Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Đề: Em hãy viết bài văn kể về một kỉ niệm đáng nhớ nhất của mình mà qua đó em nhận được

nhiều
bài học, nhiều giá trị sống cho bản thân.

BÀI LÀM

Khi nắng vàng ấm áp dần chứa chút khí lành lạnh đặc trưng của mùa Đông, gió thổi qua từng
cơn dịu nhẹ như muốn gợi thêm cho người ta nhiều kí ức. Ngồi trong lớp học, nhìn ra cửa sổ, nơi có
những tán lá đang trở mình sang màu vàng úa, em lại nhớ đến thuở còn ham chơi, lười học hành của
mình. Đấy là những lần lầm lỡ, là những phút giây ngỗ nghịch khiến bản thân phải trả giá, nhưng nó lại
thật đáng nhớ và thật đáng trân trọng biết bao.

Hôm ấy là vào một ngày đầy nắng, đoạn cuối mùa Thu. Đó cũng là lúc chúng em đang tất bật
chuẩn bị cho ngày lễ 20 – 11, ngày Nhà giáo Việt Nam, nên không khí lớp em hôm nào hôm nấy đều
sôi động lắm. Cũng bởi vì quá nhiều chuyện để nói, thêm bản tính thích kể của mình nên em rất hào
hứng đến trường để nói cho bạn bè nghe thông tin mới mà em vừa “hóng” được. Nhưng xui thay, vì
ngủ dậy trễ nên em đã không tranh thủ được thời gian đầu giờ để nói chuyện, phải lén lút kể cho bạn
nghe trong tiết Địa. Vừa “làm chuyện xấu”, chúng em vừa cố gắng canh chừng cô, sợ cô phát hiện. Em
khều Hằng – đứa bạn ngồi kế bên em cũng nhiều chuyện không kém, nói:
- Này, tao kể mày nghe, hôm qua tao vừa hóng được một tin thú vị lắm đấy.
- Gì? Tin gì? Kể tao nghe xem nào.
- Mày đoán thử xem tin này là về đứa nào đi.
Trong lúc nói, chúng em cứ chốc chốc lại cười khúc khích. Điều đó đã vô tình làm cho cô Địa phát
hiện, cô nhẹ nhàng nhắc nhở:
- Hằng! Ngân! Tập trung vào bài giảng!
Nghe cô nhắc, chúng em hơi sợ, nhưng rồi cũng bởi sự tò mò của Hằng và sự hào hứng muốn kể
chuyện của em đã khiến chúng em không thể giữ được sự im lặng lâu hơn.
- Tiếp đi chứ.
Hằng đẩy cùi chỏ vào em, bảo.
- Rồi rồi. Tối hôm qua tao mới được nhỏ bạn kia kể lại rằng nhỏ Hoa Tạp Chất thích thằng Long
Đầu Xanh đấy. Tao nghe mà hết hồn.
- Gì? Thật hả mày? Tưởng nhỏ đó thích Cường Nhà Giàu chứ?
- Không đâu mày, nhỏ bạn tao nó còn thấy được màn hình nền điện thoại của Hoa Tạp Chất để
hình thằng Long Đầu Xanh nữa cơ mà.
Nói tới đây, em với Hằng bỗng tròn mắt nhìn nhau. Không biết từ khi nào, cô đi xuống chỗ ngồi của tụi
em rồi mà không hay. Cô nhẹ giọng, nhìn chằm chằm em và Hằng, hỏi:
- Sao? Hai em chú ý đến chuyện tình của bạn Hoa lắm hả? Muốn thì xuống tận chỗ bạn hỏi thăm
xem bạn ấy đã tỏ tình chưa nào? Thật là quá đỗi nhiều chuyện!
Thấy chuyện xấu mình đang làm bị phát hiện, tim em thót lên, xém tí thì rớt ra ngoài. Cô nhìn chúng
em, chúng em nhìn lại cô, cười trừ, không biết phải nói gì vì nghĩ rằng cô hẳn đã nghe hết chuyện
chúng em đang kể.
- Dạ…dạ….
Em không dám nhìn cô, chỉ biết lí nhí trong miệng. Một phần là sợ cô sẽ phạt mình thật nặng, lại một
phần ngại ngùng vì đang nói xấu bạn khác mà lỡ để cho cả lớp biết như thế. Cô thở dài, bảo:
- Bây giờ, hai bạn hãy đứng lên và nhắc lại nội dung bài giảng cô vừa nói. Nếu nhắc lại được
đúng, đủ, các bạn sẽ được ngồi. Còn không, cô sẽ có hình thức xử lý khác nặng hơn đấy!
Ôi chao! Làm sao mà em có thể biết được nội dung bài giảng của cô là gì bởi vì nãy giờ em đâu có chú
ý! Hằng cũng chẳng hơn gì em, đứng ú ớ vài tiếng rồi nín thít. Cả hai đứng lặng, ngượng ngùng nhìn
cô. Lúc này, từ nụ cười “công nghiệp”, cô biến sang khuôn mặt lạnh như băng, thẳng thắn, nói:
- Nếu đã thích nói chuyện như vậy thì cô cho hai em nói. Mời hai em đi ra ngoài cửa lớp đứng
hóng gió để nói chuyện cho vui hơn.
Hai chúng em nghe vậy nên bắt đầu sợ hãi, cố gắng năn nỉ đủ điều nhưng cũng chẳng thể lay chuyển
được sự cứng rắn quyết tâm dạy bảo học trò của cô. Em và Hằng đành cắn răng bước ra cửa lớp, trong
đầu bộn bề suy nghĩ, sợ cô Địa sẽ ghi vào sổ kỷ luật, dẫn đến cô chủ nhiệm biết việc này sẽ mắng vốn
cho phụ huynh, khiến cha mẹ buồn lòng. Ôi thôi rồi! Cuối kỳ thế nào cũng xem xét hạ hạnh kiểm, làm
sao bây giờ?

Người ta nói sợ gì gặp nấy quả không sai. Mà thậm chí còn kinh khủng hơn. Ngày hôm sau lớp
em có một bài kiểm tra trắc nghiệm môn Địa. Nội dung bài kiểm tra lại chính là bài học hôm qua cô
vừa giảng. Đọc xong đề kiểm tra, em hoảng lắm. Tại sao lại là bài này? Trời ơi hôm qua không nghe
giảng được lấy một câu, bây giờ làm sao làm bài? Bất đắc dĩ quá, ngồi cắn bút mãi cũng chả xong, em
lén nhìn xem bạn bên cạnh. Nhưng nhìn xong chợt nhận ra, đứa bên cạnh là Hằng mà! Nó cũng y
chang em, đều ngồi cắn bút, chẳng làm được gì. Cuối cùng, chúng em bí quá, lấy máy tính ra, bật chế
độ chọn đáp án ngẫu nhiên, cứ nhắm mắt ấn rồi nghe theo đó mà lụi. Làm bài xong, cô thu lại, chấm
nhanh chóng trong tiết học rồi phát ra cho lớp chúng em. Xui thay, nhìn con điểm mà em và Hằng lặng
người. 2 điểm! Con điểm thấp nhất mà em có. Rồi đây điểm này sẽ kéo điểm trung bình môn của em
xuống, sẽ là một vệt xấu trong bảng điểm mà em vẫn luôn cố gắng phấn đấu để giữ trọn điểm chín,
mười suốt bao thời gian qua.
- Mày, giờ điểm như này, còn cứu được không?
Hằng run run, hỏi em. Em cũng chẳng thiết tha gì số điểm trung bình kia nữa, chỉ thẩn thờ, nghĩ về
tương lai, đáp.
- Thôi im đi, điểm tao với mày hết cứu rồi.
Khi chưa kịp thích nghi với số điểm ấy, cô Địa đã bảo chúng em lên bàn giáo viên để cô nhắc nhở.
- Hằng, Ngân, đem bài kiểm tra này về đưa phụ huynh kí, tuần sau có tiết, bắt buộc phải đưa cô
kiểm tra. Nếu không có thì cô sẽ báo lại với cô chủ nhiệm để cô ấy có hình phạt nặng hơn với
hai em.
Khi nghe điều này, chúng em lại càng hoảng hơn. Nhìn nhau, nỗi lo lắng của em và Hằng thể hiện rõ
qua đôi mắt đang ầng ậng nước. Ôi không! Khi cha mẹ biết, chúng em sẽ thế nào? Cha sẽ cầm roi và
đánh, mẹ sẽ mắng, hay là…? Càng nghĩ, em và Hằng lại càng sợ. Nhưng cũng hết đường chạy rồi,
chúng em chỉ biết lẳng lặng về chỗ, bắt đầu một tiết học trong sự buồn rầu, khó chịu và đầy sợ hãi. Tối
hôm đó về đến nhà, kể lại toàn bộ sự việc với mẹ, bất ngờ khi mẹ em lại chẳng tỏ thái độ gì nhiều, chỉ
là khuôn mặt mang nét buồn bã, đôi mắt biết cười khi trước nay cũng ánh lên nỗi buồn sâu thẳm. Mẹ
cất giọng, nghe khàn khàn, hỏi:
- Con đã biết mình sai chưa?
Vì sợ hãi nên em đã sớm rơi nước mắt. Em trả lời mẹ trong tiếng nghèn nghẹn:
- Dạ, con biết con sai rồi, con xin lỗi mẹ ạ.
Mẹ nhìn em, không nói gì, chỉ nhìn thôi. Em cũng chẳng dám hó hé. Một lúc sau, mẹ mới lên tiếng:
- Mẹ không cần con phải xin lỗi mẹ. Nếu con đã tự nhận thấy lỗi lầm của mình rồi thì hãy rút kinh
nghiệm. Số điểm ấy sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến thành tích học tập của con, nhưng đó cũng
chưa phải tất cả. Quan trọng là con đã khiến cô Địa cảm thấy buồn lòng vì con không tôn trọng
cô ấy, đồng thời con cũng khiến cho các bạn trong lớp cảm thấy con là một con người không có
kỉ luật, thích nói xấu bạn bè.
Nghe vậy, em khóc nhiều hơn. Thì ra lỗi lầm ấy lại để lại hậu quả to lớn đến thế. Em chỉ biết cúi đầu ân
hận, nghĩ thầm phải chi mình đã tập trung nghe giảng để không phải gánh lấy sự xấu hổ như bây giờ.
Mẹ em lại nói tiếp:
- Mẹ chỉ mong con sẽ từ đây mà nhận ra được sai phạm, cố gắng khắc phục để trở thành một con
người tốt, có kỉ luật, biết tôn trọng tập thể và tôn trọng người khác. Đó cũng chính là cách con
tôn trọng chính mình.
Em thấy lần này mẹ khác lắm, mẹ không giống những lần trước nữa, mẹ không cầm roi lên đánh tôi,
dạy bảo tôi, mẹ cũng chẳng la mắng hay quát tôi như mọi lần. Lần này mẹ chỉ đơn thuần là nói chuyện
nhỏ nhẹ bằng tất thảy sự kì vọng còn lại của mẹ dành cho tôi khi nó vẫn chưa sụp đổ. Có lẽ, mẹ tin
rằng tôi sẽ sửa đổi, tiến bộ trong tương lai.
- Con đã lớn, mẹ cũng chẳng thể nhắc nhở nhiều như trước. Trên bước đường ấy hãy tự mình
trưởng thành, mắc sai phạm rồi tự đứng dậy, vươn lên, khắc phục nó. Mẹ sẽ không trách con
nữa, nhưng hãy nhớ, đừng để niềm tin trong mẹ đối với con vỡ vụn đi hoàn toàn.
Nghe tới đây, nước mắt tôi trào ra, tôi chưa bao giờ cảm thấy mẹ tôi thấu hiểu tôi như lúc này. Tôi chạy
lại ôm mẹ, siết chặt lấy eo mẹ bằng tất cả sự ăn năn, hối hận. Tôi hối hận vì đã làm cô Địa phiền lòng,
tôi hối hận vì đã khiến cho mẹ tôi phải buồn vì điều ấy. Bởi vì tôi vốn là niềm tự hào của mẹ, nên tôi lại
càng hối hận hơn với chính bản thân mình khi không biết điều gì là được và không được trước mọi
người và cô giáo như vậy.

Sau buổi tối hôm đó, tôi đã nộp cho cô bài kiểm tra có chữ kí của mẹ, tôi cũng đã thận trọng xin
lỗi cô Địa, hứa rằng sẽ chẳng bao giờ tái phạm nữa. Thật vậy, từ đó trở đi tôi không bao giờ nói chuyện
trong giờ nữa cả, tôi đã quyết tâm làm một học sinh ngoan và chăm chỉ lắng nghe thầy cô giảng bài.
Cũng nhờ đó mà điểm số của tôi không bị tuột dốc, vẫn có thể gỡ lại điểm kiểm tra trắc nghiệm hôm
ấy. Tôi cảm thấy rất may mắn khi bản thân đã kịp nhận ra tính nhiều chuyện là một tính xấu, nó không
chỉ làm cho chúng ta dễ nói những chuyện đụng chạm đến người khác, mà nó còn khiến cho con người
chúng ta trở nên bao đồng, không tôn trọng người khác và rất rất xấu tính. Nó gây ra rất nhiều hệ luỵ,
chẳng hạn như tính nhiều chuyện sẽ khiến chúng ta nói chuyện bất chấp mọi nơi, mọi việc, từ đó dẫn
đến thiếu tính kỉ luật, gây mất sự tập trung và khiến người khác khó chịu với những lời mình nói ra.
Càng nói nhiều, bản thân càng bị ràng buộc. Thế nên, tôi đã nhận ra được việc nên giới hạn bản thân
bằng những lời nói, càng nói ít sẽ càng giữ được nhiều giá trị cho bản thân mình hơn.

Em biết ơn lắm kỉ niệm ấy của mình. Nhờ đó mà em đã nhận thức được lỗi lầm của bản thân,
biết cách khắc phục và đưa chính mình trở thành một phiên bản tốt hơn như hiện tại. “Phải chăng rồi
đây thời gian sẽ xoá nhoà đi những kỉ niệm đáng nhớ ấy?” Theo em là không. Bởi vì đối với em, kỉ
niệm ấy chính là một bài học quý giá trong cuộc đời học sinh, khiến em mãi mãi khắc ghi, in sâu vào
tim như một kí ức đáng trân trọng đóng góp cho sự phát triển ở hiện tại và tương lai của bản thân mình.

You might also like