VAI TRÒ CỦA VIỆC TỰ HỌC

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

VAI TRÒ CỦA VIỆC TỰ HỌC

Theo thống kê trên Tạp chí Giáo dục Việt Nam, hơn 50% sinh viên được khảo sát
không thật sự tin vào khả năng học của mình, hơn 40% cho rằng mình không có năng lực tự
học và gần 55% sinh viên không hứng thú việc học. Nhiều người cho rằng nền Giáo dục Việt
Nam chưa bao giờ xuống cấp như thế này trong lịch sử, đó cũng là lí do mà xã hội ta đang
dần nhìn nhận rõ hơn về vai trò của việc tự học đối với học sinh, sinh viên thời nay.
Thế nào là tự học? Tự học là việc tự tìm tòi, tìm hiểu những kiến thức mới và ôn tập
mà không ai bắt buộc. Ở bất kì bộ môn nào, lĩnh vực nào, kiến thức cũng liên tục thay đổi
theo những kết quả nghiên cứu mới, đáp ứng yêu cầu do cuộc sống đặt ra. Nếu chúng ta chỉ
tiếp nhận tri thức theo một khung nhất định mà không tự thay đổi chính mình thì khó có thể
tiến bộ hơn được.
Tự học giúp ta bổ khuyết nền giáo dục ở trường, bắt kịp những kiến thức phong phú,
mới mẻ, đáp ứng được nhu cầu của thời đại. Việc tiếp nhận và bồi bổ kiến thức giúp chúng
ta tránh khỏi lối tư duy lạc hậu, cũ mòn. Khi ta lướt tìm, xem và theo dõi các video, tin tứ sự
kiện mới về các kiến thức trong đời sống cũng là một cách tự học, vừa thoải mái lại vừa có
ích. Trung bình học sinh thời nay được phổ cập nhiều kiến thức mới lạ và sáng tạo phần lớn
đều thông qua internet và mạng xã hội. Những kiến thức ấy dù không nhiều như bài giảng
trên lớp nhưng chúng lại tăng sức phong phú và gợi sự tò mò, cảm giác thích thú tìm tòi cho
học sinh, sinh viên. Có nhiều kiểu tự học, nhưng hình thức tự học quan trọng nhất vẫn là đọc
sách. Nhìn chung, việc đọc sách thật sự có hiệu quả nếu chúng ta chịu rèn luyện các kĩ năng,
thói quen tốt để đem lại kết quả tốt nhất. Đồng thời, chúng ta cũng cần phải biết quan sát,
tìm hiểu thực tế đời sống ở lĩnh vực mà mình nghiên cứu.
Ở Việt Nam ta, hình ảnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là tấm gương sáng về việc tự
học. Bác đã học không ngừng nghỉ với tinh thần ham học hỏi để về giúp dân, giúp nước
thoát khỏi gian khổ. Tinh thần ấy của Bác đã đem đến thành công không thể nào tự hào hơn
cho nhân dân Việt Nam, giải thoát Việt Nam khỏi chiến tranh tàn phá, đưa tên của Bác trở
nên tiêu biểu và thành tượng đài của đất nước. Hay rộng hơn, vươn ra thế giới, nhà bác học
Ê – đi – xơn đã khiến cho toàn cầu ngưỡng mộ và khâm phục bởi tinh thần tự học, cống hiến
vĩ đại của mình. Từ thuở nhỏ, ông đã thôi học. Nhưng đồng hành cùng đam mê tìm tòi,
khám phá không ngừng của mình mà trải qua rất nhiều năm đã trở thành một vĩ nhân tiêu
biểu với những đóng góp rất đỗi to lớn cho nhân loại. Qua những nhân vật trên, chúng ta
không thể không thừa nhận những thành công cực kỳ giá trị mà việc tự học mang lại cho con
người.
Nếu chúng ta xem thường việc tự học, nghĩ rằng nó không quan trọng thì chúng ta rất
dễ gặp phải trắc trở trên con đường học tập của mình. Nhưng, sẽ ra sao nếu chúng ta “tự
học” trên tinh thần “bắt buộc”? Tự học trên tinh thần bắt buộc nghĩa là khi ta tự cố gắng ép
mình phải ngồi vào bàn học rồi tìm tòi những bài học nào đó trên mạng dù ta không chắc là
đang tìm đúng hay sai. Việc gượng ép bản thân làm những công việc yêu cầu niềm ham
muốn học hỏi, sáng tạo và kiên trì ấy là không nên, hay thậm chí là không thể. Chúng ta luôn
mong muốn mình sẽ học tốt hơn, giỏi giang hơn, nhưng lại không tìm ra cho mình một
phương pháp thật sự đúng đắn mà chỉ lao đầu vào học rồi học. Đấy là chúng ta đang lãng phí
thời gian và công sức của bản thân. Vì thế, cần nên tự xác định được phương hướng đúng
đắn rồi mới tìm ra con đường tự học phù hợp nhất để không còn cảm thấy gượng ép, “bắt
buộc” nữa.
Tự học chính là một cách để giúp chúng ra cải thiện được rất nhiều kĩ năng, về kiến
thức hay về sự kiên trì, nhẫn nại của chính mình. Tự học còn đem lại sự hào hứng, dễ hiểu
cho những bài học, gợi cảm giác tò mò hay thích thú, ôn luyện được kĩ càng hơn. Xã hội rất
cần những tư duy đổi mới, phong phú để cùng nhau góp ích xây dựng cuộc sống. Do đó,
chúng ta cần trau dồi thêm kĩ năng tự học, khả năng tìm tòi, học hỏi không ngừng và hăng
say, tự bổ khuyết và phát huy kiến thức của mình. Hãy tạo lập thói quen đọc sách, xem
những tin tức hoặc video xoay quanh vấn đề được học, tập áp dụng ra ngoài đời sống để tự
rút ra nhiều kinh nghiệm có ích cho bản thân.
Noi theo gương sáng của Bác, tự học và học tập suốt đời là luận điểm quan trọng
trong tư tưởng Bác Hồ về giáo dục. Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, tự học có vai trò đặc biệt
quan trọng, là một trong những nhân tố quyết định tạo nên trí tuệ. “Học, học nữa, học mãi” –
Lenin. Vì vậy, trên hành trình bước đến thành công của mình, hay của toàn xã hội, mỗi
chúng ta đều cần khắc phục và phát huy khả năng tự học của chính mình, nhìn nhận rõ tầm
quan trọng của việc tự học đối với bản thân học sinh, sinh viên thời nay.

You might also like