Ôn-thi-Địa-10-GĐ-2-GV

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

Câu 1.

Môn Địa lí liên quan chặt chẽ với


A. bản đồ, lược đồ, sơ đồ, bảng số liệu.
B. bản đồ, lược đồ, sơ đồ, bảng thông tin.
C. bản đồ, Atlat địa lí, sơ đồ, bảng số liệu.
D. bản đồ, lược đồ, Atlat, bảng số liệu.
Câu 2. Nhóm nghề nghiệp liên quan đến địa lí các ngành kinh tế là
A. dân số học, đô thị học.
B. khí hậu học, địa chất.
C. môi trường, tài nguyên.
D. nông nghiệp, du lịch.
Câu 3. Kiến thức về địa lí tự nhiên không định hướng ngành nghề nào sau đây?
A. Quản lí đất đai.
B. Quản lí xã hội.
C. Kĩ sư nông nghiệp.
D. Bảo vệ môi trường.
Câu 4. Kiến thức về địa lí tổng hợp không định hướng ngành nghề nào sau đây?
A. Điều tra địa chất.
B. Quản lí đất đai.
C. Kĩ sư trắc địa.
D. Quản lí xã hội.
Câu 5. Môn Địa lí không có vai trò nào sau đây?
A. Giúp chúng ta thích nghi được với những thay đổi đang diễn ra.
B. Góp phần hình thành phẩm chất và năng lực địa lí cho người học.
C. Cung cấp kiến thức cơ bản về môi trường sống xung quanh ta.
D. Định hướng nghề nghiệp, đào tạo các ngành không gian vũ trụ.
Câu 6. Kiến thức địa lí kinh tế - xã hội định hướng nhóm ngành nghề nào sau đây?
A. Dịch vụ, khí hậu học.
B. Du lịch, địa chất học.
C. Thương mại, tài chính.
D. Kĩ sư trắc địa, bản đồ.
Câu 7. Môn Địa lí được học ở
A. tất cả các cấp học phổ thông. C. cấp tiểu học, trung học cơ sở.
B. cấp trung học, chuyển nghiệp. D. tất cả các môn học ở tiểu học
Câu 8. Môn Địa lí không có đặc điểm nào sau đây?
A. Môn Địa lí có tính tích hợp. C. Bao gồm ba mạch địa lí chính.
B. Chuyên nghiên cứu về trái đất. D. Là nhóm môn khoa học xã hội.
Câu 9. Nhóm nghề nghiệp liên quan đến địa lí dân cư là
A. khí hậu học, địa chất. B. nông nghiệp, du lịch. C. môi trường, tài nguyên. D. dân số học, đô thị học.
Câu 10. So với các môn học khác, môn Địa lí có điểm khác biệt nào sau đây?
A. Được học ở tất cả các cấp học. C. Địa lí mang tính chất tổng hợp.
B. Mang tính độc lập và khác biệt. D. Chỉ được học ở trung học cơ sở.
Câu 11. Địa lí học gồm có
A. bản đồ học và kinh tế - xã hội. C. kinh tế - xã hội và địa lí tự nhiên
B. địa lí tự nhiên và bản đồ học. D. kinh tế đô thị và địa chất học.
Câu 12. Đối với xã hội hiện nay, môn Địa lí có vai trò nào sau đây?
A. Góp phần hình thành phẩm chất, năng lực chuyên biệt về xã hội.
B. Định hướng nghề nghiệp, đào tạo các ngành không gian vũ trụ.
C. Cung cấp kiến thức cơ bản về tự nhiên, toán học và ngoại ngữ.
D. Giúp chúng ta thích nghi được với những thay đổi đang diễn ra.
Câu 13. Biểu hiện nào sau đây không thể hiện tính tích hợp của môn Địa lí?
A. Lồng ghép nội dung giáo dục môi trường và biển đảo.
B. Chỉ vận dụng kiến thức môn học để làm sáng tỏ địa lí.
C. Tích hợp giữa tự nhiên, dân cư với xã hội và kinh tế.
D. Kết hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực (sử, hóa, sinh,…).
Câu 14. Môn Địa lí ở trường phổ thông bắt nguồn từ
A. khoa học trái đất. B. khoa học địa lí. C. khoa học xã hội. D. khoa học vũ trụ.
Câu 15. Ở cấp Trung học phổ thông môn Địa lí thuộc nhóm môn nào sau đây?
A. Kinh tế vĩ mô. B. Xã hội học. C. Khoa học xã hội. D. Khoa học tự nhiên.
Câu 16. Ứng dụng nổi bật nhất của GPS là
A. định vị.
B. định tính.
C. định lượng.
D. định luật.
Câu 17. Các nhà máy điện thường được biểu hiện bằng phương pháp
A. bản đồ - biểu đồ.
B. đường chuyển động.
C. kí hiệu.
D. chấm điểm.
Câu 18. Hướng gió thường được biểu hiện bằng phương pháp
A. kí hiệu.
B. bản đồ - biểu đồ.
C. chấm điểm.
D. đường chuyển động.
Câu 19. Các mỏ khoáng sản thường được biểu hiện bằng phương pháp
A. kí hiệu.
B. đường chuyển động.
C. chấm điểm.
D. bản đồ - biểu đồ.
Câu 20. Phương pháp đường chuyển động dùng để thể hiện các đối tượng
A. phân bố theo những điểm cụ thể. C. tập trung thành vùng rộng lớn.
B. di chuyển theo các hướng bất kì. D. phân bố, phân tán, lẻ tẻ, rời rạc.
Câu 21. Ưu điểm lớn nhất của GPS là
A. GPS hoạt động trong mọi địa hình, nhiều ở nước phát triển, mất rất ít phí sử dụng
B. GPS hoạt động trong mọi địa hình, mọi nơi trên Trái Đất, mất nhiều phí sử dụng.
C. GPS hoạt động trong mọi thời tiết, mạnh nhất trên đất liền, không mất phí sử dụng.
D. GPS hoạt động trong mọi thời tiết, mọi nơi trên Trái Đất, không mất phí sử dụng.
Câu 22. GPS do quốc gia nào sau đây xây dựng, vận hành và quản lí?
A. Liên bang Nga.
B. Trung Quốc.
C. Hoa Kì.
D. Nhật Bản.
Câu 23. Thiết bị nào sau đây bay quanh Trái Đất và phát tín hiệu có thông tin xuống Trái Đất?
A. Vệ tinh nhân tạo.
B. Trạm hàng không.
C. Các loại ngôi sao.
D. Vệ tinh tự nhiên.
Câu 24. Nhận định nào sau đây không đúng với bản đồ số?
A. Mất nhiều chi phí lưu trữ. C. Là một tập hợp có tổ chức.
B. Lưu trữ các dữ liệu bản đồ. D. Rất thuận lợi trong sử dụng.
Câu 25. Các đô thị thường được biểu hiện bằng phương pháp
A. bản đồ - biểu đồ. B. đường chuyển động. C. kí hiệu. D. chấm điểm.
Câu 26. Phương pháp đường chuyển động không thể hiện được
A. tốc độ di chyển đối tượng. C. khối lượng của đối tượng.
B. chất lượng của đối tượng. D. hướng di chyển đối tượng.
Câu 27. Dòng biển thường được biểu hiện bằng phương pháp
A. kí hiệu. B. đường chuyển động. C. chấm điểm. D. bản đồ - biểu đồ.
Câu 28. Sự vận chuyển hành khách thường được biểu hiện bằng phương pháp
A. chấm điểm. B. đường chuyển động. C. kí hiệu. D. bản đồ - biểu đồ.
Câu 29. Luồng di dân thường được biểu hiện bằng phương pháp
A. đường chuyển động. B. chấm điểm. C. kí hiệu. D. bản đồ - biểu đồ.
Câu 30. Sự vận chuyển hàng hoá thường được biểu hiện bằng phương pháp
A. kí hiệu. B. đường chuyển động. C. chấm điểm. D. bản đồ - biểu đồ.
Câu 31. Các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời là
A. Trái Đất, Hoả tinh, Thuỷ tinh, Kim tinh.
B. Hoả tinh, Trái Đất, Kim tinh, Thuỷ tinh.
C. Kim tinh, Trái Đất, Hoả tinh, Thuỷ tinh.
D. Thuỷ tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hoả tinh.
Câu 32. Hành tinh nào sau đây có số vệ tinh nhiều nhất?
A. Thổ tinh. B. Mộc tinh. C. Kim tinh. D. Hoả tinh.
Câu 33. Thành phần nào sau đây chiếm thể tích và khối lượng lớn nhất Trái Đất?
A. Lớp vỏ lục địa. B. Nhân Trái Đất. C. Lớp Manti. D. Lớp vỏ đại Dương.
Câu 34. Theo thuyết kiến tạo mảng, thạch quyển gồm có
A. đất, nước và không khí. B. đại dương, lục địa và núi. C. một số mảng kiến tạo.D. các loại đá nhất định.
Câu 35. Những vật liệu cấu tạo nên vỏ Trái Đất là
A. khoáng vật và đá. B. khoáng vật và đất. C. khoáng sản và đất. D. khoáng sản và đá.
Câu 36. Loại đá nào sau đây thuộc nhóm đá mac-ma?
A. Đá Sét. B. Đá Hoa. C. Đá gơ-nai., D. Đá ba-dan.
Câu 37. Mảng kiến tạo không phải là
A. những bộ phận lớn của đáy đại dương.
B. luôn luôn đứng yên không di chuyển.
C. chìm sâu mà nổi ở phần trên lớp Manti.
D. bộ phận lục địa nổi trên bề mặt Trái Đất.
Câu 38. Ở vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo không bao giờ là
A. những vùng ổn định của vỏ Trái Đất.
B. có nhiều hoạt động núi lửa, động đất.
C. có xảy ra các loại hoạt động kiến tạo.
D. có những sống núi ngầm ở đại dương.
Câu 39. Các loại đá nào sau đây chiếm phần lớn của vỏ Trái Đất?
A. Đá trầm tích và đá biến chất. C. Đá mac-ma và đá trầm tích.
B. Đá ban da và đá trầm tích D. Đá mac-ma và đá biến chất.
Câu 40. Hành tinh duy nhất trong Hệ Mặt Trời có thời gian tự quay quanh trục lớn hơn quanh Mặt Trời là
A. Kim tinh. B. Thuỷ tinh. C. Mộc tinh. D. Hoả tinh.
Câu 41. Loại đá nào sau đây thuộc nhóm đá mac-ma?
A. Đá Hoa. B. Đá vôi. C. Đá gra-nit. D. Đá Sét.
Câu 42. Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm tầng đá trầm tích?
A. Do vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành.
B. Phân bố thành một lớp liên tục theo bắc-nam.
C. Là tầng nằm trên cùng trong lớp vỏ Trái Đất.
D. Có nơi rất mỏng, nơi dày tới khoảng 15km.
Câu 43. Nhận định nào dưới đây đúng với đặc điểm của tầng đá trầm tích?
A. Phân bố thành một lớp liên tục từ tây sang đông.
B. Do các vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành.
C. Là tầng nằm dưới cùng trong lớp vỏ Trái Đất.
D. Có độ dày rất lớn, có nơi độ dày đạt tới 50km.
Câu 44. Sự hoạt động của các dòng đối lưu vật chất nóng chảy trong lòng Trái Đất là nguyên nhân khiến
cho
A. các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên lớp nhân.
B. các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên lớp Manti.
C. các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên vỏ lục địa.
D. các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển trượt lên bề mặt nhau.
Câu 45. Vỏ Trái Đất và phần trên của lớp Manti được cấu tạo bởi các loại đá khác nhau, còn được gọi là
A. khí quyển. B. thạch quyển. C. thủy quyển. D. sinh quyển.
Câu 46. Nơi nào sau đây trong năm luôn có thời gian ngày và đêm dài bằng nhau?
A. Vòng cực. B. Xích đạo. C. Chí tuyến. D. Cực.
Câu 47. Hiện tượng nào sau đây là hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất?
A. Chuyển động các vật thể bị lệch hướng. C. Thời tiết các mùa trong năm khác nhau.
B. Sự luân phiên ngày đêm trên Trái Đất. D. Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày.
Câu 48. Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất không phải là nguyên nhân chính gây nên hiện
tượng
A. giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày. C. sự luân phiên ngày đêm trên Trái Đất.
B. khác nhau giữa các mùa trong một năm. D. lệch hướng chuyển động của các vật thể.
Câu 49. Hiện tượng nào sau đây là hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất?
A. Chuyển động biểu kiến năm của Mặt Trời.
B. Các mùa trong năm có khí hậu khác nhau.
C. Ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.
D. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể.
Câu 50. Trên Trái Đất có ngày và đêm là nhờ vào
A. Trái Đất hình khối cầu tự quay quanh trục và được Mặt Trời chiếu sáng.
B. Trái Đất được chiếu sáng toàn bộ và có hình khối cầu tự quay quanh trục.
C. Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng và luôn tự quay xung quanh Mặt Trời.
D. Trái Đất hình khối cầu quay quanh Mặt Trời và được Mặt Trời chiếu sáng.
Câu 51. Về mùa hạ, ở các địa điểm trên bán cầu Bắc luôn có
A. toàn ngày hoặc đêm. B. đêm dài hơn ngày. C. ngày đêm bằng nhau. D. ngày dài hơn đêm.
Câu 52. Mùa đông ở các nước theo dương lịch tại bán cầu Bắc được tính từ ngày
A. 22/6. B. 23/9. C. 21/3. D. 22/12.
Câu 53. Về mùa đông, ở các địa điểm trên bán cầu Bắc luôn có
A. ngày đêm bằng nhau. B. đêm dài hơn ngày. C. ngày dài hơn đêm. D. toàn ngày hoặc đêm.
Câu 54. Mùa đông ở các nước theo dương lịch tại bán cầu Nam được tính từ ngày
A. 22/12. B. 21/3. C. 22/6. D. 23/9.
Câu 55. Nơi nào sau đây trong năm có một ngày luôn là toàn ngày?
A. Chí tuyến Nam. B. Vòng cực. C. Chí tuyến Bắc. D. Xích đạo.
Câu 56. Nơi nào sau đây trong năm có một ngày luôn là toàn đêm?
A. Chí tuyến Nam. B. Chí tuyến Bắc. C. Vòng cực. D. Xích đạo.
Câu 57. Khu vực nào sau đây trong năm có từ một ngày đến sáu tháng luôn là toàn ngày?
A. Từ vòng cực đến cực. C. Từ chí tuyến đến vòng cực.
B. Từ cực đến chí tuyến. D. Từ Xích đạo đến chí tuyến.
Câu 58. Nơi nào sau đây trong năm có sáu tháng luôn là toàn đêm?
A. Cực. B. Vòng cực. C. Chí tuyến. D. Xích đạo.
Câu 59. Nơi nào sau đây trong năm có sáu tháng luôn là toàn ngày?
A. Vòng cực. B. Chí tuyến. C. Cực. D. Xích đạo.
Câu 60. Khu vực nào sau đây trong năm có từ một ngày đến sáu tháng luôn là toàn đêm?
A. Từ vòng cực đến cực. C. Từ chí tuyến đến vòng cực.
B. Từ cực đến chí tuyến. D. Từ Xích đạo đến chí tuyến.
Câu 61. Nhận định nào dưới đây đúng với đặc điểm của tầng đá trầm tích?
A. Là tầng nằm dưới cùng trong lớp vỏ Trái Đất.
B. Do các vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành.
C. Có độ dày rất lớn, có nơi độ dày đạt tới 50km.
D. Phân bố thành một lớp liên tục từ tây sang đông.
Câu 62. Các lớp đá bị đứt gãy trong điều kiện vận động kiến tạo theo phương
A. đứng ở vùng đá cứng. B. ngang ở vùng đá mềm. C. ngang ở vùng đá cứng.D. đứng ở vùng đá mềm.
Câu 63. Vỏ Trái Đất và phần trên của lớp Manti được cấu tạo bởi các loại đá khác nhau, còn được gọi là
A. thủy quyển. B. sinh quyển. C. khí quyển. D. thạch quyển.
Câu 64. Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là
A. năng lượng của bức xạ Mặt Trời. C. năng lượng ở trong lòng Trái Đất.
B. năng lượng từ các vụ nổ thiên thể. D. năng lượng do con người gây ra.
Câu 65. Sự hoạt động của các dòng đối lưu vật chất nóng chảy trong lòng Trái Đất là nguyên nhân khiến
cho
A. các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên lớp nhân.
B. các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên vỏ lục địa.
C. các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên lớp Manti.
D. các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển trượt lên bề mặt nhau.
Câu 66. Địa luỹ thường được sinh ra trong điều kiện các lớp đá
A. xô lệch. B. trồi lên. C. sụt xuống. D. uốn nếp.
Câu 67. Lực phát sinh từ bên trong Trái Đất được gọi là
A. nội lực. B. ngoại lực. C. lực hấp dẫn. D. lực Côriôlit.
Câu 68. Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất không dẫn đến hiện tượng nào sau đây?
A. Nâng lên, hạ xuống. B. Biển tiến và biển thoái. C. Bão, lụt và hạn hán. D. Uốn nếp hoặc đứt gãy.
Câu 69. Theo thứ tự từ dưới lên, các tầng đá ở lớp vỏ Trái Đất lần lượt là
A. tầng badan, tầng đá trầm tích, tầng granit. C. tầng đá trầm tích, tầng granit, tầng badan.
B. tầng granit, Tầng đá trầm tích, tầng badan. D. tầng badan, tầng granit, tầng đá trầm tích.
Câu 70. Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm tầng đá trầm tích?
A. Phân bố thành một lớp liên tục theo bắc-nam.
B. Là tầng nằm trên cùng trong lớp vỏ Trái Đất.
C. Do vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành.
D. Có nơi rất mỏng, nơi dày tới khoảng 15km.
Câu 71. Địa hào thường được sinh ra trong điều kiện các lớp đá
A. uốn nếp. B. xô lệch. C. sụt xuống. D. trồi lên.
Câu 72. Đặc điểm của vận động theo phương thẳng đứng là
A. xảy ra rất chậm trên một diện tích nhỏ. C. xảy ra rất chậm trên một diện tích lớn.
B. xảy ra rất nhanh trên một diện tích nhỏ. D. xảy ra rất nhanh trên một diện tích lớn.
Câu 73. Biểu hiện rõ rệt nhất của vận động theo phương thẳng đứng là
A. sự nâng cao địa hình ở các vùng núi được uốn nếp.
B. sự mở rộng của các đồng bằng hạ lưu các sông lớn.
C. các thiên tai ở vùng biển xảy ra thường xuyên hơn.
D. sự thay đổi mực nước biển, đại dương ở nhiều nơi.
Câu 74. Nguyên nhân của hiện tượng biển tiến, biển thoái là do
A. tác động của hải lưu chạy ven bờ. C. vận động nâng lên và hạ xuống.
B. biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra. D. ảnh hưởng của địa hình ven biển.
Câu 75. Hiện tượng đứt gãy không phải là nguyên nhân hình thành dạng địa hình nào sau đây?
A. Thung lũng. B. Địa hào. C. Nếp uốn. D. Hẻm vực.
Câu 76. Phong hóa lí học là
A. việc giữ nguyên đá và không làm biến đổi thành phần khóang vật và hóa học.
B. sự phá huỷ đá thành các khối vụn mà không làm biến đổi thành phần hóa học.
C. việc giữ nguyên đá, nhưng làm biến đổi màu sắc, thành phần, tính chất hóa học.
D. sự phá huỷ đá thành các khối vụn; làm biến đổi màu sắc, thành phần hóa học.
Câu 77. Các địa hình nào sau đây không phải là kết quả của quá trình bóc mòn?
A. Địa hình xâm thực, địa hình thổi mòn. C. Địa hình xâm thực, địa hình băng tích.
B. Địa hình thổi mòn, địa hình bồi tụ. D. Địa hình thổi mòn, địa hình khoét mòn.
Câu 78. Địa hình nào sau đây không do sóng biển tạo nên?
A. Vách biển. B. Bậc thềm sóng vỗ. C. Hàm ếch sóng vỗ. D. Rãnh nông.
Câu 79. Kết quả của phong hóa lí học là
A. đá bị nứt vỡ thành tảng và bị biến đổi màu sắc.
B. tính chất hóa học của đá, khóang vật biến đổi.
C. đá bị nứt vỡ thành từng tảng nhỏ và mảnh vụn.
D. tạo thành lớp vỏ phong hóa ở bề mặt Trái Đất.
Câu 80. Châu thổ sông là kết quả trực tiếp của quá trình
A. vận chuyển. B. phong hóa. C. bóc mòn. D. bồi tụ.
Câu 81. Phong hóa hóa học là
A. sự phá huỷ đá thành các khối vụn; làm biến đổi màu sắc, thành phần hóa học.
B. sự phá huỷ đá thành các khối vụn mà không làm biến đổi thành phần hóa học.
C. việc giữ nguyên đá và không làm biến đổi thành phần khóang vật và hóa học.
D. việc giữ nguyên đá, nhưng làm biến đổi màu sắc, thành phần, tính chất hóa học.
Câu 82. Phong hóa sinh học chủ yếu do
A. sự thay đổi của nhiệt độ, sự đóng băng của nước.
B. tác động của sinh vật như vi khuẩn, nấm, rễ cây.
C. các hợp chất hoà tan trong nước, khí, axit hữu cơ.
D. tác động của hoạt động sản xuất và của sinh vật.
Câu 83. Địa hình nào sau đây do quá trình bồi tụ tạo nên?
A. Bãi bồi ven sông. B. Các rãnh nông. C. Hàm ếch sóng vỗ. D. Thung lũng sông.
Câu 84. Phong hóa lí học chủ yếu do
A. tác động của sinh vật như vi khuẩn, nấm, rễ cây.
B. sự thay đổi của nhiệt độ, sự đóng băng của nước.
C. các hợp chất hoà tan trong nước, khí, axit hữu cơ.
D. tác động của hoạt động sản xuất và của sinh vật.
Câu 85. Phong hóa hóa học chủ yếu do
A. các hợp chất hoà tan trong nước, khí, axit hữu cơ.
B. tác động của hoạt động sản xuất và của sinh vật.
C. tác động của sinh vật như vi khuẩn, nấm, rễ cây.
D. sự thay đổi của nhiệt độ, sự đóng băng của nước.
Câu 86. Phong hóa sinh học là
A. sự phá huỷ đá thành các khối vụn mà không làm biến đổi thành phần hóa học.
B. sự phá huỷ đá thành các khối vụn; làm biến đổi màu sắc, thành phần hóa học.
C. việc giữ nguyên đá, nhưng làm biến đổi màu sắc, thành phần, tính chất hóa học.
D. việc giữ nguyên đá và không làm biến đổi thành phần khóang vật và hóa học.
Câu 87. Địa hình băng tích là kết quả trực tiếp của quá trình
A. phong hóa. B. bồi tụ. C. bóc mòn. D. vận chuyển.
Câu 88. Các doi ven biển là kết quả trực tiếp của quá trình
A. bồi tụ. B. vận chuyển. C. phong hóa. D. bóc mòn.
Câu 89. Các cồn cát ven biển là kết quả trực tiếp của quá trình
A. bóc mòn. B. vận chuyển. C. bồi tụ. D. phong hóa.
Câu 90. Thung lũng sông là kết quả trực tiếp của quá trình
A. vận chuyển. B. phong hóa. C. bồi tụ. D. bóc mòn.
Câu 91. Phát biểu nào sau đây không đúng với frông?
A. Hai bên khác biệt về nhiệt độ. C. Là nơi có nhiễu loạn thời tiết.
B. Có frông nóng và frông lạnh. D. Hướng gió hai bên giống nhau.
Câu 92. Thứ tự từ xích đạo về cực là các khối khí
A. Xích đạo, cực, ôn đới, chí tuyến. C. Xích đạo, ôn đới, chí tuyến, cực.
B. Xích đạo, chí tuyến, ôn đới, cực. D. Xích đạo, chí tuyến, cực, ôn đới.
Câu 93. Frông địa cực (FA) là mặt ngăn cách giữa hai khối khí
A. xích đạo và chí tuyến. B. chí tuyến và ôn đới. C. ôn đới và cực. D. cực và xích đạo.
Câu 94. Phát biểu nào sau đây không đúng với vai trò của khí quyển?
A. Rất quan trọng cho phát triển sinh vật.
B. Luôn chịu ảnh hưởng của Mặt Trời.
C. Là lớp không khí bao quanh Trái Đất.
D. Giới hạn phía trên đến dưới lớp ôdôn.
Câu 95. Khối khí nào sau đây không phân biệt thành kiểu lục địa và kiểu hải dương?
A. Cực. B. Chí tuyến. C. Xích đạo. D. Ôn đới.
Câu 96. Trên Trái Đất không có khối khí nào sau đây?
A. Ôn đới lục địa. B. Xích đạo lục địa. C. Cực lục địa. D. Chí tuyến lục địa.
Câu 97. Frông ôn đới (FP) là mặt ngăn cách giữa hai khối khí
A. xích đạo và chí tuyến. B. cực và xích đạo. C. chí tuyến và ôn đới. D. ôn đới và cực.
Câu 98. Frông là mặt ngăn cách giữa hai
A. tầng khí quyển khác biệt nhau về tính chất.
B. khu vực cao áp khác biệt nhau về trị số áp.
C. khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lí.
D. dòng biển nóng và lạnh ngược hướng nhau.
Câu 99. Phát biểu nào sau đây không đúng với các khối khí?
A. Khối khí ở đại dương khác với khối khí ở trên lục địa.
B. Tính chất của các khối khí luôn ổn định khi di chuyển.
C. Các khối khí ở vĩ độ khác nhau có tính chất khác nhau.
D. Nguồn nhiệt ẩm quy định tính chất của các khối khí.
Câu 100. Dải hội tụ nhiệt đới được hình thành ở nơi tiếp xúc của hai khối khí
A. đều là nóng ẩm, có hướng gió ngược nhau.
B. cùng hướng gió và cùng tính chất lạnh khô.
C. có tính chất lạnh ẩm và hướng ngược nhau.
D. có tính chất vật lí và hướng khác biệt nhau.
Câu 101. Phát biểu nào sau đây không đúng về tính chất của các khối khí?
A. Khối khí xích đạo nóng ẩm. C. Khối khí chí tuyến rất nóng.
B. Khối khí ôn đới lạnh khô. D. Khối khí cực rất lạnh.
Câu 102. Giữa hai khối khí nào sau đây không tạo thành frông rõ nét?
A. cực và xích đạo. B. chí tuyến và ôn đới. C. ôn đới và cực. D. xích đạo và chí tuyến.
Câu 103. Nguồn bức xạ từ Mặt Trời đến Trái Đất phân bố lớn nhất ở
A. các tầng khí quyển hấp thụ. C. phản hồi vào không gian.
B. bề mặt Trái Đất hấp thụ. D. phản hồi của băng tuyết.
Câu 104. Dải hội tụ nhiệt đới được tạo thành ở khu vực
A. xích đạo. B. ôn đới. C. chí tuyến. D. cực.
Câu 105. Không khí ở tầng đối lưu bị đốt nóng chủ yếu do nhiệt của
A. lớp vỏ Trái Đất. B. lớp man ti trên. C. bức xạ mặt đất. D. bức xạ mặt trời.

You might also like