Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

TÂM LÝ HỌC GIÁO DỤC


1. Đối tượng nghiên cứu của Tâm lý học giáo dục là:
A. Học sinh, sinh viên hay gọi chung là người học.
B. Giáo viên, người làm công tác giáo dục.
C. Cơ sở giáo dục các cấp.
D. Các hiện tượng tâm lý trong môi trường giáo dục.
2. Ý nào dưới đây cho thấy một phần vai trò của Tâm lý học phát triển đối với Tâm lý
học giáo dục:
A. Cung cấp lý luận về sự phát triển tâm lý học sinh theo từng giai đoạn lứa tuổi.
B. Cung cấp lý luận về sự khác biệt giữa học sinh nam và học sinh nữ.
C. Cung cấp lý luận về bầu không khí tâm lý của lớp học.
D. Cung cấp lý luận về sự tác động của văn hóa đến mô hình dạy học, giáo dục.
3. A đang muốn tìm hiểu về mức độ hài lòng của học sinh THPT về việc cho phép học
sinh được sử dụng điện thoại di động trong nhà trường. A có thể sử dụng phương pháp
nghiên cứu:
A. Điều tra bằng bảng hỏi
B. Trắc nghiệm
C. Thực nghiệm
D. Nghiên cứu trường hợp
4. Nhận định nào dưới đây là phù hợp:
A. Tâm lý học giáo dục là một ngành độc lập và không có quan hệ gì với các chuyên ngành
Tâm lý học khác.
B. Tâm lý học giáo dục chỉ có quan hệ với một số chuyên ngành như Tâm lý học xuyên văn
hóa, Tâm lý học trị liệu, ...
C. Tâm lý học giáo dục có mối quan hệ với nhiều chuyên ngành Tâm lý học khác nhưng
không thể sử dụng kết quả từ các ngành Tâm lý học đó.
D. Tâm lý học giáo dục có mối quan hệ với nhiều chuyên ngành Tâm lý học khác nhưng đối
tượng và nhiệm vụ của mỗi chuyên ngành lại khác nhau.
5. Nội dung nào dưới đây không thuộc đối tượng nghiên cứu của Tâm lý học giáo dục?
A. Những khó khăn tâm lý thường gặp của học sinh.
B. Con đường giáo dục đạo đức cho học sinh.
C. Mối quan hệ giữa hoạt động dạy và hoạt động học.
D. Đặc điểm phát triển cá nhân qua các giai đoạn lứa tuổi.
6. Người làm công tác giáo dục cần phải tận dụng giai đoạn trẻ còn nhỏ để định hình
nhân cách cho trẻ. Đây là kết luận sư phạm rút ra từ quy luật nào trong sự phát triển
tâm lý cá nhân?
A. Quy luật không đồng đều xét trong tiến trình phát triển cá nhân.
B. Quy luật không đồng đều xét giữa các cá nhân.
C. Quy luật toàn vẹn.
D. Quy luật mềm dẻo và khả năng bù trù.
7. Tình bạn của thiếu niên có đặc điểm:
A. Thoải mái, nhẹ nhàng, có thể tách nhóm tùy ý.
B. Khó có thể chia sẻ những vấn đề riêng tư cùng nhau.
C. Có thể cho rằng bạn bè là phải "sống chết có nhau".
D. Kết thành nhóm bạn thân dựa trên giới tính.
8. Ý nào dưới đây phù hợp với đặc điểm hoạt động nhận thức của thiếu niên:
A. Tư duy trừu tượng ngày càng phát triển và thay thế cho tư duy hình tượng – cụ thể.
B. Tưởng tượng có chủ định phát triển mạnh và mang tính hiện thực.
C. Ghi nhớ máy móc bị thay thế hoàn toàn bởi ghi nhớ có mục đích, có ý nghĩa.
D. Tất cả các ý trên đều sai.
9. Học sinh THPT thường xuyên quan tâm đến công việc mình sẽ làm sau này. Các em
tìm hiểu thông tin về ngành học, trường học, sở thích, khả năng của bản thân và nhu
cầu xã hội để xem bản thân có phù hợp với công việc hay không. Điều này cho thấy đặc
điểm nào trong sự phát triển tâm lý của lứa tuổi đầu thanh niên?
A. Sự phát triển hứng thú về những giá trị của nghề nghiệp.
B. Hoạt động học tập - hướng nghiệp là hoạt động chủ đạo, chi phối các hoạt động khác trong
giai đoạn này.
C. Có khả năng nhìn nhận đầy đủ các năng lực và phẩm chất của bản thân.
D. Nhu cầu được thể hiện khả năng của bản thân.
10. Học sinh thường xuyên tranh luận về những hiện tượng trong cuộc sống. Các em rất
thích chia sẻ quan điểm cá nhân. Đa phần các em tìm thông tin từ nhiều nguồn khác
nhau như từ thầy cô, cha mẹ, mạng xã hội. Điều này cho thấy đặc điểm gì trong sự phát
triển nhân cách của lứa tuổi đầu thanh niên?
A. Sư phát triển hứng thú.
B. Sự phát triển năng lực tự ý thức.
C. Sự hình thành thế giới quan khoa học.
D. Sự phát triển nhu cầu.
11. Mục đích của hoạt động dạy:
A. Hướng tới sự phát triển của người học.
B. Hướng tới sự phát triển hệ thống tri thức khoa học của loài người.
C. Nhằm truyền đạt tất cả kinh nghiệm văn hóa xã hội lịch sử loài người cho thế hệ mai sau.
D. Hướng tới việc tái tạo tri thức cho người dạy.
12. Sau khi học nội dung tiết 32 môn Toán lớp 7, Cường biết được những cách để chứng
minh hai tam giác bằng nhau. Sau đó, Cường đã áp dụng các kiến thức đã học để hoàn
thành bài tập cô giao, những bài mà trước đây Cường đọc nhiều lần vẫn không hiểu. Ví
dụ trên cho thấy bản chất nào của hoạt động học?
A. Đối tượng của hoạt động học là các tri thức, kĩ năng, kĩ xảo ứng với các tri thức đó.
B. Hoạt động học hướng vào làm thay đổi chính mình.
C. Đối tượng của hoạt động học là các phương pháp học.
D. Hoạt động học được điều khiển một cách có ý thức.
13. Hãy cho biết những hành động học nào dưới đây đặc biệt quan trọng trong việc hình
thành khái niệm?
A. Phân tích, mô hình hóa, tự kiểm tra.
B. Phân tích, cụ thể hóa, tự đánh giá.
C. Phân tích, mô hình hóa, cụ thể hóa.
D. Phân tích, tự đánh giá, tự kiểm tra.
14. Cách thức nào dưới đây phù hợp để giáo viên hình thành động cơ học cho học sinh?
A. Tổ chức các hoạt động dạy học độc đáo, mới lạ, chưa từng có ai thực hiện.
B. Giao tiếp với học sinh một cách thoải mái, không có sự phân biệt thầy trò.
C. Giúp học sinh thấy trước được kết quả của việc học và từng bước thực hiện các nhiệm vụ
học tập nhằm đạt được mục đích đó.
D. Khuyến khích học sinh học tập bằng cách cộng điểm, trao phần thưởng thường xuyên.
15. Để tổ chức hoạt động dạy học tích cực cho học sinh, giáo viên có thể:
A. Xây dựng các chuỗi nhiệm vụ học tập phù hợp hướng đến sự phát triển của học sinh.
B. Cho phép học sinh tự quản lý lớp của mình nhằm giúp các em thoải mái hơn.
C. Tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi đáp ứng tất cả nhu cầu của học sinh.
D. Chú trọng diễn giảng khi dạy để học sinh tiếp thu nội dung nhiều hơn.
16. Trong khi thi trực tuyến, Bình nhắn tin hỏi An đáp án trắc nghiệm vì đêm trước đó
Bình phải đi làm thêm không kịp ôn bài. An cho rằng mình nên giúp bạn và gửi cho
Bình đáp án vì điều kiện kinh tế của Bình khó khăn. Đây có phải là hành vi đạo đức hay
không?
A. Có
B. Không có, vì vi phạm tiêu chí tính có ích.
C. Không có, vì vi phạm tiêu chí tính không vụ lợi.
D. Không có, vì vi phạm tiêu chí tính tự giác.
17. Hôm nay là hạn chót đóng tiền quỹ ũng hộ người dân khó khăn của lớp 9C. Tuấn
ngần ngại đóng góp ủng hộ vì đã sử dụng gần hết tiền tiết kiệm để mua truyện tranh.
Cán bộ lớp đến nhắc nhở và động viên Tuấn ủng hộ. Nhìn các bạn xung quanh đều tích
cực đóng góp, Tuấn cũng góp một ít và tự an ủi bản thân rằng mình đã giúp đỡ người
khác. Đây có phải là hành vi đạo đức hay không?
A. Có
B. Không có, vì vi phạm tiêu chí tính có ích.
C. Không có, vì vi phạm tiêu chí tính không vụ lợi.
D. Không có, vì vi phạm tiêu chí tính tự giác.
18. Trong giáo dục đạo đức, học sinh trải nghiệm thực hiện các hành vi đạo đức sẽ:
A. Đem lại cảm xúc tích cực, từ đó hình thành tình cảm đạo đức.
B. Ứng dụng những tri thức đạo đức đã học.
C. Hình thành thói quen đạo đức sau nhiều lần thực hiện hành vi đạo đức.
D. Tất cả những ý kiến trên.
19. Nhiều sinh viên cho rằng tiền có giá trị rất lớn chẳng hạn dùng để thỏa mãn nhu cầu
vật chất và nhu cầu tinh thần, nhưng một số sinh viên thì không. Điều này cho thấy đặc
điểm nào của giá trị?
A. Giá trị của mỗi sự vật thì khác nhau.
B. Giá trị tùy thuộc vào sự phát triển nhận thức của chủ thể.
C. Giá trị nằm trong mối quan hệ giữa chủ thể và đối tượng.
D. Giá trị mang tính xã hội lịch sử.
20. Dưới đây trình bày các bước để giáo viên có thể hình thành giá trị cho học sinh. Ý
kiến nào không phù hợp:
A. Xác định giá trị của các sự vật, sự việc.
B. Nhận biết những quan điểm về giá trị của mỗi người đều giống nhau.
C. Nhận biết giá trị phù hợp với bản thân.
D. Xây dựng kế hoạch hành động theo định hướng giá trị đã chọn.
21. Vì sao cần phải thực hiện hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường?
A. Vì để giúp học sinh cân bằng cuộc sống và việc học.
B. Vì để chữa trị những vấn đề tâm lý nghiêm trọng của học sinh.
C. Vì để chăm sóc sức khỏe tinh thần cho các thành viên trong nhà trường.
D. Vì để hoàn thành trách nhiệm của cơ sở giáo dục.
22. Mặc dù đã đọc đi đọc lại bài học ngày hôm trước, A vẫn không hiểu và không thể
chứng minh được hai tam giác đồng dạng. A có thể đang gặp:
A. Khó khăn về bản thân.
B. Khó khăn tâm lý trong học tập.
C. Khó khăn tâm lý trong các mối quan hệ.
D. Khó khăn trong việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai.
23. Những yếu tố nào dưới đây có thể tác động tiêu cực đến học sinh:
A. Phong cách cha mẹ khắt khe, cực đoan.
B. Những thông tin tiêu cực từ các phương tiện truyền thông đại chúng.
C. Thiếu vắng sự hỗ trợ tâm lý phù hợp.
D. Tất cả những yếu tố trên.
24. An là một trong những học sinh tích cực học tập trong lớp thầy Toàn. Gần đây, thầy
Toàn thấy An có những biểu hiện lạ như thường nhìn ra ngoài lớp học và tự tách bản
thân khỏi bạn bè. Để hỗ trợ An, thầy Toàn có thể:
A. Tích cực quan sát An và lớp trong các buổi học tiếp theo để kịp thời hỗ trợ hoặc nhờ sự hỗ
trợ từ chuyên viên tham vấn học đường.
B. Nhắc tên An trước lớp và yêu cầu An tập trung vào buổi học.
C. Hỏi những học sinh khác trong lớp về vấn đề riêng của An và tự mình an ủi An.
D. Không cần quan sát An mà để theo thời gian thì An sẽ bình thường trở lại.
25. Ý kiến nào dưới đây không phù hợp:
Người hỗ trợ tâm lý học đường cần:
A. Lắng nghe câu chuyện của học sinh.
B. Tôn trọng học sinh.
C. Chấp nhận sự khác biệt của học sinh.
D. Báo với cha mẹ và giáo viên chủ nhiệm về tất cả những trao đổi giữa học sinh và người hỗ
trợ.

Câu hỏi Đáp án


1 D
2 A
3 A
4 D
5 D
6 C
7 C
8 D
9 B
10 C
11 A
12 B
13 C
14 C
15 A
16 B
17 D
18 D
19 C
20 B
21 C
22 B
23 D
24 A
25 D

You might also like