Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 137

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

GIÁO TRÌNH

CỜ VUA
(TÀI LIỆU GIẢNG DẠY DÙNG TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG)

BIÊN SOẠN: TS. NGUYỄN ĐỨC THÀNH

TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

GIÁO TRÌNH

CỜ VUA

BIÊN SOẠN: TS. NGUYỄN ĐỨC THÀNH

TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017


MỤC LỤC
Nội dung Trang
MỞ ĐẦU 1
I. SƠ LƯỢC VỀ CỜ VUA 3
1.1. Nguồn gốc cờ vua 3
1.2. Cờ vua - môn thể thao đặc thù 5
1.3. Lợi ích của cờ vua 5
1.3.1. Lợi ích của việc chơi cờ vua đối với học sinh và sinh viên 5
1.3.2. Cờ vua thể hiện tính cách con người 8
1.3.3. Cờ vua giúp phát triển nhân cách, đức hạnh 8
1.3.4. Cờ vua phát triển các kỹ năng mềm 9
1.4. Cờ vua và máy đánh cờ 10
1.5. Cờ vua trên đấu trường quốc tế 14
1.6. Liên đoàn cờ vua thế giới 14
1.7. Cờ vua ở Việt Nam 15
II. NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH THẾ GIỚI VỀ CỜ VUA 16
2.1. Những nhà vô địch cờ vua của phái mạnh 16
2.2. Những nữ hoàng cờ vua thế giới 25
III. NHỮNG TRI THỨC CƠ BẢN VỀ CỜ VUA 31
3.1. Bàn cờ 31
3.2. Quân cờ và ký hiệu 31
3.3. Các yếu tố tạo nên bàn cờ vua 32
3.4. Cách đi quân 34
3.4.1. Cách di chuyển của các quân 34
3.4.2. Các nước đi đặc biệt trong cờ vua 35
3.4.3. Cách ăn quân và nước chiếu 39
3.5. So sánh giá trị giữa các quân 40
3.6. Cách ghi chép ván cờ & các ký hiệu quy ước 42
3.7. Các thuật ngữ thông dụng 45
3.8. Một số điều luật cơ bản của cờ vua 47
3.8.1. Bản chất và mục đích của một ván cờ 47
3.8.2. Vị trí ban đầu của các quân trên bàn cờ 47
3.8.3. Nước đi của các quân 47
3.8.4. Thực hiện nước đi 47
3.8.5. Hoàn thành ván cờ 48
3.8.6. Đồng hồ cờ 49
IV. CÁC GIAI ĐOẠN CỦA VÁN CỜ 51
4.1. Giai đoạn khai cuộc 51
4.1.1. Khái niệm giai đoạn khai cuộc 51
4.1.2. Nguyên lý giai đoạn khai cuộc 52
4.1.3. Những điều cần lưu ý khi triển khai quân 53
4.1.4. Phân loại khai cuộc 54
4.2. Giai đoạn trung cuộc 58
4.2.1. Khái niệm giai đoạn trung cuộc 58
4.2.2. Đặc điểm và mục tiêu giai đoạn trung cuộc 59
4.2.3. Các nhân tố chiến thuật ở trung cuộc 59
4.2.4. Đòn phối hợp 60
4.3. Giai đoạn tàn cuộc 74
4.3.1. Khái niệm tàn cuộc 74
4.3.2. Đặc điểm giai đoạn tàn cuộc 75
4.3.3. Nhiệm vụ cần thực thi ở tàn cuộc 76
4.3.4. Các nguyên tắc trong tàn cuộc 76
4.3.5. Phân loại cờ tàn 77
V. CỜ THẾ 82
5.1. Khái niệm cờ thế 82
5.2. Đặc điểm cờ thế 83
5.3. Phân loại cờ thế 83
5.4. Tác dụng của cờ thế 84
5.5. Một số thế cờ thế minh họa 84
VI. CỜ VUA VÀ MỘT SỐ LĨNH VỰC LIÊN QUAN 86
6.1. So sánh cờ vua với cờ tướng 86
6.1.1. Những điểm tương đồng 86
6.1.2. Những điểm khác biệt 86
6.2. Cờ vua và hội họa 88
6.3. Cờ vua và văn chương, thơ ca 92
6.4. Cờ vua và nghệ thuật điện ảnh 94
6.5. Cờ vua và âm nhạc 96
6.6. Cờ vua và chính khách 97
6.7. Tình yêu đối với cờ 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO 107
Phụ lục 1. THUẬT NGỮ TIẾNG ANH TRONG CỜ VUA
Phụ lục 2. KÝ HIỆU QUÂN CỜ VUA QUA CÁC THỨ TIẾNG
Phụ lục 3. PHẦN BÀI TẬP
Phụ lục 4. LUẬT CỜ VUA
1

MỞ ĐẦU

Cờ vua là một môn thể thao trí tuệ, không phân biệt lứa tuổi, giới tính,
chủng tộc, giai cấp hay nghề nghiệp. Trong quá trình thi đấu, các kỳ thủ không chỉ
đua tranh về thể lực, kỹ - chiến thuật, chiến lược, tâm lý, mà còn đấu trí căng
thẳng về năng lực phân tích, tổng hợp, phán đoán ý đồ, sự đáp trả của đối phương
sau mỗi nước cờ.
Không chỉ đơn thuần là một trò chơi giải trí lành mạnh trong những lúc
nhàn rỗi, Cờ vua còn giúp người chơi nâng cao khả năng học các môn khoa học tự
nhiên cũng như phát triển tư duy, rèn luyện tính kỷ luật, lòng tự trọng và tinh thần
độc lập….
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học về lợi ích của
cờ vua trong việc phát triển các năng lực tư duy cũng như những năng lực tâm lý
đối với sinh viên.

Biên soạn: TS. Nguyễn Đức Thành


2
3

I. SƠ LƯỢC VỀ CỜ VUA
1.1. Nguồn gốc cờ vua
- Cờ vua (chess) là một trong những trò chơi bắt nguồn từ chữ “Chaturanga”,
một trò chơi có nguồn gốc từ Ấn Độ vào khoảng thế kỷ thứ 6 hoặc sớm hơn, nó có
liên quan mật thiết đến cờ tướng của người Trung Hoa. Chaturanga tiếng Phạn
(Sanskrit) có nghĩa là trò chơi chiến trận đối kháng giữa hai bên của quân đội Ấn
Độ với bốn binh chủng là voi chiến, kỵ binh, chiến xa (do ngựa kéo), và bộ binh
(Vua và cận thần ở giữa) - từ đó đưa đến bốn loại quân trong cờ vua hiện nay -
Tượng, Mã, Xe và Tốt.
- Chaturanga từ Ấn Độ theo hướng đông truyền đến Trung Hoa, rồi xuyên
qua Hàn quốc để đến Nhật. Cờ vua cũng xuất hiện ở Ba Tư sau cuộc xâm chiếm
của người Hồi giáo (638-651).
- Sự bành trướng của đạo Hồi đến Sicily và sự xâm lược Tây Ban Nha của
người Ma Rốc đã mang “shatranj” (một tên gọi khác của cờ) đến các nước Tây Âu,
và xuyên qua các con đường thương mại cờ đã đến Liên Xô (cũ).
- Vào cuối thế kỷ thứ 10 cờ vua đã được khắp Châu Âu biết đến. Nó cuốn
hút các vị Vua, các triết gia, các nhà thơ và các ván cờ hay nhất đã được ghi chép
lại để lưu truyền hậu thế.
- Cuối thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XVI luật chơi cờ vua bắt đầu hình thành.
Thời kỳ này môn cờ vua được phát triển mạnh nhất ở Tây Ban Nha và Italia với sự
tham gia của nhiều thiên tài nhân loại như: Lêônađơvanhxi, Raphaen,
Mikenlănggiêô, Đamiani …
- Truyền thống của thi đấu cờ đã xuất hiện từ thế kỷ thứ XVI. Từ thế kỷ
XVI đến thế kỷ XVII, các trường phái cờ bắt đầu xuất hiện như trường phái Italia
(1600-1634), trường phái Kalabri-Pôlôria, Xenviô, Klêva … với tư tưởng chủ đạo
phối hợp chiến thuật.
- Sang thế kỷ XVIII, hệ thống lý thuyết cờ vua cũng đạt đến đỉnh cao, trung
tâm cờ vua thời bấy giờ là nước Pháp. Thời kỳ này Aphiliđô (1726-1795) đã đưa
công chúng một lối chơi mới mang tên Thế trận liên hoàn.
Hình 1. Quá trình truyền bá cờ vua từ Ấn Độ đến các nơi trên thế giới
Hình 2. Nguồn gốc và sự truyền bá cờ vua từ thế kỷ thứ 6 đến thế kỷ 11
Hình 3. Sự phát triển cờ vua từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 15
4

Ông viết: “Ý đồ chính của tôi đưa ra cho công chúng một cách chơi mà
chưa ai hiểu thấu đáo. Tôi muốn nói đến cách chơi bằng các Tốt, chúng là linh
hồn của ván cờ, chỉ có chúng mới tạo ra thế tấn công hay phòng thủ, cách bố trí
chúng sẽ quyết định số phận của ván cờ”. Nhưng Đenriô - Pôniani người Italia thì
đưa ra lối chơi thoáng và phối hợp, đó là vũ khí chính của cuộc đấu cờ: “Thành
công của ván cờ không chỉ phụ thuộc và tấn công và nghị lực mà còn phụ thuộc
nghệ thuật phòng thủ. Ai là người biết chơi khôn ngoan hơn thì sẽ thắng cuộc!”.
- Bước sang thế kỷ XIX, luật chơi Cờ Vua được hoàn thiện cơ bản như ngày
nay, lối chơi Cờ Vua quay về trường phái Italia. Lúc này các kiện tướng Nga, Anh,
Đức chính thức bước lên vũ đài Cờ Vua quốc tế. Thế kỷ XIX là sự kết hợp hài hòa
giữa lối chơi phối hợp chiến thuật và lối chơi thế trận liên hoàn do các vận động
viên nổi tiếng như: Vimhem Xtâynic, Alecxanđơ Pêtơrôp, Mikhain Trigôrin… đưa
ra, và đây cũng là một trường phái mạnh của Cờ Vua hiện đại.
- Trong thời gian này đã hoàn thiện các ký hiệu trên bàn cờ (hàng, cột, ô) do
Philip Xtamma nghiên cứu.
- Năm 1883, một thợ đồng hồ người Anh tên là Uynxơn đã sáng chế ra đồng
hồ chuyên dùng trong thi đấu Cờ Vua và hiện nay vẫn được sử dụng
- Năm 1886, Giải vô địch Cờ Vua thế giới đầu tiên dành cho nam được tổ
chức, Wilhelm Steinitz (1836-1900) giành danh hiệu vô địch.
- Năm 1924 – Liên đoàn Cờ Vua thế giới (Fédération Internationle Des
E’chess – viết tắt là FIDE) được thành lập.
- Năm 1927 – Giải vô địch Cờ Vua thế giới dành cho nữ. Vào năm này Thế
vận hội Olympic Cờ Vua tách biệt với Thế vận hội của các môn thể thao khác và
cứ hai năm tổ chức một lần.
- Magnus Carlsen (Na Uy) là Đương kim vô địch của môn này (11/2013).
Các nhà lý thuyết đã sáng tạo ra rất nhiều chiến thuật và chiến lược kể từ khi bắt
đầu có cờ Vua. Nhiều khía cạnh nghệ thuật đã được tìm thấy trong cờ thế.
- Hiện nay Cờ Vua thế giới có ba xu hướng phát triển, đó là: “Thương mại
hoá Cờ Vua”; “Quay về cội nguồn”; “Cờ nhanh”.
5

Hình 4. Wilhelm Steinitz (1886-1894, Áo) Hình 5. Magnus Carlsen (Na Uy)
Nhà vô địch thế giới cờ vua đầu tiên – Đương kim vô địch cờ vua thế giới
(11/2013)

1.2. Cờ vua - môn thể thao đặc thù


Cờ vua không phải là một trò chơi may rủi; nó dựa thuần túy vào chiến
thuật và chiến lược. Tuy thế, trò chơi này rất phức tạp đến mức thậm chí cả những
người chơi hay nhất cũng không thể tính hết tất cả mọi phương án: mặc dù chỉ có
64 ô và 32 quân cờ trên bàn cờ nhưng số lượng nước đi có thể được thì còn vượt
cả số lượng các nguyên tử có trong vũ trụ.
Cờ vua đôi khi được nhìn nhận như là trò chơi chiến tranh trừu tượng; cũng
như là "các cuộc đấu trí tuệ", và việc chơi cờ vua được coi như là một cách để rèn
luyện tư duy và bản lĩnh. Là một trong những trò chơi trí tuệ phổ biến nhất thế giới,
cờ vua còn mang giá trị nghệ thuật, khoa học và thể thao. Ngoài ra, cờ vua được
chơi để tiêu khiển cũng như để thi đấu trong các câu lạc bộ cờ vua, các giải đấu,
chơi trực tuyến và chơi theo cách gửi thư.
Rất nhiều biến thể và các trò chơi tương tự như cờ vua được chơi trên toàn
thế giới. Trong số đó phổ biến nhất theo trật tự giảm dần về số người chơi là cờ
tướng (ở Trung Quốc, Việt Nam …), Shogi (ở Nhật Bản) và Janggi (ở Triều Tiên).
1.3. Lợi ích của cờ vua
1.3.1. Lợi ích của việc chơi cờ vua đối với học sinh và sinh viên
Cờ vua giúp phát triển các năng lực trí tuệ (đặc biệt là năng lực tư duy như:
6

tư duy logic, tư duy khái quát, tư duy ngôn ngữ và tư duy sáng tạo). Ngoài ra cờ
vua còn phát triển các năng lực tâm lý giúp học sinh, sinh viên hoàn thiện nhân
cách như tính tự chủ, tinh thần tự tôn, kỹ năng tổ chức và khả năng làm việc độc
lập.
Cờ vua còn có tác dụng rất tốt trong việc tăng khả năng tập trung chú ý của
học sinh, và sinh viên. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các em học sinh có thể tập trung
hơn 1,5 giờ suy nghĩ liên tục không mệt mỏi với cờ vua, mặc dù rất nhiều người
trong số đó không thể tập trung làm được việc gì quá 20 phút.
Khoa học đã chứng minh được lợi ích của cờ vua đối với giới học sinh, sinh
viên như: cải thiện điểm học ở các môn khoa học tự nhiên và toán học lên đến hơn
15%.
- Quá trình nghiên cứu một cách hệ thống tại Mỹ và Canada đã chỉ ra rằng
cờ vua đã nâng cao chỉ số IQ và điểm thi của HS (Dullea, 1982; Palm, 1990;
Ferguson, 2000), cờ vua còn giúp tăng cường các kỹ năng toán học, kỹ năng về
ngôn ngữ và kỹ năng đọc (Margulies, 1991; Liptrap, 1998; Ferguson, 2000).
- Một nghiên cứu có quy mô lớn về chương trình cờ vua ở thành phố New
York, với sự tham gia của hơn 100 trường học và 3000 HS cho thấy: Kết quả học
tập môn tiếng anh và môn toán của những học sinh học Cờ vua luôn luôn cao hơn
các học sinh không học cờ.
- Ở Mỹ, chương trình Cờ vua trong trường học đã kỷ niệm lần thứ 16 và
bây giờ phát triển ra 19 thành phố với hơn 300 trường học và 20.000 học sinh tại
New York. Tại đây, 3 năm trước chỉ có 45 trường tham gia nay tăng lên 118
trường tham gia.
- Liên đoàn Cờ vua Mỹ rất thích thú khi số hội viên trẻ tuổi ở cơ sở tăng
mười một lần kể từ năm 1989. Trong số 2.200 câu lạc bộ cờ vua trên khắp đất
nước liên kết với Liên đoàn và hơn một nửa là câu lạc bộ trường học.
- Theo Beatriz Marinello, giám đốc đào tạo của Liên đoàn cờ vua Mỹ ở
New Windsor: "10 năm trước đây chỉ có 4 hoặc 5 trại cờ trong cả nước, nhưng
hiện nay có 4 hoặc 5 trại tại mỗi tiểu bang,"
7

- Venezuela đã sử dụng một mô hình gọi là: Wechsler Intelligence Scale


đối với hơn 4000 học sinh lớp 2, đã phát hiện ra một phát triển quan trọng ở chỉ số
IQ của hầu hết HS sau 4,5 tháng học cờ vua một cách có hệ thống. Điều này cũng
xảy ra ở hầu hết SV các nhóm kinh tế -xã hội bao gồm cả nam và nữ. Chính phủ
Venezuela đã rất ấn tượng với kết quả này và cho phép tất cả trường đưa môn cờ
vua vào giảng dạy bắt đầu từ năm 1988-1989.
- Các trường Đại học Texas và Maryland cung cấp học bổng toàn phần cho
các sinh viên cờ vua.
- Tháng 6/1999 Ủy ban Olympic Quốc tế chính thức công nhận cờ vua là
một môn thể thao.
- Cờ giúp tránh xa được những tệ nạn xã hội hiện nay như tiêm chích, hút
hít, tham gia các loại băng đảng, lêu lổng, “nhàn cư vi bất thiện” làm những việc
xấu xa, tệ hại hay vô bổ dẫn tới sự sa ngã, tự đánh mất cả một đời người.
- Cờ sẽ là một nghề nghiệp xứng đáng nếu bạn luôn chơi xuất sắc để thường
xuyên được tham gia các giải quốc tế lớn, các giải siêu hạng, các cúp danh giá...
với những giải thưởng và danh dự rất lớn một đời vinh quang.
- Benjamin Franklin, nhà bác học đồng thời là một chính khách nổi tiếng Mỹ
nói: “Chơi cờ, đó không chỉ đơn thuần là một sự tiêu khiển. Chính nhờ có trò chơi
này mà con người chúng ta có được những phẩm chất quý giá của trí tuệ. Trong
đời sống con người, cờ có rất nhiều ích lợi.”
- Nhà sư phạm lỗi lạc Xukhomlinxki đã viết những lời sau đây trong quyển
sách “Trái tim tôi hiến dâng cho trẻ” của mình: “Không sử dụng cờ thì không thể
tiến hành việc giáo dục toàn diện các khả năng về trí tuệ và trí nhớ cho các em
được. Việc chơi cờ phải được đưa vào trong sinh hoạt của trường tiểu học như một
trong các yếu tố giáo dục văn hóa, trí lực. Vấn đề chính là phải đưa được môn thể
thao này vào các lớp nhỏ vì ở các lớp đó việc giáo dục trí lực cho các em chiếm
một vị trí nổi bật.”
- Nhà thơ vĩ đại Lev Tolsoi tự bạch: “Tôi không thể sống mà thiếu cờ. Tôi
yêu thích cờ vì đó là cách thư giãn, nghỉ ngơi tuyệt vời. Nó bắt buộc trí óc phải
8

làm việc, nhưng đó là cách làm việc rất đặc sắc”


1.3.2. Cờ vua thể hiện tính cách con người
- Tính cách, văn hóa, cư xử của một con người biểu lộ qua một ván cờ.

Hình 6. Sơ đồ tổng thể tính cách người chơi cờ

- Các tay cờ tầm thường hay thể hiện cảm xúc (sân, si, hỉ nộ, ái, ố) theo
từng nước đi của diễn biến cuộc chơi.
- Những tay danh thủ cao cờ nét mặt ít khi thay đổi. Công cũng như thủ, lợi
cờ hay thua cờ họ vẫn trầm tỉnh, cân nhắc đắn đo từng nước đi.
- Phải luôn giữ thái độ bình tĩnh, hòa nhã, cầu thị học hỏi, tâm hồn thảnh
thơi và cứ nghĩ là mình đang học đánh cờ, dùng cờ đễ giải trí hơn là phân cao thấp.
Có như vậy thì nước cờ mới thanh thoát, uyển chuyển, xuất thần qua đó trình độ
cờ ngày càng tiến bộ và nghệ thuật chơi cờ cũng được nâng cao hơn.
1.3.3. Cờ vua giúp phát triển nhân cách, đức hạnh
- Có thể hiểu, nhân cách là cách đối xử của con người đối với gia đình cũng
như ngoài xã hội, là một hình thức xử thế cao đẹp cho thấy rằng mình là một con
người có giáo dục, biết trải nghiệm được những điều phải trái trên đời.
- Đức hạnh được nhận biết là một điều từ tâm điểm bên trong nhận thức, nơi
có vẻ đẹp và chân lý của tâm hồn – đó là tình yêu thương, là những đức tính tốt
9

đẹp của con người. Mọi phẩm chất của đức hạnh thực thụ thể hiện ở trong hành
động.

Hình 7. Tổng hợp sự phát triển nhân cách đức hạnh được rèn luyện qua chơi cờ vua

- Nếu những cử chỉ và hành động tương ứng với tư duy, nhận thức là đúng,
điều đó đồng nghĩa với việc bạn là người có nhân cách tốt, có đức hạnh. Ngược lại,
thì có thể lắm bạn là một người chưa hoàn thiện.
1.3.4. Cờ vua phát triển các kỹ năng mềm
Hiện nay, môn Cờ vua đã được đưa vào chương trình giảng dạy của các
trường tiểu học tại các nước phát triển (như Nga, Mỹ, Singapore…). Các nghiên
cứu về lợi ích của cờ vua với giáo dục đã chứng minh rằng môn thể thao trí tuệ
này giúp HS-SV thông minh hơn bằng cách phát triển các kỹ năng sau:

Hình 8. Sơ đồ triển kỹ năng mềm của sinh viên khi chơi cờ vua
10

Vì vậy, hiện nay cờ vua được đưa vào môi trường giảng dạy chính khóa của
trên 30 quốc gia. Ở Việt Nam, cờ vua luôn được coi trọng trong giáo dục phổ
thông cũng như đại học. Tại Hà Nội, hầu hết các trường tiểu học Cờ vua đã được
đưa vào học trong chương trình tự chọn nhằm rèn luyện kỹ năng sống tương tự
như các môn họa, nhạc…
Hệ thống thi đấu các giải cờ vua của ngành giáo dục (giải hội khỏe phù
đổng – HKPĐ) cũng được hoàn thiện từ địa phương đến toàn quốc như: giải
HKPĐ cấp huyện 1 năm 1 lần, giải HKPĐ cấp tỉnh 2 năm 1 lần và 4 năm 1 lần cho
hệ thống giải HKPĐ cấp toàn quốc. Không phải ngẫu nhiên và hầu hết các em học
sinh đạt huy chương tại các giải này là các học sinh giỏi, thậm chí nhiều em trong
số đó là học sinh giỏi cấp quốc gia về văn hóa. Hệ thống thi đấu cờ vua tại các giải
sinh viên cũng thường xuyên được Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức với 2 năm một
lần.
1.4. Cờ vua và máy đánh cờ
Cuộc đối đầu giữa con người và máy tính bao giờ cũng rất hấp dẫn giới hâm
mộ cờ vua trên thế giới. Bởi vì, cách thức chơi cờ của con người và máy tính khác
nhau về bản chất. Con người lựa chọn nước cờ của mình sau khi đánh giá một số
lượng tối thiểu những phương án mà anh ta cho là hợp lý nhất. Còn máy tính chỉ
có thể lần lượt xét duyệt một cách máy móc tất cả mọi phương án có thể đi được
trên bàn cờ, rồi bằng phương pháp loại trừ, chọn ra phương án nó cho là tốt nhất.
Mà số lượng phương án thì vô cùng lớn.
Kể từ khi chiếc máy tính ra đời với những tấm card đục lỗ, con người đã
toan tính chuyện buộc nó phục vụ cho mơ ước chế tạo máy chơi cờ của mình. Việc
xây dựng các chương trình và máy tính chuyên chơi cờ vua đã trở thành một cuộc
đua thực sự về khả năng trí tuệ giữa người và máy.
- Năm 1769, kỹ sư người Hungary - Baron Wolfgang Von Kempelen, thiết
kế một chiếc máy chơi cờ để làm vui cho nữ hoàng Áo Maria Theresia. Đây được
xem là một cỗ máy đánh cờ đầu tiên trên thế giới, làm bằng cơ khí hoàn toàn, có
hình dáng giống như một người Thổ.
11

Hình 9. Máy chơi cờ vua – Turk (phục chế), do Kempelen thiết kế (1769)

Sức mạnh nổi bật mang tính giả tạo của nó là nhờ một kiện tướng được
khéo léo giấu bên trong máy. Kempelen đã đưa “máy đánh cờ đầu tiên trên thế
giới” du lịch khắp châu Âu trong nhiều năm ở thập niên 1780s. Turk đánh bại
những nhân vật nổi tiếng thế giới như: Napoleon Bonaparte và Benjamin Franklin.
Đến năm 1856, Turk bị thiêu huỷ trong một đám cháy của bảo tàng Philadelphia,
Mỹ.
- Năm 1947, Alan Turing đã mô tả chương trình máy tính chơi cờ đầu tiên
và lập ra chương trình này vào năm 1950.
- Năm 1970, giải vô địch cờ máy tính quốc tế được tổ chức tại New York và
chương trình Chess 3.0 giành giải nhất.
- Năm 1977, chiếc máy vi tính đầu tiên chuyên chơi cờ có tên Chess
Challenger đã được chế tạo. Thập kỷ 70 đánh dấu sự phát triển kỳ diệu trong khả
năng chơi cờ của máy tính. Ban đầu chỉ là những chương trình dễ bị khuất phục
bởi một đấu thủ cờ vua loại trung bình, các chương trình chơi cờ sau đó bắt đầu
đấu ngang ngửa với các kiện tướng quốc tế. Những chương trình và máy tính
chuyên chơi cờ còn đấu với nhau, hình thành cuộc đua về khả năng ứng dụng trí
tuệ nhân tạo trong cờ vua giữa các quốc gia và tập đoàn công nghệ nổi tiếng.
12

- Đến thập kỷ 1990, có một số chiếc máy tính chuyên chơi cờ như:
Mephisto, Fritz 2, Fritz 3, Chess Genius … đã có đủ khả năng đánh bại các đại
kiện tướng cờ thế giới.
- Vào tháng 3/1996, lần đầu tiên thế giới mong chờ một trận đấu siêu kinh
điển: Siêu máy tính Deepblue của hãng IBM (có khả năng tính toán 100 triệu nước
đi trong 1 giây) đấu với Vua cờ Garry Kasparov (VĐTG lần thứ 13 và giữ vững
danh hiệu này trong 16 năm từ 1984 đến năm 2000). Trận đấu diễn ra tại
Philadelphia, Pennsylvania và New York. Deep Blue đã gây sốc cả thế giới khi
thắng ván đầu tiên, nhưng Kasparov đã thắng trận khi thắng 3 và hòa 2 ván tiếp
theo. Mặc dù giành được chiến thắng vẻ vang, nhà vô địch này cũng vẫn phải thừa
nhận rằng đối thủ của mình thực sự đáng gờm và nhận xét Deep Blue có những
bước đi thực sự thông minh.

Hình 10. Máy chơi cờ IBM Deep Blue


Năm ra đời: 1997; Tốc độ của Deep Blue vào khoảng 11,38 giga-flops (11,38 tỉ phép tính trên giây), Toàn
bộ sức mạnh máy được thiết kế chỉ để chơi cờ vua và có khả năng tính được 20 nước cờ tiếp theo.

- Một năm sau đó, vào 5/1997, các chuyên gia công nghệ của IBM đã cải
tiến Deep Blue và tái đấu với Kasparov. Để chuẩn bị cho trận phục thù này, Deep
Blue đã trải qua một cuộc cải tiến hoàn toàn cả về phần cứng và phần mềm. Phần
13

cứng gồm một máy tính SP-2 32-node với 512 chip chuyên dụng cho đấu cờ, có
tốc độ nhanh gấp đôi so với một năm trước, tương đương 200 triệu nước đi mỗi
giây. Phần mềm được cải tiến với khả năng phán đoán cao hơn, được bổ sung
thêm nhiều kiến thức và đấu pháp cờ vua. Kết quả, sau 6 ván đấu căng thẳng,
Deep Blue thắng 2 ván, 3 ván đấu hòa còn Kasparov chỉ thắng được 1 ván. Chung
cuộc, Deep Blue đã khuất phục được đại kiện tướng thế giới người Azerbaijan với
tỉ số 3,5-2,5.
Cuộc đấu này đã đi vào lịch sử đấu cờ giữa người với máy tính, Deep Blue
đã trở thành chiếc máy tính đầu tiên và duy nhất đánh bại được người thống trị vị
trí vô địch thế giới môn cờ vua trong nhiều năm. Điều này khiến cho người quan
sát nghĩ rằng việc nâng cấp trí thông minh nhân tạo có thể sẽ vượt trội hơn khả
năng con người trong một số lĩnh vực nào đó.
- Tháng 10 năm 2002, Vladimir Kramnik đã hòa trong một trận đấu 8 ván
với chương trình Deep Fritz.
- Năm 2003, Kasparov hòa cả trận 6 ván với chương trình Deep Junior trong
tháng 2, và trận 4 ván với siêu máy tính X3D Fritz trong tháng 11.
- Tháng 6 năm 2005, máy tính chơi cờ Hydra (hậu duệ có trí tuệ của Deep
Blue; và có lẽ nó mạnh hơn Deep Blue) đã thắng oanh liệt Michael Adams (hạng 7
thế giới lúc đó) trong một trận đấu 6 ván với tỷ số 5,5-0,5.
- Trong trận tái đấu giữa Deep Fritz 10 và Kramnik năm 2006, Deep Fritz
10 đã hạ đo ván Kramnik 4-2, DF10 thắng 2 hòa 4 ván không thua ván nào. Sau
trận đấu này Monty Newborn, giáo sư vi tính tại trường đại học McGill (Canada)
nhận xét: Trận đấu cuối năm 2006 này có thể sẽ khiến người ta không còn quan
tâm đến những ván cờ trong tương lai giữa người và máy nữa. Công nghệ đã chiến
thắng"
- FIDE từng tuyên bố sẽ cho máy tính vào tham dự các trận tranh chức vô
địch của người nhưng cuối cùng cũng phải từ bỏ điều đó vì công nghệ máy tính
tiến quá nhanh và trình độ chơi cờ giữa người và máy càng ngày càng quá chênh
lệch.
14

Ngày nay, cờ vua là một trong những trò chơi phổ biến nhất thế giới với
hàng triệu người tham gia tại nhà riêng, trong câu lạc bộ, trực tuyến, từ xa và trong
các giải đấu... Cờ vua là môn thể thao duy nhất mà VĐV được phong đẳng cấp đại
kiện tướng.
1.5. Cờ vua trên đấu trường quốc tế
Cờ vua được công nhận là một môn thể thao chính thức bởi Ủy ban
Olympic Quốc tế. Hàng năm nhiều giải cờ khác nhau từ giải VĐTG đến các giải
trẻ được tổ chức. Các quốc gia có phong trào cờ mạnh như Nga, Hungary, Ấn Độ,
Mỹ, Trung Quốc, ...đều đã từng vô địch thế giới về môn này.
Cho đến những năm 1970, ít nhất là tại các nước nói tiếng Anh, các cuộc
đấu cờ vua được ghi chép lại và xuất bản bằng cách sử dụng ký hiệu cờ vua miêu
tả. Nó đã được thay thế bằng ký hiệu cờ vua đại số cô đọng hơn. Một số loại ký
hiệu khác đã được sinh ra, dựa trên cơ sở ký hiệu cờ vua đại số để ghi chép các
ván cờ trong các định dạng phù hợp với các xử lý trên máy tính. Trong số đó,
Portable Game Notation (PGN, Ký pháp trận đấu khả chuyển) là phổ biến nhất.
Bên ngoài việc ghi lại các ván cờ còn có ký hiệu Forsyth-Edwards để ghi lại các
thế đặc biệt. Nó có ích nhằm tạm hoãn ván cờ để có thể hồi phục lại sau này hoặc
để chuyển các vấn đề về thế cờ mà không cần có biểu đồ.
1.6. Liên đoàn cờ vua thế giới
FIDE (viết tắt từ tiếng Pháp Federation internationale des chess, tức Liên
đoàn cờ vua Quốc tế) là tổ chức quốc tế liên kết các liên đoàn cờ vua quốc gia toàn
thế giới.
Được thành lập tại Paris ngày 20 tháng 7 năm 1924, FIDE được Ủy ban
Olympic Quốc tế (IOC) công nhận là cơ quan cao nhất chịu trách nhiệm tổ chức
các cuộc thi đấu cờ vua trên phạm vi quốc tế.
Khẩu hiệu của FIDE là Gens una sumus (có nghĩa: Chúng ta là một). Chủ
tịch hiện tại của FIDE là Kirsan Ilyumzhinov, đương kim tổng thống của
Kalmykia, một nước cộng hòa tự trị thuộc Nga.
Với sự gia nhập của 161 nước trên thế giới, FIDE hiện là một trong những
15

tổ chức thể thao năng động nhất trong việc thuyết phục và huy động hàng triệu kỳ
thủ trên thế giới cũng phát triển các hoạt động của môn thể thao trí tuệ.
Mục tiêu của FIDE là truyền bá và phát triển cờ vua trên tất cả các quốc gia,
cũng như nâng cao văn hóa, sự hiểu biết về cờ vua dưới hình thức một môn thể
thao và một môn khoa học thực sự.
1.7. Cờ vua ở Việt Nam
- Liên đoàn Cờ Vua Việt Nam (tiền thân là Hội Cờ Tướng Việt Nam) được
thành lập ngày 14/02/1965 tại Nhà Khai trí kiến thức (nay là Trung tâm phương
pháp Câu lạc bộ - 14 Lê Thái Tổ, Hà Nội) do bác sĩ Lê Đình Thám làm Hội trưởng.
Năm 1975, Hội Cờ giải thể.
- Năm 1978 Tổng cục TDTT đã ra chỉ thị số 73/CT để hướng dẫn phong
trào Cờ Vua rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân, nhất là đối với thanh thiếu niên.
- Ngày 5/8/1980 Bộ Giáo dục đã ra văn bản số 1787/TDQS về việc chính
thức đưa Cờ Vua vào giảng dạy trong các trường Phổ thông, các trường Cao đẳng,
Đại học Sư phạm và trường Đại học TDTT trên phạm vi toàn quốc.
- Ngày 15/12/1980 Hội Cờ hoạt động trở lại, lấy tên là Hội cờ Việt Nam do
ông Hồ Trúc –Thứ trưởng Bộ Giáo dục làm Hội trưởng.
- Tháng 10/1984, Hội Cờ Việt Nam chính thức là thành viên của Liên đoàn
Cờ châu Á.
- Năm 1988 Việt Nam chính thức công nhận là thành viên của Liên đoàn Cờ
Vua thế giới (FIDE).
- Cuối năm 1991, Hội Cờ đổi tên thành Liên đoàn Cờ Việt Nam do ông
Nguyễn Hữu Thọ-Tổng biên tập Báo Nhân dân làm Chủ tịch.
- Hiện Việt Nam có hai xu hướng phát triển môn Cờ Vua là:
+ Xu hướng quần chúng hoá: phổ biến sâu rộng trong cả nước, đặc biệt
là trong các trường học.
+ Xu hướng hội nhập trình độ thế giới: giành huy chương từ 2 đến 3
hạng tuổi ở các giải Trẻ thế giới, đạt 1 trong 10 nước cường quốc về Cờ Vua.
16

- Việt Nam, hiện có 6 đại kiện tướng quốc tế (ĐKTQT) nam và 3 ĐKTQT
nữ, được xem là một quốc gia có phong trào cờ mạnh trong khu vực (nhất là tuyến
trẻ) và đã sản sinh ra nhiều nhà VĐTG ở các lứa tuổi U10, U12, U14, U16, U18,
và U20. Trong đó: Lê Quang Liêm hiện có hệ số Ello cao nhất (2687 – hạng 43
thế giới), Đào Thiên Hải là đại kiện tướng đầu tiên của Việt Nam và là kỳ thủ Việt
Nam đầu tiên vô địch một giải thế giới (giải trẻ U16 thế giới). Nguyễn Ngọc
Trường Sơn là kỳ thủ trẻ nhất Việt Nam khi đạt được danh hiệu đại kiện tướng
quốc tế và là một trong hơn 10 kỳ thủ trên thế giới đạt được danh hiệu này khi
chưa tới 15 tuổi (14 tuổi 10 tháng).
II. NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH THẾ GIỚI VỀ CỜ VUA
2.1. Những nhà vô địch cờ vua của phái mạnh
The World Chess Championship là danh hiệu nhà vô địch cờ vua thế giới
mà bất kỳ danh thủ cờ vua chuyên nghiệp cũng đều ao ước. Xuyên suốt quá trình
hình thành và phát triển, thế giới cờ vua luôn chứng kiến những tài năng thực sự
và những trận đấu kinh điển kéo dài hàng tháng trời, cũng như những thăng trầm
lịch sử của tổ chức FIDE.
Từ 1880 đến 1947, danh hiệu vô địch thế giới do nhà vô địch từ quyết định
người thách đấu. Nếu thắng, họ sẽ tiếp tục giữ chức vô địch, còn thua họ sẽ phải
trao vương miện cho người kế nhiệm.
Từ năm 1948 đến năm 1993, danh hiệu vô địch thế giới do FIDE quản lý.
Đến năm 1993, đương kim vô địch thế giới Garry Kasparov có những bất
đồng sâu sắc với FIDE trong việc đấu thầu chọn Website cho các trận đấu và việc
FIDE cắt giảm 20% quỹ giải thưởng. Do đó, Kasparov tách ra khỏi FIDE để lập ra
Hiệp hội cờ chuyên nghiệp (PCA - Professional Chess Association).
Năm 1993, Kasparov tổ chức trận so tài tranh giải vô địch thế giới. Trong
trận này, anh đã đánh bại Đại kiện tường cờ vua người Anh Nigel Short. Cùng lúc
đó, FIDE tổ chức trận đấu tranh giải vô địch chính thức của họ. Anatoly Karpov
đã chiến thắng trước Jan Timman.
17

Các nhà vô địch thế giới được thừa nhận (không thể tranh cãi).
(Undisputed world champions 1886 –1993).

Các nhà vô địch thế giới kinh điển.


(Classical - PCA/Braingames world champions 1993–2006).

Các nhà vô địch thế giới FIDE (FIDE world champions 1993–2006).

Hình 11. Tổng hợp các nhà vô địch cờ vua thế giới từ 1880 – 2010

Thế là từ năm 1993 làng cờ vua thế giới bắt đầu có hai nhà vô địch, khi mà
cả Kasparov và Karpov đều tự cho là giành danh hiệu quán quân cờ vua thế giới.
18

Hiệp hội Cờ vua Chuyên nghiệp (PCA) ngừng hoạt động năm 1998. Phải tới
năm 2006, tại Kalmykia (Nga), FIDE mới tổ chức một trận đấu để hợp nhất danh
hiệu, chấm dứt hơn 10 năm chia rẽ. Vladimir Kramnik (Nga) đã chiến thắng trong
cuộc đấu kéo dài gần một tháng với Veselin Topalov (Bungary), trở thành người
đầu tiên chính thức được công nhận là nhà vô địch cờ vua thế giới hợp nhất.
Kể từ đó đến năm 2006, thế giới cờ vua phân chia thành 2 thái cực:
- Thái cực cũ do FIDE quản lý.
- Thái cực mới do Kasparov lập ra với tên gọi Hiệp hội cờ chuyên nghiệp
(PCA - Professional Chess Association).
Bảng 1. Những nhà vô địch thế giới được thừa nhận giai đoạn 1886–1993
(Undisputed world champions 1886–1993)
NĂM
TT TÊN QUỐC GIA TUỔI
VÔ ĐỊCH

Austria-Hungary
1 1886–1894 ( Kingdom of Bohemia) 50–58
United States

Wilhelm Steinitz

German Empire
2 1894–1921 26–52
Weimar Republic

Emanuel Lasker

3 1921–1927 Cuba 33–39

José Raúl Capablanca

1927–1935 France 35–43


4
1937–1946 Russian émigré 45–54

Alexander Alekhine
19

5 1935–1937 Netherlands 34–36

Max Euwe

1948–1957 37–46
6 1958–1960 Soviet Union (RSFSR) 47–49
1961–1963 50–52

Mikhail Botvinnik

7 1957–1958 Soviet Union (RSFSR) 36

Vasily Smyslov

8 1960–1961 Soviet Union (Latvian SSR) 24

Mikhail Tal

9 1963–1969 Soviet Union (Armenian SSR) 34–40

Tigran Petrosian

10 1969–1972 Soviet Union (RSFSR) 32–35

Boris Spassky
20

11 1972–1975 United States 29–32

Bobby Fischer

12 1975–1985 Soviet Union (RSFSR) 24–34

Anatoly Karpov

Soviet Union (Azerbaijan SSR)


13 1985–1993 22–30
Russia

Garry Kasparov

Bảng 2. Các nhà vô địch thế giới theo hệ thống FIDE giai đoạn 1993 - 2006
(FIDE world champions 1993–2006)
NĂM
TÊN QUỐC GIA TUỔI
VÔ ĐỊCH

1993–1999 Russia 42–48

Anatoly Karpov

1999–2000 Russia 33

Alexander Khalifman
21

2000–2002 India 31–33

Viswanathan Anand

2002–2004 Ukraine 19–21

Ruslan Ponomariov

2004–2005 Uzbekistan 25

Rustam
Kasimdzhanov

2005–2006 Bulgaria 30

Vesselin Topalov

Các nhà vô địch thế giới kinh điển giai đoạn 1993 - 2006
(Theo Hiệp hội cờ chuyên nghiệp do Kasparop sáng lập)
Classical (PCA/Braingames) world champions 1993–2006
NĂM
TÊN QUỐC GIA TUỔI
VÔ ĐỊCH

1993–2000 Russia 30–37

Garry Kasparov
22

2000–2006 Russia 25–31

Vladimir Kramnik

Bảng 3. Các nhà vô địch thế giới được thừa nhận từ năm 2006 đến nay
(Undisputed world champions 2006–present)
NĂM VÔ QUỐC
TT TÊN TUỔI
ĐỊCH GIA

14 2006–2007 Russia 31–32

Vladimir Kramnik

15 2007–2012 India 38-43

Viswanathan Anand

2013-present Nauy 23-


16

Magnus Carlsen

Sau đó, Đại kiện tướng Anand (Ấn Độ) đã giành danh hiệu Vô địch thế giới
cờ vua vào năm 2007 và đã ba lần bảo vệ thành công danh hiệu này vào các năm
2008, 2010 và 2012.
Vào tháng 11, năm 2013, Carlsen đánh bại Viswanathan Anand trong trận
đấu tranh chức Vô địch Cờ vua Thế Giới 2013 tại Chennai, Ấn Độ và trở thành
nhà Vô địch Cờ vua Thế giới mới.
Tháng 11 năm 2014, Carlsen đánh bại Viswanathan Anand lần nữa trong
trận đấu tranh chức Vô địch Cờ vua Thế Giới 2014 tại Sochi, Nga để bảo vệ danh
23

hiệu này cho đến nay.


Bảng 4. Xếp hạng 100 nam kỳ thủ hàng đầu thế giới
(Rapid Top 100 Players October 2016)
Rank Name Title Country Rating Games B-Year
1 Carlsen, Magnus g NOR 2894 0 1990
2 Nakamura, Hikaru g USA 2839 0 1987
3 Karjakin, Sergey g RUS 2818 0 1990
4 Nepomniachtchi, Ian g RUS 2812 0 1990
5 Dominguez Perez, Leinier g CUB 2803 0 1983
6 Anand, Viswanathan g IND 2802 0 1969
7 Vachier-Lagrave, Maxime g FRA 2795 0 1990
8 Mamedyarov, Shakhriyar g AZE 2791 0 1985
9 Radjabov, Teimour g AZE 2788 0 1987
10 Kramnik, Vladimir g RUS 2778 0 1975
11 Ivanchuk, Vassily g UKR 2771 0 1969
12 Aronian, Levon g ARM 2770 0 1982
13 Grischuk, Alexander g RUS 2767 0 1983
14 Sjugirov, Sanan g RUS 2765 0 1993
15 Wang, Hao g CHN 2763 0 1989
16 Le, Quang Liem g VIE 2761 0 1991
17 So, Wesley g USA 2759 0 1993
18 Gelfand, Boris g ISR 2753 0 1968
19 Caruana, Fabiano g USA 2752 0 1992
20 Giri, Anish g NED 2750 0 1994
21 Kamsky, Gata g USA 2749 0 1974
22 Andreikin, Dmitry g RUS 2743 0 1990
23 Yu, Yangyi g CHN 2743 0 1994
24 Adams, Michael g ENG 2741 0 1971
25 Fedoseev, Vladimir g RUS 2740 0 1995
26 Kryvoruchko, Yuriy g UKR 2740 0 1986
27 Melkumyan, Hrant g ARM 2736 0 1989
28 Navara, David g CZE 2730 9 1985
29 Rapport, Richard g HUN 2729 0 1996
30 Svidler, Peter g RUS 2729 0 1976
31 Zhigalko, Sergei g BLR 2728 0 1989
32 Short, Nigel D g ENG 2723 0 1965
33 Malakhov, Vladimir g RUS 2721 0 1980
34 Wojtaszek, Radoslaw g POL 2721 0 1987
35 Onischuk, Vladimir g UKR 2720 0 1991
36 Bogdanovich, Stanislav m UKR 2719 0 1993
37 Rublevsky, Sergei g RUS 2718 0 1974
38 Movsesian, Sergei g ARM 2717 18 1978
39 Morozevich, Alexander g RUS 2716 0 1977
24

40 Petrosian, Tigran L. g ARM 2715 0 1984


41 Topalov, Veselin g BUL 2715 0 1975
42 Guseinov, Gadir g AZE 2714 0 1986
43 Korobov, Anton g UKR 2714 0 1985
44 Ponomariov, Ruslan g UKR 2712 0 1983
45 Jobava, Baadur g GEO 2710 0 1983
46 Tomashevsky, Evgeny g RUS 2710 0 1987
47 McShane, Luke J g ENG 2709 0 1984
48 Inarkiev, Ernesto g RUS 2707 0 1985
49 Harikrishna, P. g IND 2706 0 1986
50 Ding, Liren g CHN 2704 0 1992
51 Socko, Bartosz g POL 2702 0 1978
52 Artemiev, Vladislav g RUS 2701 0 1998
53 Kovalenko, Igor g LAT 2701 0 1988
54 Wang, Yue g CHN 2701 0 1987
55 Bacrot, Etienne g FRA 2700 0 1983
56 Jakovenko, Dmitry g RUS 2699 0 1983
57 Akopian, Vladimir g ARM 2698 0 1971
58 Popov, Ivan g RUS 2695 0 1990
59 Salem, A.R. Saleh g UAE 2694 0 1993
60 Amonatov, Farrukh g TJK 2693 0 1978
61 Leko, Peter g HUN 2692 0 1979
62 Amin, Bassem g EGY 2691 0 1988
63 Dreev, Aleksey g RUS 2690 0 1969
64 Dubov, Daniil g RUS 2690 0 1996
65 Meier, Georg g GER 2689 0 1987
66 Alekseev, Evgeny g RUS 2688 21 1985
67 Nguyen, Ngoc Truong Son g VIE 2685 0 1990
68 Riazantsev, Alexander g RUS 2685 0 1985
69 Berkes, Ferenc g HUN 2684 0 1985
70 Khairullin, Ildar g RUS 2683 0 1990
71 Georgiev, Kiril g BUL 2681 0 1965
72 Onischuk, Alexander g USA 2681 0 1975
73 Ragger, Markus g AUT 2680 0 1988
74 Bortnyk, Olexandr g UKR 2678 0 1996
75 Vitiugov, Nikita g RUS 2677 0 1987
76 Savchenko, Boris g RUS 2676 9 1986
77 Fressinet, Laurent g FRA 2676 0 1981
78 Fedorchuk, Sergey A. g UKR 2674 9 1981
79 Neiksans, Arturs g LAT 2674 0 1983
80 Kasimdzhanov, Rustam g UZB 2673 0 1979
81 Sargissian, Gabriel g ARM 2673 0 1983
82 Naiditsch, Arkadij g AZE 2672 0 1985
83 Howell, David W L g ENG 2671 0 1990
25

84 Mamedov, Rauf g AZE 2670 0 1988


85 Motylev, Alexander g RUS 2669 0 1979
86 Khismatullin, Denis g RUS 2668 0 1984
87 Najer, Evgeniy g RUS 2667 0 1977
88 Salgado Lopez, Ivan g ESP 2666 0 1991
89 Vallejo Pons, Francisco g ESP 2666 0 1982
90 Bartel, Mateusz g POL 2665 9 1985
91 Delgado Ramirez, Neuris g PAR 2664 0 1981
92 Bu, Xiangzhi g CHN 2663 0 1985
93 Shirov, Alexei g LAT 2662 9 1972
94 Bauer, Christian g FRA 2662 0 1977
95 Laznicka, Viktor g CZE 2662 0 1988
96 Sadler, Matthew D g ENG 2661 0 1974
97 Matlakov, Maxim g RUS 2659 0 1991
98 Nisipeanu, Liviu-Dieter g GER 2659 0 1976
99 Rodshtein, Maxim g ISR 2658 0 1989
100 Swiercz, Dariusz g POL 2658 0 1994

2.2. Những nữ hoàng cờ vua thế giới


Danh hiệu Vô địch cờ vua thế giới được tranh tài chính thức kể từ năm 1886
và không chính thức từ rất lâu trước đó. Về lý thuyết giải đấu này dành cho mọi kỳ
thủ, không phân biệt giới tính, nhưng trong nhiều năm đối tượng thư hùng chỉ đơn
thuần là nam. Vì lẽ đó, Năm 1927, FIDE đã lập ra một giải Vô địch thế giới cờ vua
dành riêng cho các kỳ thủ nữ kéo dài từ đó đến ngày nay.
Có thể thấy trải qua suốt chiều dài lịch sử từ năm 1927 đến nay, các nữ kỳ
thủ của Liên Xô (cũ) đã chiếm áp đảo kỳ đài thế giới nữa giai đoạn đầu với 7/15
nhà vô địch. Tuy nhiên kể từ sau năm 1991, Trung Quốc đã vùng lên mạnh mẽ và
đã khẳng định vị trí dẫn đầu với 5/17 vị trí quán quân và hiện là đương kim quán
quân.

Hình 12. Logo giải vô địch cờ vua thế giới nữ năm 2010
26

Bảng 5. Thống kê những nhà vô địch cờ vua nữ thế giới

TT TÊN NĂM QUỐC GIA


Soviet Union /
1 Vera Menchik 1927–1944 Czechoslovakia /
England

2 Lyudmila Rudenko 1950–1953 Soviet Union (Ukrainian SSR)

3 Elisabeth Bykova 1953–1956 Soviet Union (Russian SFSR)

4 Olga Rubtsova 1956–1958 Soviet Union (Russian SFSR)

5 Elisabeth Bykova 1958–1962 Soviet Union (Russian SFSR)

6 Nona Gaprindashvili 1962–1978 Soviet Union (Georgian SSR)

7 Maya Chiburdanidze 1978–1991 Soviet Union (Georgian SSR)

8 Xie Jun 1991–1996 China

9 Susan Polgar 1996–1999 Hungary

10 Xie Jun 1999–2001 China

11 Zhu Chen 2001–2004 China

12 Antoaneta Stefanova 2004–2006 Bulgaria

13 Xu Yuhua 2006–2008 China

14 Alexandra Kosteniuk 2008–2010 Russia

15 Hou Yifan 2010–2012 China

16 Anna Ushenina 2012-2013 Ukraine

17 Hou Yifan 2013- China


27

1. Vera Menchik 2. Lyudmila 3. Elisabeth Bykova 4. Olga Rubtsova


Rudenko (1)

Elisabeth Bykova (2) 5. Nona 6. Maya 7. Xie Jun (1)


Gaprindashvili Chiburdanidze

8. Susan Polgar Xie Jun (2) 9. Zhu Chen 10. Antoaneta


Stefanova

11. Xu Yuhua 12. Alexandra 13. Hou Yifan (1) 14. Anna Ushenina
Kosteniuk

Hou Yifan (2)


Hình 13. Chân dung các nhà vô địch cờ vua nữ thế giới
28

Bảng 6. xếp hạng 100 nữ kỳ thủ hàng đầu thế giới


(Rapid Top 100 Women August 2016)
Rank Name Title Country Rating Games B-Year
1 Hou, Yifan g CHN 2631 0 1994
2 Lagno, Kateryna g RUS 2594 0 1989
3 Stefanova, Antoaneta g BUL 2565 0 1979
4 Dzagnidze, Nana g GEO 2549 0 1987
5 Ju, Wenjun g CHN 2542 0 1991
6 Kosteniuk, Alexandra g RUS 2519 0 1984
7 Gunina, Valentina g RUS 2512 0 1989
8 Tan, Zhongyi wg CHN 2501 0 1991
9 Ushenina, Anna g UKR 2498 0 1985
10 Khotenashvili, Bela g GEO 2487 0 1988
11 Koneru, Humpy g IND 2486 0 1987
12 Paehtz, Elisabeth m GER 2483 0 1985
13 Zhao, Xue g CHN 2479 0 1985
14 Krush, Irina g USA 2470 0 1983
15 Harika, Dronavalli g IND 2464 0 1991
16 Bodnaruk, Anastasia m RUS 2460 0 1992
17 Pogonina, Natalija wg RUS 2458 0 1985
18 Javakhishvili, Lela m GEO 2457 0 1984
19 Munguntuul, Batkhuyag m MGL 2455 0 1987
20 Hoang, Thanh Trang g HUN 2450 7 1980
21 Lei, Tingjie wg CHN 2446 0 1997
22 Zhu, Chen g QAT 2446 0 1976
23 Huang, Qian wg CHN 2445 0 1986
24 Turova, Irina m RUS 2444 0 1979
25 Guo, Qi m CHN 2442 0 1995
26 Wang, Jue wg CHN 2442 0 1995
27 Shen, Yang m CHN 2439 0 1989
28 Arakhamia-Grant, Ketevan g SCO 2437 0 1968
29 Matnadze, Ana m ESP 2427 0 1983
30 Mkrtchian, Lilit m ARM 2425 0 1982
31 Goryachkina, Aleksandra wg RUS 2424 0 1998
32 Pustovoitova, Daria f RUS 2421 0 1994
33 Batsiashvili, Nino m GEO 2417 0 1987
34 Nechaeva, Marina m RUS 2413 18 1986
35 Socko, Monika g POL 2411 0 1978
36 Gaponenko, Inna m UKR 2406 0 1976
37 Arabidze, Meri m GEO 2404 9 1994
38 Cramling, Pia g SWE 2401 0 1963
29

39 Houska, Jovanka m ENG 2400 6 1980


40 Peptan, Corina-Isabela m ROU 2397 9 1978
41 Kovanova, Baira wg RUS 2393 9 1987
42 Zhang, Xiaowen wg CHN 2390 0 1989
43 L'Ami, Alina m ROU 2388 0 1985
44 Lomineishvili, Maia m GEO 2388 0 1977
45 Girya, Olga wg RUS 2386 0 1991
46 Khademalsharieh, Sarasadat m IRI 2386 0 1997
47 Zimina, Olga m ITA 2382 0 1982
48 Rajlich, Iweta m POL 2381 0 1981
49 Ambartsumova, Karina wg RUS 2376 0 1989
50 Lujan, Carolina m ARG 2375 9 1985
51 Padmini, Rout m IND 2375 0 1994
52 Sukandar, Irine Kharisma m INA 2373 0 1992
53 Karavade, Eesha m IND 2369 0 1987
54 Milliet, Sophie m FRA 2368 0 1983
55 Pham, Le Thao Nguyen m VIE 2365 0 1987
56 Charkhalashvili, Inga wg GEO 2363 0 1983
57 Zaiatz, Elena m RUS 2358 0 1969
58 Kashlinskaya, Alina m RUS 2357 0 1993
59 Tania, Sachdev m IND 2353 0 1986
60 Brustman, Agnieszka wg POL 2347 0 1962
61 Reizniece-Ozola, Dana wg LAT 2345 9 1981
62 Guramishvili, Sopiko m GEO 2343 0 1991
63 Khurtsidze, Nino m GEO 2343 0 1975
64 Kochetkova, Julia wg SVK 2341 9 1981
65 Savina, Anastasia m RUS 2340 0 1992
66 Rogule, Laura wg LAT 2339 20 1988
67 Kursova, Maria wg ARM 2338 0 1986
68 Bulmaga, Irina m ROU 2335 0 1993
69 Khukhashvili, Sopiko m GEO 2334 0 1985
70 Ziaziulkina, Nastassia m BLR 2333 0 1995
71 Videnova, Iva m BUL 2330 0 1987
72 Babiy, Olga wg UKR 2329 0 1989
73 Gomes, Mary Ann wg IND 2329 0 1989
74 Ubiennykh, Ekaterina wm RUS 2329 0 1983
75 Stockova, Zuzana m SVK 2326 9 1977
76 Muminova, Nafisa wg UZB 2325 0 1990
77 Rakic, Marija wm SRB 2325 0 1990
78 Saduakassova, Dinara wg KAZ 2321 9 1996
79 Berend, Elvira wg LUX 2320 0 1965
30

80 Gvetadze, Sofio m GEO 2313 0 1983


81 Michna, Marta wg GER 2312 0 1978
82 Rodriguez Rueda, Paula Andrea m COL 2312 0 1996
83 Nguyen, Thi Mai Hung wg VIE 2309 0 1994
84 Gara, Ticia wg HUN 2305 0 1984
85 Batchimeg, Tuvshintugs m MGL 2302 0 1986
86 Tsatsalashvili, Keti wg GEO 2302 0 1992
87 Vijayalakshmi, Subbaraman m IND 2297 0 1979
88 Aulia, Medina Warda wg INA 2292 0 1997
89 Pourkashiyan, Atousa wg IRI 2292 0 1988
90 Hoang, Thi Bao Tram wg VIE 2291 0 1987
91 Ovod, Evgenija m RUS 2291 0 1982
92 Maisuradze, Nino wg FRA 2290 0 1982
93 Majdan-Gajewska, Joanna wg POL 2289 0 1988
94 Ptacnikova, Lenka wg ISL 2288 0 1976
95 Soumya, Swaminathan wg IND 2288 0 1989
96 Brunello, Marina f ITA 2287 0 1994
97 Sikorova, Olga wg CZE 2286 0 1975
98 Soloviova, Liza wg UKR 2285 7 1993
99 Abdumalik, Zhansaya wg KAZ 2285 0 2000
100 Sihite, Chelsie Monica Ignesias wm INA 2284 2 1995
31

III. NHỮNG TRI THỨC CƠ BẢN VỀ CỜ VUA


3.1. Bàn cờ
- Bàn cờ gồm 64 ô vuông bằng nhau xen kẻ hai màu đậm, nhạt. (hình 1)
- Khi thi đấu bàn cờ được đặt giữa hai đấu thủ sao cho ô góc tay trái của đấu
thủ là ô màu đen .

Hình 14 Hình 15

- Tám (8) dãy ô theo chiều dọc bàn cờ gọi là “cột dọc”, được ký hiệu là cột
“a”, cột “b”, cột “c”, cột “d”, cột “e”, cột “f”, cột “g”, và cột “h”.
- Tám (8) dãy ô theo chiều ngang bàn cờ gọi là “hàng ngang”, được ký hiệu
tuần tự là hàng 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, và hàng 8.
- Đường nối các ô cùng màu dính vào nhau ở góc gọi là “đường chéo”. Có
13 đường chéo màu đen và 13 đường chéo màu trắng từ 2 ô như b1-a2, g8-h7 đến
8 ô như a1-h8, h1-a8. Các đường chéo a1-h8 và h1-a8 còn gọi là hai đường chéo
lớn. Một bàn cờ hoàn chỉnh trước lúc bắt đầu sẽ như hình 11.
3.2. Quân cờ và ký hiệu
Có tất cả 32 quân cờ. Bắt đầu ván cờ, đấu thủ được cầm 16 quân màu nhạt
(trắng) hoặc 16 quân màu sẫm (đen). Toàn bộ quân cờ gồm:
32

1 quân Vua Viết tắt là V

1 quân Hậu Viết tắt là H

2 quân Xe Viết tắt là X


TRẮNG
2 quân Tượng Viết tắt là T

2 quân Mã Viết tắt là M

8 quân Tốt Không có viết tắt

1 quân Vua Viết tắt là V

1 quân Hậu Viết tắt là H

2 quân Xe Viết tắt là X


ĐEN
2 quân Tượng Viết tắt là T

2 quân M Viết tắt là M

8 quân Tốt Không có viết tắt

- Tốt chỉ ghi ô mà nó đang đứng và ô mà nó sẽ đến hoặc ăn quân (không có


viết tắt).
Ví dụ: Tốt đứng ở vị trí ban đầu là e2 , khi nó đi đến ô e4 thì sẽ ghi là: 1.e2-
e4 hoặc 1.e4 . Không phải ghi là 1. Tốt e4
- Cách đọc tên 1 ô cờ: Vì mỗi một ô cờ đều nằm trên cột dọc và hàng ngang
nên người ta lấy giao điểm cột - hàng để gọi tên ô cờ đó.
Ví dụ:
Ô a3 là giao điểm của cột a và hàng 3.
Ô b4 là giao điểm của cột b và hàng 4.
3.3. Các yếu tố tạo nên bàn cờ vua
- Đường chéo: Đường chéo được gọi tên bằng 2 ô ở đầu và cuối như “a1-
h8”, “c8-h3” .v.v.
33

- Trung tâm và hai cánh: Trung tâm là các ô ở giữa bàn cờ. Người ta chia
trung tâm thành 2 phần:
+ Trung tâm chính gồm 4 ô là: e4-d4-e5-d5
+ Trung tâm mở rộng gồm 12 ô :c3-c4-c5-c6-d6-e6-f6-f5-f4-f3-e3-d3.
Thông thường khi nói đến trung tâm là ám chỉ đến trung tâm mở rộng (Hình
3).

Hình 16
- Không gian (lãnh thổ):
+ Từ hàng ngang thứ 8 đến hàng ngang thứ 5 là không gian (lãnh thổ) của
bên Đen.
+ Từ hàng ngang thứ 1 đến hàng ngang thứ 4 là không gian (lãnh thổ) bên
Trắng .
- Cánh:
+ Từ cột “a” qua cột “d” gọi là cánh Hậu
+ Từ cột “e” qua cột “h” gọi là cánh Vua .
Tốt đứng trước Vua còn gọi là “tốt Vua” ví dụ như tốt e2, e7. Tương tự có
“tốt Hậu”, “tốt Xe”, “tốt Mã”, “tốt Tượng”.
34

3.4. Cách đi quân


3.4.1. Cách di chuyển của các quân: Vua, Hậu, Xe, Tượng, Mã, Tốt.

Vua di chuyển theo hàng ngang, cột dọc, Hậu di chuyển theo hàng ngang, cột dọc, đường
đường chéo, mỗi lần một ô. chéo, có thể một hoặc nhiều ô.

Hình 18
Hình 17
Xe di chuyển theo hàng ngang, cột dọc một Tượng di chuyển theo đường cho một hoặc
hoặc nhiều ô. nhiều ô.

Hình 19 Hình 20

Mã di chuyển theo đường chéo hình chữ Tốt di chuyển về phía trước 1 ô. Khi mới bắt
nhật – 3ô x 2ô. đầu đi, tốt được quyền đi 2ô , nhưng sau đó chỉ
đi một ô mà thôi. Tốt không đi ngang, không đi
thụt lùi.

Hình 21
Hình 22
Tuy nhiên Tốt có 2 nước đi đặc biệt là ăn Tốt qua đường và Phong cấp.
35

3.4.2. Các nước đi đặc biệt trong cờ vua


Trong cờ vua có 3 nước đi đặc biệt là: ăn tốt qua đường, phong cấp và nhập
thành.
3.4.2.1. Ăn tốt qua đường
Nếu tốt thực hiện nước đi 2 ô khi rời vị trí ban đầu đến đứng cạnh (theo
hàng ngang) với một tốt đối phương, thì tốt đối phương có quyền bắt nó ngay
trong nuớc đi tiếp theo, giống như khi thực hiện nước đi 1 ô. Nước đi này gọi là
“bắt tốt qua đường”.
Bắt tốt qua đường chỉ áp dụng giữa tốt với tốt và có thể thực hiện số lần tùy
ý trong số tám lần (8 quân tốt). Quyền bắt tốt qua đường phải thực hiện
ngay vì không còn hiệu lực trong những nước đi sau nữa.

Hình 23. Ăn Tốt qua đường

Ví dụ 1:
Trắng: Vc1, b4, c5.
Đen: Ve5, b7, c6, d7.
Đen đi trước thắng (H.21)

1….d5+ [Bây giờ nếu Trắng đi 2. Vd3 thì


đen có ưu thế tốt thông rất mạnh.]
2.cd6 (ăn tốt qua đường - nếu không ăn
ngay lập tức thì Trắng không được ăn tốt này sau
đó)
2….Vd6 3.b5 (trắng hy vọng thí tốt để thủ
Hình 24 hòa)
3….c5 và sau đó tiến tốt lên - Thắng.
36

Ví dụ 2:

Trắng: Vg4, e5, f4, g5


Đen: Vg6, d7, e6, f7, h7
Đen đi trước (H.22)
1….d5 thì 2.ed6 (ăn tốt qua đường). Còn
như
1….h5 thì 2.gh5 (ăn tốt QĐ). Và
1….f5 thì 2a.gf6 hoặc 2b.ef6.
Trắng chọn một trong hai đều được.
Hình 25

3.4.2. 2. Phong cấp tốt


Giải thích thuật ngữ.
- Tốt thông: là Tốt không bị tốt đối phương cản đường.
- Tốt thông xa: là Tốt cách chỗ đứng của Vua đối phương rất xa.
- Tốt thông tiến xa: là Tốt thông tiến gần ô phong cấp hơn tốt đối phương.

Hình 26. Phong cấp

Nếu quân Tốt tiến đến hàng ngang cuối cùng của bàn cờ thì ngay trong nước
đi ấy phải được thay thế bằng một trong 4 quân cùng màu Hậu, Xe, Tượng, Mã
tuỳ theo sự lựa chọn của đối thủ thực hiện nước đi ấy và không phụ thuộc vào số
quân có mặt trên bàn cờ. Đổi quân như vậy gọi là “phong cấp Tốt” và quân được
phong cấp có hiệu lực ngay.
37

Ví dụ 1:

Trắng đi trước thắng (H.24)

1. Me8! He8 2.de8/M# [2.de8/H+ Tf7


3.Hf7 #]

Hình 27

Ví dụ 2:

Trắng đi trước thắng (H.25)


1.Vc7! (phong tỏa Vua)
1….b5 2.c5!
[2.cb5? “Pat”]
2….b4 3.c6 b3 4.Vd7 b2 5.c7 b1/H 6.b8/H
Hc6 7.Hb7#

Hình 28

3.4.2.3. Nhập thành


a. Thế nào là nhập thành
Đây là nước di chuyển quân Vua và một trong hai quân Xe tính chung là một
nước đi của quân Vua, được thực hiện như sau:
- Quân Vua di chuyển 2 ô từ ô ban đầu sang phía quân Xe tham gia nhập
thành, sau đó quân Xe nói trên di chuyển nhảy qua ô quân Vua vừa đến để đứng
vào cạnh quân Vua.
- Nếu đấu thủ chạm vào quân Xe trước rồi mới chạm vào quân Vua thì đấu
thủ không được nhập thành về phía quân Xe đó mà buộc phải đi quân Xe đã chạm.
Nếu quân Xe đã chạm không đi được thì đấu thủ được quyền đi nước nào bất kỳ
đúng luật (nhưng sẽ bị ghi nhận là phạm 1 lỗi kỷ thuật).
Ký hiệu nước nhập thành:
0 - 0: Nhập thành gần (còn gọi là nhập thành cánh Vua)
0 - 0 - 0: Nhập thành xa (còn gọi là nhập thành cánh Hậu)
38

Lưu ý:
- Trong một ván đấu mỗi bên, trắng (hoặc đen) chỉ được phép nhập thành
một lần duy nhất.
- Nhập thành không phải là nước bắt buộc. Mỗi đối thủ có thể thực hiện
nước nhập thành bất kỳ lúc nào có thể hoặc không nhất thiết phải thực hiện nước
nhập thành trong suốt ván đấu.

Hình 29 Hình 30

- Nếu đấu thủ chạm vào quân Vua, hoặc cùng lúc chạm cả vào quân Vua và
Xe, với ý định nhập thành, nhưng nước nhập thành đó không thực hiện được thì
đấu thủ đó phải chuyển quân Vua đi hoặc nhập thành với quân Xe khác nếu nước
nhập thành đó còn thực hiện được. Nếu quân Vua không di chuyển được thì đấu
thủ đó được quyền thực hiện một nước đi khác hợp lệ.
b. Khi nào không được phép nhập thành ?
- Khi quân Vua đã di chuyển.
- Khi quân Xe phía nhập thành đã di chuyển rồi.
c. Lúc nào tạm thời chưa được phép nhập thành ?
- Khi Vua đang bị chiếu (phải có quân khác che chắn sau đó mới được nhập
thành).
- Nếu ô ban đầu của quân Vua định đi qua (trong khi nhập thành) hoặc ô
39

quân Vua định đến (sau nhập thành) đang bị một (hoặc nhiều) quân đối phương tấn
công.
- Các ô giữa quân Vua và quân Xe định tham gia vào nước nhập thành có
quân đứng. (Hình 28)

Hình 31. Tạm thời không được nhập thành

3.4.3. Cách ăn quân và nước chiếu


- Trên đường di chuyển nếu gặp quân đối phương cản đường thì có thể ăn
quân này bằng cách lấy quân đó ra và đặt quân mình vào thế chỗ. (Hình 29)
- Vua không thể không bảo vệ khỏi nước chiếu, do đó khi bị chiếu thì người
chơi phải thực hiện các biện pháp nhằm cứu Vua.

Hình 32
40

Có 3 cách để đối phó với nước chiếu là:


+ Di chuyển Vua khỏi vị trí bị chiếu.
+ Ăn quân đang chiếu.
+ Dùng quân khác của mình cản đường chiếu.
Nếu không thể có nước đi để cứu Vua thì người chơi bị chiếu hết và thua
cuộc.
3.5. So sánh giá trị giữa các quân
Trong thực tế thi đấu nhiều tình huống đặt ra cho đấu thủ: Làm thế nào thí
quân cho có lợi? Quân nào thực sự cần thiết hơn quân nào? v.v. và v.v. Việc lượng
giá quân cờ là một phần quan trọng khi thực hiện việc đổi quân trong cờ Vua.
Giá trị tương đối của các quân
Quân cờ Giá trị (tương đối)
Tốt 1 điểm
Mã 3 điểm
Tượng 3 điểm
Xe 4,5 - 5 điểm
Hậu 9 điểm
Vua Không thể định giá trị

Các lượng giá khác nhau không đáng kể trong các sách dạy chơi cờ Vua,
nhưng nói chung thì người ta cho rằng Hậu trị giá 9 điểm, Xe trị giá 5 điểm, Tượng
và Mã đều trị giá 3 điểm và Tốt trị giá 1 điểm. Do việc mất Vua tương đương với
thua cờ nên giá trị của nó là vô hạn, trong cờ tàn nó khoảng 3,5 điểm. Trong lập
trình cờ Vua, thường người ta cho Vua một giá trị rất lớn nào đó (chẳng hạn 2000
điểm). Khoa lý thuyết cờ vua tạm đánh giá như sau: nếu lấy tốt làm đơn vị để so
sánh thì:
1 Hậu = 2 Xe = 10 Tốt (tương đương với 3 quân nhẹ)
1 Xe = 5 Tốt (tương đương với 1 quân nhẹ + 2 tốt)
1 quân nhẹ (Tượng, hoặc Mã) = 3 Tốt
41

Qua đây thấy Hậu là quân mạnh nhất, kế đến là Xe. Tượng và Mã ngang
nhau, cuối cùng là Tốt. Vì thế đổi 1 quân nhẹ lấy 1 quân nặng ta gọi là “thắng chất”,
ngược lại bên kia gọi là “lỗ chất”.
Giá trị thực sự và tầm quan trọng của quân cờ thực ra là không thể chỉ gán
đơn giản như vậy do nó còn phụ thuộc vào thế cờ. Ví dụ một quân Xe đang nằm ở
vị trí xấu không có giá trị bằng một con Mã đang có thế đứng tốt. Nếu một người
chơi thực hiện việc thí quân (cho phép đối phương bắt quân có trị giá cao của
mình) thì thông thường họ sẽ bỏ qua các giá trị danh định dành cho quân đó để đổi
lấy các ưu thế về chiến lược hay ưu thế về vị trí của các quân đang tấn công. Trong
thi đấu hơn một hoặc hai tốt sẽ bảo đảm nhiều ưu thế thắng lợi về tàn cuộc. Chủ
tịch Hồ Chí Minh cũng là một người am hiểu và đam mê môn cờ. Người có câu nói
bất hủ, rất đúng trong trường hợp này:
“Lỡ nước 2 Xe đành bỏ phí
Được thời một Tốt cũng thành công”

Ví dụ 1 Ví dụ 2
Trắng đi trước thắng Trắng đi trước thắng

Hình 33 Hình 34
1.Ha8 Vg7 2.Hh8 Vh8 3.Mf7+ Vg7 1.Tb2! Hb2 2.Xh6! Th6 3.Hb2 +
4.Md6 g5 5.Mc8 +
42

3.6. Cách ghi chép ván cờ & các ký hiệu quy ước
Ghi chép ván cờ là công việc bắt buộc của đấu thủ cờ. Am hiểu các ký hiệu
sẽ giúp người chơi cờ đọc được các tài liệu chuyên môn tăng thêm kiến thức và thi
đấu hiệu quả hơn.
Tùy theo ngôn ngữ ở các quốc gia mà các quân cờ có ký khác nhau theo
bảng dưới đây. Ngoài ra, thông thạo vị trí và tên gọi các ô trên bàn cờ là điều kiện
không thể thiếu khi ghi chép tài liệu và biên bản cờ Vua. (Hình 32, 33)
Có hai cách ghi biên bản cho ván cờ là: ghi đầy đủ và ghi vắn tắt.
Theo ba kiểu trình bày: trình bày theo hàng dọc, trình bày theo hàng ngang
và trình bày theo kiểu phân số.
Sau đây là diễn tiến của một ván cờ được ghi chép lại:

TT Trắng Đen Cách ghi khác


- Ván cờ này được ghi theo chiều dọc (phổ biến nhất)
1 e2-e4 e7-e5
nhưng có thể tiết kiệm thời gian ghi bằng cách vắn tắt lại
2 Mg1-f3 Mb8-c6 như sau:
1.e2-e4 e7-e5
e4 e5
3 Tf1-b5 a7-a6
2.Mg1-f3 Mb8-c6
Mf3 Mc6
4 Tb5-a4 Tf8-c5
v.v.
5 0-0 Mg8-f6 - Hoặc ghi biên bản theo chiều ngang (thường thấy trong
các tài liệu chuyên môn):
6 c2-c3 Tc5-a7 1.e4 e5 2.Mf3 Mc6 3.Tb5 a6 4.Ta4 Tc5 5.0-0 Mf6 6.c3 Ta7
7.Xe1 Mg4 8.d4 ed4 9.cd4 Md4 10.Md4 Hh4 11.Vh1 Hg1
7 Xf1-e1 Mf6-g4 12.Mg1 Mf2# . 0 – 1

8 d2-d4 e5:d4 - Kiểu ghi trình bày theo dạng phân số thường ít dùng:
e4 f3 Tb5
9 c3:d4 Mc6:d4 1 . 3.
e5 Mc6 a6

10 Mf3:d4 Hd8-h4

11 Md4-f3 Hh4:f2+

12 Vg1-h1 Hf2-g1!!+

13 Mf3-g1 Mg4-f2 #

Đen thắng
43

Hình 35
Quy tắc thống nhất đối với tất cả các nước (như hình vẽ):
- Đặt tên các cột từ a đến h từ bên tay trái sang bên phải theo phía người cầm
quân Trắng.
- Đánh số các hàng từ 1 đến 8 (từ phía quân Trắng sang quân Đen).
Tên một ô sẽ là sự kết hợp tên một cột với số của một hàng, chẳng hạn, g5.
Theo quy ước, các lời bình luận cũng được đơn giản hóa bằng cách sử dụng
một số ký hiệu như sau:
1. Nước đi của Trắng. 1…. Nước đi của Đen.
! Nước đi hay. !! Nước đi rất hay.
? Nước đi yếu. ?? Nước đi sai lầm nghiêm trọng.
?! Nước đi đáng ngờ, gây tranh luận. !? Nước đi đáng quan tâm.
+ Chiếu Vua. ++ Chiếu đôi (lưỡng chiếu).
# Chiếu hết (chiếu bí). “:” hoặc “x” Ăn quân.
0–0 Nhập thành gần. 0 - 0 – 0 Nhập thành xa.
qđ Bắt Tốt qua đường: ( Ví dụ: gxf3 qđ) / Phong cấp (Ví dụ: h8/H)
Hàng ngang. Đướng chéo.
>> Cánh Vua. << Cánh Hậu.
+ Trắng ưu thế nhỏ. + Đen ưu thế nhỏ.
+ - Trắng ưu thế thắng. -+ Đen ưu thế thắng.
± Trắng ưu thế (thường hơn một tốt)  Đen ưu thế (thường là hơn 1 tốt)
= Cân bằng. ∞ Thế cờ không rõ ràng, phức tạp.
44

Ký hiệu quân cờ thông dụng theo ngôn ngữ một số nước


PHÁP ANH/MỸ NGA ĐỨC VIỆT NAM
R K Кp K V
(Roi) (King) (Король) (König) (Vua)
D Q Ф D H
(Dame) (Queen) (ферзь) (Dame) (Hậu)
T R Л T X
(Tour) (Rook) (ладья) (Türme) (Xe)
F B C L T
(Fou) (Bishop) (слон) (Läufer) (Tượng)
C N К S M
(Cavalier) (kNight) (конь) (Springer) (Mã)

(H.32)

Hình 36. Tên gọi các ô trên bàn cờ Vua


45

*Cần lưu ý: Không cần ghi ký hiệu Tốt (T) trước nước đi của nó mà chỉ cần
ghi ô khởi hành và ô đến của Tốt (ghi đầy đủ) hoặc chỉ ô đến (ghi vắn tắt) là đủ.
Chẳng hạn như: e2 - e4 hay e4 là Tốt đi từ ô e2 đến ô e4. Tuy nhiên, đừng quên các
ký hiệu di chuyển, bắt quân, ăn qua đường hay phong cấp của Tốt:

Một số ký hiệu nước đi khác của quân Tốt


TT Nội dung Ghi đầy đủ Ghi vắn tắt Diễn giải
d2-d4 d4 - Tốt từ ô d2 đến ô d4.
1 Di chuyển
d2-d3 d3 - Tốt từ ô d2 đến ô d3.
cd - Tốt cột “c” bắt quân
cột “d”.
(hoặc cd5, cd6 ...) - Cùng lúc có hơn 1 tốt
2
Ăn quân c4 : d5 cột “c” ăn sang cột “d”
thì phải xác định chính
xác ô, hàng ngang Tốt
đến.
Bắt Tốt qđ: qua đường (dành
3 qua c4 : d5 (qđ) cd (qđ) cho một số tài liệu
đường tiếng Việt).
b7–b8 = H (X, T, M) b8 = H (X, T, M) - Tốt từ ô b7 đến ô b8
hoặc b7–b8/H (X, T, M) b8/H (X, T, M) và phong cấp thành
Hậu (hoặc Xe, Tượng,
Mã tùy ý).
b7:c8 = H (X, T, M) bc = H (X, T, M) - Tốt từ ô b7 bắt quân
hoặc b7:c8/H (X, T, M) hoặc bc/H (X, T, M) ở ô c8 và phong cấp
thành Hậu (hoặc Xe,
4 Phong cấp
Tượng, Mã tùy ý).
b7:c8 = H (X, T, M) + bc = H (X, T, M) + - Tốt từ ô b7 bắt quân
hoặc b7:c8/H (X, T, M) + hoặc bc/H (X, T, M) + ở ô c8, phong cấp
thành Hậu (hoặc Xe,
Tượng, Mã tùy ý),
cùng lúc thực hiện
nước chiếu Vua.

3.7. Các thuật ngữ thông dụng


Giới cờ vua thường sử dụng một số thuật ngữ chuyên môn sau đây:
46

Một số thuật ngữ thông dụng trong cờ vua


Thuật ngữ Giải thích

- Pát - Là trường hợp hòa cờ do hết nước đi.

- Xuxvăng (Tiếng Đức) - Là tình thế bó buộc.

- Temp - Là nhân tố thời gian của một nước đi.


- Là khi quân Tốt ở cột "b" hoặc cột "g" từ vị trí ban đầu dịch
- Phiankét Tượng chuyển lên một ô, sau đó phát triển quân Tượng của mình lên
chiếm ô mà quân Tốt vừa giải phóng.
- Là một đối thủ liên tục thực hiện nước chiếu Vua đối phương
- Chiếu vĩnh viễn
và đối phương không thể chấm dứt được nước chiếu Vua.
- Chiếu hết. Khi đối thủ đến lượt đi của mình, không thể đưa
Vua của mình thoát khỏi nước chiếu của đối phương bằng các
cách:
- Mát
+ Tiêu diệt quân đang chiếu.
+ Dùng quân cờ khác che chắn cho Vua.
+ Di chuyển Vua đến 1 ô cờ khác hợp lệ.
- Là sự ngăn chặn, thông thường thuật ngữ này sử dụng trong
- Blôc
việc ngăn chặn Tốt xuống phong cấp.
- Là một quân Tốt đứng đơn lẻ. Hai cột bên cạnh không có
- Tốt cô lập quân Tốt nào của bên mình.
- Là khi hai quân Tốt của một bên nằm trên một cột.
- Tốt chồng - Là hai quân Tốt của hai bên đứng đối diện nhau và cả hai đều
- Tốt phong toả
không di chuyển được.
- Khi dãy Tốt liên hoàn nằm trên một đường chéo, thì quân
- Tốt chậm tiến
Tốt sau cùng được gọi là quân Tốt chậm tiến khi một quân Tốt
của đối phương phong toả quân Tốt trên nó.
- Tốt thông - Là quân Tốt không bị cản trở bởi Tốt đối phương trong việc
tiến xuống phong cấp.
- Đòn phối hợp - Là một thế biến bó buộc có thí quân.
- Là một loạt các nước đi liên tiếp gắn bó với nhau một cách
- Thế biến
logic.
- Là định hướng trung tâm cơ bản của ván cờ hoặc một giai
- Chiến lược
đoạn của ván cờ.
- Là tổ hợp một loạt các nước đi có định hướng nhằm giải
- Chiến thuật
quyết một mục đích nào đó tại tình huống đã định trước trong
diễn biến của ván cờ.
47

3.8. Một số điều luật cơ bản của cờ vua


3.8.1. Bản chất và mục đích của một ván cờ
- Ván cờ được tiến hành giữa hai đấu thủ bằng cách luân phiên nhau di
chuyển các quân cờ trên một chiếc bàn hình vuông gọi là “bàn cờ”. Đấu thủ cầm
quân trắng mở đầu ván cờ. Một đấu thủ được quyền “có lượt đi”, khi đấu thủ kia đã
thực hiện xong nước đi của mình.
- Mục tiêu của mỗi đấu thủ là tấn công Vua của đối phương sao cho đối
phương không có nước đi đúng luật nào có thể tránh Vua khỏi bị bắt ở nước đi tiếp
theo. Đấu thủ đạt được điều đó được gọi là đã “chiếu hết” Vua đối phương và
thắng ván cờ. Đấu thủ có Vua bị chiếu hết thua ván cờ.
- Nếu xuất hiện thế cờ mà không một đấu thủ nào có thể chiếu hết được thì
ván cờ kết thúc hòa.
3.8.2. Vị trí ban đầu của các quân trên bàn cờ
- Bàn cờ gồm 64 ô vuông bằng nhau, xen kẽ các ô sáng màu (các ô trắng) và
các ô sẫm màu (các ô đen) và được đặt giữa đấu thủ sao cho ô góc bên phải của
đấu thủ có màu trắng.
- Khi bắt đầu ván cờ, một đấu thủ có 16 quân màu sáng (các quân trắng), đấu
thủ kia có 16 quân màu sẫm (các quân đen):
3.8.3. Nước đi của các quân
- Không được di chuyển một quân tới ô có quân cùng màu đang đứng.
- Nếu một quân đi tới một ô cờ đang có quân của đối phương đứng thì quân
của đối phương bị bắt, được bỏ ra khỏi bàn cờ và tính là một phần của nước đi đó.
- Một quân được cho là đang tấn công một quân của đối phương nếu quân đó
có thể thực hiện bước bắt quân tại ô cờ nêu trên.
3.8.4. Thực hiện nước đi
- Các nước đi phải được thực hiện chỉ bằng một tay.
- Đấu thủ có lượt đi có thể sửa một hay nhiều quân cho đúng ô của chúng,
với điều kiện phải thông báo trước với đầu thủ ý định của mình.
- Nếu đấu thủ có lượt đi cố ý chạm vào:
48

+ Một hay nhiều quân của mình thì phải di chuyển quân bị chạm đầu tiên
nếu quân đó có thể di chuyển được.
+ Một hay nhiều quân của đối phương, thì phải bắt quân bị chạm đầu tiên
nếu quân đó có thể bắt được.
- Nếu không một quân nào trong số các quân đã chạm có thể di chuyển được,
hoặc bắt quân được, thì đấu thủ có thể thực hiện một nước đi bất kỳ khác hợp lệ.
- Đấu thủ mất quyền khiếu nại các vi phạm luật này của đối phương nếu đã
cố tình chạm tay vào quân cờ.
- Khi một quân đã được buông tay đặt trên ô cờ như một nước đi hợp lệ thì
sau đó quân cờ này không thể được di chuyển tới một ô cờ khác. Nước đi được coi
là hoàn thành thì không được thay đổi hay thực hiện lại (Hạ thủ bất hoàn).
3.8.5. Hoàn thành ván cờ
3.8.5.1. Các trường hợp thắng cờ (ngược lại là thua cờ)
Đấu thủ sẽ thắng ván cờ trong các trường hợp sau:
- Đối phương bỏ cuộc
- Đối phương đến trễ quá thời gian quy định.
- Đối phương tuyên bố xin thua (đầu hàng)
- Đối phương phạm các lỗi về kỹ thuật, tác phong theo điều lệ quy định.
- Đồng hồ thi đấu bị của đối phương hết giờ theo điều lệ quy định (mà bạn
còn đủ lực lượng để chiếu Mat).
- Chiếu hết Vua đối phương bằng một nước đi hợp lệ.
3.8.5.2. Các trường hợp hòa cờ
Ván cờ trong các trường hợp sau:
a. Hòa khi không bên nào đủ lực lượng để chiến thắng đối phương
Diễn ra khi không đấu thủ nào có thể chiếu hết Vua của đối phương bằng các
nước đi hợp lệ. Bao gồm các tình huống sau:
- Vua chống Vua
- Vua + Mã chống Vua
- Vua + 2 Mã chống Vua
49

- Vua + Tượng chống Vua


b. Hòa do hết nước đi (Pat)
Ván cờ được kết thúc ở thế “hết nước đi” (thế Pát). Khi đấu thủ có lượt đi
nhưng không có nước đi hợp lệ nào và Vua của đấu thủ đó không bị chiếu. Đây là
tình huống rất hay gặp trong thi đấu cờ vua, kể cả những vận động viên chuyên
nghiệp.
c. Thế cờ lặp lại cờ 3 lần (hòa do bất biến 3 lần)
Một thế cờ giống hệt sẽ xuất hiện hoặc đã xuất hiện ba lần trên bàn cờ.
d. Thế cờ 50 nước
Ván cờ phải đảm bảo các điều kiện: Trong 50 nước đi cuối cùng liên tiếp
nhau các đấu thủ đã không thực hiện bất kỳ sự di chuyển của quân Tốt nào và
không có nước bắt (ăn) quân nào thì theo Luật Cờ Vua qui định ván cờ đó hòa.
e. Theo sự thoả thuận hòa giữa hai đấu thủ
Trong quá trình diễn ra ván đấu, khi đến lượt bạn đi, một đối thủ có quyền đề
nghị đối phương hòa.
Nếu đối phương chấp nhận, ván cờ sẽ được xử hòa
Nhưng nếu đối phương từ chối lời đề nghị hòa thì ván cờ sẽ tiếp tục.
3.8.6. Đồng hồ cờ
3.8.6.1. Lược sử đồng hồ cờ
Đồng hồ cờ là dụng cụ dùng để đo thời gian cho mỗi đấu thủ.
Ban đầu, người ta dùng đồng hồ cát. Sau đó dùng hai đồng hồ bấm giây
riêng rẽ và lần lượt. Song như vậy, vẫn cứ phải ghi liên tục số thời gian rồi cộng lại.
Người thi đấu cảm thấy vướng víu, khó chịu. Còn trọng tài cũng thấy mệt mỏi
trong công việc ghi chép thời gian.
Đến trận đấu năm 1883 tại London đã căn bản chấm dứt các vấn đề khó xử
trên khi ra mắt chiếc đồng hồ kép có hai mặt (như hai chiếc đồng hồ ghép lại) do
một người thợ cơ khí người Anh ở vùng Manchester tên là Thomas Brett Wilson
sáng chế. Để khống chế thời gian của mỗi ván cờ, người ta sử dụng đồng hồ thi
đấu để quy định thời gian tối đa cho mỗi đối thủ.
50

- Khi đến lượt đi, bên đi sẽ thực hiện nước đi trên bàn cờ sau đó bấm đồng
hồ.
- Nước đi chỉ được tính là hoàn thành sau khi đấu thủ bấm đồng hồ.
- Tại mỗi thời điểm, chỉ có đồng hồ của 1 bên chạy, đồng hồ bên kia sẽ
dừng.
- Khi thi đấu có đồng hồ, người chơi cố gắng đừng để hết giờ. Đấu thủ nào
để hết giờ mà đối phương còn đủ quân để có thể chiếu Mat thì sẽ bị xử thua cờ.
Gần đây trong các cuộc đấu cờ quốc tế đã xuất hiện những chiếc đồng hồ cờ
điện tử rất xinh xắn, tiện lợi và chính xác. Loại đồng hồ nay đang được sử dụng
ngày càng rộng rãi.

(1) (2) (3)


Hình 37. Các loại đồng hồ thi đấu cờ vua: 1. Thuở sơ khai; 2. Loại cơ; 3. Loại điện tử

3.8.6.2. Quy định về đồng hồ thi đấu cờ vua


- Đồng hồ có hai chỉ số thời gian được nối với nhau để tại một thời điểm chỉ
có giờ của một bên chạy.
- “Rụng cờ” là sự hết thời gian cho phép đối với một đấu thủ.
- Khi bắt đầu ván cờ, đồng hồ của đấu thủ cầm quân trắng được cho chạy
trước.
- Nếu cả hai đấu thủ cùng vắng mặt từ đầu ván đấu, đấu thủ cầm quân trắng
sẽ bị mất toàn bộ thời gian cho đến khi đấu thủ này có mặt.
- Trong quá trình ván đấu, mỗi đấu thủ khi đã thực hiện xong nước đi của
mình trên bàn cờ phải luôn nhớ bấm đồng hồ của mình và cho đồng hồ của đối
phương chạy.
- Nước đi của đấu thủ chưa được coi là hoàn thành khi chưa thực hiện việc
bấm đồng hồ, trừ khi nước đi được thực hiện kết thúc ván cờ.
51

- Đấu thủ phải bấm đồng hồ bằng chính tay di chuyển quân. Không được
phép để sẵn ngón tay ở nút bấm hoặc “trực sẵn” phía trên nút bấm.
- Các đấu thủ phải sử dụng đồng hồ một cách nghiêm túc, không đập mạnh
đồng hồ hoặc gõ nó từ phía trên.
- Nếu một đấu thủ không thể sử dụng đồng hồ, một trọng tài có thể được cử
giúp đấu thủ làm việc này một cách vô tư.
- Nếu như ván đấu cần phải tạm dừng, trọng tài phải dừng cả hai đồng hồ.
- Đấu thủ có thể dừng đồng hồ trong trường hợp đề nghị trọng tài can thiệp
(có lý do chính đáng), chẳng hạn trong trường thiếu quân yêu cầu trong nước đi
phong cấp. Và trọng tài là người quyết định, khi nào thì ván đấu được tiếp tục lại.
Mỗi ván cờ sẽ được thực hiện trong một khoảng thời gian tối đa nhất định.
Theo chuẩn của FIDE có 3 thể loại cờ hay được áp dụng trong thi đấu là:
a. Đối với đồng hồ điện tử
- Cờ tiêu chuẩn: mỗi bên có 90 phút, cộng 30 giây cho mỗi nước đi
- Cờ nhanh: mỗi bên có 15 phút, cộng 10 giây cho mỗi nước đi
- Cờ chớp: mỗi bên có 3 phút, cộng 2 giây cho mỗi nước đi
b. Đối với đồng hồ cơ
Do đặc điểm của đồng hồ cơ không có chế độ cộng thêm giờ sau mỗi nước
đi nên các thể loại thi đấu được quy định như sau:
- Cờ tiêu chuẩn: mỗi bên 120 phút, kiểm tra 40 nước đi
- Cờ nhanh: mỗi bên 25 phút
- Cờ chớp: mỗi bên 5 phút
IV. CÁC GIAI ĐOẠN CỦA VÁN CỜ
4.1. Giai đoạn khai cuộc
4.1.1. Khái niệm giai đoạn khai cuộc
Khai cuộc là giai đoạn đầu tiên của một ván cờ và là lúc cả hai người chơi
triển khai quân và bắt đầu trận đấu. Tại đây hai bên đều nhanh chóng phát triển lực
lượng sao cho phù hợp với ý đồ chiến lược và chiến thuật đã định trước trong mỗi
dạng thức khai cuộc. Nếu triển khai quân tốt trong giai đoạn này thì sẽ có lợi thế về
52

sau. Đó là lý do vì sao người chơi nên làm quen với những cách khai cuộc khác
nhau của một ván cờ.
Nhiều đấu thủ cờ vua thiếu kinh nghiệm cho rằng đây là giai đoạn ít quan
trọng và khá nhàm chán khi hai bên chỉ chăm chú vào việc phát triển quân và nhập
thành. Nhưng các Đại Kiện tướng, Kiện tướng trước khi vào ván đấu đề dành rất
nhiều thời gian để chuẩn bị cho phần khai cuộc. Bởi vì, nếu khai cuộc mà đi sai
lầm thì sẽ bị đối phương chiếm ưu thế, áp đảo thế trận từ đầu và cho dù có giỏi
chiến lược, chiến thuật đến mấy cũng khó mà lật lại. Có thể nói, khi thi đấu nghiêm
túc, khai cuộc quyết định đến 50% chiến thắng. Nếu đối phương "lọt cuộc" của bạn
thì giống như chúng ta chiến đấu tại sân nhà, biết rõ đường đi nước bước trong khi
đối thủ mò mẫm và dễ sai lầm. Đó là nền tảng cho chiến thắng ở giai đoạn trung
cuộc và tàn cuộc.
Từ thế kỷ 15, người ta đã nghiên cứu một loạt các chiến thuật khai cuộc như:
khai cuộc Tây Ban Nha, Cicille, v.v… Nếu là người mới chơi thì tốt nhất nên tìm
hiểu một số chiến thuật khai cuộc. Và tốt nhất là nên nghiên cứu những chiến thuật
khai cuộc cho những ván cờ mở và nửa mở. Việc này sẽ giúp phát triển kỹ năng
chiến lược. Sau khi đã thuần thục rồi thì mới tiến đến nghiên cứu những ván cờ
đóng và nửa đóng.
4.1.2. Nguyên lý giai đoạn khai cuộc
Trong giai đoạn khai cuộc cần nắm vững các nguyên lý sau đây:
4.1.2.1. Nhanh chóng khống chế khu trung tâm
- Tiến Tốt (cột c, d, e) lên chiếm giữ và khống chế trung tâm.
- Mở đường cho Hậu và Tượng triển khai.
4.1.2.2. Triển khai nhanh chóng và hài hòa toàn bộ lực lượng
- Phát triển các quân nhẹ về hướng trung tâm (Mã trước, Tượng sau).
- Nhập thành (đưa Vua vào vị trí an toàn).
- Đưa các quân nặng (Hậu, Xe) ra những vị trí thuận lợi để tham chiến.
4.1.2. 3. Xây dựng cấu trúc Tốt vững chắc
- Tốt là yếu tố tích cực khi cơ động quân, chưa nói đến khả năng phong cấp
53

của chúng.
- Khi di chuyển về phía trước, Tốt hạn chế sự cơ động của các quân đối
phương, nhất là ở trung tâm.
- Bố trí Tốt chiếm được không gian; mở đường cho các quân khác triển khai.
- Trong khai cuộc, khi hàng ngang cuối cùng chỉ còn lại các quân nặng (Hậu,
Xe), đây là lúc cần tính toán đến việc tấn công đối phương bằng cách chuyển dịch
lực lượng đến những nơi cần thiết. Lưu ý rằng bất kỳ cuộc tấn công nào cũng liên
quan đến việc chuyển động của Tốt. Nói cách khác, Tốt đóng vai trò rất quan trọng
trong bất kỳ cuộc tấn công nào trong cả ba giai đoạn của ván cờ ( Khai cuộc -
Trung cuộc - và Tàn cuộc).
Qua các nguyên tắc trên, rõ ràng trung tâm đóng một vai trò hết sức quan
trọng trong khai cuộc.
4.1.3. Những điều cần lưu ý khi triển khai quân
Kế hoạch hành động chính bắt đầu ván cờ là triển khai quân càng nhịp nhàng,
càng nhanh càng tốt và cùng lúc đó gây khó khăn cho đối thủ trong việc triển khai
quân. Điều này đỏi hỏi người chơi cờ phải hết sức tinh tế, am tường cách ra quân
để không mắc những sai lầm ngớ ngẫn, đáng tiếc.
Sau đây là vài điểm cần ghi nhớ khi triển khai quân:
- Một trong những ưu tiên hàng đầu là kiểm soát vùng trung tâm bàn cờ bằng
các con Tốt và những quân cờ khác.
- Không di chuyển quá nhiều quân Tốt trong khai cuộc. Khi di chuyển các
con Tốt, nên định sẵn vị trí và cấu trúc cho chúng. Việc này rất quan trọng vì
những khu vực nằm trong tầm kiểm soát của những con Tốt là những khu vực
mạnh nhất.
- Đừng di chuyển cùng một quân cờ hơn một lần trong khai cuộc nếu không
cần thiết. Bằng cách này, sẽ không bị mất nhịp và có thể tập trung vào triển khai
quân.
- Không đưa Hậu vào cuộc quá nhanh. Triển khai Mã đầu tiên, sau đó đến
Tượng, rồi mới đến Hậu, Xe triển khai sau cùng.
54

- Chọn vị trí tốt nhất cho một quân cờ rồi di chuyển nó trực tiếp đến đó.
Đừng mất thời gian để di chuyển xen kẽ các quân cờ.
- Khi quyết định nước cờ, hãy chọn quân cờ nào chủ động nhất. Việc này sẽ
gây khó khăn cho đối phương.
- Đừng hy sinh quân cờ khi không có chủ đích rõ ràng.
Capablanca (người Cu Ba) - Nhà vô địch thế giới thứ ba, đã để lại cho đời
sau nhiều quyển sách quý giá cùng với những ván cờ xuất sắc cũng như những lời
khuyên chân thành cho những người chơi cờ trẻ tuổi: "Khi khai cuộc bạn có thể
gặp nước đáp lại của đối phương mà bạn chưa quen, trong trường hợp đó bạn sẽ
chơi như thế nào ? Bạn hãy cứ đi theo suy nghĩ lành mạnh của chính mình, đưa
quân tới những vị trí chắc chắn. Có thể bạn chưa đi được nước tuyệt nhất, song đó
sẽ là bài học cho ván sau. Nếu bạn cho nước đi nào là hay thì cứ đi nước đó. Cần
mạnh dạn thực hiện điều mà bạn cho là đúng và hay".
4.1.4. Phân loại khai cuộc
Dù ra quân kiểu nào, hội chung vẫn thuộc 3 dạng hệ thống khai cuộc cơ bản
sau đây.
4.1.4.1. Hệ thống khai cuộc thoáng (mở)
Đây là loại khai cuộc rất thích hợp cho những người mới chơi cờ hoặc các
em thiếu nhi - thiếu niên. Trong loại này, phương pháp chơi thiên về chiến thuật,
thế trận khá đơn giản, người nào giỏi chiến thuật sẽ nắm ưu thế.
Bao gồm những khai cuộc được bắt đầu bằng nước đi 1.e4 e5.
Một số ví dụ minh họa các ván cờ dạng khai cuộc thoáng:

Ván cờ Scotland Ván cờ Tây ban Nha

1.e4 e5 2.Mf3 Mc6 3.d4 ed 4.M:d4 Mf6 1.e4 e5 2.Mf3 Mc6 3.Tb5 d6 4.d4 Td7 5.Mc3
5.Mc3 Tb4 6.M:c6 bc 7.Td3 d5 8.ed cd Mf6 6.T:c6 T:c6 7.Hd3 ed 8.M:d4 Td7 9.Tg5
9.0–0 0–0 10.Tg5 Te6 11.Hf3 Te7 Te7 10.0–0 0–0 +
12.Xae1 Xb8 13.Md1 c5 14.Tf5 T:f5
15.H:f5 Xb6 =
55

Hình 39 Hình 40

Ván cờ Ý
1.e4 e5 2.Mf3 Mc6 3.Tc4 Tc5 4.0–0 Mf6 5.d3
d6 6.Mc3 0–0 7.Tg5 Tg4 (H.24)
Sau khi đã triển khai các nguyên tắc chính nói
trên, bây giờ Trắng đang tính toán việc đi tốt lên a3
để rồi sau đó b4 tấn công Tượng đen, hoặc nhảy Mã
d5 trung tâm hóa Mã chuẩn bị cho việc tấn công ở
cánh Vua. Đen cũng có thể làm tương tự bằng cách
đi tốt lên a6, để rồi b5 tấn công Tượng đen ....

Hình 41

4.1.4.2. Hệ thống khai cuộc nửa thoáng (mở)


Loại khai cuộc này được chơi bởi rất nhiều cấp độ đối thủ từ Đại Kiện
tướng đến các VĐV trong nước. Để chơi loại này, người chơi cần kiến thức cả về
chiến lược lẫn chiến thuật. Loại khai cuộc này ít khi có tỉ số hòa bởi sự bất đối
xứng trong cách ra quân giữa hai bên.
Những khai cuộc được bắt đầu bằng bởi Trắng đi 1.e4 nhưng Đen đáp lại
khác e5 (1… e6 hoặc 1… c6).
56

Một số ví dụ minh họa các ván cờ dạng khai cuộc nửa thoáng:

Phòng thủ Pháp Phòng thủ Alêkhin

1.e4 e6 2.d4 d5 3.Mc3 de 4.M:e4 Md7 1.e4 Mf6 2.e5 Md5 3.d4 d6 4.c4 Mb6 5.ed ed
5.Mf3 Mgf6 6.M:f6+ M:f6 7.Td3 Te7 8.0–0 6.Mc3 g6 7.Mf3 Tg4 8.Te2 Tg7 9.Tg5 Hd7 =
0–0 9.Me5 c5 10.dc Ha5 11.He2 H:c5
12.Tg5 +
Đây là loại khai cuộc nửa thoáng. Đen có
thế cờ chặt chẽ, nhưng Tượng c8 rất khó
phát triển.

Hình 43

Hình 42

Phòng thủ Caro – Kann Phòng thủ Sicili (Hệ thống con rồng)
1.e4 c6 2.d4 d5 3.Mc3 de 4.M:e4 Md7 1.e4 c5 2.Mf3 d6 3.d4 cd 4.M:d4 Mf6 5.Mc3
5.Mf3 Mgf6 6.M:f6+ M:f6 7.Me5 Te6 8.c3 g6 6.Te3 Tg7 7.f3 0–0 8.Tc4 Mc6 9.Tb3 Ha5
g6 9.Td3 Tg7 10.0–0 0–0 11.He2 c5 12.dc 10.Hd2 Td7 11.0–0–0 Xfc8 =
Hc7 =

Hình 44 Hình 45
57

4.1.4.3. Hệ thống khai cuộc kín (đóng)


Đây là loại khai cuộc rất khó chơi, không thích hợp cho người mới tập và
các em thiếu nhi - thiếu niên vì rất ít chiến thuật, chủ yếu là chiến lược với những
cuộc điều quân. Chiến thuật được sử dụng để đánh khi đã chuẩn bị đủ lực lượng và
mở ra tấn công. Bao gồm những khai cuộc được bên Trắng bắt đầu bằng nước đi
không phải là 1.e4 (1. d4, 1.Mf3, 1.g3, 1.c4 …).
Một số ví dụ minh họa các ván cờ dạng khai cuộc kín:
Gambit Hậu tiếp nhận Phòng thủ Ấn Độ cổ
1.d4 d5 2.c4 dc 3.Mf3 Mf6 (H.40) 4.e3 e6 1.d4 Mf6 2.c4 g6 3.Mc3 Tg7 4.e4 d6 5.f3 0–0
5.T:c4 c5 6.0–0 a6 7.He2 b5 8.Tb3 Tb7 6.Te3 e5 7.d5 Mh5 8.Hd2 f5 9.0–0–0 Md7
9.Xd1 Mbd7 10.Mc3 Td6 11.e4 cd4 12.X:d4 10.Td3 fe4 11.M:e4 Mf4 12.Tc2 Mb6 =
Tc5 13.Xd3 Mg4 14.Tg5 Hb6 15.Md5 T:d5
16.ed e5 17.Th4 0–0 18.Mg5 Mgf6 19.Me6
fe 20.de Kh8 21.ed Td4 =

Hình 46 Hình 47

Phòng thủ Grunpheld Phòng thủ Nimzovich


1.d4 Mf6 2.c4 g6 3.Mc3 d5 4.cd M:d5 5.e4 1.d4 Mf6 2.c4 e6 3.Mc3 Tb4 4.a3 T:c3+ 5.bc
M:c3 6.bc c5 7.Tc4 Tg7 8.Me2 cd 9.cd Mc6 c5 6.e3 Mc6 7.Td3 b6 8.e4 d6 9.Me2 e5
10.Te3 0–0 11.0–0 Tg4 12.f3 Ma5 13.Td3 10.0–0 Md7 =
Te6 14.d5 T:a1 15.H:a1 f6 =
58

Hình 48 Hình 49

Phòng thủ Ấn Độ mới

1.d4 Mf6 2.c4 e6 3.Mf3 b6 4.Tg5 Te7 5.Mc3 Tb7 6.e3 d5 7.Td3 Mbd7 8.0–0 0–0 9.cd ed
10.Xc1 c5 11.Tb1 Xc8 =

Hình 50

4.2. Giai đoạn trung cuộc


4.2.1. Khái niệm giai đoạn trung cuộc
Trung cuộc trong cờ Vua được hình thành sau phần khai cuộc và trước khi
chuyển về Tàn cuộc (cờ tàn). Không có một ranh giới rõ ràng khi nào là kết thúc
khai cuộc để bắt đầu giai đoạn Trung cuộc và khi nào là kết thúc Trung cuộc để thế
cờ được xem là cờ tàn.
Tuy nhiên có thể hiểu, đây là giai đoạn giữa và quan trọng nhất của ván cờ.
Thường là ngay sau khi kết thúc quá trình khai triển quân ở khai cuộc (hai bên đã
nhập thành, 2 Xe thông nhau, khoảng nước thứ 15 đến thứ 18 của ván cờ).
59

4.2.2. Đặc điểm và mục tiêu giai đoạn trung cuộc


- Sau giai đoạn khai cuộc, cả hai bên bắt đầu bước vào một cuộc chiến thực
sự. Hầu hết các quân Mã, Tượng và Hậu đã rời khỏi vị trí của nó để tham chiến
trong khi quân Vua thì thường đã nhập thành và các quân Xe trấn giữ các cột quan
trọng. Lúc bấy giờ diễn ra cuộc tranh đấu gay gắt nhất trên tất cả các mặt tâm lý,
kỹ – chiến thuật, chiến lược, … các mưu kế và các thủ pháp quyết định để giành ưu
thế buộc đối phương phải chịu đầu hàng hoặc giành ưu thế, chuyển sang tàn cuộc
để quyết định kết quả trận đấu.
- Mục tiêu của giai đoạn Trung cuộc là tìm cách bắt quân, trao đổi quân với
đối phương sao cho mình có lợi thế về chất (điểm) hoặc ưu thế về không gian, thời
gian để dễ dẫn đến một chiến thắng. Trong một số tình huống có thể xảy ra những
pha phối hợp đẹp mắt chiếu hết Vua đối phương để kết thúc ván cờ nhanh chóng.
Có thể hiểu đơn giản: Khi lên một kế hoạch để đạt được điều đó về lâu dài thì được
gọi là chiến lược. Còn sử dụng các thủ pháp nhằm giúp ăn hơn quân đối phương,
chiếu hết hay giành ưu thế bằng một số nước …. được xem là những đòn chiến
thuật.
4.2.3. Các nhân tố chiến thuật ở trung cuộc
Các nhân tố chiến thuật được sử dụng trong giai đoạn này cũng chính là các
nhân tố chiến thuật trong ván đấu cờ vua.
Chiến thuật trong cờ vua là tổ hợp một loạt các nước đi liên hoàn, có định
hướng nhằm giải quyết một nhiệm vụ cụ thể tại tình huống nào đó trong diễn biến
ván cờ. Các nhân tố chiến thuật bao gồm: Tình thế bó buộc; Sự đe doạ; Thời gian.
4.2.3.1. Tình thế bó buộc
- Là khi một đấu thủ sử dụng một loạt nước đi có định hướng (bao gồm cả
thí quân) để buộc đối phương phải chống đở bằng các nước đi bắt buộc, dù những
nước đi đó làm xấu đi tình thế hiện tại của mình.
- Ý nghĩa của tình thế bó buộc: là phương tiện củng cố và phát triển ưu thế
động đã có thành ưu thế rõ rệt để tiến đến kết thúc ván cờ.
- Các định hướng chiến thuật trong tình thế bó buộc: nhằm chiếu hết Vua đối
60

phương, đạt ưu thế hơn quân, đưa thế cờ về đơn giản và có lợi cho mình, hay cứu
nguy cho thế cờ với các dạng: Pat, chiếu vĩnh viễn, lặp lại nước đi.
- Phương tiện tạo tình thế bó buộc: đó chính là các đòn phối hợp liên hoàn,
hoặc tổ hợp các nước đi “dồn ép”: nhằm gây căng thẳng cho đối phương. Việc sử
dụng tổ hợp các nước đi định hướng như vậy gọi là “Các đòn chiến thuật”.
4.2.3.2. Sự đe dọa
Tạo ra những mối đe doạ gián tiếp hay trực tiếp nhằm thu hút hay phân tán,
giảm tải công lực của đối phương để thực hiện mưu đồ chiến thuật. Cần nhớ: “Đe
dọa đáng sợ hơn thực hiện”.
4.2.3.3. Thời gian
Thời gian trực tiếp (thời gian thực hiện ván đấu) và thời gian gián tiếp
(temp).
“Trong trung cuộc vấn đề cơ bản là sự phối hợp hoạt động của các quân .
Và chính từ vấn đề này sẽ làm nổi bật điểm yếu của phần lớn người chơi cờ. Rất
nhiều tay cờ tấn công chỗ này một quân đằng kia quân khác mà không có sự phối
hợp nào cả để về sau rất ngạc nhiên khi thấy thế cờ của mình yếu
hơn.”
Kh.R.Capablanca (VĐTG lần thứ III)

4.2.4. Đòn phối hợp


Các dạng thức sử dụng trong giai đoạn trung cuộc thì rất nhiều, chúng ta tập
trung tìm hiểu về Đòn phối hợp – Nét đặc trưng nhất của giai đoạn giữa của ván cờ.
4.2.4.1. Khái niệm đòn phối hợp
Đòn phối hợp là một chuỗi nước đi liên kết chặt chẽ mang tính bó buộc có
thí quân để đạt được thắng lợi hay ưu thế rõ rệt. Đòn phối hợp có hai đặc tính đó là:
bất ngờ và có giá trị thẩm mỹ cao.
4.2.4.2. Mục đích của đòn phối hợp
Đòn phối hợp phải đạt các mục đích như sau:
- Nhằm chiếu hết;
- Đạt được ưu thế về quân số hay ưu thế về thế trận (lượng hay chất).
- Đưa về thế hòa cờ;
61

4.2.4.3. Thành phần của đòn phối hợp


Điều kiện để một đòn phối hợp xảy ra phải hội đủ 4 thành phần sau:
- Tình thế xuất hiện đòn phối hợp.
- Phương tiện để thực hiện đòn phối hợp.
- Chủ đề của đòn phối hợp.
- Thực hiện đòn phối hợp.
4.2.4.4. Tổng hợp các dạng đòn phối hợp

Hình 51. Tổng hợp các đòn phối hợp trong cờ vua

Đòn chiến thuật rất đa dạng và biến hóa. Có thể khái quát, tổng hợp thành
các dạng chung như sau: Tấn công đôi, mở đường, giằng quân (niêm quân), đánh
lạc hướng, thu hút, cắt đường, tiêu diệt hệ thống phòng thủ, giải phóng, phong tỏa,
che chắn, giải phóng ô, khai mở khả năng tiềm ẩn của quân, đánh vào sự quá tải
của quân đối phương, nước cờ trung gian, đột phá tốt, phong cấp, phá hủy cấu
62

trúc tốt, cầu hòa…


4.2.4.5. Các đòn phối hợp đơn giản - Phối hợp giữa các quân
Mục đích cuối cùng của một ván cờ là chiếu hết Vua đối phương để giành
thắng lợi. Muốn vậy cần phải biết cách thực hiện điều đó. Trước khi nghiên cứu
các đòn phối hợp phức tạp cần nắm được một số dạng phối hợp cơ bản sau đây:
* Hậu + Mã chiếu hết Vua * Hậu + Tốt chiếu hết Vua
Ví dụ: Trắng đi trước thắng . Ví dụ: Trắng đi trước thắng .

1.Mhf6 Mf6 2.Mf6 Vg7 1.h6 Vh8 2.Hf6 Xg7 3.Hg7 #


[hoặc 2….Vh8] 3.Hh7 # .

Hình 53
Hình 52

* Xe + hai Tượng chiếu hết Vua * Xe + Mã chiếu bí Vua


Ví dụ: Trắng đi trước thắng. Ví dụ: Trắng đi trước thắng .

1.Xg7 Vh8 2.Xg6 Td4 3.Td4 Xe5 4.Te5 1.Mf6 Vh8 2. Xh7 #
Xf6 5.Tf6 #

Hình 54 Hình 55
63

* Xe + Tốt chiếu hết Vua * Hậu + Tượng chiếu hết một mình Vua
Ví dụ: Trắng đi trước thắng. Ví dụ: Trắng đi trước thắng

1.Xh7 Vh7 2.hg Vg7 3.Xh7 Vf6 4.Xf7 # 1.Xb8 Xb8 2.Xb8 (mở đường chéo cho
Tượng) 2….Hb8 3.Hg7 #

Hình 56 Hình 57

* Kết hợp 3 quân (Xe-Tượng-Mã]. * Kết hợp 4 quân.


Trắng đi trước thắng .
Đen đi trước thắng .
1.Mf7 + Vg8 2.Xg7 #

1….Mf3+ 2.Vh1 Me1+ 3.Vg1 [3.f3 Tf3


4.Vg1 (4.Xf3 Mf3 #) Td4 5.Xf2 Mc2 #]
3….Mf3+ 4.Vh1 Xf1 #

Hình 58

Hình 59
64

4.2.4.6. Các đòn phối hợp theo chủ đề


a. Đòn phối hợp chiếu hết theo hàng ngang cuối cùng
Hàng ngang thứ 1 và hàng ngang 8 được gọi là hàng ngang cuối cùng. Đòn
phối hợp này thành công khi Vua chưa được “mở cửa sổ” (đi Tốt bảo vệ cánh Vua
nhập thành lên để Vua thoát hiểm, thường là Tốt cột h hay cột g).

* Ví dụ 1:

Nhận Xét: Trắng đã đi tốt h2 đến h3 (mở cửa sổ)


để Vua có thể lên h2 khi bị chiếu ở hàng cuối.
Trong lúc Đen chưa làm được điều đó. Vì thế
Trắng đã chơi:
1.X:d8+ X:d8 2.X:d8+ H:d8 3.H:d8#.
[Còn nếu Đen đi trước sẽ chơi: 1….X:d2 2.X:d2
Hc1+ 3.Vh2 cân bằng.]

Hình 60

* Ví dụ 2: Trắng đi trước thắng.

1.Tc4+ Vh8
[Nếu 1….Xd5 2.Xd5 Hd5 3.Hd5 Trắng thắng]
2.Mf7+ Vg8 3.Mh6++ Vh8 4. Xd8 Ha3 5.Mf7+
Vg8 6.Md6+
[cản đường Hậu đen]
7.Vh8 Xd8# .

Hình 61

b. Đòn phối hợp mở đường tấn công (khai thông)


Đây là một dạng tấn công đôi cực mạnh khi một quân cờ rời khỏi vị trí của
mình với mục đích mở đường cho các quân khác cùng gây áp lực tấn công. Tình
thế mang tính bất ngờ cao và làm thay đổi mau chóng toàn bộ cục diện.
65

*Ví dụ 1: Trắng đi trước thắng *Ví dụ 2: Đen đi trước thắng

Hình 62 Hình 63

1.Hg8+ ! Vg8 2.Te6++ Vh8 3. Xg8# 1......H:f1+! 2.V:f1 Td3++ 3.Vg1 (hay 3.Vd1) Xf1#

c. Đòn cắt đường (block)


Đây là một đòn hy sinh dũng mãnh chen quân vào tầm khống chế của đối
phương nhằm đạt được mục đích chia cắt lực lượng phòng thủ.
Bên phòng thủ sẽ lâm vào thế “tiến thoái lưỡng nan” khi phải lựa chọn một
trong hai phương án là: Tiêu diệt quân tấn công để rồi tự cản trở quân mình (block)
và rơi vào tình cảnh bế tắc; Hoặc không sẽ bị bên tấn công đánh phủ đầu.

Ví dụ:
Trắng đi trước thắng.

Lực lượng hai bên tương đồng. Nhưng ở đây


hàng ngang thứ 8, đường chéo a1-h8 và cột “g”
là những “tử huyệt” của đen để trắng công phá.
1.Xd5! Đòn hy sinh mạnh mẽ nhằm chia cắt
mối liên kết giữa Hậu và Xe đen.
Nếu: 1.....H:d5 thì 2. Hf6#
1.....X:d5 thì 2. Hf8#
1.....ed thì 2. Hd8#
Xem ra đen đành phải bất lực và đầu hàng.

Hình 64
66

d. Đòn “cối xay”


“Cối xay” là đòn phối hợp được tạo dựng bởi các nước chiếu và mở chiếu
một cách tuần tự.
Đòn phối hợp này xảy ra khi một quân chiếu Vua, còn một quân khác di
chuyển tấn công tiêu diệt quân đối phương. Cụm từ “cối xay” đã nói lên tất cả.
Điệp khúc cứ lặp đi lặp lại theo quỹ đạo, một chu kỳ tương tự, chỉ có điều những gì
rơi vào guồng quay dưới cối xay (quân) sẽ bị hủy diệt toàn bộ trong sự bất lực của
đối phương.
* Ví dụ 1: Trắng đi trước thắng

1.Xg7+ Vh8
2.Xf7+ Vg8
3.Xg7+ Vh8
4.Xg6+ Mc3(Md4)
5.T:c3(T:d4)+ Te5
6.T:e5+ Xf6
7.T:f6#
1–0

Hình 65

e. Đòn chiếu đôi


Chiếu đôi hay (còn gọi là lưỡng chiếu hay song chiếu) là một dạng phối hợp
rất lợi hại, mang tính bắt buộc cao, bởi hai quân cùng chiếu một lượt. Trước tình
huống bị chiếu đôi, chạy Vua là nước duy nhất có thể để đối phó.

Ví dụ 1: Trắng đi trước thắng. Ví dụ 2: Trắng đi trước thắng.

1.Hh8!! Vh8 2.Tf6 Vg8 3.Xh8 # 1.Xh8+ Vh8 2.Xh2+ Vg8 3.Xh8#

Hình 66 Hình 67
67

f. Đòn “chiếu thắt cổ”


Là sự phối hợp khéo léo và tài tình giữa Hậu và Mã. Hậu hy sinh để Mã
chiếu hết Vua đối phương.

*Ví dụ 1: * Ví dụ 2:
Trắng đi trước thắng Trắng thắng

1….Hf2 2.Vh1 Hg1+!! 3.Mg1 (hoặc Xg1) 1.Xe8+! Xe8 2.Hc4+ Vh8 [ 2….Vf8 3.Hf7
Mf2 # # ]3.Mf7+ Vg8 4.Mh6 ++ Vh8 5.Hg8!! Xg8
6.Mf7 #

Hình 68 Hình 69

g. Đòn “thu hút” (lôi kéo)


Là đòn phối hợp thu hút quân đối phương vào một vị trí bất lợi để sau đó tấn
công vào quân đó. Thường là dẫn dụ Vua đối phương vào chỗ bất lợi, không còn
quân phòng ngự để tiêu diệt.
* Ví dụ 1: * Ví dụ 2:
Trắng đi trước thắng Đen đi trước thắng

Hình 70 Hình 71
68

1.Hh6!! V:h6 1….Hh1+! Buộc Vua trắng vào góc để thực


Vua đã bị thu hút vào cửa tử hiện các nước chiếu liên hoàn của Tương và
[Nếu 1.V~ thì 2.H:e3 và Trắng thắng dễ Xe.
dàng] 2.V:h1 Tf3+ 2.Vg1 Xd1+ 3.Xe1 X:e1#
2.Mf7#

h. Đòn đánh lạc hướng


Đây là đòn phối hợp đánh lạc hướng quân đối phương ra khỏi một vị trí
phòng thủ quan trọng để sau đó tấn công vào vị trí đó.
Có thể hiểu đánh lạc hướng (hay còn gọi là “Nghinh đông kích tây”) là đòn
phối hợp dùng thủ thuật như động tác giả, vờ như đe dọa đối phương ở mặt trận
này buộc đối phương phải lo huy động quân lực chống đỡ, nhưng kỳ thực chủ ý lại
là tấn công vào một nơi khác. Hiệu quả là gây bất ngờ và gây thiệt hại lớn cho đối
phương.
Đánh lạc hướng được chia làm 3 dạng:
- Đánh lạc hướng ra khỏi ô bảo vệ.
- Đánh lạc hướng ra khỏi đường bảo vệ.
- Đánh lạc hướng Vua.

Tốt trắng đã tiến đến hàng ngang thứ 7,


khống chế 2 ô thoát của Vua đen là f8 và h8,
nó lại được hỗ trợ của Hậu và Xe nên cực kỳ
lợi hại. Tình thế Vua đen thật nguy hiểm,
một khi bị nước chiếu từ một quân khác xem
như hết đường thoát.
Xét lực lượng còn lại trên bàn cờ nhận
thấy, chỉ còn Tượng trắng là có thể làm được
điều này qua nước Te4-d5. Vấn đề ở đây là ô
d5 đã bị Xd8 của đen kiểm soát. Do đó, việc
di dời, thu hút tầm kiểm soát của Xd8 ra
khỏi ô d5 là cần thiết.
1.He8+! X:e8 2. Td5+ Xe6 3.T:e6+
H:e6 4.fe 1-0.
Trắng thắng trong vài nước sau đó vì ưu
thế tuyệt đối về lượng.

Hình 72
69

i. Đòn ghim quân (giằng quân)


- Khi giao đấu, nhiều khi không thể đi một quân cờ đang bị tấn công bởi vì
quân cờ này đang che chắn cho quân cờ khác có giá trị hơn. Trường hợp này gọi
là ghim quân hay giằng quân.
- Ghim quân là một thủ pháp thông dụng nhất khi giao chiến và khá hữu hiệu
để hạn chế sự cơ động của quân đối phương.
Ví dụ 1: Xe ghim mã, đen mất mã. Ví dụ 2: Tượng ghim xe, đen mất xe.

Hình 73 Hình 74

Ví dụ 3: Tượng ghim mã, đen mất mã Ví dụ 4: Hậu ghim xe, đen mất xe.

Hình 75 Hình 76

k. Đòn xiên quân (tia Rơn-ghen)


Xiên quân (Tia Rơn-ghen) là một tình huống trái ngược với ghim quân
(giằng quân), xảy ra khi một quân tấn công cùng lúc vào hai quân đối phương trên
70

cùng một đường thẳng, hàng ngang hay đường chéo [quân có giá trị cao hơn (hay
Vua) của đối phương cùng bị tấn công và đứng trước một quân ít giá trị hơn].
Giải pháp có thể là đành tháo chạy quân mạnh hơn để hy sinh quân còn lại
và việc mất quân, dẫn đến kém chất là tất yếu.

Ví dụ 1: Tượng trắng xiên cùng lúc hai quân Ví dụ 2: Xe trắng xiên cùng lúc hai quân
Hậu và Xe của đen. Vua và Mã của đen.

Hình 77 Hình 78
m. Đòn tấn công đôi
Tấn công đôi (còn gọi là “nhất cử lưỡng tiện” hay “nhất tiễn hạ song điêu”)
là đòn đánh rất lợi hay khi một quân tấn công hay đe dọa cùng lúc hai quân hay hai
mục tiêu của đối phương. Đòn đánh này rất tinh tế, hiệu quả thu được hơn cả mong
đợi.
Ví dụ 2: Tượng trắng đến ô b5 bắt một lúc
Ví dụ 1: Mã trắng nhảy đến ô c5 bắt một 2 quân Xe đen. Đen buộc mất một trong
lúc 2 quân đen vua và hậu. Đen buộc phải hai Xe.
chạy vua, sau đó mã trắng ăn hậu.

Hình 79 Hình 80
71

Ví dụ 3: Trắng đi Hb5 vừa bắt Mã vừa đe Ví dụ 4: Sau nước 1.Xh8+ V:h8, nước
dọa chiếu hết Vua Đen ở e8 hoặc b8. 2.Mf7+ tiếp theo, Mã vừa chiếu Vua vừa
bắt Hậu của đen.

Hình 81 Hình 82

n. Đòn đột phá Tốt


Đột phá Tốt là đòn hy sinh táo bạo nhằm phá vỡ hệ thống, cấu trúc Tốt vững
chắc của đối phương để đưa Tốt xuống phong cấp.
Đen đi trước, thế cờ khá cân bằng,
tương quan lực lượng hai bên ngang
nhau.
Nếu không có gì đột biến thì sẽ dẫn
đến kết quả hòa vì các Tốt đan xen kín
kẽ.
Nhưng ở đây, bên đen đã thực hiện
đòn hy sinh ngoạn mục để đột phá Tốt
táo bạo và phong cấp để giành chiến
thắng trước sự ngỡ ngàng của Trắng.
1…..M:d5 !
(Nếu 2.Vd3 thì 2…Me3 bắt tiếp Tốt ờ
g2 và Đen dễ dàng thắng).
Hình 83 2. ed e4 3.fe f3 4.gf g2.
Tiếp đó là 5…g1/H. 0-1

o. Đòn phong cấp Tốt


Là đòn phối hợp được tạo dựng bởi việc sử dụng các nước đi phong cấp của
Tốt.
72

Khi Tốt tiến đến hàng ngang thứ 7 (trắng) hay hàng ngang thứ 2 (đen) thì sẽ
có nhiều thay đổi đột biến vì Tốt sẽ được phong cấp thành Hậu (Xe, Tượng hay Mã
tùy ý). Đây là nguồn lợi quý giá, do đó bên tấn công sẵn sàng hy sinh quân để thực
hiện phong cấp, còn bên phòng thủ ngược lại sẽ tìm mọi cách cản trở hoặc tiêu diệt
quân Tốt tai hại này. Hơn nữa, tại thời điểm phong cấp có thể xảy ra nước chiếu
mang tính bắt buộc mà có khi sẽ làm thay đổi toàn bộ cục diện ván cờ.

Ví dụ 1:
Đen ưu thế tuyệt đối và chuẩn bị chiếu hết
Vua trắng.
May mắn là đến lượt trắng đi, Tốt f7
chuẩn bị phong cấp và đưa về thế cờ hòa một
cách ngoạn mục.

1.f8/M+ X:f8
2.M :f8+ Vh8
3.Mg6+ Vh7
4.Mf8+ =

Hình 84

Ví dụ 2.
Đen đi trước, sẽ dẫn đến Thế cờ hòa nếu
đen muốn. Nhưng ở đây đen đã khéo léo hy
sinh cả Xe lẫn Hậu để phong cấp Mã và giành
chiến thắng tuyệt đẹp.

1……..Xf1+
2.X:f1 Hh2+ !!
3.V:h2 f1/M+ !
4.Vg2 M:d2
0-1

Hình 85

p. Đòn tấn công quân quá tải


Đây là đòn tấn công vào một quân cùng lúc đảm nhận hai nhiệm vụ bảo vệ
hay phòng thủ của đối phương.
73

Nguyên lý rõ ràng và đơn giản là không ai có thể cùng lúc phục vụ tốt cả hai
chủ nhân. Do đó, một quân cờ phải đảm trách vượt quá chức năng của mình sẽ bị
phân hóa sức mạnh, tạo nhiều sơ hở và dễ dàng bị đối phương khai thác, tấn công.

Ví dụ 1:
Trắng đi trước.
Thế cờ cho thấy Mã đen ở f4 cùng lúc
phải phòng thủ cả hai ô d5 và e2. Sự quá
tải này lập tức bị trắng khai thác, tấn công.
1.Xd5+ M:d5 (Nếu 1…Va6 thì 2.Tc8+)
2.Te2+ Va5
3.Xa7+ Xa6
4.X:a6#
1-0

Hình 86

q. Đòn bẫy quân (săn bắt quân)


Là đòn đánh lừa một quân đối phương vào vòng vây kín, sau đó dùng lực
lượng phong tỏa bắt chết quân đó (thường là quân Hậu).
Việc triển khai quân thiếu hợp lý (ở khai cuộc) hay do tham ăn quân của đối
phương một cách thiếu suy xét là nguyên nhân phải trả giá cho đòn bẫy quân.

Ví dụ: (Hình 82)


Trắng đi trước.

Thế cờ có vẻ như khá bình lặng, nhưng kỳ


thực chứa rất nhiều mưu đồ giăng bẫy Hậu đen
của bên trắng. Một khi bắt được Hậu thì số phận
ván cờ xem như đã được định đoạt.
1.Tf7+!!
Giải phóng ô c4 cho Mã tiến đến.
1…….X:f7
2.Mc4.
Đồng thời mở đường chéo b8-h2 cho Tượng
trắng.
1-0. Đen thua do mất Hậu.
Hình 87

r. Đòn cầu hòa


Đây là đòn phối hợp nhằm mục đích đạt được thế cờ hòa.
74

Trong quá trình thi đấu, không phải lúc nào cũng chiếm ưu thế và dễ dàng
giành thắng lợi trước đối phương. Bất kỳ ai, có lắm lúc sẽ bị kém thế, lỗ chất hay
lâm vào cảnh khốn cùng, đứng trước thất bại khó tránh. Lúc này giải pháp cầu hòa
là cần thiết, bằng cách đưa vào thế hết nước đi – Pat hay bất biến hoặc không còn
đủ lực lượng để chiếu hết.

Ví dụ: (Hình.83)
Trắng đi trước. Về nguyên tắc sẽ thảm bại
chắc chắn do chênh lệch rõ rệt lực lượng so
với đen.
Biện pháp cầu hòa trong trường hợp này là
tối ưu.

1.Xf6+ V:f6 =
(Thế Pat)

Hình 88

4.3. Giai đoạn tàn cuộc


4.3.1. Khái niệm tàn cuộc
Trong quá trình diễn biến của trận đấu trên phạm vi bàn cờ lực lượng đôi bên
dần dần hao mòn thể hiện ở số lượng quân trên bàn cờ giảm hẳn, thế trận sẽ trở nên
giản đơn hơn. Lúc này ván cờ sẽ chuyển sang giai đoạn quyết định cuối cùng, đó là
giai đoạn tàn cuộc.
Nhà vô địch thế giới Vassily Smyslov đã từng gọi cờ tàn là “chiếc chìa khoá
thần kỳ mở cánh cổng vào vương quốc cờ vua kỳ bí”.
Trong 3 giai đoạn của ván cờ (khai cuộc, trung cuộc và tàn cuộc) thì cờ tàn
khá đơn giản hơn 2 giai đoạn còn lại về phương diện những nguyên lý dẫn dắt lối
chơi đúng đắn. Tuy thế, nhiều quy tắc quan trọng trong khai cuộc và trung cuộc
vẫn giữ nguyên giá trị trong cờ tàn!
75

Trong luận thuyết của mình, Jose Capablanca – Một trong các nhà vô địch
thế giới vĩ đại - đã trình bày: «Không có bất kỳ giai đoạn nào của ván cờ có thể
làm nổi bật giá trị thực tế của các quân cờ bằng cờ tàn. Tất cả những ai thấu hiểu
cờ tàn mới thực sự thấu hiểu hết sự tinh tế của Cờ! »
4.3.2. Đặc điểm giai đoạn tàn cuộc
Cờ tàn có những tính chất riêng rất đặc biệt sau đây:
- Ở tàn cuộc chủ yếu kế hoạch được đặt ra từ đặc tính của thế trận và
không phụ thuộc vào sở trường hay phong cách chơi.
Kỹ năng chơi cờ tàn đòi hỏi cả sự tính toán chính xác và bộ óc giàu trí tưởng
tượng. Tuy nhiên, trong cờ tàn thực chiến, vẫn có một khoảng trời rộng lớn cho sự
sáng tạo, mặc cho tất cả những sự phân tích mang tính chất lý thuyết.
Tình tế bó buộc (cưỡng bức hiện thực nước đi hay còn gọi là “Xuxvăng”) -
đẩy người chơi cờ vào thế cờ xấu hơn hoặc thua cờ - là nhân tố thường gặp trong
cờ tàn, điều đặc biệt ít thấy trong các giai đoạn khác của ván cờ.
- Vua cũng trở thành lực lượng tấn công và phòng thủ tích cực.
Ở giai đoạn trung cuộc, quân Vua ẩn trốn sau những quân Tốt để tránh
những đòn tấn công của kẻ thù, thì đến khi cờ tàn xuất hiện nó lại là quân cờ tích
cực nhất tham gia vào trận chiến giữa hai bên và thường là quân quyết định trong
cuộc chơi này.
- Số lượng quân ít nên giá trị quân tăng lên rất nhiều.
Quân số hai bên còn lại trên bàn cờ thường rất ít, có vẻ như mọi việc sẽ đơn
giản hơn, nhưng kỳ thực lại ẩn chứa những khả năng vô cùng sâu sắc và đẹp đẽ.
Các quân Tốt nhỏ bé ít quan trọng trong trung cuộc, nay xuất hiện với vai trò
vô cùng quan trọng đó là phong cấp.
- Cuối cùng, các thế tàn cuộc rất dễ phân loại và nghiên cứu chứ không
như các giai đoạn khác của ván đấu.
Tàn cuộc là giai đoạn được phân tích nhiều nhất trong cờ vua. Có một khối
lượng khổng lồ thông tin cũng như nhiều sách dạy chơi cờ vua đặc biệt tập trung
vào giai đoạn này.
76

Nhiều người mới chơi phạm sai lầm khi không chú ý đến tàn cuộc vì họ tin
rằng nó thiếu tính chất tự phát và chỉ thiên về tính toán những nước đi có thể có.
Điều này không đúng. Mặc dù đó là giai đoạn phân tích nhạt nhẽo, giống như toán
học vậy, nhưng tàn cuộc cũng chứa đựng những tính toán sách lược và những đòn
phối hợp đáng ngạc nhiên mà ngay cả những người chơi cờ lão luyện cũng không
thể khinh xuất.
Nhà vô địch thế giới thứ 8 - - Đai Kiện tướng Quốc tế - Vasily Smyslov bày
tỏ là ông luôn thích thú khi chơi phần kết của ván cờ và cũng chưa bao giờ tránh đi
đến cờ tàn nếu như cuộc chiến bản thân nó dẫn dắt đến. Ông nhận định: “Những
đặc tính của từng loại quân hiện ra rất rõ ràng khi ván cờ đi đến tàn cuộc. Đi sâu
trong những bí mật của cờ tàn ta sẽ thấy hiển hiện ra một thế giới hài hòa cân đối
đến ngạc nhiên của cờ vua. Có thể nói cờ tàn là khúc thi ca của cờ vua. Thi ca có
vần điệu, quy tắc để nhà thơ sáng tác thì cờ tàn cũng có nguyên tắc, lý thuyết mà
dựa trên đó những đấu thủ sáng tạo nên cuộc chơi”.
4.3.3. Nhiệm vụ cần thực thi ở tàn cuộc
Tùy vào từng thế trận ở tàn cuộc mà các đấu thủ phải giải quyết một trong 3
nhiệm vụ sau:
- Nếu có ưu thế về quân số hoặc thế trận thì phải cố gắng tận dụng để giành
phần thắng.
- Nếu đối phương chiếm ưu thế, thì phải tự vệ thật vững vàng và dẫn ván cờ
đến kết quả hòa.
- Nếu phần trung cuộc không phá được thế cân bằng thì phải cố gắng giành
ưu thế ở giai đoạn cuối này.
4.3.4. Các nguyên tắc trong tàn cuộc
Cần nắm vững 3 nguyên tắc chơi cờ ở tàn cuộc sau đây:
- Tối ưu hoá vị trí của Vua (tích cực hóa Vua).
- Đẩy mạnh tối đa sự hoạt động của các lực lượng còn lại trên bàn cờ.
- Tổ chức phối hợp chính xác sự hoạt động của các quân.
77

4.3.5. Phân loại cờ tàn


Có thể phân loại tàn cuộc thành 2 loại chính, đó là: Tàn cuộc kỹ thuật và Tàn
cuộc chiến thuật chiến lược.
4.3.5.1. Tàn cuộc kỹ thuật
Đó là khi một đấu thủ nào đó chiếm được ưu thế tuyệt đối về lực lượng so
với đối phương, đang cố gắng kết thúc ván cờ bằng cách chiếu hết và dĩ nhiên Vua
bên yếu tìm cách tránh khỏi bị diệt vong. Bao gồm các dạng:
Vua + Hậu chống Vua;
Vua + Xe chống Vua;
Vua + 2 Tượng chống Vua;
Vua + Tượng + Mã chống Vua.
*Hậu chiếu hết một mình Vua: Nguyên tắc chính là dồn Vua đối phương
vào góc (hoặc cạnh) bàn cờ, sau đó kết hợp với Vua mình bảo vệ Hậu và chiếu hết
đối phương.
Ví dụ: Trắng: Va2, Hb8.
Đen: Ve4.
Trắng đi trước thắng (Hình 84)
Cách chơi lần lượt là :
1.Hb5 (kiểm soát hàng 5 và ô c4)
Ve3
2.Hc4 (kiểm soát hàng 4 và ôd3)
Vf2
3.Hd3 (kiểm soát hàng 3 và ô e2)
Vg1
4.He2 (kiểm soát hàng 2 và ô f1)
Vh1
5.Vb3 (tiến Vua về hổ trợ cho
Hậu) Vg1
6.Vc3 Vh1 7.Vd3 Vg1 8.Ve3
Vh1
9.Vf3 Vg1 10.Hg2 #
Trên đây chỉ là phương pháp căn
bản, người chơi có thể tìm thấy
phương pháp chiếu bí nhanh hơn .

Hình 89
78

Một số dạng kết hợp Hậu + Vua chiếu hết đối phương
Dồn Vua ra cạnh bàn cờ Dồn Vua vào góc bàn cờ

Hình 90 Hình 91

* Hậu + Xe chiếu hết một mình Vua: có nhiều kiểu chiếu hết Vua bằng 2
quân Hậu và Xe. Sau đây là các ví dụ minh họa.

Hình 92 Hình 93

Hình 94 Hình 95 Hình 96


79

*Xe chiếu hết một mình Vua: cũng tương tự như Hậu, dùng Xe và Vua dồn
ép Vua đối phương vào góc (hoặc cạnh) và chiếu hết.
Hai Xe chiếu hết một mình Vua:
Một Xe chiếu hết một mình Vua:
Đưa vào thế đối Vua và dùng Xe để
Dồn Vua đối phương vào góc bàn cờ
chiếu hết.
để chiếu hết.

Hình 97 Hình 98

*Chiếu hết bằng hai Tượng


Dùng hai Tượng luôn luôn khống chế hai đường chéo sát cạnh nhau tạo
thành một hàng rào ngăn cản Vua đối phương. Sau đó hai Tượng kết hợp với Vua
để dồn Vua đối phương vào một góc bàn cờ và thực hiện nước chiếu hết.

Hình 99 Hình 100

*Chiếu hết bằng Tượng + Mã


Kết hợp Tượng Mã cùng với Vua dồn Vua đối phương vào một góc bàn cờ
có cùng màu ô với Tượng và thực hiện nước chiếu hết.
80

Tượng khống chế các ô cùng ô góc bàn cờ, Mã khống chế các ô khác màu ô
Tượng khống chế.

Hình 101 Hình 102

4.3.5.2. Tàn cuộc chiến thuật – chiến lược


Là nhóm lớn hơn, gồm hầu hết các thế cờ tàn mà thông thường một đấu thủ
chưa đủ sức chiếu hết đối phương ngay, cho nên phải tìm cách khác để đánh thắng.
Cách trung gian có thể là đưa Tốt lên phong cấp, tạo ưu thế về lực lượng để đủ sức
chiếu hết đối phương. Trong tàn cuộc chủ yếu là nghiên cứu loại này.
*Cờ tàn Tốt (Vua chống Vua + Tốt; Các Tốt phong tỏa lẫn nhau; Các Tốt
thông ở khác cánh; Cờ tàn có nhiều Tốt; Tạo Tốt thông; Mã chống Tốt; Cờ tàn có
nhiều Mã – Tốt).
- Nhiệm vụ chung: Bên mạnh đưa Tốt lên phong cấp để thắng cờ. Bên yếu
cố gắng chống trả hoặc đưa vào thế “Pát” để hòa cờ.
- Trong cờ tàn Tốt cần nắm 3 quy tắc sau đây để giảm nhẹ sự tính toán.
+ Quy tắc 1: Thế đối Vua
Bên nào chiếm được thế đối Vua trước bên đó sẽ chiếm ưu thế và có thể dễ
dàng giành thắng lợi (đối với bên mạnh) hoặc thủ hòa (đối với bên yếu).
Thế đối Vua là 2 Vua đứng đối diện nhau. Có nhiều dạng đối Vua; đối Vua
theo hàng ngang, hàng dọc, đối Vua theo đường chéo, đối Vua theo nước đi của
Mã, đối Vua gần (hai Vua đứng cách nhau một ô cờ), đối Vua xa...
81

Hình 103. Các dạng đối Vua

+ Quy tắc 2: Ô hiệu quả (ô xung yếu, ô tối ưu)


Bên nào chiếm được ô hiệu quả thì bên đó hoàn toàn có lợi thế.
Ô hiệu quả là ô trước Tốt cách một hàng ngang và 2 ô bên cạnh nó. Nếu Tốt
dịch chuyển lên phía trước thì ô hiệu quả của nó cũng tịnh tiến theo.

Hình 104. Ô xung yếu (tối ưu)


82

+ Quy tắc 3: Hình vuông của Tốt


Nếu Vua bên yếu đứng trong hình vuông của Tốt đối phương thì cản được
quân Tốt này xuống phong cấp (Tất nhiên không tính đến sự hỗ trợ của Vua đối
thủ).
Hình vuông của Tốt: là một hình vuông được tạo bởi các cạnh, có chiều dài
là số ô cờ được tính từ vị trí đứng của Tốt đến hàng ngang cuối mà Tốt sắp tiến lên
để phong cấp.
Ví dụ: Hình bên dưới.
Tốt d5 có hình vuông các đỉnh là: d5, a5, a8, d8 và d5, g5, g8, d8 (Tất nhiên
Tốt biên chỉ có một hình vuông).

Bên Trắng đi trước sẽ thắng, còn


nếu bên Đen đi trước thì hòa vì:
1…Vg5. Vua Đen đã lọt vào hình
vuông của Tốt d5.
Trong trường hợp Trắng đi trước
thì: 1.d6 Vg5 và Vua Đen nằm ngoài
hình vuông của Tốt. Trắng thắng.
Hình 105
Ngoài ra còn có nhiều dạng cờ tàn khác rất phổ biến trong thực tiễn thi đấu.
Chẳng hạn như:
*Cờ tàn Tượng (Tượng chống Tốt; Tượng chống Tượng + Tốt)
* Cờ tàn Xe (Xe chống Tốt; Xe chống Xe + Tốt; Cờ tàn nhiều Xe, Tốt)
* Cờ tàn Hậu (Hậu chống Tốt; Cờ tàn có nhiều Hậu, Tốt)...............
V. CỜ THẾ
5.1. Khái niệm cờ thế
Cờ thế là những thế cờ mà ở đó số lượng quân tương đối ít, song được đặc
trưng bởi nhiệm vụ giải quyết rất rõ ràng. Những thế cờ đó có thể được lấy từ thực
tiễn ván đấu, nhưng phần nhiều là do con người sáng tạo nên nhằm giải quyết các
nhiệm vụ đã được định trước.
83

5.2. Đặc điểm cờ thế


Cờ thế có những đặc điểm sau:
- Số lượng quân tương đối ít.
- Nhiệm vụ cần giải quyết đã định trước rõ ràng.
Có 3 dạng thức mục đích nhiệm vụ sau:
+ Chiếu hết trong một số nước đi hạn định (kiểm tra tư duy).
+ Định trước thắng cờ, hoà cờ ( định hướng tư duy).
+ Buộc chiếu hết cho bên đi trước, hỗ trợ chiếu hết (kiểm định tư duy phối
hợp).
- Các biến thế nảy sinh ít song phức tạp.
- Giá trị các quân không đánh giá theo giá trị thông thường mà đánh giá
theo: không gian, thời gian hoặc vị trí của các quân.
- Do các biến thế nảy sinh ít song phức tạp, vì thế thực chất giải một bài tập
cờ thế thực chất là việc xác định logic của một vấn đề theo nguyên lý bắc cầu của
công thức toán học: nếu A//B mà B//C thì A//C.
5.3. Phân loại cờ thế
Cờ thế được phân làm hai nhóm chính đó là: nhóm cờ thế giải quyết nhiệm
vụ và nhóm cờ thế phác họa. (Xem sơ đồ)

Hình 106. Phân loại cờ thế


84

5.4. Tác dụng của cờ thế


Do đặc điểm tính chất, chủng loại cờ thế rất phong phú nên ta có thể chọn
lựa được rất nhiều bài cờ thế phục vụ cho các mục đích khác nhau. Tập luyện cờ
thế không cần đấu thủ, thậm chí không cần bàn cờ, quân cờ nhưng tác dụng của nó
lại rất lớn.
- Chơi cờ thế là một trong những phương pháp tốt nhất để phát triển tư duy.
- Tăng cường nhãn quan phối hợp.
- Nâng cao khả năng tính toán góp phần hoàn thiện trình độ người chơi.

5.5. Một số thế cờ thế minh họa

*Giải quyết nhiệm vụ sử dụng chức


năng quân (Quân Mã)
1...M:d3!
2.H:f5 M:e1!
3.Vf1! Mc2+
4.Tc1! X:c1+
5.Ve2 Md4+
6.Vd2 Mb3+ + -

Hình 107

*Giải quyết nhiệm vụ phan tích


1.Mg3 M:g3
2. d6 #
(1…M:g5 2. d6#;
1…M:c5 2.f6#)

Hình 108
85

*Giải quyết nhiệm vụ mang tính chất


nghệ thuật

Trắng thắng sau 8 nước.

1.0-0-0 V:a7
2.Xd8 V:a6
3.Xd7 V:a5
4.Xd6 V:a4
5.Xd5 V:a3
6.Xd4 V:a2
7. Xd3 Va1
8. Xa3#

Hình. 109
86

VI. CỜ VUA VÀ MỘT SỐ LĨNH VỰC LIÊN QUAN


6.1. So sánh cờ vua với cờ tướng
6.1.1. Những điểm tương đồng
- Cờ vua và cờ tướng cùng có gốc chung là chaturanga.
- Cùng là môn thể thao chơi trí tuệ, là tinh hoa trong tứ tuyệt “cầm, kỳ, thi,
họa”.
- Cả ngoài đời và trong cờ vua, cờ tướng đều có luật pháp, luật chơi nghiêm
ngặt (thể hiện với 3 chức năng chủ yếu: quy định, tổ chức và bảo vệ hiệu quả cho
sự hoạt động của bộ máy nhà nước).
- Mỗi bên có 16 quân.
- Quân tốt/chốt có số lượng đông đảo nhưng lại có năng lực thấp nhất.
Nhiệm vụ của chúng là tuyệt đối phục lệnh và luôn dũng cảm tiên phong, lao lên
phía trước mà không bao giờ thối lui.
- Vua hay Tướng đều ở vị trí trung tâm. Mục đích đều là bắt vua/tướng
(chiếu bí/chiếu hết) của đối phương.
- Số thế cờ, số nước đi của cờ vua, cờ tướng đều lớn kinh khủng, có thể nói
nhiều như số vì sao trên trời. Theo công trình nghiên cứu "Computer Chinese
Chess" của nhóm tác giả Shi-Jim Yen, Jr-Chang Chen, Tai-Ning Yang, Shun-Chin
Hsu từ trường ĐHTH Đài Bắc, Đài Loan đã tổng hợp và đưa ra số nước đi của 2
môn này như sau:
Cờ Vua: 10123 , Cờ Tướng: 10150
6.1.2. Những điểm khác biệt
Cờ Vua Cờ Tướng
1. Tư tưởng và mục tiêu
- Mục tiêu là thống nhất. - Mục tiêu là thôn tính, “bình thiên hạ”.
2. Bàn cờ
- Không gian hẹp hơn với 64 ô. - Không gian thoáng hơn với 90 điểm.
- Các quân di chuyển theo ô (giao nhau giữa cột - Các quân di chuyển theo điểm (giao nhau giữa
dọc và hàng ngang). đường dọc và đường ngang).
- Không hề có một ranh giới, khu vực giới hạn nào - Giữa hai bên là một đường sông phân ranh, gọi
trên “chiến trường”. là “Sở hà Hán giới”. Có khu vực giới hạn cung
tướng, sĩ.
87

3. Lực lượng
- Mỗi bên có 7 loại quân: Tướng (1), Sĩ (2), Tượng
- Mỗi bên có 6 loại quân: Vua (1), Hậu (1), Xe (2), (2), Xe (2), Pháo (2), Mã (2), Chốt (5), với 3 dãy
Tượng (2), Mã (2), Tốt (8), với 2 dãy cấu trúc quân cấu trúc quân lúc bắt đầu ván cờ.
lúc bắt đầu ván cờ.

- 4 loại quân trọng yếu là Hậu, Xe, Tượng, Mã.


- Quân Hậu, thể hiện sự tôn trọng của người phụ - 3 loại quân trọng yếu là: Xe, Pháo, Mã.
nữ, quyền lực chỉ sau vua và quyền năng trên tất - Không có Hậu mà chỉ có Sĩ như tầng lớp cận thần
cả, kể cả vua. Đây là điểm ưu việt của xã hội thái giám.
phương tây đối với nữ giới.
- Không có quân Pháo và quân Sĩ. - Pháo là loại quân đặc biệt vì có nước đi quân và
ăn quân khác nhau.
4. Nước đi
- Vua đi thoải mái, khắp bàn cờ, có thể kết hợp dồn - Tướng bị giới hạn trong cung. 2 tướng không
ép đối phương như một chiến binh thực thụ. được phép đối diện nhau.
- Mã không bị cản, có thể đi bất kỳ về mọi hướng, - Mã có nước bị cản. Nho Giáo phong kiến ngày
thậm chí nhảy qua đầu các quân khác. Người xưa, kìm hãm sự phát triển người Đông Á. Khổng
phương Tây cổ súy cho thế giới tự do. giáo chỉ bảo vệ cho vương công quyền quý.
- Có 3 nước đi đặt biệt (nhập thành, ăn tốt qua - Không có các nước đi đặt biệt như trong cờ vua
đường và phong cấp). nhưng có nước ăn quân của pháo là khác thường
bằng cách nhảy qua đầu một quân khác bất kỳ.
- Tượng đi chéo bao nhiêu ô tùy chọn, như là một - Tượng cờ tướng chỉ đi chéo (khoảng cách mỗi
cung thủ. nước đi là 3 điểm), và chỉ quanh quẩn tất cả có 7
điểm đến ở phần sân nhà.
- Tốt đi thẳng, ăn chéo. - Chốt đi thẳng và ăn thẳng. Khi qua sông được
phép đi ngang, thẳng và ăn ngang, thẳng.
- Tốt xuống hàng ngang cuối được phong cấp và có - Chốt xuống hàng ngang cuối xem như mất tác
thể nhanh chóng thay đổi cụ diện thế cờ. dụng.
88

- Khái niệm về dân trong Phương Tây khoáng đạt - Tốt trong cờ tướng chỉ là đại diện cho đám dân
hơn, nhân văn hơn. Một người bình thường có thể đen bị bắt đi lính.
trở thành bất kì ai mà họ muốn và phấn đấu.
- Theo Napoléon Bonaparte: “Một người lính không - Theo chế độ phong kiến: “Con vua thì lại làm
có khát vọng trở thành nguyên soái thì tốt nhất là vua, con sãi ở chùa thì quét lá đa”.
đừng làm lính!”
- Khi bắt Vua không cần hô “chiếu” - Khi bắt Tướng phải hô “chiếu tướng”
- Khi hết nước đi (rơi vào thế pat) sẽ hòa cờ. - Khi hết nước đi sẽ thua cuộc.
5. Giá trị các quân
- Quân Tốt ở vị trí đầu tiên = 1đ, khi tiến đến hàng - Quân Chốt ở vị trí đầu tiên = 1đ. Quân Chốt khi
ngang cuối cùng = giá trị của quân nó phong cấp. đã qua sông = 2đ.
- Quân Mã = 3đ. - - Quân Mã = 4,5đ.
- Quân Tượng = 3đ. - - Quân Pháo = 5đ.
- Quân Xe = 5đ. - Quân Xe = 10đ.
- Quân Hậu = 9đ.
- Quân Vua là vô giá. - Quân tướng là vô giá.
6. Chiếu Tướng/Vua
- Khi đe dọa trực tiếp Vua chỉ im lặng, không cần - Khi đe dọa trực tiếp Tướng phải hô “chiếu” hoặc
thiết phải nói gì “chiếu tướng”
7. Bí nước đi
- Bí nước đi (mà không bị chiếu)  hòa cờ - Bí nước đi (mà không bị chiếu  thua cờ

6.2. Cờ vua và hội họa


Từ xa xưa, các họa sĩ đã thể hiện trên nền giấy hay nền vải những bức tranh
sinh động và tuyệt vời về thế giới cờ?
Những nghệ sĩ giàu cảm xúc đã nhận ra những quân cờ là một xã hội thu
nhỏ, mỗi một quân cờ có những tính cách thuộc về con người, tình huống trên bàn
cờ thường xuyên biến động và đổi thay bởi vậy mỗi quân cờ sẽ có số phận riêng
của mình, sẽ sống với cuộc đời riêng, đầy đủ vinh quang và cay đắng, có thể thăng
hoa từ chú lính quèn thành bậc vương tôn mà cũng có thể ngã gục trước trận tiền
ngay từ giờ xuất quân.
Dưới con mắt nghệ thuật thì các ô cờ không chỉ là những ô vuông đen trắng
xếp cạnh nhau một cách vô nghĩa, không hồn mà đó là những mảng sáng - tối đan
xen giữa trắng và đen, là cái tốt và cái xấu, cái thiện và cái ác xuất hiện trên mỗi
bước đường đời không bao giờ bằng phẳng mà ở đó, những quân cờ, bất kể sang
hay hèn, bất kể địa vị ra sao đều phải đi qua, đi từ đầu cho tới cuối cuộc cờ, nghĩa
là đến cuối cuộc đời.
Nghệ thuật của cờ, tự thân nó đã rất cao quý và hội họa cũng vậy, đến một
ngày nào đó tất yếu cả hai sẽ gặp nhau. Đó là những gì gọi là tinh túy của trí tuệ.
89

Từ cảm hứng, mà hội họa cho ra đời những bức tranh kiệt tác. Các danh kỳ cũng
vậy, họ đã thổi một luồng sinh khí cuộc đời vào các ván cờ tuyệt hay của mình để
tạo nên những thế cờ bất tử cho hậu thế.
Ngay từ khi cờ xuất hiện, nhất là thời kỳ cờ xuất hiện ở châu Âu thì các họa
sĩ đã mau chóng tìm thấy cảm hứng của mình ở trò chơi này qua những bức tranh
xưa và những bức khắc chạm mô tả trong vườn tình yêu với hoa lá và chim chóc
như trong cõi thần tiên.

Hình 110. The Garden of Love (Finkenzeller 34)

Hội họa ngày càng phát triển và hình thành nhiều trường phái nhưng có lẽ
không một trường phái nào là không có đề tài về cờ. Nếu các danh họa thời Phục
Hưng vẽ chủ yếu về những bức chân dung các cuộc đấu cờ như đã nói trên, thì
trường phái ấn tượng lại cho ra đời những kiệt tác về chiều sâu nội tâm thông qua
quân cờ.
90

Hình 111. Tranh cờ thuộc trường phái ấn tượng

Satonhina - một nữ họa sĩ Nga đã dành hàng chục năm cuối đời mình để
sáng tác những bức tranh về đề tài cờ nổi tiếng khắp thế giới, mang đầy những ngụ
ý triết học sâu xa, màu sắc hài hòa với gam màu lạnh nhưng rất mạnh mẽ đã thu
hút sự chú ý rất lớn của giới nghệ thuật.

Hình 112. A painting by Sofonisba of her sisters playing chess (1555)

Một trong những thể loại hội họa được những người chơi cờ ưa thích là
những bức chân dung về các nhà chơi cờ, nhất là những bậc cao thủ, được vẽ ký
họa bằng chì đơn giản hay những bức chân dung vẽ bằng sơn dầu công phu đã lột
tả được cá tính mạnh mẽ, nội tâm phong phú và phong cách chơi cờ đặc sắc của
từng người.
91

Hình 113. Tranh ký họa cờ vua

Có một bức tranh được rất nhiều người biết tới, đó là một bức tranh tường
lớn có đủ 13 nhà vô địch thế giới với nhóm ngồi giữa là những nhà vô địch đương
đại, một nhóm bên phải và một nhóm nữa đứng xa xa bên trái, mỗi người một vẻ
nhưng đều mang tính cách thời đại của mình. Ở những hội trường thi đấu lớn,
những cung cờ Vua nổi tiếng, những câu lạc bộ được nhiều người biết tới đều có
dựng bức tranh này.

Hình 114. Bức tranh tường lớn có đủ 13 nhà vô địch thế giới.

Người Trung Hoa với trò chơi cờ Tướng đầy sức sống và mang rõ nét phong
cách Á Đông cũng có những tác phẩm hội họa kiệt xuất về cờ. Nếu ở các triều đại
văn hóa hưng thịnh xưa kia, người ta được chiêm ngưỡng những bức tranh thần
tiên chơi cờ trên núi cao, bên bàn đá cạnh dòng suối nước róc rách chảy hay dưới
92

bóng tùng bách nơi non xanh nước biếc, thì ở thời loạn vẫn có những bức họa vẽ
những mưu sĩ, những danh tướng ngồi trước thế cờ như đang mưu tính thế sự cuộc
đời. Ngày nay hội họa Trung Hoa khai thác cờ ở khía cạnh cuộc sống và số phận
con người bình thường với một bút pháp điêu luyện và tinh tế, mang dáng dấp của
trường phái trừu tượng.

Hình 115. Một bức tranh phong cách cổ xưa mô tả các bậc cao niên đang chơi cờ

Bất chấp những họa sĩ có biết chơi cờ hay không, điều quan trọng là ở tâm
hồn họ đã tìm thấy vẻ đẹp đích thực của cờ và nhận ra cờ là tấm gương phản chiếu
cuộc đời.
6.3. Cờ vua và văn chương, thơ ca
Có thể nói cờ là một đề tài không bao giờ cạn của các nhà văn, nhà thơ.
Từ thời Trung cổ và Phục hưng, những bản
trường ca về cờ đã xuất hiện. Trong những thế kỷ
tiếp theo, những truyện ngắn, những tiểu thuyết,
những vở kịch, những bài thơ... lấy cờ làm đề tài
lần lượt ra đời, tính tới nay có tới hàng trăm
Hình 116. Nhà văn Heminway quyển... Các nhà văn, nhà thơ thường khám phá thế
giới tinh thần, thế giới tình cảm sâu lắng của con người, tìm đến bản chất của nó.
Biết bao bậc đế vương đã bị văn chương lột hết áo mũ cân đai bề ngoài để hiện
nguyên hình là những kẻ đầy dã tâm tàn bạo. Văn chương đã chỉ đường cho biết
bao người từ trong tối tăm tìm thấy ánh sáng và niềm vui... Sự đồng cảm giữa văn
chương và cờ là điều dễ hiểu, bởi cuộc chiến trên bàn cờ, số phận mỗi quân cờ sao
93

mà giống cuộc đời. Và nếu nó như cuộc đời thì tất yếu nó sẽ được phản ánh vào
văn chương.
Mỗi một danh kỳ hay một người chơi cờ tài ba cũng thường có cuộc đời đầy
biến cố, nếu kể ra ắt sẽ là những thiên tiểu thuyết khá ly kỳ.

Hình 117. Jonson và Shakespeare đang chơi cờ (1604)

Có nên kể ra đây những tên tuổi bất diệt của những con người tạo dựng nên
nền văn chương thế giới, những con người đã cầm bút viết nên những tiểu thuyết,
những vở kịch, những bài thơ... bất hủ cho nhân loại và cũng chính là những con
người rất ham mê trò chơi này, coi đó là một thú vui, một sự say sưa của cuộc đời:
Shakespeare, Volter, Dideroi, Russeau, Chervantes, Dante, Puskin, Dicken, Gơt,
Becton Brech, Heminway, Xvai...
Lev Tolstoi từng bộc
bạch: "Tôi không thể
sống mà thiếu cờ. Tôi yêu
thích cờ vì đó là cách thư
giãn, nghỉ ngơi tuyệt vời.
Nó bắt buộc trí óc phải
làm việc, nhưng đó là một
cách làm việc rất đặc
sắc".
Hình 118. Lev Tolstoi cũng là tín đồ cờ vua
94

Nhà thơ Nam Mỹ Pablo Nêruda viết:


"Cờ là gì? Đó là một trong những chiến
thắng của con người đối với chính bản thân
mình. Đối với một số người, cờ là âm thanh,
đối với một số khác, đó là hội họa. Còn đối
với tôi, cờ là bài thơ, bài thơ đấu tranh, bài
Hình 119. Pablo Nêruda xem cờ là bài thơ
thơ của trí tuệ, của ý chí".
6.4. Cờ vua và nghệ thuật điện ảnh
Humphrey Bogart là một nghệ sĩ trứ danh và cũng là một nhà chơi cờ thực
thụ, người đã đóng bộ phim nổi tiếng "Casablanca". Đóng phim và chơi cờ là hai
thú làm ông say mê nhất trên đời. Tiêu chuẩn chọn bạn bè của ông là những ai chơi
cờ xứng đáng ngang bằng ông và sành thưởng thức rượu vang. Những ván cờ ông
chơi không chú tâm lắm tới chuyện thắng thua mà chủ yếu là tìm người tri kỷ. Họ
đánh cờ tới khuya, tận huởng niềm khoái lạc khi khi tìm ra những nước cờ cao và
uống trọn những niềm vui trí tuệ đó bằng những cốc rượu vang tuyệt hảo.

Hình 120. Humphrey Bogart vừa là nghệ sĩ


trứ danh vừa là một nhà chơi cờ thực thụ

Một ngôi sao màn bạc khác mà tên tuổi có lẽ ít người không biết tới: Marlon
Brando, cũng là một người mê cờ có tiếng. Khi ông đóng bộ phim "Julius Caesar"
thì chơi cờ là thú giải trí chính của ông. Thông thường, mỗi khi thấy ông, các nhà
95

báo và nhiếp ảnh vây lấy ông để phỏng vấn, chụp hình. Nhưng gặp khi ông đang
đánh cờ thì đừng hòng moi lấy ở ông nửa lời.

Hình 121. Ngôi sao màn bạc Marlon Brando


là một người mê cờ có tiếng

Một diễn viên nữa là John Wayne đã từng đánh cho một tay cờ lừng lẫy là
William Windom một trận thua nhớ đời với tỷ số 6 - 0 trong một trận đấu tay đôi
được nhiều người biết tới. Vì sao một diễn viên lại chơi cờ giỏi thế ? Đến nay cũng
chưa ai giải thích nổi, phải chăng bên trong của cờ và nghệ thuật điện ảnh có điều
gì tương đồng ?
Người ta lại càng ngạc nhiên hơn khi biết một cặp nghệ sĩ nữa là George
Sanders và Zsazsa Gabor. Cả hai đều thích trò chơi trí tuệ và đầy tính nghệ thuật
này. Trong hồi ký của mình Sanders đã viết: "Khi chúng tôi cùng đi hưởng tuần
trăng mật, thú vui làm chúng tôi say sưa nhất là ở bên nhau và cùng chơi cờ".

Hình 122. Vua hề Sác-lô (Charlie Chaplin) và cờ vua


96

Ngoài ra còn có Bop Hope, con người vui nhộn này đã từng đánh cho
Fischer thua xiểng liểng trong một pha trình diễn trên tivi. Hay một loạt nghệ sĩ tên
tuổi khác như: Shirley Temple, Marlene Dietrich, Charlie Chaplin, Anthony Quinn,
Walter Matthau, Henry Fonda... Hẳn là cờ rất phù hợp với họ bởi chỉ có những con
người nghệ sĩ giàu óc tuởng tượng, yêu thích những tính cách vừa lãng mạn vừa
mạnh mẽ và chính là cờ đã đem đến cho họ những món quà hào phóng đó.
6.5. Cờ vua và âm nhạc
Giữa cờ và âm nhạc cũng đã có sự gắn bó với nhau từ xa xưa. Không chỉ có
một huyền thoại kể về Philidor, thiên tài âm nhạc Pháp đồng thời là một nhà chơi
cờ vĩ đại của thế kỷ 18. Trong thời đại chúng ta còn có Sergey Prokofiev với
những bản giao hưởng bất hủ cũng là một kỳ thủ tài năng.
Một trong những nghệ sĩ biểu diễn âm nhạc của thời đại là Yehudi Menuhin,
ông biểu diễn nhạc ở sân khấu nổi tiếng: Nhà hát Opera Paris, nhưng khi đến nhà
ông người ta thường thấy ông chơi cờ.

Hình 123. Sergey Prokofiev với những bản giao hưởng bất hủ và cũng là một kỳ thủ tài năng

Người lãnh đạo của ban nhạc Beatles nổi tiếng là John Lennon cũng là một
tay chơi cờ có hạng. Trong tác phẩm "Imagine" của anh có cảnh Lennon chơi cờ
với người yêu của mình là Yoko mà quân của hai bên đều là màu trắng để tượng
trưng cho hòa bình và tình yêu. Một thành viên khác của ban nhạc này là Ringo đã
97

vẽ hình bàn cờ thành hình bàn tay con người để làm vật kỷ niệm, đã được sản xuất
hàng loạt bằng vàng và bạc.
Còn ca sĩ Bono, một thủ lĩnh của nhóm nhạc Pop U2 đã từng thi đấu với
Kasparov. Còn có thể kể ra đây những tên tuổi lớn về âm nhạc từng say mê cờ:
Richart Strauss, Chopin, Beethoven, Mendelssohn, Shostakovich, Verdi, Rossini,
Isaac Stern...
Các đại kỳ sư cũng là những người rất mê âm nhạc. Họ say mê sự logic và
hài hòa của những nước đi trên bàn cờ, còn những nhà âm nhạc say mê sự sáng tạo
phong phú, hài hòa của mình trên cung bậc của bảy nốt nhac. Với bảy nột nhạc họ
tạo nên hàng nghìn, hàng vạn bản nhạc, bài ca từ hùng tráng, du dương tới trữ tình
sâu lắng, khác nào với những quân cờ trên 64 ô đen trắng, các kỳ thủ tạo nên hàng
nghìn, hàng vạn ván cờ muôn hình muôn vẻ, hầu như vô tận, thả sức cho óc sáng
tạo của con người.
Chẳng thế mà người ta đã ví nhà Vô địch thế giới Capablanca là "Bach trên
bàn cờ" còn với nhà quán quân Lasker là "Mozar của cờ" khi ông chơi những ván
quá xuất sắc khi mới 9 tuổi!
6.6. Cờ vua và chính khách
Một giai thoại kể rằng, khi Crixtoph Colomb có dự định đi tìm một miền đất
mới mà ông dự đoán là Ấn Độ thì trong tay ông chẳng có lấy một đồng ngân quỹ.
Con người thông minh này biết được rằng Vua của mình lúc đó là Ferdinand là
người rất mê cờ, ông bèn lựa dịp đức Vua đang chơi cờ, đứng bên cạnh kiên nhẫn
chờ đợi.

Hình 124. Crixtoph Colomb – người khám phá châu Mỹ


và làm thay đổi thế giới
98

Lần đó dù chơi với một tay cờ có hạng nhưng nhà Vua đi những nước rất
xuất sắc, áp đảo và cuối cùng, thí quân đã đánh gục đối phương bằng một đòn phối
hợp tài tình. Nhằm lúc Vua đang hứng chí cười ha hả trước thắng lợi của mình,
Colombo bèn mạnh dạn tiến tới trước mặt Vua quỳ xuống tâu: "Thưa bệ hạ, ngài
quả là một nhà khai sáng vĩ đại trong cờ, còn thần, thần cũng muốn noi theo
gương bệ hạ, đi khai phá một con đường thương mại mới, nhằm đưa quốc gia của
bệ hạ trở nên một đất nước hùng cường. Xin bệ hạ chuẩn tấu cho thần số tiền nhỏ
mọn này, như hy sinh một con Tốt để giành một thắng lợi lớn trước các cường
quốc lân bang". Vua Ferdinand xem qua bản tấu, lấy làm hài lòng và chuẩn chi
ngay lập tức "số tiền nhỏ mọn" khổng lồ đó. Ván cờ của bậc vua chúa đã đóng góp
không nhỏ vào việc tìm ra cả một châu lục mới!
Nữ Hoàng Anh Victoria là một phụ nữ thông minh, bà rất thích chơi cờ nhưng
không phải để tỷ thí với các đấng nam nhi tranh phần thắng thua mà coi cờ là một
trò chơi thú vị và dùng nó để giao hảo với các công nương, hoàng hậu các nước lân
bang.

Hình 125. Nữ Hoàng Anh Victoria là một phụ nữ thông minh và rất thích chơi cờ

Hoàng đế Pháp – Napoleon cũng là một tay cờ nghiệp dư khá mạnh.


99

Hình 126. Napoleon chơi cờ cùng Remusat

Về sau này nền quân chủ được thay thế bằng các chế độ tân tiến hơn thì các
chính khách vẫn là những người say mê trò chơi trí tuệ này, âu cũng là điều dễ hiểu.
Ví dụ các Tổng thống Mỹ như George Wasington, Thomas Jefferson (ông này đặc
biệt thích đọc quyển "Luận giải về cờ Vua" của Philidor và nghiên cứu rất kỹ tàn
cục Xe Tượng chống Xe), Abraham Lincoln (ông chơi cờ rất giỏi, trong gia đình
vào những lúc rảnh hay chơi với con trai mình).

Hình 127. Jefferson và Washington chơi cờ


100

Benjamin Franklin (1706 - 1790) là một nhà bác học, người phát minh ra cột
thu lôi và kỹ thuật in đồng đô la bằng giấy. Ông còn là một nhà chính trị, là thống
đốc bang Pensilvania, người đã cùng các tổng thống Jefferson và Adam soạn thảo
ra bản tuyên ngôn độc lập nổi tiếng của nước Mỹ (1776), đồng thời là một tác gia
được Voltere, Russeau, Philidor, Lomonosov, Puskin... đánh giá rất cao.

Hình 128. Benjamin Franklin - một kỳ thủ cự phách

Nhưng còn một điều người ta còn ít biết đến: ông là một nhà chơi cờ cự phách,
một trong những người sáng lập ra nhóm cờ nổi tiếng ở Philadenphia. Các đấu thủ
cờ Vua nổi tiếng nhất ở Mỹ thời bấy giờ thường rất thích gặp và thi đấu với
Franklin. Ông còn tham gia chơi cờ ở một số Câu lạc bộ nước ngoài. Các ván cờ
của ông thường được đăng trên các tạp chí, trong đó có những ván nổi tiếng. Ông
suy nghĩ tìm ra được mối liên hệ giữa trò chơi trí tuệ này với khoa học, văn hóa,
triết học, thẩm mỹ và đạo đức... ông tổng kết được những gì tốt đẹp mà việc chơi
cờ mang lại, nâng cao hiểu biết và phẩm giá cho con người. Bài báo của ông "Giá
trị tinh thần của cờ Vua" viết năm 1786 đã được in lại nhiều lần cho tới ngày nay,
bao nhiêu thế hệ đã được đọc và chiêm nghiệm. Trong bài báo đó Franklin viết:
“Cờ Vua là trò chơi cổ và nổi tiếng hơn cả của loài người. Nó xuất hiện vào
thời xa xưa và trong suốt nhiều thế kỷ là trò tiêu khiển của tất cả các dân tộc văn
minh châu Á: Ba Tư, Ấn Độ, Trung Quốc.... Ở châu Âu nó xuất hiện hơn một nghìn
năm về trước. Người Tây Ban Nha truyền bá trò chơi này trên phần lãnh thổ châu
Mỹ của mình và cách đây không lâu trò chơi đã xuất hiện ở Mỹ. Trò chơi này hấp
101

dẫn tới mức không cần phải chi phí cho các trận thắng để lôi cuốn nó, cho nên
hiếm khi người ta chơi bằng tiền. Những ai có thời gian để chơi trò giải trí này đều
thừa nhận không có một trò choi nào vô hại hơn. Trò chơi này tác động vào trí não,
không những không có hại mà còn có lợi cho cả người chiến thắng lẫn người chiến
bại. Chơi cờ không đơn giản chỉ là trò giải trí vô bổ. Một số tính chất rất quý cùa
trí tuệ, cần thiết cho cuộc sống của con người có trong cờ và được củng cố thành
thói quen, có lợi cho nhiều trường hợp trong cuộc sống. Cuộc sống cũng giống
như cuộc cờ, trong đó chúng ta thường có khả năng đấu tranh với các đối thủ để
chiến thắng. Trong cuộc chơi diễn ra nhiều sự kiện, hay cũng như dở, ở một mức
độ nào đó là kết quả của sự khôn ngoan hay thiếu vắng nó….”

Hình 129. Franklin chơi cờ với nữ bá tước Haus ở London tháng 12 năm 1774

Fidel Alejandro Castro Ruz (sinh năm 1926) là một trong những nhà lãnh đạo
kiệt xuất, một vị anh hùng, người đã thực hiện cuộc cách mạng và đấu tranh vì nền
độc lập của đất nước Cuba. Ông là Thủ tướng (1959 – 1976) và sau đó là Chủ tịch
Hội đồng Nhà nước Cuba cho tới khi ông từ chức tháng 2 năm 2008, đồng thời là
Bí thư thứ nhất của Đảng Cộng sản Cuba từ tháng 10 năm 1965 tới tháng 4 năm
2011. Ông là người đương thời với những nhà lãnh đạo nổi tiếng như Che Guevara,
Hồ Chí Minh, Nelson Mandela...
102

Hình 130. Fidel Castro đang thi đấu với vua cờ Fisher

Castro cũng cũng là nhà lãnh tụ đã vượt qua nhiều sóng gió và nguy hiểm
nhất: tháng 12/2011, sách Kỷ lục Guinness đã công nhận ông là người bị ám sát
nhiều nhất (638 lần), chủ yếu bởi tổ chức Tình báo Trung ương Mỹ CIA.
Bất chấp mọi việc, những lúc rãnh rỗi ông thường tìm đến cờ vua và cũng là
một tay cờ cự phách.
Che Guevara là một nhà cách mạng Mác - xít nổi tiếng người Argentina, là
thầy thuốc, người tạo ra học thuyết quân đội, nhà lãnh đạo quân du kích và phong
trào cách mạng Cuba.
Sau những đóng góp vĩ đại của mình cho
đảo quốc này, Che được trao quyền công dân
Cuba và quyết định này được nhân dân Cuba
hết sức ủng hộ. Khi chính quyền mới của quân
cách mạng được thành lập, Che Guevara là một
trong bộ ba lãnh đạo (gồm: Che, Fidel Castro và
Raul Castro) của đất nước này. Một trong
những câu nói nổi tiếng của ông là: “Tôi thà
chịu chết đứng chứ nhất định không chịu sống
mà phải quì lên hai đầu gối”.

Hình 131. Nhà cách mạng Che Guevara cha mình và bắt đầu chơi tham gia các giải đấu
103

ở tuổi 12. Ông đã từng nói với người bạn của mình, “Tôi muốn, hoặc trở thành
một người chơi cờ, hoặc bắt đầu một cuộc cách mạng”.
Vladimir Ilyich Lenin (sinh năm 1870, mất năm 1924) là một lãnh tụ của
phong trào cách mạng vô sản Nga, là người phát triển học thuyết của Karl Marx và
Friedrich Engels. Lenin là người tổ chức Đảng Cộng sản Liên Xô và thành lập
nước Nga Xô Viết. Ông được tạp chí Time bình chọn là một trong 100 nhân vật
ảnh hưởng nhất trong thế kỷ 20.

Hình 132. Lenin - lãnh đạo tối cao Xô Viết (phải) đang chơi cờ
(người ngồi xem là nhà văn vĩ đại người Nga - Maxim Gorky)

V.I.Lenin đã nói: “Cờ vua là một môn thể thao trí tuệ tuyệt vời nhất”!
Trong lịch sử, có rất nhiều nhà cách mạng say mê cờ, dùng cờ như một
người bạn thân thiết để tiêu khiển vừa rèn tập tài thao lược, chỉ huy của mình.
Như vậy cờ không chỉ là một trò chơi mà nó còn có vai trò lịch sử của mình
theo dòng lịch sử của nhân loại. Ít nhất nó cũng chiếm được một vị thế khả kính
trong thượng tầng kiến trúc của xã hội. Những ván cờ như thế có thể được ghi chép
lại hoặc đã thất truyền, nhưng những huyền thoại về chúng thì còn mãi bởi vì qua
đó người đời sau rút ra được biết bao điều hay dở cũng như những minh chứng cho
những bước ngoặt trong sự đi lên của nhân loại.
104

6.7. Tình yêu đối với cờ


Trong cờ chứa đựng tất cả những tình cảm lớn của con người: lòng say mê
theo đuổi mục đích, tính cao thượng, lòng quyết tâm, tận tụy và một tình cảm
không thể thiếu được trong đời sống loài người: tình yêu. Không phải ngẫu nhiên
trong nhiều thế kỷ các tác phẩm văn học, nghệ thuật, hội họa đã dành không ít
trang để nói về tình yêu trong thế giới cờ.
Ở các nước châu Âu, cờ Vua được tiếp nhận không chỉ như biểu tượng chiến
đấu mà còn như sự phản ánh cuộc sống mà trước hết là tình yêu. Tại đây đã xuất
hiện một quân cờ cực mạnh và được tôn vinh xứng đáng (mà trước đó Saturanga
không có), đó là Hoàng Hậu. Trên bàn cờ giữa đám cận thần của Vua gồm các Kỵ
sĩ, Cha cố (Bishop mà ta vẫn gọi là Tượng) và ba quân, nổi lên hình ảnh của một
người phụ nữ độc nhất. Hoàng Hậu với tình yêu vô bờ đối với đức Vua, khiến nàng
có một sức mạnh vô biên bảo vệ cho chồng mình, không ngại cùng chồng xông
pha trên khắp mọi nẻo của chiến trường và có không ít trường hợp với sự hy sinh
anh dũng của mình nàng cứu Vua thoát hiểm hoặc đem về thắng lợi hoàn toàn cho
đức lang quân.
Năm 1370, một tác giả vô danh đã viết bản trường ca "Cờ và tình yêu".
Trong đó, mỗi một nước đi được tiêu biểu cho một bước ngoặt trong tình yêu còn
các quân cờ và các ô trên bàn cờ là biểu tượng cho những phẩm chất khác nhau của
con người. Có các ô "lòng nhân từ", ô "sắc đẹp", "ngượng ngùng", "cao thượng",
"mộc mạc", "cởi mở", "lịch sự"...

Hình 133. Bức tranh “Vườn tình yêu” của Finkenzeller


105

Năm 1763, nhà thơ Anh William Jonh đã viết bài thơ lãng mạn của mình về
nữ thần cờ Kaixa đã mô tả cuộc gặp gỡ của nữ thần với thần chiến tranh Mars và
cả hai người đã cùng nhau chơi những ván cờ trong hòa bình và hạnh phúc.
Nhà đại văn hào Nga là Lev Tolstoi và nhà bác học hóa học Mendeleev đã kể
lại rằng nhờ những ván cờ đầy thú vị thời trai trẻ mà các ông đã tìn được ý trung
nhân của mình và sau đó đã trở thành vợ của các ông.

Hình 134. Traditional chess painting Hình 135. Marguerite de Navarre

Đại kiện tướng cờ nổi tiếng người Đức là Tarras đã viết những dòng đầy ý
nghĩa: "Cờ giống như âm nhạc, như tình yêu, có thể làm cho con người hạnh phúc
hơn. Những đấu thủ cờ, những nhà sưu tầm cờ thấy rất rõ niềm vui trong sự kết
hợp những hiện tượng tuyệt vời này với đời sống của con người, và như vậy hạnh
phúc như được nhân lên gấp đôi".
Mặc dù mắc bệnh nan y, cuộc sống chỉ còn tính khoản thời gian ngắn ngủi,
Ianos Phles vẫn quyết định dùng những tháng ngày cuối cùng còn lại của đời mình
để chứng minh khả năng của con người trong lĩnh vực cờ Vua bằng cách hạ quyết
tâm sẽ phá kỷ lục từ trước tới nay về chơi cờ tưởng (chơi không nhìn bàn cờ).
Ngày 16 tháng 10 năm 1960, tại thủ đô Budapest, kiện tướng hai mươi bảy tuổi
này đã chơi cờ tưởng cùng một lúc với 52 người trên 52 bàn cờ. Trận đấu kéo dài
trong mười bốn giờ liền. Mới được bốn giờ đầu thì người thông báo của hai bên đã
106

ngất xỉu vì quá căng thẳng. Phải thay người thông báo khác. Còn Ianos vẫn nằm
trên giường, giữ nguyên vẹn trong trí nhớ hàng nghìn nước đi biến động của hàng
nghìn quân cờ trong cùng một lúc, bình tĩnh đọc từng nước đối đáp chính xác cho
từng đối thủ ở mỗi bàn cờ, tạo ra nhiều thế trận ngoạn mục, tiến công dứt điểm và
phòng thủ kiên cường. Ianos hầu như không để ý tới thời gian trôi qua. Anh đánh
rất hào hứng từ đầu chí cuối. Kết qủa trận đấu phi thừơng này thật không ngờ:
Ianos thắng 31 ván, hòa 18 ván và chỉ thua có 3 ván. Tình yêu đối với cờ quả là
không giới hạn ! Và rồi điều kỳ lạ nhất đã xảy ra: Sau trận cờ gần như hoàn toàn
kiệt sức, các bác sĩ theo dõi bệnh tình của Phles ngạc nhiên vì bệnh anh không
nặng thêm mà có phần thuyên giảm. Mãi 23 năm sau anh mới qua đời vì tai nạn ô
tô bất ngờ ở London.
LỜI KẾT
Cờ rèn luyện cho trí óc con người thêm phát triển, thêm linh hoạt và dẻo dai.
Nó giúp cho con người biết tính toán hợp lý, lôgic, chính xác và dứt khoát, biết tìm
ra cách giải quyết hay nhất trong số rất nhiều cách giải quyết khác nhau. Khi chơi
cờ cần phải tập trung tư tưởng, đối với những tình huống gay cấn thì sẽ phải tập
trung tư tưởng cao độ, qua đó sẽ tạo ra một thói quen quí trong đời sống của mình.
Trong những lúc quân của hai bên cài vào nhau ở những thế phức tạp, rối
ren, tính kiên nhẫn của người chơi sẽ được thường xuyên bộc lộ và trở thành một
tài sản không vô ích chút nào trong cuộc đời. Một điều đặc sắc nữa khi giao đấu,
người chơi cờ tập cho mình thói quen trung thực và công bằng. Để chiến thắng một
ván cờ, cần hiểu rất rõ cái giá của nỗ lực bản thân. Sự gian lận, thủ đoạn ... tự
nhiên làm cho mọi người bất bình và khinh bỉ. Nếu thi đấu chưa thành công, người
chơi nên tập chịu đựng, vì mình còn có những điểm chưa hoàn thiện, đó cũng là
điều bình thường. Hãy theo phương châm: “Thắng không kiêu, bại không nản” và
nghe lời khuyên của Capablanca: “Phần lớn các bạn chơi cờ không thích mình
thua và cho rằng thua là điều đáng xấu hổ. Đó là một quan niệm sai lầm. Ai muốn
tự hoàn thiện mình cần phải nhìn nhận những ván thua là những bài học để rút
kinh nghiệm, từ đó mà vươn tới phía trước”.
107

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Avơbách (1986), Kỹ thuật cờ tàn, Hội cờ Việt Nam.


2. Bill Hartson - Nhân Văn biên dịch (2002), Tự học chơi cờ vua, Nxb.Thanh Niên.
3. Đàm Quốc Chính - Đặng Văn Dũng – Nguyễn Hồng Dương (1999), Giáo trình cờ vua, Nxb.
TDTT.
4. Dlôtnhic [Đàm Quốc Chính dịch] (1990), Cờ Vua - Khoa học kinh nghiệm trình độ, Nxb.
TDTT.
5. B.Extrin, người dịch: Phùng Duy Quang (1991), Lý thuyết và thực hành Cờ Vua, Nxb.TDTT.
6. Nguyễn Văn Giảng - Lương Trọng Minh (1993), Học chơi cờ, Nxb.TDTT.
7. Hội cờ TP Hồ Chí Minh (1990), Ván cờ Ý yên tĩnh và sôi động, Nxb.TDTT.
8. Nguyễn Đăng Khương (1995), Cờ Vua cho trẻ em tập 1, 2, Nxb.Trẻ.
9. Nguyễn Đăng Khương - Trần Chí Thành (2001), Để chơi giỏi môn cờ quốc tế - Cờ tàn tốt,
Nxb.Đồng Nai.
10. Koplentz (1993), Cờ Vua: Chiến thuật - chiến lược mấy bài học cơ bản, Liên đoàn Cờ TP.Hồ
Chí Minh.
11. Kotop (1988), Làm thế nào để trở thành đại kiện tướng, Nxb.Matxcơva.
12. Kỳ quân (1994), Tự học chơi Cờ Vua, Nxb.Đồng Tháp.
13. Kỳ Quân (1997), Tự học chơi cờ vua, Nxb.Trẻ.
14. Kỳ Quân (1999), Cờ vua - Chiến lược và chiến thuật- Mấy bài học cơ bản, Liên đoàn cờ
TP.HCM.
15. Liên đoàn cờ TP Hồ Chí Minh - Ban chuyên môn kỹ thuật (1996), Cờ vua nghệ thuật trung
cuộc, Nxb.TDTT.
16. Liên đoàn cờ vua Việt Nam - Tạp chí người chơi cờ (2009), Các dạng tàn cuộc căn bản nhất,
Nxb.Hà Nội.
17. Liên đoàn cờ vua Việt Nam - Tạp chí người chơi cờ (2009), Bài tập cờ vua tổng hợp, Những
nước cờ độc đáo, Nxb.TDTT.
18 Mai Luân (2008), 273 bài tập thực hành cờ vua, Nxb.TDTT.
19. Mai Luân (2008), 200 thế cờ toàn thắng, Nxb.TDTT.
20. Ia.I.Nhay – Stadt [Nguyễn Đăng Khương - Lê Hồng Đức biên dịch] (2001), Cờ vua thực
hành - Cờ vua kinh điển, Nxb.Đồng Nai.
21. Ia.I.Nhay - Stadt [Nguyễn Đăng Khương - Lê Hồng Đức biên dịch] (2001), Cờ vua thực
hành - Các thủ pháp chiến thuật, Nxb.Đồng Nai.
22. Võ Tấn (2010), Thế giới cờ vua, (http://www.chessville.com/downloads/ebooks.htm).
23. Phạm Mạnh Thừa (1999), Tự học chơi cờ vua - Cẩm nang đòn phối hợp, Nxb.Đồng Nai.
24. Tiscôp - Trepirnư (1992), Cờ thế - Nxb.Maxcơva.
25. Lê Phúc Trần Tú (1999), Tự học chơi cờ vua - Những ván cờ bất hủ, Nxb.Đồng Nai.
26. Lê Phúc Trần Tú và nhóm cộng sự (1999) [Biên dịch từ Bobby Fisher teaches chess,
Nxb.Bantam Book, 1972], Cờ vua - Rèn luyện kỹ năng chiếu hết - tập I, Nxb.Đồng Nai.
27. Lê Phúc Trần Tú (2002), Chiến thắng với đòn chiến thuật và phối hợp, Nxb.Đồng Nai.
28. UBTDTT (2007), Luật cờ vua, Nxb.TDTT.
29. Vadim Petrovich Pimenop (1997), Cờ vua - Thú chơi tao nhã, Nxb.Lao động, Hà Nội.
30. Vontroc (1994), Cờ Vua - Chiến thật - Chiến lược, Nxb.TP.HCM.
31. Phạm Văn Xẹn, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Sĩ Hà [Biên soạn theo tài liệu của
N.T.Zuravlep] (2009), Cờ Vua, Nxb.TDTT.
Phụ lục 1. THUẬT NGỮ TIẾNG ANH TRONG CỜ VUA
Phụ lục 2. KÝ HIỆU QUÂN CỜ VUA QUA CÁC THỨ TIẾNG
Phụ lục 3. PHẦN BÀI TẬP
Cờ tàn

(Bài 1) Trắng đi trước - Hòa (Bài 2) Trắng đi trước – Thắng

(Bài 3) Trắng đi trước – Thắng (Bài 4) Trắng đi trước – Thắng

(Bài 5) Đen đi trước – Thắng (Bài 6) Trắng đi trước – Thắng


Chiếu hết sau 1 nước

(Bài 7) Trắng đi trước – Thắng (Bài 8) Đen đi trước – Thắng

(Bài 9) Đen đi trước – Thắng (Bài 10) Đen đi trước – Thắng

(Bài 11) Trắng đi trước – Thắng (Bài 12) Trắng đi trước – Thắng
Chiếu hết sau 2 nước

(Bài 13) Trắng đi trước – Thắng (Bài 14) Trắng đi trước – Thắng

(Bài 15) Trắng đi trước – Thắng (Bài 16) Trắng đi trước – Thắng

(Bài 17) Trắng đi trước – Thắng (Bài 18) Trắng đi trước – Thắng
Các đòn phối hợp

(Bài 19) Trắng đi trước – Thắng (Bài 20) Đen đi trước – Thắng

(Bài 21) Trắng đi trước – Thắng (Bài 22) Trắng đi trước – Thắng

(Bài 23) Trắng đi trước – Thắng (Bài 24) Trắng đi trước – Thắng 1.....? 0-1
(Bài 25) Đen đi trước – Thắng (Bài 26) Trắng đi trước – Thắng

(Bài 27) Đen đi trước – Thắng (Bài 28) Trắng đi trước – Thắng

(Bài 29) Trắng đi trước – Thắng (Bài 30) Trắng đi trước – Hòa
(Bài 31) Trắng đi trước – Thắng (Bài 32) Trắng đi trước – Hòa

(Bài 33) Đen đi trước – Thắng (Bài 34) Trắng đi trước – Thắng

(Bài 35) Trắng đi trước – Thắng (Bài 36) Trắng đi trước – Thắng
Cờ thế

(Bài 19) Trắng đi trước – Hòa (Bài 20) Trắng đi trước – Thắng

(Bài 21) Trắng đi trước – Thắng sau 2 nước (Bài 22) Trắng đi trước – Thắng sau 2 nước

(Bài 23) Đen đi trước – Thắng (Bài 24) Trắng đi trước – Thắng sau 2 nước
Phụ lục 4. LUẬT CỜ VUA
PHẦN HAI - THỂ LỆ THI ĐẤU

ĐIỀU 1: ĐIỀU HÀNH THI ĐẤU


Để tiến hành giải thích của một tổ chức hoặc đơn vị nào đó người ta lập ra Ban tổ chức
giải.
Ban tổ chức giải có nhiệm vụ:
1.1. Thông qua Điều lệ giải và dự thảo các điều khoản thực hiện.
1.2. Chuẩn bị mọi mặt thi đấu.
1.3. Chỉ định trọng tài, nếu cần sẽ thiết lập Ban Thanh tra, Ban Trọng tài và Ban giải
quyết khiếu nại.
1.4. Giải quyết những vấn đề ngoài thẩm quyền quyết định của trọng tài nẩy sinh trong
quá trình thi đấu.
1.5. Xem xét báo cáo của tập thể trọng tài và tổng kết giải.
ĐIỀU 2. ĐIỀU LỆ GIẢI
Tất cả những điều khoản tổ chức giải ngoài Luật, phải bổ sung vào Điều lệ. Điều lệ cần
ghi rõ những điều sau:
2.1. Mục địch, nhiệm vụ của giải.
2.2. Địa điểm, thời gian và hình thức thi đấu.
2.3. Cách thức xếp hạng
Ghi chú: Để phân định thứ hạng trong trường hợp bằng điểm nhau trong thi đấu cá nhân
có thể giải quyết như sau:
- Thi đấu bổ sung
- Áp dụng hệ thống tính hệ số.
- So sánh số ván thắng.
- Tính mầu quân
- Tính kết quả trực tiếp giữa các đối thủ.
- Bốc thăm.
Trong thi đấu đồng đội.
- Thi đấu thêm.
- So sánh những trận thắng và hòa (trận thắng được tính 1 điểm, hòa được tính ½ điểm).
- So sánh hệ số - tổng số điểm toàn bộ các đối thủ của mỗi đội với nhau.
Đối với giải thi đấu cá nhân- đồng đội kết hợp thì phải xác định trước số ván tổi thiểu đã
chơi )trong khoảng từ 1/2 đến 2/3 số ván tối đa mà mỗi đấu thủ có thể chơi), để được phép tính
vào xếp hạng cá nhân.
2.4. Kiểm tra thời gian.
Thời gian ấn định cho phép cứ 1 giờ phải đi 16, 18, 20 hoặc 24 nước. Lần kiểm tra đầu
tiên có thể là 1 giờ hoặc 2 giờ. Lần kiểm tra sau thông thường là 30 phút hoặc 1 giờ. Trong
trường hợp cần thiết khi thực hiện những ván hoãn đấu có thể thêm thời gian nhưng không quá 2
tiếng (đồng hồ) nữa và phải thông báo trước khi bắt đầu đấu tiếp.
Ghi chú: Hiện nay trong các cuộc đấu của FIDE thường áp dụng cách kiểm tra sau: mỗi
bên 90’ để thực hiện 40 nước đầu, sau đó 30’ để hoàn thành ván cờ. Trường hợp sử dụng đồng
hoò điện tử của FIDE thì áp dụng kiểm tra như sau: mỗi bên được 75 phút để hoàn thành 40
nước đầu, sau đó thêm 15 phút để hoàn thành ván cờ. Tuy nhiên sau mỗi nước đi đều được bổ
sung giờ mỗi bên 30 giây.
Trong những giải phong trào, có thể đặt thời gian kiểm tra 01 lần cho toàn bộ ván cờ.
2.5. Đối tượng dự thi gồm:
Thành phần các đấu thủ (các đội), những ứng cử viên có thể tham gia, những yêu cầu về
đẳng cấp, giới hạn tuổi…
2.6. Quyền hạn của những người thắng cuộc, phong cấp, khen thưởng. Điều kiện tiếp đón
các đấu thủ, thời hạn và mẫu đăng ký tham gia, và những điều kiện khác.
2.7. Những yêu cầu khiếu nại, những thắc mắc về quyết định của trọng tài phải được viết
bằng văn bản và được chuyển tới Ban Trọng tài.
ĐIỀU 3: TIẾN HÀNH ĐẤU TIẾP, SAU KHI HOÃN ĐẤU
3.1. Các đấu thủ có ván hoãn đấu đều phải có mặt tại phòng thi đấu trước khi tiến hành
đấu tiép ván cờ.
3.2. Trọng tài có thể giải quyết nhanh chóng nhất những ván hoãn đấu, hoặc cho ngừng
những ván kéo dài thời gian (nếu cả hai đấu thủ đều còn hơn 5 phút đến thời gian kiểm tra), để
giải quyết đấu tiếp những ván khác.
Đấu thủ phải chơi nhiều ván hoãn đấu có quyền nghỉ 15 phút giữa các ván (hoặc ván bị
ngắt quãng).
3.3. Ván cờ được đấu tiếp không sớm hơn 1 tiếng tính từ khi hết thời gian ấn định lúc đầu.
3.4. Trước vòng đấu cuối cùng, theo quy định, tất cả những ván trước đó phải kết thúc.
Nếu các ván hoãn không thể kéo dài đến trước vòng đấu cuối cùng hoặc đến lúc bế mạc, thì
những ván đấu đó sẽ đưa ra đánh giá.
Ghi chú: hiện nay chủ yếu áp dụng hình thức thi đấu có kết thúc ngay. Hình thức hoãn
đấu rất ít khi được áp dụng.
ĐIỀU 4: KHÔNG TUÂN THEO QUY TẮC (VI PHẠM LUẬT)
4.1. Cuộc đấu được coi là bắt đầu từ thời điểm bấm đồng hồ trong vòng thứ nhất. Nếu
trước đó, trong thành phần đấu có sự thay đổi, thì tiến hành bốc thăm lại.
4.1. Khi đấu thủ chơi ít hơn một nửa số ván quy định (kể cả những ván hoãn đấu) mà bỏ
cuộc hoặc bị loại ra khỏi giải thì những kết quả ván đấu, kể cả những ván hoãn đấu, những ván
không chơi sẽ không được tính để xếp hạng, nhưng những ván đã chơi chỉ được tính (đấu theo hệ
Thụy Sĩ) để phong cấp.
4.3. Nếu đấu thủ bỏ cuộc, nhưng đã chơi từ 1/2 số ván trở lên, kể cả ván hoãn đấu, thì
những kết quả sẽ được ghi lại, những ván không chơi bị ghi dấu (-) đối phương được ghi 1 điểm
vào ván hoãn đấu hoặc dấu (+) vào những ván chưa đấu.
4.4. Những ván bị tính thua, do đến chậm hoặc vi phạm luật trong quá trình chơi vẫn
được dùng để xếp hạng giống như những ván bị thua thực tế.
ĐIỀU 5: TRỌNG TÀI
Ngoài những nhiệm vụ quy định trong điều 13 của Luật, trọng tài phải thực hiện những
chức năng sau:
5.1. Tham gia vào công tác Tổ chức trong thời gian chuẩn bị giải (nếu có thể được) và
trong thời gian diễn biến của giải (bắt cuộc).
5.2. Nếu cần phải nghiên cứu, xem xét theo sự đồng ý của Ban Tổ chức, những diễn biến
và quy tắc bổ sung.
5.3. Họp các đấu thủ (trước giờ khai mạc) thông báo về Điều lệ, những quy định bổ sung,
quy tắc, bốc thăm và họp bế mạc thông báo kết quả.
5.4. Giải quyết những đấu thủ vi phạm Luật hay bỏ ván, bỏ cuộc.
5.5. Thành lập Ban Giám khảo đánh giá những ván chưa hoàn thành.
5.6. Lập bảng thi đấu, tiến trình giải và nộp kết quả lên Ban Tổ cứch giải.
5.7. Trong giải có kiểm tra thời gian đến hết ván, cho phép đấu thủ ngừng ghi biên bản
khi còn 5 phút hết giờ. Trong trường hợp này luật chơi quy định trọng tài phải quan sát liên tục
những ván này để quyết định hòa theo yêu cầu của đấu thủ đề nghị, nếu đối phương rõ ràng
không tìm cách thay đổi tình huống trên bàn cờ một cách rõ rệt, mà chỉ tìm cách đánh cho đối
thủ hết thời gian (rụng cờ).
ĐIỀU 6: SỐ LƯỢNG TRỌNG TÀI
Số lượng trọng tài tùy vào điều kiện tổ chức tuy nhiên nên cố gắng bố trí:
6.1. Với các giải quốc tế và quốc gia - một trọng tài phụ trách không quá 4 bàn, trong các
giải địa phương và các cuộc thi đấu khác 6 bàn.
6.2. Ban trọng tài gồm: Tổng trọng tài, các Phó Tổng trọng tài, tổ trưởng trọng tài, các
trọng tài và thư ký.
6.3. Số lượng trọng tài tôiư thiếu cho một cuộc thi đấu chính thức là 2 người.
ĐIỀU 7: CÁC HÀNH THỨC THI ĐẤU
Những hình thức thi đấu cá nhân và đồng đội thông thường là các vòng đấu theo các hệ:
Vòng tròn, Svennhighen, Olympic, Thụy Sĩ có điều chỉnh, đấu đối kháng, vòng tròn đối kháng.
Cho phép áp dụng những hệ thống thi đấu khác với điều kiện là các đấu thủ đều có quyền bình
đẳng. Cho phép dùng các hệ thống khác nhau trong các giai đạon khác nhau của giải.
ĐIỀU 8: THI ĐẤU ĐỐI KHÁNG
Đó là trận đấu giữa hai đối thủ (hoặc hai đội). Đấu đối kháng cá nhân có thể tính tỷ số với
số lượng ván ấn định, hoặc có thể tính thắng cuộc theo số điểm ấn định hoặc ván thắng ấn định
trước. Đối kháng giữa hai đội có thể đấu đồng loạt hoặc kiểu Anh.
ĐIỀU 9: HỆ THỐNG VÒNG TRÒN
Trong hệ thống này các đấu thủ (đội) gặp nhau lần lượt. Sau khi bốc thăm thứ tự màu
quân của các đấu thủ (đội) được xác định theo bảng (xem phụ lục 2).
ĐIỀU 10: HỆ THỐNG SVENNHIGHEN
Trong thi đấu một nhóm (hoặc một nửa số đấu thủ) đấu với đấu thủ của nhóm thứ hai
(xem phụ lục 3)
ĐIỀU 11: HỆ THỐNG OLYMPIC
Trong các giải đấu theo hệ Olympic, đấu thủ ( hoặc đội) bị loại sau khi thua ván (trận)
hoặc sau khi mất điểm đã định (chỉ áp dụng trong đấu cá nhân). Trong trường hợp cuộc đấu trên
có kết quả hòa, ván (trận) đó được đấu lại hoặc xác định ưu thế (ví dụ: theo hệ số tương ứng, loại
đấu thủ cầm quân Trắng, đấu thêm với thời gian rút ngắn). Màu quân phải thay đổi lần lượt.
Trong điều kiện như nhau màu quân giữa hai đấu thủ được xác định bằng bốc thăm.
Có thể sử dụng hệ Olympic trong đó người thua không bị loại mà lập thành những cặp để
xếp hạng đấu tiếp theo.
ĐIỀU 12: HỆ THỤY SĨ
Thi đấu theo hệ Thụy Sĩ áp dụng trong trường hợp có nhiều đấu thủ (theo quy định từ 20
trở lên) chơi với số vòng đấu hạn chế được thông báo trước (thông thường cứ 20-30 đấu thủ 7-9
vòng, 30-50 đấu 9 hay 11 vòng, nếu số lượng lớn hơn đấu 11 hay 13 vòng).
Trong Điều 13 nói về một dạng đặc biệt của hệ thống này được áp dụng trong những
cuộc đấu mà kết quả được FIDE xác nhận (Hệ thống Thụy Sĩ có điều chỉnh). Những trường hợp
khác có thể sử dụng những dạng khác ví dụ như “Hệ Thụy Sĩ theo bốc thăm”. Trong hệ Thụy SĨ
các đấu thủ không được gặp nhau hai lần và được ghép thành từng cặp có cùng chung số điểm
hoặc sao cho sự chênh lệch điểm là nhỏ nhất. Không được phép chơi ba ván liên tiếp cùng màu
quân hoặc cách biệt tới ba ván cùng màu quân.
Quy tắc này có thể bị xóa bỏ ở vòng đấu cuối cùng nếu nó làm cản trở việc xếp cặp theo
cùng số điểm. Nên xếp sao cho mỗi đấu thủ có số ván cầm quân Đen, và quân Trắng tương
đương nhau và mầu quân thay đổi lần lượt. Mẫu danh sách theo a, b, c và phiếu đấu thủ 9xem
phụ lục 2 và 3).
ĐIỀU 13: HỆ THỤY SĨ ĐIỀU CHỈNH
13.1. Các đấu thủ được sắp xếp thứ tự theo hệ số quốc tế (Êlô) (bắt đầu từ cao nhất),
trong trường hợp có cùng hệ số (hoặc không có) xếp theo danh hiệu quốc tế được phong, hệ số
của quốc gia hoặc đẳng cấp theo thứ hạng quốc gia, cuối cùng là theo bốc thăm.
13.2. Những đấu thủ có cùng số điểm hợp thành nhóm. Nếu trong vòng đấu nào đó số
lượng đối thủ là lẻ tẻ thì người có số cuối cùng trong nhóm điểm thấp nhất mà trước đó chưa
được điểm nào do thiếu đối thủ, sẽ được một điểm không phải chơi như không có đối thủ và
không tính màu quân.
13.3. Xếp các cặp bắt đầu từ nhóm điểm cao nhất (từ trên xuống dưới) và tiếp tục cho đến
nhóm giữa (nhóm những đối thủ được 50%số điểm) sau đó xếp các cặp trong nhóm điểm thấp
nhất trở lên (theo nguyên tắc như đối với nhóm điểm cao) cho đến hết nhóm giữa. Những đối thủ
cùng nhóm được xếp theo thứ tự tăng dần và người đầu tiên sẽ gặp người đứng đầu nửa sau,
người thứ hai gặp người đứng thứ hai của nửa sau…
13.4. Nếu đấu thủ không có đối thủ cùng nhóm điểm (theo Điều 12) thì xếp đấu thủ đó
sang nhóm điểm lân cận, cùng áp dụng như vậy trong trường hợp trong nhóm có số đấu thủ lẻ.
Đấu thủ bị chuyển dịch khi ghép đôi ở nhóm trên xuống sẽ ghép với nhóm điểm thấp hơn
gần nhất. Khi ghép đôi từ dưới thì đối thủ đó được xếp lên nhóm cao điểm hơn gần nhất. Nếu có
khả năng lựa chọn đối thủ lên hay xuống cần phải căn cứ theo những điểm sau:
13.4.1. Việc đấu thủ đánh lên hay đánh xuống phải góp phần vào việc cân bằng số lượng
đấu thủ cầm quân Trắng và quân Đen, nếu số lượng bằng nhau thì chọn đấu thủ có số thứ tự lớn
nhất, nếu đánh xuống hay đấu thủ có số thứ tự nhỏ nhất nếu đánh lên.
13.4.2. Khi ghép đôi từ trên xuống dưới, thì đấu thủ đánh xuống không được có hệ số lớn
hơn đấu thủ cùng nhóm có số thứ tự lớn nhất 100 đơn vị, trong trường hợp ngược lại đấu thủ có
số thứ tự lớn nhất trong nhóm sẽ đánh xuống.
13.4.3. Khi ghép đôi đánh lên, thì đấu thủ đó không được có hệ số lớn hơn đấu thủ có số
thứ tự nhỏ nhất trong nhóm 100 đơn vị, trong trường hợp ngược lại, người có số thứ tự nhỏ nhất
sẽ đánh lên.
Chú ý: Những giới hạn này chỉ được áp dụng trong những giải mà đấu thủ lớn hơn 2n (2
lũy thừa n) trong đó “n” là số vòng đấu
- Đấu thủ đánh xuống hay lên phải có đối thủ trong nhóm mới có số điểm cao nhất (thấp
nhất) hoặc trong trường hợp bằng điểm thì phải có số thứ tự nhỏ nhất (lớn nhất).
- Nếu không chọn được đối thủ cho đấu thủ đánh lên (hay xuống) thì phải chọn đấu thủ
khác trong nhóm để đánh lên (hay xuống)
13.5. Trong trường hợp có nhiều đấu thủ đánh xuống thì trong nhóm đó đầu tiên chọn cặp
có điểm cao nhất, trong trường hợp bằng điểm thì có số thứ tự nhỏ nhất.
Trong trường hợp đánh lên thì chọn cặp có số điểm ít nhất, nếu bằng điểm thì chọn cặp
có số thứ tự lớn nhất.
13.6. Đấu thủ đánh lên (hay xuống) được ghép đôi với đối thủ có số thứ tự lớn nhất (hay
nhỏ nhất) và đối thủ đó phải chơi màu quân ngược lại với màu quân mà đấu thủ đánh lên (hay
đánh xuống) phải chơi, nếu vì lý do này phải thay đối thủ khác thì hệ số của đối thủ mới này
cũng không được chênh nhau quá 100 đơn vị. Sau đó kiểm tra lại những cặp đã chọn (kiểm tra
lần thứ nhất). Khi ghép đôi từ trên xuống dưới thì kiểm tra bắt đầu từ đấu thủ có số thứ tự nhỏ
nhất (nếu không dung hợp được thì thay thế đấu thủ có số thứ tự lớn hơn). Khi ghép đôi từ dưới
lên trên - bắt đầu từ đấu thủ có số thứ tự lớn nhất (nếu không dung hợp được thì lấy đấu thủ có số
thứ tự nhỏ hơn).
Những ví dụ tìm đối thủ dung hợp được xem phụ lục 4 khi họ chọn đối thủ cho đấu thủ số
2 thì đối thủ của đối thủ số 1 có thể thay đổi, nhưng phải giữ lại một đối thủ dung hợp được.
Khi không thể thực hiện được điều kiện trên thì đấu thủ số 1 giữ nguyên đối thủ, còn đấu
thủ số 2 phải đánh lên hay xuống, trong đó:
13.6.1. Nếu nhóm ban đầu là lẻ và đấu thủ có số thứ tự lớn nhất phải đánh xuống, thì đấu
thủ đó đổi chỗ cho đấu thủ số 2.
13.6.2. Nếu số đấu thủ trong nhóm ban đầu là chẵn thì đấu thủ có số thứ tự lớn nhất cùng
với đấu thủ số 2 đều đánh xuống.
Trong lần kiểm tra thứ hai của các đấu thủ, theo khả năng, có màu quân và các ván lần
lượt và sau số vòng đấu chẵn có số ván đã chơi quân Đen bằng quân Trắng, Nếu cả hai đấu thủ
trong một cặp có cùng màu quân ở trận đấu trước thì màu quân sẽ xác định trên cơ sở mầy quân
của những ván trước, còn nếu cũng giống nhau thì màu quân sẽ xếp lần lượt cho đấu thủ có số
thứ tự nhỏ hơn.
Nếu cả hai đấu thủ cùng cầm một màu quân để cân bằng màu quân của các ván đã chơi,
mà tiếp theo không thể thay thế được thì màu quân của những ván trước đó sẽ quyết định, còn
nếu chúng giống nhau thì phải cân bằng màu quân của đấu thủ có số thứ tự nhỏ hơn.
Những thay thế theo những nguyên nhân đã nêu chỉ được phép trong trường hợp nếu hệ
số của những đấu thủ trong cặp thay thế chênh nhau không quá đơn vị.
Trong vòng đấu bốc thăm xác định màu quân cho những đấu thủ số lẻ và số chẵn trong
nhóm nửa trên.
13.7. Nếu đấu thủ thông báo về việc bỏ (muộn) một hay hai vòng (và trọng tài cho phép
tham gia) thì trong những vòng không chơi đấu thủ đó không được điểm và số thứ tự của nó
được xếp sau khi đấu thủ đó có mặt. (Trước đó số thứ tự của các đấu thủ coi là tạm thời).
Ghi chú: Hiện nay tại các giải chính thức đều sử dụng phần mềm vi tính Hệ Thụy SĨ 4.6,
(hoặc 4.8), để xếp cặp thi đấu trên máy vi tính theo quy định của FIDE.
ĐIỀU 14: HỆ THỐNG THỤY SĨ THEO BỐC THĂM (HỆ THỐNG ĐẠI TUẦN
HOÀN)
Hệ thống Đại tuần hoàn là hệ thống thi đấu dựa theo kết quả bốc thăm sau mỗi trận đấu,
rất thông dụng trong các cuộc thi đấu có tính chất quần chúng. Hệ số này cho phép tổ chức thi
đấu với bất kỳ số lượng vận động viên là bao nhiêu với một số lượt đấu không lớn lắm. Ưu điểm
chính của hệ thống này là bảo đảm cho số đông đấu thủ tham gia, thời gian thi đấu có thể ấn định
tùy ý, hơn nữa các đấu thủ lại được tham dự từ đầu đến cuối giải không bị loại như trong hệ đấu
loại trực tiếp. Trong hệ thống Đại tuần hòan, tại mỗi lượt đấu các đấu thủ chỉ gặp các đấu thủ có
cùng số điểm, hoặc có số điểm gần bằng nhau. Các cặp đấu thủ gặp nhau, đều được xác định qua
bốc thăm.
Nhược điểm của hệ thi đấu này là số lần đi trước của đấu thủ có thể chênh lệch, nên tốt
nhất cần quy định số lượt thi đấu là một số lẻ để cho sự chênh lệch trong quyền đi trước không
quá một lần.
Phương thức tổ chức thi đấu bao gồm các điểm sau:
14.1. Thẻ theo dõi thi đấu
Ban đầu cũng tổ chức xác dịnh số thứ tự cho các đấu thủ. Số thứ tự này chỉ có nghĩa
trong vòng đấu đầu số 1 gặp số 2 và số 3 gặp số 4 v.v… và số nhỏ cầm quân Trắng. Trong những
vòng sau, số thứ tự không có giá trị mà các cặp sẽ gặp nhau theo kết quả bốc thăm cho từng
nhóm riêng có số điểm bằng nhau. Quyền cầm quân Trắng cũng sẽ được ấn định dựa vào việc
bốc thăm lựa chọn các cặp đấu thủ (sau vòng 1 thường có 3 nhóm: nhóm 1 điểm, nhóm 1/2 điểm,
nhóm 0 điểm; sau vòng 2 có thể có 5 nhóm, v.v…)
Mỗi đấu thủ được Ban tổ chức thi đấu chuẩn bị sẵn cho 1 thẻ thi đấu do trọng tài theo dõi
ghi sau khi bốc thăm và kết thúc trận đấu. Mẫu the như sau:

MẪU THẺ THEO DÕI THI ĐẤU


Tên đấu thủ: Nguyễn Văn Đại, Cấp: I; Số thứ tự 11

Số TT Màu Kết Tổng


Vòng Tên đối phương Cấp Nhóm Ghi chú
quân quả số điểm
1Trần Văn Chiến I 12 Trắng 1 - 1
2 Hoàng Vĩ II 35 Đen 1/2 - 11/2
3 Vũ Văn Xuân II 18 Đen 1 - 21/2
4 Phạm Đ.Công I 6 Trắng 1/2 - 3

14.2. Chia các nhóm để bốc thăm:


Sau mỗi vòng đấu, thẻ các đấu thủ có tổng số điểm ngangn nhau được xếp vào cùng một
nhóm.
Trong khi bốc thăm để bảo đảm quyền cầm quân Trắng được công bằng, số thẻ trong mỗi
nhóm lại được chia thành 4 phân nhóm:
14.2.1. Sau số vòng dều lẻ (1 vòng, 3 vòng, 5 vòng…)
- Phân nhóm 1: thẻ các đấu thủ cầm quân Đen liền 2 ván cuối cùng.
- Phân nhóm 2: Thẻ các đấu thủ có số ván cầm quân Đen lớn hơn
- Phân nhóm 3:Thẻ các đấu thủ có số váncầm quân Trắng lớn hơn.
- Phân nhóm 4:Thẻ các đấu thủ có số ván cầm quân Trắng liền 2 ván cuối cùng.
14.2.2. Sau số vòng đấu chẵn (2 vòng , 4 vòng, 6 vòng…)
- Phân nhóm 1: Thẻ các đấu thủ 2 ván cuối cùng cầm quân Đen hoặc số ván cầm quân
Đen lớn hơn.
- Phân nhóm 2:Thẻ các đấu thủ có số ván cầm quân Trắng và quân Đen bằng nhau,
nhưng ván cuối cùng cầm quân Đen.
- Phân nhóm 3: Thẻ các đấu thủ có số ván cầm quân Trắng và quân Đen bằng nhau,
nhưng ván cuối cùng cầm quân Trắng.
- Phân nhóm 4: Thẻ các đấu thủ 2 ván cuối cùng cầm quân Trắng hoặc số ván cầm quân
Trắng lớn hơn.
14.3. Nguyên tắc bốc thăm
Dựa trên cơ sở là đấu thủ phân nhóm 1 trong trận sau dứt khoát được cầm quân Trắng và
đấu thủ ở phân nhóm 4 sẽ phải cầm quân Đen, vì việc bốc thăm lại phải tiến hành rộng rãi
(không riêng phân nhóm 1 gặp phân nhóm 4), cần tiến hành bốc thăm theo thứ tự sau, từ nhóm
có điểm cao nhất xuống các nhóm dưới:
14.3.1. Chọn đấu thủ cho phân nhóm 1 ở trong số đấu thủ phân nhóm 3 và 4 gộp lại.
14.3.2. Số đấu thủ còn lại ở phân nhóm 4 sẽ chọn đối phương ở phân nhóm 2 (đấu thủ
phân nhóm 2 cầm quân Trắng).
14.3.3. Số đấu thủ còn lại ở phân nhóm 2 sẽ chọn đối phương ở phân nhóm 3 (đấu thủ
phân nhóm 2 cầm quân Trắng).
14.3.4. Số đấu thủ còn lại ở phân nhóm 2 (hoặc phân nhóm 3) sẽ đấu với nhau. Màu quân
sẽ định bằng bốc thăm.
Trong trường hợp số thẻ trong một nhóm đấu thủ bằng điểm nhau là số lẻ, thì một đấu thủ
không có đối phương trong nhóm ấy và như vậy phải chọn cho đấu thủ đó một đối thủ trong
nhóm dưới theo nguyên tắc sau:
14.3.5. nếu đấu thủ thuộc phân nhóm 1, 2 thì chọn đối phương ở phân nhóm 3,4 nhóm
dưới và trong vòng sau đấu thủ cầm quân Trắng.
14.3.6. Nếu đấu thủ thuộc phân nhóm 3, 4 thì chọn đối phương ở phân nhóm 1,2 nhóm
dưới và trong sau đấu thủ cầm quân Đen.
Trong thẻ theo dõi, trọng tài sẽ ghi ký hiệu (đi xuống); trong cột “nhóm” đối với đấu thủ
đó và ký hiệu (đi lên) cho đối phương của anh ta. Nếu trong nhóm này số đấu thủ là chẵn, thì sau
đó lại xảy ra trường hợp một đấu thủ không có cặp và do đó lại tìm đối phương cho đấu thủ này
ở nhóm dưới nữa.
14.4. Những vấn đề cần lưu ý:
14.4.1. Hai đấu thủ chỉ được quyền gặp nhau 1 lần trong suốt hệ thi đấu. nếu khi bốc
thăm xẩy ra trường hợp hai đấu thủ gặp nhau lần nữa, thì kết quả này coi như không có giá trị và
bốc thăm lại để chọn đối thủ khác, nếu cần có thể thay đổi cả kết quả bốc thăm ở các cặp trước,
nhất thiết không được để hai đấu thủ gặp lại lần thứ hai.
14.4.2. Mỗi đấu thủ không được chơi quá 2 ván với cùng một màu quân và tránh tình
trạng số lần giữ quân Trắng và quân Đen của một đấu thủ quá chênh lệch (lớn quá 1 ván khi số
vòng đấu lẻ, qúa 2 ván khi số vòng đấu chẵn).
14.4.3. Có trường hợp một số đấu thủ không có đối phương ở cùng nhóm hoặc ở cả nhóm
dưới (vì lý do màu quân). Trường hợp này phải tìm cho đấu thủ một đối thủ ở nhóm trên và như
vậy tức là phải thay đổi cả kết quả bốc thăm ở nhóm trên này.
14.4.4. Nếu có điều kệin nên tránh tình trạng một đấu thủ “đi lên” lại có lần “đi xuống”
hai lần liền. Nhưng một đấu thủ có lần “đi lên”, lại có lần “đi xuống” rồi thì có thể coi như đấu
thủ đó chưa “đi lên” và “đi xuống”
Dễ dàng nhận thấy rằng việc bốc thăm chọn cặp đấu thủ trong hệ đấu Đại tuần hòan đòi
hỏi trọng tài phải nhậy bén khéo léo, cân nhắc và suy nghĩ kỹ càng. Kết quả bốc thăm thường
được tiến hành ngay sau một vòng đấu và được công bố cho đấu thủ biết trước để chuẩn bị cho
vòng đấu sau. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm xử lý mọi khiếu nại về kết quả bốc thăm. Sau
khi việc bốc thăm hoàn thành, mọi khiếu nại được giải quyết, kết quả bốc thăm có hiệu lực và
các đấu thủ có trách nhiệm thi hành.
14.5. Phân bố kết quả
Số vòng thi đấu trong hệ Đại tuần hoàn thường ít nhất là 6 vòng và ít khi vượt quá 15
vòng. Nếu số vòng thi đấu lớn hơn tức là điều kiện về thời gian rộng rãi thì nên chia số đấu thủ
thành nhiều bảng để thi đấu vòng tròn kết quả sẽ công bằng hơn.
Số đấu thủ trong hệ thi đấu Đại tuần hoàn không được ít hơn 18 vận động viên, nhưng
thông thường số đấu thủ phải từ 30 trở lên thì việc vận dụng hệ thi đấu này mới có kết quả tốt và
bảo đảm được tính chất công bằng hợp lý trong kế hoạch bốc thăm.
Sau khi vòng đấu kết thúc, các đấu thủ được xếp hạng theo tổng số điểm thu được.
Trong trường hợp nhiều đấu thủ bằng điểm nhau (điều này rất dễ xảy ra), không chỉ phân
định thứ tự bằng cách tính hệ số Becgơ như trong hệ đấu vòng tròn vì mỗi đấu thủ đã gặp các đối
thủ khác nhau. Để xác định thứ hạng cho các đấu thủ này, người ta quy ước tính hệ số Búcgôn
cho các đối thủ đó. Hệ số Búcgôn được tính bằng cách cộng số điểm thu được của tất cả các đối
phương đã gặp của một đấu thủ. Giữa 2 hay nhiều đấu thủ bằng điểm nhau, ai có hệ số lớn hơn
sẽ được xếp hạng trên.
Riêng trong trường hợp khi tính hệ số Búcgôn mà có một đấu thủ bỏ cuộc giữa chừng, thì
điểm của đấu thủ này được xác định bằng cách lấy trung bình cộng của số điểm thu được của các
đấu thủ cùng nhóm với đấu thủ trước khi bỏ cuộc. Trong hệ Thụy Sĩ nếu số đấu thủ lẻ, thì đấu
thủ nào được nghỉ sẽ tính hệ số của ván đó bằng số điểm của người xếp cuối cùng giải.
Riêng đối với hệ Thụy Sĩ có điều chỉnh, khi có các đấu thủ bằng điểm thì thường tính hệ
số lũy tiến để xếp hạng. Hệ số lũy tiến của một đấu thủ bằng tổng số các tổng điểm mà đấu thủ
đạt được sau từng vòng đấu. Ví dụ: một đấu thủ ván đầu thắng (1 điểm), ván 2 hòa (đạt 1,5 điểm
sau 2 ván) thì hệ số lũy tiến của đấu thủ đó sau hai vòng đấu 1+ 1,5 =2,5 …
Hệ thi đấu Đại tuần hòan có nhược điểm là tổ cứch các cặp thi đấu dựa vào kết quả bốc
thăm nên không tránh khỏi một số ngẫu nhiên. Tuy nhiêm mặt tích cực của nó rất rõ ràng, trừ
một số trường hợp phải xác định đấu thủ giỏi nhất một cách chính xác (như Giải Vô địch quốc
gia, Giải Vô địch tỉnh thành phố) trong các tổ chức thi đấu khác, các cơ sở nên vận dụng hình
thức thi đấu này.
Một điểm cần lưu ý là khi vận dụng hệ thi đấu này các ván cờ phải được kết thúc trong
một buổi chứ không tổ chức hoãn đấu.
ĐIỀU 15: ĐẤU ĐỐI KHÁNG THEO VÒNG
Khi các đấu thủ đấu với nhau hơn 1 ván (thông thường là 2).
Trong hệ vòng tròn và hệ Svennhighen thì các đấu thủ đấu lần lượt với nhau một ván
(vòng 1). Sau đó đổi màu quân đấu vòng 2 v.v…
ĐIỀU 16. THI ĐẤU ĐỒNG ĐỘI
Các hình thức thi đấu đồng đội cũng tương tự như các hình thức thi đấu cá nhân và chỉ
khác là mỗi đội thi đấu được coi là một đơn nguyên. Theo quy định chung các cuộc thi đấu đồng
đội chính thức mỗi đội chỉ có từ 3-4 đấu thủ chính thức và 1-2 đấu thủ dự bị. Các cuộc thi đấu
hữu nghị cho phép các đội thi đấu với số vận động viên không giới hạn (thậm chí mỗi đội 20-30
đấu thủ hoặc hơn nữa) với mục đích tuyên truyền phát triển phong trào.
16.1. Nguyên tắc tổ chức chung:
16.1.1. Trong một cuộc thi đấu, các đấu thủ của một đội chỉ gặp các đấu thủ cùng một đội
khác.
Như vậy tức là các đấu thủ 1, 2, 3, 4… của đội A chỉ gặp các đấu thủ 1, 2, 3, 4… của đội
B. Không thể bố trí số 1 của đội A gặp số 1 của đội B, trong khi số 2 của đội A gặp số 2 của đội
C, số 3 của đội A gặp số 3 của một đội khác nữa v.v… trong một buổi.
16.1.2. Trong một đội, mỗi đấu thủ sẽ được chia vào một bảng khác nhau. Trong một số
trường hợp đặc biệt, có thể 2-3 đấu thủ cùng một đội chia vào một bảng nhưng họ không đấu với
nhau.
16.1.3. Các đội sẽ nộp danh sách đấu thủ theo thứ tự trình độ chuyên môn. Đấu thủ khá
nhất mang số 1, đấu thủ yếu nhất mang số cuối.
Để phân biệt các đấu thủ mang cùng số, các đội bốc thăm lấy số thứ tự A, B, C … các
đấu thủ của đội A sẽ có số A1, A2, A3… của đội B là B1, B2, B3…
Các đấu thủ cùng thứ tự sẽ vào cùng một bảng: (bảng I có các đấu thủ A1, B1, C1…
bảng 4 có A4, B4, C4…) và chỉ thi đấu trong bảng đó mà không chuyển sang bảng khác.
Riêng trong các cuộc đấu hữu nghị giữa hai đội với số lượng đấu thủ rất đông (mỗi bên
30-40 người trở lên) theo hình thức đối kháng đồng loạt, thì không bắt buộc phải ghi tên đấu thủ
vào từng bảng và cho phép sau một ván cờ có thể sắp xếp lại thứ tự các đấu thủ.
16.1.4. Trong một buổi thi đấu, nếu vì một lý do chính đáng, mà một đấu thủ chính thức
không thể thao gia được thì đội được quyền thay đấu thủ dự bị vào đúng bảng có đấu thủ phải
nghỉ đấu.
Việc thay thế được Ban Tổ chức cho phép không được chậm quá giờ thi đấu 15 phút và
tuyệt đối không được tiến hành khi ván cờ đang dở dang. Nếu có trường hợp giữa ván cờ, đấu
thủ chính thức không thể tiếp tục được thì coi như đấu thủ thua ván cờ đó và đấu thủ dự bị chỉ
vào thay thế trong lượt đấu sau.
Riêng cho cuộc thi đấu đối kháng giữa hai đội với số lượng đông có tính chất hữu nghị,
nếu trước giờ thi đấu, một đấu thủ chính thức không tham dự được thì chuyển đấu thủ dưới lên
và đấu thủ dự bị thay vào bảng cuối cùng (khi mỗi đội có 30 đấu thủ trở lên).
16.1.5. Thành tích của một đội là tổng số các điểm mà các đấu thủ của đội đã giành được
trong các trận đấu. Đội nào có tổng số điểm cao hơn sẽ được xếp hạng trên.
Nếu hai đội bằng điểm nahu, thì người ta xét thành tích của vận động viên khá nhất (vận
động viên bảng 1), nếu hai đấu thủ này bằng điểm nhau, thì xét tiếp đến bảng 2 và tiếp tục như
thế.
16.2. Hệ thống đối kháng
Hệ thống đối kháng là hình thức thi đấu đồng đội, khi chỉ có hai đội gặp nhau. Hệ thống
đối kháng có thể tổ chức theo hai thể thức sau tùy theo số lượng đấu thủ, thời gian thi đấu và yêu
cầu của tổ chức thi đấu.
16.2.1. Đối kháng đồng loạt: theo thể thức này, 2 đội lập danh sách đấu thủ (theo nguyên
tắc 3) và các đấu thủ có cùng số thứ tự sẽ gặp nhau trong một trận gồm từ 1-4 ván…
Số ván cờ thường được quy định là chẵn để bảo đảm quyền đi trước của hai đội bằng
nhau. Trong trường hợp mỗi đội có từ 10 đấu thủ trở lên thì có thể chỉ cần đánh một ván và khi
đó thì các số lẻ đội A được cầm quân Trắng đi trước và số chẵn đội A giữ quân Đen đi sau (bốc
thăm giữa hai đội lấy thứ tự A và B; số đấu thủ nên là số chẵn).
Thể thức thi đấu này có ưu điểm là đơn giản, tổ chức nhanh và gọn nên thường được vận
dụng trong các cuộc thi đấu hữu nghị giữa các cơ sở với nhau.
Nhược điểm của nó là kết quả, chưa đánh giá chính xác được thực lực của các đội và yếu
tố ngẫu nhiên còn có nhiều tác dụng, nhất là trong trường hợp các trận đấu chỉ có một ván.
16.2.2. Đối kháng kiểu Anh; thường được vận dụng khi số đấu thủ chính thức của mỗi
đội ít (6 người trở lên) theo thể thức này, mỗi đấu thủ của đội sẽ lần lượt gặp tất cả các đấu thủ
của đội kia và mỗi trận chỉ có 1 ván.
Hai đội bốc thăm và tiến hành thi đấu theo thứ tự quy định trong lịch thi đấu sau:

Đội có 3 đấu thủ


Lượt đấu Bàn 1 Bàn 2 Bàn 3
1 A1-B3 A2-B2 A3-B3
2 A1-B2 A2-B3 A3-B1
3 A1-B1 A2-B2 A3-B3
Đội có 4 đấu thủ
Lượt đấu Bàn 1 Bàn 2 Bàn 3 Bàn 4
1 A1-B4 A2-B1 A3-B2 A4-B3
2 A1-B3 A2-B4 A3-B1 A4-B2
3 A1-B2 A2-B3 A3-B4 A4-B1
4 A1-B1 A2-B2 A3-B3 A4-B4

Đội có 5 đấu thủ


Lượt đấu Bàn 1 Bàn 2 Bàn 3 Bàn 4 Bàn 5
1 A1-B5 A2-B1 A3-B2 A4-B3 A5-B4
2 A1-B4 A2-B5 A3-B1 A4-B2 A5-B3
3 A1-B3 A2-B4 A3-B5 A4-B1 A5-B2
4 A1-B2 A2-B3 A3-B4 A4-B5 A5-B1
5 A1-B1 A2-B2 A3-B3 A4-B4 A5-B5

Đội có 6 đấu thủ


Lượt đấu Bàn1 Bàn 2 Bàn 3 Bàn 4 Bàn 5 Bàn 6
A1 A2 A3 A4 A5 A6
1 B6 B1 B2 B3 B4 B5
2 B5 B6 B1 B2 B3 B4
3 B4 B5 B6 B1 B2 B3
4 B3 B4 B5 B6 B1 B2
5 B2 B3 B4 B5 B6 B1
6 B1 B2 B3 B4 B5 B6

Quyền thi đấu được xác định theo nguyên tắc sau: các đội thủ số lẻ đội A đi trước với các
số lẻ đội B và đi sau với các số chẵn; các đấu thủ số chẵn đội A đi trước với số chẵn đội B và đi
sau với các số lẻ. Như vậy, trong các trận giữa các đấu thủ cùng thứ tự, bên A bao giờ cũng được
đi trước và nếu đấu thủ lẻ thì đội A được đi trước nhiều hơn 1 ván. Cũng vì vậy, nên trong nhiều
trường hợp, người ta thường bố trí trận đấu 2 ván để cho công bằng. Thể thức này có ưu điểm là
xác định đội thắng một cách chính xác, nhưng đòi hỏi có thời gian thi đấu dài.
16.3. Hệ thống đấu loại trực tiếp.
Hệ thống đấu loại trực tiếp được vận dụng khi số đội dự giải tương đối đông và khi Ban
Tổ chức thi đấu không có điều kiện tập trung đông đấu thủ trong cùng một thời gian.
Hình thức tổ chức này được tiến hành đúng như khi tổ chức thi đấu loại trực tiếp cho cá
nhân, chỉ khác là trong giải cá nhân thì cặp đấu thủ gặp nhau, còn trong giải đồng đội thì các đội
gặp nhau theo thể thức đối kháng, thường là đối kháng kiểu Anh.
Các cuộc thi đấu theo hình thức này thường kéo dài từ 3 tháng đến 1 năm, nhưng có ưu
điểm là đơn giản cho công tác tổ chức thi đấu.
Thông thường Ban Tổ chức thi đấu chỉ cần lập bản chung, công bố hạn định thời gian cho
từng vòng. Các đội phải gặp nhau sẽ trao đổi và quyết địnhvề địa điểm và ngày giờ thi đấu trong
phạm vi hạn định trên và báo cáo Ban tổ chức cử cán bộ và trọng tài xuống theo dõi và lập biên
bản xác định kết quả.
16.4. Hệ thống đấu vòng tròn.
Hình thức tổ chức này được vận dụng khi số đội tham dự giải dưới 16 đội và khi điều
kiện tổ chức cho phép tập trung, được số lớn đấu thủ trong cùng một thời gian liên tục.
Phương thức tổ chức cũng giống bảng đấu vòng tròn cá nhân, nhưng thay vào số thứ tự
của cá nhân là thứ tự của đội. Do đó, đối với cuộc thi 16 đội sẽ vận dụng bảng đấu vòng tròn
cho 16 đấu thủ, cuộc thi 8 đội áp dụng bảng cho 8 đấu thủ…
Lịch thi đấu cho một giải 8 đội sẽ như sau (số 1 là đội A, số 2 - đội B, số 3- đội C v.v…)
Lượt đấu Trận 1 Trận 2 Trận 3 Trận 4
1 A-H B-G C-F D-E
2 H-E F-D G-C A-B
3 B-H C-A D-G E-F
4 H-F G-E A-D B-C
5 C-H D-B E-A F-G
6 H-G A-F B-E C-D
7 D-H E-C F-B G-A

Trận đội A gặp đội H thì đấu thủ A1 gặp H1, A2 gặp H2, trận đpọi C gặp đội F thì đấu
thủ C1 gặp F1, C2 gặp F2 v.v… Hội trường thi đấu bố trí thành từng khu vực cho 2 đội một và
các đấu thủ của một đội đều ngồi cùng về một phía.
Quyền đi trước được xác định theo quy tắc sau: dựa vào cách xác định quyền đi trước
theo bảng cá nhân, xác định ưu tiên của đội (nếu số 3 được đi trước thì tức là đội C được ưu tiên
đi trước, số 7 đi trước thì đội G được ưu tiên).
Trong các trận đấu giữa 2 đôị, các đấu thủ số lẻ đội ưu tiên được đi trước và số chẵn đi
sau.
Qua cách tổ chức thi đấu này ta thấy là các đội gặp nhau theo quy tắc nhất định và chỉ các
đấu thủ có cùng số thứ tự (cùng trong một bảng) mới gặp nhau mà thôi.
16.5. Hệ thống Đại tuần hoàn
Cách thức tiến hành cũng giống đấu cá nhận: sau mỗi vòng đấu các đội thu được số điểm
như nhau sẽ được xếp vào cùng nhóm và cũng chia thành phân nhóm để bốc thăm cho vòng sau.
Khi các đội gặp nhau, số 1 gặp số 1, số 2 gặp số 2…quyền đi trước cũng xác định gióng
như thi đấu hệ Đại tuần hoàn cho cá nhân, đội được quyền đi trước thì các số lẻ được đi trước và
số chẵn đi sau. Mọi nguyên tắc của tổ chức cho cá nhân đều áo dụng đúng cho giải đồng đội.
Trong quá trình vận dụng các thể thức thì đấu trình bày trên, các cơ sở có ý kiến thắc mắc hoặc
đề nghị sửa đổi, xin phản ảnh về Liên đoàn Cờ Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Avơbách (1986), Kỹ thuật cờ tàn, Hội cờ Việt Nam.


2. Bill Hartson - Nhân Văn biên dịch (2002), Tự học chơi cờ vua, Nxb.Thanh Niên.
3. Đàm Quốc Chính - Đặng Văn Dũng – Nguyễn Hồng Dương (1999), Giáo trình cờ vua, Nxb.
TDTT.
4. Dlôtnhic [Đàm Quốc Chính dịch] (1990), Cờ Vua - Khoa học kinh nghiệm trình độ, Nxb.
TDTT.
5. B.Extrin, người dịch: Phùng Duy Quang (1991), Lý thuyết và thực hành Cờ Vua, Nxb.TDTT.
6. Nguyễn Văn Giảng - Lương Trọng Minh (1993), Học chơi cờ, Nxb.TDTT.
7. Hội cờ TP Hồ Chí Minh (1990), Ván cờ Ý yên tĩnh và sôi động, Nxb.TDTT.
8. Nguyễn Đăng Khương (1995), Cờ Vua cho trẻ em tập 1, 2, Nxb.Trẻ.
9. Nguyễn Đăng Khương - Trần Chí Thành (2001), Để chơi giỏi môn cờ quốc tế - Cờ tàn tốt,
Nxb.Đồng Nai.
10. Koplentz (1993), Cờ Vua: Chiến thuật - chiến lược mấy bài học cơ bản, Liên đoàn Cờ TP.Hồ
Chí Minh.
11. Kotop (1988), Làm thế nào để trở thành đại kiện tướng, Nxb.Matxcơva.
12. Kỳ quân (1994), Tự học chơi Cờ Vua, Nxb.Đồng Tháp.
13. Kỳ Quân (1997), Tự học chơi cờ vua, Nxb.Trẻ.
14. Kỳ Quân (1999), Cờ vua - Chiến lược và chiến thuật- Mấy bài học cơ bản, Liên đoàn cờ
TP.HCM.
15. Liên đoàn cờ TP Hồ Chí Minh - Ban chuyên môn kỹ thuật (1996), Cờ vua nghệ thuật trung
cuộc, Nxb.TDTT.
16. Liên đoàn cờ vua Việt Nam - Tạp chí người chơi cờ (2009), Các dạng tàn cuộc căn bản nhất,
Nxb.Hà Nội.
17. Liên đoàn cờ vua Việt Nam - Tạp chí người chơi cờ (2009), Bài tập cờ vua tổng hợp, Những
nước cờ độc đáo, Nxb.TDTT.
18 Mai Luân (2008), 273 bài tập thực hành cờ vua, Nxb.TDTT.
19. Mai Luân (2008), 200 thế cờ toàn thắng, Nxb.TDTT.
20. Ia.I.Nhay – Stadt [Nguyễn Đăng Khương - Lê Hồng Đức biên dịch] (2001), Cờ vua thực
hành - Cờ vua kinh điển, Nxb.Đồng Nai.
21. Ia.I.Nhay - Stadt [Nguyễn Đăng Khương - Lê Hồng Đức biên dịch] (2001), Cờ vua thực
hành - Các thủ pháp chiến thuật, Nxb.Đồng Nai.
22. Võ Tấn (2010), Thế giới cờ vua, (http://www.chessville.com/downloads/ebooks.htm).
23. Phạm Mạnh Thừa (1999), Tự học chơi cờ vua - Cẩm nang đòn phối hợp, Nxb.Đồng Nai.
24. Tiscôp - Trepirnư (1992), Cờ thế - Nxb.Maxcơva.
25. Lê Phúc Trần Tú (1999), Tự học chơi cờ vua - Những ván cờ bất hủ, Nxb.Đồng Nai.
26. Lê Phúc Trần Tú và nhóm cộng sự (1999) [Biên dịch từ Bobby Fisher teaches chess,
Nxb.Bantam Book, 1972], Cờ vua - Rèn luyện kỹ năng chiếu hết - tập I, Nxb.Đồng Nai.
27. Lê Phúc Trần Tú (2002), Chiến thắng với đòn chiến thuật và phối hợp, Nxb.Đồng Nai.
28. UBTDTT (2007), Luật cờ vua, Nxb.TDTT.
29. Vadim Petrovich Pimenop (1997), Cờ vua - Thú chơi tao nhã, Nxb.Lao động, Hà Nội.
30. Vontroc (1994), Cờ Vua - Chiến thật - Chiến lược, Nxb.TP.HCM.
31. Phạm Văn Xẹn, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Sĩ Hà [Biên soạn theo tài liệu của
N.T.Zuravlep] (2009), Cờ Vua, Nxb.TDTT.

You might also like