Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

3.

1 Cơ hội của các NHTM


3.1.1 Chính phủ đưa ra chính sách kích cầu cho vay tiêu dùng
Nửa đầu năm 2023, tăng trưởng tín dụng cả nước tăng chậm. Theo báo cáo
của NHNN, dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế đạt khoảng 12,63 triệu tỷ đồng
vào tháng 9/2023, thấp hơn nhiều so với kế hoạch đặt ra (14-15%) (NHNN,
2023). Trước tình hình đó, Bộ trưởng chỉ đạo Ngân hàng nhà nước thực hiện các
chính sách kích thích tăng trưởng tín dụng. NHNN liên tiếp 4 lần điều chỉnh hạ
mức lãi suất từ 0,5-2%/năm. Bên cạnh đó, các hành lang pháp lý được được
hoàn thiện và bổ sung trong , đơn giản hóa các thủ tục cho vay các khoản
vay tiêu dùng nhỏ, các quy định về dịch vụ ngân hàng qua điện tử được hoàn
thiện, giúp quá trình xét duyệt cho vay tiêu dùng nhanh chóng, thuận tiện hơn,
hứa hẹn tạo ra sự “bùng nổ” cho hoạt động cho vay trực tuyến (Linh, et al.,
2023). Các gói tín dụng được thiết kế dành riêng cho các đối tượng cá nhân,
hộ gia đình với lãi suất hợp lý được triển khai. Với dân số hơn 100 triệu
người, thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện, cho vay tiêu dùng
được coi là một kênh có lợi cho các tổ chức tín dụng (Trang, 2023). Đây là
động lực để các ngân hàng thương mại triển khai dịch vụ BNPL, có triển vọng
phát triển tích cực.

3.1.2 Sự phát triển của thương mại điện tử thúc đẩy khả năng tiếp
cận của người tiêu dùng tới BNPL, đặc biệt là khách hàng trẻ
BNPL mở ra nhiều cơ hội mở rộng thị trường, tiếp cận những tệp khách
hàng mới từ đó giúp các NHTM gia tăng thị phần. Sau khi Ngân hàng TMCP
Tiên Phong (TPBank) liên kết cùng MoMo ra mắt ví trả sau ngay trên ứng dụng
này, số lượng khách hàng mới tại ngân hàng tăng 3,7 triệu người so với năm
2021, đạt tổng mức 8,5 triệu khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán;
tăng trưởng năm 2022 đạt 60%. Bên cạnh đó, số lượng thẻ tín dụng được mở
mới tăng gấp 2,5 lần so với tổng số thẻ được phát hành năm 2021, đạt tổng 1,2
triệu thẻ (TPBank, 2023).

Bảng 1 Tỷ lệ tăng trưởng của kênh số so với tăng trưởng toàn ngân hàng
TPBank

2019 2020 2021 2022


Tỷ lệ khách hàng giao dịch qua kênh số/ Tổng số
44% 49% 51% 67%
lượng giao dịch toàn ngân hàng
Tỷ lệ tăng trưởng kênh số/ Tỷ lệ tăng trưởng toàn
71% 57% 86%
ngân hàng
Khối lượng giao dịch trên kênh số/ Tổng khối
74% 87% 93% 95%
lượng giao dịch
Giá trị giao dịch trên kênh số/ Tổng giá trị giao
24% 40% 65% 77%
dịch
Nguồn: (TPBank, 2023)
Sự phát triển mạnh mẽ của cả TPBank và Momo chủ yếu đến từ một số yếu tố
chính, trong đó sự bùng nổ của thương mại điện và sự thuận tiện của BNPL
là những nhân tố chủ yếu đóng góp cho sự thành công này (Linh, et al., 2023).
Những năm gần đây, xu hướng tiêu dùng có sự chuyển dịch mạnh mẽ. Do những
tác động của dịch Covid, giãn cách xã hội mà việc mua sắm trực tiếp gặp
nhiều khó khăn, tạo cơ hội cho sự bùng nổ về thương mại điện tử

Hình 1 Doanh thu TMĐT Việt Nam năm 2019-2022 (tỷ USD)

Doanh thu TMĐT Việt Nam năm 2019-2022 (tỷ USD)


18 30%
16.4
16 25%
13.7 25%
14
11.8
12 10.8 20% 20%

10 18%
15%
8
16%

6 10%

4
5%
2

0 0%
2019 2020 2021 2022

Doanh thu B2C Tỷ lệ tăn trưởng

Nguồn: (VnEconomy, 2022)


Bên cạnh đó, xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt tăng cao, theo Ngân
hàng nhà nước, các chỉ số thanh toán không dùng tiền mặt vào tháng 1/2024
tăng trưởng khá. Các giao dịch tăng 63,3% về số lượng và 41,45% về giá trị so
với cùng kỳ năm trước. Việc tỷ trọng số người dùng mua sắm trực tuyến lựa
chọn phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đang tăng lên (Acclime,
2022) là bệ phóng vững chắc cho các phương thức thanh toán khác như mua
trước trả sau tiếp tục phát triển.
Hình 2 Tỷ lệ phương thức thanh toán của người mua hàng online 2019-2020
100% Nguồn:
90% 86%
78%
80%
70%
60%
50%
39% 39%
40%
30% 23%
20% 17% 20% 18%

10% 6%
2%
0%
Tiền mặt (COD) ATM Thẻ tín dụng Ví điện tử Quẹt thẻ

2019 2020

(Acclime, 2022)

Ngoài ra, việc liên kết cùng các sàn thương mại điện tử lớn như Shopee,
Tiki, Lazada,... giúp các NHTM tiếp cận và khai thác cơ sở khách hàng
rộng lớn và phong phú, đặc biệt là các khách hàng trẻ tuổi trên các sàn
TMĐT này. Khác với thẻ tín dụng truyền thống với cấu trúc trả nợ cứng ngắc,
yêu cầu lịch sử tín dụng tốt và có lãi suất, BNPL cho phép người sử dụng chia
nhỏ khoản vay, không phải thực hiện toàn bộ giao dịch (Le, 2023)và trả nhiều
lần với 0% lãi suất khi chưa đến hạn. Hình thức linh hoạt này góp phần làm
giảm tỷ lệ “bỏ giỏ hàng” trên các sàn TMĐT và kích thích chi tiêu từ khách
hàng (Bian, et al., 2023).
Sự tiện lợi của BNPL cũng đóng góp vào sự phát triển của hình thức thanh toán
này. BNPL với các ưu điểm về thủ tục đơn giản, nhanh chóng, không cần
chứng minh thu nhập và mức lãi suất 0%, mua trước trả sau được đông đảo
khách hàng đặc biệt là người trẻ sử dụng cho các khoản vay tiêu dùng. Theo số
liệu của Compare Market, có 23% những người ở độ tuổi từ 18-24 chuyển sang
hình thức mua sắm BNPL để hỗ trợ việc chi tiêu. Do mức lãi suất thấp, thủ tục
đơn giản, không yêu cầu điểm tín dụng cao, hình thức này hấp dẫn những đối
tượng người trẻ Gen Z có thu nhập thấp hay sinh viên phụ thuộc vào trợ
cấp từ gia đình, những người khó tiếp cận với các khoản vay truyền thống,
từ đó tạo ra dư địa phát triển rộng lớn cho BNPL. Bên cạnh đó, việc BNPL có
mặt trên hầu hết các ứng dụng thanh toán online phù hợp với tệp khách hàng
trong thời đại mới, những người thông thạo về công nghệ, làm tăng sự linh
hoạt, thanh toán dễ dàng cho các giao dịch BNPL.

Hình 3 Những lý do tại sao người tiêu dùng thích BNPL


Nguồn: (C+R Research, 2021)
50%
45% 44%
45%

40%
36%
35% 33% 33% 33%

30%

25%

20%

15%

10%

5%

0%
Dễ dàng thanh Linh hoạt hơn Lãi suất thấp Quá trình phê Không lãi suất Thẻ tín dụng
toán chuẩn dễ dàng hết hạn mức

3.1.3 NHTM có lợi thế hơn trong việc tạo mối quan hệ uy tín tới khách hàng
so với các nền tảng BNPL trôi nổi
BNPL không chỉ đem lại lợi ích thanh toán nhanh chóng, linh hoạt cho
người sử dụng mà còn hỗ trợ xây dựng mối quan hệ bền chặt giữa ngân
hàng và khách hàng, giúp khai thác tối ưu cơ sở khách hàng sẵn có và đảm
bảo sự phát triển bền vững cho NHTM Việt Nam. Điều này đến từ một số lý
do chính, chủ yếu đến từ sự tin tưởng của khách hàng và cơ sở khách hàng
sẵn có của các NHTM.
Thứ nhất, cơ sở khách hàng hiện tại của các NHTM tin tưởng vào sự uy tín và
an toàn của NHTM, rằng họ sẽ giữ tiền và dữ liệu của họ an toàn. Theo nghiên
cứu cho thấy khách hàng đã sử dụng ít nhất một nhà cung cấp BNPL vẫn
chọn đặt niềm tin nhiều hơn vào các ngân hàng truyền thống (Luke, 2023).
Lý do đằng sau sự ưu tiên này là vì các ngân hàng truyền thống thường được
xem là có uy tín và đáng tin cậy với độ an toàn cao. Việc các ngân hàng tích
hợp nền tảng ngân hàng số góp phần giúp đơn giản hóa thủ tục, thao tác dễ
dàng , đem lại cho khách hàng trải nghiệm mượt mà với chính sách và cơ
chế minh bạch. Từ đó trao quyền quản lý tài chính cá nhân cho khách hàng,
giúp họ chủ động quản lý các khoản vay, xây dựng niềm tin và lòng trung
thành của khách hàng với NHTM. Theo nghiên cứu của Cornerstone, lý do số
một khiến mọi người bỏ lỡ các khoản thanh toán cho khoản vay BNPL không
phải vì không có tiền, mà là vì họ mất dấu tất cả các dịch vụ BNPL đang sử
dụng. Một người dùng BNPL thông thường có thể có 4, 6 thậm chí 9 khoản vay
BNPL khác nhau, tất cả đều có số dư khác nhau, thời hạn trả nợ khác nhau và tất
cả đều diễn ra đồng thời. Vì vậy, việc tích hợp nền tảng ngân hàng số giúp cung
cấp công cụ quản lý tài chính làm cho các tình huống về dòng tiền của người
tiêu dùng bớt phức tạp hơn. Ngoài ra, với đặc điểm chia nhỏ khoản vay với lãi
suất 0%, BNPL cho phép khách hàng mua những món hàng có giá trị cao hơn
mà không bị căng thẳng về ngân sách. Tính linh hoạt này cũng góp phần thúc
đẩy niềm tin và lòng trung thành của khách hàng với NHTM.
Thứ 2, các NHTM có sẵn cơ sở khách hàng rộng lớn và có thể khai thác tối ưu
cơ sở dữ liệu này. Việc hiểu biết về thói quen và nhu cầu tài chính của khách
hàng, các NHTM có thể cung cấp những phương thức thanh toán thuận
tiện và linh hoạt, được thiết kế cá nhân hóa giúp nâng cao trải nghiệm của
khách hàng. Một lợi thế khác của NHTM trong BNPL là phát triển tiềm năng
bán chéo (Linh, et al., 2023). Tiềm năng bán chéo là khả năng khai thác
nguồn khách hàng sẵn có, từ đó đem lại doanh thu lớn với mức chi phí thấp
và nâng cao lòng trung thành của khách hàng. Bên cạnh đó, tỷ lệ pha loãng là
tỷ lệ khách hàng sử dụng ngân hàng này là ngân hàng chính, đồng thời sử dụng
một ngân hàng khác là ngân hàng phụ. Theo “Báo cáo Sức khỏe Thương hiệu
ngành Ngân hàng Việt Nam 2022”, 61% khách hàng chỉ sử dụng một ngân
hàng, 39% khách hàng sử dụng từ hai ngân hàng trở lên (giảm đáng kể so với
74% khách hàng sử dụng hai ngân hàng trở lên trong năm 2021). Điều đó
cho thấy các ngân hàng trong năm 2022 đã tập trung và cải thiện đáng kể
vào công tác bán chéo và đa dạng hóa các dịch vụ để khai thác tối ưu cơ sở
khách hàng của họ.

Bảng 2 : Tỉ lệ khách hàng sử dụng dịch vụ của hơn một ngân hàng
Nguồn: (Mibrand, 2022)
CŨNG ĐANG SỬ DỤNG NGÂN HÀNG
ABB ACB AGR ANZ BAC BIDV MSB MB OCB SCB TEC TPB VIB VCB VTB VPB Tổ
ABB 29% 27% 9% 1% 10% 1% 9% 3% 3% 3% 6% 1% 6% 6% 4% 117
NHỮNG NGƯỜI SỬ DỤNG NGÂN HÀNG

ACB 16% 29% 6% 2% 9% 3% 11% 7% 4% 6% 7% 2% 9% 7% 5% 123


AGR 8% 16% 4% 1% 11% 3% 23% 4% 11% 7% 4% 4% 11% 9% 3% 119
ANZ 24% 28% 40% 12% 8% 0% 0% 0% 0% 0% 0% 0% 0% 4% 0% 116
BAC 6% 17% 11% 17% 22% 6% 17% 6% 11% 0% 6% 0% 11% 0% 11% 139
BIDV 4% 7% 15% 1% 2% 4% 23% 2% 2% 5% 4% 2% 14% 16% 2% 104
MSB 2% 7% 11% 0% 2% 13% 39% 7% 7% 9% 7% 4% 20% 21% 4% 152
MB 1% 3% 11% 0% 1% 8% 4% 3% 6% 6% 4% 1% 12% 11% 2% 72
OCB 5% 22% 22% 0% 3% 11% 11% 38% 16% 11% 11% 8% 22% 22% 5% 205
SCB 2% 5% 24% 0% 2% 4% 4% 28% 6% 14% 18% 4% 25% 7% 3% 134
TEC 2% 6% 14% 0% 0% 7% 4% 24% 3% 11% 7% 37% 20% 7% 159
TPB 5% 11% 12% 0% 1% 7% 5% 25% 5% 8% 27% 21% 8% 33% 12% 12% 171
VIB 3% 6% 27% 0% 0% 9% 6% 24% 9% 12% 27% 10% 24% 15% 3% 190
VCB 2% 4% 10% 0% 1% 9% 4% 23% 3% 10% 17% 6% 3% 21% 5% 122
VTB 2% 5% 11% 1% 0% 16% 7% 30% 5% 4% 14% 24% 3% 32% 7% 141
VPB 7% 14% 14% 0% 5% 7% 5% 26% 5% 7% 19% 49% 2% 31% 29% 195
89% 180% 278% 38% 33% 151% 67% 337% 68% 112% 165% 49% 287% 200% 73%

Ngoài ra, dựa trên một báo cáo gần đây được đưa ra bởi Cục Bảo vệ Tài chính
Người tiêu dùng (CFPB) vào tháng 3 năm 2023, người ta nhận thấy rằng
những cá nhân sử dụng dịch vụ BNPL có xu hướng phải gánh chịu các gánh
nặng về nợ và các vấn đề tài chính cao hơn đáng kể những người không sử dụng
dịch vụ này. Báo cáo cũng chỉ ra rằng người sử dụng BNPL có khả năng cao
sử dụng các công cụ tài chính khác, tạo ra cơ hội tăng khả năng bán chéo
của các NHTM cũng như sự gắn bó lâu dài với khách hàng.
Bảng 3 Tỷ lệ sử dụng các khoản vay khác của khách hàng sử dụng BNPL và
không sử dụng BNPL
Nguồn: (CFPB, 2023)

Người dùng Người không


BNPL dùng BNPL
Có ít nhất 1 khoản vay khác được báo cáo
là không trả được nợ 18% 7%

Tỉ lệ nợ quá hạn đối với tín dụng


9% 3%

Tỉ lệ nợ quá hạn đối với bán lẻ


8% 1%

Sử dụng Khoản vay cá nhân


khoản vay 62% 44%
khác:
Khoản vay sinh viên
33% 17%

Khoản vay bán lẻ


32% 13%

Ngoài ra vì đặc điểm thuận lợi, cho phép người tiêu dùng chia nhỏ khoản thanh
toán với lãi suất 0%, mua trước trả sau có tác động tích cực đến việc thúc đẩy
mua bán những món đồ có giá trị cao hơn từ đó thúc đẩy khối lượng giao dịch.
Số liệu thống kê toàn cầu đã dự đoán rằng các dịch vụ BNPL sẽ chiếm tới 680 tỷ
đô la trong khối lượng giao dịch trên toàn thế giới vào năm 2025 (Intelligence,
2022). Điều này được cho là nhờ khả năng khuyến khích sức mua của người tiêu
dùng do BNPL cung cấp. Khách hàng có xu hướng khám phá những loại sản
phẩm mới và có giá trị cao hơn, chẳng hạn như đồ điện tử, thiết bị hoặc
thậm chí xe cộ. Theo khảo sát của Forbes Advisor, BNPL có thể tác động
đến cách mọi người chi tiêu, với 70% những người được khảo sát nói rằng
họ chi tiêu nhiều hơn dự kiến vì việc tiêu tiền mà mình không có trở nên rất
dễ dàng.
Như vậy, việc đa dạng hóa các dịch vụ tài chính cung cấp cho khách hàng
cùng khối lượng giao dịch lớn được thúc đẩy bới BNPL đã đem lại dòng tiền
lớn mạnh cho các NHTM, tăng tính thanh khoản và tạo nguồn vốn vững
chắc để NHTM đẩy mạnh cho vay và tăng doanh thu. Ngoài ra, các NHTM
có thể đạt được tính kinh tế theo quy mô nghĩa là chi phí cho các giao dịch
giảm xuống khi khối lượng giao dịch tăng lên. Từ đó giúp ngân hàng có nhiều
cơ hội hơn giảm chi phí và nâng cao hiệu quả và gia tăng lợi nhuận.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Acclime, 2022. The e-commerce pivot in Vietnam. [Online]


Available at: https://vietnam.acclime.com/downloads/industry-reports/Acclime
%20e-commerce%20report.pdf
[Accessed 10 3 2024].
Bian, W., Lin William Cong & Yang Ji, 2023. THE RISE OF E-WALLETS AND
BUY-NOW-PAY-LATER: PAYMENT COMPETITION, CREDIT EXPANSION,
AND CONSUMER BEHAVIOR. [Online]
Available at:
https://www.nber.org/system/files/working_papers/w31202/w31202.pdf
CFPB, 2023. CFPB Publishes New Findings on Financial Profiles of Buy Now,
Pay Later Borrowers. [Online]
Available at: https://www.consumerfinance.gov/about-us/newsroom/cfpb-
publishes-new-findings-on-financial-profiles-of-buy-now-pay-later-borrowers/
Intelligence, I., 2022. Buy Now Pay Later Report: Market trends in the
ecommerce financing, consumer credit, and BNPL industry. [Online].
Le, C., 2023. BUY NOW PAY LATER IN ECOMMERCE: MODELS AND
EXAMPLES. [Online]
Available at: https://secomm.vn/buy-now-pay-later-in-ecommerce-models-and-
examples/#Pros_and_Cons
Linh, N. T. et al., 2023. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA DỊCH VỤ MUA
TRƯỚC TRẢ SAU ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT
NAM. [Online]
Available at: https://fwps.ftu.edu.vn/2023/12/19/co-hoi-va-thach-thuc-cua-dich-
vu-mua-truoc-tra-sau-doi-voi-cac-ngan-hang-thuong-mai-tai-viet-nam/
Luke, A., 2023. Opportunities and challenges for buy now pay later providers
in the UK:. [Online]
Available at: https://rfi.global/opportunities-and-challenges-for-buy-now-pay-
later-providers-in-the-uk-navigating-new-regulations-and-building-trust/
Mibrand, 2022. Báo cáo Sức khỏe Thương hiệu ngành Ngân hàng Việt Nam
2022. [Online]
Available at: https://www.brandsvietnam.com/congdong/topic/329954-Hieu-
qua-ban-cheo-nganh-ngan-hang-tai-Viet-Nam-nam-2022
NHNN, 2023. Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ. [Online]
Available at: https://thitruongtaichinhtiente.vn/tang-truong-tin-dung-nam-2023-
no-luc-can-den-tu-nhieu-phia-51972.html
Research, C., 2021. Buy Now, Pay Later Statistics and User Habits. [Online]
Available at: https://www.crresearch.com/blog/buy-now-pay-later-statistics/
TPBank, 2023. Digital Transformation: Strategies for Success. [Online]
Available at: https://tpb.vn/eng/tin-tuc/tin-tpbank/chuyen-doi-so-chien-luoc-de-
tien-toi-thanh-cong
TPBank, 2023. Số lượng khách hàng và thẻ tín dụng mở mới của TPBank tăng
kỷ lục. [Online]
Available at: https://tpb.vn/tin-tuc/tin-tpbank/so-luong-khach-hang-va-the-tin-
dung-mo-moi-cua-tpbank-tang-ky-luc
Trang, Q., 2023. Thúc đẩy cho vay tiêu dùng, tạo động lực phục hồi kinh tế.
[Online]
Available at:
https://sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/rm/apph/tbnh/tbnh_chitiet;jsessioni
d=WrAnO4dh94ymEPkCDOFgU3NYSb9yonNGgXIKZ6qx8rF4PJ2FQw_0!-
1427924753!-456784902?
centerWidth=80%25&dDocName=SBV570634&leftWidth=20%25&rightWidth
=0%25&showFooter=false&showHeader=f
VnEconomy, 2022. Thương mại điện tử Việt Nam năm 2022 ước đạt 16,4 tỷ
USD. [Online]
Available at: https://vneconomy.vn/thuong-mai-dien-tu-viet-nam-nam-2022-
uoc-dat-16-4-ty-usd.htm

You might also like