Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Phân tích nhân vật Kiều trong đoạn trích “Chị em Thuý Kiều” - Nguyễn Dữ

BÀI LÀM
I/ Mở bài
II/ Thân bài:
1. Kiều có sắc đẹp hơn người:
- Tả về Thuý Vân, Nguyễn Du dùng cách tả gợi vẻ thanh cao, duyên dáng:
+ “Mai cốt cách”, lại “tuyết tinh thần”, nổi bật sự trong trắng của người thiếu nữ.
+ “Trang trọng” gợi vẻ cao sang, quý phái.
+ Với bút pháp nghệ thuật ước lệ, Vân được so sánh với “trăng”, “hoa”, “mây”, “tuyết”,
“ngọc” - những vẻ đẹp của thiên nhiên đến mức diễm lệ, toàn vẹn từ khuôn mặt, nét mày, làn
da, mái tóc đến nụ cười, giọng nói, phong thái…
- Nguyễn Du mượn lời tả vẻ đẹp của Thuý Vân để làm đòn bẩy, đưa nhan sắc của Kiều lên một
tầm mới. Vân đã đẹp, Kiều càng đẹp hơn, “càng sắc sảo mặn mà”.
+ Tác giả tập trung gợi tả vẻ đẹp đôi mắt: “Làn thu thuỷ, nét xuân sơn”, hình ảnh mang
tính ước lệ, đồng thời là hình ảnh ẩn dụ gợi một đôi mắt đẹp, trong sáng, long lanh linh hoạt
như làn nước mùa thu, đôi lông mày thanh tú như nét xuân xanh. “Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn”,
bởi thế mà Nguyễn Du đặc tả đôi mắt tượng trưng cho vẻ tinh anh của tâm hồn, trí tuệ trong
nàng Kiều.
+ Vẻ đẹp ấy kinh diễm đến mức làm cho hoa phải ghen, liễu phải hờn. Phải chăng đó là
vẻ đẹp có chiều sâu, sức quyến rũ, cuốn hút đến mức làm cho những vẻ đẹp động lòng nhất của
thiên nhiên cũng phải đố kị?
2. Kiều càng nổi bật hơn về tài năng:
- “Sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai”.
- “Thông minh vốn sẵn tính trời”. Tài hoa của Kiều đạt đến mức lý tưởng theo quan niệm thẫm
mĩ phong kiến, cầm, kỳ, thi, hoạ, “Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm”.
- Tài đàn là sở trường của nàng, đến mức trở thành một nghề riêng “ăn đứt hồ cầm một trương”.
Nàng còn sáng tác nhạc, cung đàn “Bạc mệnh” là tiếng lòng của nàng, vang trong trái tim đa
sầu đa cảm nhưng cũng đem lại số phận bạc bẽo cho cuộc đời của nàng.
=> Vẻ đẹp của nàng có cả sắc lẫn tài, nhưng giá trị cao quý nhất của nàng Kiều nằm ở tài
nghệ đặc biệt của nàng, đem lại hình tượng về một thiếu nữ có trái tim cao cả, nhạy cảm, trí tuệ
hơn người, điển hình cho vẻ đẹp của phụ nữ phong kiến thời xưa.
III/ Kết bài
Phân tích nhân vật Kiều trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” - Nguyễn Du
BÀI LÀM
I/ Mở bài
II/ Thân bài:
1. Hoàn cảnh và tâm trạng của Kiều ở 6 câu thơ đầu:
- Kiều bị giam lỏng: “Lầu Ngưng Bích” – “khoá xuân”.
- Nàng trơ trọi giữa không gian mênh mông, hoang vắng:
+ “Bốn bề bát ngát xa trông”
+ “Non xa”, “trăng gần”: Hình ảnh lầu Ngưng Bích đơn độc, chơi vơi giữa mênh mông
trời nước.
+ Cảnh tả thực, mang tính ước lệ “Cát vàng”, “bụi hồng”: Gợi sự mệnh mông của không
gian.
+ “Mây sớm đèn khuya”: Một vòng lặp, tuần hoàn giữa ngày và đêm, không có lối thoát.
2. Tâm trạng nhớ thương Kim Trọng và thương cha mẹ của Kiều:
- Kiều nhớ Kim Trọng: “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng/ Tin sương luống những rày trông
mai chờ.”  Kiều đã bán mình vì cứu cha mẹ nên nàng coi như cũng đã trả được một phần nợ
ơn tình. Nhưng còn đối với Kim Trọng, lời thề hẹn dưới ánh trăng đêm ấy đã rơi vào dĩ vãng,
dường như chẳng thể thực hiện được nữa nên nàng bồi hồi nhớ về cố nhân, vừa thương xót cho
chàng vì lỡ hẹn, vừa thương xót cho mình đã trở thành người bội ước trong tình cảnh đầy khổ
sở, “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”.
- Kiều nhớ thương cha mẹ: “Xót người tựa cửa hôm mai/ Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ.”
Nàng tiếc nuối vì không thể ở bên cạnh phụng dưỡng cha mẹ. Từ ngày nàng đi, liệu cha mẹ có
nhớ nhung, có xót thương cho nàng rồi ngồi đợi ở ngưỡng cửa chờ nàng về hay không? Nàng
lại băn khoăn đến cảnh quê hương, liệu nó đã đổi thay bao nhiêu, liệu “Gốc tử đã vừa người
ôm”….
=> Nàng quên đi bản thân, thương xót cho chàng vì mình bội nghĩa, lại thương cho cha mẹ vì
mình đã chưa làm tròn đạo hiếu. Nàng đau đớn, dằn vặt lương tâm vì người thân. Sâu thẳm
trong trái tim nàng, tình yêu thương, giàu đức hi sinh cứ đong đầy, chất chứa, mang nỗi niềm
của người thuỷ chung, son sắt, người con hiếu thảo, có tấm lòng cao cả, đáng quý.
III/ Kết bài

You might also like