Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 28

CHƯƠNG 2

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT


I. NỘI DUNG
2.1. Nguồn gốc và khái niệm pháp luật
2.1.1 Nguồn gốc pháp luật
2.1.2 Khái niệm pháp luật
2.2. Bản chất, đặc trưng của pháp luật
2.2.1. Bản chất của pháp luật
2.2.2. Các đặc trưng cơ bản của pháp luật
2.3. Hình thức pháp luật
2.3.1. Khái niệm hình thức pháp luật
2.3.2. Các hình thức của pháp luật
2.4. Quan hệ pháp luật
2.4.1 Khái niệm quan hệ pháp luật
2.4.2 Thành phần của quan hệ pháp luật
2.5. Thực hiện pháp luật (tự nghiên cứu)
2.5.1 Khái niệm thực hiện pháp luật
2.5.2 Các hình thức thực hiện pháp luật
2.6. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý
2.6.1 Vi phạm pháp luật
2.6.2 Trách nhiệm pháp lý
Nội dung tự học số 2:
1. Các ngành luật cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam
2. Thực hiện pháp luật
II. MỤC TIÊU
Sinh viên có kiến thức và hiểu về pháp luật; hình thức pháp luật; quan hệ pháp luật;
thực hiện pháp luật; vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý.
III. NỘI DUNG DẠY – HỌC CHI TIẾT
2.1. Nguồn gốc và khái niệm pháp luật
2.1.1. Nguồn gốc của pháp luật

25
❖ Theo triết học Mac – Lê nin, nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng xã hội

mang tính lịch sử, cùng xuất hiện, cùng tồn tại, phát triển và cùng tiêu vòng khi
nhân loại tiến tới chủ nghĩa cộng sản quy phạm xã hội

❖ Trong xã hội có nhiều quan hệ xã hội, và trước khi có pháp luật thì các quan hệ

xã hội được điều chỉnh bởi các quy phạm xã hội (ví dụ: quy phạm tôn giáo, đạo
đức, quy phạm của các tổ chức xã hội,…). Khi pháp luật ra đời đã điều chỉnh
những quan hệ xã hội quan trọng, cần thiết theo ý chí của nhà nước.

❖ Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của nhà nước cũng chính là nguyên nhân làm

xuất hiện pháp luật. Đó là: sự xuất hiện tư hữu về tài sản (nguyên nhân kinh tế)
và sự phân hóa xã hội thành giai cấp, đấu tranh giai cấp (nguyên nhân xã hội).

❖ Pháp luật được hình thành bằng hai con đường:

- Do nhà nước thừa nhận các quy phạm xã hội – phong tục, tập quán biến
chúng thành pháp luật, hoặc thừa nhận tiền lệ pháp.
- Hoạt động sáng tạo pháp luật của nhà nước thông qua ban hành các văn bản
pháp luật.
2.1.2. Khái niệm pháp luật:

❖ Khái niệm: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do

Nhà nước ban hành (hoặc thừa nhận) và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của
giai cấp thống trị trong xã hội, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, tạo lập trật
tự, ổn định cho sự phát triển của xã hội.
Từ khái niệm này, chúng ta rút ra được các đặc điểm của pháp luật như sau:
- Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung. Các quy phạm chung này
đưa ra các thức xử sự cho các chủ thể trong những trường hợp, hoàn cảnh
nhất định được nhà nước ghi nhận.
Ví dụ: Pháp luật Việt Nam là hệ thống các quy tắc xử sự chung cho công
dân và người nước ngoài đang sinh sống, làm việc tại Việt Nam
- Pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội.
Xét từ nguồn gốc, dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mac – Lê nin, pháp
luật được hình thành từ quá trình nảy sinh và đấu tranh giai cấp và do giai

26
cấp thống trị ban hành hoặc thừa nhận. Vì vậy pháp luật thể hiện ý chí của
giai cấp thống trị.
Ví dụ: Ở các nước như Trung Quốc, Việt Nam,… ở thời kỳ phong kiến,
chiếu chỉ (thánh chỉ) là một trong những biểu hiện của luật pháp, nó thể
hiện được sức mạnh, ý chí của giai cấp thống trị mà đại diện là nhà vua.
- Pháp luật là công cụ để điều chỉnh các quan hệ xã hội, điều chỉnh hành vi
của con người.
Pháp luật điều chỉnh hành vi của con người khi tham gia vào các quan hệ xã
hội, thông qua các quy tắc xử sự để hướng dẫn cho các chủ thể biết cách
ứng xử trong những hoàn cảnh, tình huống xác định.
Ví dụ: Luật Giao thông đường bộ quy định: “Người điều khiển, người ngồi
trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo
hiểm có cài quai đúng quy cách”. Như vậy, khi chủ thể điều khiển xe gắn
máy tham gia giao thông thì phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng cách.

☞ Tóm lại: Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của nhà nước cũng chính là nguyên

nhân làm xuất hiện pháp luật. Pháp luật là các quy tắc xử sự mang tính bắt
buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, đảm bảo thực hiện thể
hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, nhằm điều chỉnh các quan hệ
xã hội, tạo lập trật tự, ổn định cho sự phát triển của xã hội.
2.2. Bản chất, đặc trưng của pháp luật
2.2.1. Bản chất của pháp luật

❖ Bản chất của pháp luật thể hiện ở tính giai cấp và tính xã hội.

❖ Tính giai cấp:

- Cũng giống như bản chất của nhà nước, bản chất của pháp luật thể hiện
trước hết ở tính giai cấp của nó.
- Tính giai cấp của pháp luật biểu hiện ở chỗ:

+ Pháp luật chỉ xuất hiện và tồn tại trong xã hội có giai cấp

27
+ Pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội. Bản chất

nguyên thủy của pháp luật là các ý chí của giai cấp cầm quyền được
nâng lên thành luật.

+ Pháp luật là công cụ hữu hiệu để bảo vệ địa vị và lợi ích của giai cấp

thống trị. Ý chí đó được thể hiện trong các văn bản pháp luật do nhà
nước ban hành, đồng thời nhà nước đảm bảo thực thi pháp luật.

+ Pháp luật điều hòa mâu thuẫn giữa các giai cấp trong xã hội.

+ Pháp luật là công cụ thể hiện sự thống trị của giai cấp cầm quyền.

❖ Tính xã hội:

- Bên cạnh tính giai cấp, pháp luật còn mang tính xã hội.
- Biểu hiện:

+ Tính xã hội của pháp luật xuất phát từ vai trò xã hội của nhà nước. Cụ

thể là pháp luật ngoài mục đích bảo vệ cho địa vị và lợi ích của giai
cấp thống trị thì còn sử dụng như công cụ hữu hiệu để quản lý xã hội,
thiết lập trật tự ổn định của xã hội, bảo vệ lợi ích chung của xã hội

+ Tính xã hội thể hiện ở những cách xử sự đó được số đông chấp nhận,

phù hợp với lợi ích số đông trong xã hội (bảo vệ lợi ích chung của
toàn xã hội) và cách xử sự này được nhà nước thể chế hóa thành
những quy phạm pháp luật.
Ví dụ: Trước khi có nhà nước và pháp luật, quan hệ chăm sóc, nuôi
dưỡng giữa cha mẹ, con đã xuất hiện và tồn tại. Sau khi nhà nước,
pháp luật xuất hiện, nhà nước đã ghi nhận nghĩa vụ chăm sóc, nuôi
dưỡng giữa cha mẹ con trong các văn bản quy phạm pháp luật.

+ Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội, vừa là thước đo của hành vi

con người trong xã hội, vừa là cơ sở/chuẩn mực để con người điều
chỉnh các quan hệ xã hội, cải tiến bản thân để phù hợp với sự phát
triển khách quan của đời sống xã hội.

28
+ Pháp luật phản ánh xã hội, phản ánh tinh hoa, văn hóa dân tộc. Pháp

luật phải được xây dựng trên nền tảng dân tộc, thấm nhuần tính dân
tộc. Nó phản ánh được những phong tục, tập quán, đặc điểm lịch sử,
điều kiện địa lý và trình độ văn minh, văn hóa của dân tộc. Pháp luật
cũng phải là hệ thống pháp luật mở, sẵn sàng tiếp nhận những thành
tựu của nền văn minh nhân loại, văn hóa pháp lý của nhân loại để làm
giàu cho mình.

☞ Tóm lại: Bản chất của pháp luật thể hiện ở tính giai cấp và tính xã hội. Hai

thuộc tính này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Xét theo quan điểm hệ
thống, không có pháp luật nào phản ánh duy nhất tính giai cấp; đồng thời,
cũng không có pháp luật chỉ mang tính xã hội.
Tuy nhiên mức độ của hai tính chất trên của pháp luật là khác nhau và có
nhiều thay đổi phụ thuộc theo tình hình kinh tế, xã hội, văn hoá, tư tưởng,
đường lối và những xu hướng chính trị xã hội trong từng quốc gia, ở một
thời kỳ lịch sử nhất định.
2.2.2. Các đặc trưng cơ bản của pháp luật
Các đặc trưng cơ bản của pháp luật là những đặc điểm, dấu hiệu phân biệt pháp luật
với quy tắc xử sự khác không phải là pháp luật.

❖ Tính quyền lực (tính cưỡng chế):

- Đây là đặc điểm quan trọng để phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội
khác.
- Pháp luật phản ánh ý chí của nhà nước, pháp luật có tính quyền lực do nhà
nước trao cho và được đảm bảo thực hiện bởi nhà nước.
- Pháp luật mang tính bắt buộc chung, bị cưỡng chế thực hiện bằng sức mạnh
cưỡng chế của nhà nước thông qua bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế
như nhà tù, quân đội, cảnh sát,...

❖ Tính quy phạm phổ biến:

- Pháp luật mang tính khuôn mẫu, chuẩn mực, đưa ra cách thức xử sự cho
hành vi của con người trong các trường hợp cụ thể.
- Pháp luật mang tính phổ biến:
29
+ Phạm vi không gian rộng lớn;

+ Phạm vi của pháp luật về đối tượng tác động: áp dụng với mọi chủ

thể, không có sự phân biệt. Chủ thể khi rơi vào hoàn cảnh, tình huống
pháp luật dự liệu thì sẽ chịu sự điều chỉnh của pháp luật.

❖ Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức:

- Tính xác định về mặt hình thức là sự thể hiện nội dung pháp luật tồn tại
dưới những hình thức nhất định được nhà nước thừa nhận. Thông qua đó để
con người nhận biết và phân biệt pháp luật. Ví dụ: nội dung của các quy
phạm pháp luật được thể hiện thông qua các hình thức như các văn bản quy
phạm pháp luật, các bản án của Tòa án (án lệ) và các tập quán đã được nhà
nước thừa nhận.
- Đối với pháp luật tồn tại dưới hình thức văn bản quy phạm pháp luật thì nội
dung của pháp luật phải được thể hiện bằng ngôn ngữ phổ thông. Nội dung
pháp luật phải rõ ràng, cụ thể, chính xác, đầy đủ, một nghĩa và có khả năng
áp dụng trực tiếp, phản ánh đúng ý muốn, ý chí của nhà làm luật.

☞ Tóm lại: Các đặc trưng của pháp luật bao gồm: tính cưỡng chế, tính quy

phạm phổ biến, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
2.3. Hình thức pháp luật
2.3.1. Khái niệm hình thức pháp luật

❖ Khái niệm: Là cách thức chứa đựng hoặc thể hiện nội dung của pháp luật. Hình

thức pháp luật là cách thức mà giai cấp thống trị sử dụng để nâng ý chí của giai
cấp mình lên thành pháp luật.

❖ Hình thức pháp luật: hình thức bên trong và hình thức bên ngoài.

- Hình thức bên trong của pháp luật: Là cơ cấu bên trong của pháp luật, là
mối liên hệ, sự liên kết giữa các yếu tố cấu thành pháp luật. Yếu tố cấu
thành pháp luật bao gồm quy phạm pháp luật, chế định pháp luật, ngành
luật. Ví dụ: Ngành luật dân sự, hình sự,…

30
- Hình thức bên ngoài của pháp luật: Là cách thức chứa đựng nội dung pháp
luật. Bao gồm: Tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản quy phạm pháp luật.
2.3.2. Các hình thức của pháp luật
2.3.2.1. Hình thức bên trong của pháp luật

❖ Quy phạm pháp luật:

- Khái niệm: Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt
buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức,
cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ
quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật ban hành văn bản
quy phạm pháp luật và được nhà nước đảm bảo thực hiện.
- Quy phạm pháp luật là thành tố nhỏ nhất của hệ thống pháp luật hay còn
gọi là tế bào của hệ thống pháp luật.
- Cấu trúc của quy phạm pháp luật:
 Cấu trúc chung của quy phạm pháp luật có dạng “nếu – thì – mà khác
thì sẽ…”; tương ứng với 3 yếu tố này, 3 bộ phận cấu thành là: giả
định, quy định và chế tài. Tuy nhiên, không phải mọi quy phạm pháp
luật đều có đầy đủ 3 bộ phận trên.
 Giả định: Là phần mô tả những tình huống thực tế, khi tình huống đó
xảy ra cần phải áp dụng quy phạm pháp luật tương ứng. Nghĩa là phần
giả định nêu lên điều kiện, hoàn cảnh (thời gian, địa điểm, tình huống,
…) mà cá nhân, tổ chức khi rơi vào những hoàn cảnh, điều kiện đó sẽ
chịu sự tác động của quy phạm pháp luật.
 Cách xác định: Trả lời cho câu hỏi: cá nhân nào, tổ chức nào?
trong những điều kiện, hoàn cảnh nào?
 Ví dụ: Điều 34 Luật Giao thông đường bộ.
“1. Người dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ phải cho súc vật đi
sát mép đường và bảo đảm vệ sinh trên đường; trường hợp cần
cho súc vật đi ngang qua đường thì phải quan sát và chỉ được đi
qua đường khi có đủ điều kiện an toàn”. Nội dung gạch chân là
phần giả định.
 Yêu cầu đặt ra đối với bộ phận giả định là về nội dung, những
điều kiện, hoàn cảnh được nêu ra phải đầy đủ, rõ ràng, chính xác
và sát với thực tế. Nếu phần giả định không đạt những yêu cầu

31
này thì chủ thể sẽ khó khăn trong việc xác định quy phạm pháp
luật có tác động tới quan hệ chủ thể tham gia hay không.
 Quy định: Là bộ phận trung tâm của quy phạm pháp luật trong đó nêu
các quy tắc xử sự buộc chủ thể phải xử sự theo khi ở hoàn cảnh đã nêu
trong phần giả định của quy phạm.
 Bộ phận quy định thông tin cho chủ thể biết: (1) Hành vi nào
không được thực hiện, bị cấm; (2) Hành vi nào phải thực hiện;
(3) Hành vi nào có thể lựa chọn thực hiện.
 Bộ phận quy định là bộ phận của quy phạm pháp luật thể hiện rõ
nhất ý chí của nhà nước trong việc tác động đến xử sự của các
chủ thể.
 Cách xác định: trả lời cho câu hỏi: Chủ thể sẽ phải xử sự như thế
nào?
 Yêu cầu đặt ra đối với bộ phận quy định: (1) Cần phải thông tin
về loại hành vi phải thực hiện hoặc không được thực hiện và
những hành vi được lựa chọn thực hiện; (2) Thông tin về mức độ
thực hiện hành vi; (3) Những thông tin này phải rõ ràng, chính
xác, dễ hiểu và dễ thực hiện.
 Ví dụ: Điều 34 Luật Giao thông đường bộ.
“1. Người dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ phải cho súc vật đi
sát mép đường và bảo đảm vệ sinh trên đường; trường hợp cần
cho súc vật đi ngang qua đường thì phải quan sát và chỉ được đi
qua đường khi có đủ điều kiện an toàn”
 Chế tài: Là bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên biện pháp mà nhà
nước dự kiến áp dụng đối với chủ thể không thực hiện đúng mệnh
lệnh của nhà nước được nêu ở phần quy định của quy phạm pháp luật.
 Chế tài đóng vai trò đảm bảo cho việc thực hiện phần quy định
của quy phạm pháp luật nói riêng và pháp luật nói chung, bởi vì
chế tài nêu lên biện pháp dự kiến áp dụng đối với chủ thể được
nêu trong phần giả định, không thực hiện đúng yêu cầu nêu ra
trong phần quy định.
Ví dụ: Người nào trong khi thi hành công vụ mà làm chết người
do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép, thì
bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
 Lưu ý: trong trường hợp quy phạm pháp luật điều chỉnh mối
quan hệ giữa bên xử phạt và bên vi phạm, nội dung của phần chế

32
tài đối với chủ thể vi phạm có thể đóng vai trò là phần quy định
đối với chủ thể xử phạt vi phạm đó.
- Ví dụ: Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người đi bộ thực
hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Không đi đúng phần đường
quy định; vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định
hoặc không bảo đảm an toàn. Trong trường hợp này, “phạt tiền từ 60.000
đồng đến 100.000 đồng” là chế tài đối với chủ thể vi phạm là người đi bộ
không đi đúng phần đường quy định; vượt qua dải phân cách; đi qua đường
không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn; Nhưng là phần quy
định đối với người có thẩm quyền xử phạt.

❖ Chế định pháp luật

- Khái niệm: Chế pháp luật bao gồm nhóm các quy phạm pháp luật có đặc
điểm chung giống nhau nhằm điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội tương
ứng1.
- Chế định pháp luật là thành tố ở cấp thứ hai của hệ thống pháp luật, bao
gồm một nhóm các quy phạm pháp luật.
- Ví dụ: Chế định sở hữu: bao gồm một nhóm các quy phạm pháp luật điều
chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến quan hệ chiếm hữu, sử dụng và định
đoạt.
Chế định thừa kế, chế định tài sản,…

❖ Ngành luật

- Khái niệm: Ngành luật bao gồm hệ thống quy phạm pháp luật có đặc tính
chung để điều chỉnh các quan hệ xã hội cùng loại trong một lĩnh vực nhất
định của đời sống xã hội2.
- Ngành luật là thành tố ở cấp độ thứ ba tạo nên hệ thống pháp luật.
- Ví dụ: Ngành luật dân sự, ngành luật hình sự, ngành luật hành chính,…
- Có hai căn cứ chủ yếu để phân định các ngành luật: là đối tượng điều chỉnh
và phương pháp điều chỉnh.

1
Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình lý luận Nhà nước và pháp luật, NXB Tư pháp, tr.402.
2
Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình lý luận Nhà nước và pháp luật, NXB Tư pháp, tr.402.
33
+ Đối tượng điều chỉnh của ngành luật: Là những quan hệ xã hội thuộc

một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội được điều chỉnh bằng pháp
luật.
Ví dụ: quan hệ trong lĩnh vực hôn nhân gia đình,…

+ Phương pháp điều chỉnh của ngành luật: Là cách thức mà ngành luật

sử dụng để tác động lên cách thức xử sự của các chủ thể tham gia vào
các quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của ngành luật đó.
Ví dụ: Phương pháp bình đẳng thỏa thuận có thể thấy ở ngành Luật
Dân sự; phương pháp quyền uy phục tùng có thể thấy ở ngành Luật
Hình sự.
2.3.2.2. Hình thức bên ngoài
Bao gồm: tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản quy phạm pháp luật.

❖ Tập quán pháp: Là hình thức nhà nước thừa nhận một số tập quán đã lưu truyền

trong xã hội, phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị, nâng chúng thành những
quy tắc xử sự chung được nhà nước bảo đảm thực hiện.
- Tập quán được được hình thành từ hành vi ứng xử lặp đi, lặp lại nhiều lần
trong cuộc sống và trở thành thói quen trong hành vi ứng xử - hình thành
quy tắc xử sự. Những quy tắc xử sự này được Nhà nước thừa nhận thì mới
trở thành tập quán pháp.
- Tập quán pháp là hình thức pháp luật phổ biến trong pháp luật chủ nô và
phong kiến.
- Ở Việt Nam thừa nhận nguồn luật tập quán chính thức.
Ví dụ: Tập quán của Dân tộc Ê-Đê, Gia Rai, Ba Na ở Tây Nguyên con cái
sẽ theo họ mẹ.

❖ Tiền lệ pháp (án lệ): Là hình thức Nhà nước thừa nhận các quyết định của cơ

quan xét xử (án lệ), cơ quan hành chính (tiền lệ hành chính) đã có hiệu lực pháp
luật và lấy đó làm căn cứ pháp lý để áp dụng các vụ xảy ra tương tự sau này.
- Khi đề cập đến nguồn luật này người ta thường sử dụng thuật ngữ “án lệ”
hơn là thuật ngữ “tiền lệ pháp”.

34
- Tiền lệ pháp áp dụng phổ biến trong pháp luật tư sản theo hệ thống pháp
luật Anh – Mỹ. Đối với hệ thống thông luật (ví dụ hệ thống pháp luật Anh,
Mỹ) họ đề cao vai trò của các thẩm phán trong việc xây dựng và áp dụng
pháp luật dưới hình thức án lệ. Các quyết định của Tòa án không chỉ có giá
trị ràng buộc đối với các bên trong vụ việc đó mà còn có ý nghĩa bắt buộc
đối với các vụ việc tương tự sau này.

+ Sở dĩ họ đề cao vai trò của Thẩm phán trong việc xây dựng và áp dụng

pháp luật là vì xã hội luôn phát triển, có những quan hệ xã hội chưa có
luật điều chỉnh, nhưng Tòa án vẫn giải quyết.
- Ở Việt Nam: trong một thời gian dài, chúng ta đã đánh giá chưa đúng
về vai trò của án lệ. Nhưng trong thời gian gần đây, Nhà nước đã thừa
nhận và sử dụng án lệ.

+ Án lệ là quyết định, lập luận, nguyên tắc hoặc sự giải thích pháp

luật do tòa án đưa ra khi giải quyết một vụ việc cụ thể được nhà
nước thừa nhận làm mẫu hoặc làm cơ sở để tòa án dựa vào đó
đưa ra quyết định hoặc lập luận để giải quyết vụ việc khsac xảy ra
về sau có nội dung hoặc tình tiết tương tự3.

+ Bên cạnh đó Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP đã quy định quy trình

lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ tại Việt Nam. Tính đến ngày
01/10/2023, Việt Nam đã công bố 70 án lệ.

+ Ví dụ: ÁN LỆ SỐ 65/2023/AL1 Về truy cứu trách nhiệm hình sự tội

“Mua bán người” Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao thông qua vào ngày 18 tháng 8 năm 2023 và được công bố theo
Quyết định số 364/QĐ-CA ngày 01 tháng 10 năm 2023 của Chánh
án Tòa án nhân dân tối cao.

❖ Văn bản quy phạm pháp luật: Là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền

ban hành theo trình tự, thủ tục luật định, trong đó có chứa các quy phạm pháp
luật, được áp dụng nhiều lần trong cuộc sống và được nhà nước đảm bảo thực
hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội.
3
Hoàng Thị Kim Quế, Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.333-334
35
- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam
(1) Hiến pháp.
(2) Bộ luật, luật (Gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.
(3) Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ quốc hội; nghị quyết
liên tịch giữa Ủy ban Thường Vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban
trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; nghị quyết liên tịch giữa Ủy
ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung
ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
(4) Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
(5) Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với
Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
(6) Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
(7) Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
(8) Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang bộ; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước
(9) Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Không ban hành thông tư liên
tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
(10) Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh
(11) Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
(12) VB QPPL của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế
đặc biệt.
(13) Nghị quyết của HĐND cấp huyện
(14) Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
(15) Nghị quyết của HĐND cấp xã.
(16) Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã
- Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm
2015 quy định: “Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm
pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ
tục quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015”.

36
- Văn bản quy phạm pháp luật là hình thức pháp luật chủ yếu ở các nhà
nước hiện đại và nước ta. Việt Nam là một trong các nước XHCN và bị
ảnh hưởng bởi hệ thống pháp luật dân luật, đề cao hình thức pháp luật bằng
văn bản. Do đó, văn bản quy phạm pháp luật là hình thức pháp luật chủ yếu
ở nước ta.
- xuất phát từ chế độ chính trị đặc thù do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo
nên văn bản quy phạm pháp luật là phương tiện quan trọng để thể chế hóa
đường lối, chính sách của Đảng cầm quyền. Vì vậy, tất cả hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước phải xuất phát từ đường lối,
chính sách của Đảng, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời là chuẩn
mực cho tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước trong khi thực hiện
nhiệm vụ, chức năng của mình.

☞ Tóm lại: Hình thức bên trong của pháp luật bao gồm: quy phạm pháp luật,

chế định pháp luật và ngành luật.


Hình thức bên ngoài của pháp luật bao gồm: tập quán pháp, tiền lệ pháp,
văn bản quy phạm pháp luật.
Nội dung sinh viên tự học: Các ngành luật cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt
Nam

❖ Ngành Luật Hiến pháp

- Ngành Luật Hiến pháp bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều
chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản nhất, quan trọng nhất của xã hội liên quan
đến việc xác định chế độ kinh tế, chế độ chính trị, cơ cấu tổ chức bộ máy
Nhà nước, chính sách văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, xã hội, chính
sách an ninh, quốc phòng, đối ngoại…
- Luật Hiến pháp là ngành luật chủ đạo trong hệ thống pháp luật, các ngành
luật khác đều được hình thành trên cơ sở những quy định, nguyên tắc của
Luật Hiến pháp.

❖ Ngành Luật Hành chính

- Ngành Luật Hành chính là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các
quan hệ xã hội hình thành trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động

37
chấp hành và điều hành của Nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị,
văn hóa giáo dục, khoa học…
- Ngành Luật Hành chính quy định những nguyên tắc, hình thức và phương
pháp quản lý Nhà nước, xác định quy chế pháp lý của chủ thể quản lý Nhà
nước, điều chỉnh hoạt động của công chức Nhà nước, thủ tục hành chính và
trách nhiệm hành chính.

❖ Ngành Luật Dân sự

Ngành Luật Dân sự là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ
tài sản và các quan hệ nhân thân phi tài sản. Những chế định cơ bản của Ngành Luật
Dân sự như: chế định quyền sở hữu, chế định hợp đồng dân sự, chế định quyền thừa
kế…

❖ Ngành Luật Hình sự

- Ngành Luật Hình sự là tổng thể các quy phạm pháp luật quy định hành vi
nào là tội phạm, mục đích của hình phạt, hình thức và mức độ hình phạt đối
với người có hành vi phạm tội.
- Ngoài ra còn có các ngành luật khác như: Ngành Luật tài chính, Ngành
Luật ngân hàng, Ngành Luật lao động, Ngành Luật hôn nhân và gia đình,
Ngành Luật kinh tế, Ngành Luật tố tụng dân sự, Ngành Luật tố tụng hình
sự…
2.4. Quan hệ pháp luật
2.4.1. Khái niệm quan hệ pháp luật

❖ Quan hệ pháp luật là các quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh,

trong đó các bên tham gia có những quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định và được
nhà nước bảo đảm thực hiện.

❖ Đặc điểm của quan hệ pháp luật: 5 đặc điểm:

- Là quan hệ mang tính ý chí: phát sinh trên cơ sở quy phạm pháp luật (do
phản ánh ý chí của nhà nước), phát sinh, thay đổi, chấm dứt do ý chí của
các bên tham gia quan hệ pháp luật.
- Quan hệ pháp luật xuất hiện trên cơ sở các quy phạm pháp luật.

38
- Quan hệ pháp luật có tính xác định cụ thể về chủ thể, khách thể, nội dung.
Ví dụ: chủ thể của quan hệ pháp luật hôn nhân gia đình thì chỉ có thể là cá
nhân; chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự là cá nhân, pháp nhân, tổ chức.
Mỗi loại chủ thể trong quan hệ pháp luật khác nhau thì cần đáp ứng những
điều kiện mà pháp luật quy định cho loại quan hệ pháp luật đó.
Ví dụ: chủ thể trong quan hệ pháp luật hôn nhân là cá nhân nhưng đối với
nữ giới là từ đủ 18 tuổi trở lên và nam giới là từ đủ 20 tuổi trở lên.
- Quan hệ pháp luật được nhà nước bảo đảm thực hiện: Các quan hệ pháp
luật được nhà nước đảm bảo thực hiện và bảo vệ. Tuy nhiên do tính chất
của các quan hệ pháp luật khác nhau, nên sự bảo đảm của nhà nước cũng có
những hình thức, biện pháp khác nhau như tuyên truyền, giáo dục, cưỡng
chế khi cần thiết.
 Sự kiện pháp lý
- Sự kiện pháp lý là một trong những điều kiện (căn cứ) để xuất hiện, thay
đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật.
- Khái niệm: Sự kiện pháp lý là những hoàn cảnh, tình huống, điều kiện của
đời sống thực tế, được ghi nhận trong phần giả định của các quy phạm pháp
luật mà nhà làm luật gắn với sự phát sinh, thay đổi và chấm dứt quan hệ
pháp luật cụ thể khi chúng xảy ra4.
- Một sự kiện pháp lý có thể làm phát sinh một quan hệ pháp luật hoặc nhiều
quan hệ pháp luật.
 Ví dụ: Cái chết của một người có thể làm phát sinh quan hệ pháp luật
thừa kế đối với người khác, làm thay đổi quan hệ thừa kế mà người đó
được hưởng, làm chấm dứt tư cách chủ thể của họ trong một số quan
hệ pháp luật.

☞ Tóm lại: Quan hệ pháp luật có 4 đặc điểm: Là quan hệ mang tính ý chí, xuất

hiện trên cơ sở các quy phạm pháp luật, có tính xác định cụ thể về chủ thể,
khách thể, nội dung, được nhà nước bảo đảm thực hiện
2.4.2. Thành phần quan hệ pháp luật
Thành phần của quan hệ pháp luật bao gồm các yếu tố sau: Chủ thể, nội dung (quyền
và nghĩa vụ pháp lý) và khách thể của quan hệ pháp luật.
4
Hoàng Thị Kim Quế, Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.420
39
❖ Chủ thể: Chủ thể của quan hệ pháp luật là cá nhân, tổ chức đáp ứng được những

điều kiện mà pháp luật quy định cho mỗi loại quan hệ pháp luật (năng lực chủ
thể) và tham gia vào quan hệ pháp luật đó.
- Để một chủ thể của pháp luật nói chung trở thành chủ thể của quan hệ pháp
luật, trước hết chủ thể đó phải có năng lực chủ thể, tức là phải đáp ứng được
những điều kiện mà nhà nước quy định. Năng lực chủ thể bao gồm: năng
lực pháp luật và năng lực hành vi.

+ Năng lực pháp luật của chủ thể: là khả năng chủ thể được hưởng

quyền và nghĩa vụ pháp lý theo quy định của pháp luật.

+ Năng lực hành vi của chủ thể: Là khả năng của chủ thể được nhà

nước thừa nhận bằng hành vi của mình, thực hiện một cách độc lập
các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý tham gia vào các quan hệ pháp
luật.
- Chủ thể của quan hệ pháp luật bao gồm: cá nhân, tổ chức.
- Cá nhân: Bao gồm công dân, người có quốc tịch nước ngoài, người không
quốc tịch.
 Năng lực chủ thể của cá nhân:
Năng lực chủ thể của cá nhân = Năng lực pháp luật + năng lực hành vi
+ Năng lực pháp luật của cá nhân xuất hiện kể từ khi người đó được
sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.
● Ví dụ: Khoản 1 Điều 30 BLDS: Cá nhân từ khi sinh ra có quyền
được khai sinh.
+ Năng lực hành vi của cá nhân: phụ thuộc vào độ tuổi, khả năng nhận
thức của cá nhân.
● Ví dụ: Người thành niên (từ đủ 18 tuổi trở lên) có năng lực hành
vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp mất năng lực hành vi, có khó khăn
trong nhận thức, làm chủ hành vi của mình hoặc hạn chế năng lực
hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự.
Ví dụ: Khoản 4 Điều 18 BLLĐ: Người giao kết hợp đồng lao động
bên phía người lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau
đây:
40
a) Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;
…”
- Tổ chức: Bao gồm: tổ chức có tư cách pháp nhân và tổ chức không có tư
cách pháp nhân.
 Tổ chức có tư cách pháp nhân (gọi chung là pháp nhân). Theo Khoản
1 Điều 74 BLDS 2015 quy định: Một tổ chức được công nhận là pháp
nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên
quan;
b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách
nhiệm bằng tài sản của mình;
d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
 Năng lực chủ thể của pháp nhân = Năng lực pháp luật + năng lực
hành vi
 Năng lực pháp luật của pháp nhân: Năng lực pháp luật của pháp
nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải
đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân
phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký. Năng lực pháp luật
của pháp nhân chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt pháp nhân.
 Năng lực hành vi của pháp nhân: do người đại diện thực hiện,
phát sinh, chấm dứt cùng thời điểm phát sinh, chấm dứt năng lực
pháp luật.

� Năng lực pháp luật là cái có trước, mang tính quyết định, là điều kiện cần; còn

năng lực hành vi là cái có sau, phụ thuộc vào năng lực pháp luật, là điều kiện đủ.

❖ Nội dung (quyền và nghĩa vụ pháp lý):

- Nội dung là tổng thể quyền và nghĩa vụ của chủ thể trong quan hệ pháp
luật.

41
- Quyền chủ thể trong quan hệ pháp luật: là khả năng xử sự của chủ thể tham
gia quan hệ đó được quy phạm pháp luật quy định trước và được nhà nước
bảo vệ bằng sự cưỡng chế. Quyền chủ thể có 3 đặc điểm:

+ Chủ thể có khả năng lựa chọn cách xử sự phù hợp với quy định của

pháp luật để thực hiện quyền chủ thể của mình.

+ Chủ thể có khả năng yêu cầu các chủ thể có liên quan trong quan hệ

pháp luật thực hiện nghĩa vụ của họ hoặc yêu cầu họ chấm dứt các
hành vi cản trở (nếu có) nhằm đáp ứng quyền của mình.

+ Chủ thể có khả năng yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền can

thiệp hoặc áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết để bảo vệ quyền chủ
thể của mình khi bị vi phạm.
Ví dụ: quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng.
- Nghĩa vụ chủ thể: Là cách thức xử sự bắt buộc của chủ thể để đáp ứng
quyền của chủ thể khác khi tham gia quan hệ pháp luật trong những điều
kiện cụ thể theo quy định của pháp luật.
Ví dụ: Khi triệu tập người làm chứng đến lấy lời khai, Điều tra viên phải
gửi giấy triệu tập5. Hoặc nghĩa vụ trả khoản vay; nghĩa vụ quân sự;…

❖ Khách thể: Là những giá trị vật chất, tinh thần và giá trị xã hội khác mà cá nhân,

tổ chức mong muốn đạt được nhằm thỏa mãn các lợi ích, nhu cầu của mình khi
tham gia vào các quan hệ pháp luật và thực hiện quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp
lý6.

☞ Tóm lại: Thành phần của quan hệ pháp luật bao gồm các yếu tố sau: Chủ

thể, nội dung (quyền và nghĩa vụ pháp lý) và khách thể của quan hệ pháp
luật.
2.5. Thực hiện pháp luật (Sinh viên tự nghiên cứu)
2.5.1. Khái niệm thực hiện pháp luật
Thực hiện pháp luật là những hoạt động làm cho các quy phạm pháp luật được thực
hiện trên thực tế, trở thành hành vi hợp pháp của các chủ thể.

5
Khoản 1 Điều 185 BLTTHS
6
Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2022), Giáo trình Luật Hành chính, NXB. Hồng Đức.
42
2.5.2. Các hình thức thực hiện pháp luật: 4 hình thức:

❖ Thứ nhất, tuân theo (tuân thủ) pháp luật: Là việc chủ thể pháp luật kìm chế,

không thực hiện điều pháp luật cấm. Đây là hình thức thực hiện pháp luật có tính
chất thụ động.
- Hành vi tuân theo pháp luật được thực hiện dưới dạng không hành động:
chủ thể thực hiện pháp luật dưới dạng không hành động, hợp pháp.
- Quy phạm pháp luật tương ứng được thực hiện trong hình thức này là loại
quy phạm cấm.
- Ví dụ: Không buôn bán ma túy; Không lái xe khi đã uống rượu, bia;….

❖ Thứ hai, thi hành pháp luật: Thi hành (chấp hành) pháp luật là việc chủ thể bằng

hành vi hành động tích cực, chủ động của mình thực hiện điều mà pháp luật yêu
cầu.
- Hành vi thực hiện pháp luật theo hình thức này là hành vi hành động, hợp
pháp.
- Quy phạm pháp luật tương ứng được thực hiện trong hình thức này là quy
phạm quy định nghĩa vụ thực hiện hành vi tích cực.
- Ví dụ: Thực hiện nghĩa vụ quân sự, thực hiện nghĩa vụ đóng thuế, nghĩa vụ
nuôi dạy con cái, nghĩa vụ chăm sóc ông bà, cha mẹ,…

❖ Thứ ba, sử dụng pháp luật: Là chủ thể thực hiện cách thức xử sự mà pháp luật

cho phép. Chủ thể có thể lựa chọn xử sự theo quy định của pháp luật. Sự lựa
chọn có thể là thực hiện hành vi hành động hoặc không hành động và có thể lựa
chọn hành động theo những cách thức khác nhau mà luật định.
- Chủ thể thực hiện pháp luật có mức độ tự do cao hơn so với tuân theo và thi
hành pháp luật.
- Hành vi thực hiện pháp luật trong hình thức sử dụng pháp luật có thể thực
hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động hợp pháp.
- Quy phạm pháp luật tương ứng là quy phạm trao quyền.
- Ví dụ: Công dân có quyền đi lại trong nước, ra nước ngoài theo quy định
của pháp luật;….

43
❖ Thứ tư, áp dụng pháp luật: Là hình thức thực hiện pháp luật theo đó nhà nước

thông qua cơ quan, cán bộ nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức xã hội được nhà
nước trao quyền, tổ chức cho các chủ thể thực hiện quyền hoặc nghĩa vụ do pháp
luật quy định.
- Hành vi thực hiện pháp luật theo hình thức này là hành vi hành động hoặc
hệ thống các hành vi hành động hợp pháp.
- Quy phạm pháp luật được thực hiện theo hình thức này là tất cả các loại
quy phạm pháp luật (bởi vì nhà nước có nghĩa vụ cũng như có quyền tổ
chức cho các chủ thể khác thực hiện pháp luật và trong quá trình thực hiện
pháp luật theo hình thức này, chủ thể cũng không được thực hiện những
hành vi mà pháp luật cấm).
- Ví dụ: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền (như Sở Kế hoạch và Đầu tư) cấp
giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho cá nhân đăng ký.

☞ Tóm lại: Có 4 hình thức thực thi pháp luật:

- Tuân theo (tuân thủ) pháp luật


- Thi hành pháp luật
- Sử dụng pháp luật
- Áp dụng pháp luật
2.6. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý
2.6.1. Vi phạm pháp luật

❖ Khái niệm: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật (hành động hoặc không

hành động), có lỗi của chủ thể có năng lực hành vi (năng lực trách nhiệm pháp
lý) thực hiện, xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm đến các quan hệ xã hội được nhà
nước bảo vệ.

❖ Các dấu hiệu của vi phạm pháp luật: 4 dấu hiệu:

- Dấu hiệu 1: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật.


 Vi phạm pháp luật là hành vi của con người, thể hiện dưới dạng hành
động hoặc không hành động.
 Ví dụ: Hành vi thể hiện dưới dạng hành động như: trộm cắp, giết
người,….
44
Hành vi thể hiện dưới dạng không hành động như: không cứu
giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng,…
 Tính trái pháp luật là trái với yêu cầu cụ thể của các quy phạm pháp
luật.
 Ví dụ: Pháp luật cấm mua bán ma túy, nhưng ông A lại mua bán
ma túy.
- Dấu hiệu 2: Vi phạm pháp luật là hành vi có lỗi.
 Hành vi trái pháp luật chỉ bị coi là hành vi vi phạm pháp luật khi có
dấu hiệu lỗi của chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật.
 Lỗi là trạng thái tâm lý của người thực hiện hành vi đối với hành vi và
hậu quả của hành vi đó, thể hiện dưới hình thức là cố ý hoặc vô ý.
- Dấu hiệu 3: Vi phạm pháp luật phải là hành vi do người có năng lực trách
nhiệm pháp lý thực hiện.
 Năng lực trách nhiệm pháp lý là khả năng của chủ thể vi phạm pháp
luật, vào thời điểm thực hiện hành vi, họ hoàn toàn có khả năng nhận
thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội và hậu quả của hành vi mà
mình thực hiện; khả năng điều khiển được hành vi; khả năng tự chịu
trách nhiệm pháp lý về hành vi của mình7.
 Ví dụ: Người có năng lực trách nhiệm pháp lý hành chính là 14 đến
dưới 16 tuổi đối với vi phạm pháp luật hành chính khi thực hiện hành
vi với lỗi cố ý; Và người từ đủ 16 tuổi trở lên đối với vi phạm pháp
luật hành chính trong mọi trường hợp.
- Dấu hiệu 4: Vi phạm pháp luật là hành vi xâm phạm hoặc đe dọa xâm
phạm đến các quan hệ xã hội được nhà nước bảo vệ.

❖ Phân loại vi phạm pháp luật: Căn cứ vào khách thể, tính chất và mức độ nguy

hiểm cho xã hội, vi phạm pháp luật phân loại thành: 4 loại
- Vi phạm pháp luật hình sự (tội phạm): Là hành vi nguy hiểm cho xã hội
được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm
hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm
phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm
chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự,
7
Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, Tập bài giảng lý luận về pháp luật, tr.174
45
an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con
người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực
khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật
này phải bị xử lý hình sự.
Ví dụ: A (20 tuổi, không bị mất năng lực chịu trách nhiệm hình sự) và B (20
tuổi) có mâu thuẫn. Vào lúc 18h00 tại quán ăn, A đã dùng dao đâm B nhiều
nhát vào bụng và ngực khiến B tử vong tại chỗ. A bị khởi tố về tội giết
người theo Điều 123 BLHS.
- Vi phạm pháp luật hành chính: Là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực
hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải
tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành
chính.
Ví dụ: Vào lúc 20 giờ 00 ngày 12/6/2024, Anh A (20 tuổi) điều khiển xe mô
tô với tốc độ 180 km/h trên đường Phạm Văn Đồng, vượt đèn đỏ và bị lực
lượng chức năng xử phạt.
- Vi phạm pháp luật dân sự: Là hành vi nguy hại cho xã hội, trái pháp luật, có
lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý có nghĩa vụ mà không thực
hiện, thực hiện không đúng nghĩa vụ gây ra; hoặc gây thiệt hại (vật chất,
tinh thần) cho các chủ thể khác mà theo quy định của pháp luật, họ phải bồi
thường cho người bị thiệt hại8.
Ví dụ: Ngày 01/06/2023 Ông A (sinh năm 1968) cho Bà B (sinh năm 1975)
vay 20.000.000 đồng, hai bên có giấy tờ vay nợ, trong đó thỏa thuận rõ thời
hạn vay là 01 năm, lãi suất 5%/năm. Tuy nhiên khi đến hạn trả nợ, nhưng
Bà B không trả khoản nợ và lãi như thỏa thuận cho ông A.
- Vi phạm kỷ luật: Là hành vi xâm hại tới chế độ kỷ luật lao động, kỷ luật
công vụ, kỷ luật quân sự,… gây thiệt hại cho hoạt động bình thường của các
cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, trường học và những
tổ chức khác. Vi phạm kỷ luật thể hiện ở chỗ người vi phạm không tôn
trọng kỷ luật nhà nước, quy chế nội bộ cơ quan, tổ chức.

8
Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, Tập bài giảng lý luận về pháp luật, tr.185
46
Ví dụ: Anh A là nhân viên kinh doanh làm việc trong Công ty CP X. Trong
quá trình làm việc, Anh A đã không chấp hành nội quy lao động của công ty
về thời gian làm việc.

☞ Tóm lại: Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội, vi phạm

pháp luật phân thành 4 loại: Vi phạm pháp luật hình sự; Vi phạm pháp luật
hành chính; Vi phạm pháp luật dân sự; Vi phạm kỷ luật.
2.6.2. Trách nhiệm pháp lý

❖ Khái niệm trách nhiệm pháp lý: Trách nhiệm pháp lý là việc nhà nước bằng ý

chí đơn phương của mình, buộc chủ thể vi phạm pháp luật phải gánh chịu những
hậu quả bất lợi, những biện pháp cưỡng chế nhà nước được quy định ở bộ phận
chế tài của quy phạm pháp luật do ngành luật tương ứng xác định.
- Ví dụ: A (20 tuổi, không bị mất năng lực chịu trách nhiệm hình sự) và B
(20 tuổi) có mâu thuẫn. Vào lúc 18h00 tại quán ăn, A đã dùng dao đâm B
nhiều nhát vào bụng và ngực khiến B tử vong tại chỗ. A bị tuyên phạt 8 năm
tù về tội giết người theo Điều 123 BLHS.

❖ Phân loại trách nhiệm pháp lý:

- Căn cứ vào tính chất của các biện pháp xử lý đối với chủ thể vi phạm pháp
luật; cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm pháp lý; đối tượng bị áp
dụng, có thể phân trách nhiệm pháp lý thành các loại:

+ Trách nhiệm hình sự: là hậu quả pháp lý bất lợi của việc thực hiện

hành vi phạm tội, được xác định bằng trình tự đặc biệt theo quy định
của pháp luật, do Tòa án áp dụng đối với người phạm tội. Trong đó,
Nhà nước buộc chủ thể của tội phạm phải gánh chịu biện pháp cưỡng
chế nghiêm khắc nhất là các loại hình phạt trong Bộ luật hình sự, được
thể hiện ở bản án có hiệu lực của Tòa án.

+ Trách nhiệm dân sự: là hậu quả pháp lý bất lợi đối với cá nhân hoặc

pháp nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ
nghĩa vụ dân sự, hoặc xâm phạm lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần của
cá nhân, pháp nhân hoặc của các chủ thể khác. Trong đó, Tòa án buộc

47
chủ thể vi phạm pháp luật dân sự gây thiệt hại về vật chất hoặc tinh
thần phải bồi thường thiệt hại nhằm thỏa mãn quyền lợi chính đáng,
khôi phục, khắc phục hậu quả vật chất, tinh thần cho người bị vi
phạm.

+ Trách nhiệm kỷ luật: là hậu quả pháp lý bất lợi đối với chủ thể vi

phạm kỷ luật lao động, vi phạm các quy tắc và nghĩa vụ trong hoạt
động dẫn đén hậu quả xấu ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, của
ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của cơ quan, đơn vị. Trong đó thủ
trưởng cơ quan nhà nước, hoặc thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp
của cơ quan nhà nước (nơi có người vi phạm kỷ luật) áp dụng các hình
thức xử lý kỷ luật tương ứng với từng loại đối tượng vi phạm, được
quy định ở chế tài kỷ luật.

+ Trách nhiệm hành chính: là hậu quả pháp lý bất lợi đối với cá nhân

hoặc tổ chức vi phạm pháp luật hành chính, do các cơ quan quản lý
nhà nước áp dụng. Trong đó cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
xử phạt hành chính, buộc chủ thể vi phạm hành chính phải gánh chịu
biện pháp cưỡng chế là các hình thức xử phạt chính và các hình thức
xử phạt bổ sung được quy định ở chế tài hành chính.
Mô hình về hành vi vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý

Vi phạm pháp luật

VPPL VPPL VPPL kỷ


VPPL hình
hành Dân sự luật
sự
chính

Trách Trách Trách Trách


nhiệm
☞ Tómhìnhlại: Trách nhiệm
nhiệm pháp nhiệm
hành lý là việc nhà nước bằng ý chí đơnnhiệm
dân phươngkỷ của
sự chính sự luật
mình, buộc chủ thể vi phạm pháp luật phải gánh chịu những hậu quả bất
48
lợi, những biện pháp cưỡng chế nhà nước được quy định ở bộ phận chế tài
của quy phạm pháp luật do ngành luật tương ứng xác định. Tùy vào loại vi
phạm pháp luật mà sẽ có trách nhiệm pháp lý tương ứng.
VII. NỘI DUNG TỰ HỌC
1. Phân loại quy phạm pháp luật và cho ví dụ.
Gợi ý:
- Căn cứ vào tính chất mệnh lệnh của quy phạm: quy phạm cấm, quy phạm
bắt buộc và quy phạm trao quyền.
- Căn cứ vào nội dung và mục đích thông tin của quy phạm: quy phạm định
nghĩa, quy phạm điều chỉnh và quy phạm bảo vệ.
- Căn cứ vào tác dụng của quy phạm: quy phạm nội dung và quy phạm hình
thức.
2. Phân loại văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật.
Gợi ý:
- Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được
ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong
Luật.
 Ví dụ: Bộ luật lao động, bộ luật dân sự
- Văn bản áp dụng pháp luật chứa đựng các quy tắc xử sự cá biệt, được ban
hành bởi cơ quan, cá nhân có thẩm quyền, và được áp dụng một lần trong
đời sống.
 Ví dụ: Quyết định xử phạt hành chính đối với Ông A do có hành vi vi
phạm luật an toàn giao thông đường bộ.
VIII. ÔN TẬP/BÀI TẬP VỀ NHÀ
A. Câu hỏi lý thuyết:
Câu 1. Anh (chị) hãy trình bày và phân tích các đặc trưng của pháp luật.
Gợi ý trả lời:
- Pháp luật có 3 đặc trưng:
- Nêu và phân tích về tính quyền lực (tính cưỡng chế)
- Nêu và phân tích về tính quy phạm phổ biến
- Nêu và phân tích về tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
Câu 2. Để phân định các ngành luật, người ta dựa vào những căn cứ nào? Tại sao?

49
Gợi ý trả lời:
- Trình bày căn cứ để phân định các ngành luật: đối tượng điều chỉnh, phương
pháp điều chỉnh.
- Trình bày về đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh.
- Các ngành luật khác nhau ở đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh,
trong đó đối tượng điều chỉnh có vai trò chủ chốt, phương pháp điều chỉnh có tác dụng
bổ trợ.
- Cho ví dụ 1 số ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam
B. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Bản chất của pháp luật được thể hiện thông qua những đặc tính nào?
a. Tính khách quan và tính chủ quan.
b. Tính đảm bảo thực hiện bằng quyền lực Nhà nước.
*c. Tính giai cấp và tính xã hội.
d. Tính giám sát và tính bắt buộc.
Câu 2. Nội dung nào sau đây không phải là đặc trưng của pháp luật?
a. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
b. Tính quy phạm phổ biến.
c. Tính cưỡng chế.
*d. Tính linh hoạt, mềm dẻo.
Câu 3. Dựa vào những căn cứ nào sau đây để phân định các ngành luật?
a. Đối tượng điều chỉnh.
b. Phương pháp điều chỉnh.
*c. Đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh.
d. Đặc điểm, cấu trúc của từng ngành luật.
Câu 4. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về hình thức của pháp luật?
*a. Là biểu hiện bên ngoài của pháp luật, là yếu tố chứa đựng nội dung của pháp
luật.
b. Là văn bản có chứa quy phạm pháp luật.
c. Là thành tố nhỏ nhất của hệ thống pháp luật.
d. Là tổng thể những dấu hiệu, đặc điểm cơ bản của pháp luật, thể hiện bản chất
giai cấp, vai trò xã hội.
Câu 5. Nhận định nào sau đây đúng?

50
a. Trong xã hội cộng xã nguyên thủy, quan hệ giữa các thành viên trong xã hội
được điều chỉnh bằng pháp luật
*b. Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của nhà nước cũng chính là nguyên nhân dẫn
đến sự ra đời của pháp luật
c. Pháp luật thể hiện ý chí của toàn thể người dân trong xã hội
d. Quy phạm pháp luật là quy phạm đạo đức, xã hội
Câu 6. Nhận định nào sau đây đúng khi nghiên cứu về sự ra đời của pháp luật?
a. Pháp luật là những quy tắc xã hội được lưu truyền qua nhiều thế hệ
b. Nhà nước đã nâng tập quán từng tồn tại trở thành pháp luật
*c. Giai cấp thống trị đã chọn lọc những quy phạm xã hội còn phù hợp và ban
hành các quy định mới để trở thành pháp luật
d. Pháp luật ra đời là kết quả của cuộc tranh giành giữa các giai cấp
Câu 7. Pháp luật chưa tồn tại trong xã hội nào sau đây?
*a. Công xã nguyên thủy
b. Phong kiến
c. Tư bản chủ nghĩa
d. Xã hội chủ nghĩa
Câu 8. Hình thức bên trong của pháp luật bao gồm?
*a. Quy phạm pháp luật, chế định pháp luật, ngành luật
b. Quy phạm pháp luật, tiền lệ pháp, tập quán pháp
c. Văn bản quy phạm pháp luật, tiền lệ pháp, tập quán pháp
d. Quy phạm pháp luật, tiền lệ pháp, tập quán pháp, văn bản quy phạm pháp luật,
ngành luật
Câu 9. An và Bình có mâu thuẫn, do đó An đã dùng dao đâm Bình khiến B tử
vong. Giả sử đây là hành vi vi phạm pháp luật. Trường hợp này là loại vi phạm
pháp luật nào sau đây?
*a. Vi phạm pháp luật hình sự
b. Vi phạm pháp luật dân sự
c. Vi phạm pháp luật hành chính
d. Vi phạm kỷ luật

51
Câu 10. Doanh nghiệp A thực hiện khai thuế và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
theo quy định. Hỏi hành vi của doanh nghiệp A là hình thức thực hiện pháp luật
nào sau đây?

a. Tuân thủ pháp luật


*b. Thi hành pháp luật
c. Sử dụng pháp luật
d. Áp dụng pháp luật

52

You might also like