Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 16

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ KHO HÀNG ….

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ( Thanh Tuyền)

1.1.1. Khái niệm kho hàng :

Kho hàng nói riêng và dịch vụ kho vận nói chung là mắt xích vô cùng quan
trọng trong việc quản lý chuỗi cung ứng của doanh nghiệp sản xuất, bán hàng và cả
các bên vận tải. Có thể xem vấn đề kho bãi này là “điểm nút’’ trung chuyển quan
trọng trong hệ thống Logistic .

Kho hàng: là loại hình cơ sở Logistic thực hiện việc dự trữ, bảo quản và
chuẩn bị hàng hóa nhằm cung ứng hàng hóa cho khách hàng và luôn hướng tới
trình độ dịch vụ cao nhất với chi phí thấp nhất

1.1.2. Vai trò của kho hàng

Có rất nhiều loại hình kho khác nhau hoạt động ở Việt Nam và mỗi loại kho lại
mang một chức năng riêng một tính chất riêng. Nhưng nhìn tổng quan thì sẽ có
một số vai trò chính cơ bản như sao:

Tập kết (gom) hàng hóa: Đây là một chức năng trọng điểm nhất. Các doanh
nghiệp thường sẽ nhập sản phẩm , nguyên liệu …. Từ nhiều nơi khác nhau về cùng
một địa điểm (kho) từ đó hàng hóa sẽ được lưu trữ trong một không gian nhất định
dễ kiểm soát.

Điều phối hàng hóa, phối hợp nhiều mặt hàng (nâng cao tính chuyên
nghiệp trong dịch vụ): Với nhiều công ty bán lẻ đa dạng mặt hàng , việc có kho
bãi được sắp xếp một cách logic giữa các mặt hàng sẽ giúp doanh nghiệp luôn
trong tình trạng sẵn sàng đáp ứng nhu cầu xuất nhập .

Đảm bảo lưu trữ hàng hóa an toàn :Với những mặt hàng đặc thù như hàng
lạnh , hàng hóa chất , … thì có những kho hàng đặc trưng riêng cho loại hàng hóa
đó từ đó không phải lo lắng về vấn đề lưu trữ hay chất lượng hàng hóa mất mát hư
hại

Quản lý , giám sát : Khi đã có kho bãi và hệ thống quản lý hoàn chỉnh
doanh nghiệp sẽ dễ dàng trong việc kiểm tra tình trạng hóa đơn . Lúc kiểm kê về số
lượng chất lượng người quản lý sẽ không gặp khó khăn . Từ đó sẽ tối ưu hóa chi
phi logistic
1.2. TỔNG QUAN VỀ KHO HÀNG TẠI VIỆT NAM (Thanh Tuyền)

1.2.1. Các hoạt động trong kho hàng :

 Các hoạt động và vận hành của kho ở Việt Nam cũng khá giống với các kho
thông thường trên thế giới nhưng sẽ có một số đặc điểm riêng do vị trí địa
lý, văn hóa và pháp lý …

 Đây là một số hoạt động điển hình của kho ở Việt Nam :

 Nhận hàng : ở khâu nhận hàng này sẽ kèm với việc kiểm tra chất lượng và
số lượng , đây là khâu đầu tàu trong chuỗi hoạt động cung ứng phía sau vì
vậy cần thận trọng và chắc chắn . Đặc biệt là các kho nhập khẩu ở Việt Nam
rất gắt gao kiểm soát hàng quốc tế , với hoạt động buôn bán hàng hóa
thường xuyên với Trung Quốc và các nước láng giềng nên việc kiểm soát
này ngăn chặn việc hàng giả , hàng kém chất lượng …

 Lưu trữ : Ở Việt Nam với khí hậu đặc trưng nên việc lưu trữ hàng hóa vô
cùng lưu ý với từng mặt hàng khác nhau như độ ẩm , nhiệt độ … để đảm bảo
chất lượng sản phẩm .

 Xử lý đơn hàng : Với nhu cầu mua sắm đặc biệt là mua sắm trực tuyến ở
Việt Nam tăng chóng mặt thì việc xử lý đơn hàng phải chính xác và nhanh
đặc biệt là các mùa mua sắm như Tết , lễ , …

 Kiểm kê : Việc kiểm kê định kỳ vô cùng quan trọng , phát hiện sai sót sớm
và xử lý tránh mất mát .

 Quản lý thông tin : Kho ở Việt Nam đã và đang áp dụng công nghệ thông
tin vào việc quản lý thông tin của cả hàng hóa và nhân lực lao động của
kho .

 Giao hàng và đóng gói : việc giao nhận ở Việt Nam vẫn còn vướng một số
vấn đề về hạ tầng giao thông , nhưng với một lực lượng kĩ sư và lao động
được đào tạo chuyên ngành thì chuỗi cung ứng và vận hành giao nhận cũng
đang trên đà phát triển .

1.2.2. Các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thống kho bãi
Việt Nam :

 Cơ sở hạ tầng : với sự phát triển đồng bộ của hệ thống kho bãi và cơ sở hạ


tầng . Các tuyến đường bộ , đường thủy , đường sắt , đường hàng không ,...
được đầu tư nâng cấp thu hút vốn đầu tư .
 Vị trí địa lý : quyết định phân bổ kho bãi . Kho bãi sẽ phát triển ở địa
phương nào có lưu lượng hàng hóa và doanh nghiệp phát triển bền vững

 Chất lượng nguồn nhân lực : ảnh hưởng đến khả năng mở rộng và khai
thác kho bãi . Nhân lực Việt Nam đang từng bước nâng cao trình độ lẫn kĩ
năng .
 Ứng dụng công nghệ thông tin : với sự phát triển của thương mại điện tử
tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển dịch vụ Logistic , cơ sở hạ tầng kho bãi .

1.3. CÁC LOẠI KHO HÀNG ĐANG HOẠT ĐỘNG TẠI VIỆT NAM VÀ
HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRONG KHO.( Hương Nhi) ( tìm hiểu kỹ phần này
nhé!)

1.3.1. Kho ngoại quan

 Khái niệm

Kho ngoại quan là khu vực kho, bãi lưu giữ hàng hóa đã làm thủ tục hải
quan được gửi để chờ xuất khẩu; hàng hóa từ nước ngoài đưa vào gửi để chờ
xuất khẩu ra nước ngoài hoặc nhập khẩu vào Việt Nam.

 Các đối tượng hàng hóa

(1) Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan gồm:

- Hàng hóa của chủ hàng nước ngoài chưa ký hợp đồng bán hàng cho
doanh nghiệp ở Việt Nam;

- Hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu từ nước ngoài chờ
đưa vào thị trường trong nước hoặc chờ xuất khẩu sang nước thứ ba;

- Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan để chờ xuất khẩu
sang nước thứ ba.

(2) Hàng hóa từ nội địa Việt Nam đưa vào kho ngoại quan gồm:

- Hàng hóa xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan chờ xuất khẩu;

- Hàng hóa hết thời hạn tạm nhập phải tái xuất.

(3) Hàng hóa sau không được gửi kho ngoại quan:
- Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc tên gọi xuất xứ Việt Nam;

- Hàng hóa gây nguy hiểm cho người hoặc ô nhiễm môi trường;

- Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm
ngừng nhập khẩu, trừ trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

 Các hoạt động chính trong kho

Đóng gia cố các gói kiện hàng

Phân loại hàng hóa và bảo trì

Chia nhỏ hoặc kết hợp các sản phẩm

Bao bì sản phẩm

Lấy mẫu hàng hóa để quản lý kho ngoại quan hoặc thông quan.

Thay đổi quyền sở hữu hàng hóa

Đặc biệt đối với các kho đặc biệt đã có giấy phép xăng dầu, hóa phẩm, hàng
hóa đặc thù thì được chuyển đổi, trộn lẫn trong phạm vi cho phép. Đảm bảo
không gây nguy hiểm cho khu vực xung quanh và các hạng mục khác.

Thủ tục xuất nhập hàng hóa kho ngoại quan.

Ưu nhược điểm

*Ưu điểm

 Kiểm soát hàng hóa chặt chẽ

 Linh hoạt trong quản lý hàng hóa

 Tối ưu hóa quá trình xuất nhập khẩu

 Bảo vệ tài sản của doanh nghiệp

*Nhược điểm

o Chi phí cao


o Thời gian châm
o Kiểm soát nghiêm ngặt
1.3.2. Kho CFS - kho hàng lẻ

 Khái niệm

Kho CFS là nơi tập trung các lô hàng nhỏ, hàng lẻ, hàng hóa không đủ
điều kiện để được vận chuyển trực tiếp từ điểm xuất phát đến điểm đích. Khi
hàng hóa được vận chuyển đến kho CFS, nhà vận chuyển sẽ tiến hành kiểm
tra, phân loại và đóng gói hàng hóa lại thành các lô hàng nhỏ để vận chuyển
đến điểm đích.

 Hàng hóa trong kho CFS

 Hàng nhập khẩu chưa làm thủ tục thông quan.

 Hàng xuất khẩu đã thông quan hoặc đăng ký xong tờ khai, sau đó
đưa vào kho CFS để hải quan tiến hành kiểm hoá.

Vận hành kho CFS

Bước 1: Kiểm tra hàng hóa

Bước 2: Phân loại hàng hóa

Bước 3: Đóng gói hàng hóa

Bước 4: Vận chuyển hàng hóa

Ưu nhược điểm

Ưu điểm

 Giảm chi phí vận chuyển

 Tiết kiệm thời gian vận chuyển

Nhược điểm

 Phát sinh thêm chi phí CFS

 Hàng hóa bốc dỡ nhiều lần dễ gây hư hỏng

2.5. THỰC TRẠNG NHỮNG VẤN ĐỀ XẢY RA LIÊN QUAN ĐẾN KHO
HÀNG… ( Phương Giao)

2.5.1. Tình trạng thiếu kho bãi


 Nhu cầu kho bãi tăng cao do sự phát triển của thương mại điện tử và
logistics.

 Quỹ đất dành cho kho bãi hạn chế, đặc biệt là ở các khu vực thành phố lớn.

 Thủ tục hành chính rườm rà, gây khó khăn cho việc đầu tư xây dựng kho
bãi.

 Giá thuê kho bãi cao, ảnh hưởng đến chi phí hoạt động của doanh nghiệp

2.5.2.Tình trạng thiếu nhân viên có chuyên ngành

 Mức lương cho nhân viên kho bãi còn thấp, không thu hút được lao động
chất lượng cao.

 Ngành kho bãi và logistics chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến thiếu hụt
nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn.

 Chương trình đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động.

 Ngành kho bãi và logistics thiếu hụt nhân lực có chuyên môn cao.

 Nhiều nhân viên kho bãi thiếu kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ.

2.5.3.Tình trạng hàng hóa bị mất và hư hỏng

 Quá trình vận chuyển không cẩn thận.

 Bảo quản hàng hóa không đúng cách.

 Trộm cắp.

 Hệ thống quản lý kho bãi chưa hiệu quả.

 Quản lý kho hàng chưa chặt chẽ, thiếu kiểm soát.

 Nhân viên kho vận thiếu chuyên nghiệp, hay xảy ra sai sót.

 Hệ thống an ninh, phòng chống cháy nổ chưa đảm bảo.

 Môi trường kho bãi không phù hợp với đặc tính của hàng hóa

2.5.6.Các tai nạn lao động trong kho hàng (Khải Duy)

Bị hàng hóa, các vật thể cứng rơi vào người: Để có thể tối ưu hóa không
gian trong kho, nhiều nhà quản lý đã xếp hàng hóa theo chiều cao hơn. Tuy nhiên,
nếu không tuân thủ các tiêu chuẩn về an toàn, hàng hóa lỏng lẻo có thể rơi xuống
và gây tai nạn nghiêm trọng cho nhân viên vận hành nếu không cẩn thận. Kệ hàng
hoặc pallet bị sập, đồ vật rơi có thể gây chấn thương cho người lao động và tổn thất
hàng hóa.

Tai nạn xe nâng: Tai nạn xe nâng là một trong những loại tai nạn nghiêm
trọng nhất trong kho. Trong quá trình vận hành, tai nạn có thể xảy ra do sự chủ
quan của người lái, thiết bị không được vận hành cẩn thận. Các nguyên nhân khác
gây ra tai nạn xe nâng bao gồm: xe nâng bị lật, va chạm với người đi bộ, trọng
lượng xe nâng cao và phân bổ hàng hóa không đồng đều,...

Tai nạn do các yếu tố khác:

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOẶC PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT


ĐỘNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHO HÀNG…

3.1. ĐƯA RA 1-3 GIẢI PHÁP (Khánh Vy)

3.1.1. Áp dụng kỹ thuật quản lý FIFO - LIFO

Kỹ thuật quản lý FIFO

FIFO là viết tắt của cụm từ "First In First Out", nghĩa là "Nhập trước xuất trước"

Nguyên tắc hoạt động của FIFO:

 Hàng hóa được nhập kho trước sẽ được xuất kho trước.

 Hàng hóa được nhập kho sau sẽ được xuất kho sau.

Ứng dụng của kỹ thuật FIFO:

 Ngành thực phẩm: Thực phẩm tươi sống, rau củ quả, …

 Ngành thời trang: Quần áo, phụ kiện, …

 Ngành công nghệ: Máy tính, điện thoại di động, …

 Ngành dược phẩm: Thuốc men, vật tư y tế, …

Để áp dụng kỹ thuật FIFO hiệu quả, doanh nghiệp cần lưu ý:

 Lựa chọn phương thức quản lý phù hợp: Có thể sử dụng hệ thống quản lý
kho hàng (WMS) hoặc phương pháp thủ công.

 Theo dõi và kiểm soát hàng hóa chặt chẽ: Cần theo dõi ngày nhập kho, ngày
hết hạn của từng lô hàng để đảm bảo xuất kho theo đúng nguyên tắc FIFO.
 Đào tạo nhân viên: Nhân viên cần được đào tạo về kỹ thuật FIFO và cách
thức áp dụng hiệu quả.

Kỹ thuật FIFO là một công cụ hữu ích giúp doanh nghiệp quản lý hàng tồn kho
hiệu quả, đảm bảo chất lượng sản phẩm và nâng cao uy tín doanh nghiệp.

Đây là kỹ thuật quản lý hàng tồn kho được áp dụng rộng rãi trong nhiều ngành
nghề kinh doanh, đặc biệt là những ngành có sản phẩm dễ hư hỏng hoặc lỗi thời.

Kỹ thuật quản lý LIFO

LIFO là viết tắt của cụm từ “Last In First Out”, nghĩa là “Nhập sau xuất trước”

Nguyên tắc hoạt động của LIFO:

 Hàng hóa được nhập kho sau sẽ được xuất kho trước.

 Hàng hóa được nhập kho trước sẽ được xuất kho sau.

Ứng dụng của kỹ thuật LIFO:

 Ngành công nghiệp: Doanh nghiệp sản xuất có thể sử dụng kỹ thuật LIFO
để giảm thiểu chi phí sản xuất trong thời kỳ giá nguyên vật liệu tăng cao.

 Ngành khai khoáng: Doanh nghiệp khai khoáng có thể sử dụng kỹ thuật
LIFO để khai thác những mỏ khoáng sản có giá trị cao trước.

 Ngành đầu tư: Các nhà đầu tư có thể sử dụng kỹ thuật LIFO để bán những
tài sản có giá trị cao trước trong thời kỳ thị trường biến động.

Để áp dụng kỹ thuật LIFO hiệu quả, doanh nghiệp cần lưu ý:

 Lựa chọn phương thức quản lý phù hợp: Có thể sử dụng hệ thống quản lý
kho hàng (WMS) hoặc phương pháp thủ công.

 Theo dõi và kiểm soát hàng hóa chặt chẽ: Cần theo dõi ngày nhập kho của
từng lô hàng để đảm bảo xuất kho theo đúng nguyên tắc LIFO.

 Đào tạo nhân viên: Nhân viên cần được đào tạo về kỹ thuật LIFO và cách
thức áp dụng hiệu quả.

Kỹ thuật LIFO là một công cụ hữu ích giúp doanh nghiệp tối ưu hóa lợi nhuận
hoặc giảm thiểu rủi ro trong một số trường hợp nhất định.

Đây là kỹ thuật quản lý hàng tồn kho ngược lại với FIFO, được áp dụng trong một
số trường hợp nhất định để tối ưu hóa lợi nhuận hoặc giảm thiểu rủi ro.
3.1.2 Áp dụng công nghệ - chuyển đổi số

Chuyển đổi số đang là xu hướng tất yếu trong mọi ngành nghề, và kho hàng cũng
không ngoại lệ.

Một số công nghệ phổ biến được áp dụng trong chuyển đổi số kho hàng:

 Hệ thống quản lý kho hàng (WMS): Giúp quản lý toàn bộ hoạt động trong
kho hàng, từ nhập kho, xuất kho, lưu trữ đến kiểm kê hàng hóa.

 Hệ thống chọn hàng tự động (AS/RS): Sử dụng robot để tự động lấy hàng
hóa theo yêu cầu, giúp tăng tốc độ và độ chính xác trong quá trình chọn
hàng.

 Công nghệ RFID: Sử dụng thẻ RFID để theo dõi vị trí và tình trạng hàng
hóa, giúp quản lý hàng hóa hiệu quả hơn.

 Internet vạn vật (IoT): Sử dụng các thiết bị cảm biến để thu thập dữ liệu về
môi trường trong kho, giúp giám sát và kiểm soát điều kiện bảo quản hàng
hóa.

 Trí tuệ nhân tạo (AI): Dùng để phân tích dữ liệu, dự đoán nhu cầu hàng
hóa, tối ưu hóa quy trình vận hành kho hàng.

Việc áp dụng công nghệ chuyển đổi số cần được thực hiện một cách bài bản và phù
hợp với nhu cầu của từng doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu, xây dựng chiến lược chuyển đổi số, lựa
chọn công nghệ phù hợp và đầu tư vào đào tạo nhân sự.

3.1.3 Tổ chức sắp xếp kho hàng hợp lý

Việc tổ chức sắp xếp kho hàng hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa
hiệu quả hoạt động, tiết kiệm chi phí và nâng cao năng suất lao động.

Một số nguyên tắc cơ bản cần lưu ý khi sắp xếp kho hàng:

1. Phân chia khu vực chức năng:

 Khu vực nhận hàng: Nơi tiếp nhận hàng hóa từ nhà cung cấp, kiểm tra chất
lượng và số lượng.

 Khu vực lưu trữ: Nơi cất giữ hàng hóa theo các tiêu chí như chủng loại,
kích thước, giá trị, v.v.
 Khu vực xuất hàng: Nơi chuẩn bị hàng hóa theo đơn đặt hàng và giao cho
khách hàng.

 Khu vực văn phòng: Nơi quản lý các hoạt động kho hàng, bao gồm nhập
xuất kho, kiểm kê hàng hóa, v.v.

2. Sắp xếp hàng hóa theo phương pháp phù hợp:

 Sắp xếp theo chủng loại: Giúp dễ dàng tìm kiếm và quản lý hàng hóa.

 Sắp xếp theo kích thước: Giúp tận dụng tối đa diện tích kho hàng.

 Sắp xếp theo giá trị: Giúp đảm bảo an ninh cho hàng hóa.

 Sắp xếp theo tần suất xuất nhập kho: Giúp tối ưu hóa hiệu quả hoạt động
kho hàng.

3. Sử dụng các thiết bị phù hợp:

 Kệ hàng: Giúp lưu trữ hàng hóa khoa học và an toàn.

 Pallet: Giúp vận chuyển hàng hóa dễ dàng và hiệu quả.

 Xe nâng: Giúp nâng hạ hàng hóa nặng.

 Hệ thống quản lý kho hàng (WMS): Giúp quản lý toàn bộ hoạt động kho
hàng một cách tự động và hiệu quả.

4. Đảm bảo an ninh cho kho hàng:

 Lắp đặt hệ thống camera giám sát: Giúp theo dõi hoạt động trong kho
hàng và ngăn chặn hành vi trộm cắp.

 Hệ thống báo cháy và chữa cháy: Giúp bảo vệ kho hàng khỏi hỏa hoạn.

 Kiểm soát ra vào kho hàng: Giúp hạn chế người ra vào kho hàng và đảm
bảo an ninh cho hàng hóa.

5. Luôn cập nhật và cải tiến quy trình sắp xếp kho hàng:

 Thường xuyên kiểm tra và đánh giá hiệu quả hoạt động kho hàng.

 Cập nhật và cải tiến quy trình sắp xếp kho hàng để phù hợp với nhu cầu thực
tế.

3.1.4 Đào tạo nâng cao nhân lực cho đội ngũ nhân viên:
Đào tạo nhân viên kho hàng là một hoạt động quan trọng giúp nâng cao hiệu quả
hoạt động, đảm bảo an toàn lao động và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.

Một số nội dung đào tạo cần thiết cho đội ngũ nhân viên kho hàng:

1. Kiến thức chung về kho hàng:

 Cấu trúc và chức năng của kho hàng: Giúp nhân viên hiểu rõ về kho hàng
và vai trò của mình trong hoạt động kho hàng.

 Quy trình vận hành kho hàng: Giúp nhân viên nắm rõ quy trình nhập xuất
kho, kiểm kê hàng hóa, quản lý hàng tồn kho, v.v.

 Các loại hàng hóa và cách thức bảo quản: Giúp nhân viên biết cách bảo
quản hàng hóa một cách an toàn và hiệu quả.

 An toàn lao động trong kho hàng: Giúp nhân viên nâng cao ý thức an toàn
và biết cách phòng tránh các tai nạn lao động.

2. Kỹ năng nghiệp vụ kho hàng:

 Kỹ năng sử dụng các thiết bị kho hàng: Giúp nhân viên sử dụng các thiết
bị kho hàng một cách an toàn và hiệu quả.

 Kỹ năng sắp xếp và lưu trữ hàng hóa: Giúp nhân viên sắp xếp và lưu trữ
hàng hóa một cách khoa học và tối ưu.

 Kỹ năng kiểm kê hàng hóa: Giúp nhân viên kiểm kê hàng hóa một cách
chính xác và nhanh chóng.

 Kỹ năng xử lý đơn hàng: Giúp nhân viên xử lý đơn hàng một cách nhanh
chóng và chính xác.

 Kỹ năng giao tiếp và ứng xử với khách hàng:Giúp nhân viên giao tiếp và
ứng xử với khách hàng một cách chuyên nghiệp và hiệu quả.

3. Kỹ năng mềm:

 Kỹ năng giải quyết vấn đề: Giúp nhân viên giải quyết các vấn đề phát sinh
trong công việc một cách hiệu quả.

 Kỹ năng làm việc nhóm: Giúp nhân viên phối hợp và làm việc nhóm một
cách hiệu quả.
 Kỹ năng quản lý thời gian: Giúp nhân viên quản lý thời gian một cách hiệu
quả.

 Kỹ năng tin học văn phòng: Giúp nhân viên sử dụng các phần mềm tin học
văn phòng một cách thành thạo.

3.2. XÉT TÍNH HIỆU QUẢ + KHÓ KHĂN KHI THỰC HIỆN + LỢI ÍCH CỦA
CÁC BÊN LIÊN QUAN. (Khải Duy)

3.2.1. Áp dụng kỹ thuật quản lý FIFO - LIFO

3.2.1.1. Tính hiệu quả khi thực hiện phương pháp:

FIFO:

Giảm thiểu tổn thất do biến động giá: FIFO đảm bảo cho các mặt hàng cũ
hơn, rẻ hơn sẽ được bán trước, ngăn cảnh doanh nghiệp bán các mặt hàng mới hơn,
đắt tiền hơn với giá thấp hơn. Điều này bảo vệ chống lại tổn thất do thay đổi thị
trường hoặc quyết định về giá, duy trì lợi nhuận.

Giảm lãng phí hàng tồn kho, chi phí hư hỏng: FIFO ưu tiên bán hoặc sử
dụng những sản phẩm cũ nhất. Giúp ngăn ngừa lãng phí và hư hỏng, đặc biệt là
trong ngành như thực phẩm và đồ uống, may mặc, mỹ phẩm,... Ưu tiên sử dụng
các mặt hàng cũ đảm bảo khách hàng nhận được sản phẩm mới, đồng thời bảo vệ
doanh nghiệp khỏi tồn kho và duy trì lợi nhuận.

Dự báo tốt hơn nhu cầu của khách hàng: FIFO giúp dự báo nhu cầu khách
hàng một cách hiệu quả. Việc theo dõi ngày nhập và xuất của các mặt hàng cho
phép doanh nghiệp xác định những gì cần bổ sung thêm để đáp ứng nhu cầu của
khách hàng. Lợi thế cạnh tranh này đảm bảo nhu cầu của khách hàng luôn được
đáp ứng.

LIFO

Giảm bớt chi phí thuế: LIFO giảm thu nhập chịu thuế thông qua việc định
giá hàng tồn kho ở mức giá hiện tại cao hơn thay vì ở mức giá cũ thấp hơn. Điều
này có thể dẫn đến lợi nhuận thấp thì doanh nghiệp phải trả thuế ít hơn.

Giảm rủi ro giảm giá: Khi sử dụng nguyên tắc LIFO, các mặt hàng mới nhất
sẽ được sử dụng trước, giảm khả năng hàng tồn kho cũ trở nên lạc hậu hoặc không
sử dụng được. Điều này giúp giảm rủi ro giảm giá do thay đổi công nghệ hoặc xu
hướng thị trường.

3.2.1.2. Khó khăn khi thực thực hiện phương pháp:

FIFO

Không phù hợp với giá cả biến động: Khi giá cả không ổn định, có thể buộc
các công ty phải bán hàng giá cao với giá thấp hoặc hàng giá rẻ với giá cao hơn.
Điều này có thể dẫn đến việc trình bày không chính xác về lợi nhuận của công ty.

Theo dõi hàng tồn kho khó khăn nếu không có phần mềm quản lý kho: Việc
theo dõi thứ tự nhận và bán các mặt hàng tồn kho có thể là một nhiệm vụ phức tạp,
đặc biệt đối với các doanh nghiệp xử lý khối lượng hàng hóa lớn. Nếu không có hệ
thống theo dõi hiệu quả, việc đảm bảo hàng tồn kho cũ nhất luôn được bán trước sẽ
trở nên khó khăn, dẫn đến sai sót tiềm ẩn trong việc định giá hàng tồn kho.

Trong thời kỳ lạm phát, việc sử dụng phương pháp FIFO có thể phóng đại
lợi nhuận do chênh lệch giữa chi phí và doanh thu dẫn đến nghĩa vụ thuế của doanh
nghiệp cao hơn, từ đó làm tăng dòng tiền chi ra so với chi phí thuế.

LIFO:

Khả năng hàng tồn kho bị lỗi thời: Phương pháp LIFO có thể dẫn đến vấn đề
hàng tồn kho bị lỗi thời, đặc biệt nếu doanh nghiệp liên tục mua hàng tồn kho mới
với chi phí cao hơn. Điều này có thể dẫn đến hàng tồn kho đã lỗi thời hoặc không
thể bán được, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận.

Báo cáo phức tạp: Phương pháp LIFO yêu cầu lưu giữ hồ sơ và theo dõi cẩn
thận việc mua bán hàng tồn kho. Việc này có thể phức tạp và tốn thời gian hơn so
với các phương pháp khác, chẳng hạn như phương pháp Luồng chi phí trung bình.

LIFO có thể không phản ánh chính xác dòng hàng hóa thực tế trong một số
ngành nhất định

3.2.2. Áp dụng công nghệ - chuyển đổi số

Tính hiệu quả khi thực hiện:


Cải thiện năng suất lao động, giảm bớt chi phí về nhân công: Việc áp dụng
công nghệ để tự động hóa trong việc sắp xếp, phân loại hàng hóa, hàng trong kho
hàng giúp giảm đi số lượng nhân công, tạo ra quy chuẩn trong công việc, hạn chế
sai sót và hư hỏng hàng hóa, tiết kiệm tối ưu thời gian làm hàng.

Dễ dàng theo dõi và quản lý các hoạt động trong kho: dựa vào phần mềm
quản lý kho có thể biết được tình hình kinh doanh của kho hàng. Biết được số
lượng hàng hóa đã và đang bán, biết được số lượng hàng hóa đang tồn kho.Từ đó
có thể đưa ra những giải pháp phù hợp với từng thời điểm và nhu cầu tiêu dùng của
khách hàng.

Tăng tính an toàn: hoạt động kho hàng thường liên quan đến các hoạt động
có rủi ro như xử lý các pallet nặng và giá đỡ cao, hoạt động trong môi có lưu lượng
giao thông cao và đôi khi làm việc với các sản phẩm độc hại. Việc áp dụng công
nghệ, đặc biệt là công nghệ tự động hóa sẽ hạn chế đáng kể những tai nạn rủi ro
cho nhân viên và hàng hóa.

Khó khăn khi thực hiện phương pháp:

Doanh nghiệp phải có chi phí đầu tư: Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê
(2022), Việt Nam có hơn 98,1% doanh nghiệp SME, trong đó: 99% doanh nghiệp
này đang gặp khó khăn về vốn. Chính vì vậy, để phát triển cơ sở hạ tầng công
nghệ thông tin cũng là rào cản lớn đối với các doanh nghiệp logistics. Với 90% số
doanh nghiệp có vốn dưới 10 tỷ đồng, 5% có vốn từ 10 - 20 tỷ đồng thì khả năng
ứng dụng các giải pháp công nghệ đắt đỏ là rất khó khăn.

Đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn: để áp dụng công nghệ hiệu quả
đòi hỏi đội ngũ nhân viên phải có đủ năng lực, sẵn sàng cập nhật kiến thức thường
xuyên, thích ứng nhanh chóng với sự phát triển của khoa học công nghệ, linh hoạt
trong việc sử dụng những công nghệ mới vào các hoạt động kho hàng.

Phụ thuộc vào hệ thống mạng và nguồn điện: mọi hoạt động nhà kho gần
như sẽ phụ thuộc vào nguồn điện và internet, vì vậy việc kiểm soát thông tin và dữ
liệu trở thành thách thức to lớn của các doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp cần
phải đầu tư về nguồn điện và hệ thống mạng ổn định và có tính tin cậy cao. Cần
đưa ra những biện pháp bảo mật an toàn thông tin,... tránh tạo cơ hội cho những
xâm nhập có mục đích xấu.

3.2.3. Tổ chức sắp xếp kho hàng hợp lý


Tính hiệu quả khi thực hiện:

Cải thiện không gian lưu trữ. Bằng cách sắp xếp các mặt hàng một cách hiệu
quả, doanh nghiệp có thể lưu trữ nhiều hàng hóa hơn trong cùng một khu vực,
giảm nhu cầu về không gian lưu trữ bổ sung và có khả năng tiết kiệm chi phí thuê
kho.

Tăng năng suất, giảm bớt chi phí: kho hàng được tổ chức tốt tạo điều kiện
cho các hoạt động trong kho hàng nhanh chóng, hiệu quả và chính xác hơn. Giảm
bớt thời gian, giảm các chi phí liên quan đến lao động, tăng năng suất tổng thể.

Dịch vụ khách hàng tốt hơn: Xử lý đơn hàng kịp thời, theo dõi hàng tồn kho
chính xác và thời gian giao hàng nhanh hơn sẽ nâng cao trải nghiệm tổng thể của
khách hàng, mang lại sự hài lòng của khách hàng cao hơn.

Khó khăn khi thực hiện phương pháp:

Độ phức tạp về công nghệ: Kho hiện đại thường sử dụng các hệ thống quản
lý hàng tồn kho phức tạp, tự động hóa và giải pháp công nghệ để tối ưu hóa hoạt
động. Việc tích hợp và phối hợp các công nghệ này với chiến lược tổ chức và bố trí
kho hàng đòi hỏi kiến thức và chuyên môn chuyên sâu.

Đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp: Tổ chức kho phù hợp dựa vào đội
ngũ nhân viên được đào tạo bài bản và có động lực, hiểu và tuân theo các quy trình
đã thiết lập..

3.2.4. Đào tạo nâng cao nhân lực cho đội ngũ nhân viên

Tính hiệu quả khi thực hiện:

Năng suất cao hơn: đội ngũ nhân viên biết cách sử dụng thiết bị hiệu quả, có
những kỹ năng, kiến thức hoàn thành mục tiêu doanh nghiệp đưa ra. Điều này dẫn
đến thông lượng cao hơn và hiệu suất tổng thể tốt hơn trong kho.

An toàn nâng cao: Môi trường kho hàng có thể nguy hiểm, với thiết bị nặng
và vật liệu nguy hiểm. Đào tạo về các quy trình và quy trình an toàn có thể làm
giảm đáng kể nguy cơ tai nạn và thương tích của nhân viên kho.

Khó khăn khi thực hiện phương pháp:

Hạn chế về thời gian và chi phí: Việc thực hiện các buổi đào tạo đòi hỏi phải
có thời gian ngoài các hoạt động công việc thường xuyên, điều này có thể ảnh
hưởng đến năng suất. Doanh nghiệp phải chịu chi phí về các buổi đào tạo: tài liệu,
giảng viên, cơ sở vật chất,... Điều này có thể gây căng thẳng cho các doanh nghiệp
vừa và nhỏ với nguồn nhân lực hạn chế.

Theo kịp những tiến bộ công nghệ: Ngành hậu cần và kho bãi đang phát
triển nhanh chóng, với những tiến bộ trong tự động hóa, robot và công nghệ kỹ
thuật số. Việc đảm bảo rằng các chương trình đào tạo theo kịp sự phát triển này và
trang bị cho nhân viên những kỹ năng cần thiết có thể là một thách thức liên tục.

Duy trì hiệu quả đào tạo: doanh nghiệp cần phải lên kế hoạch theo dõi và
đánh giá năng lực và kiến thức của nhân viên để có thể đảm bảo hiệu quả và đáp
ứng được yêu cầu của công việc.

3.2.5. Lợi ích các bên liên quan

Đối với doanh nghiệp

You might also like