Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 23

LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI

GV: Phan Thị Anh Thư


45 tiết -> 3 tín
số tiết lý thuyết: 60% số tín
số tiết thực hành: 40%

GIỚI THIỆU CHUNG


4 CỘT MỐC:
- cổ đại
- trung đại
- cận đại
- hiện đại
Bài thi trong học phần
● Bài giữa kỳ thi tại lớp, đề mở (tài liệu giấy), thời gian 60p, 1 câu LT và 1
câu thực tiễn, nd thi sẽ được cô thông báo trước 2 tuần: 30% số điểm
● Bài cuối kỳ thi theo trường, đề đóng: 70% số điểm

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC


Bài 1: Nhập môn LSVMTG
Bài 2: Văn minh Ai Cập cổ đại
Bài 3: Văn minh Ấn Độ cổ - trung đại
Bài 4: Văn minh Trung Quốc cổ - trung đại
Bài 5: Văn minh Hy Lạp cổ đại
Bài 6: Văn minh La Mã cổ đại

Cột mốc thể hiện sự ra đời của văn minh: Nhà nước nào ra đời sớm thì tiếp cận
với văn minh sớm -> phát triển văn minh sớm hơn
Thời kỳ xuất hiện văn minh thì có 4 trung tâm văn hoá thế giới:
1. VM Lưỡng Hà
2. VM Ai Cập
3. VM Ấn Độ
4. VM Trung Quốc

1
BÀI 1: NHẬP MÔN LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
1. Mục tiêu môn học
2. Các khái niệm cơ bản
- Lịch sử:
+ Hy Lạp gọi là Historia - kể lại những điều đã biết, đã chứng kiến,
đã nghe thấy (Động từ)
+ Trung Quốc gọi là Sử - Người ghi chép lại sự việc đã qua (Thuật
ngữ chỉ nghề nghiệp)
=> Lịch sử được dùng theo 2 nghĩa chủ yếu
1. Là bản thân sự việc đã xảy ra trong quá khứ 1 cách khách
quan, độc lập với ý muốn của con người.
2. Hông có biết
- Văn hoá:
+ Tiếng latinh: “Cultura” - gieo trồng, cư trú -> khai trí, giáo dục
+ Tiếng Hán:
“văn: đẹp
“hoá”: biến đổi
-> Biến đổi đẹp đẽ, giáo hoá (dùng văn để hoá)
=> Là hệ thống hữu cơ giá trị vật chất và tinh thần do CON
NGƯỜI sáng tạo và tích lũy thông qua quá trình hoạt động thực
tiễn trong sự tương tác với môi trường TN và XH
- Văn minh:
+ Tiếng Hy lạp cổ: “Cultura” -> Đô thị, Nhà nước
+ Tiếng Anh/ Pháp: “CIvilisation” -> Khai hoá, Thoát khỏi trạng
thái nguyên thuỷ
+ Tiếng Hán: “Văn”: đẹp, “Minh”: tia sáng -> Thành tựu toát ra từ
nghệ thuật, tự nhiên và xã hội
- Văn minh là trạng thái tiến bộ về cả hai mặt vật chất và tinh thần của
xã hội loài người, tức là trạng thái phát triển cao của nền văn hóa. Trái
với văn minh: dã man, mọi rợ, lạc hậu
- Đến giai đoạn có nhà nước thì loài người mới bước vào xã hội văn minh
(trong câu hỏi nêu PPNC dù đề có hỏi hay không thì vẫn phải nêu khái niệm văn
minh vào câu trả lời)
- Note: Văn minh xuất hiện khi có chữ viết, có nhà nước và đô thị
- Nền văn minh: là những thành tựu đỉnh cao của xã hội loài người trên
một địa bàn nhất định, vào một thời gian xác định và gắn liền với chủ
nhân của nền văn minh đó (không gian - thời gian - con người)
- Thế giới: dùng để chỉ về không gian

2
- => Không gian này mang tính toàn cầu, chỉ toàn bộ thế giới xung quanh
chúng ta
- Phương Đông- Phương Tây: khái niệm do người Hy Lạp đặt ra
(phương Tây)
- Người Hy Lạp xem quốc gia mình là tâm trục, tất cả các quốc gia nằm
phía Đông Hy Lạp thì là phương Đông, các quốc gia nằm về phía Tây là
phương Tây (ven biển Địa Trung hải)
- Đây là khái niệm ban đầu dùng để chỉ về phương hướng, về sau gắn liền
với yếu tố lịch sử và có tính chính trị
=> Chỉ là quy ước và có tính tương đối
- Khu vực văn minh Phương Đông (CỔ ĐẠI)
+ Gồm 4 trung tâm văn minh (sắp xếp dựa vào thời gian ra đời của
Nhà nước)
● Lưỡng Hà (vườn treo Babylon)
● Ai Cập (Công trình Ngọn lửa từ bên trong- Kim Tự Tháp)
● Ấn Độ (Giấc mơ tiên hiện thành đá trắng, Giọt lệ rơi trên má
thời gian - công trình Taj Mahal)
● Trung Quốc (Nghĩa địa dài nhất thế giới - Vạn lý trường
thành)
=> Ở thời trung đại, trung tâm văn minh Lưỡng Hà và Ai Cập bị mất đi,
sự mất đi này cũng dẫn đến sự ra đời của nền văn minh Đế quốc Ả Rập.
- Phương Đông: được mệnh danh là “cái nôi” của văn minh nhân loại
- Người phương Đông cổ đại đã biết sử dụng sức kéo của trâu bò để phát
triển nông nghiệp.
- Nhà nước Phương Đông thực hiện 2 chức năng:
+ Đối nội: trị thủy, quyết định các vấn đề phát triển kinh tế nông
nghiệp (vấn đề trước nhất)
+ Đối ngoại: chống giặc ngoại xâm
- Khu vực văn minh Phương Tây (CỔ ĐẠI)
+ Gồm 2 trung tâm văn minh
● Hy Lạp
● La Mã
3. Đối tượng nghiên cứu
tập trung vào xác định các thành tựu đỉnh cao
4. Nội dung cơ bản
Văn minh phương Đông cổ - trung đại:
- Ai Cập (cổ đại)

3
- Lưỡng Hà (cổ đại)
- Ả Rập (trung đại)
- Ấn Độ (cổ - trung đại)
- Trung Quốc (cổ - trung đại)

Văn minh phương Tây cổ - trung đại


- Hy Lạp
- La Mã
- Tây Âu trung đại

Văn minh thế giới cận - hiện đại


- Văn minh công nghiệp
- Văn minh thế giới TK XX
5. Phương pháp tiếp cận/ nghiên cứu (ngôi saooo)
Chú ý với sinh viên:
- Đề thi chỉ kêu trình bày PPNC phải trình bày luôn khái niệm văn
minh
- Cách thức hỏi: Trình bày hiểu biết về PPNC/ PP tiếp cận/ PP sử
học để tiếp cận LSVMTG => cần phải nêu đầy đủ các PP, không
được lược bớt PP
- Cứ thấy hai chữ PP thì phải nêu cả 3 PP

PP tiếp cận LSVMTG (quan trọng)


5.1. Nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin
● Tiếp cận LSVMTG dựa trên nền tảng lý luận Mác - Lênin (02 hạt
nhân lý thuyết căn bản là “chủ nghĩa duy vật lịch sử” và “chủ
nghĩa duy vật biện chứng”
5.1.1. Chủ nghĩa duy vật lịch sử
- Vận dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử vào nghiên cứu lịch sử văn minh TG
để:
=> Nhận biết quy luật vận động chung của tiến trình lịch sử xã hội loài
người
- Quy luật vận động chung của lịch sử:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật, mọi hiện tượng (nền văn minh)
đều có 3 quá trình:
+ Hình thành (thời gian (đánh dấu sự xuất hiện của NN), không gian
(địa bàn xuất hiện), con người - là chủ nhân của nền văn minh, là

4
yếu tố chủ quan, quan trọng nhất. Dù có không gian và thời gian
nhưng k có hoạt động lao động sáng tạo của con người thì không
thể có nền văn minh.)
+ Phát triển (kinh tế là yếu tố rất quan trọng (nông nghiệp), xã hội
(có sự cai trị và phân chia giai tầng), thành tựu văn minh)
+ Suy tàn (thiên nhiên - phổ biến nhất (lũ lụt), nội xâm, ngoại
xâm(Vd: Đế quốc Ả Rập xâm chiếm văn minh Ai Cập và Lưỡng
Hà -> đến giai đoạn trung đại thì chỉ còn nền văn minh Ả Rập))
=> Vận dụng hạt nhân lý thuyết thứ nhất Chủ nghĩa duy vật lịch sử vào tìm hiểu
môn học để nhận biết tất cả các nền văn minh trên TG đều tất yếu trải qua quá
trình phát triển trong lịch sử gắn liền với 3 cột mốc hình thành, phát triển lên tới
đỉnh cao và suy tàn. Đó là quá trình có tính chất quy luật của tất cả các nền văn
minh.

5.1.2. Chủ nghĩa duy vật biện chứng


- Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng:
=> Nhận biết mối quan hệ biện chứng của các yếu tố tự nhiên, con
người, lịch sử, kinh tế, chính trị, xã hội,.. tác động đến sự hình thành
và phát triển của các nền văn minh

5
5.2.Phương pháp khoa học lịch sử và logic
Phương pháp lịch sử
Các bước:
B1: Tiếp cận tư liệu
B2: Mô tả (đầy đủ, chính xác, chân thật, không sáng tạo, không thêm bớt, tôn
trọng sự thật lịch sử, trung thực, khách quan) lại diễn trình văn minh
B3: Đánh giá vai trò tác động đối với các nền văn minh phương Đông hoặc
phương Tây

Phương pháp logic


Các bước:
B1: Tiếp cận tư liệu
B2; Nghiên cứu (đặt ra câu hỏi và tìm câu trả lời cho câu hỏi đó, cần quá trình
tổng hợp, tư duy, logic) quá trình phát triển văn minh
B3: Tìm bản chất, khuynh hướng, đặc điểm cơ bản của tiến trình văn minh

6
Phương pháp khác: “So sánh lịch sử”
- So sánh đồng đại (nhiều đối tượng, 1 thời điểm)
+ So sánh giữa nhiều đối tượng nghiên cứu khác nhau (các thành tựu
văn minh hoặc các nền văn minh) trong cùng 1 thời kì lịch sử cụ
thể.
=> Dùng một lát cắt thời gian để nghiên cứu
(Ví dụ: Mô hình Nhà nước ở phương Đông và phương Tây vào thời cổ đại)
- So sánh lịch đại (1 đối tượng, nhiều thời điểm)
+ So sánh giữa nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau của 1 đối tượng nghiên cứu
91 thành tự văn minh hoặc 1 nền văn minh cụ thể)
=> So sánh nhiều mốc thời gian để nghiên cứu
(Ví dụ: sự phát triển của văn học TQ vào thời cổ đại và trung đại)

Phương pháp khác


- Phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch

- Phương pháp nghiên cứu liên ngành (liên kết với các ngành KH
khác)
5.3. Nghiên cứu lịch sử các nền văn minh
5 yếu tố hình thành và 8 thành tựu cơ bản
Cơ sở hình thành văn minh
- Điều kiện tự nhiên => (cơ sở khách quan)
- Tiến trình lịch sử => (cơ sở khách quan)

- Thành phần dân cư => (cơ sở chủ quan)


- Trình độ kinh tế (nông nghiệp, thủ công, thương nghiệp) => (cơ sở chủ
quan)
- Trình độ tổ chức, quản lý xã hội => (cơ sở chủ quan)

Thành tựu văn minh (tùy thuộc vào thời gian tồn tại của nền văn minh đó)
- Chữ viết (cơ bản nhất, phổ cập nhất)
- Văn học (chữ viết sáng tạo ra văn chương)
- Sử học
- Nghệ thuật (điêu khắc, kiến trúc, hội họa)
- Khoa học tự nhiên (thiên văn học, toán học, y học)
- Tôn giáo
- Triết học

7
- Luật pháp
6. Tài liệu học tập
● Giáo trình:
- Vũ Dương Ninh (chủ biên), Lịch sử văn minh thế giới
● Tài liệu tham khảo:
- Almanach, Những nền văn minh thế giới
- Ferdinand Braudel
- … (chép cũng không đọc thì chép chi)

ÔN TẬP
- Văn hóa:
+ Gắn với phương Đông nông nghiệp
+ Có tính dân tộc
+ Xuất hiện đồng thời với xã hội loài người
+ Thiên về giá trị nhân bản
+ Có tính bền vững

- Văn minh:
+ Xuất hiện đồng thời với xã hội có chữ viết, Nhà nước và đô thị
+ Có tính hợp lý, mang tính quốc tế
+ Gắn với phương Tây đô thị
+ Trạng thái phát triển cao của văn hóa
+ Tính dễ lạc hậu

Cổ đại Phương Đông có 4 nền văn minh: Lưỡng hà, Ai Cập, Ấn độ, TQ
Cổ đại phương Tây có 2 trung tâm văn minh: Hy Lạp, La Mã

BÀI 2: VĂN MINH AI CẬP CỔ ĐẠI

1. Cơ sở hình thành văn minh


1.1. Điều kiện tự nhiên
- Địa hình có đặc điểm tương đối đóng kín (tây là Libya có sa mạc Sahara,
Bắc là biển Địa Trung Hải)
- Eo đất Sinai
- Sông Nile (dài ~6700km, chảy qua Ai Cập khoảng 700km) là yếu tố tự
nhiên khách quan quyết định đến sự hình thành của nền văn minh Ai Cập.

8
- Khí hậu: mang tính sa mạc
- Tài nguyên
+ Đá quý (đá hoa cương, đá mã não, đá vôi, badan)
+ Kim loại quý (vàng, đồng)
1.2. Tiến trình lịch sử
Tảo Vương quốc => Cổ Vương quốc (thời kỳ Kim tự tháp)- thời kỳ quan
trọng nhất => Trung vương quốc =>Tân vương quốc => Ai cập (X - I TCN)
- Cổ vương quốc: bắt đầu biết ướp xác, biết xây dựng kim tự tháp
1.3. Thành phần dân cư
- Bộ lạc người Libi, người da đen và Xê- mít
1.4. Trình độ kinh tế
- Nông nghiệp (là ngành kinh tế chủ lực)
+ Trồng đay (mặc), lương thực (ăn)
+ Dùng lưỡi cày sức kéo
- Thủ công nghiệp
+ Đồ gốm
+ Đóng thuyền
+ Chế tạo vũ khí
+ Ướp xác
- Thương nghiệp
+ Buôn bán
1.5. Trình độ tổ chức, quản lý xã hội
- Vua, chính quyền, binh lính, thợ viết chữ thuê, thương nhân, thợ thủ
công, nông dân, nô lệ
* Mô hình NN của phương Đông nói chung và Ai Cập nói riêng: quân
chủ chuyên chế tập quyền (thâu tóm và thao túng quyền)
2. Thành tựu văn minh
Chỉ đạt được ⅝ thành tựu -> nền VM AC rất phát triển, cư dân rất
sáng tạo, thông minh, nhưng do đặc điểm khách quan của lịch sử nên
nền VM của họ chỉ tồn tại trong thời kì cổ đại, do đó họ chưa có đủ
thời gian cho ra các thành tựu như các nền văn minh khác tồn tại từ
thời cổ đến trung đại.
2.1. Chữ viết
- Chữ tượng hình => Hình vẽ âm tiết => chữ cái
- Chữ tượng hình được khắc trên đá, gỗ, đồ gốm hoặc viết trên da
nhưng chất liệu phổ biến nhất vẫn là giấy Papyrus
- Dùng bút làm bằng thân cây sậy và mực làm bằng bồ hóng

9
- Giấy Papyrus là loại giấy ra đời sớm nhất trên thế giới.
2.2. Văn học
- Gốm 2 bộ phận: dân gian và tôn giáo
- Các tác phẩm tiêu biểu: Truyện hai anh em, Nói thật và Nói láo,
Nói chuyện với linh hồn của mình, Lời kể của Ipuxe, Lời răn dạy
của Đuanúp…
- 3 ND chính:
+ Mô tả cuộc sống hiện thực
+ Ca ngợi thần linh
+ Phản ánh chiến tranh
2.3.Tôn giáo
- Người Ai Cập cổ đại theo đa thần giáo
+ Thần tự nhiên: thần Ra, thần đất/ quản ngục (Osiris)
+ Thần động vật: từ dã thú (chó sói, cá sấu) đến côn trùng,
chim chóc, sơn dương, hồng hạc
=> họ đặc biệt sùng bái những loài vật gần gũi với con
người, có sức khỏe và khả năng sinh sản tốt (ong, bò cái)
2.4. Kiến trúc, điêu khắc
● Kiến trúc:
Nơi kim tự tháp ra đời sớm nhất - Ai Cập
Nơi có kim tự tháp lớn nhất - CHOLULA ở Mexico
Có 3 loại Kim tự tháp cơ bản:
- Loại 1. KIM TỰ THÁP ĐA TẦNG (5-7 tầng)
- Loại 2. KIM TỰ THÁP KHÔNG CHÓP (MASTABA: Ngôi nhà
vĩnh hằng): dành cho giới quý tộc, quan lại trong triều đình
- Loại 3: KIM TỰ THÁP CÓ CHÓP

5 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN:


1. Tên gọi (pyramid): Ngọn lửa từ bên trong
2. Thời gian: Cổ vương quốc, Khi Pharaoh lên ngôi
3. Không gian: ở phía Tây Nam thủ đô Cairo
4. Chất liệu: đá (đá vôi hay đá hoa cương)
5. Ý nghĩa: tôn vinh giá trị trưởng cửu và bất tử cùng dòng thời gian
● Điêu khắc:
- Tượng: Tượng Nhân sư (Sphinx)
- Phù điêu

10
2.5. Khoa học tự nhiên (ngôi sao đỏ chótttt)
Phương hướng làm bài
- Đánh giá, nhận xét tổng quan về KHTN Ai Cập cổ đại
- Gọi tên từng thành tựu KHTN cụ thể
- Đánh giá từng thành tựu KHTN

- Thời kì cổ đại: Người Ai Cập chịu ảnh hưởng sâu sắc của tôn giáo đa
thần, các tín ngưỡng dân gian, và tư tưởng thần quyền của Pharaoh.
Tuy nhiên, sự khám phá tri thức về khoa học tự nhiên của họ vẫn có
giá trị đến ngày nay
- Các lĩnh vực cụ thể của thành tựu KHTN:
+ Thiên văn học:
Tại sao người Ai Cập cổ đại giỏi thiên văn?
● Nhu cầu tìm hiểu quy luật dâng nước của sông Nin (tính toán thời
vụ gieo trồng, thu hoạch nông sản)
● Nhu cầu quan sát bầu trời (yếu tố tín ngưỡng)
● Bầu trời trong trẻo cả ngày lẫn đêm, dễ quan sát thiên văn
Thành tựu về thiên văn học
● Vẽ bản đồ sao
● Xác định 12 cung hoàng đạo (không chỉ mỗi Ai Cập mới có,
Lưỡng hà, Ấn Độ, Trung Quốc đều có, nhưng Ai Cập k sao chép
mà sáng tạo nên được công nhận cao)
● Biết các hành tinh trong hệ Mặt trời: Thủy, Kim, Hỏa, Mộc, Thổ
(trong 8 hành tinh thuộc hệ Mặt trời)
● Làm lịch dựa vào sự quan sát khoảng cách giữa 2 lần mọc của
sao Thiên Lang (Sirius): 365 ngày (tương ứng với 1 năm)
● Chia 1 năm làm 3 mùa (mùa nước dâng, mùa ngũ cốc và mùa thu
hoạch), mỗi mùa có 4 tháng, mỗi tháng có 30 ngày
Dụng cụ đếm thời gian:
● Đồng hồ mặt trời (nhật khuê)
● Đồng hồ nước
+ Y học
Tại sao người Ai Cập cổ đại y học?
● Nhu cầu giải phẫu tử thi để ướp xác (hiểu biết về cấu tạo cơ thể
người)
Thành tựu Y học:

11
● Biết chia thành các chuyên khoa như: Khoa nội, ngoại, mắt, răng,
dạ dày
● Biết giải phẫu
● Biết mô tả bộ não, mối quan hệ giữa tim và mạch máu
● Biết chữa bệnh bằng thảo mộc
● Biết bệnh tật không do ma quỷ gây ra mà do sự bất thường của hệ
thống mạch máu
● Thầy thuốc Ai Cập chia các loại bệnh thành 3 nhóm:
1. Bệnh chữa khỏi hoàn toàn
2. Bệnh có khả năng chữa khỏi
3. Bệnh không thể chữa được
● Kỹ thuật ướp xác
● Xuất hiện các Học viện y học mang tên “Ngôi nhà sự sống”
+ Toán học
Tại sao người Ai Cập cổ đại giỏi toán học?
● Nhu cầu đo đạc và phân chia lại ruộng đất sau mỗi trận lũ lụt của
sông Nin
● Nhu cầu xây dựng nhà cửa, đền miếu và kim tự tháp
● Nhu cầu tính toán trong buôn bán của người dân và thuế khóa của
NN
=> Nền toán học Ai Cập là sản phẩm tất yếu của quá trình lao
động và sản xuất
Thành tựu toán học:
● Số học:
Dùng ký hiệu thay số (1 khúc dây thừng = số 1, một đoạn dây
thừng = số 10, một cuộn dây thừng = số 100) => mặc dù chưa phát
minh ra số nhưng đây là nỗ lực của người ai Cập cổ qua việc dùng
ký hiệu để quy ước số
Dùng hệ đếm cơ số 10 (hệ thập phân - dùng số 10 làm cơ số)
Thành thạo các phép tính cộng và trừ (nhân chia bằng cách cộng và
trừ nhiều lần)
● Hình học:
Tính diện tích hình tam giác, hình cầu
Tính thể tích hình tháp đáy vuông
2 2 2
Biết 𝑐 = 𝑎 + 𝑏
Tính gần đúng: Pi= 3,16

12
Pi của người Ai Cập chỉ mối tương quan giữa chu vi và chiều
cao kim tự tháp
KẾT LUẬN
Văn minh Ai Cập là “hòn đá tảng”, góp phần định hướng và tác
động đến văn minh Tây Âu. Đồng thời, thúc đẩy sự phát triển
và tiến bộ của loài người

VĂN MINH LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI

- “Lưỡng hà”: giữa 2 dòng sông Tigris và Euphrates


- Địa hình mở về nhiều hướng => vì thế LH thường bị xâm nhập từ nhiều
nước khác gây nên chiến tranh
- Hammurabi: Bộ Luật đầu tiên trên thế giới (Hoàng đế cùng tên ban hành Bộ
Luật để kiểm soát xã hội)
- Dùng đất sét => các công trình ở LH không kiên cố và chắc chắn như các
công trình ở Ai Cập
- Chữ tượng hình được ghi lại bằng cây nêm? vót nhọn đầu nên chữ rất sắc
- Gồm 282 điều Luật, gồm Dân sự, Hình sự và là bộ Luật hà khắc nhất thế
giới
- Nguyên tắc: dùng 1 đổi 1, nhằm bảo vệ quyền lợi và thân thể của người có
tiền, có quyền, có địa vị trong xã hội => chưa đảm bảo được sự công bằng
và phân minh cho xã hội
- Vườn treo: xây trên đài cao 25m, gồm 4 tầng xếp chồng lên nhau

Bài 3: VĂN MINH ẤN ĐỘ CỔ - TRUNG ĐẠI


1. Cơ sở hình thành văn minh
1.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý:
- Quốc gia ở Nam Á
- Lãnh thổ hình tam giác
- Bán đảo: 3 mặt giáp biển và 1 mặt núi chắn ngang
+ Đông: vịnh Bengal
+ Nam: Ấn Độ Dương
+ Tây: biển Ả - rập
+ Bắc: núi Himalaya

13
- Địa hình: nửa đóng nửa mở
- 2 dòng sông lớn (sông Ấn và sông Hằng) dâng nước vào mùa hè =>
trung tâm lúa nước
* Khí hậu và tài nguyên:
- Châu á gió mùa (tây nam): Nóng - ẩm
- Rừng nhiệt đới: thực vật, động vật phong phú
- Khí hậu đối lập rõ rệt
1.2. Tiến trình lịch sử
Văn minh lưu vực sông Ấn (đầu TNK III - giữa TNK II TCN)

Thời kỳ Vê-đa (TNK II - giữa TNK I TCN): thời kỳ trọng yếu (quan
trọng nhất)
2 nguyên nhân:
- TK đánh dấu sự xuất hiện của đạo Bà La Môn (tôn giáo nguyên thuỷ của
ÂĐ)
- Đánh dấu sự xuất hiện của chế độ phân biệt đẳng cấp cực kỳ hà khắc
(đặc trưng riêng của xã hội Ấn Độ vẫn tồn tại cho đến hôm nay)

Ấn Độ (TK VI TCN - TK XII)

Ấn Độ (TK XIII - XIX)
1.3. Thành phần dân cư
- Người Đraviđa (miền nam): cư dân cổ xưa nhất
- Người Arva (miền bắc: cư dân kiến tạo văn minh
1.4. Trình độ kinh tế
- Nông nghiệp: trồng trọt, chăn nuôi (lĩnh vực trọng điểm)
- Thủ công nghiệp: Gốm, dệt, rèn, mộc nhuộm, đan lát
- Thương nghiệp: thương gia cho vay lãi, tiền tệ (vàng, bạc, đồng)
1.5. trình độ tổ chức, quản lý xã hội
Gồm 4 giai tầng cơ bản (hình thành trên cơ sở của thần linh đạo Bà La Môn):
- Tầng lớp tăng lữ (những người truyền bá đạo Bà La Môn)
- Binh sĩ và quý tộc
- Thương nhân và thợ thủ công, nông dân
- Tầng lớp nô lệ: đông nhưng không có tiếng nói, bị gọi là động vật biết nói
Bộ Luật MANU: bảo vệ tài sản, chế độ đẳng cấp và chế độ gia trưởng phụ
quyền của giai cấp thống trị.
2. Thành tựu văn minh

14
2.1. Chữ viết (quan trọng)

Loại chữ Đặc điểm cơ bản


Chữ đồ hoạ (chữ con dấu) - Số lượng các con dấu: Hơn 3000 con
dấu với 22 dấu cơ bản.
- Nguyên tắc: Viết từ phải sang trái.
- Dùng để đóng trên các kiện hàng để xác
nhận hàng hóa và chỉ rõ xuất xứ của
những hàng hóa đó.
Chữ Kharosthi - Chữ ngoại lai.
- Đã được sử dụng như văn tự chính thức.
Chữ Brami - Được ghi trên đá.
- Đường nét cơ bản của loại chữ này bao
gồm các cột đứng và các đường nằm
ngang để tạo thành các ký tự, nét ngắn,
đã hoàn thiện, tính nghệ thuật đã được
đảm bảo.
Chữ Đêvanagari => Sanskrit - Chữ bản địa.
(Chữ Phạn) - Đã hoàn thiện về hình thức và thẩm mỹ.
- Được sử dụng rộng rãi và chính thức.

2.2. Văn học (quan trọng)


- Rất phát triển
- Gồm 2 bộ phận quan trọng: Veda và Sử thi
2.2.1. Veda
- Veda (Kinh Vệ Đà)
- Veda: hiểu biết
- Kinh thánh của đạo Bàlamôn
- Ra đời TK15 TCN - TK 10 TCN
- Kinh Veda:
+ Rích Vêđa (quan trọng nhất vì đây là tập có số lượng bài thơ
lớn nhất, là tập ra đời sớm nhất, đề cập đến các vị thần quan
trọng nhất, thần sấm sét Indra, thần lửa Agni): Bài cúng, cầu
nguyện (tình hình người Arya tràn vào Ấn Độ, tình hình tan rã chế
độ thị tộc, tình hình cư dân đấu tranh với thiên nhiên
+ Xama Vêđa: Ca vịnh, thần chú
+ Yagiua veda: Nghi thức tôn giáo

15
+ Atascva Veda: Kiến thức xã hội: chế độ đẳng cấp, hành quân, chữa
bệnh, đánh bạc, tình yêu
*Ngoài 4 tập kể trên được biết bằng thơ, bộ kinh veda còn có 1 bộ
phận các tác phẩm viết bằng văn xuôi. Nội dung phản ánh các nghi
lễ cúng tế của đạo Bà La Môn
-> Chỉ có giá trị về tôn giáo, ít có giá trị về văn chương
2.2.2. Sử thi
- Mahabharata (tên 1 dòng họ giàu có và quyền lực ở ÂĐ):
“Cuộc nội chiến của dòng họ Bharata”
+ Soạn giả: Viasa
+ Độ dài - Bố cục:
● 220000 câu
● 18 chương + 1 chương bổ sung tài liệu
+ Nội dung chính: Cuộc nội chiến của dòng họ Bharata
+ Đánh giá:
● Sử thi dài nhất thế giới
● Đại bách khoa toàn thư
+ Ý nghĩa:
● Phản ánh lịch sử ÂĐ cổ đại
● Thể hiện tinh thần nhân văn
● Vai trò quan trọng trong Triết học và tôn giáo
ÂĐ
- Ramayana (tên của 1 hoàng tử ở ÂĐ): “Những cuộc du hành
của Rama”
+ Soạn giả: Vanmiki
+ Độ dài - Bố cục
● 48000 câu thơ đôi
● 7 chương (Chương I, VII: thêm vào sau)
+ Nội dung chính: Cuộc tình giữa hoàng tử Rama và người vợ Sita
+ Đánh giá:
● Sách “gối đầu giường” của người ÂĐ
+ Ý nghĩa:
● Phản ánh sự phát triển của xã hội loài người Arya
● Thể hiện tài năng, trí tưởng tượng tuyệt vời và ước mơ cao đẹp của
người ÂĐ
2.4. KHTN
2.4.1. Thiên văn học

16
- Biết Trái Đất và Mặt trăng hình cầu (ca0 hơn so với Ai Cập cổ đại trước
đây)
- Biết phân biệt các hành tinh: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ
- Đặc biệt:
+ Tổng kết những hiểu biết về thiên văn học trong Siddhantas - một
tác phẩm thiên văn học sớm nhất thế giới
2.4.2. Toán học
- Phát minh ra 10 chữ số tự nhiên
- Tính được một cách chính xác số pi là 3,1416
- Đưa ra những khái niệm cơ bản về hình học và lượng giác
- Biết tính diện tích:
+ Hình vuông
+ Hình CN
+ Hình tam giác
+ Hình đa giác
- Biết quan hệ giữa các cạnh trong 1 tam giác vuông
2.4.3.Vật lí học
- Nêu ra thuyết nguyên tử (ông Canada, đạo Jain)
- Biết được sức hút của Trái Đất (Siddhantas)
- Máy bay được phát minh vào thời sử thi Ramayana và Mahabharata
- Vimana - thiết bị bay 3 tầng có thể di chuyển từ nơi này sang nơi khác
2.4.4. Y học
- Thế kỉ VI - V: biết mô tả các dây gân, chấp xương sọ, cắt màng mắt, mổ
bụng lấy thai, lấy sỏi thận
- Sushruta: tài giỏi cắt màng mắt
- Người Ấn Độ biết chế thuốc tê cho cho bệnh nhân uống để khỏi đau
- Người Ấn Độ còn nhiều hiểu biết về các môn Hóa học, Sinh học, Nông
học
=> Phục cụ đắc lực cho các lĩnh vực khoa học khác và các nghề thủ công:
nhuộm, luyện thuốc, thuộc da
2.4.4. Vật lý học
2.4.5. Hóa học
2.4.6. Sinh học
2.5. Tôn giáo (cực kì quan trọng)
- Sự ra đời của các tôn giáo của Ấn Độ: có vẽ trong tập
2.5.1. Đạo Bà La Môn
- Thiên kỉ I TCN

17
+ Sự phát triển xã hội có giai cấp
+ Sự không bình đẳng về giai cấp
+ Tín ngưỡng dân gian
=> Không có người sáng lập, không có tổ chức giáo hội chặt chẽ
- Là tôn giáo đa thần (tam vị nhất thể):
+ Thần Brama (sáng tạo thế giới)
+ Thần Siva (hủy diệt)
+ Thần Visnu (bảo tồn)
- Ngoài ra còn sùng bái động vật: voi, khỉ, bò
- Giáo lý đạo Bà La Môn:
+ Thuyết luân hồi: Linh hồn thuộc về Brama, luân hồi trong nhiều
kiếp sinh vật
=> Phải giữ đúng luật lệ tôn giáo: Đầu thai người cao quý; ngược lại thì
làm súc vật
- Do sự phân hóa giai cấp, sự phân công nghề nghiệp, sự phân biệt chủng
tộc
- Có 4 đẳng cấp:
+ Brama (Balamon): tăng lữ
+ Ksatory: binh sĩ
+ Vasisy: nông dân, thợ thủ công
+ Sudra: nô lệ

- Phật giáo (ngôi sao đỏ chót): Giữa thiên niên kỉ I TCN: Balamon suy
thoái, đạo Phật xuất hiện
2.5.2. Đạo Hindu (Ấn Độ giáo)
- Thế kỉ VII, Đạo Phật suy yếu
- Đạo Balamon phục hưng
- Đạo Hindu (Ấn Độ giáo): có tổ chức giáo hội chặt chẽ
- Đối tượng sùng bái: Thần Brama, Thần Siva, Thần Visnu
- Yếu tố mới của Hindu (Ấn Độ giáo) so với Balamon:
+ Thần Brama: 4 đầu => nhìn thấu mọi nơi
+ Thần Siva: có mắt thứ 3 trên trán, sáng tạo ra linga - yoni
● Vợ của Siva: nữ thần Kali (Pác-va-ti)
● Con trai của Siva: Ganexa
+ Thần Visnu: 10 lần giáng trần
- Một số loài động vật cũng là đối tượng sùng bái của đạo này: trong đó
phải kể đến khỉ và bò

18
- Giáo lí: THUYẾT LUÂN HỒI
=> Linh hồn đầu thai nhiều lần, sướng hay khổ đều do việc làm từ kiếp
trước (Quả báo - karma)


- kinh thánh của đạo Hindu có 6 tập:
1. Vêđa
2. Ramayana
3. Mahabharata
- tục lệ phân chia đẳng cấp
+ Đẳng cấp mới: JATI
+ Tẩy uế bằng nước tiểu bò
- Hindu giáo là tôn giáo chủ yếu ở Ấn Độ
- Khoảng 84% dân số Ấn Độ theo đạo Hindu
- Ở VN, một số bộ phận đồng bào Chăm cũng là tín đồ của đạo Hindu
2.5.3. Phật Giáo
1. Nguyên nhân ra đời (nguồn gốc hình thành tôn giáo)
- Thời gian: Giữa thiên kỷ 1 TCN (cổ đại)
- Địa điểm: chân núi Himalaya (nước Capilavaxtu)
- Đặc điểm: thuộc dòng tư tưởng chống Balamon
- Nguyên nhân ra đời:
+ Tiền đề kinh tế (ĐÂY LÀ CƠ SỞ ĐỂ PHẬT GIÁO RA ĐỜI - TÔN
GIÁO HƯỚNG ĐẾN SỰ CÔNG BẰNG, BÁC ÁI)
Dùng công cụ lao động bằng SẮT → Năng suất cao → Của
cải nhiều → Xã hội phân hóa → Dân bị phá sản, biến thành
nô lệ hoặc ăn xin.
+ Tiền đề xã hội
(SƠ ĐỒ)
=> LÀ CƠ SỞ ĐỂ THÚC ĐẨY PHẬT GIÁO RA ĐỜI
=> nguyên nhân Phật giáo ra đời
- kinh tế: nghèo khổ
- Xã hội: đẳng cấp khắc nghiệt
- nhân dân lao động căm ghét Balamon, yêu cầu dòng tư tưởng mới công
bằng và bình đẳng
2. Giáo lý cơ bản (nội dung học thuyết)
- Tiểu sử người sáng lập (Tóm tắt)
+ Người sáng lập Đạo Phật: Siddharta Gautama (Thích Ca
Mâu Ni: trong đó Thích Ca là bộ tộc của ngài, hay còn gọi
ông là Bụt)
+ Tóm lược:

19
● Thời thơ ấu:
- Hoàng hậu Maya nằm mộng và mang thai
- Thái tử ra đời từ hông bên phải của Hoàng hậu, vừa ra đời đã biết đi biết
nói
- Tuổi thơ êm đềm, đầy đủ vì là con vua
- Thái tử ưu tư, buồn phiền, vì sinh ra được 7 ngày thì Hoàng hậu Maya
qua đời
● Tuổi trưởng thành
- 16 tuổi: Kết hôn với Da - du - đà - la
- 29 tuổi xuất gia
- 4 cuộc gặp gỡ:
+ Cuộc gặp 1: gặp người già
+ cuộc gặp 2: gặp người bị bệnh nặng gần chết
+ Cuộc gặp 3: gặp 1 người đã chết đang được mang đi mai táng
+ Cuộc gặp 4: gặp 1 tu sĩ có dáng vẻ siêu việt và thoát tục -> là cơ duyên để
thái tử theo con đường xuất gia đi tu.
● Tu tập & đắc đạo
- 6 năm: tu tập khổ hạnh
- 35 tuổi: giác ngộ (Phật/ Bụt)
- 45 năm thuyết pháp
- Phật tịch (486 TCN)
- Học thuyết cơ bản (Giáo lý)
+ Về nhân sinh quan: quan điểm nhận thức của Phật giáo về đời
sống của con người
● Thuyết Tứ thánh đế
- Khổ đế: chân lý về NỖI KHỔ
● Sinh
● Lão
● Bệnh
● Tử
● Gần kẻ mình không ưa
● Xa người mình yêu
● Cầu mà không được
● Giữ lấy ngũ uẩn (5 yếu tố cấu thành nên con người: sắc (vật
chất tạo thành thân thể), thụ (cảm giác), tưởng (quan niệm).
thức (nhận thức), hành (hành động))

20
- Tập đế: chân lý NGUYÊN NHÂN của nỗi khổ
● Luân hồi
● Nghiệp
● Ham muốn
- Diệt đế: chân lý về CHẤM DỨT nỗi khổ
● Cắt đứt luân hồi
● Tạo Nghiệp ít
● Ham muốn
- Đạo đế: chân lý về CON ĐƯỜNG diệt khổ
● Bát chính đạo (8 con đường đúng đắn)
- Chính kiến: tín ngưỡng đúng đắn
- chính tư duy (suy nghĩ đúng đắn)
- Chính ngữ (Nói năng đúng đắn)
- Chính nghiệp (Hành động đúng đắn)
- Chính mệnh (Sống đúng đắn)
- Chính tịnh tiến (mơ ước điều đúng đắn)
- Chính niệm (nhớ nhung đúng đắn)
- Chính định (tập trung suy nghĩ điều đúng đắn)
● Ngũ giới:
- Không sát sinh
- Không trộm cắp
- Không tà dâm
- Không nói đối
- Không uống rượu
+ Về thế giới quan: quan điểm nhận thức của Phật giáo về vũ trụ và
thế giới
● Thuyết duyên khởi
“Các pháp đều do nhân duyên mà có”
- “Đạo Pháp” = Nghiệp (Karma) + Luân hồi (Samsara)
- Hiện tại là “hệ quả” của kiếp trước và là “nguyên
nhân” của kiếp sau
- Nhân duyên (nguyên nhân):
+ Nhân: nguyên nhân chủ yếu
+ Duyên: nguyên nhân phụ
● Thuyết vô tạo giả
- Không có vị thần tối cao nào tạo ra vũ trụ

21
- Đức Phật chỉ là NGƯỜI giảng dạy con đường đưa
đến giác ngộ
- Đạo Phật >< Balamon
● Vô ngã
- Không có thực thể vật chất tồn tại một cách cố định.
● Vô thường
- Mọi sự vật đều trong quá trình sinh ra, biến đổi, tiêu
diệt.
*Về thế giới quan, tuy là ban đầu chủ trương vô thần, những
chung quy vẫn là duy tâm chủ quan (là hướng về con
người).
- Ý nghĩa xã hội
+ Không quan tâm đẳng cấp (xuất thân của mỗi người không phải là
điều kiện cứu vớt): mọi người đều bình đẳng.
+ Giáo lý: hướng thiện
● Từ bỏ ham muốn
● Tránh điều ác
● Làm điều thiện
3. Quá trình phát triển (quá trình Phật giáo từ tôn giáo địa phương trở
thành tôn giáo thế giới)
- 4 cuộc Đại hội Phật giáo

ĐẠI HỘI THỜI GIAN ĐỊA NỘI DUNG KẾT QUẢ


PHẬT GIÁO ĐIỂM
3 đại hội đầu TK V-III TCN Magada - Soạn thảo quy chế Truyền bá Phật giáo sang: Sri
tiên (Ấn Độ) và giáo lý (Kinh Lanka, Myanmar, Thailand.
tạng, Luật tạng & → Phật giáo được truyền sang
Luận tạng) các nước láng giềng ở phía Nam
- Chấn chỉnh tổ ẤN Độ (trường phái tôn giáo đc
chức truyền sang phía Nam của ÂĐ
còn đc gọi là Nam Tông)
Đại hội thứ 4 Năm 100 SCN Cusan - Thông qua giáo lý Truyền bá Phật giáo sang Trung
(Ấn Độ) cải cách. Á và Trung Quốc.
- Hình thành phái → Đạo Phật được phổ biến tại
Phật giáo Đại các quốc gia láng giềng nằm
Thừa phía Bắc ÂĐ nên đc gọi là
trường phái Bắc Tông

22
- Đạo Jain (Giai-nơ)
- Đạo Sikh (Xích)
-

LỊCH THI GIỮA KÌ (27/05/2023)

- 30% tổng số điểm


- Hình thức: đề mở, tài liệu giấy
- Thời gian: 60 phút
- 2 câu, mỗi câu 5đ
- câu 1: lý thuyết các nền văn minh, học đến đâu thi đến đó
- câu 2: liên hệ kiến thức thực tế

23

You might also like