Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

VIỆT BẮC (8 CÂU THƠ ĐẦU - MÌNH ĐI CÓ NHỚ…SUỐI XA)

Dạo bước trên từng trang văn, va chạm với từng hồn thơ. Ta nhận ra rằng có những lời
thơ tựa như đang “hát”, “hát” về cái gì đó rực cháy, chói lòa và khó tìm. Quả thật, sự
hào nhoáng hay ma mị trong văn chương, luôn là chất kích thích, mê hoặc từng thớ
bạn đọc, và rồi khiến họ chìm đắm, say mê và khát khao vô cùng. Nhưng tự hỏi, điều
gì sẽ thật sự ở lại trong tâm hồn mỗi người, khi đời là chuyện của vạn năm, tốn hết cọ
vẽ, sáp màu, có chắc sẽ họa nên nổi. Và rồi đến lúc thứ ánh sáng của chân lí soi rọi thì
đến cả những cây bút xuất sắc nhất cũng sẽ phải ngồi lại và thôi “hát” đi, khi đó họ bắt
đầu “tập nói”, nói về những điều bình dị, thường nhật của nhân dân, của đất nước, để
“nói hết được đời”, rồi sau đó mới cất lên những khúc sử thi hào hùng hay thế sự
tương lai. Với quan niệm “văn học không phải chỉ là chuyện văn chương mà thực chất
là chuyện đời”, Tố Hữu đã như một “người kể chuyện đời” điêu luyện, nhà thơ quốc kì
ấy đã mượn từng dòng thơ để khắc chạm nên những điều bình dị trong xúc cảm nội
tâm hay hoạt cảnh của hiện thực, những gì nhà thơ viết tuy giản đơn nhưng không tùy
tiện, dung dị mà cũng hết mực chân thành. Đoạn trích “Việt Bắc” cũng được xem như
một bản tuyên ngôn nghệ thuật xuất sắc của ông trên văn đàn Việt Nam. Và nổi bật
trong thi phẩm chính là lời hỏi đáp của người ở lại và người ra đi nhằm khơi gợi
những kỉ niệm ân tình giữa nhân dân Việt Bắc và cán bộ về xuôi trong suốt mười lăm
năm gắn bó keo sơn những câu thơ chan chứa tình cảm của tác giả đối với con người
và thiên nhiên nơi đây, song song đó ta cũng thấy được chất riêng trong cách miêu tả
về vẻ đẹp thiên nhiên và con người Việt Nam trong thơ Tố Hữu.

“Mình về mình có nhớ ta


Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

Tiếng ai tha thiết bên cồn


Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”

“Giống như những ngôi sao trên trời, ngôi sao lớn nhất không sáng thay cho những
ngôi sao khác, mỗi chúng đều có ánh sáng riêng” (Nguyễn Ngọc Tư), ánh sáng ấy
tựa như len lỏi trong từng mạch máu của thi nhân, rung chạm mãnh liệt để dẫn lối
cho những chữ thoát ra, tạo nên những thiên tuyệt bút đầy giá trị. “Việt Bắc” được in
trong tập thơ cùng tên và được ra đời nhân một sự kiện lịch sử trọng đại của dân
tộc, đó chính là những ngày sau chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn
động địa cầu”, vào tháng 10 năm 1954 sau những chuỗi ngày gắn bó, hỗ trợ và chiến
đấu cùng nhau, cán bộ chiến sĩ phải từ biệt căn cứ Việt Bắc để trở về Hà Nội. Và thế
là những nỗi niềm kín sâu cũng từ đấy mà được khơi nguồn, những câu hỏi liên tục
được đặt ra: Liệu những người chiến thắng sẽ giữ được tấm lòng thủy chung với
đồng bào Việt Bắc và quê hương cách mạng hay không, liệu họ sẽ còn nhớ những
tháng ngày gian khổ hào hùng, sâu nặng nghĩa tình với nhau hay không? Những băn
khoăn, trăn trở ấy tựa như chất xúc tác mãnh liệt cho ngòi bút thi nhân, như Tố Hữu
cũng đã từng nói: “Thơ chỉ bật ra trong tim ta khi cuộc sống đã thật tràn đầy”, khi
những cảm xúc mãnh liệt đè nặng trái tim không thể thốt nên bằng lời, thì chỉ có
những dòng thơ chân tình mới có thể thay thế để tỏ bày mà thôi. Bài thơ “Việt Bắc”
gồm có hai phần, phần đầu tái hiện những kỉ niệm cách mạng và kháng chiến, phần
sau gợi viễn cảnh tươi sáng của đất nước và ca ngợi công ơn của Đảng, Bác Hồ đối
với dân tộc. Đoạn trích trong sách giáo khoa là phần đầu của bài thơ. Đoạn trích trên
nằm ở phần giữa của toàn bộ tác phẩm, đã gợi ra một viễn cảnh chia tay giữa người
dân và người lính vô cùng bịn rịn và đầy tiếc thương, thể hiện một tình cảm gắn bó
bền chặt.

Bằng một cách nào đó, Việt Bắc dựng lên một hoàn cảnh đặc biệt để tạo tiền đề cho
nguồn cảm xúc trữ tình dạt giả tha thiết ấy tuôn trào, thả trôi xúc cảm cuốn theo
cuộc chia tay đầy lưu luyến của kẻ ở lại với người đi, của miền đất Việt Bắc với cán bộ
về xuôi:

Mình đi mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn

Thật tài tình khéo léo khi tác giả vận dụng tốt lối hát giao duyên đối đáp nam nữ dân
ca không chỉ đề cao giá trị loại hình nghệ thuật văn hóa xa xưa của dân tộc - ca dao
dân ca, mà bên cạnh đó việc sử dụng lối đá áp quen thuộc ấy không đơn thuần là
hỏi – đáp, nó còn là hô súng đồng vọng, là sự độc thoại của tâm trạng, đó là cách
“phân thân” rồi lạ rồi lại “hoá thân” vào cốt lõi của từng câu thơ nhằm tạo cho người
đọc rõ nét hơn về hình ảnh cũng như bộc lộ hết thảy tâm trạng cảm xúc của mạch
thơ. Vang lên trong câu thơ đầu dường như là lời tâm tình của những người ở lại
bằng câu hỏi tu từ còn đang bỏ ngỏ, đọng lại đó một thoáng thiết tha của nỗi nhớ,
một thoáng của lời hỏi ân tình phảng phất còn vương. Không những lời đối đáp
cùng với thể thơ lục bát quen thuộc mà ngay cả cách xưng hô chỉ có ở ca dao Việt
Nam cũng được tác giả vận dụng và đưa vào một cách triệt để bằng cụm từ “mình –
ta” bất ngờ và khâm phục khi chỉ với cụm từ đặc biệt “mình - ta” này tác giả đã cho
người đọc một cảm giác lâng lâng với sự thân thương gắn bó bền chặt, về một tình
cảm sâu nặng bởi những lần gắn bó cùng nhau, chia ngọt sẻ bùi khăng khít như biết
nhau tự bao giờ. Những cung bậc cảm xúc ấy vẫn nguyên vẹn trong câu ca dao xưa,
vẫn bền chặt không đổi thay về một mối liên kết “mình – ta” khó tách rời:

Ở đây sơn thủy hữu tình

Có thuyền có bến có mình có ta

Ở đây sơn thủy bao la

Có thuyền có bến có ta có mình

Như thế đấy, “mình – ta” như là luộc khăng khăng từ thuở sơ khai khi con người
nhận thức và ý thức được sự gắn kết giữa con người với nhau cho đến ngày nay. Và
phải chăng “mình – ta” có thể tự nhiên mà thốt ra được, bởi nó không chỉ dựa vào
yếu tố về mặt tư tưởng tình cảm do con người hay gắn bó cùng nhau mà còn là
khoảng thời gian ta bên nhau, từ đó hình thành những kỷ niệm tạo nên mối dây liên
kết giữa người với người. “Mười lăm năm ấy” - một khoảng thời gian không quá dài
cũng chẳng quá ngắn tính từ thời kháng Nhật đến khi những người kháng chiến trở
về Thủ đô (10-1954) nhưng nó lại là một con số gắn mốc thời gian để kỷ niệm. “Mười
lăm năm” - một khoảng thời gian gồm ngập tràn ký ức và hoài niệm khoảng thời
gian chất chứa đầy khó khăn gian khổ nhưng cũng vô cùng ấm áp chan hòa… Câu
thơ đầu tiên kết thúc với từ “ta” cùng âm mở “a” như kéo dạ kéo dài, ngân vang vào
cõi nhớ vô tận để rồi vọng lại sau đó “mười lăm năm” ấy như một lời nhắc nhở rằng
tất cả đã trôi qua và dần trở thành hoài niệm, là ký ức để “mình” và “ta” cùng hồi nhớ
lại khoảng thời gian ấy đầy “thiết tha” và “mặn nồng”. Láy từ “thiết tha” đặt ở giữa
câu kết hợp với cụm từ “mặn nồng” đã gợi nhớ lại kỷ niệm nơi chiến khu Việt Bắc
hùng vĩ tráng lệ với bao niềm vui khó khăn gian khổ… Tài tình thay khi tác giả sử
dụng cụm từ chỉ tình yêu để nhấn mạnh tình cảm thiêng liêng – “mặn nồng”, qua đó
nâng tầm cung bậc lớn lao sâu sắc của một tình cảm giữa người chiến sĩ Việt Bắc và
nhân dân nơi đây. Khép lại câu hỏi về khoảng thời gian “mười lăm năm” ấy gợi ra
biết bao kỷ niệm, biết bao tình yêu giữa người với người thì 2 câu tiếp theo lại mở ra
một khoảng nhớ của không gian bao trùm nơi chiến khu Việt Bắc:

“Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn”

Một lần nữa câu hỏi tu từ gợi về một hoài niệm lại vang lên, nhưng lần này nó thiết
tha hơn, mãnh liệt hơn về cung bậc cảm xúc của người ở lại nó dâng trào cuồn cuộn
hoặc len lói như mạch sóng ngầm ở đại dương, đi sâu vào nỗi nhớ, len vào giữa vi
mạch cảm xúc để rồi gợi nhớ, nhắc nhở về một ký ức đẹp đẽ, sống mãi trường tồn
như Jean de Bouffless đã từng cho rằng: “Niềm vui là hoa nở, ký ức là nước hoa tồn
tại lâu dài”. Những nỗi nhớ không chỉ ôm lấy kỷ niệm mà còn phủ khắp lên thiên
nhiên nơi gọi là “Thủ đô kháng chiến”. Từ “mình” được lặp lại hai lần ở câu thơ đầu
và bây giờ ta gặp lại từ “mình – mình” ở câu thơ này tạo nên phép điệp cho cả đoạn
thơ lồng ghép vào đó là sự tinh tế, không bị khô cằn nhàm chán. Đó như một sợi dây
liên kết xâu chuỗi hoạt loạt cảm xúc của lúc bấy giờ bởi chiến tranh luôn gắn liền với
lửa đạn, bom rơi mất mát chia phối và từ đó những xao xuyến nhớ thương tiếc nuối
và những kỷ niệm ân tình cũng có với nhau… hình thành và túc trực trong lòng người
ở lại. Hai câu thơ đan cài nhau tạo nên nỗi nhớ da diết bịn rịn, không nỡ chia xa. Việc
sử dụng điệp cấu trúc “nhìn – nhớ” tròng cùng một câu thơ tạo nên nhịp điệu cũng
như tính liên kết trong câu. Những hình ảnh của thiên nhiên lần lượt hiện ra trong
câu thơ, nào là “cây – núi, sông – suối”, nó xen kẽ hỗ trợ nhau tạo nên một dáng thô
của thiên nhiên với Việt Bắc. Đi cùng với cây là hình ảnh “sông”- đôi hình ảnh tượng
trưng cho cuộc sống của người ra đi khi trở lại về đồng bằng (Hà Nội), còn đôi hình
ảnh “núi nguồn” lại đại diện cho con người Việt Bắc thân thương. Hình ảnh xen kẽ
nhau, liên kết nhau bởi từ nối “nhìn – nhớ” ấy làm ta tha thiết trong lòng, nhắc nhở ta
một điều rằng dù có đi đâu về đâu thì những người cán bộ chiến sĩ ấy vẫn là anh, là
cháu, là bạn,… mà còn là một phần máu thịt của chiến khu Việt Bắc của con người
nơi đây. “Mười lăm năm” đủ để con người ta khi chỉ cần nhìn một hình ảnh từ trong
đầu sẽ ùa về ký ức một cách rõ nét như một thước phim. Bởi thế khi cán bộ nhìn thấy
“cây” sẽ nhớ đến núi rừng nơi chiến khu Việt Bắc; nhìn “sông” lại nhớ đến “nguồn” -
nơi chúng ta bên nhau và xem nhau như chung cội nguồn dân tộc. Qua đó nhắc nhở
con người chúng ta về đạo lý ông bà ta từng dạy: “Uống nước nhớ nguồn”, dù là ai
đi chăng nữa cũng đừng mất đi cái gốc rễ, nơi chúng ta cùng chung sống trải qua,
nơi chôn nhau cắt rốn gắn bó lâu dài. Gói trọn bốn câu thơ đầu là lời hỏi của người
Việt Bắc đến cán bộ có nhớ Việt Bắc không? Hỏi mà là lời nhắn gửi, nhắc nhở - nhắn
gửi của người đừng quên Việt Bắc, đừng quên quê hương cách mạng, nơi cội nguồn
cách mạng và hơn hết là đừng quên đi chính mình. Mạch cảm xúc này cũng được ta
khai thác trong tác phẩm “Ánh Trăng” của Nguyễn Duy nhắc nhở về cội nguồn, ghi
lòng tạc dạ về tình nghĩa sâu nặng; đừng có những cái mới mà xóa đi hoài niệm:

“Từ hồi về thành phố

Quen ánh điện cửa gương

Vắng người đi qua ngõ

Như người dưng qua đường”

Lắng đọng trong nỗi nhớ tha thiết mà tác giả xây dựng trong đoạn thơ đầu về
khoảng thời gian những cán bộ và nhân dân cùng nhau chia sẻ niềm vui nỗi buồn
cùng vượt qua khó khăn gian khổ… nhắn ngủ về cội nguồn chảy tụ tuôn trong máu.
Tạm gác những nỗi nhớ hoài niệm ấy, tác giả chắp bút viết tiếp lời nói của người cán
bộ về xuôi trong cảnh tiễn đưa bâng khuâng cũng cùng nỗi lưu luyến nhớ nhung của
người đi kẻ ở trong những câu thơ tiếp theo:

“Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”

Tiếp đáp lại lời của người dân ở nơi Việt Bắc xa xôi ấy, cán bộ cất tiếng thiết tha hồi
đáp lại nói nhớ cũng như câu hỏi còn bỏ ngỏ của nhân dân. Khác với cụm từ phiếm
chỉ “mình – ta” ở khổ thơ đầu, tác giả sử dụng từ “ai” làm từ phiếm chỉ để người Việt
Bắc. “Ai” cũng được hiểu là tiếng lòng của người ra đi hoặc tiếng lòng của nhân dân
Việt Bắc trong cụm từ “tiếng ai”. Ta nói Tố Hữu thật biết trân quý giá trị truyền thống
đất Việt khi liên tục sử dụng các từ gắn liền với các câu ca dao hay điệu hò ngày xưa:

“Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ

Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai”

“Ai” gợi ra biết bao cảm xúc ai nghĩa rằng không biết ai đang tha thiết, gợi về bao
nhiêu là bịn rịn, xót xa để rồi người ra đi cứ bâng khuâng trong dạ trong lòng man
mác “bồn chồn bước đi”. Không phải “tha thiết” thuở ban đầu mà nay lại hòa thành
“tha thiết” của “tiếng ai” nghe sao dằn vặt trong lòng một nỗi “bâng khuâng - bồn
chồn”. Thật tài tình khi tác giả lồng ghép hai cụm từ láy “bâng khuâng - bồn chồn”
trong cùng một câu thơ nhằm miêu tả tường tận con sóng cảm xúc đang cuồn cuộn,
dâng lên trong lòng người ra đi. Bịn rịn, lưu luyến là cụm từ ta có thể diễn tả bầu
không khí lúc bấy giờ. Chỉ một thơ mà đã khắc họa rõ sự đối lập trong tình cảm và
hiện thực của người cán bộ cách mạng lúc bấy giờ, “trong dạ” thì chẳng muốn
nhưng phải “bước đi”, ta nói một cuộc giằng xé nội tâm của người cán bộ, của hoàn
cảnh chia ly đang diễn ra sôi sục không tắt. Và trong khoảnh khắc “buổi phân ly”
hình ảnh “áo chàm” hiện lên mộc mạc và thân thương quá! “Áo chàm” là một trang
phục truyền thống của dân tộc Tày, Nùng, Thái và nhiều dân tộc khác trên vùng cao.
Chàm chính là tên loại thực vật dùng nhuộm màu chàm rất đặc trưng cho loại áo
này. Hình ảnh nhân dân được hoán dụ trong chiếc “áo chàm” đã nói lên tiếng lòng
của người dân ở lại. Được ngắt nhịp 3/3, câu thơ như đi vào lòng người gọi những
khoảng lặng lắng đọng cảm xúc, tình yêu. Đó là khoảnh khắc người dân Việt Bắc chia
xa các cán bộ cách mạng, khoảnh khắc thiêng liêng có chút bịn rịn không nỡ rời xa.
Có lẽ lúc ấy là lúc tim ta, cảm xúc ta bỗng chìm xuống ngưng đọng và nhịp không
thốt nên lời hay có thể đang buông tiếng nấc nghẹn trong thâm tâm nghẹn ngào tha
thiết. Trong giây phút chia tay ấy tiếng lòng thủy chung của nhân dân miền bắc vang
lên, mãi khẳng định dù như thế nào đi chăng nữa nhân dân mảnh đất Việt Bắc này sẽ
vẫn luôn hướng về cách mạng. Chia tay luôn là cách mang chút cảm giác đau xót xa,
lưu luyến, khó tả; chính vì thế chẳng ai muốn chia tay. Tác giả cũng vậy, ông đã thay
chia tay thành phân ly nhằm giảm bớt những cung bậc sầu ly biệt và từ đó gợi ra
nhiều cung bậc cho những câu thơ tiếp theo. Nếu như chia tay mà có thể nói ra câu
chia ly, chia tay mà có thể tiễn biệt nhau thì đó chưa gọi là cuộc chia tay quá bịn rịn,
u buồn mà chính cuộc chia tay khiến người ta say day dứt nhất là khi đứng trước mặt
nhau mà cầm tay nhau nhưng chẳng biết nói gì bởi chặng đường. “Mười lăm năm”
để kỷ niệm, “mười lăm năm” chất chứa yêu thương… Khoảng lặng của phút cuối
cùng ta gọi tên cho dấu chấm lửng ở cuối câu thể hiện một tình cảm chân thành tha
thiết của tình người, khoảnh khắc chia ly bịn rịn xót xa ấy cũng được thấy trong tác
phẩm “Cho quỳnh những ngày xa”:

“Khi cách nhau hàng vặn dặm không gian

Anh mới hiểu khoảng cách không đáng sợ”

(Lưu Quang Vũ)

Chế Lan Viên từng bày tỏ như sau khi nhắc về Tố Hữu: “Nhà thơ này sử dụng đôi mắt
tinh tường, nhà thơ khác sử dụng bộ óc kì ảo, còn Tố Hữu, anh chỉ sử dụng tình cảm
và trái tim trần”, trái tim của con người ấy đã mãi rung lên vì những xúc cảm đong
đầy, khắc chạm rõ nét vào vẻ đẹp của thiên nhiên và con người trong những sáng
tác của bản thân. Cụ thể qua đoạn trích bức tranh tứ bình nói riêng hay cả thi phẩm
“Việt Bắc” nói chung, ta sẽ bắt gặp được thiên nhiên và con người Việt Nam trong
thơ Tố Hữu, đẹp trong nỗi nhớ tha thiết của người cán bộ kháng chiến khi về xuôi.
Nhà thơ Tố Hữu đã mang đến cho ta những vần thơ đẹp về thiên nhiên nhiên và con
người Việt Bắc mà cũng là cảnh trí, con người Việt Nam. Vẻ đẹp của bộ tranh tứ bình
giúp ta cảm nhận thấm thía hơn tình yêu thiên nhiên và con người lao động của tác
giả, trong đó cảnh hòa quyện với người, người làm chủ hoàn cảnh. Cái tôi của nhà
thơ gắn với cái ta chung, thể hiện phong cách thơ trữ tình chính trị, giọng thơ ngọt
ngào tha thiết. Thể thơ lục bát được sử dụng nhuần nhuyễn, hình ảnh thơ đậm đà
tính dân tộc.

Thước phim dài tập về quãng thời gian mười lăm năm với đoạn kết là khúc trường
đoạn đầy hoài niệm, mang âm hưởng của thời đại vẫn sẽ luôn giữ được những giá trị
vẹn nguyên sâu sắc dẫu cho có bị phủ mờ bởi bụi vàng hay có thuận theo dòng chảy
đi tới bất kì khoảng không gian và thời gian nào. “Cảnh vật và tinh thần Việt Bắc đã
nhập vào hồn tôi, máu thịt tôi, Việt Bắc ở trong tôi”, “Cánh chim đầu đàn của thơ ca
Cách mạng Việt Nam” Tố Hữu đã gửi gắm biết bao niềm tin, truyền lại một phần
“tình cảm máu thịt” với thế hệ sau này qua những vần thơ, con chữ về lối sống ân
nghĩa thủy chung son sắt, lòng tự hào về dải đất hình chữ S thân yêu cùng tinh thần
yêu nước, lạc quan, cống hiến hết mình dựng Tổ quốc ngày càng vững mạnh và giàu
đẹp hơn.

You might also like