VoChongAPhu_ChiecThuyenNgoaiXa_HonTruongBa (2)

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 19

TÀI LIỆU BÌNH GIẢNG NÂNG CAO TÁC PHẨM VĂN HỌC ⑫ #BinhGiang12 9+

Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)


Tôi muốn làm nhà văn chân thật trọn đời
Sét nổ trên người không xô tôi ngã
Giấy bút tôi ai cướp giật đi
Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá
(Phùng Quán)
Tô Hoài chính là một “nhà văn chân thật trọn đời” như thế! Trên từng phiến đá nơi rẻo cao Tây
Bắc, Tô Hoài đã dùng ngòi bút sắc sảo và chân thành của mình mà khắc họa nên những bức chân dung
rạng ngời sức sống. “Vợ chồng A Phủ” là bức chân dung đặc sắc nhất trong số đó! Phần một của truyện
“Vợ chồng A Phủ” kết hợp hài hòa giữa bút pháp hiện thực nồng đượm chất “đời” và bút pháp trữ tình
thấm đẫm chất “thơ”. [Trích đề]
Tô Hoài là nhà văn thuộc thế hệ vàng của văn học hiện đại Việt Nam, được mệnh danh là cây đại
thụ văn chương, một đời cần cù đi và viết. Ông được gọi là một “cuốn từ điển sống” bởi vốn tri thức
phong phú về đời thường. Ông viết nhiều và viết kỹ, “chữ nghĩa của ông cất lên từ đời sống nhưng… được
chắt lọc kỹ lưỡng. Các chi tiết nghệ thuật trong văn Tô Hoài thường là kết quả của một quá trình quan sát”
(Nguyễn Đăng Điệp).
Trong suốt tám tháng năm 1952, Tô Hoài đi cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc, cùng sống với
đồng bào các dân tộc thiểu số. Hình ảnh Tây Bắc “đau thương và dũng cảm” đã “thành nét, thành người,
thành việc”, đã “để thương, để nhớ” cho nhà văn nhiều quá, thôi thúc ông viết nên tập “Truyện Tây Bắc”,
trong đó có truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”. Như vậy, từ Tây Bắc, Tô Hoài không chỉ gặt hái được “mùa
văn chương” mà còn là “mùa tình dân”.
Đoạn trích kể về cuộc đời của Mị và A Phủ. Mị là cô gái trẻ đẹp, hiếu thảo vì món nợ của bố mẹ mà
cô trở thành con dâu gạt nợ trong nhà thống lí Pá Tra. Mị sống kiếp nô lệ hết năm này qua năm khác cho
đến khi gặp A Phủ - một chàng trai nghèo mồ côi, dũng cảm, lao động giỏi, do đánh con quan nên phải ở
đợ không công cho nhà thống lí. Vì để hổ ăn mất con bò nên A Phủ bị trói đứng vào cột suốt mấy đêm
liền. Cảm thương cho A Phủ, Mị đã cởi trói cho anh và cùng anh trốn khỏi Hồng Ngài.
“Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở buồng Mị nằm kín
mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng,
không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra,
đến bao giờ chết thì thôi.”
“Cuộc sống còn tuyệt vời biết bao trong thực tế và trên trang sách. Nhưng cuộc sống cũng bi thảm
biết bao. Cái đẹp còn trộn lẫn niềm sầu buồn, cái nên thơ còn lóng lánh giọt nước mắt ở đời” (Nguyễn
Văn Thạc). Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, muôn vàn ánh sáng và ngập tràn góc tối. Có niềm vui thì ắt
có nỗi buồn, có hạnh phúc thì sẽ có nỗi đau, có tự do thì chắc chắn sẽ tồn tại sự giam cầm. Bước vào văn
học cũng giống như bước vào cuộc sống đời thật với sự tồn tại của nỗi đau và sự giam cầm. Và đó chính
là nỗi đau của Mị trong đoạn trích “Mỗi ngày Mị càng không nói, (…) đến bao giờ chết thì thôi.”
“Hôn nhân là nấm mồ chôn tình yêu”, nhưng với Mị cuộc hôn nhân không tình yêu này còn chôn
sống cả một thanh xuân đầy sức sống và nụ cười của Mị. Mị hiện ra trên trang văn với một gương mặt
“buồn rười rượi” gương mặt ấy là đại diện cho một cuộc đời khổ cực về thể xác và tinh thần. Mị bị ngược
đãi, bị đày đọa, bị giam cầm. Mị bị tước đi quyền làm người và cả quyền được chết. Mị dần chết lặng rồi
trở thành một con búp bê xinh đẹp trống rỗng, một cái xác không hồn mà chẳng còn bất cứ một dao động
xúc cảm nào nữa.
Ngày qua ngày, tháng qua tháng, Mị càng chết thêm một phần. Mị không còn nụ cười nữa, mà hiện
ra với hình ảnh “mỗi ngày Mị càng không nói “lùi lũi” như con rùa nuôi trong xó cửa”. Nỗi đau của Mị tỉ
lệ thuận với tốc độ chết đi trong tâm hồn Mị. Càng đau khổ, Mị càng trầm lặng. Câu văn vang lên thật
nặng trĩu. Ta như thấy được một cô Mị với ánh mắt xám xịt không còn tiêu cự, cả người bất động chỉ còn
mỗi cành cây tuốt sợi gai không ngừng. Từ láy “lùi lũi” gợi hình, khắc họa một cô Mị yên tĩnh như đồ vật,
luôn cúi gằm mặt chẳng nói chẳng rằng. Tô Hoài khi viết tới đây đã so sánh Mị với “một con rùa nuôi
trong xó cửa”. Con rùa là loài động vật bé nhỏ, thấp cổ bé họng, chậm chạp và dễ bắt nạt. Trong ca dao
than thân Việt Nam từng ví von hình ảnh con rùa với những kiếp người gian khổ:

Tác giả: Th.S NGUYỄN NGỌC ĐOAN TRANG (GV Chuyên Văn THPT Nguyễn Thượng Hiền & Phổ thông Năng Khiếu ĐHQG.TPHCM)
TÀI LIỆU BÌNH GIẢNG NÂNG CAO TÁC PHẨM VĂN HỌC ⑫ #BinhGiang12 9+
Thân ai khổ như thân con rùa,
Xuống sông đội đá, lên chùa đội bia
Thân ai khổ như thân anh kia,
Ngày đi cuốc bãi, tối về nằm suông.
Phải chăng giờ đây mới chính là con rùa “đội đá đội bia” phải làm bao điều nặng nhọc nơi nhà
thống lý? Luôn luôn thinh lặng, lại mong manh dễ bắt nạt, hình ảnh con rùa với Mị nhưng mờ nhòe, như
nhập lại làm một. Giờ đây chẳng ai nhìn thấy cô như một con người nữa, sự câm lặng đã khiến cô dần
dần đồng hóa với con rùa câm lặng.
Nhưng thật đau lòng làm sao vì dù có thành rùa đi nữa, Mị cũng không bao giờ là con rùa được tự
do vẫy vùng trong biển cả, mà là một con rùa bị bỏ trong xó cửa. Đó cũng chính là nỗi đau là nỗi đau thứ
hai của Mị. Cô dường như là vô hình, là đồ bỏ đi, là một cô gái bị bỏ rơi, giam cầm trong thế giới cô độc
và im lặng của mình. Sự lầm lũi của Mị như “một tiếng hát lộn ngược của một tâm hồn méo mó đau khổ”.
Nếu như Chí Phèo giao tiếp với đời bằng tiếng chửi của mình thì Mị lại giao tiếp với đời bằng sự câm
lặng. Mị và Chí Phèo đều giống nhau, đều bị thực tại tàn độc tha hóa. Chí Phèo thì bị tha hóa về nhân hình,
nhân tính, còn Mị thì đánh mất đi cảm xúc và sức sống. Liệu nỗi khổ kia phải lớn tới đâu mới khiến một
con chim sơn ca trở thành một con chim bị cầm tù đầy đau khổ và im lặng?
Tại sao Mị không chạy thoát khỏi nỗi khổ ấy? Mị muốn chạy đi nhưng không chạy thể trốn thoát
được. Vì Mị bị cái ma nhận mặt nhà Pá Tra níu chặt lấy cánh tay cẳng chân, và vì Mị bị giam lỏng trong
một căn buồng giam mà người ngoài nhìn vào thường tưởng đó là căn buồng hạnh phúc. Cái lồng mà
đang cầm chân con chim sơn ca này là một căn buồng “kín mít, có một chiếc cửa sổ lỗ vuông bằng bàn
tay”. Căn phòng này có khác gì một buồng giam kín mít, ngột ngạt và đầy chật hẹp? “Cái cửa sổ một lỗ
vuông to bằng bàn tay” ấy xuất hiện như một sự trêu ngươi. Nó hoàn toàn không khiến không gian này
rộng ra mà khiến nó thêm chật chội và bó chặt. Tâm hồn Mị đã chật chội với những nỗi đau nay ngay cả
thân thể Mị cũng phải hứng chịu sự ngột ngạt của căn buồng giam lỏng.
Nỗi đau, sự giày vò khiến Mị trở nên câm lặng, còn căn phòng này khiến Mị mất đi những nhận
thức cơ bản. “Từ trong phòng nhìn ra ,Mị chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng”. Cuộc
đời Mị, đôi mắt Mị trở nên vô sắc, vô hồn, vô cảm. Mị mất nhận thức về thời gian, không gian đến nỗi
không thể nhận biết được đâu là sương đâu là nắng. Ở đây, ta dường như nhìn thấy được bóng hình của
con quỷ Chí Phèo trong Mị. Nam Cao cũng đã từng viết về sự mất nhận thức của Chí Phèo: “Khi Chí Phèo
mở mắt thì trời đã sáng lâu. Mặt trời chắc đã cao, và nắng bên ngoài chắc là rực rỡ. Cứ nghe chim ríu rít
bên ngoài là đủ biết. Nhưng trong cái lều ẩm thấp vẫn chỉ hơi tờ mờ. Ở đây người ta thấy chiều lúc xế
trưa và gặp đêm thì bên ngoài trời vẫn sáng. Chưa bao giờ Chí Phèo nhận thấy thế bởi chưa bao giờ hết
say.” Chí Phèo bị ngăn cách với thế gian bằng những cơn say bí tỉ, hắn cũng mất đi nhận thức về thời
gian và không gian giống Mị, hắn cũng bị giam cầm trong chính thân xác của mình. Mị thì bị ngăn cách
với thời không ngoài kia bởi một tâm hồn chết lặng, và bị giam cầm trong căn buồng nhỏ hẹp. Mị như
người chết rồi, và quả thật đã từng nghĩ tới cái chết. Mị nghĩ rằng “mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông
ấy mà trông ra đến khi nào chết thì thôi”. Câu văn đầy ám ảnh, dường như cả đời sau của Mị chỉ gói gọn
trong một màu “trăng trắng” và dường như cả thế giới của Mị giờ chỉ còn là một lỗ vuông. Màu trắng vốn
dĩ luôn tượng trưng cho sự tinh khôi, thì trong mắt Mị giờ đây chỉ mang ý nghĩa của sự mờ mịt, của một
cái chết không còn xa. Mị nói về cái chết nhẹ tênh, vô cảm như một lẽ thường tình. Nỗi đau khiến Mị
không còn ra hình người, vì nếu là người ,Mị không thể vô hồn được đến thế. Phải chăng thứ ngục thất
tinh thần ấy đã làm héo mòn, tàn úa từng ngày từng tháng tâm hồn Mị. Mị sống như loài thảo mộc cỏ cây
không hương không sắc, lay lắt, dật dờ, vô hồn, vô cảm. Không còn nữa một cô Mị đẹp như đóa ban trắng
của núi rừng Tây Bắc vừa thắm sắc, đượm hương, một người cô Mị khao khát tình yêu và tự do có ý thức
sâu sắc về quyền sống, từng thiết tha xin cha “ đừng gả con cho nhà giàu”, từng có ý định ăn lá ngón là
kết thúc chuỗi ngày sống mà như chết. Như vậy, vượt lên trên nghĩa tả thực về không gian sống của MỊ,
căn buồng ấy là biểu tượng cho ngục thất tinh thần, địa ngục trần gian giam cầm khát vọng sống, khát
vọng tự do của đời Mị. Chi tiết đó đã góp phần thể hiện tư tưởng, thái độ của nhà . Nhà văn đã tố cáo sâu
sắc chế độ cai trị miền núi đã đầy đọa con người, làm tê liệt quyền sống, quyền khao khát hạnh phúc của
họ. Đồng thời, Tô Hoài bày tỏ tấm lòng xót xa thương cảm cho số phận người phụ nữ vùng núi cao Tây
Bắc khi Cách mạng chưa về. Đó cũng là cảm hứng nhân đạo quen thuộc trong văn học.

Tác giả: Th.S NGUYỄN NGỌC ĐOAN TRANG (GV Chuyên Văn THPT Nguyễn Thượng Hiền & Phổ thông Năng Khiếu ĐHQG.TPHCM)
TÀI LIỆU BÌNH GIẢNG NÂNG CAO TÁC PHẨM VĂN HỌC ⑫ #BinhGiang12 9+
ĐÊM TÌNH MÙA XUÂN
“Trên đầu núi, các nương ngô…
Cho đến khi trời sáng tang tảng rồi không biết sáng từ bao giờ”
“Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những con người
bị cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường. Những con người cả tâm hồn
và thể xác bị hắt hủi và đọa đày đến ê chề, hoàn toàn mất hết lòng tin vào con người và cuộc đời. Nhà văn
tồn tại ở trên đời để bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực.” (Nguyễn Minh Châu). Tô
Hoài đã thực hiện trọn vẹn sứ mệnh cao cả ấy, ông đã tạo ra một hình tượng nhân vật Mị và nâng bước
cô ở những khi cùng đường tuyệt lộ. Nhà văn đã mang đến cho người đọc một hành trình hồi sinh đẹp
mà buồn của Mị trong đoạn trích “Trên đầu núi, các nương ngô…Cho đến khi trời sáng tang tảng rồi
không biết sáng từ bao giờ.”
Ở vù ng rẻ o cao Hò ng Ngà i không gì vui bằng Té t đé n, xuân vè . Năm nay Hò ng Ngà i đó n mọ t cá i té t
đạ c biẹ t. Đú ng lú c gió và ré t rá t dữ dọ i thé nhưng, bá t chá p cá i khá c nghiẹ t củ a thời tié t, không khí đó n
Té t vui xuân củ a Hò ng Ngà i vã n rá t ná o nức tưng bừng. “Những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm
đá xòe như những con bướm sặc sỡ”- Tô Hoài đã rất tinh tế khi miêu tả mùa xuân của Hồng Ngài, váy áo
nhiều màu sắc vốn là một nét đặc trưng của các dân tộc miền núi, phép so sánh “như con bướm sặc sỡ”
vừa tô đậm nét văn hóa độc đáo của người Mông, vừa khắc họa được không khí mùa xuân miền núi.
Ngoà i đà u nú i lá p ló đã có tié ng sá o rủ bạ n đi chơi. Không khí tưng bừng, ná o nức á y đã vọ ng và o tâm
hò n Mị, khié n tâm hò n Mị thức tỉnh hò i sinh.
Mày có con trai con gái rồi
Mày đi làm nương
Tao không có con trái con gái
Tao đi tìm người yêu
Tiếng sáo “lấp ló” là tiếng sáo xa xăm, khi rõ khi mờ, khi gần khi xa. Nhưng tiếng sáo tưởng chừng
mờ nhạt ấy lại như một ngọn thủy triều dội thẳng vào tâm hồn khô cằn của Mị, và theo tiếng sáo càng lại
gần, tâm hồn Mị dần dần sống lại, kéo theo những cảm xúc tốt đẹp tưởng như đã không còn nữa. “Ngoài
đầu núi, đã có tiếng ai lấp ló thổi sáo rủ bạn đi chơi. Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bồi hồi. Mị ngồi
nhẩm thầm bài hát của người đang thổi.” Tiếng sáo vang lên đánh tan sự tĩnh lặng đến đáng sợ nơi góc
buồng Mị ngồi, và như chứa một ma thuật nào đó, nó đã khiến cô Mị tưởng chừng vĩnh viễn “lùi lũi như
con rùa” lại lần đầu tiên “nhẩm thầm bài hát của người đang thổi”. Tiếng sáo là một dấu hiệu thể hiện
của “những đêm tình mùa xuân đã tới” nhưng đồng thời nó cũng là điều kiện kích phát sự hồi sinh của
tâm hồn Mị. Nhưng một tiếng sáo xa xăm dường như chưa đủ để tạo ra những rung cảm trong một trái
tim đã khô cằn, nó phải cần thêm nhiều kích thích nữa- hơi men “Mị cũng uống rượu, Mị lén lấy hũ rượu,
uống ực từng bát.” Mị uống rượu như để cơn say làm mình quên đi những bi kịch của thực tại hay để
củng cố thêm can đảm cho cuộc vùng dậy vì hạnh phúc? “Uống ực từng bát” là uống một cách vội vã, dứt
khoát. Mị uống rượu dường như không phải tận hưởng vị ngon của rượu mà để nuốt đi bao nhiêu uất
ức, đau khổ của cuộc đời Mị. Hình bóng của Mị vừa giống cũng vừa khác với Chí Phèo. Chí Phèo uống
rượu để quên đời, để say sưa trong những cơn ăn vạ. Còn hành động Mị uống rượu như để trút hết những
uất ức, như một mồi lửa phản kháng đầu tiên.
Tiếng sáo càng lúc càng gần Mị “tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng”, giờ đây, tiếng sáo đã
gần hơn, đã rõ hơn, những lời ngọt ngào gọi bạn tình đã đánh thẳng vào tâm trí Mị. Tiếng sáo, men say
đã tạo ra một tổ hợp hoàn hảo, là liều thuốc chữa lành giúp tâm hồn Mị hồi sinh “Mị lịm mặt ngồi đấy
nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước”. Mị nhớ về ngày trước-
những ngày Mị còn tự do và hạnh phúc, những ngày mà “Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc
lá trên môi, thổi lá hay như thổi sáo.” Nhà văn Thái Trí Hằng- tác giả của cuốn sách “Lãng quên” đã từng
nói về nỗi nhớ như sau: “Chúng ta đều biết sức mạnh của hồi ức, có đôi khi sáng bóng tựa viên kim cương,
có đôi khi lại chỉ như những vết sắt gỉ, nhưng trong trái mỗi người, nó vĩnh viễn tỏa ra một thứ ánh sáng
ấm áp.” Quả thật vậy, mặc dù trong hộp hồi ức của Mị vẫn luôn tồn tại những kí ức đau thương tựa như
vết sắt gỉ, nhưng những kí ức tươi đẹp ngày trước khi được gợi dậy lại vẫn thành công sưởi ấm tâm hồn
cô. “Nhớ” là hành vi của sự sống- sống lại từ quá khứ cho đến hiện tại. Trong nỗi nhớ của Mị dường như
còn có cả sự tiếc nuối và những mong ước thổn thức. Và điều đó đã thúc đẩy Mị dần hồi sinh. Từ “sống

Tác giả: Th.S NGUYỄN NGỌC ĐOAN TRANG (GV Chuyên Văn THPT Nguyễn Thượng Hiền & Phổ thông Năng Khiếu ĐHQG.TPHCM)
TÀI LIỆU BÌNH GIẢNG NÂNG CAO TÁC PHẨM VĂN HỌC ⑫ #BinhGiang12 9+
về những ngày trước”, Mị dần sống lại trong chính thực tại trước mắt. “Mị thấy phơi phới trở lại, trong
lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước.” “Phơi phới” là một từ láy thể hiện trạng thái
khởi sắc, Mị đã “phơi phới” trở lại tức là từ tâm hồn cho đến thể xác của Mị dường như đang sống lại như
những bông hoa nở rộ mùa xuân. Trạng thái này của Mị đối lập hoàn toàn với cô Mị “buồn rũ rượi” ngày
trước, Mị cảm nhận lại được cái vui sướng, nôn nao của ngày Tết thuở còn tự do, hạnh phúc của mình.
Và những xao động cảm xúc đầu tiên sau ngần ấy thời gian trầm lặng đã khiến Mị bàng hoàng nhận thức
được sự thật về bản thân và về bi kịch mà cô đang trầm mình trong đó. “Mị còn trẻ. Mị muốn đi chơi”. Mị
nhận thức được bản thân là ai- là một cô gái trẻ tuổi, xinh đẹp với trái tim ngập tràn khát khao tình yêu
và hạnh phúc, chứ không phải một cô Mị với những suy nghĩ u uất tiêu cực “Sống lâu trong cái khổ, Mị
đã quen khổ rồi. Mị tưởng mình cũng là con trâu con ngựa”. Từ nhận thức bản thân, Mị bàng hoàng thức
tỉnh trước bi kịch của cuộc đời mình “huống chi A Sử với Mị không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với
nhau”. Còn gì đau khổ hơn việc phải sống cạnh một người mình không thương và người ta cũng không
thương mình cơ chứ? Higashino Keigo đã từng viết trong tác phẩm trinh thám nổi tiếng “Phía sau nghi
can X” rằng: “Anh phải biết mình đau khổ, anh mới biết đường tìm đến hạnh phúc”. Chi tiết Mị nhận ra
nỗi khổ của cuộc đời mình chính là một dấu hiệu, một ánh lửa nhen nhóm báo hiệu cho sự phản kháng
lại cái bất công để tìm về hạnh phúc của Mị về sau.
Đá m chìm trong miè n kí ức say mê, trong những khá t khao nò ng chá y dường như Mị đã quên cả
thực tạ i. Rượu đã tan lú c nà o. Người vè đã vã n cả . Mị không bié t, Mị vã n ngò i trơ mọ t mình giữa nhà . Cõ i
mọ ng, cõ i mơ miè n thương nẻ o nhớ đang gọ i Mị. Mã i sau, Mị mới bừng tỉnh. Mị đứng dạ y nhưng không
bước ra đường chơi nữa mà từ từ bước và o buò ng. Ý nghĩ muó n đi chơi đã ló e lên trong đà u Mị nhưng
nó chưa đủ mạ nh đẻ dứt Mị ra khỏ i thé giới ngụ c tù . Phả n ứng nỏ i loạ n ở Mị cà n thêm thời gian và chá t
xú c tá c. Mị “bước và o buò ng, ngồi xuó ng giường, trông ra cá i cửa sỏ lõ vuông bà ng bà n tay, mờ mờ trăng
trá ng” bao cay đá ng tủ i nhụ c củ a kié p nô lẹ bõ ng dọ i vè , dà y vò cõ i lò ng Mị tan ná t, ứ má u đà y bi kịch. Và
Mị bõ ng nả y ra ý nghĩ thạ t lạ lù ng, đọ t bié n mà mang tinh tá t yé u : Mị muó n tự tử : “né u có ná m lá ngó n
trong tay lú c nà y, Mị sẽ ăn cho ché t ngay chứ không buò n nhớ lạ i nữa. Nhớ lạ i chỉ thá y nước má t ú a ra.”
Đây không chỉ đơn thuần là một ý nghĩ muốn chết mà là cả một sự bừng tỉnh. Muốn chết tức là khao khát
được sống, được sống hạnh phúc hơn, trọn vẹn hơn, giống người hơn. Mị đã không còn chết lặng nữa,
giờ đây, Mị đã sống lại những cảm xúc hỉ nộ ái ố như người thường, ngọn lửa khát vọng sống trong Mị
đang bùng cháy mạnh mẽ trở lại. Cứ nghĩ Mị sẽ tự tử ngay nhưng đú ng lú c ý nghĩ muó n ché t trõ i dạ y thì
tié ng sao gọ i bạ n yêu lơ lửng bay ngoà i đường lạ i mọ t là n nữa vang vọ ng và o tâm hò n Mị.
Anh ném pao, em không bắt
Em không yêu, quả pao rơi rồi
Tiếng sáo đã không còn xa xăm nữa mà giờ đây đã ngay gần kề Mị. “Lửng lơ” tạo cảm giác về một
âm thanh trầm bổng từ từ lại gần, rung lên trong màng nhĩ và trong tâm hồn của người nghe nó. Khú c ca
yêu nò ng nà n á y đã dạ p tá t ý nghĩ muó n ché t nhưng cũ ng không thẻ só ng lù i lũi như con rù a nuôi trong
xó tó i nữa. Mị phả i só ng trong vù ng trời tươi sá ng, ngạ p trà n á nh ná ng tự do, hạ nh phú c. Và chính ý nghĩ
á y đã thôi thú c Mị có hà nh đọ ng nỏ i loạ n, tá o bạ o, quyé t liẹ t từng có . “Mị đé n gó c nhà lá y ó ng mỡ sá n mọ t
mié ng bỏ và o thêm đĩa đè n cho sá ng.” Tạ i sao Mị phả i thá p đè n ? Phả i chăng, Mị không cam chịu só ng
trong xó tó i nữa ? Mị muó n phá tan mà n đêm âm u, mù tó i nơi đạ i ngụ c trà n gian nà y. Mị muó n thá p sá ng
cho tương lai củ a mình. Ngọ n lửa trên đĩa đè n hay ngọ n lửa trong lò ng Mị đang rừng rực chá y. Thá p đè n
xong, “Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy chiếc váy hoa vắt ở phía trong vách”. Hàng loại các hành động của
Mị được Tô Hoài khắc họa bằng các câu văn ngắn, liên tiếp nhau, nhịp văn dồn dập như hồi trống. Dường
như khát vọng tự do trong Mị còn lớn hơn cả bóng ma nhà thống lý. Lần hành động này của Mị không
còn dưới tác động của tiếng sáo nữa “tiếng sáo rập rờn trong đầu Mị”. Tiếng sáo đã đi mất tự lúc nào,
nhưng trong đầu Mị thì tiếng sáo đó vẫn còn sát bên tai, và càng ngày càng lớn. Giờ đây, không còn gì có
thể ngăn Mị trước ngưỡng cửa của thiên đường, Bá t chá p mọ i luạ t lẹ củ a nhà thó ng lí, Mị hà nh đọ ng như
mọ t người hoà n toà n tự do.
Những khá t vọ ng chá y bỏ ng củ a Mị vừa bù ng lên thì đã bị vù i dạ p mọ t cá ch thô bạ o tà n nhã n. A Sử
tró i đứng Mị và o cọ t bà ng cả mọ t thú ng sợi đay tà n nhã n. Tó c Mị xõ a xuó ng, A Sử cuó n luôn tó c lên cọ t
là m cho Mị không cú i không nghiêng được nữa. Rò i A Sử tá t đè n đó ng cửa lạ i. Tạ i sao A Sử phả i tró i Mị
như thê ? Có phả i đó là thó i quen tà n bạ o củ a A Sử hay chính A Sử cũ ng giạ t mình hoả ng sợ trước hà nh
đọ ng nỏ i loạ n tá o bạ o củ a Mị ? Há n phả i dù ng mọ i vũ lực thô bạ o nhá t đẻ dạ p tá t tinh thà n phả n khá ng
mạ nh mẽ củ a Mị. Tuy nhiên những cá nh cửa buò ng khé p chạ t, những là n dây chó i chạ t không sao chó i
được tâm hò n Mị. Bó ng ma củ a buò ng gian cũ ng không sao dạ p tá t được ngọ n lửa chá y sá ng trong tim

Tác giả: Th.S NGUYỄN NGỌC ĐOAN TRANG (GV Chuyên Văn THPT Nguyễn Thượng Hiền & Phổ thông Năng Khiếu ĐHQG.TPHCM)
TÀI LIỆU BÌNH GIẢNG NÂNG CAO TÁC PHẨM VĂN HỌC ⑫ #BinhGiang12 9+
Mị. Mọ i vũ lực bạ o tà n củ a A Sử đè u trở nên vô nghĩa. “Trong bó ng tó i, Mị đứng im lạ ng như không bié t
mình đang bị tró i. Hơi rượu nò ng nà n, Mị vã n nghe tié ng sá o đưa Mị theo cuọ c chơi, những đá m chơi. Mị
khe khẽ há t, tié ng há t cá t lên từ trá i tim sôi nỏ i, nò ng nà n. Rò i Mị vù ng bước đi”. Khao khát đi chơi của
Mị lớn hơn nỗi đau về thể xác nhiều lần. A Sử chỉ có thể cầm tù thân thể Mị, trong khi tâm hồn Mị đã
thành công tiến hành một cuộc vượt ngục tinh thần. Nhưng nỗi đau về thể xác đã kéo Mị về hiện tại
“nhưng tay chân đau không cựa được”, và tiếng sáo động lực duy nhất của Mị đã biến mất “Mị không
nghe tiếng sáo nữa”. Mị chợt tỉnh giữa giấc mơ tự do, lần nữa đối diện với hiện tại tàn khốc, nỗi đau quá
lớn khiến Mị “thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa”. Trong Mị giờ đây chỉ còn lại là hơi tàn của một
cuộc cách mạng thất bại, điều đó khiến Mị dùng dằng giữa hai bờ hư thực. “Lúc thì khắp người bị dây trói
thít lại, đau nhức. Lúc lại nồng nàn tha thiết nhớ. Hơi rượu tỏa. Tiếng sáo”. Khi thì Mị tưởng mình đã đi
chơi, khi thì Mị bừng tỉnh giữa căn buồng địa ngục tối đen, tiếng sáo và hơi rượu chỉ còn là ảo tưởng của
Mị.Quá khứ, thực tạ i, hạ nh phú c, khỏ đau cứ già ng xé trong trá i tim Mị. Ngò i bú t Tô Hoà i thạ t tinh té tà i
hoa khi lá ch và o cõ i sâu tâm tư củ a Mị khié n Mị trở thà nh ‘thạ t hơn con người thạ t’. Và rồi thực tại tàn
khốc đánh thức Mị, trái tim Mị lại trở nên tê liệt như trước.
Sự hồi sinh sức sống của Mị trải qua cả một quá trình diễn biến từ những cảm xúc hồi tưởng về
quá khứ đến hành động phản kháng muốn đi chơi và cuối cùng nhận thức ra một điều quan trọng. Lúc
trước, Mị đã coi mình là con trâu, con ngựa nhà thống lí mà đã là con trâu, con ngựa thì không có suy
nghĩ, chúng chỉ biết ăn và làm việc mà thôi nhưng lúc này Mị đã hiểu ra, trong ngôi nhà này, đến cả con
trâu, con ngựa mình cũng không bằng. Sự hồi sinh sức sống này do nguyên nhân khách quan là tiếng sáo
và men rượu nồng nó chưa đủ sức mạnh để tạo nên những hành động mạnh mẽ để tự giải thoát mình,
chính vì thế sau đó, Mị lại trở lại cuộc sống như cũ. Nhưng ngọn lửa mạnh mẽ của một trái tim khát sống
mãnh liệt ấy sẽ không lụi tàn một lần nữa mà nó sẽ âm ỉ cháy, chờ thời bùng lên, mạnh mẽ hơn, quyết
liệt hơn trước. Nói về Mị, Tô Hoài đã từng nhận định rằng: “…Nhưng điều kì diệu là dẫu trong cùng cực
đến thế mọi thế lực của tội ác cũng không giết được sức sống con người. Lay lắt, đói khổ, nhục nhã, Mị
vẫn sống, âm thầm, tiềm tàng mãnh liệt”
Qua nghệ thuật miêu tả tâm lí cùng việc sử dụng ngôn ngữ giản dị, thông dụng, Tô Hoài dường như
đã vẽ lên trước mắt người đọc hình ảnh một người con gái mạnh mẽ, tuy đã bị vùi dập, tưởng chỉ còn cái
xác không hồn nhưng bên trong vẫn tiềm tàng ẩn chứa sức sống mãnh liệt, chỉ tìm cơ hội để hồi sinh, để
bùng cháy.
ĐÊM LẠNH MÙA ĐÔNG
“Những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn…
Và hai người lẳng lặng đỡ nhau chạy xuống dốc núi”
“Cuộc sống còn tuyệt vời biết bao trong thực tế và trên trang sách. Nhưng cuộc sống cũng bi thảm
biết bao. Cái đẹp còn trộn lẫn niềm sầu buồn, cái nên thơ còn lóng lánh giọt nước mắt ở đời” (Nguyễn
Văn Thạc). Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, muôn vàn ánh sáng và ngập tràn góc tối. Có niềm vui thì ắt
có nỗi buồn, có hạnh phúc thì sẽ có nỗi đau, có tự do thì chắc chắn sẽ tồn tại sự giam cầm. Bước vào văn
học cũng giống như bước vào cuộc sống đời thật với sự tồn tại của nỗi đau và sự giam cầm. Và đó chính
là nỗi đau của Mị trong đoạn trích “Trên đầu núi, các nương ngô…Cho đến khi trời sáng tang tảng rồi
không biết sáng từ bao giờ.” Nhưng như một đốm than hồng, ngọn lửa “khát sống, thèm yêu, trọn kiếp
người” trong Mị vẫn vĩnh viễn không bao giờ tàn lụi.
Ở cái tuổi đôi mươi đẹp nhất của đời người, ở cái tuổi mà những cô gái khác theo đuổi sự mơ mộng
của thanh xuân và tình yêu, thì tại một góc buồng tối tăm nơi nhà thống lý Pá Tra, có một cô Mị chôn vùi
cuộc sống của mình trong khổ đau. Mị là một cô gái tài hoa xinh đẹp được biết đến với biệt tài “thổi lá
hay như thổi sáo”, nhưng bi kịch đã ập đến khi cô bị A Sử- con trai nhà thống lý Pá Tra bắt về làm con
dâu gạt nợ. Phản kháng, đấu tranh và vùng vẫy không thành, sự áp bức, đè nén của cả một lớp tư tưởng
độc hại cổ hủ khiến tâm hồn Mị chết dần và trở nên câm lặng “mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như
con rùa nuôi trong xó cửa”, và một căn buồng chật chội “kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng
bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng” đã khiến Mị mất đi
cả những nhận thức cơ bản về cuộc đời, và về chính mình “Mị tưởng mình cũng là con trâu, con ngựa”.
Mị đã chết đi trong thế giới tâm hồn, thứ còn tồn tại chỉ là thân xác trống rỗng, vật vờ hướng về bến bờ
của cái chết. Liệu một cuộc sống khắc nghiệt đến nhường nào mới có thế bóp chết một trái tim đang cháy
hừng hực ngọn lửa sống? Đó không chỉ là một cuộc sống ngục tù, cực nhọc mà còn là cuộc sống với những
trận ngược đãi bạo tàn từ người mà cô gọi một tiếng chồng. Khi Mị đang chuẩn bị đi chơi xuân, A Sử đã
Tác giả: Th.S NGUYỄN NGỌC ĐOAN TRANG (GV Chuyên Văn THPT Nguyễn Thượng Hiền & Phổ thông Năng Khiếu ĐHQG.TPHCM)
TÀI LIỆU BÌNH GIẢNG NÂNG CAO TÁC PHẨM VĂN HỌC ⑫ #BinhGiang12 9+
trói Mị lại, nhưng hắn nào có thỏa mãn với việc trói Mị một cách bình thường. Hắn như muốn giết Mị với
những dây trói đó, hắn muốn làm Mị đau đớn để hiện thực hóa cái khát vọng vặn vẹo muốn giam cầm Mị
của hắn: “A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng
Mị vào cột nhà. Tóc Mị xõa xuống. A Sử quấn luôn tóc lên cột, Mị không cúi, không nghiêng được đầu
nữa.” Khi A Sử bị thương, gã bắt Mị phải thức suốt đêm để xoa thuốc, đến khi “Mị lại gục đầu nằm thiếp
đi, A Sử bèn đạp chân vào mặt Mị”. Mang tiếng làm dâu nhà giàu, nhưng đến cái ăn, cái mặc bình thường
nhất Mị cũng không có “những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn, nếu không có bếp lửa sưởi kia
thì Mị cũng đến chết héo”. Mùa đông lạnh là chuyện thường tình, nhưng cớ sao mùa đông ấy cũng buồn?
Phải chăng đó là nỗi buồn của một tay bút từng trải- Tô Hoài khi đã từng chứng kiến những kiếp người
như Mị? Hay đó là cảm xúc bị chôn chặt trong lòng Mị mà mãi Mị vẫn chưa nhận ra? “Chết héo” là một từ
rất đắt giá, khó hiểu nhưng giàu tính gợi hình. “Chết héo” mang đến cho người đọc cảm giác về một cái
chết từ từ chậm rãi như bông hoa đang lụi tàn dần, là cái chết mà cả trái tim lẫn thân xác đều hóa thành
một nắm tro tàn. Từ ngữ tinh tế, lạnh lùng và ám ảnh, phải chăng nếu không có đốm lửa đêm đông ấy,
Mị ắt sẽ chết, không chỉ chết rét mà còn là chết vì u uất, cô độc. Từ đó, Tô Hoài đã tô đậm hình ảnh ngọn
lửa, không còn đơn thuần là nguồn sáng, bếp lửa đối với người con gái này không chỉ là công cụ sưởi ấm
mà quan trọng hơn đó còn là người bạn sưởi ấm tâm hồn của Mị trong những năm tháng đầy chai sạn
này, mà theo cách lí giải của tác giả Tô Hoài, ấy chính là phần vô thức của con người: “Ngọn lửa là hình
ảnh có tính chất tượng trưng, nó ở trong sự vô vọng của cuộc đời Mị, dù rất mơ hồ nhưng nó níu kéo
không để sự vô vọng lùa đi đến tuyệt cùng”. Cuộc đời bi kịch của Mị còn thể hiện qua thái độ lạnh lùng
đến đáng sợ của cô “Ngọn lửa sưởi bùng lên, cùng lúc ấy thì Mị cũng nhìn sang, thấy mắt A Phủ trừng
trừng, mới biết A Phủ còn sống. Nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng
đấy, cũng thế thôi.” Đây cũng là một diễn biến tâm lí bình thường, hợp lí. Nó hợp lí là bởi Mị đã ở lâu
trong khổ đau, đã chịu bao đày đọa về thể xác và tinh thần. Cái cuộc sống ở nhà thống lí Pá Tra đã làm
bào mòn đi tâm hồn Mị. Mị đã bị tê liệt đi mọi cảm xúc, ý thức, nhận thức, Mị trở nên vô cảm, thờ ơ với
nỗi đau của chính mình và cả nỗi đau của người khác. Hơn thế nữa, cảnh trói người, đánh người cũng
chẳng còn là xa lạ ở nhà thống lí Pá Tra. Nó diễn ra một cách thường xuyên, hằng ngày, hằng giờ. Cuộc
sống của những con người ở nhà thống lí đầy cơ cực, đắng cay và đày đọa. Chính vì vậy họ chẳng còn có
thể đồng cảm, quan tâm đến nỗi đau của người khác.
Mùa xuân năm ấy, tiếng sáo gọi bạn yêu hôm nào đã đánh thức tâm hồn Mị. Cái thanh xuân, cái
khát vọng tưởng chừng không còn nữa đã sống lại trong Mị và thúc đẩy Mị vượt khỏi chốn ngục tù, vươn
ra ngoài thế giới rộng lớn, hạnh phúc. Nhưng A Sử đã lạnh lùng, tàn độc trói Mị lại lần nữa khiến Mị lại
lùi lũi như trước. Song, ngọn lửa của những khát vọng được sống mãnh liệt, của một tấm lòng nhân ái
trong Mị không hề tắt ngúm mà để lại một chấm than hồng, và vào đêm lạnh mùa đông tăm tối này, nó
lại lần nữa bùng cháy mạnh mẽ đến độ không thể nào dập tắt.
Nhưng trong đêm đen này, trong Mị không chỉ sáng lên ánh sáng của khát vọng mà còn của cả một
tấm lòng cao cả, vị tha. Như bao đêm, dẫu có lạnh lẽo đến đâu, dẫu có bị “A Sử đánh Mị ngã ngay xuống
cửa bếp” thì Mị vẫn luôn ra sưởi. Ngọn lửa đối với Mị là nguồn sáng, nguồn ấm và là bạn đồng hành duy
nhất trong cuộc đời tăm tối của Mị. Lần này, Mị cũng nhìn thấy A Phủ, nhưng lại có gì đó rất khác “Mị lé
mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã
xám đen lại”. Đó là dòng nước mắt của một kẻ nô lệ khi phải đối mặt với cái chết đến rất gần. Chính “dòng
nước mắt lấp lánh ấy” đã làm tan chảy lớp băng giá lạnh trong lòng Mị. Lòng Mị chợt bồi hồi trước một
người cùng cảnh ngộ. Quả thật “Khi tình thương chạm vào trái tim thì cho dù sỏi đá cũng thành châu lệ”.
Mị không còn thờ ơ như đêm trước nữa mà “Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải
trói đứng thế kia”. Nếu như trái tim Mị là một cánh cửa cũ kĩ gỉ sét khó lòng mở được thì giọt nước mắt
của A Phủ chính là chìa khóa bật mở cánh cửa ấy. Giọt nước mắt chính là phản ánh chân thật nhất của
một con người, trong dòng nước lấp lánh ấy là cả một bầu trời tâm trạng buồn, vui, sướng, khổ. Voltaire
đã từng cho rằng: “Nước mắt là thứ ngôn ngữ câm lặng của sự đau buồn”. A Phủ và Mị không nói với
nhau một lời nào, nhưng khi hai đôi mắt giao nhau, họ đã cùng nhau trao đổi thứ ngôn ngữ câm lặng ấy.
Và tâm hồn Mị đã sống lại, Mị bắt đầu nhớ về chính mình của đêm năm trước- cái đêm mùa xuân mà Mị
muốn đi chơi, cái ngày mà Mị cũng bị trói như A Phủ, và khóc như A Phủ “nhiều lần khóc, nước mắt chảy
xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được”. Hình ảnh của A Phủ hiện tại và hình ảnh của Mị trong
quá khứ dường như chồng chéo lên nhau, Mị bắt đầu cảm thấy đồng cảm với A Phủ- sự đồng cảm giữa
những con người cùng khổ, cùng bị áp bức, bị tước đi quyền làm người. Mị từng bị trói, từng khóc, và Mị
hiểu được nỗi đau của những giọt lệ ấy. Giọt nước mắt của A Phủ thật thần kỳ làm sao, nó đã làm tan
chảy tảng băng lớn trong lòng Mị, đưa Mị từ cõi chết trở lại cõi sống, từ tê liệt tinh thần đến rung động

Tác giả: Th.S NGUYỄN NGỌC ĐOAN TRANG (GV Chuyên Văn THPT Nguyễn Thượng Hiền & Phổ thông Năng Khiếu ĐHQG.TPHCM)
TÀI LIỆU BÌNH GIẢNG NÂNG CAO TÁC PHẨM VĂN HỌC ⑫ #BinhGiang12 9+
xúc cảm, từ vô tâm đến giàu lòng nhân ái. Tô Hoài chỉ miêu tả giọt nước mắt bằng hai chữ “lấp lánh”,
song ta vẫn cảm nhận được ánh sáng ấm áp mà nó tỏa ra, mạnh mẽ và mãnh liệt hơn cả ngọn lửa “bùng
lên” “bập bùng sáng lên” mà Mị sưởi hằng đêm. Đúng như Đặng Tiến đã từng nhận định “Nghệ thuật tạo
vẻ đẹp cho những dòng nước mắt và biến nõ i thống khổ của nhân loại thành tiếng hát vô biên”?
Và trong khoảnh khắc xúc động mãnh liệt, khoảnh khắc bừng thức diệu kỳ ấy, Mị như nhìn thấu
suốt cả đời mình, đời người. Mị thốt lên “Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết
cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này”. “Trời ơi” là một tiếng than,
vừa thương xót cho thân phận khổ đau, vừa oán hận kẻ đã gây ra khổ đau ấy. Bao lâu rồi Mị chưa có được
cảm xúc mãnh liệt đến thế? Lời than ấy của Mị dứt ra từ chính số phận đau thương của mình, từ bi kịch
của A Phủ và những bóng ma đã chết rũ trong nhà thống lý và nhắm đến những kẻ độc ác đã gây ra
chúng- cha con thống lý Pá Tra. Chỉ một câu thôi nhưng Mị đã nhìn thấu được cả cuộc đời mình, nhìn ra
cả nhân quả và cả ngọn nguồn của nỗi đau. Ánh mắt ấy của Mị thật giống với ánh mắt của người đàn bà
hàng chài trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu “người đàn bà bỗng chép miệng, đôi mắt
như nhìn xuyên suốt cả cuộc đời mình”. Khi đã nhìn thấu mọi sự thật, những tưởng Mị sẽ tìm cách để
trút bỏ hết mọi uất ức của bản thân, nhưng không, Mị lại nghĩ rằng: “Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này
chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về
trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi… Người kia việc gì mà phải chết thế.”
Thật bất ngờ làm sao khi người đầu tiên Mị thương xót sau khi thức tỉnh lại là A Phủ, một người đàn ông
hoàn toàn xa lạ với mình. Từ “chết” được lặp lại 3 lần với 3 sắc thái khác nhau “chết đói- chết rét- phải
chết” đã lột trần bộ mặt man rợ của ách thống trị nhà thống lý. Tô Hoài đã dẫn dắt tâm lý của Mị rất khéo
léo, từ sự đồng cảm ban đầu đến sự thương xót.Mị đã đặt cái chết của A Phủ lên cả mình, và Mị phẫn uất
khi thấy đó là một cái chết hoàn toàn vô lý “người kia việc gì mà phải chết thế”. Đây không chỉ là một suy
nghĩ xuất phát từ một tư tưởng trọng nam khinh nữ cổ hủ nữa mà xuất phát từ một trái tim giàu lòng vị
tha. Nếu không thật lòng thương xót, đồng cảm với A Phủ, liệu Mị sẽ biết sợ hãi, lo lắng trước cái chết
của chàng?
“Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên.” Ngọn lửa mà Mị bấu víu vào giờ
đây đã tắt hẳn, nhưng Mị dường như không hề quan tâm đến nó. Mị chỉ ngồi im lặng, Mị đang suy nghĩ
về điều gì đó, phải chăng chính đó là thời khắc mà Mị đang phân vân giữa việc cứu người- mặc người.
Trong lòng Mị đang diễn ra một cuộc đấu tranh tâm lý mãnh liệt, và ngọn lửa lòng ấy sáng hơn tất cả mọi
thứ, bừng sáng cả đêm đen. Một loạt nét tâm lí ấy đã thôi thúc Mị cắt dây cởi trói cứu A Phủ. Nhưng trước
khi cắt: Mị băn khoăn “cha con thống lý sẽ đổ cho Mị cởi trói, Mị sẽ bị trói thay vào đấy...”, rất có thể Mị
sẽ phải chết thay A Phủ. Nhưng làm sao, “Mị cũng không thấy sợ”, lòng thương người trong Mị đã lớn
hơn cả sự sợ hãi. “Mị rón rén bước lại gần A Phủ, rút con dao nhỏ, cắt nút dây mây.” Đó là một việc làm
táo bạo và hết sức nguy hiểm nhưng nó phù hợp với nét tâm lí của Mị trong đêm mùa đông này. Trong
Mị giờ đây không chỉ tiềm tàng ý thức muốn phản kháng cái ác mà mạnh mẽ hơn đó là sự thôi thúc của
tình thương, của lòng trắc ẩn đã trỗi dậy. Sau khi cắt dây cởi trói cho A Phủ, Mị cũng không ngờ mình
dám làm một chuyện động trời đến vậy. Mị thì thào lên một tiếng “Đi ngay” rồi Mị nghẹn lại. Đó là mệnh
lệnh đối với A Phủ đồng thời là một lời kiên quyết đối với tâm hồn mình. A Phủ vùng chạy đi còn Mị vẫn
đứng lặng trong bóng tối. Ta có thể hình dung được nét tâm lí ngổn ngang trăm mối của Mị lúc này. Lòng
Mị rối bời với trăm câu hỏi: Vụt chạy theo A Phủ hay ở đây chờ chết? Bởi theo tập tục của dân tộc của Mị,
đã cúng trình ma rồi thì dù chết cũng phải chết ở nhà đó, nếu chạy trốn cùng A Phủ thì Mị không đơn
giản chỉ là giải thoát cho mình mà còn là làm trái với tập tục, với truyền thống. Đây chẳng còn là chuyện
về ý chí nữa mà còn là chuyện về tâm linh, ý niệm. Nhưng cận kề nhất với Mị sẽ là cái chết, chắc chắn là
chết, nếu Mị ở lại. Đồng thời cái hình ảnh của A Phủ “quật sức vùng lên” tác động mạnh vào Mị. Mị đứng
lặng trong bóng tối. “Rồi cũng vụt chạy ra.” “Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi”. Nghĩa là phía trước mọi
cái vẫn tối tăm và bất định lắm, nhưng đó là sự bất định chưa rõ, còn cụ thể ngay giờ đây là cái chết.
Trong tình huống đó, cả A Phủ và Mị không thể có con đường nào khác là chạy đi. Bước chân của Mị như
đạp đổ chế độ cường quyền, thần quyền của bọn lãnh chúa phong kiến đã đè nặng tâm hồn Mị suốt bao
nhiêu năm qua. Mị gọi với theo: “A Phủ. Cho tôi đi! Ở đây thì chết mất”. Đó là khao khát sống, khao khát
tự do mãnh liệt của Mị. Câu nói ấy khi cất lên đã làm quặn đau trái tim độc giả, truyền đến độc giả sự cảm
nhận rõ nhất về biết bao khổ cực Mị đã phải gánh chịu, cùng với đó là sự phục sinh mạnh mẽ hơn tất thảy
của niềm khao khát sống trong Mị. Kể từ đây, những áp chế về cường quyền, bạo quyền và thần quyền
đều ở lại. Mị, với một trái tim giàu lòng trắc ẩn, một khát vọng sống mãnh liệt đã tự giải thoát chính mình
và tìm đến miền hạnh phúc.

Tác giả: Th.S NGUYỄN NGỌC ĐOAN TRANG (GV Chuyên Văn THPT Nguyễn Thượng Hiền & Phổ thông Năng Khiếu ĐHQG.TPHCM)
TÀI LIỆU BÌNH GIẢNG NÂNG CAO TÁC PHẨM VĂN HỌC ⑫ #BinhGiang12 9+
Hành động cắt dây cởi trói cứu A Phủ chính là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời Mị. Từ thân
phận nô lệ, Mị làm chủ cuộc đời mình. Từ sức sống tiềm tàng, âm ỉ đã phát triển thành sức mạnh giải
phóng để thay đổi cuộc đời. Nhà văn Tô Hoài đã thật tinh tế khi sử dụng nghệ thuật trần thuật hấp dẫn,
cách dựng cảnh sinh động, cách lột tả nội tâm nhân vật nhiều bất ngờ, thú vị. Ngôn ngữ mộc mạc giản dị
đã đưa ta đến chốn Hồng Ngài đầy dẫy đau thương nhưng vẫn sáng lên khao khát sống mãnh liệt của con
người. Từ hành động cứu người của Mị, chúng ta nhớ đến sự việc giải cứu linh hồn quỷ dữ làng Vũ Đại
của nhân vật Thị Nở trong tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao. Chỉ với việc đem cho Chí bát cháo hành mà
Thị Nở đã làm thay đổi suy nghĩ và tâm tính của một con người triền miên trong cơn say và tội lỗi. Phải
chăng “tình thương là một thứ năng lượng kì diệu mà bản thân nó có thể tạo ra những phép lạ”. Hay như
sức sống mãnh liệt của những con người đang trên bờ vực chết vì đói trong “Vợ nhặt” của Kim Lân, sau
cùng họ vẫn hướng về ánh sáng của no ấm, tự do, hạnh phúc. Tiềm ẩn trong mỗi con người vẫn luôn là
khát vọng sống lớn lao mà không một khó khăn, không một cường quyền, bạo quyền nào có thể vùi dập
hoàn toàn
Câu chuyện “Vợ chồng A Phủ” khép lại nhưng đồng thời mở ra trong ta những xúc cảm đặc biệt.
Hình tượng nhân vật Mị trong đêm mùa đông cởi trói cho A Phủ đã cởi nút thắt cho bao nhiêu tăm tối và
cùng cực của con người, đó nhưng một lời tuyên ngôn về sức mạnh của tình thương yêu và khát khao
sống, khát khao tự do mãnh liệt. Ngòi bút Tô Hoài đã diễn tả thành công cuộc đời cũng như con đường
đấu tranh từ tự phát đến tự giác của đồng bào miền núi, bằng lời văn giàu tính tạo hình, ngôn ngữ giản
dị, phong phú và nghệ thuật kể chuyện linh hoạt, lôi cuốn. Với “Vợ chồng A Phủ”, Tô Hoài đã thực sự trở
thành “kẻ nâng giấc cho những con người bị cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến
chân tường.” (Nguyễn Minh Châu)

Về nội dung, Tô Hoài từng quả quyết: “Mỗi chữ đều soi bóng hoàn cảnh và tình hình xã hội lúc chữ
ấy ra đời… Người viết văn không thể ngồi bóp óc nghĩ cách trau chuốt câu chữ mà phải đi vào thực tế cuộc
sống mới bồi bổ được chữ nghĩa cho ngòi bút”. Do vậy, truyện ngắn vừa là một bản cáo trạng đối với
phong kiến miền núi và thực dân, vừa là một khúc tình ca ngợi khen cảnh đẹp Tây Bắc và tình người Tây
Bắc. Trái tim nhân đạo của tác giả đã hướng đến: cảm thương cho những người dân nghèo bị áp bức ở
miền núi trước Cách mạng (đặc biệt là người phụ nữ); tố cáo thế lực cường quyền và thần quyền đã trói
buộc cuộc đời họ; ca ngợi những tình cảm cao đẹp (tình cảm gia đình, tình người giữa những kẻ cùng
khổ…) và khát vọng chân chính của con người (sức sống tiềm tàng, sức mạnh phản kháng); qua đó, người
đọc thấm thía được thông điệp về việc gìn giữ hai chữ “thiên lương” dù trong bất kỳ nghịch cảnh nào.
Về nghệ thuật, truyện ngắn bộc lộ rõ nét phong cách của Tô Hoài: màu sắc dân tộc đậm đà; lời văn
giàu tính tạo hình; kết hợp hài hòa nhất bút pháp hiện thực nồng đượm chất “đời” và bút pháp trữ tình
thấm đẫm chất “thơ”. Tô Hoài đã thực sự viết như nhà văn tâm niệm: “Mỗi chữ phải là một hạt ngọc buông
xuống những trang bản thảo” (Sổ tay viết văn).
Nói như nhà văn Nguyễn Khải: “Văn chương có quyền, nhưng không chỉ miêu tả cái xấu xa, cái ghê
tởm, cái hèn nhát. Thanh nam châm hút mọi thế hệ vẫn là cái cao thượng, cái tốt đẹp, cái thủy chung”.
Không gian Tây Bắc đầy rẫy hủ tục và bạo lực, nhưng từng con người trong truyện cứ như “thanh nam
châm” ấy vậy, càng đọc càng khiến ta nhớ, ta thương, ta quý, bởi tất cả những cái “cao thượng, tốt đẹp”
ở họ. Nếu không có một “cuộc sống đã tràn đầy” trong tim (Tố Hữu), một đôi “mắt rực cháy và thổn thức”
(Lermontov), một “tình yêu và lòng căm thù”, “nụ cười trong sáng” hay “những giọt nước mắt cay đắng”
(Rasul Gamzatov), thì Tô Hoài khó mà có những trang viết “vượt lên bên trên tất cả bờ cõi và giới hạn”
(Nam Cao) của thời gian và không gian như thế! Do vậy, bạn đọc không thể chỉ đọc những gì chói lóa bên
ngoài, mà phải lặn sâu vào từng câu chữ, để đi tìm cho được cái “mạch ngầm văn bản”, cái mà tác giả đã
dày công xây đắp để “vươn tới, sự hướng về, sự níu giữ mãi mãi tính người cho con người” (Nguyên Ngọc).
Mị không phải “vật”, phải “con”,
Khát sống, thèm yêu, luôn trọn chữ “người”.
Lửa sống dù chưa sáng ngời,
Cũng chưa từng tắt, đợi thời bùng lên.
(Nam Phương)

Tác giả: Th.S NGUYỄN NGỌC ĐOAN TRANG (GV Chuyên Văn THPT Nguyễn Thượng Hiền & Phổ thông Năng Khiếu ĐHQG.TPHCM)
TÀI LIỆU BÌNH GIẢNG NÂNG CAO TÁC PHẨM VĂN HỌC ⑫ #BinhGiang12 9+

Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)


“Mỗi tác phẩm văn học chỉ là một lát cắt, một tờ biên bản của một chặng đời sống con người ta, trên
con đường dài dằng dặc đi đến cõi hoàn thiện.”
Tuyên ngôn đó của nhà văn Nguyễn Minh Châu đã khẳng định sứ mệnh của tác phẩm văn chương
trên hành trình con người hoàn thiện nhân cách. Ngòi bút nhỏ bé của nhà văn đã tung hoành trên khắp
chiến trường kháng chiến chống Mỹ, oằn mình qua cơn chuyển dạ đầy đau đớn của lịch sử giai đoạn đổi
mới, để rồi len lỏi vào từng ngóc ngách của cuộc sống đời thường sau giải phóng. Nhờ thế mà trang văn
Nhờ thế mà trang văn "hai mặt phẳng" của Nguyễn Minh Châu đã "vực dậy sự sống ba chiều" với tất cả
diện rộng và bề sâu của nó. Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” cũng là những trang văn như thế, đã
mang đến cho người đọc biết bao “bài học trông nhìn và thưởng thức”. [Trích đề]
Là người “mở đường tinh anh và tài năng nhất” của văn học những năm 80 của thế kỷ XX, Nguyễn
Minh Châu khẳng định thiên chức của nhà văn trước hết phải là “kẻ nâng giấc cho những người cùng
đường tuyệt lộ”, “để bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực”. Để làm được điều đó, từ
những điều bình thường lặt vặt, Nguyễn Minh Châu đã biến chúng thành những gợi ý đáng suy ngẫm và
có tầm triết lý.
Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” (sáng tác năm 1983) chính là tập hợp của những khoảnh
khắc vỡ òa, những khoảng trống hoài nghi, những nốt lặng chiêm nghiệm. Trong một chuyến đi đến vùng
biển miền Trung (nơi chiến trường xưa), để chụp ảnh lịch, nhiếp ảnh gia Phùng bắt gặp một cảnh tuyệt
mĩ: chiếc thuyền ngoài xa lúc bình minh. Nhưng khi chiếc thuyền cập vào bờ, Phùng tình cờ chứng kiến
cảnh bạo hành trong một gia đình hàng chài. Sau đó anh lại có mặt tại tòa án huyện, nơi đó, người đàn
bà bất hạnh ấy đã giãi bày hoàn cảnh, tâm tư, nguyện vọng của mình. Kết thúc câu chuyện là nỗi ám ảnh,
day dứt không thôi của người nghệ sĩ mỗi lần nhìn bức ảnh đen trắng anh đã chụp hôm nào.
Đoạn trích thuộc phần [đầu/giữa/cuối] văn bản sách giáo khoa, đặc tả [bức tranh thiên nhiên/hình
ảnh người đàn bà/lời tâm sự của người đàn bà hàng chài/suy tư của nghệ sĩ Phùng].
HAI PHÁT HIỆN CỦA NGHỆ SĨ PHÙNG
“Chiếc thuyền ngoài xa” bắt một nhịp cầu đưa độc giả theo bước chân của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng
đi đến vùng biển miền Trung hoang sơ, thơ mộng nhưng cũng đẹp rung động lòng người. Song, đằng sau
vẻ đẹp ấy, một bi kịch cuộc sống đã dần được vén màn: bi kịch gia đình tàn bạo mà nạn nhân là một mụ
đàn bà hàng chài xấu xí. Nhưng cũng từ tấn bi kịch cuộc đời ấy, Phùng bỗng ngộ ra được chân lý về cuộc
sống: “Cuộc đời đa sự, con người đa đoan”.
Đoạn trích nằm ở phần đầu của tác phẩm, sau một thời gian “săn tìm” cảnh đẹp một cách miệt mài
để hoàn thành yêu cầu của ông trưởng phòng: “một bộ lịch nghệ thuật về thuyền và biển thật ưng ý”;
cuối cùng Phùng cũng đã vô tình bắt được một phong cảnh thuyền biển hoàn mỹ và toàn bích. Qua ngòi
bút tinh tế và cách dẫn chuyện đầy nghệ thuật, đoạn trích không chỉ khắc họa thành công vẻ đẹp của
thiên nhiên mà còn xây dựng được hình tượng nhân vật Phùng với phong thái của một nghệ sĩ chân
chính, say mê cái đẹp.
“Không có câu chuyện nào đẹp bằng câu chuyện do cuộc sống vẽ ra” (Andersen). Dẫu đánh đổi
trăm ngàn khung cảnh lung linh huyền duyện của những tác phẩm cổ tích cũng không thể nào bằng một
khung cảnh thiên nhiên do chính cuộc sống thực tại nhào nặn ra. Không một bức tranh nào có thể đẹp
hơn phong cảnh do cuộc đời tạo thành. Vẻ đẹp ấy lộng lẫy và chân thực đến nỗi đã khiến nhiếp ảnh gia
Phùng phải thốt lên rằng: “có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh chưa bao giờ tôi thấy được một cảnh “đắt”
trời cho như vậy”. “Đắt” ở đây phải chăng được Phùng dùng để đo đếm giá trị của cảnh đẹp thiên nhiên
trước mặt- trân quý, vô gia và hiếm hoi vô cùng. “Trời cho” ý chỉ vẻ đẹp tuyệt mỹ ấy chính là do thiên
nhiên tạo thành, là những vẻ đẹp cuộc sống vô cùng bình dị, thân thuộc quanh ta nhưng ít ai có thể nhận
ra được. Khung cảnh thuyền và biển hiện ra trong mắt Phùng có cả đủ đường nét và màu sắc, cả tĩnh và
động “Bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ”. Thời xưa, tranh thủy mặc được xem là một trong
những loại hình nghệ thuật có giá trị thẩm mỹ nhất, chưa kể đó còn là một bức tranh được vẽ bởi một
“danh họa”- một họa sĩ tài năng và thông tuệ bậc nhất. Phép so sánh khung cảnh thiên nhiên với bức
tranh mực tàu đã thể hiện được sự ngỡ ngàng của Phùng trước cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ- trước một
khung cảnh ngoạn mục đến thế, Phùng đã không dường như có cảm giác mình không còn từ ngữ nào để
bộc lộ xúc cảm, đến nỗi phải lúng túng dùng những từ ngữ hoa mỹ nhất để diễn tả. “Mũi thuyền in một

Tác giả: Th.S NGUYỄN NGỌC ĐOAN TRANG (GV Chuyên Văn THPT Nguyễn Thượng Hiền & Phổ thông Năng Khiếu ĐHQG.TPHCM)
TÀI LIỆU BÌNH GIẢNG NÂNG CAO TÁC PHẨM VĂN HỌC ⑫ #BinhGiang12 9+
nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời
chiếu vào”. Bàn tay nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu thật diệu kỳ làm sao! Chỉ với từ láy “lòe nhòe”,
phép so sánh “trắng như sữa”, Nguyễn Minh Châu đã thành công vẽ nên một bức tranh thuyền và biển
ngập tràn sắc màu, ánh sáng. Đọc những dòng văn của ông, người đọc như đứng trước phong cảnh ấy
cùng với Phùng, như cùng ngắm nhìn bức tranh xám trắng mờ sương với những vết mực tàu hờ hững
vắt ngang trên nền trời tạo từ những áng mây màu hồng sữa ẩn hiện xa xăm. Một bức tranh chỉ với ba
màu đen, hồng, trắng nhưng lại quyến rũ, giàu sức gợi và tạo ấn tượng thị giác mạnh mẽ. Trong bức tranh
thiên nhiên ấy còn có sự hiện diện của con người “vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc
như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ”. Những “bóng người” ấy tuy tĩnh nhưng
động, đó chính là cái xao động mãnh liệt của sự sống, tuy thật nhỏ bé giữa bao la trời biển nhưng lại là
nét chấm phá của bức tranh phong cảnh. Thiếu đi sự hiện hữu của con người, tuy vẻ đẹp thiên nhiên vẫn
có thể tồn tại song lại thiếu đi sự sinh động, sự ấm áp của cuộc sống thường nhật.
Bức tranh thiên nhiên ấy hoàn thiện đến từng mảnh ghép cuối cùng, có tĩnh cũng có động, có cảnh
cũng có người. Đứng dưới góc nhìn của Phùng, qua tấm lưới và mặt lưới hiện ra “dưới một hình thù y
hệt cánh con dơi”. Cánh dơi có những đường cong uốn lượn, khi duỗi khi co độc đáo, phép ví von ấy giúp
người đọc hình dung rõ ràng hơn vẻ đẹp độc đáo, mới lạ vô cùng của phong cảnh thuyền và biển vốn đã
quen thuộc. Tất cả những miêu tả trên chỉ nhằm khẳng định một sự thật là: “Toàn bộ khung cảnh từ
đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp”. Tức là vẻ đẹp của phong cảnh ấy tuy không quá sắc sảo,
rực cháy điên cuồng với những đường nét ánh sáng chồng chất, phong phú mà đó chỉ là vẻ đẹp toát ra
từ những gì sẵn có của thiên nhiên. Đó chính là sự hòa hợp giữa khung cảnh và màu sắc, giữa thuyền và
biển, giữa biển cả và con người. Đó cũng là lý do Phùng gọi đó là một vẻ đẹp “thật đơn giản và toàn bích”.
“Bích” là viên ngọc sáng long lanh, trong suốt . Khung cảnh thiên nhiên tuy đơn giản nhưng vẫn mang
đến cảm giác choáng ngợp như đang đứng trước một viên ngọc quý sáng choang, tinh khiết, dù không
lộng lẫy như kim cương nhưng vẫn thanh thoát vô cùng. Với bút pháp miêu tả khéo léo, tinh tế, giàu sức
gợi, Nguyễn Minh Châu đã gửi một thông điệp đầy ẩn ý vào bức tranh thuyền và biển: vẻ đẹp toàn bích
thật sự không hề xa rời thực tế và con người mà ở ngay trong đời sống thường nhật của ta. Thì ra, nghệ
thuật đích thực phải đẹp như vậy: gần gũi, thanh thoát và bình dị. Từ nghệ thuật đi ra đến văn chương,
dường như các nhà văn đều đồng ý với quan điểm rằng cái đẹp là cái bình dị gần gũi, M.Gorki đã từng
chia sẻ: “Tôi khuyên các bạn nên đọc truyện cổ tích… thơ ngụ ngôn, các tuyển tập ca dao… Hãy đi sâu vào
vẻ đẹp quyến rũ của ngôn ngữ bình dân, hãy đi sâu vào những câu hài hoà cân đối trong các bài ca, trong
truyện cổ tích… Bạn sẽ thấy ở đó sự phong phú lạ thường của các hình tượng, sự giản dị của sức mạnh làm
say đắm lòng người, vẻ đẹp tuyệt vời của những định nghĩa… Hãy đi sâu vào sáng tác của nhân dân, nó
trong lành như nước nguồn ngọt ngào, tươi mát, róc rách từ khe núi chảy ra…”
“Phải đẩy tới chóp đỉnh cao mâu thuẫn, sự sống nhiều hình mới được vẽ ra” (Heghen). Khi đứng
trước vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, chuỗi suy nghĩ - nhận thức - hành động của Phùng đã bộc lộ được trái
tim lãng tử say mê nghệ thuật và cái đẹp trong anh. Vẻ đẹp ấy đã khiến Phùng cảm thấy “bối rối, trong
trái tim như có cái gì bóp thắt vào”. Từ láy “bối rối” diễn tả sự luống cuống hốt hoảng kết hợp với phép
so sánh “như có cái gì bóp thắt vào” đã diễn tả được nỗi nghẹn ngào, xúc động mạnh của Phùng. Trong
lòng anh đang cuộn sóng, một cái gì đó sắp nảy nở trong lòng anh. Và rồi đột nhiên, anh chợt nhận ra
rằng “bản thân cái đẹp chính là đạo đức”,”khám phá ra cái trong ngần của tâm hồn” và :khoảnh khắc
hạnh phúc tràn ngập tâm hồn mình” do cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh mang lại. Một phong cảnh, một
giây xáo động như nở rộ muôn vàn cảm xúc và Phùng phát hiện được hai khám phá của đời mình về
nghệ thuật. giờ đây, Phùng đã ngộ ra rằng, vẻ đẹp thật sự của nghệ thuật thật đơn giản, gần gũi nhưng
phải bắt nguồn từ đạo đức, từ cái tâm tư đầy nhân văn sâu kín trong tâm hồn người nghệ sĩ. Trong cái
đẹp ấy, nghệ thuật chân chính phải mang trong mình “cái chân lý của sự toàn thiện”, có tác dụng thanh
tẩy cáu ác, cái xấu và thanh lọc tâm hồn con người như Thạch Lam đã từng nói: “Văn chương là một thứ
khí giới thanh cao và đắc lực để vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng
người thêm trong sạch.” Và cuối cùng, nghệ thuật chân chính phải tạo cho con người những “khoảnh khắc
vô tận mà nơi đó ta có một khắc bỗng trở nên trong ngần, một khắc “hạnh phúc tràn ngập tâm hồn” để
rồi biến những cảm xúc xao động vì thiện mỹ ấy trở nên bất tử. Đó mới chính là nghệ thuật thật sự và
cũng chính là quan niệm về nghệ thuật mà Nguyễn Minh Châu luôn hướng đến.
Từ những xao động về tâm tư, thay đổi về nhận thức, Phùng đã bộc phát thành hành động. Anh
không cần “lựa chọn hay xê dịch thêm gì nữa” mà gác máy lên “bánh xích chiếc xe tăng hỏng” rồi “bấm
liên thanh” cho đến khi “hết một phần tư cuốn phim”. Phùng trân trọng, nâng niu từng khoảnh khắc và
trở nên vội vã, cuống quýt ghi nhận lại cái đẹp. Hành động ấy còn pha chút lo sợ sẽ lỡ mất cái đẹp, lỡ mất

Tác giả: Th.S NGUYỄN NGỌC ĐOAN TRANG (GV Chuyên Văn THPT Nguyễn Thượng Hiền & Phổ thông Năng Khiếu ĐHQG.TPHCM)
TÀI LIỆU BÌNH GIẢNG NÂNG CAO TÁC PHẨM VĂN HỌC ⑫ #BinhGiang12 9+
cái “cảnh đắt trời cho” hiếm gặp trong đời. Tất cả những hành động ấy đã làm sán lên phẩm chất nghệ sĩ
của Phùng: một nghệ sĩ yêu cái đẹp, say mê cái đẹp và theo đuổi nghệ thuật chân chính. Phùng làm tôi
nhớ đến bài thơ của Robert Creeley:
Thật khó mà đóng cửa
cánh cửa nhỏ bé trên tường
nơi cảnh vật vẳng lại nỗi cô đơn
mang đến mùi hoa rừng dại
It is hard going to the door
cut so small in the wall where
the vision which echoes loneliness
brings a scent of wild flowers in the wood.
Và dường như hình bóng anh Phùng cũng đã từng xuất hiện trong câu nói của Thạch Lam “Một
nhà văn thiên tài là người muốn cảm nhận mọi vẻ đẹp man mác của vũ trụ.”
Câu thơ phải luôn bất ổn và xôn xao
Không thể nằm yên mà ngủ được nào
Nghệ thuật là thế, luôn đòi hỏi sự xao động mãnh liệt không ngừng, và Phùng, với một trái tim luôn
đập “liên thanh” trước cái đẹp và nghệ thuật ấy xứng đáng trở thành một người nghệ sĩ chân chính.
Như vậy, bằng cách xây dựng tình huống truyện khéo léo, lời dẫn linh hoạt, bút pháp miêu tả mỹ
lệ hoàn hảo, Nguyễn Minh Châu đã thành công khắc họa vẻ đẹp vùng biển, vẻ đẹp tâm hồn lãng tử của
Phùng và quan niệm nghệ thuật của anh.
“Từ bốn phương trời xa
Cánh hoa đào lả tả
Gợn sóng hồ Bi – oa”
Nếu Baso gây ấn tượng với hình anh cánh hoa đào rơi lả tả trên mặt hồ Bi-oa trong veo, thì Nguyễn
Minh Châu khiến người đọc ấn tượng trước vẻ đẹp đơn giản toàn bích của phong cảnh thuyền/ biển và
của trái tim yêu nghệ thuật chân chính.
NGƯỜI ĐÀN BÀ HÀNG CHÀI
TRONG TOÀN TÁC PHẨM
Đọc hết câu truyện người đọc cũng không biết tên thật của người đàn bà ấy là ai, tác giả đã gọi một
cách phiếm định: khi thì gọi là người đàn bà hàng chài, lúc lại gọi mụ, khi thì gọi chị ta…. Khi người đàn
bà này xuất hiện ở tòa án huyện để gặp chánh án Đẩu, ta vẫn không biết tên. Không phải ngẫu nhiên mà
Nguyễn Minh Châu không đặt tên cho người đàn bà hàng chài này, cũng không phải nhà văn “nghèo”
ngôn ngữ đến độ không thể đặt cho chị một cái tên mà là vì chị cũng giống như hàng trăm người đàn bà
ở vùng biển nhỏ bé này: chị là người vô danh, là hình ảnh tiêu biểu cho cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ như
bao người phụ nữ khác không hiếm gặp trên những miền quê Việt Nam. Điều đó chỉ ra một thực tế rằng,
không phải chi mình người đàn bà đó gặp bất hạnh mà có rất nhiều phụ nữ trong xã hội lúc bấy giờ chịu
những bất hạnh như thị.
Người đàn bà bất hạnh ấy không chỉ phải chịu thiệt thòi về ngoại hình mà tạo hóa mang lại mà
dường như mọi sự bất hạnh của cuộc đời đều trút cả lên chị, xấu, nghèo khổ, lam lũ, lại phải thường
xuyên chịu những trận đòn roi của người chồng vũ phu . Người đàn bà hàng chài mang một thân hình
quen thuộc của người đàn bà vùng biển với những nét thô, mặt rỗ “khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm
thức trắng kéo lưới, tái ngắt và dường như buồn ngủ. Đây chính là hình ảnh một người lao động lam lũ
và đau khổ. Có lẽ gánh nặng của cuộc mưu sinh đầy sóng gió trên biển cả đã ấy đi tất cả của chị: sinh lực,
niềm vui và sức sống. Sự nghèo khổ nhọc nhằn đến mức nhếch nhác, thảm hại còn hiện rõ trong chi tiết
miêu tả tấm lưng áo bạc phếch, rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng. Sự khốn khổ của chị còn hiện ra ngay
trong dáng vẻ: “sợ sệt, lúng túng” khi ở tòa án, “tìm đến một góc tường để ngồi”. Thậm chí khi Đẩu phải

Tác giả: Th.S NGUYỄN NGỌC ĐOAN TRANG (GV Chuyên Văn THPT Nguyễn Thượng Hiền & Phổ thông Năng Khiếu ĐHQG.TPHCM)
TÀI LIỆU BÌNH GIẢNG NÂNG CAO TÁC PHẨM VĂN HỌC ⑫ #BinhGiang12 9+
mời đến lần thứ hai chị mới “rón rén đến ngồi ghé vào mép chiếc ghé và cố thu người lại”. Có lẽ đó là
dáng vẻ của một con người tội nghiệp luôn thấy sự có mặt của mình trong cuộc đời này là một phi lí, luôn
mặc cảm, tự ti và do đó muốn giảm thiểu sự vướng víu, phiền phức đến khó chịu mà mình có thể gây ra
cho mọi người xung quanh.
Nhưng nếu chúng ta từng đọc và từng yêu nhân vật nữ trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu thì
sẽ thấy không ở đâu yếu tố “thiên nữ tính” lại thăng hoa tuyệt vời như ở người đàn bà rách rưới này. Vẻ
đẹp khuất lấp mà người đọc cảm nhận được trước hết ở người đàn bà hàng chài đó là vẻ đẹp sâu sắc
từng trải. Dù chị bị chà đạp về nhân phẩm, bị hành hạ về thể xác nhưng chị đến tòa án huyện trước những
lí lẽ của mình, ta không còn thấy một người đàn bà quê mùa, ít học, mà thay vào đó là một người phụ nữ
thấu tình đạt lí, thấu hiểu sự đời. Ban đầu chị rụt rè, sợ hãi, bởi đây là lần đầu chị tiếp xúc với một không
gian mới. Chị ngồi sâu vào một góc, cố để không ai chú tâm đến mình. Những lời lẽ vô cùng hạ mình, nhỏ
bé đến tối nghiệp trước Phùng và Đẩu “con” “van xin” “quý tòa”. Hình ảnh của chị thật đáng thương,
khiến cho cả hai người đàn ông không khỏi khó xử. Nhưng sau khi lấy lại được bình tĩnh, chị đã nhanh
chóng thay đổi cách xưng hô: “Chị cảm ơn các chú”. Có một sự đổi vai nhanh chóng giữa hai đối tượng,
người giáo huấn và người được giáo huấn giữa Phùng, Đẩu và người đàn bà làng chài. Với những suy
nghĩ, trải nghiệm trong cuộc đời, lí lẽ đời đã thắng những lí lẽ giáo điều sách vở của Phùng và Đẩu. Bằng
sự từng trải của bản thân, tình yêu thương con và đức hinh sinh, người đàn bà làng chài đã khiến cho hai
người đàn ông thay đổi suy nghĩ, khiến họ cảm thông cho số phận và cuộc đời mình. Nhìn vào cuộc đời
chị người ta mới thấu rằng cuộc đời này vốn đầy những đa đoan, nhìn ngoài sao có thể thấu hết hững
vấn đề ở xung quanh. Nói chuyện với Đẩu và Phùng, người đàn bà hàng chài quê mùa thất học hiểu lẽ
đời khiến Đẩu và Phùng trở thành những người nông nổi, hời hợt. Trong khi Đẩu và Phùng bất bình
trước người chồng tàn nhẫn, thấy ông ta là kẻ độc ác nhất thì người đàn bà hàng chài đã giúp họ nhận ra
bao điều sâu xa của cuộc sống. Chị cho biết: chồng chị vốn là anh con trai hiền lành, cục tính, nhưng rơi
vào cuộc sống luẩn quẩn, bế tắc cho nên trở thành kẻ tha hóa, vũ phu tàn nhẫn. Đó là một sự nhìn nhận
sâu xa, thấu hiểu lẽ đời. Người đàn chỉ rõ sự thiếu thực tế của Đẩu và Phùng: “Lòng các chú đâu phải là
người làm ăn… cho nên các chú đâu có hiểu được cái việc của người làm ăn lam lũ khó nhọc”. Người đàn
bà hàng chài đã chỉ ra một hiện thực tàn nhẫn: họ cần một người đàn ông để chèo chống lúc Cảm nhận
về người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền phong ba sóng gió dù hắn có man rợ, tàn bạo đến đâu.
Như vậy, chị đã cho Phùng và Đẩu thấy được sự khó khăn gấp bội của những người đàn bà trong những
cuộc mưu sinh trên biển cả, luôn bất cập, tiềm ẩn những hiểm họa, đe dọa. Người đàn bà hàng chài còn
chỉ ra sự bất cập trong cuộc sống của Đảng, của chính quyền Cách mạng. Chị cho thấy từ ngày cách mạng
về, cách mạng đã cấp đất cho họ nhưng chẳng ai ở vì không thể bỏ được nghề bởi sự tồn tại của họ gắn
chặt với nghề. Tiếng thở dài của Đẩu, câu hỏi băn khoăn, tò mò của Phùng, cảm giác bất lực của hai người
khi nhận ra những giải pháp xuất phát từ lòng tốt và thiện chí của họ trở nên phi thực tế. Những điều đó
đã tạo ra một đối sánh với người đàn bà hàng chài từng trải, hiểu đời, hiểu người, hiểu những điều có
thể và không thể. Sự sâu sắc của chị khiến người đọc cảm phục nhưng cũng xót thương cho một kiếp
người. Người đàn bà hàng chài chấp nhận những trận đòn vũ phu độc ác của người chồng không phải vì
chị ngu muội. Cũng không phải vì chị có tội lỗi gì với chồng mà chị cam chịu, nhẫn nhục những trận đòn
đó không chỉ vì trên thuyền cần một người đàn ông mà còn như một cách giúp người chồng vơi đi những
u uất khổ sở chất chứa trong lòng. Đó là cách xử sự của một con người hiểu rõ bổn phận nghĩa vụ của
mình và gắng thực hiện cho xong, đâu đó là những bổn phận và nghĩa vụ phi lí. Không chỉ thấu hiểu sót
xa cho nỗi khổ của người chồng, người đàn bà hàng chài còn mang một mặc cảm tội lỗi khi cho rằng “giá
tôi đẻ ít đi” hoặc “chúng tôi sắm được một chiếc thuyền rộng hơn”. Nếu Đẩu và Phùng đều kinh ngạc và
bất bình thay cho sự cam chịu nhẫn nhục của người vợ bị chồng hành hạ thì khi hiểu được nguyên nhân
của thái độ ấy, họ càng kinh ngạc vì sự nhân hậu, vị tha của tấm lòng người đàn bà hàng chài.
Tình mẫu tử được người đàn bà ý thức sâu sắc như một thiên tính đương nhiên của người phụ nữ
“đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình”. Chính tình thương yêu sâu
sắc với con đã khiến chị nhẫn nhục chịu đựng sự tàn nhẫn của người chồng vì muốn có một người đàn
ông khỏe mạnh biết nghề cùng mình làm ăn nuôi nấng các con. Cũng vì sợ con tổn thương trước cảnh
bạo lực gia đình, chị đã xin chồng đưa mình lên bờ mà đánh, sợ đứa con làm điều gì dại dột với bố nó,
người đàn bà hàng chài đã phải cắn răng gửi đứa con chị yêu thương nhất lên bờ sống với ông ngoại. Ở
người đàn bà thầm lặng ấy,” tình thương con cũng như nỗi đau, cũng như cái sự thâm trầm trong việc
thấu hiểu các lẽ đời hình như mụ chẳng bao giờ để lộ rõ rệt ra bề ngoài”. Chị ý thức được thiên chức của
người phụ nữ :”Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con và nuôi con cho đến khi khôn lớn”. Trong cuộc
mưu sinh đầy cam go: thuyền ở xa biển, cần một người đàn ông khỏe mạnh, biết nghề. Sự cần thiết của

Tác giả: Th.S NGUYỄN NGỌC ĐOAN TRANG (GV Chuyên Văn THPT Nguyễn Thượng Hiền & Phổ thông Năng Khiếu ĐHQG.TPHCM)
TÀI LIỆU BÌNH GIẢNG NÂNG CAO TÁC PHẨM VĂN HỌC ⑫ #BinhGiang12 9+
việc có người đàn ông làm chỗ dựa, để chèo chống khi phong ba bão táp, cùng nuôi dạy các con: ” Đàn bà
trên thuyền chúng tôi phải sống cho con, không thể sống cho mình như trên đất được”. Chị ” phải sống
cho con chứ không thể sống cho mình”. Có thấu hiểu được như vậy chúng ta mới hiểu hết tình cảm, tấm
lòng của người đàn bà bất hạnh. Bởi nếu hiểu sự việc một cách đơn giản chỉ cần yêu cầu người đàn bà bỏ
chồng là xong. Nhưng nhìn vấn đề một cách thấu suốt thì suy nghĩ và cách xử sự của người đàn bà là
không thể khác được. Nguyên nhân sâu xa của sự cam chịu chính là tình thương con vô bờ bến của chị.Khi
chị kể đến chi tiết “vui nhất là lúc được ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó đã ăn no” thì có lẽ người đọc ứa
nước mắt. Những đứa con là sức mạnh để chị có thể tồn tại, có thể sống sót và kiên cường đến bây giờ.
Một người mẹ lặng lẽ hi sinh cuộc đời mình vì những đứa con, một người mẹ đã nhẫn nhục tất cả chỉ vì
miếng cơm manh áo cho con. Một người mẹ nghèo, cố chấp nhưng yêu thương con vô bờ bến. Cuộc đời
của chị nhiều đau thương và nước mắt nhưng lại có biết bao nhiêu phẩm chất cao đẹp, đáng trân trọng.
Khi nhắc đến những lúc hòa thuận trên thuyền “khuôn mặt xám xịt chợt ửng sáng lên như một nụ cười”.
Đó là ánh sáng, là vẻ đẹp của tình mẫu tử, mọi niềm vui nỗi buồn đều xuất phát từ “vui nhất là lúc ngồi
nhìn đàn con chúng nó được ăn ngon”. Thấp thoáng trong hình ảnh người đàn bà hàng chài là bóng dáng
người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung, kiên cường chịu đựng, giàu lòng vị tha và đức hi sinh “biết
hi sinh nhưng chẳng nhiều lời” – Tố Hữu.
Qua những cảm nhận về người đàn bà hàng chài, Nguyễn Minh Châu cũng khẳng định cho chúng
ta thấy sự lam lũ, vất vả, nhọc nhằn không làm mất đi ở người phụ nữ vùng biển nói riêng, người phụ nữ
Việt Nam nói chung tấm lòng yêu thương, nhân hậu bao dung, vị tha. Và với người phụ nữ, gia đình hạnh
phúc là gia đình trọn vẹn các thành viên cho dù đây đó vẫn có những tính cách chưa hoàn thiện.
Bằng biện pháp đối lập giữa hoàn cảnh và tính cách, giữa ngoại hình và tâm hồn, đi sâu vào thế
giới nội tâm phức tạp, đầy mâu thuẫn của con người, qua nhân vật người đàn bà hàng chài, Nguyễn Minh
Châu đã thể hiện cái nhìn mới mẻ về con người. Ông đã khai thác số phận cá nhân và thân phận con người
đời thường, để phát hiện những nét đẹp trong những con người tầm thường, lam lũ. Cả đời, ông đã tâm
niệm sáng tác văn học là đi tìm “hạt ngọc ẩn sâu trong tâm hồn mỗi con người”.
Bằng tài năng của một cây bút giàu bản lĩnh, qua cuộc đời của người đàn bà hàng chài, tác giả cũng
đặt ra những vấn đề nhức nhối của cuộc sống: nạn bạo hành trong gia đình, sự nghèo đói, thất học, sự
tha hóa về nhân cách… những ngang trái, nghịch lý của cuộc sống. Chính số phận của người đàn bà hàng
chài như một hồi chuông lay tỉnh chúng ta hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn. Từ câu chuyện của
người đàn bà, ta càng thấy rõ: không thể dễ dãi, đơn giản trong việc nhìn nhận mọi sự vật, hiện tượng
của cuộc sống, không thể có cái nhìn một chiều, phiến diện với con người và cuộc sống. Đây cũng là nét
mới trong văn xuôi sau năm 1975 mà Nguyễn Minh Châu chính là vị "khai quốc công thần của triều đại
văn học mới".
CẢNH TRÊN BỜ BIỂN
Đoạn trích nằm ở phần đầu của tác phẩm, ngay sau bức tranh thiên nhiên “đơn giản mà toàn bích”
Phùng vừa chụp được. Đoạn trích khắc họa được hình ảnh người đàn bà hàng chài vô danh với số phận
bi thương và những phẩm chất cao đẹp.
Người đàn bà làng chài, không được gọi tên. Chỉ được gọi bằng những đại từ “Người đàn bà, bà…”
Người đàn bà chạc 40 tuổi, mang thân hình quen thuộc của người vùng biển cao lớn với những đường
nét thô kệch, mặt rỗ. Người đàn bà có ngoại hình thật xấu xí và phi thẩm mĩ. Trước kia, người đàn bà này
sống ở phố. Con một gia đình khá, nhưng không ai lấy vì xấu. Chị đã có mang với anh làng chài và đã có
cuộc sống hôn nhân với anh. Người khác nhìn vào cho rằng đây là địa ngục vì chị cứ hễ ba ngày chị bị
một trận nhỏ, năm ngày chị bị một trận lớn. Đúng vậy cuộc sống của chị thật đáng thương và khổ cực.
Chị khổ cả về thể xác và tinh thần. Sau vài nét gợi tả, hình ảnh của người đàn bà với “một thân hình quen
thuộc của đàn bà vùng biển, cao lớn với những đường nét thô kệch. Mụ rỗ mặt khuôn mặt mệt mỏi sau
một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt, dường như đang buồn ngủ”. Chắc hẳn, những vết rỗ khuôn mặt
mụ đều từ gánh nặng của công việc, của nắng mưa gió bão miền biển hẳn lên trên khuôn mặt ấy. Một
người lao động lam lũ, chịu thương chịu khó nhưng cái nghèo vẫn bủa vây lấy gia đình của mụ.
Cái nghèo đói, sự xấu xí bủa vây chị cũng chẳng bằng sự hành hạ đến từ chồng chị. Chẳng ai biết
vì sao và hiểu chuyện gì, chỉ biết rằng lão đàn ông to như con gấu ấy đột nhiên “rút chiếc thắt lưng quật
tới tấp vào người đàn bà”, “lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, cứ mỗi nhát
quất xuống là lão lại nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn: Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết
hết đi cho ông nhờ”. Còn gì đau đớn bằng nỗi đau da thịt gây ra bởi những vết roi từ người đầu ấp tay

Tác giả: Th.S NGUYỄN NGỌC ĐOAN TRANG (GV Chuyên Văn THPT Nguyễn Thượng Hiền & Phổ thông Năng Khiếu ĐHQG.TPHCM)
TÀI LIỆU BÌNH GIẢNG NÂNG CAO TÁC PHẨM VĂN HỌC ⑫ #BinhGiang12 9+
gối với mình đã có với nhau tận mấy mặt con? Còn gì đau đớn hơn khi phải lặng thịnh cam chịu những
lời nguyền rủa cay độc mà mình gọi là chồng?
Nhưng những đau đớn về thể xác của chị chẳng thể nào sánh với những nỗi đau đớn, giày vò về
tinh thần khi chị lo lắng cho con cái sẽ bị tổn thương khi phải chứng kiến những cảnh bạo lực ấy. Thằng
con trai của chị thương mẹ, lăm lăm con dao trong tay nhưng người mẹ ấy đã “chấp tay vái mấy đứa con
để nó đừng phạm phải một tội ác trái thường đạo lí”. Tuy nghèo, tuy khổ nhưng chị vẫn biết đạo lí trong
đời, chị không muốn con của chị phải đi theo những vết xe đổ nghèo hèn mà cuộc đời bố mẹ nó đang
phải trải qua.
Nhưng ẩn giấu phía dưới cuộc đời của một người đàn bà xấu xí và đau khổ là cả một trái tim ấm
áp tình thương con. Tình thương con bao la của người đàn bà đã thể hiện qua giọt nước mắt của chị khi
thấy thằng Phác đánh lại cha nó. Giọt nước mắt của người đàn bà nhỏ xuống bởi những đớn đau của tâm
hồn và thể xác. Tình yêu thương con và đức hi sinh của người mẹ đã khiến người đàn bà trở nên có hành
động đầy nhân văn. Lúc dơ lưng chịu những trận đòn “như lửa cháy” của chồng, dù đau đến mấy bà vẫn
không hề kêu xin, khóc lóc. Nhưng khi nhìn thấy đứa con chứng kiến được toàn bộ tấn bi kịch gia đình,
chị đã không cầm nổi những giọt nước mắt đau đớn. Sự xuất hiện của đứa con như “một viên đạn bắn
vào người đàn ông và bây giờ đang xuyên qua tâm hồn người đàn bà, làm rỏ xuống những dòng nước
mắt”. Làm sao diễn tả được sự tan nát của trái tim người mẹ khi chứng kiến cảnh đứa con mình “nhảy
xổ vào bố nó như một con sói con ”, “giằng được chiếc thắt lưng, liền rướn thẳng người vung chiếc khóa
sắt quật vào giữa khuôn ngực” ông ta. Cái phản ứng tự nhiên của một tâm hồn trẻ thơ thương mẹ, lại
khiến cho người mẹ “dường như lúc này mới cảm thấy đau đớn – vừa đau đớn vừa vô cùng xấu hố, nhục
nhã”. Bà gọi tên con, “ôm chầm lấy nó ”, rồi lại buông ra “chắp tay vái lấy vái để rồi lại ôm chầm lấy ”. Có
phải bà đau đớn vì rốt cuộc đã không sao tránh được cho con cái khỏi bị tổn thương vì bạo lực gia đình.
Bà xấu hổ, nhục nhã vì phải giấu giếm con tình trạng khốn khổ của mình, dù bà đã hết sức che chắn. Bà
xót xa vì niềm tin trong trẻo của con thơ đã bị rạn vỡ. Bà “vái lấy vái để” đứa con để “tạ tội” với nó, hay
cầu xin nó đừng căm thù người cha đẻ của mình, đừng trở nên độc ác như bố nó. Còn nỗi đau nào hơn
nỗi đau của người mẹ lúc này? Ẩn sâu trong trái tim đang rỉ máu của người mẹ, là lòng yêu thương con
vò xé tâm can. Những giọt nước mắt đau đớn chứa đựng biết bao sự nhọc nhằn chỉ thực sự rơi khi thấy
đứa con yêu của mình chứng kiến cảnh tượng mình bị chồng đánh, chỉ thực sự rơi khi có người khách lạ
chứng kiến. Nước mắt chảy tràn trên gương mặt của người mẹ dường như đã hòa cùng giọt nước mắt xa
xót cho thân phận con người của nhà văn?
Giọt nước mắt của người đàn bà hàng chài làm ta nhớ đến môt người mẹ khác- một người mẹ tội
nghiệp cũng đã từng rơi lệ vì con- bà cụ Tứ. Tình huống xuất hiện dòng nước mắt đó là khi anh Tràng
bỗng dưng nhặt được vợ. Trong hoàn cảnh cái đói khổ bao trùm, bà cụ Tứ vừa xót xa, vừa buồn tủi lại
đầy lo lắng khi không thể cưới vợ cho con lại bị cái đói khổ đe dọa, từ kẽ mắt của người mẹ già đã chảy
ra những dòng nước mắt. Đó chính là biểu hiện của tình yêu thương con ở bà cụ Tứ, người mẹ già đã bao
năm khổ cực, mồ hôi nước mắt cũng đã cạn dần suốt bao năm tháng khốn khổ đói nghèo. Nước mắt bà
rơi một phần vì mừng cho con có vợ, nhưng một phần vì cay đắng, buồn tủi khi con lấy vợ giữa những
ngày đói. Dễ dàng nhận thấy điểm tương đồng của chi tiết dòng nước mắt trong cả hai tác phẩm chính là
dòng nước mắt của những người mẹ thương con, hết lòng vì con, những người phụ nữ cả một đời lam lũ
khổ sở. Đây cũng đều là những dòng nước mắt mang nặng giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc.
Tuy nhiên, đặt trong hoàn cảnh khác nhau nên ý nghĩa cũng khác nhau, dòng nước mắt của bà cụ Tứ vừa
mừng vừa thương vừa buồn tủi nhưng bà còn có một tương lai đang loé lên tia sáng của hạnh phúc. Còn
dòng nước mắt của người đàn bà hàng chài chứa chan sự đau đớn, tủi nhục và bất lực, sau những dòng
nước mắt ấy là bầu trời cuộc đời đen tối, u ám. Và để khắc họa thành công chi tiết nghệ thuật dòng nước
mắt của hai người phụ nữ trong hai hoàn cảnh khác nhau, mỗi nhà văn lại lựa chọn cho mình bút pháp
nghệ thuật khác nhau: Nếu như nhà văn Kim Lân sử dụng cách diễn đạt trực tiếp, đơn giản thông qua
con mắt nhìn của một người nông dân đồng cảm với nỗi đau của con người, thì tác giả Nguyễn Minh Châu
lại dùng cách ví von, hình ảnh để diễn tả nỗi đau cũng như vẻ đẹp, giá trị những giọt nước mắt của người
mẹ thông qua con mắt của người nghệ sĩ Phùng. Đó cũng là nét dấu ấn riêng biệt, tạo nên phong cách
nghệ thuật độc đáo của mỗi nhà văn. Quả như Đặng Tiến đã từng nói: “Nghệ thuật tạo vẻ đẹp cho dòng
nước mắt và biến nỗi thống khổ của nhân loại thành tiếng hát vô biên.”
Qua những cảm nhận về người đàn bà hàng chài, Nguyễn Minh Châu cũng khẳng định cho chúng
ta thấy sự lam lũ, vất vả, nhọc nhằn không làm mất đi ở người phụ nữ vùng biển nói riêng, người phụ nữ

Tác giả: Th.S NGUYỄN NGỌC ĐOAN TRANG (GV Chuyên Văn THPT Nguyễn Thượng Hiền & Phổ thông Năng Khiếu ĐHQG.TPHCM)
TÀI LIỆU BÌNH GIẢNG NÂNG CAO TÁC PHẨM VĂN HỌC ⑫ #BinhGiang12 9+
Việt Nam nói chung tấm lòng yêu thương, nhân hậu bao dung, vị tha. Và với người phụ nữ, gia đình hạnh
phúc là gia đình trọn vẹn các thành viên cho dù đây đó vẫn có những tính cách chưa hoàn thiện.
Bằng biện pháp đối lập giữa hoàn cảnh và tính cách, giữa ngoại hình và tâm hồn, đi sâu vào thế
giới nội tâm phức tạp, đầy mâu thuẫn của con người, qua nhân vật người đàn bà hàng chài, Nguyễn Minh
Châu đã thể hiện cái nhìn mới mẻ về con người. Ông đã khai thác số phận cá nhân và thân phận con người
đời thường, để phát hiện những nét đẹp trong những con người tầm thường, lam lũ. Cả đời, ông đã tâm
niệm sáng tác văn học là đi tìm “hạt ngọc ẩn sâu trong tâm hồn mỗi con người”.
Bằng tài năng của một cây bút giàu bản lĩnh, qua cuộc đời của người đàn bà hàng chài, tác giả cũng
đặt ra những vấn đề nhức nhối của cuộc sống: nạn bạo hành trong gia đình, sự nghèo đói, thất học, sự
tha hóa về nhân cách… những ngang trái, nghịch lý của cuộc sống. Chính số phận của người đàn bà hàng
chài như một hồi chuông lay tỉnh chúng ta hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn. Từ câu chuyện của
người đàn bà, ta càng thấy rõ: không thể dễ dãi, đơn giản trong việc nhìn nhận mọi sự vật, hiện tượng
của cuộc sống, không thể có cái nhìn một chiều, phiến diện với con người và cuộc sống. Đây cũng là nét
mới trong văn xuôi sau năm 1975 mà Nguyễn Minh Châu chính là vị "khai quốc công thần của triều đại
văn học mới".
Về nội dung, truyện ngắn chất chứa tinh thần nhân đạo sâu sắc và quan điểm toàn diện của nhà
văn trong cách nhìn nhận về cuộc sống – con người – nghệ thuật. Ngòi bút nhân đạo toát lên ở: lòng cảm
thương cho nạn nhân của bạo lực gia đình (phụ nữ và trẻ em), tố cáo thói vũ phu tàn bạo, ca ngợi những
phẩm chất tốt đẹp (tình cảm cao đẹp như tình mẫu tử, đức hy sinh…) và khát vọng hạnh phúc (nâng niu,
chắt chiu từng khoảnh khắc mong manh), từ đó gửi gắm thông điệp về nhiệm vụ nâng cao mức sống
người và nhân cách người. Từ đó, tác phẩm còn cho ta một bài học về “những điều trông thấy”: cuộc đời
đa sự, con người đa đoan, do đó cần có cái nhìn đa diện, đa chiều mới có thể khám phá được bản chất
của cuộc sống và con người. Mặt khác, giữa cuộc đời và nghệ thuật vẫn tồn tại khoảng cách, độ chênh, vì
vậy, nghệ sĩ chân chính phải biết rút ngắn khoảng cách đó, để “trang đời và trang sách liền nhau” hơn.
Về nghệ thuật, tình huống nhận thức được xây dựng khéo léo, tạo bước ngoặt tư tưởng, thử thách
phẩm chất của nhân vật và mang ý nghĩa khám phá đối với người đọc. Ngôn ngữ linh hoạt: ngôi kể thứ
nhất (tác giả hóa thân vào nghệ sĩ Phùng), điểm nhìn trần thuật sắc sảo, lời văn kể chuyện chân thật,
khách quan; còn ngôn ngữ nhân vật thì phù hợp với tính cách từng người.
Tự đáy sâu tấm lòng đôn hậu của nhà văn, luôn luôn cháy lên một niềm tin thiết tha vào con người
và sức mạnh bất diệt của những giá trị nhân bản. Ông nói: “Mỗi con người đều chứa đựng trong lòng
những nét đẹp đẽ, kì diệu đến nỗi cả một đời người cũng chưa đủ nhận thức, khám phá tất cả những cái
đó”. Cho nên, với Nguyễn Minh Châu, sáng tác nghệ thuật cũng có nghĩa là đi “tìm cái hạt ngọc ẩn giấu
trong bề sâu tâm hồn con người”. Ngay cả khi mô tả cái ác, trực tiếp chống lại cái ác xã hội, tác phẩm của
ông vẫn cứ là sự khơi gợi, thức tỉnh lương tri. Ta hiểu vì sao, sáng tác của Nguyễn Minh Châu vừa thấm
nhuần tinh thần tự nhận thức và ý nghĩa khai sáng, lại vừa có khuynh hướng lí tưởng hoá, lãng mạn hoá
vẻ đẹp tình người và những câu chuyện tình đời. Trang văn khép lại, mà ta vẫn như còn thấy:
Một nhà văn đi tìm hình của sóng
Một ngòi bút đi tìm mình trong bóng
Một chiếc thuyền đang được chèo và chống
Một nhiếp ảnh đang ngồi trông và ngóng
(“Con thuyền và cuộc sống”, Nguyễn Thái Điền)

Tác giả: Th.S NGUYỄN NGỌC ĐOAN TRANG (GV Chuyên Văn THPT Nguyễn Thượng Hiền & Phổ thông Năng Khiếu ĐHQG.TPHCM)
TÀI LIỆU BÌNH GIẢNG NÂNG CAO TÁC PHẨM VĂN HỌC ⑫ #BinhGiang12 9+

Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ)


Anh chớ ngại con đường gian khổ nhất
Đau nỗi đau của mỗi trái tim người
Để thơ anh mang lửa đến cho đời
Trên chữ “tài”, chữ “tâm” kia phải “lớn”
(“Giấc mộng đêm”)
Những dòng thơ trên thực chất là lời tự vấn đầy trăn trở, bật lên từ thẳm sâu tiềm thức của Lưu
Quang Vũ – một nghệ sĩ có trái tim vô cùng nhạy cảm, luôn đau đáu, nồng nàn, da diết yêu thương cuộc
đời và con người. Suốt một đời cầm bút, sáng tác trên nền tảng tinh thần lấy chữ “tâm” làm điểm tựa, cho
nên dẫu chỉ có mặt trên “cõi tạm” bốn mươi năm ngắn ngủi nhưng Lưu Quang Vũ đã để lại một sự nghiệp
văn chương đầy ấn tượng, trong đó có sự thành công của kịch nói. “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” có thể
xem là kịch phẩm mà Lưu Quang Vũ “đau nỗi đau của người”, “mang lửa đến cho đời”. [Trích đề]
Trong cuộc đời nghệ thuật của mình, Lưu Quang Vũ luôn hiện diện ở vị trí đầu tiên, là cánh chim
bay đơn. Trên địa hạt kịch nói, là người tiên phong, Lưu Quang Vũ lập chí và lập ngôn: “Trong quan niệm
của tôi, thơ và kịch rất gần nhau… đều là sự sống và thế giới bên trong của con người ở dạng tinh chất, cô
đọng và mãnh liệt nhất… kịch cũng là một thứ thơ được trình bày trong không gian và thời gian kỳ diệu
của sân khấu, thông qua diễn xuất của diễn viên”. Trong kịch của Lưu Quang Vũ, các mâu thuẫn xã hội đạt
tới mức cao trào nhất của “tấn trò đời”, được thổi vào ngọn gió của khát vọng hoàn thiện nhân cách, và
được thể hiện bằng một ngôn ngữ nghệ thuật giàu chất thơ, nhiều suy tưởng, suy niệm.
“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” viết năm 1981 (ra mắt công chúng lần đầu năm 1984), là một trong
những vở kịch đặc sắc nhất của Lưu Quang Vũ, đã công diễn nhiều lần trên sân khấu trong và ngoài nước.
Từ một cốt truyện dân gian, Lưu Quang Vũ đã xây dựng thành một vở kịch nói hiện đại, đặt ra nhiều vấn
đề mới mẻ, gửi gắm những suy ngẫm về nhân sinh, về hạnh phúc, kết hợp phê phán một số tiêu cực trong
lối sống hiện thời. Đoạn trích thuộc cảnh VII, là cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba với xác hàng
thịt/người thân/Đế Thích.
Trương Ba vốn giỏi đánh cờ, do quan thiên đình tắc trách mà phải chết nhầm; nhờ Đế Thích, hồn
Trương Ba nhập vào xác hàng thịt để sống lại. Từ đó, Trương Ba gặp rất nhiều phiền toái, đặc biệt, ông
bị tha hóa dần theo những đặc tính của xác hàng thịt. Trương Ba đau khổ vì sống không được là chính
mình và bị người thân chối bỏ; nhưng đành thỏa hiệp cùng xác hàng thịt để tồn tại. Trước cái chết của
cu Tị, Trương Ba từ chối quyền được tái sinh một lần nữa, chấp nhận chết hẳn, thoát khỏi kiếp “sống
nhờ” với nghịch cảnh “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”.
“Bi kịch” là trạng thái tinh thần đau khổ của nhân vật khi rơi vào tình huống xung đột gay gắt giữa
hoàn cảnh bên ngoài và khát vọng nội tâm, dẫn đến nhân vật thường có kết thúc bi thảm, gợi ra những
xúc động mãnh liệt và niềm xót thương tiếc nuối trong lòng người đọc.
Trong cuộc đối thoại với Xác hàng thịt, Hồn Trương Ba đã hứng chịu ba bi kịch lớn không
thể hóa giải: bi kịch sống nhờ, bi kịch tha hóa và bi kịch thỏa hiệp với Xác.
Lưu Quang Vũ mở đầu phần VII bằng màn độc thoại nội tâm của Trương Ba- vùng không
gian tâm tưởng đánh đánh thức một trời bi kịch. Trong không gian tăm tối của tâm tưởng, hồn
Trương Ba “ngồi ôm đầu hồi lâu rồi đứng vụt dậy”, hành động của ông là kết quả của một quá trình suy
nghĩ trăn trở để rồi bất giác vỡ òa và ngộ ra tất thảy sự thật. Sự thật ấy đáng sợ đến mức ông phải thốt
lên “Không! Không! Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi!” Điệp từ “không” lặp lại 3 lần như
một lời chối bỏ tuyệt vọng, “sống như thế này” chính là cuộc sống mà ông nhận lại từ xác hàng thịt với
những rắc rối ập đến không ngừng nghỉ, liên tục giày vò linh hồn khốn khổ của ông. Đó còn là cuộc sống
bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo, bị chi phối giữa tâm hồn thanh cao và nhục dục tầm thường.
Cảm xúc của hồn Trương Ba chuyển dần từ hoảng loạn sang chán nản “Tôi chán cái chỗ ở không phải của
tôi này lắm rồi, chán lắm rồi!” rồi sang sợ hãi “Cái thân thể kềnh càng thô lỗ này, ta bắt đầu sợ mi” một
cách nhanh chóng. Sở dĩ cảm xúc của ông biến đổi liên tục là vì ông đã nhận thức được khốn cảnh mà
bản thân đang đối mặt- khốn cảnh mà ông phải buộc phải lựa chọn giữa sự thô phàm/ thanh cao và sự
sống/ cái chết. Bất lực trước hoàn cảnh, hồn Trương Ba bày tỏ khát khao của mình “Nếu cái hồn của ta
có hình thù riêng, để nó được tách ra khỏi cái xác này, dù chỉ một lát.”, khao khát này đã thể hiện rất rõ

Tác giả: Th.S NGUYỄN NGỌC ĐOAN TRANG (GV Chuyên Văn THPT Nguyễn Thượng Hiền & Phổ thông Năng Khiếu ĐHQG.TPHCM)
TÀI LIỆU BÌNH GIẢNG NÂNG CAO TÁC PHẨM VĂN HỌC ⑫ #BinhGiang12 9+
sự giằng xé nội tâm của hồn Trương Ba. Ông khao khát sự sống, nhưng lại không thể chấp nhận sự tha
hóa của chính mình. Ngay lúc này Trương Ba đã nhận ra được rằng bản thân đã rơi vào bi kịch. Đây cũng
là đoạn thắt nút của tác phẩm, mở ra bi kịch của Trương Ba. Cách dẫn dắt tâm lý nhân vật của Lưu Quang
Vũ rất chân thật, quả thật, chỉ khi con người ta đối mặt với nội tâm của chính mình, họ mới biết mình đã
rơi và bi kịch. Trong tác phẩm “Nghỉ lại dưới tàn cây” của tác giả Sơ Hòa cũng đã từng viết rằng “Phải
nhìn sâu vào bên trong tâm hồn, con người ta mới nhận ra mình đang đắm chìm trong bi kịch”
“Khi đẩy tới chóp đỉnh cao mâu thuẫn thì sự sống nhiều hình sẽ được vẽ ra” (Heghen). Cuộc
đối thoại hồn xác chính là đỉnh cao mâu thuẫn giữa hồn Trương Ba và xác Hàng Thịt khi hồn
Trương Ba không thể nào chấp nhận được bi kịch “bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo”, khi
ông không thể nào chịu nổi sự giày vò của tấn bi kịch sống gửi sống nhờ. Xác Hàng Thịt xuất hiện
trước để giành thế thượng phong, ánh mắt trần trụi của một kẻ thô phàm giúp nó nhìn thấu được yếu
điểm của Trương Ba nên ngay tức khắc nó nói với ông: “Vô ích, cái linh hồn mờ nhạt của ông Trương Ba
khốn khổ kia ơi, ông không tách ra khỏi tôi được đâu, dù tôi chỉ là thân xác”. Một câu nói của xác Hàng
Thịt đã đủ cắm sâu vào bi kịch của Trương Ba. Trương Ba khao khát có đời sống riêng, tự do, không phụ
thuộc thì nó lại chỉ cho ông rằng ông chỉ là một mảnh tàn hồn “mờ nhạt”. “Mờ nhạt” tức là không có cá
tính, sắc màu, cảm xúc và tự chủ. Xác Hàng Thịt buộc Trương Ba phải nhìn thẳng vào bi kịch, sự “khốn
khổ” của chính mình. Nó hi vọng điều này sẽ làm nhụt đi nhuệ khí của Trương Ba. Nhưng không, Trương
Ba vẫn mạnh mẽ phản bác lại: “Vô lí, mày không thể biết nói. Mày không có tiếng nói, mà chỉ là xác thịt
âm u đui mù…” “Mày chỉ là cái vỏ bên ngoài, không có ý nghĩa gì hết, không có tư tưởng, không có cảm
xúc.” Hồn Trương Ba không chỉ phủ định cái lý lẽ áp đặt về sự mờ nhạt, mà còn chỉ ra sự khiếm khuyết
của phần xác thịt: không tiếng nói, không ý nghĩa, không tư tưởng, không cảm xúc. Giờ phút ấy, Trương
Ba đã nói lên sự thật bằng tất cả niềm tin và lòng kiêu ngạo của mình. Ông khẳng định sự sống rõ nét của
mình bằng sự tồn tại vật vờ của xác Hàng Thịt. Đúng vậy, xác Hàng Thịt chỉ đơn giản là tồn tại mà thôi.
Vì sống là phải có tiếng nói, nếu không có tiếng nói thì Hàng Thịt cũng như con quỷ Chí Phèo chỉ có thể
giao tiếp với loài người bằng “tiếng hát vặn vẹo khổ đau”. Vì sống là phải có ý nghĩa chứ không thể giống
như Hamlet với tương lai mờ mịt không mục tiêu. Nhưng Hamlet đã tự sát để sống, còn xác Hàng Thịt lại
lựa chọn một sự tồn tại khiếm khuyết vật vờ. Hàng Thịt lại còn không có lấy cho mình một tư tưởng độc
lập vẹn nguyên, trong khi Voltaire đã từng nói: “Tự do tư tưởng là sức sống của linh hồn”. Và hắn cũng
giống một nàng Mị không có xúc cảm trong tim, sống mà như đã chết rồi. Xác Hàng Thịt không có bất cứ
yếu tố nào chứng minh hắn đang sống cả, hắn đúng chỉ là một lớp da rỗng tuếch vô nghĩa mà thôi. Nhưng
Trương Ba lại quên mất rằng, việc ông càng cố gắng chứng tỏ xác thịt là thứ thô phàm xấu xa thì càng tạo
nhiều kẽ hở cho hắn trong việc đẩy ông vào bi kịch của sự tha hóa. Xác Hàng Thịt thô phàm là thật, vô
nghĩa là thật, nhưng việc ông đang dần bị hắn chi phối cũng là thật. Xác Hàng Thịt đã chỉ ra những tha
hóa ấy: “đêm hôm ấy khi ông đứng cạnh vợ tôi, hơi thở nóng rực, cổ nghẹn lại”; “Chẳng lẽ ông không xao
xuyến chút gì? Cái món tiết canh, cổ hũ, khấu đuôi và đủ các thứ thú vị khác không làm hồn ông lâng lâng
cảm xúc sao?” Linh hồn cao khiết của Trương Ba sau thời gian cư ngụ trong xác thịt thô phàm đã không
còn vẹn nguyên như trước nữa. Ông đã bị nó thao túng, tha hóa dần, ông đã thuận theo những đòi hỏi
thô tục của nó, bị nó chi phối. Đúng như xác Hàng Thịt nói: “Để thỏa mãn tôi, chẳng lẽ ông không tham
dự vào chút đỉnh gì?”. Kẻ làm ra điều thô phàm là xác Hàng Thịt, nhưng ông cư ngụ trong thân xác ấy làm
sao tránh khỏi bị vấy đen? Hồn Trương Ba cũng bàng hoàng nhận ra điều đó, ông đuối lý dần trước sự
thật, nên chỉ còn có thể lắp bắp “Ta… ta… đã bảo mày im đi!”. Giấu chấm lửng liên tiếp đã thể hiện được
nội tâm hoảng loạn, lúng túng của Trương Ba. Đó cũng là sự sụp đổ bước đầu khi phải đối diện với bi
kịch bản thân đang dần bị tha hóa. Tài năng viết kịch của Lưu Quang Vũ quả thật đã đạt tới đỉnh cao. Chỉ
với một đoạn kịch ngắn nhưng ông đã lột tả được nhiều cung bậc cảm xúc của một con người khi đối
diện với bi kịch.
Trương Ba vẫn luôn vẫy vùng trong cuộc đối thoại để chứng minh bản thân mình mình vẫn
mình vẫn có một đời sống vẹn nguyên, không phải sống nhờ sống gửi. Trước những lý lẽ xấc láo, ti
tiện của xác Hàng Thịt, Trương Ba đã quyết liệt phủ nhận , đồng thời khẳng định nhân cách cao quý :
“Không! Ta vẫn có một đời sống nguyên vẹn trong sạch thẳng thắn”. “Nguyên vẹn” là không phụ thuộc,
không sống nhờ sống gửi. “Trong sạch” là cao quý thanh khiết trong sáng không bị vấy bẩn bởi những
ham muốn đời thường. Còn “thẳng thắn” là ngay thẳng, chính quân nhân tử, là chính nghĩa không bao
giờ bao dung cho các tàn ác xấu xa. Cái “nguyên vẹn” ấy phải chăng giống với cái nguyên vẹn của Hộ với
khao khát viết ra tác phẩm vượt mọi bờ cõi? Cái “trong sạch” ấy chính là trái tim thiện lương của Lão Hạc
thà chết chứ không động vào tiền cưới vợ cho con? Và nhân cách thẳng thắn ấy chính là hiện thân của
một Ngô Tử Văn cao cao tại thượng “Kẻ sĩ không sợ cứng cỏi.”. Giọng điệu của Trương Ba lúc này bỗng

Tác giả: Th.S NGUYỄN NGỌC ĐOAN TRANG (GV Chuyên Văn THPT Nguyễn Thượng Hiền & Phổ thông Năng Khiếu ĐHQG.TPHCM)
TÀI LIỆU BÌNH GIẢNG NÂNG CAO TÁC PHẨM VĂN HỌC ⑫ #BinhGiang12 9+
trở nên đang thép cứng cỏi. Dường như đây là đức tin của ông, là quy chuẩn của ông, là khát vọng của
ông. Cả đời ông dường như chỉ khát vọng có thể trở thành một con người như vậy mà thôi - con người
cao khiết, ngay thẳng và có thể làm chủ cuộc đời. Nhưng trong câu nói ấy cũng lắm phần chua chát khi
ngay sau đó xác hàng thịt lại chỉ thẳng mặt ông những hiện thực đắng cay: “Nực cười thật, khi ông phải
tồn tại nhờ tôi, chiều theo những đòi hỏi của tôi. Xác hàng thịt khing thường lý lẽ của ông hắn cười vào
niềm tự hào của ông đạp đỗ đức tin của ông. Trương Ba lạnh người, dường như đây là hiện thực cay
nghiệtt mà ông đang chối bỏ. Dẫu ông có “bịt tai lại”, có quát “ta không muốn nghe mày nữa!” thì ông
cũng từng bị cái xác thịt “âm u đui mù” này sai khiến làm ông thèm các món tục: “tiết canh, cổ hủ, khấu
đuôi”; thèm vợ người “đêm hôm ấy khi ông đứng cạnh vợ tôi, hơi thở nóng rực, cổ nghẹn lại” và trở nên
tàn bạo như cách mà nó- xác hàng thịt đang cố vạch trần ông: “Ông có nhớ hôm ông tát thằng con tóe
máu mồm máu mũi không? Cơn giận của ông lại có thêm sức mạnh của tôi.” Trương Ba dường như bất
lực, ông không có cách nào chối bỏ quá khứ . Ông như một phạm nhân oan trái khổ đau khi buộc phải
làm những điều mà phần “con”sai khiến. Giờ phút này đây, khi ông đã từ từ nhận ra rằng ông thực ra
đang dần tha hóa, đang dần phụ thuộc vào thứ xác thịt thô phạm . Trong cơn đau khổ , Trương Ba chua
chát nói rằng: “Ta cần gì đến cái sức mạnh làm ta trở nên tàn bạo.” Cả một đời Trương Ba theo đuổi sự
cao khiết vì với ông, đó mới chính là sức mạnh thật sự, vì với ông “Kẻ mạnh không phải kẻ đạp lên vai
người khác mà là kẻ nâng đỡ người khác trên đôi vai chính mình.” (Nam Cao). Trương Ba vẫn luôn nhận
thức mình là người thiện lương, là người yêu thương vợ con. Trương Ba luôn mong mình sẽ đem đến
những gì tốt nhất cho vợ con chứ không phải sự thô phạm tàn bạo này. Và hơn tất thảy,Trương Ba vẫn
luôn hướng tới đời sống nguyên vẹn trong sạch thẳng thắn. “Cần gì” tức là phủ định hoàn toàn sự phụ
thuộc của Trương Ba vào xác hàng thịt, ông vẫn theo đuổi đời sống tự do nguyên vẹn thật sự. Nhưng
ngay sau câu nói ấy, Trương Ba lại bị giáng một bạt tai đau điếng khi ông bị xát hàng thịt phủ định hoàn
toàn sự tự do nguyên vẹn. Ông “cần gì cái sức mạnh”? Ông “cứ việc bịt tai lại” đúng không ? Nhưng ông
chẳng có cách nào chối bỏ hiện thực rằng xác hàng thịt chính là hoàn cảnh mà ông buộc phải quy phục.
Thì ra đối lập hoàn toàn với khát vọng tự do nguyên vẹn của Trương Ba chính là hiện thực trái ngang khi
ông hoàn toàn phụ thuộc vào xác hàng thịt mà không có cách nào chống cự nó. Xác Hàng Thịt tự hào khi
hắn là “cái bình để chứa đựng linh hồn”, nhờ hắn mà “ông có thể làm lụng cuốc xới, nhìn ngắm trời đất,
cây cối, người thân”. “ Ông cảm nhận ăn thế giới này qua những giác quan của tôi”! Tất cả mọi khát vọng
cao quý của Trương Ba đến lúc này đều bị dập tắt khi hiện thực chỉ ra rằng ông đang phụ thuộc hoàn
toàn vào xác hàng thịt. Vì hắn là “cái bình chứa linh hồn” ông nên không có hắn, ông sẽ chết, sẽ trở nên
vô nghĩa. Và nếu không có giác quan của hắn ông sẽ chỉ là một linh hồn “mờ nhạt”, vô tri, “không tiếng
nói, không suy nghĩ, không tư tưởng, không cảm xúc”. Ông sẽ không thể nhìn ngắm trời đất, làm lụng
cuốc xới và chạm tay vào những người mà ông yêu nhất. Xác cho ông mọi thứ, nhưng hắn cũng giam cầm
ông, bôi đen tha hóa ông. Đến đây,Hồn Trương Ba cảm thấy đau khổ bất lực tột cùng.Ông không thể tách
khỏi hẳn vì ông sẽ chết nhưng ông cũng không thể cứ như vậy mãi vì ông sẽ không còn là Trương Ba
trong sạch nguyên vẹn thẳng thắn nữa. Đây chính là bi kịch đầu tiên của Trương Ba khi hiện thực cuộc
sống hoàn toàn đối lập với khát vọng của ông . Khi mong ước được giữ trọn cái nguyên vẹn trong
sạch thẳng thắn của ông lại bị sự thật rằng ông đang phụ thuộc sống nhờ sống gửi bác bỏ. Khốn
khổ, đau đớn,ông chỉ có thể thốt lên “nhưng…nhưng …”.Trương Ba trở nên bất lực khi không còn
lý lẽ nào để tranh cãi. Trương Ba chết lặng vì không thể chối bỏ hiện thực rằng ông đang thực sự
là một kẻ ăn nhờ ở đậu. Tiếng “nhưng” ấy như tiếng khóc nén đầy bất lực , đầy xấu hổ và nhục
nhã.
Nhưng dường như ngần ấy bi kịch vẫn còn chưa khiến xác hàng thịt thỏa mãn, nên hắn
được nước tấn tới, quyết định dồn Trương Ba vào bước đường cùng để giành thế thắng. Hắn đẩy
Trương Ba vào bi kịch phải thỏa hiệp để tồn tại. Xác hàng thịt biết Hồn Trương Ba cao khiết vẫn
không thể nào từ bỏ đấu tranh rồi chấp nhận cuộc sống phụ thuộc này, nên hắn bắt đầu giở trò dụ dỗ.
Hắn “nhã nhặn” với ông, hắn tự hào rằng hắn “rất biết chiều chuộng linh hồn” .Xác hàng thịt dụ dỗ ông
chơi trò chơi tâm hồn với hắn. Thật thủ đoạn làm sao! Hắn đưa ra toàn những điều kiện thật ngọt ngào:
“ông cứ việc nghĩ rằng ông có một tâm hồn cao khiết, chẳng qua vì hoàn cảnh ông phải phải nhân nhượng
tôi”, “ông làm xong điều xấu cứ việc đổ lỗi cho tôi”. Nếu Trương Ba thật sự làm theo, ông liệu có còn giữ
vững được linh hồn cao khiết của mình? Không, ông ắt sẽ trở nên xấu xa ti tiện như hắn mà thôi. Càng
trú ngụ lâu trong người hắn, ông sẽ càng trở nên tha hóa, thô phạm, xấu xa, vì ông luôn luôn phải làm đủ
mọi việc để thỏa mãn những thèm khát của xác thịt. Cái kết cục duy nhất khi ông đồng ý lời đề nghị của
hắn chính là đánh mất chính mình. Trương Ba liệu có nhận ra cái giá đắt đỏ của lời đề nghị này? Có! Ông
vẫn luôn tỉnh táo, vẫn luôn nhận thức được hậu quả của việc thỏa hiệp. Vì vậy ông mới thốt lên: “Lý lẽ
của anh thật ti tiện!”. “Ti tiện” tức là nhỏ nhen, hạ tiện, thấp kém. Trương Ba vẫn nhận thức được rành
Tác giả: Th.S NGUYỄN NGỌC ĐOAN TRANG (GV Chuyên Văn THPT Nguyễn Thượng Hiền & Phổ thông Năng Khiếu ĐHQG.TPHCM)
TÀI LIỆU BÌNH GIẢNG NÂNG CAO TÁC PHẨM VĂN HỌC ⑫ #BinhGiang12 9+
mạch cái ác cái xấu của xác thịt và ông vẫn đang khao khát có thể trốn thoát và khôi phục thiên lương.
Nhưng đến đây, cách xưng hô của ông đã thay đổi, khi ông không còn gọi xác thịt bằng “mày” nữa mà gọi
bằng “anh”. Đây là sự chống cự yếu ớt cuối cùng của ông và cũng là khởi đầu của sự thỏa hiệp. Ông đã
bắt đầu bị lung lay vì khao khát được tồn tại của ông thực sự quá lớn. Ông nuối tiếc thế giới xinh đẹp và
gia đình thân thương của ông nên ông buộc phải tồn tại. Phòng tuyến cuối cùng trong ông thật mỏng
manh, mỏng manh đến nỗi khi xác hàng thịt tung ra những lý lẽ cuối cùng, ông đã bị hàng phục hoàn
toàn. “Đã bảo chúng ta tuy hai mà một…”, “chẳng còn cách nào khác đâu, phải sống hòa thuận với nhau
thôi. Cái hồn vía ương bướng của tôi ơi, hãy về với tôi nào…”. Cuối cùng Trương Ba đã thua trước xác
hàng thịt ti tiện và thủ đoạn. Ông chỉ có thể thét lên một tiếng đầy đau khổ “Trời…” rồi “bần thần” nhập
lại vào xác. Đau khổ làm sao, bi kịch làm sao, khi ông Trương Ba dẫu vẫn còn vẹn nguyên cái khát khao
được tự do, trong sạch, thẳng thắn. Khi ông vẫn nhận thức được sự tha hóa và hậu quả đen tối khi ông
thỏa hiệp với cái ác cái xấu. Nhưng vì tồn tại ông phải thỏa hiệp, vì tồn tại ông rơi vào bi kịch.
----------- ĐÁNH GIÁ & KẾT BÀI ---------------
Về nội dung, đoạn trích làm sáng lên vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất của nhân vật Trương Ba, từ đó
gửi gắm nhiều tư tưởng sâu sắc của Lưu Quang Vũ. Qua cuộc đối thoại giữa Hồn và Xác, có thể rút ra
rằng: cuộc sống hạnh phúc, có ý nghĩa phải là sự kết hợp hài hòa giữa linh hồn và thể xác; khi sống chung
và bị sự dung tục lấn át, con người cần đấu tranh vươn đến sự cao thượng, chiến thắng dục vọng tầm
thường. (Qua cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba với những người thân và với tiên Đế Thích, có thể rút
ra rằng: Cuộc sống thật đáng quý nhưng không phải là sống bằng bất cứ cách nào, bằng bất cứ kiểu sống
nào.) Từ đó, tác phẩm ca ngợi khát vọng vươn tới sự hoàn thiện về nhân cách, đồng thời phê phán một
số biểu hiện tiêu cực trong lối sống.
Về nghệ thuật, tình huống kịch đặc sắc, sáng tạo (bắt đầu từ cái kết thúc của cốt truyện dân gian).
Xung đột kịch căng thẳng đỉnh cao, hấp dẫn. Hành động kịch khắc họa được tính cách, tâm lý nhân vật,
kết hợp hướng ngoại và hướng nội. Ngôn ngữ kịch giàu chất triết lý, kết hợp độc thoại và đối thoại.
Là đám mây phiêu dạt từ chân trời nghệ thuật này sang chân trời nghệ thuật khác, trong nỗ lực
khám phá đến cùng chiều cao sâu cá nhân và chiều rộng dài xã hội, Lưu Quang Vũ lầm lũi, ngạo nghễ đi,
và những dấu chân viết nên lai lịch của một Kẻ Khác. Những điều tác giả gửi gắm vào kịch phẩm của mình
đều là “vỉa quặng tinh thần”, chưng cất từ cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác muôn đời muôn thuở
của kiếp nhân sinh. Vở kịch đã hạ màn, mà sao ta như còn nghe thấy đau đáu tiếng khóc của Trương Ba:
Kẻ chợ búa, người thanh tao
Kẻ dùng đòn não kẻ đao chém đầu
Trương Ba thấy thế u sầu
Thà rằng hồn chết cũng đâu sống nhờ
Sống chi với cái vết nhơ
(…) Vì đâu cớ sự hoàn nhân đổi hồn
(“Chuyện xưa tích cũ”, Nguyễn Thái Điền)

Tác giả: Th.S NGUYỄN NGỌC ĐOAN TRANG (GV Chuyên Văn THPT Nguyễn Thượng Hiền & Phổ thông Năng Khiếu ĐHQG.TPHCM)

You might also like