Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 19

Bệnh tật có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát

triển của trẻ?


Bệnh tật ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ trên nhiều khía cạnh khác
nhau. Về thể chất, bệnh tật cản trở sự tăng trưởng và phát triển các kỹ năng vận động, làm bé
chậm đạt các cột mốc phát triển quan trọng. Trẻ bị bệnh trong thời gian dài cũng thường mệt
mỏi, giảm hoạt động, ảnh hưởng đến thể chất toàn diện của bé.
Về mặt tinh thần, bệnh tật làm cho bé căng thẳng, khó chịu ảnh hưởng đến khả năng tập trung,
học tập và điều tiết cảm xúc. Về mặt xã hội, trẻ bị bệnh nếu thường xuyên phải nghỉ học có thể
cản trở việc hòa nhập với các bạn cùng lớp, bé dễ cảm thấy bị cô lập. Chưa kể, trẻ có thể gặp các
di chứng về thần kinh và vận động, ảnh hưởng đến tương lai.
Hiện có nhiều bệnh đã có vắc xin phòng ngừa, phụ huynh nên chú ý chích ngừa đầy đủ, đúng
lịch cho con. Bên cạnh đó, nhận biết kịp thời các triệu chứng bệnh cũng rất quan trọng để kịp
thời ngăn chặn sự tiến triển của bệnh, phòng ngừa biến chứng nặng và giảm tác động đến sự phát
triển của bé.

Các bệnh thường gặp ở trẻ em cha mẹ cần lưu ý


ngay
1. Các bệnh trẻ em thường gặp ở hệ hô hấp
Cảm lạnh thông thường
Cảm lạnh thông thường là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus gây ra (phổ biến nhất là
rhinovirus). Bệnh thường ảnh hưởng đến mũi và cổ họng. Cảm lạnh thông thường không quá
nguy hiểm nhưng có thể làm cho trẻ bị khó chịu và gây gián đoạn một số hoạt động sinh hoạt
hàng ngày. Đây là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ em. [1]
Triệu chứng của cảm lạnh thường bao gồm sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, ho, đau họng, sốt nhẹ,
mệt mỏi và đôi khi đau nhức cơ thể nhẹ. Khi nhận thấy con có những triệu chứng này, ba mẹ hãy
đảm bảo cho trẻ nghỉ ngơi nhiều, uống nhiều nước và giữ vệ sinh cá nhân tốt để ngăn ngừa lây
lan virus sang người khác.
Cách điều trị cảm lạnh hướng đến mục tiêu giảm triệu chứng và chăm sóc hỗ trợ để nâng cao
phản ứng miễn dịch của cơ thể. Bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc không kê đơn để giảm triệu
chứng (ví dụ như thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt), hướng dẫn sử dụng nước muối sinh lý hoặc
thuốc xịt để trị nghẹt mũi, cho dùng viên ngậm hoặc súc miệng bằng nước muối ấm để trị đau
họng.
Cúm
Cúm là bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính do virus Influenza gây ra, bệnh lây lan nhanh và
mạnh trong môi trường tiếp xúc đông người hoặc trong điều kiện thời tiết lạnh, ẩm thấp. Cúm có
thể gây biến chứng nghiêm trọng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như viêm phổi, viêm tai, viêm phế
quản, viêm não,… Một số trường hợp bị tử vong nếu không điều trị kịp thời. Đây là một bệnh ở
trẻ em cần được lưu tâm.
Triệu chứng của bệnh cúm thường xuất hiện đột ngột bao gồm sốt vừa đến cao, cảm giác ớn
lạnh, đau đầu, chóng mặt, đau nhức cơ bắp, mệt mỏi toàn thân, cảm giác yếu ớt, bị ho nặng và
kéo dài, trẻ em bị cúm thường kèm theo các triệu chứng đường tiêu hóa (buồn nôn, nôn mửa, tiêu
chảy). Khi ba mẹ nhận thấy triệu chứng trẻ bị cúm, hãy cho con nghỉ học ở nhà để tránh lây lan
virus, cho bé nghỉ ngơi và uống nhiều nước để ngăn ngừa mất nước.
Cách điều trị cúm tập trung vào việc làm giảm triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng. Bác sĩ
có thể kê toa thuốc kháng virus cho trẻ, đặc biệt là bé nhỏ dưới 5 tuổi, trẻ sinh non hoặc có hệ
miễn dịch bị suy giảm. Thuốc không kê đơn cũng có thể được chỉ định để hạ sốt, giảm đau và trị
nghẹt mũi.
Các chuyên gia y tế khẳng định phòng ngừa là chìa khóa quan trọng để quản lý bệnh cúm. Trẻ từ
6 tháng tuổi đã có thể tiêm ngừa cúm, cả gia đình nên tiêm phòng cúm hàng năm để giảm thiểu
tối đa nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, ba mẹ cần làm gương và dạy cho trẻ về thói quen vệ sinh cá
nhân như rửa tay thường xuyên, tránh tiếp xúc gần với người bệnh, dọn dẹp phòng ốc để ngăn
ngừa nguy cơ phơi nhiễm với mầm bệnh.
Viêm họng
Viêm họng là triệu chứng phổ biến ở trẻ em gây cảm giác đau, ngứa và kích ứng ở cổ họng. Trẻ
bị viêm họng có thể do nhiễm virus, vi khuẩn, bị dị ứng, tiếp xúc với khói thuốc hoặc do thời tiết
hanh khô. Viêm họng có thể cản trở khả năng ăn, uống hoặc nói chuyện của bé, một số trường
hợp viêm họng kéo dài sẽ bị sốt, ho, sổ mũi hoặc sưng hạch. Đây là một trong những bệnh
thường gặp ở trẻ em.
Để giảm triệu chứng viêm họng, ba mẹ hãy cho bé nghỉ ngơi, uống nhiều nước ấm, đảm bảo
không khí trong phòng đủ độ ẩm, tránh cho bé tiếp xúc khói thuốc. Nếu bé bị đau họng kèm theo
sốt, ho dai dẳng, khó nuốt hoặc sưng hạch, ba mẹ cho con đi thăm khám với bác sĩ. Tùy thuộc
vào nguyên nhân gây đau họng, bác sĩ có thể cho bé thuốc giảm đau không kê đơn, viên ngậm trị
đau họng hoặc thuốc kháng sinh nếu đau họng do vi khuẩn gây ra.
Viêm phế quản
Viêm phế quản là tình trạng viêm đường dẫn không khí trong phổi (ống phế quản), bé có thể bị
viêm phế quản cấp tính do nhiễm virus hoặc mạn tính do tiếp xúc với khói thuốc trong lâu dài.
Đây là một trong các bệnh trẻ em thường gặp.
Triệu chứng bệnh viêm phế quản thường bao gồm ho (có thể có đờm), thở khò khè, tức ngực, sốt
nhẹ và một số bé bị khó thở. Mặc dù viêm phế quản cấp tính thường không nghiêm trọng và có
thể khỏi trong vòng vài tuần nếu được chăm sóc đúng cách, nhưng tình trạng này gây khó chịu
cho trẻ, đặc biệt nếu bé mắc các bệnh lý hô hấp như hen suyễn.
Khi nhận thấy các triệu chứng viêm phế quản ở trẻ, ba mẹ hãy đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi nhiều,
uống đủ nước, sử dụng máy tạo độ ẩm phun sương mát để giúp làm ẩm không khí và làm dịu
đường hô hấp. Nếu các triệu chứng dai dẳng hoặc trở nên trầm trọng hơn, trẻ cảm thấy khó thở,
ba mẹ hãy đưa bé đi thăm khám bác sĩ kịp thời.
Cách điều trị viêm phế quản có thể bao gồm dùng thuốc để giảm triệu chứng, chẳng hạn như
thuốc giãn phế quản hoặc corticosteroid, kết hợp với các biện pháp chăm sóc thích hợp.
Viêm phổi
Viêm phổi là tình trạng phổi bị nhiễm trùng do vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng gây ra.
Trong trường hợp nặng, viêm phổi có thể dẫn đến các biến chứng như suy hô hấp hoặc nhiễm
trùng huyết. Đây là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ em.
Triệu chứng viêm phổi tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng, thông thường trẻ bị
viêm phổi có biểu hiện ho, sốt, hơi thở ngắn, gấp gáp, đau ngực, khó thở, mệt mỏi. Một số
trường hợp bé bị nôn mửa hoặc tiêu chảy. Nếu ba mẹ thấy con có triệu chứng ho dai dẳng, khó
thở, hơi thở gấp gáp hoặc bị sốt, hãy cho bé đi khám bác sĩ ngay. Bác sĩ có thể kiểm tra thể chất,
yêu cầu chụp X-quang ngực hoặc xét nghiệm máu để chẩn đoán chính xác.
Cách điều trị viêm phổi ở trẻ em tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu viêm phổi do vi
khuẩn, bé thường cần sử dụng kháng sinh. Ngoài ra, bé cũng cần được chăm sóc hỗ trợ để giảm
triệu chứng như nghỉ ngơi, bù nước, dùng thuốc hạ sốt và trong một số trường hợp nặng, bé có
thể cần nhập viện thở oxy.
Bệnh viêm phổi có thể phòng ngừa được bằng vắc xin! Các bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ chủ yếu là
do vi khuẩn Hib, phế cầu khuẩn hoặc do biến chứng từ một số bệnh truyền nhiễm (như cúm, ho
gà, sởi,…) có thể dễ dàng ngăn ngừa bằng vắc xin.
Do đó, ba mẹ lưu ý tiêm chủng đầy đủ cho con, đặc biệt là vắc xin phế cầu khuẩn, vắc xin cúm,
vắc xin phòng bệnh do Hib,… Ngoài ra, xây dựng thói quen vệ sinh cá nhân tốt, tránh tiếp xúc
với khói thuốc lá, khuyến khích bé tập thể dục thường xuyên và xây dựng chế độ ăn uống cân
bằng giúp giảm nguy cơ bị viêm phổi.
Viêm xoang
Viêm xoang là tình trạng viêm hoặc sưng mô lót xoang. Xoang là những khoang rỗng nằm trong
hộp sọ, ở vị trí xung quanh mắt và mũi, có chức năng tiết ra chất nhầy giúp làm ẩm không khí trẻ
hít thở. Khi xoang bị tắc nghẽn và chứa đầy dịch, vi khuẩn, virus hoặc nấm có thể phát triển và
dẫn đến nhiễm trùng. Ở trẻ em, viêm xoang có thể do nhiều nguyên nhân bao gồm nhiễm virus,
vi khuẩn, dị ứng, các vấn đề về cấu trúc như lệch vách ngăn hoặc polyp mũi. Đây là một trong
các bệnh hay gặp ở trẻ em.
Triệu chứng của viêm xoang ở trẻ có thể bao gồm nghẹt mũi, chảy nước mũi đặc màu vàng hoặc
xanh, đau hoặc tức mặt, ho, đau họng, nhức đầu và đôi khi sốt. Nếu trẻ có các triệu chứng giống
bệnh viêm xoang, đặc biệt nếu triệu chứng kéo dài hơn 10 ngày hoặc nặng hơn theo thời gian, ba
mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Cách điều trị viêm xoang cho trẻ tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ nghiêm trọng
của các triệu chứng. Các biện pháp thường được sử dụng nhất là thúc đẩy dẫn lưu xoang bằng
cách rửa mũi bằng nước muối, sử dụng thuốc thông mũi, thuốc xịt mũi và thuốc giảm đau. Nếu
viêm xoang là do nhiễm vi khuẩn, bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng sinh cho bé.
Ho gà
Ho gà là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp rất dễ lây lan do vi khuẩn Bordetella pertussis gây
ra. Ho gà ảnh hưởng nghiêm trọng đến đường hô hấp của trẻ, gây ra những cơn ho dữ dội và kéo
dài. Bệnh ho gà rất nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là những bé chưa được tiêm
phòng hoặc tiêm phòng không đầy đủ. Đây là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ em.
Triệu chứng của bệnh ho gà thường tiến triển qua các giai đoạn. Ban đầu, triệu chứng có thể bao
gồm sổ mũi, ho nhẹ, hắt hơi và sốt nhẹ. Cơn ho ngày càng nặng và trở thành kịch phát trong 1-2
tuần, kéo dài 1-2 tháng hoặc lâu hơn.
Đặc trưng của cơn ho gà là các cơn ho dữ dội, rũ rượi từng cơn liên tục, sau đó thở rít nghe như
tiếng gà gáy, cuối cơn ho thường chảy nhiều đờm dãi trong suốt và sau đó là nôn. Nếu trẻ có các
triệu chứng giống với bệnh ho gà, đặc biệt nếu bé chưa được tiêm phòng hoặc có nguy cơ cao do
tuổi còn nhỏ hoặc mắc bệnh lý nào đó, ba mẹ cần đưa bé đi bác sĩ ngay lập tức để được can thiệp
kịp thời.
Cách điều trị bệnh ho gà ở trẻ em bao gồm sử dụng thuốc kháng sinh để giảm mức độ nghiêm
trọng của các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh lây lan cho người khác. Ngoài ra, các biện pháp
chăm sóc hỗ trợ có thể được khuyến nghị để giảm ho và đảm bảo trẻ luôn được cung cấp nước và
nghỉ ngơi đầy đủ.
Phòng ngừa bệnh ho gà là rất cần thiết. Tiêm chủng không chỉ bảo vệ cá nhân cho trẻ mà còn
giúp ngăn ngừa sự lây lan của bệnh ho gà trong cộng đồng. Ba mẹ có thể tiêm các loại vắc xin
kết hợp phòng bệnh ho gà cho bé bao gồm: vắc xin 6 trong 1 Hexaxim hoặc Infanrix Hexa, vắc
xin 5 trong 1 Pentaxim hoặc SII hoặc Infanrix IPV+Hib, vắc xin 4 trong 1 Tetraxim từ 2 tháng
tuổi, vắc xin 3 trong 1 Adacel hoặc Boostrix tiêm cho trẻ từ 4 tuổi.
Ngoài ra, xây dựng thói quen vệ sinh cá nhân tốt và tránh tiếp xúc gần với những người bị nhiễm
bệnh có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.
Virus hợp bào hô hấp (RSV)
Virus hợp bào hô hấp (RSV) là loại virus đường hô hấp phổ biến, chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ sơ
sinh và trẻ nhỏ. RSV rất dễ lây lan qua các giọt nước từ đường hô hấp hoặc do chạm vào các bề
mặt bị nhiễm virus. Đây là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ em.
Triệu chứng khi bị nhiễm RSV có thể ở mức độ từ nhẹ đến nặng, bao gồm nghẹt mũi, sổ mũi, ho,
hắt hơi, sốt, thở khò khè, khó thở và chán ăn. Trẻ sơ sinh đặc biệt có nguy cơ cao bị các biến
chứng nghiêm trọng như viêm tiểu phế quản hoặc viêm phổi. Nếu trẻ biểu hiện các triệu chứng
giống với RSV, đặc biệt là bị khó thở hoặc các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn nhanh
chóng, ba mẹ hãy đưa bé đi bác sĩ.
Cách điều trị nhiễm RSV ở trẻ em thường tập trung vào việc làm giảm các triệu chứng và chăm
sóc bằng cách đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi nhiều, bù đủ dịch cho bé, sử dụng máy tạo độ ẩm
phun sương mát để giúp giảm nghẹt mũi và sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.
Các biện pháp phòng ngừa nhiễm RSV ở trẻ em bao gồm thực hành vệ sinh tay tốt, tránh tiếp
xúc gần với những người có triệu chứng hô hấp và giảm thiểu tiếp xúc với môi trường đông đúc
hoặc thông gió kém, đặc biệt là trong mùa RSV cao điểm là mùa thu và đông.
2. Những bệnh hệ tiêu hóa trẻ em thường mắc
Tiêu chảy
Tiêu chảy là tình trạng phổ biến ở trẻ khiến bé đi tiêu phân lỏng và thường xuyên. Bé bị tiêu
chảy có thể do nhiều nguyên nhân như nhiễm virus (như rotavirus hoặc norovirus), nhiễm vi
khuẩn (như Salmonella hoặc Escherichia coli), nhiễm ký sinh trùng, bị dị ứng, không dung nạp
thực phẩm, ăn phải thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm. Đây là một trong những bệnh thường gặp
ở trẻ em.
Các triệu chứng tiêu chảy ở trẻ thường bao gồm đi phân lỏng, đau bụng nhiều lần, đầy hơi, buồn
nôn, nôn mửa, sốt và mất nước. Mất nước là tình trạng rất đáng lo ngại, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, ba
mẹ nên lưu ý nếu bé bị khô miệng, đi tiểu ít, thờ ơ và trũng mắt.
Để chăm sóc cho trẻ bị tiêu chảy, ba mẹ hãy đảm bảo bé uống nhiều nước, có thể cho bé uống
nước ép trái cây pha loãng hoặc nước canh, nước súp. Tránh cho trẻ uống đồ uống có đường
hoặc chứa caffein. Ngoài việc duy trì lượng nước cho trẻ, ba mẹ hãy tiếp tục cho trẻ ăn chế độ ăn
bình thường giúp hấp thụ lại các chất dinh dưỡng bị mất do tiêu chảy và thúc đẩy quá trình phục
hồi.
Tuy nhiên, tránh cho trẻ ăn các thực phẩm béo, nhiều dầu mỡ, cay hoặc nhiều chất xơ. Trẻ sơ
sinh vẫn nên tiếp tục bú mẹ như bình thường vì sữa mẹ cung cấp các chất dinh dưỡng và kháng
thể cần thiết giúp chống lại nhiễm trùng.
Nếu tiêu chảy kéo dài, trở nên nặng hơn hoặc bé có dấu hiệu mất nước nghiêm trọng như lượng
nước tiểu giảm hoặc hôn mê, ba mẹ hãy cho bé đi gặp bác sĩ ngay. Các bác sĩ có thể chỉ định xét
nghiệm để xác định nguyên nhân gây tiêu chảy và kê đơn các loại thuốc kháng sinh hoặc thuốc
chống ký sinh trùng nếu cần thiết. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, tiêu chảy sẽ tự khỏi
bằng các biện pháp chăm sóc thích hợp.
Tiêu chảy cấp do Virus Rota
Tiêu chảy do Rotavirus là bệnh rất dễ lây lan, chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Rotavirus là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây tiêu chảy nặng ở trẻ em trên toàn
thế giới, đặc biệt là ở trẻ dưới 5 tuổi. Đây là một trong các bệnh trẻ em thường gặp.
Triệu chứng của nhiễm Rotavirus thường bao gồm tiêu chảy, nôn mửa, sốt, đau bụng hoặc chuột
rút và một số trường hợp bị mất nước. Khi nhận thấy triệu chứng nhiễm Rotavirus của trẻ, ba mẹ
cần đảm bảo trẻ uống đủ nước, tránh cho trẻ uống đồ uống có đường hoặc đồ uống chứa caffein.
Ngoài việc duy trì lượng nước cho trẻ, hãy tiếp tục cho trẻ ăn như bình thường để bổ sung các
chất dinh dưỡng bị mất do tiêu chảy. Tuy nhiên, ba mẹ tránh cho bé ăn các thực phẩm béo, nhiều
dầu mỡ, cay hoặc nhiều chất xơ.
Nếu tiêu chảy kéo dài, trở nên nặng hơn hoặc bé có dấu hiệu mất nước nghiêm trọng như lượng
nước tiểu giảm hoặc hôn mê, ba mẹ hãy cho bé đi gặp bác sĩ ngay. Bác sĩ có thể chỉ định xét
nghiệm để xác nhận chẩn đoán nhiễm Rotavirus và có thể kê đơn thuốc để giúp kiểm soát các
triệu chứng hoặc ngăn ngừa biến chứng.
Tiêm vắc xin phòng bệnh tiêu chảy do Rotavirus rất quan trọng vì Rotavirus là nguyên nhân
hàng đầu gây tiêu chảy nặng và mất nước ở trẻ sơ sinh trên toàn thế giới, dẫn đến nhập viện và tử
vong. Tiêm chủng làm giảm đáng kể những rủi ro này, không chỉ bảo vệ trẻ em mà còn tăng
cường sức khỏe cộng đồng bằng cách hạn chế sự lây lan của virus trong cộng đồng. Vắc xin
ngừa Rotavirus được sử dụng khi trẻ được 6 tuần tuổi và cần hoàn tất liệu trình uống trước 8
tháng, ba mẹ lưu ý mốc thời gian để con được phòng ngừa tốt nhất.
Táo bón
Táo bón là bệnh về đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ em do nhiều nguyên nhân khác nhau như
chế độ ăn uống, bị thiếu hoặc mất nước, ít hoạt động thể chất, do sử dụng một số loại thuốc, mắc
bệnh lý hoặc các yếu tố tinh thần như sự căng thẳng hoặc lo lắng quá mức. Đây là một trong
những bệnh thường gặp ở trẻ em.
Triệu chứng táo bón ở trẻ em thường bao gồm đi tiêu không thường xuyên (ít hơn 3 lần/tuần),
phân cứng hoặc khô, khó rặn phân hoặc đau đớn khi đi đại tiện, đau bụng hoặc khó chịu, đầy hơi
và đôi khi có máu dính trên bề mặt phân. Để giảm thiểu tình trạng táo bón, ba mẹ hãy khuyến
khích trẻ uống nhiều nước, tăng cường ăn chất xơ, bổ sung nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên
hạt và các loại đậu cũng như động viên con tham gia hoạt động thể chất để giúp làm mềm phân
và thúc đẩy nhu động ruột.
Nếu tình trạng táo bón vẫn kéo dài ngay cả khi ba mẹ đã có biện pháp can thiệp hoặc trẻ có các
triệu chứng nghiêm trọng như đau bụng liên tục, nôn mửa hoặc có máu trong phân, ba mẹ hãy
cho con đi khám bác sĩ. Bác sĩ có thể đề nghị đánh giá thêm để xác định nguyên nhân gây táo
bón, kê đơn thuốc hoặc các phương pháp điều trị khác để giúp giảm triệu chứng, thúc đẩy nhu
động ruột.
Viêm dạ dày
Viêm dạ dày là tình trạng viêm hoặc kích ứng niêm mạc dạ dày, có thể cấp tính, xảy ra đột ngột
và trong thời gian ngắn, hoặc mạn tính, dai dẳng trong thời gian dài. Viêm dạ dày có thể do
nhiều nguyên nhân như nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP), sử dụng thuốc chống viêm
không steroid (NSAID) kéo dài, do căng thẳng, trào ngược dịch mật hoặc do mắc các bệnh tự
miễn. Đây là một trong các bệnh hay gặp ở trẻ em.
Triệu chứng của viêm dạ dày thường bao gồm đau bụng hoặc khó chịu, buồn nôn, nôn, đầy hơi,
chán ăn, khó tiêu và đôi khi có máu trong bãi nôn hoặc phân. Trong một số trường hợp, viêm dạ
dày có thể không có triệu chứng.
Cách điều trị viêm dạ dày ở trẻ em thường hướng đến việc giải quyết nguyên nhân gây bệnh và
quản lý các triệu chứng. Nếu viêm dạ dày là do nhiễm vi khuẩn HP, bác sĩ có thể chỉ định thuốc
kháng sinh, cùng với các thuốc ức chế axit để giúp giảm sản xuất axit dạ dày và thúc đẩy quá
trình lành vết thương. Nếu viêm dạ dày do các yếu tố khác gây ra như sử dụng NSAID, bác sĩ sẽ
cân nhắc để điều chỉnh liều lượng hoặc sử dụng loại thuốc thay thế.
Nếu trẻ được bác sĩ chỉ định chăm sóc tại nhà, ba mẹ hãy tuân thủ phác đồ điều trị, tránh cho bé
ăn thức ăn cay hoặc chua, giảm căng thẳng cho con và áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh. Hãy
đảm bảo rằng bé luôn đủ nước và được nghỉ ngơi nhiều để hỗ trợ quá trình phục hồi sau viêm dạ
dày.
Viêm ruột
Viêm ruột là tình trạng viêm ở ruột non do nhiều yếu tố khác nhau bao gồm nhiễm trùng do vi
khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc nấm, hoặc do mắc các bệnh tự miễn, dị ứng, không dung nạp
thực phẩm, sử dụng một số loại thuốc, hoặc đang trong quá trình xạ trị. Đây là một trong
những bệnh thường gặp ở trẻ em.
Triệu chứng viêm ruột ở trẻ em thường bao gồm đau bụng, bị chuột rút, tiêu chảy, buồn nôn, nôn
mửa, sốt, chán ăn và một số trường hợp bị mất nước. Trong trường hợp nặng, viêm ruột có thể
dẫn đến các biến chứng như mất cân bằng điện giải hoặc suy dinh dưỡng do kém hấp thu chất
dinh dưỡng. Nếu trẻ có các triệu chứng liên quan đến viêm ruột, đặc biệt là bị tiêu chảy kéo dài,
sốt hoặc có dấu hiệu mất nước, ba mẹ hãy đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ nhi khoa.
Cách điều trị viêm ruột hướng đến giải quyết nguyên nhân và chăm sóc hỗ trợ để giảm bớt các
triệu chứng, thúc đẩy quá trình phục hồi. Bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc kháng sinh nếu viêm
ruột do vi khuẩn hoặc thuốc kháng virus nếu viêm ruột do virus, cùng với các biện pháp duy trì
cân bằng nước và điện giải.
Ngoài việc tuân thủ sử dụng thuốc, việc điều chỉnh chế độ ăn uống rất cần thiết để kiểm soát các
triệu chứng viêm ruột và thúc đẩy quá trình lành vết thương. Ba mẹ hãy tránh cho bé ăn thức ăn
cay hoặc béo và ưu tiên các thực phẩm dễ tiêu hóa như cơm, chuối, sốt táo, bánh mì nướng và
sữa chua. Trẻ cũng cần được nghỉ ngơi nhiều và uống đủ nước.
Trào ngược dạ dày, thực quản
Trào ngược dạ dày, thực quản là hiện tượng trào ngược dịch vị từ dạ dày lên thực quản. Trào
ngược dạ dày, thực quản xảy ra khi cơ vòng thực quản dưới giãn ra bất thường hoặc yếu đi.
Triệu chứng trào ngược dạ dày, thực quản thường bao gồm nôn mửa thường xuyên hoặc dai dẳng
(đặc biệt ở trẻ sơ sinh), ợ nóng, đau ngực, khó nuốt, khóc nhiều hoặc cáu kỉnh (đặc biệt là trong
hoặc sau khi bú), tăng cân kém hoặc chậm phát triển (ở trẻ sơ sinh), ho, thở khò khè hoặc nhiễm
trùng đường hô hấp tái phát và đôi khi bỏ ăn, bỏ bú. Nếu bé bị các triệu chứng nghiêm trọng như
khó thở, nôn mửa dai dẳng hoặc có dấu hiệu mất nước, ba mẹ hãy đưa bé đi thăm khám bác sĩ
nhi khoa kịp thời.
Cách điều trị trào ngược dạ dày, thực quản ở trẻ em thường bao gồm điều chỉnh lối sống, chế độ
ăn uống và dùng thuốc để giảm triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng. Bé có thể cần nâng cao
đầu giường khi ngủ, tránh mặc quần áo chật hoặc gây áp lực lên bụng, cho ăn nhiều bữa nhỏ,
thường xuyên hơn và tránh cho ăn ngay trước khi đi ngủ.
Chế độ ăn uống của bé cần tránh các thực phẩm có tính axit hoặc cay, caffeine, đồ uống có ga, sô
cô la và thực phẩm béo hoặc chiên. Đối với trẻ sơ sinh, bổ sung sữa công thức đặc hoặc sữa mẹ
có thể giúp giảm trào ngược dạ dày, thực quản.
Bé bị nhiễm giun
Trẻ bị nhiễm giun thường do nhiễm ký sinh trùng như giun đũa, giun kim, giun móc hoặc sán
dây. Các triệu chứng của nhiễm giun có thể khác nhau tùy thuộc vào loại giun bé bị nhiễm, một
số dấu hiệu phổ biến có thể bao gồm:
 Nhìn thấy giun trong phân hoặc ở xung quanh hậu môn, đây là triệu chứng điển hình của
nhiễm giun kim.
 Khó chịu ở bụng hoặc chuột rút, đặc biệt nếu nhiễm giun với số lượng lớn hoặc giun gây
tắc nghẽn đường ruột.
 Thay đổi trong thói quen đại tiện, chẳng hạn như tiêu chảy hoặc táo bón, có thể xảy ra với
một số loại nhiễm giun.
 Ngứa hoặc kích ứng dai dẳng quanh hậu môn, đặc biệt là vào ban đêm.
 Mệt mỏi hoặc suy nhược, đặc biệt nếu chúng gây thiếu hụt chất dinh dưỡng hoặc cản trở
quá trình tiêu hóa và hấp thu bình thường.

Nếu ba mẹ nghi ngờ con bị nhiễm giun, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được chẩn đoán và
điều trị thích hợp.
Cách điều trị nhiễm giun tùy thuộc vào loại giun, bác sĩ có thể chỉ định một liều thuốc duy nhất
hoặc sử dụng một đợt thuốc, cùng với các biện pháp ngăn ngừa tái nhiễm và đảm bảo vệ sinh
đúng cách.
Ngoài ra, ba mẹ cần dạy bé thói quen vệ sinh như rửa tay thường xuyên, cắt móng tay, vệ sinh
móng sạch sẽ, rửa kỹ trái cây, rau qua trước khi ăn và tránh tiếp xúc với đất, bề mặt bẩn để ngăn
ngừa sự lây lan của giun và giảm nguy cơ tái nhiễm.

3. Các bệnh nhiễm trùng trẻ có thể mắc phải


Thủy đậu
Thủy đậu hay còn gọi là trái rạ là bệnh nhiễm siêu vi rất dễ lây lan do vi rút varicella-zoster
(VZV) gây ra. Bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em, nhưng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt
với người chưa tiêm phòng. Trong một số trường hợp, đặc biệt là trẻ nhỏ, người cao tuổi hoặc
người có hệ miễn dịch yếu, thủy đậu có thể dẫn đến các biến chứng như nhiễm trùng da do vi
khuẩn, viêm phổi hoặc viêm não. Đây là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ em.
Triệu chứng của bệnh thủy đậu thường bao gồm:

 Phát ban đỏ, ngứa xuất hiện ở mặt, ngực và lưng trước khi lan sang các bộ phận khác của
cơ thể. Lúc ban đầu, phát ban trông giống những đốm đỏ nhỏ rồi sau đó nhanh chóng
phát triển thành mụn nước chứa đầy dịch.
 Sốt nhẹ đến trung bình, thường dao động từ 38°C – 39°C.
 Trẻ bị thủy đậu có thể cảm thấy mệt mỏi, chán ăn hoặc khó chịu nói chung.
 Có thể bị nhức đầu và đau nhức cơ thể, đặc biệt ở trẻ tiền học đường và người cao tuổi.

Khi thấy trẻ có các triệu chứng của bệnh thủy đậu, ba mẹ cần cho trẻ cách ly ở nhà, tránh tiếp
xúc với người khác để ngăn ngừa lây lan virus. Sau đó, ba mẹ hãy liên hệ với bác sĩ để được
hướng dẫn cách quản lý các triệu chứng và xác định xem có cần đánh giá hoặc điều trị y tế thêm
hay không.
Cách điều trị bệnh thủy đậu có thể bao gồm sử dụng thuốc không kê đơn để hạ sốt và giảm bớt
sự khó chịu, thuốc kháng histamin hoặc kem dưỡng da calamine để giảm ngứa do phát ban.
Tiêm vắc xin thủy đậu là rất quan trọng, trẻ được tiêm ngừa thủy đậu sẽ có miễn dịch với bệnh
mà không có nguy cơ bị biến chứng nghiêm trọng của bệnh như viêm phổi và viêm não. Trẻ cần
tiêm 2 mũi vắc xin thủy đậu và thời điểm tiêm sớm nhất có thể bắt đầu từ 9 tháng. Các vắc xin
thủy đậu mẹ có thể tiêm cho bé bao gồm: vắc xin Varivax (Mỹ), vắc xin Varicella (Hàn Quốc) và
vắc xin Varilrix (Bỉ).

Tay chân miệng


Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do nhiều loại enterovirus khác nhau gây ra, phổ biến
nhất là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71. Bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và trẻ
em dưới 5 tuổi. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh tay chân miệng sẽ tự khỏi trong vòng 7-10
ngày mà không có biến chứng. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu có thể
gặp các biến chứng nặng như mất nước hoặc viêm màng não do virus.
Triệu chứng của bệnh tay chân miệng bao gồm:

 Thường bắt đầu bằng sốt nhẹ, kéo dài từ 1-2 ngày.
 Bị đau họng hoặc khó chịu khi nuốt.
 Chán ăn hoặc biếng ăn do bị khó chịu, đau họng hoặc nổi mụn nước.
 Phát ban các đốm hoặc mụn nước nhỏ màu đỏ ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và đôi khi ở
mông. Phát ban cũng có thể xuất hiện ở các bộ phận khác như đầu gối, khuỷu tay và vùng
sinh dục.
 Các mụn nước có thể gây cảm giác đau, đặc biệt là khi đi lại hoặc chạm vào đồ vật.
Trong một số trường hợp, mụn nước có thể vỡ ra và hình thành vết loét.

Cách điều trị bệnh tay chân miệng bao gồm sử dụng các loại thuốc không kê đơn để hạ sốt và
giảm bớt sự khó chịu, cũng như các phương pháp điều trị tại chỗ và dùng nước súc miệng để
giảm đau do vết loét miệng. Ba mẹ cần khuyến khích trẻ uống nhiều nước để không bị mất nước
vì đau họng.
Sởi
Sởi là bệnh truyền nhiễm rất dễ lây lan do vi rút sởi Morbillivirus gây ra. Sởi chủ yếu ảnh hưởng
đến những người chưa được tiêm chủng, đặc biệt là trẻ em. Ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ hoặc những
người có hệ miễn dịch yếu, bệnh sởi có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi,
viêm não hoặc nhiễm trùng tai. Đây là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ em.
Các triệu chứng của bệnh sởi thường bao gồm:

 Sự xuất hiện của những đốm nhỏ màu trắng với tâm màu trắng xanh, được gọi là đốm
Koplik, bên trong miệng, thường xuất hiện trước khi phát ban vài ngày.
 Sốt cao, dao động từ 38,3°C đến 40°C.
 Bị ho dai dẳng, có thể ho khan hoặc kèm theo đờm.
 Sổ mũi hoặc nghẹt mũi, tương tự như triệu chứng cảm lạnh.
 Đỏ mắt, kích ứng và chảy nước mắt do viêm kết mạc.
 Phát ban của bệnh sởi thường xuất hiện từ 3-5 ngày sau khi xuất hiện triệu chứng. Phát
ban sởi trông giống các đốm đỏ, phẳng dần hợp nhất với nhau để tạo thành các mảng lớn
hơn. Phát ban thường xuất hiện ở mặt và chân tóc, sau đó lan xuống thân, cánh tay, cẳng
chân và bàn chân.

Nếu trẻ có các triệu chứng giống với bệnh sởi, ba mẹ cần cho bé cách ly ở nhà và tránh tiếp xúc
với người khác để ngăn ngừa lây lan virus. Liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn cách quản lý
các triệu chứng và xác định xem có cần đánh giá hoặc điều trị y tế thêm hay không.
Cách điều trị bệnh sởi bao gồm việc sử dụng các loại thuốc không kê đơn để hạ sốt và giảm bớt
sự khó chịu, đảm bảo bé được nghỉ ngơi nhiều và uống đủ nước. Đồng thời tránh tiếp xúc với
khói thuốc lá hoặc các chất kích thích có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Để phòng
nguy cơ mắc bệnh sởi, trẻ em và người lớn chưa có miễn dịch đều cần tiêm vắc xin. Vắc xin sởi
có thể tiêm cho bé từ 9 tháng tuổi và cần tiêm đầy đủ 2 mũi. Hiệu quả bảo vệ của vắc xin lên tới
98%.
Sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do muỗi mang virus sốt xuất huyết đốt (thường là do muỗi
Aedes aegypti). Sốt xuất huyết có thể gây ra các triệu chứng từ nhẹ đến nặng và trong một số
trường hợp có thể đe dọa tính mạng.
Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết thường xuất hiện từ 4-10 ngày sau khi bị muỗi đốt:

 Thường bắt đầu bằng cơn sốt cao đột ngột, kéo dài từ 2-7 ngày.
 Đau đầu dữ dội và có thể kèm theo đau sau mắt, đặc biệt là khi cử động mắt.
 Đau cơ và khớp nghiêm trọng, thường được mô tả là “sốt gãy xương” do cơn đau dữ dội.
 Một số trẻ bị sốt xuất huyết có thể bị buồn nôn, nôn mửa hoặc chán ăn.
 Phát ban có thể xuất hiện khoảng 3-4 ngày sau khi bắt đầu sốt, thường là phát ban dát
sần, xuất hiện theo các mảng hoặc vết sưng đỏ trên da.
 Trong một số trường hợp, sốt xuất huyết có thể gây chảy máu nhẹ, chẳng hạn như chảy
máu cam, chảy máu nướu hoặc dễ bị bầm tím.

Trong trường hợp nghiêm trọng, sốt xuất huyết có thể tiến triển thành tình trạng đe dọa tính
mạng được gọi là sốt xuất huyết nặng. Trẻ có triệu chứng chảy máu nghiêm trọng, đau bụng dữ
dội, nôn mửa dai dẳng, thở gấp, da lạnh hoặc dính, suy nội tạng và rò rỉ huyết tương và có dấu
hiệu sốc.
Không có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh sốt xuất huyết. Các biện pháp chăm sóc hỗ trợ
sẽ được áp dụng để kiểm soát các triệu chứng bao gồm nghỉ ngơi, bù nước, dùng thuốc giảm đau
và theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết nặng. Hiện thế giới đã có vắc xin
phòng bệnh sốt xuất huyết nhưng chưa có được cấp phép ở Việt Nam. Vì vậy, bố mẹ nên lưu ý
cách phòng muỗi đốt như mắc màn khi ngủ, thường xuyên dọn dẹp sạch sẽ, phát quang bụi rậm,
lật úp các vật dụng chứa nước… để hạn chế muỗi sinh sản.
Bệnh bạch hầu
Bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản,
mũi. Đây là bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc và các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ
yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu Corynebacterium diphtheriae gây ra. Đây là một
trong những bệnh thường gặp ở trẻ em.
Triệu chứng của bệnh bạch hầu bao gồm viêm họng, mũi, thanh quản; họng đỏ, nuốt đau; da
xanh, mệt mỏi, nổi hạch ở dưới hàm làm sưng đau vùng cổ, có lớp phủ dày màu xám ở cổ họng
và amidan được gọi là giả mạc bạch hầu.
Cách điều trị bệnh bạch hầu bao gồm dùng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn và kháng độc tố để
trung hòa độc tố. Trong những trường hợp nặng, trẻ có thể cần liệu pháp oxy và truyền dịch để
kiểm soát các biến chứng. Ngoài ra, việc cách ly những trẻ bị nhiễm bệnh là điều cần thiết để
ngăn ngừa sự lây lan của bệnh.
Phòng ngừa bệnh bạch hầu là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe của bé và gia đình. Bé từ 2 tháng
tuổi đã có thể tiêm phòng ngừa bạch hầu với các loại vắc xin kết hợp như vắc xin 6 trong 1
(phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, Hib), vắc xin 5 trong 1 (phòng bạch hầu,
ho gà, uốn ván, bại liệt, Hib), vắc xin 4 trong 1 (phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt).
Viêm tai giữa
Viêm tai giữa là tình trạng viêm và tích tụ dịch trong tai giữa xảy ra phổ biến ở trẻ em. Mặc dù
viêm tai giữa thường không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó có thể gây khó chịu và biến
chứng nếu không được điều trị.
Triệu chứng của viêm tai giữa bao gồm đau tai, khó nghe, sốt, khó chịu và đôi khi chảy dịch từ
tai. Khi nhận ra triệu chứng này ở trẻ, việc chăm sóc y tế kịp thời là rất quan trọng.
Cách điều trị nhiễm trùng tai giữa thường bao gồm sử dụng thuốc kháng sinh để loại bỏ nhiễm
trùng do vi khuẩn, thuốc giảm đau để giảm bớt sự khó chịu và thuốc nhỏ tai để giảm viêm. Trong
trường hợp nhẹ, bác sĩ có thể khuyến nghị theo dõi mà không dùng kháng sinh.

Nhiễm trùng đường tiết niệu


Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn ảnh hưởng đến hệ tiết niệu.
Mặc dù thường không nguy hiểm đến tính mạng nhưng UTI có thể gây khó chịu. Nếu không
được điều trị kịp thời có thể gây các biến chứng như tổn thương thận, nhiễm trùng máu. Đây là
một trong những bệnh thường gặp ở trẻ em. [2]
Triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu bao gồm: đi tiểu thường xuyên, cảm giác đau hoặc
nóng rát khi đi tiểu, tiểu gấp không kiểm soát, đau hoặc khó chịu bụng dưới, nước tiểu có mùi
hôi hoặc đục, có máu trong nước tiểu, sốt, khó chịu hoặc quấy khóc ở trẻ sơ sinh.
Cách điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu thường bao gồm một đợt kháng sinh để loại bỏ nhiễm
trùng do vi khuẩn. Ba mẹ cần hoàn thành đủ đợt dùng thuốc kháng sinh của bác sĩ, kể cả khi ba
mẹ thấy triệu chứng đã cải thiện trước khi dùng hết thuốc. Ngoài kháng sinh, các biện pháp hỗ
trợ như bù đủ dịch cho bé, dùng thuốc kiểm soát cơn đau có thể được chỉ định thêm.
Nhiễm trùng da
Nhiễm trùng da bao gồm các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng ảnh
hưởng đến da của trẻ. Mặc dù nhiều bệnh nhiễm trùng da thường nhẹ và có thể điều trị bằng bôi
thuốc tại nhà, nhưng một số có thể nghiêm trọng hơn, đặc biệt nếu chúng lây lan hoặc xảy ra ở
những bé có hệ miễn dịch yếu.
Triệu chứng của nhiễm trùng da bao gồm: đỏ, nóng rát ở vùng bị ảnh hưởng, sưng hoặc viêm,
đau hoặc nhức, ngứa hoặc kích ứng, phát ban hoặc mụn nước, có mủ hoặc dịch tiết ra từ vị trí
nhiễm trùng, sốt hoặc ớn lạnh trong những trường hợp nặng.
Cách điều trị nhiễm trùng da tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng có thể bao
gồm:

 Thuốc kháng sinh: đối với nhiễm trùng da do vi khuẩn, bác sĩ có thể chỉ định thuốc uống
hoặc bôi tại chỗ vào vùng da bị ảnh hưởng.
 Thuốc kháng nấm: đối với các trường hợp nhiễm nấm da như nấm ngoài da hoặc nấm
bàn chân. Bác sĩ có thể chỉ định dùng kem chống nấm, thuốc bôi hoặc thuốc uống.
 Thuốc kháng virus: đối với các bệnh nhiễm trùng da do virus như herpes simplex hoặc
bệnh zona, thuốc kháng virus giúp giảm triệu chứng và ngăn ngừa tái phát.
 Thuốc chống ký sinh trùng: đối với các bệnh nhiễm trùng da do ký sinh trùng như ghẻ
hoặc chấy rận, có thể cần dùng thuốc diệt ký sinh trùng.
 Chăm sóc hỗ trợ: đảm bảo vùng da bị ảnh hưởng sạch sẽ và khô ráo, được chườm ấm, sử
dụng thuốc giảm đau không kê đơn hoặc thuốc chống ngứa nếu cần.

Ngoài việc điều trị, các biện pháp phòng ngừa như thực hành vệ sinh tốt, tránh dùng chung vật
dụng cá nhân như khăn tắm hoặc dao cạo râu, giữ vết thương sạch sẽ và băng kín có thể giúp
giảm nguy cơ nhiễm trùng da.

4. Một số bệnh nguy hiểm khác hay gặp ở trẻ em


Viêm não nhật bản
Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus viêm não Nhật Bản (VNNB) gây ra
cho trẻ em và người lớn. Nguồn lây truyền bệnh VNNB là từ động vật (chủ yếu là lợn và chim)
sang người qua đường muỗi đốt (muỗi Culex, chủ yếu là Culex Tritaeniorhynchus). Mặc dù
tương đối hiếm nhưng nó có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm viêm não và thậm
chí tử vong. Đây là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ em.
Triệu chứng của viêm não Nhật Bản chủ yếu khởi phát từ sốt cao, nôn, rối loạn vận động (gồng
vặn người từng cơn, run rẩy, múa giật, co giật), tăng tiết đờm rãi, nói khó, ngủ gà ngủ gật, mất trí
nhớ, lơ mơ, li bì, hôn mê hoặc có thể không có triệu chứng gì. Khi nhận ra những triệu chứng
này, ba mẹ cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế kịp thời cho bé.
Không có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh viêm não Nhật Bản. Bé bị nhiễm bệnh cần
được chăm sóc hỗ trợ để kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng bao gồm chăm
sóc tại bệnh viện, truyền dịch, hỗ trợ hô hấp và dùng thuốc quản lý sốt và co giật.
Phòng ngừa bệnh viêm não Nhật Bản là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe của bé. Trẻ từ 9 tháng
tuổi đã có thể tiêm phòng viêm não Nhật Bản để được bảo vệ và phòng bệnh từ sớm. Ngoài việc
tiêm phòng, các biện pháp bảo vệ như mặc quần áo dài tay, sử dụng thuốc chống côn trùng và
tránh ra ngoài đường vào giờ muỗi hoạt động có thể giúp giảm nguy cơ bị muỗi đốt và nhiễm
trùng sau đó.
Viêm gan
Viêm gan là tình trạng viêm ở gan do nhiễm virus, hoặc do các yếu tố khác như lạm dụng rượu,
dùng thuốc hoặc mắc các bệnh tự miễn. Virus viêm gan được phân thành nhiều loại khác nhau,
bao gồm viêm gan A, B, C, D và E. Trong đó, viêm gan A và viêm gan B là tác nhân gây bệnh
phổ biến nhất tại Việt Nam. Cả bệnh viêm gan A và B đều có thể dẫn đến những biến chứng
nghiêm trọng, riêng viêm gan B hiện nay chưa có cách điều trị đặc hiệu và là nguyên nhân lớn
gây ung thư gan.
Triệu chứng của bệnh viêm gan bao gồm vàng da và mắt, mệt mỏi, đau bụng hoặc khó chịu, chán
ăn, buồn nôn và ói mửa, nước tiểu đậm, phân nhạt màu, sốt, đau khớp, gan và lá lách to.
Cách điều trị viêm gan phụ thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng. Trong
nhiều trường hợp, nhiễm trùng viêm gan A và E cần được chăm sóc hỗ trợ như nghỉ ngơi, bù
nước. Bệnh nhân cần tránh uống rượu và sử dụng một số loại thuốc có thể làm tổn thương gan.
Đối với viêm gan B và C, thuốc kháng virus có thể được kê đơn để ngăn chặn sự nhân lên của
virus và giảm viêm gan.
Trong một số trường hợp, những người mắc bệnh viêm gan B mạn tính có thể cần điều trị lâu dài
để ngăn ngừa tổn thương gan và các biến chứng (xơ gan, ung thư gan).
Phòng bệnh viêm gan là cách an toàn, giảm gánh nặng chi phí điều trị và bảo vệ sức khỏe cộng
đồng! Bằng cách tiêm chủng cho trẻ em, ba mẹ không chỉ bảo vệ sức khỏe của con mà còn góp
phần vào nỗ lực y tế công cộng rộng nhằm kiểm soát và ngăn ngừa bùng phát bệnh viêm gan.
Vắc xin viêm gan B được tiêm ngay trong 24 giờ đầu sau sinh, sau đó trẻ cần tiêm thêm các vắc
xin có thành phần viêm gan B như 5 trong 1, 6 trong 1 vào các tháng 2, 3, 4 và tiêm nhắc khi 16-
18 tháng. Trẻ có thể tiêm vắc xin viêm gan A từ 12 tháng tuổi, hoặc tiêm kết hợp viêm gan A và
viêm gan B trong cùng một mũi tiêm.
Lao
Lao là bệnh truyền nhiễm do trực khuẩn lao Mycobacterium Tuberculosis gây nên. Đây là một
bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng có thể dẫn đến các biến chứng ho ra máu, tràn khí/tràn dịch
màng phổi, giãn phế quản, xơ phổi, suy hô hấp mạn tính. Đây là một trong những bệnh thường
gặp ở trẻ em.
Triệu chứng của bệnh lao có thể bao gồm mệt, sốt nhẹ về chiều, đổ mồ hôi đêm, ho dai dẳng kéo
dài trên 2 tuần, sụt cân, kém ăn, đau ngực, khạc đờm, cũng có thể ho khạc ra máu ít hoặc nhiều.
Ngoài ra còn có các triệu chứng đặc trưng đối với lao hạch, xương, khớp, màng não, màng tim,
đường tiêu hóa, tiết niệu.
Cách điều trị bệnh lao bao gồm sự kết hợp của thuốc kháng sinh trong vài tháng để tiêu diệt vi
khuẩn và ngăn chặn sự phát triển của các chủng kháng thuốc. Việc tuân thủ và hoàn thành phác
đồ điều trị là rất quan trọng đối với sự phục hồi của trẻ.
Để phòng nguy cơ mắc các dạng bệnh lao nghiêm trọng ở trẻ em, ba mẹ nên tiêm vắc xin BCG
phòng lao cho trẻ càng sớm, càng tốt ngay sau khi sinh. Vắc xin phòng lao có thể bảo vệ các
dạng bệnh lao nghiêm trọng ở trẻ em. Ngoài ra, gia đình cần đảm bảo thông gió đầy đủ, duy trì
thực hành vệ sinh tốt, xác định và cách ly những người mắc bệnh lao để ngăn ngừa sự lây lan của
nhiễm trùng.
Đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc là bệnh nhiễm trùng mắt phổ biến, đây là tình trạng
viêm lớp mỏng, trong suốt bao phủ phần trắng của nhãn cầu và viền bề mặt bên trong của mí
mắt. Mặc dù thường không nghiêm trọng nhưng đau mắt đỏ có thể gây khó chịu và kích ứng.
Triệu chứng của đau mắt đỏ có thể bao gồm: đỏ ở phần trắng của mắt hoặc mí mắt bên trong,
ngứa hoặc kích ứng, cảm giác có sạn trong mắt, chảy dịch từ mắt, có thể chảy nước hoặc có mủ,
mí mắt bị đóng vảy, đặc biệt là sau khi thức dậy.
Khi nhận ra những triệu chứng này, đặc biệt ở những trẻ dễ bị đau mắt đỏ do tiếp xúc gần ở
trường học hoặc nhà trẻ, việc thực hành vệ sinh tốt và tìm kiếm sự chăm sóc y tế là cần thiết, đặc
biệt nếu các triệu chứng dai dẳng hoặc trầm trọng hơn.
Cách điều trị đau mắt đỏ phụ thuộc vào nguyên nhân:

 Viêm kết mạc do virus: Hầu hết các trường hợp đau mắt đỏ đều do virus và không cần
điều trị. Các triệu chứng thường tự khỏi trong vòng một hoặc hai tuần. Tuy nhiên, chườm
mát và sử dụng nước mắt nhân tạo có thể giúp giảm bớt sự khó chịu.
 Viêm kết mạc do vi khuẩn: Thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ kháng sinh có thể được kê đơn
để điều trị đau mắt đỏ do vi khuẩn. Ba mẹ cần đảm bảo hoàn thành toàn bộ quá trình điều
trị theo chỉ định của bác sĩ.
 Viêm kết mạc dị ứng: Thuốc nhỏ mắt kháng histamin hoặc thuốc uống có thể được
khuyên dùng để làm giảm các triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ do dị ứng. Tránh các chất
gây dị ứng và kích thích cũng có thể giúp ngăn ngừa bùng phát.
Bại liệt
Bệnh bại liệt là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Polio gây ra. Bệnh bại liệt có thể dẫn đến tê
liệt và thậm chí tử vong trong những trường hợp nghiêm trọng. Virus bại liệt lây truyền Bệnh lây
truyền từ người sang người chủ yếu qua đường tiêu hóa, có thể lan truyền thành dịch. Đây là một
trong những bệnh thường gặp ở trẻ em.
Các triệu chứng của bệnh bại liệt có thể bao gồm:

 Thể liệt mềm cấp điển hình: Đau họng, sốt, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau đầu, đau cơ các
chi, dần dần mất vận động dẫn đến liệt không đối xứng, liệt mềm xuất hiện đột ngột ở tay
hoặc chân. Liệt ở chi không hồi phục gây khó vận động hoặc mất vận động. Liệt hành tủy
dẫn đến suy hô hấp và tử vong.
 Thể viêm màng não vô khuẩn: Sốt, đau đầu, đau cơ, cứng gáy.
 Thể nhẹ: Sốt, khó ngủ, đau đầu, buồn nôn, nôn, táo bón, có thể phục hồi trong vài ngày.
 Thể ẩn: Không rõ triệu chứng, là thể thường gặp.

Khi nhận ra những triệu chứng này, đặc biệt là ở những khu vực lưu hành bệnh bại liệt hoặc
trong thời gian bùng phát dịch bệnh, ba mẹ cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế kịp thời cho bé.
Không có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh bại liệt nhưng chăm sóc hỗ trợ có thể giúp
kiểm soát các triệu chứng bao gồm nghỉ ngơi tại giường, thuốc giảm đau, vật lý trị liệu và các
thiết bị hỗ trợ để hỗ trợ khả năng di chuyển cho những người bị liệt.
Các biện pháp phòng ngừa bệnh bại liệt hiệu quả, an toàn nhất đó là tiêm vắc xin phòng bệnh bại
liệt. Những loại vắc-xin này đã có hiệu quả cao trong việc giảm tỷ lệ mắc bệnh bại liệt trên toàn
thế giới. Lịch tiêm chủng định kỳ thường bao gồm nhiều liều để đảm bảo khả năng miễn dịch lâu
dài.
Sốt co giật
Co giật do sốt là những cơn co giật xảy ra ở trẻ nhỏ do nhiệt độ cơ thể tăng đột ngột, thường xảy
ra ở trẻ em trong độ tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi, tỷ lệ mắc cao nhất là từ 12-18 tháng tuổi.
Các đặc điểm chính của sốt co giật bao gồm:

 Thường kéo dài dưới 5 phút, mặc dù đôi khi cơn co giật có thể dài hơn.
 Co giật có thể bao gồm run rẩy hoặc co giật tay và chân, mất ý thức và đảo mắt.
 Trẻ em có thể có biểu hiện nhợt nhạt hoặc xanh xao trong cơn động kinh.

Khi nhận biết trẻ sốt co giật, ba mẹ cần giữ bình tĩnh và đảm bảo an toàn cho trẻ bằng cách nhẹ
nhàng đặt trẻ nằm nghiêng để tránh bị nghẹn. Ba mẹ đừng cố gắng kiềm chế trẻ hoặc cho bất cứ
thứ gì vào miệng trẻ trong cơn động kinh. Sau đó, ba mẹ hãy đưa trẻ hãy đến cơ sở y tế gần nhất
để được can thiệp, quản lý tình trạng co giật.
Các biện pháp phòng ngừa co giật do sốt bao gồm:

 Điều trị kịp thời cơn sốt bằng các loại thuốc hạ sốt thích hợp, chẳng hạn như
acetaminophen hoặc ibuprofen, để ngăn nhiệt độ tăng đột ngột.
 Giữ cho trẻ thoải mái và uống đủ nước khi bị sốt.
 Theo dõi nhiệt độ của trẻ thường xuyên, đặc biệt là trong thời gian bị bệnh hoặc thời kỳ
có nguy cơ cao bị co giật do sốt.

Mặc dù co giật do sốt có thể khiến cha mẹ và người chăm sóc lo sợ nhưng chúng thường lành
tính và không cần điều trị lâu dài. Tuy nhiên, ba mẹ cần tìm kiếm sự đánh giá y tế để xác định và
giải quyết mọi nguyên nhân gây sốt và xây dựng kế hoạch kiểm soát các đợt sốt và các cơn co
giật có thể xảy ra trong tương lai.

You might also like