Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

CÂU HỎI ÔN TẬP SINH 11 – GĐ5

Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí
sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Cho các dấu hiệu sau:
(1) Con bò tăng khối lượng từ 50 kg đến 100 kg
(2) Con gà trống mọc mào.
(3) Con gà mái đẻ trứng.
(4) Con rắn tăng chiều dài cơ thể thêm 20 cm.
Số dấu hiệu biểu hiện sự sinh trưởng của động vật là
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.
Câu 2. Tuổi sinh lí là gì?
A. Là thời gian sinh vật sinh ra cho đến khi có khả năng sinh sản.
B. Là tuổi thọ của loài sống theo lí thuyết được tính từ khi sinh ra cho đến khi chết vì già.
C. Là tuổi thọ trung bình của tất cả các cá thể trong quần thể của loài đó.
D. Là tuổi thọ thực tế của loài đó trong tự nhiên tính từ khi sinh ra cho đến khi chết đi.
Câu 3. Trình tự các giai đoạn trong vòng đời của bướm lần lượt là
A. trứng → sâu bướm → kén → bướm trưởng thành.
B. trứng → kén → sâu bướm → bướm trưởng thành.
C. sâu bướm → kén → bướm trưởng thành → trứng.
D. kén → sâu bướm → bướm trưởng thành → trứng.
Câu 4. Hormone nào dưới đây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật có xương sống?
A. Estrogen. B. Ecdysteroid. C. PTTH. D. Juvenile.
Câu 5. Sinh trưởng thứ cấp ở thực vật hai lá mầm do sự hoạt động của mô phân sinh nào dưới đây?
A. Mô phân sinh đỉnh rễ. B. Mô phân sinh lóng.
C. Mô phân sinh đỉnh chồi ngọn. D. Mô phân sinh bên.
Câu 6. Đặc điểm nào dưới đây không đúng khi nói về các pha phát triển ở thực vật?
A. Pha phát triển phôi bắt đầu từ khi hợp tử hình thành đến khi xuất hiện khả năng tạo cơ quan sinh sản.
B. Pha trưởng thành bắt đầu từ khi xuất hiện cơ quan sinh sản đến khi thụ tinh.
C. Ở thực vật có hoa, pha sinh sản bắt đầu từ khi thụ tinh cho đến khi hình thành hạt.
D. Pha già tính từ khi hình thành hạt, hình thành quả cho đến khi cây già và chết đi.
Câu 7. Loài động vật nào dưới đây phát triển qua biến thái hoàn toàn?
A. Rết. B. Chim bồ câu. C. Chó. D. Ruồi.
Câu 8. Vai trò của auxin đối với thực vật?
A. Gây rụng lá, hoa, quả. B. Kích thích phân chia tế bào.
C. Ức chế sự nảy mầm của hạt. D. Kích thích quá trình chín của quả.
Câu 9. Trong các loài thực vật dưới đây, loài nào có hình thức sinh sản vô tính?
A. Cây hoa hồng, cây xoài, cây lá bỏng, cây khoai lang.
B. Cây hoa hồng, cây thanh long, cây lúa, cây tre.
C. Cây lá bỏng, cây vạn niên thanh, cây khoai lang, cây mía.
D. Cây thanh long, cây vạn niên thanh, cây tre, cây cà chua.
Câu 10. Phát biểu nào dưới đây đúng khi nói về sinh sản ở sinh vật?
A. Sinh sản là quá trình sinh vật tạo ra những cơ quan, bộ phận mới thay thế cho những cơ quan, bộ
phận bị tổn thương.
B. Sinh sản là quá trình sinh vật tạo ra các cá thể mới mang đặc điểm đặc trưng cho loài, đảm bảo sự
phát triển liên tục của loài.
C. Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản trong đó cá thể mới được tạo thành do có sự kết hợp giữa
giao tử đực và giao tử cái.
D. Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản trong đó cá thể mới được tạo thành không có sự kết hợp
giữa giao tử đực và giao tử cái.
Câu 11. Hormone nào dưới đây có tác dụng kích thích quá trình trao đổi chất và ảnh hưởng đến hoạt động,
chức năng của hệ thần kinh?
A. Juvenile. B. GH. C. Thyroxine. D. Estrogen.
Câu 12. Nhân tố nào dưới đây có vai trò quyết định tuổi thọ của sinh vật?
A. Di truyền. B. Nhiệt độ. C. Dinh dưỡng. D. Ánh sáng.
Câu 13. Dấu hiệu nào dưới đây thể hiện quá trình sinh trưởng ở cây dưa chuột?
A. Cây bắt đầu ra hoa. B. Cây bắt đầu ra quả.
C. Sau một thời gian cây tăng thêm 15 cm. D. Cây bắt đầu nảy mầm.
Câu 14. Hình thức sinh sản nào dưới đây không phải là ứng dụng của sinh sản vô tính?
A. Nuôi cấy mô, tế bào. B. Giâm cành.
C. Chiết cành. D. Gieo hạt.
Câu 15. Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu không đúng khi nói về sinh trưởng thứ cấp ở
thực vật?
(1). Sinh trưởng thứ cấp là sự sinh trưởng được khởi đầu bằng sự phân chia của các tế bào mô phân sinh
đỉnh.
(2). Sinh trưởng thứ cấp làm tăng chiều dài của thân và rễ, có ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm.
(3). Sinh trưởng thứ cấp ở thực vật hai lá mầm có sự tham gia của mô phân sinh bên.
(4). Sinh trưởng thứ cấp ở thực vật là sự sinh trưởng theo chiều ngang, giúp tăng đường kính của thân và rễ.
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.
Câu 16. Trong dân gian, ông cha ta thường dùng đất đèn để ủ hoa quả nhanh chín. Ứng dụng của hiện tượng
này do trong đất đèn chứa hormone ức chế sinh trưởng. Hormone đó chứa
A. Ethylene. B. Abscisic acid. C. Floregen. D. Gibberellin.
Câu 17. Quá trình chuyển tiếp giữa giai đoạn trẻ em sang người trưởng thành hay dậy thì là quá trình
A. sinh sản. B. sinh trưởng. C. phát triển. D. cảm ứng.
Câu 18. Quan sát bảng bên: Tương quan các chất điều hòa sinh trưởng BAP và NAA trong điều tiết các quá
trình phát sinh hình thái ở cây lan Hoàng thảo in vitro. Khi tương quan nồng độ hormone như thế nào thì
kích thích tạo rễ?
A. BAP = 4 NAA.
Nồng độ hormone trong Trung bình số Trung bình số rễ
B. BAP > NAA.
môi trường chồi tạo thành tạo thành
C. BAP = NAA.
(Chồi/ mẫu) (rễ/mẫu)
D. BAP < NAA. BAP NAA
0,5 0 1,25 0
2,0 0,5 3,0 0
0 0,5 0 1
Phần II. Câu trắc nghiệm
đúng sai. Thí sinh trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đáp
án đúng hoặc sai.
Câu 1. Tương quan giữa GA/AAB điều tiết sinh lí của hạt được phát biểu như sau. Mỗi phát biểu dưới đây
là đúng hay sai?
a. Trong hạt khô, GA và AAB đạt trị số ngang nhau.
b. Trong hạt nảy mầm, AAB đạt trị lớn hơn GA.
c. Trong hạt khô, GA đạt trị số cực đại, AAB rất thấp. Trong hạt nảy mầm GA tăng nhanh, giảm xuống
rất mạnh; còn AAB đạt trị số cực đại.
d. Trong hạt khô, GA rất thấp, AAB đạt trị số cực đại. Trong hạt nảy mầm GA tăng nhanh, đạt trị số
cực đại còn AAB giảm xuống rất mạnh.
Câu 2. Trong các phát biểu về phát triển ở động vật qua biến thái hoàn toàn dưới đây, mỗi phát biểu là đúng
hay sai?
b. Con non mới nở hoặc mới sinh ra có hình thái, cấu tạo và sinh lí rất khác con trưởng thành.
a. Các loài động vật phát triển qua biến thái hoàn toàn gồm: Bướm, tằm, chuột, rết, bọ ngựa.
c. Con non mới nở hoặc mới sinh ra cần trải qua nhiều lần lột xác mới biến đổi thành con trưởng
thành.
d. Hình thức phát triển qua biến thái hoàn toàn chỉ gặp ở côn trùng.
Câu 3. Nhằm điều khiển tốc độ sinh trưởng và phát triển của vật nuôi, con người đã thực hiện nhiều biện
pháp. Mỗi biện pháp dưới đây là đúng hay sai?
a. Cho vật nuôi ăn các sản phẩm giàu protein, ít chất xơ.
b. Sử dụng salbutamol liều lượng cao trong chăn nuôi giúp tăng năng suất vật nuôi.
c. Chọn lọc và cải tạo giống vật nuôi phù hợp với nhu cầu sử dụng của con người.
d. Vệ sinh chuồng trại, tiêm vaccine phòng bệnh cho vật nuôi.
Câu 4. Cho nhận định về juvenile như sau. Mỗi nhận định dưới đây là đúng hay sai?
a. Juvenile là sản phẩm của tuyến trước ngực.
b. Juvenile nồng độ cao gây lột xác ở sâu bướm.
c. Nơi sản xuất của juvenile là thể allata.
d. Juvenile kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.
Phần III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6
Câu 1. Trong số các biện pháp dưới đây, có bao nhiêu biện pháp giúp nâng cao tầm vóc, thể lực của con
người?
(1) Chế độ dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển
(2) Tập thể dục thể thao thường xuyên, phù hợp.
(3) Bổ sung các loại thực phẩm chức năng chứa hàm lượng GH cao.
(4) Tiêm vaccine phòng bệnh.
Câu 2. Quá trình phát triển ở thực vật có hoa gồm mấy pha?
Câu 3. Trong các loài động vật: ve sầu, ruồi, châu chấu, bướm, tằm, gà, chó. Có bao nhiêu loài phát triển
không qua biến thái?
Câu 4. Quá trình sinh trưởng và phát triển ở bướm ngày được chia làm mấy giai đoạn?
Câu 5. Cho các loài thực vật: cây cà phê, vừng, đậu tương, hành, cà rốt, cà chua, cây lúa. Trong số các loài
đó, có bao nhiêu loài là cây ngày ngắn?
Câu 6. Có bao nhiêu phát biểu dưới đây không đúng khi nói về lứa tuổi dậy thì?
(1) Dậy thì là giai đoạn có sự thay đổi lớn cả về thể chất, tâm lí và sinh lí.
(2) Độ tuổi dậy thì không phụ thuộc vào yếu tố di truyền, tình trạng bệnh lí, cân nặng.
(3) Độ tuổi dậy thì chịu nhiều ảnh hưởng của yếu tố môi trường ( dinh dưỡng, vận động,…).
(4) Lứa tuổi dậy thì nên tránh xa chất kích thích vì chúng có hại cho sức khỏe.
Phần IV. Tự luận
Câu 1. Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp ở thực vật?
Câu 2. Kể tên một số biện pháp giúp nâng cao năng suất trong chăn nuôi?
Câu 3. Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài đến quá trình phát triển ở thực vật có hoa?
Câu 4. Trình bày các dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng và phát triển ở sinh vật?
Câu 5. Tương ứng với mỗi sự thay đổi ở lứa tuổi dậy thì, em cần làm gì để bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh
thần của bản thân?

You might also like