linh là những đấng toàn năng có thể giúp họ vƣợt qua mọi khó khăn hƣớng đến
cuộc sống tốt đẹp hơn. Việc thực hành hay tham gia nghi lễ Phật giáo là một phƣơng
thức đem đến an ninh tinh thần cho Phật tử. Với sự phong phú và đa dạng, hệ thống
nghi lễ Phật giáo tại chùa Keo và làng Keo đáp ứng nhiều phƣơng diện trong đời sống
của ngƣời dân

3.2.1 Nơi con người cầu mong sức khỏe, giải vận hạn, hướng đến sự an tâm

Ở vùng nông thôn miền Bắc hiện nay, sự ra đời của các khu công nghiệp đã góp
phần phát triển kinh tế địa phƣơng, cải thiện đời sống cƣ dân bản địa. Tuy nhiên, mặt
trái là môi trƣờng cảnh quan đang bị ô nhiễm, nhiều bệnh nguy hiểm xuất hiện (tiêu
biểu nhất là ung thƣ). Bệnh tật và những áp lực trong cuộc sống thƣờng nhật khiến con
ngƣời cảm thấy hoang mang, lo sợ. Bởi thế, họ tham gia hay thực hành nghi lễ Phật
giáo (hay các nghi lễ của các tôn giáo khác) nhƣ một phƣơng thức tìm kiếm sự an ninh
tinh thần.

Tại làng Keo, ngƣời dân tham gia vào các nghi lễ cầu an để hóa giải vận hạn,
cầu nguyện những điều tốt đẹp. Đó là các nghi lễ nhƣ Thƣợng Nguyên Trai đàn thất
châu (đàn cúng Phật Dƣợc Sƣ) dịp đầu năm; lễ Cầu an, giải hạn, sám hối hàng tháng,..
Bằng việc tham gia vào những nghi lễ này, ngƣời ta tin rằng, mình nhận đƣợc sự bảo
trợ của đức Phật.

83
3.2.2 Tìm kiếm điểm tựa tinh thần trong đời sống hiện tại và cảnh giới cực lạc sau
khi rời cõi tạm

Tang lễ và một chuỗi dài thời gian sau đó (nhiều tháng nhiều năm) thƣờng
mang đến cho gia quyến gánh nặng rất lớn về nhiều mặt (tình cảm, kinh tế,…) Nghi lễ
tang ma trong hệ thống nghi lễ Phật giáo (bao gồm tang lễ và những nghi lễ sau đó
trong khoảng thời gian mấy năm) sẽ góp phần làm nhẹ bớt gánh nặng nói trên. Ở
trƣờng hợp Phật tử, những ngƣời sắp từ trần thƣờng rất thanh thản, bởi họ đinh ninh
rằng, cả đời mình đã đặt trọn niềm tin vào con đƣờng giải thoát của Phật tổ thì nhất
định sẽ đƣợc nhẹ nhàng siêu thăng về miền tịnh thổ. Nhờ đó, gia quyến cũng có đƣợc
sự an tâm không bị chìm đắm vào những nỗi lo - đó chính là sự an định tinh thần nơi
cuộc sống thực tại.

3.3 Giá trị đạo đức

Phật giáo với tƣ tƣởng về “vô ngã vị tha”, “từ bi, hỷ xả”, “nhân quả”,... đã giải
đáp đƣợc những băn khoăn mang tính triết lý nhân sinh mà tín ngƣỡng dân gian (trƣớc
khi Phật giáo đƣợc du nhập) chƣa thể giải đáp. Do đó, Phật giáo đã nhanh chóng có
đƣợc cơ sở cho sự tồn tại và phát triển tại Việt Nam. Những chuẩn mực đạo đức Phật
giáo góp phần định hình nên các quan niệm, chuẩn mực và hệ giá trị đạo đức trong xã
hội. Đặc biệt, trong bối cảnh làng xã Việt Nam, giá trị đạo đức của hệ thống nghi lễ
Phật giáo đƣợc thể hiện qua hai phƣơng diện nhƣ sau.

Một là, các thuần phong mỹ tục của địa phƣơng có nguồn cội hay tích hợp với
đạo đức Phật giáo. Chính việc tham gia, thực hành các nghi lễ Phật giáo giúp ngƣời
dân địa phƣơng có thêm nghị lực, vị tha và biết yêu thƣơng lẫn nhau, xem việc giúp đỡ
mọi ngƣời là niềm vui của chính mình. Chẳng hạn, sau khi tham gia lễ Quy y Tam
Bảo, ngƣời tham gia sẽ trở thành Phật tử tại gia khi phát nguyện năm giới cấm [15,
tr.73-91]. Năm giới cấm là: không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói
dối. Năm giới này chính là nền tảng đạo đức căn bản để hoàn thiện nhân cách con
ngƣời. Từ lúc còn nhỏ đã theo cha mẹ hay ông bà lên chùa lễ Phật, quan sát và tham
dự thƣờng xuyên các nghi lễ Phật giáo, ngƣời làng Keo thấm nhuần dần dần đạo đức
Phật giáo với cốt lõi là năm giới cấm. Tới khi trƣởng thành, nếu có điều kiện thì trai
gái làng Keo sẽ làm lễ Hằng Thuận với ngƣời bạn đời của mình. Đến khi nhắm mắt
xuôi tay, họ lại nguyện theo chân Phật tổ đi về miền tịnh thổ.

84
Nhìn chung, ngƣời dân làng Keo luôn tin rằng: làm thiện sẽ đƣợc quả lành, làm
ác sẽ bị quả xấu, những việc làm của mình đều đƣợc sự giám sát của các vị thần hộ
pháp. Khi gặp nạn, thì chắc chắn sẽ có Đức Phật hay các vị thánh thần ra tay cứu giúp.

Hai là, tính hƣớng thiện của Phật giáo trong hệ thống nghi lễ có thể xem là một
trong những nguồn gốc của chủ nghĩa nhân đạo trong cuộc sống thƣờng nhật. Tƣ
tƣởng bình đẳng, hòa bình của Phật giáo trong lễ Thượng Nguyên trai đàn thất châu
(đàn cúng Phật Dược Sư) (đã trình bày trong tiết 2 chƣơng 2) phù hợp với xu hƣớng
hòa đồng liên kết trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay. Đạo đức Phật giáo khuyên con
ngƣời luôn nhớ đến “đạo hiếu”, lấy chữ hiếu làm đầu (“hạnh hiếu là hạnh Phật, tâm
hiếu là tâm Phật”). Mùa Vu lan báo hiếu thể hiện rất rõ tƣ tƣởng đó. Có thể xem đây
là một trong những cỗi nguồn của đạo lý uống nƣớc nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng
cây của dân tộc.

3.4 Giá trị xã hội

Trong phạm vi làng xã, sự tồn tại của ngôi chùa với hệ thống nghi lễ Phật giáo
tạo đƣợc nhiều giá trị trong xã hội.

Một là, ngôi chùa không chỉ là cơ sở sinh hoạt tôn giáo mang yếu tố tâm linh
mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa, giáo dục ở các làng xã. Tại làng Keo, chùa là
nơi sinh hoạt, duy trì văn hóa, tín ngƣỡng và các hoạt động tâm linh cho hơn 1600
Phật tử. Nổi bật nhất là hai mô hình sinh hoạt: hội Tập Phúc và câu lạc bộ Thanh thiếu
niên Phật tử. Ngoài ra, còn phải kể đến các khóa tu dành cho các độ tuổi, các buổi học
giáo lý, lớp luyện ôn thi, các chƣơng trình thiện nguyện hàng năm...

Hai là, ngôi chùa và đình làng tác động tích cực đến tính cố kết cộng động
thông qua hệ thống nghi lễ phong phú. Việc tham gia vào các nghi lễ, lễ hội tại địa
phƣơng luôn là dịp để nhiều ngƣời có cơ hội tới chùa, tới đình. Tại lễ hội làng Keo, lễ
hội chùa Keo, ngƣời dân đã tham gia vào tất cả các công đoạn với nhiều hình thức
nhƣ: cung tiến hiện vật, góp sức lao động, tham gia rƣớc... Đặc biệt, sự cố kết cộng
đồng của hệ thống nghi lễ tại làng Keo không chỉ trên phạm vi một xóm, một làng,
một xã, mà còn là sự gắn kết giữa các xóm trong làng, các làng trong xã, các xã trong
khu vực.

85
Ba là, sự tồn tại của ngôi chùa và hệ thống nghi lễ tại chùa là yếu tố góp phần
gìn giữ bản sắc văn hóa cộng đồng. Hệ thống nghi lễ nhƣ thấy ở chùa Keo và làng Keo
là sự cộng hƣởng các giá trị về mặt lịch sử, phong tục, văn chƣơng, nghệ thuật, là bảo
tàng sống về các giá trị nhân văn đã đƣợc kết tinh trong suốt chiều dài lịch sử. Duy trì,
thực hành, phát triển hệ thống lễ nghi và lễ hội này sẽ giúp thỏa mãn các nhu cầu về
tín ngƣỡng, tâm linh, giải trí. Đặc biệt, đó là sự tiếp thu văn hóa góp phần nâng cao đời
sống văn hóa của cộng đồng dân cƣ.

86
Tiểu kết

Nhƣ đã trình bày ở trên, từ trong truyền thống, hệ thống nghi lễ Phật giáo là
một phƣơng tiện giúp đạo Phật bắt rễ vào cuộc sống hiện thực, giúp tăng ni nhập thế.
Ngày nay, trong bối cảnh đất nƣớc đang đổi mới và hội nhập quốc tế, hệ thống nghi lễ
Phật giáo rõ ràng có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống thƣờng nhật của nhân dân ở
các địa phƣơng, mang đến cho cá nhân sự an ninh về tinh thần, mang đến cho cộng
đồng sự gắn kết trong tinh thần hƣớng thiện, góp phần to lớn và công cuộc xây dựng
đời sống văn hóa ở cấp cơ sở, xây dựng nông thôn mới.

87
KẾT LUẬN

Sau ba chƣơng nội dung ở trên, đến đây, chúng tôi rút ra bốn điểm sau đây, có
thể xem nhƣ kết luận của luận văn. Điểm đầu tiên là một tổng quan về làng Keo và
chùa Keo. Các điểm còn lại là để giải đáp ba câu hỏi nghiên cứu đã đƣợc đặt ở phần
mở đầu.

1. Làng Keo và chùa Keo

Làng Keo đƣợc hợp thành từ ba thôn Hành Dũng Nghĩa, Dũng Nghĩa, Dũng
Nhuệ thuộc địa bàn xã Duy Nhất, huyện Vũ Thƣ, tỉnh Thái Bình. Hiện làng Keo có
một đình làng (đền Hồng Giao) phụng thờ quận công Hoàng Nhân Dũng - ngƣời đƣợc
suy tôn làm thành hoàng làng bởi có công trong quá trình xây dựng làng và chùa Keo.
Trên địa bàn làng không có nhà thờ công giáo. Trong quá trình đổi mới, làng Keo đạt
đƣợc thành công trên nhiều lĩnh vực, giúp xã Duy Nhất đạt chuẩn nông thôn mới năm
2018.

Chùa Keo tên chữ là Thần Quang tự, hiện tọa lạc tại thôn Hành Dũng Nghĩa
(thuộc địa bàn “làng Keo” theo cách gọi dân gian trƣớc nay). Trải qua nhiều thăng
trầm, đến nay chùa Keo đƣợc bảo tồn hầu nhƣ nguyên vẹn kiến trúc 400 năm tuổi.
Chùa Keo và đình làng Keo là cơ sở tôn giáo, trung tâm tín ngƣỡng của nhân dân địa
phƣơng. Với vị trí thuộc tiểu vùng duyên hải thuộc vùng văn hóa đồng bằng Bắc Bộ,
làng Keo có chùa Keo vừa sở hữu những đặc trƣng của tiểu vùng vừa mang những nét
văn hóa độc đáo riêng.

2. Hệ thống nghi lễ Phật giáo gắn với đời sống dân gian thƣờng nhật ở chùa Keo
và làng Keo

Hệ thống nghi lễ Phật giáo tại chùa Keo và làng Keo bao gồm: nghi lễ theo
vòng xoay thời gian; nghi lễ vòng đời ngƣời; nghi lễ độc đáo của chùa Keo và làng
Keo

Trong đó, nghi lễ theo vòng xoay thời gian tại chùa Keo có sự tƣơng đồng với
hệ thống nghi lễ Phật giáo với các chùa khác trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam (bao
gồm: lễ đình, lễ chùa đầu năm; hóa vàng gia tiên; khánh đản Ngọc Hoàng; thƣợng
Nguyên trai đàn thất châu (đàn cúng Phật Dƣợc Sƣ); tiết Thanh Minh; lập Hạ (vào hè);

88
lễ Phật Đản; tết Đoan Ngọ; nhập Hạ, an cƣ kiết Hạ; tiết Vu Lan; kết thúc an cƣ; tất
niên; tiễn Táo Quân; lễ giao thừa - lễ trừ tịch).

Nghi lễ vòng đời ngƣời bao gồm các nghi lễ gắn với ngƣời làng Keo từ khi
sinh ra, trƣởng thành, già đi, tới khi quá vãng (bao gồm: lễ cầu tự; hộ thai; tôn
nhang; bán khóa; quy y Tam Bảo; hằng thuận; các nghi lễ tang ma).

Nghi lễ độc đáo của chùa Keo và làng Keo chủ yếu bao gồm các lễ hội văn hóa
của địa phƣơng (bao gồm: lễ hội Xuân; giỗ Đức Ông Hoàng Nhân Dũng - Hội Đền
Hồng Giao; lễ giỗ Đức Thánh Tổ, lễ Vua Cha Bát Hải; lễ hội mùa thu).

Tất cả nghi lễ đều có sự tham gia của nhà sƣ chùa Keo và Phật tử của chùa.
Đồng thời, chúng có gắn bó mật thiết với đời sống dân gian thƣờng nhật của nhân dân
làng Keo.

3. Giá trị của hệ thống nghi lễ Phật giáo gắn với đời sống dân gian thƣờng nhật ở
chùa Keo và làng Keo

Trong phạm vi luận văn, giá trị của ngôi chùa ở đây đƣợc nhận thức qua tiêu
điểm là hệ thống nghi lễ Phật giáo, thể hiện qua bốn nội dung sau.

Phương tiện nhập thế của tăng ni: Hệ thống nghi lễ Phật giáo là một trong các
phƣơng tiện để tăng ni thực hiện tinh thần “Phật giáo nhập thế”. Trải qua nhiều biến
động lịch sử, đến nay hệ thống nghi lễ Phật giáo tại chùa Keo và làng Keo vẫn là một
phƣơng tiện để hỗ trợ chƣ tăng chùa Keo đƣa Phật giáo đi vào cuộc đời. Đặc biệt, nhà
sƣ trụ trì chùa Keo cũng “nhập thế” bằng việc trực tiếp tham gia vào các công tác
chính trị, xã hội tại địa phƣơng.

Giá trị an ninh tinh thần: Việc duy trì, thực hành, tham gia các nghi lễ Phật
giáo là một phƣơng thức đem lại giá trị an ninh tinh thần cho ngƣời thực hiện. Mọi
ngƣời thƣờng tham gia và thực hiện các nghi lễ để đáp ứng các mong cầu về sức khỏe,
giải vận hạn, hƣớng đến sự an tâm. Từ đó, tìm kiếm điểm tựa tinh thần trong đời sống
hiện thực và cảnh giới cực lạc sau khi rời cõi tạm.

Giá trị đạo đức: Kết hợp với các nét đẹp trong đời sống văn hóa địa phƣơng, hệ
thống nghi lễ Phật giáo đã góp phần làm cho các giá trị đạo đức của dân cƣ địa phƣơng
có bản sắc riêng. Đồng thời, tính hƣớng thiện của Phật giáo trong hệ thống nghi lễ có

89
thể xem là một trong những nguồn gốc của chủ nghĩa nhân đạo trong cuộc sống
thƣờng nhật.

Giá trị xã hội: Ngôi chùa, đình làng không chỉ là cơ sở tôn giáo tín ngƣỡng mà
còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa, giáo dục ở các làng xã.

Hệ thống nghi lễ Phật giáo đa dạng tại các cơ sở này đã góp phần làm nên tính
cố kết cộng động. Đồng thời, sự tồn tại của ngôi chùa và hệ thống nghi lễ tại chùa là
yếu tố góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa cộng đồng, mở rộng ra là văn hóa dân tộc

4. Giá trị của ngôi chùa Việt trong bối cảnh xã hội hiện nay

Trải qua hàng ngàn năm, với tƣ cách là một tôn giáo, đạo Phật đã có những
đóng góp to lớn cho dân tộc trên nhiều phƣơng diện: góp phần hình thành đạo đức, lối
sống truyền thống của ngƣời Việt; tạo nên sự phong phú, đa dạng trong văn hóa Việt
Nam. Dù đƣợc du nhập, khi vào tới Việt Nam, Phật giáo đã thực sự trở thành một tôn
giáo của dân tộc, mang bản sắc riêng của ngƣời Việt Nam. Các ngôi chùa Việt mang
vẻ đẹp của tâm hồn Việt. Ngoài kiến trúc nghệ thuật, nó còn có chức năng nuôi dƣỡng
đời sống tâm linh và xây dựng nếp sống đạo đức hƣớng thiện. Nó đáp ứng nhu cầu tín
ngƣỡng, thờ phụng, lễ bái, tu học, sinh hoạt xã hội của mọi tầng lớp dân chúng. Với
những giá trị tốt đẹp, mỗi ngôi chùa Việt đã trở thành một di sản văn hóa cần đƣợc bảo
lƣu và phát huy giá trị trong cuộc sống hiện đại. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, cơ chế
thị trƣờng, thời đại công nghệ 4.0,... nhƣ hiện nay, bản thân Phật giáo Việt Nam nói
chung và các ngôi chùa nói riêng đang tiếp tục phát huy truyền thống Phật giáo nhập
thế đã có hàng ngàn năm của mình, mà chùa Keo và làng Keo đƣợc trình bày trong
luận văn này là một trƣờng hợp điển hình.

90
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu in ấn (sách, tạp chí, báo chí in,…)


1. Ban chấp hành Đảng bộ xã Duy Nhất, 1996, Lịch sử Đảng bộ và nhân dân xã Duy
Nhất, Thái Bình.
2. Bảo tàng tỉnh Thái Bình - Công ty Phát hành sách Thái Bình, 2000, Di tích Lịch sử
Văn hóa Chùa Keo tỉnh Thái Bình, Tờ rơi 3 gấp in màu theo Giấy phép xuất bản số 34
GPXB-VHTT cấp ngày 15/10/1999.
3. Đào Duy Anh, 2002 (1938), Việt Nam văn hóa sử cương, Hà Nội: Nxb Văn hóa -
Thông tin.
4. Phan Kế Bính, 2014 (1915), Việt Nam phong tục, Hà Nội: Nxb Văn học.
5. Phạm Thị Chuyền, 2013, “Lễ hội chùa Keo (Thái Bình)”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn
giáo số 7, trang 64-73.
6. Phạm Đức Duật - Bùi Duy Lan, 1985, Lịch sử chùa Keo, Thái Bình: Sở Văn hóa
Thông tin.
7. Nguyễn Tất Đạt, 2013, “Công tác nghi lễ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam”, Tạp
chí Nghiên cứu Tôn giáo số 2, trang 20-26
8. Đinh Gia Khánh, 1995a, “Đại cƣơng về tiến trình văn hóa Việt Nam”, In trong sách
Các vùng văn hóa Việt Nam (Hà Nội: Nxb Văn học), trang 13-25.
9. Đinh Gia Khánh, 1995b, “Vùng văn hóa đồng bằng miền Bắc Việt Nam”, In trong
sách Các vùng văn hóa Việt Nam (Hà Nội: Nxb Văn học), trang 86-114.
10. Chu Xuân Giao, 2019, “Không gian văn hóa xứ Đông với truyền thống văn hóa và
khoa bảng vùng phủ huyện Nam Sách các thế kỷ XVI-XIX”, In trong sách Hội thảo
Khoa học Truyền thống văn hóa, khoa bảng dòng họ Trần Điền Trì xã Quốc Tuấn,
huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương - Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn
Miếu - Quốc Tử Giám (Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội) ấn hành, trang 9-35.
11. Chu Xuân Giao, 2020, “Không gian văn hóa xứ Đông với truyền thống văn hóa và
khoa bảng vùng phủ huyện Nam Sách các thế kỷ XVI-XIX”, In trong sách Truyền
thống văn hóa, khoa bảng dòng họ Trần Điền Trì xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách,
tỉnh Hải Dương, Hà Nội : Nxb Khoa học Xã hội, trang 23-55.
12. Thích Nhất Hạnh, 1964, Bông hồng cài áo, Sài Gòn: Nxb Lá Bối.
13. Thích Nhất Hạnh, 2019 (1964), Đạo Phật đi vào cuộc đời, Hà Nội: Nxb.Văn hóa
dân tộc.
14. Đoàn Ngọc Hân, 2012, Lý lịch di tích chùa Keo (Thần Quang tự), Sở Văn hóa Thể
thao và Du lịch Thái Bình, Ban quản lý di tích.
15. Thích Thiện Hoa, 2006, Phật học Phổ Thông quyển 1, Tp. Hồ Chí Minh: Nxb Tôn
giáo.
16. Nguyễn Hải Hoành, 2008, “Ảnh hƣởng của lề lối lễ nghi Phật giáo mới do Hòa
thƣợng Trí Hải đề xuất”, Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 1, trang 44-49.
17. Vũ Tự Lập - Đàm Trung Phƣờng, 1991, Văn hóa và cư dân đồng bằng sông Hồng,
Hà Nội: Nxb Khoa học xã hội.

91
18. Vũ Quang Liễn - Vũ Quang Dũng, 2019, Nghi lễ Phật giáo liên quan đến vòng đời
ngƣời (Qua khảo sát tại chùa Tri Chỉ, xã Tri Trung, Phú Xuyên, Hà Nội), Hà Nội: Nxb
Hội Nhà văn.
19. Trần Hồng Liên, 2007, 100 câu hỏi đáp về Phật giáo về Phật giáo ở Thành phố Hồ
Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh: Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
20. Bảo Long, 2013, “Mấy đặc điểm nghi lễ phật giáo vùng Châu thổ Bắc Bộ (trƣờng
hợp lễ thƣờng nhật và trai đàn chẩn tế ở Hà Nội)”, Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 5,
trang 28-34
21. Nhiều tác giả, 1990, Ngàn năm đất và người Thái Bình, Thái Bình: Sở Văn hóa
Thông tin Thái Bình.
22. Nguyễn Văn Nhuận, 2017, Nghiên cứu Di văn Hán Nôm chùa Keo - Thái Bình,
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Hán Nôm, Khoa Ngữ Văn, Trƣờng Đại học Sƣ phạm
Hà Nội.
23. Pháp - Vƣơng - Tử, 1997, “Nghi lễ Phật giáo một di sản văn hóa cần đƣợc bảo
trọng và tinh tấn”, Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 5, trang 10-12
24. Hà Văn Tấn, 2005a (1987), “Làng, liên làng và siêu làng - Mấy suy nghĩ về
phƣơng pháp”, In trong sách Đến với lịch sử - văn hóa Việt Nam (Hà Nội: Nxb Hội
Nhà văn), trang 31-39.
25. Hà Văn Tấn, 2005b (1993), “Chùa Việt Nam”, In trong sách Đến với lịch sử - văn
hóa Việt Nam (Hà Nội : Nxb Hội Nhà văn), trang 175-277.
26. Hà Văn Tấn, 2005c (1999), “Đình Việt Nam”, In trong sách Đến với lịch sử - văn
hóa Việt Nam (Hà Nội: Nxb Hội Nhà văn), trang 333-414.
27. Hà Văn Tấn, 2005d (1986), “Về ba yếu tố của Phật giáo Việt Nam: Thiền, Tịnh,
Mật”, In trong sách Đến với lịch sử - văn hóa Việt Nam (Hà Nội: Nxb Hội Nhà văn),
trang 279-294.
28. Hà Văn Tấn - Nguyễn Văn Kự - Phạm Ngọc Long, 2013 (1993), Chùa Việt Nam,
Hà Nội: Nxb Thế giới.
29. Ngô Đức Thịnh (Chủ biên), 2019 (1993), Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở
Việt Nam, Tp. Hồ Chí Minh: Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
30. Ngô Đức Thịnh, 2006, Nghi lễ và phong tục các tộc người ở Tây Nguyên, Hà Nội:
Nxb Khoa học Xã hội.
31. Ngô Đức Thịnh, 2007, Về tín ngưỡng lễ hội cổ truyền, Hà Nội: Nxb Văn hóa thông
tin.
32. Thích Trí Tịnh (2006), Kinh Địa Tạng Bồ Tát bổn nguyện, Tp. Hồ Chí Minh: Nxb
Tôn giáo.
33. Thích Hạnh Tuệ, 2011, “Mấy suy nghĩ về vấn đề nghi lễ Phật giáo trong thời đại
ngày nay”, Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 6, trang 26-28
34. Đặng Hữu Tuyền, 1991, Chùa Keo lịch sử và nghệ thuật kiến trúc, Luận án Phó
Tiến sỹ khoa học lịch sử, chuyên ngành Khảo cổ học, Viện khảo cổ học Viện Khoa
học Xã hội Việt Nam.
35. Phan Thị Yến Tuyết, 2005, “Nghi lễ cầu siêu - cầu an trong cộng đồng các dân tộc
tại Nam Bộ”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số 4, trang 17 -28

92
36. Thích Chơn Không, 2014, Nghi thức Lễ Hằng Thuận, Tp. Hồ Chí Minh: Nxb Tổng
hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
37. Viện Ngôn ngữ học, 2000, Từ điển Tiếng Việt, Hà Nội - Đà Nẵng: Nxb Đà Nẵng.
38. Viện Sử học, 1968, Đại Việt sử ký toàn thư, Hà Nội: Nxb. Khoa học xã hội.
39. Lê Trung Vũ-Nguyễn Hồng Dƣơng-Lê Hồng Lý-Lƣu Kiếm Thanh, 2007 (1999),
Nghi lễ vòng đời người, Hà Nội: Nxb Văn hóa Dân tộc.
40. Bùi Hải Yến, 2005, “Đền Đồng Bằng - một di sản văn hóa nổi tiếng”, Tạp chí Di
sản văn hóa số 3, trang 126 -130.
Tài liệu mạng
41. Cổng thông tin điện tử Thái Bình, 2017a, “Lễ hội chùa Keo đƣợc công nhận Di sản
văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia”, Website Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Bình (lên
trang ngày 30/10/2017; truy cập ngày 01/6/2022)
https://thaibinh.gov.vn/du-khach/du-lich-le-hoi/le-hoi-chua-keo-duoc-cong-nhan-di-
san-van-hoa-phi-vat-the-qu2.html
42. Cổng thông tin điện tử Thái Bình, 2017b, “Lễ hội chùa Keo: Di sản văn hóa phi
vật thể cấp quốc gia”, Website Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Bình (lên trang ngày
01/11/2017; truy cập ngày 01/06/2022)
https://thaibinh.gov.vn/du-khach/du-lich-le-hoi/le-hoi-chua-keo-di-san-van-hoa-phi-
vat-the-cap-quoc-gia2.html
43. Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, “24 tiết khí”, Website Cục Thống kê
Thành phố Hồ Chí Minh
http://www.pso.hochiminhcity.gov.vn/web/hvdong/24-khi-tiet
44. Đặng Thế Đại, 2007, “Một hƣớng tìm hiểu về bản chất tín ngƣỡng Thành hoàng
làng”, Website Blog Talawas http://www.talawas.org/ (lên trang ngày 10/01/2007; truy
cập ngày 01/06/2022)
http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=8967&rb=0303&fbclid=IwAR3sZv
Yu6C76KTKf-87xoX8BbP55L5_KlGr0N0EtgciQBxJkXyez8LU8DI
45. Viên Hải, 2014, “Sự cần thiết của nghi lễ Phật giáo”, Website Phật giáo Quảng
Nam (lên trang ngày 16/06/2014; truy cập ngày 01/6/2022)
https://phatgiaoquangnam.com/su-can-thiet-cua-nghi-le-phat-giao/
46. Thích Thiện Hạnh, 2019, “Nguồn gốc lễ Vu lan báo hiếu”, Website Tạp chí
Nghiên cứu Phật học, (lên trang ngày 23/09/2019; lên trang ngày 01/6/2022)
https://tapchinghiencuuphathoc.com/nguon-goc-le-vu-lan-bao-hieu.html
47. Mai Hiền, 2016, “Lúa nếp hoa vàng làng Keo”, Website Báo Thái Bình (lên trang
ngày 22/02/2016; truy cập ngày 01/06/2022)
https://baothaibinh.com.vn/tin-tuc/39/44178/lua-nep-hoa-vang-lang-keo-44178
48. Lƣơng Đức Hiển, 2018, “Sự tích Táo Quân và ý nghĩa thờ thần bếp”, Website Tạp
chí điện tử Giáo dục Việt Nam, (lên trang ngày 06/02/2018; truy cập ngày 01/6/2022)
https://giaoduc.net.vn/van-hoa/su-tich-tao-quan-va-y-nghia-tho-than-bep-
post183595.gd

93
49. Nguyễn Thu Hoài, 2019, “Tiết Trung nguyên, Vu lan, Xá tội vong nhân nguồn gốc
và tâm thức dân gian Việt”, Website Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, (lên trang ngày
31/07/2019; truy cập ngày 01/6/2022)
http://www.archives.org.vn/gioi-thieu-tai-lieu-nghiep-vu/tet-trung-nguyen-vu-lan-xa-
toi-vog-nhan-nguon-goc-va-tam-thuc-dan-gian-viet.htm
50. Vũ Lành, 2020, “Ba tháng An cƣ kiết hạ truyền thống ngàn đời của Phật giáo”,
Website Báo điện tử Pháp luật Việt Nam, (lên trang ngày 21/06/2020; truy cập ngày
01/6/2022)
https://baophapluat.vn/ba-thang-an-cu-kiet-ha-truyen-thong-ngan-doi-cua-phat-giao-
post351152.html
51. Thích Pháp Nhƣ, 2011, “Sự cần thiết của nghi lễ Phật giáo Việt Nam nói riêng và
nghi lễ Phật giáo nói chung trong tiến trình truyền bá, giao lƣu và tiếp biến”, Website
Đạo Phật ngày nay (lên trang ngày 23/4/2011; truy cập ngày 01/6/2022)
http://www.daophatngaynay.com/vn/nghi-thuc/vhnt/7622-Su-can-thiet-cua-nghi-le-
Phat-giao-Viet-Nam-noi-rieng-va-nghi-le-Phat-giao-Viet-Nam-noi-chung-trong-tien-
trinh-truyen-ba-giao-luu-va-tiep-bien.html
52. Phật giáo Hà Nội, 2019, “Hòa thƣợng Thích Trí Hải”, Website Phật giáo Hà Nội
(lên trang ngày 13/01/2019; truy cập ngày 01/6/2022)
https://phatgiaohanoi.vn/hoa-thuong-thich-tri-hai.htm
53. Thanh Tâm, 2019, “Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Phật Đản”, Website Cổng thông
tin Phật giáo thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam, (lên trang ngày 03/01/2019; truy cập
ngày 01/6/2022)
https://phatgiao.org.vn/nguon-goc-va-y-nghia-cua-le-phat-dan-d33184.html
54. Tổ đình Vĩnh Nghiêm, 2014, “Tiểu sử Đức Đại lão hòa thƣợng Thích Trí Hải”,
Website Tịnh thất Hiệp Giác (lên trang ngày 16/12/2014; truy cập ngày 01/6/2022)
https://phatgiao.vn/bai-viet/tieu-su-duc-dai-lao-hoa-thuong-thich-tri-hai.html
55. Thích Lệ Trang, 2020, “Ý nghĩa đàn Dƣợc Sƣ thất châu”, Website Cổng thông tin
Phật giáo thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam, (lên trang ngày 13/02/2020, truy cập
ngày 01/6/2022)
https://phatgiao.org.vn/y-nghia-dan-duoc-su-that-chau-d39806.html
56. Hoằng Quảng, 2012, “Nghi lễ đời ngƣời theo quan điểm Phật giáo”, Website Giác
ngộ online, (lên trang ngày 19/10/2012; truy cập ngày 01/6/2022)
https://giacngo.vn/nghi-le-doi-nguoi-theo-quan-diem-phat-giao-post19477.html
57. Nguyễn Đức Quỳnh, 2019, “Đức Ngọc Hoàng Thƣợng đế”, Website Tạp chí
Nghiên cứu Phật học (lên trang ngày 20/08/2019; truy cập ngày 01/6/2022)
https://tapchinghiencuuphathoc.com/duc-ngoc-hoang-thuong-de.html

94

You might also like