Do an Thep-nguyen Ngoc Duong-20210825

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 42

Nhà thép tiền chế

PHẦN II. THIẾT KẾ NHÀ THÉP TIỀN CHẾ

1. ĐỀ BÀI

Thiết kế khung điển hình nhà công nghiệp một tầng, một nhịp, có cầu trục. Các số liệu
thiết kế như sau:

 Nhịp khung: L = 21 m (khoảng cách hai tim cột).


 Bước khung: B = 7 m; chiều dài nhà: 13B = 91 m.
 Cầu trục chế độ làm việc trung bình, sức trục: Q = 100 kN, móc mềm.
 Cao trình đỉnh ray: Hr = 9 m.
 Chiều cao dầm cầu trục: hdct = 0.7 m.
 Chiều cao ray: hr = 0.15 m.
 Bề rộng cửa trời: Lct = 4 m.
 Chiều cao cửa trời: Hct = 2 m.
 Độ dốc mái: i = 10 %.
 Mái lợp tôn dày 0.55 mm.
 Kết cấu bao che: tường tôn.
 Vùng gió: IIA.
 Dạng địa hình: B.
 Thép sử dụng để thiết kế CCT34.
 Que hàn N42 hoặc tương đương, hàn tự động.
 Cấp bền bê tông móng: B20.
2. NHIỆM VỤ THIẾT KẾ
2.1. Thuyết minh tính toán
 Thành lập sơ đồ kết cấu: xác định kích thước khung ngang, lập mặt bằng lưới cột, bố trí
hệ giằng cột, giằng mái.
 Xác định tải trọng tác dụng lên khung ngang: tải trọng mái, tải trọng gió, tải trọng cầu
trục.
 Tính nội lực khung ngang, vẽ biểu đồ nội lực M, N, V cho từng trường hợp tải trọng. Lập
bảng tổ hợp nội lực.
 Thiết kế cột và dầm mái.
 Thiết kế các chi tiết: chân cột, vai cột, liên kết dầm mái với cột, liên kết đỉnh khung.
2.2. Bản vẽ
 Sơ đồ khung ngang.
 Hệ giằng mái, giằng cột.
 Cột khung, các mặt cắt và chi tiết cột.
 Dầm mái, các mặt cắt và chi tiết của dầm mái.
3. THIẾT KẾ
3.1. Tiêu chuẩn áp dụng
 TCVN 2737:1995 - Tải trọng và tác động - Tiêu chuẩn thiết kế.
 TCVN 5575:2012 - Thiết kế kết cấu thép - Tiêu chuẩn thiết kế.

BMKCCT Trang 21
Nhà thép tiền chế

3.2. Sơ đồ khung ngang

Kết cấu chính của khung điển hình (ngang) là cột và dầm mái. Cột có nhiệm vụ chuyển
tải trọng từ cầu trục và kết cấu mái xuống móng. Với khung có cầu trục, để đảm bảo độ cứng
theo phương ngang, liên kết giữa cột với móng là liên kết ngàm, liên kết giữa cột với dầm mái là
liên kết cứng. Cột có thể là cột đặc hoặc cột rỗng. Tiết diện cột có thể thay đổi hoặc không đổi
theo chiều dài cột. Do tải trọng cầu trục và nhịp của khung khá nhỏ (100 kN và 21 m) và để đơn
giản trong quá trình tính toán, lắp dựng, tác giả chọn tiết diện cột dạng chữ I tổ hợp, không đổi
theo chiều dài cột. Dầm mái có nhiệm vụ gánh đỡ tải trọng trên mái và truyền vào cột. Với sơ đồ
tính như vừa chọn, cùng với đặc điểm tải trọng của khung ngang nên mô men trong dầm mái tại
vị trí nút khung lớn hơn mô men tại các vị trí giữa nhịp và đỉnh khung. Vì vậy để kinh tế, tác giả
chọn dầm mái tiết diện chữ I tổ hợp, tiết diện giảm dần từ nút khung đến đỉnh khung.

Cửa trời có tác dụng thông gió, bố trí ở đỉnh khung và chạy dọc theo nhà. Cửa trời không
bố trí tại hai khung đầu hồi.

3.2.1.Kích thước theo phương đứng


 Chiều dài cột dưới: Hd = Hr - (hdct + hr) + H3

Trong đó: Hr = 9 m: cao trình đỉnh ray.

hdct = 0.7 m: chiều cao dầm cầu trục.

hr = 0.15 m: chiều cao ray.

H3 = 0: phần cột chôn dưới cao trình nền.

Vậy: Hd = 9 - (0.7 +0.15) = 8.15 m

 Chiều dài cột trên: Htr = hdct + hr + K1 + s

Trong đó: K1 = 1.9 m: khoảng cách từ đỉnh ray đến điểm cao nhất của xe con (tra
catalo cầu trục).

s = 0.5 m: khoảng cách an toàn từ điểm cao nhất của xe con đến dầm
mái.

Vậy: Htr = 0.7 + 0.15 + 1.9 + 0.5 = 3.25 m

 Tổng chiều dài của cột là: H = Hd + Htr = 8.15 + 3.25 = 11.4 m

BMKCCT Trang 22
Nhà thép tiền chế

10
1

Sơ đồ khung ngang

3.2.2.Kích thước theo phương ngang

Xác định kích thước khung ngang là việc sơ bộ các tiết diện cột, dầm mái, cấu kiện cửa
mái ... sao cho phù hợp với nhịp nhà, bước khung, nhịp cầu trục, tải trọng mái, tải trọng cầu trục
và đảm bảo công năng sử dụng của nhà xưởng. Việc lựa chọn này chỉ là định hướng ban đầu để
làm cơ sở cho việc tính toán các bước tiếp theo. Thông thường, để chọn được tiết diện tối ưu,
công việc này sẽ phải thực hiện lại nhiều lần. Đó là bản chất của việc thiết kế.

3.2.2.1.Tiết diện cột

Hình dạng tiết diện cột

BMKCCT Trang 23
Nhà thép tiền chế

1 1 1 1
 Chiều cao tiết diện cột: h= 15
÷ 10 H= 15
÷ 10 x 11.4=(0.76÷1.14) m

Chọn h = 0.75 m

 Bề rộng tiết diện cột: b = (0.3  0.5) h = (0.3  0.5) x 0.75 = (0.225  0.375) m
1 1 1 1
và b= ÷ H= ÷ x 11.4=(0.38÷0.57) m
30 20 30 20

Chọn b = 0.3 m

 Bề dày bản bụng nên chọn vào khoảng (1/100  1/70) h và để đảm bảo điều kiện chống
gỉ không nên chọn bé hơn 6 mm.
1 1 1 1
tw = 100
÷ 70
h= 100
÷ 70
x 0.75=(0.008 ÷0.011) m

Chọn tw = 0.01 m
1 1 1 1
 Bề dày bản cánh: tf = 35
÷ 28
b= 35
÷ 28
x 0.3=(0.086 ÷0.011) m

Chọn tf = 0.02 m

Vậy tiết diện cột là: I-750x300x10x20

 Kiểm tra khoảng cách an toàn từ ray cầu trục đến mép trong của cột

1
Z= (L-h-S )
2
Trong đó: L = 21 m: nhịp của nhà, khoảng cách 2 tim cột

h = 0.75 m: chiều cao của cột

S = 19.5 m: nhịp của cầu trục, khoảng cách giữa hai tim ray

Thay số vào ta được: Z = 0.375 m > B1 = 0.26 m, khoảng cách từ trục ray đến mép cầu
trục. Thỏa điều kiện vận hành cầu trục.

3.2.2.2.Tiết diện dầm mái

BMKCCT Trang 24
Nhà thép tiền chế

a. Tiết diện tại nút khung b. Tiết diện tại đỉnh khung

Hình dạng tiết diện dầm mái


1 1
 Chiều cao tiết diện tại nút dầm mái liên kết với cột: h1 > 40 L= 40
x 21=0.525 m

Chọn h1 = 0.75 m, thông thường nên chọn bằng với chiều cao cột

 Chiều cao tiết diện tại đỉnh khung chọn h2 = 0.4 m. Vậy chiều cao của dầm mái giảm dần
từ 0.75 m (tại nút khung) xuống 0.4 m (tại đỉnh khung)
1 1 1 1
 Bề rộng tiết diện: b= ÷ h1 = ÷ x 0.7=(0.14÷0.35) m
5 2 5 2

Chọn b = 0.3 m

 Bề dày bản bụng nên chọn vào khoảng (1/100  1/70) h và để đảm bảo điều kiện chống
gỉ không nên chọn bé hơn 6 mm.
1 1 1 1
tw = 100
÷ 70
h= 100
÷ 70
x 0.7=(0.007 ÷0.01) m

Chọn tw = 0.01 m
1 1
 Bề dày bản cánh: tf > 30
b= 30
x 0.3=0.01 m

Chọn tf = 0.016 m

Tiết diện dầm mái tại nút khung là I-750x300x10x16

Tiết diện dầm mái tại đỉnh khung là I-400x300x10x16

Tiết diện dầm mái có thể ghi là I-(750~400)x300x10x16

3.2.2.3.Tiết diện vai cột

BMKCCT Trang 25
Nhà thép tiền chế

Vai cột có nhiệm vụ chịu tải trọng từ cầu trục và truyền tải trọng này vào cột. Đối với cột
giật bậc thì vai cột thường nằm trong chiều cao cột dưới và có thêm nhiệm vụ chịu phản lực của
cánh trong cột trên. Với cột có tiết diện không đổi (đồ án này) vai cột như một dầm công xôn tiết
diện chữ I liên kết vào cánh trong của cột. Tiết diện vai cột phụ thuộc vào tải trọng cầu trục,
bước khung và nhịp của dầm vai (khoảng cách từ điểm đặt lực tập trung, Dmax/Dmin, đến mép
trong của vai cột).

L-S 21-19.5
 Khoảng cách từ trục định vị đến trục ray của cầu trục: λ= = =0.75 m
2 2
h 0.75
 Chiều dài vai cột: Lv =  - + 0.15 =0.75 - +0.15 = 0.525 m
2 2

Trong công thức trên: h là chiều cao cột, 0.15 là khoảng cách từ trục ray đến mép ngoài
cùng của vai cột.

 Chọn chiều cao dầm vai tại điểm đặt lực Dmax là 0.3 m.
 Chọn chiều cao dầm vai tại vị trí ngàm với cánh trong của cột là 0.45 m.
 Chọn bề rộng tiết diện vai cột là 0.3 m.
 Chọn bề dày bản bụng vai cột là 0.008 m.
 Chọn bề dày bản cánh vai cột là 0.012 m.

Tiết diện dầm vai là I-(450~300)x300x8x12

Các thông số cơ bản tại vai cột

3.2.2.4.Tiết diện các cấu kiện của cửa trời

Như đã đề cập, cửa trời có tác dụng thông gió cho nhà xưởng. Kích thước cửa trời phụ
thuộc vào yêu cầu thông thoáng của nhà. Thông thường, bề rộng cửa trời trong khoảng (1/8 
1/4) nhịp nhà và chiều cao cửa trời bằng 1/2 bề rộng. Theo đề bài, bề rộng cửa trời 4 m, chiều
cao cửa trời là 2 m. Cột và dầm mái cửa trời tiết diện chữ I với các thông số như sau:

BMKCCT Trang 26
Nhà thép tiền chế

 Chiều cao cột và dầm mái cửa trời là 0.2 m.


 Bề rộng bản cánh cột và dầm mái cửa trời là 0.1 m.
 Bề dày bản bụng của cột và dầm mái cửa trời là 0.008 m.
 Bề dày bản cánh của cột và dầm mái cửa trời là 0.01 m.

Tiết diện dầm, cột cửa trời là: I-200x100x8x10

3.3.Hệ giằng

Đối với các công trình bằng thép, do vật liệu có cường độ cao nên tiết diện thường nhỏ,
độ mảnh lớn. Vì vậy, hệ giằng là một bộ phận rất quan trọng trong nhà thép tiền chế. Các tác
dụng của hệ giằng như sau:

 Đảm bảo sự bất biến hình và độ cứng không gian cho kết kết chịu lực.
 Chịu các tải trọng tác dụng theo phương dọc nhà, vuông góc với mặt phẳng khung như
gió thổi lên tường đầu hồi, lực hãm cầu trục, động đất...và truyền tải trọng này xuống
móng.
 Bảo đảm ổn định (hay giảm chiều dài tính toán ngoài mặt phẳng) cho cột, dầm mái.
 Tạo điều kiện thuận lợi, an toàn cho việc thi công, lắp dựng.

Hệ thống giằng của nhà có thể được chia thành hai nhóm: hệ giằng cột và hệ giằng mái.

3.3.1.Hệ giằng cột

Hệ giằng cột đảm bảo độ cứng dọc nhà và ổn định cho cột. Do khung được tính theo
phương ngang nhà nên độ cứng dọc nhà rất bé, có thể xem cột liên kết khớp với móng.Vì vậy
muốn cả khối nhà đứng vững cần phải cấu tạo một miếng cứng bất biến hình để các cột khác tựa
vào. Thường các thanh (cáp) giằng chéo nối hai cột giữa nhà hoặc giữa hai khe nhiệt độ để tạo
thành miếng cứng. Ngoài ra ở đầu hồi, đầu khối nhiệt độ cũng bố trí hệ giằng để truyền tải trọng
gió theo phương dọc nhà hoặc lực hãm dọc nhà của cầu trục nhanh chóng xuống móng. Góc
nghiêng giữa các thanh giằng với phương ngang hợp lý từ 35 đến 550, vì vậy khi cột cao phải
chia ra nhiều khoảng và dùng thanh chống phụ. Các thanh chống phụ này phải có độ mảnh  ≤
200. Ngoài hệ thanh (cáp) giằng dạng chữ X còn có hệ giằng dạng cổng. Kiểu giằng dạng cổng
thường được sử dụng khi cần làm lối đi thông qua.

BMKCCT Trang 27
Nhà thép tiền chế

Hệ thanh giằng dạng chữ X Hệ giằng dạng cổng

Các loại giằng cột

Khi bố trí hệ giằng cột không được vượt quá các kích thước giới hạn sau: khoảng cách từ
đầu hồi đến hệ giằng gần nhất không lớn hơn 75 m, khoảng cách hệ giằng trong một khối nhiệt
độ không lớn hơn 50 m (Mục 11.1.2, TCVN 5575:2012)

Với các số liệu của đồ án, bố trí hệ giằng cột với các thanh chéo 25 và thanh chống dọc
2C20.

Hệ giằng cột

3.3.2.Hệ giằng mái

Hệ giằng mái được bố trí ở hai đầu hồi và ở chỗ có hệ giằng cột. Hệ giằng mái bao gồm
các thanh giằng chéo và thanh chống, trong đó yêu cầu cấu tạo thanh chống có độ mảnh max ≤
200. Thanh giằng chéo làm từ thép tròn tiết diện 25, thanh chống chọn 2C20. Theo chiều cao
tiết diện dầm mái, giằng mái bố trí lệch lên phía trên (để giữ ổn định cho dầm mái, khi chịu tải

BMKCCT Trang 28
Nhà thép tiền chế

bình thường cánh trên của dầm mái chịu nén). Khi khung chịu tải gió, cánh dưới của dầm mái
chịu nén nên phải gia cường bằng các thanh chống xà gồ (liên kết lên xà gồ), cứ cách một xà gồ
bố trí một thanh chống. Tiết diện thanh chống chọn L50x5, điểm liên kết với xà gồ cách tim dầm
mái khoảng 680 mm. Ngoài ra bố trí thanh chống dọc đỉnh khung tiết diện 2C20 tạo điều kiện
thuận lợi khi thi công lắp ghép.

Hệ giằng mái

Chi tiết thanh chống xà gồ

3.4. Tải trọng tác dụng lên khung


3.4.1.Tải trọng thường xuyên
3.4.1.1.Tải trọng lên dầm mái, dầm mái cửa trời

BMKCCT Trang 29
Nhà thép tiền chế

Tải trọng phân bố trên mái bao gồm tôn, hệ giằng mái, xà gồ mái, cửa trời: gtc = 0.15
kN/m2 mặt bằng mái. Trong thực tế, dầm mái có thể chịu các tải trọng khác như: tải trọng hệ
thống cơ, điện, lạnh, lớp cách nhiệt .. Tuy nhiên, đồ án không xét các tải trọng này.

 Tải trọng tiêu chuẩn phân bố lên dầm mái: qtc


g
= gtc B = 0.15 x 7 = 1.05 kN/m
 Tải trọng tính toán phân bố lên dầm mái: qttg = ng qtc
g
=1.05 x 1.05 = 1.103 kN/m

Trong công thức trên ng là hệ số độ tin cậy (hệ số vượt tải), khi tính toán cường độ và ổn
định, đối với kết cấu thép: ng = 1.05 (Bảng 1, TCVN 2737:1995)

3.4.1.2.Tải trọng lên cột

Tải trọng thường xuyên tác dụng lên cột bao gồm tải trọng kết cấu bao che, dầm cầu trục,
dầm và dàn hãm.

 Tải trọng kết cấu bao che (xà gồ vách và tôn vách): gtc = 0.12 kN/m2

Tải trọng tiêu chuẩn phân bố lên cột: : qtc


g
= gtc B = 0.12 x 7 = 0.84 kN/m

Tải trọng tính toán phân bố lên cột: qttg = ng qtc


g
=1.05 x 0.84 = 0.882 kN/m

 Tải trọng dầm cầu trục: Gtc 2 2 tt


dct =αdct Ldct =30 x 7 =1470 daN=14.7 kN, Gdct = 15.435 kN

Trong công thức trên: αdct là hệ số trọng lượng bản thân của dầm cầu trục, Ldct = B là
nhịp của dầm cầu trục.

 Tải trọng dầm và dàn hãm: Gtc tt


dh = 5 kN, Gdh = 5.25 kN

Ghi chú: Tải trọng thường xuyên còn có trọng lượng bản thân của của cột và dầm mái.
Giá trị này sẽ được kể đến trong khi dùng phần mềm phân tích nội lực khung.

3.4.2.Hoạt tải sửa chữa mái

Theo TCVN 2737:1995, mái tôn không sử dụng có giá trị hoạt tải sửa chữa tiêu chuẩn
p = 0.3 kN/m2 mặt bằng nhà, do đó:
tc

 Hoạt tải sửa chữa tiêu chuẩn phân bố lên dầm mái:

qtc
p
= ptc B cosa = 0.3 x 7 x cos 60 = 2.088 kN/m

 Hoạt tải sửa chữa tính toán phân bố lên dầm mái:

qttp = np qtc
p
= 1.3 x 2.088 = 2.714 kN/m

BMKCCT Trang 30
Nhà thép tiền chế

Trong công thức trên: a = 60 ứng với độ dốc mái 10%, np = 1.3 là hệ số độ tin cậy của
hoạt tải sửa chữa mái (Bảng 3 và Mục 4.3.3, TCVN 2737:1995)

3.4.3.Tải trọng gió

Theo TCVN 2737:1995, áp lực gió tác dụng lên khung được xác định theo công thức:

q = n W0 k c B (kN/m)

Trong đó: n = 1.2: hệ số độ tin cậy của tải trọng gió

W0 = 0.83 kN/m2: áp lực gió tiêu chuẩn vùng IIA

k: hệ số tính đến sự thay đổi của áp lực gió theo độ cao

c: hệ số khí động, phụ thuộc vào hướng gió và hình dạng công trình

B = 7 m: bước khung

 Xác định hệ số khí động Ce

Sơ đồ tra hệ số khí động

Các hệ số khí động được tra theo Sơ đồ 2 và 8, TCVN 2737:1995.

BMKCCT Trang 31
Nhà thép tiền chế

Với h1 = 14.881 m, h2 = 11.744 m, a = 60, L = 21 m, b = åB = 91 m. xác định được các


hệ số khí động:

- h1/L = 0.71, a = 60 ® Ce1 = -0.607, Ce2 = -0.442.

- b/L = 4.33, h2/L = 0.559 ® Ce3 = -0.512, Ce4 = -0.559

 Xác định hệ số k

Hệ số k phụ thuộc vào dạng địa hình và chiều cao công trình. Công trình ở khu vực thuộc
dạng địa hình B. Tra Bảng 5, TCVN 2737:1995, các giá trị k được ghi ở bảng sau:

 Bảng tải trọng gió theo phương ngang nhà

Tải trọng
STT Cấu kiện Cao độ Hệ số k Hệ số c
tính toán
m kN/m
1 Cột đón gió 11.744 1.028 +0.8 5.733
2 Mái đón gió 12.912 1.047 -0.559 -4.079
3 Cột cửa trời đón gió 14.881 1.078 +0.7 5.262
4 Mái cửa trời đón gió 15.081 1.081 -0.607 -4.574
5 Cột khuất gió 11.744 1.028 -0.512 -3.669
6 Mái khuất gió 12.912 1.047 -0.5 -3.648
7 Cột cửa trời khuất gió 14.881 1.078 -0.6 -4.510
8 Mái cửa trời khuất gió 15.081 1.081 -0.442 -3.331

Lưu ý: Khi gió theo phương dọc nhà, khung ngang cũng chịu tải gió tác dụng vào. Tuy
nhiên nội lực không gây nguy hiểm cho khung như trường hợp gió theo phương ngang nhà.

3.4.4.Hoạt tải cầu trục


3.4.4.1.Áp lực đứng

Áp lực bánh xe truyền qua dầm cầu trục thành lực tập trung vào vai cột. Tải trọng đứng
của cầu trục lên cột được xác định do tác dụng của chỉ hai cầu trục hoạt động trong một nhịp, bất
kể số cầu trục thực tế trong nhịp đó. Nhà nhiều nhịp thì cột giữa được tính với không quá bốn
cầu trục (mỗi nhịp 2 cầu trục). Áp lực lớn nhất của một bánh xe cầu trục (Pmax) lên ray xảy ra khi
xe con mang vật nặng ở vào vị trí sát nhất với cột phía đó, khi đó phía ray bên kia có áp lực nhỏ
nhất (Pmin). Trị số Pmax, Pmin được tra trong catalo cầu trục.

 Thông số cầu trục: sức trục Q = 100 kN, nhịp cầu trục S = 19.5 m. Tra catalo, ta có:

Bct = 6.3 m: bề rộng cầu trục.

R = 4.4 m: khoảng cách hai bánh xe.

BMKCCT Trang 32
Nhà thép tiền chế

G = 240 kN: trọng lượng toàn bộ cầu trục.

Gxc = 40 kN: trọng lượng xe con.

n0 = 2: số bánh xe ở một bên ray.

Pmax = 135 kN: áp lực đứng tiêu chuẩn lớn nhất tại mỗi bánh xe.

Pmin = 35 kN: áp lực đứng tiêu chuẩn nhỏ nhất tại mỗi bánh xe.

 Áp lực đứng lớn nhất (Dmax), nhỏ nhất (Dmin) của cầu trục lên vai cột, xác định theo công
thức sau:

Dmax = n nc Pmax åyi

Dmin = n nc Pmin åyi

Trong đó: n = 1.1: hệ số độ tin cậy (Mục 5.8, TCVN 2737:1995)

nc = 0.85: hệ số tổ hợp, khi có hai cầu trục chế độ làm việc nhẹ và trung
bình (Mục 5.16, TCVN 2737:1995).

åyi: Tổng tung độ các đường ảnh hưởng tại vị trí các bánh xe, lấy với tung
độ ở gối bằng 1.

y1 = 1; y2 = 0.372 ; y3 = 0.728 ; y4 = 0.099; åyi = 2.199

Đường ảnh hưởng phản lực gối tựa

Thay số vào ta được: Dmax = 277.570 kN, Dmin = 71.960 kN

3.4.4.2.Áp lực ngang

Khi xe con hãm, phát sinh lực quán tính tác dụng ngang nhà theo phương chuyển động,
tại các bánh xe của cầu trục xuất hiện lực ngang tiêu chuẩn Tc1 , các lực này cũng di động như lực
thẳng đứng P và do đó sẽ gây lực ngang tập trung T cho cột. Cách tính giá trị T cũng tương tự
như xác định Dmax/ Dmin. Lực T truyền lên cột qua dầm hãm hoặc các chi tiết liên kết dầm cầu

BMKCCT Trang 33
Nhà thép tiền chế

trục với cột nên điểm đặt tại cao trình mặt dầm cầu trục (hoặc mặt dầm hãm), có thể hướng vào
hoặc hướng ra khỏi cột. Đối với cầu trục chạy bằng điện và móc mềm Tc1 được xác định theo
công thức (Mục 5.4, TCVN 2737:1995):

0.05(Q+ Gxc ) 0.05x(100+ 40)


Tc1 = = = 3.5 kN
n0 2

T=n nc Tc1 åyi =1.1 x 0.85 x 3.5 x 2.199=7.196 kN

Trong công thức trên: Q = 100 kN, sức trục; Gxc = 40 kN, trọng lượng của xe con.

3.5. Tính nội lực khung


3.5.1.Sơ đồ tính

Dùng phần mềm Sap 2000 để mô hình kết cấu và phân tích nội lực khung . Cột và dầm
được thanh thế bằng các thanh tại trục phần tử.

Tính toán kết cấu khung theo sơ đồ khung phẳng. Liên kết cột và móng là liên kết ngàm.
Các liên kết giữa cột và dầm mái, đỉnh khung, cột cửa trời và dầm mái, cột cửa trời và dầm mái
cửa trời, đỉnh cửa trời là liên kết cứng.

Các tiết diện được khai báo theo kích thước sơ bộ đã chọn.

Tải trọng được gán vào khung theo các giá trị được tính toán ở trên.

Đặc trưng vật liệu: thép CCT 34,f = 21 kN/cm2, E = 2.1x104 kN/cm2,  = 78.5 kN/m3

BMKCCT Trang 34
Nhà thép tiền chế

Sơ đồ hình học khung

Hình dạng tiết diện khung ngang

BMKCCT Trang 35
Nhà thép tiền chế

Tải trọng thường xuyên (kN/m, kN)

Hoạt tải mái trái (kN/m)

BMKCCT Trang 36
Nhà thép tiền chế

Hoạt tải mái phải (kN/m)

Tải gió trái (kN/m)

BMKCCT Trang 37
Nhà thép tiền chế

Tải gió phải (kN/m)

Tải Dmax trái (kN)

BMKCCT Trang 38
Nhà thép tiền chế

Tải Dmax phải (kN)

Tải T trái dương (kN)

BMKCCT Trang 39
Nhà thép tiền chế

Tải T phải dương (kN)

3.5.2.Nội lực và tổ hợp nội lực


3.5.2.1.Nội lực

Mô men tải trọng thường xuyên (kNm)

BMKCCT Trang 40
Nhà thép tiền chế

Mô men hoạt tải mái (kNm)

Mô men gió trái (kNm)

BMKCCT Trang 41
Nhà thép tiền chế

Mô men Dmax trái (kNm)

Mô men T trái dương (kNm)

3.5.2.2.Tổ hợp nội lực

BMKCCT Trang 42
Nhà thép tiền chế

Bảng tổ hợp nội lực

Các trường hợp tải trọng


Tổ hợp tải TT HT HT T T
Gió Gió Dmax Dmax T trái T phải
trọng thường mái mái trái phải
trái phải trái phải dương dương
xuyên trái phải âm âm
TH1 1 1
TH2 1 1
TH3 1 1 1
TH4 1 1
Tổ hợp cơ bản 1

TH5 1 1
TH6 1 1 1
TH7 1 1 1
TH8 1 1 1
TH9 1 1 1
TH10 1 1 1
TH11 1 1 1
TH12 1 1 1
TH13 1 1 1
TH14 1 0.9 0.9
TH15 1 0.9 0.9
TH16 1 0.9 0.9 0.9
TH17 1 0.9 0.9 0.9
TH18 1 0.9 0.9 0.9
TH19 1 0.9 0.9 0.9
TH20 1 0.9 0.9 0.9
TH21 1 0.9 0.9 0.9
TH22 1 0.9 0.9 0.9
TH23 1 0.9 0.9 0.9
TH24 1 0.9 0.9
Tổ hợp cơ bản 2

TH25 1 0.9 0.9


TH26 1 0.9 0.9 0.9
TH27 1 0.9 0.9 0.9
TH28 1 0.9 0.9 0.9
TH29 1 0.9 0.9 0.9
TH30 1 0.9 0.9 0.9
TH31 1 0.9 0.9 0.9
TH32 1 0.9 0.9 0.9
TH33 1 0.9 0.9 0.9
TH34 1 0.9 0.9 0.9
TH35 1 0.9 0.9 0.9
TH36 1 0.9 0.9 0.9 0.9
TH37 1 0.9 0.9 0.9 0.9
TH38 1 0.9 0.9 0.9 0.9
TH39 1 0.9 0.9 0.9 0.9

BMKCCT Trang 43
Nhà thép tiền chế

Các trường hợp tải trọng


Tổ hợp tải TT HT HT T T
Gió Gió Dmax Dmax T trái T phải
trọng thường mái mái trái phải
trái phải trái phải dương dương
xuyên trái phải âm âm
TH40 1 0.9 0.9 0.9 0.9
TH41 1 0.9 0.9 0.9 0.9
TH42 1 0.9 0.9 0.9 0.9
TH43 1 0.9 0.9 0.9 0.9
TH44 1 0.9 0.9 0.9
TH45 1 0.9 0.9 0.9
TH46 1 0.9 0.9 0.9
TH47 1 0.9 0.9 0.9
TH48 1 0.9 0.9 0.9
TH49 1 0.9 0.9 0.9
TH50 1 0.9 0.9 0.9
TH51 1 0.9 0.9 0.9
TH52 1 0.9 0.9 0.9
TH53 1 0.9 0.9 0.9
TH54 1 0.9 0.9 0.9
TH55 1 0.9 0.9 0.9
TH56 1 0.9 0.9 0.9
TH57 1 0.9 0.9 0.9
TH58 1 0.9 0.9 0.9
TH59 1 0.9 0.9 0.9
TH60 1 0.9 0.9 0.9 0.9
TH61 1 0.9 0.9 0.9 0.9
TH62 1 0.9 0.9 0.9 0.9
TH63 1 0.9 0.9 0.9 0.9
TH64 1 0.9 0.9 0.9 0.9
TH65 1 0.9 0.9 0.9 0.9
TH66 1 0.9 0.9 0.9 0.9
TH67 1 0.9 0.9 0.9 0.9
TH68 1 0.9 0.9 0.9 0.9
TH69 1 0.9 0.9 0.9 0.9
TH70 1 0.9 0.9 0.9 0.9
TH71 1 0.9 0.9 0.9 0.9
TH72 1 0.9 0.9 0.9 0.9
TH73 1 0.9 0.9 0.9 0.9
TH74 1 0.9 0.9 0.9 0.9
TH75 1 0.9 0.9 0.9 0.9
TH76 1 0.9 0.9 0.9 0.9
TH77 1 0.9 0.9 0.9 0.9
TH78 1 0.9 0.9 0.9 0.9
TH79 1 0.9 0.9 0.9 0.9
TH80 1 0.9 0.9 0.9 0.9

BMKCCT Trang 44
Nhà thép tiền chế

Các trường hợp tải trọng


Tổ hợp tải TT HT HT T T
Gió Gió Dmax Dmax T trái T phải
trọng thường mái mái trái phải
trái phải trái phải dương dương
xuyên trái phải âm âm
TH81 1 0.9 0.9 0.9 0.9
TH82 1 0.9 0.9 0.9 0.9
TH83 1 0.9 0.9 0.9 0.9
TH84 1 0.9 0.9 0.9 0.9
TH85 1 0.9 0.9 0.9 0.9
TH86 1 0.9 0.9 0.9 0.9
TH87 1 0.9 0.9 0.9 0.9
TH88 1 0.9 0.9 0.9 0.9
TH89 1 0.9 0.9 0.9 0.9
TH90 1 0.9 0.9 0.9 0.9
TH91 1 0.9 0.9 0.9 0.9
TH92 1 0.9 0.9 0.9 0.9 0.9
TH93 1 0.9 0.9 0.9 0.9 0.9
TH94 1 0.9 0.9 0.9 0.9 0.9
TH95 1 0.9 0.9 0.9 0.9 0.9
TH96 1 0.9 0.9 0.9 0.9 0.9
TH97 1 0.9 0.9 0.9 0.9 0.9
TH98 1 0.9 0.9 0.9 0.9 0.9
TH99 1 0.9 0.9 0.9 0.9 0.9
TH100 1 0.9 0.9 0.9 0.9 0.9
TH101 1 0.9 0.9 0.9 0.9 0.9
TH102 1 0.9 0.9 0.9 0.9 0.9
TH103 1 0.9 0.9 0.9 0.9 0.9
TH104 1 0.9 0.9 0.9 0.9 0.9
TH105 1 0.9 0.9 0.9 0.9 0.9
TH106 1 0.9 0.9 0.9 0.9 0.9
TH107 1 0.9 0.9 0.9 0.9 0.9
Ghi chú:

Tổ hợp tải trọng cơ bản 1 gồm tải trọng thường xuyên và một tải trọng tạm thời

Tổ hợp tải trọng cơ bản 2 gồm tải trọng thường xuyên và nhiều tải trọng tạm thời với hệ số 0.9

BMKCCT Trang 45
Nhà thép tiền chế

Biểu đồ bao mô men (kNm)

Biểu đồ bao lực cắt (kN)

BMKCCT Trang 46
Nhà thép tiền chế

Biểu đồ bao lực dọc (kN)

3.6. Kiểm tra khung điển hình theo trạng thái giới hạn I
3.6.1.Kiểm tra khả năng chịu lực của cột
3.6.1.1.Thông số tiết diện cột

Cột chịu nén lệch tâm, tiết diện đối xứng, đặc. Tác giả nhận thấy rằng nội lực tại chân cột
là lớn nhất ® Chọn nội lực tại chân cột để kiểm tra.

 Nội lực tính toán

Mô men M Lực dọc N Lực cắt V


Đặc điểm thành phần nội lực Tổ hợp
(kN) (kN) (kN)
Trường hợp 1 M+max, Ntư, Vtư 609.148 -261.113 105.612 TH44
Trường hợp 2 Nmax, Mtư, Vtư -383.960 -361.575 -86.778 TH37
Trường hợp 3 M-max, Ntư, Vtư -641.564 -117.013 -152.410 TH105
 Đặc trưng vật liệu

Thép CCT34, f = 21 kN/cm2, E = 2.1x104 kN/cm2

 Kích thước hình học tiết diện cột

Chiều cao Cánh ngoài Bản bụng Cánh trong


h (mm) bf (mm) tf (mm) hw (mm) tw (mm) bf (mm) tf (mm)
750 300 20 710 10 300 20
 Đặc trưng hình học tiết diện cột

Ix (cm4) Wx (cm3) rx (cm) Iy (cm4) Wy (cm3) ry(cm) A (cm2)

BMKCCT Trang 47
Nhà thép tiền chế

189735.920 5059.624 31.518 9005.917 600.394 6.867 191


 Chiều dài tính toán cột

Trong mặt phẳng khung: lx = H

Đối với nhà thép tiền chế có tiết diện dầm, cột thay đổi chấp nhận phương pháp sau
(AISC/ MBMA) khi xác định chiều dài tính toán :

Biểu đồ xác định hệ số 

Trong đó GT, GB được xác định theo công thức sau

bT I0 bB I0
GT = l IT
, GB = l IB

Trong đó: bT =10.570 m : chiều dài nửa dầm mái, tính theo trục dầm

BMKCCT Trang 48
Nhà thép tiền chế

I0 =189735.920 cm4 : mô men quán tính của tiết diện

IT =39562.920 cm4 : mô men quán tính tại đầu nhỏ của dầm mái

l = 11.744 m: chiều dài cột

 = 0: khi chiều cao tiết diện cột không đổi


bB I0
GB = = 0: cột liên kết ngàm với móng, IB = 
H IB

Ta có GT = 4.317 ®  = 1.474

Chiều dài tính toán trong mặt phẳng khung: lx = 1.474 x 11.4 = 16.804 m

Ngoài mặt phẳng khung: Chiều dài tính toán ngoài mặt phẳng khung ly lấy bằng khoảng
cách hai điểm ngăn cản chuyển vị cột theo phương ngoài mặt phẳng khung, tức là bằng
khoảng cách giữa hai điểm giằng cột. Theo sơ đồ bố trí hệ giằng ta có: ly = 4.075 m

3.6.1.2.Kiểm tra điều kiện khống chế độ mảnh


 Độ mảnh cột:
l 1680.4 ly 407.5
x = rx = 31.518
=53.316 y = r = 6.867
=59.342
x y

 Độ mảnh quy ước của cột:

f 21
x =x =53.316 x =1.686
E 21000

f 21
y =y = 59.342 x =1.877
E 21000

 Độ mảnh giới hạn của cột: Theo bảng 25, TCVN 5575:2012, ta có:
N
[]=180 - 60 ≥ 180 - 60 x 2 = 60, vì j ≥ 0.5
φAfγc

 max = max(x , x ) = y =59.342<[] ® Thỏa


3.6.1.3.Kiểm tra điều kiện bền
 Trường hợp 1

e M A 609.148 x 102 191


Độ lệch tập tương đối: m = ρ = N
x Wx
= 261.113
x 5059.624
=8.807

Độ lệch tâm tính đổi: me = m = 1.25 x 8.807=11.008 < 20

BMKCCT Trang 49
Nhà thép tiền chế

 = 1.25: hệ số ảnh hưởng hình dạng tiết diện, lấy theo Bảng D.9, Phụ lục D, TCVN
5575:2012

Không cần kiểm tra bền

 Trường hợp 2

e M A 383.96 x 102 191


Độ lệch tập tương đối: m = = x = x = 4.009
ρ N Wx 361.575 5059.624

Độ lệch tâm tính đổi: me = m = 1.397 x 4.009= 5.6< 20

 =1.397 : hệ số ảnh hưởng hình dạng tiết diện, lấy theo Bảng D.9, Phụ lục D, TCVN
5575:2012

Không cần kiểm tra bền

 Trường hợp 3

e M A 641.564 x 102 191


Độ lệch tập tương đối: m = = x = x = 20.69
ρ N Wx 117.013 5059.624

Độ lệch tâm tính đổi: me = m > 20


N M
Cần kiểm tra điều kiện bền theo công thức: σ= A ± Wx
≤fγc
th

117.013 641.564 x 102


σ= + = 13.293 kN/ cm2 < fγc =21 kN/cm2 ® Thỏa
191 5059.624

117.013 641.564 x 102


σ= 191
- 5059.624
= -12.067 kN/ cm2 ® |σ| < fγc =21 kN/cm2 ® Thỏa

3.6.1.4.Kiểm tra điều kiện ổn định tổng thể trong mặt phẳng khung
 Trường hợp 1

Độ lệch tâm tính đổi: me = m = 11.008 < 20 cần kiểm tra ổn định tổng thể theo công
thức sau:

N
≤ fγc
φ An

Đối với các thanh đặc, je lấy theo Bảng D.10, Phụ lục D, TCVN 5575:2012 phụ thuộc
vào độ mảnh qui ước  và độ lệch tâm tương đối tính đổi me, ta được je = 0.12.
N 261.113
= = 11.392 kN/ cm2 < fγc =21 kN/cm2 ® Thỏa
An .

BMKCCT Trang 50
Nhà thép tiền chế

Lưu ý: Trong trường hợp này A = Ath = An, Ath: diện tích tiết diện thu hẹp, An: diện tích
tiết diện nguyên.

 Trường hợp 2

Độ lệch tâm tính đổi: me = m = 5.6 < 20 cần kiểm tra ổn định tổng thể theo công thức
sau:

N
≤ fγc
An

Đối với các thanh đặc, je lấy theo Bảng D.10, Phụ lục D, TCVN 5575:2012 phụ thuộc
vào độ mảnh qui ước  và độ lệch tâm tương đối tính đổi me, ta được je = 0.214
N .
= = 8.846 kN/ cm2 < fγc =21 kN/cm2 ® Thỏa
An .

 Trường hợp 3

Khi me > 20 cần kiểm tra ổn định tổng thể như với cấu kiện chịu uốn (mômen M) theo
công thức:

M
≤ fγ
j W

Tính jb theo Phụ lục E, TCVN 5575:2012 (phụ thuộc hệ số a và hệ số y như trong dầm
có cánh chịu nén với một điểm cố kết ở giữa nhịp).

Tính hệ số a:
2
l0 .tf a.t3w
α=8. . 1+
hfk .bf bf .t3f

Trong đó: l0 = 4.075 m, chiều dài tính toán của cánh chịu nén (khoảng cách giữa các
điểm cố kết của cánh chịu nén không cho chuyển vị ngang), trong trường
hợp này bằng khoảng cách 2 điểm giằng cột.

hfk = 0.73 m, khoảng cách trọng tâm hai bản cánh.

a = 0.5hfk = 0.365 m.

Thay số, ta được:


2
407.5 x 2 36.5 x 1
α=8 x x 1+ = 1.276
73 x 30 30 x 2

Tra Bảng E1, TCVN 5575:2012, ta có:

BMKCCT Trang 51
Nhà thép tiền chế

y =1.14 y1 =1.14 x (2.25+0.07a)= 1.14 x (2.25+0.07 x 1.276)= 2.667

Tính hệ số j1:
Iy 2hfk h1 E 9005.917 2x73x36.5 21000
φ1 =ψ . 2 . =2.667 x x x =4.062
Ix l0 f 189735.92 407.52 21

Nên jb = 0.68 + 0.21j1 = 0.68 + 0.21 x 4.062 = 1.533 > 1

Vậy jb = 1, thay số vào ta được:


.
j
= .
= 12.68 kN/ cm2 < fγc =21 kN/cm2 ® Thỏa

3.6.1.5.Kiểm tra điều kiện ổn định tổng thể ngoài mặt phẳng khung

Ổn định tổng thể của cột theo phương ngoài mặt phẳng khung được xác định theo công
thức:
N
≤ fγ
c. φ . A

Trong đó:
Hệ số c kể đến ảnh hưởng của mô men uốn Mx và hình dáng tiết diện đến ổn định của cột
theo phương vuông góc với mặt phẳng uốn (phương ngoài mặt phẳng uốn), phụ thuộc vào mx
(Mục 7.4.2.5, TCVN 5575:2012), trong đó:
M′ A
mx = x
N Wx
Để kiểm tra ổn định ngoài mặt phẳng khung cần tính cần tính trị số mô men M là giá trị
lớn hơn trong hai giá trị mô men ở một phần ba (1/3) đoạn cột
M = M2 + (M1 - M2)/3

Trong đó M1, M2 là mô men lớn nhất ở một đầu và mô men tương ứng ở đầu kia của cột,
lấy với cùng tổ hợp tải trọng và giữ đúng dấu của nó. Giá trị mô men qui ước M' dùng để kiểm
tra ổn định ngoài mặt phẳng khung được xác định theo công thức sau:

M' = max (M, M1/2, M2/2)

Hệ số uốn dọc jy đối với trục y-y (trục ngoài mặt phẳng khung), phụ thuộc vào y. Tra
Bảng D.8, TCVN 5575:2012, ta được: jy = 0.824

 Trường hợp 1

M1 = 609.148 kNm, M2 = -292.863 kNm

BMKCCT Trang 52
Nhà thép tiền chế

® M = -292.863 + (609.148 + 292.863)/3 = 7.807 kN, M' = 304.574 kNm

M′ A 304.574 x 10 191
mx = x = x = 4.403
N Wx 261.113 5059.624

Theo Mục 7.4.2.5, TCVN 5575:2012, khi mx ≤ 5, c được xác định theo biểu thức sau:

β
c=
1+α.mx

Trong đó a, b được xác định theo Bảng 16, TCVN 5575:2012

21000
α=0.65+0.05mx =0.65+0.05 x 4.403=0.87, y <c =3.14 =99 ® b =1
21

1
c= =0.207
1+0.87 x 4.403
N 261.113
= =8.015kN/ cm2 < fγc =21 kN/cm2 ®Thỏa
c.φy .An 0.207 x 0.824 x 191

 Trường hợp 2

M1 = -383.96 kNm, M2 = 242.789 kNm

® M = 242.789 + (-383.96 - 242.789)/3 = 33.873 kN, M' = -191.98 kNm

M′ A 191.98 x 10 191
mx = x = x =2
N Wx 361.575 5059.624

Theo Mục 7.4.2.5, TCVN 5575:2012, khi mx ≤ 5, c được xác định theo biểu thức sau:

β
c=
1+α.mx

Trong đó a, b được xác định theo Bảng 16, TCVN 5575:2012

21000
α=0.65+0.05mx =0.65+0.05 x 2=0.75, y <c =3.14 =99 ® b =1
21

1
c= =0.4
1+0.75 x 2
N .
= =5.744 kN/ cm2 < fγc =21 kN/cm2 ® Thỏa
c.φy .An 0.4 x 0.824 x 191

 Trường hợp 3

BMKCCT Trang 53
Nhà thép tiền chế

M1 = -641.564 kNm, M2 = 255.303 kNm

® M = 255.303 + (-641.564 - 255.303)/3 = -43.653 kN, M' = -320.782 kNm

M' A 320.782 x 102 191


mx = x = x =10.348
N Wx 117.013 5059.624

Theo Mục 7.4.2.5, TCVN 5575:2012, khi mx > 10, c được xác định theo biểu thức sau:

1 1
c= φy = =0.105
0.824
1+mx 1+10.348 x
φb 1

jb = 1, được xác định như Mục 7.2.2.1 và Phụ lục E như trên.
N 117.013
= =7.08 kN/ cm2 < fγc =21 kN/cm2 ® Thỏa
c.φy .An 0.105 x 0.824 x 191

3.6.1.6.Kiểm tra ổn định cục bộ của bản cánh cột

Bản cánh cột được kiểm tra ổn định theo công thức sau:

b0f b0

tf t

b0f bf − t 30 − 1
= = = 7.25
tf 2tf 2x2

Theo Mục 7.6.3.3 và Bảng 35, TCVN 5575:2012, khi 0.8 <  = min  ,  = 1.686 <
4 thì ta có:
b0f E 21000
tf
= 0.36+0.1λ f
=(0.36+0.1 x 1.686) 21
=16.716 > 7.25 ® Thỏa

3.6.1.7.Kiểm tra ổn định cục bộ của bản bụng cột

Bản bụng cột được kiểm tra ổn định theo công thức sau:

hw hw

tw tw

 Trường hợp 1

Theo Mục 7.6.2.2, TCVN 5575:2012, đối với cột chịu nén lệch tâm và nén uốn, tiết diện
chữ  hoặc hình hộp mà điều kiện ổn định được kiểm tra theo điều kiện ổn định tổng thể ngoài
mặt phẳng uốn thì giá trị giới hạn của hw /tw phụ thuộc vào giá trị của thông số a = (s - s1)/s

BMKCCT Trang 54
Nhà thép tiền chế

(với s là ứng suất nén lớn nhất tại biên của bản bụng, mang dấu "+", khi không kể đến các hệ số
je, jexy hoặc cj; s1 là ứng suất tại biên tương ứng của bản bụng)

N M 261.113 609.148 x 10
σ= + .y = + x35.5 = 12.764 kN/cm
A I 191 189735.92

N M 261.113 609.148 x 10
s = − .y = − x35.5 = −10.030 kN/cm
A I 191 189735.92

V 105.612
τ= = = 1.487 kN/cm
t .h 1 x 71

σ−σ 12.764 − (−10.030)


α= = = 1.786
σ 12.764
τ 1.487
β = 1.4(2α − 1) = 1.4 x (2 x 1.786 − 1) x = 0.419
σ 12.764

h (2α − 1)E (2 x 1.786 − 1) x 21000


= 4.35 = 4.35 x
t 12.764 x (2 − 1.786 + √1.786 + 4 x 0.419 )
σ(2 − α + α + 4β )

= 191.351

3.8 = 3.8 = 120.165 < 191.351

Chọn = 120.165 để kiểm tra.

Vậy = 71 < = 120.165 ® Thỏa

Và = 71 < 2.3 = 72.73 ® Không cần gia cường các sườn cứng ngang (Mục
7.6.2.6, TCVN 5575:2012)

 Trường hợp 2

Tương tự trường hợp 1, các số liệu tính toán như sau:

N M 361.575 383.96 x 10
σ= + .y = + x35.5 = 9.077 kN/cm
A I 191 189735.92

N M 361.575 383.96 x 10
s = − .y = − x35.5 = −5.291 kN/cm
A I 191 189735.92

BMKCCT Trang 55
Nhà thép tiền chế

V 86.778
τ= = = 1.222 kN/cm
t .h 1 x 71

σ−σ 9.077 − (−5.291)


α= = = 1.583
σ 9.077
τ 1.222
β = 1.4(2α − 1) = 1.4 x (2 x 1.583 − 1) x = 0.408
σ 9.077

h (2α − 1)E (2 x 1.583 − 1) x 21000


= 4.35 = 4.35
t σ(2 − α + α + 4β ) 9.077 x (2 − 1.583 + √1.583 + 4 x 0.408 )
= 207.897

3.8 = 3.8 = 120.165 < 207.798

Chọn = 120.165 để kiểm tra.

Vậy = 71 < = 120.165 ® Thỏa

Và = 71 < 2.3 = 72.73 ® Không cần gia cường các sườn cứng ngang.

 Trường hợp 3

Độ lệch tâm tính đổi me > 20, do đó cần kiểm tra ổn định bản bụng như cấu kiện chịu uốn
(Mục 7.6.1, TCVN 5575:2012)

= 71 ≤ 3.2 = 101.192 ® Thỏa

3.6.1.8.Tính liên kết hàn bản cánh và bản bụng cột

Liên kết bản cánh và bụng cột tổ hợp chịu lực cắt V sinh ra do uốn dọc, chọn cặp nội lực
gây cắt lớn nhất để tính.
Nội lực Mô men M (kN) Lực dọc N (kN) Lực cắt V (kN) Tổ hợp
Vmax, Mtư, Ntư -566.019 -331.058 -117.013 TH101

V .S
h =
2. (β. f ) . I . γ

Trong đó: Sf = 2190 cm3: mô men tĩnh của một bản cánh đối với trục x-x

BMKCCT Trang 56
Nhà thép tiền chế

(bfw)min = 12.6 kN/cm2: cường độ tính toán của que hàn N42

117.013 x 2190
h = = 0.054 cm
2 x 12.6 x 189735.92 x 1
Chọn hf = 6 mm

3.6.2.Kiểm tra khả năng chịu lực dầm mái


3.6.2.1.Kiểm tra tiết diện tại nút khung
 Nội lực tính toán: Do lực dọc trong dầm mái rất nhỏ nên thông thường tổ hợp nguy hiểm
nhất là tổ hợp có mô men lớn nhất

Mô men M Lực dọc N Lực cắt V


Nội lực Tổ hợp
(kN) (kN) (kN)
Mmax , Ntư ,Vtư -309.996 -29.739 -64.877 TH41
 Kích thước hình học tiết diện dầm

Chiều cao Cánh trên Bản bụng Cánh dưới


h (mm) bf (mm) tf (mm) hw (mm) tw (mm) bf (mm) tf (mm)
750 300 16 718 10 300 16
 Đặc trưng hình học tiết diện dầm

Ix (cm4) Wx (cm3) rx (cm) Iy (cm4) Wy (cm3) ry(cm) A (cm2)


160167.44 4271.132 30.895 7205.983 480.399 6.553 167.8
 Chiều dài tính toán

Trong mặt phẳng khung: lx = 21 m

Ngoài mặt phẳng khung: ly = 1.2 m, bằng khoảng cách giữa hai xà gồ

e M A 309.996 x 102 167.8


 Độ lệch tâm tương đối: m = = x = x =40.952
ρ N Wx . 4271.132
 Kiểm tra điều kiện bền

Điều kiện bền chịu nén uốn:

. 309.996 x 102
s= + = + = 7.435 kN/ cm2 < fγc =21 kN/cm2 ®Thỏa
. 4271.132

Điều kiện bền chịu cắt:


. .
τ = = = 0.975 kN/cm2 < γc =12 kN/cm2 ®Thỏa
.

Điều kiện bền chịu nén uốn và cắt đồng thời:

N M h 29.739 309.996 x 102 71.8


σ = + . = + x = 7.125 kN/cm2
A W h 167.8 4271.132 75

BMKCCT Trang 57
Nhà thép tiền chế

V. S 64.877 x 1761.6
τ = = = 0.714 kN/cm2
I t 160167.44 x 1

σ = σ + 3τ = √7.125 + 3 x 0.714 = 7.232 kN/cm2 < 1.15fγc =24.15 kN/cm2 ® Thỏa

 Kiểm tra điều kiện ổn định tổng thể của dầm mái

Theo Bảng 13, TCVN5575:2012, xét các biểu thức sau:

= =4

l b b b E
= 0.41 + 0.0032 + (0.73 + 0.016 )
b t t h f

30 30 30 21000
= 0.41 + 0.0032x + 0.73 + 0.016x x = 20.42
1.6 1.6 73.4 21

® Đảm bảo điều kiện ổn định tổng thể

 Kiểm tra ổn định cục bộ của bản cánh và bản bụng

Bản cánh:

.
= = 9.062 < 0.5 x = 15.811 ® Thỏa
.

Bản bụng:

.
= = 71.8 < 3.2 = 3.2 = 101.193 ® Thỏa

3.6.2.2.Kiểm tra tiết diện tại đỉnh khung


 Nội lực tính toán: Do lực dọc trong dầm mái rất nhỏ nên thông thường tổ hợp nguy hiểm
nhất là tổ hợp có mô men lớn nhất

Mô men M Lực dọc N Lực cắt V


Nội lực Tổ hợp
(kN) (kN) (kN)
Mmax , Ntư ,Vtư 100.196 -20.788 12.666 TH38
 Kích thước hình học tiết diện dầm

Chiều cao Cánh trên Bản bụng Cánh dưới


h (mm) bf (mm) tf (mm) hw (mm) tw (mm) bf (mm) tf (mm)
400 300 16 718 10 300 16
 Đặc trưng hình học tiết diện dầm

BMKCCT Trang 58
Nhà thép tiền chế

Ix (cm4) Wx (cm3) rx (cm) Iy (cm4) Wy (cm3) ry(cm) A (cm2)


39562.92 1978.146 17.620 7203.067 480.204 7.365 132.8
e M A 100.196 x 102 132.8
 Độ lệch tâm tương đối: m = ρ = N
x Wx
= .
x 1978.146
=32.358
 Kiểm tra điều kiện bền

Điều kiện bền chịu nén uốn:

. 100.196 x 102
s= + = + = 5.221 kN/ cm2 < fγc =21 kN/cm2 ®Thỏa
. 1978.146

Điều kiện bền chịu cắt:


. . .
τ = = .
= 0.349 kN/cm2 < γc =12 kN/cm2 ®Thỏa

Điều kiện bền chịu nén uốn và cắt đồng thời:

N M h 20.788 100.196 x 102 36.8


σ = + . = + x = 4.816 kN/cm2
A W h 132.8 1978.146 40

V. S 12.666 x 921.6
τ = = = 0.295 kN/cm2
I t 39562.92x 1

σ = σ + 3τ = √4.816 + 3 x 0.295 = 4.843 kN/cm2 < 1.15fγc =24.15 kN/cm2 ® Thỏa

 Kiểm tra điều kiện ổn định tổng thể của dầm mái

Theo Bảng 13, TCVN5575:2012, xét các biểu thức sau:

= =4

l b b b E
= 0.41 + 0.0032 + (0.73 + 0.016 )
b t t h f

30 30 30 21000
= 0.41 + 0.0032x + 0.73 + 0.016x x = 40.309
1.6 1.6 38.4 21

® Đảm bảo điều kiện ổn định tổng thể

 Kiểm tra ổn định cục bộ của bản cánh và bản bụng

Bản cánh:

.
= = 9.062 < 0.5 x = 15.811 ® Thỏa
.

BMKCCT Trang 59
Nhà thép tiền chế

Bản bụng:

.
= = 36.8 < 3.2 = 3.2 = 101.193 ® Thỏa

3.6.2.3.Tính liên kết hàn bản cánh và bản bụng dầm mái

Chiều cao đường hàn liên kết bản cánh và bụng dầm tổ hợp xác định theo công thức:
V .S
h =
2. (β. f ) . I . γ

Trong đó: Sf = 1761.6 cm3: mô men tĩnh của một bản cánh đối với trục x-x

(bfw)min = 12.6 kN/cm2: cường độ tính toán của que hàn N42
Sf
Vì chiều cao của dầm thay đổi nên về nguyên tắc thì phải chọn tại tiết diện có Vv lớn
Ix
nhất để tính chiều cao đường hàn. Với kết quả đồ án đó là tiết diện tại nút khung, thay số ta
có:

64.877 x 1761.6
h = = 0.028 cm
2 x 12.6 x 160167.44 x 1
Chọn hf = 6 mm

3.7. Kiểm tra khung theo trạng thái giới hạn II


3.7.1.Kiểm tra chuyển vị ngang

Theo Mục 5.3.4, TCVN 5575:2012, chuyển vị ngang của đỉnh khung nhà một tầng không
được vượt quá 1/300 chiều cao khung. Lưu ý, kiểm tra theo trạng thái giới hạn II nên dùng tải
trọng tiêu chuẩn.

 Chuyển vị ngang tại nút khung ứng với tổ hợp tải trọng thường xuyên và tải trọng gió:

 = 1.910 cm < 1174.4/300 = 3.915 ® Thỏa

BMKCCT Trang 60
Nhà thép tiền chế

 Chuyển vị ngang tại nút khung ứng với tổ hợp tải trọng thường xuyên và tải cầu trục:

 = 1.887 cm < 1174.4/300 = 3.915 ® Thỏa

 Chuyển vị ngang tại nút khung ứng với tổ hợp tải trọng thường xuyên, tải trọng gió và tải
cầu trục:

 = 3.915 cm = 1174.4/300 = 3.915 ® Thỏa

BMKCCT Trang 61
Nhà thép tiền chế

3.7.2.Kiểm tra chuyển vị đứng

Theo Bảng 1, TCVN 5575:2012, chuyển vị đứng của dầm mái không được vượt quá
1/400 nhịp của dầm mái.

 Chuyển vị đứng lớn nhất tại dầm mái ứng với tổ hợp tải trọng thường xuyên và hoạt tải
chất đầy:

 = 2.120 cm < 2100/400 = 5.25 ® Thỏa

3.8. Tính toán liên kết


3.8.1.Liên kết chân cột
3.8.2.Liên kết vai cột
3.8.3.Liên kết nút khung
3.8.4.Liên kết đỉnh khung

BMKCCT Trang 62

You might also like