Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 19

Chương 5 Văn hóa

Câu 14. Anh (chị) hãy trình bày cơ cấu của văn hóa và lấy ví dụ minh họa ?
*Cơ cấu văn hoá:
5.1 Chân lý
+ Chân lý đó chính là tính chính xác, rõ ràng của tư duy
+ Chân lý đó là những người nguyên lý được nhiều người tán thành thừa
nhận.
+ Quan điểm thực dụng gắn ý nghĩa của chân lý với tính lợi ích thực tế
của nó
Từ quan điểm xã hội học, chân lý là cái thật và cái đúng. Chính vì lẽ
đó mà xã hôi, mỗi nền văn hóa có những cái thật, cái đúng khác nhau. Điều này
có nghĩa là cái mà nền văn hóa này coi là chân lý thì có thể nền văn hóa khác lại
bị phủ nhận
Một cá nhân không thể xây dựng được chân lý. Chân lý chỉ có thể được
hình thành thông qua nhóm người. Cá nhân qua tiếp xúc, tương tác với nhóm
nhỏ, nhóm lớn hình thành nên những ý kiến cho là đúng, là thật, ngày càng có
tính khách quan hơn, càng gần với thực tiễn hơn. Như vậy, văn hóa là bộ các
chân lý
Mỗi một dân tộc đều có hoàn cảnh lịch sử khác nhau và vì vậy trong nền
văn hóa của họ có các bộ phận chân lý khác nhau. Ngay với một dân tộc ở các
thời điểm lịch sử khác nhau thì cũng có chân lý khác nhau
-Ví dụ: Trong xã hội tôn giáo, những người theo đạo nào thì sẽ cho rằng những
giáo lý của đạo đó là luôn đúng, là chân lý.
5.2 Giá trị
Giá trị là những quan niệm về cái đúng mong muốn ảnh hưởng tới hành vi
lựa chọn, giá trị là điều mà chủ thể quan tâm. Giá trị gắn liền với nhận thức và
tình cảm của chủ thể. Chúng có tính hướng dẫn và lựa chọn. Khi đã nhận thức
được, chúng trở thành tiêu chuẩn để lựa chọn để hướng tới và dùng nó để phán
xét. Do đó giá trị chính là yếu tố quan trọng để hướng dẫn cho hành vi của chủ
thể
Con người đã tiếp nhận những giá trị ngay từ khi còn nhỏ thông qua
giáo dục gia đình, nhà trường, quan hệ xã hội , các phương tiện thông tin đại
chúng hay thông qua nhiều nguồn khác. Chính những giá trị mà con người đã
tiếp nhận đó đã trở thành một phần nhân cách của họ. Tuy nhiên do nhận thức,
điều kiện, môi trường hoàn cảnh sống, … giữa mọi người khác nhau nên ở mỗi
người thường có những hệ giá trị nhất định.
Tuy nhiên mỗi cộng đồng xã hội, mỗi dân tộc, mỗi xã hội mỗi nền văn hóa
đều có những hệ giá trị riêng. Chính hệ giá trị riêng đó chi phối hành vi của đại
đa số thành viên xã hội. Giá trị là cái hiện hữu, có thực và tồn tại trên thực tế .
Chúng trực tiếp phụ thuộc vào những điều kiện kinh tế- xã hội cụ thể của từng
xã hội.
*Ví dụ: Người Việt Nam đã có quan niệm về giá trị văn hoá thông qua
những giá trị đạo đức trung thực, nhân ái, vị tha trong quá trình sống của cộng
đồng.
5.3 Mục tiêu
Mục tiêu được coi như sự dự đoán trước kết quả của hành động
Mục tiêu chịu sự ảnh hưởng mạnh của giá trị . Gía trị thế nào thì dễ sinh ra
mục tiêu như thế, không có giá trị thì cũng không có mục tiêu, giá trị gắn bó với
mục tiêu.
Tuy nhiên mục tiêu khác với giá trị. Trong khi giá trị cũng nhằm vào một
cái gì đó nhưng nặng nề mục đích tư tưởng, có hướng dẫn thì mục tiêu lại nhằm
vào cái gì đó nhưng phải là cái cụ thể mà con người tổ chức hành động
Sự tương tác giữa các thành viên trong việc chia sẻ những mục tiêu và giá
trị chung chính là cơ sở cho sự tồn tại của các cộng đồng, xã hội. Mục tiêu và
giá trị tạo ra con người hành động, hướng con người đến những mục đích cụ
thể, đến những điều cao cả, tạo ra sự tồn tại của cộng đồng xã hội. Còn cộng
đồng xã hội tập hợp các cá nhân, biến mục tiêu, giá trị cá nhân trở thành mục
tiêu, giá trị của cộng đồng xã hội
5.4 Chuẩn mực
- Khái niệm
Chuẩn mực là cái được chọn làm căn cứ để đổi chiếu, để hướng theo đó
mà làm cho đúng. Về mặt xã hội, chuẩn mực là tổng thể những mong đợi,
những yêu cầu, những quy tắc của xã hội được ghi nhận bằng ngôn ngữ, bằng
ký hiệu hay bằng biểu tượng văn hóa làm căn cứ cho các thành vi của các thành
viên trong xã hội. Qua chuẩn mực, các thành viên xã hội biết mình được phép
làm gì và cần phải xử xự như thế nào cho đúng trong những tình huống khác
nhau.
Chuẩn mực thực hiện chức năng liên kết, điều chỉnh, duy trì quá trình
hoạt động của xã hội như là hệ thống của các mối quan hệ tác động lẫn nhau của
các cá nhân và các nhóm xã hội
Mỗi một thành viên của tổ chức nào đó đều phải tiếp nhận và tự giác tuân
theo chuẩn mực của tổ chức đó. Chuẩn mực thấm vào con người một cách tự
nhiên. Khi mà con người không tiếp nhận, không tuân theo chuẩn mực của một
nhóm hay tổ chức xã hội nào đó thì có nghĩa là người đó tự tách ra khỏi nhóm
hay tổ chức xã hội và khi tất cả những người của nhóm, của tổ chức xã hội mà
không tuân theo những chuẩn mực nhóm, của tổ chức thì nhóm hay tổ chức đó
không thể tồn tại được.
- Các loại chuẩn mực

+ Căn cứ vào mức độ cộng đồng để chia ra: chuẩn mực của toàn xã hội và
chuẩn mực của các hệ thống xã hội nhỏ
+ Căn cứ vào mức độ nghiêm khắc của sự trừng phạt nếu chúng bị vi phạm có
thể chia ra lề thói và phép tắc
- Lề thói là những tục lê quy ước đã đưa ra các quy tắc đối với hành vi của con
người trong nhóm, trong xã hội. Sự vi phạm lề thói chỉ bị chỉ trích nhẹ như
tặc lưỡi, lắc đầu và cùng lắm là loại ra khỏi cộng đồng. Lề thói được con
người tiếp thu qua giao tiếp và được truyền đi từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Chúng ta thường chấp nhận lề thói một cách dễ dàng mà không có thắc mắc

- Phép tắc là những chuẩn mực quan trọng hơn lề thói đến nối phải cử ra một
nhóm người để thực thi các phép tắc. Sự vi phạm phép tắc sẽ bị trừng phạt
nghiêm khắc hơn. Chúng thường phân biệt rạch ròi đúng và sai, gắn với
những giá trị mà xã hội cho là quan trọng hơn lề thói. Cá nhân vi phạm phép
tắc có thể bị khai trừ ra khỏi cộng đồng như đi tù... thậm chí bị tử hinh
Chuẩn mực quan trọng nhất đối với xã hội là pháp luật. Pháp luật là
những chuẩn mực có tính cưỡng chế. Pháp luật không chỉ đơn thuần quy
định hành vi nào là không được phép mà còn đưa ra các hình phạt đối với
những ai vi phạm luật. Khi pháp luật không phản ánh lề thói và một số phép
tắc thì sự tuân thủ không được chú trọng, dễ bị bỏ qua.
*Ví dụ:
-Chuẩn mực xã hội: là những quy tắc, chuẩn mực được hình thành và phát triển
trong đời sống xã hội. Ví dụ: ăn mặc lịch sự, không hút thuốc nơi công cộng,...
-Chuẩn mực pháp luật: là những quy tắc, quy phạm do nhà nước ban hành và bảo
đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội. Ví dụ: không được giết người,
không được trộm cắp,...
Câu 15. Hội nhập văn hóa là gì ? Anh (chị) hãy phân tích tiến trình hội nhập
văn hóa ở nước ta hiện nay ?
Khái niệm hội nhập văn hóa
Trong xã hội học, danh từ hội nhập được hiểu là những diễn tiến xã hội
như sự đồng hóa, sự xã hội hóa, sự thích nghi, với văn hóa
- Có thể tìm hiều quá trình hội nhập qua khuôn mẫu tác phong và ở lĩnh vực
văn hóa chung
- Ở góc độ định chế, sụ hội nhập diễn ta hoặc từng phần hoặc toàn bộ vai trò
theo đúng khuôn mẫu mà xã hội mong đợi. Trong một định chế, thường có định
chế chủ yếu và các yếu tố phụ thuộc, chúng luôn có mối quan hệ tương hỗ lẫn
nhau.
Tiến trình hội nhập văn hóa ở nước ta hiện nay
+ Xu thế toàn cầu hóa
Hiện nay xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá và hội nhập kinh tế quốc tế
đã và đang tác động mạnh mẽ đối với đời sống văn hoá của đất nước ta
+ Thành tựu của hội nhập kinh tế
Cùng với quá trình mở cửa, phát triển kinh tế thị trường, định hướng
XHCN, Đảng ta đã khẳng định toàn cầu hoá kinh tế là xu thế khách quan, một
mặt tạo ra những điều kiện cho ta cơ hội để hội nhập quốc tế, thực hiện bước “đi
tắt đón đầu”, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Mặt khác, nó
cũng chứa đựng những nguy cơ khó lường, đe doạ độc lập tự chủ và sự phát
triển đất nước. Chính vì vậy, tư tưởng cơ bản của Đảng ta về hội nhập kinh tế
quốc tế được khẳng định rất rõ trong văn kiện của Đại hội IX là: “Chủ động hội
nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao
hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập, tự chủ và định hướng XHCN, bảo vệ
lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi
trường”.
+ Quá trình hội nhập văn hóa
Trong quá trình hội nhập và phát triển, không tránh khỏi nguy cơ mai
một, thậm chí thất truyền văn hóa truyền thống. Chính vì vậy, chưa bao giờ việc
bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống được đặt ra cấp thiết như ngày nay.
Làm sao để phong tục tập quán, lễ hội dân gian, hồn văn hóa dân tộc thấm sâu
vào đời sống đang ngày một phát triển, gần gũi, thân thiết đến mức trở thành
một nhu cầu không thể thiếu, mỗi người đều có thể cảm nhận bằng trái tim,
bằng khối óc, lòng đam mê, yêu kính và tự hào đến say lòng.
+ Thành tựu đạt được, hạn chế của hội nhập văn hóa
* Về thời cơ
 Xóa bỏ những hủ tục, phong tục rườm rà, con người trở nên gắn
bó và tôn trọng pháp luật.
 Tác động vào tinh thần dân tộc, ý thức cộng đồng, kích thích
tinh thần dân tộc phát triển, thúc đẩy tinh thần cạnh tranh để
nâng cao vị thế văn hóa của dân tộc trong khu vực và cộng đồng
quốc tế.
 Trong bối cảnh toàn cầu hóa, với sự đa phương hóa, đa dạng
hóa các quan hệ quốc tế, văn hóa Việt Nam có cơ hội tiếp thu tri
thức, nguồn lực và kinh nghiệm quản lý tiên tiến, tinh hoa văn
hóa nhân loại và sáng tạo những giá trị văn hóa mới.
*Thách thức, hạn chế
- Thách thức vấn đề bảo tồn văn hóa dân tộc
- Nguy cơ chệch hướng về phát triển văn hóa.
Mục tiêu xây dựng nền văn hóa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới là
xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Mục tiêu này đang
bị nhiều cản trở do tính thương mại của hoạt động văn hóa đang diễn ra một
cách xô bồ, hỗn loạn, không chỉ dừng lại ở suy thoái lối sống và đạo đức xã
hội ở một bộ phận không nhỏ, mà còn có nguy cơ làm biến dạng cả mục tiêu,
lý tưởng chính trị định hướng, vi phạm các nguyên tắc và chuẩn mực xây
dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Sự du nhập tràn lan và
hỗn loạn các sản phẩm văn hóa độc hại của nước ngoài, đặc biệt là chủ nghĩa
đế quốc trong văn hóa tác động vào có thể làm cho văn hóa nước ta suy yếu
và lệ thuộc.
- Sự phân hoá xã hội trên lĩnh vực văn hóa diễn ra mạnh mẽ cùng với
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
. Đời sống văn hóa của các vùng nông thôn, miền núi, đời sống văn hóa
của những nhóm xã hội nghèo so với các vùng đô thị, các loại hình nghề nghiệp
có thu nhập cao khoảng cách ngày càng xa. Đặc biệt là đời sống văn hóa của
công nhân, của nông dân, nhất là ở những vùng dân tộc thiểu số và miền núi sẽ
ngày càng gặp nhiều khó khăn trước quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
- Lối tư duy chạy theo đồng tiền, thói vị kỉ, ưa vật chất, xa hoa, lãng phí
- Nhiều tệ nạn xã hội như cờ bạc, ma túy, mại dâm, buôn lậu, gian lận
thương mại
+ Chiến lược khi hội nhập văn hóa : Theo quan điểm của Đảng
 Đảng ta đã khẳng định nền văn hoá mà chúng ta xây dựng là nền
văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nền văn hoá tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc là nền văn hoá yêu nước và tiến bộ mà nội
dung cốt lõi là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trên cơ
sở chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
 Giữ gìn bản sắc phải đi liền với việc chống lạc hậu, lỗi thời trong
phong tục tập quán, lề thói cũ.
 Bản sắc văn hóa dân tộc không phải nhất thành bất biến mà nó
mang tính lịch sử - cụ thể, luôn luôn tự đổi mới trên cơ sở loại bỏ
những yếu tố tiêu cực và lạc hậu, sáng tạo và xây dựng các giá trị
văn hóa mới thích ứng với yêu cầu biến đổi của thời đại.
 Bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc phải gắn liền với mở rộng giao lưu
quốc tế, tiếp thu có chọn lọc những cái hay, cái tiến bộ trong văn
hóa các dân tộc khác

Chương 2 Phương pháp nghiên cứu xã hội học


Câu 5. Anh (chị) hãy trình bày các loại câu hỏi được sử dụng trong bảng hỏi
nghiên cứu xã hội học, lấy ví dụ minh họa? Từ đó anh (chị) hãy nêu ưu và
nhược điểm của phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi?

*Các loại câu hỏi:

Phân loại theo hình thức

 Câu hỏi đóng: Là loại câu hỏi có sẵn các lựa chọn trả lời, người trả lời chỉ cần
chọn một hoặc nhiều lựa chọn phù hợp với ý kiến của mình. Câu hỏi đóng
thường được sử dụng để thu thập dữ liệu định lượng, giúp nhà nghiên cứu dễ
dàng phân tích và xử lý dữ liệu.

Ví dụ:

* Bạn có hài lòng với chất lượng giáo dục ở trường X không? (Có/Không)
* Bạn đang là sinh viên năm mấy? (Năm nhất/ năm hai/ năm ba/ năm tư)

 Câu hỏi mở: Là loại câu hỏi không có sẵn các lựa chọn trả lời, người trả lời có
thể tự do trả lời theo ý kiến của mình. Câu hỏi mở thường được sử dụng để thu
thập dữ liệu định tính, giúp nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về suy nghĩ, cảm xúc,
quan điểm của người trả lời.

Ví dụ:

* Bạn nghĩ gì về chất lượng dịch vụ của công ty chúng tôi?


* Bạn mong muốn điều gì ở dịch vụ của công ty chúng tôi?

 Câu hỏi kết hợp: Là loại câu hỏi kết hợp giữa câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Câu
hỏi kết hợp thường được sử dụng để thu thập dữ liệu định lượng và định tính.

 Ví dụ:

 * Bạn có hài lòng với chất lượng giáo dục ở trường X không? (Có/Không) Nếu
không hài lòng, bạn có thể cho biết lý do vì sao?

Phân loại theo nội dung

 Câu hỏi xác định: Là loại câu hỏi được sử dụng để xác định thông tin về người
trả lời, chẳng hạn như: tên, tuổi, giới tính, nghề nghiệp, địa chỉ,...

Ví dụ:

* Họ và tên:
* Tuổi:
* Giới tính:
* Nghề nghiệp:
* Địa chỉ:

 Câu hỏi thông tin: Là loại câu hỏi được sử dụng để thu thập thông tin về một
vấn đề cụ thể.

Ví dụ:
* Bạn có thường xuyên sử dụng dịch vụ xe công cộng khi đến trường/ đi làm?
* Bạn hài lòng với giảng viên trong trường?

 Câu hỏi ý kiến: Là loại câu hỏi được sử dụng để thu thập ý kiến, quan điểm của
người trả lời về một vấn đề cụ thể.

Ví dụ:

* Bạn nghĩ gì về chất lượng trong công tác giảng dạy ở trường X?
* Bạn mong muốn trải nghiệm điều gì ở trường X?

Ưu và nhược điểm của phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi

Ưu điểm

 Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi có thể thu thập được thông tin từ
một số lượng lớn người trả lời trong một thời gian ngắn.
 Phương pháp này có thể được sử dụng để thu thập dữ liệu định lượng và định
tính.
 Phương pháp này có thể được sử dụng cho nhiều đối tượng khác nhau.

Nhược điểm

 Phương pháp này có thể không thu thập được thông tin chính xác nếu người trả
lời không trung thực hoặc không hiểu rõ câu hỏi.
 Phương pháp này có thể không thu thập được thông tin đầy đủ nếu câu hỏi
không được xây dựng kỹ lưỡng.
 Phương pháp này có thể tốn kém nếu cần sử dụng thêm nhân lực để thu thập dữ
liệu.

Câu 6. Phương pháp phỏng vấn là gì ? có những loại phỏng vấn nào ? Anh (chị)
hãy trình bày một số quy tắc cho việc thực hiện phỏng vấn
*Khái niệm :
Phương pháp phỏng vấn là một kỹ thuật nghiên cứu khoa học, trong đó người phỏng
vấn đặt ra một loạt các câu hỏi cho người được phỏng vấn để thu thập thông tin.
Phương pháp phỏng vấn có thể được sử dụng để thu thập dữ liệu định tính hoặc định
lượng.
*Phân loại
Căn cứ mức độ chuẩn bị cũng như đặc tính của thông tin thu được , người ta
chia phỏng vấn thành các loại
-Phỏng vấn sâu
Đó là dạng phỏng vấn mà trong đó người ta xác định sơ bộ những vấn đề
cần thu thập thông tin cho đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên người phỏng vấn tự do
hoàn toàn trong cách dẫn dắt cuộc phỏng vấn , trong cách xếp đặt trình tự câu
hỏi và ngay cả cách thức các câu hỏi nhằm thu thập thông tin mong muốn. Mục
tiêu của phỏng vấn sâu không phải để hiểu một cách đại diện, khái quát về tổng
thể mà giúp chúng ta hiểu sâu, kỹ về một vấn đề nhất định
-Phỏng vấn tiêu chuẩn (cấu trúc)
Phỏng vấn tiêu chuẩn là người đi phỏng vấn sử dụng một bảng hỏi đã
được chuẩn hóa để đưa ra các câu hỏi và ghi nhận lại các thông tin từ người trả
lời. Mục tiêu của phỏng vấn tiêu chuẩn là đo lường, thống kê nhằm đạt được
thông tin về tổng thể, giúp cho chúng ta hiểu biết chung về tổng thể nghiên cứu
- Phỏng vấn bán tiêu chuẩn

Trong phỏng vấn này người đi phỏng vấn sử dụng một câu hỏi (bảng hỏi)
sơ thảo, chưa hoàn chỉnh. Tuy nhiên người phỏng vấn không bị lệ thuộc chặt
vào bảng hỏi này
- Theo mức đô tiếp xúc giữa người đi hỏi và người trả lới
-Phỏng vấn trực diện
Phỏng vấn trực diện là cuộc phỏng vấn có người hỏi và người đáp trong
sự tiếp xúc mặt đối mặt . Các câu trả lời được người phỏng vấn ghi lại
-Phỏng vấn qua điện thoại
Người phỏng vấn và người được phỏng vấn trò chuyện qua điện thoại.
- Căn cứ số lượng người cũng được hỏi trong một phỏng vấn, người ta còn
chia phỏng vấn ra thành hai loại: phỏng vấn cá nhân và thảo luận nhóm tập
trung
+ Phỏng vấn cá nhân
Đó là phỏng vấn mà đối tượng được hỏi là cá nhân riêng biệt. Phỏng vấn
cá nhân có thể được thực hiện một cách trực diện hoặc qua điện thoại
+ Thảo luận nhóm tập trung
Thuật ngữ tập trung được sử dụng ở đây phản ánh sự tập trung vào những
chủ đề hẹp, hướng thảo luận sâu về những chủ đề đó. Nội dung cơ bản của thảo
luận nhóm tập trung là tập hợp một nhóm nhỏ các cá nhân để tiến hành một
cuộc thảo luận tập trung một vấn đề được lựa chọn
+ Phỏng vấn một lần
Đây là dạng phỏng vấn điều tra viên chỉ thực hiện một lần với một đơn vị
nghiên cứu, tức là với cá nhân, hộ gia đình, hay doanh nghiệp...Đó có thể là
phỏng vấn tự do hay phỏng vấn tiêu chuẩn, phỏng vấn trực diện, phỏng vấn qua
điện thoại
+Phỏng vấn nhiều lần
Phỏng vấn lặp lại có một số ý nghĩa sau:
Kiểm tra sự thay đổi ý kiến của người được nghiên cứu về một vấn đề nào
đó
Hoặc để thiết lập được sự xuất hiện những yếu tố mới trong ý thức, hành
vi của người được nghiên cứu ở những thời điểm khác nhau, nhất là giữa những
thời điểm có sự thay đổi, những biến cố lớn từ bên ngoài tác động đến đời sống,
nhận thức của cá nhân này
Một số quy tắc cho việc thực hiện phỏng vấn
Về địa điểm phỏng vấn, thời lượng của phỏng vấn
 Về địa điểm phỏng vấn
o Chọn địa điểm không phù hợp có thể dẫn đến sự e ngại, sự né tránh
của cá nhân đối với vấn đề được phòng vấn vd nếu phỏng vấn
người công nhân về lao động sản xuất tại phòng giám đốc , cho dù
giám đốc không có mặt tại đó, cũng sẽ ảnh hưởng tới những thông
tin thu được
 Thời lượng trả lời phỏng vấn
o Theo thông lệ của các cuộc nghiên cứu xax hội học thực nghiệm ,
thời gian phỏng vấn tối ưu của phỏng vấn cá nhân là từ 50-60 phút,
còn đối với thảo luận nhóm là khoảng 90 phút
 Thời điểm phỏng vấn
 Không nên tiếp cận để phỏng vấn cá nhân quá sớm vào buổi sang hoặc
quá muộn vào buổi chiều . Đối với nông dân thì tốt nhất tránh những
ngày mùa vụ, hoặc những đợt thiên tai
 Lời nói đầu khi tiếp xúc với cuộc phỏng vấn

Để mọi người đồng ý trả lời phỏng vấn thì điều tra viên ngay từ đầu cần
quảng cáo cho phỏng vấn. Trong lời nói đầu , người phỏng vấn phải thuyết phục
người trả lời rằng đó là quyền lợi của anh ta, nếu anh ta tham gia.

Người phỏng vấn luôn luôn phải giữ được tính trung lập
Các câu hỏi được đặt ra cũng như vị trí của người phỏng vấn luôn phải
trung lập.

- Nhịp độ của cuộc phỏng vấn

Nếu cuộc nghiên cứu đụng chạm tới những vấn đề quan trọng cần có sự
suy nghĩ chin chắn của người trả lời thì rõ ràng tốc độ của cuộc phỏng vấn phải
chậm rãi. Ngược lại nếu những vấn đề nêu ra mà việc suy nghĩ về chúng có thể
dẫn đến xuyên tạc thông tin thì cuộc phỏng vấn phải thực hiện với tốc độ nhanh
hơn
- Việc ghi chép trong cuộc phỏng vấn

-Ghi chép bằng giấy bút hay ghi lại bằng cách ghi âm hoặc quay hình
Câu 7. Trình bày bố cục của một bảng hỏi điều tra xã hội học? Từ đó, anh (chị)
hãy đặt tên một đề tài nghiên cứu và xây dựng một bảng hỏi (15-20 câu hỏi) cho
đề tài nghiên cứu do anh/ chị đã lựa chọn trên? Trình bày các ưu, nhược điểm
của phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi? (5 điểm)
Bố cục của một bảng hỏi điều tra xã hội học

 Phần mở đầu

Phần mở đầu bao gồm các nội dung sau:

* Giới thiệu về mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.


* Hướng dẫn cách trả lời bảng hỏi.
* Cam kết bảo mật thông tin của người trả lời.
 Phần nội dung

Phần nội dung bao gồm các câu hỏi nhằm thu thập thông tin cần thiết cho nghiên cứu.
Các câu hỏi trong phần này cần được sắp xếp theo một trình tự hợp lý, từ các câu hỏi
chung đến các câu hỏi cụ thể.

 Phần kết thúc

Phần kết thúc bao gồm các nội dung sau:

* Lời cảm ơn người trả lời.


* Thông tin liên hệ của người nghiên cứu.

Đề tài nghiên cứu

Tên đề tài: Quan điểm của sinh viên về chất lượng giảng dạy của giảng viên tại Học
viện Quản lý Giáo dục

Bảng hỏi

Phần mở đầu

 Xin chào! Cảm ơn bạn đã dành thời gian tham gia khảo sát này.
 Khảo sát này nhằm mục đích thu thập ý kiến của sinh viên về chất lượng giảng
dạy của giảng viên tại Học viện Quản lý Giáo dục
 Mọi thông tin bạn cung cấp sẽ được bảo mật tuyệt đối.

Phần nội dung

1. Bạn là sinh viên năm thứ mấy của Học viện Quản lý Giáo dục?

o Năm nhất
o Năm hai
o Năm ba
o Năm tư
2. Bạn đang theo học ngành nào?

o Tâm lý học giáo dục


o Quản lý giáo dục
o Kinh tế
o Quản trị văn phòng
o Ngôn ngữ Anh
3. Bạn đánh giá như thế nào về chất lượng giảng dạy của giảng viên tại Học viện
Quản lý Giáo dục?

o Rất tốt
o Tốt
o Khá
o Trung bình
o Kém
4. Theo bạn, những yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy của giảng
viên?

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

5. Bạn có nhận xét gì về phương pháp giảng dạy của giảng viên?

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

6. Bạn có nhận xét gì về thái độ giảng dạy của giảng viên?

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

7. Mức độ hài lòng của bạn về khả năng truyền đạt kiến thức của các giảng viên?

o Rất hài lòng


o Hài lòng
o Tương đối hài lòng
o Không hài lòng
o Rất không hài lòng
8. Mức độ hài lòng của bạn về khả năng tương tác với sinh viên của các giảng
viên?

o Rất hài lòng


o Hài lòng
o Tương đối hài lòng
o Không hài lòng
o Rất không hài lòng
9. Mức độ hài lòng của bạn về công tác đánh giá học tập của giảng viên?

o Rất hài lòng


o Hài lòng
o Tương đối hài lòng
o Không hài lòng
o Rất không hài lòng
10. Bạn có đề xuất gì để nâng cao chất lượng giảng dạy của giảng viên tại Học viện
Quản lý Giáo dục?

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

Phần kết thúc

 Cảm ơn bạn đã tham gia khảo sát.


 Mọi ý kiến của bạn sẽ được chúng tôi tổng hợp và sử dụng để cải thiện chất
lượng giảng dạy của giảng viên tại trường Đại học Quốc gia Hà Nội.

Ưu và nhược điểm của phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi

Ưu điểm

 Có thể thu thập được thông tin từ một số lượng lớn người trả lời trong một thời
gian ngắn.
 Có thể được sử dụng để thu thập dữ liệu định lượng và định tính.
 Có thể được sử dụng cho nhiều đối tượng khác nhau.

Nhược điểm
 Có thể không thu thập được thông tin chính xác nếu người trả lời không trung
thực hoặc không hiểu rõ câu hỏi.
 Có thể không thu thập được thông tin đầy đủ nếu câu hỏi không được xây dựng
kỹ lưỡng.
 Có thể tốn kém nếu cần sử dụng nhân viên để thu thập dữ liệu.

Câu 8 :
Tên đề tài: Nhận thức của sinh viên Học viện Quản lý Giáo dục về các vấn đề môi
trường và hành vi bảo vệ môi trường

a. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu của đề tài

 Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên Học viện Quản lý Giáo dục
 Khách thể nghiên cứu: Nhận thức của sinh viên Học viện Quản lý Giáo dục về
các vấn đề môi trường và hành vi bảo vệ môi trường
 Phạm vi nghiên cứu: Sinh viên Học viện Quản lý Giáo dục đang theo học tại
Học viện

b. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

 Mục đích nghiên cứu:

o Hiểu được nhận thức của sinh viên Học viện Quản lý Giáo dục về các
vấn đề môi trường
o Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên Học viện
Quản lý Giáo dục về môi trường
o Đánh giá hành vi bảo vệ môi trường của sinh viên Học viện Quản lý
Giáo dục
 Nhiệm vụ nghiên cứu:

o Thu thập thông tin về nhận thức của sinh viên Học viện Quản lý Giáo
dục về các vấn đề môi trường
o Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên Học viện
Quản lý Giáo dục về môi trường
o Đánh giá hành vi bảo vệ môi trường của sinh viên Học viện Quản lý
Giáo dục

c. Giả thuyết nghiên cứu của đề tài


 Giả thuyết 1: Nhận thức của sinh viên Học viện Quản lý Giáo dục về các vấn
đề môi trường có mối liên hệ với hành vi bảo vệ môi trường của sinh viên Học
viện Quản lý Giáo dục.
 Giả thuyết 2: Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên Học viện
Quản lý Giáo dục về môi trường bao gồm:
o Nhận thức của gia đình
o Nhận thức của nhà trường
o Nhận thức của xã hội

d. Xây dựng 1 bảng hỏi (10 - 15 câu hỏi)

Bảng hỏi khảo sát nhận thức của sinh viên Học viện Quản lý Giáo dục về các vấn đề
môi trường và hành vi bảo vệ môi trường

1. Giới tính của bạn?

o Nam
o Nữ

2. Bạn là sinh viên năm thứ mấy của Học viện Quản lý Giáo dục?

o Năm nhất
o Năm hai
o Năm ba
o Năm tư
3. Bạn đang theo học ngành nào?

o Tâm lý học giáo dục


o Quản lý giáo dục
o Kinh tế
o Quản trị văn phòng
o Ngôn ngữ Anh
4. Bạn hãy cho biết những vấn đề môi trường mà bạn quan tâm? (Có thể chọn
nhiều đáp án)

o Ô nhiễm không khí


o Ô nhiễm nước
o Ô nhiễm tiếng ồn
o Ô nhiễm ánh sáng
o Sạt lở, xói mòn đất
o Xâm nhập mặn
o Khác………………………………………………………..

5. Theo bạn, những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường là gì?

…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………….

6. Bạn đánh giá như thế nào về môi trường nơi bạn sống?

o Rất ô nhiễm
o Khá ô nhiễm
o Ô nhiễm
o Ít ô nhiễm
o Không ô nhiễm

7. Bạn có tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường?

o Rất tích cực


o Khá tích cực
o Tích cực
o Tương đối tích cực
o Chưa tích cực

8. Bạn đã có nhận thức đầy đủ về các hoạt động bảo vệ môi trường?

o Có
o Không

9. Bạn có thường xuyên tái chế, sử dụng đồ tái chế không?

o Thường xuyên
o Ít
o Không bao giờ

10. Bạn có ủng hộ việc thành lập một câu lạc bộ về bảo vệ môi trường ở Học viện?

o Có
o Không

11. Theo bạn, bảo vệ môi trường là trách nhiệm của mọi người?

o Đồng ý
o Không đồng ý
12. Bạn đã làm những gì để góp phần bảo vệ môi trường?

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

13. Bạn có đề xuất gì cho Học viện để nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường
cho sinh viên?

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

You might also like