Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

CÂU HỎI ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ 1 MÔN ĐỊA LỚP 9

Câu 1.
a) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Trung du và miền núi
Bắc Bộ có những thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế - xã hội?
. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
a. Thuận lợi
Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có đặc điểm chung là chịu sự chi phối sâu sắc
của độ cao địa hình.
* Địa hình: có sự phân hóa rõ rệt.
- Núi cao, cắt xẻ mạnh, hiểm trở ở phía Bắc, địa hình núi trung bình ở phía Đông
Bắc.
- Địa hình đồi bát úp xen cánh đồng thung lũng bằng phẳng ở vùng Trung du Bắc
Bộ.
=> Địa hình thuận lợi cho việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp.
* Khí hậu:
- Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh-> cơ cấu cây trồng đa dạng gồm nhiệt
đới, cận nhiệt và ôn đới.
* Khoáng sản: đa dạng, giàu có nhất cả nước, nhiều loại trữ lượng lớn-> phát triển
công nghiệp khai khoáng.
* Sông ngòi: nhiều sông lớn, trữ lượng thủy điện dồi dào=> thuận lợi để phát triển
thủy điện.
* Đất đai: đa dạng, gồm đất feralit và đất phù sa=> thuận lợi để phát triển cây công
nghiệp, cây lương thực, cây ăn quả.
* Vùng biển: vùng biển Quảng Ninh thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển
(du lịch, đánh bắt nuôi trồng thủy sản, vận tải biển,...)
Giữa Đông Bắc và Tây Bắc có những đặc điểm riêng về điều kiện tự nhiên và thế
mạnh kinh tế.
b) Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 26, hãy kể tên các tỉnh của vùng Trung du
và miền núi Bắc Bộ giáp với Trung Quốc?

Câu 2
a) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Duyên hải Nam Trung
Bộ có những thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế - xã hội?
Đặc điểm:
* Thuận lợi:
- Địa hình: các tỉnh đều có địa hình núi, gò ở phía Tây, đồng bằng hẹp ở phía Đông
bị chia cắt bởi nhiều dãy núi đam ngang ra sát biển, bờ biển khúc khuỷa có nhiều
vũng vịnh.
- Khí hậu:
+ Nhiệt đới ẩm gió mùa.
+ Số giờ nắng nhiều.
- Tài nguyên đất:
+ Đất nông nghiệp ở đồng bằng thích hợp để trồng cây lương thực, cây công
nghiệp ngắn ngày.
+ Đất ở đồi núi phát triển rừng, chăn nuôi gia súc lớn.
- Tài nguyên biển:
+ Vùng có tiềm năng để phát triển tổng hợp kinh tế biển.
- Tài nguyên rừng:
+ Rừng có nhiều gỗ quý, trầm hương, kì nam, sâm quy,...
- Tài nguyên khoáng sản:
+ Cát thủy tinh, vàng, titan phát triển công nghiệp khai khoáng.
b) Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 25, hãy kể tên các khu du lịch biển của
vùng Duyên hải Nam Trung Bộ ?
Duyên hải Nam Trung Bộ: Đà Nẵng (Thành phố Đà Nung), Dung Quất (Quảng
Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định), Nha Trang (Khánh Hoà).
Câu 3. Nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển vùng Bắc
Trung Bộ?
Thuận lợi:
- Khí hậu: nhiệt đới ẩm, lượng mưa khá lớn.
- Địa hình: kết hợp đất đai tạo điều kiện để hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư
nghiệp theo chiều Tây- Đông:
+ Phía Tây là vùng núi thấp, đất feralit: thuận lợi canh tác cây công nghiệp lâu
năm, lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn.
+ Vùng đồi trước núi phát triển chăn nuôi gia súc: trâu, bò (bò chiếm 50% số
lượng đàn bò cả nước).
+ Vùng đồng bằng ven biển: có thể phát triển cây lúa, các loại cây công nghiệp
ngắn ngày: lạc, vừng, nghệ, thuốc lá, mía…cây ăn quả (cam, chanh, xoài), nuôi gia
cầm, lợn…
+ Vùng biển rộng lớn phía Đông: có nhiều bãi tôm, bãi cá phát triển đánh bắt thủy
sản, các vũng vịnh, đầm phá có thể nuôi trồng thủy sản (tôm, cá). Bờ biển khúc
khuỷu nhiều vũng vịnh thuận lợi xây dựng các cảng biển (Nghi Sơn, Cửa Lò, Vũng
Áng, Chân Mây…), có nhiều bãi biển đẹp để phát triển du lịch.
- Sông ngòi: dốc, nước chảy quanh năm thuận lợi phát triển nông nghiệp, công
nghiệp, nguồn thủy năng quan trọng của vùng.
- Tài nguyên khoáng sản: sắt (Hà tĩnh), crom (Thanh hóa), thiếc, đá quý (Nghệ an),
titan (Hà Tĩnh), đá vôi, sét, cao lanh…là cơ sở để phát triển nhiều ngành công
nghiệp như khai khoáng, luyện kim, sản xuất vật liệu xây dựng…
- Tài nguyên du lịch khá đa dạng: các bãi biển đẹp (Cửa Lò, Sầm Sơn, Lăng Cô...)
các vườn quốc gia: Pù Mát (Nghệ An), Bạch Mã (Thừa Thiên – Huế), nhiều hang
động đẹp: Phong Nha - Kẻ Bàng, Sơn Đòong (Quảng Bình) có lợi thế để phát triển
du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng…
b) Khó khăn
chịu ảnh hưởng hiệu ứng phơn khô nóng vào mùa hạ.
- Bão nhiệt đới; lũ quét, lũ ống, sạt lở đất ở vùng miền núi.
- Nạn cát bay cát chảy ven biển.
- Đồng bằng hạn với diện tích nhỏ hẹp, hạn chế cho việc đảm bảo nhu cầu lương
thực của vùng. Vùng đồi núi phía Tây địa hình dốc gây trở ngại cho việc khai thác,
giao thông đi lại, điều kiện sống còn nhiều khó khăn.
Câu 4. Nêu những lợi ích kinh tế của việc đưa vụ đông trở thành vụ sản xuất chính
ở Đồng bằng sông Hồng?
Việc đưa vụ đông trở thành vụ sản xuất chính của vùng Đồng bằng sông hồng đem
lại lợi ích rất lớn về kinh tế:
- Tăng thêm giá trị kinh tế, có đống góp đáng kể vào nền nông nghiệp của vùng.
- Đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, chuyển dịch tích cực trong cơ cấu ngành trồng
trọt, phá thế độc canh cây lúa.
- Tạo ra nhiều mặt hàng xuất khẩu có giá trị
- Tăng thêm thu nhập cho người dân.
Câu 5. Cơ cấu dân số nước ta đang có sự thay đổi theo hướng nào? GIÀ HÓA
Câu 6. Địa bàn cư trú chủ yếu của dân tộc Việt (Kinh)? đồng bằng, ven biển
và trung du
Câu 7. Địa bàn cư trú chủ yếu của dân tộc ít người? vùng rừng núi
Câu 8. Biện pháp nào quan trọng nhất nhằm giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên ở nước ta?
thực hiện tốt chính sách kế hoạch hóa gia đình.
Câu 9. Tuyến đường sắt dài nhất Việt Nam là tuyến nào? Đường sắt Bắc Nam
Câu 10. Đất phù sa thích hợp để trồng loại cây nào? cây lúa nước
Câu 11. Loại đất feralit thích hợp cho việc trồng các loại cây nào? cây công
nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, cây ăn quả) và một số cây ngắn ngày.
Câu 12. Sản phẩm nào được chế biến từ ngành trồng trọt? Gạo, ngô.
Câu 13. Sản phẩm nào được chế biến từ ngành chăn nuôi?sữa và các sản phẩm từ
sữa, thịt và các sản phẩm từ thịt.
Câu 14. Tuyến đường quốc lộ xương sống nào, nối liền 2 miền nước ta? QUỐC
LỘ 1

Câu 15. Cho bảng số liệu sau:

Câu 16. Cho bảng số liệu sau:


a) Vẽ biểu đồ
Biểu đồ thể hiện năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu
Long và cả nước, giai đoạn 1995 - 2002

b) Nhận xét và giải thích


*Nhận xét
Trong giai đoạn 1995 - 2002
-Năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng qua các năm đều cao hơn năng suất lúa
của Đồng bằng sông cửu Long và cả nước (dẫn chứng).
-Năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn năng
suất lúa của Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước (dẫn chứng)
*Giải thích
-Đồng bằng sông Hồng có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển cây lúa (đất,
nước, khí hậu)
-Đồng bằng sông Hồng có trình độ thâm canh cao nhất cả nước, cơ sở hạ tầng và
cơ sở vật chất kĩ thuật hoàn thiện, tăng cường áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản
xuất, người dân có nhiều kinh nghiệm trong việc thâm canh lúa gạo,...

You might also like