Trưởng bộ phận phục trách dụng cụ và tạp vụ

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

I.

Trưởng bộ phận phụ trách dụng cụ và tạp vụ:


* Bộ phận này bao gồm : Trưởng bộ phận phụ trách dụng cụ, tạp vụ bếp>Giám
sát (trợ lý)>Tổ trưởng tổ tạp vụ>Nhân viên tạp vụ.
Trưởng tạp vụ bếp:
Là người chịu trách nhiệm cho toàn bộ vệ sinh trong khu vực bếp, quản lý, giám
sát, phân công các vị trí công việc cho trợ, nhân viên tạp vụ đảm bảo vệ sinh,
dụng cụ trong toàn khu vực.
Trợ lý / Giám sát:
-Là người chịu trách nhiệm trực tiếp với Trưởng tạp vụ, làm việc dưới sự chỉ đạo
và điều hành của Trưởng tạp vụ, hỗ trợ Trưởng tạp vụ trong việc giám sát, phân
công công việc cho các bộ phận thấp hơn.
Tổ trưởng
- Tổ chức cung ứng, bảo quản, kiểm tra tình hình sử dụng trang thiết bị, dụng cụ
nhà bếp
- Liên hệ với các bộ phận để cung ứng trang thiết bị, dụng cụ kịp thời
- Chi đạo nhân viên vệ sinh khu vực trong và ngoài nhà bếp
- Bồi dưỡng, đào tạo nhân viên
- Tổ chức cung ứng, bảo quản, kiểm tra tình hình sử dụng trang thiết bị, dụng cụ
nhà bếp
- Định kỳ kiểm kê trang thiết bị dụng cụ
- Đưa ra kế hoạch mua sắm trang thiết bị, dụng cụ.
- Kiểm tra, giám sát quá trình làm việc của nhân viên
II.Nhân viên tạp vụ:
1. Nhân viên tạp vụ là gì:
- Những người làm công tác vệ sinh, chịu trách nhiệm về không gian sạch sẽ,
thơm tho và gọn gàng được gọi chung với thuật ngữ Tạp vụ. Nhân viên Tạp vụ
trong nhà hàng chịu sự quản lý của Trưởng bộ phận Tạp vụ hoặc Trưởng ca và
thực hiện toàn bộ công việc liên quan đến vệ sinh chung của nhà hàng. Để làm
tốt công việc này, bạn phải rèn luyện tính cẩn thận, khéo léo và tỉ mỉ.
2. Nhiệm vụ tạp vụ trong bộ phận bếp:
- Nhân viên tạp vụ bếp phải làm những công việc như là: Dọn những đồ dùng
không còn sử dụng trong bếp, lau chùi sạch sẽ và, gọn gàng, ngăn nắp.
- Thực hiện vệ sinh tủ lạnh, tẩy những mảng bám ở bếp ga dính lại. Khử trùng
và tẩy các loại mùi, lau các dụng cụ như lò nướng, và lò vi sóng, nồi cơm điện…
- Họ có thể dùng hóa chất và sử dụng nó một cách chuyên dụng tẩy sạch các vết
ố ở bồn rửa bát. Vệ sinh sạch sẽ các cặn thức ăn tồn đọng trong căn bếp và,
rau, củ thừa và loại bỏ chúng.
- Đồng thời kiểm tra các thiết bị còn hoạt động hay còn giá trị sử dụng hay không
Rửa chén bát, xoong nồi, chảo, đũa, thìa, dĩa, cốc chén, …
- Hỗ trợ đầu bếp, phụ bếp sơ chế đồ ăn, thức ăn.
- Dọn dẹp bàn ghế, khu vực ăn của nhà máy, trường học, nhà hàng khách sạn.
III. Thủ kho:
1. Thủ kho là gì:
-Thủ kho là người đảm nhận trách nhiệm quản lý hàng trong kho, bao gồm tình
trạng, số lượng của tất cả hàng hóa trong kho cũng như nắm được tất cả các
công đoạn từ lúc hàng được chuyển vào kho, xuất hàng ra khỏi kho và thống kê
tồn kho.
2. Vai trò:
-Mọi công ty, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ đều có nhu cần quản lý và cân
đối các nguyên vật liệu cần thiết, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được diễn
ra trơn tru, hiệu quả, vậy nên vai trò của thủ kho là vô cùng quan trọng. Cũng vì
thế mà tất cả các lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt là lĩnh vực logistics hay quản lý
chuỗi cũng ứng đều rất cần các nhân viên thủ kho có nghiệp vụ và kỹ năng tốt.
3. Nhiệm vụ, công việc chính vủa thủ kho:
- Thủ kho là một vị trí khá phức tạp với nhiều công việc cần thực hiện hàng ngày,
đòi hỏi nhân sự của ngành này cần thông thạo kỹ năng cứng và các nghiệp vụ
cần thiết, nhạy bén với công nghệ, thành thạo tin học văn phòng và biết sử dụng
các phần mềm quản lý hiện đại, cẩn thận, tỉ mỉ, trung thực,... cùng nhiều kỹ năng
mềm khác.
- Công việc của thu kho cũng rất đa dạng như thực hiện các thủ tục xuất nhập
hàng hóa, sắp xếp hàng hóa trong kho, theo dõi tình trạng hàng tồn, quản lý hồ
sơ và quản lý hàng hóa. Và cụ thể từng công việc sẽ có những nhiệm vụ như
sau:
- Thực hiện các thủ tục xuất nhập hàng hóa:
+ Nắm bắt chính xác số lượng hàng hóa xuất, nhập kho.
+ Thực hiện việc nhập và xuất hàng hóa.
+ Xác nhận các yêu cầu xuất hàng, chứng từ giao hàng là hợp lệ và lưu chuyển
các hồ sơ này cho các bộ phận khác theo quy định.
+ Ghi phiếu nhập kho, phiếu xuất kho.
+ Nắm được số lượng hàng tồn và đối chiếu với định mức tồn kho tối thiểu.
- Theo dõi hàng tồn kho tối thiểu:
+ Đảm bảo định mức tồn kho tối thiểu của tất cả các loại hàng hóa trong kho.
+ Đề xuất với các cấp quản lý cao hơn thay đổi định mức tồn kho tối thiểu khi
cần thiết nếu xuất hiện sự biến động bất thường trong việc xuất/ nhập hàng.
+ Theo dõi sát sao mức tồn kho hàng ngày.
- Đặt hàng cho kho:
+ Giám sát, đốc thúc hoạt động nhập, mua hàng.
+ Lập phiếu mua hàng hoặc đơn hàng nhập khẩu theo định kỳ của công ty.
- Sắp xếp hàng hóa:
+ Nắm được sơ đồ kho và cập nhật khi có sự thay đổi.
+ Sắp xếp hàng hóa khoa học, hợp lý, thuận tiện cho công tác kiểm kê và vận
chuyển.
+ Giám sát quy trình nhập hàng vào kho, đảm bảo hàng được đặt đúng vị trí.
+ Đảm bảo hàng hóa không bị hư hỏng, xây xát hay rơi vỡ trong quá trình đưa
vào và bảo quản trong kho.
- Đảm bảo tiêu chuẩn hàng hóa:
+ Đảm bảo hàng hóa trong kho được sắp xếp theo đúng yêu cầu và quy định
của công ty.
+ GIữ vệ sinh kho.
+ Quản lý theo nguyên tắc FIFO (nhập trước xuất trước) với các loại hàng hóa
dễ hư hỏng.
- Thực hiện đúng quy định về phòng cháy chữa cháy và các quy định về an toàn
trong kho:
+ Tuyệt đối đảm bảo quy tắc phòng cháy chữa cháy trong kho hàng.
+ Kiểm kê hàng hóa định kỳ để đảm bảo không có hàng bị hư hỏng, gãy đổ.

You might also like