Lý tưởng sống (NLVH)

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Phân tích một tác phẩm với ý nghĩa rút ra từ hình ảnh -> Lí tưởng hướng con người

tới ánh sáng.


DÀN Ý
I/ Mở bài
II/ Thân bài:
1. Giải thích:
- “Lí tưởng”: Triết lí sống, lối sống mà bản thân theo đuổi và sẽ trở thành. Lí tưởng còn
là mục đích sống, giúp cho con người nhận thức được giá trị của mình.
- “Hướng con người tới ánh sáng”: Lý tưởng sống giúp chúng ta tìm ra được hướng đi
đúng đắn trong cuộc sống, biết được sứ mạng của cuộc đời mình, hiểu được giá trị của
con người, xã hội.
 Để trở nên tốt đẹp, nhận thức được lí tưởng sống đúng đắn là việc làm thiết yếu của
mỗi con người, và văn chương đảm nhận vai trò giúp chúng ta thức tỉnh được điều đó.
Từ hình ảnh trên, giá trị của văn chương càng được nổi bật hơn với chức năng nhận
thức và giáo dục chúng ta hướng tới lí tưởng sống tốt đẹp.
2. Bàn luận:
- Vì sao lí tưởng lại hướng con người tới ánh sáng?
 Lí tưởng đóng vai trò giúp con người thấy được hướng đi và biết được mình nên đi tới
đâu, trở thành người như thế nào trong cuộc đời. Lí tưởng đúng đắn sẽ luôn hướng con
người tới những điều đúng đắn. Vì vậy, lí tưởng sẽ trở thành ngọn đường soi sáng nếu
chúng ta tìm ra được triết lí sống, mục đích sống tốt đẹp.
- Vì sao trong văn chương, lí tưởng hướng con người tới ánh sáng lại được thể hiện
một cách rõ ràng?
+ Dựa vào đặc trưng văn học: Văn chương là một khoa học phản ánh lại hiện thực đời sống
xã hội – con người, lấy con người làm trung tâm và tái hiện họ bằng những hình tượng
khách quan, lấy chất liệu từ ngôn từ để độc giả nhìn nhận khái quát hơn về cuộc sống, về
đạo lí sống đúng đắn.
+ Nhìn từ góc độ nhà văn: Nhà văn chính là người khai sinh ra các tác phẩm văn học. Vì
vậy, để tác động tới con người về mặt nhận thức, bản thân nhà văn phải hiểu rõ đời sống con
người, có kiến thức, kinh nghiệm về đạo lí sống, triết lí sống, từ đó hướng độc giả theo
những lí tưởng sống đúng đắn được thể hiện trong tác phẩm nghệ thuật.
+ Nhìn từ chức năng văn học: Văn chương có trách nhiệm dẫn dắt con người hướng về phía
ánh sáng, thoát khỏi mơ hồ về cách sống, lối sống. Nó xây dựng nên nhiều cuộc đời, nhiều
con người với những cách hành xử và lí tưởng khác nhau, giúp độc giả nhìn nhận rõ hơn và
nhận thức được những triết lí đúng đắn, mục đích sống tốt đẹp. Văn chương có khả năng
truyền tải thông điệp và tác động thông điệp ấy đến bạn đọc một cách tự nhiên, bởi thế mà lí
tưởng sống hướng con người tới ánh sáng lại được thể hiện một cách rõ ràng trong tác phẩm
nghệ thuật như vậy.
3. Chứng minh:
- Tác phẩm “Mùa xuân nho nhỏ” – Thanh Hải:
+ Lí tưởng sống tốt đẹp được tái hiện trong bài thơ (nổi bật ở khổ 4):
“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.”
 Lí tưởng muốn cống hiến những điều có ích cho cuộc sống, dù chỉ là nhỏ bé nhưng
vẫn có sức ảnh hưởng lớn. Điệp ngữ “ta làm” thể hiện khát vọng sâu sắc của tác giả
khi muốn hoá thân thành “con chim hót, một cành hoa”. Khi “nhập vào hoà ca”, thay
vì muốn trở thành những nốt thăng, nổi bật trong bản nhạc thì nhà thơ lại chọn trở
thành “một nốt trầm”, tuy âm thầm nhưng có vai trò cống hiến sâu sắc.
+ Nhà thơ khẳng định quan điểm của mình về việc cống hiến cho cuộc đời (nổi bật ở khổ 5):
“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.”
 “Một mùa xuân nho nhỏ” ẩn dụ cho sự khiêm nhường khi làm những việc có giá trị,
hữu ích. Cống hiến nhưng “lặng lẽ”, “dâng” một cách trân trọng, làm việc vì lợi ích
cộng đồng. Điệp ngữ “dù là” nhấn mạnh ở bất cứ hoàn cảnh, lứa tuổi nào vẫn có thể
làm những việc có ích cho đời sống con người, xã hội. Nhà thơ Thanh Hải đã bộc lộ
được lí tưởng sống tốt đẹp qua bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, đồng thời truyền cảm
hứng đến độc giả và trao đi tinh thần mong muốn cống hiến, góp một “mùa xuân nho
nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.
4. Mở rộng:
- Đánh giá (Phản biện):
+ Văn chương có thật sự đều đem đến lí tưởng sống đúng đắn, hướng con người
tới ánh sáng không? Vì sao?
 “Văn chương có loại đáng thờ và không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chuyên
chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người.” (Nguyễn Văn
Siêu). Hiện thực xã hội có rất nhiều tác phẩm chỉ muốn trốn tránh thực tại hoặc than
vãn trước thực tại, quá đề cao tâm sự cá nhân mà né tránh các vấn đề mâu thuẫn chung
của xã hội. Những tác phẩm ấy sẽ không đem đến giá trị nhận thức cho con người,
cũng như không thể thức tỉnh và đưa con người về phía ánh sáng của hiện thực.
+ Dù vậy, vì sao văn chương vẫn được con người coi trọng và cho rằng nó mang
lí tưởng hướng con người tới ánh sáng?
 Loại văn chương chỉ chuyên chú ở văn chương chiếm số ít trong nền văn học Việt
Nam ta, chủ yếu, người nghệ sĩ vẫn luôn đề cao cái tâm đối với xã hội, con người, đời
sống, sau đó mới tới cái tài. Các nhà văn, nhà thơ cất tiếng nói cho hiện thực, từ đó
kiến tạo nên thế giới riêng cho các sáng tác của mình hòng truyền tải thông điệp về
đời sống, trao đi lí tưởng đúng đắn cho con người.
- Liên hệ:
+ Liên hệ với thực trạng văn học trong xã hội hiện đại.
+ Bài học cho người sáng tác và tiếp nhận.
III/ Kết bài

You might also like